Đánh giá năng lực công nghệ công ty cổ phần sữa TH

TH là một doanh nghiệp còn non trẻ so với các doanh nghiệp sữa khác, đặc biệt là Vinamilk, nên có điều kiện để sử dụng những công nghệ mới, tiên tiến của thế giới. Để cho công nghệ của mình không lạc hậu, và phù hợp hơn với quy mô sản xuất cũng như lời tuyên bố “Không có đối thủ”, thì TH không chỉ dựa vào những công nghệ sẵn có, mà còn phải đổi mới công nghệ cho phù hợp. Dù TH đã có những bước nhảy ngoạn mục về thị phần, nhưng không ai chắc chắn được rằng tốc độ tăng trưởng đó sẽ được giữ vững, nên TH càng phải cẩn thận hơn trong từng bước đi của mình. Trong tương lai, TH nên đẩy nhanh tiến độ học tập vận hành công nghệ của công nhân Việt Nam, để không bị phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, cũng như giảm thiểu chi phí trả cho các chuyên gia. TH còn phải thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ của thế giới, cũng như công nghệ của các đối thủ cạnh tranh, để từ đó đưa ra các chiến lược về công nghệ đúng đắn và kịp thời.

docx26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá năng lực công nghệ công ty cổ phần sữa TH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Khoa Quản trị Kinh doanh ------------ ˜&™ ------------ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH Giảng Viên Hướng Dẫn: Th.S Phan Tú Anh Hà Nội 09-2013 Mục lục Tổng quát về công ti thực phẩm sữa TH Sự ra đời Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH được thành lập ngày 24/2/2009, là công ty đầu tiên của Tập đoàn TH với dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ chế biến sữa hiện đại, và hệ thống phân phối bài bản. Tập đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thực phẩm. Các dòng sản phẩm của Công ti Cổ phần Thực phẩm sữa TH là sữa tươi và gần đây mới ra mắt thị trường dòng sản phẩm sữa chua TH True YOGURT. Bản thân mỗi danh mục sản phẩm cũng có các sản phẩm rất đa dạng. Như dòng sữa tươi có sữa tươi có đường; sữa tươi không đường, sữa tươi ít đường, sữa tươi vị dâu, socola, sữa tươi bổ sung các chất dinh dưỡng như collagen, phytosteron, canxi với các nhiều loại thể tích như 110ml, 180ml và 1 lít. Dòng sữa chua thì có sữa chua ăn có đường, sữa chua nha đam, sữa chua uống. Ngoài ra, công ti còn có các sản phẩm sắp ra mắt như sữa chua uống lên men sống, bơ, phô mai, kem với nhiều thể tích khác nhau. Công nghệ mà Công ti Cổ phần sữa TH áp dụng vào sản xuất Để có được sữa tươi sạch, TH đã mua toàn bộ bí quyết công nghệ cùng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel và quy trình chế biến sữa hàng đầu trên thế giới. Để đảm bảo sự tuân thủ đúng quy trình, TH đã thuê cả nông dân và chuyên gia của Israel vận hành máy móc và hướng dẫn, đào tạo người Việt Nam. Quản lý đàn: TH áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đàn AfiFarm của Afikim (Israel). Bò được đeo thẻ chip (Afitag) ở chân để giám sát chặt chẽ về sức khỏe, sự thoải mái và sản lượng sữa. Tất cả các thông tin được phân tích và được quản lý trang trại dùng để đưa ra các quyết định quản lý toàn bộ chu trình chăn nuôi tại trang trại, phân loại nhóm bò, luân chuyển đàn, phát hiện động dục sớm với tỉ lệ chính xác trên 97%, quản lý sinh sản và phát hiện sớm bệnh viêm vú. Bò được gắn chip điện tử (AfiTag) ở chân là một thiết bị điện tử nhiều tính năng trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến sức khỏe và tình trạng từng cá thể bò nhưng nổi trội nhất khả năng cho dữ liệu phát hiện bệnh viêm vú sớm ngay từ khi chỉ có biểu hiện lâm sàng. Toàn bộ dữ liệu từ máy tính trên giàn vắt sẽ được chuyển đồng thời cùng lúc về máy tính chủ tại trung tâm. Biểu đồ với những thông số về tình trạng sức khỏe, sản lượng cho sữa của cá thể bò đều lập tức có kết quả rõ ràng và đầy đủ nhất trên máy tính tại trung tâm để chuyên gia kịp thời đưa ra phác đồ nghiên cứu kết hợp với trung tâm thú y điều trị cho cá thể bò đó. Có thể nói, sữa sạch được đảm bảo kiểm soát an toàn ở mức cao nhất. Chăm sóc thú y, phòng bệnh và điều trị: Đàn bò sữa TH được các chuyên gia thú y New Zeland (công ty Totally Vets) trực tiếp chẩn đoán, nghiên cứu, phòng và trị bệnh cho bò, đồng thời hướng dẫn, tập huấn chuyển giao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thú y người Việt Nam. Hệ thống vắt sữa: trung tâm vắt sữa được vận hành tự động và được quản lý vi tính hóa của Afimilk (Israel). Hệ thống này cho phép kiểm tra chất lượng sữa tự động, phân loại sữa không đảm bảo chất lượng và ngay lập tức nguồn sữa này được loại thải. Sữa bò được chuyển theo hệ thống ống lạnh tự động, rồi chảy qua bồn trung gian và bộ phận lọc đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sữa sẽ qua hệ thống chiller làm lạnh xuống dưới 4 oC sau đó chuyển qua xe bồn lạnh tới nhà máy chế biến, độ lạnh luôn duy trì ở mức 2-4oC, đảm bảo sữa tươi được bảo quản trong môi trường tốt nhất và hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi rút có hại trong không khí. Nhà máy chế biến: Sữa tươi sạch TH true MILK được chế biến, đóng gói tại nhà máy sữa Việt Mỹ đặt tại Hưng Yên. TH đầu tư nhập khẩu mới toàn bộ máy móc công nghệ chế biến sữa tiệt trùng hàng đầu Châu Âu của Tetra Pak, đồng thời sàng lọc tuyển dụng nguồn nhân lực mới chuyên nghiệp có trình độ cao để vận hành. Tháng 11/2012 TH đưa vào vận hành nhà máy sản xuất sữa hiện đại của chính công ty ngay tại Nghĩa Đàn, Nghệ An với công suất 600 tấn sữa/ngày, hệ thống nhà máy này sẽ được xây dựng hoàn thiện vào năm 2017 với công suất 500 triệu lít/năm, hiện đại nhất Đông Nam Á. Quy trình sản xuất sữa Gồm 5 bước: Bước 1: Vắt sừa bò bằng hệ thống vắt sữa tự động có sự tham gia của máy tính hóa. Bước 2: Sữa bò được chuyển theo hệ thống ống lạnh tự động được điều khiển bằng máy tính, rồi chảy qua bồn trung gian và bộ phận lọc đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sữa sẽ qua hệ thống chiller làm lạnh xuống dưới 4 oC sau đó chuyển qua xe bồn lạnh tới nhà máy chế biến, độ lạnh luôn duy trì ở mức 2-4oC, đảm bảo sữa tươi được bảo quản trong môi trường tốt nhất và hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi rút có hại trong không khí. Bước 3: Vận chuyển tới khu sản xuất ở Hưng Yên bằng xe lạnh chuyên dụng. Bước 4: Chế biến sữa và đóng gói bằng hệ thống tự động hóa bằng máy tính. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ mà công ti đang sử dụng. Ưu điểm. Công nghệ mà công ti đang sử dụng là công nghệ tiên tiến, mang lại năng suất cao, và đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng cao. Với công nghệ hiện đại, các dòng sản phẩm của công ti (mà đại diện là sữa tươi TH True Milk) sẽ được tiệt trùng ngay từ khâu nuôi bò, lấy sữa. Vì công nghệ đó cho phép phát hiện các mầm bệnh trong bản thân các con bò để có thể kịp đưa ra các biện pháp xử lí kịp thời, đến các khâu chuyển sữa được vắt vào hệ thống lạnh tự động cũng được đảm bảo không có sự xâm hại của vi khuẩn từ bên ngoài. Ngoài ra, để hỗ trợ cho công nghệ được vận hành tốt, TH còn mời các chuyên gia có trình độ về làm việc, đào tạo cho nhân viên có những hiểu biết cần thiết. Sau này, khi các chuyên gia về nước thì những nhan viên nước mình vẫn có thể đảm nhận được công nghệ khi đã qua đào tạo. Nhược điểm Công nghệ mà TH đang sử dụng là công nghệ tiên tiến, nên chi phí bỏ ra rất lớn (dự án đầu tư khoảng 1,2 tỉ USD), đẩy giá thành lên cao, trong khi nền kinh tế đang khó khăn nên ngày càng xuất hiện nhiều người sử dụng quan tâm hơn về giá cả. Mặt khác, vì công nghệ hiện đại nên bản thân những nhân công Việt Nam chưa thể tiếp thu và vân hành ngay được, nên TH phải thuê chuyên gia nước ngoài về làm việc. Điều này làm cho TH phải mất thêm một khoản phí, và có thể dẫn thêm sự phụ thuộc vào công nghệ. Ví dụ như các chuyên gia nước ngoài muốn về nước, trong khi công việc đào tạo cho nhân viên Việt Nam sử dụng công nghệ còn chưa xong. Có công nghệ tiên tiến sẽ là một thế mạnh của công ti, nhưng nếu không biết cách vận hành nó thì công nghệ đó cũng chỉ là những cổ máy bình thường và còn lãng phí tiền của. Đánh giá định tính năng lực công nghệ của Công ti Cổ phần sữa TH Khái niệm đánh giá năng lực công nghệ. Theo Lall, là một chuyên gia nghiên cứu về công nghệ, ông đã đưa ra khái niệm về năng lực công nghệ như sau: “Năng lực quốc gia, ngành hay cơ sở là khả năng của một nước/ngành/cơ sở triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi công nghệ”. Qua các công trình nghiên cứu khác nhau, chúng ta rút ra một điều, năng lực công nghệ là kết quả phức hợp của nhiều tác động tương tác. Nhưng cần làm rõ và đánh giá được hai yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ. Năng lực đồng hoá công nghệ nhập khẩu Khả năng năng lực đồng hoá công nghệ là nắm vững và thích nghi công nghệ nhập, và phải theo 4 thành phần công nghệ. Ví dụ: Không thể làm chủ công nghệ nếu chỉ thụ động nhập phần kỹ thuật. Muốn đạt được điều này phải biết thích nghi và nâng cấp phần kỹ thuật với nỗ lực của bản thân. Mặc dù phần kỹ thuật có thể mua được trên thị trường quốc tế, song khó mua được các loại hiện đại phù hợp và sao chép lại ở trong nước. Phần con người cũng có thể nhập khẩu tạm thời, song kết quả có được năng lực công nghệ hay không còn phụ thuộc vào khả năng lĩnh hội ở trong nước. Phần thông tin mà các nhà nhập khẩu có được không vượt quá những hướng dẫn thao tác đơn giản, hướng dẫn các hoạt động đơn giản. Những thông tin có giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao không được bán hay chia sẻ với người nhập khẩu. Phần tổ chức không dễ dàng dập khuôn như ở nước ngoài mà phải sửa đổi, điều chỉnh đáng kể để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước. Các ví dụ vừa nêu cho thấy nếu nhập khẩu công nghệ mà không đồng hoá được thì không thể nâng cao năng lực công nghệ Năng lực phát triển công nghệ nội sinh Đây là khả năng tổng hợp trong nước để có thể thích nghi, cải tiến và sáng tạo công nghệ. Điều này có nghĩa là có khả năng: Triển khai công nghệ đã biết ở một địa điểm nào đó Cải tiến các công nghệ đã áp dụng Sáng tạo công nghệ hoàn toàn mới. Mục đích của đánh giá năng lực công nghệ Mục đính chung Giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển công nghệ và chính sách công nghệ Bằng các phương pháp luận và phương pháp tính toán hợp lý có thể xác định được mặt mạnh, mặt yếu của cơ sở/ ngành/quốc gia so với các quốc gia khác trong khu vực và so với các nước khác trên thế giới từ đó trong kế hoạch phát triển có biện pháp và đối sách cho phù hợp. Xác định được trạng thái công nghệ của cơ sở, chủ yếu về trình độ công nghệ và năng lực nội sinh để hoạt động. Trong thực tế, đánh giá năng lực công nghệ ở cấp cơ sở được coi là quan trọng nhất, vì vậy xác định năng lực công nghệ cơ sở là chủ yếu. Từ năng lực công nghệ cơ sở tập hợp lại ta có năng lực công nghệ của ngành hay của quốc gia. Mục đính đánh giá năng lực công công nghệ của công ti cổ phần sữa TH Công ti Cổ phần sữa TH ra đời từ năm 2009, nhưng bắt đầu từ năm 2010 mới có các sản phẩm sữa đầu tiên của mình; vậy nên công ti nói chung và dòng sản phẩm sữa TH True Milk nói riêng còn khá non trẻ so với thị trường sữa Việt Nam (Ví dụ như Vinamilk được thành lập năm 1976). TH Milk là doanh nghiệp ra đời sau, nên bên cạnh các bất lợi vì thâm nhập vào một thị trường đã được xác lập thường có một kẻ dẫn đầu và các đối thủ khác, sớm hình thành thói quen tiêu dùng cho người dân, yêu cầu về vốn cao… thì nó cũng có những điểm thuận lợi là có được những kinh nghiệm từ những người đi trước, đầu tư được vào những công nghệ tiên tiến nhất, giúp tăng năng lực sản xuất. Vào thời điểm ra đời (2009), TH có thể chọn cho mình những công nghệ tiên tiến nhất vào lúc đó, và đặc biệt là phải phù hợp với quy mô, nguồn lực và các đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội. Để làm được điều đó, TH cần phải sáng suốt và nghiên cứu kĩ về tình hình sử dụng công nghệ trên thế giới, công nghệ trong nước và công nghệ của ngành; và của các đối thủ cạnh tranh. Từ việc đánh giá năng lực công nghệ, có thể giúp công ti: Xây dựng hệ thống bảo dưỡng, khắc phục sự cố công nghệ để đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được thực hiện liên tục. Xây dựng đội ngũ có năng lực và trình độ kĩ thuật chuyên phụ trách đảm bảo mảng kĩ thuật để có thể vận hành công nghệ một cách hiệu quả và suôn sẻ, cũng như là đảm bảo được khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Chọn lựa công nghệ với giá cả phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Vì năng lực công nghệ còn liên quan đến khả năng đàm phán giá cả. Ví dụ như khi công ti TH muốn nhập khẩu một công nghệ từ nước ngoài, thì công ti phải đánh giá được năng lực đàm phán của công ti mình như thế nào từ nguồn vốn của công ti mà có lựa chọn công nghệ nhập đó hay không. Xem xét xem công ti có thể thích nghi được với các công nghệ hiện đại đó không. Vì TH muốn lựa chọn các công nghệ tiên tiến, nhưng công nghệ đó chưa chắc đã phát huy hết tác dụng khi sử dụng ở công ti. Hoạch định chiến lược công nghệ sao cho phù hợp với mục tiêu chung đã để ra của công ti. Ví dụ như TH đặt ra lời phát ngôn là “không có đối thủ”, thì bản thân công nghệ mà công ti lựa chọn cũng phải phù hợp để có thể đưa TH trở thành công ti dẫn đầu thị trường, có thể về chất lượng và số lượng sản phẩm bán ra. Công nghệ đó phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm và công suất lớn. Đánh giá năng lực công nghệ của công ti Cổ phần sữa TH Đánh giá năng lực vận hành Năng lực sử dụng và kiểm tra kĩ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ: Như đã nói ở trên, TH đã mua toàn bộ bí quyết công nghệ cùng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel và quy trình chế biến sữa hàng đầu trên thế giới. Để đảm bảo sự tuân thủ đúng quy trình, TH đã thuê cả nông dân và chuyên gia của Israel vận hành máy móc và hướng dẫn, đào tạo người Việt Nam. Vì vậy, không những TH đã nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài, mà còn có cả đội ngũ kĩ thuật có thể sử dụng thành thạo công đó, để đảm bảo từ khi nhập về, lắp thử và vận hành, tiến độ công việc không bị chậm và còn có thể được tiến hành một cách suôn sẻ. Có thể khi máy móc được mua về, công nhân Việt Nam chưa thể sử dụng nó, nhưng để cho công việc được tiến hành như kế hoạch đã đặt ra, các chuyên gia nước ngoài sẽ vận hành nó, đồng thời huấn luyện những người công nhân Việt Nam sử dụng công nghệ để đảm bảo rằng khi họ về nước, công ti vẫn có thể vận hành được công nghệ. Từ khi những sản phẩm sữa tươi đầu tiên được sản xuất ra (năm 2010), thì quy trình sản xuất vẫn đảm bảo được tính liên tục, không bị gián đoạn bởi công nghệ. Điều đó cho thấy năng lực vận hành của công ti là tốt. Năng lực quản lí sản xuất: Chủ tịch Tập đoàn Group là bà Thái Hương – Đồng thời cũng là Giám đốc ngân hàng TMCP Bắc Á đã có kinh nghiệm quản lí lâu năm; vì vậy, bà Hương nói riêng và những người lãnh đạo nói chung đã có những kinh nghiệm nhất định về con đường quản lí. Công ti đưa ra mục tiêu phấn đấu dài hạn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường; các sản phẩm sữa của công ti là các sản phẩm chất lượng, đặc biệt là sạch. Qua từng năm phấn đấu, TH đã có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Sản phẩm sữa “sạch” của TH đã được đông đảo người dân đón nhận và chưa có lời phàn nàn về sữa. Điều đó cho thấy đường lối chiến lược của công ti đang đi là đúng đắn. Và tất nhiên, để có được các sản phẩm sữa sạch và đảm bảo chất lượng thì không thể không kể đến hệ thống máy móc thiết bị hiện đại mà công ti đang sử dụng. Sữa sạch từ nguyên liệu sữa thô đến sữa sau khi đã qua chế biến. Ngoài ra, để có thể có được lượng sữa như kế hoạch đã định thì phải vạch ra những đầu vào cần thiết như số bò cần có, diện tích chăn nuôi… Sữa được chuyển bằng xe chuyên dụng từ Nghệ An ra Hưng Yên để sản xuất, nên thông tin cần chuẩn xác về lượng sữa được chuyển đi, để biết được số xe cần dùng, công suất cần có của máy móc sản xuất. Về điểm này, năng lực quản lí sản xuất của công ti là tốt, song bên cạnh đó còn có một hạn chế là khu cung cấp nguyên liệu đầu vào lại không ở gần khu sản xuất, nên phải thêm khâu vận chuyển. Trên đường đi, có thể có các rủi ro xảy ra như tai nạn, thời tiết xấu nên lượng sữa thô có thể đến nơi chậm hơn dự kiến, hao hụt, và làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không theo dự kiến ban đầu đã định sẵn. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược ngắn hạn của công ti. Năng lực bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ, ngăn ngừa sự cố và khắc phục sự cố xảy ra: TH mua công nghệ hiện đại, đắt tiền thì ắt cũng phải có những bước dự phòng, để đảm bảo cho công nghệ luôn được vận hành tốt, tránh lãng phí, và quan trọng nhất là quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Các chuyên gia nước ngoài sẽ là người đảm nhận yêu cầu nói trên, và tất nhiên là nhân viên ngươi Việt cũng học tập để nâng cao tiếp thức và không quá bị phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài Năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yếu tố sản xuất kinh doanh: Trên thế giới, có rất nhiều nước sản xuất ra công nghệ mà TH có thể lựa chọn. Tuy nhiên, cứ không phải nước lớn, công nghệ tiên tiến bậc nhất thì mới thích hợp nhất cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì công nghệ đó còn phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp; nguồn lực về vốn, con người. TH được sự tài trợ tài chính của ngân hàng Bắc Á, nên có thể chọn được công nghệ tiên tiến với giá cao (Tuy nhiên, giá cao không phải là lãng phí, muốn chọn cái nào thì chọn mà còn phải thông qua đàm phán, xem xét đường lối chiến lược của công ti như thế nào). Sản phẩm mà công ti muốn mang đến cho người tiêu dùng là “sữa sạch”, nên cần công nghệ để đáp ứng được điều đấy. Trước khi đưa ra quyết định là lựa chọn công nghệ nào, của nước nào… thì công ti phải liệt kê ra tất cả các công nghệ mà họ biết, và cảm thấy là phù hợp. Sau đó, đưa ra các trọng số như về giá, mẫu mã, các thông số kĩ thuật, độ khó trong việc vận hành…, sau đó so sánh với nguồn lựa, với mục tiêu của doanh nghiệp để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất. Tất nhiên, việc lựa chọn không chỉ do lãnh đạo công ti tiến hành, mà họ còn phải hỏi ý kiến chuyên gia, những người có sự hiểu biết nhất định về công nghệ để có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng TH lựa chọn công nghệ chăn nuôi bò sữa của Israel mà không phải là chọn công nghệ ở các nước phát triển vượt bậc như Mĩ, Nhật? Bởi chăn nuôi bò sữa là một trong những ngành trụ cột của nền nông nghiệp Israel, cung cấp hầu hết các nhu cầu về sữa và các sản phẩm sữa trong nước. Israel nổi tiếng với giống bò Holstein chống chịu được bệnh tật và có khả năng thích nghi với khí hậu Địa Trung Hải. Israel cũng là nơi xuất khẩu các nguyên liệu gen chất lượng cao khắp thế giới. Ngày càng nhiều chuyên gia chăn nuôi bò sữa VN quan tâm đến kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel và đánh giá phương pháp chăn nuôi tiên tiến này có khả năng áp dụng ở Việt Nam; đặc biệt là các phương pháp chăm sóc bò trong điều kiện nhiệt độ cao, chế biến thức ăn cho bò và nhập tinh bò chất lượng cao của Israel vào Việt Nam. Bởi vậy, lựa chọn công nghệ từ Isarel, và còn mời cả chuyên gia, nông dân Isarel về làm việc là hợp lí. Một công nghệ được bao bọc bởi vẻ ngoài hoành tráng, xuất xứ từ một nước lớn mạnh chưa chắc đã phù hợp vào điều kiện của doanh nghiệp. TH đã không bị cái bề ngoài hào nhoáng ấy làm mờ đi sự lựa chọn công tâm, cảm tính. Ngoài ra, TH còn chọn công nghệ hàng đầu ở Châu Âu để áp dụng vào sản xuất để có thể có những sản phẩm sữa chất lượng và thơm ngon nhất. Với những gì mà TH đã, đang làm, chúng ta thấy được sự lựa chọn đó là đúng đắn. Hay nói tóm lại, năng lực tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công nghệ của công ti là rất tốt. Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất: Bên cạnh việc mua lại bí quyết công nghệ từ Israel, thì TH còn được Isral đầu tư 100 triệu USD vào dự án bò sữa TH True Milk. Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao: Dù mới gia nhập ngành không lâu, không có nhiều lợi thế về học hỏi, kinh nghiệm nhưng TH True milk cũng cố găng khắc phục những nhược điểm này bằng cách thuê chuyên gia hưởng dẫn, tuyển quản lý, những nhân viên nhiều kinh nghiệm trong ngành sữa,…. Điển hình như bên cạnh đặt mua quy trình của Israel, để đảm bảo sự tuân thủ đúng quy trình, TH True Milk đã thuê cả nông dân và chuyên gia của Israel vận hành máy móc và hướng dẫn, đào tạo người Việt Nam. Từ trước đến nay, công nghệ của nhà máy vẫn luôn được vận hành suôn sẻ, vậy có thể thấy được công ti có năng lực tiếp thu công nghệ tốt. Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ Năng lực chủ trì dự án cho tiếp thu công nghệ: Việc tiếp thu công nghệ sẽ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ năng lực của người chủ trì dự án, người có vai trò lớn nhất và chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự thành công của quá trình tiếp nhận công nghệ. Để cho quá trình chuyển giao lắp đặt công nghệ được thành công người chủ trì dự án phải xây dựng kế hoạch, am hiểu tổng thể về công nghệ, dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm và cả những sự cố có thể xảy ra. Chính vì thế việc tiếp thu công nghệ với một dây chuyền lớn như thế, mà lại đối với nước ta đòi hỏi phải có người đủ năng lực, có kinh nghiệm. Với TH TrueMilk, họ đã rất thành công trong việc tiếp thu công nghệ tiên tiến đó. Chủ tịch Thái Hương và nguyên tổng giám đốc Trần Bảo Minh(từng là phó tổng giám đốc vinamilk), bộ đôi này đã giúp cho TH TrueMilk có được sự thành công rực rỡ như ngày hôm nay, với kinh nghiệm có được từ khi làm ở vinamilk, Trần Bảo Minh được ví như thầy phù thủy trong lĩnh vực sữa Việt Nam. Còn với bà Thái Hương, với sự sắc sảo, thông minh, linh hoạt, cùng kinh nghiệm thương trường đã giúp bà giúp cho quá trình đàm phán mua công nghệ nước ngoài làm nhiều người trong giới kinh doanh phải ngưỡng mộ. Bà nổi tiếng với hai lần thắng đối tác nước ngoài, trong đó có lần chiến thắng trong việc kí hợp đồng mua bò sữa với NewZealand. Vì vậy, có thể khẳng định được là năng lực chủ trì dự án cho tiếp thu công nghệ của TH là tốt. Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ: Người chủ trì phải biết nghiên cứu đánh giá xem xét tình hình thực tế về vấn để nhân lực để có thể phân bố nguồn lực tốt nhất, hợp lí nhất cho quá trinh tiếp thu công nghệ. Phân công giao nhiệm vụ tới từng bộ phận thành viên cấp dưới, nắm bắt được ưu điểm, nhược điểm của từng thành viên. Đây là quá trình quyết định tới sự thành công của việc tiếp thu công nghệ, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của quá trình phân công do người chủ trì dự án, sẽ giúp cho quá trình tiếp thu công nghệ đi đúng theo quỹ đạo của nó. Việc triển khai nguồn nhân lực thực hiện ở từng bộ phận và có thể có nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ có quy mô thực hiện khác nhau. Để đảm bảo quá trình tiếp thu công nghệ có hiệu quả, TH TrueMilk đã thực hiện đúng quy trình công nghệ, họ thuê cả nông dân và chuyên gia của Israel sang vận hành máy móc và hướng dẫn ở Viêt Nam. Việc triển khai nguồn nhân lực của công ty còn được thể hiện ở việc khi bắt tay vào làm,chỉ sau 18 tháng triển khai những dòng sữa đầu tiên của TH True Milk ra đời,trong khi đó 52 quốc gia khác cũng với mô hình tương tự cũng phải mất đến ít nhất 5 năm. điều làm cho ngay cả các nhà tư vấn Israel cũng phải bất ngờ. Có thể là có công nghệ, có thể là đã có những người giỏi, nhưng nếu phân công công việc chồng chéo, bất hợp lí thì cũng không thể sử dụng công nghệ một cách tối ưu nhất. Vì ngoài bản thân đặc tính kĩ thuật của công nghệ đó, còn phải kể đến các yếu tố như con người, tổ chức, thông tin. Khi bốn yếu đó đã kể không phối hợp ăn ý với nhau, thì hiệu quả sử dụng công nghệ sẽ bị giảm hẳn. Dường như TH hiểu rõ tầm quan trọng của bốn yếu tố, nên họ ngoài việc tự tin về yếu tố kĩ thuật, còn chú trọng vào yếu tố con người, tổ chức, thông tin thể hiện qua việc triển khai nguồn nhân lực hợp lí để tận dụng được tối đa sự tuyệt vời mà công nghệ mang lại. Năng lực tìm kiếm huy động vốn cho đầu tư: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang lâm vào khủng khoảng, nền kinh tế nước ta chưa có nhiều điểm sáng, việc tìm kiếm huy động nguồn vốn đối với bất kì doanh nghiệp nào cũng là vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhiều thách thức nhất. Chính vì thế, doanh nghiệp muốn huy động tốt nguồn vốn để đầu tư cho máy móc, trang thiết bị công nghệ thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi riêng,vận dụng tất cả những thế mạnh của mình,tạo ra lòng tin với mỗi nhà đầu tư. Vốn luôn là yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động của doanh nghiệp và duy trì tồn vong của doanh nghiệp. Ngoài thế mạnh của TH là bà Thái Hương là Giám đốc Ngân hàng CPTM Bắc Á, được sự hậu thuẫn về vốn của ngân hàng, thì một thế mạnh khác nữa của TH cũng đến từ bà Thái Hương: Sự xuất sắc trong đàm phán. Là một người phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng lâu năm, bà Thái Hương mang trong mình những kinh nghiệm nhất định về kinh doanh. Bà luôn nắm bắt tốt những cơ hội có thể có bằng cách nắm bắt thông tin thị trường nhanh nhẹn, biết chọn lựa những nhà đầu tư phù hợp và có thể đàm phán. Vì vậy phải dành từ “xuất sắc” thay vì “giỏi” trong năng lực tìm kiếm, huy động vốn cho đầu tư của TH. Một ví dụ điển hình như đã nêu, đó là TH được đầu tư 100 triệu USD từ Isaren. Đó là một số tiền vô cùng lớn, và chắc chắn là không dễ dàng gì nhận được từ người khác nếu như công ti không có năng lực kinh doanh, không có lòng tin từ nhà đầu tư. Năng lực đảm bảo đầu vào cần thiết cho sản phẩm: Để tạo ra một ly sữa tươi sạch, tinh túy thiên nhiên thì đòi hỏi nhiều yếu tố, nhiều công đoạn, trong đó quan trọng  nhất là nguyên liệu đầu vào. Nếu công nghệ chế biến là ngọn, thì nguyên liệu đầu vào chính là gốc, rễ, có “sâu rễ, bền gốc” thì mới vững mạnh. Đàn bò của TH được nhập khẩu từ những nước chăn nuôi bò sữa nổi tiếng thế giới như New Zealand, Úc… có phả hệ rõ ràng, đảm bảo cho ra loại sữa tốt nhất. Đàn bò được phân loại theo từng nhóm khác nhau và mỗi nhóm được cho ăn theo công thức khác nhau bao gồm thức ăn ủ chua, cỏ giàu protein, rơm hoặc cỏ khô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung như muối khoáng, chất đệm. TH áp dụng phần mềm hiện đại của Afimilk để phối trộn thức ăn theo chế độ dinh dưỡng của từng nhóm bò. Nước uống cho bò do hệ thống xử lý, lọc nước của Amiad, một công nghệ lọc nước hiện đại đảm bảo nước có tiêu chuẩn sạch và tinh khiết. Như vậy, đầu vào đã được đảm bảo về chất lượng, góp một phần không nhỏ vào chất lượng của thành phẩm sau này. Đối với thị trường sữa ở Việt Nam thì nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài vốn chiếm khoảng hơn 70% nguyên liệu đầu vào cho ngành sữa (theo báo cáo của Habubank 2010). Đối với nguồn nguyên liệu trong nước, chủ yếu được cung cấp từ chăn nuôi bò sữa nuôi theo quy mô hộ gia đình mang tính nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên xu hướng hiện nay quy mô chăn nuôi bò sữa đang chuyển dần sang mô hình trang trại khi mà các doanh nghiệp sữa bắt đầu hội nhập dọc về phía sau. Tiêu biểu đó là sự xuât hiện của TH True Milk với nguồn cung cấp sữa chủ yếu đến từ dự án đầu tư trị giá 1.2 tỷ USD vào hệ thống chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Nghệ An theo quy trình khép kín, nuôi theo mô hình trang trại với số lượng đàn bò vào khỏang 22000 con , với công nghệ chăn nuôi hiện đại, nguồn thức ăn được xử lý. Như đã phân tích ở trên, nguồn cung sữa chủ yếu cho ngành sữa ở Việt Nam còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung từ nước ngoài như New Zealand, Hoa kỳ, Hà Lan… và ta không phải là một khách hàng chính nên khả năng thương lượng hầu như thấp. Tuy nhiên TH True Milk với đặc điểm là sản xuất hoàn toàn dựa vào nguồn nguyên liệu sữa được cung cấp từ chính trang trại của họ (hội nhập dọc) nên sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng nguồn nguyên liệu sữa khác là hầu như không có. Tuy vậy có điểm mà TH True Milk cần lưu ý đó là với việc lựa chọn phân khúc thị trường là sữa tươi sạch, thì các yếu tố đầu vào như bò sữa và thức ăn cho bò cùng với công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, nó quyết định toàn bộ giá trị của sản phẩm. Bước đầu khi tiến hành dự án, TH True Milk hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, nguyên nhân là với một nước không có truyền thống nuôi bò sữa truyền thống như Việt Nam thì các nhà cung cấp đầu vào cho ngành sữa đóng một vai trò rất quan trọng, cả về công nghệ lẫn giống bò, cỏ. Tại Việt Nam, phần lớn người nuôi bò sữa phải nhập khẩu cỏ từ Mỹ. Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong cỏ này lớn hơn rất nhiều so với cỏ hiện có tại Việt Nam, giúp nâng cao sản lượng sữa đáng kể, TH True Milk cũng có bước đi tương tự với nguồn thức ăn cho bò tại nông trại của doanh nghiệp hiện tại vẫn còn là nhập khẩu từ Israel và Mỹ. Giá nhập cỏ 260 USD/tấn, với chi phí như vậy, sẽ đẩy giá thành sữa lên cao, về lâu dài không phải là một biện pháp tốt, đặc biệt là đối với phân khúc ngành sữa mà TH True Milk đang lựa chọn. Do đó doanh nghiệp cần phải có những chiến lược hợp lý hoặc biện pháp thay thế bằng nguồn nguyên liệu trong nước. Cụ thể TH True Milk đã tự sản xuất thức ăn cho bò bằng công nghệ cao. Hiện tại TH True Milk đã có hệ thống trồng ngô, cao lương và cỏ với giống cỏ chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ. Theo ông Lê Khắc Cương – Phó giám đốc phụ trách nông nghiệp của trang trại cho biết vào cuối năm 2012 nguồn thức ăn chủ động lên đến 95%. Vậy, số lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng tương đối ổn định và không bị phụ thuộc. Hay nói cách khác, TH đã có cái nhìn “xa” về những gì mình cần, và lường trước được những bất ổn có thể xảy ra trong tương lai. Vậy khẳng định được năng lực đảm bảo cho đầu vào cần thiết là tốt, và nó còn được thực hiện một cách khoa học, bài bản, chịu khó đầu tư lâu dài. Năng lực đổi mới công nghệ Việc bê nguyên một công nghệ nước ngoài vào trong nước để vận hành mà không có sự đổi mới, thì công nghệ đó khó có thể phát huy được hết công dụng, tính năng của nó. Vì mỗi nước sẽ có một đặc điểm khác nhau như khí hậu, con người…; và bản thân mỗi ngành của các nước cũng có sự khác biệt về quy mô. Vậy sự đổi mới công nghệ là thực sự cần thiết. TH nhập khẩu công nghệ hiện đại về sử dụng, và thuê cả chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn. Một điều mà TH làm cho cả các chuyên gia nước sở tại ngạc nhiên đó là chỉ sau 18 tháng, họ đã có sản phẩm sữa đầu tiên. Một công nghệ sẵn có không hẳn phù hợp 100% yêu cầu của công ti, nhưng TH lại có bước đột phá về sử dụng công nghệ, vì họ đã biết cách biến đổi về sản phẩm sao cho phù hợp bằng những cách khác nhau. Đánh giá định lượng năng lực công nghệ của công ti cổ phần sữa TH Cơ sở lí thuyết Cơ sở của phương pháp này là tập hợp các kiến thức để nghiên cứu, phân tích, tính toán và xác định giá trị tạo được do đóng góp của công nghệ khi thực hoạt động một công nghệ cụ thể ở một cơ sở cụ thể. Căn cứ vào giá trị tạo được do công nghệ, ta có thể kết luận năng lực công nghệ cơ sở đó cao hay thấp. Theo lý thuyết ta có công thức: TCA = l * TCC * M Hay TCA = l * TCC * VA Trong đó: TCA : Giá trị tạo được do công nghệ λ: Hệ số môi trường công nghệ quốc gia (l < 1) M : Giá trị sản lượng VA : Giá trị gia tăng TCC : Hàm hệ số đóng góp của công nghệ hay hàm hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ TCC = Tbt * Hbh * Ibi * Obo Trong đó: T : Hệ số đóng góp của phần kỹ thuật H : Hệ số đóng góp của phần con người I : Hệ số đóng góp của phần thông tin O : Hệ số đóng góp của phần tổ chức bt, bh, bi, bo - Cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương ứng Đánh giá năng lực công nghệ của công ty cổ phần sữa TH theo Atlas công nghệ Mô tả quá trình sản xuất Đã được mô tả trong phần quy trình sản xuất Lập bảng thang trị cho độ phức tạp và thủ tục cho điểm 4 thành phần công nghệ Xác định giới hạn trên và Giới hạn dưới của các thành phần Xác định giới hạn trên và Giới hạn dưới của thành phần T Mức độ phức tạp Giới hạn dưới Giới hạn trên Vắt sữa bò tại trang trại Máy tính hóa 6 8 Đông lạnh, lọc bụi trong sữa Máy tính hóa 6 8 Vận chuyển tới khu SX Chuyên dùng 4 6 Chế biến, đóng gói Máy tính hóa 6 8 Xác định giới hạn trên và Giới hạn dưới của thành phần H Mức độ phức tạp Giới hạn dưới Giới hạn trên Công nhân Sao chép 4 6 Nhân viên kĩ thuật Cải tiến 6 8 Nhà Quản trị Đổi mới 7 9 Nghiên cứu và phát triển Đổi mới 7 9 Xác định giới hạn trên và Giới hạn dưới của thành phần I Mức độ tinh vi Giới hạn dưới Giới hạn trên Thông tin trong doanh nghiệp Thông tin để mở rộng 6 8 Xác định giới hạn trên và Giới hạn dưới của thành phần O Mức độ tinh vi Giới hạn trên Giới hạn dưới Tổ chức Dẫn đầu 7 9 Trình độ hiện đại Đối tượng i của thành phần T Pi=110* Tikn Tgi là điểm tương ứng với tiêu chuẩn thứ g của đối tượng i của thành phần T n: Số công đoạn sản xuất Vắt sữa bò tại trang trại: P1= 110* 74=0.175 Đông lạnh, lọc bụi trong sữa P2= 110* 74=0.175 Vận chuyển tới khu sản xuất P3= 110* 54=0.125 Chế biến, đóng gói P4= 110* 74=0.175 Đối tượng j của thành phần H Cj=110* v=1mHvjm Hvj là điểm tương ứng với tiêu chuẩn thứ v của đối tượng j của thành phần H Công nhân bình thường C1= 110* 54=0.125 Nhân viên kĩ thuật C2= 110* 74=0.175 Nhà quản trị C3= 110* 84=0.2 Nghiên cứu và phát triển C4= 110* 84=0.2 Đối tượng k của thành phần I Ak=110* x=1bIxkb = 110* 71=0.7 Ixk là điểm tương ứng với tiêu chuẩn thứ x của đối tượng k của thành phần I Đối tượng l của thành phần O El=110* z=1pOzlp= 110* 81=0.8 Ozl là điểm tương ứng với tiêu chuẩn thứ z của đối tượng l của thành phần O Xác định đóng góp riêng các thành phần công nghệ Thành phần T Ti= 19*[Tdi+Pi*Tdi- Tti] Trong đó: Tti: Giới hạn trên Tdi: Giới hạn dưới Vắt sữa bò tại trang trại: T1= 19*[8+0.175*6-8]=0.85 Đông lạnh, lọc bụi trong sữa. T2= 19*[8+0.175*6-8]=0.85 Vận chuyển tới khu sản xuất T3= 19*[6+0.125*4-6]=0.64 Chế biến, đóng gói T4= 19*[8+0.175*6-8]=0.85 Thành phần H Hj= 19*[Hdj+Cj*Hdi- Hti] Trong đó: Htj: Giới hạn trên Hdj: Giới hạn dưới Công nhân bình thường H1= 19*[6+0.125*4-6]=0.64 Nhân viên kĩ thuật H2= 19*[8+0.125*6-8]=0.86 Nhà quản trị H3= 19*[9+0.2*7-9]=0.96 Nghiên cứu và phát triển H4= 19*[9+0.2*7-9]=0.96 Toàn bộ phần đóng góp của các thành phần T, H, I, O Thành phần T: T = ui*Tiui Ui : Là chi phí đầu tư cho đối tượng i của thành phần T Ngoài ra, T còn có thể được tính theo công thức: Thành phần T: T = Trong đó: i: Công đoạn thứ i m: Tổng số công đoạn wi: Trọng số của phần kỹ thuật ứng với công đoạn i Ở đây, ta tính T dựa vào chi phí đầu tư đối tượng i của thành phần T (Cả 2 cách tính đều cho ra một kết quả giống nhau). Giả sử công nghệ sản xuất sữa tươi TH True Milk là 1000 đơn vị, ta có bảng sau: Công nghệ cho các công đoạn Chi phí đầu tư Vắt sữa bò tại trang trại 300 Đông lạnh, lọc bụi trong sữa. 300 Vận chuyển tới khu sản xuất 100 Chế biến, đóng gói 300 Tổng: 1000 đơn vị T= 300*0.85+300*0.85+100* 0.64+300*0.851000=0.829 Thành phần H H = vj*Hjvj Trong đó, vj là số lượng người thuộc đối tượng j của thành phần H. Giả sử công ti có 1000 người Thành phần H Số người trong đơn vị Công nhân bình thường 800 Nhân viên kĩ thuật 80 Nhà quản trị 30 Nghiên cứu và phát triển 90 Tổng: 1000 nhân viên H= 800*0.64+80*0.86+30* 0.96+90*0.961000=0.696 Thành phần I: (Thông tin trong doanh nghiệp) I= 19*[Idk+A*Idk-Iik] I= 19*[8+0.7*6-8]=0.73 Thành phần O: Tổ chức O= 19*[Odl+E*Odl-Otl] O= 19*[9+0.8*7-9]=0.82 Đánh giá cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ (bt, bh, bi, bo). Theo Atlas công nghệ có thể sử dụng ma trận so sánh từng cặp. Lập ma trận so sánh từng cặp dựa vào sự sắp xếp các thành phần công nghệ theo thứ tự về tầm quan trọng (cũng như thứ tự của các β) và dựa vào thang mức độ tương đối. Sau khi chuẩn hóa (bt +bh + bI + bo = 1) sẽ xác định được các giá trị b Có thể thấy rằng việc phân tích giá trị đặc trưng của ma trận này sẽ duy trì thứ tự ưu tiên của các giá trị b đang so sánh. Nghĩa là cái này quan trọng hơn cái kia thì véc tơ thành phần riêng của nó sẽ lớn hơn. Vì vậy, trọng số cần thiết của tầm quan trọng đối với từng giá trị b sẽ có nhờ véc tơ riêng đã được chuẩn hoá. Mức độ quan trọng Định nghĩa Giải thích 1 Mức độ quan trọng tương đương Hai hoạt động có đóng góp như nhau cho mục tiêu 3 Quan trọng hơn hoạt động kia Có bằng chứng lợi hơn nhưng chưa kết luận 5 Quan trọng hơn nhiều Có bằng chứng rõ rệt và các tiêu chuẩn logic chứng tỏ quan trọng hơn. 7 Tầm quan trọng được chứng minh Có bằng chứng kết luận 9 Quan trọng hơn tuyệt đối Bằng chứng được khẳng định ở mức cao nhất có thể 2,4,6,8 Giá trị trung gian giữa hai bậc Cần sự thỏa hiệp Dưới đây ma trận đó và cách tính b T H I O Tổng dòng b T 1 32 54 32 214 214 / 100160=0.36 H 23 1 34 23 3712 3712 / 100160=0.18 I 45 43 1 45 5915 5915 / 100160=0.23 O 23 32 54 1 5312 5312 / 100160=0.23 Tổng 100160 Như vậy : bt = 0,36 ; bh = 0,18 ; bI = 0,23 ; bo = 0,23 (bt + bh + bI + bo = 1 (thỏa mãn) Hàm lượng chất xám của TH True Milk khi sản xuất sữa: TCC= TβT* HβH* IβI* OβO = 0.8290.36 * 0.6960.18 * 0.730.23 * 0.820.23 = 0.78 < 1 (Thỏa mãn) Nhận xét chung Hàm lượng chất xám mà TH True Milk đang sử dụng là 0,78, là một con số gần đến 1, có nghĩa là TH có năng lực công nghệ tốt, phù hợp với những đánh giá định tính mà nhóm đã thực hiện. Nhận xét chung TH là một doanh nghiệp còn non trẻ so với các doanh nghiệp sữa khác, đặc biệt là Vinamilk, nên có điều kiện để sử dụng những công nghệ mới, tiên tiến của thế giới. Để cho công nghệ của mình không lạc hậu, và phù hợp hơn với quy mô sản xuất cũng như lời tuyên bố “Không có đối thủ”, thì TH không chỉ dựa vào những công nghệ sẵn có, mà còn phải đổi mới công nghệ cho phù hợp. Dù TH đã có những bước nhảy ngoạn mục về thị phần, nhưng không ai chắc chắn được rằng tốc độ tăng trưởng đó sẽ được giữ vững, nên TH càng phải cẩn thận hơn trong từng bước đi của mình. Trong tương lai, TH nên đẩy nhanh tiến độ học tập vận hành công nghệ của công nhân Việt Nam, để không bị phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, cũng như giảm thiểu chi phí trả cho các chuyên gia. TH còn phải thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ của thế giới, cũng như công nghệ của các đối thủ cạnh tranh, để từ đó đưa ra các chiến lược về công nghệ đúng đắn và kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Quản trị Công nghệ - Th.S Phan Tú Anh Thmilk.vn VN/20048256/87/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdanh_gia_nang_luc_cn_0139.docx
Luận văn liên quan