Đề tài Cấu trúc thị trường tài chính

Thị trường thứ cấp là thị trường cấp 2 trong đó các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Thị trường thứ cấp được xem như thị trường bán lẻ các chứng khoán để phân biệt với thị trường sơ cấp là thị trường bán buôn các chứng khoán. Thị trường thứ cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép những người giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư từ khu vực này sang khu vực khác. Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là ở chỗ hoạt động của thị trường sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cũng có tác dụng trở lại đối với thị trường sơ cấp, đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển của thị trường này.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cấu trúc thị trường tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐỀ TÀI: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Lớp K09404A-Nhóm Tiền Tệ Thành viên 1Nguyễn Thị Hiếu K094040545 2.Nguyễn Hoàng Phú K094040588 3.Phạm Trần Thùy Phương K094040590 4.Nguyễn Thị Minh Thư K09404612 5.Đỗ Thị Trâm K094040624 6.Đinh Cao Hoàng Trang K094040616 7.Trần Cẩm Vân K094040634 2 MỤC LỤC I. Hệ thống tài chính: II.Thị trường tài chính 1. Khái niệm: 2. Chức năng thị trường tài chính 3. Cấu trúc thị trường tài chính 3.1 Căn cứ vào kỳ hạn lưu chuyển vốn 3.1.1 Thị trường tiền tệ (money market) 3.2.2 Thị trường vốn (capital market) 3.2 Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính: 3.2.1 Thị trường sơ cấp (primary market) 3.2.2 Thị trường thứ cấp (secondary market) 3.3 Căn cứ vào phương thức tổ chức vào giao dịch: 3.3.1.Thị trường tập trung (Exchanges) 3.3.2.Thị trường phi tập trung (OTC markets or Off-exchange markets) 3.4. Theo cách thức huy động vốn: 3.4.1.Thị trường nợ: 3.4.2.Thị trường vốn cổ phần: 3 I. Hệ thống tài chính -Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo quy luật -Cấu trúc hệ thống tài chính: tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân, ngân sách nhà nước, tổ chức quốc tế, thị trường tài chính và tổ chức trung gian tài chính. II.Thị trường tài chính 1.Khái niệm: - Thị trường tài chính là một hệ thống phức tạp trong đó có hàng nghìn các tổ chức thành viên, hàng triệu đơn vị tham gia và hàng tỉ giao dịch được thực hiện mỗi ngày. Hoạt động giao dịch trên những thị trường tài chính vượt qua các giới hạn về địa lý và thời gian, những đơn vị giao dịch (cá nhân và tổ chức) từ những điểm hoàn toàn khác xa nhau có thể trao đổi và giao dịch với nhau vào bất kỳ thời điểm nào. Hay: -Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt đông mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính. - Các công cụ tài chính (financial instruments) được gọi là các chứng khoán (securities) - Chứng khoán là những trái quyền đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai người nắm giữ. 2. Chức năng thị trường tài chính 4 - Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn. Đây là chức năng khơi thông những nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng những nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế. - Chức năng thứ hai của thị trường tài chính được thể hiện qua việc hình thành giá của các tài sản tài chính. Thông qua quá trình trao đổi giữa người mua và người bán, giá của các tài sản tài chính sẽ được xác định. - Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. - Chức năng thứ tư của thị trường tài chính là giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin cho các bên giao dịch. - Chức năng thứ năm của thị trường tài chính là ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ. 3. Cấu trúc thị trường tài chính Có nhiều tiêu chí để phân loại, cụ thể có một số cách sau đây : - Theo thời gian luân chuyển vốn gồm có : thị trường tiền tệ (thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm) và thị trường vốn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở lên), ngoài ta trên thị trường này còn có sự tồn tại của thị trường chứng khoán phái sinh. - Theo nguồn gốc chứng khoán gồm : thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. - Theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường gồm : thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. 5 - Theo công cụ tài chính gồm : thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. 3.1 Căn cứ vào kỳ hạn lưu chuyển vốn 3.1.1 Thị trường tiền tệ (money market) Thị trường tiền tệ là nơi các công cụ nợ ngắn hạn được mua bán với số lượng lớn. Các công cụ nợ ngắn hạn lưu hành trên thị trường tiền tệ do Nhà nước, ngân hàng, các công ty lớn phát hành, có đặc diểm là tính thanh khoản cao và rủi ro không thanh toán thấp. Các công cụ nợ của thị trường tiền tệ bao gồm: các giấy tờ có giá ngắn hạn như thương phiếu, kỳ phiếu thương mại, tín phiếu kho bạc, các cam kết mua lại, các loại chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng… Những người đi vay/phát hành trên thị trường này là những người đang thiếu hụt tạm thời về tiền tệ để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn vay ngắn hạn, thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho họ để thoả mãn nhu cầu thanh toán. Cũng vì thế mà nó được gọi là “thị trường tiền tệ”. Những người mua/cho vay trên thị trường tiền tệ là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa muốn đầu tư hoặc đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư, do vậy họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình trong thời hạn ngắn để tranh thủ hưởng lãi. Đối với họ, việc đầu tư vào thị trường tiền tệ chỉ mang tính nhất thời, họ không quan tâm nhiều tới mức sinh lợi mà chủ yếu là vấn đề an toàn và tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. Trên thị trường tiền tệ, do khối lượng giao dịch chứng khoán thường có qui mô lớn nên các nhà đầu tư (cho vay) thường là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty tài chính hoặc phi tài chính, còn những người vay vốn thường là chính phủ, các công ty và ngân hàng. Tuỳ theo phạm vi các chủ thể được tham gia giao dịch trên thị trường mà thị trường tiền tệ còn được chia thành: - Thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) là thị trường tiền tệ mà các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả Ngân hàng Trung Ương). - Thị trường mở (Open Market) là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân hàng ra còn có các tổ chức phi ngân hàng tham gia. Ngoài ra trong thị trường tiền tệ còn có một thị trường bộ phận chuyên giao dịch các chứng khoán ngắn hạn được ghi bằng ngoại tệ, thị trường này được gọi là thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market). Thị trường hối đoái ngoài các chứng khoán còn mua bán cả ngoại tệ tiền mặt và các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ như séc ngoại tệ. Ở Việt nam, thị trường tiền tệ được tổ chức dưới các hình thức: thị trường nội tệ liên ngân hàng (đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1993) và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1994). Theo tính chất hoạt động, thị trường tiền tệ được chia thành các thị trường bộ phận: thị trường tín dụng, thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán ngắn hạn, thị trường ngoại hối… 6 3.2.2 Thị trường vốn (capital market) Thị trường vốn là nơi các công cụ vốn, công cụ nợ trung và dài hạn ( do các chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp phát hành ) được trao đổi mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Thị trường vốn chủ yếu giao dịch các loại trái phiếu dài hạn và cổ phiếu. Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũng cao hơn. Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Do các chứng khoán mua bán trên thị trường vốn có thời hạn dài nên các nhà phát hành có thể sử dụng vốn thu được để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy thị trường vốn được coi là thị trường cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Mối quan hệ : Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động qua lại 3.2 Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính: 3.2.1 Thị trường sơ cấp (primary market) Thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành, là thị trường trong đó các công 7 cụ tài chính được phát hành lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng. Bởi vì phát hành lần đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp 1. Thị trường này ít quen thuộc với công chúng đầu tư vì việc bán chứng khoán tới những người mua đầu tiên được tiến hành theo những thỏa thuận riêng với sự trợ giúp chủ yếu của các định chế tài chính làm nhiệm vụ bảo lãnh phát hành. Thị trường này cho phép các chủ thể kinh tế như các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ... huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán mới. Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại thị trường này chủ yếu diễn ra giữa các nhà phát hành và các nhà đầu tư lớn như các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư hay công ty bảo hiểm... theo hình thức bán buôn. 3.2.2 Thị trường thứ cấp (secondary market) Thị trường thứ cấp là thị trường cấp 2 trong đó các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Thị trường thứ cấp được xem như thị trường bán lẻ các chứng khoán để phân biệt với thị trường sơ cấp là thị trường bán buôn các chứng khoán. Thị trường thứ cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép những người giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư từ khu vực này sang khu vực khác. Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là ở chỗ hoạt động của thị trường sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cũng có tác dụng trở lại đối với thị trường sơ cấp, đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển của thị trường này. 3.3 Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch: 3.3.1.Thị trường tập trung (Exchanges) Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định. Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở giao dịch chứng khoán như Sở giao dịch chứng khoán New York, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở giao dịch chứng khoán London, Sở giao dịch chứng khoán Paris... - Sở giao dịch được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần. Nơi đây sẽ cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: lưu ký chứng khoán, bảng báo giá điện tử,… - Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch buộc phải thông qua các trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán. - Ghép lệnh tập trung để hình thành giá giao dịch. - Các chứng khoán giao dịch tại thị trường này là những chứng khoán đã được đăng ký yết giá (niêm yết). 8 3.3.2.Thị trường phi tập trung (OTC markets or Off-exchange markets) Thị trường phi tập trung là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua mạng máy vi tính. + Thị trường OTC không phải là thị trường hiện hữu và không có địa điểm tập trung nhất định. Giao dịch diễn ra tại các quầy thông qua mạng máy vi tính. Những ai bán hay mua loại chứng khoán nào với mức giá nào đều được hiển thị hết qua mạng vi tính, do vậy tính cạnh tranh của thị trường này rất cao. Ngoài ra có thể bán trao tay các chứng khoán (thị trường chợ đen, thị trường tự do). + Giá cả trên thị trường này do đó được hình thành theo nguyên tắc thoả thuận. + Lượng giao dịch và giá trị giao dịch là lớn hơn nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch (theo thống kê của các nước phát triển). 3.4. Theo cách thức huy động vốn Gồm có thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. 3.4.1.Thị trường nợ: Thị trường nợ là thị trường mua bán các công cụ nợ như: trái phiếu, các khoản vay,… Đặc trưng của thị trường nợ là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhất định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo cam kết nợ giữa chủ nợ và người mắc nợ. 3.4.2.Thị trường vốn cổ phần: Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổ phần. Đặc trưng của thị trường cổ phần là các công cụ trên thị trường không có kỳ hạn mà chỉ có thời điểm phát hành, không có ngày mãn hạn. Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu trên thị trường hoặc trường hợp công ty cổ phần mà họ nắm giữ cổ phiếu tuyên bố phá sản. Khác với thị trường nợ, hoạt động của thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. Giá trị cổ phiếu tăng khi công ty hoạt động có hiệu quả cao và ngược lại. 9 Sơ đồ: cấu trúc thị trường tài chính 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Nguyễn Thị Cành, Sách chuyên khảo Tài chính phát triển, NXB ĐH Quốc Gia TP HCM, 2009 2. PGS.TS Lê Văn Tề và ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu, Phân tích thị trường tài chính, NXB Thống kê, 2000 3. PGS.TS Sử Đình Thành và TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, NXB Lao động Xã hội 4. Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, Các nguyên lý tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Thống kê, 2009 5. PGS.TS Lê Văn Tề, Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, 2003 6. David Blake, Phân tích thị trường tài chính, NXB Thống kê, 2001 Các trang web: 7. www.saga.vn 8. www.tailieu.vn 9. www.wikipedia.com 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk09404a_h_4956.pdf