Đề tài Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

- Diện tích đất lâm nghiệp của xã Sảng Mộc là 9.107,74 ha chiếm 94,38% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, đất sản xuất nông nghiệp là 235,59 ha chiếm 2,52% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước là 102,71 ha chiếm 43,59% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. - Nhóm lao động ở độ tuổi 25-50 tuổi chiếm 55,72% tổng lao động, đây là lực lượng lao động chính của gia đình, nhóm lao động ở độ tuổi >50 vì họ là những người có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức lấy các loại cây trong rừng về làm thuốc, nhóm lao động ở độ tuổi 16 – 25 cũng là những đối tượng có tác động mạnh vào rừng, nam giới có thể đi khai thác gỗ cùng những người có tuổi trong gia đình, làng xóm còn nữ giới chủ yếu là vào rừng lấy măng và lấy củi, còn lại là nhóm <16 tuổi thì ít tác động vào rừng hơn do còn đang đi học, thời gian hạn hẹp.

doc60 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều tra xuất phát từ nhà cuối cùng của thôn theo hướng Tây đi về rừng tự nhiên là rừng núi đất, chiều dài tuyến 3km, trên tuyến 1 cứ đi được khoảng 200m đề tài tiến hành lập 1 ô có diện tích 400 m2 để đánh giá mức độ tác động của người dân, trong các ô việc đánh giá tác động bằng cách cho điểm thong qua các dấu vết tác động của con người và vật nuôi như sau: Tác động mạnh : 3 điểm, tác động vừa :2 điểm, ít tác động :1 điểm, không có tác động : 0 điểm Tuyến điều tra 2: Tuyến 2 cũng lập tương tự tuyến 1, chiều dài tuyến kéo dài 3km theo hướng: Tây Nam, từ Sầm Cheng – Nà Ca (Núi đá) Tuyến điều tra 3: Chiều dài tuyến 3km, theo hướng Khe Coọng - Bản Chấu (núi đất), hướng Tây Nam 3.4.4 Xử lý số liệu nội nghiệp - Kết quả số liệu từ bảng hỏi được xử lí bằng phương pháp thống kê. - Viết báo cáo. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng của khu bảo tồn Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo quyết định số 3841 ngày 01/12/1999 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được quy hoạch theo ranh giới mới trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường, với tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã trong Khu bảo tồn là 40.289,0 ha.Trong đó đất rừng đặc dụng là 17.474,8 ha. Đất rừng sản xuất là 12.815,6 ha. Đất rừng phòng hộ là 9.998,6 ha do Ban quản lý trực tiếp quản lý và bảo vệ. Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng hệ thống điện, đường, trường trạm… đã có xong cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý vẫn còn rất nghèo nàn, giao thông đi lại khó khăn. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của người dân còn thấp, chưa hiểu biết đầy đủ về vai trò của rừng và việc quản lý bảo vệ rừng. Tập quán sản xuất chủ yếu của người dân là nông lâm nghiệp và khai thác tài nguyên rừng. Tổng số hộ trong vùng lõi: 4508 hộ với 12569 khẩu, vùng quy hoạch rộng trên 18.858 ha chủ yếu là rừng trên núi đá vôi đã bị tác động mạnh, nghèo kiệt trên 6 xã phía Bắc và một phần thị trấn. Có sự chỉ đạo công tác phối hợp giữa các Trạm, tổ phối hợp chặt chẽ thường xuyên hằng ngày với công an huyện, ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức tuần tra mở các đợt truy quét trên phạm vi rộng, có kế hoạch cụ thể và nhiều đợt nhỏ lẻ, mỗi đợt từ 3 - 4 ngày. Do tình hình phức tạp, lực lượng lại mỏng nên tình hình xâm hại tài nguyên rừng rất mạnh và phổ biến. Có thể thấy được tình hình vi phạm cụ thể qua các đợt truy quét từ ngày 01/01/2011 đến ngày 20/12/2011 trên diện rộng đã phát hiện và xử lí: Số vụ vi phạm: 132 vụ, tịch thu phương tiện: 28 xe máy, 12 cưa xăng, nhiều xe đạp. Tịch thu gỗ xẻ quý hiếm: 24,3 m3, gỗ tròn quý hiếm là: 4,4 m3. Tổng thu ngân sách nhà nước: 403.783.000vnđ. Trong đó: xử lí vi phạm hành chính: 17.283.000vnđ; Tiền bán lâm sản tịch thu: 386.500.000vnđ. So sánh với năm 2010 thấy số vụ vi phạm có giảm, số lượng các phương tiện thu giữ, lượng lâm sản tịch thu đều giảm hơn. Số lượng các vụ vi phạm giảm một mặt do sự quản lí chặt chẽ của Ban và các cấp quản lí. Mặt khác cũng do sự cấu kết, thủ đoạn tinh vi của lâm tặc nên nhiều khi không bắt được đối tượng. Đây vẫn là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn để công tác quản lí đem lại hiệu quả. Không chỉ rừng bị tàn phá, nhiều khu vực của Khu bảo tồn cũng bị “vàng tặc” bới tung. Trong đó, bãi vàng Bản Ná từng từng thu hút cả nghìn người đổ về. Địa điểm này tuy đã được giao cho một doanh nghiệp quản lý nhưng hiện nay nạn khai thác vàng trái phép vẫn rất sôi động, trong năm 2011, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tiến hành 2 đợt truy quét chống chặt phá rừng và khai thác lâm sản, thu hàng trăm mét khối gỗ cùng phương tiện khai thác, vận chuyển; tiêu hủy 01 giàn máy nổ và máy phát điện để khai thác vàng tại địa bàn xã Thần Sa… Nhưng bao nhiêu nỗ lực dường như vẫn chưa đủ để hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên này. 4.2. Khai thác tài nguyên rừng theo độ tuổi lao động Đề tài đã điều tra, phỏng vấn về tình hình khai thác tài nguyên rừng của người dân và kết quả tổng hợp theo độ tuổi lao động được chia ra thành 4 nhóm: - Người già: >50 tuổi Họ là những người mà sức khỏe lao động yếu nhưng lại có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và thu hái lâm sản. Các sản phẩm thu hái chủ yếu là thu hái cây thuốc, lấy rau và thức ăn gia súc…các công việc đó không phải đi sâu vào rừng, tốn ít công sức nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết trong việc thu hái. Thường chủ yếu khai thác là nam giới, nữ giới thường tham gia lấy rau, măng, thu hái cây thuốc,… Trung niên: 25- 50 tuổi Đây là đối tượng chính tham gia vào thu hái lâm sản trong rừng. Đây là đối tượng chính tác động chủ yếu đến tài nguyên rừng. Các sản phẩm họ thu hái mang tính chất nặng nhọc như khai thác gỗ, săn bắt động vật, lấy củi…những công việc này chủ yếu là đàn ông tham gia, phụ nữ thường tham gia vào lấy củi, măng, rau. Thanh niên: 16-25 tuổi Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhưng số người tham gia vào thu hái lâm sản là khá nhiều và chủ yếu là nam giới - Trẻ em: <16 tuổi Nhóm tuổi này chưa có kinh nghiệm trong lao động sản xuất do chủ yếu các em còn trong độ tuổi đi học, tác động vào rừng chủ yếu của các em là lấy củi và lấy măng hộ gia đình Kết quả điều tra phỏng vấn người dân xã Sảng Mộc về sự phân công lao động theo độ tuổi được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 4.1. Thống kê độ tuổi lao động ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên rừng Hoạt động Phân công lao động (%) > 50 tuổi 25 - 50 tuổi 16 - 25 tuổi < 16 tuổi Khai thác gỗ 23,8 54,8 21,4 0 Săn bắt động vật 25 66,7 8,3 0 Lấy củi 17,5 50 28,75 3,75 Lấy rau, măng 18,2 50,6 28,6 2,6 Thu hái cây thuốc 28,3 52,2 19,5 0 Cây cảnh 20 60 20 0 TB 22,13 55,72 21,1 1,05 ( Theo bảng số liệu phỏng vấn người dân) Theo bảng tổng hợp các phiếu điều tra các hộ gia đình trong xã có thể thấy được sự phân công lao động có tác động đến tài nguyên rừng như sau: - Đối với công việc khai thác gỗ, đây là một công việc nặng nhọc và rất nguy hiểm vì vậy mà đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, chủ yếu là nam giới trung niên và thanh niên thường xuyên tham gia hoạt động khai thác, hai nhóm người này chiếm tỷ lệ khoảng 76,82% tổng lực lượng lao động. Nhóm người trên 50 tuổi, và dưới 16 tuổi tham gia hoạt động này rất ít chiếm khoảng 23,18%. - Săn bắt động vật: nhóm tuổi trên 50 tuổi tham gia săn bắt với số lượng chiếm khoảng 25% còn lại 75% là nhóm tuổi trung niên và thanh niên. Hoạt động săn bắt xảy ra hầu hết ở các bản người Mông sinh sống như Khuổi Mèo. Các sản phẩm từ săn bắt chủ yếu là: các loài chim, rắn, gà rừng, sóc và thỉnh thoảng còn bắt hay bẫy được hươu, cầy vòi, dúi, chồn…Đa số họ sử dụng để làm thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt của mình, có một số ít đem đi bán. Theo người dân thì 1kg rắn hổ mang bành có giá: 120.000/kg, rắn ráo có giá: 30.000/kg…. Người dân ở đây thường đi săn theo nhóm hoặc thỉnh thoảng đi một mình. - Lấy củi: Do hầu hết các hộ gia đình trong xã sử dụng nhiên liệu chính là gỗ củi nên hàng ngày các hộ vẫn tiến hành đi lấy củi đều đặn và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Các hộ gia đình thường đi lấy cây gẫy, cành khô… Nhóm thanh niên, trung niên là những người thực hiện công việc lấy củi chính trong gia đình họ chiếm khoảng 78,75% tổng lực lượng lao động, ngoài ra được sự hỗ trợ một phần của người già và trẻ nhỏ. - Lấy rau, măng: công việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và không nặng nhọc nên các thành viên trong gia đình đều có thể làm được. Việc thu hái măng đem lại thu nhập khá cho người dân, bình quân khoảng 8.000 – 12.000đ/kg măng. - Thu hái cây thuốc: Thường thì chỉ có những người chuyên bốc thuốc nam hoặc những người già nhận biết được các loại cây thuốc trong xã là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hái cây thuốc hơn cả mới lấy được thuốc chiếm khoảng 80% là thuộc độ tuổi người già và trung niên. - Cây cảnh trong địa bàn xã tiến hành nghiên cứu thì có ít sự tác động, các cây chủ yếu là lấy về chơi chứ ít mang bán. Các loại cây cảnh thường được lấy về là: phong lan, si rừng, xanh rừng…và nhóm tuổi hay đi lấy cây cảnh là những người thuộc độ tuổi già và trung niên. Như vậy có thể thấy rằng đối tượng tác động mạnh nhất đến tài nguyên rừng là nhóm lao động ở độ tuổi 25-50 tuổi chiếm 55,72% tổng lao động, đây là lực lượng lao động chính của gia đình do tình trạng thiếu việc làm nên thời gian rảnh rỗi họ thường vào rừng để khai thác lâm sản. Nam giới thì vào rừng khai thác gỗ, săn bắt…những công việc đòi hỏi sức khỏe, nữ giới thì vào rừng lấy củi, lấy măng, lấy rau và các thực phẩm khác từ rừng. Sau đó đến nhóm lao động ở độ tuổi >50 vì họ là những người có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức về cây thuốc vì thế họ thường vào rừng lấy củi, lấy thức ăn cho gia súc, lấy các loại cây trong rừng về làm thuốc. Nhóm lao động ở độ tuổi 16 – 25 cũng là những đối tượng có tác động mạnh vào rừng, nam giới có thể đi khai thác gỗ cùng những người có tuổi trong gia đình, làng xóm còn nữ giới chủ yếu là vào rừng lấy măng và lấy củi. Còn lại là nhóm <16 tuổi thì ít tác động vào rừng hơn do còn đang đi học, thời gian hạn hẹp, còn thiếu kinh nghiệm trong lấy thuốc, chưa có đủ sức để khai thác gỗ. Nhóm này chỉ thường đi lấy măng và lấy củi để phụ giúp gia đình. 4.4. Các tác động của người dân tới tài nguyên rừng. 4.4.1. Tác động tích cực Tác động tích cực là những hoạt động của người dân nhằm làm cho rừng phát triển hơn, không làm cây bị tổn thương hoặc kém phát triển, không làm chết động vật rừng, không làm giảm diện tích rừng. Điển hình trong đó là các hoạt động như: Giao đất, giao rừng, trồng rừng, thăm rừng, phát cỏ…các hoạt động này chỉ được người dân thực hiện trên khu rừng của nhà mình. Người dân trong xã tham gia trồng rừng theo các chương trình dự án: trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ – TTg. Giao đất, giao rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng cũng được triển khai trên diện tích toàn xã. Giao cho 263 hộ gia đình với diện tích đất rừng sản xuất là 3.574,48 ha, đất rừng phòng hộ là 1.512,84 ha. Hiện nay xã đang khuyến khích người dân nhận đất, nhận rừng để khoanh nuôi bảo vệ. Trên những diện tích người dân nhận tình trạng chặt phá lấy gỗ cũng đã giảm, cùng với đó nhiều loài cây đã được trồng để cải tạo và bảo vệ đất. Thông qua giao đất giao rừng đã phần nào hạn chế được tình trạng đốt nương làm rẫy và làm cháy rừng. Trong xã đã có những gia đình nhận rừng với diện tích rất lớn như gia đình bác Nguyễn Văn Xuân nhận giao khoán 300 ha rừng để trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ. Theo số liệu về trồng mới rừng của xã Sảng Mộc như sau: Năm 2010: toàn xã trồng mới được 107,70 ha. Năm 2011: toàn xã trồng được 57,40 ha. Năm 2012: toàn xã trồng được 12,10 ha. Và diện tích được trồng mới tại các xóm như sau: Bảng 4.3. Diện tích trồng mới rừng xã Sảng Mộc trong 2 năm 2010 - 2011 Bản Chấu Nà Ca Nà Lay Phú Cốc Bản Chương Năm 2010 59,30 ha 9,60 ha 16,10 ha 9,60 ha 13,10 ha Năm 2011 18,70 ha 6,50 ha 10,20 ha 10 ha 12,00 ha Các hoạt động trồng rừng nhằm tăng độ che phủ của rừng cùng với đó một phần diện tích đất trống đồi núi trọc đã được sử dụng có hiệu quả, tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư cho đồng bào sống trong và gần rừng. Cũng thông qua trồng rừng các loài cây trồng được phát triển thuận lợi nhờ các hoạt động như phát dọn dây leo, bụi rậm, tỉa thưa đã tạo điều kiện cho cây mục đích tái sinh phát triển vượt khỏi sự chèn ép của các cây khác. Qua điều tra và tiến hành phỏng vấn người dân được biết hiện nay trong xã đã có khoảng 15 hộ gia đình tự mua giống và gây trồng tre bát độ với quy mô mỗi hộ từ 0,5 – 1 ha. Trồng khoảng 1.000 cây/ha từ năm 2011 với mong muốn tạo thêm thu nhập từ lâm nghiệp. Về cơ bản hộ đã nắm được phương pháp trồng và có điều kiện để thực hiện Về cây thuốc trong xã thì bình quân mỗi thôn có khoảng hai gia đình tham gia trồng các cây thuốc thành vườn và rất hay sử dụng do các gia đình này có nghề bốc thuốc. Còn lại thì chỉ thấy một số hộ trong xã có trồng một vài loài cây thuốc trong vườn gia đình (Bình vôi, bông mã đề, cây huyết dụ, cây phao, đinh lăng,…) với số lượng nhỏ với mục đích phục vụ mọi người trong nhà khi bị đau ốm. Một số hộ gia đình trong xã đã áp dụng các mô hình NLKH có hiệu quả kinh tế cao. Việc gắn kết giữa bảo vệ rừng và phát triển kinh tế hộ có hiệu quả cao đã và đang thu hút được nhiều người dân hưởng ứng tham gia. Xây dựng mô hình NLKH sẽ giúp thu nhập của người dân ổn định cùng với đó các biện pháp nhằm cải tạo đất chống xói mòn và việc bảo vệ cây rừng lâu năm sẽ hạn chế được tình trạng chặt phá rừng. Hiện nay tại xã đang áp dụng 2 mô hình NLKH đó là mô hình RVAC và mô hình RVC-Rg. Trong đó cây lâm nghiệp được người dân lựa chọn trồng chủ yếu là Keo và Mỡ bởi 2 loại cây này thích hợp với đất nghèo kiệt và thời gian kinh doanh ngắn hơn các loại cây trồng khác. Ngoài trồng rừng thì các hoạt động trồng các loại lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc, cây thức ăn gia súc, các loại rau của người dân trong xã vẫn còn rất ít. Vì vậy việc người dân tác động vào rừng vẫn diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ. 4.4.2. Tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng 4.4.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng gỗ củi Những năm trước kia trữ lượng gỗ của xã Sảng Mộc còn khá nhiều, nhưng do nhu cầu sử dụng gỗ của người dân ngày càng tăng, đồng thời do sự bảo vệ của các ban ngành còn chưa tốt mà những năm gần đây trữ lượng gỗ đã giảm cả về số lượng và chất lượng. Các loại gỗ thường bị khai thác nhiều là: Nghiến, Trai lý, Lát hoa, Lim, Chò chỉ…,tập chung nhiều ở các thôn: Khuổi Mèo, Phú Cốc, Bản Chấu, Khuổi Uốn…người dân khai thác gỗ về làm nhà do tập quán ăn ở hầu hết các hộ trong xã đều làm nhà sàn để ở. Theo phỏng vấn người dân trong xã để làm một ngôi nhà hoàn chỉnh cần khoảng trên dưới 20m3 gỗ. Những ngôi nhà được làm cách đây khoảng hơn chục năm bằng các loại gỗ như: Nghiến. Trai lý, Lim, Sến… Nhưng hiện nay, trên rừng đã không còn những loại gỗ tốt để làm nhà hoặc nếu còn thì số lượng rất ít ở trong những khu vực núi sâu, vách đá chênh vênh rất khó để khai thác và vận chuyển về làm nhà vì thế người dân bây giờ làm nhà chỉ sử dụng những loại gỗ như: Kháo, Phay, Xoan rừng, Sau sau, Vạng trứng…để làm. Nhưng nếu không có sự quản lý chặt chẽ và kế hoạch sử dụng thì tương lai những loại này cũng sẽ không còn để người dân làm nhà. Nếu chỉ với mục đích làm nhà ở thì nguồn tài nguyên rừng sẽ không suy giảm như hiện nay mà nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng này là do lợi dụng vào việc được khai thác gỗ sử dụng trong gia đình để hợp thức hóa việc khai thác trái phép, nhiều hộ dân được các phần tử hậu thuẫn đã khai thác để bán. Ban đầu họ chỉ khai thác Trầm Hương nhưng rồi Trầm Hương cũng cạn kiệt dần thì họ chuyển sang xẻ thớt để bán (mỗi thớt nghiến khoảng từ 40-50cm có giá từ 300.000 – 350.000đ/cái)... tiếp tay cho lâm tặc chính là đồng bào dân tộc thiểu số, những người dân sinh sống trên địa bàn có rừng. Chúng tung tiền ra thuê đồng bào với giá từ 200 nghìn đồng đến 500.000 đồng cho mỗi ngày công chặt phá, hoặc chúng mang máy cưa lốc vào rừng hạ những cây gỗ nghiến rồi thuê người dân vận chuyển, vác gỗ cho chúng. Mỗi chuyến vác gỗ được trả 70.000đ/chuyến. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy nhanh việc tàn phá tài nguyên rừng trên địa bàn xã Sảng Mộc cũng như trong toàn bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa. Là một dấu hỏi lớn đối với những cơ quan chức năng, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý rừng làm sao có thể dung hòa được vừa đảm bảo nhu cầu đời sống của người dân vừa tránh được những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng rất lớn đến rừng của người dân. Dưới đây là bảng thống kê tình hình khai thác gỗ của xã Sảng Mộc mà đề tài tổng hợp được: Bảng 4.4: Tình hình khai thác và sử dụng cây gỗ ở xã Sảng Mộc STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Nơi khai thác Sd Bán 1 Lim Tận Nhĩa(mông) Erythrophloeum fordii Hang Khuổi Sà 40% 60% 2 Nghiến Burretiodendron hsienmu Hang Khuổi Sà Lũng Lân Mi 30% 70% 3 Táu mật Vatica odorata Symington var tonkinensis Co Lào, Khuổi Xóm 60% 40% 4 Tổn tông chang SP Rừng núi đất 100% 0% 5 Xoan nhừ Choerospondias axillaris Rừng Khuẩy Chú 80% 20% 6 Trám trắng Canarium album Hang Khuổi Sà 50% 50% 7 Trai lý Garcinia fagraeoidea Lũng Lân Mi 30% 70% 8 Vỉ Mạy phay sp Rừng Khuổi Tinh 100% 0% 9 Kẹn Aesculus chinensis Rừng Khuổi Xóm Rừng Khuổi Tinh 90% 10% 10 Dẻ Castanopsis hystrix Rừng Khuổi Xóm 70% 30% 11 Phay Duabanga sonneratioides Rừng Khuổi Xóm 70% 30% 12 Lim vang Mạy lầm chóong Peltiphlorum dasyrrachis Rừng Khuổi Xóm 80% 20% 13 Chò công Mạy khuồng sp Rừng Khuổi Xóm 100% 0% 14 Chò chỉ Mạy lào Parashorea chinensis Rừng Khuổi Xóm 30% 70% 15 Xoan đào Mạy hiêng Entandrophragma cylindricum Rừng Khuẩy Chú 50% 50% 16 Vạng trứng Mạy ba Endospermum chinnenese Rừng Khuổi Tinh 70% 30% 17 Sấu Mạy chú Dracontomelum duperreanum Hang Khuổi Sà Lũng Pác Thác 40% 60% 18 Sau sau Liquidambar formosana Rừng Khuổi Xóm 80% 20% 19 Giổi xanh Michelia mediocris Rừng Khuẩy Chú 60% 40% 20 Gáo vàng Adina cordifolia Rừng Khuẩy Chú Lũng Pác Thác 70% 30% 21 Nhãn rừng Nephelium sp Lũng Lân Mi 20% 80% Trung bình 62,9% 37,1% ( Theo kết quả phỏng vấn) Kết quả bảng 4.4 cho thấy có khoảng 21 loài cây lấy gỗ được người dân hay khai thác để làm nhà và để bán. Những năm trước đây họ thường hay sử dụng Nghiến, Trai lý, Chò chỉ để làm nhà. Nhưng hiện nay số lượng những cây này bị giảm đi nghiêm trọng do người dân khai thác qua mức để buôn bán trái phép. Đánh giá mức độ sử dụng gỗ để sử dụng chiếm 62,9% còn lại 37,1% là người dân khai thác để buôn bán. Qua bảng ta cũng thấy được những loại gỗ mà người dân khai thác chủ yếu là ở những khu rừng như: Khuổi Xóm, Pác Thác, Khuổi Tinh, Lân Mi, Khuẩy Sà…đều là những khu vực rừng tự nhiên nằm trên địa bàn xã Sảng Mộc và những xã lân cận thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa. 4.4.2.2. Tình hình săn bắt động vật Các loài động vật rừng hiện nay ở xã còn số lượng rất ít, kết quả điều tra cho thấy chỉ còn một số ít loài có số lượng nhỏ như: Chim, gà rừng, sóc, dúi, vòi…Các loài động vật quý hiện nay không còn hoặc còn lại với số lượng rất ít vì người dân khai thác và săn bắt một cách bừa bãi và không có kế hoạch. Hiện nay, mặc dù việc quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng nhưng việc săn bắt của người dân vẫn diễn ra, trong xã vẫn có vài người thường xuyên đi săn chủ yếu là người dân của các bản Mông họ không chỉ tiến hành đi săn trong những khu rừng của xã Sảng Mộc (khu vực vùng đệm của khu bảo tồn) mà còn vào sâu trong Khu bảo tồn để săn thú rừng. Giá trị thú rừng ngày một cao (Dúi giá khoảng 150.000đ/con, Vòi còn sống bán được khoảng 450.000 - 600.000đ/kg nếu chết chỉ bán được 300.000đ/kg). Người dân ở đây thường đi săn theo nhóm 2 - 3 người, ít người đi một mình, họ thường đi săn nhiều vào mùa khô. Tình hình săn bắn thú rừng trên địa bàn vẫn diễn ra, người dân được sự tiếp tay của lâm tặc để tiêu thụ, khi săn được là có người đến tận nơi để mua. Đây là tình trạng đáng báo động của xã Sảng Mộc nói riêng và Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng nói chung. Bảng 4.5: Tình hình săn bắt động vật STT Loài động vật Số lượng /tháng Cách săn bắn Sử dụng Bán 1 Cầy hương 10 con Bẫy 35% 65% 2 Dúi 17 con Bẫy 40% 60% 3 Vòi 8 con Bẫy 50% 50% 4 Các loài rắn 25 con Dùng gậy bắt 20% 80% 5 Sóc 15 con Bắn, bẫy 40% 60% 6 Các loài chim 50 con Bắn, bẫy 40% 60% Kết quả bảng 4.5 cho thấy có khoảng 6 loài động vật thường được người dân săn bắt chủ yếu là rắn, các loại chim, sóc, dúi…Người dân thường bắt những loài động vật này bằng cách bắn hoặc bẫy. Dụng cụ săn bắt thô sơ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người đi săn là chính. Bình quân một ngày có khoảng 2 thợ săn vác súng vào rừng săn bắt, nhất là vào mùa săn bắt khoảng tháng 7,8 hoặc những lúc nhàn rỗi người dân thường đi theo nhóm vào rừng săn bắt. Mục đích chính của việc săn bắn là mang đi bán vì hiện nay giá trị của các loài động vật rừng trên thị trường cao. Vì vậy lực lượng kiểm lâm, ban quản lý khu bảo tồn, những ban ngành chịu trách nhiệm ở xã, huyện…cần có những giải pháp để ngăn chặn những hoạt động săn bắt động vật rừng một cách bừa bãi làm phá vỡ cấu trúc rừng, giảm tính đa dạng sinh học của rừng. 4.4.2.3. Tình hình sử dụng củi đun Trong địa bàn toàn xã thì nhiên liệu chính được sử dụng hàng ngày là gỗ củi, đây đã trở thành thói quen, tập quán và nét đặc trưng không thể thiếu của người dân xã Sảng Mộc nói riêng và người dân sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa nói chung. Kết quả điều tra cho thấy gỗ củi được sử dụng vào các mục đích khác nhau: Nấu ăn, nước uống; nấu cám lợn, nấu rượu; sưởi ấm…Ngoài ra việc lưu thông và buôn bán gỗ củi cũng đã diễn ra trong những năm gần đây nhưng chỉ với một tỷ lệ rất nhỏ Bảng 4.6: Danh lục một số loài cây thường được dùng làm củi STT Tên phổ thông Tên địa phương Tên khoa học Bộ phận khai thác Địa điểm khai thác 1 Trâu Mạy cháu Vernicia montana Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 3 Kẹn Aesculus chinensis Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 4  Cây Thâu  Sp Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 5 Bồ đề Mạy pứa Styrax tonkinensis Cả cây Rừng gần nhà 6 Dẻ Mạy có Castanopsis hystrix Cả cây Rừng núi đất 8 Xoan ta Melia azedarach Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 9 Vàng mương  Pterospermum heterophyllum Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 10 Keo Acacia mangium Thân, cành khô Rừng gần nhà 11 Trám trắng Canarium album Thân cây, cành khô Rừng gần nhà 14 Cơi Pterocarya tonkinensis Thân, cành khô Rừng gần nhà 15 Lim xẹt Peltophorum tonkinense Thân cây Rừng tự nhiên 16 Mạy phung  Sp Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 17 Trai lý Garcinia fagracoides Thân cây đổ, gẫy Rừng núi đá 18 Sấu Dracontomelum diperreanum Thân, cành khô Rừng núi đất 19 Nghiên Burretiodendron hsienmu Cành cây Rừng núi đá 20 Gáo Anthocephalus indicus Thân, cành khô Rừng gần nhà 21 Mạy thạu  Sp Thân, cành khô Rừng gần nhà 22 Mạy pa  Sp Thân, cành khô Rừng gần nhà 23 Cọ  Livítona saribus Thân cây Nương rẫy 26 Vải rừng  Nephelium sp. Thân gẫy, cành khô Rừng núi đất 27 Giổi Lầm xanh Michelia macclurei  Thân, cành khô Rừng gần nhà 28 Phao Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 29 Cây vai máu  Sp Thân gẫy, cành khô Rừng gần nhà 30 Lát hoa Chukrasia tabularis Thân cây Rừng tự nhiên Qua điều tra thấy: Có 30 loài cây được người dân sử dụng làm củi nhiều nhất. Những cây Nghiến, Trai lý được người dân lấy ở khu vực núi đá có kích thước lớn nhưng thường bị rỗng ruột, người dân đi rừng vác về. Còn lại là những cây lấy ở khu vực núi đất và những khu rừng gần nhà có kích thước trung bình và nhỏ. Số gỗ củi được sử dụng làm chất đốt được chia ra thành các loại sau: - Cây gỗ lớn (đường kính cây > 20cm) gồm một số cây được thu hái từ rừng tự nhiên. Người dân sử dụng những cây gỗ có đường kính lớn để nấu cám lợn hoặc để nấu rượu vì đun được rất lâu. Chiếm khoảng 32,63% tổng khối lượng tiêu thụ. - Cây gỗ nhỏ (đường kính từ 7÷20 cm) gồm một số loài cây lấy từ rừng tự nhiên, rừng phục hồi và vườn nhà. chiếm khoảng 39,63% tổng khối lượng tiêu thụ - Cây bụi, cành nhánh (D < 7cm) là nguồn nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao trong khu vực nghiên cứu chiếm khoảng 27,74% các loại cây bụi được thu hái từ rừng tự nhiên, rừng phục hồi. Như vậy, tổng khối lượng của cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ và gỗ bụi chiếm khoảng 72,26% tổng số gỗ củi, nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc rừng hiện tại mà còn ảnh hưởng tới tương lai. Nhu cầu gỗ củi của người dân địa phương xã Sảng Mộc hiện tại là khá lớn nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội vì vậy để đảm bảo được sự phát triển của tài nguyên rừng thì địa phương cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần có các hoạt động trợ giúp về phát triển các nguồn cung cấp, các thiết bị tiết kiệm củi đun và tìm kiếm các vật liệu có thể thay thế gỗ củi. 4.4.2.4. Tình hình khai thác, sử dụng rau ăn và thức ăn cho gia súc Do sống dựa vào rừng nên hàng ngày người dân trong xã vẫn vào rừng để lấy các loại rau, củ, quả…để về làm thực phẩm. Các loại rau mà người dân hay đi lấy trên rừng như: Ngót rừng, Bò khai, Măng, rau Dớn, hoa Chuối, Bứa, Giảo cổ lam, các loại nấm … chủ yếu là để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của gia đình, chỉ có một số ít hộ lấy về để bán. Đặc biệt là vào mùa măng người dân trong xã thường tiến hành thu hái măng để mang bán. Có hai mùa lấy măng: mùa lấy măng vầu tháng 1,2,3; Mùa lấy măng nứa vào tháng 5,6,7. Mức độ thu hái măng vầu trung bình của một người lớn 5 - 10kg/người/ngày (giá bán dao động 8.000 - 12.000đ/kg tùy vào đầu mùa hay cuối mùa). Lượng khai thác măng nứa trung bình 10 - 15/người/ngày (giá bán 4.000 - 10.000đ/kg). Vào mùa măng, trong mỗi gia đình có người nào có thời gian là đi lấy măng, từ khoảng 9 tuổi là trẻ em đã bắt đầu biết đi lấy măng (trẻ em lấy được khoảng 1 - 2 kg/người/ngày) và ngày nào cũng đi lấy. Họ phải lên rừng lấy các loại rau rừng như: cây chuối rừng, rau mon, cây ráy…về để nấu cám lợn, lấy lá cây mạy tèo và các loại cỏ ở trên rừng làm thức ăn cho trâu, bò. Tính bình quân mỗi hộ dân một ngày sử dụng hết một cây chuối rừng để phục vụ cho việc nấu cám lợn. Khi đi chăn trâu bò thì họ vẫn thả chúng vào trong rừng để chúng ăn cỏ, những cành cây non trong rừng, vì thế không tránh khỏi được những ảnh hưởng mà chúng gây ra với tài nguyên rừng. Bảng 4.7: Tình hình khai thác,sử dụng rau ăn và thức ăn cho gia súc STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận thời gian Cách thức Nơi khai thác 1 Bò khai erythripalum scandens Lá, ngọn tháng 3-7 Hái Rừng núi đất, núi đá 2 măng vầu Indosasa angustata Măng tháng 3, 4 Đào măng Rừng nhà, núi đất 3 Nấm hương Lentinula edodes Cả cái Mùa mưa Hái Rừng tự nhiên 4 Măng nứa Neohouzcana dulloa Măng Mùa mưa Đào măng Rừng núi đất 5 Rau ngót rừng Melientha suavis Lá, cành non Quanh năm Hái Rừng tự nhiên, rừng nhà 6 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum Lá, ngọn non Quanh năm Hái Rừng núi đá 7 Lá méo rừng Lá Quanh năm Hái Rừng núi đất 8 Rau dớn Diplazium esculentum Lá Quanh năm Hái Khe suối 9 Mộc nhĩ Auricularia auricula Cả cái Mùa mưa Hái Rừng nhà, rừng tự nhiên 10 Quả trám trắng Canarium album Quả Mùa mưa Hái Rừng nhà, nui 11 Quả sấu Dracontomelon duperreanum Quả Mùa mưa Hái Rừng nhà, rừng tự nhiên 12 Củ mài Dioscorea Persmilis Củ Quanh năm Đào củ Rừng núi đất 13 Dâu gia rừng Baccaurea saplda Quả Mùa mưa Hái Rưng núi đất 14 Hoa chuối rừng Musa uranoscopos Bi chuối, quả Quanh năm Hái Rừng tự nhiên 15 Măng điền trúc Sinocalamus sp Măng Mùa mưa Đào măng Rừng nhà 16 Măng mai Sinocalamus giganteus Măng Mùa mưa Đào măng Rừng nhà, rừng tự nhiên 17 Quả bứa Garcimia oblongglfolla Quả Mùa mưa Hái Rừng núi đất Kết quả thống kê 17 loài được sử dụng làm rau ăn và thức ăn gia súc, Trong đó các loại măng được người dân khai thác nhiều nhất vào mùa mưa tại các khu rừng tự nhiên và rừng nhà để sử dụng và đem bán, đây là hoạt động tác động mạnh vào tài nguyên rừng vì trong thời gian rảnh rỗi vào mùa măng đa số mọi người đều lên rừng đào măng, kể cả trẻ em chưa đến tuổi lao động, là một nguồn cung cấp thực phẩm chính cho gia đình và tạo thêm một nguồn thu nhập. Sau đó đến bò khai và hoa chuối rừng cũng người dân thường xuyên thu hái. Hoạt động sử dụng rau rừng làm thực phẩm của gia đình hầu như diễn ra phổ biến ở các hộ dân nhưng số lượng không nhiều. Hoạt động khai thác thức ăn cho gia súc cũng có những tác động đến tài nguyên rừng nhưng không lớn bằng so với hoạt động lấy măng. 4.4.2.5. Tình hình khai thác cây cảnh và song mây Qua quá trình điều tra phỏng vấn người dân trong xã nhận thấy việc sử dụng các loại cây trong rừng để làm cảnh là không nhiều, các loại cây rừng được sử dụng để làm cảnh gồm: Phong lan, Si rừng, Xanh rừng…Nhìn chung việc sử dụng các các loại cây rừng làm cảnh ở đây ít do đời sống của người dân nơi đây còn thấp không có nhiều người thích chơi cây cảnh và không có phong trào chơi cây cảnh như ở những nơi khác, chỉ mang tính chất là đi rừng thấy đẹp thì mang về trồng. Ở đây người dân chỉ sử dụng cây song, mây, tre, nứa để làm các dụng cụ sử dụng trong nhà như: Dậu, Nong, Nia, Dế…các dụng cụ này là những đồ không thể thiếu trong sinh hoạt của các hộ gia đình. Đa số là các gia đình đi lấy về rồi tự đan lát phục vụ gia đình. Ở đây chưa có việc sử dụng song, mây, tre, nứa…để làm các sản phẩm cho việc thực hiện các nghành nghề phụ. Nhìn chung hoạt động khai thác cây cảnh và song mây diễn ra ít. 4.4.2.6. Tình hình khai thác cây làm thuốc Qua quá trình điều tra, phỏng vấn ta thấy các loài cây thuốc làm thuốc chủ yếu là một số loài cây dễ lấy, khá phổ biến. Và những cây thuốc này có tác dụng chữa các bệnh thông thường như đau đầu, đau bụng, cảm gió,…hoặc những bệnh như đau dạ dày, sỏi thận, viêm khớp…. Tổng hợp trong quá trình điều tra một số hộ thấy rằng số người hiện nay biết và thường đi lấy, sử dụng cây thuốc chữa bệnh chủ yếu là những người già hoặc là những thầy lang biết các bài thuốc. Hiện nay trong toàn xã theo phỏng vấn thì mỗi thôn có khoảng 1 thầy lang bốc thuốc nam, những thầy lang này thường xuyên đi vào rừng lấy những cây cần trong bài thuốc, những cây thuốc có mặt nhiều trong các bài thuốc hoặc có tác dụng chữa nhiều bệnh thì được các thầy lang trồng thành vườn thuốc tại vườn nhà khi cần là sử dụng ngay. Tuy thu hái các loại thuốc quanh năm và các phần thu hái như rễ, thân làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nhưng do số lượng thu hái ít và phải đòi hỏi người có kinh nghiệm, có hiểu biết về các cây thuốc mới đi lấy được nên mức độ tác động vào rừng của hoạt động thu hái cây thuốc là không đáng kể, bên cạnh đó những cây nào quý thì người dân còn phải giữ gìn, bảo vệ và ươm trồng để sử dụng. Hơn nữa hiện nay người dân đã có trạm y tế của xã để khám và chữa bệnh nên lượng sử dụng thuốc nam cũng giảm đi. Bảng 4.8: Tình hình khai thác cây làm thuốc STT Tên cây Tên khoa học Bộ phận sử dụng Công dụng 1 Bọ mẩy Cyerodendron cyrtophyllum Lá, ngọn Đau bụng, rụng tóc 2 Tắc kè Lá cây Đau xương 3 Cà dại Datura metel Lá, quả Dị ứng, mẩn ngứa 4 Bò khai Erythropalum scandens Lá, dây Chữa viêm gan, thận 5 Bông mã đề Plantago asiatica Thân, rễ, lá Giải tiểu 6 Cây han Laportea interrupta Rễ Chữa ho 7 Ráy A.macrorrhiza Củ Trị ngứa 8 Nhọ nồi Eclipta alba Cả cây Sốt, cảm 9 Sa nhân Amomum achinosphaera Củ, lá, hạt Đau bụng 10 Cây dớn Diplazium esculentum Thân, lá Viêm da tiếp xúc 11 Ba chạc Euodia lepta Lá Trị ngứa 12 Bồ nát sp Thân, rễ Chữa đau xương khớp 13 Co ra gió sp Thân, rễ Trị cảm 14 Co lượt đeng sp Thân Chóng mặt 15 Xoan nhừ Vỏ Dạ dày 16 Tầm gửi xoan Ramus Loranth Dây, lá Dạ dày 17 Bổ máu Thân Chữa bổ máu 18 Mạy mầu sp Trị ho 19 Chít Thysanoloena maxima Chữa thận 20 Hoàng đằng Fibraurea  recisa Rễ Đau khớp 21 Dây quả nhót Lá, dây Chữa thận 22 Hoa nhài Jasminum sambac Hoa Giải tiểu 23 Huyết dụ Cordyline terminalis Lá Bệnh trĩ 24 Dâm bụt Hibiscusrora sinensis Rễ Hành kinh 25 Cây phao Thân, lá Đau bụng, 26 Bồ hòn Sapindus mukossic Thân, rễ Chữa hen, 27 Dây 4 cạnh Dây Chữa tê thấp, 28 Thau bũng đeng sp Lá Xuất huyết não Có 28 loài cây thường được người dân sử dụng làm thuốc, trong đó có những loài rất quý như: tắc kè, hoàng lực…Hầu hết những cây thuốc này phải kết hợp với nhau để tạo thành bài thuốc do các thầy thuốc bốc. Những cây này chủ yếu là mọc trên rừng tự nhiên. 4.4. Tác động của con người, vật nuôi lên sinh cảnh Căn cứ vào điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu tôi tiến hành điều tra theo 3 tuyến khác nhau, xuất phát của mỗi tuyến là nhà cuối cùng của thôn. Tính điểm trung bình của cả 3 tuyến được tổng hợp vào bảng sau: Bảng 4.9. Bảng đánh giá tác động của con người lên sinh cảnh Số lần đo Khoảng cách đo Chặt cây Dấu vết vật nuôi (dấu chân, phân, nơi ngủ) Dấu vết con người (chặt cành, đốt phát quang) 1 200 1 2 2,67 2 400 1,33 1,67 2,33 3 600 2 2 2,67 4 800 2,33 1,67 2,33 5 1000 2,67 1,33 2 6 1200 2,67 1,67 2 7 1400 2,33 1,67 1,67 8 1600 2 2 1 9 1800 2,67 1,33 1,33 10 2000 2,33 1,67 1,33 11 2200 1 1,67 1 12 2400 1,67 1,67 1 13 2600 0,67 1 1,33 14 2800 0,67 0,33 1 15 3000 0,33 0,33 1 TB 1,7 1,5 1,64 + Tác động của con người: Điểm trung bình của cả 3 tuyến là 1,7 đối với việc chặt cây, cưa cây lấy gỗ. Mức độ tác động của con người vào rừng theo xu hướng giảm dần khi đi sâu vào trong rừng. Ở đầu tuyến và giữa tuyến thấy rất nhiều vết cây chặt, chủ yếu là những cây mà người dân khai thác để lấy gỗ như: sau sau, xoan nhừ, dẻ, xoan đào…Tại tuyến núi đá thì có Nghiến, Trai lý bị chặt, có không dưới mười bãi gỗ được người dân cưa và xẻ ra thành các tấm nhưng chưa đưa được ra khỏi rừng do đường núi đá vận chuyển rất khó. Chủ yếu khai thác gỗ nghiến, những cây gỗ nghiến có đường kính rất lớn bị lâm tặc cưa xuống một cách không thương tiếc. Đi dọc các tuyến điều tra có thể nghe thấy rất nhiều tiếng cưa máy đang hoạt động. Hoạt động đốt nương làm rẫy ở đầu tuyến rất nhiều, người dân do thiếu đất canh tác nên họ vào rừng chọn những chỗ thích hợp ở chân và sườn núi. Sau đó làm thành nương rẫy trồng ngô và sắn. Vào rừng được 1000m mà vẫn thấy những nương ngô của người dân. Những dấu vết phát quang bụi rậm, chặt cành thì rất nhiều vì người dân đi chăn thả gia súc nên luôn kèm theo những hoạt động đó. + Tác động của vật nuôi: Qua bảng ta cũng thấy được tác động của vật nuôi vào rừng lớn. Điểm trung bình của 3 tuyến là 1,5. Tác động này giảm dần khi đi sâu vào rừng. Dọc theo tuyến điều tra đều thấy những vết chân và phân của trâu bò. Khi lên đến gần đỉnh núi vẫn nhìn thấy một số đàn trâu có người đi chăn, những đám cây non bị trâu bò ăn và gặm cỏ. Bên cạnh đó, cũng phát hiện ra phân của chồn hôi, cầy…Những hoạt động chăn thả gia súc vào rừng và dùng trâu bò để vận chuyển gỗ gây ảnh hưởng và tác động rất mạnh đến rừng. Trong qua trình đi điều tra theo tuyến tôi có gặp hai thợ săn vác súng săn vào rừng đi săn, theo lời họ nói là đi bắn gà rừng và sóc. Trong các tuyến điều tra căn cứ vào 3 bảng đánh giá tác động của con người và vật nuôi lên sinh cảnh thông qua các giá trị trung bình ta cũng có thể nhận ra rằng tuyến điều tra 3 địa điểm tại khu vực rừng của Bản Chấu là tuyến có những tác động lớn nhất của người dân và vật nuôi lên sinh do ở đây rừng tự nhiên vẫn còn, một số những cây gỗ quý như: chò chỉ, chò công, Sến mật còn với số lượng ít. Đồng thời do đây là khu vực có vàng sa khoáng nên việc người dân tập chung khai thác là không thể tránh khỏi, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng: làm xói mòn đất, chặt cây rừng, làm ô nhiếm nguồn nước, ô nhiễm đất rừng do các hóa chất. Và ở đây tài nguyên mà con người có thể khai thác được là các nguồn lâm sản ngoài gỗ nhiều, người dân có thể vừa đi chăn trâu trong rừng vừa tranh thủ đi hái măng, đi lấy rau rừng làm thực phẩm. Đi cùng chúng tôi theo tuyến tại khu vực này là bác Nguyễn Văn Xuân một trong những gia đình nhận giao đất giao rừng nhiều nhất ở xã Sảng Mộc với diện tích là 300 ha cho biết: gia đình bác có một bãi làm vàng nằm trong khu vực rừng của gia đình, bác có thuê khoảng 20 người dân vào bãi khai thác và chúng tôi cũng trực tiếp được vào tận trong bãi vàng của gia đình bác chứng kiến cảnh khai thác. Qua đó giúp chúng tôi tận mắt nhìn nhận được rõ hơn những tác động của con người lên sinh cảnh của rừng và thấy được hậu quả nghiêm trọng do con người gây nên. 4.6. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên rừng Khu bảo tồn Hiện nay tình hình khai thác tài nguyên rừng rất mạnh và phổ biến đã dẫn đến việc làm cho tài nguyên rừng tại xã Sảng Mộc nói riêng và Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa nói chung đang bị suy giảm. Các hoạt động khai thác gỗ về làm nhà cửa, chuồng trại, khai thác gỗ củi đốt, săn bắn động vật rừng…Đốt rừng làm nương rẫy, ảnh hưởng tới tài nguyên rừng đã và đang diễn ra liên tục. Qua điều tra của Ban quản lí khu bảo tồn cho thấy có tới 32,9% các hộ thường xuyên có người vào rừng khai thác xâm hại tới tài nguyên rừng. Đặc biệt, tình hình lâm tặc bên ngoài cấu kết với người dân hám lợi để khai thác, buôn bán và vận chuyển các loại lâm sản ngày càng tinh vi và phức tạp. Một số nguyên nhân có thể thấy dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng bị suy giảm là: - Nhu cầu đời sống nhân dân đòi hỏi ngày càng cao trong khi trình độ sản xuất thấp, diện tích đất được sử dụng để sản xuất nông nghiệp còn hạn chế do đó người dân phải lợi dụng nguồn lợi tự nhiên, khai thác tài nguyên sẵn có để có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân và gia đình. - Ý thức của phần lớn người dân trong xã chưa cao, nhận thức của họ về hậu quả của việc khai thác rừng và sử dụng tài nguyên rừng không đúng mục đích còn hạn hẹp. Công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp còn thiếu hạn chế và thiếu hiệu quả. - Chính sách hưởng lợi từ rừng chưa được quy định rõ, khi tham gia nhận đất bảo vệ rừng người dân được nhận số tiền là 200.000đ/ha/năm, như vậy là quá ít và không đảm bảo chi trả cho cuộc sống hằng ngày của họ và đến năm 2010 thì khoản tiền này cũng đã bị cắt. Do đó công tác giao đất, giao rừng còn thiếu hiệu quả. - Lực lượng bảo vệ rừng chưa kiểm soát nổi tình hình ở địa phương. Do địa bàn hoạt động lâm nghiệp rộng lớn có địa hình chia cắt phức tạp cùng với đó là lực lượng kiểm lâm còn mỏng và yếu do đó việc kiểm tra canh gác rừng còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng phá rừng vẫn diễn ra thường xuyên. - Các vụ xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, chưa xử lý nghiêm minh gây ra hiện tượng lâm tặc coi thường pháp luật và chống đối người thi hành công vụ với mức độ phổ biến và ngày càng hung hãn hơn. - Chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ, một số chính sách còn bất cập và luôn thay đổi, chưa tạo động lực mạnh thu hút người dân và cộng đồng địa phương tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. 4.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của người dân và phát huy những tác động tích cực Thực tế cho thấy việc quản lý bảo vệ rừng được thực hiện tốt khi đời sống của người dân sống trong và gần rừng phải được cải thiện về mọi mặt, đặc biệt là thu nhập kinh tế hộ gia đình. Những ham muốn vật chất, các ứng xử, hành vi vi phạm của con người đến tài nguyên rừng và môi trường cũng xuất phát từ những nhu cầu hàng ngày mà ra. Khi đời sống vật chất khó khăn người dân chỉ nghĩ đến những cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến những hậu quả của mình để lại trong tương lai. Trên cơ sở thực tế đó tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: - Nâng cao đời sống người dân, nhất là những người sống trong khu và gần rừng. Cần tìm ra biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người dân, giúp họ ổn định cuộc sống như vậy việc bảo vệ rừng mới có hiệu quả. + Tiếp tục chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc trong xã. Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, ổn định vùng kinh tế để người dân tăng thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.. + Phát triển sản xuất nông nghiệp: Nhà nước cần đầu tư xây dựng thêm hệ thống tưới tiêu để cung cấp đủ nước cho các hoạt động sản xuất cho người dân trong xã, giúp người dân chủ động nước tưới, tăng diện tích trồng lúa hai vụ. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật về giống và thâm canh tăng vụ, trồng xen, gối các loại cây. Thử nghiệm để đưa các giống cây có giá trị cao trồng trên địa bàn. Mục đích tăng sản lượng trên một đơn vị sản xuất hơn là tăng về diện tích vì tăng về diện tích thì xâm hại tới đất rừng. Có thể nghiên cứu việc trồng các loại lâm sản ngoài gỗ như trồng các loại rau rừng, các loại nấm và măng để giảm áp lực vào tài nguyên rừng. + Phát triển chăn nuôi: thay đổi hình thức chăn nuôi cũ, khuyến khích chăn nuôi tập trung hạn chế chăn thả bừa bãi gia súc lên rừng. Xây dựng các mô hình kết hợp VAC, mô hình nông lâm kết hợp. Đưa con giống mới có năng suất cao. + Phát triển sản xuất lâm nghiệp: tăng cường chính sách về vốn cho người dân trồng và chăm sóc rừng. Khuyến khích trồng rừng, tăng cường khoán khoanh nuôi bảo vệ cho cộng đồng, tổ chức địa phương, người dân với những quy ước, hương ước rõ ràng, gắn liền lợi ích để người dân tự giác bảo vệ rừng. Xây dựng mô hình kinh doanh rừng. Có thể trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng vừa góp phần tăng thêm thu nhập vừa tận dụng không gian dinh dưỡng, lấy ngắn nuôi dài để hạn chế việc vào rừng khai thác. + Phát triển nghành nghề phụ để tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng như: gây trồng các loài măng bát độ, măng điền trúc, đan lát những vật dụng (bồ, giỏ, dế, rổ, nia…) đem bán, gây trồng và chế biến các cây dược liệu, nuôi nhím - Sử dụng nguyên liệu thay thế và tiết kiệm năng lượng: Hạn chế việc sản xuất và sử dụng các vật dụng, các loại trang thiết bị trường học, văn phòng (bàn, ghế, cửa..) bằng gỗ cần được thay thế bằng các vật liệu nhân tạo (sắt, nhôm, gỗ dán, ván ép…). Chuyển giao công nghệ và ứng dụng các loại bếp đun tiết kiệm để có thể giảm áp lực về vấn đề gỗ củi của người dân lên tài nguyên rừng. - Quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội chính vì vậy mà công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác QLBVR là nhiệm vụ hàng đầu, là khâu then chốt để giữ rừng tận gốc. + Tuyên truyền phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng. Đưa các nội dung bảo vệ rừng và tài nguyên rừng vào các chương trình đào tạo. Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng. Vận động các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã. + Tăng cường giáo dục dân số, áp dụng các biện pháp kiểm soát kế hoạch hóa gia đình. Thực tế cho thấy dân số đông là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói và tình trạng đốt nương làm rẫy nhất là ở những vùng đồng bào dân tộc, do vậy giáo dục dân số là biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân miền núi và làm giảm áp lực dân số lên tài nguyên rừng. + Thường xuyên vận động các phong trào thi đua, xây dựng làng văn hóa trong đó cam kết về bảo vệ rừng, không săn bắn, chặt phá là những chỉ tiêu quan trọng. Xây dựng cam kết, hương ước quản lí bảo vệ rừng cho địa phương. Vận động những người già có uy tín trong các xóm, thôn (trưởng thôn, trưởng họ, già làng…) làm các tuyên truyền viên. + Công tác QLBVR trên địa bàn xã đã cần được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường lực lượng bảo vệ rừng tuần tra canh gác, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm. + Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho diện tích đất lâm nghiệp trên toàn xã đều có chủ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khuyến khích cộng đồng cùng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng. PHẦN5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Diện tích đất lâm nghiệp của xã Sảng Mộc là 9.107,74 ha chiếm 94,38% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, đất sản xuất nông nghiệp là 235,59 ha chiếm 2,52% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước là 102,71 ha chiếm 43,59% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. - Nhóm lao động ở độ tuổi 25-50 tuổi chiếm 55,72% tổng lao động, đây là lực lượng lao động chính của gia đình, nhóm lao động ở độ tuổi >50 vì họ là những người có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức lấy các loại cây trong rừng về làm thuốc, nhóm lao động ở độ tuổi 16 – 25 cũng là những đối tượng có tác động mạnh vào rừng, nam giới có thể đi khai thác gỗ cùng những người có tuổi trong gia đình, làng xóm còn nữ giới chủ yếu là vào rừng lấy măng và lấy củi, còn lại là nhóm <16 tuổi thì ít tác động vào rừng hơn do còn đang đi học, thời gian hạn hẹp. - Có 21 loài cây nguời dân hay khai thác để làm nhà và để bán, những năm trước đây họ thường hay sử dụng Nghiến, Trai lý, Chò chỉ để làm nhà vì những loài cây này gỗ rất tốt, có những cây gỗ Nghiến đường kính lên đến gần 2m. - Người dân khai thác từ rừng chủ yếu là rắn, các loại chim, sóc, dúi…Người dân thường bắt những loài động vật này bằng cách bắn hoặc bẫy. Trong xã có nhiều hộ có súng săn tự làm hoặc được để lại từ thời ngày xưa. Dụng cụ săn bắt thô sơ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người đi săn là chính. - Có 30 loài cây được người dân sử dụng làm củi nhiều nhất, tổng khối lượng của cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ và gỗ bụi chiếm khoảng 72,26% tổng số gỗ củi, nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc rừng hiện tại mà còn ảnh hưởng tới tương lai. - Trong 17 loài đượ sử dụng làm thực phẩm và thức ăn gia súc thì các loại măng được người dân khai thác nhiều nhất vào mùa mưa tại các khu rừng tự nhiên và rừng nhà để sử dụng và đem bán, đây là hoạt động tác động mạnh vào tài nguyên rừng. - Có 28 loài cây thường được người dân sử dụng làm thuốc, trong đó có những loài rất quý như: tắc kè, hoàng lực…Hầu hết những cây thuốc này phải kết hợp với nhau để tạo thành bài thuốc do các thầy thuốc bốc. Những cây này chủ yếu là mọc trên rừng tự nhiên. 5.2. Kiến nghị Ban quản lý Khu bảo tồn nói chung và UBND xã nói riêng cần tìm hiểu thêm về các vấn đề còn tồn tại trong nhân dân đặc biệt là với người dân xóm Mỏ Trì là một xóm vùng sâu và người dân hầu như là người từ địa phương khác chuyển đến nên họ vẫn có những phong tục tập quán riêng để từ đấy có thể đưa ra những giải pháp cụ thể cho công tác QLBVR.. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục cho người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng. Nâng cao ý thức tự giác của người dân. Cần thực hiện việc giao các diện tích đất rừng mà UBND xã đang quản lý cho các hộ gia đình cá nhân, các tổ chức quản lý để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc QLBVR. Để có thể phát triển bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý, UBND xã với người dân sống trong và gần rừng vì việc QLBVR có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào những người dân sống trong và gần rừng đặc biệt là người dân sống trong rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO *) Tài liệu tiếng Việt 1).Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật 2).Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), "Đa dạng sinh học và bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam", Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3).Bộ NN&PTNT, chương tŕnh Birdlife Quốc tế tại Việt Nam, với sự hỗ trợ tài chính của Đại xứ quán Vương quốc Hà Lan, Hà Nội và Ngân hàng Thế giới (2004), Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam (tái bản lần thứ 2), Sản phẩm của dự án: Hỗ trợ phát triển ngành Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 4).Hoàng Đăng Hùng (2006), Khảo sát một số yếu tố kinh tê, xă hội ảnh hưởng đến bảo tồn Đa dạng sinh học tai Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5).Hồ Ngọc Sơn (2004), Bài giảng bảo tồn Đa dang sinh học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 6).Hương Thảo tổng hợp (2010), Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng trên thế giới, tháng 5 năm 2010. 7).Lê Mộng Chân, Nguyễn Văn Huy (1996), Khoa học tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 8).Nguyễn Đức Hoàn (2009), Điều tra tác động của người dân tới khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng -Vơ Nhai - Thái Nguyên, chuyên đề tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 9).Nguyễn Huy Dũng, Hồ Mạnh Tường, Rowena Soriaga, Peter Walpole (2005), Sự trở về của rừng trên núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu với sự công tác của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng với Mạng lưới Rừng Châu Á. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.) 10).Nguyễn Tiến Dũng (2007), Bài giảng Đa dạng sinh học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,(tr 104-135) 11).Nguyễn Thị Thoa (2005), Bài giảng động vật rừng và lâm sản ngoài gỗ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 12).Nguyễn Thị Thoa, Lê Văn Phúc, Trần Quốc Hưng 2010), "Đánh giá những tác động tiêu cực của người dân xă Vũ Chấn tới tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - phượng hoàng, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (11), tr 23-31.) 13).Nguyễn Bá Ngãi (2003), "Nghiên cứu về sự phụ thuộc của các cộng đồng địa phương vào phân khu hục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (11), tr 1436-1440.) 14).Trần Duy Rương (2001), "Phương pháp vạch tuyến điều tra tác động của con người lên hệ động thực vật và ước lượng khoảng cách điều tra ở VQG Bến En", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2), trang 29-30. *) Tài liệu tiếng Anh 15).Emery, Marla and Rebecca J. McLain; (editors). 2001. Non-Timber Forest Products: Medicinal Herbs, Fungi, Edible Fruits and Nuts, and Other Natural Products from the Forest. Food Products Press: Binghamton, New York. 16).Oilwatch &World Rainforest Movement (2004), Protected Area Protected Against Whom?, Web page of the World Rainforest Movement, Uruguay.) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2012 17 Bảng 3.1 Bảng hỏi về việc sử dụng tài nguyên 26 Bảng 4.1. Phân công lao động theo độ tuổi 33 Bảng 4.2: Tình hình khai thác và sử dụng cây gỗ 39 Bảng 4.3: Tình hình săn bắt động vật 40 Bảng 4.4: Danh lục một số loài cây thường được dùng làm củi 41 Bảng 4.5: Tình hình khai thác,sử dụng rau ăn và thức ăn cho gia súc 45 Bảng 4.6: Tình hình khai thác cây làm thuốc 48 Bảng 4.7. Tác động của con người lên vật nuôi và sinh cảnh Error! Bookmark not defined. Bảng 4.8. Tác động của con người lên vật nuôi và sinh cảnh Error! Bookmark not defined. Bảng 4.9. Tác động của con người lên vật nuôi và sinh cảnh Error! Bookmark not defined.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_trangpro_149.doc
Luận văn liên quan