Đề tài Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

+ Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Tham mưu trong việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch. + Sở Xây Dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng cũng như các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật + Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị quy hoạch quỹ đất và có kế hoạch sử dụng quỹ đất hàng năm, 5 năm, 10 năm trình UBND thành phố phê duyệt, nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. + Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của thành phố. + Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục.

docx74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu vốn đầu tư trong du lịch Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng thu nhập của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10 - 15%; ăn uống: 60 - 65%; vận chuyển du lịch: 20 - 25%; bán hàng hoá lưu niệm: 65 - 70%; dịch vụ khác: 15 - 20%; tính trung bình khoảng 65 - 70%), khả năng đóng góp của ngành du lịch Hà Nội trong tổng GDP của Thành phố theo các phương án được trình bày ở bảng sau: Bảng 10: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015 Stt Hạng mục Đv tính 2010 2015 Tăng trưởng BQ 2010-2015 1 Tổng giá trị GDP của Thủ đô Hà Nội (giá so sánh 1994) Triệu USD 11.550 18.600 10.00% 2 Tốc độ tăng trưởng GDP Hà Nội %/năm - 10,00 3 Tổng giá trị GDP Khối Dịch vụ Hà Nội (1) Triệu USD 6.060 10.030 10.60% 4 Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Hà Nội TỷVND 31.920 Triệu USD 1.520 5 Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch Hà Nội %/năm - 11 6 Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP của Hà Nội % 7,80 8,20 7 Hệ số ICOR cho du lịch - - 4 8 Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội Tỷ VND - 52.080 Triệu USD - 2.480 Nguồn : - (1) Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2030. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch. - Tỷ giá 1 USD = 21.000 VNĐ Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của Hà Nội (theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030) là 8,6 cho giai đoạn 2011 - 2015. Đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hiệu quả đầu tư thường cao hơn (bởi vì việc đầu tư cho hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch… đã được các ngành khác đầu tư), nên dự kiến tỷ lệ ICOR du lịch Hà Nội là 4,0 cho thời kỳ 2011 - 2015 (việc tính hệ số đầu tư theo chỉ số ICOR cần phải tính đến hệ số trượt giá, nhưng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chưa đầy đủ, các số liệu dự báo ở đây không đề cập đến). Ngành du lịch Hà Nội cần đầu tư trong thời kỳ đến năm 2015 là 2.480 triệu USD. Thời kỳ này một mặt cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có, mặt khác cần tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.Đây là một số lượng vốn không nhỏ đối với một ngành kinh tế. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường, cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch... Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết... Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015 được dự kiến và tính toán ở bảng sau: Bảng 11: Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015 Đơn vị tính: Triệu USD Hạng mục Giai đoạn đến 2015 Vốn từ ngân sách Nhà nước cho CSHT, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi trường… (5%) 124,00 Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch (15%) 372,00 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (20%) 496,00 Vốn tư nhân (20%) 496,00 Vốn liên doanh trong nước (20%) 496,00 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài (20%) 496,00 Tổng cộng 100% 2.480,00 (Nguồn: Viện NCPT Du lịch) 4. Dự báo về nhu cầu khách sạn Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau: (Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình) Số phòng cần có = __________________________________________________________________________ (365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường trong năm) phòng trung bình năm) trungbình/phòng) Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Hà Nội năm 2010 là 2,1 ngày đối với khách quốc tế và 1,6 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, số ngày lưu trú trung bình của khách dự kiến sẽ tăng lên đáng kể, cụ thể số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,5 ngày và khách nội địa vào khoảng 1,8 ngày. Công suất sử dụng phòng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hà Nội đạt khoảng trên 60% (năm 2010). Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm sẽ đạt 65% vào năm 2015. Về số giường trung bình trong một phòng, theo xu hướng chung hiện nay thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/phòng (tương ứng với 2 khách lưu trú). Xu hướng này phù hợp với khách quốc tế, đặc biệt là khách đi theo tour. Tuy nhiên, đối với phần lớn khách du lịch nội địa đến Hà Nội, do tính chất, xu hướng và mục đích của chuyến đi (đi theo gia đình, nhóm… với mục đích lễ hội - tâm linh, tham quan), nên thông thường họ thường lưu trú 2 - 3 người/phòng khách sạn. Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015 là 39 500 phòng. Bảng 12: Dự báo nhu cầu khách sạn của Hà Nội đến năm 2015 Đơn vị tính: Phòng Stt Hạng mục 2015 1 Nhu cầu cho khách quốc tế 13.000 2 Nhu cầu cho khách nội địa 26.500 3 Cộng 39.500 4 Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%) 65 (Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch) 5. Nhu cầu lao động Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực vùng Đồng bằng Sông Hồng là 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo là 1 lao động trực tiếp kèm theo 2 lao động gián tiếp. Tuy nhiên, ở Hà Nội hệ thống các khách sạn cao cấp 3 - 5 sao chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên hệ thống các dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, và theo đó tỷ lệ lao động trực tiếp/phòng khách sạn sẽ cao hơn. Theo đó, các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015 như sau: nhu cầu lao động 241.500 người, lao động trực tiếp 80.500 người. Bảng 13: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội đến năm 2015 Đơn vị: Người Stt Hạng mục 2015 1 Lao động trực tiếp trong du lịch 80.500 2 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 161.000 3 Tổng cộng 241.500 4 Tỷ lệ lao động bình quân/phòng khách sạn 1,60 (Nguồn: - Viện NCPT Du lịch) Bảng 14: Dự báo nhu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo của Hà Nội đến năm 2015 Đơn vị: Người Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Tổng số lao động trực tiếp trong du lịch 80.500 1 Trình độ trên đại học 2.392 2 Trình độ đại học, cao đẳng 16.532 3 Trình độ trung cấp 12.748 4 Trình độ sơ cấp 14.608 5 Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) 34.220 ( Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch) PHẦN 4: CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực Bảng 15: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực STT Lĩnh vực đầu tư Tỷ trọng (%) Vốn (Tỷ USD) Tổng mức đầu tư 100 2,48 1 Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 70 1,736 2 Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu DL HN 12 0,298 3 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DL 5 0,124 4 Phát triển nguồn nhân lực DL 5 0,124 5 Phát triển, đa dạng hóa dịch vụ DL 3 0,074 6 Bảo vệ môi trường DL 3 0.074 7 Các lĩnh vực khác 2 0,050 II. Các chương trình ưu tiên đầu tư 1. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Định vị sản phẩm DL đặc thù: Sở du lịch Hà Nội lập ra một nhóm chuyên nghiên cứu về đặc trưng của thủ đô. Nhóm nghiên cứu gồm những người có am hiểu về văn hóa cũng như lịch sử của Hà Nội và các kỹ năng chuyên môn trong việc nghiên cứu điều tra cũng như kiến thức về du lịch. Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên dành cho 2 đối tượng: người dân Hà Nội và du khách đã tới Hà Nội. Điều tra người dân Hà Nội để nhằm tìm ra điều gì họ cho rằng là nét văn hóa đặc trưng của thủ đô, cần được giới thiệu rộng rãi tới khách du lịch. Bên cạnh đó, điều tra về du khách đã từng tới Hà Nội nhằm tìm hiểu về ấn tượng của họ về Hà Nội, những gì họ cho là nét đặc thù của Hà Nội cần được bảo tồn và phát huy. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 300 triệu USD. Nâng cao chất lượng các sản phẩm DL đặc thù của Hà Nội + Bảo tồn và phát huy giá trị của sản phẩm đặc thù. + Phát triển mạng lưới giao thông và công trình công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sản phẩm đặc thù. + Phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 1.036 triệu USD. Quảng bá hình ảnh sản phẩm DL đặc thù: + Xây dựng hình ảnh cho sản phẩm đặc thù. + Thiết kế các chương trình quảng bá quy mô lớn, phương thức ấn tượng. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 400 triệu USD. 2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 40 triệu USD. Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội + Xây dựng chương trình quảng bá qua các website, mạng xã hội,… + Xây dựng chương trình quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 118 triệu USD. Sự kiện du lịch + Tham gia các hội chợ xúc tiến DL. + Tổ chức các festival về DL HN, các chương trình giao lưu văn hóa, DL với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 140 triệu USD. 3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn HN. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng. Cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố HN. Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 124 triệu USD. 4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng về IT cho nhân viên. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức. Xây dựng và đề xuất các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc trong bộ máy quản lý du lịch của Thành phố Hà Nội. Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 124 triệu USD. 5. Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ DL Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ DL. Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ DL mới. Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 74 triệu USD. 6. Bảo vệ môi trường DL Xử lý, cải tạo các sông, hồ bị ô nhiễm. Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 74 triệu USD. 7. Các lĩnh vực khác Xây dựng các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về văn minh DL và bảo vệ môi trường. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các nghị định, quy định, thông tư… Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 50 triệu USD. PHẦN 5: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung - Xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch của Hà Nội. Phát hiện, xác định được những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao. - Xây dựng được thương hiệu du lịch Hà Nội ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Hà Nội trong nước và trên thế giới, nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. - Nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý; cải cách chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Hà Nội phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành du lịch Hà Nội. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2013 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 7 sản phẩm du lịch tiêu biểu, xác định được sản phẩm du lịch tiêu biểu phù hợp với từng thị trường/nhóm thị trường trọng điểm của du lịch Hà Nội. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái... theo định hướng phát triển bền vững. - Hỗ trợ được 40% tổng số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội trong việc khai thác, phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội thông qua hình thức các nhóm doanh nghiệp cùng liên kết xây dựng khai thác một loại hình sản phẩm; liên kết với các công ty lữ hành tại các địa phương trên cả nước và các công ty lữ hành quốc tế; triển khai chương trình kích cầu du lịch trên cơ sở kết hợp với các hãng hàng không, các cơ sở cung ứng dịch vụ, các trung tâm mua sắm... - Đến năm 2015, hỗ trợ 100% các điểm du lịch trọng điểm của du lịch hà nội triển khai được chương trình nâng cao chất lượng môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn) góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2012 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động 3.1. Dự án 1: Định vị sản phẩm du lịch đặc thù Sở du lịch Hà Nội lập ra một nhóm chuyên nghiên cứu về đặc trưng của thủ đô. Nhóm nghiên cứu gồm những người có am hiểu về văn hóa cũng như lịch sử của Hà Nội và các kỹ năng chuyên môn trong việc nghiên cứu điều tra cũng như kiến thức về du lịch. Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên dành cho 2 đối tượng: người dân Hà Nội và du khách đã tới Hà Nội. - Điều tra người dân Hà Nội để nhằm tìm ra điều gì họ cho rằng là nét đặc trưng của thủ đô, cần được giới thiệu rộng rãi tới khách du lịch. - Điều tra về du khách đã từng tới Hà Nội bao gồm khách nội địa và khách quốc tế nhằm tìm hiểu về ấn tượng của họ về Hà Nội, những gì họ cho là nét đặc thù của Hà Nội cần được bảo tồn và phát huy. Thực hiện công tác đánh giá thực trạng các khu du lịch, điểm du lịch để có thể đánh giá được tiềm năng phát triển khi tiến hành đưa các địa điểm du lịch này trở thành sản phẩm du lịch đặc thù xem có phù hợp với nguồn lực mà dự án có không. Nghiên cứu, tổ chức các chương trình khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia để lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch Hà Nội tiêu biểu, đặc thù có chất lượng cao để tạo điểm nhấn thu hút khách và đảm bảo việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả khai thác tài nguyên. Trong đó ưu tiên vào các sản phẩm du lịch: - Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, tập trung vào các loại hình như tham quan di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng. - Du lịch sinh thái tập trung vào các sản phẩm: Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan. - Du lịch vui chơi giải trí: Tập trung hình thành các khu vui chơi giải trí như Khu vui chơi giải trí tổng hợp Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì, Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí Thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn. - Du lịch MICE gồm: Các sự kiện chính trị quốc tế, các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên, các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch... - Du lịch nghỉ dưỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Sóc Sơn. - Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng. Dự kiến kinh phí cho dự án : 300 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011, thời gian dự kiến hoàn thành dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2012. 3.2. Dự án 2: Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội Sau khi đã xác định được các sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Hà Nội sẽ tiến hành lập đề án Bảo tồn và phát huy giá trị của sản phẩm đặc thù theo định hướng phát triển bền vững. Để phát triển du lịch đặc thù Hà Nội cần lưu ý tới một số giải pháp cụ thể sau : - Quy hoạch tổ chức không gian du lịch phải phù hợp với Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định pháp lý được quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan. - Quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch và quản lý tác động của hoạt động du lịch căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các điểm du lịch. - Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch. - Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp với đặc thù của điểm du lịch nhằm đảm bảo đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả tránh việc đầu tư dàn trải. - Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như nguồn lực của thành phố để phát triển tiềm năng du lịch tại các địa điểm sản phẩm du lịch đặc thù. Phát triển mạng lưới giao thông và công trình công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sản phẩm đặc thù. Đầu tư xây dựng đường xá, các công trình giao thông dẫn tới các địa điểm du lịch đặc thù. Xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng, các công trình hỗ trợ cho du lịch, đầu tư nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch; khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực quản lý lữ hành, vận chuyển, khách sạn, quảng bá du lịch. Phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm. Xây dựng thêm hệ thống nhà chờ, ghế nghỉ; phát triển hệ thống các cửa hàng phục vụ đồ ăn, uống giá rẻ; bố trí khu vực tủ gửi đồ miễn phí… - Nâng cao chất lượng hoạt động của các hạng mục vui chơi giải trí hiện tại, tăng tần suất các chương trình biểu diễn nghệ thuật; tăng công suất hoạt động của các trò chơi tại công viên nước, khu trò chơi trong nhà và ngoài trời. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hà Nội xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Định kỳ tổ chức một số chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch đặc biệt chú trọng các chương trình bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên. Tổ chức một số chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch, cộng đồng các địa phương tại các điểm du lịch. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh và phổ biến những nội dung quy định của Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan đến du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý du lịch. - Xây dựng cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt các đơn vị, cá nhân chủ quản các khu, điểm du lịch vi phạm các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. - Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy du lịch phát triển: chính sách thu hút đầu tư vào các trọng điểm du lịch. - Triển khai các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực quản lý ngành du lịch Hà Nội. Dự kiến kinh phí cho dự án: 1.036 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.3. Dự án 3: Quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch đặc thù. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống thương hiệu bao gồm: thương hiệu du lịch vùng, Hà Nội, thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù, thương hiệu doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. - Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội. Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu du lịch. - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Hà Nội. - Xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ truyền thông thương hiệu du lịch Hà Nội. - Xây dựng một kế hoạch cụ thể về các công tác thuê chuyên gia, công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo chuyên chuyên nghiệp tư vấn, thực hiện một số hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch Hà Nội tại các địa phương khác và nước ngoài ví dụ  hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, tối ưu hóa website (SEO), mạng xã hội, online banner, tổ chức các tuần lễ văn hóa, ngày hội văn hóa …. Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch. - Tổ chức các chương trình, sự kiện du lịch lớn trong và ngoài nước để truyền thông thương hiệu du lịch Hà Nội. - Tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch hình ảnh du lịch HN đến các du khách nước ngoài. Dự kiến kinh phí cho dự án: 400 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. II. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hà Nội 1.Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Quảng bá rộng khắp hình ảnh du lịch Hà Nội trên cả nước cũng như trên thế giới, tạo ấn tượng về du lịch Hà Nội với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Hà Nội trong mắt du khách. 1.2. Mục tiêu cụ thể Đến năm 2015 xây dựng thành công thương hiệu du lịch Hà Nội và tổ chức các hoạt động phát triển thương hiệu. 70% các nước trên Thế giới biết đến du lịch Hà Nội như một điểm đến hứa hẹn nhiều khám phá và ấn tượng. 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động 3.1. Dự án 1: Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách, cơ chế bảo vệ, chia sẻ lợi ích và phát triển thương hiệu du lịch sau khi đã được công nhận. Dự kiến chi phí cho dự án: 40 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.2. Dự án 2: Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội 3.2.1. Quảng bá qua mạng Internet Xây dựng website giới thiệu thông tin về du lịch Hà Nội: Việc tiến hành xây dựng website riêng giới thiệu về hình ảnh du lịch Hà Nội là việc cần thiết. Website cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng với người truy cập và cần phải có đầy đủ mọi thông tin từ điểm tham quan đến các dịch vụ cần thiết. Cụ thể website cần có: Các điểm tham quan: Các công trình kiến trúc lâu đời, di tíchlịch sử, văn hóa như Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành ốc Cổ Loa, làng cổ Đường Lâm... Các điểm tham quan nổi tiếng như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Hồ Gươm, Hồ Tây, khu phố cổ Hà Nội... Các khu du lịch sinh thái như Ao Vua, Tản Đà, Khoang Xanh, Thiên Sơn Suối Ngà... Các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Hà Đông, làng gỗ mỹ nghệ ở Thường Tín, làng nghề mây tre đan ở Mê Linh... Các điểm vui chơi giải trí: Các khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn, công viên nướcHồ Tây... Các công viên như công viên Thủ Lệ, công viên Lênin, công viên Thống Nhất... Các khu trung tâm thương mại như Vincom Center, Tràng Tiền Plaza, Parkson, The Garden... Các lễ hội truyền thống như: Lễ hội đền Cổ Loa diễn ra hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch(chính hội là ngày mùng 6) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội Phù Đổng được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Tư âm lịch hàng năm với nhiều diễn trận tái hiện sự tích, các trò chơi dân gian như lễ cắm cờ, mừng thắng trận, cáo trời đất… Lễ hội đền Hai Bà Trưng là lễ hội lớn được nhiều nơi tổ chức như đền Hát Môm, huyện Phúc Thọ; đền Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng và lớn nhất là lễ hội đền Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội Đống Đa hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 tết Nguyên Đán, là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, chùa Đồng Quang. Các điểm ăn uống và nghỉ ngơi: Danh sách các khách sạn, nhà nghỉ. Danh sách các nhà hàng, quán ăn. Phương tiện đi lại: Danh sách các hãng taxi hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Lộ trình các tuyến xe bus và điểm dừng. Các dịch vụ khác: Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Tên và địa chỉ các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố. Dịch vụ thẩm mĩ, làm đẹp: Tên các thẩm mĩ viện, các trung tâm yoga, các câu lạc bộ thể dục thẩm mĩ...trên địa bàn thành phố. Danh sách các công ty du lịch ở Hà Nội. Quản lý website: Thường xuyên cập nhật đầy đủ các thông tin trên website. Luôn có người trực website và sẵn sàng tư vấn trực tuyến cho du khách khi muốn tìm hiểu thêm thông tin về Hà Nội. Đặt quảng cáo website du lịch Hà Nội ở những trang web có lượng truy cập nhiều và uy tín như dantri.vn, vietnamexpress... 3.2.2. Quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền hình địa phương, truyền hình kĩ thuật số, báo viết, các phương tiện giao thông công cộng (xe bus, taxi, xe khách...), bảng quảng cáo... Quảng cáo qua kênh CNN với gói quảng cáo hàng nghìn lần phát mỗi năm để giảm giá nhiều và được thêm các chương trình thưởng (bonus). Chia thành nhiều chiến dịch quảng cáo (3-4 chiến dịch mỗi năm), mỗi ngày trong chiến dịch phát quảng cáo 5-10 lần để tăng cơ hội mang thông điệp đến nhiều đối tượng xem khác nhau. Dự kiến kinh phí cho dự án: 118 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.3. Dự án 3: Tổ chức các chương trình, các festival du lịch và tham gia vào các sự kiện giao lưu du lịch, văn hóa cả trong và ngoài nước. Tổ chức lễ hội festival du lịch Hà Nội. - Địa điểm tổ chức: Hồ Hoàn Kiếm - Mục đích: Giới thiệu các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung. - Hoạt động của lễ hội: + Biểu diễn các màn nghệ thuật âm nhạc cổ truyền, tái hiện lại hoạt cảnh Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, cảnh vinh quy bái tổ, cảnh đám cưới cổ Việt Nam diễu hành bằng xích lô… + Dựng lại các khung cảnh chợ quê xưa với quang gánh, ghế gỗ, áo tứ thân, cơm nắm, bánh nếp, bánh lá, bún chả… những món ăn rất Hà Nội. Tham gia các sự kiện giao lưu du lịch, văn hóa lớn ở trong nước cũng như thế giới như các hội chợ du lịch quốc tế lớn được tổ chức như ITB Berlin ở Đức, WTM ở Anh, Top Resa ở Pháp, Trade Show ở Mỹ, JATA ở Nhật Bản... Dự kiến kinh phí cho dự án: 140 triệu USD Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. III. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành du lịch Hà Nội 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung - Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết và lộ trình cụ thể về bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di sản văn hóa, các điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông đến di tích, phương tiện giao thông, hệ thống các công trình công cộng như nhà vệ sinh, nơi gửi xe,… - Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước trên toàn thành phố Hà Nội. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Đến đầu năm 2012 hoàn thành phê duyệt các Đề án: Đề án cải tạo, nâng cấp một số tuyến phố tại nội đô Hà Nội, đề án cấp thoát nước thủ đô, đề án quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội,đề án thí điểm tổ chức một số tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020. - Đến đầu năm 2012 hoàn thành phê duyệt các Kế hoạch: Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống nhà vệ sinh công cộng. - Đến đầu năm 2015 đưa vào sử dụng một số tuyến phố đi bộ trên địa bàn Hà Nội, các công trình công cộng, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước,đưa vào hoạt động các điểm đỗ gửi xe, phát triển hệ thống giao thông tên toàn thành phố. 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động 3.1. Dự án 1: Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội - Xây dựng các tuyến phố đi bộ tại khu vực quận Hoàn Kiếm, Ba Đình… - Hoàn thành bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông. Khởi công xây dựng một số bãi đỗ cao tầng, bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô. Tiếp tục sắp xếp lại các bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố. - Thực hiện tốt công tác tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông; điều tiết hoạt động xe taxi, xe tải vào một số tuyến phố, vào một số giờ nhất định trong ngày. Dự kiến kinh phí cho dự án : 70 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.2. Dự án 2: Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng - Xây mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, dọc các đường phố, bố trí ở những nơi hợp lý, thuận tiện mà vẫn đảm bảo mỹ quan của thành phố. - Đôn đốc các đơn vị quản lý các khu, điểm du lịch triển khai xây dựng hoặc chỉnh trang, nâng cấp các công trình vệ sinh công cộng hiện có đạt chuẩn. Theo quy định tạm thời, ngoài những yêu cầu chung như phải đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại tại QCVN 01:2011/BYT, có biển báo NVS công cộng rõ ràng, bằng tiếng Việt và tiếng Anh được đặt ở nơi dễ thấy…; NVS công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch còn có thêm các tiêu chuẩn chi tiết hơn, ví dụ như ở mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật nếu có điều kiện cùng các yêu cầu cụ thể khác về thiết kế kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, mức độ phục vụ và vệ sinh… - Tăng cường công tác quản lý, giám sát để dự án được đưa vào sử dụng một cách nhanh nhất và có hiệu quả lâu dài. Dự kiến kinh phí cho dự án : 20 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.3. Dự án 3: Cải tạo hệ thống cấp, thoát nước của thành phố Hà Nội Hạ tầng cấp nước: - Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống mạng truyền dẫn và phân phối cho các khu vực còn thiếu mạng lưới cấp nước, sử dụng hết công suất của nhà máy nước sông Đà. - Khởi công, triển khai các dự án: Dự án cấp nước các khu vực còn lại của huyện Thanh Trì, dự án cấp nước quận Hà Đông.  - Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước, tiếp tục chống thất thu, thất thoát nước sạch. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: - Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu thuộc Dự án thoát nước giai đoạn 2. Hoàn thành thi công Cải tạo đường bờ phải sông Tô Lịch. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bẩy Mẫu (công suất 13.000 m3/ngày đêm); Cơ bản hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây (công suất 7.000 m3/ngày đêm). - Tiếp tục chỉ đạo UBND các quận, huyện và các đầu tư triển khai các dự án Cải tạo môi trường các hồ giai đoạn II. - Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa), Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh Trì. Dự kiến kinh phí cho dự án : 34 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. IV. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung - Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch Hà Nội, bao gồm: đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn – nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch... , lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2015, 90% đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch, cán bộ công tác trong các trường dạy du lịch được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý du lịch, cập nhật kiến thức mới, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu công tác; 50% đội ngũ lao động tại các công ty du lịch, khu du lịch, khu sinh thái, trong các khách sạn – nhà hàng… được bồi dưỡng, cập nhật thông tin, văn hóa ứng xử trong lĩnh vực du lịch. 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. - Tổ chức thi sát hạch cấp thẻ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. - Định kỳ tổ chức một số chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch đặc biệt chú trọng các chương trình bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên. - Định kỳ tổ chức các hội thi tay nghề, thi chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tập trung vào các nghề trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn du lịch... nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài. Dự kiến kinh phí cho chương trình: 124 triệu USD. Thời gian bắt đầu chương trình là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc chương trình là ngày 31 tháng 12 năm 2015. V. Phát triển đa dạng hóa các dịch vụ du lịch 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung - Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có, đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, nhằm đem lại sự hài lòng cho du khách, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội. - Phát triển thêm các hình thức dịch vụ du lịch mới nhằm thu hút khách DL đến Hà Nội. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2015, xây dựng và vận hành được ít nhất 5 chương trình quản lý chất lượng du lịch như quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ lữ hành du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ du lịch khác 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động 3.1. Dự án 1: Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có Xây dựng và vận hành các Chương trình quản lý chất lượng dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác...Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh du lịch đạt chuẩn phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch, cụ thể: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cử các cán bộ tới kiểm tra hoạt động của các khách sạn nhà hàng định kỳ 6 tháng 1 lần, đảm bảo các cơ sở này thực hiện đúng như cam kết kinh doanh, không có sai phạm nào trong quá trình kinh doanh và chất lượng khách sạn nhà hàng đảm bảo yêu cầu. - Tăng cường phối hợp công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với các cán bộ ở Sở Y tế Hà Nội ở các cơ sở có đăng ký kinh doanh nhà hàng, khách sạn định kỳ 6 tháng 1 lần. - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tiến hành thanh kiểm tra các đơn vị vận tải, cung cấp dịch vụ chuyên chở khách du lịch định kỳ 1 năm 2 lần, kiểm tra về chất lượng xe,trình độ chuyên môn của lái xe cũng như thái độ phục vụ của lái xe và nhân viên phụ lái. - Tổ chức cuộc điều tra với đối tượng là khách du lịch tới Hà Nội định kỳ 1 năm 1 lần về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ du lịch ở Hà Nội về các yếu tố như chất lượng các loại hình dịch vụ, chất lượng các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển… Các yếu tố này sẽ được bổ sung hàng năm và qua đó Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội lấy làm căn cứ để xác định các biện pháp nâng cao chất lượng du lịch. Dự kiến kinh phí cho dự án: 49 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.2. Dự án 2: Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những hình thức dịch vụ mới mẻ, phù hợp với các điểm du lịch Hà Nội. Thành lập đội điều tra thu thập ý kiến của khách du lịch tại các địa điểm du lịch về các nhu cầu của họ mà ở đó chưa đáp ứng hay chưa đáp ứng đủ.Việc điều tra sẽ được thực hiện 6 tháng 1 lần. Kết quả điều tra sẽ được các chuyên gia của Sở du lịch Hà Nội phân tích, đánh giá, tham khảo ý kiến cấp trên rồi quyết định có triển khai cung cấp dịch vụ mới này không. Ban hành các cơ chế, chính sách để triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới vào thực tiễn. Sau khi triển khai dịch vụ mới 3 tháng, tiếp tục điều tra thu thập ý kiến của khách du lịch về loại hình dịch vụ mới này để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Dự kiến kinh phí cho dự án : 25 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. VI. Bảo vệ môi trường du lịch 1. Mục tiêu - Hạn chế và xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số sông hồ trên địa bàn thành phố - Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp tại các điểm, khu du lịch, tạo ấn tượng tốt và thu hút khách du lịch. 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động 3.1. Dự án 1: Xử lý, cải tạo các sông hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội Nạo vét hồ định kỳ 5 năm 1 lần, giải quyết được một lượng lớn các lớp bụi cặn hữu cơ, các kim loại nặng và rác thải tích tụ ở đáy hồ, đồng thời làm tăng dung tích hồ, đảm bảo khả năng điều hòa vào mùa mưa và khả năng làm sạch hồ vào mùa khô. - Thành lập độ thu gom rác thải, đầu tư các dụng cụ, phương tiện chuyên dụng để nạo vét hồ và các trang thiết bị để đảm bảo sức khỏe cho những người làm công tác vệ sinh hồ như khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ,… Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cống xung quanh hồ để dẫn nước thải. - Tại các cống cần xây dựng các giếng tách nước thải và nước mưa đợt đầu. - Để đảm bảo đời sống của các thủy sinh vật trong hồ cần triển khai các biện pháp làm giàu oxy cho nước hồ: Khuấy nước trong hồ bằng tàu thuyền,các trò chơi trên nước như đạp vịt,thuyền đạp nước,… - Tăng cường chế độ động trong hồ như bơm tuần hoàn nước từ đầu hồ về cuối hồ. Xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào sông hồ. - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường đề ra các chính sách, chế tài xử phạt nghiêm minh. Cử các cán bộ về môi trường thanh tra, kiểm tra việc xử lý chất thải của các doanh nghiệp định kỳ 6 tháng 1 lần. - Gửi các văn bản về các doanh nghiệp về quy định xử lý chất thải trước khi xả ra sông hồ và các hình thức cũng như mức phạt nếu có sai phạm. - Tổ chức 2 tháng 1 lần hội thảo về vấn đề xử lý chất thải nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết khúc mắc, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sông hồ. Hội thảo sẽ do cán bộ bên Sở Tài nguyên Môi trường tổ chức thực hiện. - Nếu phát hiện doanh nghiệp có sai phạm cần thực hiện đúng việc xử phạt theo quy định đã đề ra.Tiền thu từ việc xử phạt sẽ được Bộ tài nguyên môi trường sử dụng vào các hoạt động cải tạo sông hồ. Dự kiến kinh phí cho dự án : 54 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.2. Dự án 2: Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp Bố trí hệ thống thùng rác ở các nơi hợp lý, đặc biệt như các khu vui chơi giải trí, ăn uống, công viên, dọc vỉa hè, các khu, điểm du lịch... Đảm bảo số lượng thùng rác đáp ứng được yêu cầu. Thành lập đội thu gom rác thường xuyên 3 lần trong ngày, được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo, chổi… Dự kiến kinh phí cho dự án : 20 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. VII. Các chương trình khác 1. Mục tiêu - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các thành viên trong cộng đồng. - Giúp cho các cơ quan cấp dưới cũng như người dân hiểu rõ hơn về nội dung cũng như cách thức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật như nghị định, thông tư, quy định do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội ban hành. 2. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình. 3. Hoạt động 3.1. Dự án 1: Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân thành phố Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh, sinh viên, người dân địa phương). Nội dung giáo dục môi trường phải phù hợp với từng đối tượng và dựa trên các vấn đề về môi trường cũng như tập tục,văn hóa và tình hình cụ thể của từng địa bàn. Nội dung cụ thể: - Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên du lịch - Giáo dục về 1 số kỹ năng bảo vệ môi trường, cách ứng xử thân thiện với môi trường như: Không lạm dụng bao nilon để đựng hàng hóa khi đi chợ, siêu thị.Thay vào đó sử dụng túi sinh thái hoặc túi nhựa có thể sử dụng nhiều lần; giữ thói quen bỏ rác đúng nơi quy định mọi lúc mọi nơi; sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí… Cần lựa chọn phương pháp phương tiện giáo dục đối với mỗi đối tượng một cách linh hoạt và đa dạng. - Đối với người dân địa phương: chọn các phương pháp giáo dục, truyền thanh hướng tới cộng đồng, bao gồm: phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo tường, bảng tin nơi công cộng, thi viết,…); tổ chức các cuộc họp, thảo luận tổ dân phố nhân dịp Ngày môi trường thế giới, Ngày đa dạng sinh học… - Đối với học sinh sinh viên: lồng ghép các chương trình giáo dục môi trường vào các môn học, biên soạn giáo trình về môi trường, tổ chức đi thăm quan thực tế ở các khu du lịch thiên nhiên, tổ chức câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bảo tồn, tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ văn kịch vẽ về môi trường. - Đối với khách du lịch: với các khách du lịch đi theo tour thì hướng dẫn viên du lịch sẽ là người phổ biến cách đối xử thân thiện với môi trường như vứt rác đúng nơi quy định, tránh các hành động gây tổn hại tới các di tích lịch sử,…Làm các biển hướng dẫn đối xử thân thiện với môi trường ở các địa điểm du lịch. Dự kiến kinh phí cho dự án : 30 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. 3.2. Dự án 2: Bổ sung các văn bản cần thiết trong hoạt động quản lý - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện cụ thể các nghị định, thông tư , quy định do Sở VHTTDL ban hành. Dự kiến kinh phí cho dự án : 20 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015. PHẦN 6 : TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tham mưu, đề xuất cho UBND thành phố ban hành các chủ trương, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch. Chủ trì triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch theo định hướng và các giai đoạn phân kỳ. Xây dựng quy hoạch các khu, điểm du lịch quốc gia và các khu, điểm du lịch trọng điểm trên cơ sở quy hoạch được duyệt. Quản lý về mặt nghiệp vụ, hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch. Cùng với các sở, ban ngành thẩm định dự án đầu tư du lịch. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội thực hiện tốt quy hoạch. II. Các sở ban ngành liên quan Là các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch tham mưu cho UBND thành phố các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển du lịch; Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất UBND thành phố các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; Xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình UBND thành phố phê duyệt; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hoá, Thể thao và Du lịch bố trí vốn ngân sách hàng năm cho phát triển du lịch đam rbảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với UBND các quận huyện, thị xã xây dựng danh mục các dự án giao thông ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch trình UBND thành phố phê duyệt và cấp vốn đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan; Sở Công Thương: Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại liên quan đến hoạt động phát triển du lịch trình UBND thành phố phê duyệt và hỗ trợ đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Tham mưu trong việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch… tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch. Sở Xây Dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng cũng như các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị quy hoạch quỹ đất và có kế hoạch sử dụng quỹ đất hàng năm, 5 năm, 10 năm trình UBND thành phố phê duyệt, nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục. III. Ủy ban nhân dân cấp huyện Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Tổ chức thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 11/NQ-TU của ban thường vụ thành ủy Hà Nội về “đối mới và phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2010 và những năm sau” (dự thảo). Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Hà Nội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 (tại buổi làm việc của lãnh đạo thành phố với sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội, ngày 08/01/2009. Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và kế hoạch công tác năm 2010. Báo cáo triển khai Quy hoạch phát triển Du lịch Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010. Báo cáo tổng kết Kế hoạch phát triển du lịch Hà Nội năm 2010. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chương trình phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Giải pháp tổ chức, khai thác các hoạt động du lịch làng Việt cổ ở Đường Lâm, thị xã Sơn Tây - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2007. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển – NXB Đại học Kính tế Quốc dân. Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành uỷ về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015”. Nghị quyết phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (dự thảo). Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động du lịch tại Hương Sơn - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2004. Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch sinh thái khu vực Ba Vì - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2001. Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Quy hoạch du lịch Hà Nội năm 2002. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2020 (điều chỉnh). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quyết định phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020. Số liệu về Du lịch Hà Nội giai đoạn 2005-2010 – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2005. Xác định những luận cứ để phát triển du lịch Hà Tây - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhh_hoan_8624.docx
Luận văn liên quan