Đề tài Một số đánh giá về hoạt động của VPBank và định hướng phát triển năm 2006

Nhìn chung hoạt động của VPBank trong 2 năm trở lại đõy đó đạt được hiệu quả khả quan, với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ cổ tức cao, VPBank đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần. Có thể nói, VPBank đang dần khẳng định được vị thế vững chắc của mỡnh trờn thị trường không chỉ với các sản phẩm mới, hiện đại mà còn bằng cả tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên, và phương châm kinh doanh của VPBank là: “ Lợi ích khách hàng là trên hết. Lợi ích của người lao động trong ngân hàng được quan tâm. Lợi ích của cổ đông được chú trọng”. Trên đây là những ghi nhận của em về các hoạt động, chức năng của VPBank trong thời gian thực tập tổng hợp tại Hội sở chính và tại Chi nhánh Thăng Long. Trong thời gian qua, mặc dù còn rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc công việc thực tế những qua quan sát và được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ nhân viên ngân hàng cùng sự giúp đỡ của thầy giáo Vương Trọng Nghĩa em đó tớch luỹ thêm được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này.

doc36 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đánh giá về hoạt động của VPBank và định hướng phát triển năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa thị trường tài chính tiền tệ đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển không ngừng và ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thông tin, buộc mọi ngân hàng phải tự vươn lên để đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Để theo kịp xu thế này, các ngân hàng đang mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và đặc biệt nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng. Trong xu thế đó, những sinh viên chúng ta càng phải trau dồi kiến thức, tiếp cận thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như công việc sau này của mỗi người. Để giúp sinh viên có điều kiện cọ xát thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều tạo điều kiện cho mỗi sinh viên có một thời gian thực tập tại các cơ sở. Quá trình thực tập là một khoảng thời gian tuy ngắn nhưng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân bởi ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với những biến động của nền kinh tế. Trong thời gian này, em được tiếp xúc với công việc thực tiễn và đối chiếu, kiểm nghiệm với những kiến thức mỡnh đó thu nhận được từ trường, lớp, sách vở… giúp em có cái nhìn khái quát về các công việc của một cán bộ ngân hàng, các hoạt động của cơ sở nơi em thực tập cũng như các hoạt động kinh tế nói chung. Được sự cho phép của nhà trường và sự chấp nhận của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, em được thực tập tại VPBank Chi nhánh Thăng Long. Sau thời gian thực tập tổng hợp, em đã quan sát và nắm được những hoạt động cơ bản của ngân hàng và cỏc phũng ban. Với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS.Vương Trọng Nghĩa cùng toàn thể cán bộ nhân viên nơi em thực tập đó giỳp em hoàn thành báo cáo tổng hợp này. Báo cáo tổng hợp được chia thành 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh và Chi nhánh Thăng Long. Phần 2: Tình hình hoạt động của VPBank Việt Nam và Chi nhánh Thăng Long. Phần 3: Một số đánh giá về hoạt động của VPBank và định hướng phát triển năm 2006. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH THĂNG LONG 1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng hoạt động của Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam: 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/Qé-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển,VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/Qé-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo Qé số 53/Qé-NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN. Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN-HAN7 của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ đồng. Trong quý I năm 2005, theo Công văn chấp thuận số 134/NHNN-HAN7 ngày 25/02/2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank nâng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn: - Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN ký Giấy phép số 0018-GCT ngày 16/12/1993 chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. - Ngày 19/11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh tại Hải Phòng theo Giấy phép số 0020/GCT. - Ngày 22/7/1995, Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép số 0026/GCT ngày 22/7/1995 cho phép VPBank mở Chi nhánh Đà Nẵng tại Thành phố Đà Nẵng. - Trong năm 2004, VPBank được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở thêm 6 Phòng giao dịch mới (3 Phòng Giao dịch tại Hà Nội, 1 PGD tại Hải Phòng, 1 PGD tại Đà Nẵng và 1 PGD tại TP Hồ Chí Minh). Cuối năm, Ngân hàng nhà nước cũng đã cấp phép cho VPBank thành lập thêm 3 Chi nhánh cấp I mới đó là Chi nhánh Hà Nội (trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở) theo Công văn chấp thuận số 1128/NHNN - CNH ngày 6/10/2004; Chi nhánh Huế: theo Công văn chấp thuận số 1106/NHNN - CNH ngày 01/10/2004; Chi nhánh Sài Gòn: theo Công văn chấp thuận số 1350/NHNN - CNH ngày 23/11/2004. - Năm 2005, VPBank tiếp tục mở thêm 5 chi nhánh cấp I là Chi nhánh Cần Thơ (theo Công văn chấp thuận số 227/NHNN- CNH ngày 23/3/2005), Chi nhánh Quảng Ninh (theo Công văn chấp thuận số 227/NHNN- CNH ngày 23/3/2005), Chi nhánh Vĩnh Phúc (theo Công văn chấp thuận số 682/NHNN- CNH ngày 16/5/2005),Chi nhánh Bắc Giang (theo Công văn chấp thuận số 986/QĐ- NHNN ngày 06/7/2005) và Chi nhánh Thăng Long (theo công văn chấp thuận số 1012/QĐ- NHNN ngày 21/10/2005) Tính đến tháng 12 năm 2005, hệ thống VPBank có tổng cộng 30 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 Chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố của đất nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Ðà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thăng Long, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 Phòng Giao dịch. Trong năm 2005 và 2006, VPBank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại các Tỉnh, Thành là trọng điểm kinh tế của cả nước. Số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toà Số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay là gần 800 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ Ðại học và trên Ðại học (chiếm 87%). Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VPBank luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai. Năm 200 Năm 2006, VPBank tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Một trong những giải pháp quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời phấn đấu hết sức mình để phục vụ Khách hàng tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của VPBank: VPBank cú cỏc chức năng và nhiệm vụ chính như sau: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; - Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; - Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khỏc;’ - Kinh doanh ngoại hối; Thanh toán quốc tế; huy động các nguồn vốn từ nước ngoài; - Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; - Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế; - Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank: Đại hội Cổ Đông Hội đồng Tín dụng Hội đồng Quản trị Ban Điều hành P.KTKT nội bộ Các Ban Tín dụng Hội sở chính Ban Kiểm Soát Các Chi nhánh cấp I Hội đồng ALCO Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của VPBank Việt nam 1.1.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận: Các bộ phận trong VPBank hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Đại hội Cổ đông mà đại diện là Hội đồng Quản trị là những người nắm quyền sở hữu đối với ngân hàng theo mức độ tỷ lệ góp vốn, là bộ phận có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát triển của ngân hàng, trực tiếp bầu ra Ban Giám đốc và Ban Điều hành là những cơ quan quản lý, giám sát các hoạt động của ngân hàng, giúp cho VPBank thành công hơn nữa trên con đường phát triển, thực hiện phương châm của mình: “ Lợi ích khách hàng là trên hết. Lợi ích của người lao động trong ngân hàng được quan tâm. Lợi ích của cổ đông được chú trọng”. Các bộ phận trong VPBank có mối liên hệ chặt chẽ cả trong hoạt động lẫn trong phân phối thu nhập, sư phát triển của một bộ phận không chỉ làm tăng thu nhập cho chính họ mà còn phối hợp, giúp cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn làm tăng lợi nhuận cho cả hệ thống. 1.2. Chi nhánh Thăng Long: 1.2.1. Quá trình hình thành: Theo công văn chấp nhận số365/NHNN-HAN7 ngày 30//200, Ngân hàgn Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội cho phép VPBank mở 3 Chi nhánh cấp II tại Hà Nội gồm Chi nhánh Thanh Xuân, Chi nhánh Cầu Giấy và Chi nhánh Thăng Long. Ngày 21/10/2005, theo công văn số Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép VPBank nâng Chi nhánh cấp II Thăng Long lên thành Chi nhánh cấp I Thăng Long. Chi nhánh Thăng Long được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và canh tranh của thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh Việt Nam 1.2.2. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Chi nhỏnh : - Thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm… đối với các pháp nhân, cấ nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền đồng VN và ngoại tệ theo quy định của NHNN và của VPBank. - Thực hiện cho vay và quản lý các khoản vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng tiền đồng VN và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo quy định của NHNN và của VPBank. - Được phép vay hoặc/ và cho vay các Định chế tài chính trong nước khi được Tổng Giám Đốc chấp thuận. - Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ mua bán và chiết khấu các chứng từ có giá khi được Tổng Giám Đốc uỷ nhiệm và theo đúng quy định của NHNN và của VPBank. - Thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán và chiết khấu các chứng từcú giỏ khi được Tổng Giám Đốc chấp thuận. - Thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, Thẻ thanh toán, Thẻ tín dụng. - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh theo đúng chế độ của NN, của NHNN và của VPBank. - Tổ chức thực hiện công tác thanh toán trong Chi nhánh theo đúng chế độ của NHNN và quy định của VPBank. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và, bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ thế chấp, cầm cố…, bảo đảm kho quỹ an toàn tuyệt đối. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ (tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) chính xác. Thực hiện các dịch vụ kho quỹ. - Quản lý an toàn tài sản bao gồm trụ sở, nhà đất, xe máy, thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc… của Chi nhánh được Hội sở uỷ nhiệm quản lý theo đúng chế độ của NN và quy định của VPBank. - Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của VPBank. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê thưo quy định của Nhà nước và của VPBank. - Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh: + Kế hoạch cân đối đầu vào (nguồn vốn) và đầu ra (sử dụng vốn). + Kế hoạch tài chính. + Kế hoạch thu nhập- chi phí. + Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới giao dịch + Kế hoạch tiếp thị và phát triển khách hàng. … - Thường xuyên nghiên cứu cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng điều hành và phục vụ - Đẩy mạnh công tác tiếp thị và phát triển khách hàng. - Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng (như bảo mật vế số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng, bảng Tổng kết tài sản). 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thăng Long: Theo Quyết định số 481-2002/QĐ-HĐQT ngày 19/7/2002 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh trong Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thăng Long bao gồm những phòng nghiệp vụ sau: Phòng Giao dịch - Kho quỹ Phòng Phục vụ khách hàng Cá nhân Phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp Phòng Thẩm định tài sản đảm bảo Phòng Thu hồi nợ Phòng Thanh toán quốc tế và Kiều hối Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Kế toán Giám Đốc P.Giao dịch - Kho quỹ P.Phục vụ KH Cá nhân P.Phục vụ KH Doanh nghiệp P.TĐ TS đảm bảo P.thu hồi nợ P.TTQT& Kiều hối P.Hành chính-Kế toán P.Kế toán Phó Giám Đốc Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của VPBank Chi nhánh Thăng Long 1.2.4. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của cỏc phòng ban: 1.2.4.1. Phòng Giao dịch – Kho quỹ: - Chào đón khách hàng, giới thiệu và bỏn chộo sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn KH sử dụng các tiện ớch vố sản phẩm, dịch vụ NH. - Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm NH, về tài khoản của KH. - Thu thập thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin về KH. -Thực hiện mở các loại tài khoản KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay…) và thay đổi, bổ sung các thông tin về các tài khoản NH - Quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với KH. - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền,rỳt tiền, chuyển tiền, uỷ nhiệm chi. uỷ nhiệm thu, phát hành séc, thanh toán séc, bảo chi sộc…, giữ hộ, thu chi hộ. - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiết kiệm như gửi tiền, rút tiền, chi trả vốn, lãi. - Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn,… trên tài khoản tiền vay. - Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ, thanh toán L/C… - Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ thanh toỏn… -Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho KH theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và của VPBank. Đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt, Phòng Ngân quỹ và kho quỹ làm thủ tục và trình cấp có thẩm quyền quyết định, Phòng Giao dịch thực hiện thu chi tiền, chuyển tiền. - Tính toán thu lãi, trả lãi, thu phí dịch vụ theo đề nghị của cỏc Phũng có liên quan và đúng với quy định của VPBank. - Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao kê tài khoản… cho KH theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định. - Hạch toán kế toán các giao dịch với KH. - Thực hiện nghiệp vụ thu ch, kiểm đếm tiền mặt theo quy định . - Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị, góp ý, phàn nàn của KH về sản phẩm, dịch vụ NH, hoặc về cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên NH. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu chi, kiểm đếm và bảo quản tiền), chỉ đạo các Chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện nghiệp vụ kho quỹ. 1.2.4.2. Phòng Phục vụ khách hàng cá nhân: - Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ KHCN thống nhất trong toàn chi nhánh; - Lập kế hoạch ch vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh; - Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay; - Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân; - Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc; - Chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ qua hạn đối với các khoản vay cá nhân trong toàn Chi nhánh; - Đề xuất điều chỉnh các quy định vè hoạt động tín dụng cỏc nhõn cho phù hợp với thực tế trên địa bàn của Chi nhánh như: lãi suất, đối tượng vay, điều kiện vay, phương thức thanh toán nợ vay… - Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ KHCN cho toàn chi nhánh. - Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh, thường xuyên và định kỳ hàng tháng đối chiếu với số liệu kế toán và với số liệu của KH. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh và Phòng Giao dịch trực thuộc theo tháng, quý, 6 tháng và năm. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay cá nhân theo đúng quy định và hướng dẫn của NHNN và của VPBank. - Lưu trữ các chứng từ,tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân KH; Lưu trữ các HĐTD, HĐ TCCC tài sản và các chứng từ liên quan khác. 1.2.4.3. Phòng Phục vụ KHDN: - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu KH, đế xuất chính sách tiếp thị KH theo từng đối tượng; Lập kế hoạch tiếp thị và kế hoạch cho vay/ bảo lãnh hàng năm và thực hiện kế hoạch đã được duyệt; Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ KHDN. - Liên hệ với các Hiệp hội, các tổ chức ngành nghề kinh doanh để xúc tiến công tác tiếp thị của VPBank. - Tiếp xúc, hướng dẫn KH, bỏn chộo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu của akh; Kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của KH; - Thu thập thông tin về KH, thường xuyên theo dõi hoạt động của KH, theo dõi sự biến chuyển ngành nghề của KH, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tốt và / hoặc không bình thường của KH; - Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh (trong và ngoài nước) thanh toán, mua bán ngoại tệ của KH. Thẩm định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết; Tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định KH về món vay và bảo lãnh (trong và ngoài nước); Thuyết trình về tờ trình thẩm định KH trước Ban Tín dụng/ Hội đồng Tín dụng. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của KH sau khi VPBank đã cho vay, bảo lãnh. - Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại KH và cỏc mún vay, bảo lãnh; Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; Đề xuất điều chỉnh lãi, miễn lãi, giảm lãi tiền vay cho KH; Đề xuất giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố. - Đề xuất chuyển món vay sang nợ quá hạn; Chuyển hồ sơ KH có vấn đề hoặc khoản vay khú đũi sang Phòng Thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật - Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay/ bảo lãnh toàn chi nhánh theo định kỳ; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê tín dụng theo quy định NHNN và của VPBank; - Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng cho các nhân viên A/O doanh nghiệp toàn chi nhánh. - Lưu trữ các chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Lưu trữ các HĐTD, HĐTCCC tài sản và các chứng từ liên quan. 1.2.4.4. Phòng Thẩm định tài sản đảm bảo: - Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản TCCC; - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản TCCC; - Thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản TCCC đảm bảo cho koản vay - Lập bảng định giá tài sản phản hồi cho nơi yêu cầu trong thời gian quy định. - Quan hệ với cơ quan định giá chuyên nghiệp bên ngoài để định giá các tài sản TCCC trong các trường hợp cần thiết theo quy định; - Xây dựng và hoàn thiện hệ thông chuẩn mực trong việc định giá tài sản TCCC phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm an toàn cho VPBank; - Xây dựng bản đồ phân hạng về sử dụng đất nhằm công khai hoá, hợp lý hoá việc thẩm định bất động sản. - Lập các hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm nợ vay và thực hiện việc công chứng; - Lập các văn bản thông báo việc thế chấp, cầm cố tài sản cho các cơ quan chức nõưng theo quy định của pháp luật( Sở Điah chính- Nhà đất, Phũng Cụng chứng…); - Trực tiếp thực hiện hoặc đôn đốc khách hàng thực hiện việc mua bảo hiểm các tài sản TCCC trong suốt thời gian cấp tín dụng mà người thụ hưởng là VPBank; - Hợp đồng tái định giá tài sản TCCC, có trách nhiệm đề xuất có kế hoạch kiểm tra các tài sản TCCC, có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng; - Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoỏ cỏc văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, nhà, xưởng, kho bãi, nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài sản bảo đảm. 1.2.4.5. Phòng Thu hồi nợ: - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch Thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt. - Liên hệ với các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, Phòng thi hành án, Công an, Luật sư… trong việc sử lý, giải quyết các vấn đề Thu hồi nợ của chi nhánh. - Tiếp nhận và kiểm tra lại tính hợp pháp các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn do Phòng A/O doanh nghiệp và A/O cá nhân chuyển sang để xử lý theo pháp luật. - Thẩm định và đề xuất ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cho Chi nhánh. Thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ theo Nghị quyết của Ban Chỉ đạo THN. - Quan hệ với các cơ quan chức năng để xử lý và thu hồi nợ khó đòi. - Tổng hợp, phân tích tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh theo chế độ thông tin báo cáo do NHNN và VPBank quy định; Thông qua kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn, Phòng Thu hồi nợ đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn tín dụng. - Quản lý an toàn các hồ sơ nợ quá hạn trong quá trình xử lý nợ thu hồi nợ; Bàn giao đầy đủ các hồ sơ nợ quá hạn đã xử lý xong (bao gồm các hồ sơ đã nhận và hồ sơ phát sinh trong quá trình xử lý nợ) cho phòng A/O doanh nghiệp hoặc phòng A/O cá nhân để lưu trữ theo chế độ quy định - Theo dõi những thay đổi về pháp luật có liên quan đến ngân hàng đẻ kịp thời phổ biến cho Chi nhánh nhằm ngăn ngừa những rủi ro trong tranh chấp, kiện tụng. - Xây dựng tủ sách pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.2.4.6. Phòng Thanh toán quốc tế và Kiều hối: - Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh toán sec…); - Thực hiện và phát triển mạng lưới nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh trên địa bàn; - Đình kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế, kiều hối trong Chi nhánh; - Đề xuất và kiến nghị với Hội sở về việc cải tiến nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kiều hối phù hợp với điều kiện trên địa bàn, - Lưu trữ các hồ sơ thanh toán quốc tế, kiều hối trong Chi nhánh; - Chịu trách nhiệm quản lý mạng SWIFT, Telex, Test key của Chi nhánh. - Giải quyết các vấn đề tranh chấp trong thanh toán quốc tế và kiều hối trên địa bàn. 1.2.4.7. Phòng Hành chính- Tổ chức: - Phối hợp với Văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. - Công tác văn thư, hành chính, lễ tân. - Quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của toàn Chi nhánh; - Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cho toàn Chi nhánh. Phối hợp bộ phận kho quỹ bảo đảm an toàn kho quỹ trong toàn Chi nhánh. - - Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. 1.2.4.8. Phòng Kế toán: - Chi trả lương và các khoản thu nhập cho cán bộ nhân viên hàng tháng - Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo quy định của NHNN và của VPBank - Quản lý séc và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc… của chi nhánh - Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, chi tiêu nội bộ của chi nhánh, Phối hợp với phòng Tổ chức –Hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định... - Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành - Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chỉ tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh quyết định. - Phối hợp với cỏc phũng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và VPBank đồng thời phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh. - Tính và trích nộp thuế, BHXH theo quy định, là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. - Phối hợp với cỏc phũng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của VPBank. - Thực hiện lưu trữ chứng từ, số liệu, làm báo cáo theo quy định của Nhà nước và của VPBank. - Làm các nhiện vụ khác do Giám đốc giao. PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY Năm tài chính 2005 của VPBank đã kết thúc vào ngày 21/12/2005 với nhiều kết quả khá tốt đẹp, đánh dấu sự phục hồi hoàn toàn của VPBank sau hơn 7 năm khủng hoảng. Năm 2004, VPBank đã chính thức được Ngân hàng nhà nước ký quyết định chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt vào ngày 6/7/2004 trước thời hạn 3 tháng so với quy định. Kể từ đó đến nay, toàn bộ cỏc cán bộ nhân viên trong ngân hàng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình để ngân hàng có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.1. Tình hình hoạt động của VPBank Việt Nam: 2.1.1. Hoạt động nguồn vốn: 2.1.1.1. Huy động vốn: Huy động vốn là một trong những hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản, tăng trưởng nhanh nguồn vốn và nâng cao vị thế của VPBank trong toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, trong thời gian qua các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để. Trong khu vực dâm cư, VPBank đã đưa ra những hình thức huy động mới như: “Tiết kiệm VND được bù trượt giá USD”, “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, “ Tiết kiệm An Sinh”, “Tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD”…Những sản phẩm này đã đáp ứng được như cầu của khách hàng nên kết quả huy động vốn đạt được khá cao. Mặt khác, trong khu vực liên ngân hàng VPBank tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các Ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên nguồn lợi tăng lên đáng kể trên thị trường này. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VPBank Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Tổng vốn huy động 2.212.964 3.872.813 5.645.307 1.1.Tiền gửi của TCKT và dân cư 1.242.884 1.824.539 2.653.291 1.1.1.Tiền gửi tiết kiệm 1.032.513 1.541.341 2.258.123 1.1.2.Tiền gửi thanh toán 210.371 283.198 395.171 1.2.Tiền gửi của TCTD và tiền gửi khác 970.080 2.048.274 2.992.016 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003 - 2005) Kết quả đến hết năm 2005, tổng vốn huy động đạt 5.645,307 tỷ đồng, tăng 46% so với thực hiện năm 2004 và tăng 155% so với 2003; trong đó huy động trên thị trường liên ngân hàng đạt 2.992,016 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2004 và tăng 208% so với năm 2003; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 2.653,291 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2004 và tăng 113% so với năm 2003, riêng tiền tiết kiệm đạt 2.258,123 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2004 và tăng 118% so với năm 2003. Có thể nói, trong năm 2005 nền kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt là lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế tăng mạnh khiến cho lãi suất huy động trên thị trường trong nước cũng phải tăng theo. Điều này làm cho chi phí trả lãi của các ngân hàng cũng tăng lên. Với một ngân hàng có quy mô chưa lớn như VPBank thỡ đõy cũng là một cản trở khá lớn. Nhưng với sự phán đoán nhanh nhạy của Ban Lãnh Đạo ngân hàng, VPBank là một trong những ngõn hàng có quyết định tăng mức lãi suất huy động đối với các loại tiền gửi nhanh nhất và cao nhất. Mục đích để tranh thủ huy động vốn, chuẩn bị cho những kỳ kinh doanh tiếp theo. Nhờ quyết định đúng đắn này mà tổng vốn huy động của VPBank trong năm 2005 đã tăng lên đáng kể. 2.1.1.2. Vốn điều lệ: Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1993 1994 1996 2004 2005 Vốn điều lệ 20 70 17,9 198,4 243,7 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank) Năm 2005, tổng vốn điều lệ của ngân hàng lên tới 243,7 tỷ đồng, tăng 22,83% so với năm 2004. Với số vốn điều lệ như hiện nay thì VPBank chưa đảm bảo an toàn theo Hiệp ước Basel II và Quyết định 888 của Chính phủ. Tuy nhiên trong thời gian tới, VPBank đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 500 tỷ đồng để đáp ứng theo quy định của pháp luật và cũng nhằm cải thiện toàn bộ hệ thống theo hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ có sử dụng hàm lượng công nghệ cao như: thẻ thanh toán, dịch vụ Home-Banking, Phone-Banking, E-Banking… 2.1.2. Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Năm 2005, tình hình đầu tư trong nước có phần chững lại, đặc biệt là tình trạng đóng băng của việc kinh doanh bất động sản đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Trong điều kiện không mấy thuận lợi như thế, VPBank vẫn thực hiện nhiều biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín nên VPBank cũng đạt được mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan: Bảng 3: Hoạt động tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Doanh số cho vay 1749 2155 3.491,10 2.Dư nợ cho vay 1525 1865,3 3.014,21 Trong đó: Nợ quá hạn 198,25 20,33 18,564 2.1.Dư nợ CV ngắn hạn 610 1.004,29 1.907,29 2.2.Dư nợ CV trung và dài hạn 915 861,01 1.106,92 3.Thu nhập thuần từ tiền lãi 69,17 94,8 132,72 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2003- 2005) Tính đến tháng 12/2005 doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 3.491,1 tỷ đồng tăng 62% so với năm 2004 và tăng 101% so với năm 2003; dư nợ cho vay đạt 3.014,21 tỷ đồng tăng 1,% so với năm 2004 và tăng 98% so với năm 2003; thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 132,72 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2004 và tăng 92% so với năm 2003. Năm 2005 là năm VPBank đã đạt được thành công ngoài dự kiến trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Nợ quá hạn của VPBank đã giảm từ 13,2% năm 2003 xuống còn 1% năm 2004 và còn 0,6% vào năm 2005. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên đáng kể, năm 2005 chiếm 63,2% trong tổng dư nợ, đạt 1907,29 tỷ đồng tăng 90% so với năm 2004 và tăng 213% so với năm 2003. 2.1.3. Hoạt động kinh danh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu diễn ra giữa VND và USD nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng là chính. Tuy vậy hoạt động này cũng tạo ra thu nhập gần 2 tỷ đồng cho ngân hàng, tăng 72,4% (840 triệu đồng) so với năm 2004 và tăng gấp đôi so với năm 2003. Trong năm 2005, tổng doanh số mua ngoại tệ là 288,85 triệu USD tăng 9% so với năm 2004(tăng 23,85 triệu USD) và tăng 127% so với năm 2003 (tăng 161,85 triệu USD). Doanh số bán ra đạt 302,8 triệu USD tăng 9,3% so ( tăng 25,8 triệu USD) với năm 2004 và tăng 94%( tăng 146,8 triệu USD) so với năm 2003. 2.1.4. Hoạt động kinh doanh chứng từ có giá: Trong năm 2005, VPBank đã mua 991,51 tỷ đồng trái phiếu, tăng 45% so với năm 2004. Trong đó, số dư chứng từ có giá đến cuối năm còn 520 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2004. Việc kinh doanh chứng từ có giá đã đạt được kết quả khá khả quan, thu lãi giấy tờ có giá đạt 93,6 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2004. 2.1.5. Hoạt động thanh toán quốc tế: Các hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2005 có xu hướng tăng nhanh: - Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt gần 33 triệu USD, tăng 22% (6 triệu USD) so với năm 2004, và tăng 39% (9,8 triệu USD) so với năm 2003. - Doanh số thông báo L/C xuất đạt 10,5 triệu USD, tăng 75% (4,5 triệu USD) so với năm 2004 và tăng 10% (1 triệu USD) so với năm 2003. - Chuyển tiền thanh toán quốc tế toàn hệ thống đạt 40,6 triệu USD, tăng 40% (11,6 triệu USD) so với năm 2004, và tăng 83% (18,4 triệu USD) so với năm 2003. Dịch vụ này đã đem lại số phí thanh toán gần 4,7 tỷ đồng tăng 20% (8 tỷ đồng) so với năm 2004 và tăng 38% (1,3 tỷ đồng) so với năm 2003. Đặc biệt, ngày 14/12/2005, The Bank of NewYork đã trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn STP (Straight Through Processing) trong giao dịch thanh toán quốc tế” cho VPBank. Chứng nhận này dành cho các ngân hàng đối tác cú cỏc hoạt động giao dịch thanh toán quốc tê gồm các hoạt động chuyển tiền, tài trợ thương mại…Hiện tại ở Việt Nam, VPBank là một trong 5 ngân hàng TMCP được The Bank of NewYork trao chứng nhận này. Sự kiện này ghi nhận chất lượng giao dịch trong thanh toán quốc tế của VPBank đang ngày càng đá ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với mục tiêu “Hoàn thiện trên từng bước tiến” của VPBank. Đây cũng là lần thứ hai trong năm nay, VPBank được công nhận về chất lượng hoạt động dịch vụ của mình. Trước đó, vào tháng 2/2005, VPBank cũng được Union Bank of California công nhận là ngân hàng có tỷ lệ STP cao. 2.1.6. Dịch vụ chuyển tiền trong nước và kiều hối: Dịch vụ chuyển tiền trong nước đã thu được gần 1,4 tỷ đồng tiền phí, tăng 40% so với năm 2004, và tăng 42% so với năm 2003. Tính đến cuối năm 2005, tổng số điểm chi trả kiều hối là 230 điểm, tăng thêm 20 điểm so với năm 2004, và thêm 35 điểm so với năm 2003.Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,24 triệu USD và 7 tỷ đồng. Toàn hệ thống thu phí dịch vụ kiều hối đạt hơn 100 ngàn USD tăng 40% so với năm 2004. 2.1.7. Hoạt động đầu tư: VPBank đã mua cổ phẩn của Công ty TOGI, Công ty CP Đồng Xuân, Công ty ITRACO, Báo Doanh nghiệp, Ngân hàng ACB, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và một số đơn vị khác với tổng số tiền góp vốn mua cổ phần tính đến cuối năm 2005 là 12,3 tỷ đồng đem lại cổ tức là 590 triệu đồng. 2.1.8. Các hoạt động khác: Về nhân sự: Toàn hệ thống đến cuối năm 2005 gồm có 782 nhân viên (tăng 175 người so với năm 2004), trong đó có 440 nữ (chiếm 56%) và 342 nam (chiếm 44%). Về trình độ: có 617 người có trình độ đại học và sau đại học (chiếm 79% tổng nhân sự của VPBank). Công tác quản trị nhân sự, đặc biệt là công tác tuyển dụng đã thực hiện rất nghiêm túc. Công tác quy hoạch cán bộ cũng được chú trọng. Công tác đánh giá nhân sự định kỳ và bình bầu cá nhân xuất sắc được duy trì đều đặn, nhờ vậy đã khuyến khích nhân viên công tác tốt. Về công tác đào tạo: Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch nhân sự. Trong năm 2005 đó cú 195 người được đào tạo tại các trung tâm đào tạo bên ngoài, đặc biệt là Tung tâm đào tạo Ngân hàng (BTC) và Hiệp hội ngân hàng, Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Học viện Ngân hàng…Hơn nữa, tại các đơn vị trên toàn hệ thống, VPBank cũng đã tổ chức cỏc khoỏ đào tạo lại các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên (đặc biệt là nhân viên mới) do chớnh cỏc cán bộ chuyên viên có kinh nghiệm trong Ngân hàng giảng dạy. Về tổ chức mạng lưới: Trong năm 2005, VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm 5 chi nhánh cấp I gồm Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quảng Ninh, Chi nhánh Vĩnh Phúc, Chi nhánh Bắc Giang, Chi nhánh Thăng Long, nâng cấp Phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo thành Chi nhánh cấp II Trần Hưng Đạo. Đầu năm 2006, Trụ sở chính của VPBank được chuyển từ Số 4 Dã Tượng - Quận Hoàn Kiếm sang Số 8 Lê Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm, đồng thời mở thờm Phũng Giao dịch Hồ Gươm tại đây. Với vị thế khá đẹp, nằm ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm, PGD này đã thu hút được một số lượng lớn khách nước ngoài đến giao dịch tại đây. Đồng thời với cơ sở hạ tầng khang trang, tác phong làm việc chuyên nghiệp của nhân viên, VPBank ngày càng thể hiện được hình ảnh uy tín của mỡnh trờn thị trường. Như vậy, tính đến nay, VPBank đó có mang lưới gồm Hội sở, 11 Chi nhánh cấp I, 16 Chi nhánh cấp II và 13 Phòng Giao dịch. Về mạng lưới ngân hàng đại lý: Trong năm 2005, cùng với các hoạt động khác, việc phát triển hệ thống ngân hàng đại lý đã góp phần tạo dựng vị thế mới của VPBank trên thị trường tài chính quốc tế. Để phục vụ cho phát triển dịch vụ tài trợ thương mại (L/C xuất nhập khẩu) đến nay VPBank đã có quan hệ với hơn 150 ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới như: Chohung Vina Bank, VID Public Bank, Citi bank, Far East National Bank -Los Angeles CA, Bank of Tokyo-Mitsubishi, ABN Amro Bank… Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Bên cạnh việc duy trì các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống, để thu hút khách hàng về giao dịch tại VPBank và tăng nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Trong năm qua, VPBank đã triển khai một số sản phẩm, dịch vụ mới như: sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm VND bù trượt giá USD”, Sản phẩm “Huy động Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD”, Sản phẩm “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”… Từ tháng 9/2004, VPBank khai trương Website riêng của mình, qua đó đã cung cấp được các thông tin cập nhật về tình hình VPBank cũng như thông tin thị trường nói chung, đồng thời còn cung cấp tiện ích tra cứu thông tin tài khoán qua Website này. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu: Để nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng, bên cạnh việc phấn đấu từ nội lực thông qua việc cải tiến chất lượng phục vụ, trong năm qua VPBank cũng rất chú trọng dến công tác tuyên truyền quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh của mỡnh trờn báo chí, truyền hình. Trong năm 2004, Tổng Giám Đốc đã quyết định thành lập một tổ có chức năng xây dựng và quản trị thương hiệu. Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo được tiến hành thường xuyên thông qua một công ty có chức năng PR chuyên nghiệp. Đồng thời, VPBank cũng đã thực hiện việc đăng ký thương hiệu để tránh sự tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai. Đặc biệt với sự tài trợ cho chương trình “Khởi Nghiệp”, có thể nói hình ảnh của VPBank đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của khách hàng, niềm tin của khách hàng dành cho VPBank cũng được nâng lên. 2.1.9. Kết quả kinh doanh: Bảng 4: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của VPBank từ 2003-2005 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng thu nhập hoạt động 187,325 286,170 413,23 Tổng chi phí hoạt động 144,497 226,092 326,455 Lợi nhuận trước thuế 42,828 60,078 86,775 Lợi nhuận sau thuế 30,836 43,256 62,478 Tổng tài sản 2.491,867 4.149,288 5953,4 Vốn chủ sở hữu 208,742 199,297 265,6 ROA (%) 1,24 1,04 1,05 ROE (%) 14,77 21,7 23,5 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003 – 2005) Lợi nhuận sau thuế của VPBank năm 2005 đạt 62,478 tỷ đồng tăng 44,4% so với năm 2004 và tăng 102,6% so với năm 2003. Xét về kết quả kinh doanh của ngân hàng, chúng ta quan tâm nhiều tới các chỉ tiêu như: doanh lợi tài sản (ROA), doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)… ROA là một chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để dỏnh giỏ khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, nó chỉ ra khả năng của Hội đồng Quản trị trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Còn ROE là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các cổ đông đặc biệt quan tâm, nó thực hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào VPBank. Năm 2005, tỷ lệ ROE của VPBank là 23,5% là con số mà nhiều ngân hàng mong muốn đạt được. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long: Chi nhánh Thăng Long tuy mới được thành lập 3 tháng nhưng đã đi vào hoạt động ổn định. Chi nhánh có trụ sở tại Toà nhà M3-M4 Số 25 Nguyễn Chí Thanh - Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Về hoạt động huy động vốn: Tổng vốn huy động tính đến ngày 21/1/2006 đạt 89,26 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm 71,7% ( 64,035 tỷ đồng), tiền gửi thanh toán chiếm 28,3% ( 25,228 tỷ đồng). Huy động bằng VND đạt 70,95 tỷ đồng chiếm 79,2% trong tổng vốn huy động, huy động bằng USD chiếm 18,31 tỷ đồng chiếm 21,8% trong tổng vốn huy động. Giờ giao dịch của Chi nhánh từ 8h sáng đến 18h chiều, dài hơn giờ giao dịch của các ngân hàng khác gần 2 tiếng, cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Về hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay tính đến thời điểm 21/1/2006 đạt 32,675 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 21,24 tỷ đồng chiếm 65% trong tổng dư nợ cho vay. Cho vay bằng VND là chủ yếu chiếm 91%, còn cho vay bằng USD chỉ chiếm 9% mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Các hoạt động khác: Do mới được thành lập nờn cỏc hoạt động của Chi nhánh Thăng Long hầu như chỉ bao gồm 2 nghiệp vụ cỏ bản, truyền thống là hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn. Các hoạt động khác như: kinh doanh chứng từ có giá, thanh toán quốc tế, hoạt động đầu tư… chưa được thực hiện đầy đủ. Về kết quả kinh doanh: Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cn Thăng Long từ khi thành lập đến nay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 10/2005-1/2006 1.Thu nhập 346,154 1.1.Thu lãi tiền gửi 9,544 1.2.Thu từ hoạt động tín dụng 283,077 1.3.Thu phí từ hoạt động dịch vụ 37,959 1.4.Thu từ hoạt động kinh doanh khác 14,064 1.5.Thu khác 1,51 2.Chi phí 1.379,40 2.1.Chi trả lãi tiền gửi 830,876 2.2.Chi phí hoạt động tín dụng 7,108 2.3.Chi nộp thuế và lệ phí 5,291 2.4.Chi phí cho nhân viên 240,793 2.5.Chi hoạt động quản lý 180,903 2.6.Chi về tài sản 112,877 2.7.Chi phí dự phòng 1,55 3.Lãi điều chuyển vốn 713,211 4.Lãi/Lỗ -320,031 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Thăng Long) Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua lỗ 320,031 tỷ đồng là do những món cho vay chưa thu được lãi, trong khi vẫn trả lãi cho những món huy động. Hơn nữa, dư nợ cho vay chỉ bằng 36,6% so với tổng vốn huy động được. Mặt khác, do mới chỉ thực hiện được một số nghiệp vụ chớnh nờn phớ thu dịch vụ không đáng kể. Tuy nhiờn, để đạt được kết quả trên toàn Chi nhánh cũng đã cố gắng, phấn đấu, làm việc hăng say, nhiệt tình, và chắc chắn trong tương lai Chi nhánh Thăng Long sẽ đạt được kết quả cao hơn. PHẦN 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 3.1. Một số đánh giá về hoạt động: 3.1.1. Thành công: Năm 2005 có thể nói là một năm khá thành công của VPBank, đánh dấu sự phục hồi hoàn toàn của ngân hàng sau một thời gian dài lâm vào tình trạng khủng hoảng, bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt. - Về công tác huy động vốn: việc ngân hàng mở rộng mạng lưới các chi nhánh đã làm tăng tổng vốn huy động trong toàn hệ thống lên đáng kể, năm 2005 tăng 46% so với năm 2004 và tăng 155% so với năm 2003. - Về công tác kiểm soát chất lượng tín dụng: Kiểm soát tín dụng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VPBank năm 2005. Ban Điều hành đã xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống và hoạt động đi vào nề nếp. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các khoản vay được thực hiện hàng tháng tại các chi nhánh, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh tới từng khoản vay, từng cán bộ, khách hàng. - Công tác kiểm soát nợ quá hạn: trong quỏ trớnh xử lý nợ tồn đọng, VPBank dã từng bước thiết lập đước các mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan và nhận được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các cơ quan trong việc thi hành án, hỗ trợ xử lý tài sản thế chấp nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Mặc dù số nợ tồn đọng còn khá lớn nhưng phần lớn đều có hướng giải quyết và đang dần đến thời điểm giải quyết dứt điểm. - Hoạt động đầu tư, kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng: trong năm 2005, hoạt động đầu tư trên thị trường II của VPBank có bước phát triển mạnh mẽ, phục vụ hữu hiệu cho các hoạt động kinh doanh khác. Đây là nhân tố khẳng định uy tín của VPBank trên thi trường liên ngân hàng. Tổng vốn huy động được trên thị trường này là 2.992,016 tỷ đồng chiếm 53% trong tổng huy động. - Công tác Marketing và phát triển sản phẩm: trong năm 2005 vừa qua, công tác Marketing của VPBank từng bwocs đã mang tính chuyên nghiệp và bước đầu thu được nhiều thành công nhất định. Công tác quảng cáo, khuyếch trương, khuyến mại đó đỏp ưng được các yêu cầu của hoạt độngkd và cung cấp thông tin cho khách hàng. - Về hoạt động công chúng (PR), VPBank đã làm tốt việc thông tin kịp thời đến công chúng về mọi hoạt động của ngân hàng cũng như kết quả kinh doanh và các sản phẩm mới. Bản tin VPBank phát hành hàng tháng có nội dung, hình thức phong phú đa dạng cập nhật thông tin liên tục. 3.1.2. Hạn chế: Trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn của các ngân hàng trên cùng địa bàn, và trước xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, VPBank đã gặp không ít khó khăn như: - Năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn tuy đã giảm hơn so với các năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao chiếm 0.53% trong tổng dư nợ. - Các hoạt động dịch vụ chưa phong phú, đa dạng, mới chỉ bó hẹp trong những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ. Các sản phẩm cũng chưa đa dạng nên chưa thu hút được lượng lớn người dân đến gửi tiền. -Vốn điều lệ của ngân hàng vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng trong địa bàn nên hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng còn thấp. 3.1.3. Nguyên nhân: Thứ nhất, do tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động. Dịch cúm gia cầm bựng phỏt trở lại, lãi suất tăng mạnh trong quý I và II… dẫn đến hạn chế trong việc cho vay. Thứ hai, do ngân hàng có một thời gian dài hoạt động kém hiệu quả nên uy tín của ngân hàng cũng bị giảm sút. Thứ ba, vốn điểu lệ của VPBank còn ở mức thấp nên chưa có điều kiện để cải tiến, đổi mới công nghệ ngân hàng cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị, phần mềm hạch toỏn… Thứ tư, cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống đa số có tuổi đời trẻ (64% dưới 30 tuổi), tuy có trình độ nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, chưa thích ứng với sự biến động của thị trường, khả năng phán đoán, phân tích thông tin, tổng hợp còn hạn chế. 3.2. Phương hướng hoạt động trong năm 2006: 3.2.1. Các mục tiêu tài chính: - Tổng tài sản tăng 30% so với năm 2005. - Nguồn vốn huy động tăng 35% - Dư nợ tín dụng tăng 30% - Doanh số và thu nhập các dịch vụ tăng 50% - Lợi nhuận sau khi trích đủ dự phòng rủi ro tăng 55% - Dự kiến tỷ lệ cổ tức 13-16% 3.2.2. Các mục tiêu kinh doanh: - Nâng cao chất lượng kinh doanh và quản trị trên tất cả các phương diện. - Tiếp tục các chương trình hiện đại hoá công nghệ làm cơ sở cho việc phát triển và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ cao và tạo cạnh tranh cho ngân hàng. - Mở rộng chiến lược nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có hàm lượng sử dụng dịch vụ ngân hàng cao phù hợp với quy mô va khả năng của ngân hàng. - Phát triển, mở rộng mạng lưới tại cỏc vựng trọng điểm của đất nước nhằm tiếp tục mở rộng nền tảng khách hàng dân cư và doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuẩn bị cho các bước phát triển lớn trong những năm tới đây. 3.2.3. Phát triển thương hiệu và gia tăng giá trị doanh nghiệp: - Tiếp tục thực hiện các biện pháp phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động: quảng cáo, tài trợ, từ thiện, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tạo ra hình ảnh một ngân hàng bán lẻ năng động, chuyên nghiệp và là địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân. - Tăng giá trị chuyển nhượng cổ phần từ 130-160% mệnh giá. - Chuẩn bị dần các điều kiện để có thể tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào năm 2007. 3.3. Các biện pháp thực hiện: - Về hoạt động kinh doanh, VPBank xác định tiếp tục kiên trì theo chiến lược bán lẻ, chú trọng các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị. - Chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn, nhằm tăng nhanh tổng tài sản, góp phần tăng trưởng tín dụng và nâng cao uy tín cho VPBank. - Tiếp tục duy trì quan hệ tốt trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. - Tăng cường công tác phát triển và chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh công tác quảng cáo và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng trờn cỏc phương tiện truyền thông. - Củng cố và nâng cấp cỏc phũng giao dịch đẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động, phát triển mạng lưới có chọn lọc tại các địa phương có kinh tế phát triển, mở thờm cỏc điểm giao dịch mới tại các địa bàn hoạt động hiện có. - Tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, nhất là các sản phẩm có ứng dụng cộng nghệ ngân hàng hiện đại như thẻ thanh toán, thanh toán điện tử, chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang giao dịch một cửa vào thời điểm thích hợp. - Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với định hướng đào tạo nâng cao cho cán bộ lãnh đạo các cấp, bổ túc nghiệp vụ chuyờn sõu cho nhân viên nghiệp vụ, đào tạo mới cho sinh viên mới ra trường được nhận vào làm việc tại VPBank. KẾT LUẬN Nhìn chung hoạt động của VPBank trong 2 năm trở lại đõy đó đạt được hiệu quả khả quan, với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ cổ tức cao, VPBank đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần. Có thể nói, VPBank đang dần khẳng định được vị thế vững chắc của mỡnh trờn thị trường không chỉ với các sản phẩm mới, hiện đại mà còn bằng cả tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên, và phương châm kinh doanh của VPBank là: “ Lợi ích khách hàng là trên hết. Lợi ích của người lao động trong ngân hàng được quan tâm. Lợi ích của cổ đông được chú trọng”. Trên đây là những ghi nhận của em về các hoạt động, chức năng của VPBank trong thời gian thực tập tổng hợp tại Hội sở chính và tại Chi nhánh Thăng Long. Trong thời gian qua, mặc dù còn rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc công việc thực tế những qua quan sát và được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ nhân viên ngân hàng cùng sự giúp đỡ của thầy giáo Vương Trọng Nghĩa em đó tớch luỹ thêm được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này. Do thời gian thực tập tổng hợp tương đối ngắn, và những hạn chế về kiến thức nên bào viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của toàn thể các thầy cô trong khoa Ngân hàng- Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các anh chị cán bộ tại cơ sở. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoko_vn_73244_bao_cao_thuc_tap_tong_hop_tai_vpbank_chi_8096.doc
Luận văn liên quan