Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh Cà Mau

Trong hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng, tín dụng nói riêng, cần tránh cả hai khuynh hướng: quá hào phóng do bị sức ép cạnh tranh và ngược lại quá dè dặt do sợ trách nhiệm. Luôn chủ động nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời và nhạy bén để xây dựng chính sách tín dụng và danh mục vốn đầu tư an toàn, hiệu quả, phù hợp với nguồn lực của Chi nhánh.  Công tác huy động vốn: Cần chủ động nắm bắt nhu cầu khách hàng, đánh giá khả năng, đối tượng huy động ở trên địa bàn. Không dừng lại ở chỗ phục vụ tốt, chào mời, “tranh thủ” khách hàng tại quầy giao dịch mà chủ động tìm kiếm khách hàng.  Luôn luôn suy nghĩ và tìm tòi cái mới lĩnh vực mới nhất. Cần phải xung phong đi đầu so với tất cả các Ngân hàng thương mại trên địa bàn trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ mới về tài chính Ngân hàng chiếm lĩnh ngay các thị phần trọng yếu nhất là thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền và dịch vụ thẻ đa tiện ích.

doc76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc liệt khi Việt Nam gia nhập WTO hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình nhằm tồn tại và tăng trưởng ổn định các doanh nghiệp lại tìm đến nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng, đã làm cho dư nợ kỳ hạn này tăng 40.187 triệu đồng hay tăng 18,74% so với cùng kỳ năm trước. 4.3.3.2. Dư nợ theo TPKT Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNN 328.756 157.450 57.276 -171.306 -52,11 -100.174 -63,62 TPKT khác 761.031 1.002.164 1.019.429 241.133 31,69 17.265 1,72 Tổng dư nợ 1.089.787 1.159.614 1.076.705 69.827 6,41 -82.909 -7,15 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hình 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO TPKT Doanh nghiệp Nhà nước: Biến động dư nợ của các năm có xu hướng giảm dần năm 2006 giảm 171.306 triệu đồng tương ứng giảm 52,11% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 57.276 triệu đồng giảm 100.174 triệu đồng tương ứng giảm 63,62% so với năm 2006. Nguyên nhân là do các DNNN đã thu hẹp phạm vi hoạt động, một phần lớn đã chuyển sang cổ phần hóa mặc dù các TPKT này được ưu tiên cho vay hơn các TPKT khác nhưng do số lượng còn lại quá ít nên dư nợ TPKT này giảm. Thành phần kinh tế khác: Dư nợ thành phần kinh tế này có sự tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 1.002.164 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2005 cụ thể tăng 241.133 triệu đồng, tương ứng tăng 31,69% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 17.265 triệu đồng, tương ứng tăng 1,72% do các thành phần kinh tế này hoạt động ngày càng hiệu quả giữ được uy tín, tạo lòng tin với Ngân hàng nên dư nợ ngày càng nhiều đặc biệt là những khoản nợ dài - hạn chưa đến hạn thu hồi. 4.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn là vấn đế mà bất ký Ngân hàng nào cũng quan tâm, và làm hạn chế chúng. Bởi vì khi phát sinh nợ quá hạn chứng minh khả năng thanh toán của Ngân hàng bị giảm sút, đồng vốn cho vay khó thu hồi. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng được xem là kém hiệu quả và có tác động xấu đến lợi nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng cao cũng là dấu hiệu của rủi ro tín dụng. 4.3.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 17.123 19.434 11.889 2.311 13,50 -7.545 -38,82 Trung-dài hạn 51.325 60.535 41.151 9.210 17,94 -19.384 -32,02 Tổng NQH 68.448 79.969 53.040 11.521 16,83 -26.929 -33,67 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hình 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Nợ quá hạn ngắn hạn: Tình hình NQH cũng biến động không đồng đều và giảm mạnh năm 2007. Cụ thể năm 2005 là 17.123 triệu đồng, năm 2006 là 19.434 triệu đồng do doanh số cho vay trong năm này tăng đã làm cho NQH tăng 2.311 triệu đồng, tương ứng tăng13,5% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng cao đặc biệt là lĩnh vực cho vay nông nghiệp cũng do tình hình rầy nâu, sâu bệnh tăng nhanh trên diện rộng, ngập lũ thường xuyên đã dẫn đến mùa màng thất bát không trả được nợ đó là lý do chính làm cho làm nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh trong thời kỳ này. Nhưng năm 2007 NQH có chiều hướng giảm xuống ở mức 11.889 triệu đồng, giảm 7.587 triệu đồng , tương ứng giảm 38,82% so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm một phần do tình hình cán bộ tín dụng đã được trấn chỉnh kịp thời, bồi dưỡng nghiệp vụ, ngăn chặn xử lý rủi ro nhanh chóng, kịp thời. Ngân hàng thực hiện việc giao chỉ tiêu NQH đến từng phòng. Năm 2007 tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng tình hình dịch bệnh: tai xanh, cúm gia cầm rất trầm trọng làm các hộ kinh doanh trong lĩnh vực này bị mất trắng, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ. Ngoài ra, cũng do sự đầu tư đúng hướng Ngân hàng đã lựa chọn được khách hàng uy tín đang gặp vướn mắc để kịp thời giúp họ giải quyết khó khăn tạm thời và nhanh chóng thu hồi được nợ, tạo uy tín qua lại giữa Ngân hàng và khách hàng Nợ quá hạn trung và dài hạn: Cũng tương tự như ngắn hạn thì năm 2006 là 60.535 triệu đồng, tăng 9.210 triệu đồng, tương ứng tăng 17,94% so với năm 2005. Trong năm nợ quá hạn tăng do những khoản nợ trung và dài hạn trong hạn năm trước đã chuyển sang khoản nợ quá hạn trong năm này. Mặt khác do ảnh hưởng những khoản nợ quá hạn của việc hỗ trợ vốn phục hồi sau cơn bão số 5 nên NQH trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 là 41.151 triệu đồng, giảm 19.484 triệu đồng, tương ứng giảm 32,02% so với năm 2006. Nợ quá hạn trung và dài hạn giảm nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao là do các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa còn tồn, chưa thu hồi vốn kịp nên nợ quá hạn tăng cao trong năm 2006. Và đã giảm nhanh trong năm 2007 do doanh nghiệp đã xử lý tốt hàng hóa tồn đó. 4.3.4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNN 12.731 16.874 9.865 4.143 32,54 -7.009 -41,54 TPKT khác 55.717 63.095 43.175 7.378 13,24 -19.920 -31,57 Tổng NQH 68.448 79.969 53.040 11.521 16,83 -26.929 -33,67 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hình 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HAN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Năm 2007 NQH giảm đáng kể là đều đáng mừng đối với hoạt động của Ngân hàng. Chứng tỏ Ngân hàng có nhiều nổ lực trong công tác thu hồi và xử lý nợ đến hạn. Mặt khác, do công tác thẩm định ngày càng có hiệu quả, lựa chọn đúng khách hàng, cho vay đúng thời điểm các TPKT làm ăn có hiệu quả, kinh tế tăng trưởng ổn định nhằm bảo đảm thu hồi nợ đúng hạn cụ thể như sau: Doanh nghiệp nhà nước: Nợ quá hạn của DNNN năm 2005 là 12.731 triệu đồng, năm 2006 là 16.874 triệu đồng, tăng 4.143 triệu đồng bằng 32,54% so với năm 2005. Đó là do các DNNN còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đồng vốn chậm thu hồi. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn ở mức 9.865 triệu đồng, giảm 7.009 triệu đồng bằng 41,54% so với năm 2006. Điều đáng mừng là dù còn ít DNNN nhưng các khách hàng lớn này cũng ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn trước và giảm dần nợ quá hạn cho Ngân hàng. Đối với các TPKT khác: Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng NQH, trong năm 2006 là 63.095 triệu đồng, tăng 78.378 triệu đồng, tương ứng tăng 13,4% so với năm 2005 .Mặc dù cán bộ tín dụng đã cố gắng trong công tác tận thu nhưng do các DNNN vừa chuyển sang cổ phần hóa hoạt động chưa đi vào nề nếp nên việc trả nợ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và năm 2007 chỉ tiêu này cũng giảm xuống phù hợp với sự giảm xuống của doanh số cho vay là 19.920 triệu đồng, giảm tương ứng 31,57% so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm cho thấy sự khởi sắc trong sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế khác trong sử dụng vốn vay đúng mục đích bảo đảm trả được nợ vay đúng hạn theo hợp đồng thực hiện tốt việc giao chỉ tiêu NQH đến từng phòng và Ngân hang cũng tiến hành giảm miễn lãi, xóa nợ cho các khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.3.4.3. Các nguyên nhân chung phát sinh nợ quá hạn. Nguyên nhân Nợ quá hạn tăng chủ yếu trong khối cho vay nông nghiệp và nông thôn. Dư nợ xấu khối nông nghiệp chiếm tỷ trọng 83% trên tổng dư nợ xấu vốn thông thường. Do bà con nông dân nuôi tôm, bị tôm chết kéo dài trên diện rộng, thu nhập phân tán nhỏ lẽ chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình thường nhật, từ đó không trả được nợ vay Ngân hàng và nợ càng thêm nợ, Ngân hàng đã phát sinh nợ quá hạn, số nợ quá hạn này có khả năng phát sinh tăng trong thời gian tới. Tình trạng cho vay cán bộ công nhân viên khu vực nông thôn cũng phát sinh NQH nhiều, nhất là giáo viên và cán bộ công nhân viên cấp xã trở xuống, thu nhập bấp bênh, làm việc không ổn định, chuyển nơi công tác, thôi việc liên tục. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chờ bán lại tài sản trả nợ (tại hội sở có 3 doanh nghiệp năm 2006). 4.3.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCTVN Chi nhánh Cà Mau Đất nước ngày càng phát triển bền vững thì nhu cầu đầu tư của người dân ngày càng cao và lượng vốn cần cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng để bắt kịp với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình công nghệ hóa hiện đại hóa thì nhu cầu vốn để phát triển Công Thương nghiệp dịch vụ là rất lớn. Vì vậy, NHCT Cà Mau đã am hiểu thị trường, kịp thời cung cấp vốn cho nền kinh tế. Bảng 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG ( 2005 – 2007) Khoản mục Đvt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Vốn huy động Triệu đồng 217.790 413.193 450.381 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 5.387.869 5.637.670 5.035.903 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.125.567 5.567.843 5.118.812 4. Tổng dư nợ Triệu đồng 1.089.787 1.159.614 1.076.705 5. Nợ quá hạn Triệu đồng 68.448 79.969 53.040 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 958.636 1.124.700 1.118.159 7. Hệ số thu nợ (3/2) % 95,13 98,76 101,65 8. Nợ quá hạn/trên tổng dư nợ % 6,28 6,90 4,93 9. Tổng dư nợ /vốn huy động Lần 5,00 2,81 2,39 10. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 5,35 4,95 4,58 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau) Hệ số thu nợ: Năm 2005 là 95,13%, năm 2006 là 98,13%, năm 2007 là 101,65%. Cho thấy thu nợ của Ngân hàng tốt gần bằng 100%, đây là biểu hiện đáng mừng doanh thu nợ tăng, giảm đạt gần bằng doanh số cho vay. Đặc biệtlà năm 2007 đạt 101,65%. Cho thấy Ngân hàng luôn tích cực tìm những biện pháp đúng đắn bảo đảm việc thu hồi nợ nhanh chóng và đầy đủ đồng thời cũng cho thấy không chỉ thu được nợ trong năm hiện tại mà Ngân hàng còn thu được nợ cho vay các năm trước đến hạn. Nợ quá hạn/tổng dư nợ: Do chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tỷ lệ này có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 là 6,28%, năm 2006 là 6,9%.doanh số dư nợ tăng cao nhưng nợ quá hạn không quá cao. Năm 2007 chỉ tiêu này giảm xuống mạnh ở mức 4,93% do áp dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro và do Ngân hàng làm tốt công tác quản lý thu nợ kết hợp với việc khách hàng làm ăn có hiệu quả. Mặc dù, so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ tiêu này còn rất cao và cũng còn khá cao so với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác trên địa bàn. Tỷ lệ này cao là do: vẫn còn một số khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, hàng hóa tồn động nhiều, làm cho khả năng thanh toán của họ bị yếu kém, dẫn đến một số doanh nghiệp, cá nhân bị phá sản, giải thể không thể trả được nợ đúng hạn. Mặt khác, do Chi nhánh thực hiện chuyển NQH theo công văn 1627/2001/QĐ/NHNN theo đó quy định nếu Ngân hàng trễ hạn một kỳ hạn nợ hoặc một giấy nhận nợ thì toàn bộ số dư hợp đồng sẽ chuyển sang nợ quá hạn làm cho dư nợ quá hạn cao nhưng số dư thực tế thấp hơn. Một lý do nữa là trong những năm gần đây tình hình NQH trong cho vay nông dân vẫn tiếp tục thua lỗ do tôm chết kéo dài. Do đó Ngân hàng cần xem xét thận trọng hơn trong việc cho vay đối tượng này. Tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này của Ngân hàng thấp không cao qua các năm cụ thể năm 2005 là 5 lần, năm 2006 là 2,81 lần, năm 2007 là 2,39 lần chỉ tiêu có dấu hiệu giảm qua các năm nhưng vốn huy động qua các năm thì tăng lên, điều này thể hiện việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng chưa thật hiệu quả làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngân hàng khi không sử dụng triệt để nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm qua có biến động giảm nhưng không lớn. Năm 2005 là 5,35 vòng và năm 2006 là 4,95 vòng, đến năm 2007 vòng quay vốn tín dụng chung là 4,58 vòng giảm không nhiều so với 2 năm trước. Trong đó, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 5,55 vòng, bình quân 65 ngày/1 vòng quay, nhanh hơn năm trước 0,73 vòng. Điều đó phản ánh cơ cấu cho vay vốn ngắn hạn của Chi nhánh Nguyên nhân là do năm 2006 tình hình hoạt động của nhóm khách hàng chính của Chi nhánh là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản gặp khó khăn, Ngân hàng giảm cho vay làm cho thu nợ giảm tương ứng. Ngoài ra, Ngân hàng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng cho vay nên giảm vòng quay tín dụng của Chi nhánh. Chỉ tiêu này giảm có tác động xấu đến công tác quay vòng vốn của Ngân hàng, góp phần làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2007. Tóm lại: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hoạt động tín dụng không chỉ đơn thuần là tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn đóng vai trò to lớn đối với đời sống của nhân dân trong trong Tỉnh. Với nền kinh tế thị trường hiện nay nếu người dân không tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng mà vay trên thị trường tự do với lãi suất cao sẽ chỉ đủ để bù đắp cho phần lãi nặng về từ món vay đó, không thể đầu tư để tiếp tục và tái sản xuất mở rộng được. Không thể tạo ra được nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng ở địa phương. Trong nước và xuất khẩu sang các nước khác để thu nhiều lợi nhuận, góp phần tăng trưởng nền kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Với chức năng “đi vay để cho vay” và phương châm hoạt động “an toàn, tăng trưởng, hiệu quả” trên cơ sử kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và lợi ích của khách hàng, NHCT Cà Mau bằng nhiều hình thức huy động vốn cũng như cho vay vốn cùng với thái độ phục vụ ân cần đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng không ngừng trong hoạt động kinh doanh, quy mô ngày càng được mở rộng và luôn giữ được ưu thế của mình là một địa vị đóng góp tích cực vào sự nghiệp cung ứng nguồn vốn cho sự tăng của Tỉnh tận cùng cực Nam tổ quốc. 4.4. Những bài học kinh nghiệm: Trong hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng, tín dụng nói riêng, cần tránh cả hai khuynh hướng: quá hào phóng do bị sức ép cạnh tranh và ngược lại quá dè dặt do sợ trách nhiệm. Luôn chủ động nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời và nhạy bén để xây dựng chính sách tín dụng và danh mục vốn đầu tư an toàn, hiệu quả, phù hợp với nguồn lực của Chi nhánh. Công tác huy động vốn: Cần chủ động nắm bắt nhu cầu khách hàng, đánh giá khả năng, đối tượng huy động ở trên địa bàn. Không dừng lại ở chỗ phục vụ tốt, chào mời, “tranh thủ” khách hàng tại quầy giao dịch mà chủ động tìm kiếm khách hàng. Luôn luôn suy nghĩ và tìm tòi cái mới lĩnh vực mới nhất. Cần phải xung phong đi đầu so với tất cả các Ngân hàng thương mại trên địa bàn trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ mới về tài chính Ngân hàng chiếm lĩnh ngay các thị phần trọng yếu nhất là thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền và dịch vụ thẻ đa tiện ích. Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá cán bộ đúng người đúng việc, trọng dụng nhân tài, phân biệt được người tụt hậu đóng góp quá ít với người làm việc năng nổ, nhiệt tình đóng góp nhiều cho cơ quan CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các NHTM nhưng cũng giống như các lĩnh vực kinh doanh khác, lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng cao. Thật vậy hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rủi ro những biến cố xấu ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng như: làm ứ đọng vốn hoặc có thể làm mất vốn. Nhìn chung cho vay trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể gặp nhiều rủi ro. Bởi vì, khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro, không trả được nợ thì Ngân hàng là nơi phải chịu rủi ro không thu được nợ. Do đó để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn thì việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro là việc làm được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong hoạt động thực tiển của mình, NHCT Chi nhánh Cà Mau đã phòng ngừa và hạn chế rủi ro để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tín dụng nhưng Ngân hàng cần áp dụng triệt để hơn nữa những biện pháp đang được áp dụng và tiến hành áp dụng các biện pháp mới đề xuất. Sau đây là một số giải pháp: 5.1. Tăng khả năng huy động vốn Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng nhanh, nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn. Vì vậy tăng cường vốn huy động vẫn là yêu cầu cần đặt ra, vừa để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa giảm vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Trước hết Chi nhánh cần có chính sách hợp lý nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp cụ thể như sau: Chính sách Marketing. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng. Marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công của mọi Ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, nó được xem là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của Ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn của khách hàng. Cần phải có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn : Quảng cáo hình thức bằng tờ bướm tiết kiệm và hiệu quả, trong đó bướm giới thiệu ngắn gọn, đặt biệt chú trọng sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng như: Giới thiệu về vốn điều lệ; thời gian hoạt động trưởng thành và phát triển; giới thiệu các thể thức huy động và các tiện ích phục vụ của Ngân hàng Gởi phiếu trưng cầu ý kiến trong dân, thông qua hình thức thống kê trắc nghiệm về thu nhập, phương thức phục vụ và nhu cầu phục vụ. Nếu phương thức thuận tiện và có lợi do người gửi đã chọn, từ đó quyết định các hình thức huy động phù hợp với nhận thức của người dân trong từng thời kỳ, từng khu vực và từng đơn vị. Thực hiện tốt công tác tiếp thị thông qua phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng câu truyện “truyền thanh hoặc truyền hình” về công tác huy động vốn. Khuyến mại hấp dẫn, đẩy mạnh tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch ân cần chu đáo hơn. 5.1.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động Trong những năm gần đây khi nền kinh tế có bước tăng trưởng khá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tự huy động. Các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi, tiêt kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn khác nhau là hình thức gửi gọn rút gọn khó có thể thu hút thêm vốn nhàn rỗi; trong xã hội phải có nhiều hình thức huy động tiền gửi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người gửi tiền. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi trả của người dân ngày càng thuận tiện. Người dân không cần phải nắm giữ nhiều tiền trong nhà mà vẫn có thể mua sắm được đầy đủ thông qua tài khoản cá nhân. Việc mua sắm tiêu dùng và tích luỹ là hai khoảng thời gian hoàn toàn tách biệt. Vì vậy Ngân hàng cần phải có hình thức huy động mới phù hợp như: gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần. Bằng hình thức này, Ngân hàng sẽ thu hút một lượng vốn nhàn rỗi còn trong dân cư, nhất là đối với cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác tự tạo thuận lợi cho người có tiền gửi, vừa tạo thêm tích luỹ cho người gửi, đặc biệt tạo ra được nguồn vốn khá ổn định cho Ngân hàng. Để giữ được nguồn vốn và tiếp tục tăng trưởng, Chi nhánh cần phải quan tâm đến chính sách khách hàng, chính sách lãi suất. Nếu thực hiện lãi suất huy động hợp lý, hấp dẫn sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng về Ngân hàng gửi tiền. 5.1.3. Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt. Bằng nhiều hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn cơ cấu lãi suất thích hợp để hấp dẫn khách hàng gởi tiền. Lãi suất là một công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, do đó việc xác định lãi suất đầu vào thích hợp là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong từng thời kỳ, Chi nhánh cần điều chỉnh mức lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát và tình hình kinh tế để khách hàng tin tưởng tiền gửi của mình không bị mất giá. Ngoài ra, Chi nhánh phải có chính sách ưu đãi về lãi suất với những khách hàng có số dư tiền gửi cao, những khách hàng giao dịch lâu năm với Chi nhánh và có những hành động thiết thực như tặng quà, tặng phiếu ưu đãi (những khách hàng có phiếu này sẽ được giảm các chi phí khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như chi phí chuyển tiền, chi phí đổi tiền, chi phí mở tài khoản giao dịch,…). Nếu làm được như vậy, Chi nhánh sẽ duy trì được những khách hàng cũ, thu hút những khách hàng mới và khuyến khích họ gắn bó với Chi nhánh qua mọi dịch vụ, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn vay cho nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng gởi và rút tiền, ngoài ra Ngân hàng còn khuyến mãi bằng hiện vật cho khách hàng gởi tiền, nhất là khách hàng truyền thống. 5.1.4. Đào tạo trình độ nghiệp vụ. Công nghệ Ngân hàng dù có giỏi đến đâu thì con người vẫn là lực lượng điều hành. Con người là yếu tố quyết định, chính vì thế cần phải quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, bảo đảm có đủ trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ mới của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng được thuận tịện nhanh chóng phù hợp với từng loại thể thức huy động hiện hành. Có được trình độ chuyên môn không hẳn đủ mà phải có phong cách phục vụ là yếu tố không kém quan trọng, tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng, khi giao tiếp với khách hàng ngoài việc nói năng niềm nở, lịch sự, cán bộ còn biết tư vấn, đưa lời khuyên, trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến lãi suất, thể lệ chế độ tiền gửi, việc thanh toán, chuyển tiền,… Làm được như vậy sẽ tăng niềm tin của khách hàng đối với Chi nhánh Ngân hàng và họ sẽ yên tâm khi gửi gắm tài sản của mình. 5.1.5. Nâng cao công nghệ Ngân hàng Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì phải thực hiện việc hiện đại hoá cộng nghệ thông tin để thực hiện thanh toán thẻ sẽ giúp cho Ngân hàng mở rộng được hình thức huy động gửi một nơi rút nhiều nơi, đáp ứng tâm lý yên tâm thuận tiện gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Ngân hàng phải là nơi đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, phải đảm bảo “gửi tiền thuận lợi, rút ra dễ dàng”. Vì vậy Chi nhánh cần tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động tạo uy tín trên thương trường, nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng, mọi thắc mắc của khách hàng phải được giải đáp kịp thời. 5.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng tại NHCTVN Chi nhánh Cà Mau 5.2.1. Tăng doanh số cho vay Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau những tháng đầu năm 2008 tương đối ổn định, các doanh nghiệp làm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hứa hẹn một môi trường đầu tư tín dụng tốt thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, Ngân hàng cần mở rộng quy mô tín dụng hơn nửa trong năm này bằng nhiều biện pháp như: Luôn tìm hiểu chính sách, định hướng phát triển kinh tế tại địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị phần phù hợp và kịp thời. Củng cố và giữ vững mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống của Ngân Hàng Công Thương Cà Mau, phát triển mở rộng mới một số khách hàng sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản có tiềm năng phát triển. Tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Do những lợi thế về quy mô đem lại nên trong nền kinh tế các doanh nghiệp lớn thường đóng vay trò chủ đạo nhưng để nền kinh tế phát triển một cách cân đối và bền vững hơn, thì cần có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạt và hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày càng cao, các doanh nghiệp này đã được nhận xét là đứng vay trò đặc biệt quan trọng vì nhiều lý do:Tạo ra hàng hóa dịch vụ lớn cho nền kinh tế phát triển, góp phần tập trung vốn của xã hội tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế, thu hút lao động, giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăc biệt là khu vực nông thôn. Hơn nữa trong nhiều năm qua nhiều cải cách về cơ chế, chính sách Nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đó là các luật điều chỉnh như: luật doanh nghiệp luật Nhà nước, luật hợp tác xã và các văn bản dưới luật như Ngân hàng Nghị định số 02/2002/NĐ-CP, Nghị định số 90/2001/ NĐ-CP ngày 23/11/2001 đã định nghĩa rõ loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như nêu rõ những giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn ốn từ ngân sách. Chương trình trợ giúp xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ thông tin. Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế có nhiều hỗ trợ cho phát triển của loại hình doanh nghiệp này của Việt Nam như Ủy ban Châu Âu, với những ưu thế và thuận lợi trên thì các doanh nghiệp này rất có khả năng phát triển nhanh chóng trong tương lai. Tiến hành phân loại khách hàng: Phân loại khách hàng theo tình hình tài chính nhằm đề ra các giải pháp phù hợp cho từng loại khách hàng trong việc mở rộng tín dụng Khách hàng tốt có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối với khách hàng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để động viên khuyến khích họ. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt. Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và khuyến khích họ để trở thành khách hàng tốt. Đối với khách hàng yếu: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi ro. Tăng khả năng cạnh tranh: Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Mặt khác, đối với khách hàng lãi suất chính là yếu tố quyết định đầu tiên để lựa chọn Ngân hàng nên chính sách lãi suất phù hợp cũng có tác dụng tích cực trong việc tăng doanh số cho vay c ủa Ngân hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dân, NHCT Cà Mau cần phải da dạng hóa sản phẩm làm tăng sự chọn lựa của khách hàng. 5.2.2. Tăng doanh số thu nợ Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết. Đối với khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm: + Khách hàng sử dụng vốn có mục đích không? + Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay, nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục. + Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp giải quyết kịp thời đảm bảo thu hồi được nợ Đối với những khách hàng kinh doanh các ngành nghề truyền thống có dư nợ lớn và nuôi trồng thủy sản không hiệu quả gây thất thu do chưa áp dụng kỹ thuật đúng thì Ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng dễ dàng trả nợ. Đa số những hộ nông dân đều ít học nên họ ít khi đọc những gì ghi trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng nói thời hạn trả nợ thì họ cứ nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới trả được nợ. Vì lúc họ làm xong một mùa vụ thì chưa tới thời hạn trả nợ, họ sẽ sử dụng số tiền vào dịp khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho Ngân hàng. Việc hiểu sai quy định này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Do đó cán bộ tín dụng phải phổ biến họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn và giải thích sau khi khách hàng trả hết nợ hoàn toàn thì làm hồ sơ vay lại không phải mất uy tín với Ngân hàng. Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần có biện pháp cứng rắn hơn để thu nợ. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy công tác thu nợ của Ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn. Gởi giấy báo thu nợ kịp thời đến từng khách hàng, thường xuyên nhắc nhở khách hàng kỳ hạn trả nợ nhưng phải thật khéo léo. 5.2.3. Giảm nợ quá hạn Vấn đề nợ quá hạn hiện nay đang là điểm nóng đối với các Ngân hàng. Ở Ngân hàng con số NQH tương đối cao chủ yếu là cho vay khối nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên bị các yếu tố tự nhiên chi phối rất lớn như: thiên tai, dịch bệnh… vì vậy cần hạn chế cho vay lĩnh vực nông nghiệp trong điều kiện tự nhiên bất lợi đến hoạt động sản xuất của nông dân. Mặt khác, cảnh giác đối với các khoản vay không đảm bảo Tạo điều kiện cho người đi vay gia hạn nợ, đầu tư bổ sung khi: + Nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh. Trường hợp này, cán bộ tín dụng nên xuống tận địa bàn xem xét, tránh tình trạng cho gia hạn lầm gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc gây khó khăn cho khách hàng. + Nợ quá hạn do đang sản xuất có hiệu quả thì bị thiếu hụt vốn. Ngân hàng nên đầu tư thêm để tạo điều kiện cho người sản xuất thu hồi được vốn để trả nợ Ngân hàng. Nhưng trường hợp này Ngân hàng phải thận trọng trong việc nhận xét, đánh giá khách hàng, tránh tình trạng nợ cũ chưa thu hồi mà nợ mới đã phát sinh thêm. Sử dụng các biện pháp thích hợp để xử lý rủi ro: Cương quyết thu hồi nợ đối với khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ. Biện pháp hữu hiệu thu hồi nợ quá hạn là tiến hành phát mãi tài sản của người vay theo hợp đồng đã ký kết. Nhưng đây chỉ là giải pháp sau cùng. Hạn chế cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo lãnh của cơ quan đối với các đơn vị sự nghiệp không có tài khoản chi lương tại Ngân Hàng Công Thương Cà Mau mới đề nghị quan hệ tín dụng, các đơn vị có cán bộ đã vay vốn tại Ngân Hàng Công Thương nhưng thiếu hợp tác trong quá trình giải quyết nợ vay. Đối với cán bộ có tài khoản tiền gửi chính tại Ngân Hàng Công Thương việc giải quyết cho vay theo hình thức này hay không tuỳ thuộc vào đánh giá về uy tín của cơ quan và kết quả thẩm định khả năng tạo thu nhập hoàn trả nợ vay của phòng nghiệp vụ. Riêng đối với cán bộ của khách hàng chiến lược tại Chi nhánh không hạn chế cho vay hình thức này. Hạn chế cho vay tiêu dùng mà nguồn thu chủ yếu để trả nợ là từ việc bán bất động sản. Thực hiện biện pháp giám sát đặc biệt đối với các khách hàng có một trong những dấu hiệu cảnh báo theo hướng dẫn của Sổ tay tín dụng, các khách hàng thuộc nhóm nợ xấu theo kết quả phân loại nợ theo QĐ 234 định kỳ hàng tháng. Thông qua việc thực hiện chi trả lương kinh doanh theo định kỳ hàng quý cho toàn bộ cán bộ làm công tác tín dụng căn cứ vào hiệu quả cuối cùng của từng cán bộ tín dụng, từ đó có thể giải quyết các vấn đề sau: + Nâng cao tính chủ động của từng cán bộ tín dụng trong việc sử dụng tất cả các mối quan hệ của cá nhân đối với cộng đồng để tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, nhất là đối với mãng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, là những nhóm đối tượng khách hàng Ngân Hàng Công Thương đã, đang và cần tiếp tục thực hiện quan điểm phát triển nhanh; + Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thẩm định, công tác quản lý nợ, công tác thu hồi lãi, công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ gia hạn, nợ quá hạn và công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, vì tất cả những nội dung này đều có liên quan trực tiếp đến hiệu quả cuối cùng – là cơ sở tính toán chi trả lương kinh doanh cho cán bộ tín dụng; + Xoá được về cơ bản tình trạng không cân xứng giữa khối lượng công việc, trách nhiệm công việc, rủi ro trực tiếp của cá nhân trong công việc được phân công phụ trách với thu nhập được hưởng và tình trạng thu nhập được cào bằng hiện nay trong đội ngũ cán bộ tín dụng toàn Chi nhánh; + Là cơ sở kinh tế để gìn giữ, chăm bồi, đào tạo cán bộ tín dụng có chất lượng, tránh tình trạng chảy máu chất xám của những cán bộ tín dụng giỏi, có đạo đức, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp của Ngân Hàng Công Thương Cà Mau, điều này đặc biệt hết sức cần thiết trong bối cảnh năm 2007 và các năm kế tiếp sẽ có khá nhiều chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần đến Cà Mau hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khách hàng : Phân tích đánh giá khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, thẩm định để đánh giá chính xác khách hàng, từ đó quyết định việc cho vay đúng, việc đánh giá khách hàng có thể được thực hiện một cách khoa học theo phương pháp 5C gồm: Thẩm định tư cách (Character), điều kiện (Condition), thế chấp (Colateral), vốn (Capital), khả năng hoàn trả (Capital). Hoặc nghiên cứu và thẩm định theo nguyên tắc PAPERS gồm các giai đoạn: thẩm định con người (Person), lượng tiền (Amount), mục đích (Purpose), vốn tự có (Equity), hoàn trả (Repayment), bảo đảm (Security) hay thông qua các chỉ tiêu sau: § Đánh giá uy tín của khách hàng: gồm đánh giá uy tín, tư cách đạo đức phẩm chất của người chủ, người điều hành và uy tín của người này với những người xung quanh, người thân, bạn bè, đồng thời đánh giá uy tín của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó an toàn hay mạo hiểm. § Đánh giá năng lực pháp lí của doanh nghiệp: thông qua quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, đánh giá năng lực của người đại diện. Điều này giúp Ngân hàng biết được khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật. § Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong những năm gần nhất (thường là 3 năm), Ngân hàng tiến hành phân tích mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện thông qua nhóm các chỉ tiêu. Tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ cơ cấu vốn, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời, thị phần sản phẩm trên thị trường. § Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận hay năng lực kinh doanh của khách hàng: là doanh nghiệp thông qua việc đánh giá thị trường và sản phẩm, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm, các nguồn lực cho sản xuất và chất lượng quản lý của doanh nghiệp. § Phân tích điều kiện kinh doanh: Ngân hàng đánh giá sự biến động của nền kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ mở rộng cho vay ngược lại thì thắt chặt cho vay. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng phù hợp khi Ngân hàng lựa chọn hay xác định mục tiêu cho hoạt động tín dụng là lợi nhuận, an toàn, lành mạnh. Sự lành mạnh được biểu hiện thông qua hiệu quả của Ngân hàng và khách hàng, Ngân hàng thu được gốc, lãi bằng kết quả kinh doanh của khách hàng chứ không phải từ việc phát mãi tài sản. Còn hiệu quả của khách hàng chính là việc sử dụng hiệu quả khoản vay vào hoạt động kinh doanh của mình như nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đảm bảo được uy tín của mình đối với bạn hàng, kịp thời giải quyết khó khăn về vốn của khách hàng . Từ các mục tiêu trên, Ngân hàng quy định những nội dung cần thiết để từ đó làm cơ sở hướng dẫn cho quá trình thực hiện cho vay. Tăng cường công tác kiểm tra của Ngân hàng : + Kiểm tra truớc khi cho vay: là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi Ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng tín dụng. + Sau khi đã cho vay, Ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích không, xem xét vật tư, hàng hóa hình hành từ vốn vay, tiến độ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc trả gốc lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn. + Kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. trong quá trình kiểm tra, cần xem xét cơ cấu dư nợ với nguồn vốn. những biện pháp để tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn vốn của các tổ chức kinh tế trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. + Kiểm tra hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn, như giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh. Đối với giấy đề nghị vay vốn, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm. + Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ; việc đối chiếu dư nợ vay trực tiếp giữa Ngân hàng và khách hàng giúp Ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng. Sử dụng có hiệu quả công cụ bảo đảm: Để bảo toàn vốn cho vay, nhất là đối với khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của khách hàng với Ngân hàng chưa cao, Ngân hàng phải sử dụng các đảm bảo tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro, tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn. Đối với các tài sản thế chấp như đất đai, nhà cửa…Ngân hàng phải xác định đúng giá trị tài sản và đầy đủ thủ tục theo yêu cầu pháp lý của các giao dịch đảm bảo, đồng thời phải tính đến sự mất giá tương đối của tài sản nếu như khách hàng không trả được nợ, phải phát mại tài sản để thu hồi nợ cho Ngân hàng. Thực hiện tốt việc phân tán rủi ro : Theo kinh nghiệm thì chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau không nên tập trung cho vay một khu vực, một lĩnh vực kinh tế nào đó và không nên tập trung cho vay số lượng quá lớn với một hoặc một số đối tượng khách hàng. Điều này có thể làm giảm mức độ an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện bằng nhiều hình thức: bảo lãnh, bảo đảm, tận dụng hoạt động của ngành bảo hiểm, tham gia đồng tài trợ. Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nhân lực có hiệu quả chất lượng cao: Con người là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong quan hệ tín dụng. Xã hội càng phát triển đòi hỏi cán bộ tín dụng phải ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Người làm công tác tín dụng và quản lý phải biết vận dụng kiến thức tổng hợp về khoa học tự nhiên xã hội cũng như công nghệ Ngân hàng để có thể xem xét các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, phương thức tổ chức kinh doanh, quan hệ xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật, phương án và trả nợ… Đồng thời, họ phải có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức tốt. Muốn vậy, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ, sắp xếp họ phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa, san sẻ rủi ro: Ngân hàng nên sử dụng các công cụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa các rủi ro mang tính truyền thống. Đẩy mạnh cơ cấu đầu tư ngắn hạn, đa dạng hoá khách hàng, chú trọng đầu tư ngành, doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, hạn chế cho vay đối với những khách hàng đã từng có nợ quá hạn. Mở rộng các hình thức cho vay như: hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên sử dụng cho mục đích mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà, tiêu dùng… Đối với các khoản vay lớn nên cho vay theo hạn mức, giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án. Đẩy mạnh công tác kiểm tra trước khi cho vay 100% đối với các món vay mới, đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Cán bộ tín dụng phải theo dõi vốn vay của nông dân có đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng vì nông dân ít khi vay tiền về mà họ sử dụng hết vào sản xuất mà họ sẽ trích một phần vào tiêu dùng vì vậy cán bộ tín dụng chia nhiều lần nhận nợ để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đối với nông nghiệp thì Ngân hàng nên đầu tư đủ vốn cho nông dân sản xuất một mùa, có như vậy thì họ mới dễ dàng trả nợ cho Ngân hàng. Không nên đầu tư vốn sản xuất cho hai vụ mùa liên tục rồi mới thu nợ, như vậy Ngân hàng sẽ kó thu hồi nợ vì nông dân họ thu hoạch một mùa vụ thì sẽ sử dụng hết số tiền hõ thu được nên khi Ngân hàng để hai mùa vụ mới thu thì họ không có khả năng trả nợ làm nợ quá hạn Ngân hàng tăng lên. Tóm lại: Ngân hàng thương mại nào muốn phát triển bền vững đều phải quan tâm nhiều đến công tác tín dụng. Sự phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Để hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định cần có chính sách tín dụng hiệu quả. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Hòa cùng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt biệt trong thời gían đầu ta gia nhập WTO. Các NHTM nói chung và Incombank Việt Nam nói riêng đang cố gắng đổi mới và đã khẳng định được vị thế vai trò của mình với những thành tựu đáng kể góp phần vào thành công chung của nền kinh tế của đất nước. NHCT Chi nhánh Cà Mau cũng đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của tỉnh nhà. Qua phân tích hoạt động tín dụng của NHCTVN Chi nhánh Cà Mau ta thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu sau: Quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng với tổng nguồn vốn tăng qua các năm. Nghiệp vụ tín dụng giữ được khách hàng, giữ được tốc độ phát triển trong phạm vi kiểm soát. Thực hiện tốt chủ trương sàn lọc khách hàng yếu kém lựa chọn khách hàng tốt, an toàn, hiệu quả, doanh số thu nợ biến động tăng giảm tương ứng với doanh số cho vay. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm 2007 Hệ số sử dụng vốn cao và bảo đảm an toàn vốn, tài sản cố định, ký quỹ mua công trái, trái phiếu và tài sản có khác. Công tác thu nợ được thực hiện tốt, luôn rất cao và có năm gần 100% doanh số cho vay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Chi nhánh vẫn còn một số vấn đề sau: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm, nhưng vẫn còn cao so với các NHTM khác trên địa bàn. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn còn thấp, nguồn vốn huy động chưa được đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Chi nhánh còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hòa từ cấp trên. Tình hình hoạt động của Ngân hàng chưa ổn định còn tăng giảm không có xu hướng rõ ràng. Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả to lớn mà Chi nhánh đã đạt được cùng với sự cố gắng, nổ lực không những để góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin vững chắc trong từng khách hàng và đến nay khách hàng trong Tỉnh đã thừa nhận rằng một phần thành công của họ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, đáp ứng vốn kịp thời của Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau. Hy vọng rằng trong tương lai khi Ngân hàng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của các ngành các cấp thì hiện biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trên sẽ được Ngân hàng ứng dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ và toàn diện để Ngân hàng khắc phục phần nào những hạn chế, dần đi đến hoàn thiện và tiến xa hơn nữa trong vai trò là “ xương sống” cho nền kinh tế của Tỉnh để tiếp tục sánh vai với các khách hàng trong từng chặng đường mở cửa và hội nhập hiện nay. 6.2. Kiến nghị Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động thực tế hoạt động tín dụng Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau, từ tình hình hoạt động của Chi nhánh cũng như thực trạng tín dụng của các NHTM khác trên địa bàn Tỉnh Cà Mau tôi xin có một số kiến nghị sau: 6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Cần thống nhất cơ chế tín dụng cũng như biên độ lãi suất thấp nhất trên địa bàn, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giảm lãi suất cho vay để lôi kéo khách hàng để dẫn đến thực tế là một khách hàng có dư nợ tại nhiều Ngân hàng, vay vốn nhằm mục đích đảo nợ, gây khó khăn cho cán bộ chuyên quản, tăng rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Chính phủ phải có sự hỗ trợ xử lý bằng nguồn ngân sách Nhà nước đối với các khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước, cho vay vốn hộ ngư dân, theo chỉ định của Chính phủ vì nhiều lý do khách quan mà Chi nhánh đã gặp phải rủi ro có nhiều nợ xấu, rất lớn đối với khoản cho vay này, giúp Chi nhánh giảm được nợ quá hạn và hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp tục hoàn thiện mô hình và bộ máy quản lý theo hướng phát triển tính độc lập của Ngân hàng Trung Ương, nâng cao năng lực điều hành của chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở nâng cao năng lực dự báo, sử dụng hợp lý và linh hoạt các công cụ chính sách trước hết là các công cụ về kinh tế, tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định tiền tệ, tỷ giá, khống chế lạm phát và tăng trưởng hợp lý. Làm tốt hơn nữa chức năng quản lý nhà nước, trước hết là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chỉ đạo các NHTM báo cáo rõ các vướn mắc tồn tại, bất cập (nếu có) trong các văn bản pháp lý đã ban hành và những yêu cầu về những vấn đề trong thực tiễn hoạt động đã phát sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, để Ngân hàng Nhà nước kịp thời xem xét chỉnh sửa hoặc ban hành mới tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Sớm ban hành quy chế về kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ tổ chức tín dụng theo hệ thống theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật các tổ chức tín dụng sửa đổi để làm căn cứ cho các NHTM cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù riêng. Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ đẻ chỉ đạo các luật Ngành thống nhất thủ tục giao dịch, đảm bảo khi cầm cố thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, và thủ tục cấp giấy chứng nhận, sở hữu bất động sản cho rõ, đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng tham gia tích cực vào việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp cùng các Bộ, Ngành có liên quan để làm tan băng thị trường bất động sản. Ngân hàng Nhà nước có những hình thức thông báo thường xuyên về tình hình biến động kinh tế cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước và quốc tế, để các NHTM làm cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu phát triển của mình, cảnh báo những nguy cơ rủi ro đối với hệ thống NHTM, có cơ chế bảo vệ cácc NHTMtrước những tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. 6.2.2. Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Điều chỉnh một số qui định cho vay: Cần ban hành qui chế thực hiện đảm bảo tiền vay phù hợp với tình hình tín dụng hiện nay để áp dụng trong toàn hệ thống. Do có quá nhiều văn bản qui định về vấn đề này nên các chi nhánh Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực thi. Lãi suất cho vay của hệ thống hiện nay chưa linh hoạt. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nên cho phép các Chi nhánh tự quyết định mức lãi suất cho vay và phí dịch vụ cho phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, để đảm bảo tính cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam cũng có thể áp dụng mức lãi suất cho vay có kèm theo biên độ để thuận tiện cho chi nhánh khi quyết định cấp tín dụng. Linh hoạt đối với lãi suất huy động: Mức lãi suất huy động VNĐ và ngoại tệ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Do đó các chi nhánh Ngân Hàng Công Thương ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn vì mức lãi suất huy động của hệ thống thấp. Trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn huy động tại địa phương, Ngân Hàng Công Thương Cà Mau không thể cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác. Do vậy, chi nhánh luôn bị động trong hoạt động tín dụng do phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Để tháo gỡ khó khăn, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam cần nghiên cứu vận dụng biên độ lãi suất hợp lí cho các chi nhánh ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có như thế thì công tác huy động vốn tại chỗ của các chi nhánh trong khu vực mới có thể mở rộng được. 6.2.3. Đối với NHCTVN Chi nhánh Cà Mau Củng cố và hoàn thiện đội ngũ làm công tác tín dụng, thường xuyên cử cán bộ tín dụng đi tập huấn nghiệp vụ tại các khóa do Trung Ương tổ chức. Phân bố công việc cho cán bộ tín dụng một cách khoa học sao cho cán bộ có nhiều thời gian giám sát các đơn vị vay vốn, tránh tình trạng một cán bộ quản lý nhiều đơn vị với dư nợ lớn như hiện nay và sẽ không giám sát chặt chẽ hoạt động của khách hàng làm hạn chế quy tín thu hồi nợ hoặc khong phát hiện xử lý kịp thời các rủi ro tín dụng chưa được dự báo trước. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại Chi nhánh bởi vì cán bộ tín dụng dù có giỏi mấy cũng có xảy ra sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Vì vậy công tác kiểm sóat hết sức quan trọng nhằm phát hiện sai sót, chấn chỉnh kịp thời tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Ngân hàng cần có sách lược phối hợp với các ngành chức năng nhằm quản lý chặc chẽ khách hàng và xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ giảnm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Có chính sách tín dụng phù hợp và kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng đủ điều kiện vay nhưng có biểu hiện không minh bạch trong kinh doanh và quan hệ làm an với khách hàng khác. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng cần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện đại và có giá trị gia tăng cao để tăng thu nhập cho Ngân hàng đồng thời thu hút khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng để thu hút nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư. Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh Ngân hàng văn minh hiện đại có chính sách khoa học than thiện lâu bền, tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả bền vững đúng định hướng NHCT Việt Nam và phù hợp với bối cảnh đặc thù của Chi nhánh. Quan tâm hơn nữa việc sử dụng đòn bẩy vật chất để nâng cao chất lượng tín dụng sao cho đảm bảo chi trả theo nguyên tắc: Cán bộ tín dụng tạo ra nhiều giá trị cho Chi nhánh thu hồi được nhiều nợ, xử lý được nhiều rủi ro, giúp Ngân hàng có thu nhập cao hơn những cán bộ tín dụng tạo ra giá trị ít hơn cho Chi nhánh.  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Ths. Thái Văn Đại (2006). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần thơ 2.Ths. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần thơ Gs.Ts.Lê Văn Tư (2003). Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. Gs.Ts.Lê Văn Tư (2004). Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 5. Tạp chí Ngân hàng 6. Các báo cáo tín dụng của Ngân Hàng Công Thương Cà Mau qua các năm. 7. Các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh cà mau.doc
Luận văn liên quan