Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn Kingtown

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Con người ngày càng phát triển cả vật chất lẫn tinh thần nên nhu cầu du lịch cũng không kém phần quan trọng. Vì thế để đáp ứng nhu cầu đó các công ty du lịch lữ hành lần lượt ra đời đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay thì du lịch là một trong những nền kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước. “Du lịch ngành công nghiệp không khói” ngày càng được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng với những loại hình du lịch hấp dẫn, phong phú và đa dạng. Ở Việt Nam trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển ngành du lịch luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị trí của du lịch trong quá trình đổi mới của đất nước như hiện nay thì du lịch đã, đang và sẽ đạt được những thành quả hết sức to lớn, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng dần khẳng định vai trò và vị trí của mình. Theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX: “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Từ nghị quyết 45CP của Thủ Tướng Chính Phủ cũng khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp có tác dụng góp phần thực hiện mở cửa của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế khác. Tạo nên công ăn việc làm, mở rộng mối giao lưu văn hóa xã hội, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết của sự hiểu biết giữa các dân tộc”. Từ đường lối và những biện pháp thích hợp, du lịch Việt Nam đang chuyển mình đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của Đất nước. a. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì sự đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành phải kể đến trước hết là lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nó làm thỏa mãn những nhu cầu tất yếu của khách du lịch. Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng nên em đã chọn và liên hệ thực tập tại khách sạn Kingtown. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “phân tích tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KINGTOWN”. b. Mục tiêu nghiên cứu - Các lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn - Cơ cấu khách, số lượng khách. - Thực trang kinh doanh của khách sạn Kingtown - Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Kingtown trong thời gian 2008 – 2010 - Mục tiêu, định hướng và giải pháp để khách sạn hoạt động hiệu quả giai đoạn 2010 – 2015 c. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch. - Phương pháp khảo sát thực địa: Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý. - Phương pháp cân đối kinh tế: Là phương pháp tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu và thiết lập sự cân đối giữa cung và cầu về các mặt sau: + Cân đối giữa tiềm năng tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách. + Cân đối giữa nhu cầu của du khách với khả năng cung ứng dịch vụ về cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. + Cân đối nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển du lịch. + Cân đối nguồn lao động du lịch. - Phương pháp phân tích xu thế. Dựa vào quy luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp này dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hóa bằng các biểu đồ toán giản. - Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi. - Phương pháp toán học và tin học. Áp dụng công cụ toán học để phân tích hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng thời dự báo hệ thống các chỉ tiêu phát triển. Trong hoạt động du lịch hiện nay đã sử dụng rộng rãi công cụ tin học trong việc quảng cáo, đặt chỗ cho du khách. d. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khách sạn - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh của khách sạn KINGTOWN giai đoạn 2008 – 2010 - Phạm vi nghiên cứu: Khách sạn KINGTOWN Nha Trang _ Khánh Hòa

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 23001 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn Kingtown, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao trình độ thì đây sẽ là một trong những điểm mạnh của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh. Ở chức vụ lãnh đạo thường là những người lớn tuổi. Lao động du lịch có độ tuổi tương đối trẻ từ 30 – 40 tuổi, trong đó lao động nữ từ 20 – 30 tuổi, nam từ 40 – 50 tuổi. d. Phân theo bộ phận: Bảng 2.8 Nhân sự theo từng bộ phận: Bộ phận Số lượng nhân viên từng bộ phận Giám đốc 2 Kế toán 1 Lễ tân 5 Buồng 12 Bếp 6 Bảo trì và bảo dưỡng 3 Bảo vệ 6 Tổng số nhân viên KS 35 Nhận xét: Khách sạn hiện có 8 bộ phận riêng biệt, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, nhiệm vụ riêng d.1 Giám đốc khách sạn: Huỳnh Thị Ngọc Lộc Là người lãnh đạo cao nhất có mọi quyền hành điều phối công việc trong khách sạn, là người có trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. giám đốc còn chịu trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, là ngươi đại diện pháp nhân của khách sạn trước pháp luật. d.2 Phó giám đốc ( trưởng bộ phận nhân sự): Vũ Quang Việt Là người thay mặt giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng. Theo dõi quá trình làm việc của cán bộ nhân viên khách sạn để phân công việc, khen thưởng hay kỷ luật nhân viên. Ngoài ra, còn có trách nhiệm như giám đốc và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về sự ủy quyền và còn chịu trách nhiệm cá nhân tuyển chon phân công lao động. d.3 Bộ phân lễ tân: Trưởng bộ phận: Lê Minh Nhật Gồm 4 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận lễ tân. -Trưởng lễ tân: là người đại diện cho bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc tổ chức dịch vụ, dón tiếp, chịu trách nhiệm về các hoạt động đăng ký chỗ, thanh toán với khách hàng, phân công ca làm việc cho nhân viên và theo dõi nhân viên làm việc. - Nhân viên lễ tân: là bộ mặt của khách sạn, có nhiệm vụ đón khách, nhận và trả phòng cho khách, là trung tâm quảng cáo, giới thiệu cho khách các sản phẩm dịch vụ mà khách cần, giúp khách sạn chọn lựa và bán các dịch vụ bổ sung như: Tham gia các tour du lịch, giới thiệu khu du lịch. d.4 Bộ phận buồng: Trưởng bộ phận: Nguyễn Thị Tuyến Gồm 12 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận buồng: là người giám sát nhân viên và luôn làm cho các phòng của khách sạn cũng như các khu vực trong khách sạn gọn gàng, sạch sẽ, giải quyết các tình huống và yêu cầu của khách hàng trong thời gian lưu trú tại khách sạn, phân chia ca làm việc cho nhân viên trong bộ phận. 3 nhân viên giặt ủi: đáp ứng đủ mọi nhu cầu giặt ủi cho khách hàng cũng như giặt ủi ga, gối,… để luôn đảm bảo sự thơm tho, sạch sẽ cho phòng ngủ của khách. 7 nhân viên làm phòng: là người được tuyển chọn và đào tạo, có kỹ năng cao và thành thạo trong công việc dọn phòng, nắm vững nghiệp vụ, làm phòng trong khách sạn và đặc biệt là không thể thiếu đức tính cần cù, siêng năng, trung thực. - 2 nhân viên công cộng: 1 nhận viên phụ trách chăm sóc toàn bộ cây cảnh trong khuôn viên khách sạn, 1 nhân viên phụ trách dọn vệ sinh ở khu vực tiền sảnh, hành lang, cầu thang… Tất cả các nhân viên đều dày dặn kinh nghiệm đủ để đáp ứng việc tăng năng suất buồng giường và có thể đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú. d.5 Bộ phận bảo dưỡng, bảo trì: Trưởng bộ phận Trần Hữu Đạt Có 3 nhân viên có nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, nước trong khách sạn, sửa chữa kịp thời các tiện nghi bị hư hỏng trong khách sạn nhằm mang tới cho du khách những dịch vụ đạt chất lượng nhất. d.6 Bộ phận kế toán : Nguyễn Thị Bích Trâm Có nhiệm vụ thu nhận các báo cáo doanh thu, đề xuất mua hàng từ các bộ phận, thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các chứng từ thu chi hàng tháng, quý và năm để báo cáo cho giám đốc. d.7 Bộ phận bảo vệ: Trưởng bộ phận : Lê Ngọc Thảo Có 6 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước ban giám độc về trật tự trong khuôn viên khách sạn, có nhiệm vụ phân ca cho nhân viên thực hiện công việc có hiệu quả, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và đảm bảo trật tự cho khách sạn 24/24h. d.8 Bộ phận bếp: Trưởng bộ phận Nguyễn Trọng Thắng Gồm 6 nhân viên kể cả bếp trưởng. Bếp trưởng là người phụ trách mọi công việc về nhu cầu ăn uống trong khách sạn và nhà hàng. ** Tình hình chung về nguồn nhân lực tại khách sạn: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nhìn chung, trình độ chuyên môn của người lao động ở khách sạn tương đối tốt, có trình độ tay nghề cao, tạo sự phát triển toàn diện của khách sạn. 2.1.7 Các lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn: - Kinh doanh lưu trú. - Kinh doanh ăn uống. - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác… + Spa, massage… Massage truyền thống Việt Nam: Giá 100.000 VND(6 USD). Thời gian:60 phút Với phương pháp trị liệu truyền thống, massage Việt Nam chủ yếu dùng lực xoa bóp và vỗ đều trên cơ thể để kích thích máu lưu thông, tạo cho bạn cảm giác thỏa mái và thư giãn. Massage Thái: Giá 100.000 VND (6USD) Thời gian:60 phút Người Thái đã thiết lập hoàn hảo về việc ấn huyệt kéo dài các khớp xương, qua nhiều thế kỷ bằng sự tác động của cơ thể. Chính điều này làm giảm sự mệt mỏi đau lưng, đau khớp. Massage Thủy Điển: Giá 100.000 VND (6USD) Thời gian:60 phút Dùng lực xoa bóp nhẹ nhàng, dùng dược phẩm thảo dược, mang lại cảm giác dễ chịu, giúp loại bỏ sự căng thẳng và đau nhức các cơ bắp. Massage Thảo dược: Giá 120.000 VND (7USD). Thời gian 60 phút Dùng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược dựa trên các loại da khác nhau, thoa đều và xoa bóp nhẹ nhàng mang lại hiệu quả cao, duy trì tinh thần và thể chất, giúp cân bằng tự nhiên của cơ thể. Massage dùng kem: Giá 120.000 VND (7USD). Thời gian 60 phút Loại hình massage này là phương pháp dùng kem đặc biệt để xoa bóp toàn thân, loại bỏ các tế bào chết, tạo cho làn da mịn màng và sáng đẹp hơn, thêm vào đó bạn thấy tươi trẻ và đầy sức sống. + Dịch vụ giặt ủi. + Tổ chức các tuyến du lịch trong thành phố, tham quan các đảo, bơi lặn, thăm đồng quê. + Dịch vụ thuê ô tô, xe gắn máy, tàu và ca nô. + Đặt vé theo yêu cầu của khách các tuyến trong và ngoài nước bằng các phương tiện: Ô tô. Tàu lửa. Máy bay. + Dịch vụ đưa đón khách tại phi trường, ga xe lửa,… Sân bay: Xe 4 chỗ ngồi: 200.000 VND. Xe 7 chỗ ngồi: 260.000 VND. Ga tàu lửa: Xe 4 chỗ ngồi: 50.000 VND. Xe 7 chỗ ngồi: 80.000 VND. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn (2008 – 2010) 2.2.1 Cơ cấu nguồn khách Bảng 2.9 Lượt khách đến khách sạn từ năm 2008 – 2010: STT Chỉ Tiêu ĐVT 2008 2009 Từ tháng 1 –9 năm 2010 1 Tổng lượt khách Người 7865 7284 7368 2 Khách quốc tế Người 988 769 1011 3 Khách nội địa Người 6877 6515 6357 (Nguồn kế toán) Biểu đồ 2.2 Biểu Đồ Thể hiện cơ cấu khách 2008 – 2009 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện tổng lượng khách đến Khách sạn 2008 – 2009 Nhận xét: Qua bảng số liệu về lược khách đến khách sạn KINGTOWN trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. Kết quả về lượt khách cho ta thấy khách đến lưu trú tại khách sạn là tương đối nhiều. Mặc dù năm 2009 có phần giảm đi. Đến năm 2010 lượng khách tăng lên ở 3 quý đầu năm. Tình hình kinh tế toàn cầu ổn định trở lại. Khách đi du lịch nhiều. Lượng khách đến khách sạn cũng tăng thêm. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy 9 tháng đầu năm 2010 lượng khách đến với Khách sạn nhiều hơn năm 2009. Khách quốc tế và khách nội địa đều tăng. Chứng tỏ thương hiệu của khách sạn không những được bạn bè trong nước biết đến mà quốc tế. Lượng khách nội địa chiếm tổng số trong tổng lượng khách đến lưu trú tại khách sạn. Năm 2008, lượng khách nội địa chiếm 87,4%, khách quốc tế chiếm 12,6%. Năm 2009, lượng khách nội địa chiếm 89,4%, khách quốc tế chiếm 10,6 % trong tổng lượng khách. 3 Quý đầu năm 2010, lượng khách nội địa chiếm 86,3%, khách quốc tế chiếm 13,7% trong tổng lượng khách. Bằng những chiến thuật giảm giá đúng thời điểm, với những chiến lược Marketing, quảng cáo trên các website, brochure khách sạn đã khắc phục phần nào tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Năm 2009, một năm hoạt động đầy khó khăn của khách sạn nói riêng và của các ngành kinh tế khác trên toàn cầu nói chung, nhưng với sự làm việc nhiệt tình, nỗ lực không ngừng tìm ra những biện pháp khắc phục tình hình khủng hoảng của các nhà quản lý để khách sạn vẫn đứng vững và thu hút khách đến khách sạn mặc dù lượng khách đến khách sạn ít hơn năm 2008. Đến 3 quý đầu năm 2010, kinh tế toàn cầu ổn định trở lại. Bằng những biện pháp, chính sách đúng đắn của quý lãnh đạo và sự phục vụ tận tình chu đáo của cán bộ công nhân viên trong khách sạn, khách sạn đã thu hút khách đến ngày một đông hơn. Khách quốc tế và nội địa đều tăng lên so với năm 2009. 2.2.2 Công suất sử dụng buồng phòng Theo số liệu của nguồn kế toán khách sạn KINGTOWN thì công suất sử dụng phòng được chia theo tính thời vụ du lịch. Trong mùa du lịch (mùa cao điểm), sản phẩm sẽ được bán với số lượng nhiều và thường có giá trị cao. Ngoài mùa du lịch (thấp điểm), sản phẩm sẽ khó bán được (kể cả về số lượng lẫn giá cả). Mùa cao điểm: Công suất sử dụng phòng là 87% Mùa thấp điểm: Công suất sử dụng phòng là 32% Nhìn qua công suất sử dụng phòng cho ta thấy khách sạn sử dụng phòng tương đối nhiều, tuy mùa thấp điểm chỉ đạt 32% nhưng bù lại vào mùa cao điểm dường như khách sạn đã sử dụng gần hết công suất phòng hiện có trong khách sạn đạt 87%. Khách sạn hoạt động hiệu quả. 2.2.3 Doanh thu của khách sạn Bảng 2.10 Doanh thu của khách sạn KINGTOWN từ năm 2008 – 2010 ĐVT: 1000 đồng NỘI DUNG ĐVT 2008 2009 9 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 2008 – 2009 +/- % Lưu Trú Đồng 7.558.625 7.015.265 7.425.356 - 543.360 - 7,74 Ăn uống Đồng 797.666 757.500 772.427 - 40.166 - 5,3 Dịch Vụ Bổ Sung khác Đồng 1.056.875 996.545 998.287 - 60.330 - 6,05 Tổng Cộng Đồng 9.413.166 8.769.310 10.702.070 - 643.856 - 7,3 (Nguồn kế toán) Nghìn đồng Năm Biểu đồ 2.4 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu của các Dịch Vụ từ năm 2008 – 2009 Nghìn đồng Biểu đồ 2.5 Biểu Đồ Thể hiện Tổng Doanh Thu qua các năm 2008 – 2009 Nhận xét: Qua bảng thể hiện tổng doanh thu của khách sạn KINGTOWN trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. Cho thấy tình hình kinh doanh của khách sạn tốt, doanh thu mỗi năm mỗi tăng, mặc dù năm 2009 có giảm đi. Năm 2008, tình hình kinh doanh khách sạn mang tính chất cạnh tranh ngày càng cao giữa các khách sạn với nhau nên bộ phận chủ chót đã họp và đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình chung và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của khách sạn như: Giảm giá vào mùa thấp điểm, tặng quà cho chị em phụ nữ vào ngày 8/3, 20/10…Với sự lãnh đạo tài tình cùng với tinh thần làm việc có trách nhiệm của đội ngũ nhân viên, chất lượng từ các dịch vụ tốt đã thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Đầu năm 2008, Thành phố biển Nha Trang được chọn là nơi tổ chức buổi chung kết cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008 bắt đầu từ ngày 15/6 với sự tham gia của các thí sinh thuộc 100 quốc gia trên thế giới và buổi chung kết được tổ chức vào 14/7/2008, các ngày lễ 30/4, 1/5 gần với các ngày nghỉ cuối tuần góp phần thu hút khách đến với khách sạn KINGTOWN Nha Trang. Doanh thu khách sạn tăng hơn so với năm trước, với tổng doanh thu năm 2008 là 9.413.166.000 đồng. Nguồn doanh thu chủ yếu từ dịch vụ lưu trú chiếm 80,3% trong tổng doanh thu của khách sạn. Còn các dịch vụ khách chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Trong đó dịch vụ ăn uống chiếm 8.5%, còn lại 11.2% là doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác. Năm 2009, bộ phận giám đốc và quản lý trong khách sạn đã đưa ra các phương hướng biện pháp hoạt động, chiến lược kinh doanh có hiệu quả nên đã khắc phục được phần nào tình trạng khủng hoảng kinh tế trong năm này, lượng khách giảm đi so với năm 2008. Thể hiện ở lượt khách quốc tế giảm, chỉ chiếm 11.8% trong tổng lượt khách đến khách sạn. Tổng doanh thu 2009 đạt được 8.769.310.000 đồng giảm hơn 2008 là 643.856.000 đồng. Nhưng nhìn tình hình chung thì doanh thu của những khách sạn khác trong khu vực đều bị giảm đi trong năm này. Năm 2010, Tình hình kinh tế toàn cầu ổn định trở lại.Năm 2010 là năm Nha Trang – Khánh Hòa đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới Người Việt lần thứ 2, các ngày lễ lớn tập trung những ngày cuối tuần cùng những nổ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của khách sạn đã thu hút đông đảo lượt khách đến với KINGTOWN. Tổng doanh thu năm 9 tháng đầu năm 2010 tăng lên đáng kể. Tổng doanh thu 3 quý đầu năm 2010 tăng lên so với cùng kỳ năm 2009. Kết quả này cho thấy khách sạn KINGTOWN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thể hiện doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước, mang lại lợi nhuận cho khách sạn. Mặc dù tổng doanh thu năm 2009 có giảm hơn so với năm trước đó, nhưng do tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu nên những khách sạn khác nói riêng và nền kinh tế trên thế giới nói chung đều bị ảnh hưởng và giảm đi đáng kể. Nhưng tinh thần làm việc có trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên trong khách sạn nên đã giúp khách sạn khắc phục được phần nào tình trạng này. 2.2.4 Chi phí của khách sạn Bảng 2.11 Bảng chi phí của khách sạn ĐVT: 1000 đồng Nội Dung Chi Phí 2008 2009 9 Tháng năm 2010 Chênh lệch 2008 – 2009 +/ - % Chi phí trích trả lương – thưởng nhân viên 1.676.000 1.769.000 1.358.000 93.000 5,3 Chi phí trả lãi ngân hàng 175.245 155.267 97.067 -19.978 -12,9 Chi phí lãi ngắn hạn 50.000 35.566 19.162 -14.434 -40,6 Chi phí Marketing, quảng cáo 320.400 350.000 288.615 29.600 8,5 Chi phí quà tặng khách hàng – đối tác 225.000 230.000 190.215 5.000 2,2 Chi phí khấu hao tài sản cố định 1.625.255 1.516.227 1437.000 -109.028 -7,2 Chi phí các nguyên vật liêu 786.605 650.000 838.600 -136.605 -21,0 Chi phí cho các ngành kinh tế khác (Điện, nước…) 820.000 786.549 719.759 -33.451 -4,3 Chi phí khác 859.295 860.065 783.182 770 0,09 Tổng chi phí 6.537.800 6.352.674 5.731.000 -185.126 -2,9 ( Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Trong một năm khách sạn phải trả những chi phí cho các hoạt động kinh doanh của mình. Từ bảng số liệu trên cho thấy khách sạn đã bỏ ra những khoản chi phí để quảng bá thương hiệu của mình. Cũng như vay vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh của khách sạn. Đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật. Khách sạn thường xuyên có những chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết cũng như những khách hàng tiềm năng. Tặng quà cho khách hàng, các đối tác vào những dịp lễ, Tết. Để khách sạn được nhiều người biết đến thu hút lượng khách đến với khách sạn. Ngoài ra, khách sạn còn sử dụng một số chi phí khác cho các hoạt động tự thiện xã hội. Các khoản nợ năm 2009, 2010 giảm xuống nên phần chi phí trả lãi giảm xuống. Doanh nghiệp biết kiểm soát các khoản nợ của mình để đảm bảo có thể trả nợ. 2.2.5 Lợi nhuận của khách sạn Bảng 2.12 Lợi nhuận của khách sạn Chỉ Tiêu 2008 2009 9 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 2008 – 2009 +/- % Doanh Thu 9.413.166 8.769.310 10.702.070 -643.856 -7,34 Tổng Chi Phí 6.537.800 6.352.674 5.731.600 185.126 2,91 Lợi nhuận trước Thuế 2.875.366 2.416.636 4.970.470 458.730 18,98 Lợi nhuận ròng (sau thuế) 2.300.293 1.933.309 3.976.376 366.984 18,98 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy khách sạn hoạt động có hiệu quả. Mỗi năm doanh thu đều tăng lên. Lợi nhuận ngày càng nhiều. Khách sạn cần có những biện pháp giảm các chi phí không đáng kể. Tuy nhiên năm 2009 doanh thu có giảm đi vì nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng. Khách sạn đã khắc phục tình trạng này bằng cách giảm giá đặc biệt cho khách hàng vào mùa thấp điểm, đa dạng các loại hình dịch vụ. Năm 2008, khách sạn sau khi đóng thuế lợi nhuận là 2.300.293.000 đồng. So với năm 2008 thì năm 2009 lợi nhuận có phần giảm đi. Năm 2008 lợi nhuận hơn năm 2009 là 366.984.000 đồng, giảm 18,98%. 3 quý đầu năm 2010 lợi nhuận tăng lên đáng kể. Sau khi đóng thế lợi nhuận của khách sạn là 3.976.376.000 đồng. 2.2.6 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của khách sạn - Chỉ tiêu lợi nhuận L2008 = 2.300.293.000 L2009 = 1.933.309.000 - Chỉ tiêu kết quả H2008 = 9.413.166.000/6.537.800.000 = 1,44 H2009 = 8.769.310.000/6.352.674.000 = 1,38 - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận KL2008 = 2.300.293.000/9.413.166.000 x 100 = 24,4% KL2009 = 1.933.309.000/8.769.310.000 x 100 = 22,04% Các chỉ tiêu trên được tổng hợp vào bảng như sau: Năm Lợi nhuận (L) Hiệu quả (H) Tỷ suất lợi nhuận (%) 2008 2,3 1,44 24,4 2009 1,9 1,38 22,04 Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của khách sạn Nhận xét: Năm 2008: Có doanh thu 9.413.166.000 đồng lãi 2.300.293.000 đồng Năm 2009: Có doanh thu 8.769.310.000 đồng lãi 1.933.309.000 đồng Doanh thu năm 2008 lớn hơn doanh thu năm 2009 là 643.856.000 đồng. Hiệu quả năm 2008 là 1,44 lớn hơn hiệu quả năm 2009 là 0,06. Điều này cho thấy: Năm 2008 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 1,44 đồng doanh thu. Năm 2009 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 1,38 đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận năm 2008 là 24,4% lớn hơn tỷ suất lợi nhuận năm 2009 là 2,36%. Nghĩa là cứ có 100 đồng doanh thu thì năm 2008 thu được 24,4 đồng lợi nhuận và năm 2009 thu được 22,04 đồng lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của khách sạn KINGTOWN năm 2008 tốt hơn năm 2009. Nhìn chung qua tình hình kinh doanh của khách sạn qua từng năm cho thấy doanh thu mỗi năm một tăng. Đó là sự nổ lực của đội ngũ quản lý cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Khách sạn đã định hướng đúng mục tiêu đề ra của mình. Đầu tư những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất tốt phục vụ cho việc kinh doanh ngày có hiệu quả cao. Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong xu thế chung của toàn cầu. Năm 2009 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nên đã giảm đi 1 lượng khách đi du lịch. Làm cho khách sạn mất đi một khoản thu lớn. Nhưng khách sạn cũng đưa ra những chiến lược nhằm khắc phục tình trạng này và thu hút khách đến với khách sạn.Thu nhập của nhân viên mỗi tháng từ 1.6 triệu đến 2.2 triệu. Mỗi quý nhân viên trong khách sạn đều được tiền thưởng nhằm khích lệ, cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên, cuối năm nhân viên được hưởng lương tháng 13. Ngoài ra vào các dịp lễ, Tết các nhân viên trong khách sạn đều được thưởng tiền. Và với những sự kiện thể thao văn hóa lớn diễn ra tại thành phố biển Nha Trang đã tạo thêm cơ hội phục vụ khách tại khách sạn. Kết quả kinh doanh của khách sạn được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua từng năm. Bảng 2.14 Báo Cáo kết quả kinh doanh khách sạn Kingtown năm 2008 DNTN Du lịch & Thương Mại Hưng Phú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐC: 92 Hùng Vương – Nha Trang – Khánh Hòa Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nơi nhận báo cáo: Sở du lịch BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN KINGTOWN NĂM 2008 1. Về khách: STT Chỉ Tiêu Số lượng % cùng kỳ Ngày khách TB Chỉ tiêu TB/Khách (1.000đ) 1 TỔNG SỐ KHÁCH 7865 14 785 2 Khách Quốc Tế 988 3 Khách Nội Địa 6877 2. Về hiệu quả kinh doanh: Chỉ Tiêu Thực Hiện % cùng kỳ năm trước VNĐ(1000đ) Hoặc bằng USD Tổng doanh thu khách sạn 9.413.166 Tổng chi phí 6.537.800 Lợi nhuận trước thuế 2.875.366 Lợi nhuận ròng (sau thuế) 2.300.293 Nộp ngân sách – phải nộp 575.073 Đã nộp 575.073 3. Lao động và thu nhập của người lao động trong kinh doanh khách sạn: Lao động Thu nhập bình quân người (1.000đ) Lương Thu nhập khác Tổng thu nhập Tổng Số 35 2.100 400 2.500 4. Đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Nha Trang, ngày 08 tháng 01 năm 2010 Người lập biểu Giám đốc Nguyễn Thị Bích Trâm Huỳnh Thị Ngọc Lộc Bảng 2.15 Báo Cáo kết quả kinh doanh khách sạn Kingtown năm 2009 DNTN Du lịch & Thương Mại Hưng Phú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐC: 92 Hùng Vương – Nha Trang – Khánh Hòa Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nơi nhận báo cáo: Sở Du lịch BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN KINGTOWN NĂM 2009 1. Về khách: STT Chỉ Tiêu Số lượng % cùng kỳ Ngày khách TB Chỉ tiêu TB/khách(1.000đ) 1 TỔNG SỐ KHÁCH 7284 9 680 2 Khách Quốc Tế 769 3 Khách Nội Địa 6515 2. Về hiệu quả kinh doanh: Chỉ Tiêu Thực Hiện % cùng kỳ năm trước VNĐ (1000đ) Hoặc bằng USD Tổng doanh thu khách sạn 8.769.310 Tổng chi phí 6.352.674 Lợi nhuận trước thuế 2.416.636 Lợi nhuận ròng (sau thuế) 1.933.309 Nộp ngân sách – phải nộp 483327 Đã nộp 483327 3. Lao động và thu nhập của người lao động trong kinh doanh khách sạn: Lao động Thu nhập bình quân người (1.000đ) Lương Thu nhập khác Tổng thu nhập Tổng Số 35 2.200 500 2.700 4. Đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Nha Trang, ngày 12 tháng 01 năm 2010 Người lập biểu Giám đốc Nguyễn Thị Bích Trâm Huỳnh Thị Ngọc Lộc Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Kingtown trong thời gian tới. 3.1. Mục tiêu và định hướng kinh doanh của khách sạn (2010 – 2015). Mục tiêu: Chính sách quản lý của khách sạn là kết hợp các phương pháp quản lý khách sạn hiện đại nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn: - Cung cấp các trang thiết bị và sự phục vụ hoàn mỹ nhất cho quý khách trong và ngoài nước. - Thu hút các nhân tài kinh doanh và áp dụng các kỹ năng chuyên nghiệp, nghiệp vụ tiên tiến. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ của khách sạn bằng sự phục vụ ưu việt và quản lý có hiệu quả cao. Định hướng kinh doanh của khách sạn (2010 – 2015) - Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách mở thêm trang web của khách sạn để quảng bá tên tuổi của mình. - Đào tạo trình độ chuyên môn cho nhân viên. Nhân viên thường xuyên được theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của mình. - Đầu tư các trang thiết bị, tiện nghi hiện đại cho các phòng VIP. - Đầu tư vốn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng. - Mở rộng quy mô tầng hầm để xe đoàn có thể vào. - Mỗi bộ phận cử 1 nhân viên đi du học ở Singapore để bồi dưỡng nghiệp vụ. - Khách sạn tăng cường, đa dạng hóa thêm các loại hình dịch vụ kèm theo. - Tăng cường liên kết với các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú. 3.2. Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh tại khách sạn. a/ Ưu điểm: Chính sách quản lý hợp lệ, đúng đắn của Ban giám đốc là ưu điểm nổi bật của khách sạn và cũng là nhân tố giúp cho việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh được thuận tiện và dễ dàng hơn. Giúp cho khách sạn ngày càng phát triển và ăn nên làm ra. Luôn có chính sách khen thưởng và đãi ngộ đối với những người tài và năng lực để tận tâm cống hiến sức mình cho khách sạn. Nguồn lao động là ưu điểm cũng không kém phần quan trọng quyết định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nhìn chung ta thấy trình độ chuyên môn của các nhân viên tương đối tốt, có trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc, biết sử dụng lưu loát tiếng anh, cởi mở thân thiện, vui vẻ, làm cho khách thuê phòng luôn có cảm giác thoải mái. Nhân viên luôn được sự quan tâm và giúp đỡ những lúc khó khăn của Ban giám đốc tạo động lực để nhân viên làm việc hết mình hoàn thành tốt công việc được giao. Doanh nghiệp luôn thay đổi các chính sách phù hợp với từng mùa để khuyến khích khách hàng và nâng cao doanh thu hoạt động… Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới khá tốt. Mọi người có thể nói lên được các ý kiến và quan điểm của mình, hài lòng hoặc những vướng mắt gì thì Ban giám đốc sẽ xem xét và giải quyết. Khách sạn hiện nay cũng đang có những bước tiến rỗ rệt, khách đến với khách sạn ngày càng đông hơn. Đây là khách sạn có chiến lược tour về giá cả, do các Ban lãnh đạo nắm bắt được thị trường và có những chính sách, mục tiêu thích hợp. Đặc biệt khách sạn đã quyết tâm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, phấn đấu để đạt được những mục tiêu, phương hướng đề ra trước đó và trong thời gian tới một cách tốt nhất và nhanh nhất. Thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với khách sạn để phát triển khách sạn ngày một hiện đại, đồng thời xây dựng Thành phố biển Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng phát triển, một đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, cho bạn bè trên Thế giới biết đến đất nước ta như một đất nước “thân thiện, giàu đẹp và văn minh”. Bên cạnh đó khách sạn còn có những lợi thế khác: + Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi giúp du khách thuận tiện để khách đi dạo, mua sắm hoặc tắm biển. + Có hầm đẻ xe thoáng mát. + khách sạn rộng rãi, được xây dựng theo kiến trúc Á – Đông tạo cảm giác thoải mái, không chật hẹp. + Các phòng trên tầng 7, 8, 9, 10 có thể nhìn biển Nha Trang xinh đẹp và thơ mộng. + Có 2 thang máy để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng và nhân viên. + Có nhà hàng máy lạnh để phục vụ ăn uống cho quý khách. + Có thể đặt phòng tại khách sạn Kingtown một cách dễ dàng với mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn. Chỉ nhập ngày đến, đi của bnj và nhấn chuột để tiến hành. + Và đặc biệt có hòm thư góp ý được đặt ở mỗi tầng của khách sạn. b/ Nhược điểm: - Khách sạn chỉ hoạt động với quy mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn chủ sở hữu không nhiều, không có khả năng chi trả cho những nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn, đa phần là đi vay làm cho doanh nghiệp phải mang nhiều nợ. - Khách sạn ít quản bá và cập nhật thông tin lên trang web riêng của mình. - Khách sạn chưa có chế độ khen thưởng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, chưa tổ chức cho toàn thể nhân viên cùng đi du lịch sẽ tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó và nhiệt tình với công việc hơn. - Khách sạn còn tình trạng chấp vá, điều tiết nhân viên từ bộ phận này sang bộ phận khác mà không quan tâm đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên đó. - Khách sạn chưa đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo, trang web chưa có hình ảnh và thông tin của khách sạn. - Lương của nhân viên còn ít nên việc đáp ứng nhu cầu của khách vào những mùa cao điểm, khách đoàn còn chậm. - Nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao, mức thu nhập bình quân cũng tăng. Nhưng không phải du khách nào cũng có đủ tiền để thuê phòng ở khách sạn hoặc thích ở phòng đầy đủ tiện nghi nhưng không thích chi nhiều tiền. Đây là khó khăn của khách sạn Kingtown nói riêng và các khách sạn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung. Ngày nay có rất nhiều nhà nghỉ khách sạn mọc lên với đầy đủ tiện nghi giá cả phải chăng điều này tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn KINGTOWN trong thời gian tới. Nhằm giúp cho khách sạn khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh doanh thu, phát triển về mọi mặt cần có những giải pháp: 3.3.1 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật - Luôn đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ trong các khâu sản xuất chế biến món ăn, phương tiện vận chuyển và các phương tiện phục vụ khác. - Xây dựng các cơ sở lưu trú cần chú ý đến nhu cầu, xu thế của khách sạn trong từng thời kì cho phù hợp với nhu cầu hiện đại, nhằm thu hút khách, tăng doanh thu, từ đó tăng năng suất lao động. - Thường xuyên đổi mới quá trình kinh doanh cho phù hợp với thực tiến. Đầu tư mở rộng hợp lý các cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng doanh thu, từ đó tăng năng suất lao động. - Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp khách sạn cần chú ý mọi biện pháp tăng năng suất lao động nhưng không quên luôn phải tiết kiệm chi phí để kinh doanh có lợi nhuận cao. - Trang bị hệ thống phần mền kế toán mới để phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, cũng như cần thêm phàn mền quản lý đông bộ khách sạn để Ban giám đốc kip thời nắm bắt thông tin về tình hình kinh doanh của khách sạn. 3.3.2 Giải pháp về con người - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, chú ý xây dựng phong cách đạo đức tốt cho người làm công tác du lịch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ văn hóa để phục vụ khách du lịch. - Tổ chức lao động trong doanh nghiệp phải có khoa học, hợp lý, đúng nghiệp vụ chuyên môn nhằm phát huy hết khả năng của người lao động. Trong quá trình kinh doanh phải có sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao năng suất lao động. - Cần có chế độ khuyến khách lợi ích vật chất đối với người lao động. Cần thưởng phạt công minh, khen thưởng kịp thời đúng đối tượng. Thường xuyên tổ chức thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng dịch vụ - Khách sạn cần tổ chức lao động khoa học gắn liền với thi đua khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Bố trí lao động hợp lí, nâng cao năng suất lao động. Vì ngành kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu dựa vào người lao động. Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất tí từ Ban Giám Đốc đến nhân viên có quyết tâm cao hoàn thành kế hoạch đề ra. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao, thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo tạo lại cho tất cả nhân viên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, trình độ quản lý…Đặc biệt là những nhân viên trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khách sạn trước mắt và lâu dài. Lựa chọn đúng người, bố trí đúng nhiệm vụ sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Mặc khác, điều kiện lao động phải luôn được chú trọng, tạo tâm lý thoải mái hiệu quả trong làm việc. Thực hiện chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý, tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn thể tạo không khí thân mật, thắt chặt tình đoàn kết nội bộ trong khách sạn 3.3.3 Giải pháp về nguồn vốn - Xác định được nhu cầu về vốn ở từng thời kì kinh doanh trên cơ sở kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp hay phải xác định mức vốn ở từng giai đoạn kinh doanh. - Xác định được cơ cấu về vốn một cách hợp lý: giữa vốn cố định và vốn lưu động, giữa vốn của bộ phận nghiệp vụ này với vốn của bộ phận nghiệp vụ khác. Giảm đến mức thấp nhất số lượng tài sản cố định chưa dùng hoặc không cần dùng. - Sử dụng triệt để công suất tài sản cố định, tăng cường bảo quản sửa chữa để kéo dài thời gian sử dụng tài sản cố định. - Định kì phải đánh giá lại vốn, để xác định mức bảo tòan vốn hợp lý, tránh tình trạng ăn vào vốn. - Bố trí sử dụng các nguồn vốn hợp lý, linh hoạt tiết kiệm. Cần khai thác tận dụng triệt để các nguồn vốn mà doanh nghiệp được phép sử dụng trong một thời gian mà không phải trả lãi khi thiếu mới sử dụng nguồn vốn vay. Đòi hỏi trả nợ kịp thời, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Tất cả mọi phương án đầu tư về vốn đều phải tính đến hiệu quả kinh tế do việc đầu tư đó mang lại. Có nghĩa là việc đầu tư xây dựng trang thiết bị, dụng cụ đều xuất phát từ yêu cầu kinh doanh. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng phuc vụ mở rộng kinh doanh. - Doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn trong và nước ngoài để đầu tư phát triển du lịch bằng nhiều hình thức, coi đây là biện pháp có tính quyết định trong chiến lược phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa loại hình sản phẩm, tạo nguồn nhân lực mới với chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế du lịch, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. Cụ thể phấn đấu hoàn thành các dự án xây dựng trong khách sạn. - Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách mở thêm trang web của khách sạn để quản bá khách sạn của mình. - Cải tiến bộ máy để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. - Doanh nghiệp nên đầu tư thêm vốn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của nhà hàng để thu hút khách tăng thêm thu nhập cho khách sạn. 3.3.4 Giải pháp về chi phí - Mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. - Các kế hoạch chi phí phải được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hợp lý cho từng loại chi phí và cho từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh. - khách sạn cần lập các dự án chi phí hàng tháng cho các nghiệp vụ, bộ phận kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Do đó doanh nghiệp có khả năng nắm được tình hình chỉ tiêu một cách sát xao và cụ thể. Từ đó có thể khai thác khả năng tiềm tàng tiết kiệm chi phí. - Việc thực hành tiết kiệm phải được thực hiện ở mọi khâu, bộ phận kinh doanh trên tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. - Thực hiện chế độ kích thích kinh tế đối với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức lao động, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tăng tỷ lệ nhân viên nghiệp vụ, bố trí sử dụng lao động theo thời vụ hợp lý, nâng cao năng suất lao động, giảm lao động dư thừa - Thực hiện giảm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách sạn bằng cách nâng cao chất lượng hoạt động và trình độ quản lý của Ban giám đốc và các bộ phận…Do đó tiết giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để gia tăng lợi nhuận của hoạt đọng khách sạn. Vì thế, đối với chi phí bán hàng như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị,…khi phát sinh sễ làm giảm lợi nhuận, nhưng xét về khía cạnh kinh doanh quản trị sẽ làm tăng thêm doanh thu, gia tăng thị phần cho khách sạn. Các khoảng chi phí này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mùa du lịch trong năm. Qua những kế hoạch cụ thể, Ban giám đốc có thể quản lý, đánh giá các khoảng phát sinh này có đem lại được hiệu quả trong kinh doanh hay không. Ngoài ra, đối với chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ nên cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lí những chi phí văn phòng, giao dịch, tiếp khách…phát triển đồng thời bộ máy quản lý phù hợp với sự phát triển chung của khách sạn. Như vậy để đạt được mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức và tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi có sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân. Đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo. - Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc cung cấp đáp ứng các nhu cầu của khách sạn ngày càng khó khăn hơn. Mặc dù công tác Marketing đã được Ban Giám Đốc khách sạn quan tâm nhưng hoạt động chưa sôi nổi và đầu tư đúng tầm. Vì vậy, để hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công tác Marketing được xem là một công cụ thiết yếu đem lại hiệu quả trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Để đẩy mạnh và hiệu quả trong công tác Marketing của khách sạn cần thành lập một bộ phận chuyên trách về hoạt động Marketing bao gồm: tổ trưởng phụ trách chung tình hình tài chính và hoạt động của tổ, bàn bạc trực tiếp với BGĐ để đưa ra các hoạt động Marketing cụ thể để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn và là người chịu trách nhiệm chính hoạt động của tổ. Ngoài ra, cán bộ này phải được đào tạo nghiệp vụ marketing, nếu chưa có thì khách sạn phải cử người đi học tập, nhân viên tổ marketing thực hiện nhiệm vụ tổ trưởng giao phó và có thể tham gia đóng góp ý kiến khi thấy cần thiết, những người này cần có chuyên môn trong lĩnh vực này. Các hình thức cụ thể khách sạn có thể áp dụng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh như: tổ chức quản cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, phát thanh, báo chí, các website du lịch…Giao tiếp tốt với truyền thông sẽ làm tăng thêm uy tín cho khách sạn, điều này giúp cho khách hàng chú ý, có cái nhìn cụ thể hơn về hành trình du lịch mà mình tham gia. Cần nghiên cứu thị trường và tăng cường quảng bá tiếp thị, giảm giá và khuyến mãi vào mùa thấp điểm. - Tổ chức hoạt động quan hệ công chúng nhằm thiết lập các mối quan hệ gắn bó với khách hàng và tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp đối với môi trường xung quanh, thực hiện các hoạt động nhân đạo như: cứu trợ, giải thưởng cho học sinh sinh viên nghèo hiếu học, trại trẻ mồ côi…Cổ động bán hàng nhằm thu hút và lôi cuốn khách hàng gia tăng các dịch vụ của mình như: chiết khấu theo mùa hay điều chỉnh giá cả cho khách hàng từng khu vực, tổ chức trao quà, giảm giá cho khách hàng vào những dịp lễ, cuối năm…Thu thập và phân tích các dữ liệu về dịch vụ khách sử dụng và dữ liệu của khách hàng để xây dựng kế hoạch cụ thể đổi mới tình hình kinh doanh khách sạn ngày càng tố hơn. Đồng thời nâng cao kiến thức xã hội, trình độ nghiệp vụ phục vụ khách hàng, từ đó tăng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách và lượng khách quay trở lại góp phần nâng cao hình ảnh khách sạn và tăng nhanh doanh thu. 3.3.5 Giải pháp về nghiên cứu thị trường - Nghiên cứu những khuynh hướng chính về sự thay đổi của cung và cầu, sự thay đổi của các luồng du lịch và định hướng không gian của chúng, nghiên cứu cụ thể về khách du lịch theo vùng: khu vực, loại cơ sở du lịch và những nhu cầu về hàng hóa dịch vụ du lịch…Trên cơ sở đó nắm vững số lượng cơ cấu “cầu” du lịch để kịp thời đáp ứng thì kinh doanh mới có hiệu quả. - Nghiên cứu sự biến động của giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó các doanh nghiệp có thể lập ra các mức giá thích hợp do mỗi loại hàng hóa và dịch vụ du lịch phù họp với thời gian trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch tăng doanh thu. - Thông qua kết quả nghiên cứu thị trường, khách sạn phải xây dựng được mô hình kinh doanh hợp lý phù hợp với thị trường, cho phép đáp ứng mọi khả năng của nhu cầu khách du lịch 3.3.6 Giải pháp ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật - Ứng dụng tin học vào công tác quản lý, theo dõi vật tư hàng hóa đẩy mạnh hoạt động kế toán bằng máy vi tính, giải phóng bớt sức lao động, nâng cao văn minh thương mại. - Áp dụng khoa học công nghệ mới dùng để chế biến các loại món ăn, đáp ứng nhu cầu của khách về số lượng, chất lượng, chủng loại và khẩu vị. -Mở rộng và hoàn thiện hệ thống các hình thức phục vụ trong các cơ sở ăn uống, đưa các loại hình phục vụ nhanh vào thực tiễn. 3.3.7 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm khách sạn. - Cung ứng đầy đủ các loại hàng hóa chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã: thực tiễn hàng hóa bán ra thường trội hơn so với doanh thu từ các dịch vụ, cần giảm thời gian mua bán và sử dụng cho khách du lịch, việc bán hàng hóa được xem như một khâu xuất khẩu “kín” các loại hàng hóa thông thường và tác động tốt tới các ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… - Tăng cường về quản lý chất lượng hàng hóa dịch vụ: Cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra nội bộ, thực hiện kiểm tra chéo… trong các tổ chức kinh doanh khách sạn, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. - Khách sạn cần tăng cường đa dạng các loại hình dịch vụ kèm theo như tổ chức các tour du lịch, dịch vụ lặn,…bằng cách phối hợp với các công ty, tổ chức du lịch tại địa phương. - Tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, hấp dẫn khách quốc tế và khách nội địa 3.3.8 Giải pháp cải tiến công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch - Cải tiến công tác kế hoạch cho sát với tình hình thực tế kinh doanh, soạn thảo các định mức chi phí phù hợp với yêu cầu chất lượng cao, phục vụ và tiết kiệm các nguồn vốn, thực hiện tốt các nguyên tắc kế hoạch để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện một cách tốt nhất. - Cần kiểm tra, kiểm soát ở mọi khâu, khi phát hiện những hiện tượng không bình thường, cần có biện pháp kịp thời, hướng công tác kinh doanh theo mục tiêu đã định. 3.3.9 Giải pháp mở rộng liên doanh liên kết - Tăng cường mở rộng liên doanh liên kết với các ngành kinh tế khác trong nước, liên doanh với nước ngoài. Tận dụng vốn sản xuất và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến - Tăng cường liên kết giữa các cơ sở lưu trú với nhau, giữa các cơ sở lưu trú với các điểm du lịch, các công ty lữ hành… - Phối hợp chặt chẽ với các ngành cơ quan, chức năng phát hiện, ngăn ngừa, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn trong khách sạn và khu vực xung quanh. - Lượng khách nước ngoài đến khách sạn trong những năm tới có khả năng gia tăng, nếu chúng ta làm tốt hơn nữa về công tác quảng bá, tiếp thị du lịch, cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh thì sẽ đón khách vào nước ta nhiều hơn Nếu làm được những điều trên kết hợp với những điều mà trước giờ khách sạn đã và đang thực hiện thì công việc kinh doanh khách sạn sẽ ổn định và phát triển nhanh. LỜI CẢM ƠN Kính thưa Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô trường Đại Học Đà Lạt – Khoa Du Lịch. Thấm thoát một khóa học đã trôi qua, một khóa học với biết bao công lao khó nhọc, sự đỡ nâng khuyến khích của Gia Đình, một khóa học với sự hướng dẫn, dìu dắt tận tình, sự quan tâm giúp đỡ của Thầy Cô, bạn bè. Em làm sao có thể quên được những kiến thức sách vở bổ ích của những giờ lên lớp đầy sôi nổi, những kinh nghiệm thực tế sống động trong những chuyến thực tập đầy thú vị. Tất cả đã nuôi dưỡng, vun đắp cho một thời sinh viên đầy hoài bão, ước mơ. Kính thưa các Thầy, các Cô Trường Đại Học Đà Lạt, giờ đây những con chim đầu đàn của khóa thứ nhất Liên Thông tại Nha Trang sắp bước vào con đường mà chúng em phải bước đi, đó là con đường trở thành những Hướng Dẫn Viên thực thụ, những nhà quản lý Khách Sạn – Nhà Hàng trong tương lai, những lễ tân khách sạn, những nhà Điều Hành du lịch nổi tiếng hay là những nhân viên phục vụ cho ngành du lịch. Và hành trang chúng em mang theo là những kiến thức về Tour, tuyến, những điểm tham quan Di tích lịch sử – Danh lam thắng cảnh, kiến thức khách sạn, nhà hàng. Có được những kho tàng kiến thức đó là nhờ sự nhiệt tình dạy dỗ của các Thầy, các Cô. Đúng với tiêu chí của nhà trường “ học phải đi đôi với hành”, ngoài những kiến thức đã học tại trường thì chúng em đã được thực hành nghiệp vụ của mình ở trường và được nhà trường tạo điều kiện đi thực tập ở các công ty du lịch để chuẩn bị cho một kiến thức vững vàng bước vào nghề. Thời gian em thực tập tại Khách sạn KINGTOWN không dài nhưng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong khách sạn cũng như ban lãnh đạo của công ty, đặc biệt là ban giám đốc của khách sạn. Quý công ty đã truyền đạt cho em các kỹ năng làm việc trong khách sạn. Cung cấp cho em đầy đủ những thông tin về khách sạn để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Và một thành viên góp phần không nhỏ vào chuyên đề này, không thể không nhắc đến đó là Thầy Mai Ngọc Thịnh, Giảng viên hướng dẫn trực tiếp chúng em. Thầy đã chỉ dẫn chúng em nhiệt tình, chu đáo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Nhà Trường – Gia Đình, Thầy Cô – Bạn Bè, khách sạn KINGTOWN, và đặc biệt Giảng viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn./. MỤC LỤC Trang Lời Mở Đầu………………………………………………………… 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………….. 1 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………… 1 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………. 3 Phần đề cương chi tiết……………………………………………… 3 Chương 1: Cơ sở lý luận chung………………………………………..... 3 Một số khái niệm…………………………………………………….. 3 1.1.1. Du lịch……………………………………………………………… 3 1.1.2. Khách sạn…………………………………………………………... 4 1.1.3. Kinh doanh khách sạn……………………………………………… 5 1.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh………………………………... 5 1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn……………. 6 1.2.1. Doanh thu………………………………………………………..… 6 1.2.2. Chi phí ……………………………………………………………. 7 1.2.3. Lợi nhuận………………………………………………………….. 7 1.2.4. Tỷ suất phí………………………………………………………… 8 1.2.5. Tỷ suất lợi nhuận………………………………………………….. 8 1.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp……………………………. 8 1.2.7 Công suất sử dụng buồng phòng…………………………………… 9 Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Khách sạn KINGTOWN (2008 – 2010) …………………....................................................................... 10 Khái quát chung về khách sạn KINGTOWN…………………… 10 Lịch sử hình thành………………………………………………. 10 a. Chức năng của khách sạn……………………………………………... 10 b. Nhiệm vụ của khách sạn……………………………………………….. 11 c. Nguyên tắc hoạt động của khách sạn………………………………….. 12 Vị trí địa lý……………………………………………………… 13 Cơ sở vật chất kỹ thuật………………………………………..… 13 Nguồn vốn kinh doanh……………………………………….… 17 Cơ cấu tổ chức…………………………………………….…… 18 Nguồn nhân lực………………………………………...………. 19 a/ Phân theo cơ cấu giới tính……………………………………….…… 19 b/ Phân theo cơ cấu trình độ…………………………………………….. 20 c/ Phân theo cơ cấu tuổi tác …………………………………………….. 21 d/ Phân theo bộ phận……………………………………………………. 22 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn………………………… 24 Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn (2008 – 2010 ). 25 Cơ cấu nguồn khách……………………………………………. 25 Công suất sử dụng buồng phòng…………………………… ….. 27 Doanh thu của khách sạn………………………………………... 27 Chi phí của khách sạn…………………………………………… 30 Lợi nhuận của khách sạn………………………………………… 31 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của khách sạn…………. 31 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn KINGTOWN trong thời gian tới. …………………………………………… 35 3.1. Mục tiêu và định hướng kinh doanh của khách san KINGTOWN (2010 – 2015 )…………………………………………………………………………… 35 3.2. Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh tại khách sạn……………. 35 a/ Ưu điểm………………………………………………………………… 35 b/ Nhược điểm…………………………………………………………….. 37 3.3. Một số giải pháp……………………………………………………… 37 DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ Bảng………………………………………………………………….Trang Bảng 2. 1 Bảng giá phòng…………………………………………… 15 Bảng 2. 2 Các trang thiết bị trong phòng……………………………. 15 Bảng 2. 3 Danh mục tài sản trong phòng khách sạn………………… 16 Bảng 2. 4 Cơ cấu tổ chức của khách sạn…………………………….. 18 Bảng 2. 5 Bảng tình hình số lượng lao động tại khách sạn…………... 19 Bảng 2. 6 Trình độ nguồn nhân lực trong khách sạn…………………. 20 Bảng 2. 7 Tình hình số lượng lao động tại khách sạn………………... 21 Bảng 2. 8 Nhân sự theo từng bộ phận………………………………… 22 Bảng 2. 9 Lượt khách đến khách sạn 2008 – 2010…………………… 26 Bảng 2.10 Doanh thu của khách sạn 2008 – 2010……………………. 27 Bảng 2.11 Bảng chi phí của khách sạn……………………………….. 30 Bảng 2.12 Lợi nhuận của khách sạn………………………………….. 31 Bảng 2.13 Đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của khách sạn……………. Bảng 2.14 Báo cáo kết quả kinh doanh khách sạn Kingtown năm 2008… 33 Bảng 2.15 Báo cáo kết quả kinh doanh khách sạn Kingtown năm 2009… 34 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ Bảng …………………………………………………………………… trang Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn …………………………. 17 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách 2008 – 2009 …………………. 26 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện hiện cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện hiện cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện tổng lượng khách đến khách sạn 2008 – 2009 … 26 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thể hiện doanh thu từ các dịch vụ trong khách sạn 2008 – 2009 …………………………………………………….. 2.7 Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu qua các năm 2008 – 2009 …… 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thúy Anh, Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005 TS. Nguyễn Trọng Đặng, Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch, NXB Đại học Quốc Gia, 2000 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), kinh tế du lịch, NXB Lao động xã hội, 2004 Ths. Đồng Thị Vân Hồng, Giáo trình Marketing, NXB Lao động, 2009 Nguyễn Nguyên Hồng, Bài giảng kinh tế doanh nghiệp khách sạn du lịch, NXB Đại học thương mại Hà Nội, 1995(xem lại) TS. Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, 2002, Đại học dân lập Văn Lang Sở GD và Đào tạo Hà Nội, kinh tế du lịch khách sạn, NXB Hà Nội, 2005 Nghị quyết số 45/ CP của chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch 1993 Các trang web: KẾT LUẬN Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi, tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước kinh tế phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng du lịch, có điều kiện trở thành một quốc gia phát triển du lịch. Du lịch ngày càng phát triển, hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng mở rộng và càng có sự gắn bó liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một hệ thống rộng lớn, mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà kinh doanh du lịch, vì vậy du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói. Trong quá trình kinh doanh để có được những dịch vụ hoàn hảo, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách du lịch, tạo sự hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thương trường, yếu tố quyết định chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên với những kiến thức và kỹ năng kinh doanh của họ. Đây cũng là nhân tố trọng yếu trong việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Kingtown giai đoạn 2008 – 2010. Cho thấy khách sạn hoạt động có hiệu quả đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên khách sạn cần khắc phục những nhược điểm để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn xứng tầm với một khách sạn 3 sao. Sử dụng hợp lý các nguồn lực: con người, cở sở vật chất – kỹ thuật, nguồn vốn, chi phí…Xây dựng các chiến lược kinh doanh dựa vào khả năng khách sạn có thể đáp ứng được. Từ những thực trạng đang tồn tại của khách sạn, khách sạn cần đưa ra các giải pháp để hoạt động kinh doanh khách sạn ngày một phát triển, có chỗ đứng, uy tín trên thương trường quốc tế. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA DU LỊCH HUỲNH THỊ LAVE PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN KINGTOWN NHA TRANG 2008 – 2010 Chuyên đề tốt nghiệp đại học K. 33 Nha Trang, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA DU LỊCH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN KINGTOWN NHA TRANG 2008 – 2010 Chuyên đề tốt nghiệp đại học K. 33 GVHD: ThS. Mai Ngọc Thịnh SVTH: Huỳnh Thị LaVe MSSV: 0914751 Nha Trang, 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. Đà Lạt, ngày tháng năm 2010 NHẬN XÉT CỦA KHOA DU LỊCH …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. …………………………………………………………………... …………………………………………………………………... …………………………………………………………………... …………………………………………………………………... …………………………………………………………………... …………………………………………………………………... …………………………………………………………………... Đà lạt, ngày tháng năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KINGTOWN.doc
Luận văn liên quan