Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật chơi bình đẳng, việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới . Song bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển như vậy là những thử thách không nhỏ. Sự bỡ ngỡ, sự non kém của các doanh nghiệp trước một sân chơi lớn với các quy định, những luật chơi khắc nghiệt và mất đi sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước, sự thôn tính của các tập đoàn kinh tế lớn . Vì thế mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều nhất. Vậy điều gì cho ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt hay xấu? Đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là công việc cần thiết, nó giúp cho các doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời xác định một cách đầy đủ chính xác các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Cũng nhờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, biện pháp hữu ích, chính xác để ổn định, tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên nói riêng, những thông tin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và ngược lại tình hình tài chính lại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò của những thông tin tài chính là rất lớn nên ngay từ khi thành lập Công ty đã chú trọng đến công tác kế toán và việc phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo kế toán. Trên cơ sở phân tích thực tế đó để đánh giá kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, xác định được những yếu kém, tồn tại trong doanh nghiệp là do đâu cũng như dự báo và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tế những năm qua đã chứng minh, dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn mở rộng được quy mô và xây dựng được vị thế trên thị trường đầy biến động. Để có được kết quả như ngày hôm nay và để có thể tiếp tục phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì lãnh đạo công ty cần phải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Muốn đưa ra được các quyết định đúng đắn thì cần phải có cơ sở khoa học, đó chính kết quả của quá trình phân tích kinh tế tài chính doanh nghiệp. Kết quả đó cho phép các nhà quản lý thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: "Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên". Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính - Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên - Giải pháp nâng cao, hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên - Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên. - Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này. - Đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính và hoạt động tài chính của công ty được nâng lên cao hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phân tích tài chính - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên. Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công ty. Về nội dung: phân tích giới hạn trong các báo cáo tài chính: 1. Bảng cân đối kế toán 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3. Thuyết minh báo cáo tài chính 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5. Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn 6. Một số bảng biểu khác - Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ của công ty - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên từ năm 2005 - 2007

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 10.000.000 10.000.000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 10.000.000 10.000.000 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn 259 0 0 V-Tài sản dài hạn khác 260 90.000.000 90.000.000 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3. Tài sản dài hạn khác 268 90.000.000 90.000.000 Tổng cộng tài sản 270 75.694.618.506 130.997.479.475 Nguồn vốn MS 2006 2007 A-Nợ phải trả 300 68.035.030.144 123.399.984.812 I-Nợ ngắn hạn 310 63.119.896.365 117.310.144.198 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 18.923.219.135 47.501.959.357 2.Phải trả cho người bán 312 20.291.333.295 42.981.480.852 3.Người mua trả tiền trước 313 597.854.285 760.209.016 4.Thuế và các khoản phải nộp NS 314 254.153.171 47.620.522 5.Phải trả người lao động 315 423.854.258 951.842.828 6.Chi phí phải trả 316 177.385.394 65.434.263 7.Phải trả nội bộ 317 7.078.787.939 8.332.894.463 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 15.373.308.888 16.668.702.897 II-Nợ dài hạn 330 4.915.133.779 6.089.840.614 3.Phải trả dài hạn khác 333 4.640.388.809 5.737.461.699 4.Vay và nợ dài hạn 334 200.000.000 254.971.041 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 74.744.970 97.407.874 B-Vốn chủ sở hữu 400 7.659.588.362 7.597.494.663 I-Nguồn vốn, quĩ 410 7.409.773.304 7.413.975.099 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.059.474.949 7.030.974.937 Trong đó: - Vốn cổ phần 6.895.600.000 6.895.600.000 - Góp vốn liên doanh 163.874.949 135.374.937 4.Cổ phiếu quĩ 414 -454.000.000 -573.600.000 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 8.193.591 8.193.590 7.Quĩ đầu tư phát triển 417 673.566.802 792.088.337 8.Quĩ dự phòng tài chính 418 104.241.161 138.029.814 10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 18.296.801 18.288.421 II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 430 249.815.058 183.519.564 1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi 431 178.349.517 167.199.399 2.Nguồn kinh phí 432 71.465.541 16.320.165 Tổng cộng nguồn vốn 440 75.694.618.506 130.997.479.475 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Mức tăng giữa năm 2006 và 2005 2006 Mức tăng giữa năm 2007 và 2006 2007 A-Tài sản ngắn hạn 54.141 15.034 69.175 44.945 114.120 B-Tài sản dài hạn 3.882 2.638 6.520 10.358 16.877 A-Nợ phải trả 56.987 11.048 68.035 55.365 123.400 B-Vốn chủ sở hữu 7.500 159 7.660 (62) 7.597 Tổng cộng nguồn vốn/tài sản 64.487 11.207 75.695 55.303 130.997 (Trích bảng cân đối kế toán) Kết quả 3 năm 2005, 2006, 2007 doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản cũng như nguồn vốn lần lượt là 64,478 tỷ đồng, 75,695 tỷ đồng và 130,997 tỷ đồng. Quy mô doanh nghiệp tăng cao và tăng nhanh dần qua 3 năm cơ bản là do trong năm 2007, doanh nghiệp quyết định vay nợ ngân hàng với giá trị lớn đồng thời chiếm dụng vốn của các đối tác cung cấp. Trong điều kiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty chỉ đạt 10,12% ngân hàng và đối tác cho doanh nghiệp vay với giá trị lớn như vậy là do công ty có uy tín lớn xây dựng trong gần 50 năm. Công ty đã đầu tư một phần nguồn vốn đó cho tài sản cố định và có một năm kinh doanh tăng trưởng. Để nhìn nhận rõ ràng hơn, chúng ta đi sâu phân tích các số liệu. Phân tích kết cấu tài sản Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý, mức độ đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Từ số liệu trên BCĐKT năm 2007 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị: Triệu đồng Tài sản 2006 % trong tổng tài sản 2007 % trong tổng tài sản Tăng % A-Tài sản ngắn hạn 69.175 91,39 114.120 87,12 44.945 81,27 I- Tiền & các khoản t.đương 1.455 1,92 5.787 4,42 4.332 7,83 II-Các khoản đầu tư TC NH 0 0,00 0 0,00 0 0,00 III-Các khoản phải thu 43.853 57,93 65.803 50,23 21.950 39,69 IV-Hàng tồn kho 23.134 30,56 38.926 29,71 15.791 28,55 V-Tài sản ngắn hạn khác 733 0,97 3.605 2,75 2.872 5,19 B-Tài sản dài hạn 6.520 8,61 16.877 12,88 10.358 18,73 II.Tài sản cố định 6.420 8,48 16.777 12,81 10.358 18,73 III-Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00 IV-Các khoản đầu tư TC DH 10 0,01 10 0,01 0 0,00 V-Tài sản dài hạn khác 90 0,12 90 0,07 0 0,00 Tổng cộng tài sản 75.695 130.997 55.303 (Phòng kế toán tài chính) Trước hết ta thấy giá trị tổng tài sản trong năm 2007 tăng rất cao từ 75.695 tỷ đồng lên 130.997 tỷ đồng (tăng 55,303 tỷ đồng). Với khả năng tài chính dồi dào đó, năm 2007 công ty điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn. Khiến cho tỷ lệ tài sản dài hạn trong năm tăng từ 8,61% lên 12,88% đồng thời tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm từ 91,39% xuống 87,12%. Giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng lên một lượng rất lớn 44,945 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 81,27% nhưng chưa trở thành tiền mặt mà đang bị chiếm dụng hơn một nửa (65.803 tỷ đồng) là lượng tăng thêm của các khoản phải thu trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng. Xét về tỷ lệ, khoản phải thu công ty từ đầu năm đến cuối năm giảm từ 58% xuống 50%. Nhưng tỷ lệ này còn cao. Nó có nguyên nhân đặc thù ngành nông nghiệp, sản phẩm bán ra vào tháng 9 năm trước thì đến khoảng tháng 2 năm sau là thời điểm nông dân bán được nông sản mới thu được tiền hàng. Doanh nghiệp cần cân đối lại mức độ bán chịu hàng, giảm tỷ lệ các khoản phải thu để đảm bảo khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh khác. Một phần lớn giá trị tài sản ngắn hạn nữa đang tồn tại dưới dạng hàng tồn kho. Trong năm 2007 hàng tồn kho của công ty cũng tăng 28,55% từ 23,134 lên 28,165 theo nhu cầu kinh doanh của vụ chiêm xuân năm sau. Nó góp phần làm cho lượng tiền mặt của công ty nằm ở mức khiêm tốn 4,42%, đạt cụ thể 5,787 tỷ đồng. Thời điểm báo cáo kinh doanh trùng với thời điểm công ty cần dự trữ hàng nên số liệu này không hoàn toàn phản ánh đúng giá trị trung bình hàng tồn kho trong năm. Thực chất, lượng hàng tồn kho lớn lại là một dự tính phát triển kinh doanh lớn của công ty vào năm 2008. Tài sản dài hạn tăng lên năm 2007 bao gồm 10 tỷ đồng đầu tư cho tài sản dài hạn bao gồm ôtô, nhà kho và nhà xưởng để mở rộng sản xuất. Tức là tăng mức độ trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Công ty đã có một sự đầu tư mạnh cho hoạt động kinh doanh về lâu dài. Sự cơ cấu lại tài sản này là một hướng đi đúng của doanh nghiệp trong năm. Qua phân tích có thể thấy: cũng như nhiều công ty khác, tỷ lệ tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị tài sản. Công ty đã có hướng điều chỉnh lại cơ cấu tài sản tốt hơn trong năm 2007. Tuy nhiên, phân tích rõ hơn về nguồn hình thành tài sản, ta sẽ thấy giá trị tài sản tăng thêm có tính chắc chắn hay không. Phân tích kết cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá sự huy động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thông qua việc so sánh tổng số nguồn vốn giữa đầu năm và cuối năm. Qua đó các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác thấy được mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán ta đi lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn 2006 Tỷ lệ trong mục 2007 Tỷ lệ trong mục Tăng Tỷ lệ tăng A-Nợ phải trả 68.035 89,88% 123.400 94,20% 55.365 81,38% I-Nợ ngắn hạn 63.120 92,78% 117.310 95,06% 54.190 85,85% 1.Vay và nợ ngắn hạn 18.923 29,98% 47.502 40,49% 28.579 151,03% 2.Phải trả cho người bán 20.291 32,15% 42.981 36,64% 22.690 111,82% 3.Người mua trả tiền trước 598 0,95% 760 0,65% 162 27,09% 4.Thuế và các khoản phải nộp NS 254 0,40% 48 0,04% -206 -81,10% 5.Phải trả người lao động 424 0,67% 952 0,81% 528 124,53% 6.Chi phí phải trả 177 0,28% 65 0,06% -112 -63,28% 7.Phải trả nội bộ 7.079 11,22% 8.333 7,10% 1.254 17,71% 8.Phải trả theo tiến độ KH HĐ xây dựng 0 0,00% 0 0,00% 0 9.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 15.373 24,36% 16.669 14,21% 1.296 8,43% 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 II-Nợ dài hạn 4.915 7,22% 6.090 4,94% 1.175 23,91% 1.Phải trả dài hạn người bán 0 0,00% 0 0,00% 0 2.Phải trả dài hạn nội bộ 0 0,00% 0 0,00% 0 3.Phải trả dài hạn khác 4.640 94,40% 5.737 94,20% 1.097 23,64% 4.Vay và nợ dài hạn 200 4,07% 255 4,19% 55 27,50% 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0,00% 0 0,00% 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 75 1,53% 97 1,59% 22 29,33% 7. Dự phòng phải trả dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 B-Vốn chủ sở hữu 7.660 10,12% 7.597 5,80% -63 -0,82% I-Nguồn vốn, quĩ 7.410 96,74% 7.414 97,59% 4 0,05% 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7.059 95,26% 7.031 94,83% -28 -0,40% Trong đó: - Vốn cổ phần 6.896 93,06% 6.896 93,01% 0 0,00% - Góp vốn liên doanh 164 2,21% 135 1,82% -29 -17,68% 2.Thặng dư vốn cổ phần 0 0,00% 0 0,00% 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 4.Cổ phiếu quĩ -454 -6,13% -574 -7,74% -120 26,43% 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 8 0,11% 8 0,11% 0 0,00% 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0,00% 0 0,00% 0 7.Quĩ đầu tư phát triển 674 9,10% 792 10,68% 118 17,51% 8.Quĩ dự phòng tài chính 104 1,40% 138 1,86% 34 32,69% 9.Quĩ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 10.Lợi nhuận chưa phân phối 18 0,24% 18 0,24% 0 0,00% 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0 0,00% 0 0,00% 0 II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 250 3,26% 184 2,42% -66 -26,40% 1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi 178 71,20% 167 0,13% -11 -6,18% 2.Nguồn kinh phí 71 28,40% 16 0,01% -55 -77,46% 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0,00% 0 0,00% 0 Tổng cộng nguồn vốn 75.695 130.997 55.302 73,06% (Trích bảng cân đối kế toán) Đầu năm Cuối năm Hệ số nợ 0,899 0,942 Hệ số vốn chủ sở hữu 0,101 0,058 Năm 2007 công ty huy động thêm được 55.303 tỷ đồng nguồn vốn làm tăng tổng nguồn vốn lên 130.997 tỷ đồng. Khoản vốn đó lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giúp cho công ty có điều kiện sử dụng nó vào nhiều hoạt động kinh doanh, tăng tính linh hoạt của hoạt động của công ty. Tuy nhiên tổng lượng tài sản được hình thành gần như hoàn toàn từ các khoản phải trả (94,20%). Đó không phải một nguồn hình thành tài sản bền vững bởi nó là một khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả cho các đối tác sau này. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 0,062 tỷ đồng mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn của công ty nhưng nó làm giảm khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chiếm 5,8% tổng nguồn vốn thay cho 10,12% trong năm trước. Nợ phải trả tăng đến 123,4 tỷ đồng gồm 95,06% là nợ ngắn hạn và 4,94% là nợ dài hạn. So với năm trước là 92,78% và 7,22%. Như vậy khoản nợ ngắn hạn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp trong năm 2007. Nó thể hiện uy tín của công ty đối với các doanh nghiệp khác và với ngân hàng khi họ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay với một lượng tiền gấp 20 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động này để tăng uy tín và khả năng vay nợ trong những năm sau. Nợ ngắn hạn đã có một mức tăng 85,85% từ 63 tỷ đồng lên 117,3 tỷ đồng là một mức tăng đột biến trong năm. Nó bao gồm 47,502 tỷ đồng là các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm 40,49%; 42,981 tỷ đồng các khoản phải trả người bán chiếm 36,64%; các khoản phải trả phải nộp khác 16,669 tỷ đồng chiếm 14,21% nợ phải trả. Các khoản khác bao gồm khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội bộ và phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng đóng góp không đáng kể trong tổng số nợ ngắn hạn của công ty. Sử dụng nợ ngắn hạn với tỷ lệ cao là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Việc huy động thêm nguồn vốn này với tỉ lệ cao đã khiến cho công ty có khả năng mở rộng hơn nữa thị trường và hình ảnh sản phẩm. Nợ dài hạn phải trả cũng có một mức tăng nhỏ 23,91% đóng góp 4,65% trong tổng nguồn vốn. Trong đó chiếm chủ yếu là các khoản phải trả dài hạn khác 5,737 tỷ đồng. Các khoản nợ dài hạn khác ít có thay đổi trong năm. Nói chung nợ dài hạn không được dùng làm kênh huy động chính của công ty do việc vay nợ chỉ dùng để mua hàng và có thể thu hồi lại sau vài ba tháng, việc sử dụng nợ dài hạn không đạt hiệu quả bằng nợ ngắn hạn. Sự tăng lên của tỷ lệ nợ phải trả đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ 10,12% năm 2006 xuống 5,8% năm 2007 không chỉ bởi giá trị các khoản nợ phải trả tăng cao mà còn do giá trị của vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do công ty mua lại cổ phiếu. Như vậy hệ số vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống còn 0,058 tức là 1 tỷ đồng nguồn vốn chỉ có 58 triệu đồng là nguồn vốn tự có. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng một nguồn vốn lớn hơn nhiều so với vốn tự có của mình. Đồng thời, công ty có thể sử dụng phần vốn đó vào tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên tỉ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu cũng thường được so sánh với con dao hai lưỡi. Nó có nghĩa là việc sử dụng tỉ lệ nợ cao vừa mang lại lợi ích to lớn cho người sở hữu nợ đồng thời cũng là nguy cơ cho chính người đấy. Đối với trường hợp công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, tỉ lệ nợ lên đến 89,88%. Với lượng vốn lớn gấp 10 lần vốn chủ sở hữu ta thấy công ty có thể hoạt động mở rộng tốt hơn rất nhiều nhưng giả sử các chủ nợ đồng loạt thu hồi nợ do có thay đổi về thị trường tài chính. Hoặc có tin đồn không tốt về công ty thì lập tức, công ty mất một lượng tài chính lớn và tất yếu dẫn đến phá sản. Việc sử dụng nợ vay từ các đối tác uy tín như Ngân hàng nông nghiệp Thái Nguyên, các đối tác cung cấp hàng và nhân viên trong công ty sẽ là một tin tốt khẳng định phần nào tính ổn định của nguồn vốn này. Như vậy ta thấy Công ty đang sử dụng một nguồn vốn rất lớn, nhưng công ty cũng nên có chiến lược tăng giá trị vốn chủ sở hữu của mình để tăng tính tự chủ, chắc và uy tín. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 - 2007 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu BH&CCDV 1 179.525.406.731 240.827.581.219 2. Các khoản giảm trừ 3 664.511.780 1.688.277.714 - Chiết khấu 4 383.226.985 792.383.610 - Giảm giá hàng bán 5 0 8.757.272 - Giá trị hàng bán bị trả lại 6 281.284.795 887.136.832 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 10 178.860.894.951 239.139.303.505 4. Giá vốn hàng bán 11 169.159.796.322 224.181.571.523 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 20 9.701.098.629 14.957.731.982 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 9.592.409.417 10.692.943.314 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 6.459.120.107 8.428.791.611 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.459.120.107 8.428.791.611 8. Chi phí bán hàng 24 6.814.134.589 7.606.917.837 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.396.983.237 8.861.175.608 10. Lợi nhuận thuần từ HDKD 30 623.270.113 753.790.240 11. Thu nhập khác 31 284.354.874 185.004.981 12. Chi phí khác 32 9.090.909 0 13. Lợi nhuận khác 40 275.263.965 185.004.981 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 898.534.078 938.795.221 15. Chi phí thuế TNDN 51 125.794.771 131.431.331 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 772.739.307 807.363.890 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Đầu năm Cuối năm Tỷ lệ doanh thu trên tổng nguồn vốn 2,371706342 1,838413855 Năm 2007 công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên có doanh thu bán hàng là 241 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng là 34%. Như vậy việc công ty tăng nguồn cung cấp vốn thể hiện hiệu quả ngay trong năm. Tuy nhiên xét về tỷ lệ doanh thu trên tổng nguồn vốn thì năm 2007 lại thấp hơn năm 2006. Có thể hiểu là nguồn vốn tăng thêm được đầu tư một cách dài hạn hơn. 10 tỷ đồng tài sản cố định đầu tư trong năm nay sẽ thể hiện hiệu quả cao hơn trong nhiều năm tiếp theo. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2.006  Tỷ lệ trong doanh thu 2.007   Tỷ lệ trong doanh thu Tăng Tỷ lệ 1. Doanh thu BH&CCDV 179.525 240.828 61.302 34% 2. Các khoản giảm trừ 665 0,37% 1.688 0,70% 1.024 154% - Chiết khấu 383 0,21% 792 0,33% 409 107% - Giảm giá hàng bán 0 0,00% 9 0,00% 9 - Giá trị hàng bán bị trả lại 281 0,16% 887 0,37% 606 215% 3. DT thuần về BH&CCDV 178.861 99,63% 239.139 99,30% 60.278 34% 4. Giá vốn hàng bán 169.160 94,23% 224.182 93,09% 55.022 33% 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 9.701 5,40% 14.958 6,21% 5.257 54% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 9.592 5,34% 10.693 4,44% 1.101 11% 7. Chi phí hoạt động tài chính 6.459 3,60% 8.429 3,50% 1.970 30% - Trong đó: Chi phí lãi vay 6.459 3,60% 8.429 3,50% 1.970 30% 8. Chi phí bán hàng 6.814 3,80% 7.607 3,16% 793 12% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.397 3,01% 8.861 3,68% 3.464 64% 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 623 0,35% 754 0,31% 131 21% 11. Thu nhập khác 284 0,16% 185 0,08% -99 -35% 12. Chi phí khác 9 0,01% 0 0,00% -9 -100% 13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 275 0,15% 185 0,08% -90 -33% 14. Tổng lợi nhuận KT trước thuế 899 0,50% 939 0,39% 40 4% 15. Chi phí thuế TNDN 126 0,07% 131 0,05% 6 4% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0,00% 0 0,00% 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 773 0,43% 807 0,34% 35 4% 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0,00% 0 0,00% 0 (Phân tích các số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của công ty đã tăng lên với tỉ lệ 34% so với năm trước từ 179,525 tỷ đồng lên 240,828 tỷ đồng. Đây là một sự tăng trưởng đáng kể vả về quy mô và tỷ lệ, thể hiện sự tiến triển của công ty. Cũng trong năm, các khoản giảm trừ tăng nhiều: năm trước, các khoản giảm trừ chỉ chiếm 0,4% thì năm nay con số này đã lên 0,7%. Việc giá cả chung của thị trường tăng cao khiến cho một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, giống cây và phân trước đây từng là sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cao cho người tiêu dùng nay lại vượt quá khả năng chi trả của họ. Những sản phẩm trước kia có chất lượng và giá thấp hơn 1 chút lại là những sản phẩm tốt nhất mà hợp túi tiền của nhà nông. Những sản phẩm ấy được tiêu thụ nhiều hơn đồng thời tỷ lệ sản phẩm chất lượng không đủ cũng tăng lên nên công ty phải chấp nhận một khoản giảm trừ cao hơn để tăng doanh thu và lợi nhuận thuần. Tuy vậy, điều này có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh về công ty sau này. Công ty cần quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm để tiếp tục giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường. Do tỷ lệ các khoản giảm trừ tăng cao, doanh thu thuần năm 2007 chỉ đạt 99,3% tổng doanh thu so với năm trước là 99,63% tuy nhiên do doanh thu tăng cao nên doanh thu thuần năm nay cũng tăng trưởng mạnh với giá trị 60 tỷ đồng. Cũng qua bảng phân tích, tỷ trọng giá vốn trên giá bán sản phẩm năm 2006 là 94,23%, năm 2007 do được trang bị tốt hơn về phương tiện vận chuyển và khả năng lưu trữ, số lần vận chuyển hàng hoá giảm xuống nhiều nên giá vốn hàng bán giảm tỷ trọng xuống còn 93,09%. Nó thể hiện khả năng nhìn nhận của ban lãnh đạo công ty tốt giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời làm tăng hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, lợi nhuận gộp trên sản phẩm năm nay đạt 6,21% so với năm trước là 5,4%, đạt tổng giá trị lợi nhuận gộp năm 2007 là 14,958 tỷ đồng. Thuận lợi về lĩnh vực bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng do trong năm 2007 công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên sử dụng nguồn vốn vay lớn nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm nay chỉ đạt 2,264 tỷ đồng, kém 869 triệu đồng so với năm 2006. Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu cũng tăng với tỷ lệ cao từ 3,01% đến 3,68% khiến tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu chỉ đạt 0,31% so với năm 2006 là 0,35%. Giá trị lợi nhuận tăng 21% từ đầu năm đến cuối năm trong khi tổng nguồn vốn tăng 73%. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không cao. Lợi nhuận khác của công ty đạt 0,08% doanh thu, so với năm 2006 là 0,15%. Chỉ tiêu này thể hiện một năm hoạt động kiểm soát thu chi của công ty không được thực hiện tốt. Công ty đã giảm được các khoản chi phí khác không cần thiết nhưng khoản thu nhập khác lại thấp hơn nhiều so với năm trước. Khâu kiểm soát thu chi cần được xem xét lại vì hiệu quả kinh doanh. Cuối cùng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 807 triệu đồng đạt 0,34% doanh thu thấp hơn con số 0,43% của năm trước. Tỷ lệ lợi nhuận thấp như vậy cũng là do đặc thù của ngành nhưng sự điều hành của công ty trong năm 2007 cũng không được tốt khi để cho các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính tăng cao. Công ty cần tăng cường khả năng kiểm soát các nguồn chi và thu trong các hoạt động như vận chuyển. Kiểm tra lại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm để sắp xếp sử dụng hết khả năng hiện có, tinh giản những nhân viên chưa thực sự cần thiết và hiệu quả. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, ta cần đi sâu phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét sự hoạt động có hiệu quả hay không công tác tài chính. Nếu doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt thì công nợ ít, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả kéo dài. Còn nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Phân tích tình hình thanh toán Bảng phân tích công nợ năm 2007 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Mức tăng Tỉ lệ tăng A-Các khoản phải thu 43.953 65.903 21.950 49,94% I-Các khoản phải thu ngắn hạn 43.853 65.803 21.950 50,05% 1.Phải thu của khách hàng 30.465 57.319 26.854 88,15% 2.Trả trước cho người bán 8.035 567 -7.468 -92,94% 3.Phải thu nội bộ 2.987 3.093 106 3,54% 4.Phải thu theo tiến độ hợp đồng 0 0 0 5.Các khoản phải thu khác 2.625 5.248 2.623 99,95% 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -259 -424 -166 64,03% II- Các khoản phải thu dài hạn 100 100 0 0,00% B-Nợ phải trả 68.035 123.400 55.365 81,38% I-Nợ ngắn hạn 63.120 117.310 54.190 85,85% 1.Vay và nợ ngắn hạn 18.923 47.502 28.579 151,02% 2.Phải trả cho người bán 20.291 42.981 22.690 111,82% 3.Người mua trả tiền trước 598 760 162 27,16% 4.Thuế và các khoản phải nộp NS 254 48 -207 -81,26% 5.Phải trả người lao động 424 952 528 124,57% 6.Chi phí phải trả 177 65 -112 -63,11% 7.Phải trả nội bộ 7.079 8.333 1.254 17,72% 9.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 15.373 16.669 1.295 8,43% II-Nợ dài hạn 4.915 6.090 1.175 23,90% 3.Phải trả dài hạn khác 4.640 5.737 1.097 23,64% 4.Vay và nợ dài hạn 200 255 55 27,49% 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 75 97 23 30,32% (Phòng kế toán tài chính) Đầu năm Cuối năm Tỷ suất nợ 0,899 0,942 Tỷ suất vốn chủ sở hữu 0,101 0,058 Năm 2007, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp tăng mạnh nên hoạt động vay và nợ của công ty cũng tăng lên đáng kể. Giá trị các khoản phải thu tăng từ 43,853 tỷ đồng lên 65,803 tỷ đồng trong đó chủ yếu là tăng từ khoản phải thu khách hàng (57,319 tỷ đồng). Các khoản phải thu còn lại có giá trị gần 8 tỷ đồng, giảm 55 tỷ đồng so với năm trước do hoạt động thu hồi nợ được ban giám đốc xúc tiến, giúp tăng lượng tiền quay vòng trong năm. Qua đó có thể thấy được rằng hiện nay công ty đang bị nhiều đối tượng khác chiếm dụng vốn. Trong kinh doanh thì đây là một chuyện bình thường nhưng chúng ta nên khống chế ở một mức thấp bởi hiện tại thì bản thân công ty vẫn đang phải đi chiếm dụng vốn của các cá nhân và đơn vị khác để trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng và tăng mạnh hơn các khoản phải thu, đạt 123,4 tỷ đồng, tăng 81% so với đầu năm. Trong các khoản nợ đó, có đến 95,06% là các khoản nợ ngắn hạn đạt 117 tỷ đồng. Nợ dài hạn của công ty chỉ có 6,09 tỷ đồng cho thấy công ty đã không có một chiến lược tạo lập vốn dài hạn cho các hoạt động kinh doanh của mình, chỉ khi nào có nhu cầu, công ty mới đi vay và thực hiện mua hàng trả sau. Trong các khoản nợ ngắn hạn, vay nợ ngắn hạn và khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất: 77%. Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều năm trước là 62% thể hiện sự gia tăng mức độ năng động cũng như mạo hiểm của công ty. Các khoản người mua trả trước tiền, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, khoản phải trả người lao động và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác tăng 11% lên tổng cộng 18,428 tỷ làm tăng thêm khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu và qua sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng hiện tại công ty đang phải đi chiếm dụng vốn của các tổ chức và các nhân ngoài đơn vị. Điều này có mặt tốt của nó là cho thấy được uy tín của Công ty đối với các chủ nợ. Giúp công ty sử dụng được một lượng vốn lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu của mình. Để phân tích kỹ hơn ta sẽ đi sâu vào việc tính toán và phân tích một số chỉ tiêu sau: Phân tích các khoản phải thu Đầu năm Cuối năm Số vòng quay các khoản phải thu 4,8 4,4 Số ngày thu tiền 75,248 82,688 (Số liệu trên, ngoài các bản báo cáo năm 2007 còn được tính từ các bản báo cáo của năm 2006) Ta thấy rằng năm 2007 Số vòng quay các khoản phải thu giảm từ 4,8 xuống 4,4 vòng. Tương đương với việc phải mất 82 ngày để thu hồi hết một vòng số khoản phải thu thay cho 75 ngày như trước đây. Chỉ tiêu này cho thấy năm nay các khoản phải thu tăng nhiều hơn trước và tăng với tỉ lệ cao hơn tỉ lệ tăng của doanh thu. Nói cách khác, doanh nghiệp năm nay bán chịu hàng nhiều hơn. Doanh nghiệp nên có điều chỉnh, tránh bán chịu hàng, giảm các khoản phải thu khác để chi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán gồm các chỉ tiêu về tình hình công nợ: các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt đối với các nhà cho vay. Để có tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Hệ số khái quát 0,645 0,533 Như vậy vào đầu năm, cứ 1 đồng các khoản phải trả có 0,645 đồng các khoản phải thu. Tức là công ty chiếm dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn là bị các công ty khác chiếm dụng vốn. Phân tích khả năng thanh toán Hệ số thanh toán tổng quát 1.112583008 1.061568036 Hệ số thanh toán hiện thời 1.095929375 0.972807366 Hệ số thanh toán nhanh 0.72941627 0.640988097 Hệ số thanh toán tức thời 0.023048502 0.049329097 Hệ số thanh toán lãi vay -0.86088909 -0.888620426 Hệ số thanh toán vốn lưu động 0.240265316 -1.81406099 Đầu năm hệ số thanh toán tổng quát của công ty là 1,113. Đến cuối năm, hệ số giảm còn 1,062 . Công ty đang hướng đến việc sử dụng hiệu quả và cân đối giữa tổng tài sản và tổng số nợ. Công ty nên giữ hệ số thanh toán tổng quát ở mức này để tránh bị động trong thanh toán. Hệ số thanh toán hiện thời đang dao động quanh mức 1 (đầu năm: 1,095, cuối năm: 0,973). Công ty đang có mức độ đảm bảo vừa đủ tài sản ngắn hạn cho các khoản nợ ngắn hạn. Tức là nếu các chủ nợ ngắn hạn yêu cầu thì công ty có thể trả được nợ ngay. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn bao gồm hàng tồn kho, các khoản phải thu, chứng khoán, thuế được khấu trừ... Nếu cần sử dụng gấp, có thể sẽ không có hoặc chịu mức đánh đổi thiệt thòi. Công ty nên để con số này dao động từ 1,04 đến 1,08 để phù hợp hơn. Hệ số thanh toán nhanh: Số liệu cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty vào đầu năm và cuối năm rất nhỏ so với 1 (0,023 đến 0,049). Nếu công ty có việc cần đến tiền nhanh chóng, việc đáp ứng là rất khó. Thực tế công ty đã đang nằm trong tình trạng này và nó là lý do công ty có khoản phải trả người bán khá lớn. Công ty cũng thường xuyên huy động thêm tiền mặt vay từ chính nhân viên. Hệ số thanh toán lãi vay: Phần lãi vay của các ngân hàng dành cho doanh nghiệp được đảm bảo tốt khi hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp luôn lớn hơn 1: Đầu năm hệ số này là 1.139, đến cuối năm, hệ số này đạt 1.111. Công ty có thể sử dụng mạnh hơn nguồn vốn này bởi 1 là con số hiệu quả nhất cho hệ số thanh toán lãi vay. Hệ số thanh toán của vốn lưu động: Hệ số này của công ty cả đầu năm và cuối năm đều ở quanh khoảng 0,021 đến 0,051. Tỷ lệ này quá nhỏ cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là không đáp ứng được nhu cầu chi trả. Do không đầu tư chứng khoán ngắn hạn, công ty nên đảm con số này ở mức tối thiểu là 0,1 bằng cách giữ một lượng tiền hợp lý trong két công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày một hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày một cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Số vòng luân chuyển hàng hoá: Còn gọi là số vòng quay kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường. Đầu năm Cuối năm Số vòng luân chuyển hàng hoá 7,08537868 6,77332819 Số ngày 1 vòng quay 50,8088581 53,1496467 Số vòng quay hàng tồn kho của hàng hoá công ty năm nay giảm so với năm trước là do hàng hoá tồn kho tăng thêm. Tuy nhiên đây không phải do yếu kém trong khâu kế hoạch hay sản xuất mà là do các báo cáo tài chính này được viết vào cuối năm – thời điểm mà công ty phải sản xuất dự trữ cho vụ chiêm xuân vào đầu năm sau. Năm nay công ty có kế hoạch tăng trưởng kinh doanh nên tỷ lệ dự trữ hàng cũng cao hơn năm trước. Thời hạn thu tiền: Là chỉ tiêu thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Từ số liệu đã cho ta tính được các chỉ số như sau: Năm 2006 Năm 2007 Thời hạn thu tiền 79 82 Chỉ tiêu này cho biết phải mất bao nhiêu ngày bán hàng thì mới đạt được doanh thu bằng với giá trị của khoản phải thu. Như vậy năm 2007 chỉ số này đã đi theo một chiều hướng không tốt. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chỉ số này bằng cách giảm tỷ lệ bán chịu hàng và tăng doanh thu. Thời hạn trả tiền: Là chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kỳ kinh doanh. Năm 2006 Năm 2007 Thời hạn trả tiền 148,544013 175,20813 Cũng giống với chỉ số thời hạn thu tiền, nhưng chỉ số thời hạn trả tiền tăng lại là một dấu hiệu tốt do nó thể hiện doanh nghiệp đã giảm được giá thành sản phẩm và lượng vốn doanh nghiệp được sử dụng là cao. Áp lực các khoản nợ thấp khiến cho doanh nghiệp có thời hạn sử dụng vốn lâu hơn, 175 ngày thay cho 148,5 ngày như năm 2006. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu hoạt động Trong năm 2007, công ty có một số chỉ tiêu chính sau phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn. BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỪ DỤNG NGUỒN VỐN THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG 2006 2007 Số vòng luân chuyển hàng hoá 7,085378683 6,773328187 Số ngày 1 vòng quay 50,80885809 53,14964669 Thời hạn thu tiền 79 82 Thời hạn trả tiền 148,5440135 175,2081297 (Số liệu tổng hợp có sử dụng các bảng báo cáo năm 2006) Đây là một số chỉ tiêu thể hiện khả năng kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Cách tính giá trị bình quân hàng tồn kho quy định hiện nay lại không phản ánh đúng giá trị bình quân hàng tồn kho của công ty do lấy trung bình công giá trị hàng tồn kho cuối năm 2006 và 2007 – thời gian tích trữ hàng của công ty. Do đó chỉ số này thấp hơn nhiều so với thực tế kinh doanh của công ty. Số vòng quay hàng tồn kho giảm trong năm cũng làm người ngoài doanh nghiệp dễ đánh giá rằng doanh nghiệp bị ế hàng hay sản xuất quá nhu cầu thị trường. Đây là kế hoạch mở rộng thị trường của doanh nghiệp năm 2008 và hàng hóa dự trữ tăng là để chuẩn bị cho sự mở rộng này. Thời hạn thu tiền là chỉ tiêu phản ánh áp lực thu tiền của công ty đối với khách hàng và các đối tác. Và con số đưa ra cho thấy công ty đang có tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu tăng lên. Tức là với cùng một mức doanh thu, công ty đang cho khách hàng nợ với một tỷ lệ cao hơn và điều này là một điểm nữa cần chấn chỉnh trong năm 2008. Cùng với sự tăng lên của thời hạn thu tiền, thời hạn trả tiền cũng tăng lên thể hiện với cùng một lượng giá vốn hàng hóa, công ty hiện nay đang vay nợ nhiều hơn. Đây cũng là một hệ quả của việc bán hàng chậm thu tăng. Công ty phải lấy các khoản phải trả để bù đắp cho sự thiếu hụt tiền mặt. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu sinh lời BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI 2006 2007 Hệ số lãi gộp 0,054037469 0,062109713 Hệ số lãi ròng 0,003471765 0,00313 Suất sinh lời của tài sản 0,008234008 0,005754235 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 0,081371228 0,099215633 Đòn bẩy tài chính 9,882335046 17,24219434 (Số liệu tổng hợp có sử dụng các bảng báo cáo năm 2006) Như vậy ta thấy sản phẩm công ty kinh doanh tạo nên một tỷ lệ lợi nhuận vừa phải đạt 5,4% doanh thu vào đầu năm và tăng lên 6,2% vào cuối năm. Đó cũng thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng giá trị lợi nhuận. Phát huy khả năng quản lý công ty có thể có những kết quả tốt hơn trong năm tiếp theo. Lãi gộp của công ty cũng chưa phải là khoản lãi thực sự của doanh nghiệp khi nó còn phải tính thêm các khoản thu chi về tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và thu chi khác. Trên thực tế hệ số lãi ròng trên doanh thu của công ty trong năm lại giảm từ 0,347% xuống 0,313% cho thấy việc quản lý chi phí ngoài sản xuất của công ty đã triệt tiêu hoàn toàn những cố gắng của bộ phận sản xuất trong năm nhằm tăng lợi nhuận của công ty. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty nên có chính sách hợp lý hơn để sử dụng những nhân viên mới nhận vào làm việc văn phòng để tăng hiệu quả kinh doanh. Trong năm 2007 công ty cũng chứng kiến sự sụt giảm của suất sinh lời tài sản từ 0,82% xuống 0,57%. Tuy nhiên bản chất, công ty đã có một sự đầu tư lớn về tài sản trong năm mà hiệu quả của nó không thể hiện hết trong năm 2007 mà còn nhiều năm sau do giá trị tài sản mới mua sắm này còn phục vụ cho nhiều năm sau nữa. Việc tăng suất sinh lời tài sản chỉ giảm 2,5 điểm phần trăm khi giá trị tài sản trong năm tăng 158% cho thấy việc đầu tư tài sản này là hướng đi đúng của công ty trong năm 2007. Suất sinh lời vốn chủ sở hữu cũng mang lại tín hiệu đáng mừng cho công ty khi uy tín của doanh nghiệp tăng cao. Tuy nhiên công ty cần có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu những năm sau lên để tăng khả năng tự chủ tài chính. Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Nhìn chung tình hình tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên thể hiện nhiều mặt tốt đồng thời có một số điểm cần khắc phục như sau: Trong năm, do có nhiều hoạt động tài chính lớn, doanh nghiệp đã có những chuyển biến về hiệu quả kinh doanh. Tăng lợi nhuận, đầu tư vào thiết bị sản xuất và tăng được lượng khách hàng lớn. Một số hoạt động lớn như đầu tư mua sắm ô tô và xây dựng kho bãi giúp công ty thuận tiện hơn trong kinh doanh và tăng hiệu quả sản xuất cho những năm tiếp theo Giá trị nguồn vốn huy động tăng 73% là một con số đáng kể khi vốn chủ sở hữu của công ty không hề tăng. Điều kiện sử dụng vốn vào kinh doanh trong năm tăng là do sự thay đổi này. Kết quả là với cùng một lượng vốn chủ sở hữu, năm 2007 công ty đã tạo được một lợi nhuận cao hơn nhiều năm 2006 Những mặt cần khắc phục là: Khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp thiếu hiệu quả, công ty chưa có một cơ chế quản lý bán hàng tốt. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm nay tăng cao khiến khoản lợi nhuận đáng nhẽ ra đã có thể lớn hơn lại không đạt được. Tài sản còn tồn tại nhiều dưới dạng các khoản phải thu và có tỉ lệ cao hơn năm 2006 nhiều khiến cho công ty không thể thực hiện ngay được các hoạt động kinh doanh cần tiền mặt. Công ty cần khắc phục những tình trạng trên để có được một kết quả kinh doanh cao hơn nữa. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Các năm tiếp theo, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng thị trường, tăng giá trị cung cấp dịch vụ bằng cách mở thêm các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các huyện, xã nơi có đông nông dân. Mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận như Bắc cạn, Tuyên Quang… Tiếp tục liên kết với các nhà cung cấp truyền thống và tìm các nhà cung cấp mới cho các mặt hàng phân bón và giống nhằm tối ưu hóa chất lượng sản phẩm đầu vào. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý của các trưởng phòng ban, trình độ nghiệp vụ của nhân viên trong công ty. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty Sau một thời gian ngắn nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phân vật tư nông nghiệp Thái Nguyên và có một số đề suất như sau: Về chi phí: Trong mỗi một doanh nghiệp đều tồn tại rất nhiều khoản mục chi phí, bởi vậy tiết kiệm chi phí phải được Công ty đưa vào mục tiêu chiến lược có ý nghĩa thiết thực gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với đặc thù ngành nghề là một đơn vị kinh doanh thương mại nên các khoản mục phí chủ yếu của đơn vị bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển thì Công ty nên tìm những hợp đồng bán hàng thẳng để đỡ khâu vận chuyển về kho rồi lại vận chuyển từ kho Công ty đến khách hàng, làm như vậy vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, bốc xếp lại vừa tiết kiệm được chi phí kho bãi. Đối với khoản chi phí bán hàng thì Công ty nên tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để vừa bán được nhiều hàng vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí. Một biện pháp đưa ra đó là phương thức bán hàng qua mạng, với việc xây dựng trang website của công ty sẽ vừa làm tốt khâu quảng cáo lại vừa tiết kiệm được chi phí giao dịch, khách hàng sẽ dễ dàng tìm hiểu thông tin về Công ty, về mẫu mã, chủng loại, giá cả và dịch vụ của công ty. Biện pháp để giảm thiểu chi phí quản lý đó là xây dựng một bộ máy quản lý tinh gọn, chặt chẽ. Công ty nên tìm một đơn vị chuyên viết phần mềm đến tư vấn và xây dựng một phần mềm quản lý phù hợp với đặc thù của công ty. Có thể thực hiện viết phần mềm bán hàng tại các chi nhánh để các chi nhánh nhập số liệu một cách thống nhất và gửi về công ty nhanh chóng chứ không chỉ thực hiện kế toán máy tại trụ sở chính của công ty. Công ty nên có một giám đốc bán hàng chuyên biệt để có những phương pháp khoa học trong bố trí cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Tổ chức bán hàng tại những vị trí hợp lí hiệu quả tránh trùng lặp hay bỏ sót. Tinh giản nhân viên bán hàng ở những vị trí không cần thiết. Về giá bán: Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Công ty cần có những báo cáo nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và phân tích chính xác quan hệ cung – cầu để đưa ra mức giá bán cạnh tranh nhất và đảm bảo mang lại lợi nhuận lớn nhất. Vốn: Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được đảm bảo đúng kế hoạch và phương hướng phát triển thì Công ty cần phải có nguồn vốn đảm bảo. Như đã phân tích ở trên thì tỷ lệ nợ của Công ty còn ở mức cao, tuy nguồn vốn có tăng song vốn vay chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Vì là một đơn vị kinh doanh thương mại nên nhu cầu vốn lưu động là chủ yếu và điều quan trọng là làm sao đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt. Để đồng vốn quay vòng nhanh thì cần phải đẩy mạnh khâu bán hàng, do đó Công ty cần phải nghiên cứu và đưa ra các cơ chế, chính sách bán hàng với những phương thức thanh toán hợp lý, nhanh gọn, thuận tiện, phải có những dự báo thị trường chính xác để tính toán số lượng hàng tồn kho một cách hợp lý vừa đảm bảo luôn luôn đủ hàng bán ra và không dự trữ hàng tồn kho quá nhiều ảnh hưởng đến giá vốn do chi phí kho bãi tăng. Về thị trường tiêu thụ: Có thể thấy rằng thị trường của công ty là tương đối lớn và ổn định. Đối với những khách hàng mới thì cần phải có chính sách khuyến mại tốt như hỗ trợ chi phí vận chuyển, dịch vụ tư vấn khách hàng để giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Và một yếu tố đặc biệt mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là yếu tố con người. Công ty cần phải có chính sách thu hút nhân tài, giữ chân người giỏi. Quan tâm, nghe ngóng tâm tư nguyện vọng của người lao động và chăm lo hơn nữa tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động để họ yên tâm cống hiến cho công ty. Tổ chức tuyển dụng nhân sự, thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp chuyên sâu về nghiệp vụ, ngành nghề, đặc biệt là cán bộ quản lý và đội ngũ bán hàng. PHẦN KẾT LUẬN Qua một thời gian ngắn được thực tập thực tế tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên tôi đã cảm nhận thấy đây là một đơn vị kinh doanh năng động, khoa học và có tổ chức cao. Với số liệu kế toán đã phản ánh đầy đủ các nội dung hạch toán, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý doanh nghiệp, sự vận dụng hình thức kế toán tập chung một cách sáng tạo có hiệu quả phù hợp với xu hướng chung của cơ chế thị trường hiện nay. Mặt khác đó là sự kết hợp hài hoà giữa tính năng động, thông minh trí tuệ với những kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ, về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh đã góp phần rất lớn tạo nên sự thành công của Công ty như ngày nay. Với doanh số, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của người lao động trong Công ty cũng ngày được nâng cao hơn, tạo nên sự yên tâm công tác để cống hiến hết công sức, trí tuệ xây dựng công ty. Chính vì vậy mà trong những năm qua Công ty đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan đoàn thể ghi nhận về sự phát triển và những đóng góp cho xã hội. Được phân công thực tập tại Phòng tài chính kế toán và tìm hiểu về tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên. Với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ Phòng tài chính kế toán Công ty, sự vận dụng những kiến thức đã học tập tại trường, cùng những hướng dẫn của các thầy cô giáo nên tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Mặc dù có sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời gian, kinh nghiệm thực tiễn... nên bản báo cáo này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để tôi hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo này. Tôi xin được chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái nguyên, cảm ơn cô Đàm Phương Lan và các thầy cô giáo trong khoa Kế toán doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lý thuyết kế toán (TS. Nguyễn Thị Minh Thọ - Trường Đại học Nông lâm). Phân tích quản trị tài chính (Nguyễn Tấn Bình – NXB Đại học Quốc gia TP HCM) Chế độ kế toán mới (PTS. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương - Nxb Giáo dục Quản trị tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Đăng Nam – PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm) Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (PTS. Phạm Thị Gái - Khoa kế toán - Trường ĐHKT Quốc dân). Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính (TS Nguyên Năng Phúc – Nguyễn Văn Công – Trần Quý Liên) PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2006 Đơn vị tính: Đồng Tài sản MS 2005 2006 A-Tài sản ngắn hạn 100 59,488,481,132 69,174,948,597 I- Tiền và các khoản tương đương 110 1,555,715,120 1,454,819,037 1. Tiền 111 1,555,715,120 1,454,819,037 1.1Tiền mặt 861,711,922 1,111,428,266 1.2Tiền gửi ngân hàng 694,003,198 343,390,771 2. Các khoản tương đương 112 0 0 II-Các khoản đầu tư tài chính n.hạn 120 0 0 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 0 0 2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0 0 III-Các khoản phải thu 130 34,724,188,537 43,852,892,774 1.Phải thu của khách hàng 131 29,872,863,373 30,464,690,189 2.Trả trước cho người bán 132 609,126,727 8,035,071,560 3.Phải thu nội bộ 133 2,489,910,678 2,986,852,593 4.Phải thu theo tiến độ hợp đồng 134 0 0 5.Các khoản phải thu khác 135 1,871,225,889 2,624,805,078 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -118,938,130 -258,526,646 IV-Hàng tồn kho 140 22,367,015,076 23,134,269,236 1.Hàng hoá tồn kho 141 22,367,015,076 23,134,269,236 1.1 Hàng mua đang đi trên đường 142 0 0 1.2 Nguyên liệu 143 22,650,987 0 1.3Công cụ 144 209,690,053 286,778,360 1.4Chi phí sản xuất KD dở dang 145 0 0 1.5Thành phẩm 146 0 0 1.6Hàng hoá 147 22,048,755,684 22,751,142,962 1.7Hàng gửi bán 148 85,918,352 96,347,914 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0 V-Tài sản ngắn hạn khác 150 841,562,399 732,967,550 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 59,125,085 66,749,855 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 592,739,862 479,213,482 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 154 782,437,314 0 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 187,004,213 B-Tài sản dài hạn 200 4,998,830,876 6,519,669,909 I- Các khoản phải thu dài hạn 210 70,000,000 100,000,000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 0 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 70,000,000 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 II.Tài sản cố định 220 4,898,088,476 6,419,669,909 1.TSCĐ hữu hình 221 4,426,325,359 5,940,163,510 - Nguyên giá 222 8,385,237,188 10,531,628,969 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -3,958,911,829 -4,591,465,459 2.TSCĐ vốn góp 224 273,730,760 243,874,954 - Nguyên giá 225 385,000,000 385,000,000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 226 -111,269,240 -141,125,046 3.TSCĐ vô hình 227 0 0 - Nguyên giá 228 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế 229 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 198,032,357 235,631,445 III-Bất động sản đầu tư 240 0 0 - Nguyên giá 241 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế 242 0 0 IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 10,000,000 10,000,000 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2. Đàu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 258 10,000,000 10,000,000 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn 259 0 V-Tài sản dài hạn khác 260 20,742,400 90,000,000 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 20,742,400 0 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 90,000,000 Tổng cộng tài sản 270 64,487,312,008 75,694,618,506 Nguồn vốn MS 2005 2006 A-Nợ phải trả 300 56,986,944,086 68,035,030,144 I-Nợ ngắn hạn 310 56,472,355,186 63,119,896,365 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 3,816,882,789 18,923,219,135 2.Phải trả cho người bán 312 33,398,804,953 20,291,333,295 3.Người mua trả tiền trước 313 126,052,739 597,854,285 4.Thuế và các khoản phải nộp NS 314 51,369,251 254,153,171 5.Phải trả người lao động 315 374,076,909 423,854,258 6.Chi phí phải trả 316 271,626,205 177,385,394 7.Phải trả nội bộ 317 4,558,769,994 7,078,787,939 8.Phải trả theo tiến độ KH HĐ xây dựng 318 0 0 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 13,874,772,346 15,373,308,888 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 II-Nợ dài hạn 330 514,588,900 4,915,133,779 1.Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2.Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 3.Phải trả dài hạn khác 333 122,212,900 4,640,388,809 4.Vay và nợ dài hạn 334 392,376,000 200,000,000 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 74,744,970 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 B-Vốn chủ sở hữu 400 7,500,367,922 7,659,588,362 I-Nguồn vốn, quĩ 410 7,360,306,841 7,409,773,304 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7,117,974,961 7,059,474,949 Trong đó: - Vốn cổ phần 6,895,600,000 6,895,600,000 - Góp vốn liên doanh 222,374,961 163,874,949 2.Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 4.Cổ phiếu quĩ 414 -521,500,000 -454,000,000 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 219,181,996 8,193,591 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7.Quĩ đầu tư phát triển 417 468,913,628 673,566,802 8.Quĩ dự phòng tài chính 418 66,647,134 104,241,161 9.Quĩ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 9,089,122 18,296,801 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 0 II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 430 140,061,081 249,815,058 1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi 431 138,684,961 178,349,517 2.Nguồn kinh phí 432 1,376,120 71,465,541 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 Tổng cộng nguồn vốn 440 64,487,312,008 75,694,618,506 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 Chỉ tiêu Mã số Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu BH&CCDV 1 142,868,423,195 179,525,406,731 2. Các khoản giảm trừ 3 291,009,169 664,511,780 - Chiết khấu 4 383,226,985 - Giảm giá hàng bán 5 0 - Giá trị hàng bán bị trả lại 6 281,284,795 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 10 142,577,414,026 178,860,894,951 4. Giá vốn hàng bán 11 133,833,974,189 169,159,796,322 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 20 8,743,439,837 9,701,098,629 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 6,346,509,846 9,592,409,417 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 5,210,081,990 6,459,120,107 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 5,200,174,968 6,459,120,107 8. Chi phí bán hàng 24 4,562,199,095 6,814,134,589 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,730,810,156 5,396,983,237 10. Lợi nhuận thuần từ HDKD 30 586,858,442 623,270,113 11. Thu nhập khác 31 220,323,785 284,354,874 12. Chi phí khác 32 10,193,947 9,090,909 13. Lợi nhuận khác 40 210,129,838 275,263,965 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 796,988,280 898,534,078 15. Chi phí thuế TNDN 51 125,794,771 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 772,739,307 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
Luận văn liên quan