Đề tài Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế

- Thư tín dụng trả ngay (At sight letter of credit): Thư tín dụng trả ngay là loại thư tín dụng, mà ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ và hối phiếu của nhà XK do NHTB chuyển đến, nếu sau khi kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng mở L/C phải có trách nhiệm trả tiền ngay cho nhà XK. - Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance L/C): Thư tín dụng chấp nhận là loại L/C, mà khi ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ và hối phiếu của nhà XK gửi đến, nếu sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng mở L/C chỉ cần ký chấp nhận vào hối phiếu, rổi gửi trả hối phiếu cho nhà XK. Sau này khi hối phiếu đến hạn thì ngân hàng mở L/C mới trả tiền theo hối phiếu. - Thư tín dụng trả dần (Deferred Payment L/C): Đây là loại thư tín dụng được phát hành dựa trên hợp đồng mua bán trả chậm giữa người mua và người bán. Theo đó khi nhà XK đã làm thủ tục gửi hàng đi cho nhà NK, và gửi bộ chứng từ đến NHPH L/C, thì NHPH L/C tiến hành thanh toán cho nhà NK theo điều khoản trả chậm, tức là tiền hàng được trả nhiều lần, có tính lãi trên giá trị hàng hóa trả chậm và thời hạn trả chậm.

pdf93 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký hậu chứng từ cho KH nhận hàng thì phải thanh toán vô điều kiện cho nhà XK cho dù bộ chứng từ gửi đến sau này có sai sót hay không. 2.3.1.2. Rủi ro uy tín Ngân hàng thường giao dịch với các ngân hàng có quan hệ là ngân hàng đại lý của Maritime Bank, nếu không có quan hệ đại lý thì sẽ giao dịch như sau: Ngân hàng có quan hệ đại lý với Maritime Bank, gọi là ngân hàng có quan hệ testkey. Đối với những ngân hàng có quan hệ testkey thì việc gửi thông báo L/C, điện thanh toán ... được thực hiện bằng hình thức gửi diện SWIFT, còn các ngân hàng không có quan hệ testkey sẽ thực hiện gửi thư trực tiếp nhưng rất hiếm, trường hợp gửi thư trực tiếp, chủ yếu là gửi cho các ngân hàng trong nước, còn đối với ngân hàng nước ngoài thì sẽ gửi qua 1 ngân hàng trung gian khác có quan hệ testkey với cả Maritime Bank và ngân hàng kia. Ví dụ Maritime Bank muốn thông báo L/C cho ngân hàng A nhưng Maritime Bank không có quan hệ testkey với ngân hàng A thì Maritime Bank sẽ gửi điện thông báo L/C cho ngân hàng B, ngân hàng B này cũng đồng thời có quan hệ testkey với ngân hàng A, sau khi nhận được điện thông báo L/C của Maritime thì ngân hàng B sẽ chuyển tiếp điện này cho ngân hàng A và thu phí dịch vụ. Khi phát hành L/C có xác nhận thì loại L/C này thường có ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng, nên ngân hàng đã có quy định về phát hành L/C có xác nhận: Ngân hàng được chỉ định xác nhận L/C thuộc danh mục NHĐL đã cấp hạn mức xác nhận L/C cho Maritime Bank và hạn mức còn đủ cho xác nhận. NHXN không thuộc danh mục NHĐL đã cấp hạn mức xác nhận thì phải liên lạc để cấp hạn mức, nếu không xin được hạn mức hoặc yêu cầu ký quỹ 100% giá trị L/C thì phải thuyết phục KH đổi điều kiện xác nhận hoặc đổi NHXN. 2.3.1.3. Rủi ro kỹ thuật, nghiệp vụ “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế thư tín dụng chứng từ” đã quy định chi tiết đầy đủ các công việc mà chi nhánh - đơn vị tiếp nhận yêu cầu mở L/C phải thực Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 54 hiện cũng như công việc mà TTTTTM phải thực hiện trong quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Quy trình gồm một phần chính là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào quá trình thanh toán L/C cùng với phụ lục quy định rõ ràng về các bước tiếp nhận, xử lý L/C NK cũng như L/C XK, nghiệp vụ thư tín dụng chuyển nhượng và thư tín dụng đối ứng. 2.3.1.4. Rủi ro chính trị, pháp lý Quy trình nội bộ của ngân hàng về thanh toán thư tín dụng chứng từ được ban hành dựa trên những quy định về thông lệ quốc tế như UCP 600, URR 725, ISBP 745, ISP 98, cùng với những quy định liên quan của NHNN và của ngân hàng. Khi các quy định có sự thay đổi thì ngân hàng sẽ tiến hành thay đổi, chỉnh sửa quy trình thanh toán nội bộ sao cho phù hợp với các quy định mới. Như vậy, khi thực hiện quy trình thanh toán sẽ không bị từ chối thanh toán do áp dụng luật cũ hoặc mâu thuẫn với các quy định hiện hành. 2.3.2. Quản lý rủi ro ngân hàng đại lý Hiện nay, Maritime Bank đang sở hữu một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp bao gồm hơn 600 ngân hàng tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Với nỗ lực liên tục mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với các ngân hàng hàng đầu tại các thị trường lớn, Maritime Bank đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn tất cả các nhu cầu của khách hàng về: chuyển tiền quốc tế, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, dịch vụ bảo lãnh 2.3.3. Quản lý rủi ro thông qua đào tạo cán bộ nhân viên Như đã nói ở trên ( Mục 2.2.3.2) tuy rằng công tác đào tạo, tập huấn nhân viên không định kỳ, nhưng ngân hàng đã kiểm tra nghiệp vụ của cán bộ nhân viên hàng tháng bằng hệ thống kiểm tra online để đảm bảo trình độ về nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 55 2.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế 2.4.1. Ưu điểm Hiện nay vẫn chưa có chương trình, chính sách nào cho quản lý rủi ro thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên, cho dù chỉ quản lý thông qua quy trình thanh toán tín dụng chứng từ nội bộ, chi nhánh cũng đã đạt được thành quả trong hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ như cho vay xuất nhập khẩu tất cả đều thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, không có nợ quá hạn, không có rủi ro hàng hóa và rủi ro ngoại hối, rủi ro đạo đức cũng chưa xảy ra. 2.4.2. Nhược điểm Bộ máy tổ chức của chi nhánh không có bộ phận TTQT riêng biệt mà cùng chung trong một bộ phận với các nghiệp vụ khác của trung tâm KHDN, như vậy khó để quản lý nghiệp vụ TTQT mà chủ yếu là tín dụng chứng từ. Thêm nữa, việc hệ thống Maritime Bank không có chương trình cho quản lý rủi ro TTQT cũng là một thiếu sót lớn, nhất là khi tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phức tạp, ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng trong quá trình thanh toán và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù cho đến hiện tại, chi nhánh vẫn quản lý được rủi ro thông qua quy trình thanh toán nội bộ nhưng trong tương lai một lúc nào đó vẫn có thể xảy ra rủi ro mà quy trình thanh toán không kiểm soát được. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã giới thiệu khái quát về Maritime Bank cũng như Maritime Huế, phân tích sơ qua về hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2012-2014, đi sâu vào phân tích những rủi ro và công tác quản lý rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh, làm tiền đề cho những đề xuất biện pháp quản lý rủi ro thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong chương sau. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 57 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Sơ lược những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Với các nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đã nêu ở chương 2, phần này chỉ sơ lược, tóm tắt lại nội dung nguyên nhân rủi ro, những tồn tại trong quá trình quản lý rủi ro, để đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro ở phần sau. 3.1.1. Nguyên nhân khách quan -Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện để thực hiện các hoạt động TTQT nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. -NHNN điều chỉnh tỷ giá dựa trên chính sách tiền tệ và đảm bảo chỉ tiêu lạm phát, điều này có thể kích thích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. - Thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian (có tất cả 226 thủ tục về xuất nhập khẩu). -Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) vẫn chưa hoạt động hiệu quả. -Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ ngoại thương, trong hợp tác với các đối tác ở nhiều quốc gia. -Trình độ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ cho ngân hàng, làm cho ngân hàng bị rủi ro tín dụng. -Doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn được cấp tín dụng, làm “đẹp” báo cáo tài chính, dẫn đến không trung thực. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 58 3.1.2. Nguyên nhân chủ quan ­ Thứ nhất, trong bộ máy tổ chức của chi nhánh hiện tại không có bộ phận thanh toán quốc tế riêng biệt, mà chung với các nghiệp vụ khác trong Trung tâm KHDN. ­ Thứ hai, trong hệ thống Maritime Bank hiện nay, không có chương trình riêng biệt nào về quản lý rủi ro thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng, chỉ quản lý rủi ro qua quy trình thanh toán tín dụng chứng từ nội bộ. ­ Thứ ba, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên vẫn chưa được chú trọng, chỉ có kiểm tra nghiệp vụ thường xuyên, chỉ tổ chức đào tạo đối với nhân viên mới và khi có quy định, sản phẩm mới về thanh toán quốc tế. -Thứ tư, về tình trạng thông tin. Thông tin về hồ sơ KH chỉ được lưu giữ trên file giấy, khó khăn cho việc cập nhật và truy xuất thông tin KH khi cần. 3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Dựa trên những nguyên nhân gây ra rủi ro ở phần trên, cùng với bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng trên thế giới ở chương 1, cùng với nghiên cứu các bài viết nói về giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ, em xin đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ như sau: 3.2.1. Xây dựng bộ phận thanh toán quốc tế thuộc Trung tâm khách hàng doanh nghiệp Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh không có bộ phận TTQT, hay nói cách khác là TTQT được gộp chung với các nghiệp vụ khác về KHDN trong bộ phận Trung tâm KHDN của chi nhánh. Như vậy sẽ khó khăn cho chuyên viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, cũng như lưu trữ, theo dõi hồ sơ, quá trình thanh Trường Đạ học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 59 toán. Chi nhánh nên tách TTQT ra thành 1 bộ phận riêng biệt trực thuộc bộ phận Trung tâm KHDN. 3.2.2. Chú trọng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức cho cán bộ nhân viên Ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Chú trọng công tác tuyển chọn những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, khả năng tin học và ngoại ngữ có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường hội nhập. Thêm nữa cần có chính sách thu hút nhân tài cả trong nước và ngoài nước thông qua chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc. Trong hệ thống Maritime Bank nói chung, chỉ đào tạo cho nhân viên mới để hội nhập và khi có quy định mới hay sản phẩm TTQT mới, làm như vậy thì cán bộ nhân viên sẽ không nắm được diễn biến thị trường, sẽ thua thiệt khi cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như không khai thác được hết tiềm lực của họ. Ngân hàng nên tổ chức tập huấn định kì để nắm bắt diễn biến thị trường cũng như các thông tin bên ngân hàng, ví dụ như ngân hàng nào kì đó bị rủi ro gì trong TTQT, nguyên nhân là gì, để rút kinh nghiệm cho mình, NHNN có chính sách gì trong thời gian tới có liên quan tới xuất nhập khẩu mặc dù những thông tin về chính sách của NHNN có thể tự tìm hiểu, nhưng nếu là bên trong nội bộ ngân hàng phổ biến thì sẽ chính xác hơn, rồi từ đó có các hướng phấn đấu về chỉ tiêu cũng như công tác về TTQT ngày càng tốt hơn. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng cho nhân viên cán bộ về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng cần thiết không kém. Không ít các vụ bê bối xảy ra trong hệ thống ngân hàng là do rủi ro đạo đức gây nên, như cán bộ lạm dụng chức quyền lừa đảo tiền của KH, do quan hệ cá nhân mà làm sai quy chế ngân hàng. Vì vậy, cần bồi dưỡng đạo đức của cán bộ nhân viên, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế ngân hàng và khích lệ những ai có thành tích tốt trong quá trình làm việc. Khích lệ cán bộ nhân viên có thành tích tốt trong quá trình làm việc sẽ giúp họ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng làm việc, xử phạt người vi phạm quy định sẽ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 60 giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc, tránh các hành vi gây ra rủi ro cho ngân hàng. 3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu KH. Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, thì các phương tiện thanh toán cũng ngày càng hiện đại. Công nghệ hiện nay tại Maritime Bank thuộc hàng hiện đại tại Việt Nam, tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Maritime Bank cần chú trọng hiện đại hóa công nghệ hơn nữa, để không chỉ là hiện đại hàng đầu Việt Nam mà còn bắt kịp với các ngân hàng trên thế giới, làm cho công tác thanh toán được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH. Ngân hàng nên chú trọng đầu tư công nghệ phù hợp với nguồn vốn và năng lực vận hành của cán bộ, cần cập nhật, tiếp thu có chọn lọc các công nghệ tiên tiến trên thế giới phù hợp với khả năng của ngân hàng. Ngân hàng nên xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ KH trên máy tính, chứ không phải chỉ lưu giữ hồ sơ giấy, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý hồ sơ và cập nhật thông tin KH. 3.2.4. Đẩy mạnh tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn đang xem nhẹ việc hiểu biết các nghiệp vụ về ngoại thương như thanh toán quốc tế, các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) dẫn đến thiệt thòi khi ký hợp đồng, cũng như khó khăn trong việc lựa chọn và thực hiện thanh toán quốc tế, vì vậy, khi các doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng, ngân hàng nên tư vấn kỹ cho doanh nghiệp về thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ, vì phương thức này khá phức tạp, ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên tham gia vào quá trình thanh toán. Sau đây là một số điểm chuyên viên ngân hàng nên tư vấn khi KH chọn tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán:  Khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 61 Khi KH mới đến giao dịch tại ngân hàng, chuyên viên nên tư vấn cho KH về quá trình thanh toán, các điều khoản, điều kiện cần thiết khi nộp hồ sơ mở L/C, tư vấn về các loại L/C cho KH để KH chọn lựa loại L/C thích hợp nếu hợp đồng kinh tế chưa đề cập. Khi KH đã mở L/C nhiều lần tại ngân hàng và ngân hàng. Nếu là KH quen của ngân hàng, thì nên tư vấn những vấn đề cần thiết cho KH trước khi KH ký hợp đồng để đảm bảo KH không ký kết những điều kiện có thể gây bất lợi cho chính bản thân KH và ngân hàng. Ví dụ, trong điều kiện thanh toán của ngân hàng có các điều khoản về bảo hiểm hàng hóa, như vậy cần báo trước cho KH để KH chọn lựa điều khoản thích hợp về bảo hiểm hàng hóa khi ký kết hợp đồng.  Khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu Tương tự như đối với doanh nghiệp nhập khẩu, chuyên viên cũng tư vấn cho KH về quá trình thanh toán, hồ sơ và các loại L/C. Ngân hàng nên hướng dẫn trước một số điều cần thiết cho KH trước khi KH lập bộ chứng từ thanh toán, để hạn chế sự sai sót trong bộ chứng từ của KH lập, giúp cho quá trình kiểm tra chứng từ của ngân hàng được thuận lợi hơn, cũng như giảm thiểu thời gian lập và sửa chữa chứng từ đề có được bộ chứng từ hoàn hảo. Để thuận lợi hơn, nếu như ngân hàng có mẫu hướng dẫn về bộ chứng từ và KH lập bộ chứng từ theo mẫu thì sẽ dễ dàng hơn. 3.2.5. Nâng cao uy tín của ngân hàng Hiện nay, Maritime Bank là 1 trong 10 ngân hàng lớn của Việt Nam, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người biết đến Maritime Bank hoặc biết nhưng chưa bao giờ sử dụng dịch vụ, người ta vẫn thường chọn những ngân hàng có lịch sử lâu năm và có uy tín như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vì vậy, Maritime Bank nói chung và Maritime Huế nói riêng phải nâng cao uy tín, để nhiều người, nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế biết đến ngân hàng là một ngân hàng lớn, hoạt động tốt, có uy tín cao trong nước cũng như trên trường quốc tế. Có thể nâng cao uy tín của ngân hàng bằng cách: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 62 Mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố. Hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngân hàng chỉ mới có 1 chi nhánh đóng tại thành phố Huế và chưa có phòng giao dịch nào. Như vậy, cần phải mở rộng mạng lưới của ngân hàng hơn nữa, để mọi người biết đến ngân hàng, từ đó danh tiếng và uy tín của ngân hàng ngày càng cao. Ngoài ra, ngân hàng nên mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, nhất là các nước có mối quan hệ quan trọng và các nước là thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta. Mở rộng quan hệ đại lý: Mặc dù hiện nay Maritime Bank có hơn 600 NHĐL tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng nếu so sánh với các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được xem là ngân hàng có hoạt động TTQT mạnh nước ta với khoảng 1500 NHĐL tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam với 869 NHĐL tại 84 quốc gia thì NHĐL của Maritime Bank vẫn chưa rộng lắm. Vì vậy, cần tăng cường mở rộng quan hệ NHĐL, một mặt giúp cho nhiều ngân hàng trên thế giới biết về Maritime Bank, mặt khác giúp cho quá trình thực hiện TTQT nói chung cũng như tín dụng chứng từ nói riêng được thuận lợi. 3.2.6. Xây dựng chương trình quản lý rủi ro thanh toán quốc tế Hiện nay, tại ngân hàng chưa có bất kỳ chương trình quản lý rủi ro nào cho TTQT nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng, mà quy trình thanh toán tín dụng chứng từ nội bộ chỉ hạn chế được một số rủi ro nhất định. Vì vậy, nên xây dựng một chương trình quản lý rủi ro cho các phương thức TTQT thì rủi ro tín dụng chứng từ thuộc TTQT cũng được quản lý. Xây dựng chương trình quản lý rủi ro mà gồm 4 quá trình cũng như một chương trình quản lý rủi ro khác, đó là: nhận dạng rủi ro; đánh giá, đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro; tài trợ rủi ro. Ngân hàng có thể hợp tác với tổ chức quốc tế tạo ra phần mềm chương trình quản lý TTQT nói chung cũng như tín dụng chứng từ nói riêng trên máy tính, như vậy có thể tạo được sự khách quan và chính xác hơn khi đánh giá rủi ro. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 63 3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng. Chính phủ cần xây dựng hệ thống cơ sở hiện đại, phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Nếu nói phải hiện đại hóa công nghệ, thì trước hết cơ sở hạ tầng phải đáp ứng được đủ điều kiện thi mới sử dụng được công nghệ mới đó. Thứ hai, về môi trường pháp lý. Chính phủ nên hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành các thông tư, quy định, thủ tục một cách đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực hiện. Các thủ tục hải quan hiện nay vẫn còn rườm rà và phức tạp, với 226 thủ tục hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu là quá nhiều, Chính phủ nên điều chỉnh lại, làm cho thủ tục hải quan đơn giản hơn, nhưng vẫn chặt chẽ, giúp hạn chế bớt thời gian thực hiện thủ tục. 3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 3.4.1. Ban hành các chính sách phù hợp có liên quan đến thanh toán quốc tế Khi thị trường thay đổi thất thường, không ổn định, NHNN nên điều chỉnh chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá, cần được điều chỉnh sao cho phù hợp, nhằm hạn chế các ảnh hưởng của biến động đối với các NHTM cũng như tác động tốt, điều chỉnh thị trường theo hướng tích cực. Phát triển thị trường hối đoái. Hiện nay, các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường chủ yếu vẫn là mua bán giao ngay và mua bán kỳ hạn, còn các hình thức như hợp đồng tương lai, quyền chọn vẫn chưa phát triển, ít được sử dụng, mặc dù đó là các phương thức hạn chế rủi ro ngoại hối hiệu quả. Vì vậy, NHNN nên có chính sách kích thích, phát triển thị trường. Hiện nay, NHNN cũng chỉ mới có Thông tư 46/2014/TT-NHNN về thanh toán không dùng tiền mặt quy định chung cho cả thanh toán trong nước và TTQT. NHNN nên có quy định riêng cho TTQT, không nên gộp chung với thanh toán trong nước. 3.4.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của CIC Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 64 CIC là trung tâm cung cấp các thông tin về tình hình tín dụng của KH cho các tổ chức tín dụng, mặc dù các TCTD có lấy thông tin KH từ CIC, nhưng vẫn coi thông tin đó chỉ là nguồn tham khảo, còn căn cứ cho vay chủ yếu vẫn là do chuyên viên tự tìm hiểu. Vì vậy NHNN cần xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật, tăng cường tính chính xác của thông tin để các TCTD có thể yên tâm sử dụng. Sau đây là một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động CIC: Đôn đốc các tổ chức tín dụng báo cáo thông tin, tăng cường thu thập, xử lý, quản lý thông tin đầu vào, tạo cơ sở dữ liệu chính xác phục vụ công tác cung cấp thông tin, ngăn ngừa rủi ro. Có biện pháp xử lý khi các tổ chức tín dụng không tuân theo quy định về cung cấp thông tin của NHNN. Đổi mới các phần mềm, hiện đại hóa công nghệ thông tin, tạo sự tiện lợi khi truy cập, truy xuất dữ liệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tổ chức tín dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Ngoài việc thu thập, cập nhật thông tin, CIC nên đi sâu vào phân tích, đánh giá, phân loại KH, giúp cho các TCTD có cơ sở để xếp hạng tín dụng KH. 3.4.3. Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng chặt chẽ NHNN tiến hành thanh tra, giám sát các TCTD chặt chẽ, xem xét được tình hình hoạt động của TCTD cũng như những mặt còn hạn chế, để có phương pháp điều chỉnh cũng như ngăn ngừa rủi ro do toàn hệ thống ngân hàng nếu như 1 TCTD gặp rủi ro lớn. Xét chung về TTQT, thì đây là một nghiệp vụ về ngoại tệ, thường kinh doanh với số lượng lớn, NHNN cần kiểm tra kĩ lưỡng vì nếu như xảy ra rủi ro ở đây thì sẽ gây thiệt hại lớn. Mặt khác, một số cá nhân sẽ lợi dụng khe hở trong các đạo luật, thông tư, quy định do NHNN ban hành để lách luật, gây thiệt hại cho ngân hàng, công tác thanh tra, giám sát cũng sẽ giúp NHNN rà soát hiệu quả của các đạo luật, rồi từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung về mặt luật pháp, giúp thị trường ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. 3.5. Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 65 Các rủi ro trong thanh toán L/C một phần cũng do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam gây ra. Nguyên nhân là do sự yếu kém về các nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương cũng như không tìm hiểu kĩ đối tác cũng như hợp đồng trước khi ký kết, không chỉ mang lại rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp mà còn đem đến rủi ro cho ngân hàng. 3.5.1. Bồi dưỡng các nghiệp vụ về ngoại thương cho cán bộ nhân viên Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông thạo về các nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương như các phương thức TTQT, cách thức lập chứng từ, các điều khoản Incoterms, am hiểu các vấn đề pháp lý trong thương mại quốc tế nhất là khi mà nước ta đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, mở rộng quan hệ với các nước, đem đến nhiều cơ hội kinh doanh cũng như sự thách thức về cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp không am hiểu về những nghiệp vụ đã nói trên thì sẽ rất bất lợi, khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước khác, khi mà nước ta mới hội nhập gần 30 năm, doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, non trẻ trong các vấn đề liên quan xuất nhập khẩu. Không chỉ đào tạo về các kiến thức nghiệp vụ, mà các trình độ về ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ chuyên ngành cũng cần được chú trọng. Khi trình độ ngoại ngữ giỏi, cán bộ nhân viên xuất nhập khẩu khi đọc hợp đồng sẽ hiểu rõ hợp đồng, nếu bị mập mờ về ý nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, thì phải xác nhận lại với đối tác rằng điều khoản kia là ý như thế có đúng hay không, tránh các tranh chấp do hiểu sai ý điều khoản về sau. 3.5.2. Tìm hiểu kỹ đối tác, bạn hàng trước khi thực hiện ký hợp đồng Trước khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ đối tác và nước của đối tác các vấn đề như luật pháp, văn hóa kinh doanh.nhằm đảm bảo được rằng doanh nghiệp hợp tác là một doanh nghiệp có uy tín, có năng lực tài chính tốt, không bị rủi ro về chất lượng hàng hóa. Ngoài ra tìm hiểu kỹ đối tác cũng tạo được thiện chí khi hợp tác, đưa đến cơ hội hợp tác lâu dài, nên đưa hợp đồng cho luật sư xem qua trước khi ký để tránh các rủi ro pháp lý và hạn chế rủi ro khác nếu có tranh chấp xảy ra. Ví Trường Đại ọc Ki h tế Đại học H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 66 dụ như khi hợp tác với một doanh nghiệp ở Mỹ phải xem doanh nghiệp đó thuộc bang nào, hệ thống pháp luật ra sao, vì ở Mỹ pháp luật ở các bang là khác nhau, nếu không tìm hiểu kỹ thì nếu như sau này có tranh chấp thì rất dễ bị thiệt thòi. 3.5.3. Giữ uy tín trong hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp phải giữ uy tín khi hợp tác kinh doanh, không có tư tưởng làm ăn chụp giật, lừa đảo. Trong kinh doanh, trung thực và giữ chữ tín là các yếu tố hàng đầu giúp cho mối quan hệ hợp tác được lâu dài, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trong hoạt động giao dịch với ngân hàng cũng vậy, phải biết giữ chữ tín, thực hiện các cam kết với ngân hàng. Khi có tranh chấp, rủi ro xảy ra đối với L/C thì nên liên lạc với ngân hàng, tìm hiểu nguyên nhân và tìm phương pháp giải quyết, không được quy hết trách nhiệm cho ngân hàng. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế, cùng với một số kiến nghị về các cơ quan, ban ngành có liên quan, giúp hạn chế, phòng ngừa rủi ro từ hai nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra rủi ro. Những giải pháp đó có thể sẽ giúp cho chi nhánh quản lý tốt hơn rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ, nâng cao uy tín, sự hiểu biết của mọi người về Maritime Bank. Qua đó, cũng giúp cho ngân hàng có mối quan tâm thêm về TTQT nói chung cũng như tín dụng chứng từ nói riêng, có thể tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác có thế mạnh về thanh toán quốc tế. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 68 PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Hạn chế của đề tài ­ Hạn chế của đề tài về mặt không gian: luận văn chỉ nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế, trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nơi mà hoạt động xuất nhập khẩu không được sôi động lắm. ­ Hạn chế của đề tài về mặt thời gian: thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận là 3 tháng, thời gian tìm hiểu hạn chế. 2. Phương hướng phát triển của đề tài Luận văn nghiên cứu đề tài tại Maritime Huế, nếu có thể xin được số liệu về TTQT của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thì làm phần so sánh về hoạt động TTQT giữa các ngân hàng về doanh số, thu nhập từ hoạt động TTQT, từ đó phân tích kỹ hơn về hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Maritime Huế. Thêm nữa, luận văn vẫn còn hạn chế về mặt không gian, đề tài có thể nghiên cứu mở rộng về rủi ro xảy ra trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong cả hệ thống Maritime Bank nếu có điều kiện. Ngoài ra, có thể phát triển đề tài theo hướng mới là những rủi ro khi thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp phải. 3. Kết luận Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lợi ích luôn đi kèm với rủi ro, rủi ro mang đến những tổn thất, thiệt hại ngoài ý muốn. Trong thời kỳ hội nhập thế giới như hiện nay, TTQT ngày càng phát triển không ngừng trở thành một trong những nguồn mang lại thu nhập ngoài lãi đáng kể, tuy nhiên, rủi ro trong nghiệp vụ TTQT đặc biệt là tín dụng chứng từ một khi xảy ra thì sẽ mang đến thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. Có nhiều rủi ro trong thanh toán theo phương Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 69 thức tín dụng chứng từ: rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro ngoại hối, rủi ro tác nghiệp, rủi ro công nghệ, rủi ro ngân hàng đại lý, rủi ro chính trị, pháp lý, rủi ro hàng hóa, rủi ro uy tín. Hiện nay, mặc dù Maritime Huế đã quan tâm đến quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, nhưng chỉ dừng lại ở mức hạn chế rủi ro thông qua quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, vì vậy vẫn có rủi ro xảy ra. Do đó, không chỉ Maritime Huế mà cả hệ thống Maritime Bank cần quan tâm hơn nữa tới rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, bởi vì nếu rủi ro xảy ra ở một chi nhánh nào đó thì có thể ảnh hưởng đến uy tín của toàn hệ thống ngân hàng. Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Maritime Huế, em xin đưa ra những giải pháp khả thi cũng như các kiến nghị nhằm góp phần hạn chế, phòng ngừa những rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Bản thân em đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và tìm kiếm thông tin, vận dụng những kiến thức đã được học để tìm hiểu về đề tài này, tuy nhiên chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại, vì vậy em mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Lê Ngọc Quỳnh Anh (2014), “Chương 5: Các phương thức thanh toán quốc tế”, Bài giảng thanh toán quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 2. TS. Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), “Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, (Số 122). 3. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), “Chương V: Các phương thức thanh toán quốc tế”, Thanh toán quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 139 - 168. 4. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Chương VI: Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng”, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 172. 5. ThS. Trần Thị Thái Hằng (2014), “Quản lý rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại Thương”, Tạp chí khoa học - giáo dục Đại học Đông Á, (số77). ( id=438). 6. Trần Minh Hương (2002), Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận văn tốt nghiệp, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. 7. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế (2015), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế thư tín dụng chứng từ. 8. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), “Chương 3: Rủi ro trong thanh toán quốc tế liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế”, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nxb Tài Chính, Hà Nội, tr. 78 - 86. 9. PSG.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội, tr. 516 - 548. Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên 71 10. Võ Thị Ái Trưng (2010), Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 11. 12. toan-quoc-te-theo-phuong-thuc-tin-dung-chung-tu-tai-ngan-hang-thuong- mai-45366/ 13. so-van-de-phap-ly-luu-y-khi-su-dung-tap-quan-ngan-hang-tieu-chuan-quoc- te-ve-kiem-tra-chung-tu-theo-ucp600-isbp745i 14. dung-chung-tu-giai-phap-phong-ngua-va-han-che-rui-ro-tai-ngan-hang- nong-nghiep-6237/ 15. https://www.msb.com.vn/ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phân loại thư tín dụng 1.1. Phân loại theo tính chất của thư tín dụng - Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C): Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở L/C có thể bổ sung, sửa đổi các điều khoản của L/C, hoặc thậm chí có thể hủy bỏ L/C đã mở, mà không cần phải tham khảo hoặc có sự đồng ý của người hưởng lợi, miễn là sự thay đổi hoặc bổ sung hoặc hủy bỏ L/C xảy ra trước khi người hưởng lợi thực hiện việc gửi hàng. Nếu sự sửa đổi, bổ sung,.. sau khi nhà XK đã giao hàng, thì sự thay đổi, bổ sung đó không có hiệu lực, và nhà XK, cũng như NHPH L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán theo các điều kiện của L/C đã mở trước đây. - Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C): Đây là loại L/C mà sau khi NHPH đã chuyển đến cho người hưởng lợi thông qua NHTB, thì NHPH, cũng như nhà NK đều không được quyền bổ sung, sửa đổi các điều khoản của L/C đã mở, không được quyền hủy bỏ hoàn toàn thư tín dụng đã mở, trừ khi, điều đó được người hưởng lợi đồng ý, hoặc người hưởng lợi có yêu cầu. - Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): Thư tín dụng dự phòng, như tên gọi của nó, không phải là một thư tín dụng để phục vụ việc giao dịch và thanh toán thương mại, mà là một thư tín dụng để dự phòng những trường hợp bất thường xảy ra. (Nguồn: [3].) 1.2 . Phân loại theo nội dung sử dụng của thư tín dụng - Thư tín dụng không hủy ngang, không xác nhận (Unconfirmed Irrevocable L/C): Một L/C không hủy bỏ, được coi là không xác nhận, khi L/C này được chuyển đến cho người hưởng lợi thông qua NHTB, mà không kèm theo một cam kết nào khác ngoài cam kết của NHPH L/C, nghĩa là việc thực hiện cam kết trả tiền theo L/C chỉ có duy nhất một ngân hàng, đó là NHPH L/C. Trường Đại học inh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên - Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Một L/C nếu được một ngân hàng khác, ngoài NHPH L/C, cam kết trả tiền cho người hưởng lợi - thì L/C đó được gọi là L/C có xác nhận. - Thư tín dụng không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse L/C): Đây là loại L/C không hủy ngang, nếu sau khi đã được sử dụng, tiền đã được trả cho người hưởng lợi, hoặc hối phiếu của người hưởng lợi đã được chấp nhận, thì nhà NK cũng như NHPH L/C không được truy đòi lại số tiền đã thanh toán. - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi L/C được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ giá trị của L/C cho người khác - Người được chuyển nhượng L/C có thể là một hoặc nhiều người, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Thư tín dụng tuần hoàn là loại L/C mà khi giá trị của L/C được sử dụng hết thì nó sẽ tái lập giá trị mới, và cứ như thế cho đến khi nào người bán, nhà XK hoàn thành nghĩa vụ gửi hàng theo hợp đồng đã ký kết. - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Đây là loại thư tín dụng mà người yêu cầu mở thư tín dụng là người hưởng lợi của một thư tín dụng khác (L/C gốc), trong đó các điều khoản của L/C này phù hợp với L/C gốc. - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Thư tín dụng đối ứng là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi của một thư tín dụng này, lại trở thành người yêu cầu mở một thư tín dụng khác cho người đã mở L/C cho mình. - Thư tín dụng ứng trước (Advance L/C): Thư tín dụng ứng trước còn gọi là L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) là loại L/C mà khi nó được chuyển đến cho người hưởng lợi, thì người hưởng lợi được ứng trước một số tiền nhất định theo quy định của L/C (giá trị ứng trước có thể là 100% giá trị của L/C) nhờ đó mà người hưởng lợi có vốn để sản xuất kinh doanh để mua, khai thác, chế biến và sau đó gửi hàng đi cho người mua. Trị giá hàng gửi đi sẽ được trừ vào số tiền ứng trước. Để đảm bảo an toàn cho người mua, người Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên mua thường xuyên yêu cầu người bán (người hưởng lợi) phải mở cho mình một thư tín dụng dự phòng và chỉ khi nào bên mua đã nhận được L/C dự phòng, thì bên bán mới được nhận số tiền ứng trước. (Nguồn: [3]) 1.3 . Phân loại thư tín dụng theo thời hạn thanh toán - Thư tín dụng trả ngay (At sight letter of credit): Thư tín dụng trả ngay là loại thư tín dụng, mà ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ và hối phiếu của nhà XK do NHTB chuyển đến, nếu sau khi kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng mở L/C phải có trách nhiệm trả tiền ngay cho nhà XK. - Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance L/C): Thư tín dụng chấp nhận là loại L/C, mà khi ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ và hối phiếu của nhà XK gửi đến, nếu sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng mở L/C chỉ cần ký chấp nhận vào hối phiếu, rổi gửi trả hối phiếu cho nhà XK. Sau này khi hối phiếu đến hạn thì ngân hàng mở L/C mới trả tiền theo hối phiếu. - Thư tín dụng trả dần (Deferred Payment L/C): Đây là loại thư tín dụng được phát hành dựa trên hợp đồng mua bán trả chậm giữa người mua và người bán. Theo đó khi nhà XK đã làm thủ tục gửi hàng đi cho nhà NK, và gửi bộ chứng từ đến NHPH L/C, thì NHPH L/C tiến hành thanh toán cho nhà NK theo điều khoản trả chậm, tức là tiền hàng được trả nhiều lần, có tính lãi trên giá trị hàng hóa trả chậm và thời hạn trả chậm. - Thư tín dụng thương lượng (Negotiated L/C): Thư tín dụng thương lượng còn gọi là thư tín dụng chiết khấu (Discounting L/C) là loại L/C của ngân hàng mở L/C ủy quyền cho một ngân hàng khác (Ngân hàng thương lượng - Negotiated Bank hoặc ngân hàng chiết khấu - Discounting Bank) để ngân hàng này đứng ra chiết khấu bộ chứng từ “hoàn hảo” do nhà XK xuất trình - tức là trả tiền ngay cho nhà XK. Sau đó ngân hàng này chuyển bộ chứng từ đã chiết khấu cho NHPH, để NHPH thanh toán lại cho ngân hàng chiết khấu toàn bộ số tiền theo bộ chứng từ. (Nguồn: [3]) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên PHỤ LỤC 2: YÊU CẦU MỞ THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM YÊU CẦU MỞ THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU APPLICATION FOR DOCUMENTARY CREDIT Kính gửi: NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH .. Với mọi trách nhiệm thuộc về chúng tôi, kính đề nghị Quý Ngân hàng phát hành thư tín dụng với chi tiết như sau: Please issue the letter of credit with responsibility on our part as follows: 40A: Form of documentary credit (Hình thức tín dụng chứng từ)  irrevocable  Transferable  Confirmed  Revolving  Stand-by (Không huỷ ngang) (Chuyển nhượng) (Xác nhận) (Tuần hoàn) (Dự phòng) 50 : Applicant (Full name and add.) (Tên và địa chỉ người yêu cầu) 59: Beneficiary (Full name and add.) (Tên và địa chỉ người thụ hưởng) 32B : Currency, Amount (Số tiền) In words: Bằng chữ: 39A: Percentage Credit amount tolerance: (Tỷ lệ dung sai) 57A : Advising bank (if known) (Ngân hàng thông báo) Swift code ( if known): 31D: Date and Place of expiry (Thời hạn và địa điểm hết hạn xuất trình chứng từ) 41D : Available with (L/C có giá thanh toán tại)  Issuing Bank Any Bank  Nominated bank Ngân hàng phát hành Bất kỳ NH nào Ngân hàng chỉ định By: 42C: Draft (Hối phiếu)  At sight  At days after B/L date  Others Trả ngay Sau.ngày kể từ ngày B/L Khác For 100 % Invoice value Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên  Sight Payment (Trả ngay) Negotiation (thương lượng)  Acceptance (Chấp nhận)  Deferred payment (Trả chậm) For of Invoice value Thanh toán 100% giá trị Thanh toángiá trị hóa hoá đơn thương mại. đơn thương mại 43T: Transshipment (Chuyển tải) Allowed (cho phép)  Not allowed (không cho phép) 43P: Partial shipment (Giao hàng từng phần): Allowed (cho phép) Not allowed (không cho phép) 44A: Place of Taking in Charge / Dispatch from../ Place of Receipt (Địa điểm xếp hàng): 44E: Port of Loading/ Airport of Departure (Địa điểm xếp hàng): 44F: Port of Discharge/ Airport of Destination (Địa điểm dỡ hàng): 44B: Place of Final Destination/ for Transportation to/ Place of Delivery (Địa điểm giao hàng): 44C: Latest date of shipment: (Ngày giao hàng cuối cùng) Delivery term  (Incoterms 2000) (Incoterms 2010) (Điều kiện giao hàng)  FOB  CIP  CFR  CIF  Other terms (khác) 45A : Description of Goods and/ or Services: (Mô tả hàng hóa và/ hoặc Dịch vụ) 46A : Documents required: (Các chứng từ yêu cầu)  Full ( / ) set of originals Clean “Shipped on board” Bill of lading made out to order of MARITIME BANK branch, made out to order, blank endorsed,  consigned to applicant marked “Freight prepaid/collect”, showing this Credit number and notify the Applicant/ .. (stating full name and address). The name and address of shipping agent at destination port must be Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên indicate on Bill of Lading.  Clean Airway bill consigned to Maritime bank,.. Branch,  applicant.showing flight number, flight date and number of Credit and marked “Freight prepaid/Collect” and notify..(stating full name and address) in originals. Manual signed commercial invoice issued by beneficiary in .  Certificate of origin issued by ..in.......... originals.  Copy of shipment advice is faxed by the beneficiary to the Applicant (FAX NO..) particulars of shipment (B/L No., name of vessel, sailing date, estimated time of arrival at destination port, actual goods loaded, name of commodities, invoice value, price term, L/C number, shipping agent at destination port) within 03 days after shipment date. Enclosed fax report is required  Full set of originals insurance Policies (or Certificate) in assignable form and endorsed in blank for 110 % invoice value covering  all risk;  others. stipulating that all losses and /or damages under this certificate must be claim payable in Viet Nam in invoice currency. (Number of originals issued and insurance co/ agent in Viet Nam is also required to be clearly indicated in this Certificate).  Detailed packing list issued by beneficiary or manufacturer in  Certificate of quality/quantity issued by beneficiary or manufacturer in Certificate of analysis issued by beneficiary or manufacturer in. with the lot concern, manufacturing date, expiry date.  Ben’s certificate showing that: One set of non-negotiable shipping documents have been sent to the applicant by fax or e.mail or express courier within...days after shipment date.  Ben’s certificate showing that: One set of original shipping documents (including 01 original B/L, 01 original commercial invoice, 01 original detailed packing list, Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên 01 original certificate of origin) have been sent to the applicant within.days after shipment date. Enclosed express courier receipt must be presented.  Other documents : ........................................................................................................................... 47A:Additional Conditions: (Các điều kiện khác):   The shipment date earlier than the issue date of this LC is not acceptable. (Áp dụng cho các trường hợp EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT, DAT, DAP/ DAF, DE, DEQ, DDU) +All documents and draft(s) must be made in English and indicated the No. and date of this LC. + Insurance covered by Applicant; Beneficiary. 48 Period for presentation (Thời hạn xuất trình chứng từ):Documents must be presented not later thandays after shipment date but within L/C validity. (Chứng từ phải được xuất trình không trễ hơn.ngày kể từ ngày giao hàng nhưng trong thời gian hiệu lực L/C). 71B: Charges: (Các khoản phí): All banking charges outside Vietnam including reimbursing bank charge are for account of beneficiary. Advising amendment fee must be collected before realeasing L/C and/or its amendment (s) (Tất cả phí ngoài Việt nam bao gồm phí của ngân hàng hoàn trả được tính cho người thụ hưởng. Phí thông báo L/C/ thông báo sửa đổi L/C phải được thu hồi trước khi thông báo L/C, sửa đổi L/C) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên CAM KẾT CỦA BÊN YÊU CẦU 1. Thư tín dụng này được phát hành cho mục đích nhập khẩu hàng hoá theo hạn ngạch (hoặc giấy phép, nếu có) nhập khẩu số.................. do Bộ Công Thương cấp ngày..//. và Hợp đồng nhập khẩu số ... .ngày /./ 2. Thư tín dụng này tuân thủ “Các qui tắc về thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” của Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế bản sửa đổi năm 2007, ấn bản số 600 (UCP 600) và ISBP681. 3. Mức ký quĩ để mở L/C trên tương đương % trị giá L/C, bằng Số tiền còn lại được chuyển cho Quý Ngân hàng theo kế hoạch sau: a. Số tiền xin vay Quý Ngân hàng để thanh toán L/C (có hồ sơ vay kèm theo) : b. Chúng tôi xin cam kết sẽ chuyển toàn bộ số tiền còn lại (không kể tiền vay, nếu có) về Quý Ngân hàng để thanh toán L/C này ngay khi Quý Ngân hàng nhận được bộ chứng từ L/C hợp lệ. 4. Quý Ngân hàng được quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi số: ., tài khoản đảm bảo thanh toán số .. của chúng tôi mở tại Quý Ngân hàng để: a. Chuyển tiền, bán ngoại tệ để ký quỹ mở L/C, ký quỹ tu chỉnh tăng trị giá L/C, thanh toán L/C khi chúng tôi được Quý Ngân hàng ký hậu vận đơn, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng hoặc thư ủy quyền nhận hàng hoặc khi có điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài (đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện) hoặc khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc khi có chấp thuận thanh toán của chúng tôi và / hoặc đến thời hạn thanh toán L/C. Trường Đại học Kinh tế Đại họ Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên b. Thanh toán phí thông báo L/C, phí thông báo sửa đổi L/C, phí huỷ L/C và các phí phát sinh khác cho Ngân hàng nước ngoài trong mọi trường hợp mà Ngân hàng nước ngoài không thu được từ người thụ hưởng. c. Thanh toán các chi phí về mở, sửa đổi, thanh toán L/C và các chi phí phát sinh khác theo quy định của ngân hàng. 5. Chúng tôi cam kết hàng hoá nhập khẩu trên đây thuộc danh mục cho phép của Bộ công thương và cơ quan có thẩm quyền. 6. Chúng tôi cam kết sẽ phối hợp cùng Quý Ngân hàng thu xếp nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C khi bộ chứng từ về Quý Ngân hàng. Trong trường hợp khi đến hạn thanh toán L/C mà nguồn ngoại tệ chưa thu xếp được thì chúng tôi cam kết sẽ nhận nợ bắt buộc vô điều kiện với mức lãi suất, phí đảm bảo bù đắp tất cả các chi phí Quý Ngân hàng đã bỏ ra để hình thành nguồn ngoại tệ trên. 7. Khi đến hạn phải thanh toán L/C (được xác định ở điểm 4 mục a) mà chúng tôi chưa đủ tiền thanh toán thì chúng tôi sẽ hoàn tất thủ tục nhận nợ bắt buộc với lãi suất phạt theo qui định của Quý Ngân hàng để thực hiện thanh toán L/C và chịu mức phí phạt chậm trả là: ..để thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài 8. Cầm cố lô hàng nhập khẩu này cho Quý Ngân hàng, trong thời gian chúng tôi chưa chuyển đủ tiền thanh toán cho lô hàng thuộc toàn quyền quản lý của Quý Ngân hàng và uỷ quyền cho Quý Ngân hàng phát mại hàng hoá khi chúng tôi không đủ tiền thanh toán. 9. Trong trường hợp điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2000, Incoterms 2010) quy định nhà xuất khẩu không có trách nhiệm mua bảo hiểm1:  Chúng tôi sẽ nộp chứng từ bảo hiểm (như Đơn bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm v.v) cho Maritime Bank trước khi phát hành L/C và cam kết ngày giao hàng thực tế không sớm hơn ngày hiệu lực của bảo hiểm.  Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện mua bảo hiểm trước ngày giao hàng thực tế với ngày hiệu lực của bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng thực tế và gửi cho Quý Ngân hàng toàn bộ bản gốc chứng từ bảo hiểm trong vòng 03 ngày làm việc. 1 Bộ chứng từ xuất trình theo L/C không yêu cầu xuất trình chứng từ bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên 10. Chúng tôi đồng ý ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho Maritime Bank được toàn quyền nhận số tiền được bồi thường từ Hợp đồng bảo hiểm lô hàng nhập khẩu được thanh toán bằng Thư tín dụng này khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 11. Trường hợp vì bất kỳ lý do gì mà chúng tôi chưa tiến hành các thủ tục nhận nợ bắt buộc được, thì căn cứ các cam kết trong Thư tín dụng này và các hồ sơ, chứng từ liên quan, chúng tôi khẳng định trách nhiệm của mình với khoản nợ bắt buộc và cam kết thanh toán đầy đủ gốc, lãi, phí với Quý Ngân hàng ngay khi có thể. Bằng Thư tín dụng này, chúng tôi đồng thời ủy quyền cho Quý Ngân hàng được áp dụng ngay các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) để thu hồi nợ. 12. Trường hợp phí thông báo thư tín dụng, phí xác nhận thư tín dụng và các phí khác (nếu có) không được người thụ hưởng thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thanh toán (kể cả trong trường hợp Thư tín dụng hết hiệu lực mà không sử dụng được) 13. Trong trường hợp để nghị mở L/C yêu cầu 1/3 ORIGINAL B/L gửi trực tiếp đến chúng tôi, khi có phát sinh chứng từ không phù hợp nhưng chúng tôi chưa chấp nhận thanh toán mà Ngân hàng nước ngoài yêu cầu hoàn lại chứng từ, chúng tôi cam kết hoàn trả lại đầy đủ chứng từ để Quý Ngân hàng hoàn trả cho Ngân hàng nước ngoài 14. Các vấn đề tranh chấp (nếu có) giữa Quý Ngân hàng và chúng tôi liên quan đến thư tín dụng nếu không thương lượng được sẽ tuân theo sự phán quyết của:2 [ ] Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) [ ] Tòa án nhân dân Thành phố .., ngày.tháng. năm Kế toán trưởng (nếu có) Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và đóng dấu) 2 Lựa chọn một cơ quan giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận giữa các bên Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SV: Nguyễn Thị Kiều Duyên Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG  Đồng ý mở L/C và thực hiện theo như:  Văn bản phê duyệt tín dụng3 số.ngày  L/C trả ngay  L/C trả chậm L /C xác nhận  L/C chuyển nhượng  Mặt hàng hợp pháp  Trị giá L/C:  Trong hạn mức L/C được cấp  Mức ký quỹ:..% tương đương  Ngân hàng chấp thuận cho vay . Theo Hợp đồng tín dụng4 số: ngày  Không đồng ý mở L/C (Nêu rõ lý do): , ngày.tháng..năm 20.. Cán bộ thực hiện Cán bộ phê duyệt (ký và ghi họ tên) (ký và đóng dấu) 3 Ghi rõ tên văn bản như Biên bản phê duyệt tín dụng, Thông báo phê duyệt tín dụng v.v 4 Ghi chính xác và đầy đủ tên Hợp đồng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Nhật SVTH: Nguyễn Thị Kiều Duyên i Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduyen_0354.pdf
Luận văn liên quan