Đề tài Trọng tài thương mại - Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật. Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại cũng đã đưa ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này. Tuy không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng cũng đã liệt kê được các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Đến năm 1999, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật thương mại ngày 10/5/1999. Năm 2003, Pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại nhưng thông qua khái niệm về “hoạt động thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản pháp luật khi đề cập đến lĩnh vực thương mại, tranh chấp thương mại – một lĩnh vực đầy sôi nổi và phức tạp. Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 đã đưa ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” và liệt kê những nội dung của loại tranh chấp này, thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán. Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nhau; ngoài ra trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau . Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm: - Thương lượng; - Hòa giải; - Trọng tài thương mại; - Tòa án. Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêng của nó. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, em xin phép tìm hiểu riêng về hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

pdf28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trọng tài thương mại - Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrọng tài thương mại - Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan