Đồ án Tổng quan về quản lý đất đai

Đối với bản đồ hành chính: Đã xây dựng một cách khá đầy đủ thông tin thuộc tính trên bản đồ này, nhà quản lý đất đai có thể tra cứu các thông tin về diện tích đất tự nhiện của từng xã, tổng dân số, tổng số hộ, số hộ lao động trong các ngành nghề khác nhau, diện tích các loại đất theo công dụng kinh tế, diện tích các loại đất nông nghiệp, Dựa vào các thông tin này nhà quản lý có thể xây dựng các bản chuyên đề (bản đồ đơn tính) theo mục đích riêng của mình.

doc76 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan về quản lý đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iew để download dữ liệu GPS. 2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Dùng phần mềm của GIS (Arcview) để tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất - Dùng phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Xử dụng phần mềm Exel trong việc tính toán và thống kê số liệu - Dùng phuơng pháp lý luận - Dùng phương pháp hiển thị và trình bày số liệu. PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI 1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Tam Nông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ địa lý từ 21013` đến 21024` độ vĩ bắc, 1105009` đến 105021` độ kinh đông. Trung tâm của huyện là thị trấn Hưng Hoá cách thành phố Việt Trì 30 km đường bộ theo quốc lộ 32A, 32C, quốc lộ 2. Huyện Tam Nông có 19 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 155,77 Km2 (Sơ đồ hình 3.1). Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyệnTam Nông - tỉnh Phú Thọ 1.1.1.2. Điều kiện địa hình Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp, thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm, … Dạng địa hình thể hiện chính của huyện Tam Nông là dốc, bậc thang, lòng chảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chí thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh, mùa nóng từ tháng đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gây úng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán. 1.1.1.4. Thuỷ văn Huyện Tam Nông có ba con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa với tổng chiều dài khoảng 51,5 Km. Hiện nay lòng sông Hồng do bị bồi đắp nên có nhiều cồn cát và bãi non, làm cản trở dòng chảy dẫn tới thường sạt nở bờ sông. Sông Bứa bắt nguồn từ huyện Thanh Sơn gặp sông Hồng tại xã Tứ Mỹ, lòng sông nhỏ, về mùa mưa thường có lũ lớn gây lũ lụt cho các xã Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Tứ Mỹ. Ngoài ra còn hệ thống suối ngòi bắt nguồn từ vùng đồi núi, hồ đầm chảy ra sông Hồng và sông Bứa 1.1.2. Các nguồn tài nguyên 1.1.2.1. Tài nguyên đất Tổng diện tích của huyện Tam Nông năm 2005 là: 15.577,69 ha. Trong đó tổng diện tích các nhóm đất và cơ cấu (%) so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện được thể hiện bởi hình 3.2 1.1.2.3. Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển. Với tổng diện tích kiểm kê năm 2005 là 3619,34 ha chiếm 23,26% tồng diện tích tự nhiên của huyện. Chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất và rừng trồng phòng hộ, tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn và hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp. 1.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản Huyện Tam Nông có một số loại khoáng sản với trữ lượng nhỏ và phân bố rải rác như Caolin Fenpat tại Dị Nậu, Mica tại Thọ Văn, than bùn, đá vôi, đá sét tại Cổ Tiết. Ngoài ra cồn có cát sỏi xây dựng ở sông Hồng, sông Đà, sông Bứa và các con suối nhỏ. 1.1.2.5. Thực trạng môi trường Về điều kiện môi trường, do vị trí gần với công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao nên nguồn nước, không khí, đất đai bị ảnh hưởng ô nhiễm, gây thiệt hại mùa màng đến các xã vùng thượng huyện. Ngoài ra còn có sự ô nhiễm do rác thải chưa được xử lý, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhưng mức độ không cao. Vấn đề ô nhiễm môi trường cần được xử lý trong thời gian tới nhưng cần có giải pháp tổng thể cho cả vùng và phải tiến hành thường xuyên, lâu dài. 2. thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Tam Nông đã có bước phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9,4%, tỷ trọng cơ cấu kinh tế chưa cân đối, chủ yếu vẫn là giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,3 5% giá trị sản xuất các ngành dịch vụ chiếm 31,3%, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (số liệu năm 2004). Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng tốc độ còn chậm. 2.2. Dân số, lao động việc làm và thu nhập Tổng dân số của huyện là: 80.838 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1% Về lao động và việc làm: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 41.864 ngưòi chiếm 51,79% tổng số dân. Trong đó lao động nông nghiệp là 33.618 lao động, chiếm 80,30% tổng số lao động toàn huyện. Huyện đã tích cực giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức như mở thêm ngành nghề thủ công, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.690.000 đồng/người/năm (số liệu năm2004). Lương thực bình quân đầu người đạt 352,8 Kg/người/năm (số liệu năm 2004) 2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 32A, 32C với tổng chiều dài là 31Km đã được rải nhựa, 3 tuyến tỉnh lộ là tỉnh lộ 315, 316, 317 với tổng chiều dài là 17 Km đã được rải nhựa, 10 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài là 64 Km, trong đó đã rải nhựa được 34 Km. Ngoài ra còn hệ thống đường liên thôn, liên xã là 59,91 Km trong đó khoảng 15 km đã được rải nhựa và bê tông hoá. Tổng quỹ đất giao thông là624,77 ha. Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện tương đối phát triển, việc đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa thuận lợi. Hệ thống thuỷ lợi: Tổng diện tích đất thuỷ lợi là 412,53 ha, thực trạng các công trình thuỷ lợi đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp đáp ứng việc tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, chương trình phát triển kênh cứng được chú trọng đầu tư, bước đầu đã phát huy được tác dụng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống cấp điện: Hiện nay 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện ước đạt 96,4%. Hệ thống cấp thoát nước: Đến nay trên địa bàn huyện có 3 trạm cấp nước sách phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, tỷ lệ hộ được cấp nước sạch còn rất ít, nhu cầu được dùng nước sạch của nhân dân còn rất cao nhưng hiện tại chưa có điều kiện để đáp ứng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: Hệ thống phát thanh truyền hình của huyện đã phủ sóng hầu hết các xã trong huyện, 100% các xã có hệ thống đài truyền thanh, bình quân số máy điện thoại đạt 2,5 máy/100 dân. Tỷ lệ các trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia còn rất thấp và tốc độ xây dựng trong những năm tới vẫn còn khá ít. 2. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN TAM NÔNG 2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Nông năm 2005 là 15.577,69 ha và là huyện có diện tích tự nhiên vào loại trung bình so với các huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 1460,68 ha (chiếm 73,57 % so với tổng diện tích tự nhiên), điều này cũng phản ánh đúng thực tế huyện Tam Nông là một huyện sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu và lúa vẫn là cây trồng chính của huyện với diện tích 3759,78 ha (chiếm 24,41 % so với tổng diện tích tự nhiên). Bên cạnh đó diện tích trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây Sơn, Vải, Nhãn, Soài) cũng chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp với diện tích là 2192,86 ha (năm 2005). Đặc biệt trong những năm gần đây diện tích đất trồng cây lâu năm tăng nhanh chóng (từ năm 2000 đến 2005 thống kê tăng 639,78 ha). Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 3619,34 ha (năm 2005), chiếm 23,23% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng rừng sản xuất là chủ yếu với diện tích là 2881,09 ha (năm 2005) tăng 345,52 ha so với năm 2000 nguyên nhân tăng chủ yếu là do khai thác cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào trồng rừng. Đất trồng rừng phòng hộ với tổng diện tích là 738,25 ha (năm 2005) tăng 340,26 ha so với năm 2000, biến động tăng chủ yếu là do trồng rừng theo dự án 661. Đất nuôi trồng thuỷ sản có tổng diện tích là 573,27 ha tăng 433,89 ha so với năm 2000 nguyên nhân tăng chủ yếu là do chuyển từ đất có mặt nước chuyên dùng sang. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 của huyện Tam Nông là 3726,78 (chiếm 23,92 % so với tổng diện tích tự nhiên) ha giảm 719,22 ha so với năm 2000. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do chuyển từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang các mục đích khác, theo thống kê diện tích loại đất này từ năm 2000 đến năm 2005 giảm 819,71 ha. Tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 là 390,23 ha (chiếm 2,51 % so với tổng diện tích tự nhiên), diện tích loại đất này giảm 1792,09 ha so với năm 2000. Diện tích giảm chủ yếu là do giảm diện tích đất đồi núi chưa sử dụng được khai thác và đưa vào sử dụng, theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2005 đất đồi núi chưa sử dụng giảm 1294,12 ha. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện chi tiết trong bảng 3.1. Bảng 3.1: thống kê diện tích đất đai theo mục đích sử dụng Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2005 (ha) Cơ cấu (so với tổng dt tự nhiên) Tổng diện tích tự nhiên 15577,69 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 1460,68 73,57 % 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2767,34 46,66 % 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5074,48 32,58 % 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3759,87 24,41 % 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 28,76 0,18 % 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1285,85 8,25 % 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2192,86 14,08 % 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3619,34 23,23 % 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2881,09 18,49 % 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 738,25 4,74 % 1.3 Đất nuôi trông thuỷ sản NTS 573,27 3,68 % 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,73 ~ 0,01 % 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3726,78 23,92 % 2.1 Đất ở OTC 503,48 3,23 % 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 476,92 3,06 % 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 26,56 0,17 % 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1228,27 7,88 % 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 16,06 0,10 % 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 30,90 0,20 % 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 37,28 0,24 % 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1144,05 7,34 % 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 11,64 0,07 % 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 80,50 0,52 % 2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 1885,71 12,11 % 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17,17 0,11 % 3 Đất chưa sử dụng CSD 390,23 2,5 1% 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 223,82 1,44 % 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 162,48 1,04 % 3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 3,93 0,03 % 2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây 2.2.1. Tình hình quản lý địa giới hành chính Huyện Tam Nông có 19 xã và 1 thị trấn, trong những năm qua không có tranh chấp về địa giới hành chính giữa các xã trên địa bàn huyện cũng như giữa các xã của các huyện giáp ranh và các tỉnh lân cận. Hồ sơ quản lý địa giới hành chính đầy đủ, địa giới hành chính giữa các xã được phân định rõ ràng và ổn định. Các mốc địa giới hành chính được xây dựng và bảo quản đúng quy định. 2.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử đụng đất. Hồ sơ đánh giá phân hạng đất từ trước đến nay thiếu nhiều, hiện nay đang thực hiện việc đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn toàn huyện, do sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ dự án, dự kiến đến giữa năm 2006 sẽ hoàn chỉnh. Bản đồ địa chính hiện nay mới chỉ có thị trấn Hưng Hoá được thành lập bản đồ địa chính chính quy, các xã trong huyện hiện vẫn đang sử dụng bản đồ giải địa chính theo chỉ thị 299/CP chưa được được khép kín, còn thiếu nhiều và không được chỉnh lý cập nhật biến động thường xuyên độ chính xác thấp. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã được lập đầy đủ theo từng thời kỳ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (năm1993, 2000 và 2005). Việc quản lý và sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Hạn chế việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền ở cấp xã, chấm dứt tình trạng giao đất, cho thuê đất, thu hồi đẩt trái thẩm quyền ở cấp huyện. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất còn tiến hành chậm nhất là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân. Công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm được tiến hành đầy đủ, đúng quy định, song bản đồ địa chính còn thiếu nhiều nên công việc thống kê, kiểm kê đất đai còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện thường xuyên, việc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được kịp thời. Không có vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người xảy ra. 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT 3.1. Thu thập dữ liệu - Thu thập bản đồ: Huyện Tam Nông có một hệ thống bản đồ đầy đủ nhưng phần lớn các bản đồ đuợc làm từ các năm trước luật 2003 hệ toạ độ HN72, nên độ chính xác thấp và không phù hợp cần được chỉnh sửa và bổ xung, chỉ có bản đồ hiện trạng sử dụng đất là được làm năm 2005, dựa vào yêu cầu của đề tài tôi đã tiến hành thu thập đựơc các bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính và các bản đồ chuyên đề như bản đồ hệ thống thuỷ lợi, bản đồ mạng lưới giao thông. - Thu thập các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên đất: Sổ mục kê, các loại sổ sách, văn bản, báo cáo, … liên quan đến quản lý và sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất của huyện Tam Nông. - Thu thập các thông tin liên quan đến quản lý hành chính của huyện: Như thông tin của các xã về tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, dân số, lao động, các ngành nghề chính, thế mạnh của xã, diện tích các loại đất của các xã theo công dụng kinh tế, … 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Yếu tố hạt nhân cơ bản nhất để tạo ra hình ảnh bản đồ trong cơ sở dữ liệu không gian của GIS là vị trí địa lý của các đối tượng được biểu diễn thông qua toạ độ của chúng. Cơ sở dữ liệu không gian trong GIS bao gồm hai thành phần dữ liệu độc lập nhưng có liên kết thống nhất và chặt chẽ với nhau là dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính chỉ các tính chất liên quan đến đặc điểm và đặc trưng của đối tượng. Các hệ GIS thực hiện các chức năng xây dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu không gian nói trên, hiển thị đối tượng đồ hoạ, tạo các bảng thuộc tính và xác định mối quan hệ giữa hai loại dữ liệu này. Sức mạnh của GIS là có khả năng phân tích dữ liệu không gian để đưa ra những thông tin mới. Để có thể khai thác hiệu quả mặt mạnh này cho hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất, khi xây dựng mô hình cấu trúc dữ liệu cần xem xét mối quan hệ có thể xảy ra giữa các đối tượng trong quá trình phân tích để có thể tích hợp thông tin. 3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ bao gồm cả dữ liệu thông tin quan trọng đầu vào của một hệ thống thông tin địa lý cũng như là sự thể hiện các kết quả phân tích của hệ thống đó. bản đồ cũng bao gồm hai yếu tố cơ bản của thực thể: giới hạn thể hiện vị trí của thực thể trong một không gian 2 chiều và các thuộc tính tại giới hạn thể hiện các số đo về số lượng và chất lượng của thực thể tại vị trí đó. Từ các tính chất cơ bản này một sự thay đổi về tính chất quan hệ không gian và các tính chất hình học cũng có thể xác định được ví dụ như: khoảng cách, hướng, sự liên tục và độ chính xác. Vì vậy bản đồ là một công cụ rất hữu hiệu trong việc truyền tải các mối quan hệ không gian. Sau khi đã xác định những bản đồ cần thiết dựa vào nội dung, mục đích yêu cầu của đề tài và khả năng có của huyện, tôi tiến hành thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ. Quy trình thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ được thể hiện chi tiết theo hình 3.3. Hình 3.3NỀN CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN TÀI NGUYÊN ĐẤT Sửa lỗi (Dùng MRF Clean và MRF Flag) Thực hiện chuyển dữ liệu sang Arcview (Sử dụng phần mềm Mapinfo để chuyển) Tạo vùng Số hoá trên nền ảnh (sử dụng phần mềm Microstation) Nắn ảnh và hiệu chỉnh ảnh Nhập Quét thành file ảnh Các bản đồ giấy Dữ liệu thuộc tính Chuẩn hoá dữ liệu (Ở ArcView) Kiểm tra THU THẬP DỮ LIỆU Các điểm đi GPS HỆ THỐNG BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ thuỷ lợi, bản đồ dạng điểm đi GPS, …) 3.2.1.1. Số hoá bản đồ Cùng với các nguồn cung cấp dữ liệu đang phổ biến hiện nay để xây dựng các cơ sở dữ liệu bản đồ như máy toàn đạc điện tử, hệ thống định vị vệ tinh – GPS, máy đo vẽ ảnh giải tích, … Số hoá bản đồ là một trong những nguồn cung cấp dữ liệu quan trọng, giúp chuyển đổi các bản đồ cũ, được làm trên các chất liệu truyền thống như giấy, phim, diamat, … hoặc từ các ảnh hàng không, ảnh viễn thám sang dạng số. Trong đề tài này tôi sử dụng bộ phần mềm MAPPING OFFICE để số hoá và biên tập các bản đồ để cung cấp nền cơ sở dữ liệu không gian cho Hệ thống thông tin đất. MAPPING OFFICE là một bộ phần mềm của tập đoàn INTERGRAPH, bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu, đồ hoạ và phi đồ hoạ sử dụng trong các hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ, chạy trên hệ điều hành Dos /Window. MAPPING OFFICE gồm bảy phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường thống nhất Microstation, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu. Các phần mềm trong bộ MAPPING OFFICE bao gồm: MICROSTATION. I/RASB, I/RASC, I/GEOVEC, MSFC (Microstation Feature Collection), MRFCLEAN, MRFFLAG, IPLOT. Trong môi trường đồ hoạ MicroStation, các đối tượng có thể phân chia thành 63 lớp thông tin khác nhau. MicroStation GeoGraphics quản lý các đối tượng bản đồ thông qua bảng đối tượng (Feature Table). Trong bảng đối tượng, cá đối tượng bản đồ được định nghĩa bởi tên, mã và các đặc tính đồ hoạ như màu sắc, kiểu đường, lực nét, kích thước font chữ, … và được quy định vào một lớp riêng, các lớp đối tượng có chung một tính chất chuyên đề được nhóm lại với nhau thành một nhóm (Category). Để xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất, tôi tiến hành phân lớp thông tin cho tất cả các đối tượng địa lý theo bảng phân lớp nhóm đối tượng cùng mã số và các thuộc tính xác định. Cơ sở dữ liệu các bản đồ được xây dựng sẽ bao gồm các nhóm thông tin, các đối tượng bản đồ được phân thành các lớp thông tin và hình thành các nhóm. Thuộc tính của các đối tượng được thiết kế theo từng lớp thông tin. 3.2.1.2. Chuyển đổi dữ liệu Xây dựng được các loại bản đồ cần thiêt trên phần mềm Microstation tạo vùng hoàn chỉnh, đưa chúng vào một thư mục riêng bao gồm các file bản đồ và thực hiện chuyển chúng sang phần mềm ArcView thông qua chức năng Universal Tranlator của phần mềm MapInfo. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính, bản đồ mạng lưới giao thông, bản đồ hệ thống thuỷ lợi, bản đồ dạng điểm GPS lưu trữ trong ArcView được mặc định ở dạng SHAPE (Shape-Fomat). Shape-Fomat chứa đựng 5 tập tin (file) mà có phần mở rộng như sau: *.SHAPE: Mặc định đối tượng hình học (Object Geometry) *.SHX: Mặc định thứ tự sắp xếp của đối tượng hình học (Indexices to Object Geometry). *.DBF: Thông tin thuộc tính ở dạng bảng (Attribute Information) *.SBN và *.SBX: Chỉ số thông tin thuộc tính (Index to Attribute Information). 3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin tài nguyên đất bao gồm hai thành phần chính là dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu thuộc tính phi không gian là những tính chất, đặc điểm riêng mà thực thể không gian cần đến để thể hiện trong hệ thống thông tin địa lý, nó đóng vai trò chú thích, chỉ dẫn và mô tả các thông tin, định lượng cho thông tin bản đồ. Dữ liệu thuộc tính thường ở dạng chữ số, văn bản, biểu đồ, đồ thị, … chúng đuợc thu thập từ các nội dung bản đồ cũ, điều tra thực địa, các số liệu điều tra cơ bản đã có. Tất cả các số liệu này đều được gán chung cho một thực thể, do đó sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta ghi và quản lý chúng riêng. Các dữ liệu này có chung một mã khoá với thực thể mà nó gắn với. Khi cần, lần theo mã khoá đó, chúng ta sẽ nhanh chóng khôi phục lại toàn bộ dữ liệu về thực thể. Các loại dữ liệu thuộc tính trong hệ thống thông tin địa lý gồm có: - Đặc tính của đối tượng: chúng được liên kết với các thông tin đồ hoạ thông qua các chỉ số xác định chung. - Dữ liệu tham khảo địa lý: chúng mô tả các sự kiện hoặc hiện tượng xảy ra tại một vị trí xác định, mô tả các danh mục hoặc các hoạt động liên quan đến các vị trí địa lý xác định. - Dữ liệu quan hệ giữa các đối tượng không gian: các mối quan hệ này có thể đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn như sự liên kết, khoảng tương thích mối quan hệ Topology giữa các đối tượng, xác định mối quan hệ không gian của các thực thể tại các vị trí địa lý xác định có vai trò quan trọng đối với chức năng xử lý trong GIS. Cơ sở dữ liệu thuộc tính của hệ thống thông tin tài nguyên đất huyện Tam Nông đuợc xây dựng trên môi trường Arcview. Cơ sở dữ liệu thuộc tính xây dựng đảm bảo tương đối chính xác, thuận tiện, có cấu trúc phù hợp cho mục đích quản lý nguồn tài nguyên đất của huyện Tam Nông và đúng nguyên tắc của một cơ sở dữ liệu. 3.2.2.1. Tạo bảng thuộc tính cơ sở dữ liệu Đây là cách thiết lập bảng thuộc tính cơ sở dữ liệu mới cho hệ thống thông tin. Khi xây dựng chúng ta cần chú ý đặt tên các trường, khai báo các kiểu dữ liệu (đặc biệt là các trường khoá chung) điều này đặc biệt quan trọng sau này trong việc chúng ta liên kết các bảng dữ liệu thuộc tính với nhau để tạo cơ sở dữ liệu bản đồ thống nhất đầy như mong muốn. Việc khai báo được được thực hiện trong bảng Field Definition (hình 3.4). Hình 3.4 Ta cần khai báo đầy đủ thuộc tính cho các trường trong bảng; khai báo xong ta thêm số lượng các bản ghi (Add Record) cần thiết tuỳ theo từng mục đích. 3.2.2.2. Tạo bảng thuộc tính bản đồ Trong trường hợp này chúng ta chúng ta đã có bảng thuộc tính tương ứng với các thông tin đồ hoạ trên bản đồ chúng ta nhập số liệu cho chúng và thêm trường, bản ghi cần thiết. Khi hoàn thành ta sẽ có một bảng thuộc tính của bản đồ. 3.2.2.3. Xây dựng các bảng thuộc tính cho các bản đồ phục vụ công tác quản lý nguồn tài nguyên đất huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng của huyện Tam nông được xây dựng và hoàn thành vào ngày 10, tháng 09 năm 2005, xây dựng trên phần mềm Microstation theo đúng Quy phạm chuẩn của bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra, thể hiện đầy đủ sự phân bố các loại đất hiện trạng của huyện Tam Nông, bản đồ hiện trạng sau khi thu thập, số hoá được chuyển sang phần mềm ArcView để nhập thuộc tính cho chúng. Để nhập thuộc tính cho bản đồ hiện trạng, tôi cần xem xét những thông tin nội dung mà một bản đồ hiện trạng cần phải cung cấp đặc biệt phục phụ cho công tác quản lý nguồn tài nguyên đất. Trên cơ sở đó tôi xác định các trường cần xây dựng trong bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Madat String 16 0 Ghi mã các loại đất theo hiện trạng sử dụng Loaidat String 50 0 Ghi tên loại đất theo hiện trạng sử dụng Hectares Number 16 2 Ghi diện tích các loại đất hiện trạng sử dụng (Đvt: Ha) Sau khi xây dựng xong bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng ta có một bản bản đồ hiện trạng đầy đủ bao gồm dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục1). - Bản đồ hành chính Huyện Tam nông gồm 19 xã và một thị trấn, bản đồ hành chính phải thể hiện được các đặc trưng của một xã về tình hình lao động, sản xuất, dân số, … Dựa và yêu cầu đó tôi xây dựng bảng thuộc tính bản đồ hành chính của huyện gồm các trường được thể hiện như hình 3.3. Bảng 3.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ hành chính Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Ten_xa_th String 50 0 Tên xã (thị trân) Dientichtn Number 16 2 Diện tích tự nhiên của xã (Đvt: Ha) Danso Number 16 0 Số dân số của xã (Đvt: Người) Mdds_n_km2 Number 16 2 Mật độ dân số (ngưởi/km2) Dsnu Number 16 0 Số dân số Nữ (Đvt: Người) Tslaodong Number 16 0 Tổng số lao động (Đvt: Người) Sohogd Number 16 0 Tổng số hộ gia đình (Đvt: Hộ) Hosxnn Number 16 0 Số hộ sản xuất nông nghiệp (Đvt: Hộ) Hosxcn Number 16 0 Số hộ sản xuất công nghiệp (Đvt: Hộ) Hokdvt Number 16 0 Số hộ kinh doanh vận tải (Đvt: Hộ) Hotn_dv Number 16 0 số hộ thương nghiệp, dịch vụ (Đvt: Hộ) Holamxd Number 16 0 Số hộ làm xây dựng (Đvt: Hộ) Datnn Number 16 2 Diện tích đất nông nghiệp (Đvt: Ha) Datln Number 16 2 Diện tích đất lâm nghiệp (Đvt: Ha) Datcd Number 16 2 Diện tích đất chuyên dùng (Đvt: Ha) Dat o Number 16 2 Diện tích đất ở (Đvt: Ha) Datcsd_dat Number 16 2 Diện tích đất chưa sử dụng và đất khác (Đvt: Ha) Datcayhn Number 16 2 Diện tích đất trồng cây hàng năm (Đvt: Ha) Datcayln Number 16 2 Diện tích đất trồng cây lâu năm (Đvt: Ha) Mnthuysan Number 16 2 Diện tích mặt nuớc nuôi trồng thuỷ sản (Đvt: Ha) Sau khi xây dựng xong các trường thuộc tính, nhập dữ liệu ta có bản đồ hành chính và các dữ liệu thuộc tính của nó, dữ liệu thuộc tính được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 2). - Bản đồ thổ nhưỡng Trong bản đồ thổ nhưỡng phải thể hiện được đầy đủ tính chất đất của từng khoanh đất của huyện. Các trường đã xây dựng cho bản đồ thổ nhưỡng được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Kyhieu String 16 0 Ghi mã các loại đất theo tính chất thổ nhưỡng Tendat String 50 0 Ghi tên loại đất theo tính chất thổ nhưỡng Hectares Number 16 2 Ghi diện tích các loại đất (Đvt: Ha) Sau khi xây dựng xong các trường và nhập thuộc tính ta có bản đồ thổ nhưỡng kèm theo dữ liệu thuộc tính của nó. Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 3). - Bản đồ mạng lưới giao thông: Bản đồ giao thông phải thể được loại đường, chất lượng đường, độ rộng, chiều dài, … Dựa vào đó tôi xây dựng bảng thuộc tính đường giao thông gồm các trường được thể hiện như bảng 3.5. Bảng 3.5. Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của đường giao thông Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Loaiduong String 50 0 Ghi loại đường Chatluongduong String 50 0 Ghi chất lượng lượng đường Rong_m Number 16 2 Ghi chiều rộng đuờng (Đvt: m) Length_meters Number 16 2 Ghi chiều dài đường (Đvt: m) Bảng dữ liệu thuộc tính của của đường giao thông được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 4). Trong bản đồ giao thông còn phải thể hiện được các cây cầu lớn trong địa bàn Huyện (đuợc thể hiện trên bản đồ giao thông ở dạng điểm), trong bảng thuộc tính tôi xây dựng các trường thể hiện như ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của cầu Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Tencau String 50 0 Ghi tên cầu Rong_m Number 16 2 Ghi chiều rộng cầu hiện trạng (Đvt: m) Dai_m Number 16 2 Ghi chiều dài cầu hiện tại (Đvt: m) Bảng dữ liệu thuộc tính của cầu được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 5). Sau khi xây dựng xong các trường, nhập thuộc tính ta có bản đồ giao thông với các dữ liệu các dữ liệu thuộc tính kèm theo. - Bản đồ thuỷ lợi Bản đồ thuỷ lợi thể hiện ở ba dạng dạng vùng ( Bao gồm các sông hồ lớn), dạng đường (thể hiện các loại kênh mương nhỏ), dạng điểm (thể hiện các trạm bơm). Bảng thuộc tính của dạng vùng (sông, hồ lớn), các trường được xây dựng như trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của sông, hồ Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Ten String 50 0 Ghi tên sông (hồ) Hectares Number 16 2 Ghi diện tích sông (hồ) (Đvt: Ha) Perimeter_Meters Number 16 2 Ghi chu vi của sông (Hồ) (Đvt: m) Sau Number 16 2 Ghi độ sâu của sông (Hồ) Bảng dữ liệu thuộc tính của sông, hồ được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 6). Bảng thuộc tính dạng đường (kênh mương) gồm các trường được xây dựng như trong bảng 3.8. Bảng 3.8. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của kênh mương Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Length_Meters Number 16 2 Ghi chiều dài của kênh, mương (Đvt: m) Rong Number 16 2 Ghi diện tích sông, hồ (Đvt: Ha) Sau Number 16 2 Ghi chu vi của sông (Hồ) (Đvt: m) Bảng dữ liệu thuộc tính của kênh mương được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 7). Bảng thuộc tính của các trạm bơm bao gồm các trường được xây dựng như như trong bảng 3.9. Bảng 3.9. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của trạm bơm Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Phucvu String 50 0 Ghi mục đích phục vụ của trạm bơm Dtcdat Number 16 2 Ghi diện tích chiếm đất hiện trạng của trạm bơm Bảng thuộc tính của trạm bơm được thể ở phần phụ lục (Phụ lục 8). Sau khi nhập thuộc tính xong cho các trường ta có bản đồ thuỷ lợi và dữ liệu thuộc tính kèm theo nó. - Bản đồ dạng điểm GPS: Đây là bản đồ đuợc thành lập trong quá trình lấy mẫu các điểm đối soát thực địa sử dụng GPS, bản đồ được xây dựng gồm các trường được thể hiện như trong bảng 3.10. Bảng 3.10. Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ dạng điểm GPS Name (tên trường) Type (kiểu trường) Width (độ rộng) Decimalplaces (chữ số sau dấu phảy) Giải thích Madiem Number 16 0 Ghi mã các điểm GPS X Number 16 0 Ghi toạ độ (X) Y Number 16 0 Ghi toạ độ (Y) Mota String 30 0 Ghi loại hình sử dụng đất Vitri String 30 0 Ghi vị trí của điẻm GPS Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ dạng điểm GPS được thể hiện ở phần phụ lục (Phụ lục 9). Sau khi xây dựng xong các trường, nhập thuộc tính ta có bản đồ dạng điểm kèm theo các dữ liệu thuộc tính của nó. 4. QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Với phương pháp thu thập dữ liệu và cách thức xây dựng cơ sở như trình bày phần trên chúng tôi có hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ bao gồm các loại bản đồ và thuộc tính thông tin cần thiết kèm theo của mỗi bản đồ. Như chúng ta đã biết, sự hoạt động của mỗi hệ thống thông tin bao gồm các hoạt động thu thập và tập hợp dữ liệu; Xử lý dữ liệu, lưu trữ và bảo quản dữ liệu; Đọc, phân tích và thông báo kết quả. Vì vậy muốn hệ thống thông tin hoạt động và duy trì yêu cầu phải có các nhà quản lý hệ thống thông tin đất có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu. Việc quản lý này đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, nhanh chóng và chính xác các biến động về thông tin tài nguyên đất, và cung cấp các thông tin phục vụ cho các nhà quản lý đất đai. Dựa và trên việc khai thác các tính năng và chức năng của Arcview, tôi xin đưa ra những cách quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Dưới đây mới chỉ là những ví dụ rất cơ bản mà cần thiết thường xuyên cho nhà quản lý. Tất nhiên với tính năng phân tích và xử lý dữ liệu rất mạnh của GIS nói chung và ArcView nói riêng ứng với từng trường hợp cụ thể và sự hiểu biết, sáng tạo của mình nhà quản lý sẽ có được những thông tin cần thiết trong hệ thống cơ sở dữ liệu này. 4.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai theo quy định tại Điều 53 của luật đất đai 2003 để phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với nhà quản lý đất đai dựa trên bản đồ hiện trạng có thể biết được hiện trạng sử dụng, diện tích của từng khoanh đất; tổng diện tích của từng loại đất theo mục đích sử dụng; … phục vụ thống kê và theo dõi biến động các loại đất, hay việc đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đề ra xem có hợp lý và đúng đắn chưa, đồng thời sử dụng bản đồ hiện trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tới, kỳ tới,… Ví dụ: theo yêu cầu của nhà quản lý muốn xem vị trí các thửa đất chuyên trồng lúa nước thể hiện trên bản đồ, diện tích của từng thửa, diện tích của thửa nhỏ nhất và lớn nhất là bao nhiêu, tổng số thửa và tổng diện tích đất chuyên trồng lúa nước của huyện là bao nhiêu? Để làm được điều đó ta sử dụng chức năng Query và xác lập điều kiện tìm kiếm trong hộp hội thoại (xem trong hình 3.5). Hình 3.5 Những bản ghi thoả mãn điều kiện tìm kiếm sẽ được thể hiện bằng màu vàng trên bảng thuộc tính, và cũng được chọn trên bản đồ chúng là những khoanh đất tô màu vàng thể hiện như hình 3.6. Hình 3.6 Khi nhà quản lý biết được vị trí của từng khoanh đất chuyên trồng lúa nước thể hiện trên bản đồ (màu vàng) nếu muốn biết diện tích của từng thửa thì nhà quản lý thông tin sử dụng chức năng Identify (hình 3.7) Hình 3.7 Để biết được có tất cả bao nhiêu thửa đất chuyên trồng lúa nước và tổng diện tích của chúng ta mở bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng trong đó các bản ghi là: “đất chuyên trồng lúa nước” đã được đánh dấu bởi màu vàng. Ta sử dụng chức năng Statistics ta có được số liệu thống kê được thể hiện bởi hình 3.8. Nhìn vào bảng ta có được: Diện tích của thửa đất nhỏ nhất (Minimum) là 0,081 ha; diện tích của thửa đất lớn nhất (Maximum) là 103,465 ha; có tất cả (Count) là 377 thửa đất chuyên trồng lúa nước; tổng diện tích đất chuyên trồng lúa nước của Huyện là 1915,699 ha. Hình 3.8 Dựa vào việc khai thác các tính năng và chức năng của Arcview nhà quản lý thông tin sẽ đưa ra các kết quả cần thiết cung cấp cho nhà quản lý trong từng trường hợp cụ thể ví dụ như: thống kê diện từng loại đât, từng nhóm đất nào đó… và ví dụ trên chỉ là một minh chứng cụ thể. 4.2. Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính kết hợp với thuộc tính của nó có thể cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về: vị trí của các xã trên địa bàn huyện trên bản đồ, diện tự nhiên của các xã, dân số, mật độ dân cư, dân số nữ, dân số nam, số hộ, tổng số lao động, số hộ lao động trong các ngành nghề và tổng diện tích các loại đất theo công dụng kinh tế: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng và các loại đất chính trong nông nghiêp: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của mỗi xã, và những thông tin khác. Để xem tất cả các thông tin trong bảng thuộc tính của một xã nào đó nhà cung cấp thông tin sử dụng chức năng Identify ( hình 3.9). Hình 3.9 Mỗi trường của bản đồ hành chính là thông tin về một mảng lĩnh vực khác nhau của một xã. Nếu cần thiết nhà quản lý có thể dựa vào các trường của bản đồ hành chính để xây dựng các loại bản đồ, biểu đồ chuyên đề (đơn tính) ở những dạng khác nhau phục vụ cho mục đích của mình. Ví dụ: Nhà quản lý muốn xây dựng một bản đồ chuyên đề thể hiện diện tích đất nông nghiệp của các xã theo những khoảng diện tích nhất định nào đó? Trong trường hợp này nhà cung cấp thông tin sẽ sử dụng cách xây dựng bản đồ chuyên đề theo yêu cầu trên. Trong bảng Legend Editor (hình 3.10) nhà cung cấp thông tin cần phải xác định các giá trị theo các khoảng (Value) để thể hiện trên bản đồ sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý, đồng thời chọn màu (Symbol) sao cho thể hiện một cách rõ dàng các khoảng theo màu. Hình 3.10 Ở trên, diện tích đất nông nghiệp được chia ra các khoảng theo diện tích: Xã có diện tích đất nông nghiệp từ 172,81 đến 253,7 ha thể hiện một màu; xã có diện tích đất nông nghiệp từ 253,7 đến 430,34 ha thể hiện một màu; xã có diện tích đất nông nghiệp từ 430,34 đến 668,18 ha thể hiện một màu; xã có diện tích đất nông nghiệp từ 668,18 đến 1102,98 ha thể hiện một màu; xã có diện tích đất nông nghiệp từ 1102,98 đến 1533,13 ha thể hiện một màu. Với cách xây dựng như trên ta có bản đồ như được thể hiện ở hình 3.11. Hình 3.11 Hay một ví dụ khác: Nhà quản lý muốn xây dựng một bản đồ dạng điểm thể hiện mật độ dân số của các xã trong huyện để phục vụ cho mục đích quản lý của mình. Nhà quản lý vẫn sử dụng cách xây dựng bản đồ chuyên đề như trên nhưng sử dụng kiểu xây dựng (Legend Type) có dạng điểm (Dot) (hình 3.12). Hình 3.12 Trong trường hợp này, mỗi điểm (Dot Symbol) trên bản đồ tương ứng với 100 dân. Với cách như vậy nhà quản lý sẽ có một bản đồ theo yêu cầu thể hiện ở hình 3.13. Hình 3.13 Nhà quản lý cũng có thể sử dụng cách xây dựng bản đồ chuyên đề để so sánh giá trị của các trường nào đó trong bảng thuộc tính để đưa ra các kết quả cần thiết phục vụ cho mục đích quản lý của mình. Ví dụ: Nhà quản lý muốn xây dựng bản đồ thể hiện bởi các biểu đồ so sánh tổng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên của từng xã. Trong trường hợp này, nhà quản lý xây dựng bản đồ chuyên đề như trên nhưng sử dụng kiểu xây dựng có dạng biểu đồ (Chart) (hình 3.14). Hình 3.14 Với cách xây dựng như vậy ta có sẽ có một bản đồ theo yêu cầu và được thể hiện như hình 3.15. Hình 3.15 Từ bản đồ hành chính ta còn có thể xây dựng rất nhiều các loại bản đồ cần thiết từ các trường trong bảng thuộc tính của nó. Tuỳ vào mục đích của nhà quản lý, khi bản đồ càng đa dạng về trường thuộc tính thì sự tra cứu cung cấp xây dựng các loại bản đồ, các thông tin phục vụ cho nhà quản lý để ra quyết định càng chính xác và hợp lý hơn. 4.3 Bản đồ thổ nhưỡng Bản đồ thổ nhưỡng cùng với thuộc tính của nó cung cấp cho nhà quản lý các thông thông tin về loại đất theo thổ nhưỡng, diện tích cụ thể của từng khoanh đất trên địa bàn huyện. Bản đồ thổ nhưỡng khi có thêm các bản đồ chuyên đề khác như: bản đồ địa hình, bản đồ chế độ nước, bản đồ thành phần cơ giới, PH, … ta sẽ dùng chức năng chồng ghép bản đồ trong ArcView để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (đây là một bản đồ rất quan trọng trong nông nghiệp). Mặt khác với thuộc tính đã xây dựng nhà quản lý có thể sử dụng các chức năng của ArcView để tìm kiếm thông tin thổ nhưỡng trên đó phù hợp với một điều kiện nào đó. Dựa vào bản đồ và thuộc tính xây dựng và chức năng cung cấp thông tin sẽ cung cấp cho nhà quản lý các yêu cầu cần thiết. Việc tra cứu thông tin của bản đồ thổ nhưỡng được thể hiện ở hình 3.16. Hình 3.16 4.4. Bản đồ mạng lưới giao thông Bản đồ gồm các lớp: lớp giao thông (dạng đường), lớp cầu (dạng điểm). Nhà quản lý muốn biết thông tin về một con đường nào đó trong địa bàn huyện, hay toàn bộ mạng lưới giao thông hay vị trí các cây cầu độ dài rộng của nó thì nhà quản lý có thể tra cứu thông tin trên bản đồ giao thông. Việc tra cứu về đường giao thông được thể hiện bởi hình 3.17. Hình 3.17 Tra cứu thông tin về các cây cầu được minh hoạ bởi hình 3.18. Hình 3.18 4.5. Bản đồ hệ thống thuỷ lợi Đối với bản đồ hệ thống thuỷ lợi có có các lớp lớp sông hồ (dạng vùng), lớp kênh mương (dạng đường), lớp trạm bơm (dạng điểm), bản đồ giao hệ thống thuỷ lợi có thể cung cấp cho nhà quản lý về diện tích, chu vi , tên các loại sông hồ; chiều dài, rộng, độ sâu của kênh mương; diện tích chiếm đất, mục đích phục vụ của các trạm bơm. Nhà quản lý có thể khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho từng công việc cụ thể của mình.Việc tra cứu thông tin về kênh mương được thể hiện ở hình 3.19. H×nh 3.19 Việc tra cứu thông tin của các trạm bơm, sông (hồ) cũng tương tự như trên. 4.6. Bản đồ dạng điểm GPS Đây là bản đồ thể hiện dưới dạng các điểm dùng GPS để đi thu thập các điểm ngoài thực địa, bản đồ này cung cấp cho nhà quản lý vị trí các điểm và cùng với các đặc tính của nó như: toạ độ, loại hình sử dụng đất tại vị trí đó. điều này giúp cho nhà quản lý có được các thông tin để đối soát kiểm tra trên bản đồ mà không phải tới tận vị trí đó, giúp tiết kiệm thời gian, công sức đặc biệt đối với công việc giải đoán ảnh viễn thám. Việc tra cứu thông tin trên bản đồ dạng điểm GPS được minh hoạ bởi hình 3.20. Hình 3.20 Đặc biệt với bản đồ dạng điểm GPS chúng ta có thể đưa các điểm lên các bản đồ khi ta cần để đối soát ví dụ như: kiểm tra điểm về tình hình sử dụng đất thực tế tại điểm đó so với bản đồ hiện trạng cũng như muốn biết chính xác vị trí đó trồng cây gì; kiểm tra độ chính xác của bản đồ hiện trạng so với thực tế; … bởi các thông tin và hình ảnh cụ thể mà ta xây dựng và cho nó. Việc thể hiện điểm GPS lên bản đồ hiện trạng được thể hiện ở các hình 3.21, hình 3.22 và hình 3.23. Hình3.21 Hình 3.22 Hình 3.23 4.7. Nhận xét chung Từ kết quả điều tra khảo sát, thu thập số liệu: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính, bản đồ mạng lưới giao thông, bản đồ hệ thống thuỷ lợi; khảo sát thực địa lấy mẫu điểm GPS xây dựng bản đồ dạng điểm GPS; Thu thập, tham khảo các tài liệu liên quan đến nguồn tài nguyên đất của huyện Tam Nông; Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Tôi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất của huyện Tam Nông phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đất đai. Cơ sở dữ liệu xây dựng được gồm: Dữ liệu bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ mạng lưới giao thông, bản đồ hệ thống thuỷ lợi, bản đồ dạng điểm lấy mẫu bởi GPS. Dữ liệu thuộc tính: Mỗi bản đồ kèm theo đầy đủ dữ liệu thuộc tính cơ bản của chúng. GIS nói chung và Arcview nói riêng đều có khả năng phân tích dữ liệu địa lý rất mạnh. Nó vừa lưu trữ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cùng với sự liên kết hai loại dữ liệu này cho chúng ta khả năng lưu trữ, tìm kiếm, tra cứu, phân tích và thể hiện các thông tin về nguồn tài nguyên đất một cách dễ dàng giúp cho các nhà quản lý thông tin và nhà quản lý đất đai trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời nó có hiệu quả rất cao trong việc quản lý nguồn tài nguyên đất. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1. Huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ là một huyện trong đó sản xuất nông là chính, nền kinh tế chung của huyện còn nghèo. Vậy nên việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đất đai còn rất nhiều hạn chế công tác quản lý đất đai của huyện còn gặp nhiều khó khăn, các tài liệu sổ sách liên quan đến nguồn tài nguyên đất có rất ít, nằm tản mạn ở nhiều nơi và chưa có sự thống nhất, công việc cập nhật và chỉnh lý các biến động liên quan tới nguồn tài nguyên đất chưa được thường xuyên nên độ chính xác thấp. Việc cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất cho Huyện là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của huyện và mục tiêu của Ngành. 1.2. GIS nói chung hay ArcView nói riêng có khả năng thực hiện xây dựng và cơ sở dữ liệu cho một khu vực lớn, có khả năng phân tích xử lý dữ liệu cao và chính xác, với công nghệ và phần mềm này đáp ứng rất tốt những yêu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất cấp huyện và cao hơn. 1.3. Trong phạm vi và thời gian cho phép của đề tài, tôi đã cố gắng khai thác các tính năng phần mềm Arcview của GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất huyện Tam Nông với mục đích là phục vụ cho công tác quản lý đất đai và đã đạt được các kết quả sau: - Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Đã xây dựng, hoàn thiện đầy đủ các thông tin trên bản đồ. Bản đồ này sẽ là cơ sở cho việc theo dõi và lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thống kê các loại đất, … và nhiều mục đích khác mà nhà quản lý cần quan tâm thực hiện trên nó. Thông qua các dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trên bản đồ này sẽ giảm thiểu tôi đa thời gian, kinh phí điều tra thông tin để phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Hơn nữa việc cập nhật thông tin thường xuyên các biến động còn là khâu rất quan trọng, cần thiết trong quản lý đất đai, có được hệ thống cơ sở dữ liệu số công việc này sẽ trở lên dễ dàng và thuận tiện ở mức tối đa. - Đối với bản đồ thổ nhưỡng: Đã tiến hành xây dựng dữ liệu thuộc tính đầy đủ cho bản đồ này, nó sẽ giúp cho các nhà quản lý đất đai tra cứu thông tin một cách nhanh chóng về các loại đất theo tính chất thổ nhưỡng và diện tích của nó. - Đối với bản đồ hành chính: Đã xây dựng một cách khá đầy đủ thông tin thuộc tính trên bản đồ này, nhà quản lý đất đai có thể tra cứu các thông tin về diện tích đất tự nhiện của từng xã, tổng dân số, tổng số hộ, số hộ lao động trong các ngành nghề khác nhau, diện tích các loại đất theo công dụng kinh tế, diện tích các loại đất nông nghiệp, … Dựa vào các thông tin này nhà quản lý có thể xây dựng các bản chuyên đề (bản đồ đơn tính) theo mục đích riêng của mình. - Đối với bản đồ mạng luới giao thông: Đã xây dựng những thuộc tính cơ bản một bản đồ giao thông cần có, dựa vào đây nhà quản lý thông tin có thể cung cấp thông tin cho nhà quản lý về loại đường, chiều rộng, chiều dài, chất lượng đường; tên, chiều dài, chiều rông các cây cầu giúp cho nhà quản lý thực hiện những mục đích cần thiết đối với dữ liệu này. - Đối với bản đồ hệ thống thuỷ lợi: Đã xây dựng một cách đầy đủ những thuộc tính cơ bản mà một bản đồ thuỷ lợi cần phải có, bản đồ thuỷ lợi có thể cung cấp cho nhà quản lý thông tin về bề rộng, chiều sâu, chiều dài của các con kênh, mương; tên, diện tích, của các con sông, hồ lớn; diện tích chiếm đất, mục đích phục vụ của các trạm bơm. Nhà quản lý có thể sử dụng những thông tin này thực hiện những mục đích cần thiết. - Bản đồ dạng điểm đi GPS: Bản đồ này ở dạng điểm, các mẫu điểm được lấy bằng việc sử dụng GPS, mỗi điểm có các thuộc tính đặc trưng của nó: toạ độ, loại hình sử dụng đất tại điểm đó, vị trí của điểm đó (theo đơn vị hành chính của huyện). bản đồ này kết hợp với thuộc tính của nó sẽ giúp các nhà quản lý biết được loại hình sử dụng đất của các điểm đó, toạ độ, vị trí thể hiện trên bản đồ mà không phải tới tận nơi đó đỡ tốn công sức và rất nhanh để phục vụ cho các mục đích khác nhau của nhà quản lý. 2. ĐỀ NGHỊ Để khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm của ứng dụng trong quản lý đất đai thì chúng ta cần có một hệ thống máy móc hiện đại cộng với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao. Vậy nên: 1.UBND các cấp địa phương cần trú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất và nâng cao chất lượng chuyên môn của các cán bộ địa chính đặc biệt là tin học chuyên môn đặc biệt là cán bộ từ cấp huyện trở lên vấn đề này là cấp bách và cần thiết. 2. Chúng tôi có đề nghị với địa phương tạo điều kiện đề chúng tôi hoàn thành đề tài này có thể được đưa vào sử dụng trong công tác quản lý đất đai của huyện. 3. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi đề nghị nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Đất và Môi trường và các cấp ngành quản lý đất đai tạo điều kiện cho sinh viên, cán bộ quản lý đất đai học tập và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức tin học chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý đất đai ở nước ta nhằm dần từng bước đáp ứng được yêu cầu của một ngành quản lý hiện đại và đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Ba, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2003. Nguyễn Đình Bồng, bài viết: “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất”. Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. Báo cáo tốt nghiệp, các khoá 45 và 46, chuyên ngành Quản lý đất đai, khoa Đất và Môi trường, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nguyễn Đình Công, bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin đất, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Đặng Văn Đức, Hệ thống thông tin địa lý GIS, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001. Hoàng Anh Đức, bài giảng Quản lý nhà nước về đất đai, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội. Mẫn Quang Huy, Ứng dụng GIS thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 1999. Nguyễn Khang, Ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2004. Phạm Trọng Mạn, Phạm Vọng Thanh, Cơ sở hệ thống thông tin địa lý trong quy hoạch và quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1999. Trần Thị Băng Tâm, Lê Thị Giang, bài giảng Hệ thống thông tin địa lý, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trần Thành Trai, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 3003. Nguyễn Thế Thận, Cơ sở hệ thống thông tin địa lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002. Trần Quốc Vinh, bài giảng Ứng dụng tin học trong quản lý và vẽ bản đồ, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Phạm Văn Vân, bài giảng Quản lý thông tin đất, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Tin học ứng dụng trong ngành Nông nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005. Luật đất đai 1993, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1993. Luật đất đai 2003 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation và Mapping Office, Tổng cục địa chính. Kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, Nhà xuất bản Bản đồ, 2003. Lêi c¶m ¬n! §Ó hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp, ngoµi sù nç lùc cè g¾ng cña b¶n th©n t«i cßn nhËn ®­îc sù gióp ®ì hÕt søc quý b¸u cña nhµ tr­êng, c¸c thÇy c«, b¹n bÌ vµ phßng Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng huyÖn Tam N«ng tØnh Phó Thä. T«i xin tr©n träng göi lêi c¶m ¬n tíi: Ban gi¸m hiÖu tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp I – Hµ Néi Khoa §Êt vµ M«i tr­êng tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp I – Hµ Néi Th­ viÖn tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp I – Hµ Néi Phßng Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng huyÖn Tam N«ng tØnh Phó Thä. Víi tÊt c¶ sù kÝnh träng vµ biÕt ¬n s©u s¾c nhÊt em xin tr©n thµnh bµy tá lßng biÕt ¬n tíi thµy gi¸o Th.s. TrÇn Quèc Vinh vµ c« gi¸o Th.s. Lª ThÞ Giang gi¶ng viªn khoa §Êt vµ M«i tr­êng, tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp I – Hµ Néi ®· tËn t×nh h­íng dÉn vµ gióp ®ì em hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i còng xin tr©n thµnh c¶m ¬n nh÷ng ng­êi b¹n ®· nhiÖt t×nh gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp t¹i tr­êng vµ trong qu¸ tr×nh thùc tËp tèt nghiÖp võa qua. Hµ Néi, ngµy 14 th¸ng 05 n¨m 2006 Sinh viªn Vò V¨n Träng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án Tổng quan về quản lý đất đai.doc
Luận văn liên quan