Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 12 4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Những đóng góp của luận án 14 7. Cấu trúc của luận án 15 CHƯƠNG 1: NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY 1.1. Vài nét về lịch sử, xã hội, văn hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long 16 1.1.1. Vài nét về lịch sử, xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long 16 1.1.2.Vài nét về văn hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long 18 1.2. Quan niệm về truyện ngắn và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 23 1.2.1. Quan niệm về truyện ngắn 23 1.2.2. Quan niệm về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 28 1.3. Đội ngũ tác giả truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 29 1.4. Sự vận động của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay 32 CHƯƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY 2.1. Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long 39 2.1.1. Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên 39 2.1.2. Cảm hứng ngợi ca con người 48 2.2. Cảm hứng phê phán cái hạn chế, cái tiêu cực trong đời sống 57 2.2.1. Phê phán sự ấu trĩ, nóng vội, quan liêu, vô cảm 57 2.2.2. Phê phán mặt trái của đô thị hóa nông thôn 60 2.2.3. Phê phán tác động tiêu cực của kinh tế thị trường 66 2.3. Cảm hứng nhận thức tìm kiếm bản thể của con người 69 2.3.1. Con người với tình yêu và hạnh phúc 69 2.3.2. Con người tự vấn 77 2.3.3. Con người với đời sống tâm linh 81 2.4. Cảm hứng nhận thức về đời sống văn hóa 86 2.4.1. Nghệ thuật cải lương 88 2.4.2. Lễ hội dân gian 91 2.4.3. Văn hóa ẩm thực 92 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY 3.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, kết cấu, không gian, thời gian nghệ thuật 99 3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống 99 3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng kết cấu 113 3.1.3. Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian 123 3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật. .135 3.2.1. Miêu tả nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột 135 3.2.2. Miêu tả ngoại hình 141 3.2.3. Miêu tả hành động nhân vật 143 3.2.4. Miêu tả trạng thái cảm xúc nhân vật 151 3.3. Nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ 155 3.3.1. Nghệ thuật sử dụng lớp từ biến âm 157 3.3.2. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ địa danh 159 3.3.3.Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng 161 3.3.4. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ tên người 164 3.3.5.Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ 166 3.4.Giọng điệu .170 3.4.1. Giọng điệu dân giã, mộc mạc 172 3.4.2.Giọng điệu trữ tình đằm thắm 176 3.4.3.Giọng điệu hài hước 182 3.4.4. Giọng điệu suy ngẫm sâu xa 184 KẾT LUẬN 189 CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC 208

doc212 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr.201]; Anh lính trẻ tỉnh khô và đượm buồn,…anh hết sức đau đớn,... anh đau khổ tột cùng[183, tr. 607]; Cô ta úp mặt vào nón khóc hu hu,... cô ta phóng thẳng vào tôi luồng mắt căm thù, cay cú, điên dại,... cô ta lặng im không nhúc nhích,… cô ta dang hai tay lao đến vòng lấy cổ tô’’[183, tr.697]. Qua đoạn văn chúng tôi nhận thấy, để diễn tả sắc thái nỗi đau, nhà văn đã thể hiện nhiều giọng điệu khác nhau, đan xen vào nhau. Điều này đã thể hiện thái độ thẩm mĩ và năng lực nghệ thuật của các nhà văn về cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn sâu vào nội tâm và đời sống của con người. Trong nhiều truyện ngắn, giọng văn trữ tình, đằm thắm đã giúp tác giả phân tích tâm lý con người một cách nhẹ nhàng mà sắc xảo. Bằng giọng kể trữ tình nhiều cảm xúc, nhiều cảnh vật, con người hiện lên mang đậm không gian văn hoá Nam bộ. Đọc đoạn văn sau đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó: “Ba tôi là người của sông. Không phải ông nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, đôi mắt như đang nhìn da diết, mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mênh mông vậy thôi. Chơ vơ, cô độc. Tựa như ông đang ở đây mà tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi. Và cũng y như má tôi, ba cũng không sống được mấy ngày vui, vui thật, vui đúng nghĩa. Hồi tôi còn nhỏ, còn sống chung với bà nội, đêm đêm cả nhà đi ngủ, ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạt kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông. Kiểu ngồi một chân xếp bằng, chân kia dựng lên, rồi tì cái tay cầm điếu thuốc lên cái đầu gối, đêm này qua đêm khác, kiểu ngồi không đổi. Nửa đêm, má tôi đi ém mùng lại, tôi thức giấc, ngó ra chỉ thấy đóm lửa lập lòe, lúc đỏ rực, lúc lại tắt thiu thiu. Má tôi ngồi trong mùng lặng lẽ nhìn ba, còn ba thì nhìn ra sông…”[169, tr.124-125]. Qua đoạn trích, quan sát nhân vật người cha, chúng ta nhận thấy giọng điệu người kể chuyện đã thể hiện điểm nhìn ở nhiều góc độ để nhìn nhận đánh giá con người. Trước hết, nhìn từ góc độ bên ngoài, trải trên bề mặt hiện thực được phản ánh, nhân vật người cha trong đoạn trích là một người chồng phản bội, sống với vợ nhưng tâm hồn luôn nhớ nhung, tư tưởng về một người đàn bà khác. Loại người này thường bị xã hội lên án, phê phán. Tuy nhiên nhìn từ góc độ hướng nội, giọng điệu người kể chuyện đi sâu vào từng mảng hồi ức, từng nếp nghĩ, từng chuyển biến tâm tư của nhân vật để cảm thông, chia sẻ. Người đàn ông trong câu chuyện có một tình yêu thật đẹp, thật sâu đậm với một người đàn bà không phải vợ mình. Nhưng vì trách nhiệm với vợ con, với gia đình, ông phải từ bỏ tình yêu của mình, bỏ rơi người đàn bà mà mình yêu thương. Ông phải sống trong tình trạng tình cảm bị ghìm nén, chịu đựng sự mất mát tinh thần, luôn phải sống khắc khoải, khổ đau. Ông đã đánh đổi cuộc sống bình yên cho gia đình bằng một nỗi đau của riêng mình. Nhân vật tôi, người con trong đoạn trích hiểu về cha của mình không chỉ bằng tình thương, lòng hiếu thảo mà còn bằng niềm thông cảm và sự thấu hiểu. Giọng điệu của nhân vật tôi (người kể chuyện) đã đi sâu vào những suy tư, trăn trở của nhân vật để người đọc có một cái nhìn thông thoáng hơn về tình cảm con người, về những mối quan hệ tay ba mà xã hội thường lên án. Qua đó cho thấy, tâm hồn người nông dân Nam bộ hiền lành, giản dị mà không tầm thường, nông cạn. Đi sâu vào thế giới tình cảm, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều biểu hiện rất tinh tế. Ở một số truyện ngắn, chất giọng trữ tình qua ngôn ngữ còn được thể hiện ở tình cảm vị tha, đôn hậu của con người. Hoàn toàn phù hợp với lôgich nội tại về tính cách hiền lành, chân chất của người dân vùng sông nước. Đây là lời tâm sự về suy nghĩ của một người vợ có chồng ngoại tình: “Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà giành với người ta chút này nữa. Năm này qua năm khác, mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường. Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đâu mặt lại ngủ …Còn người ta, nhớ thương đứt ruột cũng đành ngồi đây ngó lên, giữa đường gặp nhau chỉ nhìn vậy thôi mà không chào hỏi tiếng nào. Đau lắm chớ…”[171, tr.131]. Đây là nội tâm của người vợ (má tôi) nghĩ về tình địch của mình nhưng giọng văn không phải là những lời lẽ ghen tuông ích kỉ, mà như một lời trò chuyện chân tình, nhân hậu, vị tha. Người trong cuộc chắc phải đau lắm, mất mát nhiều lắm trong hoàn cảnh như vậy, nhưng họ đã vượt lên những tầm thường của cuộc sống để biết thông cảm, chia sẻ với nhau, để dành cho nhau những nghĩa cử cao đẹp. Câu nói vừa như một lời an ủi đối với chính mình, vừa như nhắc nhở mọi người. Qua đó thể hiện được một cách tinh tế suy nghĩ, tình cảm cũng như nhân cách của con người. Bằng giọng điệu sâu lắng nhà văn gieo vào lòng người tâm trạng và những kỷ niệm của một người con gái (NV Giang, Nhớ sông-Nguyễn Ngọc Tư), dù đã có chồng, lên đất liền sinh sống, nhưng lúc nào cũng cồn cào một nỗi nhớ sông, nhớ ghe: ‘‘Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu. Cũng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết. Hôm đó trời mưa nhỏ, nhưng gió nhiều, gió tạt tay chèo liêu siêu liêu xiêu…Giang khóc điếng, bồng con Thuỷ, lồm cồm bò về đằng sau lái, Giang còn kịp nhìn thấy tóc má trôi xùm xoà phiêu phiêu trong dòng nước, rồi mất hút’’[169, tr.154]. Cũng với giọng trữ tình đằm thắm người đọc cảm nhận được tình cảm của ông Hai - ông già Nam bộ (Thương quá rau răm - Nguyễn Ngọc Tư) làm nghề nuôi vịt chạy đồng lúc nào cũng giữ mãi hình bóng người vợ một thời đầu ắp, tay gối với mình: ‘‘Ở căn nhà lá cũ mèm này, ông có nhiều kỷ niệm. Mỗi khi trở về nó trở thành những dòng dịu ngọt trong ông, nó chặt khẽ giữa những mạch máu. Những ngày thơ ông có ba má, những ngày trẻ ông có người chăn gối cùng... Mỗi lần đổ bánh xèo, vợ ra hái đọt lụa đứng tần ngần, ‘‘phải ảnh có nhà để ăn’’…’’[171, tr.18]. Phải là nhà văn có sự quan sát tỉ mỉ, am tường về cuộc sống của người dân quê miền Tây sông nước mới có thể viết nên những trang văn cảm động đến như vậy. Điều dễ nhận ra là cho dù ngôn ngữ kể chuyện, hay ngôn ngữ đối thoại, thì giọng văn của các tác giả ĐBSCL luôn cởi mở, tâm tình, gắn với không gian thiên nhiên thơ mộng, trữ tình của vùng sông nước. “Gió đồng nội cứ thổi lồng lộng trong đêm tháng mười, mang theo hương tràm và mùi hương của các loài thảo mộc. Dưói ánh sao đêm, khuôn mặt Mai như trắng hơn, bầu bĩnh hơn, và đáng uyê hơn’’ (Bông mai giữa Đồng Tháp Mười – Lê Thanh Huệ)[183, tr.234]. Cũng với giọng văn trữ tình đằm thắm, Tiếng gọi ngàn của Đoàn Giỏi, người đọc như lạc trong bức tranh thiên nhiên đầy hoa thơm, mật ngọt: “Gió thổi qua rào, ve vuốt sống lưng con vá. Gió đưa đến mùi hương của các bụi lùm và những ngọn cây rừng cao, mùi nhựa chảy từ những vỏ cây nứt, mùi quả chín tươm mật, mùi phấn vàng lay động bởi cánh giơi quạ và các loài chim đêm, li ti bay vơ vẩn và ngọn gió trữ tình đón lấy mang đi gieo rắc khắp nơi...”[183, tr.168]. Giọng điệu trữ tình, đằm thắm trong sáng tác của các nhà văn ĐBSCL, đặc biệt là các tác giả nữ có sự nối tiếp truyền thống từ truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tịnh tạo nên vẻ đẹp riêng cho truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Mỗi truyện ngắn có thiên hướng đi sâu vào vẻ đẹp của cuộc sống, khám thế giới tâm hồn phong phú, tinh tế của con người ĐBSCL. Tóm lại, lời độc thoại nội tâm, lối kể chuyện, cách dùng từ, cách biểu hiện các sắc điệu tình cảm…đã tác động sâu sắc đến việc hình thành giọng điệu trữ tình đằm thắm trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975. Ý nghĩa này vừa thể hiện được bản sắc của một truyện ngắn ở khu vực, vừa thể hiện được sự chuyển biến của văn học trong thời kì đổi mới. 3.4.3. Giọng điệu hài hước Sau năm 1975, văn học gắn bó với đời sống hằng ngày - đời sống ẩn chứa tầng tầng lớp lớp những dòng chảy phức tạp, những quan hệ đa chiều, ‘‘đầy rẫy những biến động, những bất ngờ’’(Nguyễn Khải). Với cái nhìn năng động như vậy, hiện thực hiện lên không chỉ là cái biết trước mà còn là cái chưa biết, cái khó biết, khó đoán biết, một hiện thực ‘‘chưa hoàn thành’’. Tiếng nói ca ngợi, tự hào của văn học giai đoạn trước nhường chỗ cho giọng điệu phê phán, cười vào những thói xấu, những cái lố lăng, kệch cỡm, những tha hoá, biến dạng của nhân tính, những bất ổn trong cơ chế… Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, chúng tôi nhận thấy giọng điệu hài hước biểu hiện rất đa dạng. Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt cảm xúc, cá tính của con người. Tính cách, cá tính của con người như thế nào thì lời ăn tiếng nói của họ cũng có phần như thế ấy. Người dân Nam bộ sống tình cảm, cởi mở, phóng khoáng nên cách nói của họ giàu sắc thái biểu cảm và nhiều chất hài. Ở điểm này, nếu so sánh với phương ngữ Bắc bộ thì có khác nhau. Chẳng hạn, đọc tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp (miền Bắc), chúng ta cũng bắt gặp chất hài hước mang tính châm biếm thâm thúy, sâu cay. Với Nguyễn Ngọc Tư (miền Nam), chất hài được thể hiện nhẹ nhàng hơn, không phải là mỉa mai châm biếm, mà là một chút tinh nghịch, dí dỏm khi dùng từ. Chẳng hạn, tác giả gọi những cuộc “trăng hoa” của những người nông dân với các cô gái điếm là “trò chơi giường chiếu”[160, tr.161]. Những người nông dân suốt đời phải buôn gánh bán bưng được gọi là “người đi chợ lâu năm”[170, tr.81]. Những người bình dân - khi chống chọi với nghịch cảnh đâu phải chỉ có sức mạnh của đôi tay, mà còn có cả sức mạnh của lòng tin và nụ cười. Dường như các tác giả muốn dùng chất trẻ trung, tươi vui để xua tan đi cuộc sống một nắng hai sương của những người lao động. Cuộc đời vốn nhiều lo toan, phiền toái, tự nhiên thoải mái sẽ giúp con người phần nào giải thoát những áp lực. Đó là kiểu suy nghĩ đơn giản của những người bình dân Nam bộ. Tuy nhiên khi đi sâu phân tích giọng điệu hài hước trong truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, chúng tôi nhận thấy: các nhà văn thường mượn chất hài hước để thể hiện những vấn đề nghiêm chỉnh trong cuốc sống. Người ta chỉ mỉnh cười khi hạnh phúc, nhưng với Chợ người, Hàn Vĩnh Nguyễn đã diễn tả cái cười, khi người ta gặp phải những điều chua chát, người ta cười vào những cái không hay: “Chiếc phong bì căng phồng. Tôi bỏ gọn vào tép, không buồn bóc ra xem, vì thế nó còn giữ nguyên bí mật cho tới lúc tôi về nhà. Vợ tôi được vinh dự bóc ra:       - Tròn một trăm tờ chẵn, anh à!      - Tròn còn chẵn - Tôi cười, lòng nghe vui vui. Tôi nghĩ  ít nhất ngay lúc này, tôi cũng tự  hào với vợ rằng cái nghề  làm thầy giáo dạy khoa học của tôi cũng không đến nỗi nào. Hai tháng bỏ công đi thực tế khảo sát. Một tháng dành lục lội kiến thức. Rồi mười ba đêm nắn nót trên bàn viết để được một công trình khoa học ra đời. Người ta trả cho tôi chắc là có tính thù lao cho những khoản đó…”[183, tr.415]. Những từ được dùng thật độc đáo như: Tròn còn chẵn, bí mật, tự hào, vinh dự… đã ngầm chứa sự mỉa mai trong ngôn ngữ nhân vật. Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã bộc lộ thái độ chua xót của mình trước cái nghèo của một thầy giáo. Miêu tả về công sức của một thầy giáo dạy khoa học, tác giả mô tả tỉ mỉ, cụ thể: “bỏ công đi thực tế, lục lọi kiến thức, nắn nót trên bàn viết…”, nhưng nói đến số tiền mà thầy được trả, tác giả chỉ dùng những từ ngữ ngắn gọn ‘‘tròn còn chẵn’’. Sự chênh lệch này phải chăng là muốn nhìn nhận lại những cái nhìn lệch lạc của xã hội đối với công sức của người thầy. Giọng điệu hài hước đã chỉ cho người đọc thấy được tính chất nghiêm chỉnh của vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Đôi lúc, đối với những vấn đề cần xem xét lại, cần phê phán để khắc phục, các nhà văn cũng thể hiện bằng giọng điệu hài hước. Tuy nhiên nếu so sánh với giọng điệu trữ tình thì giọng điệu hài hước trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, không mang tính chất chủ âm. Nó chỉ là một chút dí dỏm pha trộn với giọng điệu chua chát để thể hiện những vấn đề trong cuộc sống. 3.4.4. Giọng điệu suy ngẫm sâu xa Giọng điệu suy ngẫm, triết lý xuất phát từ quan niệm về sự phức tạp, bộn bề của đời sống con người. Trong cuộc sống hàng ngày, để nhận chân được các giá trị đời sống buộc con người phải tìm tòi, suy nghĩ thông qua sự quan sát và chiêm nghiệm của cá nhân. Nếu văn học giai đoạn trước tính chất triết lý suy tư hướng về những vấn đề lớn lao của vận mệnh dân tộc, thì văn học giai đoạn này hướng tới phát hiện những vấn đề xô bồ, thô nhám trong số phận cá nhân con người, trong cuộc sống hàng ngày thông qua những trải nghiệm của từng cá nhân. Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng tôi nhận thấy giọng điệu suy ngẫm, triết lý sâu xa thể hiện khi con người nhìn nhận đánh giá về số phận, về cuộc đời. Cũng có khi trong những xung đột nội tâm nhân vật, trong những bi kịch nhân sinh được phát biểu thông qua dòng tâm trạng của nhân vật. Giọng điệu suy ngẫm trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, được biểu hiện ở sự khắc khoải lo lắng vì cuộc sống khó khăn. Nhân vật tôi trong chuyện con người của Nguyễn Huỳnh Hiếu, phải trải qua bao khó khăn mới nhận thức được trên đời này ‘‘Hạnh phúc là điều có thật’’[183, tr.200]. Tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ để diễn tả những trạng thái tâm lí khác nhau của nhân vật ở những chặng đường khác nhau của cuộc đời như: Đau khổ - chai lì - an phận - niềm vui - mong ước. Trên con đường trải nghiệm cuộc sống, dù có khó khăn, nghiệt ngã có lúc dẫn đến nản lòng nhưng với nghị lực, con người đã vượt qua khó khăn và cuối cùng nhận thức được : ở trên đời này, cái gì hợp lí sẽ tồn tại và hạnh phúc sẽ không bao giờ ngoảnh mặt với những con người biết phấn đấu, biết vươn lên. Giọng điệu suy tư thường đặt nhân vật trong những tình huống tâm lí để con người tự ý thức qua những trải nghiệm mà tự rút ra bài học, nhận ra chân giá trị của cuộc đời. Chẳng hạn, giọng điệu người cha trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư; giọng điệu của ông Mười trong Đất không cưu mang của Bích Ngân; giọng điệu của Nhà văn trong Một trăm của mỗi người của Nguyễn Đình Bổn,… Câu chuyện trên tàu của Trần Ninh Thới, giọng điệu của ông Nhân được thể hiện qua những từ ngữ diễn tả sâu sắc chiều sâu của sự suy ngẫm. Khi phát hiện người thương binh bị mất cả hai chân không phải là người yêu của con gái mình, thoạt đầu ông Nhân thở phào nhẹ nhõm, nhưng sau đó hình ảnh người lính bị thương luôn ám ảnh ông, khiến ông ray rứt. Bản chất của một người lính khiến ông Nhân nhận thức được những tính toán thiệt hơn của mình và tự phê phán bản thân. Cuối cùng ông cảm thấy ân hận vì mình không thể chia sẻ được sự mất mát của người thương binh. Giọng điệu suy ngẫm qua một số truyện ngắn từ chỗ quan sát và khám phá trong đời sống thường nhật những lẽ đời, những triết lí nhân sinh đã dần dần đi sâu tìm kiếm để khám phá tâm tư tình cảm và chân giá trị của con người. Giọng điệu suy ngẫm sâu xa trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, còn được thể hiện qua những xung đột trong nội tâm nhân vật, qua những bi kịch nhân sinh được phát biểu thông qua dòng tâm trạng của nhân vật. Ông Thịnh (Khoảng cách - Trầm Nguyên Ý Anh), ngày đầu tiên đoàn tụ gia đình sau sau 21 năm đi tập kết trên đất Bắc, đã phải đối mặt với một thực tế phũ phàng: ‘‘Nhìn thấy Út Trinh đưa con trên võng, thằng bé đã được ba tuổi. Ông Thịnh thắc mắc: - Thế, bố nó đâu? Ông vẫn quen dùng ngôn ngữ miền Bắc. - Út Trinh ậm ờ rồi ẵm con lên, bước ra sân. Bà Thịnh lúng túng một lúc rồi mới giải thích: - Con nó khờ dại nên lỡ lầm. Bên kia hứa sẽ từ từ nhìn nhận. - Mặt ông Thịnh tái xanh không còn chút máu. Ông như rời từ trên núi cao xuống vực. Ngày đầu tiên đoàn tụ, ông đã tiếp nhận một sự thật đau lòng đến thế này ư?’’[196, tr.254]. Đại tá Kim (Tiếng chuông trôi trên sông - Vũ Hồng), sau gần hết cuộc đời trận mạc, giờ sống trong cảnh cô đơn mới hiểu ra: ‘‘Cuộc đời như một vòng xoay chong chóng, có làm gì chăng nữa cũng đến ngày chong chóng không đủ sức để quay nữa’’[68, tr.152]. Và ông kịp nhận ra dù muộn màng, hạnh phúc chính là những phút giây được sống êm đềm bên người ta yêu thương để được chăm sóc nhau một cách nhẹ nhàng, bình dị nhất. ‘‘Gần một đời đi tìm hạnh phúc, giờ đây tôi mới thấm thía rằng, hạnh phúc của con người là được sống trong những giây phút như thế. Tôi tưởng ở đâu xa và mãi mãi đi tìm’’[68, tr.162]. Cũng có khi nhà văn đặt nhân vật trong những tình huống tâm lí để tự suy nghĩ, tự bày tỏ quan điểm của mình về cuộc đời, về hạnh phúc, tình yêu…Nhân vật tôi (Vài ngày ở Cần Thơ - Mường Mán) sau cuộc tình vụng trộm đã kịp nhận ra. ‘‘Cuộc gặp gỡ vài ngày không chỉ là trò chơi vụng trộm cho đỡ buồn như chúng ta tưởng, mà là một cuộc ngoại tình đầy tính chất bi hài’’[183, tr.336]. Hoàn cảnh sống đã làm thay đổi tính cách con người, nhân vật xưng tôi (Một đoạn đời - Nguyễn Thanh Sơn) đã tự nhận thức ‘‘chốn chợ búa đã đào tạo tôi thành một thằng đểu cáng từ lúc nào cũng không hay’’[183, tr.517]. Giọng điệu suy ngẫm sâu xa có khi là sự trải nghiệm của con người về kinh nghiệm sống. Cuối cuộc đời Thầy Năm Mọi trong truyện ngắn cùng tên của Phạm Thường Gia mới “ngộ” ra ‘‘ở đời cái gì cũng có chừng mực, ham hố thái quá là không tốt’’[183, tr.155]. Niềm hạnh phúc của bậc làm cha, làm mẹ, khi thấy con mình trưởng thành, nhưng đối và Năm (Đất không cưu mang - Bích Ngân) thì:‘‘Xót xa khi thấy càng trưởng thành, càng xa cái tuổi ấu thơ thì các con càng ít thuộc về bà. Càng ngày bà càng phải lệ thuộc chúng’’ [183, tr.396]. Có lẽ nỗi niềm của bà Năm không phổ biến, nhưng cũng hiếm trong xã hội ngày nay. Tóm lại, giọng điệu suy ngẫm sâu xa trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, thường hướng vào những vấn đề của cuộc sống đời thường, gắn với cuộc đời, số phận của mỗi con người. Một mặt nó đáp ứng được nhu cầu phản ánh hiện thực thời kỳ đổi mới, không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự kiện của đời sống mà hướng tới phân tích, lí giải hiện thực đời sống. Mặt khác, nó cũng phù hợp với dung lượng của truyện ngắn - hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng luôn yêu cầu về sức chứa và sự phản ánh. Giọng điệu trong một số truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, là tiếng nói của người dân nơi đây, vừa là tiếng nói của một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng tôi nhận thấy sự chuyển biến về giọng điệu: từ đơn giọng sang đa giọng. Với tính đa giọng, các tác phẩm trong  truyện ngắn đã phản ánh được cuộc sống  phù hợp với quy luật của thời đại và đi sâu vào nhiều ngóc ngách phản ánh tâm tư của con người và cuộc sống ở ĐBSCL, nhìn nhận vấn đề một cách tổng hòa hơn ở nhiều bình diện như cuộc sống phức tạp, muôn màu muôn vẻ đang diễn ra hằng ngày: những khoảng tối - khoảng sáng, những cái bi - những cái hài, cái thiện - cái ác… Có thể nói, giọng điệu trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, rất đa dạng góp phần tạo nên phong cách trần thuật độc đáo của các nhà văn ĐBSCL. Tóm lại, nghiên cứu truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, chúng tôi nhận thấy một số phương diện nghệ thuật như: Nghệ thuật tạo dựng tình huống, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật; nghệ thuật xây dựng nhân vật ; nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ và giọng điệu đã có những sáng tạo và thành công nhất định. Những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật, tuy chưa nhiều nhưng cũng đủ để người đọc nhận ra đặc điểm riêng của truyện ngắn ĐBSCL so với truyện ngắn ở vùng miền khác. Đọc truyện ngắn ĐBSCL, người đọc dễ bị cuốn hút bởi chất sông nước Nam bộ rặt, không lẫn vào đâu được, văn hóa và con người ĐBSCL cũng dễ dàng được lưu giữ trong ấn tượng của độc giả. KẾT LUẬN Nhìn lại chặng đường 35 năm, có thể khẳng định chưa bao giờ truyện ngắn ĐBSCL lại phát triển mạnh mẽ đến thế! Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, truyện ngắn ĐBSCL vận động và phát triển rất nhanh, đáp ứng kịp thời sự chuyển đổi của xã hội và con người ở vùng đất này. Đặc biệt, truyện ngắn đã có những cách tân và thu đạt nhiều thành tựu đáng tự hào về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Đây là cả một quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của nhiều thế hệ cầm bút ở ĐBSCL. Dòng chảy liên tục của truyện ngắn ĐBSCL ngày nay là nhờ vào sự nối tiếp của ba thế hệ nhà văn. Thế hệ trước 1975; trưởng thành sau 1975 và xuất hiện trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Lớp nhà văn trưởng thành sau 1975, đã và đang thừa hưởng những thành tựu của thế hệ đàn anh, nhưng không ngừng sáng tạo để cách viết ngày càng mới và hấp dẫn hơn. Nhiều tác giả truyện ngắn đã tạo cho mình một phong cách riêng, từ cách chọn đề tài, xây dựng cốt truyện cho tới sáng tạo ngôn từ. Và ngày càng có nhiều tác giả với những tác phẩm mang được dấu ấn văn học. Về nội dung phản ánh, bên cạnh cảm hứng ngợi ca thiên nhiên, con người; về đời sống văn hoá ở ĐBSCL; các tác giả còn đi vào tìm kiếm chiều sâu bản thể con người; đặc biệt, cảm hứng phê phán bộc lộ ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Về nghệ thuật biểu hiện, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, cũng có những đóng góp đáng kể. Nổi bật nhất là nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho tác phẩm. Ngôn ngữ truyện giàu chất trữ tình, nhưng không kém phần lịch lãm, và nét đặc trưng nhất đó là sự mộc mạc chân chất, bộc trực mà luôn thắm đượm nghĩa tình. Các nhà văn đã rất chú trọng thể hiện giọng điệu, cũng như tạo dựng không gian, thời gian mang đậm dấu ấn con người và vùng đất. Kết cấu truyện tự do và uyển chuyển hơn. Có những kết thúc truyện gây ấn tượng sâu sắc nơi người đọc; có kết thúc‘‘bỏ ngỏ’’ để người đọc cùng ‘‘giải mã’’ vấn đề. Nằm trong tiến trình văn học dân tộc nói chung, thành tựu mà truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đạt được mang vẻ đẹp đặc sắc riêng, góp phần khẳng định bước phát triển mới của vùng văn chương này; đồng thời mở ra những hướng tìm tòi sáng tạo mới làm phong phú đa dạng hơn cho thể tài truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, còn chưa nhiều những tác phẩm có sức hấp dẫn lớn, những tác phẩm kết tinh ở bản thân chúng sự đột phá trong tìm tòi nghệ thuật và những trăn trở day dứt mang tầm triết học về cuộc sống và con người, mà thực tế cuộc sống thì không thiếu chất liệu cho nhà văn. Đội ngũ sáng tác ở ĐBSCL chưa nhiều các cây bút chuyên nghiệp, phần lớn là tác giả không chuyên, viết là nghề tay trái, ít được đào tạo bài bản, và chưa sống được bằng nghề. Sự thiếu vắng của lý luận phê bình cũng là điều hạn chế của văn học ĐBSCL. Mà thực tế, thì khu vực này đang rất cần sự có mặt kịp thời của lý luận, phê bình văn học. Do vậy, việc đào tạo đội ngũ sáng tác cũng như lý luận, phê bình văn học là yêu cầu bức súc đặt ra cho các nhà quản lý văn hoá hoá, văn nghệ ở ĐBSCL. Từ năm học 2007 - 2008, chương trình ngữ văn địa phương đã được đưa vào dạy chính khoá ở bậc trung học. Chúng tôi hy vọng những truyện ngắn hay như Người dì tên đợi của Nguyễn Quang Sáng, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… có thể đưa vào giảng dạy minh họa cho mảng văn học ĐBSCL. Vì luận án chỉ xác định nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về nội dung và nghệ thuật, để từ đó khẳng định những đóng góp của truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 trong tiến trình của truyện ngắn Việt Nam. Nên còn nhiều vấn về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, như thế giới nhân vật, điểm nhìn trần thuật, … mà chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến trong luận án. Mong rằng rồi đây sẽ có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975. Với khả năng có hạn và phạm vi tư liệu khảo sát nghiên cứu còn ở mức độ nhất định, luận án chắc chắn còn không ít hạn chế. Chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý trao đổi của quý thầy, cô, các nhà nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn./. NHỮNG BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Mạnh Hùng (2005), Những đóng góp nổi bật của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ sau năm 1975 (qua Tuyển tập truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 1975 - 1995 và Tuyển tập 18 Nhà văn đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam 1954 - 2005 (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc), Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh, tr.702 - 708. 2. Trần Mạnh Hùng, Hoàng Tiến Chính (2008), Biên soạn chương trình dạy Ngữ văn địa phương ở trường sư phạm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong trường Đại học và trường Trung học phổ thông, Trường Đại học Cần Thơ, tr.96 - 100. 3.Trần Mạnh Hùng (2009), Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong một số truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long sau 1975, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Số 17, tr.124 - 129. 4. Trần Mạnh Hùng (2009), Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 với vấn đề tự vấn lương tâm, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Phụ bản, Số 17, tr.81 - 85. 5. Trần Mạnh Hùng (2010), Văn hoá Nam bộ qua truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long sau 1975, Văn nghệ Bạc Liêu, số 2, tr.23 - 27. 6. Trần Mạnh Hùng (2010), Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long sau 1975, Văn nghệ Bạc Liêu, Số 3, tr.38 - 40. 7. Trần Mạnh Hùng (2010), Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long sau 1975, viết về chiến tranh với cái nhìn nhân hậu, Tạp chí thông tin Khoa học – Giáo dục, Trường đại học Bạc Liêu, Số 4, tr.44-45-48. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Antônov (1956), Viết truyện ngắn, (Bùi Hiển dịch), Văn nghệ, Hà Nội. 2. M. Arnaudốp (1962), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (1987), Thử tìm hiểu loại hình các mô típ chủ đề trong văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí văn học, số 6. 4. Lại Nguyên Ân (1992), Thần thoại văn học, văn học huyền thoại, Tạp chí văn học , số 3. 5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên. 7. Huỳnh Phan Anh (2005), Thế giới truyện ngắn Bích Ngân, http:// www.vannghesongcuulog.org. 8. Vũ Tuấn Anh (1991), Tư duy nghiên cứu văn học những năm gần đây trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí văn học, Số 1. 9. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học, Số 4. 10. Vũ Tuấn Anh (1995), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí văn học, Số 9. 11. Tào Văn Ân (1994), Lí luận Văn học, Trường Đại học Cần Thơ. 12. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề về thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Hội Nhà văn, Hà Nội. 14. Lê Huy Bắc (1996), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học, Số 6. 15. Lê Huy Bắc (2002), Truyện ngắn hậu hiện đại, Tạp chí Văn học , Số 9. 16. Lê Huy Bắc (2002), Phê bình - Lý luận Văn học Anh Mỹ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: nguồn gốc và khái niệm, Tạp chí Văn học, Số 9. 19. Lê Huy Bắc (2006), Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới, Nxb Văn hoá dân tộc. 20. Mai Huy Bích (1988), Đề tài gia đình trong văn xuôi những năm gần đây, Văn nghệ, Số 23. 21. Ngô Vĩnh Bình (1999), Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn, Văn nghệ quân đội, Số 4. 22. Lê Khắc Cảnh (2000), Văn hóa Nam bộ trong không gian văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 23. Trần Cương (1995), Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80, Tạp chí Văn học, Số 4. 24. Võ Tấn Cường (2004), Đi tìm ‘‘chân dung’’ truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, http:// www.vannghesongcuulog.org. 25. Võ Tấn Cường (2008), Nhận diện văn học đồng bằng sông Cửu Long, Báo Văn nghệ Trẻ, Số 52, tr. 14, ngày 28.12. 26. Nguyễn Hồng Chuyên (2003), Quê hương đôi ngả, Tập truyện, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 27. Davi Niven, Ph.D (2005), Bí mật của hạnh phúc, Nxb Trẻ. 28. Nguyễn Đức Dân (2000), Hiện tượng đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học, Tạp Văn học, Số 3. 29. Nguyễn Anh Dân (2008), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đồng Tháp giai đoạn 1975-2005, Luận văn Cao học, Đại học Vinh. 30. Trần Phỏng Diều (2006), Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam, Văn nghệ Quân đội, Số 642. 31. Trần Phỏng Diều (2006), Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ Quân đội, Số 647. 32. Trương Đăng Dung (2003), Tác phẩm văn học như là một cấu trúc ngôn từ động, Tạp chí Văn học, Số 10. 33. Lê Tiến Dũng (1983), Dẫn luận lý luận văn học, Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 34. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 35. Đinh Xuân Dũng (1990), Đổi mới văn xuôi chiến tranh, Văn nghệ, Số 5. 36. Đinh Xuân Dũng (1994), Văn học với đề tài chiến tranh, nhìn từ lịch sử dân tộc, Nhân dân (10.2). 37. Đinh Xuân Dũng (1995), Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn của sự phát triển, Văn nghệ Quân đội, Số 12. 38. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hoá tâm linh, Hà Nội. 39. Trần Thanh Đạm (1989), Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay, Văn nghệ, Số 1. 40. Trần Thanh Đạm (1989), Bàn thêm về vấn đề con người trong văn học trong văn học, Văn nghệ, Số 35. 41. Đặng Anh Đào (1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay, Tạp chí Văn học, Số 6. 42. Trần Bạch Đằng (1991), Văn học Việt Nam và vấn đề con người trong chiến tranh, Văn nghệ, Số 7. 43. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng. 44. Trần Thanh Địch (1980), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 45. Nguyễn Lâm Điền (2008), Bài giảng Văn học đồng bằng sông Cửu Long sau 1975, Trường Đại học Cần Thơ. 46. Nguyễn Lâm Điền, Huỳnh Hải Đăng (2009), Chất văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ - Viện nghiên cứu và phát triển vùng Nam bộ. 47. Nguyễn Lâm Điền, Trần Văn Minh (2004), Bài giảng văn học Việt Nam 1945 - 1975, Trường Đại học Cần Thơ. 48. Hà Minh Đức (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Hà Minh Đức (1990), Những chặng đường phát triển của văn xuôi cách mạng, Báo Văn nghệ, Số 23. 50. Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn học, Số 7. 51. Trần Thanh Giao (2004), Vài ý kiến về văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nhà văn, Số 10. 52. Nam Hà (1992), Sự thật về chiến tranh và tác phẩm văn học viết về chiến tranh, Văn nghệ Quân đội, Số 7. 53. Phùng Hữu Hải ( 2006), Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975, Evan.com, (19-8). 54. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Lê Bá Hán (1996), Văn học chúng ta những năm cuối thế kỷ, Văn nghệ, Số 21. 56. Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (1997), Cơ sở lý luận văn học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Nam Hà (1992), Viết về đề tài chiến tranh, Báo Văn nghệ, Số 33. 58. Trần Mạnh Hảo (2004), Sơn Nam cây lục bình Nam bộ, Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn, Số 33. 59. Nguyễn Văn Hạnh (1971), Những ý kiến của Lê Nin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, Tạp chí Văn học, Số 4. 60. Nguyễn Văn Hạnh (1987), Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Văn học, Số 2. 61. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học: vấn đề và suy nghĩ, Tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Nguyễn Văn Hạnh (2007), Văn hoá như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương, Nghiên cứu Văn học, Số 1. 63. Nguyễn Thái Hòa (1989), Có những nghệ thuật barốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không?, Tạp chí Văn học, Số 2. 64. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề về thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 65. Nguyễn Thái Hòa (2000), Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 66. Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình (Biên soạn)(1995), Những bậc thầy văn chương thế giới, tư tưởng và quan niệm, Nxb Văn học, Hà Nội. 67. Hội Nhà văn Việt Nam (1977), Tác phẩm và dư luận văn học 1975 - 1995, Nxb, Hà Nội. 68. Vũ Hồng (2004), Tiếng chuông trôi trên sông, Nxb Kim Đồng. 69. Đỗ Thị Hiền (2005), Điểm nhìn và và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Ông Thiềm Thừ của Trần Kim Trắc, Tạp chí Giáo dục, Số 108. 70. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Văn học... gần và xa, Nxb Giáo dục. 71. Bùi Hiển (4.1991), Cánh cửa mở ra cõi mông lung, Phụ san Văn nghệ, Hà Nội. 72. Bùi Công Hùng (1982), Về phong cách sáng tạo văn học, Tạp chí Văn học, Số 3. 73. Bùi Công Hùng (1988), Văn học tham gia chống tiêu cực, Tạp chí Văn học, Số 5&6. 74. Trần Mạnh Hùng (2005), Những đóng góp nổi bật của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, (qua Tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến 1995 và Tuyển tập 18 Nhà văn Đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam 1954-2005, (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30 năm xây dựng bảo vệ Tổ quốc), Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học SP. Tp.HCM, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 75. Thanh Hương (1992), Văn học với nhu cầu, ước mơ, hạnh phúc và đạo lý của con người, Văn nghệ, Số 32. 76. Trần Thanh Hương (1995), Trao đổi về văn xuôi mấy năm gần đây, Báo Văn nghệ, Số 44. 77.Trầm Hương (2005), Tập truyện ngắn Hoa kèo nèo tím biếc, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 78. Lê Thị Hường (1994), Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay, Tạp chí Văn học, Số 2. 79. Lê Thị Hường (1995), Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay, Tạp chí Văn học, Số 4. 80. Ma Văn Kháng (1999), Về truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 4. 81. M.B. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Tác phẩm mới, Hà Nội. 82. M.B. Khrapchenkô (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (tập II), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 83. M.B. Khrapchenkô (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Đại học Quốc gia, Hà Nội. 84. Võ Văn Kiệt (1984), Nam bộ tiềm năng và triển vọng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 85. Võ Văn Kiệt (2005), Đạo lý cho sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Trung tâm Thông tin Sài Gòn), Nxb Chính trị Quốc gia. 86. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 87. Đình Kính (2007), Truyện ngắn thời đổi mới, Văn nghệ, Số 3. 88. Lê Đình Kỵ (1985), Tìm hiểu văn học, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 89. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975-2000, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 90. Đặng Văn Khương (2007), Văn hoá và con người Nam bộ trong sáng tác của Phi Vân, Luận văn Cao học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. 91. Tôn Phương Lan (2004), Truyện ngắn chiến tranh nhìn từ sự vận động của thể loại, Tạp chí Văn học, Số 11. 92. Dương Hoàng Lộc (2005), Mấy suy nghĩ về tính khoan dung trong văn hoá Nam bộ, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 3, tr.69. 93. Nguyễn Văn Long (1985), Văn xuôi sau 1975 viết về chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 4. 94. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 95. IU.M.LOTMAN (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thuỷ dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 96. Phong Lê (1990), Nhà văn và hiện thực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 97. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 98. Nguyễn Văn Lưu (1996), Thử nhìn lại văn học Việt Nam sau mười năm đổi mới, Văn nghệ Quân đội nhân dân, Số 6. 99. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 100. Trần Đỗ Liêm (2008), Sông nước Cửu Long, Tạp chí Văn học, Số 2. 101. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 102. Đinh Thành Nam (1991), Cây lá đan mặt trời, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp. 103. Sơn Nam (2004), Đất Gia Định - Bến Nghé xưa - Người Sài Gòn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 104. Sơn Nam (2004), Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 105. Sơn Nam (2005), Nói về miền Nam - Cá tính miền Nam - Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Biên khảo, Nxb Trẻ. 106. Hoài Nam (6.2009), Lệ thuộc sinh ra lực cản, An ninh, Số 83. 107. Nguyễn Kim Nương (2005), Truyện ngắn An Giang 1975-2005 - những thành tựu chủ yếu, Văn nghệ An Giang. 108. Dạ Ngân (1986), Điều khác trước, in trong sách : Quãng đời ấm áp, Nxb Phụ nữ. 109. Bích Ngân (2005), Những mảnh ván thiêng in trong Tuyển tập truyện ngắn Bến Tre từ 1945 - 2005, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. 110. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh. 111. Phùng Quý Nhâm (1992), Thẩm định văn học, Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 112. Phùng Quý Nhâm (1998), Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí Văn học, Số 4. 113. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 114. Nguyên Ngọc (1990), Cần mạnh bạo bước qua cái xấu, cái ác để hướng tới cái thiện, cái đẹp, Lao động Chủ nhật, Số 8. 115. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975 - Thử thăm dò đôi nét về qui luật phát triển, Tạp chí Văn học, Số 4. 116. Nguyên Ngọc (2005), Còn có rất nhiều người cầm bút có tư cách, Chuyên đề tiểu thuyết đăng ở đâu, http:// www.vnexpress.net, ngày 2/1. 117. Lê Thành Nghị (1989), Những truyện ngắn hay, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Số 12. 118. Lã Nguyên (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Tạp chí Văn học, Số 19. 119. Nguyễn Thị Phước (1999), Chuyến tàu tháng bảy, Nxb Hội Nhà văn. 120. Huỳnh Như Phương (1991), Văn xuôi những năm 1980 và vấn đề dân chủ hoá nền văn học, Tạp chí Văn học, Số 4. 121. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Hội nhà văn, Hà Nội. 122. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hoá Người Việt ở Nam bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 123. Hoài Phương (2004), Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay - Thành tựu và những điều trăn trở, Tạp chí Nhà văn, Số 11. 124. G.N Pospelov ( chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà nội. 125. Phan Quang (2001), Bút ký đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 126. Spencer John Son, M.D (2004), Qùa tặng diệu kỳ, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 127. Thai Sắc (1997), Ăng ti gôn, Nxb Văn học, Hà Nội. 128. Văn Sinh (1997), Cây dầu biết nói, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp. 129. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 130. Trần Hữu Tá (1989), Vấn đề định hướng của văn học trong tình hình hiện nay, Tạp chí Văn học, Số 5. 131. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, Tp. Hồ Chí Minh. 132. Phạm Minh Thảo (2005), Việt Nam trên bàn ăn, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 133. Nguyễn Thanh (2001), Bóng chiều hôm, Nxb Hội Nhà văn. 134. Nguyễn Thanh (2004), Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long - một chặng đường phát triển đáng ghi nhận, Tạp chí Nhà văn, Số 10. 135. Chiêm Thành (2004), Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long: một khu vực văn xuôi có nhiều đặc sắc, Tạp chí Nhà văn, Số 10. 136. Nguyễn Q. Thắng (2002), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, tập I, II, III, Nxb Văn học. 137. Nguyễn Thị Mai Thảo (2008), Phong cách nghệ thuật Trang Thế Hy, Luận văn Cao học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. 138. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Tạp chí văn học, Số 6. 139. Bùi Việt Thắng (1993), Truyện ngắn dự thi - phía trước và hy vọng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 7. 140. Bùi Việt Thắng (1998), Cái vĩnh hằng và cái thường ngày, Văn nghệ, Số 51. 141. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 142. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 143. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 144. Bùi Việt Thắng (2001), Truyện ngắn mười năm qua, Văn nghệ Quân đội, Số 8. 145. Bùi Việt Thắng (2004), Truyện ngắn hôm nay, Nghiên cứu Văn học, Số 1. 146. Bùi Việt Thắng, Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận, Nghiên cứu Văn học, Số 7. 147. Hồ Tĩnh Tâm (2004), Cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ, Tạp chí Nhà văn, Số 10. 148. Hồ Bá Thâm (2003), Văn hoá Nam bộ vấn đề phát triển, Nxb Văn hoá - Thông tin. 149. Nguyễn Quang Thân (1992), Sự trói buộc của truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số7. 150. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 151. Huỳnh Công Tín (2006), Từ điển từ ngữ Nam bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 152. Huỳnh Công Tín (2006), Cảm nhận bản sắc Nam bộ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 153. Đoàn Cầm Thi (2004), Chiến tranh, tình yêu, dục vọng trong văn học Việt Nam đương đại, evan.com, (29.3). 154. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 155. Trần Quốc Toàn (2004), Cần mở nhiều lối vào văn học, Tạp chí Nhà văn, Số10. 156. Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề, Tạp chí Văn học, Số 4. 157. Bích Thu (1996), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Tạp chí Văn học, Số 9. 158. Bích Thu (2006), Nhận dạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1975, Nghiên cứu Văn học, Số 5. 159. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa Văn hóa và Văn học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 160. Lê Hương Thủy (2006), Truyện ngắn sau 1975 - một số đổi mới về thi pháp, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 11. 161. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2008), Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Cao học, Đại học Vinh. 162. Lê Anh Trà (chủ biên), (1984), Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Viện văn hoá. 163. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 164. Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu học, Số 11. 165. Nguyễn Nghĩa Trọng (2005), Thử nhận diện văn học 30 năm qua, Nxb Hội Nhà văn, Số 4. 166. Nguyễn Ngọc Tư (2000), Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 167. Nguyễn Ngọc Tư (2001), Ông ngoại, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 168. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Biển người mênh mông, Tập truyện, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 169. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Giao thừa, Tập truyện, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 170. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Nước chảy mây trôi, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 171. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 172. Nguyễn Ngọc Tư(2008), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh 173. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Nhà văn Nguyễn Thanh người nặng nợ với văn chương, Bán đảo Cà Mau, Số 49. 174. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long, Bán đảo Cà Mau, Số 49. 175. Phan Văn Tường (2007), Bước đầu tìm hiểu văn học ở Long An, Nxb Văn nghệ. 176. Nhiều tác giả (1986), Tác phẩm chọn lọc (1975- 1995), Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 177. Nhiều tác giả (1986), Lý luận văn học (tập1), Đại học Sư phạm Hà Nội. 178. Nhiều tác giả (1989), Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm và dư luận, Nxb Trẻ. 179. Nhiều tác giả (2005), Truyện ngắn Tiền Giang 1975 - 2005, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 180.1. Nhiều tác giả (1999), Truyện ngắn miền Tây (Tập 1), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 180.2. Nhiều tác giả (1999), Truyện ngắn miền Tây (tập 2), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 181. Nhiều tác giả (1995), 20 năm truyện ngắn An Giang, Văn nghệ An Giang 182. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập truyện ngắn 18 nhà văn đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Mũi Cà Mau. 183. Nhiều tác giả (1996), Tuyển tập truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 1975- 1995, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 184. Nhiều tác giả (2002), Tuyển tập văn học Đồng Tháp thế kỷ XX, Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp. 185. Nhiều tác giả (2006), Tuyển tập văn học Đồng Tháp (1986 -2006), Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp. 186.Nhiều tác giả (2005), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 187. Trần Vệ Giang (2004), Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm sâu một phong cách Nam bộ, http:// www.vannghesongcuulog.org. 188. Trần Đăng Xuyền (1993), Một cách nhìn cuộc sống hiện nay, Báo Văn nghệ, Số 15. 189. Hoàng Thị Văn (2001), Khát vọng hạnh phúc của con người trong truyện ngắn 1975 - 1995, Khoa ngữ văn ¼ thế kỷ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 190. Viện Khoa học Xã hội tại Tp.HCM (1982), Một số vấn đề khoa học xã hội về Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb KHXH, Hà Nội. 191. Viện Văn hoá (1984), Mấy đặc điểm Văn hoá đồng bằng sông Cửu Long, Viện Văn hoá xuất bản. 192. Trần Quốc Vượng (1999), Một cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 193. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 194. Hồ sĩ Vịnh (1998), Văn hóa Văn học một hướng tiếp cận, Nxb Văn học và Viện văn hóa, Hà Nội. 195. Tường Vi(2005), Một phong vị truyện ngắn đồng bằng riêng biệt, http:// www.vannghesongcuulog.org. 196. Nguyễn Anh Vũ (2004), Truyện ngắn Ba tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn học. 197. Đặng Vũ (2006), Cổ tích trên cánh đồng bất tận, Tạp chí Nhà văn, Số 12. PHỤ LỤC NHỮNG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY THUỘC ĐỐI TƯỢNG LUẬN ÁN KHẢO SÁT STT TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ Dốc chiều hôm Trần Phương Anh Trái tim Đồng Tháp Mười Trần Thị Hoàng Anh Người ở lại Trần Thị Hoàng Anh Khoảng trống Hoàng Dương Thu Anh Khoảng cách Trầm Nguyên Ý Anh Nghiệp đời còn đó Trầm Nguyên Ý Anh Một mảnh đời Trầm Nguyên Ý Anh Nước mắt đàn ông Trầm Nguyên Ý Anh Đứa con hoang Trầm Nguyên Ý Anh Trở về cõi tục Trầm Nguyên Ý Anh Cũng một kiếp người Trầm Nguyên Ý Anh Ba về Lê Đình Bích Huyền thoại Ipsinnkharon Lê Đình Bích Đường về Lê Đình Bích Ngày mưa Nguyễn Kim Châu Chị Mai Nguyễn Hồng Chuyên Quê hương đôi ngả Nguyễn Hồng Chuyên Thị trấn đồng bằng Đào Ngọc Chương Hổ mun Đặng Thư Cưu Dấu roi xưa Đặng Thư Cưu Một lẽ sống Anh Đào Giữa dòng nước lũ Anh Đào Chuyện đời Anh Đào Cái đèn bỏ quên Phạm Thị Ngọc Điệp Một giờ với tương lai Anh Động Thuốc đắng Anh Động Tiếng bước chân Anh Động Về với mảnh vườn xưa Anh Đức Chiếc ghe lườn Đặng Tấn Đức Đò đã dời bến Đặng Tấn Đức Thầy Năm Mọi Phạm Trường Gia Xóm mồ côi Nguyễn Lập Em Sông Hậu xuôi về Nguyễn Lập Em Bến nước kinh cùng Nguyễn Lập Em Tiếng gọi ngàn Đoàn Giỏi Tiếng hót trong lồng Trịnh Bửu Hoài Tú tài làng Ô Môi Trịnh Bửu Hoài Thời gian Lâm Thị Thanh Hà Ông già đến từ Busan Vũ Hồng Tiếng chông trôi trên sông Vũ Hồng Điều không thể tới được Chu Hồng Hải Chuyện con người Nguyễn Huỳnh Hiếu Phía sau một con người Nguyễn Huỳnh Hiếu Mai Nguyễn Đắc Hiền Quân cờ người Lương Minh Hinh Giấc khuya chín sầu riêng Lương Minh Hinh Phù sa trên tóc bạch kim Nguyễn Thị Thanh Huệ Bông mai giữa Đồng Tháp Mười Lê Thanh Huệ Mộ tổ Lê Thanh Huệ Vở nhạc kịch dâng mẹ Trầm Hương Một chữ Đỗ Viết Hương Con mèo hoang và nhà thơ có gia cư Trang Thế Hy Vết thương thứ 13 Trang Thế Hy Về nhà trước cơn mưa Trang Thế Hy Cây bằng lăng bông tím Phạm Trung Khâu Tình yêu Phạm Trung Khâu Bé bằng bông Nguyễn Đăng Khoa Quí hơn vàng bạc Bùi Quí Khiêm Không có cái chuyện nào cả Phạm Trung Khâu Phiên tòa không bị cáo Nguyễn Thị Kỳ Chiều nay có trận tennis hay Nguyễn Linh Ước mơ buồn Đỗ Tuyết Mai Tìm con Nguyễn Thị Diệp Mai Chuyến xe cuối Nguyễn Thị Diệp Mai Người cóc Nguyễn Thị Diệp Mai Nhân tình Nguyễn Thị Diệp Mai Nơi cuối đường Nguyễn Thị Diệp Mai Nước chảy một bên Nguyễn Thị Diệp Mai Vài ngày ở Cần Thơ Mương Mán Những người hiện đại Lê Thị Thanh Minh Người chạy trốn quá khứ Mai Bửu Minh Đôi tay Mai Bửu Minh Hắn và tôi Mai Bửu Minh Mảnh đất Đinh Thành Nam Mùa bông điên điển Phương Nam Khóc hương cau Phan Trung Nghĩa Đất không cưu mang Bích Ngân Nhà không có đàn ông Dạ Ngân Trên mái nhà người phụ nữ Dạ Ngân Trò chơi giữa giờ Vũ Đức Nghĩa Quan gác cửa Vũ Đức Nghĩa Chợ người Hàn Vĩnh Nguyên Bé và chim Hàn Vĩnh Nguyên Gặp vận đổi đời Nguyễn Nhân Lý lẽ của anh Sáu Bợ Đinh Quang Nhã Trăng lặn Khai Phong Kỷ niệm thoáng qua Khai Phong Bông điên điển Đỗ Phu Con sóng Đồng Tháp Mười Nguyễn Thị Phước Thảo Đỗ Viết Phương Chim hạnh phúc Ngọc Phượng Nàng Hê Rát Ngọc Phượng Mùa dưa gang Kim Quyên Thành phố trắng Kim Quyên Người dì tên đợi Nguyễn Quang Sáng Cha và chú tôi Thai Sắc Có một cơn bão như thế Thai Sắc Phía sau một ca khúc Thai Sắc Chim lá rụng Thai Sắc Tiếng độc huyền và cây cột nhà gỗ sao Thai Sắc Một đoạn đời Nguyễn Thanh Sơn Chợ cá Nguyễn Thanh Sơn Người đàn bà hát rong Vân Sinh Cú kêu mùa lũ Vân Sinh Kiều Nương Ngô Khắc Tài Phố không đèn Ngô Khắc Tài Tro bụi trên sông Ngô Khắc Tài Chim bay về Ngô Khắc Tài Bầy chim sổ lồng Ngô Khắc Tài Dấu mưa xoi Ngô Khắc Tài Nhớ khói Ngô Khắc Tài Dưới lớp tro bụi Mai văn Tạo Dòng sông đêm lặng chảy Hồ Tĩnh Tâm Có một mùa mưa Hồ Tĩnh Tâm Xóm phố Hồ Tĩnh Tâm Con gái tôi Nguyễn Thanh Cùng đất nước Nguyễn Thanh Miên man miền quê chị Nguyễn Thanh Ông cá hô Lê Văn Thảo Thằng Cung Lê Văn Thảo Sau chiến tranh Quang Thắng Câu chuyện trên tàu Trần Ninh Thới Chuyện nhà tôi Trần Ninh Thới Mùa gác chéo Tùng Thiện Ông già Tháp Mười Phan Thư Quê ngoại Thu Trang Ông thiềm Thừ Trần Kim Trắc Sau cuộc chiến Nguyễn Trường Điểm tựa trắng Lê Đình Trương Bia mộ Lê Đình Trương Thập giá gỗ Lê Đình Trương Tiếng hú trong đêm hội Lăng Nguyên Tùng Phía trước Nguyên Tùng Xóm nghèo Nguyễn Ngọc Tuyết Chiếc bình độc cổ Nguyễn Ngọc Tuyết Suất hát đêm giao thừa Trần Quốc Tuấn Ngọn đèn không tắt Nguyễn Ngọc Tư Nỗi buồn rất lạ Nguyễn Ngọc Tư Chuyện của Điệp Nguyễn Ngọc Tư Ngổn ngang Nguyễn Ngọc Tư Lý con sáo sang sông Nguyễn Ngọc Tư Nhớ sông Nguyễn Ngọc Tư Cuối mùa nhan sắc Nguyễn Ngọc Tư Hiu hiu gió bấc Nguyễn Ngọc Tư Lương Nguyễn Ngọc Tư Cái nhìn khắc khoải Nguyễn Ngọc Tư Dòng nhớ Nguyễn Ngọc Tư Người năm cũ Nguyễn Ngọc Tư Ngày đùa Nguyễn Ngọc Tư Bởi yêu thương Nguyễn Ngọc Tư Làm mẹ Nguyễn Ngọc Tư Cải ơi Nguyễn Ngọc Tư Thương quá rau răm Nguyễn Ngọc Tư Huệ lấy chồng Nguyễn Ngọc Tư Nhà cổ Nguyễn Ngọc Tư Mối tình năm cũ Nguyễn Ngọc Tư Biển người mênh mông Nguyễn Ngọc Tư Duyên phận sole Nguyễn Ngọc Tư Một trái tim khô Nguyễn Ngọc Tư Cánh đồng bất tận Nguyễn Ngọc Tư Vết chim trời Nguyễn Ngọc Tư Chuồn chuồn đạp nước Nguyễn Ngọc Tư Tình thầm Nguyễn Ngọc Tư Trên đỉnh Puvan Nguyễn Ngọc Tư Âu thơ tươi đẹp Nguyễn Ngọc Tư Núi lở Nguyễn Ngọc Tư Thổ Sầu Nguyễn Ngọc Tư Một chuyện hò hẹn Nguyễn Ngọc Tư Gió lẻ Nguyễn Ngọc Tư Một quãng đời và cả cuộc đời Phạm Duy Tương Nhưng mối tình qua chiến tranh Phạm Duy Tương Kẻ thù của tôi Tú Uyên Thằng lựu Đạn Võ Ngọc Khánh Vân Gặp gỡ Lương Hiệu Vui Chuyện ghét chuyện thương Lương Hiệu Vui Nhạc rừng Lương Hiệu Vui Khách thương hồ Hào Vũ Chói chang Hào Vũ Một người bị bỏ quyên Hào Vũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay.doc
Luận văn liên quan