Khóa luận Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh hưng, huyện Phú lộc, tỉnh thừa thiên Huế đại họ

Ưu tiên tập trung cho công tác thủy lợi trên tất cả các vùng sản xuất. Xin nhà nước đầu tư cho một số công trình thủy lợi như cải tạo các đường cấp nước NTTS ở Đình Đôi I + II và cồn Rau Câu đẻ sản xuất kinh doanh thích ứng với sự biến đổi của môi trường, khí hậu phù hợp với quy trình nuôi tôm kết hợp. - Tiến hành quy hoạch lại diện tích mặt nước đầm phá, lập lại trật tự kỷ cương, bảo vệ vững chắc môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản. - Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý Nhà nước về nuôi tôm kết hợp trên địa bàn. - Đầu tư xây dựng, cải tạo các trung tâm sản xuất giống, các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm. Quản lý chặt chẽ nguồn giống nhất là việc kiểm dịch. Tăng cường kiểm tra các điểm bán thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, hóa chất sử lý trong nuôi tôm. - Thành lập, khuyến khích các Hội nghề cá cơ sở hoạt động, nâng cao năng lực quản lý cho Nhà nước, thực hiện việc thu phí ô nhiễm môi trường. - Đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực: tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến ngư nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đến tận từng hộ ngư dân, từng trang trại, giúp cho họ nắm được kỹ thuật nuôi trồng từng loại thủy sản trong từng điều kiện cụ thể của vùng. Trường Đại họ

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh hưng, huyện Phú lộc, tỉnh thừa thiên Huế đại họ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á cao so với lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng. Điều này cộng thêm việc chi phí đầu tư cho nuôi tôm kết hợp được dàn trải trong suốt vụ nuôi đã đảm bảo cho việc lựa chon hình thức nuôi tôm kết hợp. Lợi nhuận kinh tế trung bình trên một hộ là khoảng 17,87 triệu đồng/năm. Đối với người dân sống chủ yếu nhờ vào thu nhập trong NTTS và nông nghiệp thì con số này đã tạo điều kiện cho người dân phát triển tốt hơn về mọi mặt trong gia đình. Trư ờn Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 42 Đầu tư phát triển nuôi tôm kết hợp với mục đích giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình. Với kết quả nuôi trồng như trên, các mục tiêu đặt ra đều đạt được, các hộ không những có sinh kế ổn định mà còn có thêm thu nhập, dần dần thoát nghèo. Qua số liệu phân tích trên cho chúng ta thấy một bức tranh tổng thể về kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu. 3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra 3.4.1.Mô hình sản xuất Cobb-Douglass Để nghiên cứu tác động của các yếu tố có liên quan đến lợi nhuận kinh tế nuôi tôm kết hợp. Tôi quyết định sử dụng mô hình Cobb-Douglass có dạng: Y = αX1 β1X2β2 X3β3 X4β4 X5β5 X6β6 X7β7 Trong đó: Y: Lợi nhuận kinh tế (1000đ/ha) X1: Trình độ văn hóa của hộ (lớp) X2: Số vụ nuôi (Vụ) X3: Số lần tham gia tập huấn (lần) X4: Lượng tôm giống (vạn con) X5: Lượng cá giống (con) X6: Lượng cua giống (con) X7: Chi phí thức ăn (bao gồm thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp) (1000đ/ha) Logarit hóa 2 vế của mô hình Cobb-Douglass nói trên ta được mô hình tuyến tính sau: lnY=lnα+ β1lnX1+ β2lnX2+ β3lnX3+ β4lnX4+ β5lnX5+ β6lnX6+ β7lnX7 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 43 Bảng 12 : Ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận kinh tế của nuôi tôm kết hợp Chỉ tiêu Hệ số t P-value Hệ số α -0,437 -0,416 0,679 Trình độ văn hóa (X1) 0,009 0,102 0,919 Số vụ nuôi (X2) 0,012 0,022 0,983 Số lần tham gia tập huấn (X3) 0,011 0,154 0,878 Lượng giống tôm (X4) 0.361 2,187 0,034 Lượng giống cá (X5) 0,485 2,191 0,033 Lượng giống cua (X6) 0,227 1,047 0,301 Chi phí thức ăn (X7) 0,332 1,984 0,053 Giá trị F 58,014 R2 0,896 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Hàm sản xuất của hình thức nuôi tôm kết hợp có dạng: Y = -0,437X10,009X20,012 X30,011 X40,361 X50,485 X60,227 X70,332 Kiểm định mô hình F=58,014 ở mức ý nghĩa 95%, điều này cho ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0 ( giả thuyết tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0) và chấp nhận giả thuyết H1 ( giả thuyết không phải tất cả các hệ số hồi quy riêng bằng 0). Hệ số tương quan R2 = 89,6% chứng tỏ các biến đưa vào mô hình giải thích được 89,6% mức biến động của biến lợi nhuận kinh tế. Các biến còn lại ngoài mô hình giải thích được gần 10,4% sự biến động. Như vậy mô hình đưa ra là hợp lý. Hệ số hồi quy β1, β3 của biến X1, X3 lần lượt bằng 0,009, 0,011. Điều này có nghĩa là: trong điều kiện các nhân tố đầu vào khác ở mức trung bình mẫu, nếu tăng X1 lên 1% từ mức trung bình của mẫu đó thì lợi nhuận sẽ tăng lên 0,009%, nếu tăng X3 lên 1% từ mức trung bình của mẫu đó thì lợi nhuận sẽ tăng lên0,011%. Như vậy nếu trình độ văn hóa và số lần tham gia tập huấn của người dân càng tăng thì sẽ làm cho lợi nhuận càng tăng. Hệ số hồi quy β2 của biến X2 = 0,012. Điều này có nghĩa là khi tăng vụ nuôi lên 1% từ mức trung bình của mẫu trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi thì lợi nhuận kinh tế sẽ tăng lên tương ứng 0,012%. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 44 Hệ số hồi quy β4, β5, β6 của biến X4, X5, X6 lần lượt bằng 0,361, 0,485, 0,227 . Điều này có nghĩa là: trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình của mẫu, nếu tăng X4 lên 1% từ mức trung bình của mẫu đó thì lợi nhuận sẽ tăng 0,361%, nếu tăng X5 lên 1% từ mức trung bình của mẫu đó thì lợi nhuận sẽ tăng 0,485% và nếu tăng X6 lên 1% từ mức trung bình của mẫu đó thì lợi nhuận sẽ 0,227%. Như vậy, đối với hình thức nuôi tôm kết hợp, mật độ giống có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận kinh tế. Qua điều tra cho thấy, phần lớn các hộ nuôi tôm kết hợp đều thả giống với lượng giống không cao lắm (tôm là 10 vạn/ha, cá 1000 con/ha và cua 1000 con/ha). Lượng giống thả này là tương đối hợp lý nên có thể tăng lượng giống lên để tăng lợi nhuận. Hệ số hồi quy β7 của biến X7=0,332. Điều này có nghĩa khi ta tăng chi phí thức ăn lên 1% từ mức trung bình của mẫu trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi thì lợi nhuận kinh tế sẽ tăng lên tương ứng 0,332%. Kết quả hàm sản xuất cho thấy, chi phí thức ăn có ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của các hộ nuôi. Do đó, trên cơ sở mật độ nuôi hợp lý, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho ăn, các hộ cần tăng cường đầu tư tăng thêm chi phí thức ăn nhằm tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận. Từ kết quả trên cho thấy cần tăng cường công tác khuyến ngư cho người dân, tổ chức thêm các lớp tập huấn cũng như khuyến khích người dân tham gia các lớp tập huấn này vì rất cần thiết cho các hộ nuôi để cải thiện hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Người nuôi cũng nên chú trọng xử lý, tu bổ ao hồ trước khi nuôi, đảm bảo loại bỏ yếu tố dịch bệnh từ vụ trước và tạo môi trường nuôi mới để sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn. Các địa phương cần quy hoạch lại vùng nuôi để đảm bảo tăng hiệu quả và phát triển nuôi thủy sản bền vững. 3.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng 3.4.2.1. Diện tích, quy mô nuôi trồng Cũng giống như những ngành sản xuất nông nghiệp khác, đất đai, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong nuôi trồng thủy sản và có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản lượng nuôi trồng, từ đó có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 45 Để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố này đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp, tôi đã tiến hành phân tổ các hộ sản xuất. Các hộ được chia làm 4 tổ tương ứng với các mức diện tích ao nuôi khác nhau. Ảnh hưởng của diện tích ao nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp được thể hiện ở bảng 13 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 46 Bảng 13: Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Diện tích (m2) Số hộ DT bình quân/hộ (m2) GO (1000đ/ha) MI (1000đ/ha) GO/TC lần MI/TC lần Hộ % 1000-5000 17 28,3 2911,76 66936,97 29652,56 1,10 0,47 5000-10000 21 35,0 9404,76 63441,52 33247,49 1,64 0,87 10000-15000 13 21,7 13846,15 70299,67 38562,36 1,74 0,95 15000-20000 9 15,0 19111,11 68331,98 35484,65 1,77 0,93 Bình quân chung 60 100,0 11318,45 67252,54 34236,77 1,56 0,80 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 47 Qua bảng trên dễ dàng nhận thấy giá trị sản xuất biến động theo diện tích. Giá trị sản xuất bình quân của ao có diện tích nhỏ (1000-5000 m2) lớn hơn 3,5 triệu đồng so với ao có diện tích trung bình (5000-10000 m2), và nhỏ hơn 3,3triệu đồng so với ao có diện tích khá lớn (10000-15000 m2) và 1,4 triệu đồng so với ao có diện tích lớn (15000-20000 m2). Sự biến động các chỉ tiêu kết quả (Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp) đã kéo theo sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả đối với diện tích ao nuôi. Các chỉ tiêu GO/TC, MI/TC của nhóm ao có diện tích càng lớn càng cao nhưng khi diện tích quá lớn thì sẽ giảm dần. Nguyên nhân là do ao có diện tích nhỏ và vừa sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Và phần lớn các hộ điều điều sản xuất với diện tích dưới 15000 m2 sẽ cho giá trị cao nhất. 3.4.2.2. Chi phí thức ăn Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trọng của vật nuôi. Song điều này không có nghĩa là cứ tăng mãi thức ăn lên thì năng suất sẽ tăng lên và hiệu quả sản xuất tăng lên. Căn cứ vào mức đầu tư chi phí thức ăn khác nhau giữa các hộ gia đình, tôi tiến hành phân thành 5 tổ, xem xét các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp khi tăng chi phí thức ăn lên và được thể hiện ở bảng 13. Trong giai đoạn đầu, ta thấy đầu tư càng nhiều thức ăn càng thu được lãi lớn và hiệu quả càng cao. Khoảng cách về giá trị sản xuất giữa tổ I so với tổ II, tổ III so với tổ II, tổ III so với tổ VI lần lượt là 5,1 triệu đồng, 12,9 triệu đồng, 3,6 triệu đồng và tổ V so với tổ IV là 16,7 triệu đồng. Tổ IV, V tuy giá trị sản xuất cao nhưng chi phí thức ăn cũng nhiều nên thu nhập hỗn hợp của tổ IV và V là thấp so với 3 tổ còn lại. Và hộ nuôi đạt lợi nhuận cao nhất với mức thức ăn khoảng 5-15 triệu đồng/ha. Vì thế các hộ cần có kiến thức về lượng thức ăn để cho ăn phù hợp tránh cho ăn nhiều gây chi phí tăng cao nhưng sản lượng vẫn không tăng làm lãng phí và còn có thể gây ô nhiễm nguồn nước khi thức ăn thừa còn lại lâu ngày.Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 48 Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Chi phí thức ăn (1000đ) Số hộ Chi phí bình quân/hộ (1000đ) GO (1000đ/ha) MI (1000đ/ha) GO/TC lần MI/TC lần Hộ % <5000 3 5,00 3455,33 62574,03 41560,33 1,96 1,21 5000-10000 34 56,67 6190,84 57509,04 34703,53 1,85 0,94 10000-15000 18 30,00 11030,24 70502,92 42237,07 2,05 1,12 15000-20000 3 5,00 15091,67 64451,70 25457,25 0,95 0,38 >20000 2 3,33 20,375 81225,00 27225,68 0,97 0,35 Bình quân chung 60 100,0 11228,62 67252,54 34236,77 1,56 0,80 Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 49 3.4.2.3. Công lao động Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi phải có sự tác động thường xuyên của người lao động trong suốt quá trình sản xuất. Trong nuôi trồng thủy sản, người lao động bỏ công ra từ khi nạo vét, chuẩn bị ao nuôi, chăm sóc, bảo vệ cho đến khi thu hoạch. Để xem xét ảnh hưởng của công lao động tới kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm kết hợp, tôi tiến hành tìm hiểu sự khác biệt trong đầu tư công lao động, lựa chọn mức phân tổ đầu tư công lao động trung bình/ha. Ảnh hưởng công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp được thể hiện ở bảng 15. Ta dễ nhận thấy xu thế biến động tăng giảm giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp đối với công lao động mà các hộ đầu tư. Giá trị sản xuất nhóm II (90-120 ngày-công) giảm so với nhóm I (<90 ngày-công) là 5,5 triệu đồng nhưng nhóm III (120-150 ngày- công) lại tăng 8,9 triệu so với nhóm II và cao hơn nhóm IV (>15 ngày-công) 1,5 triệu đồng. Và tương ứng các chỉ tiêu kinh tế khác cũng tăng giảm như thế. Như thế ta cần phân bố lao động cho phù hợp với diện tích nuôi trồng. Vì khi diện tích lớn mà lao động nhỏ thì không thể chăm sóc được làm cho giá trị sản xuất giảm và lao động phù hợp cho 1 ha là 120-150 công chăm sóc. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 50 Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Công lao động (ngày-người) Số hộ Lao động bình quân/hộ (ngày-người) GO (1000đ/ha) MI (1000đ/ha) GO/TC lần MI/TC lần Hộ % <90 21 35,00 78,52 67363,89 29393,58 1,36 0,65 90-120 11 18,33 112,27 61788,94 33458,53 1,61 0,86 120-150 13 21,67 134,01 70684,77 39157,96 1,66 0,99 >150 15 25,00 173,87 69172,56 34936,99 1,59 0,7 Bình quân chung 60 100,0 124,67 67252,54 34236,77 1,56 0,80 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 51 3.4.2.4. Thị trường tiêu thụ Đây là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và cả nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ và kênh phân phối tại địa bàn nghiên cứu còn khá đơn điệu. Người dân chủ yếu bán cho thương lại trực tiếp tại hồ. Bảng 16: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra Nơi bán Tần số % Tại chợ 0 0 Tại hồ 60 100 Tổng 60 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Người dân chủ yếu bán cho thương lái tơi thu mua tại hồ. Khi được mùa, tôm thỏa mãn kích cở, đẹp thì thương lái săn đón mua với giá cao. Nhưng khi tôm mắc bệnh, phải thu hoạch gấp thì họ ép giá. Hơn nữa sự hợp tác, móc mối giữa thương lái đẩy người dân vào tình cảnh là họ chỉ biết chấp nhận giá mà họ đưa ra. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất tôm. Hơn nữa trên địa bàn vẫn chưa hình thành được một nhà máy chế biến nào càng khiến sự lựa chọn của người dân ít đi. Người dân sản xuất nhưng không yên tâm về thị trường, không biết rõ được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai, giá cả có chắc chắn hay không. 4. Thị trường đầu ra của tôm nuôi hiện nay ở Thừa Thiên Huế Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu tôm sang 92 thị trường, với tổng giá trị ước đạt 2,25 tỷ USD, giảm khoảng 6,3% so với năm 2011. Đây là lần đầu tiên trong vòng năm năm qua xuất khẩu tôm của Việt Nam giảmTr ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 52 giá trị. Năm qua nổi bật là xuất khẩu tôm sú đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng giá trị xuất khẩu tôm cả nước, tôm chân trắng đạt 676,6 triệu USD, chiếm 32,8%. Trong tốp 10 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam (chiếm 95,2% tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm cả nước), có tới 5 thị trường giảm mạnh nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Mỹ, EU, ASEAN đều sụt giảm mạnh.Tính đến hết tháng 10/2012, giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ đạt 383 triệu USD, giảm 16,1%; EU đạt gần 260 triệu USD, giảm 25,8%;Và ASEAN đạt 30 triệu USD, giảm 19,9%. Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm nước ta còn phải cạnh tranh về giá bán với các nguồn cung khác trên thị trường thế giới như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan... Thông tin từ các công ty nhập khẩu cho thấy, so sánh với giá tôm của các nước cung cấp khác như Indonesia, Malaysia hay Ấn Độ, giá tôm Việt Nam thường cao hơn từ 10 - 18%. Giá cả luôn là yếu tố cạnh tranh quan trọng, nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế. Giá trở thành yếu tố sống còn bởi phần lớn người tiêu dùng luôn nhìn vào giá để quyết định lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ giá bán để cạnh tranh với các đối thủ khác trong điều kiện hiện nay là vô cùng khó đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam do giá thành sản xuất trong nước ngày càng tăng cao. Hiện nay, thị trường đầu ra vẫn còn bị bỏ ngõ thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam giảm mạnh gây thiệt hại lớn cho triển nuôi tôm của tỉnh. Phần lớn lượng tôm trong tỉnh sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ bởi các doanh nghiệp ngoài tỉnh như Đà Nẵng, Nha Trang, Nghệ An, Thanh HóaThông qua các doanh nghiệp này con tôm ở Thừa Thiên Huế được xuất khẩu ra ngoài. Trước tình hình tôm trong nước xuất khẩu ra nước ngoài giảm thì tôm trong tỉnh cũng khó tiêu thụ và xuất khẩu ra nước ngoài. 5.Một số kết quả xã hội môi trường của nuôi tôm kết hợp Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 53 Trong thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo Giáo sư Kevin Michael, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn. Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ trong ao, từ đó giúp giảm lượng chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sự phát triển các loại tảo có lợi. Ngoài ra, cá rô phi còn có tác dụng tiêu diệt một số vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ăn cả xác tôm chết, từ đó giúp hạn chế sự lây lan mầm bệnh trong ao nuôi giúp giảm mầm bệnh trong môi trường ao nuôi Mô hình nuôi tôm kết hợp hạn chế được vấn đề rủi ro do độc canh. Thêm vào đó, nuôi tôm kết hợp không cần phải sử dụng nhiều hóa chất như nuôi tôm bán thâm canh nên mô hình này được người dân cho rằng đã góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm nguồn nước NTTS. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 54 CHƯƠNG III HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP Ở XÃ VINH HƯNG, PHÚ LỘC 1.Định hướng để phát triển nghề nuôi tôm kết hợp 1.1. Chính sách nhà nước Để mô hình nuôi tôm kết hợp phát triển theo hướng bền vững, hàng năm Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ hướng dẫn người nuôi chọn giống, kỹ thuật nuôi. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để giúp cho các cơ sở sản xuất cập nhật được các thông tin cần thiết liên quan đến thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó chủ động trong sản xuất, xây dựng và nâng cấp hệ thống chợ trong vùng; Hình thành một số trung tâm thương mại ở các tiểu vùng nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh các loại hình du lịch, dịch vụ có lợi thế như du lịch biển, nghỉ dưỡng, văn hóa, sinh thái... tạo môi trường hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là một thị trường xuất khẩu tại chỗ rộng lớn đối với nhiều mặt hàng có lợi thế trong vùng. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực: tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến ngư nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đến tận từng hộ ngư dân, từng trang trại, giúp cho họ nắm được kỹ thuật nuôi trồng từng loại thủy sản trong từng điều kiện cụ thể của vùng.Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 55 Khuyến khích và chuyển giao kỹ thuật nuôi cá nước mặn, lợ, ngọt và các loài thuỷ sản khác như cua, ghẹ... nhằm đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi trồng. Xây dựng các đề án về chính sách hỗ trợ sản xuất và cung ứng giống tốt, sạch bệnh cho người nuôi; đào tạo và nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác cộng đồng nghề cá; đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thú y thủy sản cho lực lượng thú y viên; xây dựng hệ thống cảnh báo quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh thủy sản; hỗ trợ người dân khi thực hiện giải tỏa và sắp xếp vùng nuôi chắn sáo, nuôi ao hạ triều và cao triều Hỗ trợ đầu tư các công trình kênh thoát nước tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống kênh cấp và thoát nước tập trung; hỗ trợ giải toả, sắp xếp để làm thông thoáng luồng lạch, vùng bảo vệ đê đầm phá, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 1.2: Mục tiêu Năm 2013, thống nhất kế hoạch sản xuất tôm nước lợ đạt 655.000 hecta (giảm 0,6%), sản lượng 530.000 tấn (tăng 11,24%). Để giải quyết những khó khăn trong nuôi tôm nước lợ nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất tôm năm 2013, cần tập trung tối đa nguồn lực ngay từ đầu năm nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây nên dịch bệnh trên tôm nước lợ; tổng kiểm tra chất lượng chế phẩm sinh học trên thị trường; kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, rà soát điều kiện sản xuất các trại tôm giống; tổ chức lại hệ thống thống kê và dự báo nhanh từ Tổng cục Thủy sản đến các chi cục, các hiệp hội; đẩy mạnh nuôi tôm theo mô hình VietGAP, hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi hiệu quả ở các địa phương; nhanh chóng giải quyết rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản, sớm có hướng dẫn kỹ thuật nuôi, sử dụng thức ăn để khắc phục vấn đề Ethoxyquin... Để định hướng chiến lược phát triển ngành thủy sản, trong đó có phát triển nghề nuôi tôm, ngày 16-9-20210, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Trư ờn Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 56 số 1690/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2012. Quyết định 1690/QĐ-TTg đã định hướng phát triển tôm càng xanh vùng nước ngọt và tôm sú vùng nước lợ. Phải hình thành vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) phù hợp với từng thị trường tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, xây dựng thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao. Duy trì và phát triển các hình thức nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm sinh thái, nuôi quảng canh cải tiến để đảm bảo đạt năng suất cao, chất lượng và bền vững. Nhằm định hướng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, ngày 03-03- 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Đề án đặt ra mục tiêu “Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc. Chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2020: tôm sú (tôm nước lợ) đạt 700.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 5,76%/năm, tôm càng xanh đạt 60.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 11,6%/năm. *Mục tiêu chung của tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển nuôi tôm kết hợp có hiệu quả cao, ổn định và bền vững trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế về đất và mặt nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi. *Mục tiêu cụ thểTrư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 57 - Đến năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 19.516 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 9.316 tấn; tôm sú đạt 2.700 tấn; các loại cua, cá nước lợ, nhuyễn thể,... đạt 2.500 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 5.000 tấn. - Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.116 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 12.116 tấn; tôm sú đạt 3.000 tấn; các loại cua, cá nước lợ, nhuyễn thể,... đạt 3.000 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 6.000 tấn. 2. Một số giải pháp chủ yếu 2.1. Quy hoạch và quy hoạch lại diện tích nuôi tôm kết hợp Phong trào nuôi tôm ở xã Vinh Hưng những năm qua đã tạo ra nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý và sản xuất. Mặc dù bước đầu đã hình thành những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa nhưng do ý thức cộng đồng chưa cao nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động khai thác và nuôi trồng của một số hộ khác. Tình trạng này còn dẫn tới việc hủy hoại giá trị tài nguyên vùng đầm phá, ách tắc luồng lạch cản trở giao thông Xuất phát từ lý do đó, quy hoạch tổng thể và quy hoạch lại vùng nuôi được xem như là một trong những giải pháp hàng đầu để gải quyết tình trạng trên. Tiến hành quy hoạch và quy hoạch lại đất đai phải dựa trên cơ sở khoa học cũng như tập quán nuôi trồng của địa phương, đồng thời phải tạo sự thuận tiện trong quá trình sản xuất cho người dân, xác định được một cách chính xác vùng nào được khoanh vùng nào không được khoanh, tạo khoảng cách hợp lý giữa các ao nuôi. Việc làm này sẽ khắc phục được sự tranh chấp, xung đột giữa các nhóm nghề, giữa các hộ nuôi và lợi ích đối với việc sử dụng tài nguyên chung, từ đó phát triển bền vững vùng đầm phá cũng như nâng cao năng suất cây trồng của các hộ nuôi. Bên cạnh đó tạo nên một hệ thống giao thông thông thoán cho nhu cầu đi lại, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm và có khả năng thoát lũ tốt. Quy hoạch tổng thể vùng nuôi sẽ giúp cho các cơ quan chức năng và ban ngành có liên quan có cơ sở để đưa ra các định Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 58 hướng, gải pháp cho việc tổ chức quản lý sản xuất và điều tiết quá trình nuôi cho phù hợp với mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định cũng như hạn chế được tối đa những tiêu cực nảy sinh. Để có quy hoạch vùng nuôi hoàn chỉnh, an toàn và hiệu quả, trước mắt các cấp chính quyền và các đơn vị chức năng có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình quy hoạch trọng điểm và đang được triển khai thực hiện. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thiết lập lại trật tự quản lý, làm tiền đề phát triển bền vững sản xuất thủy sản để ổn định sinh kế của người dân, góp phần sắp xếp phân bố lại dân cư, thực hiện một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để phát triển nuôi tôm hiệu quả và bền vững phải có quy hoạch đồng bộ mà trước hết cần phải: quy hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp hiệu quả thấp và nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản; quy hoạch vùng đất cát bãi ngang ven biển sang nuôi trồng thủy sản; quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở diện tích đất có mặt nước ven đầm phá như nuôi hạ triều, nuôi chắn sáo. Qui hoạch lại 2 vùng nuôi tôm tập trung là vùng Đình Đôi – Rau Câu Đại Thắng là 175 ha và vùng Bách Thắng 70 ha. Duy trì và điều chỉnh lại một số diện tích của các vùng nuôi tôm phân tán ở các cồn như: Cồn Trại, Cửa Cạn, Cồn Trại- Cồn Ta, Cồn Tơi 2.2. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường ao Ba năm trở lại, UBND tỉnh thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn. Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và Lăng Cô có diện tích khoảng 22 ngàn ha, là điều kiện rất thuận lợi cho hàng ngàn hộ ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản. Do chưa có sự quản lý chặt chẽ thời gian qua có nhiều người dân đánh bắt thủy sản trái phép, khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Ba năm qua, UBND tỉnh có quyết định thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản. Việc cấm hoàn toàn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 59 các hoạt động kinh tế trong các khu bảo vệ thủy sản tạo điều kiện cho thực vật thủy sinh phát triển tốt, vừa làm nơi trú ẩn an toàn vừa là tạo nguồn thức ăn cho động vật thủy sinh, tôm cá và cải thiện môi trường nước. Tỉnh nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh, bao gồm khai thác, nuôi trồng thủy sản, chăn thả gia cầm, trâu, bò và các động vật khác; xây dựng các công trình sản xuất (kể cả công trình nhà ở). Bên cạnh đó, các hoạt động có điều kiện khác như khai thác thủy sản để nghiên cứu khoa học và hoạt động tiêu diệt thủy sản địch họa trong khu bảo vệ phải có giấy phép của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản của tỉnh theo quy định pháp luật. Hoạt động giao thông thủy, không được dừng tàu thuyền trong khu bảo vệ; hoạt động du lịch sinh thái được phép khi có sự tham gia và giám sát của cộng đồng ngư dân địa phương. Tại Khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát xã Điền Hải, trữ lượng rong mái chèo, rong cỏ ngựa phát triển gấp đôi; rạm, lươn, cua giống khai thác được nhiều lần so với trước. Có thời điểm như từ ngày 13 đến 15/10/2011, bà con ngư dân khai thác được 3 tấn cá dìa.Tại Khu bảo vệ thủy sản đập Tây - Chùa Ma xã Vinh Giang, trữ lượng rau câu phát triển tốt, ngư dân khai thác được khoảng 250 vạn con cá dìa. Tại các vùng ngư trường xung quanh nơi có thành lập khu bảo vệ thủy sản, ngư dân khai thác được nhiều cua giống và rau câu. Sau khi có hệ thống các khu bảo vệ thủy sản, nguồn cá dìa giống và dìa thịt phát tán ra bên ngoài được ngư dân khai thác, bán với trị giá 5 tỷ đồng. Phải giữ vệ sinh chung trong và ngoài vùng nuôi tôm tập trung; rác thải, bùn hữu cơ trong quá trình cải tạo, làm vệ sinh sau khi thu hoạch tôm thương phẩm phải đưa đi xa vùng nuôi và đổ tại nơi qui định. Quá trình vận chuyển chất thải phải không để rơi vãi. Tuyệt đối không vứt các chất thải, hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,) ở trong vùng nuôi. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 60 Quá trình nuôi, khi phát hiện tôm nuôi (ươm) có hiện tượng nhiễm bệnh, chủ ao nuôi phải báo cho tổ (đội, hợp tác xã, Chi hội nghề cá,), các tổ chức, cơ quan trực tiếp quản lý vùng nuôi trên địa bàn (UBND xã, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông lâm ngư,). 2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật vùng nuôi tôm Hệ thống ao nuôi - Ao nuôi phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000 m2 đối với các ao nuôi vùng thấp triều, 2.500 m2 đối với các ao ở vùng nuôi cao triều và 2.000 m2 đối với các ao nuôi có lót bạt ở vùng trên cát ven biển. Đối với các ao nuôi tôm thâm canh, độ sâu từ đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 2,0m. - Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt, đảm bảo chắc chắn không rò rỉ. Cống cấp phải có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ cá tạp, địch hại và cỏ rác khi cấp nước vào ao. Hệ thống xử lý nước cấp và chất thải - Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và xen ghép với các đối tượng nuôi khác vùng đầm phá: cơ sở, vùng nuôi tôm phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải trong quá trình cải tạo, khu chứa bùn thải có bờ ngăn không để bùn và nước bùn thoát ra môi trường xung quanh. + Ao chứa (lắng): Dùng để trữ nước và xử lý làm sạch nước trước khi cấp cho các ao nuôi; diện tích ao chứa chiếm từ 15 - 20% tổng diện tích mặt nước của cơ sở, vùng nuôi; bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu. + Hệ thống xử lý nước thải: Các cơ sở, vùng nuôi tôm cần có hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường. - Khu chứa bùn thải: cơ sở, vùng nuôi tôm phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi, khu chứa bùn thải có bờ ngăn không để bùn và nước từ bùn thoát ra môi trường xung quanh. Trư ờ g Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 61 Hệ thống kênh cấp và kênh thoát nước: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và xen ghép với các đối tượng nuôi khác vùng hạ triều đầm phá: Tùy điều kiện của từng vùng, đảm bảo việc lấy nước vào ao nuôi không cùng thời điểm với xả nước từ ao nuôi ra môi trường xung quanh. Khu vực sơ chế, bảo quản tôm nguyên liệu sau thu hoạch: Khuyến khích các cơ sở, vùng nuôi đầu tư đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện tại Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Khu vực sơ chế, bảo quản tôm nguyên liệu sau thu hoạch phải cách ly với khu vực nuôi tôm”. Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ: Tùy theo điều kiện của từng vùng, cơ sở và vùng nuôi thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phụ trợ đảm bảo bảo quản thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các sản phẩm xử lý môi trường, chế phẩm sinh học đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và sản xuất có hiệu quả. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dung - Cơ sở, vùng nuôi phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng cho vận hành sản xuất. -Cơ sở, vùng nuôi tôm sú phải được trang bị hệ thống máy bơm và xây dựng hệ thống cấp, thoát nước cho cả vùng. -Đối với các cơ sở, vùng nuôi tôm cao triều ven đầm phá, khuyến khích cộng đồng người nuôi thực hiện xây dựng hệ thống kênh cấp, thoát nước và hệ thống máy bơm cho cả vùng. -Động cơ và thiết bị dùng trong nuôi tôm phải đảm bảo kỹ thuật, không được rò rỉ xăng dầu gây ô nhiễm môi trường. 2.4. Thực hiện đồng bộ các chính sách Cán bộ quản lý và các hộ nuôi phải cùng nhau thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các chính sách của nhà nước đẻ đem lại hiệu quả như: Tr ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 62 Công tác quy hoạch: - Quy hoạch các vùng sản xuất giống tôm nhằm có được nguồn con giống sạch bệnh cung cấp cho người nuôi trên địa bàn tỉnh. - Rà soát quy hoạch lại diện tích mặn lợ trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển, xây dựng các khu chứa chất thải ở các vùng nuôi tập trung. - Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống kênh cấp và tiêu nước riêng biệt trong vùng nuôi. - Xây dựng khu xử lý bùn và chất thải. -Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quy chế quản lý các vùng nuôi tập trung; tổ chức công bố các quy chế để các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương tuân thủ thực hiện theo quy định của quy chế; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo đúng quy chế quản lý vùng nuôi tập trung. -Trên cơ sở quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, các địa phương cấp huyện triển khai rà soát điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản của địa phương mình; lập các dự án nuôi trồng thủy sản để cụ thể hóa định hướng quy hoạch; ban hành các quy định chi tiết để các địa phương, tổ chức và hộ gia đình nuôi trồng thủy sản thực hiện đúng quy hoạch; tổ chức cắm mốc và giải tỏa các diện tích vi phạm quy hoạch được duyệt. Công tác quản lý: -Tăng cường sự kiểm tra, giám sát và phối hợp của các cơ quan ban ngành từ tỉnh xuống địa phương. -Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi.Trư ờ g Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 63 -Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng con giống và vùng nuôi trồng. Xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm giống không chấp hành quy định của nhà nước. 2.5: Biện pháp đối với hộ nuôi Để nuôi tôm kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nuôi cần phải thực hiện đảm bảo các quy trình kỹ thuật  Thời vụ: Tuân thủ dung lịch thời vụ bố trí nuôi tôm sẽ hạn chế được dịch bệnh đồng thời giảm được việc ồ ạt đi mua giống dẫn đến nguồn giống kém hiệu quả, mặt khác trong vụ thu hoạch khoi bị tư thương ép giá. Lịch thời vụ sẽ được thông báo vào đầu vụ nuôi.  Giống: Chọn giống tốt, sạch bệnh ở các cơ sở sản xuất có uy tín đảm bảo giá thành hợp lý để ươm nuôi. Nuôi bền vững bằng sử dụng chế phẩm sinh học  Mật độ: Chọn mật độ thả tôm hợp lý với khả năng thâm canh của từng hộ để đảm bảo nguồn vốn đầu tư cũng như hiệu năng suất. Nếu mật độ quá thấp sẽ gây lãng phí diện tích, công chăm sóc và ngược lại nếu mật độ quá cao mà không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì tôm giống sẽ bị thất thoát và phát triển kém.  Cải tạo đáy ao và xử lý môi trường: Công tác chuẩn bị ao nuôi đầu vụ có ý nghĩa tiên quyết đến toàn bộ kết quả và hiệu quả của vụ nuôi. Do đó cần phải làm tốt khâu xử lý ao như nạo vét đáy, diệt tạp khử trùng, đắp bờ kiên cố, xử lý kỹ nguồn nước trước khi đưa vào ao. Đối với những ao hồ quá sâu, không có khả năng phơi đáy và khi bơm tát có thể làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng sáo để thẩy (bắt) hoặc lưới kéo bớt cá tạp rồi thả thẳng tôm 45 ngày tuổi, cá kình, cua với mật độ thưa.  Kỹ thuật nuôi: Ngoài kinh nghiệm của bản thân, tập quán nuôi trồng của địa phương, các hộ nuôi cần tích cực nâng cao kiến thức của mình bằng cách tham Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 64 gia các lớp tập huấn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ khuyến ngư, các hộ nuôi khác để có thể áp dụng những kỹ thuật nuôi thích hợp và tiến bộ vào trong hoạt động sản xuất của mình.  Thức ăn: Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp. Khi sử dụng thức ăn công nghiệp các hộ nuôi cần chọn loại thức ăn có chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối không mua thức ăn kém chất lượng. Phải mua thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn. Thức ăn phải cho ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và đúng yêu cầu kỹ thuật.  Quản lý và phòng trừ dịch bệnh: - Các hộ cần phải quan tâm ngay từ đầu việc phòng trừ dịch bệnh và xem đây là công việc có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thất bại của quá trình nuôi. Các hộ cần phải thực hiện tốt các biện pháp trong khâu này, bao gồm: bón vôi định kỳ, sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh. Đồng thời trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của thủy sản nuôi, các chỉ số môi trường để điều chỉnh có thích hợp, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho thủy sản nuôi. - Nước thải và chất thải: Không thải nước thải từ ao nuôi ra ngoài môi trường vào thời điểm các ao nuôi xung quanh lấy nước vào ao nuôi, hoặc tôm trong ao có các dấu hiệu bệnh lý như bỏ ăn, dạt bờ,và tôm trong ao nuôi đang bị bệnh. Chất thải rắn và bùn đáy ao phải được đưa vào khu chứa riêng biệt theo quy định. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luậnTrư ờng Đạ học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 65 Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi rút ra được một số kết luận sau: Xã vinh Hưng là nơi có ưu thế về diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi nước lợ. Trong đó việc đầu tư phát triển nuôi tôm kết hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai mặt nước góp phần cải tạo bộ mặt kinh tế - xã hội củ địa phương là định hướng đúng đắn. Nghề nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hưng đang từng bước phát triển theo hướng bền vững, đặc biệt là vài năm gần đây, việc phát triển hình thức nuôi tôm kết hợp có tác động tích cực đến môi trường vùng đầm phá đang được nhân rộng. Qua 3 năm 2010-2012, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi chịu tác động tổng hợp của các nhân tố chủ yếu là: năng lực sản xuất của hộ, diện tích thả nuôi, công lao động, chi phí trung gian, mật độ thả nuôi các vật nuôi Trong đó chi phí trực tiếp có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các hộ nuôi. Hiện nay, trở ngại lớn nhất của vấn đề nuôi tôm kết hợp trên địa bàn xã Vinh Hưng đó là: về khách quan, do hệ thống kênh mương dẫn nước, cống điều tiết, đường giao thông chưa thật sự thuận lợi phù hợp với yêu cầu cung cấp, thải nước đi lại. Hầu hết hộ nuôi thua lỗ liên tiếp vì dịch bệnh nên thiếu vốn sản xuất. Mặt khác về phía chủ quan, có thể thấy tính hợp tác giữa các hộ nuôi còn hạn chế. Thể hiện qua việc chấp hành thời vụ, chấp hành quy trình kỹ thuật (nhất là trong cấp, thải nước) việc xem nhẹ lợi ích chung của vùng nuôi. Sự quan tâm của chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng chưa đầy đủ, thể hiện ở chổ chưa đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc hỗ trợ người nuôi cũng như việc sử lý các vi phạm về bảo vệ hệ thống kinh mương, bảo vệ môi trường nuôi Công tác phòng trừ dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết có nhiều thay đổi khác thường, môi trường vùng nuôi thủy sản không thuận lợi,chất lượng Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 66 con giống không tốt lắm. Thức ăn phục vụ nuôi tôm kết hợp chủ yếu là thức ăn công nghiệp nhưng do hạn chế về hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc nên một bộ phận không nhỏ các hộ nuôi cho ăn còn tùy tiện và chưa kiểm soát chặt chẽ. Một phần thức ăn nhỏ được các hộ nuôi sử dụng cho ăn là thức ăn tươi nó cũng ảnh hưởng đến nguồn nước do thức ăn còn sót lại trong hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho tôm làm ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Lao động nuôi thủy sản tuy dồi dào nhưng trong đó không ít người chưa nắm bắt chặt chẽ kỹ thuật của từng mô hình nuôi, đối tượng nuôi, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm của bản thân. Năng lực quản lý điều hành của một số cán bộ còn yếu, hoạt động chỉ đạo sản xuất còn cầm chừ, ngại khó, né tránh Vì vậy, để hoạt động nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng thật sự có hiệu quả, thật sự là sinh kế bền vững làm giàu cho người nông dân thì điều cấp thiết nhất hiện nay đó là cần thực hiện một cách triệt để, đồng bộ các giải pháp được đặt ra, bên cạnh đó cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc, thực tế hơn nữa của các cấp các ngành. 2.Kiến nghị 2.1: Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. - Có nguồn cung ứng giống thủy sản tốt, uy tín như: Xây dựng trại sản xuất giống, đánh giá nghiêm ngặt chất lượng giống của các cơ sở sản xuất tư nhân. - Đề nghị tỉnh được miễn phí kiểm tra chất lượng giống thủy sản, được hỗ trợ vật tư, quỹ phòng chống dịch bệnh sớm để chủ động thực hiện. - Đề nghị tỉnh tăng cường bố trí vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp thủy sản (khuyến ngư, kiểm dịch, nghiên cứu khoa học) - Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ động trong công tác kiểm dịch PCR, xây dựng và phê duyệt chính sách phòng và dập dịch trong nuôi tôm kết hợp Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 67 - Hỗ trợ kinh phí hằng năm cho các địa phương còn lại quy hoạch chi tiết nuôi tôm kết hợp để có kế hoạch đầu tư đồng bộ. - Hỗ trợ giá để khuyến khích các trại giống trong tỉnh đầu tư sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh. 2.2: Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện, xã. - Ưu tiên tập trung cho công tác thủy lợi trên tất cả các vùng sản xuất. Xin nhà nước đầu tư cho một số công trình thủy lợi như cải tạo các đường cấp nước NTTS ở Đình Đôi I + II và cồn Rau Câu đẻ sản xuất kinh doanh thích ứng với sự biến đổi của môi trường, khí hậu phù hợp với quy trình nuôi tôm kết hợp. - Tiến hành quy hoạch lại diện tích mặt nước đầm phá, lập lại trật tự kỷ cương, bảo vệ vững chắc môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản. - Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý Nhà nước về nuôi tôm kết hợp trên địa bàn. - Đầu tư xây dựng, cải tạo các trung tâm sản xuất giống, các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm. Quản lý chặt chẽ nguồn giống nhất là việc kiểm dịch. Tăng cường kiểm tra các điểm bán thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, hóa chất sử lý trong nuôi tôm. - Thành lập, khuyến khích các Hội nghề cá cơ sở hoạt động, nâng cao năng lực quản lý cho Nhà nước, thực hiện việc thu phí ô nhiễm môi trường. - Đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực: tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến ngư nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đến tận từng hộ ngư dân, từng trang trại, giúp cho họ nắm được kỹ thuật nuôi trồng từng loại thủy sản trong từng điều kiện cụ thể của vùng.Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 68 - Phân công cán bộ về sát địa bàn phối hợp với các thôn, các tổ để theo dõi chặt chẽ diễn biến nuôi trồng ở khu vực mình được phân công để có hướng chỉ đạo giải quyết. - Lập các dự án đề nghị UBNN huyện, UBNN tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho vùng nuôi. Đặc biệt là hệ thống đê ngăn mặn và đường giao thông ở vùng đầm phá. - Phải phát hiện kịp thời các vùng tôm bị dịch bệnh và nhanh chóng tiến hành phòng trừ để nhằm tránh ảnh hưởng đến các vùng nuôi khác xung quanh trên địa bàn. 2.3. Đối với bản thân hộ nuôi. - Chọn giống tôm tốt, tôm giống trước khi ươm phải có kiểm dịch của ngành thú y, tôm ươm phải kiểm tra chất lượng qua PCR trước khi xuất ra nuôi đại trà. - Tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao kiến thức nuôi tôm kết hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. - Tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo hằng năm do huyện và sở thủy sản tổ chức đồng thời tham khảo qua sách, báo, truyền hình để kịp thời nắm bắt được các kỹ thuật tiên tiến, cũng như các loại dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. - Thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi trồng thủy sản, pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên. - Nâng cao ý thức cá nhân về việc bảo vệ tài nguyên đầm phá. Phát huy trách nhiệm, quyền dân chủ trong cộng đồng và thực hiện đúng các quyết định, nghị định của nhà nước của địa phương về quản lý và sản xuất. - Nuôi trồng thủy sản đúng khung thời vụ, nuôi thưa và cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để tăng năng suất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 69 - Ao ươm, ao nuôi tôm có dấu hiệu bị bệnh chủ ao phải đóng cống kĩ, báo cáo với cộng đồng, với tổ chức HTX và chịu trách nhiệm kiểm tra tôm bệnh, nếu ao tôm bị bệnh đốm trắng, đầu vàng thì chủ ao phải tự bỏ kinh phí mua hóa chất để xử lý đúng quy trình kỹ thuật, thời gian xử lý chậm nhất là sau 1 ngày xác định bệnh (nếu tôm nuôi có giá trị sản phẩm thì chủ ao được thu hoạch) có sự giám sát của hội đồng và HTX. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế thủy sản (ThS. Tôn Nữ Hải Âu) 2. Giáo trình Thống kê nông nghiệp (PGS.TS Hoàng Hữu Hòa) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 70 3. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (TS. Trần Văn Hòa) 4. Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm (Ban hành kèm theo quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 5. Khóa luận tốt nghiệp đại học “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản xen ghép tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trương Quang Dũng) 6. Các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh cuối năm giai đoạn 2010-2012 của xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Báo cáo tình hình đất đai, kinh tế xã hội năm 1012 xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 8. www.gso.gov.vn ( Tổng cục thống kê) 9. www.fistenet.gov.vn (Trang thông tin khoa học – công nghệ, kỹ thuật thủy sản) 10. Các trang web khác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 71 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM KẾT HỢP Xin chào cô chú, con là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện nay con đang thực tập làm về đề tài Dánh giá hiệu quả mô hình nuôi tôm kết ở xã Vinh Hưng. Xin cô chú vui lòng dành cho con ít thời gian để trả lời một số câu hỏi con đã nêu ra sẵn. Xin chân thành cám ơn cô chú. Số phiếu: Tên người được phỏng vấn:Tuổi: . Thôn:.. Giới tính: 1.Nam 2.Nữ Trình độ văn hóa: Lớp ............................................................................................ Trình độ chuyên môn: 1. Chưa qua đào tạo 2. Sơ cấp 3.Trung cấp, cao đẳng, ĐH 4.Trên ĐH 1.Anh/chị có nuôi tôm kết hợp không: 1. Có (chuyển sang câu tiếp theo) 2. Không ( Xin dừng tại đây, cám ơn) 2.1.Số người trong độ tuổi lao động..................................... người 2.2.Số người trong hộ tham gia NTTS.................................... người 3.1 Số năm kinh nghiệm của chủ hộtrong NTTS: ................................. năm 3.2. Số năm nuôi tôm kết hợp:................................. năm 4. Số lần tham gia tập huấn ........................ lần 5.1. Diện tích đất NTTS: ................................ m2 5.2. Diện tích nuôi tôm kết hợp ...................................... m2 6.Tư liệu sản xuất phục vụ nuôi tôm kết hợp Loại tư liệu sản xuất Số lượng Năm mua Nguyên giá (Trđ) Giá trị hiện còn (Trđ) Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 72 7.Tình hình nuôi tôm kết hợp: Số vụ nuôi Hình thức nuôi vụ 1 Hình thức nuôi vụ 2 Ao 1 Ao 2 Ao 3 8.Chi phí nuôi tôm kết hợptrong năm 2012 8.1 Chi phí về giống: Ao 1 Ao 2 Ao 3 Tôm Số lượng (vạn con) Thành tiền (Tr.đ) Cá Số lượng (con) Thành tiền (Tr.đ) Cua Số lượng (con) Thành tiền (Tr.đ) 8.2 Chi phí thức ăn: Ao 1 Ao 2 Ao 3 1. Thức ăn tươi Số lượng (kg) 1. Máy bơm nước 2. Thuyền ghe 3. Chài lưới 4. Khác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 73 Thành tiền (Tr.đ) Trong đó: Lượng mua ngoài (kg) Thành tiền (Tr.đ) 2.Thức ăn công nghiệp Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) Loại: No00 Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) No01 Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) No02 Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) No03 Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) No04 Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) No05 Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) 8.3 Chi phí lao động Giá lao động thuê: .....( 1000 đ/ ngàycông) ĐVT: 1000 đ Ao 1 Ao 2 Ao 3 Lao động gia đình Lao động thuê ngoài Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 74 Cụ thể: Thường xuyên: Thời vụ 8.4 Chi phí khác ĐVT: 1000 đ Ao 1 Ao 2 Ao 3 Chi phí tu bổ ao hồ, nạo vét ao Tự có Thuê ngoài Chi phí vôi Mua Chi phí điện và nhiên liệu Mua Chi phí khác Tự có Mua 9.Thu hoạch Ao 1 Ao 2 Ao 3 Tôm Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) Cá Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) Cua Số lượng (kg) Thành tiền (Tr.đ) 10. Tiêu thụ sản phẩm: 10.1. Bán ở đâu: 1.Tại chợ 2.Tại hồ 3. khác 10.2. Bán cho ai: 1. Người tiêu dùng 2. Tư thương 3. Khác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 75 11.Ý kiến của người được phỏng vấn: Ông bà cảm thấy việc nuôi tôm kết hợp cua, cá của mình có những thuận lợi, khó khăn gì. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi tôm kết hợp của gia đình Thuận lợi: . Khó khăn: .. Các giải pháp: .. CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÔ CHÚ RẤT NHIỀU PHỤ LỤCTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 76 Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 tong chi phi thuc an, Trinh do van hoa, So vu nuoi Ao 1, So lan tham gia tap huan, Mat do tom, Mat do ca, Mat do cuaa . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: tong so tien thu duoc ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 110.714 7 15.816 58.014 .000a Residual 12.814 47 .273 Total 123.527 54 a. Predictors: (Constant), tong chi phi thuc an, Trinh do van hoa, So vu nuoi Ao 1, So lan tham gia tap huan, Mat do tom, Mat do ca, Mat do cua b. Dependent Variable: tong so tien thu duocTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 77 Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .947a .896 .881 .52214 a. Predictors: (Constant), tong chi phi thuc an, Trinh do van hoa, So vu nuoi Ao 1, So lan tham gia tap huan, Mat do tom, Mat do ca, Mat do cua Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -.437 1.050 -.416 .679 Trinh do van hoa .009 .090 .005 .102 .919 So lan tham gia tap huan .011 .073 .008 .154 .878 So vu nuoi Ao 1 .012 .550 .001 .022 .983 Mat do tom .361 .165 .266 2.187 .034 Mat do ca .485 .221 .331 2.191 .033 Mat do cua .227 .217 .160 1.047 .301 tong chi phi thuc an .332 .167 .224 1.984 .053 a. Dependent Variable: tong so tien thu duoc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp [Lê Thị Thanh Nhàn – K43 KDNN] 78 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_nuoi_tom_ket_hop_tai_xa_vinh_hung_huyen_phu_loc_tinh_thua_thien_hue_3548.pdf
Luận văn liên quan