Khóa luận Đánh giá tình hình sử dụng máy nông nghiệp tại xã Phượng Tiến - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

Cơ khí hóa trong nông nghiệp là bước đi đầu tiên trong công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật, cũng như nâng cao đời sống của người dân, giải phóng bớt lực lượng lao động tập trung trong nông nghiệp quá đông. Qua công tác điều tra, đánh giá về việc sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn xã Phượng Tiến - Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên cho thấy : Số lượng các loại máy canh tác nông nghiệp nhiều nhất và tăng lên hằng năm. Nhưng số lượng các loại máy thu hoạch và máy chế biến nông sản vẫn còn hạn chế. Việc sử dụng máy nông nghiệp giúp tăng năng suất đáng kể, giảm chi phí tạo ra sản phẩm, giảm thiểu lượng lao động cho ngành nông nghiệp, giúp chuyển dịch kinh tế tại địa bàn nhanh chóng hơn.

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình sử dụng máy nông nghiệp tại xã Phượng Tiến - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM -----š›&š›----- 38-cnnt Đề tài: “TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH - LẠNG SƠN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khoá học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Công nghiệp nông thôn : 38 CNNT : Khuyến nông &PTNT : 2006 - 2011 : Ths. Cù Ngọc Bắc THÁI NGUYÊN, 2011 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Ngành nông nghiệp đang từng bước phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp CNH- HĐH. Thực hiện cơ giới hóa - điện khí hóa nông nghiệp nông thôn cũng tức là góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu: “… Hết sức coi trọng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trường: thực hiện cơ giới hóa - điện khí hóa và thủy lợi hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương…” Hội Nghị TW lần thứ năm (khóa IX, 4/2002) BCH TW Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sản xuất, đầu tư nghiên cứu chế tạo, cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam có chính sách khuyến khích tốt việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chú trọng công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, cùng với chính sách hỗ trợ để nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất…” Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu cho chiến lược phát triển đất nước trong thời kì hiện nay. Bên cạnh đầu tư về giống, vật nuôi có chất lượng tốt còn khuyến khích người dân áp dung tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có tính hàng hóa cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Không những phục vụ thị trường trong nước mà còn từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Những năm gần đây các dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc cho nông nghiệp rất phát triển, người dân cũng đã đổi mới tư duy, cách sản xuất cũ lạc hậu dần dần bị loại bỏ thay thế là cách sản xuất hiện đại, Người dân sử dụng máy móc vào sản xuất cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên hiện nay hướng sản xuất công nghiệp hóa chỉ phát triển ở một số vùng chủ yếu là đồng bằng, với đặc thù địa hình phức tạp và sản xuất còn manh mún nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật ở các địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn.Mặt khác do người dân còn thiếu vốn, Nhà nước đã có chính sách cho người nông dân vay vốn để mua trang thiết bị sản xuất nhưng còn nhiều rào cản nên người nông dân ngại vay vốn. Bên cạnh đó lao đông nông nghiệp còn thiếu trình độ về sử dụng và vận hành máy móc nên hiệu quả chưa cao. Đánh giá tình hình sử dụng máy nông nghiệp tại một địa phương cụ thể là việc làm cần thiết để có giải pháp phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phương đó. Vì vậy chúng tôi tiến hành thục hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng máy nông nghiệp tại xã Phượng Tiến - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên" 1.2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiện trạng (số lượng, chủng loại, năng suất, sử dụng, bảo dưỡng) hệ thống máy trong nông nghiệp tại xã Phượng Tiến - Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên. 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học + Hoàn thiện kiến thức, kết hợp thực tế và lý thuyết 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn + Đánh giá hiện trạng hệ thống máy trong nông nghiệp tại xã Phượng Tiến Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên. + Đánh giá mức độ am hiểu về hệ thống máy nông nghiệp của người dân tại xã Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học 2.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống máy trong nông nghiệp Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp là một khâu không thể thiếu của công cuộc này. Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ cơ giới hoá mà bộ mặt của nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn minh, hiện đại vì cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng là tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác ở nông thôn cũng sẽ phát triển như thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ v.v... Hiện nay có các loại máy phục vụ trong nông nghiệp theo từng công đoạn bắt đầu từ khâu làm đất đến khâu chế biến sản phẩm của một số sản phẩm chính trong ngành trồng trọt bao gồm: * Hệ thống máy canh tác: + Cụm máy làm đất: là các máy phá vỡ, làm tơi nhuyễn lớp đất trồng trọt đến độ sâu nhất định để canh tác cho từng loại cây trồng. Mặc dù có nhiều loại máy làm đất dành cho các loại cây trồng khác nhau, với kích cỡ khác nhau nhưng nhìn chung chúng có nhiều đặc tính và nguyên lý làm việc giống nhau. + Cụm máy gieo, trồng, cấy: làm công việc đưa hạt giống mạ hoặc cây con xuống đất. Tùy đặc tính của hạt có gần giống nhau hay không mà một công cụ hoặc máy gieo hạt loại có thể áp dụng cho việc gieo hạt nhiều loại cây khác nhau hoặc sử dụng máy gieo đơn lẻ. Máy trồng cây non dùng để trồng một số loại cây trong nông nghiệp và cây công nghiệp như các loại rau: bắp cải, cà chua, thuốc lá ngoài ra còn dùng để trồng cây lưu niên hoặc cây lâm nghiệp... Máy cấy sử dụng để cấy cây mạ xuống đất, máy cấy có các loại như máy cấy mạ dược. mạ thảm, mạ khay. + Cụm máy chăm sóc bao gồm: bón phân cho cây trồng (phân hữu cơ, phân vô cơ) để làm giàu đất. Nó có thể dùng chung cho tất cả các loại cây trồng (trước khi làm đất) mà cũng có các loại đặc chủng cho từng loại cây trồng khi bón phân trong quá trình sinh trưởng của cây. Máy sới, làm có làm công việc diệt cỏ, xới đất làm tăng lượng ôxy, nước trong đất cho cây trồng. Các máy này cũng có thể kết hợp bón phân vô cơ trong quá trình xới, bón. Hệ thống tưới với nhiệm vụ cung cấp cho cây trồng một lượng nước thích hợp vào thời điểm cần thiết để đảm bảo tốc độ sinh trưởng phát triển của cây trồng. + Máy bảo vệ cây trồng: nhiệm vụ của cụm máy này là đưa, lượng chất hoá học đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc để diệt côn trùng, diệt bệnh cho cây trồng nhằm đảm bảo cho cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất cao. Máy có nhiều chủng loại để có thể phục vụ cho thảm thực vật thấp hoặc cây trồng lưu niên có chiều cao trên 10 m. * Hệ thống máy thu hoạch: Có nhiệm vụ thu lấy các sản phẩm đặc trưng của cây trồng như hạt, củ, trái, lá, thân; có thể là thu riêng biệt hoặc là thu tất cả cùng một lúc cả sản phẩm chính và phụ. Với từng loại cây trồng, lại phải có máy thu hoạch riêng biệt cho nó, vì thế máy thu hoạch lại càng đa dạng hơn và phức tạp hơn nhiều so với các máy nông nghiệp khác. * Hệ thống máy sau thu hoạch: Việc mẫn cảm với nhiệt độ, độ ẩm môi trường, sự “thở" của hạt dẫn đến hư hỏng nhanh chóng của sản phẩm nông nghiệp. Xử lý chúng để đưa chúng tới các điều kiện tạm thời làm giảm tốc độ hư hỏng, được các cụm máy sau thu hoạch đảm nhận. Không phải nông sản nào cũng có thể làm thức ăn ngay được mà phải sơ chế để cung cấp cho con người. Sau cùng là hệ thống máy hay thiết bị chế biến để có sản phẩm sử dụng cho người hay gia súc. 2.1.2. Chế độ chăm sóc và bảo dưỡng máy 2.1.2.1 Chu kỳ chăm sóc một số động cơ cơ khí nhỏ Chăm sóc đơn giản - Chăm sóc hàng kíp (8¸10h) - Chăm sóc sau 50h - Chăm sóc sau 100h Chăm sóc phức tạp - Chăm sóc sau 300h - Chăm sóc sau 600h Sửa chữa: - Sửa chữa nhỏ lần 1: 1.200h - Sửa chữa nhỏ lần 2: 2.400h - Sửa chữa lớn: 3.600h 2.1.2.2 Nội dung chăm sóc kỹ thuật đối với máy kéo Gồm: Kiểm tra quan sát; làm sạch; cho nhiên liệu dầu, mỡ, nước; kiểm tra xiết chặt & điều chỉnh. Chăm sóc hàng kíp: (8¸10h) - Kiểm tra độ kín của hệ thống bôi trơn, làm mát, cung cấp, độ kín của ắc quy. Quan sát khói xả, lắng nghe tiếng rú của bình lọc dầu, kiểm tra nhiệt độ các phần. - Lau sạch bụi bẩn phía bên ngoài máy - Kiểm tra phía ngoài lốp & áp suất hơi trong đó - Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ, nước làm mát - Bôi trơn các vị trí theo chỉ dẫn. - Kiểm tra xiết chặt những vị trí cần thiết (nếu máy kéo làm việc ở nơi có nhiều bụi cần làm thêm: Rửa sạch két làm mát, xúc rửa bình lọc không khí) Chăm sóc 60h - Làm các công việc như chăm sóc hàng kíp, ngoài ra cần làm thêm một số công việc sau: + Kiểm tra xiết chặt phía ngoài máy với mômen xiết như sau: Bảng 2.1: Bảng thông số kỹ thuật của mômen xiết Kích thước ren (mm) 6 8 10 12 14 16 18 20 22 Mômen xiết (KG.m) 14-17 3-3,5 5,5-6 8-9 12-14 16-19 23-27 30-36 - Kiểm tra & điều chỉnh sức căng dây đai - Kiểm tra ắc quy - Xúc rửa bầu lọc không khí - Bôi trơn các chi tiết & cụm máy theo chỉ dẫn - Xả cặn bẩn ở bình lọc sơ, bình lọc tinh nhiên liệu xả dầu ở các khoang phanh. Chăm sóc 240h: Làm các công việc như chăm sóc 60h, ngoài ra còn làm thêm: - Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt supap cơ cấu phân phối hơi. - Xúc rửa bình lọc tinh dầu nhờn. - Thay dầu nhờn ở các te động cơ & xúc rửa hệ thống bôi trơn. - Kiểm tra điều chỉnh ly hợp chính, ly hợp chuyển hướng, truyền động trục thu công suất. - Kiểm tra điều chỉnh hệ thống lái, hệ thống phanh. - Kiểm tra điều chỉnh độ rơ bánh hướng dẫn, độ căng của dải xích. - Làm sạch nắp thùng nhiên liệu, thông rửa lỗ thông hơi, lưới lọc. - Kiểm tra tỉ trọng dung dịch của ắc quy. - Làm sạch bình lọc sơ, bình lọc tinh nhiên liệu - Làm sạch lưới lọc thùng dầu hệ thống nâng hạ thủy lực & trợ lực lái. - Làm sạch ống thông hơi thân động cơ - Kiểm tra vòi phun nếu cần thì điều chỉnh áp suất phun hoặc làm sạch & rà kim phun với ổ đặt. - Thay dầu bơm cao áp & bộ điều tốc, kiểm tra điều chỉnh góc cung cấp sớm. - Thay dầu bộ phận truyền lực máy khởi động. Chăm sóc 960h: Làm các công việc như chăm sóc 240h, ngoài ra cần làm thêm: - Kiểm tra điều chỉnh bơm cao áp, bộ điều tốc & vòi phun cùng bộ - Kiểm tra điều chỉnh khe hở điện cực bugi, khe hở tiếp điểm manhêtô. - Kiểm tra điều chỉnh ly hợp, bộ điều tốc máy khởi động - Kiểm tra điều chỉnh hệ thống khởi động, rơle điều chỉnh điện, các đồng hồ báo, độ rơ ổ bi côn truyền lực chính. - Xúc rửa hệ thống làm mát. - Xúc rửa, thay dầu, kiểm tra, điều chỉnh hệ thống thủy lực nâng hạ, hệ thống thủy lực trợ lực. - Kiểm tra khả năng làm việc đồng bộ các cơ cấu, hệ thống khi máy kéo vận hành. 2.1.2.3 Chăm sóc kỹ thuật với các động cơ điêzen cỡ nhỏ + Chăm sóc hàng kíp (sau 8 giờ làm việc): - Trước khi tắt máy, quan sát màu khí xả, phát hiện những biểu hiện khác thường (tiếng kêu gõ...), quan sát hoạt động của phao báo dầu. Kiểm tra nhiệt độ của động cơ xem có quá nóng không. - Khi đưa cần ga đến vị trí tắt máy (chữ “STOP” trên bảng điều khiển) động cơ phải ngừng làm việc. Nếu động cơ vẫn nổ, phải kiểm tra ốc lệch tâm, trụ quay van điều chỉnh nhiên liệu. - Làm sạch toàn bộ bên ngoài máy. Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu, dầu mỡ, nước. - Kiểm tra và nếu cần thì cho thêm nhiên liệu dầu cacte, nước làm mát. - Kiểm tra siết chặt thường xuyên những mối ghép quan trọng như đai ốc hãm bánh đà, đai ốc hãm chân máy, đai ốc hãm nắp che cụm đòn gánh xupap, ốc nối cơ cấu điều tốc - Kiểm tra độ căng dây đai truyền quạt gió làm mát. + Chăm sóc sau 50 giờ làm việc: Ngoài những việc của chăm sóc hàng kíp, còn phải làm thêm: - Súc rửa và thay dầu bầu lọc không khí. Kiểm tra độ kín của bầu lọc. - Xả cặn bầu lọc tinh nhiên liệu. - Kiểm tra các khớp nối và độ linh hoạt của bộ phận điều tốc. - Kiểm tra siết chặt đai ốc hãm ốc lệch tâm, đai ốc hãm trụ quay van điều chỉnh nhiên liệu. + Chăm sóc sau 100 giờ làm việc: Ngoài những việc của chăm sóc 50 giờ còn phải làm thêm: - Súc rửa lõi lọc dầu nhờn. Thay dầu nhờn cacte. Xả dầu khi máy còn nóng. - Làm sạch lỗ thông hơi của bình thông khí hệ thống làm mát. - Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xupap. - Làm sạch lõi lọc tinh nhiên liệu. - làm sạch bộ phận ngưng tụ. + Chăm sóc sau 300 giờ làm việc. Ngoài những việc của chăm sóc 100 giờ còn phải làm thêm: - Tháo rửa vòi phun, kiểm tra áp suất phun, chất lượng làm việc của kim phun. - Tháo bơm cao áp, xoay piston một góc 900. Sau ba lần xoay mỗi lần sau 300 giờ làm việc thì thôi không tiến hành thao tác này nữa trong quá trình chăm sóc sửa chữa. - Kiểm tra và có thể thay thế lõi lọc tinh nhiên liệu. - Tháo rửa ván triệt hồi, van điều chỉnh nhiên liệu. - Kiểm tra điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu. - Kiểm tra điều chỉnh độ căng dây đai quạt gió, cho mỡ vào ổ bi bánh đai căng. + Chăm sóc sau 600 giờ làm việc. Ngoài những việc của chăm sóc 300 giờ, còn phải làm thêm: Súc rửa thùng chứa nhiên liệu, các ống dẫn nhiên liệu. - Súc rửa và thay dầu nhờn cacte. - Thông rửa đường dẫn dầu bôi trơn từ bơm dầu đến trục khuỷu. - Kiểm tra siết chặt đai ốc thanh truyền. - Súc rửa bộ pnận thông hơi cacte. - Kiểm tra siết chặt đai ốc nắp xilanh, đai ốc hãm bánh đà, đai ốc hãm giá đỡ cụm đòn gánh xupap. - Cạo rửa muội than ở buồng đốt trước. - Tháo rửa và bôi mỡ vào dây ga. - Cho mỡ vào ổ bi quạt gió. - Rà van điều chỉnh nhiên liệu (bằng bột rà mịn). - Rà van triệt hồi. Bằng cách lắp viên bi vào ố đặt theo đúng vết ăn khớp, dùng búa đóng một lực vừa phải và dứt khoát (chỉ đóng 1 nhát) qua tấm kê bằng đồng hoặc gỗ cứng. 2.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới Máy móc sử dụng trong nông nghiệp sẽ giúp cho năng suất và hiệu quả lao động trong nông nghiệp tăng lên. Muốn thực hiện qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì việc áp dụng khoa học công nghệ vao sản xuất, đặc biệt là sử dụng máy móc thay thế cho sức người là biện pháp không thể thiếu. Các nước trên thế giới đã phát triển trước chúng ta rất nhiều. Đặc biệt là các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Canada…v.v. Phát triển hơn chúng ta đến vài chục thậm chí đến hàng trăm năm về khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Họ phát triển đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biển sản phẩm theo thu hoạch. Sản phẩm tạo ra có năng suất và chất lượng rất cao. Trước khi trở thành một trong vài nước công nghiệp hàng đầu thế giới, Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong tổng dân số tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản chính. Các phương pháp thâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diên tích ruộng hạn chế. Những đặc điểm nông nghiệp này đã làm gia tăng các thông lệ trong canh tác cũng như những tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản. Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không có sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị giúp tiết kiệm lao động. Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975. Chỉ trong vòng 1 thế hệ, nền nông nghiệp truyền thống của Nhật Bản, dựa trên phương pháp thâm canh và đòi hỏi nhiều lao động, đã chuyển thành một hệ thống cần nhiều vốn và chủ yếu sử dụng máy móc, và nói chung kỹ thuật mới của nông nghiệp Nhật Bản được coi là hình mẫu cho các nước đang phát triển khác ở Châu Á. Ngay các nước trong khu vực chúng ta vẫn còn phát triển chậm hơn so với nước bạn rất nhiều. Với các nước có đặc điểm tương đồng như nước ta họ cũng đã phát triển trước nước ta từ rất lâu. Cơ chế quản lý nông nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng: đã cùng trải qua một thời kỳ quản lý theo kiểu tập trung, bao cấp khá kéo dài. Trong cơ chế cũ, máy móc thiết bị nông nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước hoặc tập thể; quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người lao động không cân xứng, thiếu động lực cho người lao động, khiến cho máy móc thiết bị chẳng những không phát huy hiệu quả như mong đợi  mà còn nhanh chóng bị hao mòn và hư hỏng. Trung Quốc đã đổi mới trước chúng ta 10 năm và đang phát triển rất mạnh mẽ. Cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng được người dân Trung Quốc áp dụng rông rãi. Tính đến nay Tỷ lệ cơ giới hoá nông nghiệp chung hiện nay là: Kết quả tổng hợp đến nay toàn Trung Quốc tổng công suất đã trang bị được 750 triệu kW, mức tăng thêm hàng năm 25 triệu kW, bình quân mỗi 1.000 ha đất canh tác đã được trang bị: Công suất máy nông nghiệp:              6.250 kW Máy kéo:                                             150,6 kW Xe vận chuyển:                                   103,4 kW Tỷ lệ cơ giới hoá nông nghiệp chung hiện nay là: Khâu làm đất (cày, bừa)      57%; Gieo hạt:                              33%; Thu hoạch:                           27%; 2.2.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp ở Việt Nam Ngành cơ khí trong nước đã có bước chuyển tích cực trong chế tạo máy phục vụ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các máy móc do Việt Nam chế tạo ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Riêng động cơ điezen, ngành công nghiệp đã sản xuất 148.000 chiếc; máy kéo các loại 7.747 chiếc. Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và chiếm gần 60% thị phần trong nước. Chủ sở hữu các thiết bị, máy móc nông nghiệp về cơ bản đã chuyển dần từ sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân. Trên 90% máy kéo lớn, 97% máy kéo nhỏ, động cơ điezen và hầu hết máy nông nghiệp đi kèm đều do hộ nông dân quản lý và sử dụng. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Xu hướng chuyên môn hoá trong sử dụng máy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp đang hình thành và phát triển. Tốc độ tăng trưởng máy kéo hàng năm trong các năm qua. Tính đến cuối năm 2006 cả nước có trên 310.000 chiếc máy kéo các loại, đạt tổng công suất 3.500.000 mã lực, trong đó máy kéo nhỏ dưới 12 mã lực chiếm 75,24%. So với năm 2000, các loại máy công tác khác cũng tăng mạnh như: máy bơm nước 1.340.000 chiếc, tổng công suất 57.094.439 m3 /h, tăng 1, 69 lần; máy tuốt lúa 554.237 chiếc, tăng 1, 92 lần; máy nghiền 44.343 chiếc, tổng công suất 39.058 tấn /h, tăng 1, 53 lần … Bảng 2.2: Tình hình các loại máy sử dụng ở nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Loại máy Đơn vị tính Tổng số Trong đó Hộ nông lâm nghiệp Hộ công nghiệp, xây dựng Hộ thương nghiệp Hộ vận tải Hộ dịch vụ khác 1 2 3 4 5 6 7 8 Máy kéo lớn (>12CV) Cái 602 499 26 38 28 10 Máy kéo lớn (>12CV) Cái 7477 7303 36 60 18 57 Ôtô Cái 1069 278 88 222 402 78 Máy phát điện Cái 968 660 57 158 19 72 Máy tuốt lúa có động cơ Cái 37667 36254 457 369 24 563 Máy chế biến lương thực Cái 7683 7061 199 279 14 122 Máy bơm nước dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản Cái 61540 58186 873 1086 115 1142 Máy chế biến thức ăn gia súc Cái 2033 1879 57 66 1 29 Máy chế biến thức ăn thuỷ sản Cái 107 98 1 5 3 (Nguồn niên giám thống kê 2006 – TCTK Việt Nam) Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Hệ thống máy nông nghiệp Người sử dụng máy nông nghiệp 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Các hộ sử dụng máy nông nghiệp 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm Xã Phượng Tiến- Huyện Định Hoá- Tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Thời gian Tháng 03/2009 đến tháng 03/2010 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện chung về xã Phượng Tiến - Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên 3.3.2 Hiện trạng hệ thống máy nông nghiệp của xã Phượng Tiến- Huyện Định Hoá- Tỉnh Thái Nguyên 3.3.2.1. Quy mô các loại máy nông nghiệp 3.3.2.2 So sánh ưu nhược điểm giữa phương pháp thủ công và phương pháp cơ giới 3.3.2.3 Công tác tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật tới người sử dụng máy 3.3.2.4 Đánh giá trình độ hiểu biết của người dân về loại máy đang sử dụng 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa - Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan về máy nông nghiệp. - Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp (số liệu đã công bố): lấy từ các số liệu đã công bố được thu thập tại cơ quan lưu trữ số liệu của huyện, của các công trình nghiên cứu bằng phương pháp sao chép, truy cập internet. Số liệu sơ cấp: thông qua điều tra trực tiếp. + Phương pháp PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân): Phương pháp này cho phép đánh giá được đúng thực trạng của mô hình thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ, nhằm đánh bắt được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình. + Phương pháp SWOT: nghiên cứu đánh giá những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện mô hình. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp số liệu Phương pháp tổng hợp thống kê: sử dụng công cụ excel để tổng hợp số liệu thống kê, thu thập được qua phiếu điều tra. Kết quả của quá trình tổng hợp là các bảng biểu và chỉ tiêu nghiên cứu ở các giác độ quan sát khác nhau. 3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp dự báo. - Thống kê so sánh. Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện chung về xã Phượng Tiến - Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên Xã Phượng Tiến nằm ở phía Đông Nam của Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm kháng chiến Phượng Tiến là căn cứ địa cách mạng. Năm 2005 xã Phượng Tiến được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Với tổng diện tích đất tự nhiên là: 2 136,36 ha Trong đó: Đất nông nghiệp là: 493,05ha = 23,07% Đất lâm nghiệp là: 1 192,24ha = 55,81% Còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Tổng số hộ dân là 911 hộ và 3778 khẩu, gồm 7 dân tộc: tày, Nùng, Dao, San chí,Mường, Hoa và Kinh sống xen kẽ trên 15 xóm bản. Do đặc điểm là một xã miền núi có nhiều đồi, núi cao nên việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhân dân trong xã sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi và làm nương rẫy. Với nền kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu, sản suất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, giao thông đi lại tương đối thuận tiện, thông tin liên lạc đang trên đà phát triển. 4.2 Hiện trạng hệ thống máy nông nghiệp của xã Phượng Tiến- Huyện Định Hoá- Tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Quy mô các loại máy nông nghiệp Quy mô các loại máy nông nghiệp theo hộ gia đình nhỏ lẻ. Hầu hết các gia đình đều trang bị gần như đầy đủ và đồng đều các loại máy. Số lượng của các loại máy qua từng năm đều có những thay đổi đáng kể. Bảng 4.1: Số liệu máy qua các năm 2007-2008-2009 STT Loại máy 2007 2008 2009 1 2 3 4 5 1 Máy cày 48 57 82 2 Máy bừa 37 52 82 3 Máy phay 13 25 46 4 Máy gặt 13 19 35 5 Máy tuốt lúa 141 160 201 1 2 3 4 5 6 Máy bơm nước 90 107 134 7 Máy sao chè 11 15 14 8 Máy xay xát 13 20 16 9 Máy gieo hạt 0 0 4 10 Máy phun thuốc 0 3 4 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng: Số lượng của các loại máy cày, máy bừa, máy phay, máy cắt cỏ tăng lên đáng kể so với năm 2007 như sau: + Máy cày năm 2008 tăng 18,75%, năm 2009 tăng 70,8%. + Máy bừa năm 2008 tăng 40,5%, năm 2009 tăng 18,5%. + Máy phay năm 2008 tăng 92,3%, năm 2009 tăng 121,63%. + Máy gặt năm 2008 tăng 53,85%, năm 2009 tăng 169 %. + Máy tuốt lúa năm 2008 tăng 13,47%, năm 2009 tăng 42,55%. + Máy bơm nước năm 2008 tăng 18,88%, năm 2009 tăng 48,89%. Tuy nhiên cũng có một số loại máy số lượng máy lại giảm đi qua các năm như sau: + Máy sao chè năm 2008 tăng 36,36%, năm 2009 giảm 27,27%. + Máy xay xát năm 2008 tăng 53,84%, năm 2009 giảm 23,07%. Từ các số liệu trên bảng và phân tích như trên thì chúng ta thấy rằng chủ yếu là các loại máy canh tác nông nghiệp tăng lên và được người dân sử dụng nhiều nhất. Máy thu hoạch và máy chế biến được người dân sử dụng ít hơn hẳn. Sở dĩ có việc số lượng các loại máy nông nghiệp giảm vì trong một năm thời gian mà người dân cần sử dụng đến loại máy ít, mà vốn đầu tư vào đó lại nhiều, trong khi chi phí chi trả cho việc mang sản phẩm đến cơ sở chế biến lại thấp nên người sử dụng bán bớt một phần máy để lấy tiền đầu tư vào lĩnh vực khác như mua thêm máy cày, hay thay thế bảo dưỡng các loại máy canh tác khác. 4.2.2 So sánh ưu nhược điểm giữa phương pháp thủ công và phương pháp cơ giới Trong quá trình điều tra, đánh giá tình hình sử dụng máy nông nghiệp vào sản xuất tại xã Phượng Tiến. Qua trao đổi và phỏng vấn một số người dân chúng tôi thu được số liệu so sánh năng suất giữa hai phương pháp thủ công và cơ giới hóa trong quá trình sản xuất. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2: Bảng 4.2: So sánh năng suất giữa phương pháp thủ công và cơ giới hoá Thủ công /buổi Cơ giới / buổi Loại công việc Số người Diện tích (m2) Loại công việc Số người Diện tích (m2) Trâu + cày 1 720 Máy kéo nhỏ + cày 1 1800 Trâu + bừa 1 720 Máy kéo nhỏ + bừa 1 1440 Phun thuốc 1 2880 Máy phun thuốc 1 14400 Cắt cỏ 1 360 Máy cắt cỏ 1 1800 Gặt 1 360 Máy gặt 1 2160 Tuốt lúa 1 240 Máy tuốt lúa 1 1440 Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy rằng hiệu quả công việc khi được cơ giới hóa là rất lớn. Các loại máy thường cho năng suất cao gấp nhiều lần so với thủ công. Cụ thể với các loại máy cày, bừa năng suất tăng lên từ 2 – 2,5 lần, với máy phun thuốc, máy cắt cỏ, máy gặt, máy tuốt lúa thì năng suất tăng lên từ 5-6 lần so với làm bằng phương pháp thủ công. Về hiệu quả kinh tế, ta so sánh chi phí giữa hai phương pháp thủ công và cơ giới trên một đơn vị diện tích. Thể hiện qua bảng 4.3: Bảng 4.3 : So sánh chi phí giữa phương pháp thủ công và cơ giới hoá Nội dung Thủ công / sào Cơ giới / sào 1 2 3 Cày 40.000đ 30.000đ Bừa 70.000đ 50.000đ Phun thuốc 30.000đ 25.000đ Cắt cỏ 30.000đ 20.000đ Gặt 60.000-75.000đ 50.000đ Tuốt lúa 45.000đ 35.000đ Qua bảng số liệu 4 ta thấy chí phí sản xuất khi làm bằng máy giá thành giảm nhiều so với thủ công, dao động trong khoảng từ 5.000đ – 25.000đ. Từ những số liệu trên đây đánh giá được một phần nào đó hiệu quả của việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thay thế sức lao động của con người bằng máy móc. Khi sử dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp sẽ đạt được những ưu, nhược điểm như sau: Ưu điểm -Nâng cao năng suất lao động. Khi làm thủ công thì chỉ lao động được một thời gian ngắn trong ngày còn khi sử dụng máy thời gian làm việc có thể tăng lên từ 2-3 lần nên năng suất khi sử dụng máy cao gấp nhiều lần so với lao động thủ công. - Thời gian để thực hiện mỗi công đoạn canh tác sẽ được rút ngắn do khi sử dụng máy ta có thể làm nhiều ca/ngày, đây là việc mà khi làm thủ công không thể thực hiện được. Nhờ vậy mà ta có thể tăng thêm vụ sản xuất (hệ số sử dụng đất) từ 1- 2 vụ lên 2 -3 vụ/năm, tăng thu nhập cho người sản xuất. - Chất lượng của công việc khi sử dụng máy cao hơn so với canh tác thủ công, khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nông học dễ dàng hơn. - Nếu so sánh thì giá cả của một máy kéo nhỏ cùng với một số máy nông nghiệp kèm theo nhiều hơn giá một con trâu cày là không đáng kể trong khi đó số lượng, khối lượng công việc, năng suất khi dùng máy cao hơn, thời gian phục vụ của máy dài hơn. Như vậy hiệu quả kinh tế của việc cơ giới hoá là rất cao. - Khi sử dụng máy ngoài việc giảm nhẹ sức lao động cho phần lớn người lao động còn bảo vệ để người lao động không phải tiếp xúc trực tiếp với những hoá chất độc hại có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động vật. Nhược điểm - Do điều kiện tự nhiên có địa hình phức tạp, kích thước ruộng nhỏ và trung bình nên việc đồng bộ hóa các khâu canh tác bằng cơ giới là rất khó khăn. - Hiện nay điều kiện nguồn vốn đầu tư thấp nên phần nhiều người dân chỉ đầu tư những máy có công suất nhỏ, phục vụ cho khâu làm đất và một số công việc đơn lẻ trong chăm sóc và thu hoạch. - Sử dụng máy nông nghiệp khả năng quay vòng vốn sẽ lâu hơn, máy móc thường mất dần giá trị trong quá trình sản xuất. Trong khi với sản xuất thủ công vốn sử dụng ít mà có khả năng thu hồi vốn cao. 4.2.3 Công tác tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật tới người sử dụng máy Việc chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật đến người sử dụng máy được tiến hành một lần vào mỗi dịp địa phương mua một loại máy mới, và mỗi năm có 1- 2 lần có các kỹ sư về tập huấn với nội dung về việc sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng máy nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Số lượng người sử dụng máy tham gia tập huấn được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4.4: Tình hình người dân tham gia tập huấn Năm 2007 2008 2009 Số người 42 86 101 Số buổi 5 4 5 Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng người đi học tập huấn ngày càng tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 44 người, năm 2009 tăng 59 người so với năm 2007. Tuy nhiên nếu chúng ta so sánh giữa mức độ số người đi tập huấn với số lượng máy có hằng năm trên địa bàn thì sẽ có sự chênh lệch rất lớn. Căn cứ vào tình hình tập huấn và số lượng người tham gia các lớp tập huấn, nội dung các lớp tập huấn về phương pháp sử dụng máy nông nghiệp, dựa vào quy trình sử dụng máy nông nghiệp chúng tôi đã tiến hành điều tra mức độ hiểu biết của các hộ có máy nông nghiệp. Để điều tra đánh giá chúng tôi chia ra ở các mức độ hiểu biết khác nhau như: Nắm được cấu tạo của động cơ, của hệ thống truyền lực, của hệ thống máy canh tác. Mức độ hiểu biết về cách sử dụng máy, cách sửa chữa những hư hỏng của phần động cơ, phần truyền lực và máy nông nghiệp. Sau khi điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân loại mức độ am hiểu của các hộ có máy về các lĩnh vực trên như sau. 4.2.4 Đánh giá trình độ hiểu biết của người dân về loại máy đang sử dụng 4.2.4.1 Đánh giá trình độ hiểu biết của người dân về cấu tạo máy Trên địa bàn xã Phượng Tiến tỷ lệ các hộ dân sử dụng máy móc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp so với trung bình của toàn huyện là tương đối cao. Đến năm 2009 số lượng máy nông nghiệp tăng đột biến. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng máy móc vào sản xuất, trước tiên chúng tôi tiến hành điều tra mức độ am hiểu của các hộ về cấu tạo của loại động cơ mà gia đình đang sử dụng. Động cơ Diezel là loại động cơ sử dụng phổ biến ở các máy nông nghiệp mà địa phương hiện có như: máy cày, máy bừa, máy phay...v.v. Số lượng máy cũng chiếm khá nhiều nên chúng tôi đã tiến hành điều tra 35 hộ trên tổng số hộ có máy. Đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ Diezel của người dân được thể hiện qua bảng 4.5: Bảng 4.5: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ diezel Nội dung Nắm được toàn bộ Tỷ lệ (%) Biết một phần Tỷ lệ (%) Không biết Tỷ lệ (%) Cơ cấu biên tay quay 19 54,28 16 45,72 - - Phân phối khí 20 57,15 13 37,14 2 5,71 Bầu lọc không khí 19 54,28 16 45,72 - - Nhiên liệu 5 14,28 2 5,71 28 80,01 Bôi trơn 25 5,70 16 45,71 17 48,59 Cơ cấu giảm áp 35 100 - - - - Khởi động 15 42,85 20 57,15 - - Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy rằng đối với một số bộ phận của động cơ như: cơ cấu biên tay quay,phân phối khí, bầu lọc không khí, cơ cấu giảm áp và bôi trơn người dân đã cơ bản nắm được cấu tạo vì đây là những bộ phận thường bị hư hỏng và phải sửa chữa, thay thế nên các hộ chú ý khi tập huấn và có thể học hỏi lẫn nhau khi gặp sự cố. Còn một số bộ phận khác như: nhiên liệu và khởi động, người dân còn mơ hồ chưa nắm được cấu tạo. Tỷ lệ người dân am hiểu về các bộ phận này là rất thấp, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng máy móc. Vì thế cần hướng dẫn cho người dân tìm hiểu nhiều hơn trong các đợt tập huấn sau. Chăm sóc và bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất là một việc làm không thể thiếu trong quản lý và vận hành máy nông nghiệp. Để hiểu và biết cách chăm sóc và bảo dưỡng máy thì người dân phải được hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong quá trình tập huấn. Để đánh giá trình độ am hiểu về cách chăm sóc và bảo dưỡng máy của người dân tại xã Phượng Tiến, chúng tôi tiến hành điều tra và có kết quả thể hiện ở bảng 4.6: Bảng 4.6: Đánh giá trình độ hiểu biết về chăm sóc và bảo dưỡng động cơ diezel Nội dung Nắm được toàn bộ Tỷ lệ (%) Biết một phần Tỷ lệ (%) Không biết Tỷ lệ (%) Cơ cấu biên tay quay 10 28,57 7 20 18 51,43 Phân phối khí 16 45,71 18 51,43 1 2,86 Bầu lọc không khí 13 37,14 10 28,57 12 34,29 Nhiên liệu 2 5,71 - - 33 94,29 Bôi trơn 22 62,85 14 34,29 1 2,86 Cơ cấu giảm áp 35 100 - - - - Khởi động 10 28,57 17 48,57 8 22,86 Với số liệu thể hiện ở bảng 4.6, ta thấy rằng với một số hệ thống như: Cơ cấu giảm áp, bôi trơn và phân phối khí, người dân đã nắm vững về cấu tạo nên tỷ lệ người biết cách chăm sóc và bảo dưỡng là tương đối cao. Còn với các hệ thống khác, người dân vẫn chưa biết cách chăm sóc và bảo dưỡng. Tỷ lệ các hộ biết cách chăm sóc và bảo dưỡng các hệ thống như: hệ thống phân phối khí, hệ thống bôi trơn và cơ cấu giảm áp là rất thấp. Cùng với đó năm 2009 trên địa bàn xã có 35 hộ có máy gặt lúa.Vì đây là loại máy sử dụng động cơ xăng nên chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá trình độ am hiểu về cấu tạo của động cơ đối với các hộ này. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.7: Bảng 4.7: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ xăng Nội dung Nắm toàn phần Tỷ lệ (%) Hiểu một phần Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) Cơ cấu biên tay quay 5 14,28 6 17,14 24 68,58 Hệ thống cung cấp nhiên liệu 10 28,57 8 22,86 17 48,57 Hệ thống đánh lửa 28 80 7 20 - - Khởi động 6 17,14 2 5,71 27 77,15 Qua bảng số liệu 4.7, chúng ta thấy trình độ am hiểu của người dân về động cơ xăng là tương đối cao. Trong đó hệ thống đánh lửa có cấu tạo đơn giản nên phần nhiều người dân đều nắm được. Còn lại các hệ thống khác đa số người dân chưa nắm được cấu tạo. Song song với việc điều tra trình độ am hiểu về cấu tạo động cơ xăng, chúng tôi cũng tiến hành điều tra trình độ am hiểu về cách chăm sóc bảo dưỡng động cơ của người dân để đánh giá xem người dân hiểu như thế nào. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.8: Độ am hiểu về sửa chữa động cơ xăng Nội dung Nắm toàn phần Tỷ lệ (%) Hiểu một phần Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) Cơ cấu biên tay quay 5 14,28 4 11,42 26 74,30 Hệ thống cung cấp nhiên liệu 8 22,85 6 17,14 21 60,01 Hệ thống đánh lửa 25 71,42 6 17,14 4 11,44 Khởi động 4 11,42 2 5,70 29 82,88 Như vậy, chúng ta thấy rằng khả năng tự sửa chữa hệ thống đánh lửa của người dân là tương đối cao, cao hơn hẳn các hệ thống khác. Lý do là hệ thống đánh lửa thường xuyên bị hỏng và cũng dễ thay thế hay sửa chữa. Còn các cơ cấu khác có cấu tạo phức tạp cũng như ít bị hỏng hóc, nên người dân biết còn hạn chế. Vì vậy cần phải tăng cường nội dung tập huấn cho người dân hơn nữa để họ nắm được cấu tạo và phần nào sửa chữa được những hỏng hóc thông thường. Bên cạnh việc tìm hiểu trình độ hiểu biết của người dân về phần động cơ của máy kéo, thì hệ thống truyền lực cũng là một hệ thống rất quan trọng của máy kéo. Chúng tôi đã tiến hành điều tra về sự am hiểu của người dân về hệ thống truyền lực và kết quả thể hiện ở hai bảng sau: Bảng 4.9. Đánh giá trình độ hiểu biết về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ Nội dung Nắm toàn phần Tỷ lệ (%) Hiểu một phần Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) Ly hợp 3 8,35 19 54,28 13 37,15 Hộp số 5 14,28 10 28,57 20 57,15 Phanh 10 28,57 23 65,71 2 5,72 Bộ truyền đai 21 60 14 40 - - Bộ truyền xích 22 62,85 13 37,15 - - Nội dung Nắm toàn phần Tỷ lệ Hiểu 1 phần Tỷ lệ Không hiểu Tỷ lệ Ly hợp - - 17 48,57 18 51,43 Hộp số - - 8 22,85 27 77,15 Phanh 6 17,14 19 54,28 10 28,58 Bộ truyền đai 18 51,12 12 34,28 5 14,60 Bộ truyền xích 20 56,82 10 28,58 5 14,60 Bảng 4.10: Đánh giá trình độ am hiểu về chăm sóc bảo dưỡng cơ cấu truyền lực máy kéo nhỏ Căn cứ vào hai bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng: Các bộ phận truyền động đai và truyền động xích có cấu tạo đơn giản. Bộ truyền động đai nếu có hỏng thì chỉ có thể thay mới. Còn đối với bộ phận truyền động xích cũng có hỏng hóc, và có thể sửa chữa được nếu việc hỏng đó là nhẹ, như đột lại mắt xích đứt, nhưng xích đó cũng chỉ có thể sử dụng được tiếp trong một khoảng thời gian ngắn là phải thay mới. Hệ thống phanh cũng được người sử dụng am hiểu một mức độ tương đối do trước khi đưa máy ra đồng làm việc thì ngoài việc kiểm tra nhiên liệu, dầu mỡ thì việc kiểm tra hệ thống phanh là không thể thiếu được. Bởi nó trực tiếp ảnh hưởng sự an toàn cho người sử dụng và máy. 4.2.4.2 Trình độ am hiểu của người dân về máy nông nghiệp tại xã Qua việc đánh giá trình độ am hiểu của người dân về cấu tạo, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận, hệ thống máy ở trên chúng tôi đưa ra bảng đánh giá về mức độ am hiểu của người dân về máy nông nghiệp có trong xã cụ thể như sau: Bảng 4.11: Mức độ am hiểu về cách sử dụng máy nông nghiệp (n=35) Loại máy Nắm toàn phần Tỷ lệ (%) Hiểu 1 phần Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 Máy cày 32 91,43 2 5,71 1 2,86 Máy bừa 34 97,14 1 2,86 - - Máy phay 32 91,43 3 8,57 - - Máy gặt 12 34,28 9 25,71 14 40,01 1 2 3 4 5 6 7 Máy tuốt lúa 34 97,14 1 2,86 - - Máy bơm nước 35 100 - - - - Máy sao chè 13 92,86 1 7,14 - - Máy xay xát 6 37,50 7 20,00 3 42,50 Máy gieo hạt - - 2 50,00 2 50,00 Máy phun thuốc 2 50,00 2 50,00 - - Bảng 4.12: Đánh giá trình độ am hiểu về sửa chữa máy nông nghiệp (n=35) Loại máy Nắm toàn phần Tỷ lệ Hiểu 1 phần Tỷ lệ Không hiểu Tỷ lệ 1 2 3 4 5 6 7 Máy cày 30 85,71 4 11,43 1 2,86 Máy bừa 34 97,14 1 2,86 - - Máy phay 31 88,57 3 8,57 1 2,86 Máy gặt 9 25,71 10 28,57 16 45,72 Máy tuốt lúa 28 80,00 6 17,14 1 2,86 Máy bơm nước 13 37,14 9 25,72 13 37,14 Máy sao chè 13 92,84 1 2,86 - - Máy xay xát 4 25,00 5 31,25 7 43,75 Máy gieo hạt - - 1 25,00 3 75,00 Máy phun thuốc 1 25,00 1 25,00 2 50,00 Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các hộ có máy đều biết cách sử dụng, nhưng chỉ một phần trong số đó biết cách sửa chữa máy và sửa chữa thường bằng kinh nghiệm truyền cho nhau. Bên cạnh đó những máy mà các hộ gia đình sử dụng nhiều như máy cày, máy bừa, máy sao chè … thì tỷ lệ người dân biết cách sử dụng cũng như sửa chữa là tương đối cao. Còn lại các máy bơm nước, máy xay xát ít người biết cách sửa chữa vì chúng có cấu tạo phức tạp và khi hỏng khó có thể tự sửa chữa được. Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Cơ khí hóa trong nông nghiệp là bước đi đầu tiên trong công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật, cũng như nâng cao đời sống của người dân, giải phóng bớt lực lượng lao động tập trung trong nông nghiệp quá đông. Qua công tác điều tra, đánh giá về việc sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn xã Phượng Tiến - Huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên cho thấy : Số lượng các loại máy canh tác nông nghiệp nhiều nhất và tăng lên hằng năm. Nhưng số lượng các loại máy thu hoạch và máy chế biến nông sản vẫn còn hạn chế. Việc sử dụng máy nông nghiệp giúp tăng năng suất đáng kể, giảm chi phí tạo ra sản phẩm, giảm thiểu lượng lao động cho ngành nông nghiệp, giúp chuyển dịch kinh tế tại địa bàn nhanh chóng hơn. 5.2 Tồn tại - Quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của máy nên hiệu quả việc cơ giới hoá trong nông ngiệp chưa cao. - Các loại máy nông nghiệp đa phần sản xuất trong nước, chất lượng chưa cao, giá bán chưa phù hợp với thị hiếu người dân. - Hầu hết khi mua các loại máy nông nghiệp, người dân mua tại các đại lý nhỏ, chưa được hướng dẫn cụ thể về cấu tạo, cách vận hành và sửa chữa máy nên vẫn còn tình trạng mất an toàn lao động. - Hiện nay trên địa bàn xã chưa có cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng máy nên khi có sự cố người dân tự sửa chữa. 5.3 Đề nghị - Sở nông nghiệp phát triển nông thôn phối kết hợp cùng với phòng nông nghiệp huyện mở các lớp chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy nông nghiệp. - Có chế độ chính sách hợp lý hỗ trợ cho người dân tiếp cận và sử dụng máy nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Tăng cường hệ thống cung ứng vật tư thiết bị thay thế, bảo trì và bảo dưỡng máy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tình hình sử dụng máy nông nghiệp tại xã Phượng Tiến - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên.doc