Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh

Trong điều kiện canh tranh gay găt cua nền kinh tê thi trường hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu qua tai san ngăn han có vai tro hêt sức quan trong cua cac doanh nghiệp nói chung và cua công ty cổ phân xây dưng Binhg Minh nói riêng. Quan ly va sử dụng hiệu qua tai san ngăn han góp phân nâng cao công tac quan ly tai chinh, từ đó góp phân nâng cao hiệu qua hoat động san xuất kinh doanh cua công ty. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu qua san xuất kinh doanh cũng như hiệu qua sử dụng tai san ngăn han không phai la vấn đề giai quyêt ngay một ngay hai ma nó la mục tiêu phấn đấu lâu dai cua công ty. Trong những năm qua công ty đa có nhiều cô găng, tich cưc vươn lên trong san xuất kinh doanh, lơi nhuân sau thuê ổn đinh tuy nhiên cũng gặp phai không it những khó khăn về việc sử dụng tai san ngăn han sao cho có hiệu qua. Việc nghiên cứu để tim ra giai phap nhằm nâng cao hiệu qua sử dụng tai san ngăn han cua công ty cổ phân xây dưng Binh Minh trong điều kiện nền kinh tê nươc ta đang chuyển sang cơ chê thi trường có y nghĩa thiêt thưc ca về ly luân va thưc tiễn.

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thương hiệu sản phẩm của mình giới thiệu tới nhiều thị trường lớn trên thế giới. So với nhiều nước trên thế Thang Long University Library 41 giới Việt Nam là nước có môi trường kinh tế chính trị ít biến động, điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm trong việc đầu tư phát triển. Hơn thế nữa, nguồn nhân lực lớn và rẻ được coi là một trong những lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm gần đây, tại thị trường Việt Nam có hơn 45 công ty gạch ốp lát đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 10 công ty mạnh, còn lại là những công ty có quy mô nhỏ. Công ty Binh Minh là một trong những thương hiệu mạnh được khách hàng tin dùng. Thực tế chỉ ra có không nhiều thương hiệu trong ngành có thể cạnh tranh với Mikado nên đây là điều kiện thuận lợi để công ty đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển hơn nữa. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất của công ty được đặt trong khu vực hết sức thuận lợi về mặt giao thông và nằm trong khu vực kinh tế hết sức năng động bao gồm nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Vị thế của Công ty được đánh giá cao nhờ các yếu tố sau: Uy tín của Công ty Do có uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm trên thị trường nên công ty có cơ hội thâm nhập thị trường của các nước nằm trong các tổ chức mà Việt Nam gia nhập, đặc biệt là WTO. Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới như Pháp,Đài loan, Hàn QuốcCó được thành công đó là nhờ vào kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong ngành với sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, dịch vụ hậu mãi tốt Khả năng thanh toán hiện hành tốt Mặc dù hệ số thanh toán hiện hành có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung thì giá trị đều lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn này lớn hơn 1 và lớn hơn so với trung bình ngành vật liệu xây dựng chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán của Công ty tăng từ 1,05 lần năm 2010 lên 1,06 lần năm 2011. Nguyên nhân tăng là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn cao hơn so với tài sản ngắn hạn. Như vậy chỉ tiêu này cho biết, trong năm 2010, mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,05 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán, năm 2011 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,06 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán. 42 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cao Nhưng năm 2011 ngành xây dựng – bất động sản đóng băng, các dự án bị đình trệ, kéo theo hàng loạt công ty xây dựng, bất động sản khó khăn, kéo theo hàng loạt công ty liên quan đến ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái của ngành bất động sản và thật đáng mừng là Công ty Bình Minh đã có chính sách quản lý tài sản ngắn hạn tốt năm 2011 để kịp ứng phó trước sự biến động của thị trường nên tỷ suất sinh lời tăng lên đến 0,57%. Đội ngũ lao động Cùng với sự phát triển của Công ty, Công ty cũng rất quan tâm tơi đội ngũ lao động của Công ty. Ngoài khoản lương là thu nhập chính cho người lao động thì Công ty cũng có khoản tiền thưởng để động viên kịp thời với những cá nhân xuất sắc trong công việc duy trì được sự phấn đấu cho Công ty. Công ty cũng đóng góp đầy đử các khoản bảo hiểm cho người lao động để người lao động yên tâm sản xuất hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm và trình độ quản lí cao đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng tiêu chuẩn và chất lượng cao. Mối quan hệ với khách hàng Công ty tạo được mạng lưới khách hàng thân thiết, trung thành, những đối tác lâu năm do giữ được chữ tín trong kinh doanh, luôn có những dịch vụ chăm sóc, tri ân khách hàng cùng những chính sách sau bán hết sức hấp dẫn. Đầu tư thiết bị Các nhà máy sản xuất, dây chuyền công nghệ kỹ thuật luôn được chú trọng đầu tư để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất tới tay khách hàng. Có thể thấy được thành quả trên là nhờ vào sự năng động, sáng tạo của ban giám đốc cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là phòng Tài chính – kế toán đã thực hiện tốt vai trò quản lý tài sản, nguồn vốn và cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng cho ban giám đốc. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn trong môi trường kinh doanh tác động tới công ty. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn từ sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trên sân nhà, gạch ốp lát mang thương hiệu Việt Thang Long University Library 43 Nam đang bị lấn lướt bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Có khá ít các công ty trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ngay cả những doanh nghiệp lớn trong ngành cũng chỉ thu được một tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn. Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh có khá nhiều các đối thủ cạnh tranh như gạch men Viglacera, gạch Đồng Tâm, gạch PiSenZa, gạch Việt Minhcộng với các sản phẩm ngoại nhập làm cho môi trường cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt. Thêm vào đó là tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sự trượt giá của đồng tiền trong nước cùng với lũ lụt, thiên tai đẩy chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí thuê nhân công và các chi phí khác lên cao khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm dần qua các năm Năm 2011 doanh thu giảm từ 150.199,17 triệu xuống còn 130.299,46 năm 2012 tiếp tục giảm mạnh xuống 96.198,09 triệu đồng. Trong khi đó Công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, không có chiến lược khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường, làm giảm số lượng hàng bán ra Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty còn kém và thậm chí là giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức cao hơn so với công ty cùng ngành là Công ty gạch ốp lát Việt Minh. Nhìn tổng thể qua các năm thì hiệu suất sử dụng tài sản là một chỉ số nhỏ hơn 1 và đây là dấu hiệu không tốt, Công ty đã không sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả. Cụ thể năm 2010 thì mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu, Nhưng đến năm 2012 thì mỗi đồng tài sản đưa vào đầu tư chỉ tạo ra 0,70 đồng, chứng tỏ Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời qua các năm đều nhỏ hơn 1và hệ số này giảm dần qua các năm. Năm 2011 giảm từ 0,75 lần xuống 0,65 lần và năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,64 lần. Do tài sản ngắn hạn ngoài hàng tồn kho giảm với tốc độ nhanh hơn độ giảm của nợ ngắn hạn.cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của Công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, có thể thấy tình hình thanh khoản của Công ty không tốt trong cả 3 năm và đặc biệt là năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty không tốt, tài chính kém ổn 44 định, cho thấy khả năng đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là cực kỳ kém. Vòng quay tài sản, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của công ty đều giảm. Hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả. Về vòng quay các khoản phải thu, năm 2012 mặc dù lượng hàng tiêu thụ được vẫn giảm nhưng các khoản phải thu lại tăng chứng tỏ chính sách quản lý các khoản phải thu của Công ty năm 2012 là kém dẫn đến giảm trầm trọng số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2012. Công ty cần có chiến lược quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý hơn, có thể Công ty cần nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng vòng quay các khoản phải thu nhưng khi thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng thì Công ty cũng nên có chiến lược hợp lý để quản lý tốt các khoản phải thu để vừa kích thích đối tác trả tiền nhanh vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra. Thời gian luân chyển tài sản ngắn hạn, thời gian thu tiền trung bình, thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty tăng cao đặc biệt vào năm 2012 đã làm số vòng quay TSNH, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm trầm trọng sẽ làm thời gian luân chuyển TSNH,. Kết quả này phản ánh lượng tài sản ngắn hạn, hàng lưu kho, các khoản phải thu bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển các khoản trên từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo được một chỗ dựa vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty. 2.3.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, Trình độ nguồn nhân lực còn yếu. Nếu một DN chỉ có cán bộ lãnh đạo tốt thì chưa đủ mà quan trọng hơn là DN phải có một đội ngũ người lao động tốt, đủ sức thực hiện các kế hoạch đề ra. Sở dĩ như vậy là vì chính người lao động mới là người thực hiện các kế hoạch đề ra, là người quyết định vào sự thành công hay thất bại của kế hoạch đó. Nếu người lao động có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỉ luật, gắn bó hết mình vào sự phát triển của DN thì chắc chắn hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN sẽ cao và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Thang Long University Library 45 Thứ hai, Năng lực quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp. Do trình độ quản lý còn thấp, hạn chế về chuyên môn quản lý tài chính, trình độ sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị cũng còn kém. Khiến cho việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại còn chậm. Thêm vào đó, còn tồn tại những cán bộ có thái độ chưa nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản, cố ý làm sai. Thứ ba, việc quản lý công nợ còn chưa chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Công ty chưa có biện pháp thu hồi nợ thích đáng như nhắc nợ khách hàng, đối chiếu công nợ thường xuyên, định kì. Mặt khác khi theo dõi các khoản công nợ Công ty chưa có sự phối hợp đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận tài chính kế toán, dẫn đến số liệu hạch toán không thống nhất, không chính xác, không phản ánh được thực tế càng làm hoạt động thu hồi nợ chậm chạp hơn. Thứ tư, do đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cụ chủ yếu là gạch ốp lát, hàng hoá lại có đặc điểm yêu cầu về chất lượng đứng hàng đầu, đòi hỏi nhiều nguyên phụ liệu, nên hàng tồn kho của Công ty rất đa dạng, lớn về số lượng. Do đó, Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn trong quản lý hàng tồn kho. Mặt khác Công ty cũng chưa có định mức dự trữ và tiêu hao nguyên nhiên vật liệu nên quản lý hàng tồn kho chưa được khoa học, còn lỏng lẻo. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng nên đã tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng. Ở nguồn vốn nhà nước, để phục vụ cho tốc độ phát triển của đất nước, trong điều kiện hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn đang rất yếu kém; để chuẩn bị cho các năm sắp tới, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, Chính phủ sẽ trình Quốc hội để duy trì và tăng vốn đầu tư với khả năng cao nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thông qua các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn vay, có hỗ trợ lãi suất, phát hành trái phiếu). Thứ hai, về nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong điều kiện thị trường tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc triển khai các dự án, công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư xây cho công trình xây dựng đã bị 46 giảm sút. Còn với ngành vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đặc biệt với các loại vật liệu xây dựng đã đầu tư, đang đầu tư sản xuất có sản lượng cao, cung vượt cầu như xi măng, gạch lát, thép trong điều kiện thị trường trong nước gặp khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự giảm sút đầu tư của thị trường trong và ngoài nước. Thứ ba, trong điều kiện hội nhập WTO, ngành xây dựng sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu (thép, gạch lát, kính); với lực lượng nhập khẩu (cả nhân lực quản lý, công nhân xây dựng), nhất là ở các dự án đấu thầu quốc tế, tổng thầu EPC. Thứ tư, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan mới đây, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay, do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Đặc biệt, do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai, đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng 5 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể. Cùng với đó, những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ; nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản. Đối với ngành gốm sứ xây dựng, tồn kho đầu năm 2012 đã tăng lên, nếu tính cả lượng tồn kho lũy kế tại các đơn vị sản xuất và cả tồn kho từ các đại lý chưa bán hàng tới người tiêu dùng thì lượng tồn đã tăng lên tới 20% (Hiện tại hàng hóa tồn kho khoảng trên 40 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tương đương khoảng trên 3.000 tỷ đồng). Sản xuất vật liệu xây không nung cũng không nằm ngoài xu thế đó khi những tháng đầu năm 2012, việc tiêu thụ vật liệu này, đặc biệt là loại vật liệu xây không nung nhẹ vẫn gặp nhiều khó khăn. Các dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ mới chỉ được khai thác với một tỷ lệ rất thấp, hầu hết sản lượng sản xuất chỉ đạt 20 - 30% công suất. Việc tiêu thụ vật liệu xây không nung nhẹ còn rất hạn chế, chỉ tiêu thụ được 50 - 60% sản lượng. Một số doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm đã phải dừng sản xuất. Riêng ngành sản xuất thủy tinh xây dựng, đá ốp lát phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, hàng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất. Thang Long University Library 47 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH MINH 3.1. Định hướng phát triển của ngành và công ty cổ phần xây dựng Bình Minh 3.1.1. Định hướng phát triển của ngành Năm 2012, là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế trong nước, việc lạm phát cao của năm 2011 đã có tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển của năm 2012, trong đó rõ nhất nhất là dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, nguy cơ lạm phát cao. Ngành Xây dựng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, khó khăn của các doanh nghiệp như là thiếu việc làm, tồn kho cao, thị trường bất động sản trầm lắng, đều gây tác động đến hoạt động phát triển của năm 2012. Chính vì vậy rất cần sự giúp đỡ của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ, Ngành và của địa phương để ngành Xây dựng từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2013 - 2020, Bộ trưởng Bộ xây dựng nhấn mạnh, những năm tiếp theo nền kinh tế trong nước sẽ vẫn tiếp tục khó khăn, về phía Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ, hoàn thiện các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực của Ngành; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng nhất là đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất dự án bị bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành Xây dựng; tổ chức triển khai có hiệu quả, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến Ngành Xây dựng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo của cả nước và Chương trình, Đề án trong các lĩnh vực của Ngành. Các Nghị định và Thông tư, phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực phát triển đô thị, quyền hạn các địa phương, cũng như quy định đối với các doanh nghiệp bất động 48 sản còn lỏng lẻo. Trong năm 2013, các Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã chính thức đưa vào kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi, thậm chí có thể sẽ ban hành mới; Về việc giải quyết thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng, trong năm 2013 Bộ sẽ thực hiện quyết liệt, có những đề xuất và có các biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn. Ngành Xây dựng là ngành sản xuất trọng yếu, tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế của đất nước. Năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng, chống thất thoát lãng phí trong xây dựng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng, tập trung tháo gỡ thị trường bất động sản, 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong và ngoài nước như hiện nay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn dựa trên tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và tình hình kinh tế thế giới. Công ty cổ phần xây dựng Bình Minh là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Để mục tiêu của công ty đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải xác định phương hướng sử dụng các nguồn lực sẵn có sao cho tốt nhất. Sau đây là một số chiến lược phát triển dài hạn của công ty: Củng cố và tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời vẫn phải duy trì tốt các mối quan hệ với những khách hàng cũ ở trong và ngoài nước. Nâng công suất thiết kế sản xuất sản phẩm 15 triệu m2/năm lên 20 triệu m2/năm. Tăng tỷ trọng sử dụng nguyên vật liệu sản xuất trong nước để hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư thiết bị công nghệ mới hiện đại tiên tiến hơn nữa phục vụ sản xuất sản phẩm. Tăng cường đầu tư, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý. Thang Long University Library 49 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây dựng Bình Minh 3.2.1. Tăng cường huy động vốn Qua phân tích tình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua ta thấy khả năng đảm bảo về vốn của Công ty là còn nhiều hạn chế, chi phí lãi cao. Để đáp ứng được nhu cầu mua sắm tài sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của Công ty cho những năm tới. Công ty cân đa dạng hoá công tác huy động nguồn vốn, cụ thể:  Thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, mở rộng mối quan hệ để Công ty có nhiều lựa chọn các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công ty cũng nên sử dụng linh hoạt các hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng tuy thuộc vào từng hoạt động với nhu cầu vốn khác nhau, và từng thời điểm cụ thể của công ty.  Thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài. Việc liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước không những giải quyết được những khó khăn về vốn mà còn giúp doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với trình độ sản xuất tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế.  Với việc phát hành cổ phiếu, Công ty cũng cần có những biện pháp, chính sách để thu hút vốn từ hoạt động đầu tư này. Trong những năm tới để đáp ứng được nhu cầu về vốn và phục vụ cho sự phát triển của Công ty thì việc tăng vốn điều lệ và huy động nguồn lực bên trong Công ty là rất cần thiết.  Điều kiện vốn chủ sở hữu có hạn, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn. Để đáp úng nhu cầu về đầu tư máy móc thiết bị, và hoàn thành các hợp đồng được giao. Công ty có thể sử đụng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là một hình thức tài trợ vốn dài hạn và rất phát triển hiện nay, nhưng còn khá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.  Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại. Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng trong kinh doanh. Tín dụng thương mại cung cấp cho công ty cả nguồn vốn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và nguồn tài trợ ngắn hạn thông qua mua chịu vật tư, nguyên liệu. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác đang gặp khó khăn, khai thác triệt để nguồn tín dụng thương mại giúp cho Công ty có thêm nguồn tài không nhỏ. 50  Công ty có thể huy động vốn từ trong nội bộ Công ty. Công ty có thể nghiên cứu và phát hành các trái phiếu dài hạn hoặc các chứng chỉ nợ để huy định vốn sản xuất kinh doanh. Ở Việt nam thì việc phát hành trái phiếu của công ty, doanh nghiệp cũng còn nhiều phức tạp. Nguồn huy động từ trái phiếu thường có hiệu quả nhưng thực hiện còn nhiều khó khăn. Công ty cần nghiên cứu và có thể đây là một yếu tố Công ty tận dụng để tăng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Vì vậy, công ty cần phải có sự cân nhắc phù hợp tuỳ vào thời điểm, hoàn cảnh để dùng các nguồn vốn để có lợi nhất cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý tài sản ngắn hạn 3.2.2.1. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các tài sản, vật tư không cần dùng Để nâng cao hiệu sử dụng tài sản bên cạnh việc đưa máy móc thiết bị mới vào sử dụng cần phải nhanh chóng xử lý các tài sản, vật tư đã khấu hao hết, không có giá trị hay không có nhu cầu sản xuất với các tài sản đó. Trong công ty hiện còn tồn tài nhiều loại máy móc thiết bị đã được khấu hao hết mà chưa thanh lý được, việc chưa thanh lý được đã làm cho doanh nghiệp mất một khoản chi phí để bảo quản, quản lý phòng tài chính kế toán. Làm cho việc hạch toán phát sinh thêm nhiều chi phí không có ích. Do vậy, Công ty cần tổ chức nhanh chóng việc thanh lý, nhượng bán các tài sản này một các dứt điểm những. Để phục hồi nhanh lượng vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. 3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản Công ty cần ban hành các quy chế cụ thể về tài chính, quy chế này cần được xây dựng trên quy chế tái chính của bộ xây dựng, tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dụng Việt Nam. Có tính đến những đặc thù riêng của công ty. Đối với các đơn vị thành viên, các đội xây dựng cần có sự phần quyền cụ thể rõ ràng. Đối với xí nghiệp, văn phòngvv Công ty chỉ rõ quyền, trách nhiệm rõ ràng trong việc sử dụng tài sản cố định. Việc phân quyền quyết định sử dụng tài sản cố định sẽ tạo điều kiện cho mỗi bộ phận hoạt động linh hoạt hơn. Và nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản hơn. Cải thiện các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tổng tài sản như: tỷ suất sinh lời, hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Như đã phân tích ở trên, trong các năm vừa qua thì các chỉ tiêu này giảm dần. Do vậy vấn đề đặt ra trong nhưng năm tới công ty cần nâng cao được giá trị hiệu quả sử dụng của công suất tài sản sao cho mức tăng doanh thu, lợi Thang Long University Library 51 nhuận của Công ty phải nhanh hơn tốc độ tăng tài sản từ đó nâng cao giá trị của các chỉ số. 3.2.2.3. Quản lý sử dụng có hiệu quản tiền mặt Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có một lượng tiền mặt nhất định trong quỹ, tiền gửi của Công ty tại tài khoản ở các ngân hàng. Nó được Công ty sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu và trả các khoản nợ, trả tiền thuế Quản lý và sử dụng có hiệu quả lượng tiền mặt là một trong những nội dung quản trọng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sủ dụng TSLĐ và khả năng thanh toán của Công ty. Việc quản lý tiền mặt phải đảm bảo việc sử dụng tiền mặt sao cho có hiệu quả nhất, tức là:  Làm tăng khả năng sẵn có của tiền mặt.  Điều chỉnh lượng tiền mặt để tối thiểu hoá nhu cầu vay vốn.  Đầu các khoản tiền mặt dư thừa ở công ty để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong thời gian qua Công ty chưa quan tâm nhiều tời công tác dự báo và lập kế hoạch sử dụng tiền mặt cũng như đầu tư các khoản tiền vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Các chứng khoán này được coi tương đương với tiền mặt. Việc đầu tư vào các chứng khoán này giúp Công ty tối thiểu được hoá được lượng tiền mặt phải giữ vì tiền mặt là lại tài sản không sinh lời. Khi có nhu cầu về tiền mặt, công ty có thể bán các chứng khoán và lấy tiền đáp ứng cho hoạt động kinh doanh. 3.2.2.4. Quản lý sử dụng có hiệu quả các khoản phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó thỉ kỳ thu tiền bình quân của Công ty là khá cao điều đó nó thể hiện vốn lưu động của Công ty đang bị chiếm dụng là rất lớn. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần hạn chế được lượng vốn mà Công ty bị chiếm dụng. Để hạn chế được thì Công ty cần nhanh chóng thu hồi lượng vốn bị chiếm dụng, hạn chế sụ chiếm dụng từ ngay khâu mà ký kết các hợp đồng, cung ứng sản phẩm. Đối với các khoản thu hiện tại:  Thành lập ra các ban thu hồi công nợ với nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, đôn đốc việc thanh quyết toán và tìm thời điểm thích hợp yêu cầu thanh toán.  Với các khoản nợ khó đòi cần xác định nguyên nhân và tình hình làm ăn của Công ty đối tác. Tuỳ vào tình hình thực tế mà Công ty có thể áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt. Có thể là thanh toán nợ bằng sản phẩm bằng cách nhượng lại các dự án, nguyên vật liệu 52  Có hình thức khuyến khích người lao động trong việc thu hồi công nợ cho Công ty. Nếu cá nhân nào thu hồi được công nợ đặc biệt là công nợ khó đòi, công nợ từ lâu thì cần trích thưởng, đãi ngộ bằng vật chất.  Hạn chế tối đa các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác để đảm bảo cho lượng vốn được đưa vào lưu thông là nhiều nhất. Trong thời gian tới  Trước khi ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm hàng hoá thì cần điều tra xem xét các công nợ, tình hình tài chính của Công ty trong những năm về trước và những năm tiếp theo. Các thông tin này đảm bảo cho ta biết được các đối tác là Công ty có uy tín, đảm bảo nguồn tài trợ cho Công ty.  Bên cạnh đó Công ty cần tìm hiểu rõ các nguồn vốn mua sắm máy móc thiết bị của đối tác. Bởi vì giá trị của các tài sản này có giá trị cao do vậy nguồn vốn đầu tư cho các thiết bị này thường bao gồm các trường hợp sau:  Vốn do Công ty đầu tư: đối với trường hợp này Công ty cần xem xét tình hình tài chính của Công ty đó. Khả năng thanh toán cũng như tiềm năng phát triển của Công ty đó. Các chỉ số tài chính như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất thanh toán là cơ sơ quan trọng đáng giá năng lực tài chính của Công ty. Bên cạnh đó ngân hàng mà Công ty đối tác mở tài khoản cũng là nơi cung cấp thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán của Công ty. Do vậy việc tiếp cận được nguồn thông tin này là rất quan trọng để Công ty lựa chọn đối tác phù hợp nhất.  Nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài, Nhà nước: đối với trường hợp này Công ty cần tìm hiểu quyết định cấp vồn, các khâu cấp vốn hạn chế các khâu trung gian giảm thiểu chi phí phát sinh và tiếp cận nguồn vốn đó một cách nhanh nhất.  Khi ký kết các hợp đồng cần có các điều khoản quy định rõ điều kiện về các khoản như: tiền ứng trước, thời gian thanh toán từng giai đoạn, phương thức thanh toán và quy định rõ trách nhiệm khi mà không thực hiện đúng các khoản trong hợp đồng, bên cạnh đó khuyến khích đối tác thanh toán trước thời hạn.  Tạo lập quỹ dự phòng phải thu: Quỹ dự phòng phải thu được tạo lập nhằm hạn chế của những tác động khi có rủ ro không thu được các khoản nợ. Thời điểm lập quỹ dự phòng, mức lập dự phòng dựa trên: Thời gian quá hạn trả nợ và tổng mức nợ của khách hành. Công ty cần xác lập những tiêu chí cụ thể về thời gian quá hạn trả nợ, khối lượng các khoản nợ, đặc điểm Thang Long University Library 53 loại hình doanh nghiệp và lịch sử thanh toán cảu khách hàng. Tất cả sẽ được mô tả trên một ma trận. Để việc trích tỷ lệ quỹ dự phòng được chính xác và phù hợp nhất. Việc trích lập quỹ dự phòng là cần thiết, nó phản ánh rõ ràng và sát thực hơn bản chất các khoản phải thu. Nó cũng tạo ra một quỹ dự phòng để đảm bảo cho hoạt động của Công ty được ổn định, không bị xáo trộn, và không có biến động lớn xảy ra cho lợi nhuận của Công ty một điều mà nhà đầu tư rất quan tâm. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Mặt khác việc nhận định, đánh giá thường xuyên các khoản phải thu sẽ nâng cao nhận thức và từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thu nợ. 3.2.2.5. Quản lý tốt hàng tồn kho Xuất phát từ thực trạng của công ty: tỷ trọng hàng tồn kho của công ty ở mức cao trong tổng tài sản ngắn hạn, hơn nữa, vòng quay kho chậm, thời gian luân chuyển kho dài. Công ty chưa áp dụng một mô hình tiên tiến nào vào trong quá trình quản lý nguyên vật liệu sao cho nó có một cách khoa học, hầu hết việc quản lý là theo kinh nghiệm, việc đặt hàng với khối lượng như thế nào, lượng dự trữ trong kho là bao nhiêu chưa được quản lý một cách khoa học, và chuyên nghiệp. Giải pháp cụ thể được đặt ra ở đây là nghiên cứu và lựa chọn phương pháp quản lý tồn kho nguyên vật liệu một cách hợp lý. Đó là thông qua các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và công tác mua sắm nguyên vật liệu. Do vậy hiệu quả nó phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý sát sao để xác định được định mức và thiết lập các mối quan hệ với nhà cung ứng đầu vào để có thể mua sắm. Trong công tác xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Với các đặc điểm riêng của Công ty, việc xây dựng một mức tiêu thụ nguyên vật liệu Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Với mỗi một lĩnh vực, sản phẩm Công ty cần có các định mức tiêu hao cụ thể. Công việc xác định này chiếm khoản thời gian khá lớn do việc sản xuất có nhiều công đoạn, nhiều khâu khác nhau. Xây dựng định mức cụ thể cho từng khâu trong quá trính sản xuất. Việc xây dựng định mức này sẽ giúp Công ty quản lý dễ dàng các nguồn nguyên vật liệu, nâng cao ý thức trách nhiệm trong từng bộ phận sản xuất. Do vậy việc quản lý toàn diện hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tránh sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Cần tiến hành kiểm tra định mức tiêu hao để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp khi sản xuất kinh doanh. 54 Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu: Đó chính là việc xác định mức nguyên liệu dự trữ tối đa và tối thiểu để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục và không làm ứ đọng vốn của Công ty. Bên cạnh đó việc xác định với mỗi loại nguyên vật liệu có khối lượng dự trữ cụ thể kết hợp với các phương pháp quản lý các nguyên liệu này phù hợp. Do đó cần có các phương pháp xác định lượng dự trữ thường xuyên cho các nguyên vật liệu trên để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường giữa khoảng mua sắm nguyên vật liệu. Công tác mua sắm nguyên vật liệu: Việc mua sắm nguyên vật nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là rất phức tạp. Việc mua sắm này không chỉ đơn thuần là đi chọn và mua, mà Công ty cũng cần phải tìm hiểu các nhà cung cấp các nguyên liệu, đàm phán về giá cả, phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp sẽ cung cấp ổn định cho Công ty và khi có biến động về giá cả thì Công ty cũng ko tự ý thay đổi về giá cả. Khi Công ty cần phải có được nguồn nguyên liệu luôn. Ngoài ra Công ty cũng thiết lập với nhiều nhà cung ứng để tránh tình trạng bị phụ thuộc và ép giá. Khi lập kế hoạch cho việc mua sắm Công ty cũng cần chú ý:  Nêu rõ chủng loại và quy cách các loại nguyên vật liệu trong từng thời gian cụ thể.  Chỉ rõ thời gian đi mua, thời gian giao hàng, thời gian sử dụng nguyên vật liệu đó.  Xác định khoảng thời gian kiểm tra nguyên vật liệu trong kho và dự trù khoảng thời gian ngắn để đi mua sắm nguyên vật liệu.  Kiểm kê phân loại các nguyên vật liệu. Ngoài việc quản lý nguyên vật liệu trên giấy tờ sổ sách Công ty cần có những các thức quản lý nguyên vật liệu đó là trực tiếp kiểm kê, phân loại khi nhập kho. Công việc này cần phải được thực hiện tốt ngày từ đầu. Vì khi thực hiện tốt công việc này thì công tác quản lý bảo quản sau này gặp nhiều thuận lợi. khi cần cho sản xuất có thể đễ dành vận chuyển và vào sổ lại lượng tồn kho.  Lập dự phòng hàng tồn kho. Đây là công tác cần thiết nó làm cho công tác sản xuất được ổng định, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt. Công việc này đòi hỏi phải đánh giá phân loại và kiểm kế, giá cả thực tế trên thị trường. để có những dự đoán chính xác, giúp phòng kế toán có thể dụ trù ngân sách cho việc mua sắm vật tư. Từ đó công tác cung cấp và sử dụng mới kip thời, không gây ứ đọng vốn. Thang Long University Library 55 3.2.3. Quản lý và sử dụng các khoản chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả Đây là một yếu tố quan trọng, là một nhân tố chính cấu thành lên giá thành sản phẩm. Do vậy việc quản lý chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả là điều rất quan trọng với Công ty. Quản lý có hiệu quả được các yếu tố chi phí giúp cho Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Để quản lý có hiệu quả các khoản chi phí Công ty cần thực hiện một số các giải pháp sau:  Nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch chi phí, dùng hình thức tiền tệ tính toán mọi chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí trong Công ty nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.  Tiết kiệm về chi phí lao động: Xây dựng định mức hao phí lao động phù hợp luật pháp, Thường xuyên kiểm tra định mức lao động, bảo đảm tốc độ tăng của năng suất cao hơn tốc độ tăng của tiền lương.  Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, hợp lý tránh sự chồng chéo trong công việc  Xây dựng các định mức chi phí, liên tục cập nhất giá cá để xây dụng định mức đúng. Quản lý các khoản chi phí chung, chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí tiếp khách và hội họp. Các khoản chi phi phát sình cần có hoá đơn chứng từ. Kiểm tra nội bộ tráng việc tăng khống các khoản chi phí. 3.2.4. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân Trong quá trình sản xuất, con người là nhân tố quan trọng. người công nhận có nhiệm vụ trực tiếp biến các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra cán bộ quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm mới đưa ra quyết định một cách khoa học chính xác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các phòng ban tổ chức năng có nhiệm vụ điều hoà, phối hợp các hoạt động các phòng ban với nhau trong Công ty. Việc nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là trình độ chuyên môn là vấn đề vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ. Giải pháp hiện nay: Đối với cán bộ lãnh đạo, họ đều là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn, một số người đã qua đào tạo bài bản, một số người trưởng thành từ công nhân qua kinh nghiệm học hỏi rồi phấn đấu lên. Chính vì vậy mà thời điểm hiện nay có thể vẫn đáp ứng được yều cầu lãnh đạo nhưng trong tương lai cần một ban lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, nhanh nhạy với thời cuộc. Cần 56 tìm kiếm những nhân viên trẻ có trình độ, đạo đức, nhiệt tình để bồi dưỡng dần dần đưa họ vào các vị trị phó phòng, trưởng phòng, để xây dựng lên đội ngũ kế cận năng động sáng tạo. Đối với nhân viên quản lý, thường xuyên thì Công ty nên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để bổ xung kiến thức, đặc biệt là các kiến thức công nghệ thông tin. Tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên đi học thêm các lớp ở bên ngoài (Ví dụ: Học cao học, học tại chức, văn bằng II). Đối với nhân viên kỹ thuật, trình độ của họ quyết định trực tiếp tới việc sử dụng máy móc thiết bị trong Công ty từ đó quyết định tới khả năng xuất trong qua trình sản xuất. Trong thời gian vừa qua nhiều máy móc, thiết bị mới được đầu tư đổi mới hoàn toàn, vì thế mà trình độ của họ trình độ của họ cần phải được nâng cao để có thể vận hành được các máy móc thiết bị một cách có hiệu quả. Để thực hiện được điều này thì khi chuyển giao các công nghệ mới công ty cần ưu tiên chuyên giao các công nghệ bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Tổ chức các lớp tập huấn trước khi đưa các thiết bị này vào sử dụng. Đối với công nhân cần khuyến khích họ nâng cao tay nghề qua việc tổ chức các lớp đào tạo công nhân trẻ, học hởi từ các công nhân đã có tay nghề, tổ chức thi đua giữa các độivv Công ty cũng cần có những sự quan tâm bằng vật chất để động viên các anh em công nhân trong các đơn vị khi hành thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 3.3. Kiến nghị với chính phủ Hỗ trợ vốn tín dụng, lãi suất: Vốn là một yếu tố không thể thiếu để Công ty hay một doanh nghiệp để sản xuất và kinh doanh. Nó quyết định tới quy mô của một doanh nghiệp, quyết định tời các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Với một lượng vốn nhất định thì ta sẽ có một lượng tài sản tương đương. Do vậy để có thể mua săm đâu tư cho tái sản, nhà xưởngCông ty cần phải đi vay để có thể triển khai việc đầu tư hoặc thực hiện các dự án. Hiện nay chi phí đi vay thì còn rất cao và việc tiếp cận các nguồn vốn này còn gặp nhiều khó khăn nên nó đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty. Đối với các loại hình doanh nghiệp cổ phần hoá như công ty thì việc nguồn vốn là do góp vốn giữa các cổ đồng với nhau. Tuy tỷ lệ nhà nước chiếm phần lớn nhưng việc cấp vốn do ngân sách nhà nước là còn hạn chế và rất khó. Do vậy việc tăng vốn điều lệ của Công ty đôi khi gặp khó khăn. Do vậy doanh nghiệp cần có những ưu đãi Thang Long University Library 57 để có thể huy động được các nguồn vốn để có thể tiến hành kinh doanh, tham gia đấu thầu các dự án lớn trong và ngoài nước. Trong điều kiện kinh tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng như năm vừa qua đã gây ra cho các doanh nghiệp nói chung hay Công ty nói riêng nhiều khó khăn. Nó đã làm cho kế hoạch công ty không đạt được, Công ty khó khăn về vốnvv Do vậy nhà nước trong kích thích nền kinh tế cần có những ưu đãi đối với Công ty và các doanh nghiệp, cần có các khoản vay với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các công ty và doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khủng hoảng và vực dậy nên kinh tế trong những năm tới. Cải cách thủ tục hành chính của nhà nước và tổ chức tín dụng: Các thụ tục hành chính ở nước ta hiện nay vần còn rườm rà điều này gấy ra cho doanh nghiệp một số khó khăn nhất định khi xin cấp phép đầu tư các dự án hay hoạt động nào đó. Làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian đôi khi có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của Công ty. Vì vậy để tạo kiện cho các doanh nghiệp thì Nhà Nước cần hoàn thiện hơn công tác thủ tục hành chính để khì doanh nghiệp tiến hành được thuận lợi và không bị nhũng nhiễu và hạch sách. Để vay được vốn tại các tổ chức tín dụng công ty phải tiếp cận rất khó khăn từ nguồn vốn đến thủ tục, các yếu tố về thế chấpvv do vậy các ngân hàng nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn, thì hành chính sách tiền tệ hợp lý để giúp doanh nghiệp tránh tổn thất khi khi nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc. 58 KẾT LUẬN Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần xây dựng Binhg Minh nói riêng. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không phải là vấn đề giải quyết ngày một ngày hai mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế ổn định tuy nhiên cũng gặp phải không ít những khó khăn về việc sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho có hiệu quả. Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Với thời gian thực tập quý báu tại công ty cổ phần xây dựng Bình Minh bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết, áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của công ty đã cho em cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty. Có thể thấy trong những năm qua hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty còn thấp nhưng để đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, công ty luôn cố gắng tích cực vươn lên, công tác quản lý và sử dụng vốn được chú trọng hơn, nhiều giải pháp hữu hiệu được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tạo ra sự vững chắc về tài chính và khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơnPGS.TS Lưu Thị Hương, cùng ban lãnh đạo công ty, các anh chị trong phòng tài chính kế toán đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thang Long University Library 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê 2. Nguyễn Hải Sản (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 3. Trường đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục. 4. Trường đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản thông kê. 5. Luật doanh nghiệp 2005. 6. Vũ Duy Hào – Đàm Văn Nhuệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 7. Nguyễn Thế Khải (1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 8. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. 9. Website tài chính, chứng khoán – www.cophieu68.com , www.cafef.vn 60 PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh STT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 125.009.542.158 91,11 125.684.864.127 90,35 158.793.554.624 92,58 I. Tiền và tương đương tiền 4.374.748.057 3,50 4.238.845.729 3,37 11.180.877.252 7,04 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 54.955.925.516 43,96 52.843.382.267 42,04 57.295.070.416 36,08 1. Phải thu khách hàng 49.755.747.186 90,54 46.035.492.206 87,12 51.193.700.988 89,35 2. Trả trước cho người bán 2.173.447.286 3,95 2.716.576.522 5,14 3.417.594.524 5,96 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 2.781.893.755 5,06 3.244.618.592 6,14 1.891.117.804 3,30 4. Các khoản phải thu khác 244.837.289 0,45 846.694.947 1,60 792.657.100 1,38 III. Hàng tồn kho 48.426.554.789 38,74 48.555.341.931 38,63 46.360.332.216 29,20 1. Hàng tồn kho 48.426.554.789 100 48.555.341.931 100 46.360.332.216 100 IV. Tài sản ngắn hạn khác 17.252.313.796 13,80 20.047.294.200 15,95 43.957.274.740 27,68 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 391.282.852 2,27 1.752.873.922 8,74 18.091.557.996 41,16 2. Tài sản ngắn hạn khác 16.861.030.944 97,73 18.294.420.278 91,26 25.865.716.744 58,84 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 12.196.967.643 8,89 13.429.416.037 9,65 12.718.491.665 7,42 I. Tài sản cố định 10.390.286.786 85,19 11.751.614.174 87,51 11.980.067.377 94,19 Thang Long University Library 61 1. Tài sản cố định hữu hình 10.336.082.987 99,48 11.751.614.174 100 11.980.067.377 100 a. Nguyên giá 35.234.993.010 340,89 35.234.993.010 299,83 36.080.217.538 301 b. Giá trị hao mòn lũy kế -24.898.910.023 -240,89 -23.483.378.836 -199,83 -24.100.150.161 -201,17 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 54.203.799 0,52 II. Tài sản dài hạn khác 18.06.680.857 14,81 1.677.801.863 12,49 738.424.288 5,81 1. Chi phí trả trước dài hạn 18.06.680.857 100 1.677.801.863 100 738.424.288 100 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 137.206.509.801 139.114.280.164 171.512.046.289 62 TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh thu BH và CCDV 150.199.166.171 130.299.457.750 96.198.089.601 2 Các khoản giảm trừ 3 DTT về BH và CCDV 150.199.166.171 130.299.457.750 96.198.089.601 4 GVHB 141.115.111.492 124.376.579.294 84.235.977.491 5 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 9.084.054.679 5.922.878.456 11.962.112.110 6 Doanh thu hoạt động tài chính 135.890.389 517.118.452 279.359.698 7 Chi phí tài chính 3.200.694.807 2.801.843.068 2.431.360.953 Trong đó: Chi phí lãi vay 3.200.694.807 2.801.843.068 2.431.360.953 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.774.154.920 10.150.108.535 10.060.719.863 10 Lợi nhuận thuần HĐKD 245.095.341 -6.511.954.695 -250.609.008 11 Thu nhập khác 381.932.727 7.625.214.771 394.694.061 12 Chi phí khác 29.656.544 248.380.517 13 Lợi nhuận khác 352.276.183 394.694.061 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 597.371.524 864.879.559 144.085.053 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 149.342.881 151.353.922 25.214.885 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 448.028.643 713.525.637 118.870.168 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6.589 10.482 1.746 Thang Long University Library 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoanvana15663_2605.pdf
Luận văn liên quan