Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung

Nhìn chung, tài sản ngắn hạn là nguồn lực không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Và trong thời đại kinh tế có nhiều thay đổi từng ngày thì việc quả lý và sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản lý. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu về đề tài, em thấy Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung đã có những cố gắng đáng ghi nhận trong quá trình thay đổi và sử dụng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn. Chính vì vậy khóa luận này mong muốn được đóng góp thêm vài ý kiến dựa trên các cơ sở lý luận và tình hình thực tế tại công ty về quản lý tài sản.

pdf61 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 53%. Sự sụt giảm gần một nửa về doanh thu trong năm 2012 là do công ty chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến iệt Nam. Chính vì vậy mà cả doanh thu thần và G HB đều sụt giảm ở mức 53% trong năm 2012. Lợi nhuận gộp về bán hàng theo đã sụt giảm mạnh từ 1.775.175.716 đồng trong năm 2011 xuống còn 181.326.036 đồng, tương đương tới 90%. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2012 có xu hướng ngược lại so với chỉ tiêu này năm 2011, doanh thu giảm nhẹ 74.564.679 đồng, mức giảm tương ứng 35%. Đáng chú ý hơn là chi phí tài chính của năm này giảm rất mạnh từ 1.287.056.313 xuống còn 12.727.277 đồng chênh lệch 1.274.329.036 đồng) phát sinh hoàn toàn từ khoản mục lãi vay cho hoạt động SXKD. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong năm cũng giảm xuống còn 83.000.000 đồng và 191.000.296 đồng tương ứng 44% và 51%. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh gần 16 lần so với mức chênh lệch của năm 2010 - 2011 mức này giảm xấp xỉ 50%). Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp chỉ giảm mạnh xuống còn 32.280.558 đồng tương ứng 80% so với năm 2011), sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 24.210.418 đồng, giảm khoảng 5 lần so với lợi nhuận sau thuế năm 2011 và 6 lần so với lợi nhuận sau thuế năm 2010. 2.2.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn 2.2.2.1. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn Bảng 2. 2. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền 413.648.842 2,44% 759.584.741 1,08% 189.720.803 0,54% Phải thu ngắn hạn 2.955.608.281 17,43% 50.027.789.656 71,05% 33.263.113.810 94,86% Hàng tồn kho 1.961.217.356 11,57% 1.299.503.399 1,85% 1.459.951.556 4,16% TSDH 1.339.370.756 7,90% 1.358.274.123 1,93% 1.358.274.123 3,87% Tổng TS 16.956.505.845 100% 70.411.877.879 100% 35.065.271.697 100% Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 27 Bảng 2. 3. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 -2012 Đơn vị tính: Đồng Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bảng 2.2 và 2.3 về cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm cho ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ trọng TSNH của công ty năm 2010 là 92,68%, sang đến năm 2011 con số này tăng lên 98,11%. Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm xuống còn 96,27%. Với tình hình tài sản ngắn hạn như vậy, ta có thể lý giải một phần là do Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung là công ty chuyên kinh doanh về mặt hàng nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu xây dựng nên giá trị hàng lưu kho rất lớn. Thông qua bảng số liệu, ta thấy sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Tổng TSNH năm 2011 là 71.770.152.002 đồng, tăng hơn 53.000.000.000 đồng, mức tăng tương ứng 315,25%. Năm 2012 chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong tổng TSNH khi con số này giảm đến hơn một nửa tương ứng 35.346.606.182 đồng) kéo theo sự giảm xuống của tổng tài sản còn 36.423.545.820 đồng trong năm 2012. Điều này cho ta thấy TSNH đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và bất kỳ sự tăng giảm nào của TSNH cũng ảnh hưởng đến giá trị tổng tài sản của công ty. Tương ứng với sự tăng giảm của tài sản, nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cũng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 so với năm 2010. Đặc biệt nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 666% so với năm 2010. Khoản mục này tăng vọt là do công ty chi trả cho các nhà cung cấp sắt thép, nguyên vật liệu đầu mối cho người bán cộng thêm khoản vay nợ ngắn hạn 5.000.000.000 đồng. Tuy nhiên sang năm 2012, doanh nghiệp có thể tự cân đối tài chính và không phải đi vay ngắn hạn, nợ phải trả của công ty giảm xuống còn 27.225.525.254 đồng tương đương giảm 57% so với năm trước). Giai đoạn 2010 – 2012 đánh dấu sự ổn định trong giá trị của vốn chủ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 8.173.358.869 44,67% 62.596.341.954 87,22% 27.225.525.354 74,75% Nợ dài hạn 380.000.000 2,08% 160.000.000 0,22% - 0,00% ốn CSH 9.122.517.732 49,86% 9.173.810.048 12,78% 9.198.020.466 25,25% Tổng N 18.295.876.601 100% 71.770.152.002 100% 36.423.545.820 100% Thang Long University Library 28 sở hữu, VCSH của công ty chỉ tăng nhẹ 1% vào năm 2011 so với 2010 và giữ nguyên sang năm 2012. Điều này cho thấy công ty chưa có kế hoạch tăng CSH nào trong suốt ba năm này. 2.2.2.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn Nhận xét: Thông qua biểu đồ 2.2 ta có thể thấy rõ công ty cổ phần thương mại Việt Trung đang áp dụng chiến lược quản lý TSNH theo trường phái thận trọng. Với chiến lược này, TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp. Trên thực tế, TSNH luôn chiếm hơn 90% tổng tài sản của công ty, tỷ lệ này thay đổi nhỏ qua các năm. Năm 2011, khối lượng TSNH của doanh nghiệp tăng mạnh, mức tăng 315% tương đương 53.455.072.334 đồng đẩy tỷ lệ TSNH tăng thêm 5,43% lên thành 98,11%. Tuy nhiên sang năm 2012, lượng TSNH của doanh nghiệp giảm đi một nửa tương đương 35.346.606.182 đồng) khiến tỷ lệ TSNH trên tổng tài sản còn 96,27% do tình hình sản xuất kinh doanh kém. Chính sách quản lý tài sản thận trọng giúp doanh nghiệp luôn luôn có đủ nguồn lực về tiền và hàng hóa để trao đổi, cung ứng với khách hàng, trả nợ những khoản nợ ngắn hạn phát sinh bất ngờ, nói cách khách là khả năng thanh toán luôn được đảm bảo. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng gặp ít rủi ro hơn so với duy trì TSNH theo trường phải cấp tiến. Tuy nhiên, thời gian quay vòng tiền sẽ tăng do khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho tăng nên vòng quay của hai khoản này tăng. Chính sách thận trọng sẽ kéo dài chu kỳ kinh doanh dẫn tới kéo dài vòng quay tiền. Doanh nghiệp sẽ cần có chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. 2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sản xuất kinh doanh 88 90 92 94 96 98 100 102 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TSDH TSNH 29 2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2. 4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2010 -2011 2011 - 2012 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0,04% 0,02% 0,01% -0,02% -0,01% Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 0,69% 0,17% 0,07% -0,52% -0,10% Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH 0,74% 0,17% 0,07% -0,57% -0,10% Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2010 có chỉ số cao nhất 0,04%, chỉ số này giảm tiếp 0,02% xuống còn 0,02% do lợi nhuận ròng năm 2011 sụt giảm 6.143.549 đồng tương đương 5%) so với năm 2010. Chỉ số này lại giảm tiếp xuống còn 0,01% do cả doanh thu và lợi nhuận đều lao dốc lần lượt 53% và 80%. Vì tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho ta thấy 100 đồng doanh thu từ bán hàng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nên ta có thể thấy tình hình sinh lời không khả quan của công ty, đặc biệt là năm 2012. Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho ta thấy hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp như thế nào. Chỉ số này đạt mốc cao nhất năm 2010 0,69%) sau đó cũng theo đà giảm 0,52% xuống còn 0,17% trong năm 2011 do sự giảm xuống của lợi nhuận ròng nhưng tổng tài sản của doanh nghiệp sở hữu lại tăng. Đến năm 2012, chỉ số này tiếp tục sụt giảm 0,1% do mức giảm của lợi nhuận ròng cao hơn mức giảm của tổng tài sản (khoảng 31%). Cụ thể hơn về tình hình sử dụng TSNH năm 2010, công ty đã sử dụng TSNH hiệu quả nhờ có chính sách bán hàng tốt, sẵn sàng cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có nhu cầu nên đẩy được lượng hàng lưu kho đi nhanh. Điều này được thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH năm 2010 là 0,74%, cao nhất trong 3 năm đang xét. Năm 2011 và 2012, tỷ suất sinh lời dao động xung quanh 0,1% cho thấy tình hình sử dụng TSNH là rất thấp, hàng hóa khó bán do gặp thời điểm kinh tế khó khăn nên kém lưu thông. Đồng thời Thang Long University Library 30 công ty chưa có phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp để khắc phục vấn đề này. 2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2. 5. Các chỉ tiêu thanh toán Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2010 -2011 2011 - 2012 Khả năng thanh toán hiện thời 2,07 1,12 1,29 -0,95 0,16 Khả năng thanh toán nhanh 1,83 1,10 1,23 -0,73 0,13 Khả năng thanh toán tức thời 0,05 0,01 0,01 -0,04 -0,01 Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo được khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác khác trên thị trường. Thông qua bảng 2.5 ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung, cụ thể như sau: Xét khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh. Trong cả ba năm 2010, 2011 và 2012, doanh nghiệp luôn duy trì được tỷ số này cao hơn 1, tức là tổng TSNH luôn cao hơn nợ ngắn hạn của công ty. Đáng chú ý là năm 2010, chỉ số này là 2,07 chứng tỏ công ty hoàn toàn có thể chi trả bất cứ khoản nợ nào nếu phát sinh. Tuy nhiên công ty lại không duy trì được khả năng này trong hai năm tiếp theo, năm 2011 chỉ là 1,12, đến năm 2012 con số này tăng nhẹ 0,16 đơn vị thành 1,29. Lý giải cho việc giảm khả năng thanh toán này là do năm 2011, dù tổng tài sản ngắn hạn tăng 315% so với năm 2010 nhưng độ tăng lại thấp hơn mức tăng của nợ ngắn hạn (từ 8.173.358.869 đồng lên 62.596.341.954 đồng) tương ứng 666%. Tương tự năm 2011, trong năm tiếp theo tổng tài sản ngắn hạn giảm tiếp 35.346.606.182 đồng tương ứng 50%) song vẫn thấp hơn mức tăng của nợ ngắn hạn (57%) Về khả năng thanh toán nhanh, cũng theo đà giảm dần qua các năm giống chỉ tiêu trước nhưng chỉ số này vẫn nằm trong mức khả quan (lớn hơn 0,5). Chỉ tiêu này cho thấy công ty có thể thanh toán các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh nhất. Năm 2011, chỉ số này giảm xuống còn 1,10 dù TSNH tăng lên đến 70.411.877.879 tương đương 315%). Lượng hàng lưu kho 31 giảm 34% nhưng nợ ngắn hạn trong giai đoạn này tăng cao với tỷ lệ 666%. Năm 2012, khả năng thanh toán nhanh tăng nhẹ bởi sự giảm xuống của nợ ngắn hạn (khoảng 57%). Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp qua các năm có xu hướng giảm. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 0,05 cho thấy doanh nghiệp không sẵn sàng để có thể thanh toán ngay cho bất kỳ khoản nợ nào phát sinh. Năm 2011 và 2012, chỉ số này tụt dốc xuống còn 0,01. Điều này có thể lý giải là do trong năm 2011, dù khoản mục tiền và các tài sản tương đương tiền tăng 345.935.899 đồng, tương ứng 84% nhưng mức tăng lại quá ít so với nợ ngắn hạn 666%). Sang đến năm 2012, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cả tiền và các khoản tương đương tiền và nợ ngắn hạn đều giảm khiến cho chỉ số này dừng lại ở mức 0,01. Nhìn chung, doanh nghiệp hầu như có thể chi trả được các khoản nợ phát sinh trong ngắn hạn do có tình hình thanh toán tương đối khả quan tuy nhiên cũng cần chú ý rằng khi công ty dự trữ khá nhiều tiền và các khoản tương đương tiền để có thể chi trả cũng có thể làm vòng quay tiền giảm, kéo theo hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giảm. 2.3. Thực trạng quản lý tài sản ngắn hạn 2.3.1. Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn Bảng 2. 6. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2011 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 413.648.842 2,44% 759.584.741 1,08% 189.720.803 0,54% Phải thu khách hàng 2.955.608.281 17,43% 50.027.789.656 71,05% 33.263.113.810 94,86% Hàng tồn kho 1.961.217.356 11,57% 1.299.503.399 1,85% 1.459.951.556 4,16% TSNH khác 11.626.031.366 68,56% 18.325.000.083 26,03% 152.485.528 0,43% Tổng TSNH 16.956.505.845 100% 70.411.877.879 100% 35.065.271.697 100% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Thang Long University Library 32 Biểu đồ 2. 3. Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2010 - 2012 TSNH của công ty cổ phần thương mại Việt Trung bao gồm: tiền mặt, khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Trong 3 năm, tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tăng giảm phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế chung. Năm 2011, tổng TSNH của công ty là 70.411.877.879 đồng, tăng tương đương 315% so với năm 2010. Trong năm này, khoản mục phải thu khách hàng chiếm tới 1,05% tương ứng 50.027.789.657 đồng), với xu hướng ngược lại, khoản mục hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp, xấp xỉ 2% chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty diễn biến tốt. Thời điểm này, công ty chỉ dự trữ khoảng 759.584.741 đồng tiền mặt đủ để chi trả các khoản phát sinh. Sang năm 2012, tình hình kinh doanh của công ty không khả quan như năm 2011, lượng tiền mặt tồn quỹ giảm xuống một nửa còn 189.720.803 đồng, khoản mục hàng tồn kho tăng khoảng 21%. Duy nhất khoản phải thu khách hàng vẫn tiếp tục tăng nhưng mức tăng không mạnh như giai đoạn 2010 – 2011. 2,44% 17,43% 11,57% 68,56% Năm 2010 1,08% 71,05% 1,85% 26,03% Năm 2011 0,54% 94,86% 4,16% 0,43% Năm 2012 Tiền mặt Phải thu khách hàng Hàng tồn kho Khác 33 Thông qua bảng 2.6 ta có thể thấy phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu TSNH của doanh nghiệp. Lý giải điều này là do công ty cổ phần thương mại Việt Trung chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, thường buôn bán với số lượng lớn nên thường dành một khoảng thời gian đủ để khách hàng thu xếp tiền trả nợ, chính vì vậy mà khoản mục này trên bảng cân đối kế toán của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn những khoản mục khác trong tổng tài sản ngắn hạn. 2.3.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Việc quản lý tiền trong doanh nghiệp rất quan trọng vì doanh nghiệp luôn phải duy trì một khoản tiền tồn quỹ để đảm bảo chi tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố bất ngờ trong quá trình kinh doanh, nhưng cũng vẫn cần phải đem tiền đi đầu tư sinh lời. Tại công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung, tiền được lưu trữ dưới hai hình thức: tiền mặt tại công ty và tiền gửi ngân hàng. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết: Bảng 2. 7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 361.318.678 2,13% 720.249.018 1,02% 168.607.567 0,48% Tiền gửi ngân hàng 52.330.164 0,31% 39.335.723 0,06% 21.113.236 0,06% Tài sản ngắn hạn 16.956.505.845 100% 70.411.877.879 100% 35.065.271.697 100% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Biểu đồ 2. 4. Biểu đồ cơ cấu tài sản bằng tiền giai đoạn 2010 - 2012 2,13% 0,31% 100% Năm 2010 1,02% 0,06% 100% Năm 2011 Thang Long University Library 34 Kết cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Trong đó tiền mặt chiếm tỷ trọng cao hơn, tỷ lệ tiền mặt qua các năm lần lượt là 2,13%, 1,02% và 0,48%. Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ, đặc biệt trong năm 2011 và 2012, lượng tiền doanh nghiệp cất trữ trong ngân hàng chỉ còn 0,06%. Dựa vào số liệu trong bảng ta có thể thấy tiền mặt được dự trữ tại công ty trong năm 2011 tăng lên đột biến, đạt 720.249.018 đồng, tăng 99,34% so với năm 2010. Điều này được lý giải bởi trong năm 2010, doanh nghiệp đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa nhà kho lưu dự trữ hàng hóa, nhập thêm máy móc phục vụ vận chuyển sắt thép và vật liêu xây dựng, đồng thời công ty cũng mở rộng thêm chi nhánh phân phối tại hải tỉnh Hải Dương và Hưng Yên dẫn đến phát sinh lượng lớn tiền mặt. Chính vì thế mà số tiền gửi tại ngân hàng đã rút xuống 12.944.441 đồng tương đương 24,83%) để đưa về nhập quỹ tại công ty. Tiền mặt tại công ty được sử dụng để chi cho các chi phí thường ngày, các khoản tạm ứng cho cán bộ và nhận viên trong công ty. Vì công ty mới mở rộng chi nhánh tại hai tỉnh nên nhu cầu chi trả bằng tiền mặt cũng tăng lên theo. Năm 2011, doanh nghiệp cũng gia tăng thêm một lượng tiền mặt thu từ thanh lý và nhượng bán tài sản cố định: các loại máy cắt sắt, thép thế hệ cũ được thay thế bằng loại máy đời mới, có năng suất và hiệu quả cao hơn. Cụ thể, công ty đã đặt mua 05 máy cắt sắt thủy lực để phục vụ cho quá trình bán hàng, máy cắt sắt mới có thể thao tác nhanh và hao tốn ít điện, dễ dàng thao tác nên bất cứ nhân viên nào thông qua chỉ dẫn cũng có thể thao tác để cắt sắt theo yêu cầu của khách hàng. Tình hình tiền mặt tại công ty và ngân hàng trong năm 2012 đồng loại sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, việc giao thương buôn bán chậm. Tiền tồn quỹ tại công ty chỉ còn 168.607.567 đồng (giảm tương đương 76,59%) và tiền gửi ngân hàng chỉ dao động hơn 20.000.000 đồng (giảm gần 18.222.487 đồng so với năm 2011). Ngoài ra, lượng tiền mặt tương đối lớn mà công ty dự trữ cũng dùng để chi trả cho các khoản chi phí như bảo hiểm hàng hóa, 0,48% 0,06% 100% Năm 2012 Tiền mặt Tiền gửi NH TSNH 35 phí sửa chữa máy móc vận tải trong quá trình vận chuyển, tiền đặt cọc thuê địa điểm tại hai chi nhánh mới ở Hải Dương và Hưng Yên. Tiền gửi tại ngân hàng trong ngắn hạn tuy chỉ được hưởng lãi suất thấp nhưng cũng bù đắp được phần nào chi phí cơ hội cho công ty. Công ty hiện nay đang gửi tiền tại một số ngân hàng khác nhau phục vụ cho mục đích thanh toán qua các hệ thống ngân hàng như ngân hàng Techcombank, ngân hàng VIB và SHB. Đáng chú ý, năm 2012 doanh nghiệp gửi 26.812.231 đồng tại ngân hàng cổ phần thương mại Quân đội MB trên tổng số 39.335.723 đồng tiền gửi tại ngân hàng bởi lãi suất tiền gửi của ngân hàng này cao hơn các ngân hàng còn lại và doanh nghiệp hiện đang được hưởng chế độ ưu đãi tốt. Hiện nay công ty đã chuyển đổi hình thức trả lương từ kiểu truyền thống sang liên kết với ngân hàng chi trả lương qua tài khoản ngân hàng, việc này vừa đảm bảo thời gian trả lương cho nhân viên và đảm bảo tính an toàn, thuận tiện. Sự chuyển đổi này thể hiện qua tính chính xác trong thời hạn trả lương, nhanh chóng và chính xác, doanh nghiệp không cần rút tiền từ ngân hàng rồi lại trả cho người lao động, vừa phải thực hiện nhiều thủ tục, mất chi phí vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Hiện nay việc quản lý tiền tại công ty được giao cho một kế toán chuyên biệt có kinh nghiệ và kỹ năng để tổng hợp, ghi chép các nghiệp vụ, nhât ký chi trả, tập hợp các chứng từ liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày. Kế toán quản lý có trách nhiệm tổng kết một báo cáo lên kế toán trưởng mỗi ngày. Nếu phát hiện sai sót thì kế toán trưởng và kế toàn phụ trách tiền mặt phải rà soát chi tiết và báo cáo lên cấp trên để có phương án giải quyết. Quản lý tiền tại công ty hiện không dựa trên bất kỳ mô hình nào mà chủ yếu dựa trên phân tích xu hướng, tức là doanh nghiệp tiến hành kiểm kê luồng tiền ra vào hàng năm và dựa trên chiến lược kinh doanh của công ty để dự báo, ước lượng khoản tiền cần dự trữ trong quỹ tại công ty, số còn lại sẽ gửi vào ngân hàng để thu lời. 2.3.3. Quản lý hàng lưu kho Hàng tồn kho là khoản mục không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào song tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì nhu cầu về hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung chuyên mua bán sắt thép, vật liệu xây dựng, đồ kim khí v.v.. nên hàng tồn kho của công ty thường là thành phẩm, sẵn sàng đưa vào lưu thông bất cứ lúc nào. Sau đây là tình hình lưu kho qua các năm: Bảng 2. 8. Cơ cấu hàng lƣu kho giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Thang Long University Library 36 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hàng lưu kho 1.961.217.356 11,57% 1.299.503.399 1,85% 1.459.951.556 4,16% Tài sản ngắn hạn 16.956.505.845 100% 70.411.877.879 100% 35.065.271.697 100% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Biểu đồ 2. 5. Biểu đồ cơ cấu hàng lƣu kho giai đoạn 2010 - 2012 Hàng lưu kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kết cấu TSNH của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ yếu dự trữ vật liệu xây dựng, sắt thép và các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình. Năm 2010, tỷ trọng kho của doanh nghiệp trong tổng TSNH lớn nhất (chiếm 11,57%). Tỷ lệ này giảm xuống còn xấp xỉ 2% và 4,16% do phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và tình hình kinh tế. Dựa vào bảng 2.7 ta thấy năm 2011, do nhu cầu xây dựng, duy tu sửa chữa tăng cao nên giá trị hàng lưu kho giảm rõ rệt, mức giảm 661.713.957 tương ứng tỷ lệ 33,74%) so với năm 2010. Lúc này hàng tồn kho chỉ chiếm tỷ trọng 1,85% trong tổng 11,57% 100% Năm 2010 1,85% 100% Năm 2011 4,16% 100% Năm 2012 Hàng lƣu kho TSNH 37 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Ngược lại, năm 2012 là một năm ảm đạm với tình hình buôn bán sắt thép, vật liệu xây dựng do các công trình xây dựng thi công dở dang vì thiếu vốn, các công trình xây dựng dân cư giảm hẳn vì khủng hoảng kinh tế. Giá trị hàng lưu kho tăng 12,35% lên 1.459.951.566 đồng. Có thể nói năm 2011 là năm khả quan nhất trong số các năm đang xét. Cũng giống như quản lý tiền mặt, doanh nghiệp cũng quản lý hàng lưu kho dựa trên kinh nghiệm quản lý của ban giám đốc. Tuy nhiên vì đặc thù hàng hóa mà công ty đang kinh doanh chủ yếu là sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng kim khí v.v.. nên không sợ hàng hóa hư hỏng ngoại trừ các tác động vật lý có thể tránh được. Chính vì vậy công ty xác định dự trữ một lượng hàng đủ cung cấp cho các đơn hàng lớn và nhỏ. Cần chú ý thêm, ngành xây dựng là ngành mang tính thời vụ: Những công trình dân sinh thường phát sinh vào mùa khô (khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm kế tiếp). Nắm bắt được tâm lý này, công ty dự trữ nguyên vật liệu nhiều hơn trong khoảng thời gian này nhưng vẫn đủ đảm bảo cho các đơn hàng từ các công trình xây dựng dài hạn khác. Hiện nay doanh nghiệp đang cung cấp sắt thép, vật liêu xây dựng cho các nhà thầu, chủ đầu tư các công trình nhà ở xã hôi, nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Hà Đông Hà Nội), Sài Đồng (Gia Lâm, Hà Nội) và Đặng Xá v.v...Bên cạnh đó công ty còn dự trữ tại các kho ở hai chi nhánh để đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ song số lượng rất hạn chế do hai chi nhánh còn mới, chưa tạo được uy tín tại Hải Dương và Hưng Yên. Nhìn chung, trong tổng TSNH, giá trị hàng lưu kho chiếm vị trí tương đối do đặc thù của ngành nghề, công ty luôn luôn dự trữ một lượng hàng hóa để có thể đáp ứng bất cứ nhu cầu nào phát sinh từ phía khác hàng song cũng tốn thêm chi phí của doanh nghiệp về lưu kho và chi phí quản lý. Hiện nay, hàng lưu kho vẫn đang được quản lý theo phương pháp truyền thống, thủ kho là người quản lý, theo dõi tình hình lưu thông của hàng hóa, nhược điểm là vẫn chưa có sự phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác để thúc đẩy bán hàng nhằm đẩy nhanh vòng quay hàng lưu kho. 2.3.4. Quản lý khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của doanh nghiệp để kích thích khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp thường áp dụng chính sách tín dụng thương mại để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ với các đối thủ khác. Dưới đây là bảng chi tiết các mục phải thu khách hàng trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012): Bảng 2. 9. Cơ cấu phải thu khách hàng năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thang Long University Library 38 Phải thu khách hàng 2.874.608.281 97,26% 37.527.789.656 75,01% 33.263.113.810 100% Trả trƣớc cho ngƣời bán 81.000.000 3% Các khoản phải thu khác 12.500.000.000 24,99% Tổng TSNH 2.955.608.281 100% 50.027.789.656 100% 33.263.113.810 100% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Biểu đồ 2. 6. Biểu đồ cơ cấu phải thu khách hàng giai đạn 2010 – 2012 Biểu đồ 2.6 thể hiện cơ cấu khoản phải thu khách hàng của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Khoản mục này luôn chiếm hơn 90% trong tỷ lệ tổng TSNH, đặc biệt năm 2012, khoản này chỉ bao gồm khoản phải thu khách hàng. Cụ thể, năm 2011, nhờ tình hình bán hàng tốt nên khoản phải thu khách hàng tăng mạnh (mức tăng 34.653.181.375 đồng, tương ứng 73,62%) đạt mốc 37.527.789.656 đồng. Trong năm 2011, doanh nghiệp không có khoản trả trước cho người bán nhưng tồn tại một 97,20% 3% 0 Năm 2010 75,01% 0 24,99% Năm 2011 100% 0 Năm 2012 Phải thu KH Trả trƣớc NB Phải thu khác 39 khoản phải thu khác có giá trị 12.500.000.000 đồng. Năm 2012, tương ứng với giá trị hàng lưu kho giảm nhẹ, số tiền phải thu khách hàng giảm từ 37.527.789.656 đồng xuống còn 33.263.113.810 đồng tương ứng 11,36%). Doanh nghiệp đã xử lý thu hồi hết được khoản phải thu khách hàng khác nên chỉ tồn tại duy nhất khoản mục phải thu khách hàng trong năm nay. Nhìn chung công ty đã có sự thay đổi trong chính sách tín dụng hiệu quả khi tăng được khoản thu khách hàng lên rất nhiều trong năm 2011 và đang duy trì tốt đến năm 2012, để có được điều này công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại cho các đối tượng khác nhau như: - Với khách hàng nhỏ lẻ: doanh nghiệp yêu cầu thanh toán ngay khi giao nhận hàng hóa. - Còn đối với những khách hàng lớn, thời gian hợp tác lâu dài: công ty sẽ đưa ra chiết khấu thanh toán phù hợp, thường là 2/10 net 30 hoặc 2/10 net 45 với những đơn hàng lớn. Cụ thể, khách hàng nếu thanh toán ngay trong 10 ngày thì được hưởng 2% chiết khấu trên tổng đơn hàng, nếu không khách hàng phải đảm bảo trả đầy đủ nợ cho công ty trong vòng 30 hoặc 45 ngày. Bộ phân kinh doanh của doanh nghiệp cũng được phân chia để chăm sóc các nhóm khách hàng khác nhau, với nhóm khách hàng lâu dài mà chủ yếu là là các công ty xây dựng, nhà thầu thì cần duy trì mối quan hệ lâu dài, có chính sách thân thiện, khuyến khích thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu của công ty. Từ đó ta thấy chính sách chiết khấu thanh toán là đòn bẩy cần thiết để thu hút các khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty cũng cần tính toán hợp lý khoản chiết khấu mà khách hàng nhận được để tránh ảnh hưởng đến doanh thu, nếu không, doanh nghiệp sẽ tốn không ít tiền chi cho khoản chi phí để thúc đẩy bán hàng này. Mặt khác, công tác thu hồi nợ cũng cần được đẩy mạnh tích cực để thu hồi vốn về cho công ty trong thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến chu trình kinh doanh của công ty. 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn Để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty, ta xét một số chỉ tiêu được liệt kê trong bảng sau: Bảng 2. 10. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2010 - 2011 Năm 2011 - 2012 Hiệu suất sử dụng 1876,21 703,32 664,72 -1172,89 -38,60 Tỷ suất sinh lời 0,74 0,17 0,07 -0,57 -0,10 Thang Long University Library 40 Nguồn: Tài chính – Kế toán Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết 100 đồng vốn đem đầu tư vào TSNH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy lãi suất tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH giảm dần qua các năm. Năm 2010, 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH tạo ra 1876,21 đồng doanh thu thuần. Sau đó, cũng 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH lại chỉ tạo ra 703,32 và 664,72 đồng doanh thu vào năm 2011 và 2012. Đáng chú ý, biên độ giảm mạnh nhất là giai đoạn 2010 – 2011 từ 1876,21 xuống 703,32 đồng tương đương 1172,89 đồng) do mức giảm của doanh thu thuần giai đoạn này lớn hơn nhiều mức giảm của TSNH. Hiệu suất sử dụng TSNH của năm 2012 tiếp tục giảm 38,60 xuống còn 664,72 đồng cho thấy việc tiếp tục đầu tư vào TSNH chưa mang lại hiệu quả. Cũng xem xét khả năng sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời qua các năm cho biết 100 đồng TSNH có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2010, 100 đồng TSNH tạo ra chưa đến 1 đồng lợi nhuận ròng (chỉ khoảng 0,74 đồng), cùng chung xu hướng với hiệu suất sử dụng TSNH tỷ suất qua các năm cũng giảm theo, đáng chú ý năm 2012, 100 đồng tài sản ngắn hạn chỉ tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận ròng. Điều này chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ TSNH của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Thông qua bảng này ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn rất nhiều so với tỷ suất sinh lời của TSNH. Có thể lý giải điều này thông qua tình hình sản xuất kinh doanh như sau: trong giai đoạn 2010 – 2012 doanh thu thuần của doanh nghiệp thu được ở mức tương đối nhưng lợi nhuận ròng có được từ doanh thu còn lại rất ít. Chứng tỏ doanh nghiệp vẫn tồn tại khoản chi phí lớn từ lãi vay, chi phí bán hàng song chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí này phát sinh từ lương cho nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí văn phòng, tiền thuê đặt cọc địa điểm ở hai chi nhánh mới. Chính vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng TSNH doanh nghiệp cần rà soát lại các khoản chi phí và phân bổ hợp lý. Bảng 2. 11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành TSNH Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2010 - 2011 Năm 2011 - 2012 òng quay khoản phải thu lần 107,64 9,90 7,01 -97,74 -2,89 Thời gian thu nợ trung bình ngày 3,39 36,87 52,09 33,48 15,22 Vòng quay hàng tồn kho lần 161,60 379,72 159,53 218,12 -220,19 41 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2010 - 2011 Năm 2011 - 2012 Thời gian lưu kho trung bình ngày 2,26 0,96 2,29 -1,30 1,33 òng quay khoản phải trả lần 83,61 7,89 10,40 -75,72 2,51 Thời gian trả nợ trung bình ngày 4,37 46,25 35,10 41,89 -11,16 òng quay tiền trung bình Ngày 1,28 -8,42 19,28 -9,70 27,70 Nguồn: Tài chính – Kế toán Thông qua bảng 2.11 ta thấy hiệu quả sử của các bộ phận cấu thành TSNH. Trước tiên, vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi của các khoản phải thu thành tiền mặt hay chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu thông qua thời gian thu nợ trung bình. Dễ dàng nhận thấy giai đoạn 2010 – 2012, vòng quay khoản phải thu giảm dần thì thời gian thu nợ của công ty tăng dần. Năm 2010, công ty chỉ mất trung bình 3,30 ngày để thu hồi một món nợ. Sang năm 2011, công ty phải mất thêm trung bình 33 ngày nữa để thu hồi và năm 2012 có thời gian thu nợ lâu nhất (52,9 ngày) do doanh thu của công ty giảm mạnh so với 2 năm trước đó. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho ta thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2010 – 2012. Nhìn chung qua ba năm, số lần quay vòng của hàng hóa lớn chứng tỏ tình hình lưu thông hàng hóa tốt. Đặc biệt là năm 2011, hàng lưu kho quay vòng khoảng 379 lần trong một năm nên thời gian lưu kho trung bình của vật liệu thấp (khoảng 0,96 ngày) nhờ vào giá vốn hàng bán tăng 56% so với năm 2010 trong khi hàng tồn kho giảm 34%. Năm 2012, hàng lưu kho quay vòng gần 160 lần năm cũng cho thấy khả năng bán hàng tốt hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác dù giá vốn hàng bán bị giảm hơn một nửa (53%). Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp hay cho biết khả năng chiếm dụng vốn của công ty với các nhà cung cấp. Có thể thấy rõ, trong năm 2010, doanh nghiệp ít chiếm dụng được vốn do vòng quay khoản phải trả lên tới 83,61 lần, tương ứng cứ khoảng hơn 4 ngày là doanh nghiệp phải trả một khoản nợ cho nhà cung cấp. Chỉ số này cũng cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp khi sang năm 2011 và 2012, công ty chiếm dụng được vốn dài hơn với thời gian trả nợ trung bình là 46,25 và 35,10 ngày. Chính khoảng thời gian chiếm dụng vốn này có thể giúp doanh nghiệp tận dụng cho các khoản cần chi trả gấp hơn. Thang Long University Library 42 Chỉ số vòng quay tiền là tổng hợp của các chỉ tiêu cho thấy thời gian doanh nghiệp thu hồi tiền trong sản xuất kinh doanh. Có chỉ số thấp nhất trong 3 năm, năm 2011 doanh nghiệp thu hồi được tiền liên tục nhờ vào tình hinh kinh tế tốt và chính sách nới lỏng tín dụng có hiệu quả, doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn từ nhà cung cấp và bán được hàng liên tục. Đây là dấu hiệu tốt với ngành buôn bán sắt thép, vật liệu xây dựng. Ngược lại, năm 2012 do tình hình kinh doanh không thuận lợi, hàng hóa kém lưu thông thì doanh nghiệp mất trung bình gần 20 ngày để thu hồi tiền trong kinh doanh. 2.5. Nhận xét tình hình quản lý và sử dụng TSNH 2.5.1. Kết quả đạt được Sau khi phân tích chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần thương mại Việt Trung, ta có thể thấy công ty đã chú trọng đến phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài và cố gắng duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế bất ổn và khó khăn hiện nay. Doanh thu đã tăng lên đáng kể trong năm 2011, sang năm 2012 vì bối cảnh khó khăn chung song doanh nghiệp đã rất cố gắng duy trì doanh thu thuần tương đối ổn định. Đáng chú ý, trong quản lý tài sản ngắn hạn doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi. Doanh nghiệp đã chuyển đổi hình thức trả lương cho nhân viên thông qua hệ thống ngân hàng, đem lại nhiều lợi ích và giảm được nhiều khoản chi phí cho việc giữ tiền. Quản lý hàng lưu kho cũng có thay đổi nhờ doanh nghiệp bắt đầu nắm bắt được quy luật về dự trữ vật liệu xây dựng theo chu kỳ mùa vụ. Cũng đem lại tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp là chính sách tín dụng được nới lỏng đã thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty, ngược lại công ty đang từng bước tạo được lòng tin và uy tín với khách hàng thông qua các chính sách chăm sóc và đãi ngộ tốt, đặc biệt là với những khách hàng đã gắn bó với công ty nhiều năm và bước đầu tạo lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công ty. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, đặc biệt là năm 2012 đầy bất ổn nhưng doanh nghiệp vẫn tiến hành mở rộng thêm hai chi nhánh tại hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên nhằm mục đích mở rộng địa bàn kinh doanh ra ngoài Hà Nội. 2.5.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng và quản lý tài sản ngắn hạn tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất, doanh nghiệp hiện đang áp dụng chính sách quản lý và sử dụng tài sản thận trọng, tỷ lệ tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 90% trong tổng cơ cấu tài sản qua các năm. Với tỷ lệ này doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Khoản chi phí dành cho lưu kho và quản lý vật liệu trong kho cũng chiếm không ít tiền của doanh nghiệp. 43 Thứ hai, công ty hiện đang quản lý tiền dựa trên kinh nghiệm và phương pháp phân tích xu hướng, mang tính ước lượng, việc chưa tính được lượng tiền nhu cầu trong một năm làm cho doanh nghiệp chưa thể chủ động hoàn toàn trong kinh doanh, các vấn đề bất thường về thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra. Thứ ba, doanh nghiệp đang có kế hoạch xây dựng chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng, bước đầu đã thấy hiệu quả nhờ doanh thu khả quan song về lâu dài nếu áp dụng chính sách tín dụng không có hệ thống thì khả năng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn là rất cao. Thứ tư, khoản mục hàng tồn kho là vấn đề doanh nghiệp cần hết chú ý, hàng hóa chủ yếu bán theo số lượng lớn, giá trị thành phẩm không nhỏ song doanh nghiệp hiện đang quản lý theo kiểu dự trù, hàng hóa dự trữ trong kho lúc cao nhưng có lúc ở mức thấp. Trong tương lai nếu phát triển mở rộng kinh doanh thì phương thức quản lý này có thể sẽ không còn phù hợp. Cuối cùng, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cao nhưng tỷ suất sinh lời lại khiêm tốn, nguyên nhân là do doanh nghiệp còn vẫn còn tồn tại các khoản chi phí lớn nên dù doanh thu khả quan nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn ở mức tương đối. Thang Long University Library 44 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.1. Định hƣớng phát triển và mục tiêu chiến lƣợc của công ty 3.1.1. Định hướng phát triển Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung phấn đấu trở thành doanh nghiệp chuyên cung cấp vật liêu xây dựng có chỗ đứng trong lĩnh vực xây dựng - thiết kế về cả chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng. Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất hàng kim khí phục vụ xây dựng. Với mong muốn đó, trước tiên, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì cung cấp các mặt hàng vật liệu xây dựng và liên tục nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng và dịch vụ. Bên cạnh xây dựng dịch vụ, doanh nghiệp đang chuẩn bị kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong công ty một cách toàn diện. Đặc biệt là nhân lực phòng kinh doanh, một trong những nguồn lực quan trọng tác động đến doanh thu của công ty. Công ty bước đầu lên kế hoạch về phương án sản xuất các vật liệu cần trong xây dựng để tiến hành đưa vào thử nghiệm trong những năm tới. 3.1.2. Mục tiêu chiến lược Trong năm 2012, doanh nghiệp đã cố gắng duy trì mức doanh thu trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Công ty đặt mục tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu ổn định trong các năm tiếp theo. Công ty sẽ áp dụng các biện pháp để quản lý hiệu quả các khoản phải thu khách hàng, để giảm thiểu chi phí thu hồi nợ cho doanh nghiệp. Quản trị tiền mặt là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm để nâng cao, đảm bảo tính hiệu quả của các khoản chi phát sinh trong doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần nâng cao về cả chất lượng và số lượng trong thời gian ngắn sắp tới. 3.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại công ty cổ phần thƣơng mại Việt Trung 3.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Như đã đề cập ở chương 2, công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung hiện đang chuyển sang liên kết với ngân hàng trong quá trình trả lương cho nhận viên thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Tuy nhiên quy trình quản lý tiền mặt tại công ty hiện nay vẫn đang được thực hiện theo phương pháp truyền thống nên chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, em xin trình bày ví dụ về phương pháp xác định lượng tiền tối ưu như đã nêu trong chương 1. Công ty có thể áp dụng phương thức này vào thực tế tại công ty để xác định được mức dự trữ tiền tối ưu và chi phí bỏ ra là nhỏ nhất. Căn cứ vào nhu cầu chi tiêu hàng tháng của công ty vào các mục chính, nhu cầu tiền của công ty được ước tính như sau: 45 Bảng 3. 1. Bảng nhu cầu tiền mặt tháng 8 – tháng 10/2012 Đơn vị tính: Đồng Khoản Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình Nguyên vật liệu, sắt thép 200.000.000 180.000.000 270.000.000 216.666.667 Thuê địa điểm 100.000.000 100.000.000 100.000.000 100.000.000 Thanh toán cho nhà cung cấp 105.000.000 70.000.000 160.000.000 111.666.667 Tạm ứng 45.000.000 20.000.000 21.666.667 Tổng cộng 450.000.000 Nguồn: Tài chính - Kế toán Ta có phương trình: C √ 2 T F K √ 2 450.000.000 12 0,25% 450.000.000 14% 294.594.152 đồng Với chi phí cho một lần giao dịch là 0,25% trên tổng giá trị giao dịch và lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là 14% năm thì công ty có mức dự trữ tiền hàng tháng khoảng để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu khoảng 294.594.152 triệu đồng. Để áp dụng phương pháp này, công ty vẫn cần ước lượng khoản tiền mặt cần chi cho tháng tiếp theo, cách thức vẫn dựa trên phương pháp xu hướng, ví dụ để tính nhu cầu tiền cho tháng 10, công ty cần có số liệu của tháng 9, tháng 8, thậm chí cả tháng 7. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý đến yếu tố mùa vụ trong lĩnh vực xây dựng: khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm kế tiếp thì nhu cầu vật liệu tăng nên lượng tiền doanh nghiệp cần để thanh toán hoặc trả trước cho người bán sẽ cao hơn các tháng còn lại trong năm. ề phương pháp tính mức dự trữ tiền tối thiểu, doanh nghiệp cũng cần cập nhật thường xuyên phí giao dịch của các ngân hàng, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để có thể thay đổi ngân hàng dự trữ tiền trong trường hợp chuyển sang gửi ở ngân hàng khác có được lợi ích cao hơn. Mô hình Baumol này hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí phát sinh song công ty cũng cần chú ý một yếu tố quan trọng khác đó là chất lượng kiểm soát tiền trong doanh nghiệp, vấn đề này cần được quản lý chặt chẽ để tránh sai sót, nhầm lẫn, thậm chí gian lận trong quá trình kê khai. 3.2.2. Quản lý khoản phải thu khách hàng Thang Long University Library 46 Chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng để thu hút và tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng của doanh nghiệp. Chính sách tín dụng nới lỏng mà doanh nghiệp đang bước đầu thực hiện cho thấy hiệu quả tăng lên từ doanh thu bán hàng nhưng cũng làm tăng khoản phải thu khách hàng và chi phí thu nợ của doanh nghiệp. Việc hình thành một chính sách bán chịu hợp lý là phương án lâu dài mà công ty cần xậy dựng. Đặc biệt trong năm 2012, thời gian thu nợ trung bình là 52,09 ngày, vòng quay tiền tăng cao lên tới gần 20 ngày. Chính vì vậy trong ngắn hạn, để quản trị tốt các khoản phải thu khách hàng, công ty cổ phần thương mại Việt Trung có thể lập bảng theo dõi tình hình thu nợ của doanh nghiệp. Với công cụ này, công ty cần liệt kê các khoản phải thu theo “tuổi nợ” và sắp xếp số dư các khoản nợ theo các phạm vi khác nhau thông qua bảng ví dụ sau: Bảng 3. 2. Bảng theo dõi các khoản phải thu Đơn vị tính: Đồng Tuổi khoản phải thu Đơn vị Tên doanh nghiệp Số dƣ nợ Ghi chú Hiện tại Công ty cổ phần thương mại Thuận Phát 27.000.000 1 - 15 Ngày Công ty cổ phần xây dựng An Phú 12.500.000 16 - 30 Ngày 31- 45 Ngày Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng 7.000.000 Công ty cổ phần Bạch Đằng 23.000.000 46 - 60 Ngày 61 - 75 Ngày Công ty TNHH Tân Cảng 5.000.000 76 - 90 Ngày Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 18 12.000.000 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Với biểu theo dõi các khoản phải thu công ty cần chú ý ghi rõ chi tiết các khoản nợ của khách hàng, chú ý, một đại diện có thể đứng tên nhiều khoản nợ khác nhau. Với các khoản nợ đang trong thời gian thu hồi nợ thì ta cần chú ý theo dõi tiến độ thu nợ, thời gian thu nợ dự kiến được quy định cụ thể và chặt chẽ trong hợp đồng đã ký giữa hai bên. Với các khoản nợ đã quá hạn, phụ thuộc vào thời gian quá nợ mà doanh nghiệp có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả: - Từ 1 – 30 ngày: công ty chủ động thông báo cho khách hàng về thời hạn, số tiền nợ và các thông tin liên quan qua điện thoại, email, fax v.v... 47 - Từ 31 – 60: công ty chủ động cử nhân viên tác động lên khách hàng để hối thúc khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp. - Từ 61 – 90 ngày: công ty rà soát khoản nợ của đối tác xem có thể thiết lập lịch trình thanh toán từng phần của khoản nợ, thu nợ từng phần cũng giúp doanh nghiệp dần dần thu hồi được các khoản nợ quá hạn dài ngày. - Hơn 90 ngày: nếu đối tác chậm thanh toán nợ hoặc không chủ động thanh toán khoản nợ dài ngày, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật theo điều khoản đã được nêu rõ trong hợp đồng hai bên. Bên cạnh các biện pháp thu hồi nợ, doanh nghiệp cũng nên quy ước chính sách phạt đối với các khoản nợ quá hạn để khách hàng tuân thủ trong quá trình giao thương. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiến hành phân nhóm khách hàng dựa trên nhóm rủi ro bằng phương pháp điểm tín dụng mà các công ty khách đang sử dụng. Phương pháp này xét tổng điểm của doanh nghiệp dựa trên ba tiêu chí chính kèm theo trọng số trong tổng điểm tín dụng. Ta có công thức tính điểm tín dụng như sau: Điểm tín dụng = 4*A + 11*B + 1*C Trong đó: A: Khả năng thanh toán lãi B: Khả năng thanh toán nhanh C: Số năm hoạt động Sau quá trình đánh giá, khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm rủi ro thông qua bảng sau: Bảng 3. 3. Mô hình tính điểm tín dụng Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 > 47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40 -47 2 Số năm hoạt động 1 32 -39 3 24 -31 4 < 24 5 Việc chia nhóm khách hàng theo các nhóm rủi ro từ 1 đến 5 giúp doanh nghiệp xác định được chính sách chiết khấu cho từng nhóm khách hàng, khách hàng có mức rủi ro thấp tất nhiên sẽ được hưởng nhiều chiết khấu và chính sách thu nợ khác với những khách hàng mà khả năng thanh toán kém. Mô hình này yêu cầu doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ các chỉ tiêu, nguồn thông tin cần phải chính xác và được cập nhật liên tục do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không ngừng thay đổi. Thang Long University Library 48 Nhìn chung, việc tạo lập một hệ thống thu nợ và đánh giá khách hàng chặt chẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý và thu hồi nợ cũng như theo dõi kỹ càng các khoản mà khách hàng đang chiếm dụng của công ty. 3.2.3. Quản lý hàng tồn kho Như đã đề cập trong chương 2, hàng hóa mà công ty đang kinh doanh chủ yếu là vật liệu xây dựng, sắt thép và có tính mùa vụ. Chính vì vậy, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm vai trò rất quan trong cung ứng hàng hóa đầy đủ và kịp thời cho các đối tác. Nếu dự trữ hàng tồn kho luôn ở mức cao sẽ làm phát sinh chi phí quản lý, lưu kho và rủi ro cao cho doanh nghiệp nếu xác định nhầm nhu cầu của thị trường. Quản lý tốt khoản mục này là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều phương thức quản lý hàng tồn kho khác nhau nhưng em xin đề xuất doanh nghiệp áp mô hình EOQ (The Economic Order Quantity Model), mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu sao cho tổng chi phí (bao gồm chi phí dự trữ kho và chi phí đặt hàng) là nhỏ nhất. Ta có giả thiết về nhu cầu hàng tồn kho của doanh nghiệp như sau: Số lượng sắt thép cần đặt: 5000 kg Chi phí cho một lần đặt hàng: 100.000.000 đồng Chi phí dự trữ cho một đơn vị hàng lưu kho: 100.000 đồng Thời gian chờ hàng về: 15 ngày Số lượng dự trữ an toàn: 70 kg Từ đó ta tính được các chỉ tiêu như sau: Bảng 3. 4. Các chỉ tiêu hàng lƣu kho Chỉ tiêu Đơn vị Số lƣợng Mức dự trữ kho tối ưu Q ) Kg 3162,3 Thời gian dự trữ kho tối ưu T ) Ngày 230,8 Điểm đặt hàng OP) Kg 275,5 Thông qua tính toán các chỉ tiêu ta thấy tổng chi phí cho hàng lưu kho tại mức dự trữ trong kho khoảng 3162,3 kg là nhỏ nhất. Mức dự trữ này giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng và tránh gia tăng các chi phí đáng kể phát sinh do bảo quản hàng hóa. Thời gian dự trữ kho tối ưu khoảng hơn 230 ngày la khoảng thời gian kể từ khi trong kho dự trữ 3162,3 kg cho đến khi lượng hàng này được bán hết và lại được dự trữ một lượng là 3162,3 kg nữa. Trong thực tế, doanh nghiệp không thể chờ đến khi hết hẳn hàng hóa trong kho mới tiến hành nhập kho tiếp, chính vì vậy, thời điểm đặt thêm hàng là rất quan trọng để tránh cạn kiệt vật liệu và tạo 49 sự liền mạch trong dự trữ hàng hóa. Trong giả thiết này, khi trong kho còn dự trữ khoàng 275,5 kg thì doanh nghiệp cần tiến hành đặt thêm lượng hàng 3162,3 kg để trong quá trình chờ hàng về (15 ngày) doanh nghiệp vẫn đủ hàng cung cấp cho đối tác và có một lượng nguyên vật liệu bổ sung kịp thời. 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của một tổ chức. Thu hút và duy trì được lực lượng lao động có chất lượng là mục tiêu quan trọng của công ty. Hiện tại, công ty cổ phần thương mại Việt Trung đang chú ý phát triển con người thông qua các lớp tập huấn đào tạo về kỹ năng cho các nhân viên kinh doanh, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên quản lý tài chính, đặc biệt là những khóa tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất đang được gấp rút tiến hành. Đầu tư tương đối mạnh vào mặt này nên doanh nghiệp cần chú ý giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả sau khi kết thúc thời gian để đảm bảo chất lượng đào tao. Phòng hành chính nhân sự của công ty là một bộ phận nhỏ nhưng cần đạt được hiệu quả cao về quản lý, xác định nhu cầu về nhân lực và đảm bảo duy trì nguồn nhân lực cho tổ chức. Chính sách thù lao và đãi ngộ cho nhân viên cũng là vấn đề quan trọng để nắm giữ các nhân tài và giữ chân họ trước các lời mời từ các công ty đối thủ khác. Thang Long University Library 50 KẾT LUẬN Nhìn chung, tài sản ngắn hạn là nguồn lực không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Và trong thời đại kinh tế có nhiều thay đổi từng ngày thì việc quả lý và sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản lý. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu về đề tài, em thấy Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung đã có những cố gắng đáng ghi nhận trong quá trình thay đổi và sử dụng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn. Chính vì vậy khóa luận này mong muốn được đóng góp thêm vài ý kiến dựa trên các cơ sở lý luận và tình hình thực tế tại công ty về quản lý tài sản. Với đề tài thiết thực nhưng cũng tương đối phức tạp và thời gian tìm hiểu có hạn nên em xin dừng lại ở mức độ đề cập và giải quyết những vấn đề cơ bản nhất trong quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn. Em rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thùy Dương 51 PHỤ LỤC 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 3. Bảng cân đối kế toán năm 2011 4. Bảng cân đối kế toán năm 2012 Thang Long University Library 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh. 2. TS. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Hồng Yến (2011), Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp – Đại học Thăng Long.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa16026_5439_5633.pdf
Luận văn liên quan