Khóa luận Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một vấn đề được đặt ra là có nên quy định vềviệc tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơsởhợp đồng cũ đã bịhủy. Công ước Viên năm 1980 vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếquy định khi hợp đồng bịhủy, các bên sẽphải dừng bất cứnghĩa vụnào đã thỏa thuận và tiến hành hoàn trảnhững gì nhận được từbên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tếcó không ít các vi phạm liên quan đến giao hàng không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng là do nhầm lẫn hoặc không hiểu rõ ý định của nhau trong quá trình giao kết hợp đồng. Hoặc trường hợp giao hàng khác chủng loại dù vẫn đáp ứng mục đích sửdụng cũng bịCISG xem là vi phạm và dẫn đến hủy hợp đồng.

pdf81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5086 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phù hợp của hàng hóa, điều 25 về xác định vi phạm cơ bản, các điều khoản về các loại thời hạn… đều được quy định rất “mở”, không mô tả trực tiếp hoặc định lượng. Theo đó, việc xác định các nội dung theo những điều khoản này cũng sẽ trở nên linh hoạt hơn. Tùy tính chất từng tranh chấp, trọng tài viên hoặc thẩm phán sẽ đưa ra những phán quyết phù hợp dựa trên các đặc điểm riêng của tranh chấp. Ví dụ đối với thời hạn khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa, đối với những mặt hàng khác nhau, được đóng gói và chuyên chở theo những cách khác nhau sẽ có thời hạn khiếu nại khác nhau… Thứ ba, mặc dù hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thể hiện quyền của người mua khi người bán gây ra vi phạm, CISG đã rất cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên. Theo đó, để áp dụng được chế tài hủy hợp đồng, người mua cần phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định: chứng minh được vi phạm của người bán đủ nghiêm trọng để bị coi là vi phạm cơ bản; chứng minh mọi biện pháp khôi phục khác đều không thể thực hiện được hoặc đã thực hiện nhưng không thành công; thực hiện kịp thời các biện pháp nhằm đảm bảo quyền hủy hợp đồng của mình như giám định hàng hóa, khiếu nại, tuyên bố hủy… Bên cạnh đó, người bán lại được áp dụng những quyền khác như khôi phục tính phù hợp của hàng hóa, giảm giá hàng… Thứ tư, CISG thể hiện rất rõ quan điểm xem chế tài hủy hợp đồng là biện pháp cuối cùng mà các bên được áp dụng trong trường hợp có vi phạm. Điều này chứng minh qua việc CISG đã đưa ra một loạt các giới hạn đối với quyền hủy hợp đồng của người mua trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng như trên. Thứ năm, các quy định liên quan đến hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế đầu tiên chính là việc CISG không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng và giới hạn thời hạn khiếu nại. Công ước đã không đề ra biện pháp nào 48 trong trường hợp hợp đồng không có hiệu lực (chủ yếu trong trường hợp hàng hóa không phù hợp là do hai bên nhầm lẫn) và biện pháp áp dụng. Theo đó, trong trường hợp này tòa án hoặc trọng tài sẽ lựa chọn một nguồn luật khác để áp dụng. Tương tự, thời hạn khiếu nại mà CISG đưa ra là một quy phạm mang tính tùy nghi. Giới hạn thời hạn khiếu nại sẽ được xác định tùy theo pháp luật của từng nước hoặc Công ước của Liên hiệp quốc về thời hạn trong mua bán hàng hóa quốc tế năm 1974. Do đó, phức tạp sẽ phát sinh từ khâu xác định nguồn luật nào được áp dụng bổ sung. Một hạn chế nữa của Công ước Viên năm 1980 chính là việc chưa có các quy phạm điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới phát sinh trong thương mại quốc tế mà cụ thể ở đây là liên quan thương mại điện tử. Hiện nay, các công cụ điện tử được áp dụng rất phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế. Với những ưu việt về tốc độ, tính phát tán, thao tác đơn giản hay chi phí tiết kiệm, các công cụ này sẽ dần thay thế các hình thức giao dịch truyền thống. Tuy nhiên điều này cũng dễ nảy sinh nhiều rủi ro trong đó có rủi ro về xác định tư cách của thương nhân. Một trong những trường hợp phổ biến nhất là hàng hóa không đảm bảo được tính phù hợp như đã cam kết và người mua không thể tiến hành hủy hợp đồng do không xác định được người bán là ai. Như vậy, có thể thấy dù còn một số hạn chế, các quy định của CISG liên quan đến vấn đề hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp vẫn thể hiện nhiều điểm ưu việt như tính bao quát, tính linh hoạt, cân đối trong quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như duy trì đến cùng khả năng thực hiện hợp đồng. Do đó, các quy định này đã trở thành cơ sở để trọng tài hay tòa án áp dụng một cách hiệu quả và hợp lý trong các thực tiễn tranh chấp liên quan đến hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp. 3.1.2. Đánh giá thực tiễn huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo CISG Trong quá trình nghiên cứu các trường hợp liên quan đến hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp trong các tranh chấp thuộc khuôn khổ Công ước Viên năm 1980, người viết nhận thấy một số điểm đáng chú ý như sau. Đây đồng thời sẽ là cơ sở để người viết đưa ra những giải pháp ở phần 3.2. 49 Trước hết, đây là một trường hợp khá phổ biến trong số các giao dịch hàng hóa quốc tế thuộc khuôn khổ Công ước Viên năm 1980. Theo thống kê của trang có khoảng 90 trường hợp hủy hợp đồng trong tổng số hơn 800 tranh chấp được lưu lại tại đây. Trong đó đa số các trường hợp liên quan đến hàng hóa không phù hợp. Trong đó, những vấn đề chính thường được nêu ra là: sự không phù hợp của hàng hóa đã cấu thành một vi phạm cơ bản, khả năng phục hồi sự phù hợp của hàng hóa, thời hạn khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa, thời hạn thông báo hủy hợp đồng. Thứ hai, sự không phù hợp của hàng hóa dẫn đến hủy hợp đồng thường xảy ra ở các nhóm hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao, quy cách phẩm chất phức tạp và những nhóm hàng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài và thường có điều kiện bao gói bảo quản phức tạp… Đối với nhóm hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, quy cách phẩm chất phức tạp thường là hàng có giá trị lớn và được sản xuất hàng loạt. Do đó, nếu có khiếm khuyết, sự khiếm khuyết sẽ xảy ra trên toàn bộ lô hàng, do vậy dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho người mua. Tuy rằng sau khi phát hiện tổn thất, thông thường người bán sẽ được yêu cầu sửa chữa hoặc gửi hàng thay thế. Nhưng không phải bao giờ những biện pháp này có thể thực hiện được hoặc việc thực hiện sẽ dẫn đến những chậm trễ hoặc phí tổn không đáng có cho các bên. Do đó, rất nhiều trường hợp hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng. Nhóm hàng dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố lý hóa bên ngoài và có yêu cầu bao gói bảo quản phức tạp thường là hàng nông lâm thủy hải sản. Đây là những nhóm hàng có thời hạn sử dụng ngắn và thường là hàng hóa theo mùa. Do cùng chịu một điều kiện sản xuất hoặc điều kiện về vận chuyển hay bảo quản, chỉ cần một thao tác không phù hợp trong quy trình nuôi trồng chế biến hoặc tác động của yếu tố lý hóa bên ngoài cũng dễ dẫn đến việc thay đổi chất lượng hàng hóa. Và thông thường trong trường hợp hàng hóa không phù hợp, những khiếm khuyết này thường không thể sửa chữa được mà chỉ có thể tiến hành giao hàng thay thế. Tuy nhiên bởi vì tính chất là hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn hạn và theo mùa, việc giao hàng thay thế thường gặp phải vấn đề về thời gian. Do đó, 50 trong trường hợp không thể giao hàng thay thế kịp, người mua được quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Đặc điểm thứ ba trong các tranh chấp liên quan đến hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp chính là thời hạn khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa theo điều 39 khoản 1. Theo đó, rất nhiều trọng tài và tòa án sử dụng “thời hạn trung bình” là một tháng để làm thời hạn khiếu nại trong các trường hợp hàng hóa không phù hợp, đặc biệt là những trường hợp hàng hóa là máy móc. Tuy nhiên đây chỉ là một thời hạn thường được các cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng chứ không có ý nghĩa bắt buộc đối với các trường hợp khác. Bên cạnh đó như đã phân tích ở mục 2.2.1.3, tùy từng tranh chấp cụ thể thời hạn khiếu nại sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Thứ tư, có rất nhiều tranh chấp về sự không phù hợp của hàng hóa bắt nguồn từ việc hai bên nhầm lẫn dẫn đến hợp đồng không còn hiệu lực. Ví dụ tiêu chuẩn của hàng hóa được quy định khác nhau tại nước người mua người bán, nhầm lẫn trong tên gọi hay mô tả hàng hóa… Nhưng vì CISG không điều chỉnh vấn đề về hiệu lực của hợp đồng, vấn đề này sẽ được quyết định dựa theo pháp luật quốc gia hoặc nguồn luật khác mà cơ quan giải quyết tranh chấp dẫn chiếu và áp dụng. Thông thường các nguồn luật này sẽ cho phép hủy hợp đồng trong trường hợp hai bên nhầm lẫn và thiệt hại sẽ do cả hai bên chịu theo tỷ lệ lỗi trong việc gây ra nhầm lẫn. Ở đây, cần phải phân biệt giữa trường hợp hàng hóa không phù hợp do nhầm lẫn và do lỗi của một trong hai bên (thông thường là lỗi của người bán). Hàng hóa được giao trong trường hợp nhầm lẫn thường không đáp ứng được công năng sử dụng của hàng hóa cùng loại hoặc mục đích sử dụng cụ thể của người mua. Tuy nhiên, nếu sự không đáp ứng đó là do người bán không có khả năng biết đến sự không phù hợp vào thời điểm giao kết hợp đồng, vi phạm của người bán sẽ bị xem là nhầm lẫn và do đó người bán không phải chịu trách nhiệm cho vi phạm này. Tương tự, Công ước Viên năm 1980 cũng không điều chỉnh các trường hợp giao hàng thay thế khác chủng loại (aliud). Tuy nhiên, đối với trường hợp này CISG đi theo quan điểm là người bán đã gây ra vi phạm và do đó người mua 51 có quyền áp dụng các chế tài xử lý trong đó có hủy hợp đồng. CISG giải thích rằng bởi vì giao hàng khác chủng loại có tồn tại ý chí của người bán, do đó người bán được xác định là có lỗi. Thứ năm, một lần nữa có thể nhận thấy quan điểm sử dụng chế tài hủy hợp đồng như biện pháp cuối cùng không chỉ ở các quy định mà còn trong thực tiễn xét xử các tranh chấp liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa. Trên thực tế, tòa án hay trọng tài thường ra phán quyết áp dụng chế tài hủy hợp đồng trên cơ sở loại trừ dần các giới hạn quyền hủy hợp đồng của người mua. Do đó, chỉ cần người bán chứng minh khả năng thực hiện được một biện pháp mang tính hồi phục hoặc người mua không thực hiện được một biện pháp nào nhằm đảm bảo quyền hủy hợp đồng của mình, hợp đồng vẫn có thể không bị hủy và được bảo toàn khả năng thực hiện. 3.2. Giải pháp nhằm hạn chế việc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng dẫn đến huỷ hợp đồng theo CISG Dựa vào những đánh giá bên trên về các quy định và thực tiễn hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp theo CISG, người viết mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. 3.2.1. Các bên thỏa thuận cụ thể về tính phù hợp của hàng hoá và khả năng áp dụng chế tài huỷ hợp đồng Thông qua quá trình giao kết hợp đồng, người bán và người mua thỏa thuận chi tiết các yếu tố liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa và khả năng áp dụng chế tài hủy hợp đồng, đặc biệt là áp dụng chế tài hủy hợp đồng nếu hàng hóa không phù hợp. Việc thỏa thuận ở đây có thể là đưa các quy định cụ thể vào ngay trong hợp đồng hoặc bằng cách nào khác phải cho bên còn lại biết về mong muốn của mình đối với hàng hóa hoặc các rủi ro có thể gặp phải. Đối với tính phù hợp của hàng hóa, việc thỏa thuận càng cụ thể sẽ giúp các bên hiểu rõ ý định cũng như mong muốn của nhau đối với hàng hóa hoặc các rủi ro mà các bên có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời, trong trường hợp hàng hóa có khiếm khuyết, việc thỏa thuận rõ ràng sẽ giúp cho các bên tránh được những khó khăn, tranh cãi hay xung đột trong quá trình xác định vi phạm cũng như việc áp dụng các biện pháp xử lý. 52 Với những hàng hóa có quy cách phẩm chất thiết kế phức tạp, các bên nên thỏa thuận về các yếu tố này càng chi tiết càng tốt. Hoặc với những loại hàng hóa mà người mua phụ thuộc vào sự phán đoán của người bán thì mô tả về mục đích sử dụng của người mua càng rõ ràng, khả năng người bán chọn đúng được loại hàng hóa mà người mua mong muốn lại càng cao. Đối với chế tài hủy hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận đưa điều khoản này vào hợp đồng. Là chế tài nặng nhất cùng với những hậu quả pháp lý rất nặng nề, điều khoản hủy hợp đồng mang tính ngăn ngừa việc các bên vi phạm thỏa thuận hợp đồng, có tác dụng đảm bảo và thúc đẩy tâm lý tôn trọng và cẩn trọng khi thực hiện các nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Bên cạnh đó, trong trường hợp có xảy ra vi phạm hợp đồng dẫn đến nguy cơ phải áp dụng chế tài hủy hợp đồng, việc quy định rõ ràng cụ thể sẽ giúp tránh những khó khăn, tranh cãi hay xung đột trong việc áp dụng chế tài này. Một yếu tố mà các bên cần chú ý chính là nội dung và thời hạn của các loại giấy tờ, thông báo liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa và việc sử dụng chế tài hủy hợp đồng. Như đã phân tích ở phần 2, những giấy tờ, thông báo này bao gồm biên bản giám định chất lượng hàng hóa, thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa, thông báo hủy hợp đồng. Bởi vì các quy định của CISG liên quan đến việc hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp đưa ra nhiều ưu tiên cho người mua. Do đó việc thỏa thuận rõ ràng về nội dung và thời hạn của các loại giấy tờ hoặc thông báo trên có tác dụng như những gánh nặng đối với người mua, giúp cân bằng nghĩa vụ và trách nhiệm cho cả hai bên. 3.2.2. Sử dụng hợp lý các giới hạn về huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo CISG Khóa luận này đưa ra biện pháp mang tính phục hồi hợp đồng dưới góc độ giới hạn đối với quyền hủy hợp đồng của người bán.33 Các biện pháp này bao gồm biện pháp khôi phục tính phù hợp (bao gồm sửa chữa hàng hóa và giao hàng thay thế) và giảm giá hàng. Mục đích của các biện pháp này là đảm bảo hợp đồng được thực hiện dù bị mất đi một số chi phí và thời gian nhất định. Việc áp dụng 33 Xem lại 2.1.2 và 2.2.2 53 các biện pháp này sẽ do người bán chịu toàn bộ chi phí và được tiến hành trong một thời hạn mà người mua gia hạn thêm. Đối với trường hợp sử dụng biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa (sửa chữa hàng hóa hoặc giao hàng thay thế): Trên thực tế có nhiều trường hợp rất khó xác định ranh giới của vi phạm cơ bản và vi phạm chưa đến mức cơ bản. Nhất là đối với những vi phạm về tính phù hợp của hàng hóa theo hợp đồng. Do đó, trong trường hợp các bên giao dịch thực sự mong muốn thực hiện hợp đồng này đến cùng. Người bán và người mua có thể tự thỏa thuận với nhau cho phép người bán sửa chữa hàng hóa bị hư hại hay giao hàng thay thế. Riêng đối với trường hợp đã có tranh chấp diễn ra và người mua yêu cầu hủy hợp đồng, người bán có thể thể thiện mong muốn hoặc chứng minh khả năng khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong một chừng mực chi phí và thời gian phù hợp. Bởi vì việc áp dụng những biện pháp trên đều mang tính gánh nặng, do đó cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ xem xét mong muốn và khả năng của người bán và quyết định xem hợp đồng có thể bị hủy hay sẽ được phục hồi. Cần lưu ý các biện pháp này chỉ nên được áp dụng nếu nguyên tắc thiện chí vẫn được đảm bảo. Trong trường hợp nguyên tắc thiện chí đã bị vi phạm (người bán có hành vi lừa dối) thì tốt nhất người mua không nên chọn lựa cho phép người bán sửa chữa hàng hóa hoặc giao hàng thay thế. Đối với trường hợp giảm giá hàng, đây là biện pháp mang tính thay thế cho hủy hợp đồng. Giảm giá hàng được áp dụng trong trường hợp người mua mất đi quyền khiếu nại do hàng hóa không phù hợp của hợp đồng theo điều 39 khoản 1 và điều 43 khoản 1 và người mua có yêu cầu về giảm giá hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người mua sẽ không có ý định giảm giá hàng. Nếu không được áp dụng giảm giá hàng, người bán có thể phải thực hiện các biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa và phải chịu chi phí rất lớn hoặc những chậm trễ không đáng có. Do đó, người bán có thể kết hợp các phương pháp đàm phán cũng như tác động để chủ động đưa ra đề nghị giảm giá hàng để người mua xem xét và từ đó đưa ra quyết định yêu cầu người bán giảm giá hàng. 54 3.2.3. Tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơ sở hợp đồng cũ đã bị huỷ Một vấn đề được đặt ra là có nên quy định về việc tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơ sở hợp đồng cũ đã bị hủy. Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định khi hợp đồng bị hủy, các bên sẽ phải dừng bất cứ nghĩa vụ nào đã thỏa thuận và tiến hành hoàn trả những gì nhận được từ bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít các vi phạm liên quan đến giao hàng không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng là do nhầm lẫn hoặc không hiểu rõ ý định của nhau trong quá trình giao kết hợp đồng. Hoặc trường hợp giao hàng khác chủng loại dù vẫn đáp ứng mục đích sử dụng cũng bị CISG xem là vi phạm và dẫn đến hủy hợp đồng. Tuy nhiên, có thể thấy Công ước đề cao nguyên tắc thiện chí và trong nhiều trường hợp các bên giao dịch cũng muốn tiếp tục duy trì quan hệ thương mại của mình. Do đó, việc đặt ra những quy định pháp lý để tạo điều kiện cho các bên có thể tiếp tục giao kết một hợp đồng mới dựa trên cơ sở hợp đồng cũ đã bị hủy. Theo đó, các bên có thể tự thỏa thuận không phải ngừng một số nghĩa vụ đã hoặc đang thực hiện và không phải hoàn trả một số lợi ích đã nhận được từ bên kia. Tuy nhiên, bên có hành vi vi phạm vẫn phải chịu phạt vi phạm (nếu hợp đồng có quy định) hoặc chịu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp gây ra. Ví dụ trong trường hợp hàng hóa được giao là hàng khác chủng loại nhưng vẫn đáp ứng mục đích sử dụng của người mua. Trong khi đó, người mua đã thực hiện các nghĩa vụ khác như thuê tàu, thanh toán… Nếu người mua vẫn chấp nhận loại hàng này, CISG có thể đưa ra những quy định trong đó người mua và người bán vẫn tiến hành giao dịch bình thường. 3.2.4. Kết hợp áp dụng các thói quen, tập quán thương mại, các quy phạm tư pháp quốc tế trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế Cũng như giải pháp tại 3.1.3, giải pháp tại mục này cũng mang tính chất ngăn ngừa việc hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng. Điều 9 CISG quy định: 55 1. Các bên bị ràng buộc bởi các tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thói quen đã được thiết lập giữa họ. 2. Trừ phi có thỏa thuận khác, các bên ký hợp đồng được coi là có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết mà những tập quán này là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc giao kết hợp đồng đó. Như vậy, Công ước đã đưa ra khả năng áp dụng và công nhận các tập quán của bên giao dịch dựa trên thói quen thương mại (khoản 1) và những tập quán thương mại phổ biến thường được áp dụng trong các hợp đồng tương tự (khoản 2). Theo đó, Công ước đã công nhận vai trò của các quy phạm tư pháp quốc tế khác cũng như luật quốc gia và thói quen hoặc tập quán thương mại về các vấn đề Công ước không điều chỉnh hoặc quy định không rõ. Những quy phạm tư pháp quốc tế có thể là Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), các Nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu (PECL) hoặc điều ước quốc tế như Công ước của Liên hiệp quốc về thời hiệu trong mua bán hàng hóa quốc tế năm 1974… Luật quốc gia là luật mà cơ quan giải quyết sử dụng để xử lý tranh chấp theo nguyên tắc áp dụng luật. Còn những thói quen thương mại là thói quen đã thiết lập dựa trên những mối quan hệ thương mại đã có lâu dài của các bên. Tập quán thương mại ở đây là những văn bản như Quy tắc thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ – dùng cho thanh toán bằng L/C (UCP), Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms)… Khi áp dụng các thói quen thương mại, cần phân biệt thói quen thương mại so với những thói quen giao dịch vốn có của hai bên. Thói quen thương mại là các thói quen giao dịch được lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tiếp giữa các bên giao dịch. Thói quen thương mại có hiệu lực pháp lý đối với cả hai bên như các bộ tập quán, nguyên tắc hay các nguồn luật mà hai bên áp dụng. Các cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng thói quen giao dịch phải được thực hiện trên 3 lần liên 56 tiếp trở lên thì mới trở thành thói quen thương mại và được các bên sử dụng mà không cần dẫn chiếu trong hợp đồng. Một lưu ý khi áp dụng tập quán thương mại như Incoterms, UCP, các bên phải dẫn chiếu trong hợp đồng. Tương tự, với những điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên giao dịch chưa phải là thành viên, việc dẫn chiếu cũng phải được thực hiện. Những thói quen hay tập quán thương mại này sẽ tạo ra một mô hình thống nhất cho các bên thực hiện hợp đồng. Tương tự, luật quốc gia và các quy phạm tư pháp quốc tế khác có ý nghĩa bổ sung cho các vấn đề mà CISG chưa điều chỉnh. Theo đó, việc áp dụng sẽ tránh được những hiểu lầm, nhầm lẫn cũng như phân chia rõ ràng quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, trong trường hợp có tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp dễ dàng xác định vi phạm cũng như trách nhiệm của từng bên dựa trên những thói quen hai bên đã thiết lập hay tập quán hoặc các nguồn luật mà các bên áp dụng. 3.2.5. Bổ sung các quy định mới về các vấn đề pháp lý mới phát sinh Như đã phân tích ở 3.1, cùng với sự thay đổi từng ngày của các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Viên cũng nên có những thay đổi nhất định để kịp điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới phát sinh. Mặc dù Công ước không có cơ chế sửa đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi cán cân lợi ích của các thành viên và do đó mỗi thay đổi trong Công ước sẽ phải được sự đồng ý, phê chuẩn của tất cả các thành viên. Tuy nhiên, trong tương lai các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chờ đợi những điều khoản mới hiện đại hơn, phù hợp hơn với tình hình mua bán hàng hóa quốc tế. 3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Các giải pháp trên được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp nhằm hạn chế hủy hợp đồng do không đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa trong các giao dịch thuộc khuôn khổ Công ước Viên năm 1980. Tuy nhiên, tùy theo đặc thù xuất nhập khẩu cũng như đặc điểm pháp lý riêng, mỗi nước cũng có thêm những lưu ý riêng đối với vấn đề này. Đối với Việt Nam cũng vậy. 57 Khối lượng giao dịch hàng hóa quốc tế của Việt Nam vẫn đang tăng lên từng ngày. Việc doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trường hợp vi phạm do không đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa dẫn đến hủy hợp đồng là không thể tránh khỏi. Do đó, trước hết người viết đề xuất bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam về việc đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp tham gia các giao dịch thuộc khuôn khổ CISG. Bên cạnh đó, mặc dù còn những hạn chế nhất định, các quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (bao gồm những quy định liên quan đến hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp) đã bộc lộ những điểm hết sức ưu việt và sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam nếu áp dụng Công ước. Vì vậy, người viết cũng đưa thêm những đề xuất khác đối với doanh nghiệp Việt Nam về việc áp dụng Công ước một cách hiệu quả. Đồng thời, các quy định của Công ước Viên không chỉ thể hiện tính ưu việt trong việc áp dụng đối với các doanh nghiệp mà còn là nguồn tham khảo tốt đối với pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Do đó, khóa luận này đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy định của Việt Nam liên quan vấn đề hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp. 3.3.1. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 3.3.1.1. Dành sự chú ý hợp lý trong việc đảm bảo hàng hoá phù hợp với hợp đồng trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và các giao dịch trong khuôn khổ công ước Viên 1980 nói riêng Trong nhiều năm qua Việt Nam thường xuyên gặp phải những vụ tranh chấp liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa. Đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản như lúa gạo, tôm, cá, các loại rau quả, thịt tươi... Hàng hóa của Việt Nam thường gặp hai trường hợp: hoặc không đảm bảo chất lượng người mua đã yêu cầu và mong muốn; hoặc vi phạm các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn trong khâu sản xuất, vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng… Cả 2 trường hợp này đều dẫn đến việc người mua phải áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý (trong đó có hủy hợp đồng). Và do đó dẫn đến bên Việt Nam phải gánh chịu hậu quả pháp lý nặng nề (bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm…), đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến tính cạnh tranh 58 của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới và quan hệ thương mại của Việt Nam đối với bên ngoài. Với lợi thế là nước có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng cũng như giá nhân công rẻ, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển hơn nữa ngành sản xuất nông lâm thủy hải sản cũng như nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên vì những lý do như chưa tiếp cận được với các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, do mục đích lợi nhuận hoặc do thiếu hiểu biết về các tiêu chuẩn kỹ thuật-chất lượng của bên ngoài, nhiều doanh nghiệp đã không đảm bảo được quy trình nuôi trồng, thu gom, chế biến và bảo quản các sản phẩm. Do đó dẫn đến sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm để xuất khẩu không đáp ứng được các tiêu chí của người nhập khẩu cũng như vi phạm các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn trong khâu sản xuất, vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng… Do đó, để đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa, trước tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng tiếp thu học hỏi thêm các công nghệ kỹ thuật mới từ bên ngoài cộng với phát huy tinh thần sáng tạo để vận hành quá trình sản xuất một cách tiên tiến, hiện đại mà vẫn phù hợp với điều kiện hiện có trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường hiểu biết và nghiên cứu về các quy định của nước ngoài về các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng… Đối với các doanh nghiệp thu gom hàng từ các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, doanh nghiệp nên hơp tác với chính quyền để vận động ý thức người dân trong việc đảm bảo quy trình nuôi trồng để không vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh hay an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tương tự, các biện pháp trên cũng có ý nghĩa đối với những ngành hàng xuất khẩu khác như máy móc, hóa chất, dệt may... Đối với trường hợp Việt Nam là nước nhập khẩu, ngoài những biện pháp trên, các doanh nghiệp đặc biệt phải chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng hàng hóa được nhập. Hiện nay Việt Nam xuất hiện khá nhiều các tổ chức, trung tâm có kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Việc lựa chọn 59 được một tổ chức giám định chất lượng có trình độ kiểm tra cũng như đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc kiểm tra sẽ đảm bảo cho kết quả giám định. 3.3.1.2. Tăng cường trang bị kiến thức về pháp luật hợp đồng nói chung và các quy định của công ước Viên 1980 nói riêng Pháp luật về hợp đồng từ lâu đã trở thành một ngành luật quan trọng nằm trong pháp luật thương mại mà các doanh nghiệp phải nắm vững. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chú trọng tìm hiểu, trau dồi kiến thức về pháp luật hợp đồng, đặc biệt là những hợp đồng có yếu tố quốc tế. Chính sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến hệ quả tất yếu là sự yếu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán, soạn thảo ký kết cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng. Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hiện nay. Tuy nhiên đối với hầu hết các hợp đồng xuất nhập khẩu, các quy định nên nắm rõ là các nguồn pháp luật của quốc tế như Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, PECL, bộ nguyên tắc PICC, CISG… Riêng đối với CISG, với những tiện ích và mức độ phổ biến của mình, Công ước đã đi vào thực tiễn hoạt động mua bán ngoại thương của nhiều doanh nghiệp một cách rất tự nhiên dù doanh nghiệp nhận thức được hay không. Điều này cũng không có gì khó lý giải bởi trên thực tế nhiều nguyên tắc của Công ước Viên đã trở thành thông lệ chung và được áp dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán quốc tế, bao gồm cả các giao dịch mà các doanh nghiệp Việt Nam là một bên (đặc biệt khi bên kia của giao dịch là các doanh nghiệp đến từ các nước đã là thành viên của Công ước này – mà theo thống kê thì có tới 4 trong số 5 khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là những khu vực đã gia nhập Công ước Viên). Không chỉ vậy, bản thân việc gia nhập Công ước cũng được rất nhiều doanh nghiệp trong nước ủng hộ. Không chỉ ở những hiệp hội ngành hàng đã có hiểu biết về Công ước hay có thực tiễn liên quan việc áp dụng Công ước, mà 60 thậm chí những doanh nghiệp chỉ mới quan sát việc áp dụng Công ước hoặc thậm chí hầu như không có hiểu biết gì về Công ước cũng bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với về việc gia nhập CISG. Cùng với việc áp dụng và ủng hộ gia nhập rộng rãi như vậy, việc hiểu biết và nghiên cứu pháp luật hợp đồng đặc biệt các quy định của quốc tế trong đó có Công ước Viên năm 1980 trở thành một chủ đề quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết hợp cùng các cơ quan, tổ chức nghiên cứu cùng sự hỗ trợ của bộ ban ngành chính phủ để cùng tiến hành nghiên cứu một cách tổng hợp và hệ thống nhất về quy định cũng như thực tế áp dụng Công ước. Vào tháng 10/2010, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo việc Nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, giao Bộ Công thương chủ trì, cùng phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ thời điểm đó đến nay, hàng ngàn các công trình nghiên cứu, các đề tài, báo cáo, bài viết liên quan đến quy định cũng như thực tiễn áp dụng CISG được thực hiện bởi rất nhiều chuyên gia, học giả, thẩm phán, trọng tài cũng như rất nhiều đối tượng khác cũng quan tâm đến vấn đề Việt Nam và CISG. Đây sẽ là một nguồn tài liệu dồi dào và vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp tham khảo và sử dụng nhằm tăng cường kiến thức về CISG. 3.3.1.3. Tăng cường sử dụng và vận động các đối tác thương mại nước ngoài cũng như các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức trong nước áp dụng các quy định Công ước Viên năm 1980 Bên cạnh việc trang bị những kiến thức liên quan đến việc áp dụng CISG, các doanh nghiệp cũng có thể tăng cường sử dụng và vận động các đối tác thương mại nước ngoài cũng như các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức khác trong nước áp dụng CISG. Có thể thấy, CISG đã và đang được một bộ phận các doanh nghiệp trong nước ủng hộ và áp dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn nguồn luật áp dụng trong giao dịch có bạn hàng thuộc nước đã là thành viên Công ước hay là bày tỏ quan điểm chủ quan trước việc Việt Nam gia nhập Công ước, việc ủng hộ và áp dụng còn 61 được thể hiện qua việc chính bản thân các doanh nghiệp tăng cường vận động các đối tác thương mại nước ngoài – những đối tác thuộc các quốc gia chưa phải là thành viên Công ước, cũng như các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức trong nước áp dụng CISG trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Biện pháp này sẽ mang lại những lợi ích cụ thể sau: Thứ nhất, CISG là một nỗ lực của việc thống nhất hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế giữa các nước trên thế giới. Hay nói cách khác, việc áp dụng CISG đã, đang và sẽ là một xu hướng mang tính toàn cầu. Do đó, việc chủ động áp dụng và vận động các tổ chức khác áp dụng CISG vừa có tác dụng giúp doanh nghiệp trong nước tận dụng được các lợi ích khi sử dụng các quy định của Công ước, vừa thể hiện sự tăng cường hội nhập của Việt Nam trong xu thế mở cửa nền kinh tế. Thứ hai, hầu hết những vận động gia nhập đều chủ yếu xuất phát từ các chuyên gia, học giả... Trong khi đó, doanh nghiệp – những người có lợi ích liên quan trực tiếp nếu Việt Nam gia nhập CISG, chỉ thể hiện ý kiến thông qua các phản hồi trước các điều tra, báo cáo… của các nhà nghiên cứu trên. Do đó, việc chủ động áp dụng và vận động các tổ chức khác áp dụng Công ước Viên năm 1980 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc vận động Chính phủ Việt Nam gia nhập Công ước. 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện thêm các quy định pháp luật của Việt Nam về vấn đề hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng Là kết quả của một nỗ lực thống nhất luật tư, Công ước năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế ngày càng được nhiều quốc gia ủng hộ và gia nhập. Đồng thời các nước hoàn toàn có thể tham khảo và học tập các quy định của CISG để hoàn thiện hơn các quy định về pháp luật hợp đồng trong nước. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Riêng đối với việc vấn đề liên quan trường hợp hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp, như đã phân tích ở trên, pháp luật hợp đồng của Việt Nam (cụ thể là Luật Thương mại năm 2005) có một số điểm khác biệt so với các quy định 62 của CISG. Sau đây là một số vấn đề Việt Nam có thể xem xét để bổ sung và hoàn thiện cho các quy định liên quan: 3.3.2.1. Đối với các quy định liên quan đến hủy hợp đồng Thứ nhất, đối với việc xác định vi phạm cơ bản, CISG đã đưa thêm tính “có thể dự đoán” tức bên vi phạm phải lường trước được những hậu quả của vi phạm. Đây là điểm mà pháp luật hợp đồng của Việt Nam (cụ thể là Luật Thương mại 2005) có thể học tập. Trước tính chất phức tạp của các giao dịch mua bán hàng hóa trong nước cũng như quốc tế, việc hàng hóa được giao không đáp ứng các thỏa thuận giữa các bên giao dịch là rất dễ gặp phải. Trong nhiều trường hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, hàng được giao không phù hợp với hợp đồng không phải do lỗi cố ý của bên bán và bên bán cũng hoàn toàn không lường trước được thiệt hại gây ra cho bên mua. Do đó, việc bổ sung quy định về “tính có thể dự đoán” sẽ giúp cho bên bán hạn chế được việc bị xác định là gây ra vi phạm cơ bản và dẫn đến tránh được hủy hợp đồng cũng như phải chịu những khoạt bồi thường thiệt hại nặng nề. Song song với việc bổ sung “tính có thể dự đoán” vào tiêu chí xác định vi phạm cơ bản, cần có những quy định liên quan đến việc xác định thời hạn của “tính có thể dự đoán” (thời hạn mà đáng lẽ người bán phải nhận thức được mong muốn của người mua hoặc người mua phải cho người bán biết về mong muốn của mình). Đồng thời nghĩa vụ chứng minh “tính có thể dự đoán” đã được đảm bảo hay chưa cũng phải được chỉ rõ ra (nghĩa vụ chứng minh thuộc về người mua hay người bán). Đây là hai vấn đề mà CISG chưa xác định cụ thể khi đề cập đến “tính có thể dự đoán”. Thứ hai, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có thể bổ sung thêm trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không thực hiện được nghĩa vụ trong thời hạn gia hạn thêm. Cụ thể với trường hợp hàng hóa không phù hợp, người mua được quyền hủy hợp đồng nếu người bán không đủ khả năng khắc phục các khiếm khuyết trong thời hạn gia hạn thêm. Điều 297 và 298 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cho phép áp dụng biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong một thời gian được gia hạn 63 thêm và mọi chi phí do người bán chịu. Tuy nhiên, việc sửa chữa hoặc giao hàng thay thế trong thời gian được gia hạn thêm có thể gây ra những chi phí quá lớn hoặc chậm trễ không đáng có cho các bên. Do đó, nếu Luật Thương mại cho phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp này sẽ giúp các bên tránh được những lãng phí không đáng có. Thứ ba, pháp luật hợp đồng của Việt Nam có thể xem xét thêm cơ chế tự hủy hợp đồng ngay khi chưa có hành vi vi phạm. Hiện nay Luật Thương mại mới cho phép hủy hợp đồng khi có hành vi vi phạm của một bên. Nói cách khác, cơ sở hủy hợp đồng của Luật Thương mại là hành vi vi phạm và những tổn thất thực tế. Tuy nhiên, cơ sở hủy hợp đồng của Công ước Viên năm 1980 lại là khả năng thực tế mà một bên gây ra hành vi vi phạm.34 Quy định này có ý nghĩa bảo vệ người mua trước tổn thất có thể nhìn thấy được, đặc biệt với những trường hợp hàng được giao thành từng phần, hay nhiều chuyến (các chuyến hàng giao trước bộc lộ khiếm khuyết). Khi quy định về cơ chế tự hủy hợp đồng trước khi có hành vi vi phạm, cần chú ý thêm thông báo của bên có ý định hủy hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo về ý định hủy, nếu bên còn lại không thể chứng minh được khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, bên có ý định hủy hợp đồng được phép tuyên bố hủy hợp đồng. Như vậy, đây là một số điểm liên quan đến việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp mà Luật Thương mại năm 2005 nói riêng và pháp luật hợp đồng của Việt Nam có thể tham khảo và học tập. 3.3.3.2. Quy định liên quan đến giới hạn hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp Thứ nhất, Luật Thương mại Việt Nam chỉ mới đề cập đến chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (hay biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa) như một quyền của người mua. Ở đây, CISG đã xem xét biện pháp này ở góc độ vừa là quyền của người mua, vừa là quyền yêu cầu của người bán, do đó nâng cao khả năng thực hiện hợp đồng. Tương tự, Luật Thương mại cũng không có 34 Xem thêm cơ chế tự hủy hợp đồng trước khi có hành vi vi phạm của CISG tại mục1.2.1.2 khóa luận này 64 quy định rõ ràng về cơ sở áp dụng sửa chữa hàng hóa hay giao hàng thay thế. Tuy nhiên CISG đã quy định rõ ràng người mua chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của người bán thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác người mua chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa. Đây là những điểm mà Luật Thương mại năm 2005 có thể học tập và áp dụng và áp dụng cho các giao dịch mua bán hàng hóa trong nước cũng như quốc tế. Thứ hai, pháp luật hợp đồng của Việt Nam có thể xem xét bổ sung quy định về giảm giá hàng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp. Giảm giá hàng phải dựa trên mong muốn của người mua và được tính toán trên cơ sở phần hàng bị khiếm khuyết. Ngoài ra, có thể xem xét điều kiện áp dụng biện pháp này: hoặc là sử dụng trong trường hợp chế tài hủy hợp đồng không thể được áp dụng (giống với tinh thần của CISG), hoặc được sử dụng như các biện pháp khôi phục ở phần trên. 65 KẾT LUẬN Là một trường hợp phổ biến trong các giao dịch thuộc khuôn khổ công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hủy hợp đồng do hàng hóa không đảm bảo tính phù hợp đã đem lại những hậu quả pháp lý nặng nề cho các bên tham gia giao dịch. Cùng với các quy định mang tính bao quát, mềm dẻo và thực tiễn tranh chấp rộng lớn, ta có thể nhận thấy được những ưu việt và thuận tiện trong việc việc nghiên cứu hay áp dụng các quy định của CISG liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp. Đặc biệt CISG thể hiện rõ quan điểm sử dụng chế tài hủy hợp đồng với tư cách là biện pháp cuối cùng nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên thu được từ việc thực hiện hợp đồng. Khóa luận này đi sâu phân tích các trường hợp hàng hóa hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng theo quy định của Công ước Viên. Các trường hợp này bao gồm: - Hủy hợp đồng trong trường hợp sự không phù hợp cấu thành một vi phạm cơ bản: hàng hóa không đảm bảo phù hợp về số lượng, chất lượng và mô tả.; không đảm bảo phù hợp về bao bì, đóng gói và bảo quản; không phù hợp với mục đích sử dụng; hàng không có tính chất của hàng mẫu. - Hủy hợp đồng trong trường hợp không thể khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm hoặc thời hạn mà người bán đã yêu cầu người mua gia hạn thêm. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra những giới hạn đối với quyền hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Đồng thời dựa vào các phân tích trên, người viết đưa ra những đánh giá đối với các quy định và thực tiễn các tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Và cuối cùng, dựa trên những đánh giá này người viết đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cùng với bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Người viết đã cố gắng làm rõ thông qua việc phân tích các quy định cũng như án lệ có liên quan. Song do kiến thức và khả năng nghiên cứu, tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, nên phân tích còn chưa 66 sâu, kiến nghị còn chưa thật bao quát, tính thực tế còn chưa cao. Chính vì vậy, Khóa luận kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của bạn bè và những ai quan tâm tới vấn đề này. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt I. Văn bản quy phạm pháp luật 1. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế (Bản dịch) 2. Luật Thương mại của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. II. Báo cáo, nghiên cứu 3. Nguyễn Minh Phượng, 2005, “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa theo Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Ngoại Thương. 4. Trần Thị Thuý Hà, 2007, “Chế tài khi vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế theo luật thương mại Việt Nam năm 2005, so sánh với Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, khóa luận Đại học Ngoại thương. 5. Trần Thị Thu Trang, 2006, “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo luật thương mại Việt Nam 2005 có so sánh với công ước Viên 1980”, khóa luận Đại học Ngoại thương. III. Sách 6. GS. TS. NGND. Nguyễn Thị Mơ, 2009, Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Thông tin và truyền thông. IV. Website 7. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, truy cập ngày 12/02/2012. 8. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Sơ lược lịch sử Công ước Viên 1980 (CISG), truy cập từ ngày 10/02/2012 đến 15/02/2012. < vien-1980-cisg> 9. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những nội dung cơ bản của Công ước Viên 1980, truy cập ngày 12/02 đến 20/02/2012. 68 < cua-cong-uoc-vien-1980> 10. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những thành công của Công ước Viên 1980, trên website Trung tâm WTO ngày 12/02 đến ngày 15/03/2012. < vien-1980> 11. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những bước tiến của Việt Nam trong quá trình gia nhập CISG 1980, trên website Trung tâm WTO truy cập từ ngày 15/03 đến ngày 20/04/2012. < nam-trong-qua-trinh-gia-nhap-cisg-1980> 12. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập CISG, trên website Trung tâm WTO truy cập từ 15/03 đến ngày 20/04/2012 < nam-gia-nhap-cisg> 13. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Cộng đồng doanh nghiệp với Công ước Viên 1980, trên website Trung tâm WTO, truy cập truy cập từ 15/02 đến ngày 20/04/2012 < voi-cong-uoc-vien-1980> 14. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những điểm bất cập của Công ước Viên 1980 mà Việt Nam cần lưu ý, trên websiteTrung tâm WTO, truy cập ngày 1/04 đến ngày 20/04/2012. < cong-uoc-vien-1980-ma-viet-nam-can-luu-y-0> 15. Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, không năm xuất bản, Doanh nghiệp và chuyên gia Việt Nam với Công ước Viên, trên website Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, truy cập ngày 30/3 năm 1012. < chuyen-gia-vi%E1%BB%87t-nam-v%E1%BB%9Bi-cong- %C6%B0%E1%BB%9Bc-vien/> 69 16. Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, không năm xuất bản, So sánh CISG và Luật Việt Nam, trên website Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, truy cập ngày 15- 20/03/2012. < vi%E1%BB%87t-nam/> 17. Nguyễn Duy Nghĩa, 2011,“Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, Báo Lao Động điện tử, truy cập ngày 12/02/2012 18. ThS. Võ Sỹ Mạnh, 2011, “Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980”, Công ước Viên 1980 cho người Việt Nam, truy cập ngày 29/02/2012 < khaini%E1%BB%87m-vi-ph%E1%BA%A1m-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n- h%E1%BB%A3p-d%E1%BB%93ng-theo-cong-%C6%B0%E1%BB%9Bc-vien- 1980/> 19. TS. Nguyễn Minh Hằng, 2010, “Bồi thường lãi mất hưởng”, báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, truy cập ngày 10/03 đến 15/04/2012 B. Tài liệu tiếng Anh I. Báo cáo, nghiên cứu 20. Bacher, Gusztáv, 2008,”Remedies of the Buyers”, Remedies of the Buyer under the CISG, UIA - Belgrade, Serbia. 21. Digest of Case Law on the United Nation Convention on the International Sale of Goods, UNCITRAL. 22. Explanatory Note on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, ban thư ký UNCITRAL. 23. Nagy, Imre, 2007, Conformity of goods under the Vienna Convention on Contracts for the International Sale of Goods, hãng Luật Balazs & Hollo Law, Hungary. 70 24. Perovic, Jelena, n.d., The UN convention on the international sale of goods - Fundamental Breach of Contract, Lack of Conformity, Late Delivery Practical Recommendations, Đại học Belgrade, Serbia. II. Sách 25. Butler, Allison, 2005, A Practical Guide to the CISG: Negotiations through Litigation, tái bản lần 2, NXB Aspen, Mỹ. 26. Ferrari, Franco, 2008, The CISG and its Impact on National Legal Systems, , NXB Selliers European Law, Đức. 27. Huber & Mullis, Peter & Alastair, 2007, “Conformity of goods”, trong The CISG – A new text book for students and practioners, xuất bản lần thứ nhất, NXB Selliers European Law, Đức. 28. Leisinger, Benjamin, 2007, Fundamental Breach Considering Non- Conformity of the Goods, xuất bản lần thứ nhất, NXB Selliers European Law, Đức. (Bản không đầy đủ) 29. Lookofsky, Joseph M, 2008, Understanding the CISG: A Compact Guide to the 1980 United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, xuất bản lần thứ nhất, NXB Kluwer Law International, Hà Lan. (Bản không đầy đủ) III. Website 30. Andersen, Camilla, n.d., Reasonable Time in Article 39(1) of the CISG - Is Article 39(1) Truly a Uniform Provision, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 01/04/2012/ đến 15/04/2012 31. Ban thư ký CISG, Guide to articles 25, 35,36, 37, 38, 39, 40, 44, 47, 48, 49, 50, 51, Secretariat Commentory, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 15/02 đến 20/04/2012. 32. Các án lệ trên trang cơ sở dữ liệu về tranh chấp thuộc CISG và PICC, truy cập từ ngày 10/02 đến ngày 20/04/2012 71 33. Các án lệ trên website của Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 10/02 đến 20/04/2012 34. CISG Advisory Council, không năm xuất bản, Examination of the Goods and Notice of Non-Conformity - Articles 38 and 39, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 15/2 đến 20/4 /2012 35. CISG Advisory Council, không năm xuất bản, The buyer’s right to avoid the contract in case of non-conforming goods or documents, CISG Advisory Council Opinion No. 5, CISG Advisory Council, truy cập ngày 25/02/2012 36. Flechtner, Harry, n.d., Conformity of Goods, Third Party Claims, and Buyer’s Notice of Breach under the United Nations Sales Convention ("CISG"), with Comments on the "Mussels Case," the "Stolen Automobile Case," and the "Ugandan Used Shoes Case", Bepress legal Repository, truy cập từ ngày 1/03 đến 30/3/2012. 37. Giuliano, Adam, 2005 Non-conformity in the Sale of Goods between the United States and China: The New Chinese Contract Law, the Uniform Commercial Code, and the Convention on Contracts for the International Sale of Goods, website của Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngay 15/2 đến 20/4/2012 38. Graffi, Leonardo, 2003, Case Law on the Concept of "Fundamental Breach" in the Vienna Sales Convention, website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/2/2012 39. Holdsworth, Judith, 2001, Practical Applications of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/02 đến 01/03/2012. 72 40. Koch, Robert, không năm xuất bản, Commentary on Whether the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts May Be Used to Interpret or Supplement Articles 47 and 49 of the CISG, website của Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 15/03 đến 20/4/2012. 41. Kuoppala, Sanna, 2000, Examination of the Goods under the CISG and the Finnish Sale of Goods Act, website của Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/04/2012 42. Lookofsky, Joseph, n.d., Article 35 - Conformity of the Goods, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 01/03/2012/ đến 20/04/2012 43. Liu, Changwei, 2005, EFFECTS Effects of Avoidance: Perspectives from the CISG, UNIDROIT Principles and PECL and case law, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/02 đến 01/03/2012. 44. Magnus, Ulrich, 2005, “The remedy of avoidance of contract under CISG – General remarks and special cases”, Journal of Law and Commerce, số 25, trang 423-436, truy cập ngày 15/2/2012 45. Schlechtriem, Peter, không năm xuất bản, Damages and performance interest, Festschrift Apostolos Georgiades, Athens 2005, website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/2/2012 46. Schlechtriem, Peter, không năm xuất bản, Uniform Sales Law in the Decisions of the Bundesgerichtshof, Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/03 đến 20/04/2012. 73 47. Schlechtriem, Peter, không năm xuất bản, Interpretation, gap-filling and further development of the UN Sales Convention, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập ngày 15/02 đến 20/04/2012 48. Schwenzer, Ingeborg, 2005, “Avoidance of the Contract in Case of Non- Conforming Goods (Art. 49 (1) (a) CISG)”, Special Project - United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - 25 Years, truy cập ngày 15/2/2012 49. Wil, Michael, không năm xuất bản, Article 50, website của Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 01/04/2012 đến 15/04/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffg_1__3533.pdf