Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình hoàn thành, và kỳ tinh giá thành ở Công ty là quý. Vì vậy, các chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó từ đầu quý đến cuối quý. Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Căn cứ vào các Bảng tổng hợp chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), Chi phí nhân công trực tiếp ( TK622), chi phí sử dụng máy thi công (TK 623), chi phí trực tiếp khác ( TK627) kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh xăng dầu. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định, đại lý vận tải. - Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ. - Thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình giao thông. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Hình thức sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện gồm chủ yếu cả nhận chỉ định thầu và đấu thầu. Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư (Bên A), Công ty tiến hành thực hiện hợp đồng xây lắp. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng loại công trình và từng loại công việc, Công ty giao cho các đơn vị phù hợp với công trình và phần việc đó. Việc kiểm tra, chỉ đạo tiến độ, kỹ thuật, sử dụng vốn, tham gia nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán khối lượng đều do các phòng chức năng đảm nhiệm. Các phòng chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu vật tư, máy móc thiết bị thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư. Tuy nhiên, tuỳ theo tính phức tạp và quy mô của công trình, Giám đốc Công ty có thể xem xét uỷ quyền cho các đơn vị trưởng trực tiếp làm việc với các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng. Các đơn vị trực thuộc nhận nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện hợp đồng giao khoán nội bộ giữa Công ty và đơn vị của mình. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 25 Về vật tư: Công ty chủ yếu giao cho phòng kế hoạch vật tư mua và các đội mua ngoài theo yêu cầu thi công. Đối với các vật tư đặc chủng như nhựa đường, thuốc nổ được xuất từ Công ty cho các đội. Về máy móc thiết bị thi công: Chủng loại máy thi công của Công ty khá phong phú mặc dù hệ số hao mòn cao nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu thi công. Các đơn vị thông qua phòng kế hoạch để đăng ký và điều phối đối với các thiết bị máy móc đặc chủng, máy móc có giá trị lớn, các thiết bị còn lại các đơn vị hợp đồng trực tiếp với đơn vị thi công cơ giới để thực hiện. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành thuê máy móc thiết bị nếu thiếu hoặc thấy thuận tiện cho việc thi công nhằm đảm bảo cho tiến độ thi công đạt yêu cầu. Về nhân công: Công ty chủ yếu sử dụng nhân công của Công ty, chỉ thuê ngoài trong trường hợp công trình quá gấp rút hoặc nhân công của Công ty không đảm đương được. Khi kết thúc hợp đồng xây lắp, Công ty trực tiếp tổ chức quyết toán, thanh lý hợp đồng, bàn giao công trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả quá trình thực hiện hợp đồng. Về công tác bảo hành, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện và chịu chi phí. Công ty kiểm tra, giám sát công tác bảo hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác này khi cần thiết. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Tổ chức quản lý là sự điều chỉnh có kế hoạch mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh của toàn thể Công ty. Cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng trên cơ sở ngày càng hoàn thiện việc sắp xếp tinh gọn và có hiệu quả. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 26 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Phó tổng giám đốc kế hoạch CT HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phó tổng giám đốc kỹ thuật Phòng kế hoạch + Các xí nghiệp thi công cơ giới + Các xí nghiệp xây lắp + Các xí nghịêp khai thác chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng + Các đội xây lắp + Các đội liên kết xây dựng + Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế + Cửa hàng xăng dầu Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán – tài vụ Đại hội đồng cổ đông Chi nhánh Quảng Trị TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 27 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty quyết định những vấn đề được Pháp luật và điều lệ công ty quy định. - Hội đồng quản trị: có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị còn có trách nhiệm giám sát hoạt động của giám đốc và những người quản lý khác. - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác điều hành và các báo cáo tài chính của Công ty. - Tổng giám đốc: là người đại diện lợi ích hợp pháp của tập thể cán bộ công nhân viên và của các cổ đông. - Phó tổng giám đốc: Các Phó tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền. - Phòng tổ chức - hành chính: Theo dõi, thực hiện, kiểm tra, giải quyết các chế độ chính sách về lao động, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc các vấn đề liên quan đến lao động, quản lý và bảo quản tài liệu, hồ sơ nhân sự toàn Công ty. + Tổ chức, kiểm tra, phổ biến an toàn lao động trong thi công. + Đề xuất phương án trả lương theo chế độ quy định của Nhà nước và kiểm tra việc chi trả lương đối với CBCNV. + Quản lý khuôn dấu, tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ công văn tài liệu. + Thực hiện công tác tiếp thị, đấu thầu, nhận thầu, hợp đồng với A, hợp đồng nội bộ. - Phòng kế toán - tài vụ:. + Cân đối các nguồn vốn để có kế hoạch vay vốn ngân hàng và chuyển vốn vay cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch đã được duyệt từng tháng, quý. + Cùng các đơn vị để đối chiếu thu hồi công nợ, thanh quyết toán công trình. + Lập và tổng hợp kế hoạch báo cáo tài chính năm với cấp trên. + Phân tích, tổng hợp các hoạt động kinh tế của các đơn vị trực thuộc và của Công ty hàng quý, hàng năm. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 28 - Phòng kỹ thuật: + Tính toán chi phí theo phân cấp hạch toán của các đội đầy đủ, phối hợp phòng kế hoạch thu chi phí xe máy và vật tư thiết bị do các đội thuê của Công ty. + Kiểm tra kế hoạch sản xuất của từng đơn vị trực thuộc + Phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo hành Công trình. + Tham gia khảo sát thiết kế trong phạm vi đăng ký kinh doanh của Công ty. - Các đội trực thuộc: Hiện tại công ty có 1 Chi nhánh, 1 Nhà máy gạch, 1 Cửa hàng, và 16 Đội, Xí nghiệp trực thuộc. Tất cả các đơn vị này đều chịu sự quản lý của Công ty về tài chính cũng như công tác hạch toán. Đồng thời các đơn vị này phải lập báo cáo chi tiết về tình hình thu chi của từng đội và thực hiện quyết toán vào cuối mỗi quý 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Do công ty có quy mô khá lớn, có các chi nhánh, ban đại diện, xí nghiệp sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau. Đồng thời, năng lực trình độ của các nhân viên kế toán ở một số đơn vị trực thuộc cũng chưa được đáp ứng nếu cho phép phân cấp quản lý tài chính độc lập. Vì vậy, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Hàng quý, các đội, các chi nhánh trực thuộc nộp báo cáo quyết toán lên văn phòng kế toán công ty để làm báo cáo toàn công ty. Giữa Văn phòng Công ty và Đơn vị trực thuộc quan hệ với nhau chủ yếu qua TK 136 và TK 336 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 29  Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng  Chức năng của các bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp các thông tin tài chính của Công ty thành các báo cáo, giúp cho việc xử lý và ra quyết định của Giám đốc. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp các thông tin kế toán để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và lập các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền lương: Theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng, xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương và trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản. Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thuế GTGT Kế toán vật tư, giá thành Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ Kế toán TGNH, tiền lương Kế toán tổng hợp Chi nhánh Quảng Trị Kế toán các đội xây lắp Kế toán các xí nghiệp khai thác Kế toán các đội cơ giới TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 30 - Kế toán vật tư, giá thành: Mở sổ theo dõi chi tiết vật tư, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư. Sau đó, chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. Thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ. Theo dõi biến động tăng, giảm về TSCĐ, lên thẻ tài sản, phản ánh chính xác sự hao mòn TSCĐ. - Kế toán thuế GTGT: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ, nộp thuế kịp thời và phải hạch toán vào các tài khoản có liên quan theo chế độ về quản lý tài chính, thuế vụ. Thường xuyên theo dõi các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, các công báo mới về thuế để kịp thời hạch toán cho đúng. - Kế toán công nợ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của Công ty, tổ chức việc ghi chép đầy đủ vào các tài khoản tương ứng, định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ với các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp có liên quan. - Thủ quỷ: Chịu sự điều hành của kế toán trưởng và kế toán phần hành có liên quan. Quản lý lượng tiền mặt thu và chi hiện có tại Công ty, thực hiện thu chi đúng chế độ, lập báo cáo quỹ. - Kế toán các đội trực thuộc: Kế toán chính tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại đơn vị như ghi chép ban đầu, lập chứng từ, mở sổ sách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế độ và phân cấp hạch toán của công ty. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán định kỳ theo quy định của Công ty. 2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán  Chế độ kế toán áp dụng: - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính ban hành. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 31 - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữ giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.  Hình thức kế toán: Công ty sử dụng phần mềm kế toán UNESCO trên máy vi tính dựa trên hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ”.  Trình tự ghi sổ: Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các Bảng phân bổ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, Sổ chi tiết có liên quan. Các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, các Bảng phân bổ để ghi vào Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của Bảng kê, các Bảng phân bổ vào Nhật ký chứng từ. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các Sổ kế toán chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các Bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của Bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan. Đối với các chứng từ có liên quan đến các Sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các Sổ, Thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào Sổ hoặc Thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 32  Hình thức kế toán của công ty được biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ” Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu kiểm tra 2.1.5. Những kết quả công ty đạt được qua 3 năm 2010-2012 2.1.5.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2010-2012 Bên cạnh các yếu tố như vốn, tài sản thì lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy điều mà các doanh nghiệp quan tâm là làm sao có được một đội ngũ lao động toàn diện đảm bảo đủ cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, ban lãnh đạo công ty đã không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 33 Tình hình biến động về lao động của công ty được thể hiện qua Bảng 2.1 Do đặc thù của ngành xây lắp là công việc nặng nhọc, địa bàn hoạt động rộng và phải di chuyển nhiều nên số lao động nam chiếm đa số trên 70% lao động của công ty. Số lao động nữ chiếm tỷ trọng ít và chủ yếu làm việc tại văn phòng Xét theo trình độ, tại công ty công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao trong đội ngũ lao động. Năm 2011 so với năm 2010, số lượng công nhân kỹ thuật tăng 50,57%, số lao động có trình độ đại học tăng lên 14,74%, số lao động có trình độ trung cấp tăng 41,86%. Như vậy, lực lượng lao động năm 2011 so với 2010 tăng lên cả về số lượng và cả chất lượng, trong đó có thể thấy lực lượng công nhân kỹ thuật tăng nhanh. Điều đó có thể là do công ty đang thi công nhiều công trình cần nhiều công nhân nhằm đảm bảo thi công đúng tiến độ. Năm 2012, lao động có trình độ đại học giảm 26,61% so với năm 2011, số lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp giảm mạnh, giảm 37,70%. Bên cạnh đó, số lao động kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn cũng giảm, cụ thể giảm 8 người, tương ứng giảm 3,02%. Việc cắt giảm lao động như vậy có thể là trong năm 2012 nền kinh tế khó khăn, đơn đặt hàng giảm, công ty phải thu hẹp sản xuất, không tuyển thêm lao động mà buộc phải cắt giảm lao động. Xét theo tính chất công viêc, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. Năm 2010, lao động trực tiếp là 272 người, chiếm 76,19%; năm 2011 là 361 người chiếm 72,78%, tăng 89 người, tương ứng tăng 32,72%. Sang năm 2012 lao động trực tiếp là 290 người, chiếm 70,22%; đã giảm xuống 71 người, tương ứng giảm 19,67%. Như vậy lực lượng lao động gián tiếp qua 3 năm có biến động bất thường, cụ thể năm 2011 tăng so với 2010 nhưng lại giảm so với năm 2012 nhưng xét về tỷ trọng đều giảm qua 3 năm. Lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động. Cụ thể, năm 2010, lao động gián tiếp là 85 người, chiếm 23,81%; năm 2011 tăng 50 người, tương ứng tăng 58,82%, nhưng sang năm 2012 lực lượng lao động gián tiếp giảm 12 người, tương ứng giảm 8,89% so với năm 2011. Nhìn chung lực lượng lao động gián tiếp tại công ty có xu hướng biến động bất thường về số lượng, nhưng có xu hướng tăng lên về tỷ trọng qua 3 năm. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 34 Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: người Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) CL (+/-) TL (%) CL (+/-) TL (%) Tổng số 357 100 496 100 413 100 139 38,94 (83) (16,73) 1. Theo trình độ a. Đại học 95 26,61 109 21,98 80 19,37 14 14,74 (29) (26,61) b.Cao đẳng, trung cấp 86 24,09 122 24,60 76 18,40 36 41,86 (46) (37,70) c.Công nhân kỹ thuật 176 49,30 265 53,42 257 62,23 89 50,57 (8) (3,02) 2. Theo giới tính - Lao động nam 245 68,63 402 81,05 328 79,42 157 60,08 (74) (18,41) - Lao động nữ 112 31,37 94 18,95 85 20,58 (18) (16,07) (9) (9,57) 3. Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp 272 76,19 361 72,78 290 70,22 89 32,72 (71) (19,67) - Lao động gián tiếp 85 23,81 135 27,22 123 29,78 50 58,82 (12) (8,89) (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế) TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 35 2.1.5.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010-2012 Vốn là nhân tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn cũng quyết định đến tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua số liệu phân tích ở bảng 2.2 ta có thể thấy quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty thay đổi qua 3 năm, cụ thể như sau: - Về tài sản: Năm 2011, tổng tài sản năm 2011 là 254.301.454.133 đồng, giảm so với năm 2010 là 764.032.437 đồng, tương ứng giảm 0,3%. Trong đó, TSNH(chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản) tăng cả về tỷ trọng và giá trị, cụ thể tăng 5.659.044.379 đồng, tương ứng tăng 3,18%. Sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác, do trong năm 2011 do công ty đã nhận thầu một khối lượng công trình lớn nhưng vẫn còn thi công dở dang và một số công trình đã thi công xong nhưng chưa được nghiệm thu thanh quyết toán với chủ đầu tư. Bên cạnh sự tăng lên của TSNH thì TSDH có xu hướng giảm, TSDH giảm 6.423.076.816 đồng, tương ứng giảm 8,33%. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã thanh lý một số TSCĐ. Năm 2012, tổng tài sản là 230.419.086.798 đồng, tổng tài sản tiếp tục giảm, giảm 23.882.367.335 đồng, tương ứng giảm 9,39% so với năm 2011. Trong đó, cả TSNH và TSDH đều giảm. TSNH giảm cả về tỷ trọng và giá trị, cụ thể giảm 18.013.217.064 đồng, tương ứng giảm 9,81% và TSDH giảm 5.869.150.271 đồng, tương ứng giảm 8,3%. - Về nguồn vốn: Năm 2011 so với năm 2010 nguồn vốn của công ty giảm nhưng không đáng kể từ 255.065.486.570 đồng xuống 254.301.454.133 đồng, chủ yếu là do sự giảm của các khoản Nợ dài hạn. Các khoản Nợ dài hạn giảm 6.070.272.925 đồng, tương ứng giảm 12,72%, VCSH giảm 213.721.927 đồng, tương ứng giảm 0,69%. Bên cạnh đó, các khoản Nợ ngắn hạn tăng 5.519.962.415 đồng, tương ứng tăng 3,13%. Năm 2012 so với năm 2011, tổng nguồn vốn là 230.419.086.798 đồng, tiếp tục giảm so với năm 2011, giảm 23.882.367.335 đồng, tương ứng giảm 9,39%. Sự giảm này chủ yếu là do sự giảm xuống của các khoản Nợ ngắn hạn, các khoản Nợ ngắn hạn giảm 18.921.482.871 đồng, tương ứng giảm 10,4%. Bên cạnh đó, các khoản Nợ dài TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 36 hạn giảm 4.223.272.772 đồng (tương ứng giảm 10,14%) và Vốn chủ sở hữu giảm 737.611.692 đồng (tương ứng giảm 2,41%). Qua bảng 2.2, ta có thể thấy tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Điều này, về lâu dài là không tốt, công ty cần xem xét tìm các biện pháp để giảm nợ, đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán và tự chủ về mặt tài chính. 2.1.5.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 Qua bảng 2.3 ta thấy doanh thu thuần năm 2011 là 219.339.908.205 đồng, giảm 45.020.318.098 đồng, tương ứng giảm 17,03% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 lại có xu hướng tăng, cụ thể tăng 5.821.647.566 đồng, tương ứng tăng 2,65%. Giá vốn năm 2011 giảm so với năm 2010 là 45.335.391.335 đồng, tương ứng giảm 19,12%. Điều này chứng tỏ công ty đã tìm mọi biện pháp để giảm giá vốn một cách hợp lý để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng sang năm 2012 giá vốn tăng 6.629.450.669 đồng, tương ứng tăng 3,46% so với năm 2011. Bên cạnh đó, Lợi nhuận gộp qua 3 năm cũng có sự biến động. Cụ thể, năm 2011, lợi nhuận gộp tăng 315.073.237 đồng, tương ứng tăng 1,15% so với năm 2010, sang năm 2012 lại giảm 807.803.103 đồng, tương ứng giảm 2,93%. Năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 104.632.609 đồng, giảm 7.307.423.482 đồng, tương ứng giảm 101,45%; tuy nhiên sang năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 1.258.752.098 đồng, tương ứng tăng 1303,02% so với năm 2011. Năm 2011, công ty cũng đã chú trọng hơn đến các hoạt động kinh doanh khác, điều này đã làm cho lợi nhuận khác tăng 216,82% so với năm 2010, nhưng sang năm 2012 lại giảm 148,45% so với năm 2011. Qua những biến động về doanh thu, Giá vốn và lợi nhuận từ các hoạt động đã kéo theo sự thay đổi tổng lợi nhuận trước thuế qua 3 năm. Có thể thấy, năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 96,23% so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 tăng 316,58% TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 37 Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2010-2012 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. Tài sản 255.065.486.570 100 254.301.454.133 100 230.419.086.798 100 (764.032.437) (0,3) (23.882.367.335) (9,39) 1.TSNH 177.913.329.535 69,75 183.572.373.914 72,19 165.559.156.850 71,85 5.659.044.379 3,18 (18.013.217.064) (9,81) 2.TSDH 77.152.157.035 30,25 70.729.080.219 27,81 64.859.929.948 28,15 (6.423.076.816) (8,33) (5.869.150.271) (8,3) B. Nguồn vốn 255.065.486.570 100 254.301.454.133 100 230.419.086.798 100 (764.032.437) (0,3) (23.882.367.335) (9,39) 1. Nợ ngắn hạn 176.503.593.724 69,2 182.023.556.139 71,58 163.102.073.268 70,78 5.519.962.415 3,13 (18.921.482.871) (10,4) 2. Nợ dài hạn 47.736.970.450 18,72 41.666.697.525 16,38 37.443.424.753 16,25 (6.070.272.925) (12,72) (4.223.272.772) (10,14) 3. Vốn CSH 30.824.922.396 12,09 30.611.200.469 12,04 29.873.588.777 12,96 (213.721.927) (0,69) (737.611.692) (2,41) Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu thuần 264.360.226.303 219.339.908.205 225.161.555.771 (45.020.318.098) (17,03) 5.821.647.566 2,65 2. Giá vốn 237.079.525.860 191.744.134.525 198.373.585.194 (45.335.391.335) (19,12) 6.629.450.669 3,46 3. Lợi nhuận gộp 27.280.700.443 27.595.773.680 26.787.970.577 315.073.237 1,15 (807.803.103) (2,93) 4. LN từ hoạt động SXKD 7.202.790.873 (104.632.609) 1.258.752.098 (7.307.423.482) (101,45) 1.363.384.707 1303,02 5. LN khác (311.933.670) 364.412.770 (176.550.692) 676.346.440 216,82 (540.963.462) (148,45) Tổng LN trước thuế 6.890.857.203 259.780.161 1.082.201.406 (6.631.077.042) (96,23) 822.421.245 316,58 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012) TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 38 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp thi công Cầu- công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tôi đã chọn công trình Cầu Vượt nhánh sông Phú Bài. Sau khi công ty ký kết hợp đồng kinh tế số 27/2012/HĐKT ngày 17/07/2012 giữa Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông TT Huế. Công ty giao công trình này cho xí nghiệp thi công Cầu thực hiện thi công thông qua hợp đồng giao khoán nội bộ số 17/GKNB/2012. Thời gian khởi công từ ngày 20/07/2012. Thời gian hoàn thành trước ngày 20/7/2013. 2.2.1. Tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp thi công Cầu Chi phí sản xuất ở Xí nghiệp được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công, Chi phí sản xuất chung. 2.2.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất xây lắp tại Xí nghiệp được hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc được ký kết hợp đồng với chủ đầu tư hoặc với công ty. - Tại xí nghiệp, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Đối với chi phí trực tiếp như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT thì hạch toán trực tiếp, tức là chi phí phát sinh cho công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó. Đối với các khoản mục chi phí còn lại như chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC phát sinh trực tiếp ở công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình đó, nếu liên quan đến nhiều công trình thì tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành tại xí nghiệp là công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật cho phép. Dựa trên khối lượng thực hiện, chủ đầu tư chấp nhận thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật cho phép và thỏa thuận trong hợp đồng, kế toán xác định và tính giá thành. Xí nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp(phương pháp giản đơn) để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 39 Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Các khoản giảm giá thành - CPSX dở dang cuối kỳ 2.2.1.3. Kỳ tính giá thành Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm thu được là những công trình hoàn thành bàn giao giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công. Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm là một chu kỳ dài hay ngắn tùy thuộc vào thời gian thi công công trình đó. Ở xí nghiệp, kỳ tính giá thành thường được thực hiện vào cuối quý trong niên độ kế toán. 2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.2.1.1. Nội dung Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên chi phí NVLTT chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Vì vậy, việc tập hợp đầy đủ và chính xác các khoản mục chi phí này là rất quan trọng. Chi phí NVLTT là loại chi phí tham gia trực tiếp vào việc cấu thành thực thể chủ yếu của sản phẩm. Ở xí nghiệp, NVLTT dùng cho thi công công trình có thể do công ty cung cấp hoặc do xí nghiệp tự mua bao gồm CP NVL chính(xi măng, gạch, sắt, cát) và CP NVL phụ(ống nhựa, đinh, bột màu) - Khi công ty cung cấp: Đối với các vật tư do công ty cung cấp thì cán bộ phòng kế hoạch cung ứng vật tư của công ty sẽ mua nhập kho. Giá nhập kho vật tư là giá thực tế bao gồm giá mua thực tế và chi phí thu mua thực tế(chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản) vật tư từ nơi thu mua về đến kho của công ty. Tại xí nghiệp, khi có nhu cầu sử dụng vật tư, cán bộ kỹ thuật sẽ viết giấy đề nghị cấp vật tư. Sau khi được giám đốc xí nghiệp ký duyệt sẽ gửi lên cho Phòng tài vụ-kế toán của công ty. Căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư, kế toán Công ty sẽ tiến hành viết Phiếu xuất kho. - Khi xí nghiệp tự mua: Trong trường hợp công ty không đủ vật tư hoặc không có loại vật tư đó thì xí nghiệp sẽ tiến hành mua vật tư để phục vụ cho thi công công trình. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 40 Chi phí NVLTT được tính bằng giá thực tế của các loại nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất. Ở công ty, vật tư xuất kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước. 2.2.2.1.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ NVL nhập, xuất đều được phản ánh trên TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” 2.2.2.1.3. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn vận chuyển- bốc dở, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê, bảng tổng hợp chi phí NVL theo từng công trình và các chứng từ khác liên quan đến nguyên vật liệu.  Trình tự luân chuyển chứng từ: Trình tự luân chuyển chứng từ được khái quát qua sơ đồ 2.4 - Nhập nguyên liệu, vật liệu: -Xuất nguyên liêu, vật liệu: Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ quá trình Nhập, Xuất NVL Ghi chú: Ghi cuối tháng Hóa đơn và Phiếu thanh toán vận chuyển KT vật tư và CB kỹ thuật Thủ kho Kế toán Kiểm tra, Lập PNK Xác nhận Lưu, Nhập liệu Cán bộ kỹ thuật Giấy yêu cầu cấp vật tư KT vật tư Lập PXK Thủ kho Xác nhận, Xuất hàng Kế toán Nhập liệu Ghi “Sổ chi tiết NVLTT” TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 41 - Nhập nguyên liệu, vật liệu: Sau khi vật tư được mua về, kế toán vật tư và cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu. Căn cứ vào hoá đơn mua và phiếu thanh toán vận chuyển, bóc dở, kế toán vật tư sẽ lập phiếu nhập kho. Phiếu này được lập thành 2 liên: một liên lưu ở phòng kế toán của Xí nghiệp và một liên giao cho thủ kho. Hàng tháng hoặc định kỳ thủ kho sẽ chuyển các phiếu nhập kho cho phòng kế toán. Dựa vào đó, kế toán vật tư sẽ tiến hành vào phần mềm kế toán. - Xuất nguyên liệu, vật liệu: Khi có nhu cầu sử dụng vật liệu cho thi công công trình, cán bộ kỹ thuật sẽ viết giấy yêu cầu cấp vật tư. Căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư, kế toán vật tư sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên(liên 1 lưu tại Phòng kế toán, liên 2 giao cho người nhận hàng để giao cho thủ kho). Phiếu xuất kho sau khi được ký duyệt, người nhận mang phiếu xuất kho đến kho nhận hàng.Thủ kho tiếp nhận phiếu xuất kho, xác nhận và xuất hàng. Cuối tháng hoặc định kỳ thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nhập liệu vào máy tính. 2.2.2.1.4. Phương pháp hạch toán: Kế toán tại xí nghiệp căn cứ vào các Phiếu xuất(nếu xuất kho NVL để thi công công trình), hóa đơn(nếu nguyên vật liệu mua ngoài không nhập kho mà xuất thẳng đến nơi thi công) để nhập vào Phần mềm kế toán theo từng mã công trình. Sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các bảng kê có liên quan như: Bảng kê ghi Có TK 152, Bảng kê ghi Có TK 331và ghi vào các Nhật ký chứng từ. Cuối mỗi tháng kế toán lập bằng tay Sổ chi tiết NVL, Sổ cái. Cuối quý, phần mềm sẽ cập nhật Bảng tổng hợp chi phí phục vụ cho việc tính giá thành. Nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì thì hạch toán vào công trình, hạng mục công trình đó. Tại xí nghiệp, trường hợp nguyên vật liệu mua không nhập kho mà xuất thẳng đến nơi thi công rất ít xảy ra hoặc chỉ đối với những nguyên vật liệu có giá trị rất nhỏ. 2.2.2.1.5. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Vào ngày 04/12/2012 nhập sắt thép các loại của công ty Cổ phần Hương Thủy. Căn cứ vào hóa đơn nhận được Kế toán vật tư sẽ lập Phiếu nhập kho số 206 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 42 Căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, Kế toán tiến hành nhập vào phần mềm theo định khoản như sau: Nợ TK 152 145.838.946 đồng Nợ TK 133111 14.583.894 đồng Có TK 3311 160.422.840 đồng PHIẾU NHẬP KHO 04/12/2012 Nợ: 152,1331111 Số: PN206 Có: 3311 Họ tên người giao hàng: Hoàng Văn Bòn Địa chỉ(bộ phận): XN thi công Cầu Lý do nhập kho: Ô.Bòn: nhập sắt thép các loại của công ty CP Hương Thủy Nhập tại kho: Kho Xí nghiệp thi công Cầu Mã số khách hàng: 331101 Tên khách hàng: Công ty CP Hương Thủy STT Tên sản phẩm, hàng hóa Mã số Đ.v.t Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập 1 Thép buộc 1520011 Kg 50,00 18.181,82 909.091 2 Sắt 0 10 1520015 Kg 180,30 14.818,18 2.671.718 . .. .. .. .. .. Cộng 145.838.946 Thuế GTGT(10%): 14.583.894 Tổng giá trị: 160.422.840 Cộng thành tiền: Một trăm sáu mươi triệu bốn trăm hai mươi hai nghìn tám trăm bốn mươi đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người giao Người nhận TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K IN TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 43 Ví dụ 2: Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, Kế toán vật tư sẽ lập Phiếu Xuất kho số 240. Sau đó, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm theo định khoản như sau: Nợ TK 62120 145.838.946 đồng Có TK 152 145.838.946 đồng PHIẾU XUẤT 04/12/2012 Nợ: 62120 Số: PX240 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Trương Công Ếch Địa chỉ(bộ phận): XN thi công Cầu Lý do Xuất kho:Ô.Ếch: nhận sắt thép các loại t/c c/t Cầu Vượt nhánh Sông PB(PN206) Xuất tại kho: Kho Xí nghiệp thi công Cầu Mã số KH: Tên KH: STT Tên sản phẩm, hàng hóa Mã số Đ.v.t Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Thép buộc 1520011 Kg 50,00 18.181,82 909.091 2 Sắt 0 10 1520015 Kg 180,30 14.818,18 2.671.718 . .. .. .. .. .. 6 Sắt 0 22 1520021 Kg 2.444,40 14.636,36 35.777.127 Cộng 145.838.946 Tổng giá trị: 145.838.946 đồng Cộng thành tiền: Một trăm bốn mươi lăm triệu tám trăm ba mươi tám nghìn chín trăm bốn mươi sáu đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Sau đó, Phần mềm sẽ tự động cập nhật vào: - Bảng kê ghi Có TK 152(Phụ lục 1) - Bảng kê phát sinh Nợ TK 621(Bảng 2.4) - Nhật ký chứng từ số 7 (Phụ lục 2) TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 44 Bảng 2.4: Bảng kê phát sinh Nợ tài khoản 621 Công ty CP Xây dựng Giao thông TT Huế Bảng kê phát sinh Nợ tài khoản 621 Xí nghiệp Thi công cầu Quý 4/2012 Chứng từ Ghi Nợ TK 621, ghi Có các TK Cộng Nợ STT Số CT Ngày Diễn giải 152 331 1 PX168 07/10 Ô.Thành: nhận cánh quạt bơm hợp kim t/c c/t Cầu vượt nhánh Sông PB (PN 141) 2.272.600 2.272.600 2 PX169 08/10 Ô.Thành: nhận ống vách t/c c/t Cầu vượt nhánh sông PB(Pn142) 32.982.000 32.982.000 3 PX238 02/12 Ô.Ếch: nhận X.măng K.đỉnh t/c c/t Cầu vượt nhánh Sông PB(PN 204) 7.472.727 7.472.727 4 PX240 04/12 Ô.Ếch: nhận sắt thép các loại t/c c/t Cầu vượt nhánh Sông PB(PN 206) 145.838.946 145.838.946 5 PX270 31/12 Ô.Ếch: nhận X.măng K.đỉnh t/c c/t Cầu vượt nhánh Sông PB(PN 232) 49.818.182 49.818.182 6 PX271 31/12 Ô.Ếch: nhận sắt thép các loại t/c c/t Cầu vượt nhánh Sông PB(PN 231) 78.514.340 78.514.340 Tổng phát sinh 1.703.690.735 1.703.690.735 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 45 Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết tài khoản 621, Sổ Cái TK 621 như sau: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 Chi phí NVLTT Tên công trình: Cầu Vượt nhánh Sông Phú bài Từ 1/10 đến 31/12 năm 2012 Đvt: đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 07/10 PX168 Xuất cánh quạt bơm hợp kim 152 2.272.600 Cộng CP NVLTT T10 688.857.324 01/11 PX211 Xuất xi măng kim đỉnh 152 2.254.546 Cộng CP NVLTT T11 394.537.679 02/12 PX238 Xuất xi măng Kim đỉnh 152 7.472.727 04/12 PX240 Xuất sắt thép các loại 152 145.838.946 04/12 PX241 Xuất phụ gia si ka 152 5.340.909 22/12 PX255 Xuất sơn các loại 152 45.000 .. Cộng CP NVLTT T12 586.337.330 31/12 KCCP K/c chi phí NVLTT 154 1.669.732.333 Tổng cộng 1.669.732.333 1.669.732.333 Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 46 SỔ CÁI Tài khoản: 621 STT Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cộng TK 152 1.703.690.735 1 Cộng số phát sinh Nợ 1.703.690.735 2 Tổng số phát sinh Có 1.703.690.735 3 Số dư cuối tháng Nợ Có Cuối mỗi quý phần mềm sẽ cập nhật vào: - Bảng tổng hợp chi phí (Bảng 2.5) Số dư đầu năm Nợ Có TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 47 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí(TK 621) Công ty CP Xây dựng Giao thông TT Huế BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ Xí nghiệp Thi công cầu Từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2012 Tài khoản: 621 TK Khoản mục chi phí Số tiền Ghi Nợ TK 621, Ghi có các TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 152 3311 62116 Cầu Ba Bến 62117 Cầu Bến Ván 1.840.909 1.840.909 62118 Cầu Qua Kênh 62119 Đường tỉnh 12B 32.117.493 32.117.493 62120 Cầu vượt nhánh Sông Phú Bài 1.669.732.333 1.669.732.333 62121 Trạm trộn Bê tông Tổng cộng 1.703.690.735 1.703.690.735 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 48 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.2.2.1. Nội dung Tại Xí nghiệp, chi phí NCTT bao gồm: chi phí về tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp xây lắp và các khoản phải trả cho công nhân thuê ngoài theo từng loại công việc. Chi phí nhân công phát sinh ở công trình nào thì tập hợp cho trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Lực lượng lao động trực tiếp ở xí nghiệp bao gồm gồm cả công nhân trong danh sách của Công ty (công nhân trong biên chế hay công nhân có hợp đồng lao động dài hạn với công ty) và công nhân thuê ngoài (có hợp đồng lao động ngắn hạn). Điều này là rất phù hợp trong các doanh nghiệp xây lắp vì với đặc điểm ngành nghề sản xuất là địa điểm thi công công trình không cố định mà rải rác ở các địa bàn khác nhau, do đó Công ty cần phải thuê thêm nhân công ở địa phương để đảm bảo thời gian- tiến độ thi công, mặt khác lại tiết kiệm chi phí. Tại xí nghiệp, chỉ thực hiện việc quản lý tiền lương và thực hiện các chế độ, còn chính sách của người lao động do Phòng Tổ chức- lao động- hành chính thực hiện. Kế toán vừa tập hợp tiền lương của lao động thuê ngoài để tập hợp chi phí, tính giá thành; vừa thực hiện việc thanh toán lương cho công nhân Hiện nay, ở xí nghiệp áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian: - Trả lương theo sản phẩm: Áp dụng cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia thi công. Đây là hình thức tiền lương tính cho những công việc có định mức hao phí nhân công. Công thức tính như sau: Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm theo dự toán (đã được duyệt) - Trả lương theo thời gian: Chủ yếu áp dụng với bộ phận văn phòng và quản lý xí nghiệp như giám đốc, kế toán, thủ quỹ, nhân viên kỹ thuậtCách tính lương theo thời gian như sau: Lương thời gian = Bậc lương x Hệ số x LCB x Số ngày làm việc + Phụ cấp (nếu có) 26 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 49 2.2.2.2.2. Tài khoản sử dụng: Tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 622 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. - TK 6221: Chi phí nhân công bên trong xí nghiệp - TK 6222: Chi phí nhân công thuê ngoài Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình TK 331: Phải trả cho người bán, TK 334: Phải trả công nhân viên 2.2.2.2.3. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ:  Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương khoán sản phẩm, Bảng thanh toán khối lượng khoán sản phẩm, Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng thời vụ.  Trình tự luân chuyển chứng từ: Trình tự luân chuyển chứng từ được khái quát qua sơ đồ 2.5 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ của quá trình kế toán NCTT Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Tổ trưởng Bảng chấm công Phụ trách bộ phận Xác nhận Cán bộ kỹ thuật Phiếu xác nhận KL công việc hoàn thành Kế toán Kiểm tra, xác nhận, quy ra công Lập bảng TT KL khoán sản phẩm, Bảng TT lương TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K IN TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 50 Hàng ngày tổ trưởng(đội trưởng hay thành viên trong tổ được ủy quyền) căn cứ vào tình hình làm việc thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng công nhân vào bảng chấm công. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký nhận vào bảng chấm công. Sau đó chuyển toàn bộ bảng chấm công và các chứng từ có liên quan như giấy xin phép nghỉ ốmvề phòng kế toán Xí nghiệp kiểm tra, xác nhận, quy ra công để tính lương. Toàn bộ các chứng từ đó được lưu tại phòng kế toán. Ngoài ra, căn cứ vào phiếu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành do cán bộ kỹ thuật lập dựa trên khối lượng công việc hoàn thành thực tế của từng đội, đơn giá dự toán trước đó, kế toán lập Bảng thanh toán khối lượng khoán sản phẩm và Bảng thanh toán lương khoán sản phẩm theo khối lượng công việc hoàn thành của từng công trình. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào các chứng từ đó, kế toán tiến hành hạch toán và ghi sổ. 2.2.2.2.4. Phương pháp hạch toán: Chi phí NCTT ở xí nghiệp được tập hợp và hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình. Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ không hạch toán vào chi phí NCTT mà được hạch toán vào chi phí sản xuất chung theo quy định. Cuối mỗi quý căn cứ vào các chứng từ đầu vào kế toán tiến hành ghi nhận chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình. Ở xí nghiệp, ngoài lực lượng lao động bên trong, lực lượng lao động trực tiếp ở xí nghiệp còn có lao động thuê ngoài. Khi tiến hành thuê nhân công bên ngoài thi công thường có hợp đồng kinh tế giữa xí nghiệp(Bên A) và bên nhận thi công(bên B). Sau khi thực hiện thi công xong, kế toán căn cứ vào Biên bản thanh lý hợp đồng và Hóa đơn bán hàng do bên B xuất để ghi nhận. Ngoài ra, xí nghiệp còn kí hợp đồng thời vụ với các cá nhân thi công đến cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiến hành thanh toán lương cho những người hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng. 2.2.2.2.5. Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Để xác định chi phí NCTT của công trình Cầu vượt nhánh sông Phú Bài trong quý 4/2012, kế toán xí nghiệp căn cứ vào hóa đơn số 0097735 do bên B (Phan Đình Sơn) xuất. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 51 Căn cứ vào hóa đơn này, kế toán nhập vào phần mềm theo định khoản sau: Nợ TK 6222 400.000.000 đồng Có TK 3311 400.000.000 đồng HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số:02GTTT3/001 Liên 2: Giao cho người mua Ký hiệu: 33AB/12P Ngày 30 tháng 11 năm 2012 Số: 0097735 Đơn vị bán hàng: Phan Đình Sơn Địa chỉ: Phú Thượng, Phú Vang, TT Huế Số tài khoản Điện thoại MST Họ tên người mua hàng: XN thi công Cầu Tên đơn vị: Công ty CP XDGT Thừa Thiên Huế Địa chỉ: Lô 77 Phạm Văn Đồng, TP Huế Số tài khoản: .. Hình thức thanh toán: TM. MST: 3300101011 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Thi công Cầu vượt nhánh sông Phú bài theo HĐGK nhân công 1.600 250.000 400.000.000 Cộng tiền bán hàng hóa dịch vụ: 400.000.000 Số tiền viết bàng chữ: Bốn trăm triệu đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Ví dụ 2: Ngoài ra, căn cứ vào Bảng chấm công(Phụ lục 3) và Bảng thanh toán lương tháng 10(Phụ lục 4), Bảng thanh toán khối lượng khoán sản phẩm tháng 10/2012(Phụ lục 5) của công nhân thi công cầu vượt nhánh sông Phú Bài. Ngày 31/10/2012 kế toán xuất Phiếu Chi số 199 thanh toán lương cho công nhân. Kế toán tiến hành nhập vào phần mềm theo định khoản sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 52 - Nợ TK 334 116.811.000 đồng Có TK 1111 116.811.000 đồng Cuối tháng phần mềm tự động kết chuyển chi phí nhân công vào tài khoản 622 theo định khoản - Nợ TK 6221 116.811.000 đồng Có TK 334 116.811.000 đồng Đơn vị:.. PHIẾU CHI Quyển số. Mẫu số 02- TT Địa chỉ: Ngày 31 tháng 10 năm 2012 Số 199 QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC NỢ.. Ngày 20 tháng 3 năm 2006 CÓ.. Của Bộ Trưởng Bộ Tài chính Họ và tên người nhận tiền: Phan Bình Địa chỉ: XN Thi công Cầu Lý do chi: nhận tiền thanh toán lương T10/2012 Cầu vượt nhánh Sông Phú Bài Số tiền: 116.811.000 Viết bằng chữ: Một trăm mười sáu triệu tám trăm mười một ngàn đồng chẵn Kèm theo 05 . Chứng từ gốc: 2 bảng thanh toán lương và 3 bảng chấm công Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ): Một trăm mười sáu triệu tám trăm mười một ngàn đồng chẵn Ngày 31 tháng 10 năm 2012 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Phần mềm sẽ tự động ghi vào - Bảng kê phát sinh có tài khoản 1111(Phụ lục 6) - Bảng kê phát sinh có tài khoản 3311(Phụ lục 7) - Bảng kê phát sinh Nợ tài khoản 622(Bảng 2.6) Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết tài khoản 622, Sổ Cái TK 622. Cuối mỗi quý phần mềm sẽ xuất Bảng tổng hợp chi phí tài khoản 622 (Bảng 2.7) phục vụ cho việc tính giá thành. TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 53 Bảng 2.6: Bảng kê phát sinh Nợ TK 622 Công ty CP Xây dựng Giao thông TT Huế Xí nghiệp Thi công cầu Bảng kê phát sinh Nợ TK 622 Quý 4/2012 Chứng từ Ghi Nợ TK 622, Ghi Có các TK Tổng cộng STT Số CT Ngày Diễn giải 3311 334 1 PC199 31/10 Ô. Bình thanh toán tiền lương T10/12 cho c/t Cầu sông Phú Bài 116.811.000 116.811.000 2 PC231 30/11 Ô. Bình thanh toán tiền lương T11/12 cho c/t Cầu sông Phú Bài 65.019.000 65.019.000 3 PC232 30/11 Ô. Bình thanh toán tiền lương NLN T11/12 cho c/t Cầu sông Phú Bài 8.448.000 8.448.000 4 0097737 30/11 XN thuê công nhân Phan Đình Sơn t/c c/t Cầu Phú Bài 400.000.000 400.000.000 5 PC236 30/11 Ô.Phú thanh toán tiền lương T11/12 cho c/t Cầu sông Phú Bài 21.343.000 21.343.000 6 PC293 31/12 Ô. Bình thanh toán tiền lương NLN T12/12 cho c/t Cầu sông Phú Bài 121.076.000 121.076.000 Tổng cộng 800.000.000 347.593.883 1.147.593.883 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 54 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Công trình Cầu vượt Nhánh sông Phú bài TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 55 2.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 56 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 57 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí (TK 623) TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 58 2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 59 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 60 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 61 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi phí (TK 627) TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 62 2.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình hoàn thành, và kỳ tinh giá thành ở Công ty là quý. Vì vậy, các chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó từ đầu quý đến cuối quý. Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Căn cứ vào các Bảng tổng hợp chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), Chi phí nhân công trực tiếp ( TK622), chi phí sử dụng máy thi công (TK 623), chi phí trực tiếp khác ( TK627) kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Nợ TK 154 - Chi tiết cho từng công trình Có TK 621 Có TK 622 Có TK 623 Có TK 627 Sau đó, Kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 154, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phần chi phí phát sinh trong kỳ. Cụ thể, Công trình Cầu Vượt nhánh sông Phú Bài chi phí được tập hợp theo định khoản sau: Nợ TK 154 3.265.298.463 đồng Có TK 621 1.669.732.333 đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 63 Có TK 622 735.897.000 đồng Có TK 623 501.229.332 đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 64 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xấy lắp các công trình TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 65 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Thái Thị Thùy Trang 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế PHỤ LỤC 1 Bảng kê ghi Có tài khoản 152 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế PHỤ LỤC 3 CTY CP XDỰNG GTHÔNG TT HUẾ BẢNG CHẤM CÔNG TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế PHỤ LỤC 5 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế PHỤ LỤC 6 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế PHỤ LỤC 12 Bảng kê ghi Có tài khoản 153 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế PHỤ LỤC 13 TR ƯỜ NG ĐẠ I HỌ C K INH TẾ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthai_thi_thuy_trang22_7996.pdf
Luận văn liên quan