Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

5.2.5 Đối với các hộ vay vốn - Phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý, cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể sau khi đã có vốn trong tay nhưng phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của hộ mình và của địa phương, cần phát huy hơn nữa những thế mạnh đặc biệt là ngành nghề truyền thống của địa phương mình. - Cần có biện pháp thu chi hợp lý, tích cực tìm hiểu những tiến bộ của khoa học nông nghiệp từ các lớp tập huấn khuyến nông, các câu lạc bộ. - Mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề để có thể đầu tư vốn đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh và trả nợ các tổ chức tín dụng đúng kỳ hạn, tránh sự mất tín nhiệm trong việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, sự tín nhiệm luôn là yếu tố hàng đầu trong các giao dịch về vay vốn của các tổ chức tín dụng.

docx112 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nợ khó đòi của hộ nông dân tại NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân tăng giảm thất thường, năm 2012 so với năm 2013 tăng 101,79% , năm 2014 so với năm 2013 thì giảm xuống 19,82%, mức tăng bình quân 40,99%. Điều này cho thấy tình trạng nợ khó đòi của hộ nông dân đang có xu hướng giảm xuống tuy mức giảm không đáng kể nhưng cũng thể hiện được sự cố gắng của NHNN & PTNT Nghi Xuân. Trong các năm tới, ngân hàng sẽ cố gắng hơn nữa để giảm nợ khó đòi tới mức tối thiểu. 4.1.5 Tình hình vay và sử dụng vốn của các nông hộ a. Thông tin chung của các hộ điều tra Bảng 4.7: Thông tin chung của các hộ điều tra STT Thông tin Số lượng Cơ cấu (%) 1 Tuổi bình quân của chủ hộ 45,2 2 Giới tính của chủ hộ Nam 53 80 Nữ 13 20 3 Trình độ văn hóa Cấp 1 10 15,38 Cấp 2 20 30,77 Cấp 3 35 53,85 4 Thu nhập của hộ Trung bình 9 13,85 Khá 42 64,62 Giàu 14 21,53 5 Số nhân khẩu bình quân 4,93 6 Số lao động bình quân 2,5 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Từ bảng 4.7 ta thấy trong bảng có 65 hộ điều tra thì có 35 hộ (chiếm 53,85%) có trình độ cấp 3, còn lại là cấp 1 và cấp 2. Trong đó lao động của các hộ chủ yếu được đào tạo ở các trường trung cấp nghề hoặc cao đẳng, và đa số là không có lao động tự phát không qua đào tạo. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50% tổng số nhân khẩu của các hộ. Về mức thu nhập của các hộ thì có 9 hộ có mức sống trung bình, 42 hộ khá và 14 hộ giàu, tổng số hộ có mức sống khá và giàu chiếm khoảng 86,15% số hộ được điều tra. Như vậy có thể nhận thấy mức sống chung của người dân khá cao. Điều này là do lao động của các hộ thường là các lao động trẻ có tay nghề, có trình độ học vấn khá tốt. Và một lý do quan trọng nữa đó là sự hỗ trợ vốn kịp thời để phục vụ sản xuất kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân vẫn luôn là vấn đề cần được chú trọng. Điều này rất cần đến sự hỗ trợ vốn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mang lại nguồn thu nhập tốt và ổn định cho người dân. b.Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ Bảng 4.8: Tình hình sản xuất của các hộ điều tra Trung bình % Khá % Giàu % Trồng trọt 4 44 8 19,05 3 21,43 Chăn nuôi 4 44 21 50 6 42,86 Trồng trọt và chăn nuôi 1 12 13 30,5 5 35,71 Tổng 9 100 42 100 14 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Theo số liệu từ bảng 4.8, đối với các hộ hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, nhóm hộ trung bình có 4 hộ chiếm 44%, nhóm hộ khá là 8 hộ chiếm 19,05%, nhóm hộ giàu là 3 hộ chiếm 21,43%. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, nhóm hộ trung bình có 4 hộ chiếm 44%, nhóm hộ khá có 21 hộ chiếm 50% và nhóm hộ giàu có 6 Hộ chiếm 42,86%. Đối với lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nhóm hộ trung bình có 1 hộ chiếm 12%, nhóm hộ khá có 13 hộ chiếm 30,5% và nhóm hộ giàu có 5 hộ chiếm 35,71%. Nhìn chung trong 3 nhóm hộ điều tra, đối với nhóm hộ trung bình thì trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Có thể thấy, đối với nhóm hộ trung bình vì lượng vốn ít, trong khi việc đầu tư cho chăn nuôi cần đầu tư nhiều vốn và công chăm sóc lớn vì vậy nhóm hộ này ưu tiên lựa chọn trồng trọt vì quy mô vốn nhỏ, chi phí thấp, thời gian thu hồi nhanh, tốn ít công lao động Đối với nhóm hộ khá và giàu, các nhóm hộ này có điều kiện về vốn nên ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi vì lĩnh vực này mang lại lợi nhuận cao cho hộ sản xuất. Bảng 4.9: Tình hình máy móc phục vụ sản xuất của hộ nông dân Chỉ tiêu Máy cày Máy xay xát Máy tuốt lúa Số hộ có máy (hộ) 4 8 4 Tổng vốn (1000đ) 180.570 144.000 82.000 Số hộ vay vốn (hộ) 4 8 4 Tổng vốn vay (1000đ) 153.000 104.000 65.000 BQ vốn vay/hộ (1000đ) 38.250 13.000 16.250 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra(2014)) Nhìn chung về điều kiện sản xuất của chủ hộ không quá khó khăn so với vùng khác, về giao thông có nhiều đường lớn và chợ hiện nay huyện đang mở rộng thêm đường quôc lộ 8B đây là điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và việc tiêu thụ sản phẩm, đường ruộng đã được bê tông hóa, cải tiến nâng cấp, hầu hết đường ra ruộng và rau màu xe bò có thể vào. Hiện nay máy móc đang dần thay thế con người trong việc chăm sóc cũng như sản xuất nông nghiệp mà điển hình là ở xã Xuân Giang đã đáp ứng khá đầy đủ về nguồn cung lúa gạo và rau màu Máy móc phục vụ sản xuất hiện nay cho các xã khá đầy đủ theo kết quả điều tra 65 hộ được thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy máy mọc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nhiều nhất là máy cày có 4/65 hộ trong đó có cả 4 hộ phải đi vay vốn chiếm chiếm 100%. Điều này thể hiện khả năng tự túc vốn để mua máy móc phục vụ rất thấp, hầu hết họ phải tìm đến NHNN & PTNT để vay vốn với lãi suất bình quân 1,5%/tháng. Kết quả sử dụng vốn vay Vốn vay làm tăng cơ cấu thu nhập của các ngành chủ yếu Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập của các hộ sản xuất năm 2014 Chỉ tiêu TN từ trồng trọt TN từ chăn nuôi TN từ trồng trọt và chăn nuôi Tổng GT (Trđ) % GT (Trđ) % GT (Trđ) % 1.Trung bình 384,000 27,08 494,500 34,87 539,500 38,05 1418,000 2.Khá 967,500 30,53 1078,000 34,02 1123,000 35,45 3168,500 3.Giàu 787,500 29,96 898,000 34,16 943,000 35,88 2628,500 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Vốn vay làm tăng thu nhập bình quân của các hộ sản xuất Bảng 4.11: Thu nhập bình quân hộ sản xuất năm 2014 Ngành vay vốn Chi phí sản xuất và vay vốn (Trđ) Tổng thu nhập (Trđ) TNBQ/hộ/năm (Trđ/hộ) Trồng trọt 333,860 1134,470 50,400 Chăn nuôi 409,090 1311,090 56,375 3.Trồng trọt và chăn nuôi 435,980 1272,980 44,053 Tổng 1178,930 3718,540 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) Vốn vay đã thực sự làm tăng quy mô sản xuất nên kéo theo sự tăng thu nhập bình quân hàng năm cho các nhóm hộ nông dân, với mức tăng cao nhất là ngành chăn nuôi, tiếp theo đó là ngành trồng trọt và chăn nuôi và cuối cùng là trồng trọt. Từ số liệu bảng 4.10 và 4.11, đối với nhóm hộ trung bình tổng thu nhập là 1.418 triệu đồng/năm trong đó thu từ trồng trọt là 384 triệu đồng đạt 27,08%, thu từ chăn nuôi khoảng 495 triệu đồng chiếm 34,87%, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 540 triệu đồng chiếm 38,05% (thu nhập từ trang trại, mô hình vừa và nhỏ). Đối với nhóm hộ khá, tổng thu nhập khoảng 3.170 triệu đồng/năm trong đó thu từ trồng trọt khoảng 970 triệu đồng đạt 30,53% trong đó thu từ chăn nuôi khoảng 1.078 triệu đồng chiếm 34,02%, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 1.123 triệu đồng, chiếm 34,45%. Đối với nhóm hộ giàu, tổng thu nhập là gần 2.700 triệu đồng/năm trong đó, thu từ trồng trọt là khoảng 788 triệu đồng, chiếm 29,96%, thu từ chăn nuôi là 989 triệu đồng, chiếm 34,16%, và thu từ trồng trọt và chăn nuôi là 943 triệu đồng, chiếm 35,88%. Như vậy nguồn thu chủ yếu của nhóm hộ trung bình là từ hoạt động trồng trọt, đối với nhóm hộ khá và giàu thì ngoài nguồn thu từ trồng trọt thì nguồn thu từ chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá lớn. Từ hai bảng trên ta thấy, mức thu nhập như đã nêu ở trên, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về sản xuất và vốn vay thì thu nhập bình quân của các nhóm hộ như sau: Nhóm hộ trồng trọt, thu nhập bình quân là gần 51 triệu đồng/hộ/năm Nhóm hộ chăn nuôi, thu nhập bình quân là hơn 57 triệu đồng/hộ/năm Nhóm hộ trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập bình quân là khoảng 44 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy, không có sự chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các nhóm hộ điều tra. Đối với nhóm hộ trồng trọt, với mức thu nhập 51 triệu đồng/năm thì mức thu nhập này tương đối cao, nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt và phục vụ đời sống của hộ chứ không đủ để hộ tái sản xuất, vì khi tái sản xuất đòi hỏi chi phí rất cao, phần lớn là thuộc các nhóm hộ có thu nhập trung bình. Đối với các nhóm hộ chăn nuôi, mức thu nhập là 57 triệu đồng/năm là mức thu nhập khá cao cao, đủ phục vụ cho nhu cầu đời sống và phục vụ cho tái sản xuất, chủ yếu thuộc nhóm hộ có thu nhập khá. Đối với nhóm hộ trồng trọt và chăn nuôi, mức thu nhập là 44 triệu đồng/năm là mức thu nhập khá thấp, nhưng các hộ lại có vốn liên hoàn nhanh, nguồn vốn tích lũy được lớn nên phục vụ nhu tốt cầu đời sống, vừa có vốn để tái đầu tư và mở rộng sản xuất, ngoài ra còn có thể đầu tư tích lũy. Giải quyết việc làm cho người dân: Quy mô sản xuất tăng cao khi có vốn vay thì đồng nghĩa với việc giải quyết việc làm cho người lao động, công lao động tăng cao mang lại thu nhập nâng cao mức sống cho người dân và đặc biệt là giải quyết được sự “nông nhàn” sau những mùa vụ. Khi được hỏi về vấn đề vay vốn đã giúp cho các hộ nông dân như thế nào trong giải quyết việc làm, một chủ hộ cho biết: Hộp Hộp 4.1 Tác động của vay vốn đến tạo việc làm cho người dân “Từ khi có vốn gia đình chúng tôi đã quyết định mở rộng thêm một trang trại nuôi lợn siêu thịt và gà siêu trứng nữa rồi gọi chú ruột chưa có việc làm sang làm cùng và thuê thêm mấy đứa trong xóm chưa có việc, bảo ban tu chí làm ăn. Hiện giờ gia đình chúng tôi có 4 người và thuê thêm 5 người trong xóm, thu nhập hàng tháng là 2 tr.đ/lđ. Nếu tháng nào xuất chuồng đúng thời điểm thì thu nhập cao hơn, mọi người ai cũng mừng. Ông Trần Anh Tuấn, xóm Lam Thủy – Xuân Giang – Nghi Xuân Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp của tác giả (2015) Kết quả sản xuất của hộ không sử dụng vốn vay Các hộ không tham gia vay vốn tín dụng để phục vụ sản xuất, hầu hết là các hộ có nguồn vốn sẵn có của hộ tích lũy được qua các năm, cũng có thể là nguồn vốn có được từ vay mượn người thân trong gia đình, không tính lãi suất nên không mất chi phí vay vốn. Khi tiến hành điều tra 15 hộ không sử dụng vốn vay, thì hầu hết các hộ đều có nguồn thu nhập chính là từ chăn nuôi, và chỉ có duy nhất 1 hộ là vừa trồng trọt và vừa chăn nuôi. Cho thấy đã có sự chuyển đổi cơ cấu từ sản xuất trồng trọt sang chăn nuôi trên địa bàn xã và có hiệu quả khá lớn. Thu nhập của các hộ đạt khá cao và có thể tích lũy được nguồn vốn để tái sản xuất mà không cần sử dụng tới nguồn vốn vay hỗ trợ nào. Thu nhập thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.12: Thu nhập bình quân của hộ sản xuất không sử dụng vốn vay (năm 2014) Chỉ tiêu Chi phí sản xuất (Trđ) Tổng GO (Trđ) TNBQ/hộ/năm (Trđ/hộ) 1.Trung bình 31.110 128.110 24.250 2.Khá 313.750 805.750 44.727 3.Giàu 0 0 0 Tổng 344,860 933,860 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng 4.12 cho thấy mặc dù không sử dụng nguồn vốn vay nào để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, nhưng thu nhập bình quân của các nhóm hộ là khá cao, hộ trung bình đạt trên 24 triệu đồng và hộ khá đạt trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí cho sản xuất vẫn khá cao và hộ phải tự bỏ đồng vốn ra cho chi phí sản xuất khá nhiều nên không có hộ nào là hộ giàu. Nhìn chung thu nhập vẫn khá thấp so với các hộ có sử dụng vốn vay. Nguyên nhân là do các hộ sản xuất vì sử dụng nguồn vốn tự có của mình, nên quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, chưa dám mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất và phát triển quy mô, việc sản xuất còn theo truyền thống gia đình, không có kế hoạch cụ thể, cứ muốn làm giàu nhanh mà chưa có kế hoạch đề ra, cứ giống nào hay loại nào mang lại lợi nhuận cho họ lớn hơn thì họ làm. Ví dụ qua quá trình điều tra tìm hiểu khi hỏi về kế hoạch cụ thể của gia đình có vốn thì hầu hết các hộ cho rằng cứ đầu tư trước đã nếu trong quá trình làm mà khó thì chuyển sang đầu tư cái khác, và vì vốn là của mình nên không phải lo lắng vấn đề lãi suất hay khả năng chi trả. Một phần cũng do điều kiện kinh tế gia đình hạn chế nên khả năng dự đoán, dự tính trong tương lai kém. Và một số hộ thì mặc dù không có vốn nhưng vẫn không dám đi vay vì sợ làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Dẫn đến thu nhập thấp và không đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Đánh giá của hộ về hoạt động cho vay và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng của hộ Qua quá trình điều tra 65 hộ, chúng tôi đã tập hợp ý kiến của 50 hộ có vay vốn và tiến hành xử lý thông tin, số liệu kết quả thu được như sau: Về vấn đề tiếp cận vốn tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh Nghi Xuân thì kết quả thu được cụ thể như sau: Bảng 4.13: Đánh giá của hộ về vấn đề tiếp cận vốn tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh Nghi Xuân Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%) 1.Thời gian xử lý hồ sơ vay vốn Đơn giản và tiến hành nhanh 40 80 Bình thường 8 16 Chậm chạp 2 4 2.Thái độ phục vụ khách hàng Rất nhiệt tình 15 30 Nhiệt tình 30 60 Không nhiệt tình 5 10 3.Lãi suất vay/tháng Cao 18 36 Bình thường 22 44 Thấp 10 20 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ ý kiến đánh giá của hộ nông dân nhìn chung nguồn cung cấp vốn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, người dân đã lần lượt tiếp xúc với nguồn vốn vay nhiều nên ý kiến đánh giá của họ vô cùng quan trọng và được các NH lưu ý. Về thủ tục hồ sơ vay vốn trong những năm gần đây với việc áp dụng công nghệ hiện đại, thủ tục ngắn gọn đã làm giảm khoảng 30% thời gian giao dịch so với trước đây ở tất cả các nghiệp vụ. Qua bảng 4.13 cho ta thấy, khi được hỏi về thủ tục và thời gian xử lý vay vốn có 40 cho là đơn giản tiến hành nhanh chiếm khoảng 80%, đây có thể nói la thành công của NH trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ NH, đem tới sự hài long cho khách hàng và ngày một củng cố niềm tin về chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm dịch vụ của NH. Tuy nhiên còn 16% số hộ điều tra cho rằng thời gian xử lý hồ sơ còn bình thường và 4% cho rằng là chậm chạp. Điều này là không thể tránh khỏi bởi thực tế hiện nay số lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh ít nhưng khối lượng công việc lại nhiều. Một cán bộ tín dụng phụ trách 1 đến 2 xã, mà nhu cầu vay vốn của các hộ ngày càng tăng. Nhiều lúc khách hàng của 2 xã kéo đến vay vốn. Cùng một lúc một cán bộ tín dụng không thể xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng được. Thái độ phục vụ khách hàng là điều mà bất cứ một doanh nghiệpnào cũng quan tâm. Vì thế mà lãnh đạo chi nhánh NH huyện luôn luôn nhắc nhở cán bộ công nhân viên phải làm tốt công tác với khách hàng, vì nó đồng nghĩa với việc tiếp thị tốt hình ảnh của NH. Và đó cũng là lý do khách hàng sau khi trả nợ xong khi có nhu cầu vay nữa họ có chọn NH mình nữa hay không. Nhờ đó mà mỗi cán bộ công nhân viên NH huyện nhà luôn hiểu được vai trò của mình nên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Do đó khi phỏng vấn về thái độ phục vụ của nhân viên, thì có 15 người cho rằng rất nhiệt tình (30%), 30 người cho rằng nhiệt tình (60%), còn lại 10 người cho rằng không nhiệt tình (10%). Trong đó có 47 người (94%) trả lời nếu có nhu cầu vay vốn họ sẽ tiếp tục chọn chi nhánh để vay nữa. Đây là một thành công lớn của chi nhánh. Về lãi suất cho vay hàng tháng tại chi nhánh có phần thấp hơn các NH khác nhưng người dân đến vay đều mong muốn vay với lãi suất thấp nên đã số bà con cho rằng tín dụng có lãi suất bình thường chiếm 44% số phiếu trả lời, và tín dụng có lãi suất cao chiếm 36% số phiếu trả lời. Chỉ có 10 người cho rằng mức lãi suất là phù hợp và thấp so với mức lãi suất của các tổ chức khác (chiếm 20%). Trong thời kỳ kinh doanh ngày một khó như hiện nay thì việc cạnh tranh về lãi suất là điều không thể tránh khỏi, vì thế việc điều chỉnh lãi suất sao không cao hơn các NH khác đó là điều chi nhánh cần quan tâm, điều chỉnh một cách kịp thời và hợp lý để không làm mất lòng tin của bà con khi đến với chi nhánh. Bảng 4.14: Mức độ quan hệ tín dụng và hiểu biết về quy trình cho vay của hộ nông dân Mức độ quan hệ tín dụng Hiểu biết về quy trình cho vay Chưa từng vay Đã từng vay Nắm rõ Chưa nắm rõ Số lượng (hộ) 12 38 30 20 Tỷ trọng (%) 24 76 60 40 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Phần lớn bà con cho rằng đây không phải là lần đầu họ đi vay ( 38 người chiếm 76% trong tổng số phiếu). Số bà con đến với NH lần hai, ba, bốn cũng chiếm tỷ lệ khá cao và hầu hết trong số họ đều trả lời đã nắm rõ quy trình cho vay của NH với 30 người chiếm 60% số phiếu trả lời. bên cạnh đó vẫn còn 40% bà con cho rằng họ chưa nắm rõ quy trình cho vay. Hầu hết những người chưa nắm rõ quy trình cho vay là những người lần đầu tiên đi vay tại chi nhánh. Do đó, trong thời gian sắp tới chi nhánh cần cử cán bộ tín dụng xuống các xã nhiều hơn nữa để phổ biến quy trình cho vay đối với bà con nông dân. Hoặc có các biện pháp để xã hội hóa hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Về mục đích sử dụng vốn: Bảng 4.15: Mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân Lĩnh vực Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%) Trồng trọt 15 30 Chăn nuôi 16 32 Trồng trọt và chăn nuôi 19 38 Tổng 50 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.15 ta có thể thấy bà con vay vốn với nhiều mục đích khác nhau như trồng trọt 15 hộ (30%), chăn nuôi 16 hộ (32%), trồng trọt và chăn nuôi 19 hộ (38%), cho thấy ngành trồng trọt và chăn nuôi được bà con đầu tư như nhau. Hầu hết hộ được hỏi cho rằng với nguồn vốn vay của NH hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ tăng lên rõ rệt với 42 người trả lời (84%). Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ bà con để bà con phục vụ sản xuất nông ngiệp ngày càng hiệu quả hơn. Góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Và phần lớn hộ nông dân sử dụng vốn vay từ nguồn chính thống đúng mục đích xin vay. Bằng việc quan sát thực tế và quá trình điều tra về mục đích sử dụng vốn vay của hộ nông dân cho thấy trong 65 hộ điều tra thì có 50 hộ có mục đích vay vốn và có mục đích sử dụng ban đầu, trong đó có 13 hộ sử dụng sai mục đích và 37 hộ sử dụng đúng mục đích. Song song với số hộ sử dụng đúng mục đích xin vay còn có 1 số nhỏ các hộ vẫn sử dụng sai mục đích (13 hộ chiếm 26%), và chủ yếu là từ nhóm hộ thuần nông. Nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, người dân không tính toán kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư nên đưa ra phương án không thực tế. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, làm tỷ lệ nợ xấy nợ quá hạn tăng cao ảnh hưởng tới sự phát triển của NH. Khi tìm hiểu lý do sử dụng vốn sai mục đích có ý kiến cho rằng: Hộp 4.2 Lý do sử dụng vốn vay sai mục đích “Do tâm lý người dân chúng tôi sợ gặp rủi ro, khả năng quyết đoán không có, hơn nữa cơ hội mở mang kiến thức bị hạn chế do đó chúng tôi không có kế hoạch cho từng đồng vốn bỏ ra, cái nào có lợi hơn thì làm, làm tới đâu hay tới đó”. Ông Đặng Đình Đức, xóm An Tiên - Xuân Giang - Nghi Xuân Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp của tác giả (2015) Trên đây là một số ý kiến được thu thập từ việc điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Mặc dù NH đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt tồn tại. Vì thế trong thời gian tới NH cần đưa ra các giải pháp ngày càng thực thi hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 4.2.2 Đánh giá nguồn lực cán bộ tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân Trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của các cán bộ tín dụng có ảnh hưởng khá lớn đến sự vay vốn của hộ nông dân tới các tổ chức tín dụng chính thức. Đa phần các hộ nông dân có trình độ dân trí thấp, ít được tiếp xúc với các giấy tờ phức tạp nên khi có nhu cầu vay vốn gặp không ít khó khăn trong việc làm các thủ tục xin vay vốn, người dân rất cần thái độ làm việc cởi mở hướng dẫn nhiệt tình. Khi nhận được thái độ lạnh nhạt, sự giúp đỡ kém nhiệt tình từ phía các cán bộ tín dụng, người dân có tư tưởng tự ti và không muốn vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, thay vào đó là tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức. Bảng 4.16: Thông tin về đội ngũ cán bộ tín dụng NHNN & PTNT chi nhánh Nghi Xuân (2014) Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tuổi bình quân 33.8 Giới tính Nam 4 80 Nữ 1 20 Trình độ văn hóa Cao học 2 40 Đại học 3 60 Cao đẳng 0 0 Trung cấp 0 0 Hệ số bậc lương 2.64 Lương cơ bản (1000đ) 7.500 Tổng 5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Nhìn vào bảng 4.16 ta có thể thấy, NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân có đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, tuổi bình quân chỉ 33.8 nên rất năng nổ, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc. Đội ngũ cán bộ đa phần là nam (chiếm 80% trong tổng số phiếu điều tra), có trình độ học vấn 100% là đại học, trong đó 40% là cao học. Với trình độ cao nên các cán bộ được nhận với mức lương khá cao. Như vậy có thể nhận thấy đội ngũ cán bộ tín dụng của NHNN & PTNT huyện nhà rất vững mạnh cả về trình độ lẫn chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các hộ nông dân vì để có nhiều hộ nông dân vay vốn được từ nguồn tín dụng chính thức, cán bộ tín dụng chính thức ngoài việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì cần thiết phải có thái độ cởi mở, gần gũi, am hiểu nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Bảng 4.17: Đánh giá sự hài lòng của cán bộ tín dụng đối với NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) 1.Về môi trường làm việc Kém 0 0 Trung bình 0 0 Tốt 0 0 Rất tốt 5 100 2.Về việc bố trí công việc so với năng lực Phù hợp 5 100 Không phù hợp 0 0 Về viêc tham dự các khóa bồi dưỡng để được đào tạo và thăng tiến Chưa tham dự 2 40 Đã tham dự 3 60 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Về sự hài lòng của cán bộ tín dụng NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân đối với môi trường làm việc, và cách bố trí công việc so với năng lực, qua bảng 4.17 ta có thể thấy rõ các cán bộ đều tỏ ra rất hài lòng và đánh giá cao NH của mình. Điều đó cho thấy sự hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, các cơ chế làm việc, không gian và thời gian làm việc cho cán bộ công nhân viên của NH, đồng thời NH còn tạo cơ hội và điều kiện cho các cán bộ tín dụng được tham gia các lớp bồi dưỡng và đào tạo để thăng tiến trong công việc, tạo hứng thú và động lực cho các cán bộ và nhân viên cùng nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình. Bảng 4.18: Đánh giá của cán bộ tín dụng về việc cho vay vốn tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1.Về quy định, thủ tục cho vay tín dụng Thuận lợi, đơn giản 5 100 Khó khăn, phức tạp 0 0 2.Về việc thực hiện các chính sách về vay vốn tín dụng Tốt 4 80 Khá 1 20 Trung bình 0 0 3.Về độ hấp dẫn, linh hoạt của lãi suất cho vay Hấp dẫn, linh hoạt 4 80 Chưa hấp dấn 0 0 Ý kiến khác 1 20 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Nhìn vào bảng 4.18 ta có thể thấy rõ sự đánh giá rất cao của cán bộ tín dụng đối với Ngân hàng. Cho thấy sự hài lòng về môi trường làm việc của cán bộ nhân viên của Ngân hàng huyện. Với 5 cán bộ tín dụng được điều tra về việc cho vay vốn tín dụng tại Ngân hàng, cả 5 phiếu đều trả lời quy định, thủ tục cho vay vốn tín dụng thuận lợi, đơn giản (chiếm 100%). Về việc thực hiện các chính sách về vay vốn tín dụng, chỉ có 1 cán bộ cho rằng NH huyện chỉ thực hiện ở mức khá (chiếm 20%), còn lại 4 cán bộ đánh giá việc thực hiện các chính sách của NH là rất tốt (chiếm 80%). Và về việc hấp dẫn, linh hoạt trong lãi suất cho vay vốn tín dụng, có 4 cán bộ đánh giá cao, cho rằng NH thực hiện tốt nên lãi suất rất hấp dẫn, linh hoạt (chiếm 80%) và chỉ có 1 cán bộ là có ý kiến khác (chiếm 20%) Qua đó ta có thể thấy sự ngày càng phát triển và đổi mới của hệ thống NHNN&PTNT huyện Nghi Xuân, để phù hợp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của hộ nông dân, phục vụ cho sản xuất có hiệu quả. 4.3 Các hiệu quả đạt được khi cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh 4.3.1 Đối với kinh tế xã hội địa phương Chi nhánh NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân đã góp phần đáng kể vào thành quả phát triển của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn những năm qua, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm mới trên địa bàn, cụ thể: Vốn tín dụng NHNN & PTNT Nghi Xuân đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của huyện trong năm 2014 cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,27%, trong đó tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 756.955 triệu đồng (Theo số liệu thống kê huyện Nghi Xuân) Trong năm 2014 đã có 24.100 hộ sản xuất được vay vốn NH để phục vụ sản xuất và kinh doanh. Nhờ nguồn vốn NH các hộ đã yên tâm mở rộng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, phân bón, đầu tư thêm con giống vật nuôi, đã đạt được những kết quả nhất định: diện tích và sản lượng hoa màu, số lượng con giống vật nuôi đều tăng qua các năm. Nhờ đó đời sống của người nông dân và bộ mặt nông thôn có những chuyển biến căn bản. Số hộ giàu, khá, trung bình ngày càng tăng. Đối với hoạt động Ngân hàng - Nguồn vốn huy động đạt cao, tăng qua các năm, là cơ sở để ngân hàng ngày càng tăng trưởng dư nợ. Tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm, dư nợ cho vay cả huyện đến 31/12/2014 đạt 629.030 triệu đồng, tăng 64.718 triệu đồng, tăng 11,47% so với năm 31/12/2012. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chuyển biến mạnh và tích cực đúng theo yêu cầu chỉ đạo của ngành, định hướng phát triển của địa phương và phản ánh đúng xu thế vận động của nền kinh tế, trong đó dư nợ hộ sản xuất cũng tăng nhanh và có chiều sâu chiếm 67,83%. Cơ cấu đầu tư theo tiểu ngành cũng được điều chỉnh tích cực, vừa thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư của huyện vừa giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Trong lĩnh vực dịch vụ những năm gần đây, chi nhánh đã từng bước tập trung đầu tư để phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. - Doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay hộ sản xuẩ qua ba năm 2012 đến 2014 tăng liên tục, tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh NH. Tổng thu năm 2013 là 51.414 triệu đồng, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 76,22% trên tổng thu, đảm bảo đủ lương và lương năng suất cho toàn cán bộ công nhân viên. - Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với NH ngày càng tăng, giúp chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, làm cơ sở phát triển các dịch vụ NH hiện đại. 4.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc vay và sử dụng vốn Thuận lợi trong việc vay và sử dụng vốn Hiện nay do thị trường mở rộng, đa dạng về ngành nghề cơ hội lớn cho nông dân phát triển rất lớn, thêm vào đó là các hình thức cho vay ngày càng nhiều, đang dần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ. Nguồn vốn chu chuyển ngày càng linh động, các tổ chức tín dụng, đoàn thể xã, thị trấn hoạt động ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Hiện nay trên các xã, thị trấn ít nhất có một tổ chức, đoàn thể chịu trách nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng và nông dân nhằm tạo điều kiện vay vốn diễn ra nhanh hơn. Chi nhánh đã đáp ứng những chính sách khách hàng đúng đắn, khai thác tiềm năng nguồn vốn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Với việc triển khai việc huy động phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa bàn, NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân đã thu hút được nguồn vốn dồi dào, đưa tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm. Đây chính là tiền đề, là điều kiện để đáp ứng nhanh nhậy, kịp thời nhu cầu vốn cho hộ sản xuất cũng như cho nền kinh tế của huyện cũng như cải thiện chất lượng tín dụng và tình hình tài chính ngân hàng. Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng của nền kinh tế nhiều thành phần. Tăng cường tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất, giúp cho nông dân và hộ gia đình có vốn để mua sắm công cụ sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu), mua giống và thức ăn chăn nuôi. Có thể nói đây là mô hình tín dụng có hiệu quả trực tiếp đối với việc nâng cao sản xuất và thu nhập của người dân. Theo chính sách tín dụng mới của Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kể từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Cùng với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Khó khăn trong vay và sử dụng vốn Bên cạnh những thuận lợi trên hiện nay tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay vẫn tồn tại một số khó khăn sau đây: Phương pháp cho vay cuả NHNN & PTNT chưa phù hợp, người dân cần vốn theo từng thời kỳ, thời điểm nhưng NHNN & PTNT chỉ giải ngân một lần nên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Thủ tục vay vốn từ NHNN & PTNT còn hơi rắc rối, phức tạp Nông dân chưa có kế hoạch hợp lý, không tính toán kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, không dự báo tốt dòng tiền thu chi nên đưa ra phương án không thực tế. Nông dân thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh nên hiệu quả sau vay vốn chưa cao. Nông dân là những đối tượng dễ gặp rủi ro khi có biến động kinh tế - xã hội Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do, vào khả năng vận động của hộ, mà chưa có sự tư vấn, hỗ trợ tích cực bên ngoài về mặt kỹ thuật. Nông dân chưa gắn chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh vì thế năng suất đạt chưa cao. 4.3.4 Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại Nguyên nhân khách quan: + Môi trường kinh tế - chính trị: Do mới bước vào cơ chế thị trường nên các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Mặt khác, quá trình thích ứng của các hộ nông dân với có chế thị trường còn chậm, việc chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Việc quy hoạch tổng thể từng vùng, từng địa phương trong sản xuất nông nghiệp chưa cụ thể, nhất quán đến việc quy hoạch, không sát với thị trường. Tình hình chính trị xã hội ở nông thôn huyện Nghi Xuân trong những năm qua tuy đã ổn định về cơ bản nhưng vẫn còn những khó khăn trong hoạt động tín dụng của NHNN& PTNT. + Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề thế chấp vay vốn ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa phù hợp nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất: Cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp. Theo quy định của pháp luật thì cơ sở bảo đảm cho tài sản thế chấp là hợp đồng ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp tài sản và bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp, nhưng ở nước ta hiện nay chưa có luật sở hữu và những văn bản dưới luật hướng dẫn vấn đề này. Do đó việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng có nhiều khó khăn phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản. Đối với hộ sản xuất tài sản chủ yếu là đất, nhưng chính quyền địa phương mới cấp được khoảng 45,2% giấy tờ về quyền sử dụng đất, còn lại nếu muốn vay ngân hàng thì phải xin giấy xác nhận quyền sử dụng đất do ủy ban nhân dân xã, phường cấp. Việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và nhà ở nông thôn trên đất thổ cư là rất khó bán. Thực tế hiện nay đang tồn tại các dạng đất: đất được cấp quyền sử dụng (bìa đỏ), đất kê khai có ủy ban nhân dân xã, phường và phòng địa chính huyện xác nhận nhưng chưa được cấp bìa đỏ, đất có giao thời hạn 30 – 50 năm để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đất thuê, đất thầu quỹ 5% của xã, đất tự chuyển nhượng “chui” Đây là một thực tế cũng là một nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn vì không phát mại được tài sản thế chấp. Đối với bên được giao đất, giá trị thế chấp do ngân hàng quy định không vượt quá giá trị hiện có trên khu đất như vậy, về thực chất đã tách rời tài sản xây dựng trên đất với giá trị quyền sử dụng đất. Điều này làm mất tác dụng của tài sản thế chấp vì tài sản thế chấp chỉ có giá trị khi nó gắn liền với đất, nó thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu không thế chấp đồng thời cả giá trị tài sản trên đất và giá trị quyền sử dụng đất thì sẽ không phát mại được vì không chuyển được quyền sử dụng đất cho người mua tài sản trên đất lại có thời hạn tồn tại trên đất rất ngắn phụ thuộc vào thiên nhiên. Thứ hai: Chưa có quy định thống nhất về sử dụng bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đã gây khó khăn cho người thế chấp bằng động sản là phương tiện giao thông vận tải, tàu thuyền vì ngoài ngân hàng các cơ quan chức năng như thuế, công an,khi kiểm tra, kiểm soát cũng yêu cầu xuất trình bản gốc. Nguyên nhân chủ quan Ngân hàng và cụ thể các cán bộ tín dụng (CBTD) phụ trách vay vốn của nông dân chưa nắm bắt được nhu cầu về thời gian, nguồn vốn của nông hộ dẫn đến giải ngân chưa hợp lý. + Do một số ngân hàng cơ sở (Ngân hàng loại 3) trong khâu quản lý còn lỏng lẻo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Một số (CBTD) chưa sâu sát trong quá cho vay – thu nợ nên đã để người dân sử dụng vốn sai mục đích như dùng vốn ngắn hạn vào trung hạn + Trình độ đội ngũ cán bộ, đặc biệt là CBTD tuy đã được quan tâm đào tạo song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, chưa đủ khả năng, trình độ, kinh nghiệm để đánh giá đúng tính hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án, vốn cho vay nên đã không ngăn ngừa rủi ro cho vốn vay trước khi xét duyệt. +Việc kiểm tra kiểm soát các khoản vay của khách hàng chủ yếu giao cho CBTD trực tiếp kiểm tra, thu hồi nợ, việc sử dụng vốn vay chưa thực sự đảm bảo. Mặt khác, trong điều kiện hoạt động rộng, phức tạp mỗi CBTD phải theo dõi một lượng khách hàng lớn với nhiều món vay phân tán nên không thể nắm sát tình hình biến động trong quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng. Điều này làm tăng thêm khả năng khó thu hồi được kịp thời, nợ quá hạn là khó tránh khỏi. Ngân hàng chưa có chính sách thích hợp để khuyến khích người dân có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trình độ dân trí: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất phân tán thủ công, văn hóa pháp lý nhìn chung chưa cao, thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật còn mới bắt đầu. Vấn đề này lại càng bộc lộ rõ đối với hộ nông dân, không riêng gì huyện Nghi Xuân. 4.4 Định hướng và Giải pháp 4.4.1 Định hướng 4.4.1.1 Mục tiêu hoạt động Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực, thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp, nông thôn đồng thời củng cố phát triển thị trường, thị phần. Tăng trưởng ổn định, an toàn. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả NH nhằm tăng thêm năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh. 4.4.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong mọi công tác, nhất là công tác huy động vốn, nắm các gia đình có Việt Kiều và thân nhân ở nước ngoài vận động mở tài khoản qua NHNN, chuyển tiền qua Western Union, mở rộng tín dụng đi đôi với mức độ an toàn và nâng cao chất lượng làm hàng đầu. Cương quyết tất cả các món cho vay mới, tuyệt đối không để nợ quá hạn phát sinh. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cơ quan ban ngành các cấp, NH cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả. Phân công lãnh đạo từng phòng, từng bộ phận. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Không để khách hàng, cán bộ lãnh đạo các cấp phàn nàn, dư luận. 4.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân 4.4.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng cho khách hàng, từ việc chủ yếu cho vay từng lần sang cho vay theo hạn mức; phân kỳ trả nợ với những khoản tín dụng trung – dài hạn; phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức hộ để các tổ chức này có trách nhiêm theo dõi, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chủ yếu là huy động vốn tại chỗ, thực hiện người vay vốn lúc này là người cung ứng vốn lúc khác, nhằm cho đồng vốn vận động liên tục, mang lại hiệu quả tối đa của đồng vốn trong các doanh nghiệp và hộ dân cư. Đổi mới phong cách phục vụ, sắp xếp thời gian giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Có thể xếp theo ca ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ hàng tuần để tăng cường thu hút nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời cần rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng, không phải để khách hàng chờ đợi lâu bằng việc nâng cao trình độ kết hợp với cải tiến giấy tờ, phong cách giao dịch văn minh lịch sự. Cần nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng, đặc biệt hướng đến đào tạo cán bộ có trình độ kỹ thuật cao về sản xuất nông nghiệp, khả năng dự báo cũng như nắm bắt về hoạt động của thị trường, yêu cầu họ giống như một kỹ sư nông nghiệp thực thụ, có như vậy mới đủ khả năng để giám sát, kiểm tra cũng như hướng dẫn nông dân vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Tăng cường đầu tư vốn cho những ngành có hiệu quả kinh tế cao, cụ thể như các làng nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ tăng mức vốn vay cho các hộ có điều kiện mở rộng quy mô và phát triển mới nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân. Ngân hàng cần kết hợp với cán bộ khuyến nông xã, phường tổ chức các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật, kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo định kỳ và thường xuyên. Để giúp người dân nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý đồng vốn, cách quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm , tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của hộ nông dân để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra của hộ nông dân vì đặc trưng của vốn tín dụng là tính hoàn trả. NHNN & PTNT cần tranh thủ hơn nữa sự giúp đỡ ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành thắt chặt mối quan hệ với hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binhđể đưa hoạt động ngân hàng tới gần dân theo phương châm “ xã hội hóa hoạt động Ngân hàng”. Chính sách lãi suất: Ngân hàng phải dựa vào mức lãi suất do NHNN & PTNT Việt Nam quy định và lãi suất cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tính toán cho mình mức lãi suất phù hợp. Đó là mức lãi suất vừa đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, vừa làm động lực chính khuyến khích hộ nông dân phát triển. Tăng cường việc đánh giá, phân loại khách hàng ( hoạt động thiết thực nhất đã được NHNN thực hiện là hoạt động “ Chấm điểm tín dụng”) 4.4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân Không ngừng học hỏi trong tất cả các lĩnh vực về hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như làng nghề truyền thống và kinh doanh để từ đó vận dụng vào phát triển sản xuất chi kinh tế hộ gia đình nhằm mang lại thu nhập và lợi nhuận cao. Tăng cường thăm dò thị trường, nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới mọi hình thức nghe nhìn và tiếp cận để nhằm nâng cao tầm hiểu biết của mình hơn. Lập và xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động đầu tư vốn cho gia đình. Tham gia các lớp tập huấn do địa phương và ngân hàng tổ chức hàng tháng, hàng năm. Trong gia đình cần theo dõi và ghi chép các hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất của gia đình, có như vậy đồng vốn bỏ ra đầu tư mới thu được hiệu quả cao. Thay đổi tư duy và tập quán canh tác lạc hậu, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn các hộ sản xuất chuyển đổi sang loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng mình. Các hộ sản xuất cần phối hợp với các trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật để có thể tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại NHNN & PTNT nói riêng là việc nâng cao các hoạt động cho vay, cũng như quản lý nguồn vốn tín dụng của NH cho hộ nông dân vay để sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp dưới các hình thức khác nhau, và thông qua các phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Nâng cao hiệu quả hoạt động vốn tín dụng NHNN & PTNT có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của hộ nông dân, cũng như doanh thu và lợi nhuận cho chính NH. Ở NHNN & PTNT chi nhánh huyện Nghi Xuân nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình, NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân có mức tăng trưởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là người bạn đồng hành của bà con nông dân. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân huyện Nghi Xuân trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Tuy số vốn vay trên lượt hộ không cao nhưng tỷ lệ hộ sử dụng đúng mục đích luôn chiếm phần lớn, các hộ thuần nông chiếm 53,85%, hộ làng nghề chiếm 69,23%, hộ kinh doanh chiếm 77,78% điều này thể hiện rõ hộ nông dân đã biết cách biến những đồng vốn vay có ích và mang lại hiệu quả. Các hộ vay chủ yếu từ NHNN & PTNT huyện. Các hộ sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích tập trung chủ yếu là ở nhóm hộ thuần nông cả về số lượng hộ và số tiền. Qua quá trình tìm hiểu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích chủ yếu là phía người dân, họ chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư, khả năng dự báo về thị trường kém nên kết quả là sử dụng vốn sai mục đích vẫn tồn tại với tỷ lệ khá cao. Vì vậy ngân hàng cũng như các cấp chính quyền địa phương cần có những chính sách phù hợp để hạn chế tình trạng trên. Tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của hộ nông dân biến động thất thường nói lên khả năng trả nợ của hộ nông dân chưa cao vì thế trong những năm tới đây ngân hàng cần có những chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng này. Vốn tín dụng đã tác động đến cuộc sống của người nông dân thông qua tạo việc làm (số ngày công của nông hộ tăng), nâng cao thu nhập cho người dân, thực sự là nguồn lực đầu tư mang lại lợi ích cho nông dân và cho xã hội. Nói chung NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân ngày càng tạo được sự tín nhiệm của các đối tượng trên địa bàn hoạt động, các hộ sản xuất nông nghiệp ở đây đã hài long hơn với đồng vốn vay, với cung cách phục vụ của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh khống thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua, cũng như để chuẩn bị với những tồn thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống NHNN Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên Thế giới. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ vay vốn cho các hộ nông dân như hỗ trợ về lãi suất. Tăng cường hơn nữa việc đầu tư vốn cho vùng nông thôn, phát huy những thế mạnh sẵn có trong nông thôn hiện nay. Các tổ chức tín dụng cần có sự điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý để khuyến khích người dân gửi và vay vốn với mục đích phát triển kinh tế. Ngoài ra cần phải giảm bớt các thủ tục giấy tờ trong việc xét duyệt cho vay đối với khách hàng nhằm khuyến khích các hộ vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 5.2.2 Đối với địa phương Đảm nhận tốt vai trò cầu nối trung gian giữa các tổ chức tín dụng và các hộ có nhu cầu vay vốn tín dụng. Nhất là các tổ chức đoàn thể (Hội PN, Hội ND, Hội CCB, Hội KN, Đoàn TN) đứng ra bảo lãnh và tín chấp để hội viên của mình được vay vốn đồng thời đảm nhận việc thu nợ trả cho các tổ chức tín dụng khi đến hạn trả. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nâng cao thông tin về giá cả thị trường cho người dân. Mở các lớp tập huấn khuyến nông lâm nhiều hơn và sâu hơn cho nông hộ. Thực hiện tốt công tác xã hội địa phương như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng quê hương trở thành địa phương phát triển về kinh tế và có nếp sống văn hóa. 5.2.3 Đối với NHNN & PTNT Việt Nam Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho hộ nông dân, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn, đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng. Thủ tục vay vốn đối với hộ sản xuất vay trên 10 triệu đồng còn phức tạp, xem xét để đơn giản hóa các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ nhằm tạo ra sự thỏa mãn nhu cầu của người vay. Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh, bởi vì thời gian là rất quan trọng nhất là khi có nhu cầu cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo nên sự thông thoáng cho mục tiêu phục vụ của khách hàng ngày càng tốt hơn. 5.2.4 Đối với NHNN & PTNT chi nhánh huyện Nghi Xuân NH cần tăng cường thêm vốn trung và dài hạn cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận này tôi thấy rằng NH cho vay vốn ngắn hạn là chủ yếu, đồng thời NH nên điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho nhân dân mạnh dạn vay vốn phát triển. Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách hai xã với rất nhiều hộ nên gây nên khó khăn cho việc kiểm ra và tìm hiểu khách hàng. Do đó cần tăng thêm cán bộ tín dụng để việc quản lý nguồn vốn tín dụng có chất lượng hơn. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ở NH. Tăng cường phối hợp với các tổ chức như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ để thực hiện việc tuyên truyền, phối hợp cho vay, giám sát sử dụng tiền vay của khách hàng. Tăng cường việc nâng cao chất lượng thầm định cũng như thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không để hạn chế rủi ro và khống chế tỷ lệ nợ quá hạn. Đa số hộ nông dân đều là những nống dân có trình độ dân trí còn thấp kém, việc tiếp nhận hồ sơ còn ít nhiều băn khoăn chưa biết, đề nghị nơi phát hồ sơ hướng dẫn cụ thể, chi tiế về việc điền thông tin vào hồ sơ cũng như mục đích vay vốn, phương án hoạt độngvới thái độ vui vẻ, nhiệt tình. 5.2.5 Đối với các hộ vay vốn Phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý, cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể sau khi đã có vốn trong tay nhưng phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của hộ mình và của địa phương, cần phát huy hơn nữa những thế mạnh đặc biệt là ngành nghề truyền thống của địa phương mình. Cần có biện pháp thu chi hợp lý, tích cực tìm hiểu những tiến bộ của khoa học nông nghiệp từ các lớp tập huấn khuyến nông, các câu lạc bộ. Mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề để có thể đầu tư vốn đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh và trả nợ các tổ chức tín dụng đúng kỳ hạn, tránh sự mất tín nhiệm trong việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, sự tín nhiệm luôn là yếu tố hàng đầu trong các giao dịch về vay vốn của các tổ chức tín dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Lê Hữu Ảnh (1997), Tài chính nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội tr 83, 84, 91, 119 Trần Văn Đức (2001), Bài giảng kinh tế học vi mô-vĩ mô, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Phạm Vân Đình, Dương Văn Hiểu, Nguyễn Phượng Lê (2005), Giáo trình chính sách nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Vũ Văn Hóa, Lý thuyết tiền tệ, trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 1996 trang 72 Phòng thống kê huyện Nghi Xuân(2014), Niên giám thống kê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh Bài báo Kim Thị Dung (2005), “Tín dụng nông nghiệp nông thôn, thực trạng và một số đề xuất”. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 330, tháng 11/2005, trang (11- 15). Trần văn Dự (2005), “Bàn thêm về hoạt động cho vay vốn tới hộ sản xuất của NHNN&PTNT Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng, tháng 6/2005, tr (63 – 64) Trần Bình Định (2006), “Cần đổi mới chính sách tín dụng ngân hàng”, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 9 + 10, tháng 5, tr40 Khắc Luyện (2006), “Giải pháp nào cho vay thu nợ nông hộ có hiệu quả”, Báo thời báo ngân háng, số 42 ngày 6/4/2006. Nguyễn Tuấn Sơn và Nguyễn Ngọc Tuấn (2008). “Các phương thức cho vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông”. Tạp chí khoa học và phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập VI, số 3 trang (301 – 304) Khóa luận Cao Chí Thanh (2006). “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Buôn Mê Thuột”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Bùi Xuân Hường (2006), “Vay vốn và sử dụng vốn vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của hộ nông dân huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Lê Hữu Tùng (2007), “Đánh giá tình hình vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh may da trên địa bàn xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội . Trần Thị Thu Trang (2008) , “ Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường đại học nông nghiệp Hà nội. Lê Thị Cẩm Tú (2010), “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng góp phần phát triển kinh tế hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh”, luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đoàn Thị Hiếu (2013), “ Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh”, luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phan Thanh Nhàn (2005), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lào Cai”, khóa luận tốt nghiệp, HVNH, Hà Nội Báo cáo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân, các báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2012 – 2014 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện Nghi Xuân qua các năm 2012, 2013, 2014. Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_cac_ho_nong_dan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien.docx
Luận văn liên quan