Luận án Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam

Trong chương trình và giáo trình đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc bậc đại học của Học viện ÂN QGVN, việc giảng dạy CK Việt Nam là nhiệm vụ bắt buộc. Trên thực tế những năm qua, đã có nhiều GV Thanh nhạc của Học viện ÂNQGVN sử dụng CK mang âm hưởng DC miền Trung để đưa vào giảng dạy và đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều SV tiến bộ nhanh và có một số em đã đạt được những giải thưởng có giá trị tại các cuộc thi giọng hát hay trên sân khấu nhà hát và sân khấu trên làn sóng Phát thanh-Truyền hình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả giảng dạy chưa đạt được như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề liên quan đến lựa chọn, sắp xếp ca khúc để đưa vào giảng dạy, cho đến cách giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc có trong CK mang âm hưởng DC miền Trung. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và rút ra đưa ra được những tổng kết về đặc điểm của các làn điệu, thể loại dân ca hay được sử dụng trong CK mang âm hưởng DC miền Trung. Đồng thời, qua nghiên cứu hơn 100 ca khúc mang âm hưởng DC miền Trung đã đúc kết ra được những đặc điểm thanh nhạc có ở trong đó và cũng đã tiến hành đối chiếu, so sánh để thấy được sự khác biệt với ca khúc phương Tây và ca khúc VN không sử dụng chất liệu dân ca. Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu về đặc điểm thanh nhạc của các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung, thực trạng giảng dạy các CK khúc mang âm hưởng DC miền Trung tại Học viện ÂNQGVN và những cơ sở lý luận có liên quan, đề tài đã đề xuất ra được giải pháp giảng dạy phù hợp, khả thi cho loại ca khúc này tại Học viện.

pdf233 trang | Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang 135 - Xem các ví dụ 56 - 61, trang 76, 77. 185 3 Ca khúc mang âm hưởng dân ca Bình Trị Thiên - Lựa chọn và cho SV tập các bài luyện thanh có liên quan đến KTTN phương Tây có trong các CK mang âm hưởng DC Bình Trị Thiên sẽ giảng dạy, với 30-40 % quĩ thời gian dành cho luyện thanh. - Dạy các KT hát legato, non legato, trillo, cantilena; hát giả thanh với khẩu hình mở rộng đối với các âm ở rên cao: e2, f2, g2 cho vang, sáng. - Hướng dẫn vận dụng cách điều tiết hơi thở trong KT TN phương Tây để hát ra các âm thanh có cao độ chuẩn, vang đều và vẫn đảm bảo rõ chữ, rõ nghĩa ca từ. - Lựa chọn từ các mẫu luyện thanh theo điệu thức 5 âm mà đề tài đề xuất và cho SV tập các bài luyện thanh liên quan đến các KTTN VN có trong CK mang âm hưởng DC Bình Trị Thiên, với 60-70 % quĩ thời gian dành cho luyện thanh. - Dạy cho SV biết cách hát các từ “ơ” ở những chỗ mang âm hưởng hò Bình Trị Thiên (hò hụi, hò mái nhì, mái đẩy)(có trong bài Huế tình yêu của tôi của Trương Tuyết Mai, Hà Nội-Huế-Sài Gòn của Hoàng Vân). - Hướng dẫn cho SV biết cách kết hợp các KTTN phương Tây với các KTTN VN có trong CK mang âm hưởng DC Bình Trị Thiên như: Kết hợp giữa KT legato, non legato với các lối luyến âm, láy âm hay gặp trong hò và lý Bình Trị Thiên (có trong các bài: Bình Trị Thiên khói lửa của Nguyễn Văn Thương, Bài ca thống nhất của Võ Văn Di, Khúc hò khoan trên sông Hương của Trần Hoàn). - Xem ví dụ 92 trang 104. - Xem các ví dụ 62, 68 trang 81, 4 Ca khúc mang âm - Lựa chọn và cho SV tập các - Lựa chọn từ các mẫu luyện - Hướng dẫn cho SV biết 186 hưởng dân ca vùng Nam Trung bộ bài luyện thanh có liên quan đến KTTN phương Tây có trong các CK mang âm hưởng DC vùng Nam Trung bộ sẽ giảng dạy, với 30-40 % quĩ thời gian dành cho luyện thanh. - Dạy các KT hát legato, non legato, trillo, cantilena; hát giả thanh với khẩu hình mở rộng đối với các âm ở rên cao: e2, f2, g2 cho vang, sáng. - Hướng dẫn cho SV cách vận dụng KT non legato để hát những chỗ giai điệu không có luyến láy cho rõ lời và âm thanh được dày dặn (có trong các ca khúc: Thu Bồn ơi của Lê Anh, Quảng Nam yêu thanh theo điệu thức 5 âm mà đề tài đề xuất và cho SV tập các bài luyện thanh liên quan đến các KTTN VN có trong CK mang âm hưởng DC Nam Trung bộ, với 60-70 % quĩ thời gian dành cho luyện thanh. - Dạy cách hát các âm hình nhấn nhá, luyến láy đặc trưng có trong các làn điệu dân ca phổ biến của Nam Trung bộ (lý thương nhau, lý tang tít, hò giã gạo, hò giựt chì). - Dạy cách hát với khẩu hình mở vừa phải và khẩu hình hẹp, cùng với các lối hát luyến 2 âm, 4 âm trên 1 từ, láy với 1 âm ở phía trước, 2 âm ở phía sau âm chính (có trong bài Đitìm người cách kết hợp các KTTN phương Tây với các KTTN VN. có trong CK mang âm hưởng DC vùng Nam Trung bộ như: Kết hợp KT legato với lối hát các âm láy trước, láy sau, luyến quãng 2, quãng 4 quãng 3 trên 1 từ (có ở trong các bài Ba lý duyên tình của Trần Xuân Tiến, Đi tìm người hát lý thương nhau của Vĩnh An). - Hướng dẫn SV cách vận dụng KT cantilena để thực hiện giai điệu gồm những chuyển động 3 âm liền bậc đi xuống, có đảo phách gắn với nhảy quãng 4, quãng 7 thứ để thể hiện ngữ điệu - Xem các ví dụ 85 trang 93. - Xem các ví dụ 86, 87 trang 91 - Xem các ví dụ 31, 32, 33 trang 41, 42. 187 thương của Phan Huỳnh Điểu, Về Nha Trang của Nguyễn Cao Hữu Tâm,Em về Phú Yêncủa Hoàng Trọng Thống.v.v.). hát lý thương nhau của Vĩnh An, Quảng Nam yêu thương của Phan Huỳnh Điểu). - Dạy cách hát giọng thật ở các âm dưới thấp, với các lối rung nhấn thể hiện âm hưởng chất liệu Bài chòi, hò khoan (có ở bài Thu Bồn ơi của Lê Anh). của người Xứ Quảng (có trong bài Quảng Nam yêu thương của Phan Huỳnh Điểu, Về lại Hội An của Trần Hoàn). 188 Phụ lục 9. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM GIẢNG DẠY THEO NỘI DUNG ĐÃ ĐỀ XUẤT TRONG GIẢI PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHÃ VIỆT NAM Độc lập – tự do – Hạnh phúc -----------o0o----------- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm Việc tổ chức thực nghiệm sư phạm là nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp giảng dạy CK mang âm hưởng DC miền Trung tại Học viện ÂNQG VN mà đề tài đã đề xuất. Thông qua thực nghiệm sư phạm sẽ có cơ sở thực tế để biết được những khó khăn, thuận lợi của việc triển khai các giải pháp, bước đầu đánh giá được mức độ và thái độ tiếp nhận của các thành phần có liên quan (giảng viên, sinh viên và Ban chủ nhiệm khoa Thanh nhạc, Lãnh đạo Học viện), đồng thời, chứng minh được tính đúng đắn và hiệu quả tích cực của các giải pháp. 2. Nội dung thực nghiệm Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, NCS sẽ tiến hành thực hiện thể nghiệm các giải pháp về: cách lựa chọn và sắp xếp ca khúc để đưa vào giảng dạy, cách giảng dạy các kỹ thuật có trong các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung. Trong đó, nội dung giảng dạy sẽ bao gồm việc giảng dạy về cách vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc phương Tây, kỹ thuật thanh nhạc VN và cách kết nối, phối hợp giữa hai loại kỹ thuật thanh nhạc ấy với nhau. 3. Địa điểm, thời gian tổ chức thực nghiệm - Địa điểm: Phòng 13D, phòng 10D, nhà A1, Học viện ÂNQGVN - Thời gian: Từ ngày 01/10 đến ngày 29/10/2020. 189 4. Đối tượng tham gia thực nghiệm 4.1. Các giảng viên Thanh nhạc: Đỗ Quốc Hưng, Lê Anh Dũng, Bùi Lan Anh và Nghiên cứu sinh Lê Thị Thơ. 4.2. Các sinh viên đại học Thanh nhạc: Sinh viên: T. M. H (đại học I, giọng Soprano), N. Đ. T (đại học II, giọng Tenor), P. Q. A (đại học II, giọng Soprano), N. T. L (đại học III, giọng Tenor), H. T. D (đại học II, giọng Soprano). 5. Dự kiến kế hoạch thực hiện - NCS Lê Thị Thơ: Giảng dạy sinh viên: T. M. H (đại học I, giọng Soprano) và sinh viên P. Q. A (đại học II, giọng Soprano), vào các ngày thứ Hai và thứ Năm hàng tuần trong tháng 10/2020. Mỗi buổi lên lớp 2 tiết (1 tiết/1 sinh viên), tại phòng 13D, nhà A1. - TS. NSND Đỗ Quốc Hưng: Giảng dạy sinh viên N. T. L (đại học III, giọng Tenor), vào các ngày thứ Ba ngày 6/10/2020 và thứ Sáu ngày 16/10/2020, tại phòng 13 D, nhà A1. - GV Bùi Lan Anh: Giảng dạy sinh viên H. T. D (đại học II, giọng Soprano), vào các ngày thứ Ba (13/10/2020) và thứ Sáu (26/10/2020), tại phòng 10D nhà A1. - GV Lê Anh Dũng: Giảng dạy sinh viên N. Đ. T (đại học II, giọng Tenor), vào các ngày: thứ Hai (12/10/2020) và thứ Năm (22/10/2020), tại phòng 10D, nhà A1. 6. Dự kiến các hoạt động trong mỗi buổi lên lớp Trong mỗi buổi lên lớp các GV cần thực hiện các công việc như sau: - Luyện thanh: Các bài tập luyện giọng theo kỹ thuật bel canto. Sử dụng các bài tập luyện KT thanh nhạc đã có sẵn từ trước đây, tuy nhiên, chỉ tập những bài tập kỹ thuật nào có sử dụng cho CK mang âm hưởng dân ca miền Trung. 190 - Luyện thanh: Các bài tập kỹ thuật theo điệu thức 5 âm và các quãng đặc trưng hay gặp trong âm nhạc dân tộc ( NCS Lê Thị Thơ sẽ cung cấp 9 mẫu luyện thanh theo điệu thức 5 âm). - Tiến hành dạy cho SV 1 CK mang âm hưởng DC miền Trung có trong tập 50 bài CK dự kiến đưa vào giáo trình giảng dạy cho chuyên ngành Thanh nhạc, bậc đại học của Học viện do NCS Lê Thị Thơ đề xuất trong luận án. - Trong quá trình thực nghiệm, các GV sẽ vận dụng các giải pháp về : chọn bài, sắp xếp bài để đưa vào giảng dạy, hướng dẫn và luyện tập cho SV về hơi thở, khẩu hình, phát âm nhả chữ cùng các giải pháp giảng dạy KTTN phương Tây, KTTN Việt Nam, KTTN có sự kết hợp giữa KTTN phương Tây với KTTN Việt Nam. - Ngày 31/10/2020 sẽ tổ chức một buổi tọa đàm, tổng kết chương trình thực nghiệm và trao đổi ý kiến đánh giá, đóng góp giữa các GV, SV tham gia thực nghiệm với NCS Lê Thị Thơ. - Các tài liệu có liên quan đến thực nghiệm do NCS Lê Thị Thơ cung cấp. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm này sẽ được xin phép Ban chủ nhiệm khoa Thanh nhạc và Học viện (thông qua Phòng Đào tạo). NCS Lê Thị Thơ là người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm trước khoa Thanh nhạc và Lãnh đạo Học viện. Người lập kế hoạch NCS Lê Thị Thơ 191 Phụ lục 10: BẢNG KÊ GIỜ DẠY, BÀI DẠY VÀ NHÂN SỰ THAM GIA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TT Tên Giảng viên Tên sinh viên và năm học, loại giọng Tên ca khúc đã giảng dạy, loại chất liệu dân ca Ngày, giờ giảng dạy và số tiết 1 Đỗ Quốc Hưng N. T. L. Đại học năm thứ Tư, giọng Tenor Chào sông Mã anh hùng. Sáng tác: Xuân Giao. Âm hưởng hò sông Mã, dân ca Thanh Hóa. - Thứ Ba(6/10), 9h30-10h30. Dạy 1 tiết - Thứ Sáu (16/10/2020) 9h30-10h30. Dạy 1 tiết. Tổng số: 2 tiết 2 Bùi Lan Anh H. T. D. Đại học năm thứ Hai, giọng Soprano Hà Nội -Huế - Sài Gòn. Sáng tác: Hoàng Vân Âm hưởng hò mái nhì, dân ca Trị Thiên Huế - Thứ Ba (13/10/2020) 9h00-10h00. Dạy 1 tiết - Thứ Sáu (23/10/2020) 9h00-10h00. Dạy 1 tiết Tổng số: 2 tiết 3 Lê Anh Dũng N. Đ. T. Đại học năm thứ Hai, giọng Tenor Thương ơi điệu ví. Sáng tác: Lê An Tuyên. Âm hưởng ví dặm, dân ca Nghệ Tĩnh - Thứ Hai (12/10/2020), 9h30-10h30. Dạy 1 tiết - Thứ Năm (22/10/2020). Dạy 1 tiết. Tổng số: 2 tiết 4 NCS Lê Thị Thơ (Anh Thơ) T. M. H.Đại học năm thứ Nhất, giọng Soprano Ở hai đầu nỗi nhớ Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu. Âm hưởng ví - Thứ Năm vào các ngày: 1/10, 8/10, 15/10, 22/10, 29/10. Từ 8h30-9h30. Dạy 1 tiết. 192 dặm, dân ca Nghệ Tĩnh. - Thứ Hai vào các ngày: 5/10, 12/10, 19/10, 26/10. Từ 8h30- 9h30. Dạy 1 tiết. Tổng số: 9 tiết NCS Lê Thị Thơ (Anh Thơ) P. Q. A. Đại học năm thứ Ba, giọng Soprano Cây lúa Hàm Rồng Sáng tác: Đôn Truyền. Âm hưởng làn điệu Đi cấy, dân ca Thanh Hóa. - Thứ Năm vào các ngày: 1/10, 8/10, 15/10, 22/10, 29/10. Từ 9h30-10h30. Dạy 1 tiết. - Thứ Hai vào các ngày: 5/10, 12/10, 19/10, 26/10. Từ 9h30- 10h30. Dạy 1 tiết. Tổng số: 9 tiết 193 Phụ lục 11: BẢN DIỄN GIẢI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CỦA NGHIÊN CỨU SINH Ngày tháng, giờ Loại hoạt động Mục đích Phương pháp Hoạt động của GV Hoạt động của SV Thứ năm, ngày 1/10/2020 8h30 - 10h30 Thứ Hai - Vận động nhẹ nhàng (10 phút) - Luyện thanh theo KT bel canto (trong 10 phút). - Luyện thanh với các bài tập theo điệu thức 5 âm và các quãng đặc trưng trong dân ca (trong 15 phút). - Giới thiệu về ca khúc sẽ giảng dạy (trong 20 phút). - Đọc qua lời ca của ca khúc, đánh dấu những chỗ cần lưu ý về KTTN (trong 10 phút). - Nhằm làm mềm dẻo cơ cằm, hàm, tập hít sâu xuống hoành cách mô và thở ra nhẹ, đều. - Luyện tập phần KTTN phương Tây. Với KT legato và non legato. - Luyện tập phần KTTN theo cách hát VN. - Giúp SV hiểu về tác phẩm, nắm được các yêu cầu về KTTN để thực hiện tác phẩm. - Tập phát âm để tránh ngọng. Nắm được các vị trí cần lưu ý - Diễn giải và thị phạm. - Diễn giải và thị phạm. - Giải thích và làm mẫu. - Sử dụng tư liệu âm thanh hình ảnh, kết hợp với diễn giải. - Giải thích, gợi mở. - Thị phạm và diễn giải, gợi mở. - Giải thích động tác và làm mẫu. - Đệm đàn piano và nghe, sửa cho SV.. - Thực hiện vocalise các mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 rồi hướng dẫn SV thực hiện. - Giải thích về các đặc điểm của ca khúc, đặc điểm một số KTTN trong truyền thống âm nhạc VN. - Giải thích cho SV hiểu về yêu cầu KTTN có trong bài. - SV Q. A. và T. H. cùng lắng nghe, quan sát và làm theo. - SV Q. A. thực hiện trước (5 phút), SV M.H. thực hiện sau (5 phút). Bài tập cho Q.A. ở mức độ khó hơn. - Q. A và M.H. tập luyện thanh cá nhân. Q.A. tập các mẫu số 2,3,5 M.H. tập các mẫu số 1,2,4 - 2 SV Q. A và M.H. lắng nghe và nhập tâm, ghi nhớ. - 2 SV Q. A và M.H. lắng nghe và nhập tâm, ghi nhớ. 194 Ngày 5/10/2020 8h30 - 10h30. - Tập hát 2 câu đầu trong đoạn 1 của bài hát (trong 25 phút). - Luyện thanh theo KT bel canto (trong 10 phút). - Luyện thanh theo điệu thức 5 âm (20 phút). - Ôn lại 2 câu đầu và tiếp tục học hát các câu tiếp theo (trong 60 phút). về xử lý KTTN trong bài hát. - Thực hành tập hát từng câu trong tác phẩm với yêu cầu vận dụng cho đúng các KTTN. - Luyện tập phần KTTN phương Tây. Với KT legato và trillo. - Luyện tập phần KTTN theo cách hát VN. luyến các quãng : 2,3,4,5, láy theo quãng 2, quãng 3. - Thực hành tập hát từng câu trong tác phẩm với yêu cầu vận dụng cho đúng các KTTN về hơi thở, khẩu hình, phát âm nhả chữ. - Thị phạm và diễn giải. - Thị phạm và diễn giải. - Thị phạm và diễn giải. - Hát mẫu cho SV, nghe và sửa lỗi cho SV. - Đánh đàn và sửa lỗi cho SV. - Làm mẫu rồi hướng dẫn cho SV và sửa lỗi. - Hát mẫu rồi hướng dẫn và sửa lỗi cho SV. - Q. A. bắt đầu học bài Cây lúa Hàm Rồng trong 13 phút đầu. M. H. bắt đầu học bài Ở hai đầu nỗi nhớ trong 12 phút sau. - Q. A. tập 5 phút trước với bài vocali cho ĐH III, M. H. tập 5 phút sau với bài vocali dành cho ĐHI. - Q. A tập 10 phút, rồi M. H. tập 10 phút. - Q. A. học trong 30 phút trước, M. H. ngồi nghe và học trong 30 phút sau với bài của mình. Thứ năm Ngày 8/10/2020 - Luyện thanh theo KT bel canto (trong 10 phút). - Luyện tập phần KTTN phương Tây. Với KT legato và non legato. - Thị phạm và gợi mở. - Làm mẫu, đánh đàn và sửa lỗi cho SV. - Mỗi SV tập trong 5 phút. Q. A. tập trước, M. H tập sau. 195 8h30 - 10h30. - Luyện thanh theo điệu thức 5 âm (20 phút). - Ôn lại các câu hát đã học ở buổi trước và tiếp tục học các câu mới. - Luyện tập các KT TN VN: láy với 1 âm hoa mĩ, 2 âm hoa mĩ, luyến 2 âm theo các quãng 4,5,6. - Tập hát từng câu với yêu cầu vận dụng đúng các KTTN vào từng chỗ. - Diễn giảng và thị phạm. - Diễn giải và thị phạm. - Thực hiện vocalise các mẫu số 4, 6, 7, 8 rồi hướng dẫn SV thực hiện. - Giải thích và làm mẫu rồi nghe và sửa lỗi cho SV. - Q.A. tập các mẫu 6,7,8. M. H. tập các mẫu số 4,6,7. - Q. A. tập hát tiếp bài Cây lúa Hàm Rồng, M.H. tập hát tiếp bài Ở hai đầu nỗi nhớ. Thứ Hai ngày 12/10/2020 8h30 - 10h30 - Luyện thanh theo KT bel canto (trong 10 phút). - Luyện thanh theo điệu thức 5 âm (20 phút). - Ôn lại các câu hát đã học buổi trước và tiếp tục học các câu mới (trong 60 phút) - Luyện tập phần KTTN phương Tây. Với KT nonlegato và quãng nhảy xa. - Nhằm giúp SV nắm được những KTTN trong cách nhát VN có trong Ca khúc mang âm hưởng DC miền Trung. - Tập hát từng câu với yêu cầu vận dụng đúng các KTTN vào từng chỗ. - Thị phạm và gợi mở. - Thị phạm kết hợp với diễn giải và gợi mở. - Thị phạm kết hợp với diễn giải và gợi mở. - Đánh đàn, làm mẫu và nghe rồi sửa lỗi cho SV. - Làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Mỗi SV tập 5 phút với bài tập theo trình độ năm học của mình. M.H. tập trước. - Q. A. tập các mẫu 9, 10 và một số âm hình luyến láy của làn điệu Đi cấy, DC Thanh Hóa. M.H. tập các mẫu 7,8,9 và một số âm hình luyến láy trong ví dặm Nghệ Tĩnh. - Q. A. tập hát tiếp bài Cây lúa Hàm Rồng, M.H. tập hát tiếp 196 bài Ở hai đầu nỗi nhớ. Thứ Năm ngày 15/10/2020 8h30 – 10h30. - Luyện thanh theo KT bel canto (trong 10 phút). - Luyện thanh theo điệu thức 5 âm (20 phút). - Ôn lại các câu hát đã học buổi trước và tiếp tục học các câu mới (trong 60 phút). - Luyện tập phần KTTN phương Tây. Với KT nonlegato và tiết tấu có đảo phách. - Hướng dẫn cho SV về KT hát khép, hát đóng. - Tập hát từng câu với yêu cầu vận dụng đúng các KTTN vào từng chỗ. - Diễn giảng và thị phạm. - Thị phạm két hợp với diễn giải và gợi mở. - Diễn giải, thị phạm và gợi mở. - Đánh đàn piano và hướng dẫn cho SV. - Làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Giải thích, làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Từng SV tập theo bài tập do GV lựa chọn, mỗi người tập 5 phút. - Q. A. tập hát khép và phát âm nhả chữ ở một số chỗ trong bài Cây lúa Hàm Rồng. M.H. tập hát khép, hát đóng một chỗ trong bài Ở hai đầu nỗi nhớ. - Các SV từng em tiếp tục tập ca khúc của mình. Thứ Hai ngày 19/10/2020 8h30 – 10h30 - Luyện thanh theo điệu thức 5 âm trong 10 phút ,sau đó tập kết hợp KT legato với KT luyến láy trong cách hát VN trong 20 phút. - Ôn lại các câu hát đã - Nhằm giúp SV biết cách kết hợp giữa KTTN phương Tây với KHTN VN. - Hướng dẫn cho SV tập hát từng câu với yêu cầu vận dụng đúng - Diễn giải, thị phạm và gợi mở. - Kết hợp làm mẫu, giải thích và gợi mở. - Giải thích, làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Giải thích, làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Mỗi SV tập luyện thanh theo điệu thức 5 âm trong 5 phút, sau đó tập kết hợp KT legato với KT luyến láy trng cách hát VN trong 10 phút. - Từng SV tiếp tục tập ca 197 học buổi trước và tiếp tục học các câu mới (trong 60 phút). các KTTN vào từng chỗ. khúc của mình, mỗi người tập trong 30 phút. Thứ Năm ngày 22/10/2020 8h30 – 10h30 - Luyện thanh theo điệu thức 5 âm các mẫu 4,6,9,10 trong 20 phút sau đó tập khẩu hình và phát âm nhả chữ trong cách hát VN trong 10 phút. - Tập hát kết nối toàn bộ cả bài hát với yêu cầu thuộc lời và đúng cao độ, trường độ và sắc thái, trong 60 phút. - Hướng dẫn cho SV nắm được KT về khẩu hình và phát âm nhả chữ trong cách hát VN có vận dụng các lối hát từ âm nhạc DT. - Nhằm tiến tới hoàn thành bài hát ở mức đạt yêu cầu. - Diễn giảng, làm mẫu và gợi mở. - Diễn giải và gợi mở - Giảng giải, làm mẫu và chỉ dẫn cho SV. - Giảng giải và sửa lỗi cho SV. - Từng SV tập 10 phút luyện thanh sau đó tập 5 phút về khẩu hình và phát âm nhả chữ trong cách hát VN. - Từng SV tập bài hát của mình dưới sự hướng dẫn, chỉnh sửa của GV trong 30 phút. Thứ Hai ngày 26/10/2020 8h30 – 10h30 - Tập luyện thanh theo KT bel canto trong 10 phút sau đó tập luyện thanh theo điệu thức 5 âm trong 20 phút. - Tập hát toàn bộ cả bài với yêu cầu xử lý đúng với tất - Ôn luyện lại cho kỹ những KTTN cơ bản của cách hát phương Tây và cách hát VN. - Nhằm giúp SV biết cách xử lý hài hòa và đúng cách các KTTN có trong ca khúc - Giải thích, làm mẫu và gợi mở. - Giải thích, làm mẫu và gợi mở. - Giảng giải, làm mẫu và hướng dẫn cho SV. - Giảng giải, làm mẫu và hướng dẫn cho SV ghép với phần đệm piano. - Từng SV luyện tập theo hướng dẫn của GV. Mỗi người tập trong 15 phút. - Từng SV tập bài hát của mình dưới sự hướng dẫn, 198 cả các KTTN có trong bài (60 phút). mang âm hưởng DC miền Trung đang được học. chỉnh sửa của GV trong 30 phút, trong đó có 10 phút ghép với đàn piano. Thứ Năm ngày 29/10/2020 8h30 – 10h30 - Khởi động giọng trong 20 phút , ôn lại những KTTN có trong ca khúc đang giảng dạy. - Tập hát toàn cả bài với yêu cầu nâng cao về hiệu quả thể hiện tác phẩm (70 phút) - Giúp SV nắm vững những KTTN có trong ca khúc mang âm hưởng DC miền Trung mà mình đang học. - Tiến tới hoàn thiện ca khúc đã đưa vào giảng dạy. - Giải thích, thị phạm và gợi mở. - Giảng giải và gợi mở - Giảng giải, làm mẫu và sửa lỗi cho SV. - Giảng giải, hướng dẫn SV ghép với đàn piano và chỉnh sửa lỗi cho SV. - Từng SV luyện tập theo hướng dẫn của GV. Mỗi người tập trong 10 phút. - Từng SV tập bài hát của mình dưới sự hướng dẫn, chỉnh sửa của GV trong 35 phút, trong đó có 10 phút ghép với đàn piano. 199 Phụ lục 12: MẪU PHIẾU HỎI (PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC) DÀNH CHO GIẢNG VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Anh chị em giảng viên, đồng nghiệp thân mến ! Sau khi hoàn thành chương trình Thực nghiệm Sư phạm để kiểm định sự phù hợp, hiệu quả và tính khả thi của giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miềnTrung tại Học viện ÂNQGVN được đề xuất ra trong luận án, chúng tôi rất mong muốn nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp của anh chị. Vì vậy, xin anh (chị) bớt chút thời gian điền vào phiếu hỏi dưới đây bằng cách: đánh dấu vào ô vuông ở nội dung thể hiện đúng với suy nghĩ của anh chị. Những ý kiến đóng góp, đánh giá của anh chị là rất quan trọng và quí giá đối với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. 1. Theo anh (chị), có cần thiết phải có giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN để có định hướng chung, thống nhất và đảm bảo các yêu cầu không ? Cần thiết  Không cần thiết  2. Sau khi tham gia kế hoạch thực nghiệm sư phạm, anh (chị) nhận thấy giải pháp giảng dạy này có phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực không ? Có  Không  Bình thường  3. Anh (chị) nhận thấy giải pháp giảng dạy này có dễ hiểu, dễ thực thực hiện không ? Có  Không  Bình thường  4. Anh (chị ) hãy cho biết, việc giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc theo giải pháp này có hợp lý không ? Hợp lý  Không hợp lý  5. Anh (chị) thấy giải pháp giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc VN có quan trọng và mang lại hiệu quả tích cực không? Có  Không  Bình thường  6. Anh (chị) nhận thấy sinh viên của mình tiếp nhận giải pháp giảng dạy này một cách thoải mái hay gượng ép ? Thoải mái  Gượng ép  7. Anh (chị) thấy giải pháp cho việc lựa chọn và sắp xếp ca khúc để đưa vào giảng dạy có phù hợp không ? Phù hợp  Không phù hợp  200 8. Giải pháp cho việc hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên về hơi thở, khẩu hình và phát âm nhả chữ như vậy có có hợp lý không ? Hợp lý  Không hợp lý  Bình thường  9. Giải pháp giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc cụ thể như vậy có phù hợp không ? Phù hợp  Không phù hợp  10. Trong quá trình tham gia thực nghiệm sư phạm, anh (chị) có gặp khó khăn gì khi đưa giải pháp này vào thực tế không ? Có  Không  11. Anh (chị) nhận thấy danh mục 50 ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung của NCS dự kiến đưa vào giáo trình giảng dạy tại Học viện ÂNQGVN có hợp lý không ? Hợp lý  Không hợp lý  12. Theo Anh (chị) giải pháp giảng dạy này có mang lại hiệu quả cao hơn so với các giải pháp giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca mà anh (chị) đã từng sử dụng không ? Cao hơn  Không cao hơn  13. Theo Anh (chị), giải pháp giảng dạy này có cần điều chỉnh, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh hơn ? Không cần điều chỉnh  Cần điều chỉnh  14. Theo anh (chị), việc đưa giải pháp giảng dạy này vào giáo trình và phổ cập rộng rãi có khả thi không ? Khả thi  Không khả thi  15. Trong những năm học tới, nếu có nhu cầu giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung cho sinh viên của mình thì anh chị có áp dụng giải pháp này không ? Có áp dụng  Không áp dụng  Có thể có, có thể không  Xin trân trọng cám ơn Anh (chị) đã tận tình tham gia chương trình thực nghiệm sư phạm với chúng tôi và điền phiếu trả lời câu hỏi.  201 Phụ lục 13: PHIẾU HỎI (PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC) DÀNH CHO SINH VIÊN THAM GIA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Các em sinh viên Thanh nhạc yêu quí ! Sau khi kết thúc chương trình Thực nghiệm sư phạm để kiểm định về sự phù hợp, hiệu quả và tính khả thi của giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN được đề xuất ra trong Luận án Tiến sĩ, chúng tôi rất muốn nhận được ý kiến góp ý, đánh giá của các em để có dịp rút kinh nghiệm ở những khía cạnh còn cần phải điều chỉnh cho hoàn thiện hơn. Những ý kiến đóng góp của các em là rất quan trọng và đáng quí đối với chúng tôi. Vì vậy, mong các em tham gia điền vào phiếu hỏi dưới đây bằng cách: đánh dấu vào ô vuông ở những nội dung nào phù hợp với suy nghĩ của các em. 1. Theo em, việc đề ra giải pháp giảng dạy để có những định hướng chung, nhằm đảm bảo đúng qui định, đúng yêu cầu của chương trình, giáo trình và đạt hiệu quả thiết thực trong việc giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂN QGVN có cần thiết không ? Cần thiết  Không cần thiết  2. Từ khi vào học chuyên ngành Thanh nhạc đến nay, em đã từng được học ca khúc mang âm hưởng dân ca Việt Nam chưa ? Đã từng học  Chưa từng học  3. Em có thấy hứng thú khi được tham gia chương trình thực nghiệm sư phạm này không ? Có hứng thú  Không hứng thú  Không hứng thú lắm  4. Trong quá trình tham gia chương trình thực nghiệm này, em có thấy dễ hiểu không ? Dễ hiểu  Khó hiểu  Bình thường  5. Sau khi tham gia các buổi học thực nghiệm, em có nhận thấy mang lại hiệu quả thiết thực cho mình không ? Có  Không  6. Theo em, giải pháp giảng dạy này có mang lại hiệu quả tốt hơn so với các giải pháp giảng dạy mà trước đây em đã từng được áp dụng không ? Tốt hơn  Không tốt hơn  7. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung mà giảng viên đã chọn và sắp xếp cho em, em có thấy phù hợp không ? Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp lắm  202 8. Em thấy giải pháp giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc mà vừa qua trong giảng dạy thực nghiệm, giảng viên đã áp dụng với em có mang lại hiệu quả tốt không ? Tốt  Không tốt  Bình thường  9. Em có đồng ý rằng, ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung là một trong những loại ca khúc có nhiều bài được công chúng ưa chuộng nhất không ? Đồng ý  Không đồng ý 10. Trong phần giải pháp giảng dạy KTTN Việt Nam, em có thấy mang lại sự hứng thú và kiến thức bổ ích đối với em không ? Có  Không  11. Giải pháp giảng dạy KTTN có sự kết hợp giữa KTTN phương Tây với KTTN Việt Nam đối với em có dễ hiểu không ? Dễ hiểu  Khó hiểu  Bình thường  12. Theo em, với một sinh viên ở học lực trung bình, phương pháp giảng dạy này có dễ tiếp thu không ? Dễ tiếp thu  Khó tiếp thu  Bình thường  13. Theo em, giải pháp giảng dạy này nếu đem ra phổ cập rộng rãi thì có khả thi không ? Khả thi  Không khả thi  14. Trong thời gian tới, em có muốn được tiếp tục giảng dạy theo hướng của giải pháp này không ? Muốn  Không muốn  15. Theo em, giải pháp giảng dạy này có nên đưa vào giáo trình giảng dạy chính thức thuộc phần giảng dạy ca khúc Việt Nam không ? Nên  Không nên  Cám ơn em đã tham gia chương trình thực nghiệm và điền phiếu trả lời các câu hỏi. 203 Phụ lục 14: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐỐI VỚI CÁC GIẢNG VIÊN THANH NHẠC ĐÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TT Nội dung câu hỏi Ý kiến trả lời Ghi chú Đồng ý Không đồng Ý kiến (tỷ lệ %) ý trung dung (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) 1 Theo anh (chị), có cần thiết phải có giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN để có định hướng chung, thống nhất và đảm bảo các yêu cầu không ? 100 % Đồng ý = Cần thiết 2 Sau khi tham gia kế hoạch thực nghiệm sư phạm, anh (chị) nhận thấy giải pháp giảng dạy này có phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực không ? 100 % Đồng ý = có hiệu quả 3 Anh (chị) nhận thấy giải pháp giảng dạy này có dễ hiểu, dễ thực thực hiện không ? 80 % 20 % Đồng ý = Dễ hiểu, dễ thực hiện 4 Anh (chị ) hãy cho biết, việc giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc theo giải pháp này có hợp lý không ? 100 % Đồng ý= Hợp lý 5 Anh (chị) thấy giải pháp giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc VN có quan trọng và mang lại hiệu quả tích cực không? 80 % 20 % Đồng ý = Có hiệu quả 6 Anh (chị) nhận thấy sinh viên của mình tiếp nhận giải pháp giảng dạy này một cách thoải mái hay gượng ép ? 80 % 20 % Đồng ý = Thoải mái 7 Anh (chị) thấy giải pháp cho việc lựa chọn và sắp xếp ca khúc để đưa vào giảng dạy có phù hợp không ? 100 % Đồng ý = Phù hợp 8 Giải pháp cho việc hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên về hơi thở, 20 % 80% Đồng ý = 204 khẩu hình và phát âm nhả chữ như vậy có có hợp lý không ? Hợp lý 9 Giải pháp giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc cụ thể như vậy có phù hợp không 100 % Đồng ý = Phù hợp 10 Trong quá trình tham gia thực nghiệm sư phạm, anh (chị) có gặp khó khăn gì khi đưa giải pháp này vào thực tế không ? 80% 20 % Đồng ý = không 11 Anh (chị) nhận thấy danh mục 50 ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung của NCS dự kiến đưa vào giáo trình giảng dạy tại Học viện ÂNQGVN có hợp lý không ? 100 % Đồng ý = Hợp lý 12 Theo Anh (chị) giải pháp giảng dạy này có mang lại hiệu quả cao hơn so với các giải pháp giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca mà anh (chị) đã từng sử dụng không ? 100% Đồng ý = Cao hơn 13 Theo Anh (chị), giải pháp giảng dạy này có cần điều chỉnh, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh hơn ? 80 % 20 % Đồng ý = Không cần điều chỉnh 14 Theo anh (chị), việc đưa giải pháp giảng dạy này vào giáo trình và phổ cập rộng rãi có khả thi không ? 100 % Đồng ý = Khả thi 15 Trong những năm học tới, nếu có nhu cầu giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung cho sinh viên của mình thì anh chị có áp dụng giải pháp này không ? 100% Đồng ý = Có 205 Phụ lục 15: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐỐI VỚI CÁC SINH VIÊN THANH NHẠC ĐÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TT Nội dung câu hỏi Ý kiến Trả lời Ghi chú Đồng ý (tỷ lệ %) Không đồng ý (tỷ lệ %) Ý kiến trung dung(tỷ lệ %) 1 Theo em, việc đề ra giải pháp giảng dạy để có những định hướng chung, nhằm đảm bảo đúng qui định, đúng yêu cầu của chương trình, giáo trình và đạt hiệu quả thiết thực trong việc giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂN QGVN có cần thiết không ? 100 % Đồng ý = Cần thiết 2 Từ khi vào học chuyên ngành Thanh nhạc đến nay, em đã từng được học ca khúc mang âm hưởng dân ca Việt Nam chưa ? 50% 50% Đồng ý = đã từng học. Không đồng ý = chưa từng học 206 3 Em có thấy hứng thú khi được tham gia chương trình thực nghiệm sư phạm này không ? 100 % Đồng ý = Có hứng thú 4 Trong quá trình tham gia chương trình thực nghiệm này, em có thấy dễ hiểu không ? 100 % Đồng ý = Dễ hiểu 5 Sau khi tham gia các buổi học thực nghiệm, em có nhận thấy mang lại hiệu quả thiết thực cho mình không ? 100 % Đồng ý = Có 6 Theo em, giải pháp giảng dạy này có mang lại hiệu quả tốt hơn so với các giải pháp giảng dạy mà trước đây em đã từng được áp dụng không ? 100% Đồng ý = Tốt hơn 7 Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung mà giảng viên đã chọn và sắp xếp cho em, em có thấy phù hợp không ? 75 % 25 % Đồng ý = Rất phù hợp. Ý kiến trung dung= 207 Không phù hợp lắm 8 Em thấy giải pháp giảng dạy các kỹ thuật thanh nhạc mà vừa qua trong giảng dạy thực nghiệm, giảng viên đã áp dụng với em có mang lại hiệu quả tốt không ? 100% Đồng ý = Mang lại hiệu quả tốt 9 Em có đồng ý rằng, ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung là một trong những loại ca khúc có nhiều bài được công chúng ưa chuộng nhất không ? 75 % 25 % Ý kiến trung dung = Không đồng ý lắm 10 Trong phần giải pháp giảng dạy KTTN Việt Nam, em có thấy mang lại sự hứng thú và kiến thức bổ ích đối với em không ? 100 % Đồng ý = Có 11 Giải pháp giảng dạy KTTN có sự kết hợp giữa KTTN phương Tây với KTTN Việt Nam đối với em có dễ hiểu không ? 75% 25% Đồng ý = Dễ hiểu. Ý kiến trung dung = 208 Không dễ hiểu lắm 12 Theo em, với một sinh viên ở học lực trung bình, phương pháp giảng dạy này có dễ tiếp thu không ? 75% 25% Đồng ý = Dễ tiếp thu. Ý kiến trung dung = Không dễ tiếp thu lắm. 13 Theo em, giải pháp giảng dạy này nếu đem ra phổ cập rộng rãi thì có khả thi không ? 100 % Đồng ý = Khả thi 14 Trong thời gian tới, em có muốn được tiếp tục giảng dạy theo hướng của giải pháp này không ? 100% Đồng ý = Muốn 15 Theo em, giải pháp giảng dạy này có nên đưa vào giáo trình giảng dạy chính thức thuộc phần giảng dạy ca khúc Việt Nam không ? 100% Đồng ý = Nên 209 Phụ lục 16: BIÊN BẢN TỌA ĐÀM 1. Địa điểm, thời gian tổ chức tọa đàm: - Địa điểm: Phòng 13D nhà A1, Học viện ÂNQGVN - Thời gian: 9h30 -11h00, ngày 31/10/2020. 2. Thanh phần tham dự: - Chủ trì tổ chức tọa đàm: NCS Lê Thị Thơ (Anh Thơ) - Các GV tham gia tọa đàm: + TS. NSND Đỗ Quốc Hưng (Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc), GV tham gia giảng dạy thực nghiệm. + Th.S. Lê Anh Dũng: GV khoa Thanh nhạc, tham gia dạy thực nghiệm. + Th.S. Bùi Lan Anh: GV khoa Thanh nhạc, tham gia dạy thực nghiệm. - Đại diện Phòng Đào tạo: Cử nhân Nguyễn Thúy Quỳnh, Cán bộ phòng Đào tạo Học viện. - Đại diện Ban Chủ nhiêm khoa Thanh nhạc Học viện: TS. Nguyễn Thị Phương Nga, Phó Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc. - Các sinh viên tham gia các lớp thực nghiệm sư phạm: + Sinh viên: T. M. H (đại học I, giọng Soprano), + N. Đ. T (đại học II, giọng Tenor), + P. Q. A (đại học II, giọng Soprano), + N. T. L (đại học III, giọng Tenor), + H. T. D (đại học II, giọng Soprano). - Thư ký: Sinh viên Vũ Quang Thiện (ĐH Thanh nhạc, năm thứ Nhất). 3. Nội dung cuộc tọa đàm: Trao đổi, góp ý kiến và tổng kết chương trình thực nghiệm sư phạm, đồng thời đánh giá về tính khoa học, hiệu quả và tính khả 210 thi của giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN do NCS Lê Thị Thơ (Anh Thơ) đề xuất. CÁC Ý KIẾN PHÁT BIỂU TẠI CUỘC TỌA ĐÀM 1. NCS Lê Thị Thơ: Phát biểu tổng kết Chương trình Thực nghiệm sư phạm để kiểm định về hiệu quả và tính khả thi của giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN do đề tài luận án của NCS Lê Thị Thơ đề xuất ra. - Nhìn chung, kế hoạch tổ chức thực nghiệm đã diễn ra trôi chảy, nghiêm túc và có kết quả. - Các GV tham gia rất nhiệt tình và trách nhiệm. - Các SV tham gia rất nhiệt tình, nghiêm túc, có hứng thú và tiếp thu có kết quả những kiến thức cơ bản về chuyên ngành đã được các thầy cô trong khoa giảng dạy trong thời gian thực nghiệm. - Chương trình đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của nhà trường, của khoa Thanh nhạc và các đơn vị có liên quan. - NCS tỏ lời cám ơn trân trọng các GV cùng các em SV đã tận tình tham gia chương trình thực nghiệm. 2. GV Bùi Lan Anh: Tôi cho rằng, qua 4 năm học Trung cấp và 4 năm học đại học, nếu không có những giải pháp hữu hiệu, thiết thực như thế này thì nhiều em không nắm được gì mấy về cách hát ca khúc VN mang âm hưởng dân tộc, mà đó lại chính là phần các em sẽ thực hiện nhiều sau khi ra trường. Đồng thời, đó cũng là một cách có thể mở ra cơ hội thành công cho các em khi ra hoạt động trong thực tế. 3. GV Lê Anh Dũng: Qua giảng dạy thực nghiệm, tôi thấy giải pháp giảng dạy này là rất tốt và rất bổ ích, GV đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp cần phải có kiến thức và phương pháp như vậy, cùng với sự nhiệt tình, lòng yêu nghề, 211 động viên khích lệ kịp thời thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả giảng dạy tốt, góp phần giúp SV đi tới thành công trên con đường lập nghiệp. 4. TS. NSND Đỗ Quốc Hưng: Tôi nhận thấy đây là phương pháp rất tốt để giảng dạy cho các em SV khoa Thanh nhạc, đặc biệt là các em có khả năng hát những bài mang âm hưởng dân ca; nếu SV vừa được học tốt các kỹ thuật thanh nhạc Bel canto, lại vừa nắm được các kỹ thuật của cách hát áp dụng truyền thống thanh nhạc dân tộc để hát tốt ca khúc VN thì sẽ rất vững vàng cho tương lai nghề nghiệp; từ trước tới nay, chúng ta thường quá chú trọng việc dạy kỹ thuật kinh điển phương Tây mà chưa quan tâm đúng mức đến phần kiến thức và kỹ thuật thanh nhạc VN, nên có những bất cập khi các em ra trường; phương pháp giảng dạy này cần phải được ủng hộ và tiếp tục phát huy hơn nữa. 5. Sinh viên T. M. H (đại học I, giọng Soprano): Sau khi được học qua chương trình dạy thực nghiệm, em nhận thấy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung rất có giá trị đối với SV học thanh nhạc, thực sự đó là mảnh đất đầy tiềm năng cho học tập và biểu diễn, em rất mong khoa Thanh nhạc và nhà trường chính thức đưa các ca khúc này vào giáo trình giảng dạy. 6. Sinh viên N.Đ.T (đại học II, giọng Tenor): Trước đây học ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung em thấy rất khó và không thích lắm nhưng qua giải pháp dạy trong những buổi thực nghiệm em thấy dễ tiếp thu hẳn, dễ thực hiện các yêu cầu kỹ thuật và bắt đầu ưa thích được học, được biểu diễn loại ca khúc này. 7. Sinh viên N. T. L (đại học III, giọng Tenor): Em cho rằng, nếu vào học chuyên ngành mà được thầy cô giảng dạy theo phương pháp như thế này thì sẽ nhanh tiến bộ và thích học các ca khúc mang âm hưởng dân ca nói chung, ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung nói riêng. 8. Sinh viên P. Q. A (đại học III, giọng Soprano): May mắn cho em, chính do được học ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung theo phương pháp này mà em nhanh chóng nắm được cách vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản vào bài hát và nó đã góp phần quan trọng giúp em đạt được Giải nhì trong cuộc thi Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 2019. Em rất cám ơn cô giáo của em. 212 9. TS Nguyễn Thị Phương Nga: Có thể nói, NCS Lê Thi Thơ là người rất yêu nghề, việc đi vào nghiên cứu đề tài này là thể hiện đúng sở trường và phát huy được những kinh nghiệm của chị trong biểu diễn và giảng dạy. Việc có một số sinh viên của chị Anh Thơ được các giải thưởng tại các cuộc thi Sao Mai, thi Tiếng hát truyền hìnhcho thấy phương pháp giảng dạy của chị là có hiệu quả tốt, nhất là đối với mảng ca khúc mang âm hưởng dân gian. Mong rằng, chị sẽ tiếp tục phát huy trong giảng dạy để cùng anh chị em trong khoa xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành của khoa Thanh nhạc. 10. Cử nhân Nguyễn Thúy Quỳnh: Trong điều kiện thực tế là, không phải sinh viên thanh nhạc nào cũng có nguyện vọng đi sâu vào học để trở thành ca sĩ hát opera hoặc hát thính phòng, mà trên phàn lớn các em học sinh, sinh viên thanh nhạc muốn học hát ca khúc VN để sau này ra trường phục vụ đông đảo công chúng.Vì vậy, kết quả nghiên cứu trong luận án của chị Anh Thơ sẽ góp phần giúp các em thanh nhạc có thể có những cơ hội tốt hơn khi học chuyên ngành và tạo thuận lợi khi ra trường làm việc. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu. 11. NCS Lê Thị Thơ: Xin trân trọng cảm ơn những lời phát biểu chân tình của anh chị em GV và các em SV, cũng như những lời động viên của mọi người. Trong thời gian tới, nếu kết quả nghiên cứu được công nhận, tôi sẽ cố gắng mang hết tâm huyết, lòng say mê nghề nghiệp và những kiến thức, kinh nghiệm có được của mình để đóng góp cho khoa và Học viện. Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người. Cuộc tọa đàm kết thúc lúc 11h00. Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2020 Chủ trì tọa đàm Thư ký tọa đàm NCS Lê Thị Thơ Sinh viên Vũ Quang Thiện 213 Phụ lục 17: DANH MỤC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA MIỀN TRUNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU  Các ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh Hóa: 1. Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao) 2. Thanh Hóa anh hùng (Hoàng Đạm) 3. Hát mừng các cụ dân quân (Đỗ Nhuận) 4. Cây lúa Hàm Rồng (Đôn Truyền) 5. Đường vào Thanh Hóa (Nguyễn Trọng) 6. Khúc tình ca Thanh Hóa (Nguyễn Trọng) 7. Kỷ niệm giọng hò (Minh Quang) 8. Hỡi em cấy lúa dưới trăng (Nguyễn Liên) 9. Quê mẹ xứ Thanh (Lê Xuân Bắc) 10. Lồng lộng quê Thanh (Phó Đức Phương) 11. Về với Xứ Thanh (Nguyễn Tiến)  Các ca khúc mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh(Nghệ An, Hà Tĩnh): 12. Tiếng hát sông Lam (Đinh Quang Hợp) 13. Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Ví Giặm (Trần Hoàn) 14. Mời anh về Hà Tĩnh (Trần Hoàn) 15. Lời Bác dặn trước lúc đi xa (Trần Hoàn) 16. Người con gái sông La (Doãn Nho) 17. Người lính mùa xuân về (Doãn Nho) 18. Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung) 19. Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ) 20. Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý) 21. Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (Nguyễn Văn Tý) 22. Hà Tĩnh mình thương (An Thuyên) 214 23. Neo đậu bến quê (An Thuyên) 24. Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác(An Thuyên) 25. Ca dao em và tôi (An Thuyên) 26. Khúc hát sông quê (Nguyễn Trọng Tạo) 27. Cô dân quân Làng Đỏ (Nguyên Nhung) 28. Rừng và biển (Trần Hoàn) 29. Nhớ về Hà Tĩnh (Hồ Hữu Thới) 30. Cung đàn Thúy Kiều (Ngọc Thịnh) 31. Ơi mẹ Làng Sen (Trần Mạnh Hùng) 32. Em yêu anh như yêu câu Ví Giặm (Vũ Ngọc Quang) 33. Sợi nhớ sợi thương (Phan Huỳnh Điểu) 34. Lời quê (Ngọc Thịnh) 35. Tiếng hò trên đất Nghệ An (Tân Huyền) 36. Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Nhạc: Hoàng Hiệp, thơ: Phạm Tiến Duật) 37. Nghệ Tĩnh mình đây (Xuân Giao) 38. Xứ Nghệ nhớ thương (nhạc: Từ Tấn Lực, thơ: Hồ Tịnh Văn) 39. Đừng ví em là biển (nhạc: Trần Thanh Tùng, lời: phỏng thơ Minh Thiện) 40. Về quê em xứ Nghệ (Dương Đức Thiện). 41. Ta lại đào công sự (Nguyễn Đức Toàn) 42. Ôi, dòng suối La La (Huy Thục) 43. Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn Dung) 44. Đưa anh đi hái măng rừng (Hoàng Tạo) 45. Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương). 46. Thương ơi điệu ví (Lê An Tuyên) 47. Trông cây lại nhớ tới Người (Đỗ Nhuận cải biên từ Ví Giặm Nghệ Tĩnh) 215 48. Mướp con (Doãn Nho) 49. Về Xứ Nghệ cùng anh (nhạc: Xuân Hòa, thơ: Phương Thảo) 50. Ở hai đầu nỗi nhớ (Phan Huỳnh Điểu) 51. Từ Làng Sen (Phạm Tuyên) 52. Thương về Xứ Nghệ (Tất Tùng) 53. Điệu ví dặm là em (Nhạc: Quốc Nam, lời: Lê Văn – Quốc Nam) 54. Ai vô xứ Nghệ (nhạc: Phạm Tuyên, lời: Phỏng thơ Huy Cận)  Các ca khúc mang âm hưởng dân ca Bình –Trị -Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế): 55. Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương) 56. Dân ta đánh giặc anh hùng (Nguyễn Văn Thương) 57. Huế xưa (Châu Kỳ) 58. Câu hò bên bờ Hiền Lương (Nhạc: Hoàng Hiệp, lời: Đằng Giao) 59. Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân) 60. Hà Nội – Huế -Sài Gòn (Hoàng Vân) 61. Trên biển quê hương (Đức Minh) 62. Bài ca sông Nhật Lệ (Nhật Lai) 63. Đồng Hới ngày tôi về (Tân Huyền) 64. Đưa em về Kiến Giang (Xuân Đồng) 65. Chuyện tình Phong Nha (Hoàng Sông Hương) 66. Huế, tình yêu của tôi (Trương Tuyết Mai) 67. Xe ơi, lên đường (Trương Tuyết Mai) 68. Huế Thương (An Thuyên) 69. Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng (Hương Lan-tức Trọng Loan) 70. Bài ca thành Huế (Đào Việt Hưng) 71. Bài ca thống nhất (Võ Văn Di) 216 72. Nghe tiếng pháo Khe Sanh (Đức Nhuận) 73. Nhớ Nhật Lệ (Trần Hoàn) 74. Quảng Trị yêu thương (Trần Hoàn) 75. Gửi Huế (Trần Hoàn) 76. Khúc hò khoan trên sông Hương (Trần Hoàn) 77. Câu hò trên công trường Thạch Hãn (Trần Hoàn) 78. Một mùa xuân nho nhỏ (Nhạc: Trần Hoàn, lời: thơ Thanh Hải) 79. Huế vấn vương (Trần Hữu Pháp) 80. Lời ru chim Yến (Trần Hữu Pháp).  Các ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 81. Đi tìm người hát lý thương nhau (Vĩnh An) 82. Thu Bồn ơi (Lê Anh) 83. Ba lý duyên tình (Trần Xuân Tiến) 84. Quảng Nam yêu thương (Phan Huỳnh Điểu) 85. Tình quê (Trần Quế Sơn) 86. Nhớ Quảng Nam (Vũ Đức Sao Biển) 87. Về lại Hội An (Trần Hoàn) 88. Nhớ Quảng Ngãi (Vĩnh An) 89. Qui Nhơn mến thương (Vũ Trung) 90. Về Qui Nhơn (Lê Khắc Hùng) 91. Bình Định quê tôi (Lê Khắc Hùng) 92. Bên bờ sông Côn (Trần ngọc Sơn) 93. Mùa xuân Qui Nhơn, mùa xuân Bình Định (Trần ngọc Sơn) 94. Tuy Hòa chín nhớ mười thương (Nguyễn Xuân Thành) 95. Tiếng hò trên đồng lúa Tuy Hòa (Nguyễn Xuân Thành) 217 96. Em về Phú Yên (Hoàng Trọng Thống) 97. Nhớ Phú Yên (Hoàng Trọng Thống) 98. Hạt gạo Tuy Hòa (Lê Mỹ Như) 99. Phú Yên ơi đẹp lắm quê mình (Thiều Phu Sa) 100. Nha Trang chiều thu (Trần Xuân Lâm) 101. Về Nha Trang (Nguyễn Cao Hữu Tâm) 102. Nha Trang tình yêu của tôi (Trần Anh Phương) 103. Khánh Hòa tôi yêu (Ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem) 104. Chim trắng mồ côi (Nhạc: Minh Vy, lời: thơ Hồng Xương Long) 105. Màu xanh yêu thương (Lê Anh) 106. Gửi em chiếc nón bài thơ (Nhạc: Lê Việt Hòa, lời: phỏng thơ Sơn Tùng) 107. Ninh Thuận quê mình (Phan Quốc Anh) 108. Phan Rang thành phố tuổi xuân (Phan Quốc Anh) 109. Về Bình Thuận quê mình (Nguyễn Thế Tuyên) 110. Về Bình Thuận hát khúc dân ca (Huỳnh Tấn Sang). 111. Gặp anh trên đảo Sinh Tồn (Huỳnh Phước Long) 112. Quảng Ngãi đất mẹ ngoan cường (Trương Quang Lục). 218 Phụ lục 18: DANH MỤC 50 CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA MIỀN TRUNG ĐỀ XUẤT ĐƯA VÀO GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC THANH NHẠC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM STT Tên ca khúc Loại chất liệu dân ca Tác giả Loại giọng Chương trình năm học 1 Hát mừng các cụ dân quân. Hò sông Mã, dân ca Thanh Hóa. Đỗ Nhuận Nam trung Nam trầm. ĐH I – II 2 Hỡi em cấy lúa dưới trăng Làn điệu Đi cấy, Dân ca Thanh Hóa Nguyễn Liên Nam cao ĐH I-II 3 Khúc tình ca Thanh Hóa Làn điệu Đi cấy, dân ca Thanh Hóa Đinh Quang Hợp Nữ cao ĐH I-II 4 Cây lúa Hàm Rồng Làn điệu Đi cấy, Dân ca Thanh Hóa Đôn Truyền Nữ cao ĐH II-III 5 Chào sông Mã anh hùng Hò sông Mã, dân ca Thanh Hóa. Xuân Giao Nam cao ĐH III - IV 6 Đào công sự Hát dặm Hà Tĩnh Nguyễn Đức Toàn Nam trung ĐH I 7 Rừng và biển Ví dặm Nghệ Tĩnh Trần Hoàn Nam trung ĐH I 8 Sợi nhớ sợi thương Ví dặm Nghệ Tĩnh Phan Huỳnh Điểu Nữ cao ĐH I 9 Trông cây lại nhớ đếnNgười Ví dặm Nghệ Tĩnh Đỗ Nhuận Nữ trung ĐH I 10 Thương về Xứ Nghệ Ví dặm Nghệ Tĩnh Tất Tùng Nữ Trung Nam trầm ĐH I 11 Mời anh về Hà Tĩnh Ví dặm Nghệ Tĩnh Trần Hoàn Nữ trung, nữ cao ĐH I 12 Đường Trường Sơn xe anh qua Ví dặm Nghệ Tĩnh Văn Dung Nam cao ĐH I 219 13 Đưa anh đi hái măng rừng Ví dặm Nghệ Tĩnh Hoàng Tạo Nữ cao ĐH I 14 Lời quê Ví dặm Nghệ Tĩnh Ngọc Thịnh Nam trung Nam trầm, Nữ trung ĐH I 15 Bài ca bên cánh võng Ví dặm Nghệ Tĩnh Nguyên Nhung Nam cao, nữ trung ĐH I 16 Cô dân quân Làng Đỏ Ví dặm Nghệ Tĩnh Nguyên Nhung Nữ trung ĐH I - II 17 Từ Làng Sen Ví dặm Nghệ Tĩnh Phạm Tuyên Nữ trung ĐH I - II 18 Khúc hát sông quê Ví dặm Nghệ Tĩnh Nguyễn Trọng Tạo Nữ trung, nữ cao ĐH I-II 19 Em yêu anh như yêu câu ví dặm Ví dặm Nghệ Tĩnh Vũ Ngọc Quang Nữ trung ĐH I-II 20 Ở hai đầu nỗi nhớ Ví dặm Nghệ Tĩnh Phan huỳnh Điểu Nữ cao ĐH I-II 21 Xứ Nghệ nhớ thương Ví dặm Nghệ Tĩnh Nhạc: Từ Tấn Lực, thơ: Hồ Tịnh Văn Nam trung Nữ trung ĐH I-II 22 Về xứ Nghệ cùng anh Ví dặm Nghệ Tĩnh Nhạc: Xuân Hòa, lời: Phương Thảo Nam trung ĐH I-II 23 Điệu ví dặm là em Ví dặm Nghệ Tĩnh Nhạc: Lê Văn, lời: Lê Văn, Quốc Nam Nam trung, nữ trung ĐH I - II 24 Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác Ví dặm Nghệ Tĩnh An Thuyên Nữ cao ĐH II 25 Ca dao em và tôi Ví dặm Nghệ Tĩnh An Thuyên Nữ cao, Nam cao ĐH II 26 Lời Bác dặn trước lúc đi xa. Ví dặm Nghệ Tĩnh. Trần Hoàn Nữ trung ĐH II 220 27 Hà Tĩnh mình thương Ví dặm Nghệ Tĩnh An Thuyên Nữ trung Nam trung ĐH II 28 Thương ơi điệu ví Ví dặm Nghệ Tĩnh Lê An Tuyên Nữ cao, Nam cao ĐH II 29 Ai vô xứ Nghệ Ví dặm Nghệ Tĩnh Phạm Tuyên Nữ cao ĐH II 30 Người lính mùa xuân về Hát dặm Hà Tĩnh Doãn Nho Nam trung ĐH II 31 Tiếng hát sông Lam Ví dặm Nghệ Tĩnh Đinh Quang Hợp Nữ cao ĐH II-III 32 Người con gái sông La Ví dặm Nghệ Tĩnh Doãn Nho Nữ cao ĐH II - III 33 Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Ví Dặm Ví dặm Nghệ Tĩnh Tràn Hoàn Nữ cao ĐH II-III 34 Mướp con Hát dặm Nghệ Tĩnh Doãn Nho Nam trung ĐH II-III 35 Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh Ví dặm Nghệ Tĩnh Nguyễn Văn Tý Nữ cao ĐH II-III 36 Xa khơi Hát ví Nghệ Tĩnh Hát ví Nghệ Tĩnh Nữ cao ĐH III- IV 37 Ơi mẹ Làng Sen Ví dặm Nghệ Tĩnh Trần Mạnh Hùng Nữ cao ĐH III- IV 38 Huế,tình yêu của tôi Dân ca Huế Trương Tuyết Mai Nữ cao ĐH I 39 Huế thương Lý Huế An Thuyên Nam trung ĐH I- II 40 Câu hò bên bờ Hiền Lương Dân ca Trị Thiên Huế Nhạc: Hoàng Hiệp, lời: Đằng Giao Nữ cao ĐH I-II 41 Hà Nội- Huế- Sài Gòn Hò mái nhì, Trị Thiên Huế Hoàng Vân Nữ cao ĐH I-II 42 Một mùa xuân nho nhỏ Dân ca Huế Trần Hoàn Nữ cao ĐH II 221 43 Bài ca thống nhất Hò Huế Võ Văn Di Nữ cao ĐH II-III 44 Quảng Bình quê ta ơi Hò hụi, Quảng Bình Hoàng Vân Nữ cao ĐH II-III 45 Bình Trị Thiên khói lửa Hò Trị Thiên-Huế Nguyễn Văn Thương Nam trung ĐH III- IV 46 Đi tìm người hát lý thương nhau Lý thương nhau,dân ca Quảng Nam Vĩnh An Nữ cao, Nam cao ĐH I 47 Màu xanh yêu thương Dân ca bài chòi Nam Trung Bộ Lê Anh Nam trung ĐH I-II 48 Gửi em chiếc nón bài thơ Dân ca Khánh Hòa Nhạc: Lê Việt Hòa, thơ: Sơn Tùng Nữ cao, Nam cao ĐH I-II 49 Quảng Nam yêu thương Lý tang tít, dân ca Quảng Nam Phan Huỳnh Điểu Nữ cao, Nam cao ĐH II-III 50 Thu Bồn ơi Dân ca Bài chòi, Quảng Nam Lê Anh Nữ trung Nam trung ĐH II-III 222 Phụ lục 19. BẢN NHẠC CỦA CÁC BÀI DÂN CA THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA MIỀN TRUNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giang_day_cac_ca_khuc_mang_am_huong_dan_ca_mien_trun.pdf
  • pdf2 Tom tat luan an Le Thi Tho (bao ve cap Hoc vien) (1).pdf
  • pdf2 Tom tat luan an Le Thi Tho (bao ve cap Hoc vien).pdf
  • docx3 Nhung diem moi cua Luan an.docx
  • docxLe Thi Tho Novel contributions.docx
  • jpgz3715702790427_ac86d59287b78597d4f0283a62245406.jpg
Luận văn liên quan