Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nàng nàng (callicarpa candicans) và loài tử châu lá to (callicarpa macrophylla) ở Việt Nam

Phổ 1H-NMR của M6 cho biết có 7 tín hiệu của nhóm CH3 ở độ dịch chuyển H 0,78 (3H, s, 24-CH3); 0,85 (3H, s, 26-CH3); 0,89 (3H, d, J = 6,5 Hz, 30-CH3); 0,95 (3H, s, 25-CH3); 0,97 (3H, d, J= 6,5Hz, 29-CH3); 0,98 (3H, s, 23-CH3); 1,12 (3H, s, 27-CH3), trong đó tín hiệu của 2 nhóm methyl dạng doublet. Ngoài ra, trên phổ cũng cho biết có tín hiệu của proton thuộc nhóm CH gắn trực tiếp với nhóm OH tại H 3,17 (1H, dd, J = 5,5, Hz và 11,5 Hz, H-3) và một proton cũng thuộc nhóm CH tại H 0,76 (1H, d, J = 11,3 Hz, H-5). Tín hiệu proton thuộc nhóm CH tại độ dịch chuyển H 2,20 (1H, d, J = 11.5 Hz, H-18) có tương tác xa với nhóm CH3 là đặc trưng cho các triterpen thuộc kiểu khung ursan. Tín hiệu cộng hưởng tại H 5,24 (1H, td, J = 3,5 Hz và 7,5 Hz) là tín hiệu của proton H-12, thuộc nhóm CH nối đôi với carbon tương ứng là C 126,9 (C-12). Tất cả những dữ liệu trên cho phép kết luận M6 là một triterpene thuộc kiểu khung ursane.

pdf164 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài nàng nàng (callicarpa candicans) và loài tử châu lá to (callicarpa macrophylla) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 (C-8) và các cặp proton thuộc hệ A2B2 tại δH 7,46 (1H, dd, J = 2,5 và 8,0 Hz, H-2'), 7,43 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6'), 6,92 (d, J= 8,5 Hz, H-5') tương ứng tại C 120,5 (C-2'), 114,3 (C-6') và 116,8 (C-5'). Tín hiệu δH 12,00 ppm tại vùng trường thấp đặc trưng cho nhóm hydroxyl liên kết cầu hydro nội phân tử với carbon thuộc nhóm carbonyl tại vị trí C-4. Có điểm khác biệt so với C9, đó là trên phổ của C10 mất đi tín hiệu proton thuộc nhóm metoxy, thay vào đó là tín hiệu của các proton thuộc phân tử đường rất rõ tại δH 6,52 (1H, d, J = 2,5 Hz, H- 1") ứng với C 100,5 ppm, tín hiệu của proton thuộc nhóm methylene tại δH 3,94 (1H, dd, J = 2,5 Hz và 12,5 Hz, Ha-6") ứng với C 62,5 ppm. Ngoài ra là tín hiệu của các proton methine thuộc vùng đường tại δH 3,51 (2H, m, H-2"), 3,56 (1H, m, H-3"), 3,42 (1H, m, H-4"), 3,51 (2H, m, H-5") ứng với C 74,7 (C-2"), 78,4 (C-3"), 71,3 (C-4"), 78,9 (C-5"). Phổ 13C-NMR kết hợp với DEPT cho biết trong phân tử có tổng số 21 carbon. Trong đó, có 9 carbon bậc 4,11 carbon methine (CH) và 1 nhóm methylene (CH2). Trên phổ 13C-NMR quan sát rõ tín hiệu của nhóm carbonyl (C=O) tại C 184,1 ppm. So với hợp chất C9, trên phổ 13C-NMR của C10 cũng thấy được sự khác biệt đó là mất đi tín hiệu của nhóm OCH3, thay vào đó là tín hiệu của các carbon thuộc phân tử đường tại C 100,5; 74,7; 78,4; 71,3; 77,9; 62,5. Ngoài ra, không quan sát thấy có sự tăng gấp đôi cường độ tín hiệu của carbon methine trong vòng B, thêm vào đó là tín hiệu của 6 carbon liên kết với nhóm thế mang oxi tại δC 166,9; 164,8; 162,9; 159,0; 151,2 và 147,1 ppm. Phân tích phổ HMBC của C10 đã xác định được phân tử đường liên kết với carbon tại vị trí C-7 bởi proton tại δH 6,52 ppm có tương tác với carbon tại δC 166,9 ppm. Căn cứ vào các dữ liệu phân tích phổ 1H-NMR, và 13C-NMR, phổ HSQC, phổ HMBC của C9, kết hợp các dữ kiện phổ thu được và so sánh với tài liệu tham khảo [114,115,116] cho phép xác định họp chất C10 chính là cynaroside hay luteolin-7-O- β-D-glucopyranoside 122 Hình 4.35. Cấu trúc hóa học của C10 Bảng 4.18. Dữ liệu phổ của chất C10 và chất tham khảo [116] Vị trí C10 [116] δC δH (mult., J Hz) H→C (HMBC) #δC #δH (mult., J Hz) 1 - - - - 2 166,9 - 164,4 - 3 104,2 6,63 (1H, s) C-2, C-4, C-10 103,1 6,61 (1H, s) 4 184,1 - 181,8 - 5 162,9 - 161,1 - 6 101,7 6,52 (1H, d, J = 2,5) C-7, C-5, C-10 99,5 6,50 (1H, d, J = 2,4) 7 164,8 162,9 8 96,1 6,83 (1H, d, J = 2,5) C-7, C-9, C-10 94,6 6,80 (1H, d, J = 2,4) 9 159,0 - 156,9 - 10 107,1 - 105,3 - 1’ 121,5 - 121,3 - 2’ 114,3 7,43 (1H, d, J = 2,0) C-2, C-1’, C-3’ 113,5 7,41 (1H, d, J = 1,8) 3’ 147,1 - 145,7 - 4’ 151,2 - 149,8 - 5’ 116,8 6,93 (1H, d, J = 8,5) C-1’, C-3’, C-4’ 115,9 6,91 (1H, d, J = 8,4) 6’ 120,5 7,46 (1H, dd,J= 2,5;8,0) C-2, C-4’, C-2’ 119,1 1’’ 100,5 5,09 (1H, d, J = 7,5) C-2, C-4, C-10 99,9 5,07 (1H, d, J = 7,2) 2’’ 74,7 3,51 (1H, m) 73,0 3,50 (2H, m, J = 7,2; 9,2; 9,2; 9,0) 3’’ 78,4 3,51 (1H, m) 76,3 3,50 (2H, m, J = 7,2; 9,2; 9,2; 9,0) 4’’ 71,3 3,42 (1H, m) 69,5 3,41 (1H, t, J = 9,0; 9,6) 5’’ 77,9 3,56 (1H, m) 77,1 3,55 (1H, m, J = 9,6; 2,4; 6,0) 6’’ 62,5 3,94(1H,dd,J= 2,5; 12,5) 60,6 3,93 (1H, dd, J= 2,4; 12) 3,72 (1H, dd, J= 6,0; 12) #δH và #δC của cynaroside (1H: 200 MHz, 13C: 50 MHz, CDCl3) [116] 123 Tóm tắt kết quả phân lập và xác định cấu trúc các chất trong 2 loài nghiên cứu: Bằng cách kết hợp các phương pháp sắc ký, tổng cộng có 21 hợp chất (trùng lặp 3 hợp chất) đã được phân lập và xác định cấu trúc từ các loài Tử châu lá to và Nàng nàng bao gồm: - 11 hợp chất terpenoid, trong đó có 7 hợp chất triterpenoid (callimacrophylla B, 3β-hydroxyolean-12-ene, β-amyrin, ursolic acid, oleanolic acid, 2α-hydroxy-ursolic acid và 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid) và 4 hợp chất diterpenoid (callimacrophylla A, ent-1β-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on, seco- hinokiol và methyl seco-hinokiol). - 4 hợp chất flavonoid (5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon, 5-hydroxy-3’,4’,7- trimethoxyflavon, genkwanin và cynaroside). - 3 hợp chất steroid (spinasterol, β-sitosterol và daucosterol) Đặc biệt, hai hợp chất callimacrophylla A và callimacrophylla B là hợp chất mới là các chất mới, cùng nhiều hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ chi Callicarpa. Thành phần hóa học chính của 2 loài thực vật chi Callicarpa được nghiên cứu chủ yếu là các hợp chất flavonoid và triterpenoid đã được phát hiện ở các công trình nghiên cứu trước đó. Một số hợp chất phân lập được giống nhau ở hai loài khác nhau như: ursolic acid, β-sitosterol và daucosterol. Các hợp chất triterpenoid phân lập được từ 2 loài nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học chính là các hợp chất khung ursane và oleane, phù hợp với thành phần hóa học chính của các hợp chất triterpenoid trong chi Callicarpa trong các tài liệu đã công bố. Các hợp chất diterpene phân lập được từ 2 loài nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học chính là các hợp chất khung ent-kaurane và abietane, phù hợp với thành phần hóa học chính của các hợp chất diterpenoid trong chi Callicarpa trong các tài liệu đã công bố. Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định dựa vào các dữ liệu phổ IR, MS, 1D và 2D NMR, đồng thời so sánh với các tài liệu đã công bố trước đây đối với các hợp chất đã biết. 124 Bảng 4.19. Các hợp chất phân lập được từ 2 loài nghiên cứu Tên hợp chất Lớp chất Loài phân lập KL(mg) Tính mới Callimacrophylla A diterpneoid C. macrophylla 10.8 mg M ent -1 α-acetoxy - 7β,14 α -dihydroxy-kaur- 16-en-15-on diterpenoid C. macrophylla 12.5 mg H seco-hinokiol diterpenoid C. candicans 22.8 mg H Methyl seco-hinokiol diterpenoid C. candicans 31.0 mg H triterpenoid C. macrophylla 10.3 mg 125 3β-acetoxy-11α,13β-dihydroxylolean-12-one L β-amyrin triterpenoid C. macrophylla 12.7 mg L Ursolic acid triterpenoid C. macrophylla C. candicans 15.5 mg 15.7 mg L L Callimacrophylla B triterpenoid C. macrophylla 10.1 mg M 2α-hydroxy-ursolic acid triterpenoid C. candicans 12.5 mg L triterpenoid C. candicans 11.5 mg 126 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid L oleanolic acid triterpenoid C. macrophylla 8.5 mg Spinasterol steroid C. macrophylla 11.2 mg L β–sitosterol steroid C. macrophylla C. candicans 20.0 mg 19.0 mg 127 Daucosterol steroid C. macrophylla C. candicans 16.5 mg 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon flavonoid C. candicans 8.5 mg L 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon flavonoid C. candicans 11.2 mg L Genkwanin flavonoid C. candicans 13.0 mg L Cynaroside flavonoid C. candicans 10.8 mg L M: Hợp chất mới; L: Lần đầu tiên phân lập từ loài; H: Lần đầu tiên phân lập từ họ 128 4.3. Đánh giá hoạt tính sinh học của Nàng nàng và lá Tử châu lá to 4.3.1. Đánh giá hoạt tính sinh học của tinh dầu lá Nàng nàng và lá Tử châu lá to 4.3.1.1. Đánh giá hoạt tính sinh học của tinh dầu lá cây Nàng nàng Tinh dầu lá Nàng Nàng khi chiết bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ vi sóng và phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thông thường được đánh giá về hoạt tính chống tăng sinh trên 3 dòng tế bào ung thư (Hep-G2, PC3 và A549), cũng như hoạt tính chống vi khuẩn trên 8 chủng nấm mốc, nấm men và vi khuẩn đều được thử nghiệm tại Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Bảng 4.20. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro của tinh dầu lá Nàng nàng trên các dòng tế bào ung thư: gan (Hep-G2), tiền liệt tuyến (PC3) và phổi (A549). Tên mẫu IC50 (µg/mL) Hep-G2 PC3 A549 Tinh dầu lá khô 94.53 >100 >100 Tinh dầu lá tươi cất thông thường >100 >100 >100 Tinh dầu lá tươi sử dụng lò vi sóng 14.65 23.87 56.21 Đối chứng (paclitaxel) 4.03 3.48 3.69 Bảng 4.21. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của lá Nàng nàng Tên mẫu MIC (g/mL) EC PA BS SA AN FO SC CA Tinh dầu lá khô >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200 Tinh dầu lá tươi cất thông thường >200 >200 >200 >200 >200 200 >200 200 Tinh dầu lá tươi dùng lò vi sóng >200 >200 >200 >200 >200 100 >200 200 EC: Escherichia coli, PA: Pseudomonas aeruginosa, BS: Bacillus subtillis, SA: Staphylococcus aureus, AN: Aspergillus niger, FO: Fusarium oxysporum, SC: Saccharomyces cerevisiae, CA: Candida albicans. Kết quả cho thấy, tinh dầu lá Nàng nàng khô chỉ thể hiện hoạt tính yếu trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 (IC50 = 94,5 µg/ml). Tinh dầu lá tươi được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất lôi quấn hơi nước thông thường không thể hiện hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Ngược lại, tinh dầu thu được từ phương pháp sử dụng lò vi sóng thể hiện hoạt tính tốt trên cả ba dòng tế bào ung thư được thử nghiệm, với các giá trị IC50 từ 14,65 µg/ml (Hep-G2) đến 56,21 µg/ml (A549) (bảng 4.20). Tương tự, tinh dầu thu được từ phương pháp sử dụng lò vi sóng cũng cho thấy hoạt tính ức chế nấm Fusarium oxysporum tốt hơn so với Tinh dầu lá tươi được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất lôi quấn hơi nước thông thường (bảng 4.21). Kết quả cho thấy phương pháp 129 cất tinh dầu có hỗ trợ vi sóng thu được các cấu tử hoặc hỗn hợp cấu tử trong tinh dầu lá Nàng nàng có hoạt tính sinh học tốt hơn so với phương pháp chưng cất thông thường. Các hợp chất được phân lập theo phương pháp vi sóng có ý nghĩa quan trọng cho định hướng nghiên cứu tiếp theo về tinh dầu loài Nàng nàng nói riêng và các tinh dầu từ các loài thực vật khác nói chung. 4.3.1.2. Đánh giá hoạt tính sinh học của tinh dầu lá cây Tử châu lá to Hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu tinh dầu thu được từ lá Tử châu lá to bằng phương pháp MTT trên ba dòng ung thư: gan (Hep-G2), tiền liệt tuyến (PC3) và phổi (A549). Paclitaxel được sử dụng làm chất đối chứng với giá trị IC50 bằng 4,03; 3,48; 3,69 µg/ml chống lại các dòng ung thư tương ứng và cũng như hoạt tính kh vi sinh vật kiểm định trên tám chủng (nấm, nấm men và vi khuẩn) đều được thử nghiệm tại Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Kết quả thử hoạt tính được trình bày trong bảng 4.22 và bảng 4.23. Kết quả cho thấy, tinh dầu lá tươi cây Tử châu lá to không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên 3 dòng ung thư gan (Hep-G2), ung thư tiền liệt tuyến (PC3), ung thư phổi (A549) và không biểu hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định trên 8 chủng nấm, nấm men và vi khuẩn. Bảng 4.22. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro tinh dầu lá tươi cây Tử châu lá to trên các dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư tiền liệt tuyến (PC3) và ung thư phổi (A549) Tên mẫu IC50 (µg/ml) Hep-G2 PC3 A549 Tinh dầu lá tươi Tử châu lá to >100 >100 >100 Đối chứng (paclitaxel) 4,03 3,48 3,69 Bảng 4.23. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của lá tươi cây Tử châu lá to Tên mẫu MIC (g/ml) EC PA BS SA AN FO SC CA Tinh dầu lá tươi Tử châu lá to >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200 EC: Escherichia coli, PA: Pseudomonas aeruginosa, BS: Bacillus subtillis, SA: Staphylococcus aureus, AN: Aspergillus niger, FO: Fusarium oxysporum, SC: Saccharomyces cerevisiae, CA: Candida albicans. 4.3.2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của cao chiết từ loài Tử châu lá to và Nàng nàng Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của cặn chiết methanol từ lá, quả và thân cành của cây Nàng 130 nàng (C. candicans) và Tử châu lá to (C. macrophylla) được thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư (Lu-1, Hep-G2 và MCF-7) theo phương pháp SRB. Tiếp đó, các dòng tế bào ung thư bị ức chế mạnh nhất bởi cặn chiết methanol sẽ được lựa chọn để sàng lọc hoạt tính của các cặn chiết phân đoạn n-hexane, EtOAc và nước. Các mẫu được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên ba dòng tế bào ung thư. Kết quả thể hiện trong bảng 4.24. Bảng 4.24. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các cặn chiết tổng methanol từ lá, quả và thân cành cây Tử châu lá to và Nàng nàng TT KH mẫu Nồng độ đầu (g/ml) Giá trị CS (%) Dòng tế bào Hep-G2 Lu-1 MCF-7 DMSO - 100 100 100 Chứng (+) 5 1,34  0,8 2,66  0,9 1,21  0,71 1 Q.CC 40 89,29  1,1 33,04  1,4 40,43  2,79 2 T.CC 40 89,62  1,2 33,53  1,6 91,29  0,32 3 L.CC 40 56,28  2,6 29,69  0,8 35,18  1,0 4 Q.CM 40 60,02  2,3 47,31  1,5 38,86  2,26 5 T.CM 40 64,66  2,2 55,64  2,8 90,22  0,15 6 L.CM 40 47,84  2,1 39,40  2,2 30,23  1,5 (Q : quả, T : thân cành, L : lá, CC: C. candicans, CM: C. macrophylla) Kết quả cho thấy cặn chiết methanol từ lá, quả, thân loài Tử châu lá to và Nàng nàng thể hiện hoạt tính ức chế tốt trên 3 dòng tế bào ung thư thử nghiệm với các giá trị CS(%) từ 29,69  0,8 đến 89,62  1,2%. Đặc biệt cặn chiết methanol của lá cây Tử châu lá to và lá cây Nàng nàng (L.CM và L.CC) có tác dụng ức chế tốt với giá trị CS(%) lần lượt là 47,84  2,1 và 56,28  2,6 (đối với dòng tế bào ung thư Hep-G2); 39,40  2,2 và 29,69  0,8 (đối với dòng tế bào ung thư Lu-1) và 30,23  1,5 và 35,18  1,0 (đối với dòng tế bào ung thư MCF-7). Qua kết quả sàng lọc sơ bộ hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với 03 dòng tế bào ung thư Hep-G2, Lu-1 và MCF-7 cho thấy lá cây Tử châu lá to và lá cây Nàng nàng có tác dụng mạnh hơn quả và thân cành của chúng. Do vậy, các nghiên cứu về thành phần hóa học tiếp theo ưu tiên tập trung vào lá cây Tử châu lá to và lá cây Nàng nàng. Tiếp tục thử hoạt tính của các cặn chiết phân đoạn n-hexane, EtOAc và methanol của lá cây Tử châu lá to và Nàng nàng đối với dòng tế bào ung thư Hep-G2, Lu-1 và MCF-7, kết quả thử nghiệm được thể hiện ở bảng 4.25. Bảng 4.25. Hoạt tính gây độc tế bào của các cặn chiết phân đoạn từ lá cây Tử châu lá to và lá cây Nàng nàng 131 TT KH mẫu Nồng độ đầu (g/ml) Giá trị CS (%) Dòng tế bào Hep-G2 Lu-1 MCF-7 DMSO - 100 100 100 Chứng (+) 5 1,34  0,8 2,66  0,9 1,21  0,71 1 L.CM.H 40 20,18  0,8 12,49  1,4 11,61  2,11 2 L.CM.E 40 98,03  0,9 18,20  1,3 40,43  2,79 3 L.CM.M 40 100 100 91,29  0,32 4 L.CC.H 40 98,84  0,9 73,04  1,5 38,86  2,26 5 L.CC.E 40 30,17  0,1 15,69  2,3 19,93  0,11 6 L.CC.M 40 100 100 90,22  0,15 (L: lá, H: n-hexane, E: ethyl acetate, M: methanol, CC: C. candicans, CM: C. macrophylla) Kết quả cho thấy, ngoại trừ cặn chiết phân đoạn methanol hầu như không thể hiện hoạt tính, cả 2 cặn chiết phân đoạn còn lại của lá loài hai loài này đều có tác dụng ở các mức độ khác nhau, trong đó phân đoạn n-hexane (L.CM.H) của cây Tử châu lá to và EtOAc (L.CC.E) của lá cây Nàng nàng thể hiện hoạt tính mạnh nhất với các giá trị CS(%) thấp với giá trị CS(%) từ 12,49  1,4 - 30,17  0,1 %. Kết quả này được giải thích là do sự hiện diện của các nhóm chất có hoạt tính gây độc tế bào mạnh như terpenoid và flavonoid trong các phân đoạn có độ phân cực yếu và trung bình 4.3.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất sạch phân lập được từ lá Tử châu lá to và Nàng nàng Hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được phân lập từ lá 02 loài nghiên cứu được thử nghiệm tại Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên bằng phương pháp SRB trên ba dòng ung thư người gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7). Ellipticine được sử dụng làm chất đối chứng với giá trị IC50 bằng 0,29; 0,51; 0,48 8µg/ml chống lại các dòng ung thư tương ứng. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.26. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất trên các dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) TT Hợp chất Giá trị IC50 (g/ml) Dòng tế bào Hep-G2 Lu-1 MCF-7 Ellipticine 0,29 0,51 0,48 1 Methyl seco-hinokiol (C6) 8,65 8,53 2,20 2 Seco-hinokiol (C5) 8,25 9,13 2,46 3 Callimacrophylla A (M1) 2,72 2,68 1,57 4 Ent-1β-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) 0,31 1,55 0,23 5 Callimacrophylla B (M8) 0,32 1,87 0,28 6 Ursolic acid (M6) 0,25 0,31 0,21 132 7 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8) - - - 8 β-amyrin (M3) - - - 9 3β-hydroxyolean-12-ene (M2) 5,85 - 2,36 10 Spinasterol (M5) 8,22 8,29 1,82 11 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon (C1) - - - 12 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3) - - - 13 Genkwanin (C9) - - - 14 Cynaroside (C10) - - - Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào các dòng tế bào ung thư đã thử nghiệm: Hoạt tính gây độc tế bào của 14 hợp chất phân lập được xác định: Nhìn chung, hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7) của các hợp chất terpenoid mạnh hơn so với các hợp chất steroid và flavonoid. Các hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7) tốt hơn dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) và ung thư phổi (Lu-1). Hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep- G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) trong số 14 hợp chất có kết quả thử hoạt tính có 6 hợp chất không có hoạt tính với IC50 > 100 (g/ml) gồm: 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon (C1), 5- hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3), 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8), Genkwanin (C9) và cynaroside (C10). Các hợp chất còn lại thể hiện hoạt tính tương mạnh là methyl seco- hinokiol (C6), seco-hinokiol (C5), ent-1 α-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7), callimacrophylla B (M8), ursolic acid (M6), spinasterol (M5), 3β-hydroxyolean-12-ene (M2), callimacrophylla A (M1) với 0,2 g/ml < IC50 < 9,2 g/ml. Đặc biệt hợp chất ursolic acid (M6) có hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7) rất mạnh với giá trị IC50 = 0,25; 0,31 và 0,21 g/ml nhỏ hơn cả nồng độ chất đối chứng Ellipticine với IC50 = 2,9; 0,51 và 0,48 g/ml. Hợp chất ent-1α -acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) và callimacrophylla B (M8) thể hiện hoạt tính kháng tế bào ung thư vú MCF-7 mạnh với IC50 = 0,23 và 0,21 g/ml, mạnh hơn so với chất đối chứng Ellipticine với giá trị IC50 = 0,48 g/ml. Hai hợp chất abietane (methyl seco-hinokiol (C6), seco-hinokiol (C5)) và một hợp chất steroid (spinasterol (M5) thể hiện hoạt tính gây độc mạnh đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) với giá trị IC50 trong khoảng 1,82 g/ml < IC50 < 2,46 g/ml nhưng thể hiện hoạt tính gây độc đối với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) với giá trị 8,22 g/ml < IC50 < 9,13 g/ml, kém hơn khoảng 5 lần so với ung thư vú (MCF-7). Các hợp chất có hoạt tính còn lại đều thể hiện hoạt tính gây độc đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) mạnh hơn không đáng kể so với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1). Trừ hợp chất 3β-hydroxyolean-12-ene (M2) không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng ung thư phổi (Lu-1), hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng ung thư vú (MCF-7) tốt hơn đối với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) với giá trị IC50 tương ứng bằng 2,36 g/ml và 5,85 g/ml. Đối với dòng ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) các hợp chất khung ent-kaurane diterpenoid (callimacrophylla A (M1) và ent-1β-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7)) và ursane- triterpenoid (callimacrophylla B (M8) và ursolic acid (M6) với 0,25 g/ml < IC50 < 2,72 g/ml biểu 133 hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh hơn gấp 8 lần so với các hợp chất khung abietane (methyl seco- hinokiol (C6), seco-hinokiol (C5)) và steroid (spinasterol (M5)) với 8,22 g/ml < IC50 < 9,13 g/ml. Đối với dòng ung thư vú (MCF-7) các hợp chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào gần tương đương nhau với giá trị 0,21 g/ml < IC50 < 2,46 g/ml. Trừ hợp chất ursane-triterpenoid: 2α,3β,23- trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8) không thể hiện hoạt tính. Nhóm hydroxyl ở vị trí C-3 trong hợp chất seco-hinokiol (C5) được thay thế bằng nhóm CH3O- tại vị trí C-3 trong methyl seco-hinokiol (C6) của hai hợp chất khung abietane-diterpenoid dẫn đến hoạt tính hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng ung thư gan (Hep-G2) của C5 mạnh hơn C6 (giá trị IC50 tương ứng 8,25 g/ml và 8,65 g/ml) nhưng lại kém hơn dòng tế bào ung thư phổi (Lu- 1) và vú (MCF-7) (giá trị IC50 tương ứng 9,13 g/ml và 8,53 g/ml đối với dòng ung thư Lu-1; 2,46 g/ml và 2,20 g/ml đối với dòng ung thư MCF-7) tuy nhiên sự khác nhau không đáng kể. Sự biến mất của nhóm hydroxy tại vị trí C-18; xuất hiện thêm nhóm α-acetoxy ở vị trí C-1 và β-OH ở vị trí C-14 và thay thế nhóm β-OH, α-CH2-OH tại C-17 thành nhóm olefin của hợp chất ent- 1 α-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) so với hợp chất callimacrophylla A (M1) thuộc bộ khung ent-kaurane-triterpenoid dẫn đến làm tăng hoạt tính gây độc trên ba dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7) với giá trị tương ứng 0,31 g/ml và 2,72 g/ml; 1,55 g/ml và 2,68 g/ml; và 0,23 g/ml và 1,57 g/ml. Đối với các hợp chất khung ursane-triterpenoid, ursolic acid (M6) có hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) rất mạnh với giá trị IC50 = 0,25; 0,31 và 0,21 g/ml, còn hợp chất 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8) không thể hiện hoạt tính. Điều này có thể do sự xuất hiện của hai nhóm hidroxy ở vị trí C-2 và C-23 đã làm giảm hoạt tính gây độc đối với tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7). Một hợp chất ursane- triterpenoid khác, callimacrophylla B (M8) có hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) rất mạnh với giá trị IC50 = 0,32; 1,87 và 0,28 g/ml, tương đương với ursolic acid, điều này có thể liên quan tới nhóm keton ở C-11. 134 KẾT LUẬN  Về thành phần hóa học các chất sạch phân lập 1. Luận án lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài thực vật Nàng nàng (C. candicans) và loài Tử châu lá to (C. macrophylla) thuộc chi Callicarpa ở Việt Nam. Đã phân lập được 21 hợp chất trong đó có 02 hợp chất mới, một hợp chất lần đầu phân lập từ tự nhiên. 2. Từ cặn dịch chiết n-hexane và ethyl acetate lá cây Tử châu lá to (C. Macrophylla) 10 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm 7 hợp chất terpenoid: callimacrophylla B (M8), 3β-hydroxyolean-12-ene (M2), β-amyrin (M3), ursolic acid (M6), oleanolic acid (M10), callimacrophylla A (M1) và ent-1β-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) và 3 hợp chất steroid: spinasterol (M5), β-sitosterol (M4) và daucosterol (M9). Trong đó, callimacrophylla A (M1) và callimacrophylla B (M8) là hợp chất mới. 3. Từ cặn dịch chiết n-hexane và ethyl acetate lá cây Nàng nàng (C. candicans) 11 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm 4 hợp chất flavonoid: 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon (C1), 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3), genkwanin (C9) và cynaroside (C10); 4 hợp chất terpenoid: 2α-hydroxy-ursolic acid (C7), 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8), seco- hinokiol (C5) và methyl seco-hinokiol (C6) và 2 hợp chất steroid: β-sitosterol (M4) và daucosterol (M9). Trong đó, hợp chất methyl seco-hinokiol lần đầu phân lâp từ tự nhiên.  Về thành phần hóa học trong tinh dầu 4. Thành phần hóa học tinh dầu lá và hoa Nàng nàng  Theo phương pháp chưng cất thông thường. Kết quả phân tích sắc kí khí ghép khối phổ GC - MS trong thành phần lá khô Nàng nàng có 39 cấu tử, chiếm 92,57% tổng hàm lượng. Cấu tử chính được xác định trong tinh dầu là α- Gurjunene (21,97%). Trong tinh dầu của lá tươi cây Nàng nàng có 47 cấu tử chiếm 93,17% tổng hàm lượng tinh dầu. Cấu tử chính được xác định trong tinh dầu là α-Gurjunene (21,31%). Thành phần tinh dầu hoa Nàng nàng có 47 cấu tử chiếm 92,86% tổng hàm lượng. Cấu tử có hàm lượng chính được xác định trong tinh dầu hoa cây Nàng nàng là E- caryophyllene (5,07%), α- selinene (5,66).  Theo phương pháp chưng cất hơi nước có hỗ trợ vi sóng Kết quả phân tích sắc kí khí ghép khối phổ GC-MS trong thành phần lá tươi Nàng nàng có 46 cấu tử chiêm 93,4% tổng hàm lượng. Cấu tử chính được xác định trong tinh dầu lá Nàng nàng tươi là β- caryophyllene (10,45%), δ - cadinene (10,28%).  Mặc dù thành phần và hàm lượng các hợp chất trong tinh dầu thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng không khác biệt đáng kể so với phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thông thường, nhưng nó lại thể hiện được hoạt tính chống tăng sinh vượt trội trên các dòng tế bào ung thư được thử nghiệm. 135 5. Thành phần hóa học tinh dầu lá Tử châu lá to Kết quả phân tích sắc kí khí ghép khối phổ GC-MS trong thành phần tinh dầu lá tươi Tử châu lá to có 50 cấu tử, chiếm 90,59% tổng hàm lượng. Cấu tử chính được xác định trong tinh dầu là phytol (11,03%).  Về hoạt tính sinh học 6. Kết quả thử hoạt tính gây độc trên 3 dòng ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) của một số chất sạch phân lập được, cho biết 2 hợp chất mới (callimacrophylla A và callimacrophylla B) thể hiện hoạt tính mạnh, hầu hết các chất còn lại đều thể hiện hoạt tính ở mức khá. Trong đó, hợp chất ursolic acid (M6) có hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) rất mạnh với giá trị IC50 = 2,5; 0,31 và 0,21 g/ml; hợp chất ent-1β-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) và callimacrophylla B (M8) thể hiện hoạt tính kháng tế bào ưng thư vú CF-7 mạnh với IC50 = 0,23 và 0,21 g/ml, nhỏ hơn cả nồng độ chất đối chứng Ellipticine. 7. Tinh dầu lá tươi Nàng nàng thu được từ phương pháp sử dụng lò vi sóng thể hiện hoạt tính tốt trên cả 3 dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư tiền liệt tuyến (PC3), ung thư phổi (A549) được thử nghiệm với các giá trị IC50 tương ứng bằng14,65; 23,87 và 56,21 µg/ml và thể hiện hoạt tính ức chế nấm Fusarium oxysporum tốt với giá trị MIC bằng 100 g/ml. Các mẫu còn lại: tinh dầu lá khô và hoa tươi Nàng nàng, lá tươi Tử châu lá to chưng cất theo phương pháp lôi quấn hơi nước thông thường không thể hiện hoạt tính KIẾN NGHỊ Các kết quả nghiên cứu trong luận án cho thấy các loài chi Callicarpa là nguồn giàu có các hợp chất thiên nhiên có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học thú vị. Vì vậy, trong tương lai tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính chống ung thư của các bộ phận còn lại thân, quả của hai loài trên và các loài khác của chi Callicarpa nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính chống ung thư và hoạt tính sinh học từ các loài thuộc chi Callicarpa của Việt Nam, để khẳng định thêm giá trị khoa học của các loài này, góp phần trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 136 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN  Luận án lần đầu tiên đã nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài thực vật: Nàng nàng (Callicarpa candicans) và Tử châu lá to (Callicarpa macrophylla) thuộc chi Callicarpa ở Việt Nam. Đã phân lập được 21 hợp chất sạch (trùng lặp 3 hợp chất còn lại 18 hợp chất). Trong đó, callimacrophylla A và callimacrophylla B là hai hợp chất mới và hợp chất methyl seco-hinokiol lần đầu phân lập từ tự nhiên.  Lần đâu tiên tinh dầu của 2 loài Nàng nàng và Tử châu lá to được nghiên cứu tại Việt Nam. Riêng tinh dầu Nàng nàng ở trên thế giới chưa có một công trình nào nghiên cứu.  Lần đâu tại Việt Nam đã nghiên cứu tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu-1) và ung thư vú (MCF-7) của 14 hợp chất sạch phân lập được từ loài Tử châu lá to (C.macrophylla) và Nàng nàng (C. Candicans). Trong đó 2 hợp chất mới thể hiện hoạt tính mạnh, hầu hết các chất còn lại đều thể hiện hoạt tính ở mức khá.  Tinh dầu lá tươi Nàng nàng thu được từ phương pháp sử dụng lò vi sóng thể hiện hoạt tính tốt trên cả ba dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), ung thư tiền liệt tuyến (PC3), ung thư phổi (A549) được thử nghiệm với các giá trị IC50 tương ứng bằng14,65; 23,87 và 56,21 µg/ml và thể hiện hoạt tính ức chế nấm 137 Fusarium oxysporum tốt với giá trị MIC bằng 100 g/ml. Các mẫu còn lại: tinh dầu lá khô và hoa tươi Nàng nàng, lá tươi Tử châu lá to chưng cất theo phương pháp lôi quấn hơi nước thông thường không thể hiện hoạt tính. 138 139 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN  Bài báo quốc tế (ISI/Scopus): 1. Vũ Thị Thu Lê, Lại Phương Phương Thảo, Phạm Thị Hồng Minh, Hoàng Thị Bích, Đỗ Tiến Lâm, Đinh Thị Thu Thủy, Phạm Minh Quân, Phạm Quốc Long, Đào Việt Hùng, Trần Quốc Toàn, Essential oil of Callicarpa candicans (Burm.f.) Hochr, Asian Journal of Chemistry, 2019 (Scopus). 2. Do Tien Lam, Vu Thi Thu Le, Pham Minh Quan, Pham Thi Hong Minh, Bui Huu Tai, and Phan Van Kiem, Two new terpenoids from the leaves of Callicarpa macrophylla, Natural Product Research, 2019, 34, 688 (SCIE). 3. Quoc Toan Tran, Thu Le Vu Thi , Tien Lam Do, Hong Minh Pham Thi , Bich Hoang Thi, Quang Truyen Chu, Phuong Thao Lai Phuong, Huu Nghi Do , Hoai Thu Hoang Than , Thu Thuy Ta Thi, Van Huyen Luu, Mai Duong Phuong Thi Thu Huong Phung Thi, Optimization of Microwave-Assisted Extraction Process of Callicarpa candicans (Burm.f.) Hochr Essential Oil and Its Inhibitory Properties against Some Bacteria and Cancer Cell Lines, Processes, 2020, 8(2):173 (SCIE).  Bài báo trong nước: 4. Vũ Thị Thu Lê, Luân Thị Thu, Phạm Thị Hồng Minh, Đỗ Tiến Lâm, Nguyễn Phi Hùng, Đoàn Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Vân, Phạm Quốc Long, Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về dịch chiết n-hexan của cây Nàng nàng (Callicarpa candicans (Burm.F) Hochr) ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2016, 54 (2B), 251-257. 5. Vũ Thị Thu Lê, Đỗ Tiến Lâm, Cầm Thị Ính, Đoàn Lan Phương, Phạm Quốc Long, Trần Đăng Thạch, Tạ Thị Thu Thủy, Phạm Thị Hồng Minh, nghiên cứu thành phần hóa học cặn chiết etyl axetat của cây Nàng nàng (Callicarpa candicans (burm.f) hochr.) ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ, 2018, 178(2), 1859-2171. 6. Vũ Thị Thu Lê, Đỗ Tiến Lâm, Cầm Thị Ính, Phạm Quốc Long, Trần Đăng Thạch, Nguyễn Thị Hồng Vân, Phạm Thị Hồng Minh, Triterpenoid và flavonoid từ dịch chiết etyl axetat của cây Nàng nàng (Callicarpa candicans (Burm. f. Hochr.) ở Việt Nam, Tạp chí Hóa học, 2018, 56(3), 341-345. 7. Do Tien Lam, Pham Minh Quan, Vu Thi Thu Le, Nguyen Thi Hong Van, Cam Thi Inh, Ta Thi Thu Thuy, Pham Thi Hong Minh, Terpene compounds isolated from Callicarpa macrophylla in Vietnam Journal of Science and Technology, 2018, 56 (4A), 213-220. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vu Xuan Phuong, Science and technics publishing house, Flora of Vietnam Verbenaceae NXB.KH&KT, Hà Nội, 2007, 6, 284. 2. Jones, William P.; Kinghorn, A. Douglas. Biologically active natural products of the genus Callicarpa. Current bioactive compounds, 2008, 4.1: 15-32. 3. Tu, Yanhua, et al. The medicinal uses of Callicarpa L. in traditional Chinese medicine: An ethnopharmacological, phytochemical and pharmacological review. Journal of ethnopharmacology, 2013, 146.2: 465-481. 140 4. Võ Văn Chi Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, (2012), tập 2, tr.198. 5. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. (2000), 213-216. 6. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003, tập II, tr. 284.(6). 7. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 2001, Nhà xuất bản Y học , Hà Nội. 8. Cantrell, C. L., et al. Isolation and identification of mosquito bite deterrent terpenoids from leaves of American (Callicarpa americana) and Japanese (Callicarpa japonica) beautyberry. Journal of agricultural and food chemistry, 2005, 53.15: 5948-5953. 9. Sen, Manju; PAL, B. C. Chemical investigation of the bark of Calicarpa arborea (Verbenaceae). Journal, 1974. 10. Manandhar, N. P. An inventory of some vegetable drug resources of Makawanpur district Nepal. Fitoterapia (Milano), 1995, 66.3: 231-238. 11. Sturtevant, Edward Lewis. Sturtevant's notes on edible plants. JB Lyon Company, state printers, 1919. 12. Chen, Rong‐Shiow; Lai, Jeng‐Shiow; Wu, Tian‐Shung. Studies on the constituents of Callicarpa formosana Rolfe. Journal of the Chinese Chemical Society, 1986, 33.4: 329-334. 13. Ahmed, A. S.; Siddiqui, S. D.; Zaman, A. Chemical examination of callicarpa Macrophylla, Lagerstroemia reginae and Taxodium Mucronatum. J. Indian Chem. S,1976, 53: 1165. 14. Manandhar, N. P. An inventory of some vegetable drug resources of Makawanpur district Nepal. Fitoterapia (Milano), 1995, 66.3: 231-238. 15. Talapatra, S. K. Calliphyllin, a new diterpene from the leaves of Callicarpa macrophylla. J. Ind. Chem. Soc, 1994, 71: 527-532 16. Bensky, Dan, et al. Chinese herbal medicine. Materia medica, 2004, 3: 437-440. 17. Khare, Chandrama P. Indian herbal remedies: rational Western therapy, ayurvedic, and other traditional usage, Botany. Springer science & business media, 2004. 141 18. Haddon, A.C. Birth and childhood customs, and limitation of children. In: (Haddon, A. C., ed.), Reports of the Cambridge Anthropological Expedition to Torres Straits: Sociology, Magic and Religion of the Eastern Islanders, New York, Johnson Reprint Company, 1971, p. 316. 19. Alam, M. K. Medical ethnobotany of the Marma tribe of Bangladesh. Economic Botany, 1992, 330-335. 20. Bhandary, M. J.; Chandrashekar, K. R.; Kaveriappa, K. M. Medical ethnobotany of the siddis of Uttara Kannada district, Karnataka, India. Journal of ethnopharmacology, 1995, 47.3: 149-158. 21. Tellez, Mario R., et al. Composition and some biological activities of the essential oil of Callicarpa americana (L.). Journal of agricultural and food chemistry, 2000, 48.7: 3008-3012. 22. Tingle, F. C.; Mitchell, E. R. Aqueous extracts from indigenous plants as oviposition deterrents forHeliothis virescens (F.). Journal of chemical ecology, 1984, 10.1: 101-113. 23. Van, Dl Den Berghe, et al. Screening of higher plants for biological activities. II. Antiviral activity. Lloydia, 1978, 41.5: 463-471. 24. CAntrell, C. L., et al. Isolation and identification of mosquito bite deterrent terpenoids from leaves of American (Callicarpa americana) and Japanese (Callicarpa japonica) beautyberry. Journal of agricultural and food chemistry, 2005, 53.15: 5948-5953. 25. Taylor, Lyda Averill Paz, et al. Plants used as curatives by certain southeastern tribes. 1940. Cambridge, MA, Botanical Museum, Harvard University. 26. Kawazu, Kazuyoshi; Inaba, Makoto; Mitsui, Tetsuo. Studies on Fish-killing Components of Callicarpa candicans: Part I. Isolation of Callicarpone and its Toxicity to Fish Part II. Structure of Callicarpone. Agricultural and Biological Chemistry, 1967, 31.4: 494-506. 27. Wang, Y.M., Wang, F., Xiao, H. Chemical constituents of Callicarpa formosana. Chinese Traditional and Herbal Drugs, 2011, 42, 1696–1698. 28. Mei, Wen-Li, et al. A new cytotoxic iridoid from Callicarpa nudiflora. Natural product research, 2010, 24.10: 899-904. 142 29. Kobaisy, Mozaina, et al. Phytotoxicity and volatile constituents from leaves of Callicarpa japonica Thunb. Phytochemistry, 2002, 61.1: 37-40. 30. Lin, Chao-zhan, et al. Study on Chemical Constituents of the Essential Oil from the Leaves of Callicarpa konchiana Makino [J]. Lishizhen Medicine and Materia Medica Research, 2010, 21, 2275–2277. 31. Kim, Yong-Suk; Shin, Dong-Hwa. Volatile constituents from the leaves of Callicarpa japonica Thunb. and their antibacterial activities. Journal of agricultural and food chemistry, 2004, 52.4: 781-787. 32. Nguyễn Huy Hùng et al. Callicarpa Species from Central Vietnam: Essential Oil Compositions and Mosquito Larvicidal Activities. Plants, 2020, 9.1: 113. 33. Kobaisy, Mozaina, et al. Phytotoxicity and volatile constituents from leaves of Callicarpa japonica Thunb. Phytochemistry, 2002, 61.1: 37-40. 34. Chai, Ling, et al. Analysis of the chemical constituents of essential oil from the leaves of Callicarpa integerrima. Journal of Chinese medicinal materials, 2010, 33.3: 382-385. 35. Lin, ChaoZhan, et al. Chemical constituents and antioxidant activity of the essential oils from the leaves of Callicarpa formosana Rolfe. Journal of Tropical and Subtropical Botany, 2009, 17.4: 401-405. 36. Singh, Anil K., et al. Volatiles of Callicarpa macrophylla: a rich source of selinene isomers. Natural product communications, 2010, 5.2: 269–272. 37. Liu, C.H., Cao, H., Xing, J.B. HPLC content determination of luteolin in Callicarpa kwangtungensis and Gongfukang capsule. Chinese Traditional and Herbal Drugs, 2006, 37, 539–541. 38. Lin, Chao-Zhan, et al. Two new abietane diterpenoids from the caulis and leaves of Callicarpa kochiana. Fitoterapia, 2012, 83.1: 1-5. 39. Yi, L. U.; Yan, H. U. A. Abietane diterpenes from Callicarpa pedunculata. Nat. Prod. Res. Dev., 2011, 23: 66-68. 40. Chen, Jih-Jung, et al. seco-Abietane diterpenoids, a phenylethanoid derivative, and antitubercular constituents from Callicarpa pilosissima. Journal of natural products, 2009, 72.2: 223-228. 41. Ono, Masateru, et al. A new lignan glucoside from the stems of Callicarpa japonica Thunb. var. luxurians Rehd. Journal of natural medicines, 2009, 63.1: 86-90. 143 42. Liu, Yuan-Wei, et al. Bioactive diterpenes from Callicarpa longissima. Journal of natural products, 2012, 75.4: 689-693. 43. Wang, Y.M., Wang, F., Xiao, H. Chemical constituents of Callicarpa formosana. Chinese Traditional and Herbal Drugs, 2011b, 42, 1696–1698. 44. Xu, Jin, et al. Four new clerodane diterpenoids from Callicarpa pentandra. Journal of natural products, 2000, 63.8: 1062-1065. 45. Chung, Ill-min; Upadhyaya, Kumud; Ahmad, Atteeque. Isolation of fatty acids and other constituents from Callicarpa macrophylla fruits. Asian Journal of Chemistry, 2006, 18.3: 1751-1758. 46. Shao, Yong, et al. Lignanoids and diterpenoids from Callicarpa furfuraceae. Helvetica chimica acta, 2006, 89.1: 64-72. 47. Goel, Manoj K., et al. In vitro plant growth promoting activity of phyllocladane diterpenoids isolated from Callicarpa macrophylla Vahl. in shoot cultures of Rauwolfia serpentina. Natural Product Communications, 2007, 2.8: 799-802. 48. Zhou, Bo-ting; LI, Xin-zhong; Xu, Ping-sheng. Chemical composition from Callicarpa cathayana HT Chang [J]. Journal of Guangdong College of Pharmacy, 2005, 21, 695-696. 49. Hu, Yiming, et al. Studies on chemical constituents of Callicarpa pedunculata. Chinese traditional and herbal drugs, 2001, 32.12: 1063-1065. 50. Subramanian, S. Sankara; Nair, AG Ramachandran; Vedantham, T. N. C. Terpenoids and flavones of Callicarpa macrophylla and C. longifolia. Phytochemistry, 1974, 13.1: 306-307. 51. Hu, Y. M., et al. Four diterpenes from Callicarpa pedunculata. Biochemical Systematics and Ecology, 2002, 30, 999 – 1001. 52. Singh, Anil K.; Agpawal, Pawan K. 16oc, 17-isopropylideno-3-oxo- phyllocladane, a diterpenoid from Callicarpa macrophylla. Phytochemistry, 1994, 37.2: 587-588. 53. Zhang, Jie, et al. Chemical constituents from Callicarpa nudiflora and their hemostatic activity. China journal of Chinese materia medica, 2010, 35.24: 3297-3301. 54. Lin, Chaozhan, et al. Component analysis of phenylethanoid glycosides from Callicarpa kochiana Makino. Traditional Chinese Drug Research and Clinical Pharmacology, 2010, 3: 276-284. 144 55. Ren, Fengzhi, et al. Studies on the chemical constituents of Callicarpa bodinieri Levl. Natural Product Research and Development, 2001, 13.1: 33-34. 56. Pan, Ping; Sun, Qi-shi. Chemical constituents of Callicarpa macrophylla Vahl.[J]. Journal of Shenyang Pharmaceutical University, 2006, 9.003, 565-567. 57. Ren, Fengzhi, et al. Study on the chemical constituents of Callicarpa bodinieri. Zhongguo yao xue za zhi, 2004, 39.1: 17-19. 58. Ren, F.-z; Niu, G.-y; Luan, X.-h. Study on the analgesic effect of Callicarpa bodinieri Levl. Natural Product Research and Development, 2003, 15.2: 155-156. 59. Lin, Chao-zhan, et al. Study on Chemical Constituents of the Essential Oil from the Leaves of Callicarpa konchiana Makino [J]. Lishizhen Medicine and Materia Medica Research, 2010, 9, 2275-2277. 60. Zhu, Chen-Chen, et al. Triterpenes from Callicarpa integerrima Champ. Acta pharmaceutica Sinica, 2012, 47.1: 77-83. 61. He, Z. M., et al. Chemical constituents of Callicarpa konchiana. Pharmacy Today, 2011, 21: 328-344. 62. Gao, L.; Lin, C.; Zhu, C. Chemical constituents of Callicarpa longipes. Zhongcaoyao, 2011, 42: 1289-1292. 63. CHen, Y. H., et al. Chemical constituents from the aerial part of Callicarpa kwangtungensis Chun. Chin. J. Nat. Med, 2008, 2: 120-122. 64. Zhou, B. T., et al. Chemical constituents from the upground of Callicarpa kwangtungensis Chun (I). Cent. South Pharm, 2004, 2: 238-239. 65. Curtis, Moses Ashley. Botany: Containing a catalogue of the indigenous and naturalized plants of the state. WW Holden, 1860. 66. Wang, Y.M., Wang, F., Xiao, H. Chemical constituents of Callicarpa arborea Roxb. Shizhen Guoyi Guoyao, 2011, 22, 1341–1342. (in Chinese). 67. Gao, F.P., Wang, H., Ye, W.C., Zhao, S.X. Chemical constituents from the leaves of Callicarpa nudiflora. Zhongguo Yaoke Daxue xuebao, 2010, 41, 120–123. (in Chinese). 68. Lin, C. Z., et al. Studies on the chemical constituents of Callicarpa kochiana. Journal of Chinese medicinal materials, 2010, 33.6: 897-900. 69. Zhou, L.Y. Chemical constituents in aerial parts of Callicarpa pedunculata. Chinese Traditional and Herbal Drugs, 2011, 42, 454–456. 145 70. Ren, Fengzhi, et al. Studies on the chemical constituents of Callicarpa bodinieri (II). Zhongguo yao xue za zhi, 2001, 36.7: 445-447. 71. Hong, Y.L. There search about preparation and quality control of the Fuyankang tablet as well as the compounds from Callicarpa kwangtungersis Chun., Beijing University of Chinese Medicine, Master thesis, 2004. 72. Chung, Ill-min, et al. Isolation and cytotoxic activity of acyclic triterpene callicarpenol from Callicarpa macrophylla. Asian Journal of Chemistry, 2005, 17.3: 1907-1914. 73. He, Z.P., Zhang, C.J., Han, T. "Antitumor activity of Ligustaum lucidum and Taiwan Beautyberry leaf combination in vitro". Mudanjiang Yixueyuan Xuebao, 2011, 2, 8–9. (in Chinese). 74. Jijun, Liang, et al. Flavonoids from Callicarpa nudiflora leaves. Chemistry of Natural Compounds, 2011, 47.1: 110-111. 75. Jia, An; Yang, Y. F.; Kong, D. Y. Isolation and structural identification of C- glycosylflavones from Callicarpa kwangtungensis Chun. and their preliminary anti- inflammatory activities. Chinese Jounal of Pharmaceuticals, 2012, 43: 263-267. 76. Wu, Ai-Zhi, et al. Investigation of the interaction between two phenylethanoid glycosides and bovine serum albumin by spectroscopic methods. Journal of pharmaceutical analysis, 2013, 3.1: 61-65. 77. Mei, Wen-Li, et al. A new cytotoxic iridoid from Callicarpa nudiflora. Natural product research, 2010, 24.10: 899-904. 78. Koo, Kyung Ah, et al. In vitro neuroprotective activities of phenylethanoid glycosides from Callicarpa dichotoma. Planta medica, 2005, 71.08: 778-780. 79. Lu, C. H.; SHEN, Y. M. Water-soluble constituents from Callicarpa pedunculata. Chinese Journal of Natural Medicines, 2008, 6.3: 176-178. 80. Chen, Y., Yang, G.C. Study on the rat of hemorheology effects of Callicarpa nudiflora Hook.Et Am. Zhongguo Yaowu Yu Linchuang, 2007, 7, 293–294. (in Chinese) 81. Wu, A. Z., et al. Interaction between bovine serum albumin and cistanoside F isolated from Callicarpa peii HT Chang. China J. Chin. Mater. Med, 2012, 37: 1392-1398. 146 82. Xie, Er Lei, et al. A novel phenylpropanoid glycoside from Callicarpa kwangtungensis Chun. Chinese Chemical Letters, 2009, 20.7: 827-829. 83. Zhou, B. T., et al. Chemical constituents from the upground of Callicarpa kwangtungensis Chun (I). Cent. South Pharm, 2004, 2: 238-239. 84. Dong, L.; Wang, J. H.; Liu, M. S. Phenolic acid constituents of leaves from Callicarpa nudiflora Hook. Et Arn. J. Shenyang Pharm. Univ, 2010, 27: 290-291. 85. Fu, Guangmiao; Pang, Haihong; Wong, Yung H. Naturally occurring phenylethanoid glycosides: potential leads for new therapeutics. Current medicinal chemistry, 2008, 15.25: 2592-2613. 86. Lee, J.Y., Woo, E., Kang, K.W. "Inhibition of lipopolysaccharide- inducible nitric oxide synthase expression by acteoside through blocking AP-1 activa-tion". Journal of Ethnopharmacology, 2005, 97, 561–566. 87. Jiang, H.; JI, Y.; Zhang, S. Effect of Callicarpa herbs on antioxidation in vitro. Journal of Chinese medicinal materials, 1999, 22.3: 139-141. 88. Lee, Ki Yong, et al. Acteoside of Callicarpa dichotoma attenuates scopolamine- induced memory impairments. Biological and pharmaceutical bulletin, 2006, 29.1: 71-74. 89. Rodriguez, E., et al. Methoxylated flavonoids from Artemisia. Phytochemistry, 1972, 11.12: 3509-3514. 90. Zhou, B. T., et al. Elementary pharmacodynamical studies of aerial part of Callicarpa kwungtungensis Chun. China Journal of Modern Medicine, 2006, 16: 204-206. 91. Mozaina Kobaisy, Mario R. Tellez, Franck E. Dayan và Stephen O. Duke. Độc tính tế bào và thành phần dễ bay hơi từ lá của Callicarpa japonica Thunb . Phương pháp hóa học, 2002, 61 (1), 37-40. 92. Tống Thị Ánh Ngọc; Nguyễn Văn Kiên. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu gừng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2011, 62-69. 93. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản. Essential – oil plants in Viet Nam. Agriculture Publishing House, 2001, volume I, p.7-30. 147 94. Zhang, Qing-Ying, et al. A new triterpenoid from Stelmatocrypton khasianum. Journal of Asian natural products research, 2000, 2.2: 81-86. 95. Herath, H. M. T. B.; Athukoralage, P. S.; Jamie, Joanne F. Two oleanane triterpenoids from Gordonia ceylanica and their conversions to taraxarane triterpenoids. Phytochemistry, 2000, 54.8: 823-827. 96. Okoye, Nkeoma Nkasi, et al. Beta-Amyrin and alpha-amyrin acetate isolated from the stem bark of Alstonia boonei display profound anti-inflammatory activity. Pharmaceutical biology, 2014, 52.11: 1478-1486. 97. Muensaen, Sarinthip, et al. Isolation, structure elucidation and quantitative analysis of callicarpone and oleanolic acid in the leaves of Callicarpa candicans collected from different provinces in Thailand. Agriculture and Natural Resources, 2019, 53.3: 251-259. 98. Jaki, Birgit U., et al. Purity− activity relationships of natural products: the case of anti-tb active ursolic acid. journal of natural products, 2008, 71.10: 1742-1748. 99. zhu, Chen-Chen, et al. Triterpenes from Callicarpa integerrima Champ. Acta pharmaceutica Sinica, 2012, 47.1: 77-83. 100. Nguyễn Thị Hoài. Phân lập acid asiatic và acid madecasic từ rau má (Centella asiatica (L.) Urb., Apiaceae) thu hái tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Dược học, 2001, 51.8: 22-25. 101. Giang PM, Dung LA, Son PT. Synthesis of some ent-kauran diterpenoid derivetives from Croton tonkinensis Gagnep. Vietnam J Chem, 2013, 51(1):80–86. 102. Jiang, Hua-Yi, et al. Scopariusols LT, nine new ent-kaurane diterpenoids isolated from Isodon scoparius. Chinese journal of natural medicines, 2018, 16.6: 456-464. 103. Piozzi, Franco; Savona, Giuseppe; Hanson, James R. Kaurenoid diterpenes from Stachys lanata . Phytochemistry, 1980, 19(6):1237–1238. 104. Nhiem, Nguyen Xuan, et al. New ent-kauranes from the fruits of Annona glabra and their inhibitory nitric oxide production in LPS-stimulated RAW264. 7 macrophages. Bioorganic & medicinal chemistry letters, 2015, 25.2: 254-258. 105. Braca, Alessandra, et al. Structure of kaurane-type diterpenes from Parinari sprucei and their potential anticancer activity. Planta medica, 2004, 70.06: 540-550 148 106. Pham Thi Hong Minh, Pham Hoang Ngoc, Dang Ngoc Quang. A Novel ent- Kaurane Diterpenoid from the Croton tonkinensis G Agnep. Chemical and pharmaceutical bulletin, 2003, 51.5: 590-591. 107. Ayat, Elahi saam, et al. Two flavones from Salvia leriaefolia. 2009, 8(3), 179-184. 108. Meneses-Sagrero, Salvador Enrique, et al. Antiproliferative activity of spinasterol isolated of Stegnosperma halimifolium (Benth, 1844). Saudi pharmaceutical journal, 2017, 25.8: 1137-1143. 109. Tôn Nữ Liên Hương và cs. Nghiên cứu thành phần hóa học của thân cây cỏ xước (achyranthes aspera. l) ở Trà Vinh. Tạp chí khoa học trường đại học cần thơ, 2011, 56-61. 110. Kolak, Ufuk, et al. Antioxidant and anticholinesterase constituents of Salvia poculata. Turkish Journal of Chemistry, 2009, 33.6: 813-823. 111. Hang, Nguyen Thi Minh, et al. Benzoyl esters and flavones from the leaves of Polyalthia parviflora. Vietnam Journal of Chemistry, 2015, 53.2e: 61-64. 112. Ayat, Elahi saam, et al. Two flavones from Salvia leriaefolia. Iranian Journal of Pharmaceutical Research. 2009, 8(3), 179-184. 113. Gomes, Roosevelt A., et al. Phenolic compounds from Sidastrum micranthum (A. St.-Hil.) fryxell and evaluation of acacetin and 7, 4'-Di-O-methylisoscutellarein as motulator of bacterial drug resistence. Química Nova, 2011, 34.8: 1385-1388. 114. P.K. Agrawal. - Carbon -13 NMR of flavonoids. Studies in Organic Chemistry 39. Elservier Science Publishing Company. 1989, 127-133, 320-321. 115. Delnavazi, M. R.; Shahabi, M.; YASSA, N. Flavonoids from the leaves of Iranian Linden; Tilia rubra subsp. caucasica. Research Journal of Pharmacognosy, 2015, 2.3: 17-22. 116. Shi, Guoyu, et al. Chemical constituents from Trichosanthis pericarpium. Asian Journal of Chemistry, 2014, 26.15: 4626-4630. 117. Chen, Y., Yang, G.C., (2007). Study on the rat of hemorheology effects of Callicarpa nudiflora Hook.Et Am. Zhongguo Yaowu Yu Linchuang, 2007, 7, 293– 294. 118. Dong, Lin; LIU, M. S.; Wang, J. H. Lipophilic compounds of Callicarpa nudiflora Hook. Et Arn. Chinese Journal of Medicinal Chemistry, 2009, 19: 371-374. 149 150

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_sinh_hoc.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng việt.pdf
  • pdfTrang thông tin đóng góp mới.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Luận văn liên quan