Luận án Pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và thực tiễn thi hành tại tỉnh Thái Nguyên

Để tháo gỡ vấn đề này, cần thiết có một cải cách về vấn đề “giá đất”, vậy việc ban hành bảng giá đất trong thời kỳ 5 năm theo Dự thảo Luật Đất đai vẫn không giải quyết được vấn đề “giá”, vẫn hình thức, vẫn không theo kịp sự vận động, phát triển hàng ngày của quy luật thị trường, sự phát triển kinh tế, sự thay đổi của thị trường BĐS. Trong khi giá thị trường thường biến động theo thời gian, địa điểm, vị trí , cần thiết xây dựng khung tiêu chí xác định giá thị trường, trên cơ sở khung tiêu chí thế nào là giá thị trường để hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố xác định giá thị trường ở địa phương mình làm cơ sở cho hoạt động thu hồi, giao đất, cho thuê đất, xác định thuế thu nhập có liên quan đến đất đai. Với chỉ đạo của Đảng là: “Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất”246. Sửa đổi quy định pháp luật về giá, thuế, phí là cần sửa đổi đồng bộ toàn bộ các quy định của các Luật khác có liên quan đảm bảo tính thống nhất, liên thông trong toàn hệ thống. Riêng vấn đề "giá đất" là mấu chốt khá quan trọng và cũng tuân theo quy luật thị trường thì không thể chỉ can thiệp bằng phương pháp hành chính. Do vậy cần tuỳ thuộc vào quan hệ đó là quan hệ hành chính (giao, cho thuê), dân sự (chuyển nhượng, tặng cho.) mà có những biện pháp can thiệp và kiểm soát từ phía Nhà nước cho phù hợp. Vấn đề giá một tài sản trong nền kinh tế thị trường, tất yếu là phải tuân theo quy luật thị trường, quy luật cung cầu, biến động hàng ngày. Giá đất cũng không nằm ngoài quy luật cung cầu, quy luật thị trường. Tuy nhiên, vì đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện việc đánh thuế thu nhập từ giao dịch CNQSDĐ nói chung, CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng, vậy mấu chốt là giá vốn và giá bán phải là “thực” mới chống thất thu thuế, trong đó giá vốn là gốc và giá bán là ngọn, hay “đầu vào” và “đầu ra” của giá trị quyền sử dụng đất được chuyển nhượng.

pdf214 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và thực tiễn thi hành tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ chế, chính sách, giải pháp có tính đột phá, đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân và DN, huy động mọi nguồn lực cho phát triển Công tác cán bộ còn có mặt hạn chế, việc thực hiện một số nội dung trong các khâu của công tác cán bộ ở một số nơi còn hình thức. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”249. Do đó, việc tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, mọi công việc đều do con người thực hiện. Việc thực hiện công việc đạt hiệu quả hay không; đạt hiệu quả cao hay thấp lại phụ thuộc vào nhận thức chủ quan; năng lực, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết pháp luật, bản lĩnh chính trị, thái độ phục vụ nhân dân và kỹ năng vận dụng chính sách, pháp luật vào công việc thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước nói chung và các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước và sự lan tỏa về hiệu quả công việc, thái độ, ý thức trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao có ý nghĩa quyết định đến việc áp dụng pháp luật. Thực tiễn cho thấy, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước. Qua khảo sát, điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, của cộng đồng DN và người dân cho thấy những tồn tại, hạn chế, yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết pháp luật, kỹ năng, tinh thần, thái độ, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước góp phần gây ra rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (trong đó có lĩnh vực SDĐ của tổ chức kinh tế). Thực trạng này cũng không phải là một ngoại lệ đối với đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước nói chung và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng tại tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì UBND tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tổng thể mà một trong số những giải pháp đó là tiếp tục tăng cường tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng; kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, ứng xử; bản lĩnh chính trị, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 249 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 1, Sdd, tr.94 - 95. 196 Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc áp dụng pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thái Nguyên. Thanh tra là một nội dung quản lý Nhà nước về đất đai với mục đích xem xét sự chấp hành pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế kinh nói riêng; thanh tra hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp. Hơn nữa, thông qua thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế. Vì vậy, tăng cường thanh tra việc thực hiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế có ý nghĩa quan trọng. Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, NCS cho rằng cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây: Một là, công tác thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên cho đến khi kết thúc quá trình CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; chứ không đợi hoàn thành việc thực hiện giao dịch về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế mới tiến hành. Bởi lẽ, nếu công tác này được thực hiện ngay từ đầu và xuyên suốt quá trình CNQSDĐ của tổ chức kinh tế sẽ ngăn ngừa, loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sai phạm có thể xảy ra. Hai là, khi phát hiện các vi phạm pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh đúng pháp luật; tránh tư tưởng nể nang, bao che hoặc né tránh. UBND tỉnh Thái Nguyên cần chỉ đạo xử lý nghiệm bất cứ hình thức bao che, chống lưng, dung túng cho các hành vi vi phạm pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Thứ tư, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai cũng như người dân, DN đảm bảo tuân thủ pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mọi hoạt động của con người được thực hiện thông qua sự sai khiến, chỉ huy của bộ não; khi con người có nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng và ngược lại. Để có nhận thức đúng thì khó có thể bỏ qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Lĩnh vực pháp luật cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Khi con người sinh ra không phải đã có sự hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật. Muốn con người tuân thủ đúng pháp luật nói chung và các quy định về CNQSDĐ nói riêng thì họ phải có sự hiểu biết, nhận thức pháp luật đầy đủ. Sự hiểu biết, nhận thức pháp luật của con người là kết quả của quá trình tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng được các cấp, các ngành ở tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ; bởi lẽ, việc thay đổi nhận thức không thể thực hiện “nóng vội” hoặc “một sớm, một chiều” mà phải tiến hành kiên trì, bền bỉ với những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Mặt khác, CNQSDĐ nói chung và CNQSDĐ của tổ chức kinh tế của tổ chức kinh tế nói riêng liên quan đến giá trị tài sản 197 lớn lên đến hàng chục; thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Hơn nữa, giao dịch này lại chịu tác động mạnh mẽ của mặt trái của cơ chế thị trường nên dễ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo, vi phạm pháp luật để chiếm đoạt số tiền lớn. Vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật giúp cho các bên tự phòng ngừa rủi ro, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xác lập giao dịch về CNQSDĐ; đồng thời, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế. Điều này thể hiện: Một là, đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nếu không hiểu biết đầy đủ và cập nhật kịp thời, thường xuyên những sửa đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng thì cán bộ, công chức Nhà nước có thể áp dụng không đúng quy định của pháp luật hoặc áp dụng quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực pháp lý đối với tình huống phát sinh, đối với vụ việc thực tiễn cụ thể phát sinh trong quản lý Nhà nước về đất đai. Hậu quả là không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế mà còn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân có liên quan và làm giảm hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai Hai là, đối với các chủ thể tham gia quan hệ về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế. Sự thiếu hiểu biết pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng của các chủ thể tiềm ẩn rủi ro khi tham gia quan hệ về CNQSDĐ. Ví dụ: việc ký kết hợp đồng CNQSDĐ khi chưa đủ điều kiện chuyển QSDĐ hoặc việc CNQSDĐ của tổ chức kinh tế không tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục thì khi xảy ra tranh chấp, khách hàng không có căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc tiềm ẩn nguy cơ bị bên chuyển nhượng chiếm dụng tiền của bên nhận chuyển nhượng.v.v. Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế với một số phương thức tuyên truyền chủ yếu sau đây: - Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trong nội dung kế hoạch công tác hàng quý, hàng tháng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên; các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên và các tổ chức, đoàn thể xã hội khác ở cơ sở nhằm tạo phong trào sâu, rộng trong xã hội vận động người dân quan tâm tìm hiểu pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật, chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động CNQSDĐ nói chung và CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng. - Kết hợp giữa việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng với việc dán áp phích, băng rôn trên đường phố, tại trụ sở UBND các cấp, trụ sở UBND cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; trụ sở nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn 198 hóa tổ dân phố, bảng tin của tổ dân phố, thôn, xóm; tổ chức các lớp bồi dưỡng, nói chuyện pháp luật, sinh hoạt các câu lạc bộ pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hội thi hòa giải viên giỏi; ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, bồi dưỡng; các hội nghị tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cho đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước (trong đó có cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về đất đai) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Biên soạn tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, súc tích với những tình huống cụ thể, tranh ảnh sinh động hoặc sáng tác thơ ca. để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng kết hợp với việc tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; các buổi nói chuyện, tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật đất đai tại các khu công nghiệp cho các DN, tổ chức kinh tế và người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao hiệu quả thi hành lĩnh vực pháp luật này trong thời gian tới. - Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng là một tiêu chí bình xét thi đua hàng năm của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; của hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và của các DN, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.v.v Thứ tư, giải quyết nhanh chóng, chính xác, dứt điểm và đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế kinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung và CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng luôn được các địa phương của tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời; bởi nếu giải quyết dây dưa, không triệt để sẽ gây ra tình trạng âm ỷ trong nhân dân, tạo ra sự bức xúc trong dư luận xã hội và phát sinh thành điểm nóng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế không đồng đều giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh. Có địa phương giải quyết công việc này đạt hiệu quả cao góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung và CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng là điều khó tránh khỏi. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ là một “điểm nghẽn” cho quá trình đầu tư, sản xuất - kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Dẫu vậy, do tính phức tạp của nội dung khiếu nại, tố cáo cũng như một số chính sách, pháp luật về đất đai và chính sách, pháp luật có liên quan còn bất cập, chưa thống nhất, đồng bộ nên hiệu quả đạt được không như mong muốn. Để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật CNQSDĐ của tổ chức kinh tế nói riêng trong thời gian tới thì tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường việc giải quyết nhanh chóng, chính xác, dứt điểm và đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế.v.v. 199 Thứ năm, cần có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ giữa ba cơ quan quản lý đất đai, đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan nhằm việc kiểm soát các hành vi trốn thuế từ hoạt động chia, tách doanh nghiệp, góp vốn, hợp tác kinh doanh Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ cơ chế xin- cho, chuyển dần sang hình thức dịch vụ hành chính, tăng cường thanh, kiểm tra, ngăn ngừa hành vi tham nhũng từ cán bộ, công chức có thẩm quyền có liên quan đến việc chuyển QSDĐ của doanh nghiệp, đảm bảo pháp luật đủ hiệu lực và khả thi trên thực tế. Ngoài ra, cần công khai mọi quy trình, điều kiện khi thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai; hoạt động đấu thầu, đấu giá thực sự công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo minh bạch, bình đẳng và có hiệu lực trên thực tế, tránh đấu thầu, đấu giá hình thức, tình trạng che đậy thông tin, gây khó khăn, cản trở quyền lợi của người sử dụng đất. Mọi thông tin về đất đai và các vấn đề có liên quan cần tăng cường công khai, minh bạch và thực hiện có hiệu quả hệ thống thông tin điện tử quốc gia. Thứ sáu, tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý đất đai, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của hoạt động chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Đây là cơ sở quan trọng để quản lý đất đai bằng việc số hóa các dữ liệu liên quan đất đai, tạo thuận lợi tổ chức kinh tế và các chủ thể có liên quan thực hiện các thủ tục liên quan đến QSDĐ, như cấp GCNQSDĐ, xin giấy phép để xây dựng công trình trên đất..., tạo điều kiện để thực hiện công khai, minh bạch và thực hiện tham vấn đầy đủ với người dân về công tác quản lý đất đai. Bổ sung thêm nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất của đối tượng có sai phạm về đất đai còn gặp nhiều khó khăn CNQSDĐ của tổ chức kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.... 200 Kết luận Chương 4 Việc kinh doanh QSDĐ thông qua hình thức phổ biến là CNQSDĐ không chỉ mang lại lợi nhuận cho tổ chức kinh tế mà còn là một phương thức tiếp cận đất đai sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh của chủ thể kinh doanh trên thị trường BĐS thứ cấp. Pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và pháp luật có liên quan được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho giao dịch này thực hiện thông suốt, lành mạnh và đảm bảo phòng ngừa rủi ro cho các bên tham gia. Thực tiễn thực thi pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cho thấy về cơ bản “bài toán” đất đai đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh được giải quyết; quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch về CNQSDĐ được bảo hộ Dẫu vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực pháp luật này còn bộc lộ một số nội dung quy định bất cập so với thực tiễn phát triển của hoạt động SDĐ của tổ chức kinh tế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc nhiều quan hệ xã hội mới hình thành đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Điều này đòi hỏi pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế phải được bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này theo định hướng như thế nào? Với những giải pháp cụ thể ra sao để đạt hiệu quả mong muốn và được thực tiễn chấp nhận thì đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, luận giải thấu đáo, thuyết phục. Nhằm tăng tính thuyết phục bởi tính thực tiễn của các định hướng, giải pháp đưa ra, NCS nghiên cứu thực chứng thi hành pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên. Nội dung của Chương 4 chính là việc đi tìm “lời giải” cho các câu hỏi nêu trên. Chương này đi sâu phân tích, bình luận về định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới; cụ thể: Thứ nhất, định hướng hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế được Chương 4 đưa ra bao gồm một số định hướng chủ yếu sau: - Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cần dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. - Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cần dựa trên thực tiễn tổng kết thi hành lĩnh vực pháp luật này ở nước ta trong thời gian qua. - Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với những chế định khác của pháp luật đất đai và các lĩnh vực pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. - Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế cần tham khảo pháp luật của các nước trên thế giới Thứ hai, giải pháp hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: Một là, nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế. 201 Hai là, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 202 KẾT LUẬN 1. CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế là nội dung được giới luật học nước ta quan tâm nghiên cứu với việc công bố nhiều công trình khoa học. Các công trình này đều tiếp cận nghiên cứu CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Sự chi phối của chế độ sở hữu đất đai này thể hiện rõ nét nhất ở quy định về điều kiện CNQSDĐ; hiệu lực pháp lý của hợp đồng CNQSDĐ; cấp GCNQSDĐ Nội dung này càng được nhận diện sâu sắc, rõ nét đặt trong mối quan hệ tham chiếu, so sánh với một số công trình nghiên cứu về mua bán, chuyển nhượng đất đai của các tác giả nước ngoài. Việc nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu giúp NCS nhận diện được kết quả đạt đươc; những vấn đề bỏ ngỏ hoặc chưa nghiên cứu thấu đáo, thuyết phục. Điều này giúp NCS xác định định hướng nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu đối với Luận án của mình. 2. Nội dung của Chương 2 Luận án phân tích những vấn đề lý luận về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế. Việc phân tích lý luận về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua việc giải mã khái niệm QSDĐ; QSDĐ của tổ chức kinh tế; khái niệm và đặc điểm của CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; tìm hiểu nội hàm khái niệm tổ chức kinh tế và tổ chức kinh tế SDĐ; phân tích ý nghĩa của việc CNQSDĐ của tổ chức kinh tế Tìm hiểu lý luận pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế được NCS thực hiện theo các “lát cắt” cụ thể gồm: Luận giải cơ sở xây dựng pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; khái niệm và đặc điểm của pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; yêu cầu đối với pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; cấu trúc về nội dung của lĩnh vực pháp luật này; các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế 3. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận của Chương 2; Chương 3 Luận án phân tích thực trạng pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên với những nội dung cụ thể sau: Tìm hiểu thực trạng pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế thông qua việc phân tích điều kiện; các trường hợp CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; trình tự, thủ tục CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; xử lý vi phạm pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế; giải quyết tranh chấp về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế Luận án đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên để nhận diện mức độ phù hợp, những bất cập của các quy định này khi triển khai thực hiện vào thực tiễn tại tỉnh Thái Nguyên. Việc đánh giá thực tiễn thực hiện lĩnh vực pháp luật này tại tỉnh Thái Nguyên được nhận diện trên các khía cạnh: Kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan). Đây là cơ sở để NCS đề xuất định hướng và giải pháp khắc phục tại Chương 4. 203 4. Chương 4 đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và nâng cao hiệu quả thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên. Nội dung Chương 4 là sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các chương: Chương 1, Chương 2, Chương 3 của Luận án. Định hướng hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế được NCS đề xuất, bao gồm: Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước; hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế phải dựa trên việc tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật đất đai để nhận diện những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; giữa Luật Đất đai năm 2013 với các đạo luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam; hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế phải đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế Trên cơ sở định hướng hoàn thiện, Luận án đề xuấ giải pháp hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ của tổ chức kinh tế và nâng cao hiệu quả thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên. 204 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Ngô Thị Hồng Ánh, Enterprise income tax evasion from real estate transfer activities in Vietnam and recommendations, Journal of Law, Policy and Globalization, ISSN 2224-3240 (Paper) ISSN 2224-3259 (Online), Vol.95, 2020, p.25-38. 2. Ngô Thị Hồng Ánh, Cần hoàn thiện pháp luật về đất đai đối với doanh nghiệp, Tạp chí Luật sư Việt Nam số 5/2018, tr. 52-54. 3. Ngô Thị Hồng Ánh, Thảo luận về trốn thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển, nhượng bất động sản ở Việt Nam và khuyến nghị, Tạp chí công thương số 1 – tháng 1/2020, tr. 278-283. 4. Ngô Thị Hồng Ánh, So sánh quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí công thương số 3 -tháng 2/2020, tr. 15-20. 5. Ngô Thị Hồng Ánh, Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế: bất cập và khuyến nghị, Tạp chí công thương số 8 -tháng 4/2020, tr. 14-19. 6. Ngô Thị Hồng Ánh, Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp để tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam: Những vấn đề pháp lý và thực tế đặt ra, Tạp chí công thương số 12 – tháng 5/2021, tr.75-81. 7. Ngô Thị Hồng Ánh, Legal Issues on Land Use Planning for Tourism Real Estate Projects in Vietnam: The Situation and Solutions to Complete, International Journal of Social Science And Human Research ISSN(print): 2644-0679, ISSN(online): 2644-0695, Volume 05 Issue 05 May 2022, p 1984-1988. 8. Ngô Thị Hồng Ánh, Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Dự thảo Luật Đất đai, Tạp chí công thương số 23- tháng 10/2022, tr.58-63. 205 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn kiện của Đảng 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 19- NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tập 1 & tập 2, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XIII số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van- ban-cua-dang/nghi-quyet-so-18-nqtw-ngay-1662022-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap- hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-ve-tiep-tuc-doi-moi-hoan-8628 II. Văn bản pháp luật 7. Quốc hội (1980), Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công báo số 21-31/12/1980, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap- 1980-Cong-hoa-Xa-hoi-Chu-Nghia-Viet-Nam-36948.aspx. 8. Quốc hội (1992), Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Công báo số 8 ngày 30/4/1992. 9. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công báo số 1003+1004 ngày 29/12/2013, Văn phòng Chính phủ. 10. Quốc hội (2014), Luật Công chứng, Công báo số 681+682 ngày 16-7-2014, Văn phòng Chính phủ. 11. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp, Công báo số 713+714 ngày 24/7/2020, Văn phòng Chính phủ. 12. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Công báo số 4 ngày 28/02/1988, Văn phòng Chính phủ. 13. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Công báo số 22 ngày 30/11/1993, Văn phòng Chính phủ. 14. Quốc hội (1998), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Công báo số 2 ngày 15/01/1999, Văn phòng Chính phủ. 15. Quốc hội (2001), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Công báo số 32 ngày 31/8/2001, Văn phòng Chính phủ. 206 16. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Công báo số 228 ngày 28/12/2003, Văn phòng Chính phủ. 17. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Công báo số 1011+1012 ngày 31/12/2013, Văn phòng Chính phủ. 18. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2022), Toàn văn Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đăng ngày 02/09/2022, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-luat- dat-dai-sua-doi-119220729070748081.htm. 19. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Công báo số 1173+1174 ngày 30/12/2014, Văn phòng Chính phủ. 20. Quốc hội (2020), Luật Đầu tư, Công báo số 717+718 ngày 25/7/2020, Văn phòng Chính phủ. 21. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Văn phòng Chính phủ. 22. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Công báo số 1+2+3 ngày 01/9/2005, Văn phòng Chính phủ. 23. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Công báo số 1243+1244 ngày 28/12/2015, Văn phòng Chính phủ. 24. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Công báo số 1251+1252 ngày 29/12/2015 Văn phòng Chính phủ. 25. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Công báo số 05+06 ngày 05/11/2006 Văn phòng Chính phủ. 26. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản, Công báo số 1171+1172 ngày 30/12/2014, Văn phòng Chính phủ. 27. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Công báo số 31+32 ngày 16/02/2006, Văn phòng Chính phủ. 28. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Công báo số 1169+1170 ngày 29/12/2014, Văn phòng Chính phủ. 29. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Công báo số 1167+1168 ngày 29/12/2014, Văn phòng Chính phủ. 30. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Công báo số 161+162 ngày 21/3/2009/VBQPPL/QH12/315, Văn phòng Chính phủ. 31. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Công báo số 24+25 ngày 22/7/2005, Văn phòng Chính phủ. 32. Quốc hội (2008, 2013, 2014, 2016), Luật Thuế giá trị gia tăng, Công báo số 333 + 334 ngày 15/5/2016, Văn phòng Chính phủ. 33. Quốc hội (2008, 2013, 2014, 2020), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Công báo số 1063+1064 ngày 12/11/2020, Văn phòng Chính phủ. 34. Quốc hội (2007, 2013, 2014), Luật Thuế thu nhập cá nhân, Công báo số 33+34 ngày 08/01/2015, Văn phòng Chính phủ. 35. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Công báo số 23 ngày 15/12/1994 Văn phòng Chính phủ. 36. Chính phủ (1999), Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, 207 chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Công báo số 17-08-5-1999, Văn phòng Chính phủ. 37. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Công báo số 561+562 ngày 04/6/2014, Văn phòng Chính phủ. 38. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn ĐTNN và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh,Công báo số 617+618 ngày 24/6/2014, Văn phòng Chính phủ. 39. Chính phủ (2013), Nghị định 194/2013 /NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013, Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công báo số 105+106 ngày 14/01/2014, Văn phòng Chính phủ. 40. Chính phủ (2015), Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, Công báo số 357+358 ngày 16/3/2015, Văn phòng Chính phủ. 41. Chính phủ (2015), Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Công ty Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-99-2015-ND-CP- huong-dan-Luat-Nha-o-294439.aspx, truy cập ngày 15/8/2022. 42. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017, sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Công báo số 87+88 ngày 24/01/2017, Văn phòng Chính phủ. 43. Chính phủ (2022), Nghị định 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản, Công báo số 115+116 ngày 20/01/2022, Văn phòng Chính phủ. 44. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Công báo số 813+814 ngày 03/8/2016, Văn phòng Chính phủ. 45. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Công văn số 59/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05/01/2022 V/v báo cáo về đấu giá quyền sử dụng đất. 46. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Công văn số 4898/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 23/8/2022 V/v tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Công ty Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bat-dong-san/Cong-van-4898- BTNMT-TCQLDD-2022-tang-cuong-quan-ly-dat-dai-527765.aspx, truy cập ngày 15/10/2022. 47. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Báo cáo số 85/BC-BTNMT ngày 03/8/2022 đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2013và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, 208 Bộ Tư pháp, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/ChiDaoDieuHanh/Attachments/3532/3.%20B%C3 %A1o%20c%C3%A1o%20s%E1%BB%91%2085.pdf, truy cập ngày 15/10/2022. III Văn bản, kết luận, quyết định của cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp 48. Thanh tra Chính phủ (2021), Thông báo số 1113/TB-TTCP ngày 15/7/2021, Kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 01/01/2010-31/12/2018), Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ, https://thanhtra.gov.vn/xem-chi-tiet-tin-tuc/- /asset_publisher/Content/thong-bao-ket-luan-thanh-tra-cong-tac-quan-ly-su-dung-at- ai-au-tu-xay-dung-va-khai-thac-tai-nguyen-khoang-san-cua-tinh-thai-nguyen-giai- oan-01-01-2010?6376447, truy cập ngày 16/7/2021. 49. UBND tỉnh Thái Nguyên (2019), Công văn số 1159/UBND-CNN ngày 04/4/2019 V/v CNQSDĐ của Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại Thành Long Thái Nguyên cho Công ty Cổ phần Quốc tế PILMICO GROUP tại xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình. 50. UBND tỉnh Thái Nguyên (2019), Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 24/6/2019 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thành Long Thái Nguyên tại xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thành Long Thái Nguyên. 51. UBND tỉnh Thái Nguyên (2020), Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 08/7/2020 Chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị Cầu Trúc, phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. IV. Tài liệu tiếng Anh 52. Jan Hoogmartens (1999), Establishing a Market Economy: Commercialisation of Land-Use Rights in China, 4 Y.B. Int'l Fin. & Econ. L. 445. 53. A. Jr. Randolph (2007), The New Chinese Property Law - A Real Estate Practitioner's Perspective, 21 Prob. & Prop. 14. 54. Eva Liedholm Johnson; Jenny Paulsson; Jesper Mayntz Paasch (2015), Comparative Studies on Land Use Rights: Methodological and Standardization Aspects, 10 J. Comp. L.1. 55. Gregory M. Stein (2007), The Chinese Land Use Right Is It Property, 21 Prob. & Prop. 22. 56. Gregory M. Stein (2006), Acquiring Land Use Rights in Today's China: A Snapshot from on the Ground, 24 UCLA Pac. Basin L.J.1. 57. Ko Saihong (1998), Land and Land Use Rights Ownership in China, 6 Asia Pac. L. Rev. 103. 58. Ronit Levine- Schnur; Avigail Ferdman (2015), On the Just Distribution of Land Use Rights,28 The Canadian Journal of Law & Jurisprudence July, 317. 59. Wen Yan (Hebei Finance University, Baoding, Hebei, PRC), K. K. Klein (Department 209 of Economics, University of Lethbridge, Lethbridge, Alberta, Canada) (2013), Transfer of Land Use Rights in China: Results from a Survey of Rural Households in 8 Counties of Hebei Province, International Journal of Agricultural Science and Technology (IJAST) Volume 1 Issue 3, August 2013. III. Tài liệu chuyên môn tiếng Việt 60. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06/09, Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội. 61. Daron Acemoglu & James A. Robinson (2015), Tại sao các quốc gia thất bại (tái bản lần thứ tư), Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh. 62. Nguyễn Ngọc Anh (2015), Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. 63. Đoàn Văn Bình (2022), Pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. 64. Lê Văn Bình (2010), Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 65. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa & Nxb Tư pháp,Hà Nội. 66. Mạnh Bôn (2000), Thắt chặt quản lý nhà, đất công, ngày 01/07, Báo Đầu tư số 78 (875). 67. Trương Thế Côn (2019), Chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. 68. Ngô Huy Cương (2008), “Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong luật pháp Việt Nam hiện nay”,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 115, tr.13. 69. Trần Thọ Đạt & Ngô Thắng Lợi (2017), Kinh tế Việt Nam 2016 - Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và vai trò Nhà nước kiến tạo phát triển, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 70. Nguyễn Thị Dung (2011), Quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 71. Lê Thùy Dương (2011), Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh BĐS ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 72. Nguyễn Xuân Hà (2017), Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực tiễn thi hành tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2011 - 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 73. Vũ Ngọc Hà (2012), Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam những bất cập của luật pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9, tr. 74. Bùi Xuân Hải (2011), “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp 210 chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2011, tr. 69 75. Nguyễn Văn Hiến (2016), Hoàn thiện khung pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8. 76. Nguyễn Văn Hiến (2016), Bàn về quyền sử dụng đất và điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 9. 77. Nguyễn Văn Hiến (2017), Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 78. Lê Hồ Nhất Huy (2016), Pháp luật về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 79. Trần Quang Huy (2005), Những bất hợp lý giữa các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đất đai, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 5. 80. Trần Quang Huy (2009), Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành - Nhìn từ góc độ bảo đảm quyền của người SDĐ, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 8. 81. Nguyen Van Khanh (2013), On the Land Ownership in Vietnam, VNU. University of Social Sciences and Humanities, Number 1. 82. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1996), Sổ tay Thuật ngữ Pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích Thuật ngữ Luật học (Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 84. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 85. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 85. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 86. Bùi Thị Tuyết Mai (2006), Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 87. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 88. Nguyễn Ngọc Minh (2014), Những điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ trong Luật Đất đai năm 2013, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số đặc san về Luật Đất đai năm 2013, tháng 11. 89 Nguyễn Ngọc Minh (2016), Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong SDĐ, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 90. Nguyễn Thị Nga (2010), Hoàn thiện pháp luật về quyền của người SDĐ trong lĩnh vực đầu tư, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. 91. Phạm Duy Nghĩa (2002), Quyền tài sản trong cải cách kinh tế: quan niệm, một vài bài học nước ngoài và kiến nghị, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 11. 211 92. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 93. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), Pháp luật về trình tự, thủ tục CNQSDĐ trong kinh doanh BĐS ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 12. 94. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 95. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1. 96. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014), Bàn về quyền sử dụng đất được phép chuyển nhượng trong kinh doanh BĐS ở Việt Nam,Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 6. 97. Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2013), Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 98. Vũ Văn Phúc (chủ biên), Trần Thị Minh Châu, Phạm Việt Dũng (2017), Sở hữu, quản lý và SDĐ đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 99. Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Viện Nghiên cứu Lập pháp & Viện Rosa Luxem burg (CHLB Đức) (2011), Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Kỷ yếu Hội thảo), Nxb Lao động, Hà Nội. 100. Nguyễn Trọng Thạch (2014), Pháp luật về quyền CNQSDĐ của các tổ chức kinh tế trong nước, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 101. Lưu Quốc Thái (2009), Pháp luật về thị trường QSDĐ - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. 102. Lưu Quốc Thái (2014), Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 4. 103. Lưu Quốc Thái (2015), Bàn về vấn đề “Chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị QSDĐ” trong Luật Đất đai năm 2013, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8. 104. Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường QSDĐ Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 105. Đinh Xuân Thảo (chủ biên) (2011), Hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 106. Trần Quốc Toản (chủ biên) (1993), Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 107. Trần Quốc Toản (chủ biên) (2013), Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 108. Nguyễn Thùy Trang (2017), Điều kiện thực hiện quyền CNQSDĐ ở, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6. 109. Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý của người SDĐ trong các giao dịch dân sự - thương mại về đất đai, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 110. Nguyễn Quang Tuyến (2014), Những sửa đổi, bổ sung về sở hữu đất đai trong Luật 212 Đất đai năm 2013, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số đặc san về Luật Đất đai năm 2013, tháng 11. 111. Nguyễn Quang Tuyến (2014), Những điểm mới trong nội dung các quy định về đất đai, TN&MT của Hiến pháp năm 2013 và vấn đề tổ chức triển khai thực hiện, Tạp chí Luật học - Đặc san tháng 9 về Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013) bước tiến mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội. 112. Trần Đăng Vinh (2002), Hoàn thiện pháp luật về CNQSDĐ ở nước ta, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 113. Phạm Văn Võ (2003), Về mối quan hệ giữa Nhà nước với người SDĐ và sự thể hiện mối quan hệ này trong dự thảo Luật Đất đai, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1. 114. Phạm Văn Võ (2012), Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản đối với đất đai, Nxb Lao động, Hà Nội. 115. Nguyễn Thị Xuân (2014), Pháp luật về hợp đồng kinh doanh BĐS ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. V. Tài liệu Website 116. Tập đoàn Tiến Bộ (TTB) lên kế hoạch mua cổ phần các công ty sở hữu các DAĐT kinh doanh BĐS, ngày đăng 2022-04-30 12:53:43, ngày truy cập 30/4/2022, https://fin68.vn/news/tap-doan-tien-bo-ttb-len-ke-hoach-mua-co-phan-cac-cong-ty-so- huu-cac-du-an-bat-dong-san-20210913112153457. 117. Duy Anh (2022), Sẵn vốn khủng, tay to tung tiền gom đất, ngày đăng 12/08/2022, https://baoxaydung.com.vn/san-von-khung-tay-to-tung-tien-gom-dat-337857.html 118 Minh Anh (2022), Các xu hướng M&A toàn cầu 2022, ngày đăng 25/02/2022, https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/cac-xu-huong-ma-toan-cau-2022-3344267/ 119. Quang Anh (2022), Liên tục ‘thâu tóm’ các công ty Bất động sản trong năm 2021, Nhà Khang Điền đang làm ăn ra sao?, ngày đăng 13/02/2022, https://kinhdoanhvaphattrien.vn/lien-tuc-thau-tom-cac-cong-ty-bat-dong-san-trong- nam-2021-nha-khang-dien-dang-lam-an-ra-sao-19767.html. 120. Duy Bách (2022), Sôi động hoạt động M&A bất động sản 6 tháng đầu năm 2022, ngày đăng 29/07/2022, https://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/soi-dong-hoat-dong- m-a-bat-dong-san-6-thang-dau-nam-2022-ar109491. 121. Hòa Bình (2022), Dự án Thái Nguyên Tower, CafeLand, ngày đăng 14/01/2022, https://cafeland.vn/du-an/du-an-thai-nguyen-tower-3208.html. 122. Đinh Chiến – Văn Thư (2022), Sửa Luật Đất đai năm 2013: Những vấn đề cốt lõi cần đặc biệt quan tâm, ngày đăng 30/9/2022, https://phaply.net.vn/sua-luat-dat-dai-2013- nhung-van-de-cot-loi-can-dac-biet-quan-tam-a254916.html. 123. Bảo Chương (2022), Nhức nhối tình trạng phân lô tách thửa trên đất nông nghiệp ở TPHCM, https://laodong.vn/bat-dong-san/nhuc-nhoi-tinh-trang-phan-lo-tach-thua- tren-dat-nong-nghiep-o-tphcm-1058319.ldo, truy cập ngày 21/6/2022. 124. Đầu tư chứng khoán (2018), Nhiều doanh nghiệp bất động sản thâu tóm quỹ đất quý 1 213 năm 2018, ngày đăng 25/05/2018, https://charmington.org/nhieu-doanh-nghiep-bat- dong-san-thau-tom-quy-dat-quy-1-nam-2018.html. 125. Đỗ Văn Đại (2013), Giao dịch về QSDĐ: Những bất cập và hướng sửa đổi Luật Đất đai, ngày đăng 16/08/2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, huong-sua-doi-luat-dat-dai.html. 126. Nguyễn Giang (2022), “Nghìn lẻ một” chiêu trò trốn thuế - Bài 6: “Lúng túng” thu thuế chuyển nhượng bất động sản, ngày đăng 14/08/2022, https://diendandoanhnghiep.vn/nghin-le-mot-chieu-tro-tron-thue-bai-6-lung-tung-thu- thue-chuyen-nhuong-bat-dong-san- 228872.html?fbclid=IwAR3NpK7OPL0g3LHT9H-eC- q30j9a_zYBu0RSvMws4Li63eyaDUezFMsNHwA 127. Việt Hà – Quỳnh Vinh (2015), Điều khoản “Bí mật hợp đồng” và nguy cơ tiền mất tật mang, ngày đăng 12/10/2015, https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/Gan- tram-khach-hang-dinh-bay-nha-dau-tu-cap-2-i367791/. 128. Diệu Hoa (2021), Sóng ngầm M&A bất động sản, ngày đăng 31/07/2021, https://diendandoanhnghiep.vn/song-ngam-m-a-bat-dong-san-202866.html. 129. Lê Phương Lan (2021), Khối ngoại chiếm lĩnh giá trị thương vụ M&A bất động sản, ngày đăng 31/08/2021, https://diendandoanhnghiep.vn/khoi-ngoai-chiem-linh-gia-tri- thuong-vu-m-a-bat-dong-san-205175.html. 130. Bình Minh (2022), Ngang nhiên cho doanh nghiệp sang nhượng đất trái quy định trong Khu kinh tế Dung Quất, https://laodong.vn/quy-hoach/ngang-nhien-cho-doanh- nghiep-sang-nhuong-dat-trai-quy-dinh-trong-khu-kinh-te-dung-quat-1038435.ldo, truy cập ngày 1/11/2022 131. Kỳ Nam (2022), Chật vật giải quyết hậu phân lô bán nền, truy cập ngày 03/10/2022, https://nld.com.vn/thoi-su/chat-vat-giai-quyet-hau-phan-lo-ban-nen- 20221002214811012.htm. 132. Phan Nam (2022), Thị trường bất động sản: Nhiều luật chồng chéo, khó điều tiết, ngày đăng 05/05/2022, https://vneconomy.vn/thi-truong-bat-dong-san-nhieu-luat- chong-cheo-kho-dieu-tiet.htm. 133. Mai Nguyễn (2022), Tập đoàn Tiến Bộ (TTB) lên kế hoạch mua cổ phần các công ty sở hữu các DAĐT kinh doanh BĐS, ngày đăng 13-09-2021 - 11:48 AM, truy cập ngày 30/4/2022, https://cafef.vn/tap-doan-tien-bo-ttb-len-ke-hoach-mua-co-phan-cac-cong- ty-so-huu-cac-du-an-bat-dong-san-20210913112153457.chn. 134. S. Nhung (2019), Ai gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép?, đăng ngày 13-07- 2019, https://nld.com.vn/kinh-te/ai-gay-ra-sot-dat-ao-phan-lo-ban-nen-trai-phep- 20190713122426731.htm. 135. Vân Phong (2022), Hàng loạt dự án ở Thái Nguyên được phép bán nhà “trên giấy”, ngày đăng 18-05-2022, https://cafef.vn/hang-loat-du-an-o-thai-nguyen-duoc-phep- ban-nha-tren-giay-20220518213116812.chn. 214 136. Lê Sáng (2021), Làn sóng M&A bất động sản giữa tâm bão COVID-19: Cơ hội cho những “cá mập”, ngày đăng 29/07/2021, https://diendandoanhnghiep.vn/lan-song-m- a-bat-dong-san-giua-tam-bao-covid-19-co-hoi-cho-nhung-ca-map-202684.html. 137. Công ty TNHH Thị Trường Biz (2021), Dự án KĐT Việt Hàn (Thái Nguyên) có dấu hiệu huy động vốn trái phép: chủ đầu tư "phủi" trách nhiệm, ai sẽ thành bị hại? ngày đăng 19/5/2021, https://thitruongbiz.vn/du-an-kdt-viet-han-thai-nguyen-co-dau-hieu- huy-dong-von-trai-phep-cdt-phui-trach-nhiem-ai-se-thanh-bi-hai-481.html. 138. Công ty TNHH Thuế và Tư Vấn KPMG (2021), Cơ hội trong thị trường bùng nổ Thị trường M&A ở Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp sự trở lại của dịch Covid-19, kpmg.com.vn, https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/vn/pdf/service_brochure/2022/m-and-a/Co- hoi-trong-thi-truong-bung-no.pdf. 139. Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2021 tỉnh Thái Nguyên, ngày đăng 29-12-2021, /asset_publisher/H6ZZmmTe73rP/content/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-12- va-nam-2021-tinh-thai-nguyen?redirect=%2Ftinh-hinh-kinh-te-xa- hoi&inheritRedirect=true 140. Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên (2019), Thái Nguyên tổng kết Tổng điều tra dân số và nhà ở và công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra, truy cập ngày 20-11-2020, /asset_publisher/H6ZZmmTe73rP/content/thai-nguyen-tong-ket-tong-ieu-tra-dan-so- va-nha-o-va-cong-bo-ket-qua-so-bo-tong-ieu-tra?inheritRedirect=true. 141. Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư (2020), Công ty Cổ phần quốc tế Pilmico Group đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Điềm Thụy, Phú Bình, ngày đăng 12- 11-2020 08:52, truy cập ngày 30/4/2022, /asset_publisher/x46lUlWnwJld/content/-cong-ty-co-phan-quoc-te-pilmico-group-au- tu-xay-dung-nha-may-thuc-an-chan-nuoi-tai-iem-thuy-phu-binh 142. Văn Tuấn (2022), Thị trường M&A bất động sản sẽ tăng trưởng cả về "chất" và "lượng", truy cập ngày 26/03/2022, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thi-truong-ma- bat-dong-san-se-tang-truong-ca-ve-chat-va-luong-102416.html 143. Lâm Vỹ (2022), 'Bát nháo’ dự án KĐT ở Thái Nguyên, mua lô đất 3 tỷ gánh 1,5 tỷ 'phí dịch vụ', truy cập ngày 20/3/2022, https://tienphong.vn/bat-nhao-du-an-kdt-o-thai- nguyen-mua-lo-dat-3-ty-ganh-1-5-ty-phi-dich-vu-post1421630.tpo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_cnqsdd_cua_to_chuc_kinh_te_va_thuc_tien.pdf
  • pdfDỊCH_Thông tin về những điểm mới của Luận án tiến sĩ.pdf
  • pdfDỊCH_TÓM TẮT LUẬN ÁN 18.11.2022.pdf
  • pdfThông tin về những điểm mới của Luận án tiến sĩ.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN.pdf