Ứng dụng thuyết thân chủ trọng tâm trong CTXH

khác như đặt câu hỏi, quan sát, xử lý khủng hoảng =>Thuyết thân chủ trọng tâm không chỉ sử dụng trong quá trình thay đổi nhận thức, suy nghĩ, hành vi mà còn được thể hiện xuyên suốt quá trình trợ giúp TC. Thuyết này giúp TC tự nhận thức ra được vấn đề của mình để họ tự lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình. NVXH chỉ đóng vai trò là người xúc tác, khuyến khích, động viên, định hướng. Đặt TC vào vị trí trung tâm, TC sẽ là người làm và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

ppt13 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 6771 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng thuyết thân chủ trọng tâm trong CTXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẢO LUẬN THUYẾT THÂN CHỦ TRỌNG TÂMBao gồm những nội dung:Nội dung thuyết thân chủ trọng tâm.ứng dụng thuyết thân chủ trọng tâm trong CTXH.Ca cụ thể. NHÓM 4: Đoàn Thị DungNguyễn Thị LoanNguyễn Thị Vân AnhLưu Thị Xuân LanLê Thị Thanh HảiMa Khánh Hòa 7. Trịnh Văn Thế 8. Hoàng Thu Hướng 9. Nguyễn Thị Nhung10. Nguyễn Thị Huệ11. Nguyễn Thị Thúy12. Đỗ Văn QúyNội dung thuyết thân chủ trọng tâm. 1.1. Bản chất . - Từ quan điểm thuyết nhân văn hiện sinh: Thuyết TC trọng tâm là thyết lấy con người làm trung tâm, thuyết tập trung vào làm rõ cái “tôi” tìm kiếm sự thể hiện cho chính bản thân mình. - Thuyết này thuộc trường phái TLH nhân văn nhấn mạnh sự tự do, những giá trị, sự tiến bộ, khuynh hướng tự chủ tính sáng tạo của con người.1.2. Đại diện. Carl Rogers (Hoa Kỳ - 1902 – 1987) ông là đại diện tiêu biểu cho thuyết thân chủ trọng tâm, là một trong những nhà tâm lý học lớn nhất thế kỷ XX.1.3. Nội dung. - Thuyết thân chủ trọng tâm lúc đầu được gọi là liệu pháp thân chủ trọng tâm và sau đó được gọi là phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân. - Rogers cho rằng bản chất con người là thiện với những khuynh hướng tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hóa nếu đặt trong môi trường thuận lới sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hóa tiềm năng. - Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hóa những tiềm năng của mình. Nếu một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch. - Mục đích của thuyết này là khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý của thân chủ.2. ứng dụng trong CTXH. - NVXH cần giúp cá nhân tháo bỏ rào cản trong môi trường xã hội, giúp TC hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng. - NVXH không mang tính áp đặt, không phán xét TC mà cần lắng nghe một cách tích cực, thấu cảm và chấp nhận TC. - Thuyết này giúp NVXH luôn có niềm tin vào thân chủ, vào sự thay đổi của thân chủ do đó sau khi xác định được vấn đề của thân chủ NVXH luôn khích lệ, động viên TC để họ tự tin tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề của mình. Lưu ý: - NVXH Phải thể hiện mình sao cho TC cảm thấy an tâm, đáng tin cậy: tình cảm hay thái độ của NVXH phù hợp với hoàn cảnh cũng như đối tượng. - NVXH cần phải diễn tả đầy đủ giúp TC hiểu rõ ràng, thông suốt vấn đề. - NVXH phải linh hoạt trong việc xử lý tình huống, không được để tình cảm cá nhân chi phối, phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với TC. - NVXH cần luôn đặt mình vào tâm trạng của TC, lắng nghe, quan sát để hiểu thân chủ sâu sắc, hiểu cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng. - NVXH chấp nhận mọi hoàn cảnh của TC, không phán xét mà để TC cảm nhận được sự thấu cảm để họ tự tin chia sẻ.3. Ví dụ cụ thể. “Minh là học sinh lớp 8A trường Đoàn kết. Trước đây học lực của Minh được xếp vào loại khá trong lớp nhưng thời gian gần đây mình thường xuyên bỏ học, đến lớp thì lầm lì, cáu gắt, luôn gây sự với bạn bè, kết quả học tập sa sút. Cô giáo chủ nhiệm đã mời gặp cha mẹ em nhưng không có ai đến. Cô được biết là bố mẹ Minh đã ly hôn được một thời gian rồi. Bố em đã ra ngoài sống với 1 người phụ nữ khác còn mẹ em thì cũng mải lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống nên cũng không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc em. Do hoàn cảnh gia đình như vậy nên Minh đã rất chán nản, không quan tâm đến viêc học tập mà đã có một số hành vi gây nhiễu làm ảnh hưởng tới các bạn trong lớp Cô giáo Minh không muốn một học trò vốn ngoan ngoãn, học khá lại dần xa đà vào các TNXH nên cô đã khuyên em tìm đến NVXH để tìm cách giúp TC giải tỏa tâm lý, thay đổi hành vi tiêu cực, giúp em tự tin vượt qua hoàn cảnh”. - Thuyết thân chủ trọng tâm được thể hiện rõ nhất thông qua việc NVXH sử dụng kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, phản hồi+ KN lắng nghe: NVXH sẽ lắng nghe tất cả những điều mà TC nói, quan sát cử chỉ, điệu bộ đồng thời đặt ra những câu hỏi nhằm khích lệ sự chia sẻ, thu thập thông tin giúp TC cảm thấy mình được lắng nghe, được tôn trọng đồng thời sẽ thấu hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của TC từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.+ KN thấu cảm: NVXH thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của TC đang mức độ nào, hiểu được vấn đề của TC từ đó cùng TC đưa ra giải pháp để TC tự giải quyết vấn đề.+ KN phản hồi: NVXH phải biết tóm lược những gì mà TC chia sẻ sau đó phản hồi lại để TC có cảm giác là mình được tôn trọng, được quan tâm. Ngoài những kỹ năng trên thuyết thân chủ trọng tâm cũng được thể hiện trong một số kỹ năng khác như đặt câu hỏi, quan sát, xử lý khủng hoảng =>Thuyết thân chủ trọng tâm không chỉ sử dụng trong quá trình thay đổi nhận thức, suy nghĩ, hành vi mà còn được thể hiện xuyên suốt quá trình trợ giúp TC. Thuyết này giúp TC tự nhận thức ra được vấn đề của mình để họ tự lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình. NVXH chỉ đóng vai trò là người xúc tác, khuyến khích, động viên, định hướng. Đặt TC vào vị trí trung tâm, TC sẽ là người làm và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. XIN CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptthuyet_tc_trong_tam_1885.ppt