Luận văn Đánh giá hiện trạng thoát nước và đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước quận Sơn trà - Thành phố Đà nẵng thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong những thập niên gần đây, BĐKH toàn cầu gây ra nhiều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống của con người một cách rõ nét. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu về BĐKH nhằm đưa ra các kế hoạch hành động, các giải pháp cụ thể cho từng ngành, từng khu vực là hết sức cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, tuy nhiên trong khuôn khổ giới hạn luận văn mới chỉ xem xét làm rõ ảnh hưởng của BĐKH đối với hệ thống thoát nước quận Sơn Trà. Mặc dù vậy cũng đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho các vấn đề quy hoạch xây dựng đô thị đặc biệt là các đô thị ven biển trước tình hình BĐKH toàn cầu hiện nay. Quận Sơn Trà là đô thị giáp biển và sông Hàn nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều và lũ. Hằng năm, thiên tai gây ra nhiều thiệt hại về của cải vật chất và con người. Luận văn đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên và rút ra các kết luận sau đây: 1. Từ việc phân tích các đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu, khí tượng thủy văn, thủy triều trong quá trình biến động theo thời gian, các báo cáo về BĐKH, các điều tra khảo sát kỹ thực tế, khảo sát kinh tế - xã hội cho thấy hệ thống thoát nước của quận Sơn Trà nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động của BĐKH

pdf25 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng thoát nước và đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước quận Sơn trà - Thành phố Đà nẵng thích ứng với biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ CÔNG TOÀN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường Mã số: 60.85.06 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRÇN §øC H¹ Phản biện 1 : PGS.TS. TRẦN CÁT Phản biện 2 : GS.TS. ĐẶNG KIM CHI Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 * Có thể tìm hiểu luận văn tại : - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong số các đô thị ven biển nước ta, các đô thị miền trung là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu. Trong đó, tác động rõ ràng nhất là nước biển dâng và các hiện tượng cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, việc tiến hành lập các đồ án quy hoạch đối với các đô thị này cần được xem xét ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là các dự báo, các kịch bản của BĐKH và nước biển dâng. TP Đà Nẵng được bao bọc bởi Thừa Thiên Huế ở phía Bắc, tỉnh Quảng Nam ở phía Nam và Tây Nam, phía Đông được bao bọc bởi biển Đông, nơi có địa hình dốc núi, là vùng chuyển giao khí hậu hai miền Bắc và Nam. Nơi đây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ hải văn của biển, chế độ thủy văn của các sông như hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Trong những năm qua, TP Đà Nẵng đã phải gánh chịu nhiều cơn bão và lũ lụt lớn, gây thiệt hại nhiều về người và của. Lũ lụt, mưa bão đã phá hủy hàng loạt các công trình xây dựng, các công trình phòng chống lụt, bão. Để khắc phục, sữa chữa các công trình này TP Đà Nẵng đã phải tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Để đối phó với xu thế BĐKH hiện nay, với những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, các quận của TP Đà Nẵng trong đó có quận Sơn Trà, cần có các giải pháp đồng bộ và cụ thể mang tính khả thi cao. Đó là các giải pháp quy hoạch, chuẩn bị kỹ thuật, cũng như nguồn vốn đầu tư lớn để nâng cấp và xây mới hệ thống bảo vệ đô thị như đê sông, đê biển, hồ chứaCác giải pháp quy hoạch cần được xây dựng trên cơ sở các dự báo dài hạn về BĐKH cũng như phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của TP trong tương lai. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu:“Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước quận Sơn Trà - TP Đà Nẵng thích ứng với BĐKH” là cần thiết và mang tính thực tiễn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát: * Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: + Hệ thống thoát nước TP Đà Nẵng (quận Sơn Trà). + Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Đà Nẵng đến năm 2030. + Tác động của BĐKH đến TP Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: TP Đà Nẵng, quận Sơn Trà. + Thời gian: đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp kế thừa: đề tài và các nghiên cứu về tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với Việt Nam, các tỉnh duyên hải Nam trung bộ và TP Đà Nẵng; - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa - Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu. Phần nội dung. Chương 1: Tổng quan về hệ thống thoát nước quận Sơn Trà và tác động của BĐKH, nước biển dâng. Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thoát nước quận Sơn Trà thích ứng với BĐKH. Chương 3: Đề xuất giải pháp kỹ thuật thoát nước quận Sơn Trà thích ứng với BĐKH. Phần kết luận và kiến nghị. Phần tài liệu tham khảo và các phụ lục. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH, NƯỚC BIỂN DÂNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN SƠN TRÀ - TP ĐÀ NẴNG 7 Sơn Trà nằm về phía Đông TP Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 160 04'51''đến 16009'13'' vĩ độ Bắc, 108015'34'' đến 108 018'42'' kinh độ Đông. Ba mặt giáp sông, biển. Phía Bắc và Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn, có diện tích tự nhiên 5.932 ha, dân số trung bình năm 2011 là 136.960 người, chiếm 14,58% trong cơ cấu dân số TP Đà Nẵng. Quận Sơn Trà có 07 phường: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang. Là một quận vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, có đường nội quận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên - Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh, có cảng nước sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của TP Đà Nẵng mà của cả khu vực Miền trung - Tây nguyên, có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia. 1.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tỷ lệ tăng dân số và mật độ dân số tăng theo, dân số trung bình năm 1997 khi mới thành lập quận là 97.204 người, chiếm 14,47% trong cơ cấu dân số Đà Nẵng, đến năm 2011 tăng lên 136.960 người, chiếm 14,58%; tốc độ tăng dân số trung bình bình quân của quận trong 15 năm (1997-2011) là 2,48% (TP Đà Nẵng tăng 2,27%). Trong đó dân số di Hình 1.1: Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng 4 dân ở các nơi khác ngoài địa bàn quận 5 năm gần đây chiếm trên 10,91% dân số của quận. Năm 1997 mật độ dân số quận là 1.617 người/km2, đến năm 2011 tăng lên 2.309 người/km2. Năm 2011, nguồn lao động của quận là 89.842 người, chiếm 65,60% dân số, trong đó lực lượng lao động chiếm 69,15% so với nguồn lao động; số người có việc làm thường xuyên, ổn định là 59.078 người, chiếm 95,10% so với lực lượng lao động. Cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ năm 1997 đến năm 2011 không ngừng tăng lên. Lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật giảm mạnh, năm 1997 tỷ lệ này chiếm 86,80% so với tổng số lao động có việc làm thì đến năm 2011 chỉ chiếm 63,81%. Hình 1.2: Dân số trung bình quận Sơn Trà phân theo nam, nữ (1997-2011) Hình 1.3: Lực lượng lao động bình quân chia theo trình độ 5 1.1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước quận Sơn Trà Hệ thống thoát nước TP Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng là hệ thống thoát nước nửa riêng. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải cùng chảy trong cống chung, qua giếng tách (CSO) và hệ thống cống bao thu gom nước thải về trạm xử lý Sơn Trà. Vì là hệ thống cống chung nên không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, mùi hôi từ trong các cống và các mương hở bốc lên gây ô nhiễm môi trường. a. Thoát nước mặt b. Thoát nước thải c. Tình hình ngập úng 1.1.4. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước a. Đánh giá chung hiện trạng hệ thống thoát nước b. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước mưa c. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước thải 1.2. TÌNH HÌNH BĐKH, NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI QUẬN SƠN TRÀ 1.2.1. BĐKH Chúng ta có thể nhận biết sự BĐKH một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại, v.v... Tuy đây là hệ quả của rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau nhưng việc đánh giá đúng mức những nguy hại cho cuộc sống do BĐKH gây ra là một việc thực sự cần thiết, cho dù đã được thừa nhận hay chưa được thừa nhận thì con người cũng đang chứng kiến và thậm chí hứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả không mong muốn từ việc huỷ hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay. Các nhà khoa học, cộng đồng các dân cư, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới không thể tiếp tục thờ ơ và đang tiến hành những cuộc vận động mang tính chất toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng BĐKH. 6 BĐKH là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung” thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn , để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới.. Do chịu tác động của BĐKH toàn cầu, tình hình diễn biến của các yếu tố thời tiết và thiên tai ở Việt Nam nói chung và quận Sơn Trà nói riêng trong những năm gần đây có nhiều biểu hiện dị thường. 1.2.2. Nhiệt độ 1.2.3. Lượng mưa 1.2.4. Tình hình bão 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH, NƯỚC BIỂN DÂNG 1.3.1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị 1.3.2. Đối với hệ thống thoát nước quận Sơn Trà Hiện tại, TP Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng có hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải chung, hệ thống thoát nước mưa chủ yếu là mương đậy đan, mương hở, cống có kích thước nhỏ; bên cạnh đó trong khu vực đã có hệ thống cống bao để thu gom nước thải sinh hoạt về trạm xử lý nước thải Sơn Trà. Hệ thống thoát nước chịu ảnh hưởng lớn trước ngập lụt, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nướcTrong những ngày có mưa lớn, kết hợp triều cường dâng cao thì hầu như nước mưa ở đây thoát rất chậm, gây ngập một số tuyến đường, một số khu vực, đồng thời xâm nhập mặn vào hệ thống cống bao thu gom nước thải làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải tạm trạm. Nguyên nhân do hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ còn có nguyên nhân do khách quan, đó là do tình hình mưa bão diễn biến khá phức tạp, khó dự đoán nên công tác đối phó với mưa bão trở nên bị động và kém hiệu quả. Do vậy, cần có phương án cải tạo hệ thống thoát nước quận Sơn Trà đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như yêu cầu trong tương lai với điều kiện diễn biến của thời tiết ngày càng phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đang có chiều hướng gia tăng. Cơn bão Chan Chu xảy ra vào tháng 5 năm 2006 đã làm 227 ngư dân của 7 Việt Nam thiệt mạng, trong đó có 74 ngư dân của Đà Nẵng. Cơn bão Xangsane (2006) đã ảnh hưởng trực tiếp đến 345 tàu thuyền của quận Sơn Trà dưới nhiều hình thức như bị chìm, mất tích, mắc cạn hay hư hỏng do va đập nhau, làm 33 người chết, 289 người bị thương, 14.138 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 42.691 ngôi nhà bị hư hỏng nặng và có gần 70.000 ngôi nhà khác bị hư hại hoặc tốc mái. Lũ đặc biệt lớn năm 2007 làm hư hỏng đường giao thông, sạt lở và đổ đường Hoàng Sa, gây ngập lụt trên một số tuyến đường chính của quận Sơn Trà. Triều cường kết hợp với gió mạnh ở quận Sơn Trà đã làm xói lở bờ biển, ăn sâu vào đất liền đến 50m và làm sạt lở các đường giao thông chính. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH 2.1. CÁC VĂN BẢN, SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG PHÓ BĐKH 2.1.1. Quy mô toàn cầu a. Công ước khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) b. Các văn bản, sự kiện khác * Kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Việt Nam a. Giới thiệu chung về bối cảnh và quá trình xây dựng kịch bản b. Nội dung cơ bản của kịch bản cho Việt Nam của BTNMT * Về nhiệt độ: Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6 Bắc Trung Bộ 0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9 Nam Trung Bộ 0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,3 1,4 1,4 Bảng 2.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 9 Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0 Bảng 2.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1 Bắc Trung Bộ 0,6 0,9 1,0 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 * Về lượng mưa: Bảng 2.4. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0 10 Bảng 2.5. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,8 7,4 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5 Bảng 2.6. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3 Đông Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1 Bắc Trung Bộ 1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,9 11 * Về nước biển dâng: Bảng 2.7. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100 Bảng 2.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) 3 tháng một so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho TP Đà Nẵng ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2) Bảng 2.9. Nhiệt độ trung bình tháng (0C) 3 tháng một so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho TP Đà Nẵng ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2) 12 Các kịch bản BĐKH về lượng mưa và nước biển dâng cho TP Đà Nẵng có thể được tóm tắt như sau: * Về nhiệt độ: * Về lượng mưa: * Về nước biển dâng: Bảng 2.12 trình bày kết quả tính toán mực nước biển dâng qua các mốc thời gian đến giữa thế kỷ XXI so với trung bình thời kỳ 1980-1999 ứng với các kịch bản phát thải: Cao nhất của nhóm kịch bản cao (A1FI), trung bình của nhóm kịch bản cao (A2), và trung bình của nhóm kịch bản vừa (B2). Năm Kịch bản Mực nước dâng (cm) Diện tích bị ngập lụt do nước biển dâng (km 2 ) 2020 A1FI 11,6 2,4 A2 11,8 2,4 B2 11,7 2,4 2030 A1FI 17,3 2,5 A2 17,2 2,5 B2 17,1 2,5 2040 A1FI 22,4 2,8 A2 23,5 2,8 B2 23,2 2,8 2050 A1FI 33,4 3,2 A2 30,8 3,1 B2 30,1 3,0 13 Hình 2.7. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A1FI năm 2020 Hình 2.8. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A1FI năm 2030 14 Hình 2.9. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A1FI năm 2040 Hình 2.10. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A1FI năm 2050 15 Hình 2.11. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A2 năm 2020 Hình 2.12. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A2 năm 2030 16 Hình 2.13. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A2 năm 2040 Hình 2.14. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản A2 năm 2050 17 Hình 2.15. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản B2 năm 2020 Hình 2.16. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản B2 năm 2030 18 Hình 2.17. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản B2 năm 2040 Hình 2.18. Bản đồ ngập lụt TP Đà nẵng ứng với kịch bản B2 năm 2050 * Dự báo sự thay đổi của bão trong điều kiện BĐKH: 2.2. KINH NGHIỆM TRONG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH Ở VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI 2.2.1. Kinh nghiệm trong nước * Đê chắn song khu kinh tế Dung Quất: 19 * Sử dụng rau muống biển, cỏ Vetiver và xơ dừa chống xâm thực biển: 2.2.2. Kinh nghiệm ngoài nước * Hà Lan: * Hàn Quốc: 20 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG QUẬN SƠN TRÀ 3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị * Các khu dân dụng * Các khu chức năng ngoài dân dụng 3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống thoát nước * Nền xây dựng * Thoát nước mưa * Thoát nước thải 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH 3.2.1. Tính toán xác định cao độ nền x y ựng tối thiểu 3.2.2. Tính toán mạng lưới thoát nước mưa 3.2.3. Xác định nh hư ng của BĐKH và nước iển ng th o kịch n BĐKH tới tính toán lựa chọn cao độ nền x y ựng tối thiểu Kết quả tính toán kịch bản nước biển dâng ứng với mức phát thải trung bình (B2) là kịch bản được khuyến nghị sử dụng hiện nay, qua các mốc thời gian được trình bày qua bảng sau: Các mốc thời gian (năm) 2020 2030 2040 2050 Mực nước biển dâng (cm) 11,7 17,1 23,2 30,1 Theo đó, đến năm 2050 mực nước bình quân biển dâng lên 30cm. Như vậy, cao độ nền xây dựng tối thiểu đối với khu dân cư, khu công nghiệp, dịch vụ 2,40m (1,61 + 0,301 + 0,5) và cao độ nền xây dựng tối thiểu đối với khu cây xanh, công viên s là 2,20m (1,61 + 0,301 + 0,3). 3.2. . Xác định nh hư ng của BĐKH th o kịch n BĐKH tới tính toán mạng lưới thoát nước mưa Kết quả tính toán kịch bản BĐKH về mức thay đổi tỷ lệ lượng mưa ứng 21 với mức phát thải trung bình (B2) qua các mốc thời gian được trình bày qua bảng sau: Các mốc thời gian (năm) 2020 2030 2040 2050 Lượng mưa tăng (%) 1,3 1,0 1,2 2,8 Kết quả tính toán lưu lượng, kiểm tra kích thước cống hiện trạng và đề xuất kích thước mới (nếu cần thiết) xem bảng phụ lục 3.3. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong những thập niên gần đây, BĐKH toàn cầu gây ra nhiều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống của con người một cách rõ nét. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu về BĐKH nhằm đưa ra các kế hoạch hành động, các giải pháp cụ thể cho từng ngành, từng khu vực là hết sức cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, tuy nhiên trong khuôn khổ giới hạn luận văn mới chỉ xem xét làm rõ ảnh hưởng của BĐKH đối với hệ thống thoát nước quận Sơn Trà. Mặc dù vậy cũng đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho các vấn đề quy hoạch xây dựng đô thị đặc biệt là các đô thị ven biển trước tình hình BĐKH toàn cầu hiện nay. Quận Sơn Trà là đô thị giáp biển và sông Hàn nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều và lũ. Hằng năm, thiên tai gây ra nhiều thiệt hại về của cải vật chất và con người. Luận văn đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên và rút ra các kết luận sau đây: 1. Từ việc phân tích các đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu, khí tượng thủy văn, thủy triềutrong quá trình biến động theo thời gian, các báo cáo về BĐKH, các điều tra khảo sát kỹ thực tế, khảo sát kinh tế - xã hội cho thấy hệ thống thoát nước của quận Sơn Trà nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động của BĐKH. 2. BĐKH và cách thích ứng đang là vấn đề thời sự và cấp bách hiện nay. Do vậy mọi cấp, mọi ngành cần đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến ngành và lĩnh vực của mình. Nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. 3. Căn cứ các cơ sở khoa học về đặc điểm, tính chất của mưa, triều, lũ và hiện tượng nước biển dâng, định hướng quy hoạch xây dựng quận Sơn Trà, các văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống thoát nước đô thị, kịch bản BĐKH và nước biển dâng, các dự án về thoát nước TP Đà Nẵng, luận văn đã đề xuất các giải pháp quy hoạch như sau: Quy hoạch xây dựng cao độ nền tối thiểu là 2,4m đối với khu vực trung tâm quận Sơn Trà. Ngoài ra, đối với các khu cây xanh công viên cho phép xây 23 dựng với cao độ nền tối thiểu thấp hơn 0,2m so với các cao độ tương ứng ở trên. Hoàn thiện hệ thống thoát nước đảm bảo năng lực thoát nước cho đô thị bằng cách sử dụng hệ thống đường cống song song. Tiếp tục công tác tu bổ, cải tạo hệ thống đê biển, đê sông hiện có. Ngoài ra cần có các giải pháp dài hạn mang tính chiến lược như trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, giảm thiểu các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, cần có các nghiên cứu cụ thể để quy định trong thiết kế xây dựng về diện tích cây xanh, diện tích thấm bề mặt đối với từng khu vực, từng hộ gia đình trên địa bàn quận Sơn Trà. 4. Các giải pháp trên đây cần được áp dụng vào thực tiễn quy hoạch xây dựng quận Sơn Trà và đồng thời cũng là mô hình để tham khảo cho công tác thoát nước cho các đô thị vùng cửa sông ven biển khác. 2. KIẾN NGHỊ Với những phân tích trên đây, để giải quyết các vấn đề trong công tác thoát nước đô thị cho quận Sơn Trà, đồng thời định hướng cho các giải pháp thích ứng với BĐKH trong tương lai, đề xuất các kiến nghị như sau: 1. Tiếp tục nghiên cứu về BĐKH và các tác động của BĐKH đối với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành tại nhiều địa phương. 2. Xây dựng chương trình hành động cụ thể ứng phó với BĐKH cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực cụ thể. 3. Xem xét, đánh giá lại công tác quy hoạch xây dựng các đô thị đặc biệt là các đô thị ven bển, vùng núi, vùng trũng thấp, nơi chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. 4. Nghiên cứu, xây dựng chỉ dẫn về thiết kế quy hoạch xây dựng cho các vùng ven biển, ven sông của TP Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftomtat_29_483_2075939.pdf