Luận văn Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của trường Cao đẳng Hải Quan giai đoạn 2001 - 2005 và giải pháp thực hiện

Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Hải quan đã có những bước tiến nhất định, quy mô đội ngũ tăng nhanh, lĩnh vực hoạt động trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan ngày càng phong phú, nặng nề và phức tạp. Trách nhiệm nặng nề nhưng vinh quang của ngành Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho thông quan hàng hoá đồng thời phải quản lý nghiêm ngặt việc tuân thủ luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế, góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã đặt ra cho toàn ngành yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan trong sạch, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất và năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó. Đội ngũ công chức như thế chỉ có được thông qua hoạt động đào tạo được kế hoạch hoá, liên tục và có hệ thống.

pdf95 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của trường Cao đẳng Hải Quan giai đoạn 2001 - 2005 và giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp tin học chuyên ngành ngắn hạn, trung hạn cho học viên của các Hải quan địa phương và các nhân viên doanh nghiệp, đại lý làm thủ tục hải quan có nhu cầu.. Đặc biệt chú trọng trang bị những kiến thức cơ bản về tin học cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị để họ tự mình kiểm tra đánh giá kết quả công việc trong đơn vị mình thông qua hệ thống máy tính. Đảm bảo yêu cầu 100% lãnh đạo cấp Phòng, Cửa khẩu trở xuống phải biết sử dụng máy tính ở trình độ tin học cơ bản từ trình độ A trở lên, cán bộ cấp Vụ, Cục được đào tạo để biết sử dụng máy tính tra cứu phục vụ công tác chuyên môn và lãnh đạo. Tập trung đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng cán bộ chuyên môn thống kê - tin học để nhanh chóng có kiến thức tin học chuyên ngành phục vụ cho chương trình tự động hoa ngành Hải quan. Trong năm 2002 tổ chức các lớp học về kỹ thuật tin học - thống kê và chương trình công nghệ cho đối tượng là kỹ sư và kỹ thuật viên tin học - thống kê của ngành Hải quan. Hết năm 2002 phấn đấu có ưên 50% cán bộ phải biết sử dụng máy tính ở trình độ tin học văn phòng, 30% ở trình độ cao hơn để tiếp cận với kỹ thuật cao để phục vụ cho chương trình tự động hoá. 2.4.7. Đào tạo theo các chương trình hợp tác quốc tế. Là thành viên của khối ASEAN, Việt Nam có trách nhiệm tham gia đầy đủ các Hiệp định khu vực về thuế quan và thương mại. Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác và hội nhập, tổ chức Hải quan các nước ASEAN chọn Hải quan Việt Nam làm một trong số các cơ sở đào tạo khu vực cho Hải quan Myanmar, Lào, Kampuchia. Như vậy trong thời gian tới, ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ công chức trong ngành Hải quan, Nhà trường còn tham gia vào việc đào tạo quốc tế. Đây cũng là một sự khẳng định kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường, tiếp nối phát triển, mở rộng vai trò trong đào tạo nghiệp vụ hải quan cho một số quốc gia trong khu vực . 2.4.8. Đào tạo khác : Tình hình phát triển các hoạt động nghiệp vụ của Ngành Hải quan đặt ra cho Nhà trường nhiều nhiệm vụ nặng nề hơn, trong đó có việc xây dựng và phát triển các chuyên ngành đào tạo mới. Các chuyên ngành đào tạo này giúp cho cán bộ, công chức hải quan có được các kiến thức chuyên môn cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động thực tiễn . Các chuyên ngành mới là : - Các khoa đào tạo về huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác điều tra, chống buôn lậu ma tuý. - Các khoa đào tạo về sử dụng trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật kiểm tra. - Các khoa đào tạo về tuần tra kiểm soát trên biển. - Các khoá đào tạo về hoạt động, thông tin tình báo trong hoạt động hải quan. Vận dụng khai thác và tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) , các tổ chức khác ( JICA...) và Hải quan các quốc gia trong khu vực để cử các chuyên gia Hải quan có kinh nghiệm vào Việt Nam hướng dẫn các lớp theo chuyên đề ngắn hạn. Từ các phân tích trên, để khắc phục các hạn chế, phát huy tối đa nội lực của Nhà trường hiện có nhằm hiện thực hoá các mục tiêu nhiệm vụ đào tạo đã nêu, ở phạm vi toàn ngành Hải quan nói chung, phạm vi Trường Cao đẳng Hải quan nói riêng, vấn đề có tính chất quan trọng then chốt là cần có những giải pháp phù hợp để thực hiện. Cơ sở đề xuất các giải pháp này, trước hết xuất phát từ việc quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ, công chức Hải quan giai đoạn 2001-2005, tiếp đến dựa trên các lý luận cơ bản của khoa học quản lý, của giáo dục học. Các đề xuất này còn kế thừa các thành tựu trong hoạt động đào tạo công chức Hải quan của Tổ chức Hải quan quốc tế và của một số tổ chức Hải quan khác như Hải quan Nhật Bản ( Học viện đào tạo Hải quan Nhật bản CTI ), Hải quan Malaysia ( Học viện Hải quan Hoàng gia Malaysia AKMAL ) và trên tiềm lực hiện có của Nhà trường. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI QUAN GIAI ĐOẠN NĂM 2001 - 2005 3.1. ĐỐI MỚI CÁCH TIẾP CẬN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU Việc xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cho các đối tượng cán bộ, công chức hải quan ở các cấp khác nhau theo mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu, cần được tiếp cận theo các hướng chiến lược sau: Chiến lược 1 : Tiếp cận đào tạo toàn diện Việc tiếp cận đào tạo toàn diện dựa trên sự tiếp cận hệ thống đối với hoạt động đào tạo. Nó gồm 5 bước là : Xác định, Hoạch định, Triển khai, Chuyển giao, Đánh giá và được minh họa trong sơ đồ sau : Bước 1: Xác định : Các nhu cầu đào tạo được xác định thông qua nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp dùng bảng câu hỏi, phương pháp quan sát, phỏng vấn ( các công chức thừa hành, các cán bộ quản lý và các khách hàng ), thảo luận với cán bộ quản lý cấp cao, trưởng đơn vị bộ phận, kiểm tra các tài liệu có liên quan như các tài liệu về kiểm toán, các báo cáo chi tiết... Bước 2 : Hoạch định : Căn cứ trên kết quả phân tích nhu cầu đào tạo, Nhà trường xác định các kiểu khoa học, các mục tiêu của khoa học, các nội dung của khóa học và các nhóm học viên mục tiêu Bước 3 : Triển khai: Chương trình đào tạo, các kế hoạch bài giảng, các phương tiện hỗ trợ giảng viên, các thiết bị được triển khai theo hoạch định và sau đó chuyển thành các môđun đào tạo và chương trình đào tạo. Nguồn giảng viên từ Tổng cục, các Cục Hải quan và các tổ chức khác được mời đến Nhà trường để giúp phát triển các môđun đào tạo chẳng hạn như: Phân loại hàng hóa, Nhận biết chất ma túy, Đấu tranh chống gian lận thương mại... Bước 4: Chuyển giao: Các khoa đào tạo, các xêmina, các hội thảo được tiến hành theo các chương tình đào tạo đã lập. Bước 5: Đánh giá : Việc đánh giá được tiến hành theo 3 mức độ - Xác định phản ứng của học viên thông qua các bản câu hỏi - Đánh giá kết quả học tập của học viên - Đánh giá hành vi của học viên  Các bảng câu hỏi để xác định phản ứng sẽ được phân phối đến các học viên tham gia khoá học ngay sau khi khoá học được kết thúc. Bảng câu hỏi này bao gồm các lĩnh vực như nội dung khoa học, phương pháp giảng dạy, các thiết bị và tài liệu bổ trợ và các tiện ích phục vụ cho đào tạo.  Đánh giá kết quả học tập: Việc học tập được đánh giá bằng cách thực hiện các bài kiểm tra, các trắc nghiệm, các bài làm theo chỉ định của giảng viên. Việc đánh giá này tiến hành trong suốt thời gian khoá học và sau khoá học.  Đánh giá hành vi : Việc đánh giá hành vi được tổ chức tại nơi làm việc và được thực hiện bởi các cán bộ quản lý, các công chức đồng nghiệp tương cận, và người học. Việc này được thực hiện sau khoá đào tạo từ 3 đến 6 tháng. Chiến lược 2 : Phát triển nguồn nhân lực tích hợp Phát triển nguồn nhân lực tích hợp mang lại sự chú tâm việc phát triển đồng đều các mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần của học viên. Mọi chương trình huấn luyện phải được thiết kế một cách tương xứng để hợp nhất cả 3 khía cạnh này. Chiến lược 3 : Chương trình đào tạo được kế hoạch hóa và liên tục. Triết lý đào tạo nêu trên đã khẳng định một cách rõ ràng rằng việc huấn luyện phải được kế hoạch hóa và liên tục. Vì vậy, việc huấn luyện trong ngành hải quan cần được áp dụng theo 2 cấp độ như sau • Chương trình đào tạo tại chỗ ( on the job training) • Chương trình đào tạo tập trung ( off the job training ) - chương trình huấn luyện tại Trường Cao đẳng Hải quan A- Chương trình đào tạo tại chỗ: Cần đưa ra khái niệm về chương trình huấn luyện kiến thức, kỷ năng, khả năng để thưc hiện đào tạo tại chỗ liên tục và có kế hoạch một cách hệ thống. • Về kiến thức : liên quan đến " hiểu biết một điều gì quen thuộc đạt được thông qua huấn luyện chính thức, kinh nghiệm, liên tưởng, v.v. • Về kỹ năng : liên quan đến khả năng chuyển kiến thức thành hành động đạt kết quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra. • Về khả năng : liên quan đến các năng lực thể chất, trí tuệ, tinh thần trong việc thực hiện các nhiệm vụ công việc. Chương trình huấn luyện kiến thức, kỹ năng, khả năng nhấn mạnh và tập trung vào các vấn đề huấn luyện tại cơ sở ( địa phương ). Theo chương tình này mọi hoạt động liên quan đến một vị trí công việc cá biệt sẽ được xác định và phân loại. Các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, và khả năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng sẽ được xác định. Tất cả các viên chức ( sĩ quan ) được yêu cầu phải có kiến thức, kỹ năng, khả năng cần thiết trước khi họ được phân công thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn. Có hai cấp huấn luyện của kiến thức, kỹ năng, khả năng a- Yêu cầu hoạt động nhập môn Đây là cấp độ cơ sở về kiến thức, kỹ năng, khả năng cần thiết để một sĩ quan thực hiện nhiệm vụ của mình. b- Yêu cầu hoạt động đầy đủ Yêu cầu phải huấn luyện các kỹ năng chuyên sâu cần thiết cho một sĩ quan để thực hiện nhiệm vụ một cách tuyệt hảo. B - Chương trình huấn luyện tập trung Trường Cao đẳng Hải quan thực hiện chương trình đào tạo tập trung cho các Cục Hải quan. Chương trình này được chia ra làm ba loại • Khoá giới thiệu nhập môn / cơ bản - áp dụng cho cán bộ, công chức Hải quan trong năm đầu tiên phục vụ • Chương trình huấn luyện kỹ năng - áp dụng cho cán bộ, công chức Hải quan từ năm thứ hai đến năm thứ năm phục vụ • Các khoá phát triển nghề nghiệp chuyên sâu - áp dụng cho cán bộ, công chức Hải quan sau năm năm phục vụ 3.2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO THÍCH HỢP Chương trình, nội dung đào tạo nghiệp vụ hải quan hiện nay được xây dựng theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan từ những năm 1990 - 1995 so với yêu cầu của việc hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ, công chức Hải quan giai đoạn 2001-2005 là còn bất cập nên theo tác giả Nhà trường cần xây dựng nội dung, cấu trúc chương trình đào tạo nghiệp vụ Hải quan phù hợp với các nhóm đối tượng đào tạo khác nhau, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hải quan, phục vụ tiến trình hiện đại hoá ngành Hải quan và hội nhập quốc tế. Từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý đào tạo cán bộ, công chức của ngành Hải quan, của Nhà trường và căn cứ trên các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đã nêu, tác giả đề xuất một số chương trình, nội dung đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hải quan giai đoạn 2001-2005 như sau : Về nội dung đào tạo nghiệp vụ hải quan cho cán bộ, công chức Hải quan từ cấp độ nhập môn, trung cấp đến cao cấp nghiệp vụ Hải quan thuộc các nhóm đối tượng đào tạo có trình độ Trung cấp ( bậc III) Cao đẳng ( bậc II) đến Đại học hoặc Sau đại học ( bậc I) được đề xuất chi tiết trong các bảng cụ thể sau : 3.2.1. Chương trình đào tạo cơ bản cho tân công chức bậc I A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.2. Chương trình đào tạo cơ bản cho tân công chức bậc II A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.3. Chương trình đào tạo cơ bản cho tân công chức bậc III A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.4. Chương trình đào tạo trung cấp cho công chức bậc II A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.5. Chương trình đào tạo trung cấp cho công chức bậc III A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.6. Chương trình đào tạo cao cấp cho công chức bậc I A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.7. Chương trình đào tạo cao cấp cho công chức bậc II A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.8. Chương trình đào tạo cao cấp cho công chức bậc III A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia 3.2.9. Chương trình đào tạo chuyên nghiệp bậc III A : Các giảng viên của Ngành Hải quan B : Các giáo sư trường Đại học, các chuyên gia Đối với các khoá đào tạo nghiệp vụ hải quan theo chuyên đề, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, có thể áp dụng các chương tình đào tạo sau : KHÓA HỌC VỀ HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ WTO 1. Thời Gian : 10 ngày 2. Nhóm mục tiêu Các sĩ quan tính trị giá tại các điểm nhập khẩu / xuất khẩu. 3. Các mục tiêu của khóa học : Khi hoàn tất khóa học, học viên sẽ có thể Nhận thức và hiểu biết các nguyên tắc và quy định của Hiệp định Trị giá WTO Phân biệt Trị giá hải quan dựa trên BDV/Hiệp định trị giá WTO Hiểu biết sự kiểm tra trị giá, đánh giá rủi ro và kiểm tra sau thông quan theo Hiệp định Trị giá WTO 4. Các nội dung: Giới thiệu khóa học và cơ sở lịch sử của Trị giá hải quan. Trị giá giao dịch : Giá thực sự sẽ trả hay đã trả Sử dụng trị giá giao dịch : các bên có liên quan Các điều chỉnh bắt buộc : đóng gói/hoa hồng; hỗ trợ ; Bản quyền/các phí giấy phép; xử lý gia công; các hiệu chỉnh được chọn. Hàng tương tự / giống hệt. Phương pháp suy diễn. Phương pháp tính toán giá trị Phương pháp truy hồi Nghiên cứu so sánh BDV/ Hiệp định trị giá WTO Kiểm tra trị giá Đánh giá rủi ro Kiểm tra sau thông quan KHÓA HỌC CHO CẤC NHÀ ĐÀO TẠO ( TOT) 1. Thời Gian : 15 ngày 2. Nhóm mục tiêu : Các giảng viên và các sĩ quan quản lý trung cấp 3. Các mục tiêu của khóa học : Khi hoàn tất khóa học, học viên sẽ có thể • Hiểu biết về quá tình đào tạo • Hiểu biết về việc học của người lớn và sự truyền đạt trong việc học • Điều khiển việc đào tạo một cách có hiệu qủa ( chuẩn bị các mục tiêu đào tạo/ hành vi, thiết kế / triển khai các hội thảo đào tạo và các kế hoạch bài giảng; và soạn các bài giảng ) • Hướng dẫn đánh giá việc đào tạo một cách có hiệu qủa 4. Các nội dung • Định nghĩa về đào tạo • Quá trình đào tạo • Trách nhiệm đối với việc đào tạo • Chuẩn bị mục tiêu đào tạo / hành vi • Hoạch định / triển khai hội thảo đào tạo • Lập kế hoạch bài học • Bài giảng trong đào tạo • Các kỷ thuật đào tạo và các công cụ hỗ trợ đào tạo • Các nguyên tắc việc học của người lớn • Truyền đạt trong việc học • Đánh giá về đào tạo một cách có hiệu quả 3.3. ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO PHÙ HỢP Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức, cơ quan. Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, công chức Hải quan hiện nay, các trung tâm đào tạo Hải quan ở khu vực và trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp phù hợp với đối tượng đào tạo là các người đã trưởng thành, là các cán bộ quản lý các cấp ( andragogy ). Có nhiều phương pháp được áp dụng để đào tạo và phát triển cho 3 loại đối tượng gồm các cán bộ quản lý, các công chức hải quan đã có kinh nghiệm và các tân công chức Hải quan đang tác nghiệp ở cơ sở. Các phương pháp này được áp dụng hoặc tại nơi làm việc ( on the job training ) hoặc ngoài nơi làm việc / tại Trường của Ngành ( off the job training). Ngoài phương pháp truyền thống như dạy học kiểu thông báo (giảng giải, minh họa) ngày nay trong huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ hải quan, người ta còn chú trọng các phương pháp đào tạo và phát triển áp dụng cho cán bộ cấp quản lý, công chức chuyên môn tại cơ sở như: 3.3.1. Phương pháp hội nghị: Phương pháp hội nghị hay còn gọi là phương pháp thảo luận ( dicussion method ) là một phương pháp huấn luyện được sử dụng rộng rãi, trong đó các thành viên có chung một mục đích thảo luận và cố gắng giải quyết vấn đề. Thông thường người điều khiển là một gỉng viên ở một cấp quản lý nào đó. Người này có nhiệm vụ giữ cho buổi thảo luận ưôi chảy và tránh để cho một vài người nào đó ra ngoài đề. Khi thảo luận, vị này lắng nghe và cho phép các thành viên phát biểu giải quyết vấn đề. Khi họ không giải quyết được vấn đề, vị này sẽ đóng vai trò như một người điều khiển sinh hoạt học tập (facilitator of learning ) Ưu điểm của phương pháp này là các thành viên không nhận thấy mình đang được huấn luyện. Họ đang giải quyết các vấn đề khó khăn trong các hoạt động hàng ngày của họ. 3.3.2. Phương pháp dùng các điển cứu (case study) Điển cứu trong quản lý hay nghiên cứu các trường hợp điển hình là một phương pháp đào tạo sử dụng trong các vấn đề thực tiễn nghiệp vụ nan giải đã được mô phỏng theo thực tế đã xử lý để cho các học viên giải quyết. Từng cá nhân sẽ nghiên cứu kỹ các thông tin cho sẵn và đưa ra các quyết định, phương cách xử lý vấn đề theo nhận thức của cá nhân. Phương pháp điển cứu này được áp dụng trong lớp học có một giảng viên đóng vai trò điều khiển sinh hoạt. Trong đào tạo phương pháp này được áp dụng ở một số môn học như Quản lý Hải quan, Trị giá Hải quan / Kiểm tra sau thông quan, Chống gian lận thương mại, Xử lý vi phạm Hải quan, 3.3.3. Phương pháp đóng vai (role playing) Đây là một kỹ thuật đưa ra một vấn đề nan giải nào đó - có thật hay do giả định - rồi sau đó vấn đề được phân vai một cách tự nhiên. Các thành viên có thể đóng một vai trò nào đó trong cơ cấu tổ chức hay trong một khâu của quy trình nghiệp vụ trong một tình huống nhất định nào đó và sau đó nhập đúng vai trò đó. Chẳng hạn như một người có thể đóng vai là một kiểm soát viên đang xử lý một trường hợp vi phạm hải quan, một thành viên khác đóng vai trò người vi phạm. Người đóng vai kiểm soát viên này sẽ làm bất cứ hành động nào mà anh ta cảm thất là thích hợp với vai trò của mình tương ứng với các tình huống phát sinh do hành động của đối tác. Hành động này sẽ là cơ sở cho cuộc thảo luận và bình luận trong nhóm. Sau đó các vai được đổi lại nhằm cung cấp cho học viên viễn cảnh khác nhau của một vấn đề. Phương pháp này giúp phát triển sự thấu cảm, cảm thông, một phẩm chất mà một cán bộ quản lý, một công chức được đào tạo chuyên môn cần phải có. 3.3.4. Phương pháp sử dụng các kỹ thuật nghe nhìn ( Audiovisual techniques) Ngày nay nhiều tổ chức, cơ quan Hải quan trên thế giới đang sử dụng kỹ thuật nghe nhìn như phim ảnh, băng nghe nhìn , truyền hình khép kín ( giám sát / monitor) trong các chương trình huấn luyện đào tạo. Hải quan Hàn quốc đào tạo học viên về nghiệp vụ giám sát thông qua phương tiện giám sát bằng monitor tại sân bay. Hải quan Nhật Bản xây dựng băng video về hệ thống thông quan tự động NACCS để huấn luyện cho học viên về nghiệp vụ thông quan hàng hoá tự động. Hải quan Pháp xây dựng băng video về kiểm soát hải quan tại biên giới để huấn luyện về kỹ thuật khám xét, tuần tra. Hải quan Anh xây dựng băng video về khám nghiệm, xác định các chất ma tuý trong huấn luyện nghiệp vụ chống buôn lậu các chất ma tuý. Phương pháp nghe nhìn tốn kém hơn các bài giảng chính quy, nhưng nó có rất nhiều Ưu điểm hơn hẳn vì nó cho thất nhiều hình ảnh minh họa, có thể chiếu lại nhiều lần, ở nhiều lớp khác nhau, có thể ngưng lại để giải thích thêm... 3.4. ĐẢM BẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH 3.4.1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật Dự báo tầm xa nhu cầu đào tạo và các chính sách quản trị trước tiên cần xét đến các tiện nghi cần có để phục vụ cho đào tạo từ đó tiến hành thiết kế các hoạt động đào tạo. Có được nền tảng ban đầu này việc triển khai các chương trình đào tạo sẽ đạt yêu cầu và hiệu quả chuyên môn mong đợi. Việc xác định các yêu cầu chuyên biệt của công tác huấn luyện phải bắt đầu bằng việc đánh giá các tiện nghi, cơ sở vật chất hiện hữu. Những cơ sở vật chất này phải được phân tích về các điểm mạnh, các điểm yếu, các đặc trưng, các khả năng khai thác. Chỉ sau khi làm được việc này thì ta mới xác định chính xác các tiện nghi, cơ sở vật chất cần phải bổ sung thêm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ, công chức hải quan theo các chuẩn mực nêu trên, về cơ sở vật chất - kỹ thuật và các tiện nghi phục vụ cho đào tạo, Nhà trường cần chú trọng đảm bảo tốt hơn: UKhông gian phục vụ cho đào tạo: - Các lớp học, kiểu loại theo tiêu chuẩn. - Các phòng học chuyên biệt, - Các phòng thí nghiệm - Môi trường mô phỏng - Trung tâm nguồn lực phục vụ cho học tập (thư viện, nghiên cứu tư liệu) - Các phòng tiêu chuẩn phục vụ cho hội thảo, hội nghị - Phòng luyện bắn súng - Khu vực thể thao đa năng - Phòng lưu trữ mẫu vật cho huấn luyện phân loại hàng hoá theo HS - Phòng giải lao cho giảng viên/ phòng họp - Khu vực vệ sinh, kiểu loại và số lượng. UKhông gian phục vụ cho sinh hoạt - Khu vực ký túc xá cho các học viên, các phòng nghỉ cho giảng viên - Khu vực bảo vệ / thường trực cơ quan - Phòng tiếp khách - Khu vực phòng ăn - Khu vực vệ sinh - Khu vực y tế cơ quan - Hệ thống giặt ủi - Khu vực sân đậu xe - Khu vực nhà bếp - Khu vực bảo trì UCác không gian khác cần cho : - Lưu trữ, lắp ráp các vật liệu, thiết bị dùng cho đào tạo. In ấn , phát hành tài liệu. Hoạt động của máy tính. Khu vực tiếp tân phục vụ Việc thiết kế, sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiện nghi phục vụ cho hoạt động đào tạo cán bộ, công chức hải quan theo hướng chuyên môn hoá cần tham khảo thực tế tại Học viện hải quan Akmal ( Malaysia ) và Học viện Hải quan CTI ( Nhật Bản ). 3.4.2. Đảm bảo tài chính : Việc tăng chi tiêu của ngành Hải quan cho hoạt động đào tạo cán bộ, công chức trong ngành là hết sức cần thiết để đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ đào tạo cán bộ, công chức Hải quan trong giai đoạn 2001 - 2005. Cơ sở của nguồn đầu tư cho hoạt động đào tạo này dựa trên phần kinh phí được trích từ nguồn trích tỷ lệ 0,4% ( bốn phần ngìn ) trên tổng số thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thực nộp vào ngân sách Nhà nước hàng năm. Tổng cục Hải quan cần đảm bảo giành 10% tổng số tiền được trích hàng năm để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Hải quan. Chi cho công tác tuyên truyền, thông tin, tổ chức hội thảo, học tập và khảo sát kinh nghiệm trong và ngoài nước giúp cho việc đổi mới, nâng cao nghiệp vụ Hải quan. Việc cấp và sử dụng nguồn kinh phí này đối với Trường Cao đẳng Hải quan cần được thực hiện và kiểm tra trên cơ sở kế hoạch đào tạo được lập chi tiết hàng năm có phê quyệt của Tổng cục Hải quan. Mục tiêu ưu tiên để đầu tư là : - Chi phí cho biên soạn, tu chỉnh, cập nhật giáo trình - Chi phí đầu tư nâng cấp thư viện hàng năm theo hướng xây dựng thư viện chuyên ngành qua trao đổi cập nhật tư liệu, thông tin từ nguồn Tổng cục Hải quan và hỗ trợ từ WCO, từ các tổ chức Hải quan trong khu vực qua các chương trình hợp tác quốc tế (chương trình hợp tác JICA ..) - Chi phí cho hoạt động đào tạo, tu nghiệp đối với giảng viên, - Chi phí cho việc xây dựng các mô hình, trang bị máy, dụng cụ phục vụ cho đào tạo, huấn luyện - Chi phí cho việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, hội nhập, xây dựng các quy trình quản lý từng bước tiến tới quản trị Nhà trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. - Chi phí cho việc khảo sát nhu cầu đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo hàng năm. 3.5. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 3.5.1. Đội ngũ giáo viên cần có: Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là cơ sở vật chất, người dạy và người học. Trong đó nhân tố người thầy có vai trò là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Thầy tốt thì trò ngoan, thầy giỏi thì tất có trò giỏi. Hiện nay chất lượng đào tạo có phần bị hạn chế một phần phải xét đến nguyên nhân là người thầy trước tiên. Trước hết, xét về mặt chuyên môn, nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong nghiệp vụ hải quan, trong giảng dạy chuyên ngành hiện nay đã nghỉ hưu, không còn đứng trên bục giảng để làm công tác đào tạo. Thay vào đó là một đội ngũ giảng viên có tình độ đại học và sau đại học hoàn toàn trẻ và mới, cùng với nhiều giáo viên kiêm chức từ các Cục, Vụ, Viện được mời tham gia giảng dạy. Về chất lượng thì đội ngũ giáo viên này phần nào đáp ứng được yêu cầu đề ra tuy nhiên kiến thức truyền đạt còn nặng về lỹ thuyết hàn lâm, chưa có thực tiễn nghiệp vụ, việc hướng dẫn thực hành, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho người học còn nhiều hạn chế. Về phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viên chưa chú trong đến cải tiến, áp dụng các phương pháp hiện đại trong đào tạo cho đối tượng cán bộ, công chức trong ngành học nghiệp vụ hải quan ở các cấp trình độ khác nhau, chủ yếu vẫn dùng cách thức thầy giảng, đọc, người học ghi chép là chính yếu. Trước yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo và từ thực tiễn tổ chức quản lý hoạt động đào tạo của một số quốc gia trong khu vực ( kinh nghiệm của Học viện đào tạo Hải quan Nhật Bản/ CTI-Học viện Hải quan Malysia/AKMAL) và trên thế giới (WCO). Ttrong giai đoạn 2001 - 2005, Tổng cục Hải quan và Nhà trường cần xây dựng một đội ngũ giảng viên, chuyên gia dựa trên quan điểm sử dụng lực lượng chuyên gia hải quan kiêm chức trong ngành và chuyên gia thỉnh giảng ngoài ngành Hải quan, từng bước giảm dần tiến tới chấm dứt sử dụng lực lượng giáo viên thường trực trong biên chế nhà trường như trước đây và hiện nay đang thực hiện. Đội ngũ giáo viên thường trực trong biên chế nhà trường cần được chuyển đổi về công tác tại các Cục Hải quan địa phương hoặc các Vụ, Cục chức năng thuộc Tổng cục Hải quan để có điều kiện thâm nhập thực tế, trực tiếp tác nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn góp phần lăng cường đội ngũ giảng viên chuyên gia trong ngành Hải quan. 3.5.2. Về cơ cấu: 3.5.2.1. Các giảng viên thường trực : Các giảng viên này được chọn lựa dựa trên các phẩm chất học thuật, đã có kinh nghiệm công tác và phục vụ trong ngành. Họ cũng đã trải qua các khoá đào tạo về quản lý đào tạo. Những người này là các giảng viên trọn thời gian phục vụ tại Trường Cao đẳng Hải quan theo từng thời kỳ từ 3 năm đến 5 năm. 3.5.2.2. Các giảng viên ngoài nhà trường : Lúc này hay lúc khác các giảng viên ngoài nhà trường được mời đến Trường Cao đẳng Hải quan để giảng các chuyên đề riêng biệt. Đa số họ phải là các cán bộ hải quan từ cơ quan Tổng cục Hải quan cũng như từ các cơ quan Nhà nước khác. Họ được trả công đào tạo theo ngạch bậc, trình độ chuyên môn và giờ tham gia đào tạo. Cơ cấu đội ngũ giảng viên chuyên gia được xác lập trên cơ sở chuyên ngành đào tạo, các chuyên đề đang và sẽ triển khai, mỗi nhóm có từ 2 đến 3 chuyên gia của Vụ, Cục chức năng hoặc Cục Hải quan địa phương có thế mạnh trong lĩnh vực quản lý chuyên môn cần đào tạo ( Hải quan TP Hà Nội, Hải quan TP Hồ Chí Minh về nghiệp vụ thủ tục hải quan đối với máy bay, tàu biển xuất cảnh/nhập cảnh...) 3.5.2.3. Các chuyên gia cố vấn : Các chuyên gia cố vấn thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau cũng được mời để tổ chức các khóa đào tạo hoặc trình bày các chuyên đề, các tư liệu chuyên khảo. Hình thành danh sách Ban giảng huấn cho từng khoá học, chuyên ngành học, cho từng thời kỳ. 3.5.3. Về cơ chế quản lý : • Tập trung xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên của Nhà trường, của Khoa, của bộ môn ( về cơ cấu, chức danh, học vị, trình độ chuyên môn). Xây dựng và ban hành các quy định về đào tạo ban đầu đối với những người có trình độ Đại học, sau Đại học được chọn làm giảng viên của Ngành, của Nhà trường. Xác định các loại chứng chỉ cần có bên cạnh các văn bằng chuyên môn như chứng chỉ sư phạm, ngoại ngữ, tin học... • Ban hành các quy định và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên về chuyên môn (thời hạn phấn đấu đạt các chứng chỉ bồi dưỡng các chuyên đề về nghiệp vụ Hải quan do WCO và ngành Hải quan mở). Xây dựng chế độ làm việc, định mức lao động của giảng viên. Ban hành chế độ thỉnh giảng nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của toàn bộ đội ngũ mà không làm suy giảm chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đội ngũ giảng viên chuyên gia trong ngành được Nhà trường quản lý và sử dụng theo kế hoạch đào tạo hàng năm do Nhà trường lập và được Tổng cục Hải quan phê duyệt cho các loại hình đào đạo. Các giảng viên chuyên gia công tác giảng dạy có thời hạn tại Nhà trường theo chế độ công tác tại địa phương. Sinh hoạt chuyên môn được tổ chức theo các hội nghị chuyên đề do Nhà trường chủ trì. • Để nâng cao chất lượng đào tạo nếu chỉ chú trọng yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, chương trình, giáo trình thì chưa đủ. Quyết định cho chất lượng đào tạo toàn diện trí, đức, thể, mỹ đối với người học đòi hỏi phải đặc biệt chú ý mặt nhân cách và lối sống của giáo viên. Ngoài các sinh hoạt chuyên môn, phải tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo của các giáo viên trong và sau mỗi khoá học. Chú ý các yếu tố mối quan hệ giáo viên-học viên, hoạt động của giáo viên trong và ngoài lớp học, quan hệ ứng xử với các đồng nghiệp...Người thầy phải là một tấm gương sáng về tri thức, nhân cách và lối sống • Muốn đào tạo tốt thì người dạy cũng phải được đào tạo. Nếu không chăm lo về đời sống vật chất, tính thần, không tạo điều kiện để người thầy được nâng cao trình độ về khoa học, về chuyên môn thì dù cơ sở dạy và học có hiện đại, học viên, sinh viên có ý thức học tập thì việc nâng cao chất lượng đào tạo vẫn chỉ là lý thuyết, không có hiệu quả thiết thực. Lập kế hoạch đào tạo định kỳ để thường xuyên cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của đội ngũ giảng viên chuyên gia. Việc đào tạo đó có nhiều hình thức , đào tạo trong nước, tự đào tạo, đào tạo ở nước ngoài. Các chuyên ngành đào tạo cho giáo viên cần tập trung vào các chuyên ngành hẹp mà giảng viên chuyên gia đang công tác và các chuyên ngành bổ ượ như: trị giá GATT và kiểm tra sau thông quan, hệ thống thông quan tự động hoá, Hệ thống phân loại hàng hoá theo HS trong đó đặc biệt chú ý việc gửi giảng viên của ngành tham dự các khoá đào tạo dành cho giảng viên do WCO hoặc các Học viện Hải quan của các quốc gia trong khu vực tổ chức 3.6. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Trong giai đoạn 2001 - 2005 để cải tiến, nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu, các nhiệm vụ đào tạo đã xác định, trong hoạt động quản lý đào tạo của Nhà trường cần tiến hành một số hoạt động cụ thể sau 3.6.1. Cần xác định về mặt nhận thức Trong việc quản lý công tác đào tạo chuyên ngành Hải quan, nhà quản lý đào tạo cần nhận thức các điểm khác nhau giữa hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo chuyên nghiệp cán bộ công chức Hải quan ở các vấn đề sau: UVề tiến trình: - Kết quả đầu ra của hoạt động đào tạo là đồng nhất và có thể dự đoán được - Kết quả đầu ra của hoạt động giáo dục khó có thể dự đoán được UVề nội dung chương trình hoặc khoá học: - Hoạt động đào tạo có mục đích cung cấp các kiến thức, các kỹ năng, các quan điểm, thái độ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt - Hoạt động giáo dục cung cấp khuôn khổ có tính chất ý niệm và lý thuyết được thiết kế để khơi dậy các khả năng có tính phê phán và phân tích ở một cá nhân. UVề phạm vi thời gian: - Các kết quả đầu ra của hoạt động đào tạo là có thể thấy được ngay trong một thời gian ngắn - Các kết quả đầu ra của hoạt động giáo dục sẽ thể hiện các ảnh hưởng của nó trong một thời gian dài 3.6.2. Xây dựng các nguyên tắc kế hoạch đào tạo hàng năm Căn cứ trên mục tiêu và các nhiệm vụ đào tạo đã xác định cho giai đoạn 2001 - 2005, Nhà trường cần tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo để xây dựng thành các nguyên tắc kế hoạch đào tạo hàng năm trong đó có các mục tiêu và các nguyên tắc cụ thể và dựa trên các nguyên tắc hoạt động đào tạo cho các cán bộ, công chức Hải quan hàng năm này để ban hành và triển khai kế hoạch đào tạo cho từng khoá học tương ứng 3.6.3. Thực hiện khảo sát nhu cầu đào tạo : Trong cách tiếp cận hệ thống đối với hoạt động đào tạo thì hoạt động khảo sát nhu cầu đào tạo là bước khởi đầu rất quan trọng trong khâu xác định nhu cầu, yêu cầu đào tạo đối với các cơ sở và các công chức cần đào tạo. Hoạt động khảo sát này là một tiến trình điều tra và nhận dạng các nhu cầu về đào tạo, đưa ra một phân tích thông tin tương ứng để xác định hoạt động đào tạo đề ra là có phù hợp hay không và phân tích chi phí - hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức Hải quan các cấp. Hoạt động này giúp công tác lập kế hoạch nhận ra khoảng cách giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện hành của công chức Hải quan với cấp độ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ hiện tại và theo kịp đổi mới trong tương lai và do đó trong kế hoạch đào tạo sẽ nêu được các yêu cầu này. Qua khảo sát nhu cầu đào tạo, các nhà thiết kế sẽ nêu được các nội dung tổng quát của các khoá đào tạo sẽ tổ chức (Các yêu cầu mà các công chức Hải quan sẽ có thể thực hiện như là kết quả của hoạt động đào tạo) và sẽ thiết lập được cơ sở cho các bước tiếp theo về thiết kế và chuyển giao hoạt động đào tạo. Hoạt động này còn cung cấp một chỉ dẫn về "chuẩn mực thành công" của hoạt động đào tạo và do đó cũng tạo nền tảng cho việc đánh giá hoạt động này. Hoạt động phân tích này thường được thể hiện dưới hình thức của một báo cáo bằng văn bản theo nghi thức hoặc không nghi thức phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể. Khi tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, ta cần chú ý đến các nguồn lực khả dĩ để thực hiện và tầm quan trọng hoặc ảnh hưởng tiềm ẩn của nhu cầu tổ chức mà hoạt động này nhắm đến Các giai đoạn chủ yếu của việc phân tích nhiệm vụ dẫn đến phân tích nhu cầu đào tạo nghiệp vụ Hải quan thể hiện qua mô hình sau: 3.6.4. Thực hiện hoạt động đánh giá trong quản lý chất lượng đào tạo: Chu trình quản lý hoạt động đào tạo được minh họa theo sơ đồ sau CHU TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Trong chu trình trên, hoạt động đánh giá kết quả đào tạo là rất quan trọng vì đây là quá trình cung cấp thông tin phản hồi, thực hiện chức năng kiểm tra trong quản lý. Nó giúp nhận dạng các nỗ lực đào tạo đã thành công đến mức nào và để giải đáp cụ thể các vấn đề sau: • Liệu hoạt động đào tạo có tương xứng với chi phí đã đầu tư ? • Liệu các mục đích của đào tạo đã đạt được hay không ? Để trả lời các vấn đề trên, đòi hỏi phải thu thập và phân tích các thông tin từ đó đưa ra các đánh giá - các nhận định công bằng và chính xác. Trong đào tạo, hoạt động đánh giá có các chức năng sau : • Cung cấp nguồn lực : đưa ra các lý lẽ biện minh để được cấp ngân sách hoạt động • Cải tiến : qua đánh giá sẽ điều chỉnh các sai sót, xem các mục tiêu đề ra có đạt được không trong quá trình đào tạo. • Chọn lựa giảng viên : chọn đúng giảng viên theo đúng chuyên đề đào tạo • Thống kê về học viên : hoạt động đánh giá phản ánh kết quả hoạt động của học viên trong và sau quá trình đào tạo • Thống kê về khoá học : việc đánh giá phản ánh việc tổ chức đào tạo diễn ra như thế nào. Các lĩnh vực phải tiến hành đánh giá khi thực hiện đào tạo cán bộ, công chức Hải quan : • Các cơ cở hạ tầng phục vụ cho đào tạo - các tiện ích • Người dạy - việc thực hiện nhiệm vụ của các giảng viên • Người học - Khả năng đáp ứng các mục tiêu đào tạo đề ra. Việc đánh giá phải được tiến hành theo 4 giai đoạn : • Giai đoạn chẩn đoán : được tiến hành trước khi các khoá học bắt đầu nhằm lập bảng kiểm tra các công việc chuẩn bị như các trang thiết bị phục vụ cho khoá học, phòng học, điều kiện ánh sáng, các tiêu chuẩn phục vụ giải lao, các tiêu chuẩn học viên ( trình độ học vấn, thâm niên công tác, các mối quan tâm, nguyện vọng,..) • Giai đoạn chính thức ( trong suốt khoá học ) : được tiến hành nhằm đưa ra các điều chỉnh, các thay đổi quá trình tổ chức lớp học. • Giai đoạn tổng kết - giai đoạn này còn được hiểu là đánh giá các phản ứng - được tiến hành ngay khi khoá học kết thúc nhằm thu thập các thông tin về các phản ứng tức thời của các học viên về các ý kiến của họ đối với khoá học mà họ vừa tham dự như điều chính yếu học vừa thu nhận được từ khoá học liệu có giúp họ cải tiến được công việc thực tế hay không, hiệu quả truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên, các nhận xét về nội dung khoá học, về các tiện ích được cung cấp... • Giai đoạn tiếp theo : được tiến hành từ 3 đến 6 tháng sau khi học viên trở về đơn vị, nơi công tác của họ nhằm mục đích đánh giá xem liệu công tác đào tạo, huấn luyện có đóng góp được gì đối với việc đạt được các nhu cầu của công việc . Các lĩnh vực sẽ được xét đến là : -Cấp vi mô : thực hiện công vụ - học viên có khả năng thực hiện công vụ theo yêu cầu -Cấp vĩ mô : kết quả hoạt động của tổ chức - các kết quả mong đợi của tổ chức có đạt được hay không. Khi thực hiện đánh giá, người tiến hành hoạt động này có thể sử dụng các phương pháp sau: -Dùng bảng câu hỏi: có các loại bảng được thiết kế để thu nhận thông tin về phản ứng của học viên, về kiến thức trước và sau khoá học, về kết quả sau đào tạo -Dùng bảng liệt kê các kỹ năng (hành vi & kỹ năng) -Các kế hoạch các hoạt động trước khoá học và khi kết thúc khoá học -Thực hiện các cuộc phỏng vấn thông qua đàm thoại trực diện hay thông qua điện thoại -Phân tích các dữ liệu thô như phân tích các số liệu thống kê/ các điều tra về công việc/ các báo cáo -Các phương pháp khác như quan sát, thảo luận 3.6.5. Xây dựng cơ chế trách nhiệm trong quản lý hoạt động đào tạo Một vấn đề quan trọng khác trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ và đạt các mục tiêu đào tạo nêu trên là phải xác định mô hình cơ chế trách nhiệm cho các hoạt động đào tạo khác nhau. Mô hình này thiết lập một sự thoả thuận giữa bộ phận hoạt động đào tạo với Tổng cục cũng như với các đơn vị khác trong ngành Hải quan về sự chia sẻ trách nhiệm như thế nào đối với các nhiệm vụ đào tạo khác nhau. Một khi thoả thuận này đã đạt được thì các bên sẽ trở nên có trách nhiệm đối với hoạt động đào tạo này. Để việc thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động đào tạo có hiệu quả, tôi cho rằng cần làm rõ các vấn đề sau : - Ai là người có trách nhiệm tiến hành các nghiên cứu về các phương pháp mới áp dụng trong hoạt động đào tạo ? - Ai là người sẽ tham gia trong việc phân tích các nhu cầu đào tạo và các chuyên gia về các chuyên đề sẽ tham gia như thế nào trong trong việc thiết kế chương tình đào tạo ? - Các nhu cầu đào tạo có nên được xác định một cách tập trung hay các đơn vị hải quan hoặc Hải quan vùng sẽ xác định nhu cầu đào tạo riêng của mình và nếu có tình huống như vậy thì làm thế nào để đạt được sự thống nhất trong các hoạt động đào tạo được triển khai ? - Nguồn ngân sách dành cho đào tạo lấy từ đâu và ai sẽ là người lập kế hoạch và quản lý nguồn ngân sách này phục vụ cho các chương tình đào tạo đang tiến hành hoặc các chương trình mới thiết kế ? - Ai sẽ là người xem xét và phê duyệt kế hoạch đào tạo thường niên của ngành Hải quan ? - Ai là người có trách nhiệm xem xét và giải quyết các thông tin phản hồi hoặc các ảnh hưởng của việc đầu tư cho hoạt động đào tạo của ngành ? - Ai là người đảm bảo rằng các giảng viên của địa phương có các kỹ năng và kiến thức để thực hiện các khoá đào tạo của vùng/ địa phương và làm thế nào để giám sát hiệu quả đào tạo của các giảng viên này ? Trước yêu cầu đổi mới hoạt động của Ngành Hải quan trên nhiều lĩnh vực nhằm đưa hoạt động của ngành đạt các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, hoạt động quản lý đào tạo cán bộ, công chức Hải quan cần phải đạt hiệu lực và hiệu quả, gắn chỉ đạo của trung ương với tổ chức thực hiện tại địa phương một cách hài hoà, đồng bộ theo các chuẩn mực quốc tế. Qua thực tiễn hoạt động của công tác quản lý đào tạo ở nhiều tổ chức Hải quan trên thế giới, cần xây dựng mô hình cơ chế trách nhiệm sau đây cho giai đoạn 2001 - 2005: 3.7. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai theo định hướng chuyên sâu vào các hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan từ đó gắn chặt hoạt động đào tạo cán bộ, công chức với thực tiễn hoạt động ở các đơn vị Hải quan trong toàn ngành. Cụ thể là: • Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác của Hải quan; về tổ chức bộ máy các cấp, chế độ đãi ngộ, công tác đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của ngành. • Về cơ sở khoa học, lý luận, thực tiễn để xây dựng mới và điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy nhằm triển khai thực hiện Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn dưới Luật. • Về cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá , hài hoà hoá, tự động hoá thủ tục hải quan trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế. • về tự động hoá quy trình thủ tục hải quan ở những địa bàn trọng điểm; quản lý hải quan trong hoạt động thương mại điện tử và khai báo hải quan trên hệ thống máy vi tính. • Hải quan với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. • Nghiên cứu lộ trình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý, phương tiện kỹ thuật, nhân lực...để tiếp tục tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về hải quan. • Về chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, chống gian lận thương mại trong điều kiện mới thi hành Luật Hải quan và hội nhập quốc tế. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa Viện khoa học Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan với Nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược nghiên cứu và triển khai về các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ và hoạt động huấn luyện đào tạo. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học thường niên về các chủ đề hội nhập và hoạt động đào tạo để kịp thời tổng kết kinh nghiệm, áp dụng trong đào tạo cán bộ, công chức của ngành 3.8. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ Trong hoạt động đào tạo chuyên ngành hải quan, chúng ta phải nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới về chuẩn kiến thức, về phương pháp đào tạo, xây dựng các chương trình theo chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hải quan ( các chương trình, khuyến nghị của WCO ). Tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên, các chuyên gia của ngành được tham dự các khoá đào tạo do WCO tổ chức ở các khu vực, theo các chuyên đề mà ngành Hải quan Việt Nam đang còn thiếu thông tin, thiếu cán bộ chuyên môn, đang cần hội nhập. Lập kế hoạch phối hợp với WCO, Hải quan Nhật Bản ( Học viện CTI ), Hải quan Malaysia ( Học viện AKMAL ) tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, trung hạn tại Việt Nam về các chuyên đề liên quan đến đào tạo cán bộ, công chức Hải quan, liên quan đến nghiệp vụ chuyên ngành như Phân loại hàng hoá, Thông quan tự động, Trị giá Hải quan, Kiểm soát chống buôn lậu,... KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu này của mình, tác giả luận văn xin có mấy khuyến nghị: 1. KHUYẾN NGHỊ VỚI TỔNG CỤC HẢI QUAN : 1.1 Để phát huy hiệu qua đào tạo trong thực tiễn, việc quy hoạch, lập kế hoạch về đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức hải quan trở nên hết sức cần thiết. Tổng cục cần khảo sát nhu cầu đào tạo, hoạch định chiến lược phát triển nhân lực cho giai đoạn 2001 - 2010 trong đó gắn đào tạo với sử dụng, gắn đào tạo với chuẩn hoá cán bộ, công chức ở từng ngạch, bậc. Có dự báo, đón đầu trong đào tạo để chủ động trong hội nhập về hoạt động hải quan với khu vực và thế giới ( thực hiện AFTA, Hiệp định thương mại song phương, đa phương, thực hiện các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực hải quan). 1.2 Việc đổi mới quan điểm trong xây dựng và sử dụng đội ngũ giảng viên trong ngành là hết sức quan trọng. Để có được đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đào tạo và hoạt động nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan cần tham khảo kinh nghiệm của các tổ chức Hải quan trong khu vực và trên thế giới ( Hải quan Úc, Nhật, Malaysia ..), từ đó kịp thời chuyển đổi cơ chế quản lý từ đội ngũ giảng viên thường trực trong biên chế nhà trường như hiện nay sang quản lý theo cơ chế sử dụng đội ngũ giảng viên chuyên gia của ngành Hải quan, luân chuyển phục vụ có thời hạn từ 3 đến 5 năm tại Trung tâm đào tạo. Kết hợp sử dụng đội ngũ giảng viên của ngành với chế độ thỉnh giảng các chuyên gia, giáo sư từ các Viện, các trường Đại học khác tham gia giảng dạy theo kế hoạch cho từng khoa chuyên ngành. 1.3 Thực hiện quan điểm liên tục đào tạo phục vụ cho phát triển, Tổng cục Hải quan cần triển khai áp dụng chế độ đào tạo định kỳ bắt buộc cho từng cấp, loại cán bộ, công chức theo các giai đoạn : mới vào ngành ( đào tạo nhập môn ); sau 5 đến 6 năm phục vụ ( đào tạo chuyên sâu ); sau 10 năm phục vụ ( đào tạo cao cấp ) bên cạnh các khoá chuyên đề mở thường xuyên theo yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ cho cán bộ, công chức Hải quan. 2. KHUYẾN NGHỊ VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI QUAN: Để đảm bảo thực hiện có hiệu lực và hiệu qua các hoạt động đào tạo, đáp ứng các yêu cầu do ngành Hải quan đặt ra trong giai đoạn 2001 - 2005, Nhà trường cần xây dựng quy trình quản lý chất lượng trong mọi mặt hoạt động của mình. Xét từ góc độ quản lý chất lượng, có thể thấy rằng chất lượng đào tạo của Nhà trường bị chi phối bởi nhiều khâu, trong đó có các khâu cơ bản sau : 1. Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. 2. Các cơ chế quản lý nhằm đảm bảo chất lượng. 3. Động lực và ý thức của đội ngũ giảng viên , cán bộ, nhân viên về đảm bảo chất lượng. 4. Tiêu chuẩn đầu vào và động lực của học viên, sinh viên. 5. Cơ sở vật chất và tài chính. 6. Điều kiện và môi trường đào tạo. 7. Quy trình kiểm tra, đánh giá và lưu trữ hồ sơ chất lượng. Quản lý chất lượng đào tạo đối với Nhà trường là một hệ thống tác động lên tất cả các yếu tố chi phối chất lượng sản phẩm đào tạo theo tiêu chí đảm bảo chất lượng, đáp ứng các mục tiêu đào tạo. Nhà trường cần : 1. Xác định và quy chế hoá trách nhiệm của người quản lý và mọi thành viên đối với việc đảm bảo chất lượng. 2. Xây dựng các văn bản hướng dẫn quy trình đảm bảo chất lượng và sổ tay quản lý chất lượng. 3. Quan tâm đến đơn đặt hàng của ngành trong lĩnh vực đào tạo trên cơ sở coi trọng dự báo và kế hoạch hoá hoạt động đào tạo . 4. Xây dựng quy trình xác định và điều chỉnh mục tiêu đào tạo. 5. Xây dựng các biện pháp kiểm soát chương trình, nội dung và quá trình đào tạo. 6. Xây dựng quy trình kiểm tra, xác định và phân loại chất lượng đầu vào và quản lý hồ sơ quá trình học tập. 7. Cải tiến và kiểm soát các hình thức kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí thích hợp. 8. Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng đối với các học viên có những hạn chế trong học tập, huấn luyện.. 9. Đảm bảo tính chính xác và khoa học trong hoạt động văn thư, hồ sơ và lưu trữ. 10. Xây dựng quy trình sơ kết, tổng kết và xem chúng là nội dung quan trọng của hồ sơ quản lý chất lượng đào tạo. Nhà trường cần thực hiện kiểm định chất lượng, sử dụng ý kiến chuyên gia để liên tục hoàn thiện các quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo. Đặc biệt việc tham khảo kinh nghiệm quản lý chất lượng đào tạo của Học viện AKMAL ( Malaysia) và Học viện CIT (Nhật Bản) là hết sức bổ ích và cần thiết trong quá trình từng bước nâng cấp, hiện đại hoá nhà trường. KẾT LUẬN Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Hải quan đã có những bước tiến nhất định, quy mô đội ngũ tăng nhanh, lĩnh vực hoạt động trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan ngày càng phong phú, nặng nề và phức tạp. Trách nhiệm nặng nề nhưng vinh quang của ngành Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho thông quan hàng hoá đồng thời phải quản lý nghiêm ngặt việc tuân thủ luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế, góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã đặt ra cho toàn ngành yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan trong sạch, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất và năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó. Đội ngũ công chức như thế chỉ có được thông qua hoạt động đào tạo được kế hoạch hoá, liên tục và có hệ thống. Để thực hiện thành công định hướng phát triển của ngành Hải quan trong giai đoạn 2001 -2005, việc định hướng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của ngành Hải quan nói chung và Trường Cao đẳng Hải quan nói riêng cần phải được xem xét một cách hệ thống, biện chứng và theo quan điểm thực tiễn. Khi xác lập các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đào tạo đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi thấy cần phải xuất phát từ việc tổng kết kinh nghiệm hoạt động đào tạo của toàn Ngành trong thời gian qua đồng thời có tiếp thu các thành tựu của các tổ chức Hải quan trên thế giới trong lĩnh vực này trong những năm gần đây. Vận dụng những kiến thức đã được truyền thụ trong khoa học quản lý giáo dục và kinh nghiệm thực tiễn cá nhân để xác định mục tiêu, nhiệm vụ cùng các giải pháp đào tạo của Trường Cao đẳng Hải quan trong giai đoạn 2001 - 2005 không tránh khỏi tính chủ quan nhất định. Chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp cũng như những hạn chế không tránh khỏi của luận văn này sẽ bổ ích cho những ai quan tâm đến hoạt động đào tạo của ngành Hải quan nói chung và Trường Cao đẳng Hải quan nói riêng trong những năm đầu của thế kỷ 21./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tổng cục Hải quan. Xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh 1996 3. Tổng cục Hải quan. Xây dựng ngành Hải quan là một binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh 1998 4. Tổng cục Hải quan. Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2001 5. Tổng cục Hải quan. Các văn bản hướng dẫn làm công tác đào tạo cán bộ công chức ngành Hải quan từ 2001 - 2005 6. Tổng cục Hải quan. Tài liệu các lớp tập huấn công tác tổ chức cán bộ và đào tạo do WCO, JICA phối hợp Tổng cục Hải quan tổ chức năm 1996 7. Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hà Nội 4-9-2000 8. Lê Văn Giang: Những vấn đề lý luận cơ bản của Khoa học Giáo dục, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội 2001 9. Đặng Bá Lãm-Phạm Thanh Nghị: Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo Dục 1999 10. Thái Duy Tiên : Lý luận dạy học, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội 1996 11. Lê Khánh Bằng: Tổ chức quá trình dạy học đại học. Viện Nghiên cứa Đại học và GDCN 1993 12. Trần Kiểm: Quản lý giáo dục và trường học. Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội 1997 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục : Lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo, Kỷ yếu hội thảo Hà Nội 10/12/1997

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmuc_tieu_nhiem_vu_dao_tao_cua_truong_cao_dang_hai_quan_giai_doan_2001_2005_va_giai_phap_thuc_hien_39.pdf
Luận văn liên quan