Luận văn Xây dựng mô hình trường cao đẳng cộng đồng (trên cơ sở thực tế của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp)

1.Một trong những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại là mở rộng và phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng: Trung tâm giáo dục cộng đồng, Trường cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng. Các hình thức giáo dục cộng đồng, đặc biệt là các trường cao đẳng cộng đồng và đại học cộng đồng không nhưng là những hình thức thuận lợi để cho mọi người dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề để từ đó tự nâng cao đời sống cho bản thân và gia đinh, mà còn là một trong những phương thức hướng đèn cộng đồng, phái triển cộng đồng. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, các hình thức giáo dục cộng đồng càng có ý nghĩa to lớn. Với mục tiêu hướng đến cộng đồng, do cộng đồng, vì cộng đồng và của cộng đồng, các trường cao đẳng cộng đồng và đại học cộng đồng là nơi người dân thực hiện ước mơ, nguyện vọng của mình là được học tập, nâng cao dân trí, kiến thức khoa học kỹ thuật - cộng nghệ, tự mình làm chủ cuộc sống của mình, từ đổ góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Các trường cao đẳng cộng đồng và đại học cộng đồng sẽ là những đơn vị giáo dục trực tiếp góp phần giải quyết vấn đề đào tạo nhân lực và vấn đề khoa học kỹ thuật - cộng nghệ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tê - xã hội của địa phương.

pdf120 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình trường cao đẳng cộng đồng (trên cơ sở thực tế của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à một thách thức lớn: Trình độ dân trí và trình độ khoa học kỹ thuật, cộng nghệ của Việt Nam còn quá thấp. Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, làm cho giáo dục đi trước một bước là điều kiện quyết định đảm bảo cho cộng cuộc cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành cộng. Nếu như giáo dục Phổ thông hướng tới mục đích nâng cao mặt bằng dân trí cho toàn dân, thì giáo dục Chuyên nghiệp, giáo dục Cao đẳng - Đại học và Sau đại học hướng tới mục đích đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ khoa học Kỳ thuật, cộng nghệ phục vụ cho cộng cuộc cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước. Trong các bậc giáo dục sau phổ thông, nếu như các loại hình trường truyền thống (trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học . . .) nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, cộng nghệ chung cho cả nước (trong đó cổ một phần cho các địa phương), thì loại hình trường cao đẳng cộng đồng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, cộng nghệ phục vụ trực tiếp, nhanh chóng cho cộng cuộc cộng nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa của các địa phương. Theo đó tùy thuộc vào nhu cầu cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở từng địa phương mà trường cao đẳng cộng đồng đào tạo một nguồn nhân lực tương ứng. 3.2.1.4. Xu thế đa dạng hóa các loại hình đào tạo Một trong những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại thế giới là đa dạng hỏa các loại hình đào tạo. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo có nhiều ý nghĩa khác nhau: - Đối với xã hội: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo là một trong những hình thức xã hội hóa tạo cho người dân có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn. Theo đó trình độ dân trí, trình độ khoa học Kỳ thuật-cộng nghệ của người dân. của địa phương, của đất nước có điều kiện nâng cao và phát triển nhanh chóng. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, điều này càng có ý nghĩa to lớn. - Đối với nền giáo dục của quốc gia: Đa dạng hóa các loại hình giáo dục làm cho nền giáo dục của một quốc gia vừa đa dạng, vừa linh hoạt hơn khi thực hiện chức năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Sự ra đời của loại hình trường cao đẳng cộng đồng là một minh chứng cụ thể cho xu thế đa dạng hỏa các loại hình đào tạo. Ngoài những ý nghĩa trên, với tư cách là một Loại hình của quá trình đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trường cao đẳng cộng đồng còn có một số ý nghĩa khác: Tính thiết thực. tính kinh tế . . . mà chúng tôi đã đề cập ở phần nói về tính ưu việt của loại trường này. 3.2.1.5. Củng cố các cơ sở đào tạo theo hướng đa cấp, đa ngành: Trước đây, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ở nước ta là các trường đơn hệ, đơn ngành. Sản phàm của các trường này (học sinh -sinh viên) có những Ưu việt nhất định: chuyên sâu vào một ngành nghề được đào tạo. Và nếu được hoạt động đúng ngành nghề đào tạo, họ sẽ dễ 'nhập cuộc' và chuyên tâm vào lĩnh vực cộng việc được đào tạo. Tuy nhiên ở họ cũng có không ít hạn chế: Không linh hoạt, khó thích ứng khi cần phải chuyển sang hoạt động của một ngành nghề, lĩnh vực khác (kể cả ngành nghề và lĩnh vực gần gũi). Mặt khác, tính đơn hệ nhiều khi cản trở, kìm hãm nguyện vọng muốn nâng cao trinh độ chuyên môn. Từ đây đưa đen hậu quả mà chúng ta đã biết: Tốt nghiệp phô thông trung học, học sinh lao vào đại học, không muôn vào các trường cộng nhân Kỳ thuật hay trung học chuyên nghiệp. Gần đây, nhiều trường cao đẳng và đại học đã chuyển sang đào tạo theo hướng đa hệ, đa ngành. Sự chuyển hướng này là cần thiết, song chưa đầy đủ và có những hạn chế (chưa có sự liên thông, hoặc liên kết tuy tiện chạy theo lợi nhuận . Hiện nay trong thanh niên học sinh phổ thông đang có sự chuyển biến tâm lý khi chọn ngành, chọn nghề : từ 'nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' sang' nhất nghệ tinh đa nghệ tri' và từ 'Học để biết' sang 'Học để làm'. Trường cao đẳng cộng đồng ra đời, thực hiện đào tạo theo hướng đa ngành, đa hệ và tạo sự liên kết, liên thông (chúng tôi sẽ trở lại ỏ phần III của Chương này) sẽ góp phần hoàn thiện hướng đào tạo đa hệ, đa ngành - một hướng đi của giáo dục hiện đại. 3.2.1.6. Xu thế liên thông giữa đào tạo phổ thông với đào tạo Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đai học Một trong những hạn chế của hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay mà ở trên chúng tôi có đề cập là giữa các bậc giáo dục không có sự liên thông với nhau. Hậu quá là giáo dục đại học luôn quá tải, chất lượng giáo dục đại học thấp. Sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân [ực và khoa học Kỳ thuật, cộng nghệ của các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Để tháo gỡ khó khăn ấy, các cấp quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục đang nghiên cứu xây dựng một cơ chế liên thông trong đào tạo giữa các bậc đào tạo. Sự ra đời của các trường cao đẳng cộng đồng đa hệ, đa ngành trong đào tạo bước đầu góp phần vào hướng đi này, tạo ra sự liên thông giữa giáo dục pho thông với các bậc giáo dục sau phổ thông. Hơn nữa, qua cơ chế liên thông, học sinh phổ thông sau khi qua trường cao đẳng cộng đồng được đào tạo tiếp lên đại học sẽ toàn diện hơn (nắm được cả lý thuyết ở đại học và có trong tay nghề khá ở trường cao đẳng cộng đồng). Hướng liên thông qua trường cao đẳng cộng đồng sẽ có khá năng dung nạp một lượng lớn học sinh phổ thông có thể được học lên cao hơn. giảm tình trạng quá tải ở các trường đại học. 3.2.1.7. Phổ cập giáo dục đại học Hiện nay một số nước phát triển trôn thế giới như Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pháp. Canada, . . . đang hướng tới một đất nước có học vấn cao. Để đạt được điều này, các nước kể trên đang xây dựng chương trình phổ cập giáo dục đại học. Một trong những phương thức thực hiện chương trình là mở rộng hệ thống trường cao đẳng và đại học cộng đồng. Việt Nam chúng ta đang đi dần từ phổ cập tiểu học và đến năm 2005 - 2010 sẽ hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Tương lai gần sẽ là hoàn thành phổ cập trung học phổ thông. Mở rộng, phát triển hệ thống trường cao đẳng cộng đồng trước mắt là đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhưng mặt khác nhằm chuẩn bị điều kiện cho chương trình phổ cập giáo dục đại học trong tương lai không xa. 3.2.2.MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN TỐ VỚI VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Từ việc phân tích những nhân tố tác động đến việc xây dựng mô hình nói riêng, việc phát triển trường cao đẳng cộng đồng, có thể hình dung mối quan hệ của các nhân tố này với việc xây dựng trường cao đẳng cộng đồng qua lược đồ sau: Trong các nhân tố này, nhân tố (1), (2), (3) là những nhân tố kinh tế xã hội, nằm ngoài giáo dục, ngoài trường cao đẳng cộng đồng. Các nhân tố còn lại (4), (5), (6), (7) là nhưng nhân tố của giáo dục, gắn với trường cao đẳng cộng đồng. ra. 3.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 3.3.1.MỘT SỐ NGUYÊN TẮC Mô hình trường cao đẳng cộng đồng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: 3.3.1.1. Mô hình phải thể hiện được đặc điểm của loại hình trường Nguyên tắc này đòi hỏi phải định vị cho được vị trí của trường Cao đẳng cộng đồng trong hệ thống các loại hình trường đào tạo ở bậc giáo dục đại học, qua đó thể hiện được đặc điểm của loại hình trường này. Như chúng ta đã biết trong hệ thống Giáo dục quốc dân, ở bậc giáo dục đại học có nhiều loại hình trường đào tạo (Cao đẳng và Đại học cộng lập, Cao đẳng và Đại học dân lập. Cao đẳng và Đại học chuyên ngành - Cao đẳng và Đại học truyền thống như chúng tôi đã nêu . . . ). Mỗi loại hình trường cao đẳng và đại học này có những đặc điểm riêng và được thể hiện qua mô hình về từng loại hình trường. Mô hình trường cao đẳng cộng đồng cũng vậy, phải thể hiện cho được những đặc điểm riêng của nỏ, Những đặc điểm của loại trường cao đẳng cộng đồng thể hiện qua các yếu tố cấu thành loại trường này mà chúng tôi sẽ trình bày Kỳ ở mục 4.2- Các mô hình chi tiết dưới đây. 3.3.1.2. Mô hình vừa phải có tính phổ quát vừa phải có tính loại biệt Tính phổ quát được hiểu, mô hình có thể vận dụng cho tất cả các trường thuộc loại hình trường cao đẳng cộng đồng. Nói khác đi, khi cần xây dựng một trường Cao đẳng cộng đồng cho mình, các địa phương có thể dựa vào mô hình này. Tính loại biệt được thể hiện trên hai khía cạnh: - Loại biệt so với các trường cao đẳng khác (trường cao đẳng truyền thống). - Loại biệt giữa trường cao đẳng cộng đồng của địa phương này với trường cao đẳng cộng đồng của địa phương khác. 3.3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống. Mô hình trường cao đẳng cộng đồng tuy chỉ là cái khung về tổ chức, nội dung, chương trình đào tạo, nhưng phải mang tính hệ thống. Tính hệ thống được thể hiện qua: - Tính thống nhất và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống. - Trong mối quan hệ giữa các mô hình con (mô hình chi tiết) trong mội mô hình lớn là trường cao đẳng cộng đồng. 3.3.2.MỘT SỐ YÊU CẦU: 3.3.2.1. Có tính khả thi cao, Yêu cầu này đòi hỏi mô hình phải được vận dụng rộng rãi vào đời sống và mang lại hiệu quả, tức là tổ chức được các trường cao đẳng cộng đồng phù hợp với từng địa phương. 3.3.2.2. Phải có khả năng đáp ứng nhanh, kịp thời, có hiệu quả nhu cầu về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật, cộng nghệ cho từng địa phương, đặc biệt là nông thôn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010 là: "Xây dựng nông thôn Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, có cơ sở vật chất vững mạnh, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng cộng nghiệp hóa nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại". Nhưng khi thực hiện mục tiêu này, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính của khó khăn hiện nay ở nông thôn là: * Trình độ tay nghề thấp, kinh nghiệm kinh doanh và trình độ quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; * Tổ chức và quy mô sản xuất còn mất cân đối, vốn đầu tư ít ỏ, thông tin về kinh tế thị trường không đầy đủ; * Cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện. Phương thức khả thi để tháo gỡ những vướng mắc trên đây là phải tập trung quy hoạch tổng thể và mở rộng quy mô hệ thống đào tạo ngành nghề nông thôn. trên cơ sở ưu tiên các ngành nghề có nhiều tiềm năng. lợi thế so sánh nhằm thu hút nhiều, nhanh lực lượng lao động trẻ có trình độ văn hóa trung học cơ sở, trung học phổ thông. Việc phát triển ngành nghề nông thôn gắn chặt thị trường lao động, các cụm cộng nghiệp và dịch vụ cho từng địa bàn kinh tế cần phái lựa chọn loại hình, quy mô tổ chức đào tạo trên cơ sở kết hợp thiết bị cộng nghệ tiên tiến và cộng nghệ truyền thống, kết hợp cơ khí với thủ cộng, . . . Có như vậy mới giải quyết nhanh và hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực, tiềm lực Kỳ thuật cho địa phương, để không một thanh niên Việt Nam nào khi tham gia thị trường lao động mà không trải qua một khỏa huân luyện nghề nghiệp nhất định. Tất cả định hướng trên cần được giải quyết bằng loại hình giáo dục của cộng đồng và vì cộng đồng. Mục tiêu của nước ta là phân đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước cộng nghiệp. "Con đường cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt". Để đáp ứng được mục tiêu ấy, một mặt phải hiện đại hóa, đầu tư mạnh hơn cho một số trường đại học, mặt khác làm chuyển biến nhận thức - không phải tức thời, mà phải là nhận thức cơ bản và thường xuyên, về chân giá trị ngành nghề, về học vị, lương tâm nghề nghiệp, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, nghĩa là "Tìm mọi cách phổ cập hóa, đại chúng hóa giáo dục đại học và dạy nghề cho mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh" , "Việc đầu tư cho cộng tác dạy nghề ở nước ta là vấn đề cấp bách, chính là đầu tư cho cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa" [Báo Sài Gòn Giải Phỏng L7/7/2002]. Nhận thức và hành động theo tư tưởng trên đây chính là đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu nhân lực có trình độ và những kiến thức khoa học Kỳ thuật cho các lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật ở địa phương. 3.4.MÔ HÌNH TỔNG QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 3.4.1.NHỮNG THÀNH TỐ CẤU THÀNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 3.4.1.1.Chủ thể quản lý: Theo Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng, "Trường Cao đẳng cộng đồng là cơ sở giáo dục cộng lập, đa cấp, đa ngành thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo các quy định của quy chế này, nhằm phục vụ nhu cầu nhân lực của địa phương ở trình độ cao đẳng và các trình đô thấp hơn" [phần gạch dưới là chúng tôi nhấn mạnh – PHN], thì chủ thể quản lý của trường cao đẳng cộng đồng là nhà nước địa phương (cụ thê ở đây là Uy ban nhân dân Tỉnh). b) Mục tiêu đào tạo: Xuất phái từ mục tiêu đào tạo những người "Có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp", "Có khả năng tìm được hoặc tạo được việc làm" [Điều 2, Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng], trường cao đẳng cộng đồng trang bị cho học sinh, sinh viên cả về lý thuyết lẫn thực hành (kỹ năng nghề nghiệp), trong đó phần thực hành (nghề) là chủ yếu. Sau một thời gian học tập ở trường cao đẳng cộng đồng, bên cạnh một số kiến thức lý thuyết cơ bản, học viên sinh V lên có Kỳ năng chuyên môn, tay nghề tương đối vững vàng để bắt tay vào lao động sản xuất. c) Bậc đào tạo, chương tình đào tạo: > Bậc đào tạo: Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, các trường cao đẳng cộng đồng thuộc bậc đào tạo Cao đẳng và Đại học. > Chương tình đào tạo: Điều 18, Quy chế tạm thời: các chương trinh đào tạo của trường Cao đẳng cộng động bao gồm: a. Chương trình cao đẳng; b. Chương trình trung học chuyên nghiệp và các chương trình đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ khác; c. Chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh các chương trình trên đây, trường Cao đẳng cộng đồng có thê được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thực hiện chương trình chuyển tiếp đại học nhằm giúp những học sinh giỏi dự thi để học tiếp chương trình đào tạo đại học ở các trường đại học. d) Ngành, nghề đào tạo: Ngành đào tạo của mỗi trường cao đẳng cộng đồng được xây dựng trên cơ sở nhu cầu về nhân lực và khoa học kỹ thuật phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương. Chính thực tiễn của địa phương sẽ đặt hàng đào tạo cho các trường cao đẳng cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi trường cao đẳng cộng đồng cần phải biết khai thác và phát huy các thế mạnh về ngành đào tạo của địa phương, đồng thời phải tạo ra sự phong phú, đa dạng về ngành. Nghề đào tạo: về lý thuyết, trường cao đẳng cộng đồng có thể đào tạo nhiều nghề khác nhau khi địa phương có nhu cầu. Song xuất phát từ : - Những quy định về ngành nghề đào tạo của từng loại trường được ghi trong Luật Giáo dục. - Chức năng, nhiệm vụ của các trường Đại học, Học viện. - Thực tiễn đào tạo của các trường Đại học thời gian qua. Trong giai đoạn trước mắt (2001-2010), các trường cao đẳng cộng đồng không nên đi sâu vào đào tạo bậc cao đẳng về Y học, Luật và Quản lý Nhà nước. Trường cao đẳng cộng đồng chủ yếu đào tạo các ngành nghề Kỳ thuật, cộng nghệ, nông nghệp. e) Phương thức đào tạo: Điều 19, Quy chế tạm thời : - Trường Cao đẳng cộng đồng thực hiện các chương trình đào tạo theo phương thức chính quy và không chính quy. - Việc tổ chức đào tạo theo phương thức không chính quy tuân theo các quy định tại Mục 5, Chương II của Luật Giáo dục. Để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề, các tỉnh vực kinh tế - xã hội của địa phương và nguyện vọng của người học, trường cao đẳng cộng đồng phải đào tạo theo phương thức mô, có tính linh hoạt. Tính chất mô và linh hoạt được hiểu ở một sốkhía cạnh: - Ngành, nghề có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của địa phương. - Thời lượng học tập của học sinh - sinh viên có thế liên tục, có thế cách quãng sao cho phù hợp với điều kiện và khá năng theo đuổi việc học tập cùa học viên, sinh viên. - Cơ chế, phương thức tuyến sinh linh hoạt: xét tuyển, cử tuyển, thi tuyển, . . . và đào tạo theo phương thức tích lũy kiến thức được đánh giá thông qua số lượng tín chỉ được tích lũy. f) Thời lượng đào tạo: Căn cứ vào Điều 2 Quy chế tạm thời trường Cao đẳng cộng đồng: "Mục tiêu của trường Cao đẳng cộng đồng là đào tạo người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý chức phục vụ cộng đồng, có kiến thức và Kỳ năng nghề nghiệp ở trình độ cao (lẳng và các trình độ thấp hơn [chúng tôi nhấn mạnh – PHN], có sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn. nghiệp vụ, có khả năng làm được hoặc tạo được việc làm. đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương", trường cao đẳng cộng đồng đào tạo học sinh, sinh viên, học viên theo ba mức độ (cấp độ): Cao đẳng nghề, Trung học nghề, Sơ cấp nghề và có thể thực hiện chương trình chuyển tiếp đại học. Mỗi cấp độ đào tạo với thời lượng như sau: Thời lượng đào tạo ở các cấp độ của trường Cao đẳng cộng đồng: 3.5.MỘT SỐ MÔ HÌNH CHI TIẾT Mô hình tổng quát trên đây là một hệ thống lớn bao gồm nhiều mô hình chi tiết như là một hệ thống nhỏ. Có nhiều loại mổ hình chi tiết. - Mô hình về tổ chức về nhân sự. - Mô hình về ngành nghề đào tạo. - Mô hình về chương trình. - Mô hình về tổ chức hoạt động dạy và học. Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu hai mô hình đầu tiên. 3.5.1.Mô HÌNH VỀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ 3.5.1.1. Ý nghĩa của mô hình tổ chức nhân sự trường cao đẳng cộng đồng Đối với mọi cơ quan, tổ chức, đoàn thể, xã hội, vấn đề tổ chức nhân sự được đặt lên hàng đầu. Thông qua tổ chức nhân sự có thể nhận biết được đặc điếm về tổ chức và hoạt động của đơn vị. Đối với trường cao đẳng cộng đồng thi tố chức bộ máy nhân sự vừa là điều kiện để trường tổ chức các hoạt động, vừa cho thây sự khác biệt của trường cao đẳng cộng đồng với các trường cao đẳng - đại học truyền thống. 3.5.1.2. Một số nguyên tắc khi xây dựng mô hình tổ chức nhân sự Ngoài một số nguyên tắc giống như khi xây dựng mô hình tổng quát trường cao đẳng cộng đồng (xem III.1), khi xây dựng mô hình tô chức nhân sự còn phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây : Một là: Phân cấp mô rộng về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ cho các đơn vị trong hệ thống tổ chức nhân sự. Từ thực tiễn của Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, theo chúng tôi, tổ chức bộ máy nhân sự của trường cao đẳng cộng đồng theo ba cấp - trực tuyến như sau : - Cấp thứ nhất : Hội đồng Tham vấn. - Cấp thứ hai: Ban giám hiệu và Hội đồng Tư vấn. - Cấp thứ ba : Các Khoa/ Bộ môn, các Phòng Ban và Trung tâm. Trong ba cấp này, chỉ có cấp thứ hai và cấp thứ ba thuộc biên chế của trường cao đẳng cộng đồng; và quan hệ trực tuyến chỉ diễn ra ở hai cấp nào. Phân cấp rõ ràng sẽ tạo quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm cho các đơn vị trong bộ máy nhân sự khi tổ chức hoạt động. Hai là: Tổ chức bộ máy nhân sự phải gọn, nhẹ, có hiệu quả. Đây là nguyên tắc chung cho việc tổ chức bộ máy nhân sự của bất Kỳ cơ quan, tố chức đoàn thể xã hội nào, nhất là trong giai đoạn cái cách nền hành chính quốc gia hiện nay. Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức bộ máy nhân sự càng ít tầng nấc, ít bộ phận với số lượng nhân lực vừa phai để hoạt động của bộ máy không chồng chéo, giẫm đạp len nhau. Tổ chức nhân sự càng nhiều tầng nấc, nhiều đơn vị, nhân lực càng đông thì hoạt động càng kém hiệu quả. 3.5.1.3. Mô hình tổ chức nhân sự của trường cao đẳng cộng đồng. Từ một số nguyên tắc trên đây và từ thực tiễn của Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, chúng tôi đưa ra mô hình như sau: 3.5.1.3.1. Thành phần, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong cơ càu tố chức bộ máy trường cao đẳng cộng đồng. a) Hội đồng Tham vấn : - Thành phần hội đồng Tham vấn: 01 đại diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh (đảm nhiệm Chủ tịch hội đồng Tham vấn), đại diện của các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính - Vật giá, Kế hoạch - Đầu tư. Khoa học và Cộng nghệ và đại diện Ban Giám đốc của một số đơn vị, cờ sở san xuất, kinh doanh. - Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng Tham vấn: + Cùng với Ban Giám hiệu và Hội đồng Tư vấn của trường cao đẳng cộng đồng hoạch định chiến lược đào tạo của trường sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. + Tìm và tạo nguồn tài chính dưới nhiều hình thức (kể cả các nguồn tài trợ nước ngoài) cho trường cao đẳng cộng đồng. + Tham mưu trực tiếp với ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự phát triển của trường (chỉ tiêu tuyển sinh, kê hoạch đào tạo, nhân sự. ngân sách, xây dựng cơ bản, . . .) + Làm cầu nối giữa trường với các cơ sở sản xuất, các đơn vị để tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với xã hội. + Tham gia giám sát hoạt động của trường. b) Ban Giám hiệu: Gồm Hiệu trưởng và 2-3 Phó Hiệu trưởng. Nhiệm vụ, chức năng của Ban Giám hiệu đúng theo Điều 6, 7, 8 của Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng. c) Hội đồng Tư vấn cần chia làm 2 tổ: tổ tư vấn về nghiên cứu khoa học, đào tạo và tổ tư vấn về tổ chức - chính sách. Các thành phần của hội đồng Tư vấn, chức năng và nhiệm vụ của hội đồng theo quy định tại Điều 9 của Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng . .. d) Các Phòng, Ban chức năng: số lượng Phòng Ban nhiều hay ít tuy theo mức độ phát triển của trường và biên chế mà Uy ban nhân dân tỉnh quy định. Song theo Điều lo của Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng, cần có các Phòng Ban sau: - Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Quan hệ quốc tế. - Phòng Tổ chức - Tổng hợp. - Phòng Hành chính - Quản trị. - Phòng Kế hoạch - Tài vụ. - Ban Quản lý học sinh, Sinh viên và ký túc xá. - Trạm Y tế. e) Các Khoa và Bộ môn: Tuy theo nhu cầu về kinh tế - xã hội của từng địa phương và theo sự chỉ đạo của Uy ban nhân dân tỉnh. trường cao đẳng cộng đồng tổ chức nhiều hay ít Khoa và Bộ môn. Tuy nhiên theo Điều 11, 12, 13 của Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng, cần có các Khoa : - Khoa Khoa học cơ bản. - Khoa Kỳ thuật và cộng nghệ. - Khoa Nông nghiệp. - Khoa Quản lý - Kinh tế. f) Các Trung tâm: Để phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, căn cứ vào Điều 14 và Điều 21 của Quy chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng, có thể tổ chức các Trung tâm như sau: - Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. - Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề. - Trung tâm Bồi dưởng văn hóa. - Trung tâm Tư vấn về nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên. - Các xưởng, phòng thí nghiệm, phòng dạy ngoại ngữ (LAB) và thư viện. 3.5.2.MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Theo Quy chế tạm thời về trường cao đẳng cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. trường cao đẳng cộng đồng là trường đa cấp, đa hệ, đa ngành. Song vấn đề là tổ chức hệ thống ngành nghề đào tạo của các trường này như thế nào? Thực tế cho thấy, tuy mới đi vào hoạt động 1 - 2 năm, nhưng ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng cộng đồng đã bộc lộ một số hạn chế. (Xin xem mục 3.2, phần I của Chương III). Vì thế, theo thiển ý của chúng tôi, cần phải có một nhận thức đúng đắn về việc tổ chức ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng cộng đồng. 2.1. Một số nguyên tắc tổ chức mô hình ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng Thứ nhất: Cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng phải phù hợp với cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế của địa phương. Nguyên tắc này được hiểu: hệ thống ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng vừa phụ thuộc vừa phục vụ cho cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế địa phương. Một khi cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi về cơ cấu nhân lực thì cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng cũng phải tha) đối tương ứng. Nguyên tắc này còn nhằm ngăn ngừa tình trạng đào tạo tràn lan, chạy theo 'mốt' hoặc bị 'thương mại hóa'. Thứ hai: Cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng phải phong phú, đa dạng và tạo sự liên thông dễ dàng. Phong phú đa dạng về ngành nghề vừa đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, vừa tạo nhiều thuận lợi cho việc học tập, nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người học để người học có cơ hội tìm kiếm việc làm sau đào tạo. Tính liên thông nhằm đáp ứng được học lên cao hơn của người dân. Với nguyên tắc này, khi mở bất kỳ một ngành nghề nào nên đi từ thấp lên cao (sơ cấp nghề —> trung cấp nghề —>...) với nhiều mức độ, trình độ. Thứ ba: Hệ thống ngành nghề của trường cao đẳng cộng đồng phải hướng đến các ngành nghề truyền thông của địa phương, các thế mạnh của đơn vị, Nguyên tắc này cùng lúc đáp ứng: - Phát huy được thế mạnh của địa phương, tạo cho địa phương đi lên từ nội lực của mình. - Phục vụ cho người học: Sau khi được đào tạo, người học cổ điều kiện tìm kiếm hoặc tạo việc cho mình tại quê nhà, để từ đó nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình. 3.5.2.2. Vấn đề thu hút người học và đảm bảo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong khi xây dựng hệ thống ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng. a) Khi xây dựng hệ thống ngành nghề của trường cao đẳng cộng đồng sẽ nảy sinh hai vấn đề có phần ngược nhau nhưng lại quan hệ với nhau: vấn đề thu hút người học và vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế xã hội của địa phương. Nếu như vấn đề thu hút người học (tạo đầu vào) là cơ sở cho sự phát triển của trường cao đẳng cộng đồng thì vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực các lĩnh vực xã hội của địa phương vừa là mục tiêu cơ bản của loại trường này. Nêu thiên về một trong hai vấn đề vừa nêu, trường cao đẳng cộng đồng sẽ gặp khó khăn: Không có lý do để tồn tại, và nếu có tồn tại thì nổ không còn là nổ. Quả vậy, b) Nếu nhằm tạo được đầu vào đông đảo (tức là có nhiều học viên, sinh viên), trường cao đẳng cộng đồng phải mỡ rất nhiều ngành, đặc biệt ià những ngành nghề được coi là hợp 'khẩu vị' thị trường lao động của cả nước và nước ngoài (chẳng hạn: Điện tử, Quản trị kinh doanh. Ngoại ngữ, . . .) để đáp ứng nhu cầu của người học. Dù có đáp ứng được nhu cầu của người học thì chưa hẳn đã phù hợp với nhu cầu về nhân lực của các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Ngược lại nếu quan niệm một cách máy móc: phải vì lợi ích cộng đồng, phải tập trung tất cả cho việc đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực kinh tế- xã hội của địa phương, thì liệu có được bao nhiêu người theo học?, ... Vì vậy cần phải có hướng giải quyết hài hoa giữa hai vấn đề đã nêu. 3.5.2.3. Mô hình tổ chức ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng Ngành chung cho tất cả các trường: > Sư phạm. > Môn cơ bản. > Công nghệ thông tin. > Ngoại ngữ. >Các khoa đào tạo ngắn hạn. Mô hình này chúng tôi dựa hoàn toàn vào hệ thông đào tạo nghề do PGS. TS Lê Quang Minh đưa ra tại Hội thảo Đại học cộng đồng ngày 21/8/2002 do Đại học Cần Thơ tổ chức. 3.6.MỘT SỐ VẤN ĐỀ GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Để việc xây dựng các mô hình trường cao đẳng cộng đồng (mô hình tổng quát, mô hình chi tiết) đi đến kết quá và có thể đưa chúng vào đời sống, tức là thành lập và phát triển các trường cao đẳng cộng đồng, chúng ta cần phải quan tâm giải quyết một số vấn đề có liên quan. 3.6.1.VẤN ĐỀ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 3.6.1.1. Trong hoạt động của bất kỳ một trường học nào, vai trò của người giảng viên cực kỳ quan trọng, quyết định kết quả đào tạo. Đối với trường cao đẳng cộng đồng thì vấn đề giảng viên càng trỏ nên quan trọng cần được quan tâm hơn, bởi đặc điểm của trường đòi hỏi người giảng viên có những tiêu chuẩn riêng. 3.6.1.2. Tiêu chuẩn của người giảng viên cao đẳng cộng đồng. 3.6.1.2.1.Ngoài tiêu chuẩn về đạo đức, tư tưởng, nhân cách và trình độ chuyên môn như mọi giảng viên, người giảng viên cùa trường cao đẳng cộng đồng còn có một số tiêu chuẩn riêng sau: - Có tay nghề (Kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn) càng cao, càng thành thạo càng tốt. - Có phương pháp sư phạm thực hành - phương pháp dành cho những người thiên về giảng dạy nghề. 3.6.1.2.2.Trường Cao đẳng cộng đồng là trường đa hệ, đa ngành, đa cấp, nên đội ngũ giảng viên, xét về tính chất chuyên môn, có hai loại : - Giảng viên lý thuyết. - Giảng viên thực hành. Nếu như giảng viên lý thuyết đòi hỏi có trình độ cao, song cơ bản phải hi phải biết chắt lọc trong một khối lý thuyết đồ sộ những phần cần giảng dạy cho sinh viên, thì giảng viên thực hành cần phải hiểu biết cả về lý thuyết lẫn thực hành, trong đỏ thực hành nghề là chủ yếu. Nếu như giảng viên lý thuyết bắt buộc phải có trình độ cử nhân (tốt nghiệp đại học) trở lên, thì giảng viên thực hành trước hết lấy tay nghề làm trọng. Trước mắt họ có văn bằng cử nhân càng tốt, bằng không, có trình độ cao đẳng hay trung học là được, miễn sao tay nghề phải đạt từ bậc 5 trở lên. Giảng viên lý thuyết chỉ cần ít (chiếm từ 25-30% tổng số giảng viên), ngược lại giảng viên thực hành cần phải đông gấp 2-3 lần giảng viên lý thuyết. Giảng viên lý thuyết phải thuộc biên chế của trường, còn giảng viên thực hành chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng. Có thể mời các quản đốc, đội trưởng đội sản xuât. . . . tham gia giảng dạy. Khi giảng dạy, phần lý thuyết do giảng viên của trường (giảng viên cơ hữu) đảm nhiệm và phần thực hành do giảng viên ngoài trường (giảng viên thỉnh giảng ) đảm nhiệm. Thậm chí có khi mời các lão nông, cộng nhân lành nghề tham gia giảng dạy . Có thể hình dung hai loại giảng viên như sau: Ở đây có một vấn đề đặt ra: giảng viên thực hành là giảng viên thỉnh giảng, có trình độ văn hóa thấp, không quen với phương pháp sư phạm thì làm sao đảm bảo chất lượng giảng dạy? Vấn đề này cũng liên quan đến vấn đề thiết kế giáo trình, chúng tôi sẽ trình bày vào dịp khác. 3.6.1.3. Tạo nguồn giảng viên: 3.6.1.3.1. Đối với giảng viên lý thuyết: việc tạo nguồn có phần đơn giản: Chủ yếu tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi ở các trường đại học. Sau đó, đưa họ đi học nghề ít nhất là từ 3 - 6 tháng. Việc này rất cần thiết vì qua học nghề, người giảng viên dễ nhận ra nên chọn lọc phần lý thuyết nào đưa vào giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học. Tiếp theo, với những giáo viên trỏ. có thể cho hục tiếp 6-12 tháng. Tốt nghiệp các khoa đào tạo nghề, họ sẽ vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành. Theo đó số lượng giảng viên không cần nhiều, có thề giảm dần lực lượng giáo viên thỉnh giảng và tăng dần giảng viên cơ hữu. 3.6.1.3.2. Đối với giảng viên thực hành: Giai đoạn trước mắt, có thể tạo nguồn bằng nhiều cách : - Phát huy nguồn lực trí tuệ tại địa phương, bằng cơ chế xã hội hóa, mời và sử dụng lực lượng tri thức, đặc biệt là những người có trình độ văn hoa không cao, nhưng có tay nghề, có kinh nghiệm thuộc chuyên ngành đào tạo, hợp tác giảng dạy, hường dẫn thực hành. - Tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi và tạo điều kiện bồi dưỡng kỹ năng thực hành theo ngành nghề đào tạo. - Mời giảng viên các trường đại học, các viện nghiên cứu trong vùng hay khu vực đảm nhiệm giảng dạy, đồng thời hướng dẫn sinh viên mới tuyển dụng. - Cử một số cán bộ, giảng viên đi tham quan thực tế ở một vài trường cao đẳng cộng đồng ở các nước (theo chương trình hỗ trợ cua nhà nước). - Định hướng lâu dài, Hội đồng Tham vấn sẽ tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh: ❖ Quy hoạch hoặc cử tuyển đào tạo một số học sinh khá giỏi cho đi học các ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển cua trường theo hướng đặt hàng với các trường đại học. ♦ Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành theo hướng chuẩn hóa (hiện nay. các trường cao đẳng cộng đồng mới ra đời và đi vào hoạt động, nên Bộ-Giáo dục - Đào tạo chưa xây dựng chuẩn mực cho giảng viên các trường cao đẳng cộng đồng). - Cử giảng viên đi học sau đại học trong và ngoài nước. 3.6.2.VẤN ĐỀ ĐẦU VÀO ĐẦU RA TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Một trong những vân đề sống còn cua các trường cao đẳng cộng đồng nổi riêng, cua các trường đào tạo chuyên nghiệp và đại học, sau đại học nói chung là phải tạo được đầu vào và đầu ra, thu hút được nhiều người theo học. 3.6.2.1. Những yếu tố tác động đến đầu vào: Có thể kể đến một số yếu tố sau đây: 3.6.2.1.1.ThỊ trường lao động: Thị trường lao động sẽ là nơi thu hút lực lượng lao động có trình độ. Ngành nghề nào phù hợp với thị trường lao động và người lao động nào có tay nghề cao dễ dàng được thị trường lao động chờ đón. Học viên, sinh viên thường có xu hướng chọn nghề nào ra trường dễ tìm kiếm việc làm và việc làm ấy đưa lại thu nhập cao. Cho nên các trường cần phải điều tra kỹ thị trường lao động và khuynh hướng chọn ngành nghề của học sinh, sinh viên. 3.6.2.1.2.Đào tạo theo đỉa chỉ: Bất kỳ học viên nào cũng có nguyện vọng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Do đó học viên được địa phương, đơn vị đưa đi học theo hướng 'đào tạo theo địa chỉ', theo 'đơn đặt hàng' thì họ sẽ yên tâm hdn. chí thú hơn, và chất lượng học tập cao hơn. Yếu tố này đòi hỏi các trường cao đẳng cộng đồng phải tiến hành điều tra nhu cầu nhân lực cua các đơn vị, các địa phương, . . . Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn dài, ngắn. 3.6.2.1.3. Nhu cầu học tập: Để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc học tập cho mọi người, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo về phía người học, họ muốn có những hình thức học tập phù hợp với điều kiện và khả năng (thời gian, chi phí, . . .) của mình. Chính điều này đặt ra một vấn đề cho các trường cao đẳng cộng đồng: cần tạo ra nhiều hình thức học tập khác nhau, linh hoạt hơn để thu hút người học. 3.6.2.1.4. Liên kết vùng trong đào tạo: Đầu vào cua một trường cao đẳng cộng đồng sẽ rộng mở hơn nếu ngành nghề do trường đào tạo đạt được: 1) cần thiết cho nhiều địa phương và 2) Được nhiều địa phương tín nhiệm. Điều này dường như gợi ý cho các trường cao đẳng cộng đồng cần quan tâm hơn một số khía cạnh sau đây: -Cần tạo những thế mạnh riêng cua mình trong hoạt động đào tạo. Cụ thể, mỗi trường cần dựa vào thực lực cua mình (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên) đi sâu đào tạo một số ngành được coi là thế mạnh cua trường, của địa phương. -Các trường cần thống nhất và phân cộng về ngành nghề đào tạo. Chẳng trường cao đẳng cộng đồng A đi sâu đào tạo các ngành nghề về cơ khí, điện, điện tử ; trường cao đẳng cộng đồng B chuyên đào tạo về chẽ biến thực phẩm. xây dựng, ... Cổ sự phân cộng như vậy sẽ tránh được hiện tượng đào tạo tràn lan mà thực lực mỗi trường không cho phép và cũng tránh được hiện tượng lãng phí về đào tạo (đào tạo thừa, người học khônii có việc làm, . . .). - Với ngành nghề mới cần tổ chức tư vấn chu đáo (kiểu tiếp thị nghề). 3.6.2.1.5.Khả năng liên thông : Do nhiều điều kiện, nhiều người học không thể vào thẳng cao đẳng hay đại học, mà muốn đi từ đào tạo thấp (CNKT) đi lên. Vì thế, trường cao đẳng cộng đồng nào trong phạm vi chức năng cho phép liên thông được nhiều bậc đào tạo (CNKT -> THCN -> CĐ -> ĐH) thì được người học ủng hệ và sẽ có nhiều học viên, sinh viên. 3.6.2.1.6.Phương thức đào tạo: Đây cũng là mội yếu tố tác động đến đầu vào. Phương thức đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng càng linh hoạt, đa dạng, . . . tạo nhiều điều kiện cho người học theo đuổi việc học tập thì sẽ có nhiều người theo học. Có thể hình dung bằng lược đồ sau: 3.6.2.2. Về đầu ra: Đầu ra và đầu vào có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu số lượng đầu vào và đầu ra ngang nhau, tức là 100% có việc làm hay tạo được việc làm thì kết quả đào tạo ấy là tối ưu. Nếu đầu vào nhiều, đầu ra ít thì việc đào tạo như vậy là phí phạm. lãng phí cả về ngân sách đào tạo, thời gian học tập. . . Nếu đầu vào ít và đầu ra không đáp ứng đẩy đủ nhu cầu xã hội thì sẽ dẫn đến hiện tượng không tương xứng giữa đầu vào và đầu ra, không đáp ứng được thực tiễn. Để đạt đến tối ưu cho đầu ra cần phải: - Tiến hành điều tra nhu cầu cua thị trường lao động xem ngành nào, nghề nào. . . . cần nhiều nhân lực qua đào tạo và với số lượng bao nhiêu đế xây dựng chiến lược đào tạo. - Tập trung đào tạo nghề bậc cao. 3.6.3.VẤN ĐỀ LIÊN KẾT, LIÊN THÔNG TRONG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 3.6.3.1. Một trong những hạn chế cua giáo dục chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học nước ta là không xây dựng được cơ chế liên thông trong đào tạo. Từ đây đưa đến hiện tượng 'thừa bằng đại học, thiếu lao động kỹ thuật', 'thừa thầy, thiếu thợ', ... Đã đến lúc cần phải quan tâm đúng mức đến vấn đề liên kết, liên thông trong đào tạo. 3.6.3.2. Khái niệm: Liên thông: Liên thông được hiểu là khả năng tạo cho người học từ trình độ thấp đạt đến trình độ cao hơn về tay nghề và bằng cấp, một cách thuận lợi không phải lập lại. Chẳng hạn. thời lượng để có bằng cấp trung học chuyên nghiệp là 2 năm và cao đẳng là 3 năm. Một người mới qua cộng nhân Kỳ thuật bậc 3 muốn đạt được bằng cấp trung học chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 1-1.5 năm và khi cố bằng cấp trung học chuyên nghiệp chỉ cần 1-1.5 năm thì được cấp bằng cao đẳng mà không cần phải học lại từ đầu với thời gian từ 2-3 năm. Liên kết: Là sự phối hợp giữa hai hay nhiều đơn vị cùng tham gia đào tạo về một ngành nào đó. 3.6.3.3. Quan hệ: 3.6.3.3.1. Nói đến liên thông chủ yếu là nói đến mối quan hệ giữa các bậc chuyên môn - đây là quan hệ dọc. Còn nói đến liên kết chủ yếu là nói đến mối quan hệ giữa các đơn vị đào tạo - đây là quan hệ ngang. Có thể hình dung quan hệ liên thông và liên kết theo quan hệ sau: Thực ra giữa các đơn vị, cơ sở đào tạo cùng một ngành nghề giống nhau nhưng khác nhau về cấp độ đào tạo cũng có thể liên thông. Ví dụ: Cao đẳng Sư phạm và Đại học Sư phạm là hai đơn vị khác nhau cùng đào tạo giáo viên. Giữa hai trường có thể liên thông (theo chiều ngang) để cấp độ nghề cho sinh viên Cao đảng Sư phạm. 3.6.3.3.2. Giữa liên kết và liên thông gắn bó với nhau. Quá trình liên kết sẽ tạo cơ sở giúp các đơn vị liên thông thuận lợi và ngược lại. Song mục đích cua liên thông hướng tới nâng cao dần trình đỏ chuyên môn theo từng cáp, bác đào tạo cao hơn. 3.6.3.4. Lâu nay có liên kết liên thông trong giáo dục không? Có, nhưng không đúng nghĩa của cái gọi là liên kết và liên thông. Liên kết giữa các đơn vị đào tạo có khi khá tùy tiện, phá vỡ các quy chế đã định. Còn liên thông thì bị đứi đoạn, tạo nên sự lặp đi lặp lại và tốn kém trong đào tạo. 3.6.3.5. Những điều kiện cần cho sự liên thông 3.6.3.5.1.Qua liên thông đám báo được trình độ chuẩn cua cấp học. Ví dụ: bậc trung học chuyên nghiệp, bậc cao đẳng, bậc đại học có các chuẩn riêng. Cao đẳng không phải là bậc chuyên nghiệp + 1 năm, Đại học không phải là CĐ + 1 năm. 3.6.3.5.2.Xây dựng tiêu chuẩn cần và đủ đảm bảo chất lượng của quá trình liên thông. 3.6.3.6. Phương hướng liên thống cao đẳng cộng đồng Để khắc phục tình trạng học sinh phổ-thông đổ xô vào các trường Đại học, chạy theo bằng cấp, trong khi đó thiếu lực lượng lao động có tay nghề. chúng ta cần phải "Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục đại học và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục theo hướng đa dạng hoa. chuân hoa, liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại học và sau đại học" [Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 ban hành theo Quyết định số 201/2001/QĐ - TTg ngày 28/12/2001 cua Thủ tướng Chính phủ]. Trường cao đẳng cộng đồng là một trong những đơn vị giáo dục có thể đám dương tốt nhiệm vụ quan trọng này. Chúng tôi hình dung vấn đề liên thông và liên kết trong đào tạo qua vai trò của trường cao đẳng cộng đồng như sau: KẾT LUẬN 1.Một trong những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại là mở rộng và phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng: Trung tâm giáo dục cộng đồng, Trường cao đẳng cộng đồng và Đại học cộng đồng. Các hình thức giáo dục cộng đồng, đặc biệt là các trường cao đẳng cộng đồng và đại học cộng đồng không nhưng là những hình thức thuận lợi để cho mọi người dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề để từ đó tự nâng cao đời sống cho bản thân và gia đinh, mà còn là một trong những phương thức hướng đèn cộng đồng, phái triển cộng đồng. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, các hình thức giáo dục cộng đồng càng có ý nghĩa to lớn. Với mục tiêu hướng đến cộng đồng, do cộng đồng, vì cộng đồng và của cộng đồng, các trường cao đẳng cộng đồng và đại học cộng đồng là nơi người dân thực hiện ước mơ, nguyện vọng của mình là được học tập, nâng cao dân trí, kiến thức khoa học kỹ thuật - cộng nghệ, tự mình làm chủ cuộc sống của mình, từ đổ góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Các trường cao đẳng cộng đồng và đại học cộng đồng sẽ là những đơn vị giáo dục trực tiếp góp phần giải quyết vấn đề đào tạo nhân lực và vấn đề khoa học kỹ thuật - cộng nghệ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tê - xã hội của địa phương. 2.Thời gian qua (tính từ năm 2000 đến nay) có gần một chục trường cao đẳng cộng đồng được thành lập và đi vào hoạt động. Thời gian tới chắc chắn có một số trường cao đẳng cộng đồng khác sẽ được thành lập. Tuy mới ra đời và đi vào hoạt động. nhưng hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng cộng đồng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Bước đầu góp phần đáp ứng được nhu cầu về nhận thức qua đào tạo của các lĩnh vực kinh tế -xã hội ở địa phương, đã thu hút được khá đông học viên, sinh viên theo học các khỏa đào tạo ngắn hạn và dài hạn, . . . Nổi một cách chung hơn, hoại động đào tạo của các trường cao đẳng cộng đồng bước đầu đã khẳng định tính ưu việt của một loại hình trường đào tạo mới. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng cộng đồng cũng bộc lộ không ít hạn chế. cỏ nhiều nguyên nhân đưa đến những hạn chế này. Có những nguyên nhân về phương diện nhận thức. Có những nguyên nhân về phương diện tổ chức hoạt động . . . 3. Trong luận văn, chúng tôi lần lượt đi sâu vào ba vấn đề cờ bản, gắn liền với loại hình trường cao đẳng cộng đồng: ❖Một là: nhận thức về giáo dục cộng đồng và trường cao đẳng cộng đồng. ❖Hai là: giới thiệu sơ lược một số trường cao đẳng cộng đồng trong đó có Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. ❖Ba là: đề xuất một số mô hình về trường cao đẳng cộng đồng. Khi đi vào vấn đề thứ nhất, chúng tôi lần lượt giới thiệu về khái niệm 'Giáo dục cộng đồng' và 'trường Cao đẳng cộng đồng', chỉ rõ vai trò và cơ sở ra đời của loại hình trường giáo dục cộng đồng, nêu lên những ưu thế và vị trí của giáo dục cộng đồng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với vấn đề thứ hai, chúng tôi nêu lên sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển hệ thống trường cao đẳng cộng đồng ở Việt Nam. quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục cộng đồng và giới thiệu Kỳ về Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Vấn đề thứ ba - nội dung chủ yếu của luận văn, chúng tôi đã đề cập đến một loạt nội dung: > Những nhân tố ảnh hưởng đến mô hình trường cao đẳng cộng đồng. > Nhưng nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng mô hình trường cao đẳng cộng đồng. > Mô hình tổng quát và mô hình chi tiết về cơ cấu tổ chức nhân sự, hệ thống tổ chức ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng. > Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng mô hình trường cao đẳng cộng đồng. 4. Vấn đề xây dựng và phát triển hệ thống trường cộng đồng nói chung và vấn đề xây dựng trường Cao đẳng cộng đồng nói riêng là nhưng vấn đề mới mẻ với nhiều nội dung cần được giải quyết. Do hạn chế về thời gian và năng lực, chúng tôi không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề, mọi nội dung đặt ra (và thực ra cũng khó giải đáp một cách tường minh), nên đành phải gác lại nhiều nội dung. Hơn nữa, chúng tôi nhận thức ngay cả nội dung được đề cập ở luận văn này, những vấn đề đã được trình bày cũng chưa thật sự hoàn hảo. Chúng tỏi hy vọng trở lại những vấn đề đang bỏ ngỏ vào một dịp khác/. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN KIỆN - NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 1.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VI. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987. 2.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vu. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1991. 3.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VUI. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 1996. 4.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đụi hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 5.Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa vu. Nghi quyết lần thứ tư. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992. 6.Ban Chấp hành Trung ương Đảng khỏa VIII. Nghị quyết lần thứ hai. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. 7.Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ vu nhiệm Kỳ 2001-2005. 8.Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. 9.Nghị quyết 90/CP của Chính phủ. ngày 21/8/1997: về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. 10.Quyết định số 206/1999/QĐ -TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ: về việc phê duyệt kế hoạch phái triển Giáo dục vù Đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 -và giai đoạn 2001-2005. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tổng kết và đánh giá lo năm đổi mới Giáo dục và Đào tạo (1986-1996). (Bản đánh máy). 12.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tinh hình và các giải pháp phát triển Giáo dục -Đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Báo cáo tóm tắt). Hà Nội, 1999 (Bản đánh máy). 13.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đề án quy hoạch hệ thống mạng lưới các trường đại học và cao đẳng Việt Nam giai đoạn đến nám 2010. Hà Nội, 1999 (Bản đánh máy). 14.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quỵ chế tạm thời trường cao đẳng cộng đồng. QĐ sô 37/2000/QĐ - BGD&ĐT. Ngày 29/8/2000. 15.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002. 16.Ban Khoa giáo Trung ương: Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 17.Tạp chí Phái triển Giáo dục, số 2/1996. 18.Ủy ban nhân dân tính Đồng Tháp: Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp, tháng 6/1997. 19.Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Đề án thành lập Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Thị xã Cao Lãnh, 5/2000. 20.Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Đề án đào tạo nghề tỉnh Dồng Tháp giai đoạn 2001 - 2010. Thị xã Cao Lãnh, Tháng 8/2001. 21.Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp: Đề án điều chỉnh và quy hoạch phái triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010. Thị xã Cao Lãnh, Tháng 9/1999. II.TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 22.Học viện Hành chính Quốc gia: Quản lý nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. 23.Nguyễn Minh Châu: Nâng cao dân trí ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Cộng sản, số 6 tháng 3/1999. 24.Lê Văn Giang: Những vấn đề lý luận cơ bản của Khoa học Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001. 25.Trần Chí Đáo (chủ nhiệm chương trình): Nghiên cứu tổng thể về giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long. Tp HCM tháng 9/1994. (Đề tài khoa học. mã số B.91-43-02). 26.Phạm Văn Đồng: Về vấn đề Giáo dục - Đào tạo. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1999. 27.Phạm Minh Hạc: Mười năm đổi mới Giáo dục - Đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997 28.Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. 29.Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên): Xã hội hóa cộng tác Giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. 30.Nguyễn Thị Hằng: Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2010. Tạp chí Cộng sản, số 7, tháng 4/1999. 31.Hoàng Ngọc Hòa, Phạm Châu Long, Nguyễn Văn Thạo: Phát triển cộng nghiệp nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 32.Đào Trọng Hùng: Báo cáo khoa học - Tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy nghề cho vùng ngập lã Đồng bằng sông Cửu Long. Tp HCM. 5/2000. 33.Lê Viết Khuyến: Lối mở mới cho người học? Báo Tuổi trẻ, ngày 5/8/1995. 34.Như Khanh: Hướng đi mới trong mô hình giáo dục Việt Nam: Cao đẳng cộng đồng. Tuổi trẻ Chủ nhật số7 ngày 25/2/2001. 35.Hồ Chí Minh: Về vấn đề giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội ,1990. 36.Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2001. 37.Nguyễn Duy Quý: Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Cộng sản, số 19 tháng 10/1998. 38.Hà Quý Tình: Nguồn nhân lực Việt Nam. Thực trạng và Giải pháp. Tạp chí Cộng sản, số 7, tháng 4/1999 . 39.Nguyễn Văn Thúy và Trần Ngọc Lợi: Khái lược Dại học cộng đồng Hoa Kỳ.Lansing, Michigan, VG xuất bản, 1998. 40.Võ Đăng Thiên: Giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long- thời gian không đợi. Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6/1999. 41.Trần Văn Tùng, Lê Ai Lâm: Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm thê giới và thực tiễn Hước ta . Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. 42.Trần Văn Tùng: Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới Giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2001. 43.Nguyễn Sinh: Đồng bằng sông Cửu Long - Một mô hình nông nghiệp hàng hóa lớn, đa ngành. Tạp chí Cộng sản, số lo, tháng 5/2000. 44.Kỷ yếu hội thảo: Nâng cao chất lượng đào tạo. Đại học Quoc gia Hà Nội, tháng 5/2000 45.Kỷ yếu hội nghị: Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Khu vực phía Nam. Rạch Giá , tháng 3/2000. 46.Kỷ yếu: Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang, năm 2001. III.NIÊN GIÁM THỐNG KÊ 47.Việt Nam toàn cảnh. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1999. 48.Toàn cảnh Giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 49.Niên giám Thống kê 2000. Tổng Cục thống kê. 50.Niên giám Thống kê 2000. Cục Thống kê Đồng Tháp, tháng 7/2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_truong_cao_dang_cong_dong_tren_co_so_thuc_te_cua_truong_cao_dang_cong_dong_dong_tha.pdf
Luận văn liên quan