Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường

Lí do chọn đề tài Bản đồ giáo khoa được xác định là “cuốn sách giáo khoa thứ hai”, và còn hơn thế nữa vì những đặc tính mà chỉ riêng bản đồ có được. BĐGK treo tường là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống BĐGK. Vì vậy, BĐGK treo tường cần được nghiên cứu và sắp xếp một cách có hệ thống để việc sản xuất, lưu thông và sử dụng chúng trong dạy học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao. Bản đồ là nguồn tri thức, đồng thời là phương tiện dạy học không thể thiếu của bộ môn Địa lí trong trường phổ thông. BĐGK trong nhà trường THPT hiện nay được trang bị khá phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu dạy học ngày càng cao của nền giáo dục quốc dân. Tuy nhiên việc sử dụng BĐGK một cách hiệu quả thì không phải tất cả mọi người đều làm tốt, đặc biệt là các trường THPT ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện mọi mặt còn nhiều khó khăn và hạn chế. Một công việc quan trọng để bước đầu sử dụng một cách hiệu quả hệ thống BĐGK trong nhà trường THPT là hệ thống hóa chúng theo mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tiến hành hệ thống hóa BĐGK trong chương trình Địa lí THPT là một việc làm quan trọng và thiết thực đối với mỗi giáo viên Địa lí trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT. Hiện nay, với sự phong phú và đa dạng của hệ thống BĐGK cũng như hệ thống phương pháp phân loại thì việc lựa chọn phương pháp cũng như cách phân loại BĐGK như thế nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và đơn vị giáo dục. Tuy nhiên áp dụng Lý thuyết Hệ thống vào việc hệ thống hóa BĐGK là một hướng đi mới, phù hợp với lí thuyết về phân loại nội dung chương trình Địa lí và hệ thống BĐGK ngày càng phong phú, đa dạng. Với những lí do trên, em đã chọn đề tài: Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao).

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khắc sâu những kiến thức cho học sinh. Vì thế, việc dạy - học địa lí, thiếu bản đồ là điều không thể chấp nhận. Ngày nay, bản đồ còn là một phương tiện có hiệu quả để phổ biến các tri thức, nâng cao dân trí, cung cấp nhưng hiểu biết về khoa học Trái Đất, về các nước trên thế giới, về quê hương đất nước, từ đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường. “Nói một cách ngắn gọn bản đồ và các phần tử đồ hoạ khác tập hợp thành một trong ba mô hình truyền tin chủ yếu cùng với từ ngữ và những con số. Vì chủ thể khác biệt của địa lí học, ngôn ngữ bản đồ là ngôn ngữ khác biệt của địa lí. Vì vậy sự tinh tế khi đọc bản đồ và tổ hợp chúng cùng với khả năng phiên dịch giữa những ngôn ngữ bản đồ, từ ngữ và những con số là cơ sở để nghiên cứu và thực hành địa lí học” (John Berchert) Hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu quả hệ thống BĐGK (trong đó có BĐGK treo tường) trong dạy học Địa lí trong nhà trường THPT vẫn còn rất nhiều vấn đề, đặc biệt là ở các trường ở vùng sâu, vùng xa. Với sự quan tâm và tạo điều kiện của ngành Giáo dục – Đào tạo, hiện nay, hệ thống BĐGK đã và đang được tăng cường trang bị cho các trường phổ thông (đặc biệt là các trường THPT) trên toàn quốc nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, do điều kiện khác nhau về nhiều mặt, việc sử dụng BĐGK trong dạy học ở các địa phương khác nhau có những tồn tại khác nhau nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao, đặc biệt là ở các trường vùng sâu, vùng xa mặt bằng nhận thức của học sinh còn hạn chế bên cạnh nhiều khó khăn khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy hoc của nhà trường …) 1.2.2. Sự cần thiết của việc hệ thống hóa BĐGK treo tường trong dạy học Địa lí THPT Bản đồ địa lí là những mô hình hình ảnh, phản ánh sự vật, hiện tượng, quá trình... ở những không gian khác nhau, với những đặc điểm, tính chất, số lượng, chất lượng và cấu trúc khác nhau trên Trái Đất bằng ngôn ngữ đặc biệt. Bản đồ là phương tiện trực quan, nguồn trí thức quan trọng. Qua bản đồ học sinh có thể nhìn bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát. Vì không phải là môn học riêng ở trường phổ thông nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lí và ngược lại, từ kiến thức về bản đồ giúp học sinh hình thành những biểu tượng, kĩ năng địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Hiện nay số lượng, chất lượng cũng như việc sử dụng BĐGK treo tường trọng dạy – học Địa lí ở trường phổ thông còn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của yêu cầu dạy và học, đặc biệt là trong xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang trở thành phương pháp tích cực, hiệu quả và được coi trọng. Hệ thống hóa BĐGK treo tường là một việc làm cần thiết, là cơ sở cho việc chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên nói riêng, của quá trình dạy học nói chung. - Về mặt số lượng: Hệ thống hóa BĐGK treo tường giúp cho việc chuẩn bị kĩ về mặt số lượng, xác định được số bản đồ tối thiểu, số bản đồ tối ưu cho mỗi tiết học, bài học, lớp học cũng như cho cả chương trình Địa lí THPT. - Về mặt chất lượng: Hệ thống hóa BĐGK hoa treo tường về mặt chất lượng cùng với hệ thống hóa BĐGK treo tường về mặt số lượng giúp xác định phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi hình thức tổ chức dạy học. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THPH 2.1. Chương trình Địa lí THPT (ban Nâng Cao) 2.1.1. Hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông Các tri thức Địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm có một hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhằm cung cấp một dung lượng kiến thức và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Hệ thống tri thức Địa lí được lựa chon để đưa vào chương trình học trong nhà trường phổ thông là những vấn đề cơ bản nhất (được hiểu là những tri thức thuộc khoa học Địa lí quan trọng nhất, cần thiết nhất, giúp cho người học sinh có thể tiếp tục học tập và tham gia vào cuộc sống hiện tại và tương lai). Các thành phần của nội dung học vấn Địa lí dạy trong nhà trường phổ thông có thể được tóm tắt theo sơ đồ hình 2.1 Hình 2.1. Sơ đồ nội dung chương trình môn Địa lí trong trường phổ thông - Các kiến thức Địa lí: Là thành phần chủ yếu của nội dung học vấn Địa lí. Các kiến thức Địa lí có thể phân ra hai nhóm: các kiến thức thực tiễn (hay các kinh nghiệm) và các kiến thức lí thuyết + Các kiến thức thực tiễn (hay kinh nghiệm) là những kiến thức phản ánh những đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng Địa lí mà học sinh có thể nhận biết được một cách tương đối dễ dàngbằng con đường kinh nghiệm, dựa vào các giác quan của bản thân. Thuộc nhóm này có các số liệu, biểu tượng và các mô hình sáng tạo về Địa lí. + Các kiến thức lí thuyết là những kiến thức đã được khái quát hóa phản ánh bản chất của các sự vật, hiện tượng Địa lí với những đặc điểm và những mối quan hệ bên trong của chúng. Thuộc các kiến thức Địa lí lí thuyết có các khái niệm Địa lí, các mối quan hệ nhân quả, các quy luật, các học thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp luận của Địa lí học, các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí. - Các kĩ năng, kĩ xảo Địa lí Hiện nay, trong môn Địa lí, việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinhđều nhằm cào bốn hướng sau: + Kĩ năng làm việc với bản đồ, khai thác các kiến thức Địa lí tàng trữ trong bản đồ. Trong nhóm kĩ năng này có các kĩ năng định hướng trên bản đồ, đo tính tìm tọa độ Địa lí trên bản đồ, xác định vị trí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ, đọc bản đồ và sử dụng bản đồ… + Kĩ năng khảo sát các hiện tượng Địa lí ngoài thực địa. Thuộc nhóm kĩ năng này có các kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng, đo đạc với các dụng cụ quan trắc đơn giản về thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn… + Kĩ năng nghiên cứu, làm việc với các tài liệu Địa lí. Kĩ năng đọc, thành lập các biểu đồ, phân tích các số liệu thống kê, các mô hình Địa lí, các lát cắt Địa lí tự nhiên tổng hợp… + Kĩ năng học tập, nghiên cứu Địa lí Trong nhóm kĩ năng này có các kĩ năng làm việc với sách giáo khoa Địa lí, các tài liệu Địa lí tham khảo, kĩ năng mô tả, viết và trình bày những vấn đề về Địa lí… 2.1.2. Tính hệ thống của chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao Chương trình Địa lí THPT ban C nói riêng và chương trình môn Địa lí THPT nói chung là một bộ phận trong hệ thống chương trình Địa lí phổ thông. Vì vậy, nội dung chương trình Địa lí THPT ban C cũng có cấu trúc như nội dung chương trình Địa lí THPT, thể hiện ở mục trên đã trình bày. Môn Địa lí ở nhà trường phổ thông gồm ba mạch nội dung: Địa lí đại cương, Địa lí thế giới (Địa lí khu vực) và Địa lí Việt Nam (Địa lí Tổ quốc). Ở cấp Tiểu học, một số yếu tố Địa lí được bố trí trong các chủ đề có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh trong môn Tự nhiên – Xã hội của các lớp 1, 2, 3 và một số kiến thức ban đầu về Địa lí tự nhiên đại cương trong môn Khoa học của lớp 4, 5, nhằm giúp các em gắn bó với cuộc sống ở địa phương hơn. Những kiến thức Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam của cấp học này được xếp trong chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5. Ở cấp Trung học, các mạch nội dung của Địa lí được phát triển và hoàn chỉnh nhất trong chương trình môn Địa lí THPT Mạch nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được đưa vào các lớp đầu cấp - lớp 10, nhằm giúp học sinh có được một hệ thống kiến thức mang tính phổ thông về bản đồ, Trái Đất – môi trường sống của con người, về dân cư trên Trái Đất làm cơ sở cho việc học Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam. Mạch nội dung Địa lí thế giới - lớp 11 nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục; về nên kinh tế thế giới đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và Địa lí một số khu vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới, góp phần chuẩn bị hành trang cho học sinh bước vào cuộc sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mạch nội dung Địa lí Việt Nam được sắp xếp ở lớp cuối cấp – lớp 12 nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sống; chuẩn bị cho phần lớn học sinh ra đời, tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Chủ đề bản đồ có vị trí quan trọng trong chương trình Địa lí THPT. Ngoài nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng tương đối hệ thống về bản đồ từ các lớp đầu của mỗi cấp học, những kiến thức, kĩ năng bản đồ được phát triển trong suốt quá trình học tập của học sinh phổ thông, góp phần nâng cao trình độ khoa học và tính thực tiễn của bộ môn Địa lí. Tính tương ứng của hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường 2.2.1. Bản đồ giáo khoa treo tường trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao Các BĐGK treo tường trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao được sắp xếp theo nội dung các bài học của các lớp tương ứng (lớp 10, lớp 11 và lớp 12). Các bản đồ chia làm hai mảng nội dung chính là các bản đồ Địa lí tự nhiên và các bản đồ Địa lí kinh tế - xã hội. Bảng 2.1. Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008 STT Tªn s¶n phÈm §VT Sè trang Khæ (cm) 17 b¶n ®å §Þa lÝ líp 10 bé 8 N«ng nghiÖp thÕ giíi tê 1 150x109 C«ng nghiÖp thÕ giíi tê 1 150x109 D©n c­ vµ ®« thÞ thÕ giíi tê 1 150x109 KhÝ hËu thÕ giíi tê 1 150x109 C¸c m¶ng kiÕn t¹o, c¸c vµnh ®ai ®éng ®Êt vµ nói löa tê 1 150x109 C¸c th¶m thùc vËt vµ c¸c nhãm ®Êt chÝnh trªn thÕ giíi tê 1 150x109 NhiÖt ®é khÝ ¸p vµ giã tê 1 150x109 Tù nhiªn thÕ giíi tê 1 150x109 20 b¶n ®å ®Þa lÝ líp 11 bé 18 Hoa K× - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Céng hoµ Liªn bang §øc - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Céng hoµ Ph¸p - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Liªn bang Nga - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 NhËt B¶n - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Trung Quèc - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Ên ®é - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 §«ng Nam ¸ - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Ai CËp - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Ch©u ¸ - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 CH Liªn bang §øc vµ CH Ph¸p - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 Ch©u Phi - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 Ch©u MÜ - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 ¤xtr©ylia - Kinh tÕ chung tê 1 79x109 Ch©u Phi - Kinh tÕ x· héi tê 1 79x109 Ch©u MÜ La tinh - Kinh tÕ x· héi tê 1 79x109 Liªn bang Nga - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 NhËt B¶n - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 24 b¶n ®å ®Þa lÝ líp 12 bé 17 1. §«ng Nam ¸ - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 109x079 2. ViÖt Nam §Þa chÊt - Kho¸ng s¶n tê 1 79x109 3. ViÖt Nam - §Þa lÝ tù nhiªn tê 1 79x109 4. ViÖt Nam - KhÝ hËu tê 1 79x109 5. ViÖt Nam - §Êt tê 1 79x109 6. ViÖt Nam - Thùc vËt vµ ®éng vËt tê 1 79x109 7. ViÖt Nam - D©n c­ tê 1 79x109 8. ViÖt Nam - N«ng nghiÖp, l©m nghiÖp vµ thñy s¶n tê 1 79x109 9. ViÖt Nam - C«ng nghiÖp vµ giao th«ng vËn t¶i tê 1 79x109 10. ViÖt Nam - Du lÞch tê 1 79x109 11. ViÖt Nam - Kinh tÕ biÓn - ®¶o vµ c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm tê 1 79x109 12. ViÖt Nam - Th­¬ng m¹i tê 1 79x109 13. ViÖt Nam tê 1 79x109 14. Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, ®ång b»ng s«ng Hång - Kinh tÕ tê 1 109x079 15. §«ng Nam Bé vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long - Kinh tÕ tê 1 79x109 16. B¾c Trung Bé - Kinh tÕ tê 1 79x109 17. Duyªn h¶i Nam Trung Bé vµ T©y Nguyªn - Kinh tÕ tê 1 109x079 ( Nguồn: Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc - C«ng ty cæ phÇn b¶n ®å vµ tranh ¶nh gi¸o dôc ) 2.2.2. Mối quan hệ giữa chương trình Địa lí THPT và bản đồ giáo khoa Trong chương trình Địa lí THPT, ở lớp 10, học sinh được học về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: địa chất kiến tạo, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Ở lớp 11, bên cạnh các nội dung về dân số thế giới, môi trường địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế các châu lục, các em còn được học về địa lí kinh tế - xã hội thế giới (dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc) và Địa lí kinh tế các nước, các khu vực. Tương ứng với nội dung môn Địa lí có các nhóm BĐGK treo tường sau: Các bản đồ về các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, cảnh quan… Các bản đồ về dân cư thế giới: dân số, chủng tộc… Các bản đồ về kinh tế thế giới: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… Các bản đồ về châu lục trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ … Các bản đồ về các khu vực của châu lục: khu vực Tây Á, khu vực Mĩ Latinh … Các bản đồ các quốc gia: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc … Trong chương trình Địa lí lớp 12, học sinh được học các vấn đề về điều kiện tự nhiên, dân cư và các vấn đề kinh tế của Việt Nam như: Các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, lịch sử địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…); các vấn đề về dân cư (dân số, nguồn lao động…); các vấn đề về phát triển các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch…); các vấn đề phát triển kinh tế các vùng (Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Biển Đông và các đảo…). Hệ thống các BĐGK tương ứng với nội dung chương trình có: Các bản đồ về điều kiện tự nhiên Việt Nam Các bản đồ về nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lao động Việt Nam Các bản đồ về nông nghiệp Các bản đồ về công nghiệp Các bản đồ về dịch vụ: giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch. Các bản đồ về vùng kinh tế Các bản đồ về địa lí địa phương … Số lượng và nội dung của các BĐGK treo tường có mối quan hệ mật thiết với chương trình môn Địa lí ở nhà trường THPT. Hệ thống bản đồ này đảm bảo các yêu cầu về mặt khoa học và tính sư phạm, phù hợp với nội dung của môn Địa lí ở từng lớp học. CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG HÓA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG (CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THPT - BAN NÂNG CAO) THEO LÝ THUYẾT HỆ THỐNG Mục đích của hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường 3.1.1. Đối với nội dung dạy học Địa lí ở trường THPT Hệ thống BĐGK treo tường có sự thống nhất và mối quan hệ biện chứng với nội dung môn Địa lí trong nhà trường THPT. Hệ thống hóa BĐGK treo tường nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ đó. BĐGK được xác định là “cuốn sách giáo khoa thứ hai” trong dạy – học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Vì vậy, hệ thống hóa BĐGK treo tường nhằm khai thác tối đa tri thức trong cuốn sách đó phục vụ cho nhiệm vụ dạy học. 3.1.2. Đối với hoạt động dạy học Địa lí ở trường THPT Hiện nay, hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường THPT đã và đang góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục phổ thông mà các chiến lược phát triển giáo dục đặt ra. Công tác hệ thống hóa BĐGK treo tường theo một mô hình lý thuyết hiện đại góp phần quan trọng cho quá trình dạy học Địa lí được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao hơn. Hệ thống hóa BĐGK treo tường nhằm góp phần phát huy vai trò chủ đạo của người giáo viên cũng như vai trò chủ động, sáng tạo của người học sinh trong quá trình dạy học Địa lí bởi công tác hệ thống hóa này được tiến hành một cách khoa học và phù hợp với điều kiện của từng cơ sở giáo dục. Hệ thống bản đồ đã được hệ thống giúp cho giáo viên chủ động trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Hệ thống hóa hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường của chương trình Địa lí THPT (ban C) theo Lý thuyết Hệ thống 3.2.1. Sơ đồ hệ thống hóa Hệ thống BĐGK treo tường nằm trong hệ thống BĐGK – phương tiện dạy học không thể thiếu của bộ môn Địa lí trong nhà trường THPT. Sau quá trình phân tích hệ thống trên theo lý thuyết hệ thống, em đưa ra được sơ đồ hệ thống BĐGK treo tường của chương trình Địa lí THPT ban C như hình sau: Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường Sơ đồ hệ thống thể hiện được các tính chất của phương pháp luận hệ thống như sau: Tính nhất thể (quan điểm tổng thể): Xem xét hệ thống BĐGK treo tường trong hệ thống BĐGK chương trình Địa lí THPT nói riêng và hệ thống các phương tiện dạy học Địa lí THPT nói chung. Tính hướng đích của hệ thống: Nói đến hệ thống là nói đến mục tiêu của nó. Mục tiêu của hệ thống BĐGK nói chung là góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường THPT, chống lại lối dạy chay – học chay vốn khá phổ biến (do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan mang lại) trong các nhà trường trước đây và cả trong giai đoạn chuyển giao của nền giáo dục hiện nay. Tính trồi: Không thể quan niệm hệ thống BĐGK Địa lí THPT (BĐGK treo tường) là phép cộng đơn giản của các hệ thống bản đồ nhỏ với nhau. Theo nguyên lí hệ thống, các phần tử (hay hệ thống con) kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất và mối quan hệ phức tạp hơn nhiều mà từng phần tử riêng biệt không có. Cấu trúc, hành vi, phân cấp Cấu trúc là một trong những khái niệm quan trọng nhất của tiếp cận hệ thống. Cấu trúc của hệ thống BĐGK treo tường được đặc trưng bởi các quan hệ giữa các bộ phận (cấp phân loại) của hệ thống. 3.2.2. Ý nghĩa của sơ đồ Sơ đồ hệ thống BĐGK treo tường của chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao được xem xét qua các yếu tố sau: Cấu trúc – cấp phân loại: Xem xét vị trí - ý nghĩa của cấp phân loại trong hệ thống. Các bản đồ: Nêu tên các bản đồ trong hệ thống (các bản đồ đã có trong danh mục xuất bản). Phạm vi sử dụng của bản đồ ở cấp phân loại tương ứng: Phân tích phạm vi sử dụng, những ưu điểm của các bản đồ ở cấp phân loại tương ứng Bổ sung: Đề nghị bổ sung những bản đồ chưa có trong hệ thống bản đồ đã xuất bản làm cho hệ thống hoàn thiện hơn. Hệ thống gồm 4 cấp phân loại. Hệ thống gồm hai nhánh chính: các bản đồ dùng dạy học trên lớp và các bản đồ dùng cho học sinh tự học ở nhà, trong đó, do phạm vi và khả năng có hạn của bản thân, em chú trọng phân tích cũng như hệ thống sâu hơn đến nhánh các bản đồ phục vụ dạy – học Địa lí trên lớp, nhánh các bản đồ dùng cho học sinh tự học ở nhà chỉ được đề cập đến để hệ thống được hoàn thiện mà thôi. Các bản đồ phục vụ dạy học Địa lí trên lớp Bao gồm hệ thống các bản đồ tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học Địa lí trên lớp của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông dưới mọi hình thức tổ chức dạy học. Các bản đồ này thuộc hệ thống các phương tiện dạy học nhóm các tài liệu mô tả, biểu hiện các sự vật và hiện tượng Địa lí bằng lời, bằng số liệu… (gồm: sách giáo khoa Địa lí, sách tham khảo, các số liệu, các bản đồ, biểu đồ…) Thuộc cấp phân loại này bao gồm tất cả các bản đồ trong danh mục BĐGK treo tường do bộ giáo dục và đào tạo quy định và NXB Giáo dục đã ban hành, từ các bản đồ dùng chung đến các bản đồ chuyên đề. Chi tiết được thống kê tại bảng [11] Các bản đồ phục vụ dạy học Địa lí trên lớp được chia làm năm nhóm chính như sau: Nhóm các bản đồ dùng chung - các bản đồ Địa lí thế giới Nhóm các bản đồ Địa lí khu vực Nhóm các bản đồ Địa lí Việt Nam Nhóm các bản đồ Địa lí chuyên ngành + Nhóm các bản đồ dùng chung - Nhóm bao gồm các BĐGK treo tường có thể sử dụng chung cho các lớp học (từ lớp 10 đến lớp 12) của chương trình bộ môn Địa lí THPT ban Nâng Cao dưới nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau: nội khóa, ngoại khóa… Một trong những khuynh hướng sử dụng các phương tiện và thiết bị Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay là: Xác định các phương tiện và thiết bị tối thiểu cho từng môn, ở từng cấp học, từng lớp học. Các thiết bị và phương tiện tối thiểu là các loại thật cần thiết, bắt buộc phải có để giáo viên và học sinh có thể thực hiện yêu cầu nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng của bộ môn. Các bản đồ dùng chung thuộc nhóm phương tiện và thiết bị dạy học này, do đó, chúng không thể thiếu được trong hệ thống BĐGK treo tường. - Các bản đồ thuộc nhóm này có nội dung khái quát, chủ yếu phản ánh các đối tượng địa lí có tính chất quy luật trên phạm vi địa cầu, như : bản đồ tự nhiên thế giới, dân cư và đô thị thế giới… Trong danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008 (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục) có các bản đồ sau: Bảng 2.2. Nhóm các bản đồ dùng chung- thế giới TT Tên bản đồ Tỉ lệ Phân loại Ghi chú TN KT 1 N«ng nghiÖp thÕ giíi 1:20.000.000 ü 2 C«ng nghiÖp thÕ giíi 1:20.000.000 ü 3 D©n c vµ ®« thÞ thÕ giíi 1:20.000.000 Xã hội 4 KhÝ hËu thÕ giíi 1:25.000.000 ü 5 C¸c m¶ng kiÕn t¹o, c¸c vµnh ®ai ®éng ®Êt vµ nói löa 1:25.000.000 ü 6 C¸c th¶m thùc vËt vµ c¸c nhãm ®Êt chÝnh trªn thÕ giíi 1:20.000.000 ü 7 NhiÖt ®é khÝ ¸p vµ giã 1:32.000.000 ü 8 Tù nhiªn thÕ giíi 1:25.000.000 ü (Nguån: Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008 - theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục[11]. Thống kê bản đồ giáo khoa treo tường THPT Chuyên Thái Nguyên- Thái Nguyên – Phụ lục) - Phạm vi sử dụng của bản đồ rất rộng và linh hoạt. Nhóm các bản đồ này không chỉ được sử dụng để dạy về các kiến thức Địa lí đại cương (tự nhiên và kinh tế - xã hội) mà còn được sử dụng để giảng dạy về Địa lí khu vực và Địa lí quốc gia (đặc biệt là Địa lí Tổ quốc). Chức năng của các bản đồ này khi dạy học Địa lí khu vực và Địa lí quốc gia là phân tích tính quy luật, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng Địa lí theo không gian lãnh thổ. Ví dụ: Bản đồ khí áp và gió không chỉ để giảng dạy về khí hậu thế giới mà nó còn phục vụ cho giảng dạy về khí hậu của các khu vực địa lí (lục địa, các quốc gia…) như: khí hậu châu Phi, khí hậu Đông Nam Á, khí hậu Việt Nam… - Các bản đồ thuộc nhóm này do chính đặc điểm và phạm vi sử dụng của nó mà số lượng hạn chế, mức độ khái quát hóa cao. Vì vậy, việc bổ sung về số lượng bản đồ và hoàn chỉnh nội dung của chúng là yêu cầu cần thiết để hoàn thiện hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường. - Trong phạm vi nghiên cứu và khả năng của bản thân em xin đề nghị bổ sung một số bản đồ thuộc loại này như sau: Bản đồ hành chính thế giới, bản đồ giao thông vận tải và bản đồ thương mại thế giới, lược đồ trống Địa lí thế giới. Bản đồ hành chính thế giới: Quả địa cầu hành chính cho người học biểu tượng Địa lí chính xác về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và một số yếu tố khác của từng quốc gia. Tuy nhiên các quả địa cầu sử dụng trong nhà trường lại có tỉ lệ tương đối nhỏ. Vì vậy, việc đưa vào sử dụng bản đồ hành chính thế giới là một yêu cầu cần thiết. Bản đồ giáo khoa hành chính thế giới treo tường là một phương tiện dạy học trực quan cho các tiết học về Địa lí khu vực và Địa lí quốc gia. Các em sẽ dễ dàng phát hiện ra một số đặc điểm và mối liên hệ địa lí nhờ tính trực quan rất cao của bản đồ này. Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ thương mại thế giới: Các ngành kinh tế dịch vụ đang có những bước phát triển vượt bậc, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung. Địa lí dịch vụ cũng là một bộ phận quan trọng của địa lí các ngành kinh tế. Tuy nhiên hệ thống các BĐGK treo tường hiện nay chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu dạy học về ngành kinh tế này ở trường phổ thông. Hai ngành kinh tế dịch vụ quan trọng mà em đề nghị bổ sung trong danh mục BĐGK treo tường là: Bản đồ giao thông vận tải thế giới và bản đồ thương mại thế giới. Việc bổ sung hai bản đồ này cung với các bản đồ đã có góp phần hoàn thiện nhóm các bản đồ phục vụ dạy học địa lí ngành dịch vụ thế giới. Bản đồ trống địa lí thế giới: Bản đồ trống là phương tiện dạy học đơn giản nhưng có rất nhiều công dụng trong dạy học Địa lí. Do đó, việc đưa vào sử dụng lược đồ trống về Địa lí thế giới là việc cần thiết trong dạy học Địa lí. Bản đồ trống giúp cho học sinh hình thành các biểu tượng ban đầu về các sự vật và hiện tượng Địa lí cũng như các quy luật trên quy mô hành tinh. Đồng thời, bản đồ trống là phương tiện để giáo viên hướng dẫn các em rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo Địa lí một cách thuận lợi, linh hoạt. Không có một phương tiện dạy học nào đơn giản mà lại hiệu quả trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng Địa lí cho học sinh như bản đồ trống. Cho đến nay, mặc dù sự xâm nhập của các phương tiện và thiết bị hiện đại vào dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng là rất sâu sắc, song việc sử dụng bản đồ trống vẫn là một phương pháp quan trọng và bản đồ trống vẫn có một vị trí đặc biệt trong quá trình học tập địa lí của học sinh cũng như quá trình giảng dạy của giáo viên trong nhà trường phổ thông. + Nhóm các bản đồ Địa lí khu vực Nhóm các bản đồ này chủ yếu sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí phần Địa lí khu vực, Địa lí các quốc gia trên thế giới Thuộc nhóm này gồm các bản đồ: Bảng 2.3. Nhóm các bản đồ Địa lí khu vực TT Tên bản đồ Tỉ lệ Phân loại Ghi chú TN KT 1 Hoa K× - Kinh tÕ chung 1:2.000.000 ü 2 Céng hoµ Liªn bang §øc - Kinh tÕ chung 1:1.000.000 ü 3 Céng hoµ Ph¸p - Kinh tÕ chung 1:1.500.000 ü 4 Liªn bang Nga - Kinh tÕ chung 1:8.000.000 ü 5 NhËt B¶n - Kinh tÕ chung 1:2.000.000 ü 6 Trung Quèc - Kinh tÕ chung 1:6.000.000 ü 7 Ên ®é - Kinh tÕ chung 1:5.000.000 ü 8 §«ng Nam ¸ - Kinh tÕ chung 1:6.000.000 ü 9 Ai CËp - Kinh tÕ chung 1:8.800.000 ü 10 Ch©u ¸ - §Þa lÝ tù nhiªn 1:16.500.000 ü 11 CH Liªn bang §øc- §Þa lÝ tù nhiªn 1:2.000.000 ü 12 CH Ph¸p - §Þa lÝ tù nhiªn 1:2.000.000 ü 13 Ch©u Phi - §Þa lÝ tù nhiªn 1:12.000.000 ü 14 Ch©u MÜ - §Þa lÝ tù nhiªn 1:16.000.000 ü 15 ¤xtr©ylia - Kinh tÕ chung 1:6.000.000 ü 16 Ch©u Phi - Kinh tÕ - x· héi 1:12.000.000 ü 17 Ch©u MÜ La tinh - Kinh tÕ x· héi 1:13.000.000 ü 18 Liªn bang Nga - §Þa lÝ tù nhiªn 1:8.000.000 ü 19 NhËt B¶n - §Þa lÝ tù nhiªn 1:2.000.000 ü (Nguån: Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008 - theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục[11]. Thống kê bản đồ giáo khoa treo tường THPT Chuyên Thái Nguyên- Thái Nguyên – Phụ lục) - Phạm vi sử dụng của các bản đồ này so với nhóm bản đồ dùng chung là hẹp hơn. Các bản đồ chủ yếu nằm trong chương trình môn Địa lí lớp 11. - Địa lí khu vực và Địa lí các quốc gia trên thế giới là một bộ phận quan trọng của môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Nó cung cấp cho các em những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục; nền kinh tế đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và Địa lí của một số khu vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới… Vì vậy, hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác dạy học bộ phận này cũng cần được chú trọng trang bị đầy đủ, toàn diện để quá trình dạy học được thuận lợi. Tuy nhiên, qua phân tích bảng thống kê Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008, em mạnh dạn đề nghị bổ sung một số bản đồ sau: Hoa Kì – Địa lí Tự nhiên, Trung Quốc – Địa lí Tự nhiên, Ấn Độ – Địa lí Tự nhiên, Đông Nam Á – Địa lí Tự nhiên, Ai Cập – Địa lí Tự nhiên, Châu Đại Dương – Địa lí Tự nhiên, Châu Mĩ La tinh – Địa lí Tự nhiên, Châu Á – Kinh tế chung Hoa Kì – Địa lí Tự nhiên, Trung Quốc – Địa lí Tự nhiên, Ấn Độ – Địa lí Tự nhiên, Đông Nam Á – Địa lí Tự nhiên, Ai Cập – Địa lí Tự nhiên, Châu Đại Dương – Địa lí Tự nhiên, Châu Mĩ La tinh – Địa lí Tự nhiên Sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ (khu vực hay quốc gia) không thể tách rời hoàn cảnh Địa lí tự nhiên của lãnh thổ đó. Vì vậy, bổ sung các bản đồ tự nhiên của lãnh thổ giảng dạy là yêu cầu cần thiết để hoàn chỉnh hệ thống bản đồ cũng như trang bị cho học sinh cái nhìn trực quan và đầy đủ về lãnh thổ Địa lí được học trong chương trình bộ môn Địa lí. Vì vậy, em xin đề nghị bổ sung một số bản đồ Địa lí tự nhiên như trên. Châu Á – Kinh tế chung Châu Á là một khu vực phát triển kinh tế - xã hội năng động và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội của thế giới trong giai đoạn hiện nay. Các quốc gia châu Á phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến bức tranh kinh tế - xã hội chung của châu lục. Vì thế, sử dụng bản đồ kinh tế chung của châu Á khi dạy học Địa lí các quốc gia châu Á là cần thiết. Như vậy học sinh sẽ dễ dàng nhận ra mối tương quan giữa sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia với khu vực và châu lục. + Nhóm các bản đồ Địa lí Việt Nam - Nhóm bản đồ này bao gồm các BĐGK treo tường có nội dung phản ánh các đặc điểm Địa lí Tổ quốc, bao gồm tất cả các yếu tố từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh tế - xã hội. - Các bản đồ thuộc nhóm này đã có bao gồm: Bảng 3.3. Nhóm các bản đồ Địa lí Việt Nam TT Tên bản đồ Tỉ lệ Phân loại Ghi chú TN KT 1 §«ng Nam ¸ - §Þa lÝ tù nhiªn 1 : 800000 ü Khu vực 2 ViÖt Nam §Þa chÊt - Kho¸ng s¶n 1 : 800000 ü 3 ViÖt Nam - §Þa lÝ tù nhiªn 1 : 800000 ü 4 ViÖt Nam - KhÝ hËu 1 : 800000 ü 5 ViÖt Nam - §Êt 1 : 800000 ü 6 ViÖt Nam - Thùc vËt vµ ®éng vËt 1 : 800000 ü 7 ViÖt Nam - D©n c 1 : 800000 ü 8 ViÖt Nam - N«ng nghiÖp, l©m nghiÖp vµ thñy s¶n 1 : 800000 ü 9 ViÖt Nam - C«ng nghiÖp vµ giao th«ng vËn t¶i 1 : 800000 ü 10 ViÖt Nam - Du lÞch 1 : 800000 ü 11 ViÖt Nam - Kinh tÕ biÓn - ®¶o vµ c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm 1 : 800000 ü Vùng 12 ViÖt Nam - Th¬ng m¹i 1 : 800000 ü 13 ViÖt Nam 1 : 800000 Lược đồ 14 Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, ®ång b»ng s«ng Hång - Kinh tÕ 1 : 800000 ü Vùng 15 §«ng Nam Bé vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long - Kinh tÕ 1 : 800000 ü Vùng 16 B¾c Trung Bé - Kinh tÕ 1 : 800000 ü Vùng 17 Duyªn h¶i Nam Trung Bé vµ T©y Nguyªn - Kinh tÕ 1 : 800000 ü Vùng (Nguån: Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008 - theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục[11]. Thống kê bản đồ giáo khoa treo tường THPT Chuyên Thái Nguyên- Thái Nguyên – Phụ lục) - Các bản đồ trên chủ yếu sử dụng cho dạy học trong chương trình Địa lí lớp 12 phần Địa lí Tổ quốc (Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội) và Địa lí địa phương. - Địa lí Tổ quốc là một trong ba bộ phận đặc biệt quan trọng trong cấu trúc nội dung của chương trình môn Địa lí THPT. Nó cung cấp cho học sinh những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sinh sống. Vì vậy, hệ thống bản đồ treo tường phục vụ công tác dạy học môn Địa lí phần này được đặc biệt coi trọng. Do đó hệ thống bản đồ này đầy đủ và hoàn chỉnh nhất trong các nhóm BĐGK treo tường đã trình bày. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống bản đồ này, em xin bổ sung một số bản đồ sau: Bản đồ hành chính Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Các miền Địa lí tự nhiên, Việt Nam – Sông ngòi, Việt Nam – Hành chính, Việt Nam – Dân tộc, Việt Nam – Giao thông vận tải, Việt Nam – bản đồ trống, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, ®ång b»ng s«ng Hång - §Þa lÝ tù nhiªn, B¾c Trung Bé - §Þa lÝ tù nhiªn, §«ng Nam Bé vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long - §Þa lÝ tù nhiªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé vµ T©y Nguyªn - §Þa lÝ tù nhiªn, Nhóm các bản đồ địa lí địa phương. Bản đồ hành chính Việt Nam – Lào - Campuchia Một đơn vị lãnh thổ địa lí luôn có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị lãnh thổ khác về các mặt: tự nhiên, kinh tế - xã hội. Bản đồ hành chính khu vực bán đảo Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào và Campuchia) có nhiều mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt. Vì vậy, sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam – Lào – Campuchia trong dạy học Địa lí, đặc biệt là chương trình Địa lí Tổ quốc là cần thiết, nhất là khi hướng dẫn học sinh học Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Việt Nam – Hành chính Các sự vật, hiện tượng địa lí có đặc trưng là tính không gian. Các biểu tượng Địa lí phải được gắn với địa danh cụ thể. Vì vậy, trong quá trình dạy học Địa lí Tổ quốc, việc sử dụng hợp lí bản đồ hành chính góp phần hình thành biểu tượng và tư duy không gian của các đối tượng Địa lí cho người học. Việt Nam – Các miền Địa lí tự nhiên Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Nó cho phép làm sáng tỏ những sự khác nhau của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trên lãnh thổ nước ta, xác định và chứng minh tính chất phức tạp và không đồng nhất về cấu trúc và các thành phần cấu tạo của chúng, giúp chúng ta có được những nhận thức khoa học sâu sắc về thiên nhiên và các thể tổng hợp địa lí tự nhiên, Vì vậy, khi dạy học Địa lí tự nhiên nước ta, sử dụng bản đồ các miền địa lí tự nhiên là đòi hỏi thực tiễn, là yêu cầu quan trọng. Việt Nam – Sông ngòi Sông ngòi là bộ phận quan trọng của hệ thống thủy văn. Sông ngòi là hàm số của khí hậu. Sử dụng bản đồ sông ngòi trong giảng dạy địa thủy văn cho phép học sinh có cái nhìn trực quan và khoa học về thủy văn Việt Nam. Việt Nam – Dân tộc Dân tộc là một vấn đề quan trọng trong địa lí xã hội. Vấn đề dân tộc cũng là một vấn đề luôn mang tính thời sự. Tuy nhiên, bản đồ dân cư chưa phản ánh được tình hình dân tộc của đất nước một cách đầy đủ. Việc sử dụng kết hợp bản đồ dân số bản đồ dân tộc Việt Nam trong dạy học địa lí xã hội cho phép học sinh có cái nhìn toàn cảnh và xác thực về tình hình dân cư Việt Nam. Việt Nam – Giao thông vận tải Giao thông vận tải là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, đã và đang góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt đất nước hiện nay. Việc thành lập bản đồ giao thông vận tải riêng trong dạy học địa lí vừa góp phần đánh giá đúng đắn vai trò và hiện trạng phát triển của ngành, vừa cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa giao thông vận tải với sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ (địa phương, vùng và cả nước) Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, ®ång b»ng s«ng Hång - §Þa lÝ tù nhiªn, B¾c Trung Bé - §Þa lÝ tù nhiªn, §«ng Nam Bé vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long - §Þa lÝ tù nhiªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé vµ T©y Nguyªn - §Þa lÝ tù nhiªn. Sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi lãnh thổ địa lí không thể tách rời các điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó. Việc đưa vào các bản đồ địa lí tự nhiên của vùng kinh tế góp phần cho học sinh có cái nhìn toàn diện về vai trò của tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền. Việt Nam – Bản đồ trống Việc đưa bản đồ trống địa lí Việt Nam vào dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là công việc cần thiết. Bản đồ trống giúp các em dễ dàng ghi nhớ các đối tượng địa lí theo không gian lãnh thổ, hiểu được quy luật phân bố các đối tượng một cách khoa học, đồng thời thấy được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí thông qua việc học tập trên bản đồ trống, kết hợp với các BĐGK treo tường và các tài liệu Địa lí khác. Việc sử dụng bản đồ trống trong dạy học Địa lí Việt Nam ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn là một phương pháp dạy học hiệu quả và được chú trọng. Nhóm các bản đồ địa lí địa phương. Địa lí địa phương là mảng kiến thức quan trọng trong chương trình Địa lí THPT nói chung và chương trình Địa lí lớp 12 nói riêng. Do đó việc trang bị hệ thống các BĐGK treo tường Địa lí địa phương phục vụ cho quá trình dạy học Địa lí là cần thiết. Hệ thống bản đồ này cần được biên tập theo các yêu cầu dạy học của chương trình Địa lí THPT chứ không đơn thuần là các bản đồ địa lí địa phương. Hệ thống này cũng bao gồm tất cả các bản đồ thể hiện các yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội giống như hệ thống các bản đồ phục vụ dạy học Địa lí Việt Nam (Địa lí Tổ quốc) nhằm trang bị cho các em các kiến thức và kĩ năng cần thiết về các điều kiện tự nhiên, dân cư, các hoạt động kinh tế… ở nơi các em đang sống và học tập, chuẩn bị cho phần lớn các em bước vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp THPT. Trong điều kiện hiện nay cũng như thời lượng của chương trình Địa lí THPT dành cho mảng Địa lí địa phương là không nhiều (2 trên tổng số 60 tiết học của chương trình Địa lí 12), do đó các BĐGK Địa lí địa phương tối thiểu cần trang bị là: * Bản đồ địa lí tự nhiên tổng hợp (tỉnh hoặc thành phố) * Bản đồ dân cư (tỉnh hoặc thành phố) * Bản đồ kinh tế chung (tỉnh hoặc thành phố) Các bản đồ trên đã phản ánh tương đối đầy đủ về các mặt của tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương. + Các bản đồ Địa lí chuyên ngành Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Bộ môn Địa lí cũng phản ánh các thành tựu và cập nhật hệ thống tri thức của ngành khoa học tương ứng. Vì thế sử dụng các bản đồ chuyên ngành trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt là với chương trình Địa lí ban C là một yêu cầu tất yếu. Các bản đồ chuyên ngành cung cấp cho học sinh khối lượng tri thức lớn, khoa học và chính xác; cho các em cái nhìn sâu rộng về đối tượng Địa lí được nghiên cứu. Các BĐGK treo tường chuyên ngành cần được chú trọng bổ sung thuộc các nhóm: bản đồ học, địa chất, thiên văn … + Chương trình bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông gồm hai phần : Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội tương ứng với hai nhánh của khoa học Địa lí là Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Trong phần Địa lí tự nhiên, học sinh được học cả những tri thức cơ sở về cả Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí tự nhiên các khu vực. Trong phần Địa lí kinh tế - xã hội, học sinh cũng được học các tri thức về Địa lí kinh tế - xã hội đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội khu vực. Do đó, hệ thống BĐGK treo tường (chương trình ban Nâng Cao) nói chung và mỗi nhóm bản đồ trong hệ thống các bản đồ phục vụ dạy học Địa lí trên lớp nói riêng cũng có thể được sắp xếp theo hai dãy: các BĐGK treo tường Địa lí tự nhiên và các BĐGK treo tường Địa lí kinh tế - xã hội. - Các bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới và các bản đồ Địa lí kinh tế - xã hội thế giới. - Các bản đồ Địa lí tự nhiên khu vực và các bản đồ Địa lí kinh tế - xã hội khu vực. - Các bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và các bản đồ Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ dùng cho học sinh học ở nhà Trong kiểu tiết học truyền thống , công việc hướng dẫn học sinh tiếp tục học ở nhà sau khi mỗi tiết học trên lớp kết thúc là một khâu có tính hình thức. Sau khi hết bài, giáo viên thường dành 1 – 2 phút để dặn dò học sinh một cách qua loa vì quan niệm rằng tiết học hoặc bài học chỉ diễn ra trong khoảng thời gian trên lớp. Sau khi ra khỏi lớp, tiết học coi như đã kết thúc. Việc học tập của học sinh ở nhà không còn thuộc trách nhiệm của giáo viên. Hiện nay, quan niệm trên đã có thay đổi. Nhiều người đồng ý với quan niệm mới coi tiết học có hai giai đoạn: giai đoạn học ở trên lớp và giai đoạn học sinh tự học ở nhà. Trách nhiệm của giáo viên như vậy là chưa được coi là hoàn tất sau giai đoạn ở trên lớp mà còn phải chịu trách nhiệm cả ở giai đoạn học sinh tiếp tục tự hoàn thiện bài học ở nhà. Chính vì quan niệm cho rằng bài học bao gồm cả hai khâu: tiết học trên lớp và thời gian hoàn thiện tiết học ở nhà, cho nên trong tiết học kiểu mới, khi đề ra cho học sinh những công việc ở nhà, giáo viên có thể giành choc học sinh tự nghiên cứu một phần của bài học (nếu bài học dài và phần dành cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà không phải là kiến thức trọng tâm) mà không bị coi là dạy dở dang chưa hết giáo án. Thuộc khâu này thường có các công việc sau: Giáo viên đề ra một số câu hỏi, bài tập để học sinh vận dụng, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Giáo viên chỉ dẫn cho học sinh tự nghiên cứu tiếp một vấn đề nào đó của bài học mà giáo viên chưa đề cập hoặc chưa có thời gian hướng dẫn kĩ ở trên lớp. Giáo viên chỉ dẫn cho học sinh đọc thêm những tài liệu cần thiết, bổ sung cho bài học. Như vậy, vài trò chủ đạo của người giáo viên và vai trò chủ động của học sinh đều được phát huy trong quá trình dạy học theo quan niệm mới về tiết học Địa lí. Điều đó có nghĩa là, các BĐGK treo tường không chỉ tham gia vào công việc dạy học trên lớp mà còn là phương tiện, là công cụ để người giáo viên hướng dẫn học sinh học tập ở nhà và tham gia vào quá trình tự học ở nhà của học sinh. Hệ thống các bản đồ dùng cho học sinh học bộ môn Địa lí ở nhà được chia làm hai nhánh: Các bản đồ để giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà và các bản đồ dùng cho việc học tập ở nhà của học sinh. Các bản đồ dùng để giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà thực chất không tách rời các bản đồ dùng để dạy học trên lớp. Các bản đồ dùng để giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà có thể trùng với các bản đồ dạy học trên lớp khi giáo viên dùng ngay các bản đồ dạy học trên lớp để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ra bài tập, câu hỏi, hướng dẫn học sinh tìm hiểu một (một vài) đối tượng địa lí trên bản đồ (về vị trí, đặc điểm, hiện trạng…)… Tuy nhiên, các bản đồ dùng để giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà cũng có thể không phải là các bản đồ dùng dạy học trên lớp. Tùy theo nội dung hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên và năng lực học tập của học sinh mà giáo viên lựa chọn các bản đồ dùng để hướng dẫn học sinh tự học phù hợp. Các bản đồ dùng cho học sinh tự học ở nhà thực tế hiện nay còn là vấn đề cần được xem xét. Có nhiều ý kiến cho rằng các BĐGK treo tường chỉ phục vụ cho quá trình giảng dạy trên lớp do đặc trưng về kích thước bản đồ, tính trực quan và khối lượng kiến thức của nhóm bản đồ này (đã phân tích ở trên). Hệ thống các bản đồ dùng cho học sinh tự học ở nhà được hạn chế trong khuôn khổ các bản đồ trong sách giáo khoa, các tập Atlat giáo khoa. Tuy nhiên, trong xu hướng dạy học mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm (trung tâm ở đây được hiểu là trung tâm của quá trình lĩnh hội tri thức) thì một số ý kiến cho rằng nên hình thành một hệ thống các BĐGK treo tường phục vụ cho việc tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp (ở nhà). Như vậy, hệ thống BĐGK sẽ hoàn chỉnh hơn, phù hợp với xu thế chung của giáo dục và yêu cầu của người học. Mặc dù vậy, trong điều kiện hiện nay của nước ta, để trang bị một hệ thống bản đồ như vậy không phải là vấn đề dễ dàng đối với tất cả các trường THPT, đặc biệt là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, việc phát triển giáo dục theo chiều sâu sẽ được ưu tiên. 3.3. Một số đề xuất trong hệ việc thống hóa bản đồ để sử dụng hiệu quả trong dạy học Địa lí ở trường THPT 3.3.1. Xây dựng mô hình hệ thống phân loại bản đồ Công tác đầu tiên trong quá trình hệ thống hóa BĐGK là cần phải xây dựng được một mô hình hệ thống phân loại bản đồ phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục của bộ môn Địa lí và phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục. Mô hình này không thể xây dựng một cách nóng vội, rập khuôn mà cần có sự nghiên cứu cụ thể và nghiêm túc các mặt của hệ thống. Trong điều kiện và phạm vi của đề tài em đã đề cập đến mô hình hệ thống hóa BĐGK trong chương III – Hình 2.2 3.3.2. Hệ thống hóa trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT Hệ thống hóa BĐGK là công việc thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy – học Địa lí ở nhà trường THPT. Công tác hệ thống hóa cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học ở tất cả các bước, các khâu của quá trình dạy học. Em xin nêu lên một số vấn đề trong công tác chuẩn bị lên lớp, trong công tác giảng dạy và bảo quản bản đồ sau khi lên lớp của người giáo viên. - Trong công tác chuẩn bị lên lớp Chuẩn bị lên lớp là một công tác mang tính chất quyết định đến sự thành công của bài giảng Địa lí. Vì vậy, công tác hệ thống hóa bản đồ trong bước này là rất quan trọng. Các bản đồ được lựa chọn cho một tiết học (bài học) Địa lí không những cần thiết là phải phù hợp với nội dung của bài học mà còn cần được sắp xếp, hệ thống hóa một cách khoa học theo trình tự của giáo án của mỗi giáo viên. Hệ thống hóa BĐGK trong bước chuẩn bị lên lớp bắt đầu từ việc giáo viên lựa chọn dungd những bản đồ cần thiết. - Trong công tác giảng dạy trên lớp Giảng dạy trên lớp là công việc quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của bài giảng của người giáo viên. Việc sử dụng hợp lí và có hệ thống các bản đồ góp phần quyết định vào sự thành công của giờ học trên lớp. Các bản đồ cần được sắp xếp phù hợp với nội dung bài giảng, đảm bảo việc hướng dẫn của giáo viên và việc chủ động khai thác tri thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh diễn ra thuận lợi. - Trong công tác bảo quản sau khi lên lớp Bảo quản bản đồ là một công tác quan trọng trong quá trình dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, không phải trường THPT nào cũng có thể trang bị phòng Địa lí riêng phục vụ cho việc học tập bộ môn Địa lí. Các BĐGK thường được bố trí bảo quản cùng với các phương tiện dạy học khác của môn Địa lí cũng như các phương tiện dạy học của các bộ môn khác. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác bảo quản cũng như hệ thống hóa BĐGK. Trong phạm vi nghiên cứu của mình em xin đề xuất một số ý kiến về vấn đề này như sau: Xây dựng và hoàn chỉnh mô hình hệ thống phân loại BĐGK như đã trình bày ở trên. Hệ thống bản đồ cần được bảo quản trong một không gian riêng, đảm bảo thuận lợi cho công tác hệ thống hóa cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ trong dạy – học Địa lí. Các bản đồ sau khi sử dụng cần được sắp xếp theo hệ thống đã được xây dựng. Công tác kiểm tra, hệ thống hóa, cập nhật bản đồ cần được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. PHẦN III - KẾT LUẬN 1. Kết luận Lý thuyết Hệ thống mặc dù mới phát triển trong khoảng thời gian không dài – từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành Toán học và sự bùng nổ của máy tính điện tử nói riêng, công nghệ thông tin nói chung, nó đã và đang thâm nhập vào nhiều mặt của nhiều lĩnh vực của khoa học cũng như đời sống con người. BĐGK nói chung và BĐGK treo tường nói riêng là một phương tiện dạy học không thể thiếu được của bộ môn Địa lí trong nhà trương phổ thông. Trong xu thế dạy học lấy học sinh làm trung tâm, việc sử dụng có hiệu quả hệ thống BĐGK treo tường là vấn đề được các nhà giáo dục dành nhiều sự quan tâm. Do đó ứng dụng lý thuyết hệ thống trong công tác hệ thống hóa BĐGK treo tường nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình dạy học bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là chương trình Địa lí THPT ban C. Trong điều kiện và khả năng của bản thân, đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về Lý thuyết Hệ thống và tiến hành hệ thống hóa BĐGK treo tường Chương trình Địa lí THPT ban C theo Lý thuyết Hệ thống. 2. Một số vấn đề cần bổ sung cho hệ thống bản đồ giáo khoa THPT Hệ thống BĐGK được trang bị cho các trường THPT trên cả nước phục vụ cho quá trình dạy học bộ môn Địa lí đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hoàn thành mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông nói riêng và giáo dục nước nhà nói chung. Tuy nhiên, hệ thống BĐGK vẫn cần được nghiên cứu, bổ sung một cách toàn diện và khoa học. Trong điều kiện và khả năng của bản thân em xin đưa ra một số ý kiến bổ sung. 2.1. Về số lượng bản đồ Các trường THPT đã được trang bị một hệ thống BĐGK phù hợp và đúng quy chuẩn do NXB Giáo dục ban hành. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống bản đồ này là hệ thống bản đồ tối thiểu – đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu của quá trình dạy học Địa lí ở nhà trường THPT. Vì thế hệ thống BĐGK, đặc biệt là BĐGK treo tường cần được bổ sung, hoàn chỉnh trong điều kiện cho phép nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của bộ môn Địa lí nói riêng, của giáo dục phổ thông nói chung. Các bản đồ được bổ sung cần sát với nội dung dạy học bộ môn của từng lớp học và phù hợp với điều kiện của địa phương, 2.2. Về chất lượng bản đồ Chất lượng BĐGK nói chung, BĐGK treo tường nói riêng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chất lượng BĐGK được phản ánh ở hai phương diện chủ yếu là: Tính khoa học của bản đồ và tính trực quan của bản đồ. 2.2.1. Tính trực quan của bản đồ Hiện nay, hệ thống BĐGK treo tường nói riêng, BĐGK nói chung đã và đang đáp ứng được các yêu cầu về hình thức thể hiện bản đồ: tính khoa học, tính trực quan, tính thẩm mĩ và tính sư phạm để đáp ứng tốt hơn cho quá trình dạy học môn Địa lí ở nhà trường THPT. Tuy nhiên, một số bản đồ vẫn thể hiện vài điểm hạn chế như: Số lượng màu sắc dùng trong thể hiện BĐGK chưa nhiều: hầu hết các BĐGK chỉ dùng tối đa là bốn màu trong việc thể hiện nội dung Địa lí. Việc sử dụng phối hợp các màu sắc trong biểu hiện bản đồ đôi chỗ chưa thực sự thể hiện tốt. Ví dụ như: trong bản đồ Việt Nam – Công nghiệp và giao thông vận tải: màu của trung tâm công nghiệp trùng với màu thể hiện một số ngành công nghiệp; trong bản đồ Việt Nam – Dân cư: màu của mật độ dân số trùng với màu của cấp phân loại đô thị… 2.2.2. Tính khoa học của bản đồ Tính khoa học là một trong những yêu cầu quan trọng của BĐGK. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ thì tính khoa học của BĐGK ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi của các sự vật hiện tượng địa lí, đặc biệt là các đối tượng Địa lí kinh tế - xã hội là rất nhanh chóng. Do đó, không phải lúc nào BĐGK cũng có thể đáp ứng tốt yêu cầu mà quá trình dạy học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông đề ra. - Các số liệu địa lí đưa ra đôi khi là chưa phản ánh kịp những thay đổi quan trọng của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước. Chúng ta đã bước sang những năm cuối thập kỉ thứ nhất, chuẩn bị bước sang những năm đầu thập kỉ thứ hai của thế kỉ đầu tiên trong thiên niên kỉ thứ hai vậy mà các số liệu sử dụng trong các BĐGK chủ yếu là số liệu của những năm 2000 (từ 2000 đến 2005). Điều đó đã hạn chế trong việc phản ánh những thay đổi của các đối tượng địa lí (đặc biệt là các đối tượng kinh tế - xã hội) trong những năm gần đây. - Một số bản đồ các nội dung biểu hiện chưa đầy đủ so với nội dung chung mà bản đồ đó đề cập. Điều này gây khó khăn và làm giảm hứng thú trong học tập Địa lí của học sinh. Ví dụ: trong bản đồ Việt Nam- Công nghiệp và giao thông vận tải, các điểm nút (đầu mối giao thông) không được thể hiện rõ ràng, các tuyến đường quốc lộ không có tên đường, giao thông vận tải đường sắt còn thiếu một số tuyến đường … Như vậy, hệ thống BĐGK nói chung, các BĐGK treo tường nói riêng, bên cạnh những mặt tích cực, góp phần hiệu quả vào quá trình dạy học môn Địa lí ở nhà trường THPT thì vẫn còn đó một số hạn chế cần được khắc phục để được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những hạn chế trên là không nhiều và không khó sửa chữa. Trong một thời gian gần, cùng với sự phát triển giáo dục để đáp ứng nhu cầu của người học, các hạn chế đó sẽ dần được khắc phục. Trong điều kiện và khả năng có hạn em chỉ nêu một số ví dụ minh họa cho luận điểm của mình. * BĐGK cũng như Lý thuyết Hệ thống vẫn là những vấn đề rất phức tạp, được nhiều người quan tâm, phạm vi nghiên cứu rất rộng. Do còn hạn chế về năng lực và phương pháp nghiên cứu… nên đề tài của em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Em rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học và các thầy cố để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Phúc Lộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao).doc