Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội Lời cảm ơn Trước tiên cho phép em được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô trong trường đại học và giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em để em hoàn thành bài khóa luận này. Trong thời gian 4 năm em đã được học tập và rèn luyện dưới mái trường . Đây thực sự là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của em để có thể đóng góp một phần tri thức của mình để xây dựng đất nước ngày một đi lên, tuy thời gian không nhiều nhưng trong những năm qua được học tập dưới mái trường đã giúp em thêm trưởng thành và tự tin vào bản thân để có thể bước ra ngoài cuộc sống vững vàng hơn. Những gì em có được ngày hôm nay đều là công lao của các thầy các cô và của cha mẹ. Đặc biệt là sự giúp đỡ của cô trong thời gian em làm bài khóa luận này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban quản lí đã giúp em hoàn thiện luận văn trong thời gian qua. Tuy khóa luân của em còn chưa được đầy đủ, song em hy vọng có thể phần nào góp phần thêm được một chút kiến thức có thể truyền tải cho mọi người được biết đến một hình thức du lịch văn hóa mới của thủ đô Một lần nữa cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đên các thầy các cô và chúc các thầy các cô luôn mạnh khỏe để có thể dìu dắt thêm được nhiều thế hệ sinh viên hơn nữa đáp ứng cho nhu cầu đào tạo ngày một nâng cao của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Mục Lục [IMG]file:///C:/Users/ADMIN/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg[/IMG] Lời cảm ơn .01 Phần mở đầu 04 1.Tính cấp thiết của đề tài . .04 2.Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài .05 3.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 06 4.Kết cấu khoá luận . 07 Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về du lịch và du lịch văn hóa .08 1.1.Khái niệm về sản phẩm du lịch .08 1.2.Hệ thống sản phẩm trong kinh doanh du lịch lữ hành .08 1.2.1.Dịch vụ trung gian 08 1.2.2.Chương trình du lịch .09 1.2.3.Các sản phẩm khác .14 1.3.Những nét khái quát về Du lịch văn hoá và di tích lịch sử văn hoá 15 1.3.1.Định nghĩa Du lịch văn hoá 15 1.3.2.Các loại hình Du Lịch văn hóa .16 1.3.3.Đặc điểm của Du lịch văn hóa 17 1.3.4.Di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá .18 1.3.5.Mối tương tác giữa Du lịch và Di sản văn hoá .20 1.4.Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay 21 Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến du lịch 23 2.1. Khái quát về Hà Nội và Khu Phố cổ Hà Nội 23 2.1.1 Khái quát về Hà Nội .23 2.1.2 Khái quát về khu Phố cổ Hà Nội 24 2.2 Tiềm năng du lịch của khu Phố cổ Hà Nội 25 2.2.1 Giá trị du lịch 25 2.2.2 Hiện trạng môi trường khu Phố cổ .27 2.2.3 Nhận xét chung .30 2.3. Thực trạng hoạt động của tuyến du lịch .31 2.3.1 Quá trình hình thành tuyến du lịch .31 2.3.2 Một số tour cụ thể của tuyến du lịch 33 2.3.3 Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour .36 2.3.3.1. Điểm dừng số 01:số 53 Hàng Đường 36 2.3.3.2. Điểm dừng số 02: Chợ Đồng Xuân 38 2.3.3.3. Điểm dừng số 03: Số 25 Hàng Chiếu .41 2.3.3.4. Điểm dừng số 04:Số 9 Hàng Vải .42 2.3.3.5. Điểm dừng số 05: Số 97 Hàng Buồm .44 2.3.3.6. Điểm dừng số 06: Số 80 Mã Mây 45 2.3.3.7. Điểm dừng số 07: Số 42 Hàng Bạc 47 2.3.3.8. Điểm dừng số 08:Số 6A Hàng Bồ .48 2.3.3.9. Điểm dừng số 09: Số 22 Bát Đàn .49 2.3.3.10. Điểm dừng số 10: Số 47 Hàng Quạt .50 2.3.3.11. Điểm dừng số 11: Số 14 Lê Thái Tổ 51 2.3.3.12. Điểm dừng số 12:Bưu điện Bờ Hồ 55 2.3.3.13. Điểm dừng số 13: Đền Bà Kiệu .57 2.3.4.Khách du lịch 62 2.4 Thực trạng tổ chức và khai thác 66 2.4.1 Thực trạng tổ chức 66 2.4.2 Thực trạng khai thác .67 2.5 Đánh giá và nhận xét của du khách .70 2.5.1 Một số đánh giá và nhận xét tích cực của du khách .70 2.5.2 Một số đánh giá và nhận xét của du khách về những hạn chế .72 Kết luận chương 2 .76 Chương 3: Một số định hướng và giải pháp phát triển tuyến du lịch 77 3.1.Định hướng du lịch Phố cổ 77 3.2.Một số giải pháp phát triển 80 3.2.1.Quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch 80 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch .81 3.2.3.Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch .83 3.2.4.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch 83 3.2.5.Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch .84 3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ Du lịch 85 3.2.7.Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch 86 3.2.8.Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch 87 3.3.Kiến nghị xây dựng chương trình Tour mới 88 3.3.1.Giới thiệu lịch trình tour mới 89 3.3.2.Thị trường du lịch lựa chọn 90 3.3.3.Tính giá .90 3.3.4.Quảng cáo, giới thiệu về tour .91 Kết luận .92 Danh mục tài liệu tham khảo .93 Phụ lục .94 PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật , bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương nói riêng cũng như các quốc gia dân tộc nói chung. Thông qua đó góp phần bảo vệ và gìn giữ hoà bình, an ninh trên thế giới. Ngày nay với vai trò, vị trí cũng như hiệu quả nhiều mặt mà du lịch đem lại, nó được chính phủ nhiều nước coi như một ngành kinh tế mũi nhọn và được quan tâm đầu tư phát triển một cách thích đáng. Ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới phát triển nhanh và bền vững với mục tiêu “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng nhờ những ưu thế cạnh tranh là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, văn hóa, giáo dục, khoa học .của cả nước. Rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn, những tour du lịch mới mẻ và đa dạng đang được xây dựng và đưa vào khai thác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội đã tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long - - Hà Nội” một cách thành công trong năm 2010. Qua đó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong mắt bạn bè trong nước cũng như quốc tế về một thành phố nghìn năm văn hiến, “Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình”. Trong đợt Đại lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long - - Hà Nội” thành phố Hà Nội đã đưa ra rất nhiều những tour du lịch độc đáo, trong đó phải kể đến chương trình du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ hiện được khai thác bởi Công ty cổ phần Đồng Xuân dưới sự giúp đỡ của một số cơ quan địa phương như UBND quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chuyên môn như Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tổng cục du lịch .Tuy mới chính thức hoạt động từ 17-07-2010 nhưng tuyến du lịch cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, tiềm năng của tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ còn rất phong phú và cần phải được khai thác hiệu quả hơn nữa. Đây không chỉ là một tuyến du lịch đơn thuần mà nó chính là một tuyến du lịch văn hóa, thể hiện sâu sắc bề dày lịch sử văn hiến của ông cha cũng như thể hiện nhận thức bảo vệ môi trường hướng tới du lịch bền vững của thế hệ con cháu chúng ta hiện nay. Xuất phát từ hiện trạng thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài cho khoá luận nghiên cứu của mình là “Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội”. 2.MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI.

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vụ như điểm dừng, điểm đỗ; không để xảy ra tình trạng tranh giành hành khách gây mất trật tự công cộng và mất an toàn giao thông; tích cực tiếp thu ý kiến của hành khách để hoàn thiện dự án phương tiện giao thông sạch du lịch phố cổ và xung quanh hồ Gươm… 2.4.2.Thực trạng khai thác :  2.4.2.1. Cơ sở dịch vụ: Hiện nay công ty nhận bán vé lẻ tại điểm bán vé nhà ga đôi Đing tiên Hoàng đối với những khách lẻ, bên cạnh đó công ty còn nhận đặt xe thông qua hệ thống điện thoại, fax, internet cho cả khách lẻ và khách đi theo đoàn. Hiện nay dịch vụ bao gồm : Xe ô tô điện đưa đón theo chương trình. Khăn lạnh, nước uống. Bảo hiểm du lịch. Suất ăn tiêu chuẩn theo lựa chọn của đoàn. Cách tính giá: Trẻ em 3 tuổi miễn phí, ăn uống theo bố mẹ. Trẻ từ 3 đến 9 tuổi tính = ½ suất. Từ 10 tuổi tính = 1 suất 2.4.2.2. Phương tiện vận chuyển :  Với mục đích để môi trường thêm xanh sạch, giảm tải những lộn xộn của các phương tiện giao thông, xe điện còn là một sứ giả trong việc chuyển tải đến du khách nước ngoài những thông tin về Hà Nội, đặc biệt là khu phố cổ. Được biết, Đây là loại xe 8 chỗ chạy bằng ắc quy do Trung Quốc sản xuất, với giá thành 17.000 USD cho mỗi chiếc (mỗi xe chỉ chứa được 8 người). Xe điện chở khách du lịch của Công ty cổ phần Đồng Xuân chạy bằng ắc quy, không gây hại tới môi trường. Quy trình kiểm tra ắc qui được tiến hành rất cẩn thận và trước khi khi hành xe luôn được chuẩn bị kỹ càng. Xe sau một ngày hoạt động được tập kết về bến để sạc điện, sau mỗi lần sạc điện, xe hoạt động được khoảng 60km một ngày. Vận tốc tối đa cho phép mỗi xe chạy là 20km/h và mỗi hành trình chỉ kéo dài 7km. Xe điện bánh hơi được thiết kế tương tự xe ô tô chở người, dùng động cơ điện có mui che nhưng trống hai bên hông, có ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, không phát ra tiếng ồn tốc độ vừa phải (10-20km/giờ) rất tiện cho du khách ngồi trên xe vừa thư giãn vừa thoải mái ngắm cảnh khu vực khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm chiều ngang xe điện khá hẹp (chưa tới 1,5m), tốc độ khoảng 20km/giờ nên việc lưu thông an toàn và thuận tiện. Bên cạnh đó, du khách đi trên xe điện sẽ được nghe những lời thuyết minh về lịch sử phố cổ cũng như Hà Nội bằng đĩa CD do nhà văn Giang Quân viết lời bình giới thiệu về cảnh quan, lịch sử văn hoá của phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội, được ngắm phố phường Hà Nội cận cảnh và rõ nét mà không phải vội vàng như khi đi xe máy hoặc ôtô. 2.4.2.3.Bến bãi: Khi mới đi vào hoạt động do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên công ty chưa thể đầu tư được hệ thống bến bãi đón trả khách tại các điểm đầu cuối cũng như tại các điểm dừng. Tuy nhiên trong thời gain vừa qua công ty đã xin cấp phép xây dựng và thi công thực hiện việc cắm các biển báo tại tất cả các điểm dừng đỗ và đón trả khách. Hệ thống biển báo có kích thước vừa đủ, được thiết kế đẹp nhằm không làm gây ảnh hưởng đến công trình, di tích lịch sử văn hóa. 2.4.2.4.Doanh thu: Hiện nay mô hình du lịch bằng xe điện đang thực sự nhận được sự hưởng ứng của người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Mỗi ôtô điện có khả năng chở được 8 người với giá vé 10.000-30.000 đồng/người/lượt và 120.000-200.000 đồng khi thuê cả xe hoặc thuê toàn tuyến và đi trong khoảng thời gian 45 phút/chuyến. Trung bình mỗi ngày sẽ có 46 chuyến xe (khoảng 15 phút/ chuyến) hoạt động, Thời gian hoạt động ban ngày từ 8h30 - 16h30, buổi tối từ 19h - 23h. Do vậy mỗi ngày trung bình công ty thu về từ 8.000.000 đến 10.000.000đ. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán, Giải phóng thủ đô(10/10) nhu cầu của khách sử dụng dịch vụ tăng lên rất cao. Ví dụ như trong dịp Tết Nguyên đán năm 2011 (từ 30 Tết đến mùng 7 Tết) chỉ trong có 8 ngày, đội xe điện của công ty đã phục vụ hơn 7.000 lượt khách tham quan phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm với doanh thu hơn 100 triệu đồng. Với tình hình doanh thu hết sức khả quan hiện nay cũng như sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương công ty dự kiến sẽ nâng số lượng xe lên 20 chiếc vào cuối quí I năm 2011 với doang thu khoảng 450.000.000/tháng. Đồng thời công ty du lịch Đồng Xuân đang xin phép được mở rộng tuyến du lịch sang các quận nội thành khác như Tây Hồ, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, và nâng số lượng xe lên 30 chiếc với doanh thu ước đạt từ khoảng 650.000.000 đến 700.000.000/ tháng. Theo dự kiến của Công ty cổ phần Đồng Xuân, nếu mô hình này thành công thì trong tương lai, các phố cổ Hà Nội sẽ chỉ có duy nhất xe điện hoạt động. 2.5.Đánh giá và nhận xét của du khách:  2.5.1.Một số đánh giá và nhận xét tích cực của du khách: Với mục đích để môi trường thêm xanh sạch cùng giảm tải những lộn xộn của các phương tiện giao thông, xe điện còn là một sứ giả trong việc chuyển tải đến du khách nước ngoài những thông tin về Hà Nội, đặc biệt là khu phố cổ. Vì vậy xe điện nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương, báo chí... cũng như mỗi người dân thủ đô và khách du lịch. - Về chương trình Tour : Theo đa phần nhận xét của du khách cũng như nhận xét của bản thân thì khi chọn xe điện du khách sẽ có cơ hội ngắm cảnh, ghé thăm những cửa hàng đặc trưng của các con phố nghề mà không phải mất công vòng vèo tìm kiếm như phố ô mai Hàng Đường, phố túi xách bằng mây tre Hàng Chiếu... được ngắm phố phường Hà Nội cận cảnh và rõ nét mà không phải vội vàng như khi đi xe máy hoặc ôtô. Tại các điểm dừng, du khách có thể tham quan và ngắm cảnh Hồ Gươm, đền Bà Kiệu, Tháp Rùa và thắp nén hương thơm trong đền Ngọc Sơn, lắng nghe truyền thuyết về Vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Thần, về Tháp Bút bên Hồ Hoàn Kiếm… hay đi qua những con phố ẩm thực và các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Anh Phan Anh Tùng, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội cho biết: “Đi xe điện có thể tham quan được hết không gian của phố cổ. Đặc biệt giá thành lại không quá đắt so với 1 chuyến đi không phải là ngắn”.Càng thích hơn vì xe không có cửa kính nhưng vì chạy bằng điện nên không có khói xăng... Dưới góc nhìn của doanh nghiệp lữ hành, thì nhiều công ty nhận định đây là phương tiện phục vụ khách du lịch có nhiều tiềm năng vì xe sạch đẹp, văn minh, tầm nhìn thoáng, tốc độ chạy chậm phù hợp với việc khám phá phố cổ của du khách”. - Về giá cả: Giá chỉ 15.000 đồng/ người/lượt và 105.000 đồng cho cả xe (mỗi xe chỉ chứa được 8 người kể cả tài xế ) nên ai cũng có thể đi được mà không phải đắn đo do đó thu hút rất nhiều bạn trẻ, nhất là học sinh, sinh viên, tây “balô” muốn khám phá phố cổ Hà Nội. - Về phương tiện: Theo nhận xét của một số người khách đã tham gia loại hình du lịch này thì tour du lịch này đã mang lại cho họ rất nhiều trải nghiệm thú vị, nhất là đối với những người bị say xe hoặc có túi tiền eo hẹp. Bên cạnh đó, do xe chạy bằng điện, không sử dụng nhiên liệu khí nên không có khói, rất sạch sẽ và tốt cho môi trường. Ngồi trên xe điện cùng đứa cháu nhỏ ngắm phố cổ Hà Nội vào một buổi sáng đầu thu, bà Đỗ Kim Oanh ở phố Đào Duy Từ, Hà Nội cho biết, dù đã hơn 60 năm sống ở Hà Nội, nhưng khi ngồi trên xe điện, được đi chầm chậm trên những con phố cổ, vẫn có những cảm giác riêng. Đố là cái cảm giác được trở lại với Hà Nội xưa cũ cách đây 30, 40 năm trước khi những chiếc xe điện leng keng chầm chậm đi qua những tuyến phố cổ kính của Hà Nội. - Về mặt hướng dẫn: Tham gia Tour du lịch khám phá phố cổ bằng xe điện, du khách thoả sức ngắm phố phường Hà Nội, ta có thể cảm nhận được những gì xưa cũ và cả những nét đổi thay của phố phường Hà Nội. Không chỉ được đi qua, khi vừa bước lên xe, du khách đã được nghe thuyết minh về lịch sử, văn hoá... những nơi mình sẽ đến bằng băng đĩa được cài đặt sẵn trên xe. Do đó, sau mỗi chuyến đi du khách sẽ hiểu hơn về phố phường và địa danh Hà Nội. - Về đội ngũ nhân viên: Bên cạnh đó còn có những bác lái xe dễ tính, niềm nở và rất nhiệt tình vừa chở du khách dạo chơi, vừa giới thiệu về những con phố nhỏ đông đúc, đặc sắc đậm chất Hà thành. Vừa được đi xe điện, vừa được thong thả ngắm cảnh phố xá và tìm hiểu về những mặt hàng đặc trưng của con phố mình đi qua là một điều thú vị mà du khách nên thử khi dạo chơi Hà Nội. 2.5.2 Một số đánh giá và nhận xét của du khách về những hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực thì tour du lịch bằng xe điện này cũng đã nảy sinh những hạn chế nhất định mà suy cho cùng là do không có chính sách tuyên truyền cụ thể khiến cho nhiều khách hàng không được hài lòng.   - Về thời gian hoạt động: Có mặt tại điểm đón trả khách của các tuyến xe điện trước tượng đài chợ Đồng Xuân vào 19h ngày 27/7, tôi đã chứng kiến rất nhiều gia đình rồng rắn dắt theo con nhỏ, đứng hàng tiếng đồng hồ chờ xe điện. Nhiều người chờ đợi mãi cho đến tận 21h khi không thấy xe điện nữa họ mới dắt con về với thái độ khó chịu. Theo giải thích của Ban điều hành tour du lịch bằng xe điện thì ngày hôm đó là ngày Thương binh liệt sỹ, xe phải phục vụ khách chạy theo tour đặt trước nhiều hơn bình thường nên xe hết điện sớm. Mặc dù vậy, khi ban điều hành (hàng ngày vẫn đặt bàn tại điểm đón trả khách) đã ra về đã không cắt cử người ở lại để giải thích cho khách cũng không có một biển thông báo nào lại để khách hàng đến sử dụng dịch vụ biết, khỏi mất công chờ.  Vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, do có chợ đêm nên xe điện chỉ chạy đến 18h là nghỉ. Thế nhưng, điều này cũng không được thông báo cụ thể nên rất nhiều người không biết vẫn đưa con trẻ đến chờ đợi hàng tiếng đồng hồ. - Về vấn đề chương trình Tour: Thêm vào đó, khi khách đến mua vé đều được người bán vé phát cho một tờ rơi đã in sẵn, trong tờ rơi có ghi rõ 14 điểm đón trả khách nhưng lại là tờ rơi cũ. Tờ rơi ghi điểm xuất phát và cũng là điểm dừng cuối cùng của tour du lịch là từ Nhà ga đường đôi Đinh Tiên Hoàng gần tượng đài phun nước nhưng thực tế lại ở trước tượng đài chiến thắng của chợ Đồng Xuân. Sự chỉ dẫn sai lệch này cũng khiến không ít người dân muốn sử dụng dịch vụ phải lần mò mãi mới tìm được đến điểm đón trả khách của xe điện. Khi mới đi vào hoạt động do phải luồn lách qua những con phố nhỏ, chưa có đường ưu tiên và đặc biệt trên toàn tuyến hành trình vẫn chưa có điểm dừng đỗ, đón khách…, nên xe điện Hà Nội đang phải “mò mẫm” hoạt động, sau hơn một tuần triển khai.   - Về hướng dẫn: Mặc dù trên xe có hệ thống máy phát băng đĩa để giới thiệu, thuyết minh cho du khách về lịch sử, văn hoá các phố phường, danh lam thắng cảnh mà nằm trong hệ thống các điểm đến mà xe sẽ đi qua nhưng lại không có một chút thông tin nào nói hướng dẫn cách đi xe an toàn hoặc quy định đón trả khách. Bởi thế, nhiều người dân lần đầu tiên được đi xe, chưa hiểu quy định dọc đường đi, dù chưa đến điểm dừng nhưng vẫn cứ nằng nặc đòi tài xế cho xuống khiến tài xế nhiều phen phải giải thích rất vất vả. Thậm chí, nhiều người vì quá “ghiền” loại xe này mà còn đặt nhu cầu làm vé tháng khiến nhân viên bán vé cũng không biết phải trả lời khách ra sao. Bên cạnh đó thì theo một số thống kê thì có trên 40% số lương du khách là người nước ngoài nhưng toàn bộ hệ thống máy phát băng đĩa để giới thiệu, thuyết minh cho du khách về lịch sử, văn hoá các phố phường, danh lam thắng cảnh mà nằm trong hệ thống các điểm đến mà xe sẽ đi qua lại chỉ bằng tiếng Việt. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các tài xế kiêm hướng dẫn viên du lịch trên hành trình còn hạn chế nên chỉ phục vụ được cho du khách là người Việt Nam còn du khách là người nước ngoài là những người đã có rất ít thông tin về Hà Nội nhưng lại được cung cấp thông tin khá ít khỏi thông qua hệ thống băng đĩa với nội dung chưa thực sự phong phú do vậy họ chỉ biết ngồi ngắm cảnh và chụp ảnh phố phường Hà Nội. - Về phương tiện: Do đặc thù là loại xe tiết kiệm năng lượng nên xe không có cửa kính và điều hòa do vậy đi xe điện ngắm thủ đô vào ngày mát trời còn dễ chụi nhưng vào ngày nóng bức tốc độ lại thấp nên không có vì vậy ngồi trên xe du khách sẽ cảm thấy không được thoải mái. Hiện nay, nhu cầu đi xe của hành khách rất lớn nhưng số lượng xe điện phục vụ lại quá ít (12 xe, mỗi xe 7 chỗ ngồi) nên tình trạng khách chờ xe xảy ra thường xuyên nên có thể  phải bổ sung xe để đáp ứng nhu cầu của khách. - Về đội ngũ nhân viên: Hiện nay khá nhiều bác tài xế xe điện ở hồ Hoàn Kiếm thường lái xe khá nhanh. Thế nên, trước khi lên xe, du khách phải trao đổi với bác tài và hỏi rõ xem xe sẽ dừng lại ở những điểm nào. - Về giá vé: Giá vé xe điện chỉ 15.000 đồng một chuyến đi 45 phút, còn xích lô mất 60.000 đồng một giờ. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại, xe điện ra đời sẽ "giết" chết xích lô, một loại hình giao thông đã có từ lâu đời. Không thể phủ nhận xe điện đang đem lại nhiều lợi ích về du lịch cho Hà Nội, đặc biệt là phố cổ, nhưng cũng phải tính toán hợp lý để hai loại hình du lịch xe điện và xích lô không phải cạnh tranh nhau để tồn tại. Việc phát triển cái mới có ích là cần thiết, nhưng cũng không nên bỏ cái cũ còn giá trị, đặc biệt là xích lô, một loại hình giao thông đã ăn sâu vào tiềm thức của người Hà Nội. Bên cạnh đó theo một số du khách thì trong một số dịp cao điểm, nhu cầu của khách tăng mạnh trong đó có dịp Tết nguyên đán năm 2011 do nhu cầu tăng quá cao du khách phải chờ đợi để sử dụng dịch vụ. Lợi dụng tâm lí ngại chờ đợi lâu của du khách các nhân viên bán vé đã tự tăng giá vé từ 15.000 lên 35.000 đến 40.000đ làm du khách hết sức bức xúc. - Về du khách: Theo một số tài xế cho hay, một lần anh chở khách đi qua số 80 Mã Mây thì có một đôi bạn trẻ bước lên xe. Đi được một đoạn đường, anh vô tình ngoảnh ra sau thì thấy hai bạn trẻ đang ôm hôn nhau thắm thiết, không hề ái ngại chút nào trước sự khó chịu của những người xung quanh. Trong tình huống này anh chỉ có thể lên tiếng khéo mà không thể làm được gì hơn. Hoặc một lần khác anh chở một số khách du lịch người nước ngoài đi tham quan, khi đi ngang qua đền bà Kiệu họ thấy đẹp và lạ nên hỏi anh điều gì đó, nhưng vì không biết tiếng Anh nên anh chỉ biết lắc đầu. - Về bến bãi: Bên cạnh đó, nằm trong hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng xe điện đã hoạt động được vài tháng mà tại điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đỗ của xe điện trên lộ trình dài 7km chưa hề có mái che, nhà chờ, vì vậy lúc trời mưa, trời nắng hành khách chưa biết trú vào đâu. Trong khi đó, phố cổ vẫn có nhiều hộ kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè lòng đường làm du khách không thấy thoải mái, nhẹ nhõm trên đường vãn cảnh… - Về giao thông : Theo nhận xét của một số người những con phố cổ như Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Vải, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Quạt… vốn dĩ đã nhỏ, đông đúc, nay có thêm xe điện càng trở nên chật chội. Vỉa hè chật kín xe máy, hàng hóa bày tràn ra vỉa hè, người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Mỗi khi có xe điện đi qua, kéo theo sau là cả dòng phương tiện, những người đi ngược chiều đành dạt hết sang bên đường, nhường lối cho xe điện đi qua. “Bình thường phố này xe cộ đã rất đông, đi lại rất khó khăn, nhưng đường chỉ bị tắc vào giờ cao điểm buổi chiều (khoảng 4-6 giờ chiều). Những lúc khác tuy đi lại có chậm chạp, nhưng xe cộ vẫn đi lại được. Từ ngày có xe điện, đường lúc nào cũng có thể tắc, không nhất thiết phải là giờ cao điểm. Hơn nữa, những xe điện này di chuyển với tốc độ khoảng 10-15 km/giờ. Nên những xe đi sau cũng đành đi chậm, vì đường quá nhỏ không thể vượt, cả đoàn xe phía sau đành phải chậm rãi đi theo xe điện. Theo người dân, những xe điện du lịch phố cổ Hà Nội này không hề có quy định về khoảng thời gian giãn cách giữa các chuyến. Hễ lúc nào có đủ lượng khách trên một xe là xuất bến. Thiết nghĩ, việc tổ chức tour du lịch phố phường Hà Nội bằng xe điện là một hình thức du lịch văn minh, thiết thực, tốt cho môi trường. Tuy nhiên, để loại hình du lịch này thực sự hấp dẫn người dân, thì những người đứng đầu cơ quan này cần phải có những giải pháp cụ thể để tránh được những hạn chế không đáng có. Kết luận chương 2 Thông qua những luận điểm trên đây và được thể hiện bằng những số liệu cụ thể đã cho thấy du lịch Phố cổ Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và lợi thế mà không nhiều địa phương trong nước có được. Đó là một bề dày lịch sử lâu đời với cả 1000 năm thăng trầm, những nét kiến trúc, ẩm thực, tôn giáo, tâm linh, làng nghề, phố nghề...mà chỉ Hà Nội mới có. Tuy nhiên, tại khu vực đất chật, người đông này lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một gia tăng, nhưng tình việc cải tạo hạ tầng kĩ thuật lại chưa có nhiều chuyển biến ảnh hưởng tới môi trường du lịch và cuộc sống của người dân. Điều đó gây cản trở cho việc phát triển tiềm năng du lịch vốn có của Phố cổ Hà Nội. Nhiều năm qua, việc khai thác tiềm năng du lịch Phố cổ đã gặp phải trở ngại khi chưa có được mô hình phương tiện giao thông chuyên biệt để phục vụ du khách. Khách du lịch đến đây chủ yếu là đi bộ, đi xích lô, xe ôm hay taxi. Vào giờ cao điểm, các loại phương tiện trên tập trung đưa đón khách gây ách tắc giao thông. Vì vậy xe sử dụng năng lượng điện được chọn với mục đích từng bước khắc phục tình trạng trên cũng như hạn chế được tình trạng "cò mồi", chèo kéo và đeo bám khách. Đồng thời việc đưa xe điện vào phục vụ du khách sẽ góp phần đa dạng thêm sản phẩm du lịch và tạo ra phong thái mới cho phố cổ, góp phần đưa hình ảnh Thủ đô Hà Nội đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Việc du lịch xe điện quanh Phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm tuy mới đưa vào hoạt động nhưng đã có được số lượng khách tương đối lớn, doanh thu đạt mức khá và có tiềm năng mở rộng và phát triển là tín hiệu đáng mừng. Vì vậy trong chương 3 của khóa luận tôi xin được tổng hợp và đưa ra những nhận xét được coi là xác đáng nhất của du khách về những ưu, nhược điểm của tuor du lịch nhằm có giải pháp để hoàn thiện và phát triển tuor du lịch theo đúng hướng. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH Việc phát triển có định hướng cho loại hình du lịch xe điện xung quanh khu Phố cổ và Hồ Gươm là hết sức quan trọng. Bởi như đã nói ở trên thì thực trạng hạ tầng khu Phố cổ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thực trạng giao thông có rất nhiều hạn chế. Việc đưa xe điện vào hoạt động đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến du lịch của Hà Nội và cuộc sống của mỗi người dân Phố Cổ. Việc phát triển xe điện du lịch cần phải phù hợp với định hướng phát triển chung của du lịch Phố cổ. 3.1.Định hướng du lịch Phố Cổ: Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của Thủ đô hơn 20 năm qua, ngành Du lịch Hà Nội đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân của thành phố. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch Phố cổ đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Du lịch Phố cổ còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Phố cổ, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Phố cổ. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm. Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Phố cổ những năm tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế địa phương; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là: - Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội của Phố cổ. Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển gắn kết với du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực Phố cổ gắn với các khu vực khác trong thành phố. - Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông. - Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Phố cổ Hà Nội. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng. - Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch của Phố cổ làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch của thành phố cùng cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”. - Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng chủ chốt để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc. - Phát triển du lịch Phố cổ theo định hướng phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế của thủ đô như gắn kết du lịch Phố cổ với du lịch một số quận nội thành như Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình...hoặc một số làng nghề như Bát Tràng, Vạn Phúc... Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng như du lịch phố nghề, làng nghề,... Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng. - Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch tại khu vực Phố cổ, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu. 3.2.Một số giải pháp phát triển: Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía chính quyền Thành phố Hà Nội, Quận Hoàn Kiếm, các cơ quan chuyên môn và mỗi người dân. 3.2.1.Quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch * Về quy hoạch: - Cần xây dựng dự án nhằm đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của Hà Nội nói chung và khu Phố cổ nói riêng. Xây dựng phương án phát triển du lịch Phố Cổ có tính khoa học và khả thi cao, phù hợp với Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển du lịch hàng năm. Trong kế hoạch này cần nghiên cứu và quy hoạch mạng lưới xe điện như là một phương tiện du lịch trong Phố cổ.  - Sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết khu Trung tâm Phố Cổ để triển khai các dự án đầu tư, trùng tu, tôn tạo. Sớm phê duyệt và điều chỉnh lộ trình xe điện cho thích hợp, tránh các điểm có nguy cơ ùn tắc cao. Đồng thời có các quy hoạch về dãn dân Phố cổ, cải tạo mạng lưới cơ sở hạ tầng, bãi trông giữ xe... nhằm tránh việc xây dựng lộn xộn không theo quy hoạch, phá vỡ cấu trúc cảnh quan, lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán gây mất mĩ quan đô thị... - Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch du lịch xe điện phố cổ đã được phê duyệt. Ngoài 4 tuor chương trình nói trên công ty du lịch Đồng Xuân chuẩn bị đưa thêm tuor du lịch khám phá các nét đặc trưng phố nghề xưa. Tuor sẽ đưa du khách đến thăm gia đình các nghệ nhân có truyền thống làm nghề như chế tác kim hoàn, làm trống, làm quạt...trong khu vực Phố cổ kết hợp với bán các sản phẩm thủ công truyền thống. - Tăng cường vai trò, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch của các cấp các ngành. * Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch : Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, khẩn trương xây dựng các dự án đầu tư phát triển du lịch; đồng thời, giao trách nhiệm cho UBND cấp quận, thành phố và các đơn vị liên quan quản lý và tổ chức triển khai thực hiện tốt quy hoạch đã được phê duyệt. 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch + Đào tạo nguồn nhân lực : Với ưu thế là trung tâm đầu não về chính trị, khoa học, giáo dục...Hà Nội có ưu thế rất lớn trong việc tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao. Du lịch Hà Nội đã phát triển trong một thời gian tương đối dài nên đội ngũ cán bộ nhân viên lao động trong ngành khá chuyên nghiệp và được đào tạo một cách bài bản. Tuy nhiên tuyến du lịch bằn xe điện lại mới đi vào hoạt động chưa lâu nên đội ngũ cán bộ nhân viên lao động chưa có nhiều kinh nghiệm, vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc trong chất lượng phục vụ du lịch mà công ty du lịch Đồng Xuân đang hướng tới. - Trong thời gian 3 năm thí điểm thực hiện dự án công ty đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đặc biệt là đội ngũ tài xế để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, công ty cần đa dạng hoá các chương trình đào tạo. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên với nhiều hình thức và nguồn kinh phí khác nhau. - Đồng thời thành phố cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động của đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ trong Phố cổ. Phấn đấu đến năm 2015, có từ 80-90% trên tổng số lao động trong ngành du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. - Bên cạnh đó, công ty cũng cần có cơ chế thu hút và có các đãi ngộ thích hợp với các chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ quản lý giỏi,...trong lĩnh vực du lịch ở lại công ty công tác và làm việc. - Trong năm 2010 và 2011, công ty phối hợp với các trường Du lịch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý hiện đang thiếu và yếu nghiệp vụ, gắn đào tạo với việc trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các đơn vị trong và ngoài nước đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức tour, tuyến bằng xe điện. Những năm tiếp theo tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, hướng dẫn viên, nhân viên bán vé, đội ngũ nhân viên bảo hành, bảo trì. - Lồng ghép kiến thức về an ninh quốc phòng, an toàn giao thông trong du lịch vào chương trình đào tạo cho đội ngũ làm công tác du lịch từ, cán bộ quản lý cho đến đội ngũ nhân viên phục vụ. + Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch là một yêu cầu bức thiết của Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015 của thành phố Hà Nội và nó cũng là yêu cầu bức thiết với du lịch xe điện quanh Phố cổ. Do vậy việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch cần được quan tâm triển khai có hiệu quả, nhằm tăng cường năng lực phục vụ của công ty. Trước mắt, công ty du lịch Đồng Xuân cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch nổi tiếng và các nhà hàng phục vụ các món ăn đặc trưng của Hà Nội có trong chương trình tour. Đồng thời cũng cần nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, trong đón tiếp và các dịch vụ khách. Tiếp theo công ty sẽ thực hiện việc đa dạng hoá các dịch vụ tour, tuyến, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong công ty mình tránh tình trạng tăng giá, chặt chém du khách của đội ngũ nhân viên bán vé; tình trạng dừng đỗ, xuất phát tùy tiện của xe điện ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và cuộc sống của cư dân địa phương. Tăng cường khả năng hội nhập du lịch trong nước và quốc tế. 3.2.3.Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch Nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về du lịch của Phố cổ và loại hình vận chuyển mới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch và khuyến khích phát triển du lịch. Ngoài việc giao trách nhiệm cho các ngành và quận thì thành phố Hà Nội cũng nên xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Phố cổ trong đó dành quỹ đất thích hợp và cấp phép cho công ty xây dựng các bến bãi, hệ thống nhà chờ và biển báo tại các điểm dừng đỗ với quy mô hợp lí. Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và các công ty du lịch tham mưu cho UBND thành phố xây dựng và ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là các dự án mới, có tính khả thi cao, thân thiện với môi trường. Thành phố cũng nên đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào du lịch phố cổ nói chung và du lịch bằng xe điện nói riêng tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh. 3.2.4.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Công ty nên tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức thích hợp. Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng các thị trường truyền thống như Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông. Nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội, quảng bá sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn này, giới thiệu lịch sử anh hùng và văn hoá truyền thống đặc sắc của Hà Nội để thu hút khách du lịch quốc tế. Đối với trong nước cần chú trọng đẩy mạnh thị trường khách từ các tỉnh khác tới, Đối với địa phương thì cần phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của Du lịch - là ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội; nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo tồn Phố Cổ. Thành phố và các cơ quan hữu quan cần hướng dẫn các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chủ động làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá cho chính đơn vị mình, nhằm mở rộng thị trường và góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương. Hình thức tuyên truyền, quảng bá chủ yếu tập trung vào các loại hình như Website, hội chợ - triển lãm trong nước và nước ngoài, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá - du lịch, xây dựng các bảng quảng cáo lớn, các biển chỉ dẫn tại sân bay Nội Bài và các khu, tuyến, điểm du lịch; cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Chương trình hành động quốc gia về du lịch để nâng cao hình ảnh của Du lịch Hà Nội trên thị trường trong nước và nước ngoài. Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch (nhất là phát triển du lịch bền vững) vào các chương trình, dự án, các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài. Các địa phương cần xây dựng các dự án phát triển du lịch bền vững quy mô nhỏ, dựa vào cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững và góp phần xoá đói giảm nghèo. 3.2.5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch - Tài nguyên, môi trường là yếu tố quyết định sống còn đối với các hoạt động du lịch; vì vậy, cần chú trọng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) du lịch, tại các tuyến, điểm, khu du lịch, nhất là ở là ở khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và một số di tích lịch sử quan trọng. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường tại các khu vực quan trọng như Hồ Hoàn Kiếm, Chợ Đồng Xuân, Tuyến phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào... Có các biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác, nước thải tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường của các hoạt động du lịch, nhất là những nơi nhạy cảm về môi trường như Hồ Hoàn Kiếm, Chợ Đồng Xuân. - Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ văn hoá truyền thống và các giá trị của di sản. Hưởng ứng tuần lễ môi trường du lịch hàng năm, động viên mọi người quan tâm bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững. - Có giải pháp hữu hiệu chấm dứt nạn ăn xin, tình trạng chèo kéo, ép khách du lịch để bán hàng hoá làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh. 3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ Du lịch - Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch: Để du lịch trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, ngoài việc xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, tỉnh và các địa phương cần đầu tư hơn nữa cho du lịch, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Để khu vực Phố cổ thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, tôn tạo, quy hoạch trong chiến lược xây dựng điểm đến. Trong quá trình xây dựng các sản phẩm du lịch của phố cổ, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, người dân để đưa ra được những sản phẩm mang nét đặc trưng của phố cổ mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan cũng như đời sống nhân dân. Trong quá trình quản lý phố cổ tạo điều kiện cho du lịch phát triển, các cơ quan cũng như chính quyền địa phương cần có cơ chế đặc thù cho vấn đề bảo đảm an toàn giao thông; kiên quyết xử lý kịp thời tình trạng bán hàng rong, lôi kéo khách, ăn xin, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; sắp xếp, quy định lại nơi để xe máy, ô tô, xích lô, làm các biển chỉ dẫn, nghiên cứu để xây dựng các nhà vệ sinh công cộng trong phố cổ. Đối với khu vực Phố cổ thành phố nên ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như  - Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch của Tổng cục Du lịch, ngân sách tỉnh, nguồn vốn ODA. UBND quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm bố trí nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương mình. - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức để phát triển đa dạng về du lịch. - Các dịch vụ hỗ trợ du lịch: Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển như: hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Ngân hàng. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn để sản xuất tại chỗ các hàng lưu niệm mang bản sắc của mỗi phố nghề nhằm phục vụ khách du lịch, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư. 3.2.7.Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch Tăng cường công tác nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ du lịch mới, tiên tiến của quốc tế để áp dụng cho du lịch tỉnh nhà. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng những công nghệ tiến tiến, hiện đại, công nghệ xanh trong các dự án đầu tư phát triển du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng. 3.2.8.Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch - Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả. - Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ cấp thành phố đến các địa phương, nhất là tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan quản lý về du lịch cấp thành phố tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của thành phố. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thanh tra du lịch. - Tăng cường liên doanh liên kết với các tỉnh trong nước và hợp tác quốc tế, nhất là các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đồng thời, gắn hoạt động Du lịch với Quốc phòng - An ninh Quốc gia. - Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong công tác QLNN về du lịch; Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí của Ban quản lý Khu Phố cổ. - Cải cách hành chính trong cấp giấy phép đầu tư cũng như trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được triển khai đúng tiến độ. - Cương quyết thu hồi giấy phép đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đối với những dự án phát triển du lịch làm ảnh hưởng đến hiện trạng khu Phố Cổ. - Nghiên cứu thành lập Hiệp hội du lịch của thành phố nhằm liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch và lợi ích của các thành viên của Hiệp hội. 3.3.Kiến nghị xây dựng chương trình Tour mới: Trong năm 2010 Công ty Cổ phần Đồng Xuân đã đưa 12 xe vào hoạt động; trong quí I năm 2011 đã nâng lên thành 20 xe phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu của du khách du lịch xung quanh Phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho du khách và hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ. 3.3.1.Giới thiệu lịch trình tour mới: Trong tháng 2- 2011 (sau nửa năm hoạt động) Cty Cổ phần Đồng Xuân đang xây dựng kế hoạch phát triển xe điện từ phố cổ ra năm quận nội thành Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Cụ thể, xe điện sẽ tiếp cận các quận này bằng những chương trình du lịch, tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô nằm trên địa bàn các quận. Trước mắt, Cty Đồng Xuân sẽ xây dựng hai tuyến du lịch bằng xe điện, gồm: Tuyến thứ nhất - thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Xe sẽ đưa du khách thăm quan những địa điểm tiêu biểu nhất của 5 quận nội thành. Cụ thể là tại quận Ba Đình sẽ dừng đỗ gần quảng trường Ba Đình để du khách thăm Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh...Tại quận Đống Đa sẽ dừng đỗ tại điểm Gò Đống Đa, Chùa Bộc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...tại quận Tây Hồ sẽ dừng tại Chùa Trấn Quốc và thăm một số di tích quanh Hồ Tây...tại quận Hoàn Kiếm du khách sẽ dừng ở Hồ Hoàn Kiếm thăm Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu, ngắm Tháp Rùa...tại quận Hai Bà Trưng có thể dừng tại điểm đền Hai Bà Trưng... Tuyến thứ hai - thăm con đường gốm sứ ven sông Hồng và các danh lam thắng cảnh ở khu vực hồ Tây như Công viên Hồ Tây, Chùa Tảo sách, Chùa Vạn Niên, Chùa Thiên Niên, Đình Trích Sài, Chùa Võng Thị, Chùa Sải, Đền Cổ Lễ, Vườn hoa Lý Tự Trọng, Đền Quán Thánh, Bánh tôm Hồ Tây, Đền Cầu Nhi, Chùa Trấn Quốc, Đình Yên Phụ, Đình Nghi Tàm, Chùa Kim Liên, Đình Tây Hồ, Chùa Quảng Bá, Đình Quảng An, Ao sen Công Đoàn... Công ty Cổ phần Đồng Xuân cho biết, ngoài 20 xe điện hiện có, Cty sẽ nhập thêm 30 xe để hoạt động trên hai tuyến mới này. Có thể nói vấn đề chương trình Tour đã được công ty chuẩn bị khá kĩ tuy nhiên xét về mặt kĩ thuật thì hiện nay chương trình tour mới đang vấp phải nhiều khó khăn.Theo nhiều chuyên gia vận tải cho rằng các xe điện đang chạy trong phố cổ cũng như xe mà Cty Cổ phần Đồng Xuân chuẩn bị nhập về nếu cùng chủng loại thì chưa phù hợp để tham gia giao thông trên đường. Tốc độ của ô tô trong đô thị thường là 50km/h, trong khi xe điện tối đa là 40km/h, bên cạnh đó việc tăng hay giảm tốc của xe điện khi dừng đỗ rất chậm nên nếu tham gia giao thông trên đường, ngoài độ an toàn không cao còn có nguy cơ gây ùn tắc. Nếu mở rộng ra 5 quận nội thành thì quãng đường xe phải chạy là dài hơn gấp nhiều lần so với tour du lịch hiện có, đồng thời mật độ giao thông tại các quận khác rất đông, tốc độ di chuyển cũng cao hơn so với phố cổ. Nhưng loại xe này chỉ thiết kế để lưu thông trong các khu du lịch, bãi biển nên phanh, bộ điều khiển, đèn pha, xi nhan và tốc độ không đảm bảo an toàn khi lưu thông trên các tuyến phố. Trong bối cảnh giao thông Hà Nội thường xuyên ùn tắc như hiện nay thì cơ quan chức năng nên cân nhắc, nghiên cứu trước khi cho nhân rộng xe điện. Đây có thể nói là một điều hết sức khó khăn cho việc mở rộng mô hình du lịch mới mẻ này. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội thuận lợi để các chuyên gia, các ban ngành cũng như mỗi người dân đóng góp nhũng giải pháp thiết thực nhằm đưa hình ảnh những chiếc xe điện trở nên gần gũi hơn nữa với mỗi người dân thủ đô. 3.3.2.Thị trường du lịch lựa chọn: Theo nhận định chung thì 2 chương trình du lịch mới có thị trường khách khá tương đồng so với 4 tour du lịch cũ mà công ty đã đưa ra. Tuy nhiên theo nhận định của bản thân thì em thấy rằng Tour du lịch thăm các di tích nổi tiếng của thủ đô trong 5 quận nội thành là một tour đi khá dài, nguồn khách chủ yếu lại từ quận Hoàn Kiếm - trung tâm du lịch của thành phố. Nếu du khách là khách lẻ đi một mình, nếu trên quãng đường khá dài như vậy, lại phải chờ đợi để đến lượt mua vé rất mất thời gian, do vậy họ thường lựa chọn taxi hay xe ôm vẫn là thuận tiện hơn. Tuy nhiên nếu là khách đi theo đoàn qua các công ty du lịch, được các công ty du lịch đặt chỗ cho trước thì họ lại hoàn toàn yên tâm bởi không phải chờ đợi quá lâu. Do vậy đối với Tour du lịch này công ty nên đặc biệt chú trọng đến đối tượng là khách đi theo đoàn có thể thuê trọn cả xe hoặc một đoàn xe. Đối với khách lẻ thì công ty cần có những giải pháp hợp lí để có thể thu hút khách tham gia một cách chủ động. Công việc trước mắt đó là phải có một lộ trình hợp lí, do việc tăng số lượng xe điện hoạt động mà chưa có phần đường riêng rất dễ dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông. Đồng thời giảm thiểu thời gian chờ đợi của du khách, nâng cao chất lượng phục vụ lên thì du khách sẽ chủ động tìm đến tour du lịch. 3.3.3.Tính giá: Việc tính giá cho hai tour mới là một phần đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dưng tour. Đối với tour du lịch đến các thắng cảnh xung quanh Hồ Tây công ty nên giữ mức giá khoảng 20.000 đến 30.000. Đối với tour thăm các điểm xung quanh 5 quận nội thành có thể để ở mức giá khoảng 60.000 đến 70.000. Tuy nhiên theo nhiều nguồn thông tin thì Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Hồ Tây sắp nhập 20 xe điện để hoạt động xung quanh khu vực hồ Tây và một số điểm di tích, danh lam thắng cảnh khác trên địa bàn quận Tây Hồ. Trên chiều dài 18 km của tuyến đường dạo xung quanh hồ Tây, Công ty sẽ xây dựng 10 ga dừng đỗ, đón trả khách cho xe điện hoạt động. Hiện kế hoạch phát triển du lịch bằng xe điện đã hoàn thành và Công ty này đang đẩy nhanh các thủ tục hành chính để nhập xe điện từ nước ngoài và có thể đưa vào hoạt động từ 2-9 tới. Theo đó vào tháng 9 tới thì thị trường du lịch xe điện sẽ có sự cạnh tranh, không còn độc quyền về một công ty nào cả. Tuy nhiên thiên theo nhận thấy thì sự cạnh tranh về giá vé lẻ là không đáng kể, có chăng chỉ là sự cạnh tranh về giá cho thuê trọn gói cả xe sẽ có sự cạnh tranh. Tuy nhiên theo em nhận thấy thì đây vốn dĩ đã là một hình thức du lịch giá rẻ rất nhiều so với rất nhiều loiaj city tour khác bằng ô-tô hay xích lô nên sự cạnh tranh về giá sẽ là khá ít. Thay vào đó các công ty nên tập trung hoàn thiện chất lượng cơ sở dịch vụ tour tuyến, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng thêm nhiều chương trình hơn nữa...thì mới có thể thu hút khách sử dụng dịch vụ của công ty mình. 3.3.4.Quảng cáo, giới thiệu về tour: Việc quảng cáo và giới thiệu là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của một tour du lịch. Để tuor du lịch có thể được du khách biết tới và sử dụng thì doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều kênh khác nhau như Quảng cáo bằng các ấn phẩm như tập gấp, tập sách mỏng, áp phích.v.v... Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, thư điện tử hoặc bằng các website.v.v... Các hoạt động khuếch trương như tổ chức các buổi quảng cáo, tham gia các hội chợ v.v... Quảng cáo trực tiếp gửi sản phẩm quảng có đến tay người tiêu dùng, đến tận nơi ở của khách du lịch. Các hình thức khác : Băng video, phim quảng cáo về tour du lịch... Kết luận Mặc dù xe điện không phải là hình thức du lịch mới lạ đối với người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài. Một số tỉnh và thành phố như Huế, Lào Cai...và tại một số khu du lịch, sân golf, công viên đã áp dụng loại hình vận chuyển tiện lợi này. Nhưng để áp dụng mô hình du lịch mới này ở Hà Nội là một điều không dễ dàng. Bởi lẽ Hà Nội không phải là một thành phố trẻ, thành phố mới như Lào Cai, Hà Nội có rất nhiều vấn đề về giao thông, dân số, qui hoạch...Hà Nội lại càng không phải đơn thuần như một sân golf hay công viên. Vì vậy khi đưa xe điện vòa hoạt động thì nó sẽ là một vấn đề nhận được sự quan tâm của tất cả các cơ quan ban ngành cũng như người dân. Liệu khi đưa xe điện đi vào hoạt động có thực sự đạt được nhưng mục đích như chính quyền cũng như người dân mong muốn hay lại là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch thủ đô...Nhận thức rõ được những khó khăn này công ty du lịch Đồng Xuân đã cùng với chính quyền địa phương cũng như cơ quan ban ngành của cả trung ương địa phương tìm ra được lời giải hợp lí. Với chương trình và số lượng tour như hiện tại đã khai thác được những gì được gọi là cái hồn của Phố cổ Hà Nội đồng thời đã đưa ra được lộ trình phù hợp để đảm bảo việc đưa xe điện vào hoạt động không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Do đó tuy mới đi vào hoạt động tính cho đến nay mới được 10 tháng nhưng xe điện đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân Phố cổ nói riêng cũng như nhân dân Hà Nội và du khách nói chung. Nhưng cũng trong thời gian 10 tháng nay Tour du lịch cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, có thể là do nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Những thiếu sót này nếu được nhìn nhận đúng mức và tìm ra lời giải hợp lí thì chắc chắn rằng trong một tương lai không xa xe điện sẽ trở thành một phương tiện hữu dụng đối với cả người dân và cả du khách. Từ đó Hà Nội sẽ có thêm một hình ảnh đó là bên cạnh những chiếc xích lô ngày đêm rong ruổi thì sẽ có thêm những chiếc xe điện an toàn, tiện nghi và bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Đạo Thúy ( 2000), Phố phường Hà Nội xưa, NXB Văn hóa thông tin. Tổng cục du lịch Việt Nam (2000), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. Trần Văn Bính (2000), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, NXB Chính trị Quốc gia. Trần Quốc Vượng, Trần Văn Bính, Đinh Văn Khánh (2002), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia. Lí Khắc Cung (2008), Hà Nội - Văn hóa và phong tục, NXB Lao động. Nguyễn Vinh Phúc(2009), Hà Nội - cõi đất, con người, NXB Trẻ. Lưu Minh Trị (2002), Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam, Thăng Long -Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Văn Sáu, Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Một số website : vi.wikipedia.org Phụ lục Một số hình ảnh về hoạt động của xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, Khu Phố cổ và một số di tích lịch sử nổi bật trong chương trình Tour. Xe điện đang chờ tại bến Một trong những điểm dừng Quầy bán vé tại Hồ Gươm Kiểm tra an toàn trước khi xuất phát Nạp điện cho xe sau mỗi ngày hoạt động Đội ngũ tài xế có cả phái nữ Du khách Việt Nam háo hức tham gia đi xe điện Người dân tò mò vì sự xuất hiện của xe điện Du khách nước ngoài háo hức tham gia đi xe điện Hồ Hoàn Kiếm Cổng vào đền Ngọc Sơn Phố Lãn Ông Chợ Đồng Xuân Đình Xuân Phiến Số nhà 48 Hàng Ngang Cầu Thê Húc Đền Bạch Mã Phố Hàng Mã Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục Ô Quan Chưởng Phố Hàng Đường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội.doc
Luận văn liên quan