Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Làm được những điều đó, tôi tin rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ nhanh chóng thay đổi trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm kể từ khi thực hiện. Người học sẽ cảm thấy học là hứng thú chứ không còn là trách nhiệm hay gánh nặng. Con người sau khi qua bậc học phổ thông sẽ có những kỹ năng sống cơ bản trong xã hội, có ý thức chấp hành pháp luật cao. Nguồn nhân lực được đào tạo sẽ có chất lượng tốt và là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế hệ trẻ sẽ dám ước mơ, dám thực hiện, hiểu được đất nước đang cần gì, nhân dân đang cần gì và bản thân cần phải làm gì? Thanh niên khi đó sẽ thực sự trở thành chủ nhân của một đất nước giàu mạnh có nền kinh tế phát triển bề vững, con người có tinh thần tự tôn cao, ý thức dân tộc mạnh mẽ. Đưa đất nước ta tiến gần hơn tới mô hình chủ nghĩa xã hội.

docx39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững màng che không minh bạch khác như: không minh bạch trong tài chính công, không minh bạch trong hoạt động quản lý. Không minh bạch trong nền tài chính công tạo điều kiện để tham nhũng, không minh bạch trong hoạt động quản lý để hạch sách nhân dân (nảy sinh nạn phong bì trong công việc). Gần đây, những nhóm người này đã lộ diện với cái tên “Nhóm lợi ích” như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến trong phát biểu kết thúc hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa XI. Số đông những người nhận thức vấn đề theo khuynh hướng bảo thủ đã thành công trong việc giữ vững nền tư tưởng cho con đường đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng họ đang là một rào cản to lớn đối với tiến trình phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng hiền tài, Người từng nhắc nhiều lần câu nói của tiến sĩ Thân Nhân Trung thời Vua Lê Thánh Tông – “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy một vị tướng tài trong người giáo viên dạy Lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Người giáo viên dạy sử đó đã lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện biên phủ năm 1954, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Bác không quan trọng nhân tài có phải Đảng viên hay không, Bác chỉ cần biết người đó có yêu nước, thương dân hay không? Có làm việc được hay không? Nhà giáo Nguyễn Văn Huyên Bộ trưởng Bộ quốc gia giáo dục – là Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay, tuy không phải Đảng viên nhưng ông đã cống hiến hết tài năng và công sức của mình cho nền giáo dục Việt Nam trong suốt gần 30 năm từ khi bắt đầu nhận trọng trách đến khi ông trút hơi thở cuối cùng. Động lực khiến ông không từ chức đó là lời động viên của Bác Hồ: “Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ phải là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư tưởng yêu nước thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy Bác khuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng là chú làm việc vì dân vì nước”. Do biết trọng dụng người tài và phát huy được năng lực của họ trong công việc nên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nước ta liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt. Hiện nay, nhân tài đang không được trọng dụng đúng mức. Người tài muốn giúp sức cho đất nước nhưng cơ chế không thông thoáng. Tình trạng cán bộ, lãnh đạo kém năng lực phổ biến. Đất nước đang bị chảy máu chất xám từng ngày. Đây là một lỗi hệ thống không dễ khắc phục. Muốn giải quyết được lại phải nhờ vào chính số đông hùng hậu nhất, đó là nhân dân. Theo quy luật về lượng và chất trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa Marx – Lenin thì: “ Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành sự khác nhau về chất. ” Sự kém hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động liên tục, từng ít một vào đời sống của nhân dân ở mọi lĩnh vực. Tới một ngưỡng nhất định, khi cái ăn, cái mặc của nhân dân trực tiếp bị ảnh hưởng thì yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ trong bộ máy nhà nước, mở rộng cánh cửa thu hút nhân tài không chỉ còn là khẩu hiệu cần thực hiện mà sẽ trở thành sức ép thật sự. Trên đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Giáo dục cũng nằm trong số đó. Tiêu cực trong tuyển dụng nhân sự khiến cho cánh cổng thu hút nhân tài vào bộ máy giáo dục bị bóp nghẹt. Áp dụng không hợp lý nguyên tắc tập trung dân chủ làm cho người tài không có điều kiện để phát triển. Hệ quả là bệnh thành tích, bệnh cào bằng và gian lận trong giáo dục… Để tăng tính khách quan cho chứng minh trên, hãy nhìn sang một số nền giáo dục phát triển. Trước tiên cần thấy rằng những nước phát triển về kinh tế xã hội thì nền giáo dục cũng phát triển, ví dụ như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Singapore,… Và quan trọng hơn, tất cả những nước này đều có chính sách thu hút, lựa chọn và sử dụng nhân tài hợp lý, có hiệu quả. Singapore là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển thần kì nhờ chính sách thu hút nhân tài. Sau khi tách khỏi Malaysia năm 1965, Singapore đã gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị. Nhưng với chính sách thu hút nhân tài cả người trong nước lẫn người nước ngoài, Singapore đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỉ 20. Giờ đây, đời sống kinh tế xã hội của Singapore nói chung và nền giáo dục nói riêng đều đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng của thế giới. Với những căn cứ thực tiễn cùng lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin, tôi đã chứng minh ở mức độ khái quát rằng: “Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ không hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhân tài” là nguyên nhân sâu xa từ phía khách quan dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 2.1.2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa có những tiêu chí phát triển rõ ràng khiến hệ thống giáo dục không thể đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho mô hình kinh tế mới. Yêu cầu phát triển về kinh tế sẽ quy định phương hướng phát triển cụ thể cho nền giáo dục, đặc biệt là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất. Phải biết nền kinh tế cần gì thì nền giáo dục mới có thể đào tạo ra những con người với những khả năng phù hợp để phát triển nền kinh tế đó. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng ta chưa có nhận thức rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về mô hình kinh tế này mà chỉ giải thích những nguyên lý chung nhất rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân do mô hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Vì nền kinh tế còn chưa xác định được mục tiêu phát triển cụ thể nên nền giáo dục cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong hoạt động đào tạo nguồn lực cho sản xuất. Khả năng định hướng nghề nghiệp và điều tiết nguồn nhân lực của nền giáo dục hiện nay rất hạn chế. Tình trạng thừa, thiếu nhân lực trong nhiều lĩnh vực đã và đang dần phổ biến. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến sự yếu kém trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 2.2 Nguyên nhân chủ quan 2.2.1 Bộ máy giáo dục không liên kết chặt chẽ với xã hội. Xã hội Việt Nam cần ở con người những tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, khả năng sống: Mỗi cá nhân sinh ra cần có mục đích sống và những kỹ năng sống cơ bản để có thể tồn tại trong môi trường. Thứ hai, những chuẩn mực cơ bản: Mỗi xã hội có những chuẩn mực cơ bản riêng cần được tuân theo và dĩ nhiên xã hội cần ở con người những chuẩn mực này. Ví dụ: hiếu, lễ với cha, mẹ, ông, bà. Yêu quý đồng bào, dân tộc. Nhận thức về chân, thiện, mỹ,… Thứ ba, yêu cầu về tư tưởng chính trị: Là yêu cầu từ tổ chức cao nhất trong xã hội – hệ thống chính trị. Nhằm xây dựng một hệ tư tưởng nhất định, đảm bảo sự tồn tại và duy trì hoạt động bình thường cho hệ thống chính trị đó. Thứ tư, hiểu và tuân thủ pháp luật: Con người sống trong xã hội có pháp luật thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật – điều kiện bắt buộc để ổn định xã hội. Xã hội là bên đưa ra các yêu cầu về giáo dục và nền giáo dục phải đáp ứng theo những yêu cầu đó. Nhưng nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang quá chú trọng vào tiêu chí thứ 2 và 3. Những kỹ năng sống và kiến thức về pháp luật không được phổ cập. Yêu cầu về tư tưởng chính trị trong giáo dục được đặt ra cao nhưng ít có ý nghĩa thực tiễn. Chúng ra giảng dạy rất nhiều về lý luận Chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử oanh liệt, về tương lai tươi đẹp của chủ nghĩa xã hội,... Những thành tựu đó rất đáng tự hào, tương lai đó rất đáng để vươn tới. Nhưng hiện tại chúng ta đang đứng ở đâu so với các nước trên thế giới? Những thế lực nào chống phá nhà nước Việt Nam? Những thế lực nào có thể giúp đỡ Việt Nam? Trước tình hình đó cần phải làm gì để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển mang lại cuộc sống văn minh, giàu đẹp cho nhân dân?... thì nền giáo dục hiện nay lại ít nhắc tới. Đây dường như là một chủ đề cấm bàn luận trong môi trường giáo dục, đặc biệt đối với giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục được đề ra bởi nhà nước và bộ giáo dục. Số đông các cá nhân còn lại trong xã hội không có tầm ảnh hưởng tới các quyết định của nền giáo dục mặc dù họ trực tiếp là người học hoặc những tổ chức cần con người sau đào tạo. Vậy xã hội có thực sự cần ở con người những tiêu chí mà nền giáo dục hiện nay đặt ra hay không? Thực tế đã cho thấy các chương trình đào tạo hiện nay ở Việt Nam tuy đồ sộ nhưng không mang lại hiệu quả. Các chuyên gia về giáo dục đã đánh giá chương trình học ở bậc phổ thông của nền giáo dục Việt Nam nặng hơn nhiều so với những nước phát triển trên thế giới. Học sinh cấp 1 đã phải học thêm đủ các môn như: toán, văn, anh, hát, múa, đàn,… Môi trường để trẻ em phát triển bình thường bị thu hẹp. Học sinh phổ thông bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bệnh trầm cảm, tự kỷ và cận thị học đường của học sinh đang là mối lo ngại của phụ huynh, nhà trường và xã hội. Chương trình học nặng không thể hiện sự vượt trội về giáo dục khi lượng kiến thức đó tỏ ra không cần thiết. Chúng ta đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi quốc tế về toán, lý, hóa,… nhưng những điều làm được trong thực tiễn lại không hề tương xứng. Để thấy số lượng kiến thức không thuận biến với chất lượng giáo dục, tôi xin đưa ra trích dẫn từ một bài báo so sánh nền giáo dục Mỹ và nền giáo dục Trung Quốc như sau: “Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Những người làm cha làm mẹ, làm cô, làm thầy sẽ cảm nhận bài học thấm thía từ câu chuyện vẻn vẹn trong một trang báo mà không hề nhỏ này. Những tiêu chuẩn “dễ ợt” của nền giáo dục Mỹ Tốt nghiệp mẫu giáo: Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…; Nhận biết bảng chữ cái, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…; Điều kiện để được vào lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản... Học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm… Lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau; Có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm.  Lớp 2: Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ; Đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…, Biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng… Lớp 3: Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như: Ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng từ điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau. Lớp 4: Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,… Lớp 5: Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn; Học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ. “Hỏng bét”? Nhìn vào những tiêu chuẩn trên, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá. Có thể thấy, người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.   Trước đây và ngay cả hiện nay, vẫn còn không ít cha mẹ người châu Á, đặc biệt là người gốc Hoa ở Mỹ cho rằng giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc. Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc. Có lần, trên một tờ báo tiếng Hoa ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.   “Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ Một người cha gốc Hoa đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất. Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con. Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do ạ!”.  Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Dạ. Để con làm bài tập.”. Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Trung Quốc hôm qua và hôm nay”, ông kinh ngạc suýt ngất, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế? Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng. Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh… Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được. Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai: “Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?” “Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?” “Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?” “Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?” “Theo bạn, cách tốt nhất để tránh chiến tranh ngày nay là gì?” Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vẻn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh. Sự khác biệt: Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu và hình ảnh. Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận. Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn. Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu. Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm. Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ. Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình. Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó. Một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu. Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn. Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu? Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm… Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân.” Nguồn: Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống (phunutoday.vn) của báo điện tử nguoiduatin.vn Bài báo đã cho thấy chất lượng con người được đào tạo ra bởi một nền giáo dục không tỉ lệ thuận với số lượng kiến thức mà nền giáo dục đó bơm vào đầu học sinh, sinh viên. Quan trọng hơn là học sinh, sinh viên vận dụng được những gì từ những kiến thức được giảng dạy trong nhà trường vào thực tiễn. Muốn vậy phải biết học sinh, sinh viên cần gì, xã hội cần gì, chứ không chỉ nhất nhất quan tâm đến tổ chức cần gì và cấp trên cần gì. Lên bậc học cao hơn, học sinh, sinh viên được học cách ca ngợi lịch sử, ca ngợi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước một cách quá mức, đâu đâu cũng có khẩu hiệu rực rỡ, nói rất hay rất tốt,… nhưng thực tế không đẹp như lời nói hay khẩu hiệu. Đảng và Nhà Nước không mong muốn đào tạo ra những con người chỉ biết nói mà không biết làm. Phải chăng đây là chủ ý của những cá nhân kém năng lực. Để rồi trở thành một cái lệ không rõ hình thành từ khi nào? Để phân tích và làm rõ nguyên nhân này cần xét cơ chế đưa ra mục tiêu, phương hướng và chương trình giáo dục: Cơ quan đầu não đề ra mục tiêu, phương hướng và chương trình giáo dục là Bộ giáo dục và đào tạo. Hiện nay, bộ giáo dục và đào tạo chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính phủ, vai trò của người học và đơn vị cần nhân lực trong những quyết định về giáo dục không được thể hiện rõ. Ảnh hưởng từ bộ máy nhà nước lớn hơn ảnh hưởng từ phía thực tiễn. Các yêu cầu về chính trị vì thế cũng đặt lên học sinh, sinh viên nặng hơn các yêu cầu khác từ xã hội. Các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống không được đưa vào giảng dạy. Nền giáo dục hiện nay đang cần: hình thức, số lượng để đảm bảo chỉ tiêu, đảm bảo thể diện, đảm bảo vị trí ảo trong các cuộc thống kê mà không hề quan tâm tới những tiếng nói khẩn thiết từ phía xã hội, doanh nghiệp, từ những người làm bố, làm mẹ, từ những thầy cô tâm huyết, từ chính những học sinh, sinh viên đang phải học trong môi trường giáo dục kém hiệu quả. Những quyết định từ trong phòng kín không thể làm cho nền giáo dục hiện nay khả quan hơn. Thực tế này đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều thế hệ con người ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ thơ. Tâm lý học đã chỉ ra rằng, sự phát triển không bình thường trong tâm lý của trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều lệch lạc trong nhân cách khi chúng lớn lên. Một loạt hậu quả là: tỉ lệ tội phạm gia tăng, con người không năng động, dễ mắc các bệnh về tâm lý,... Bệnh cào bằng và chạy theo thành tích trong giáo dục còn khiến học sinh, sinh viên quên đi ước mơ, hoài bão. Mất đi nhiệt huyết của tuổi trẻ, không nhận thức đúng giá trị của bản thân. Tóm lại, xã hội không cần đào tạo ra những con người để mang ra thi thố. Và xã hội cũng không cần những con người nịnh hót hay ngủ quên trong chiến thắng. Đừng chỉ nói hay, hãy nhìn thực tế và bắt tay vào làm việc. Điều xã hội thực sự cần là những con người phát triển bình thường, có khả năng sống và làm việc, được thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự liên kết không chặt chẽ giữa bộ máy giáo dục (đơn vị thực hiện) và xã hội (đơn vị yêu cầu) là một trong những nguyên nhân gây ra thực trạng yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đi sau nó còn vô số hậu quả cần khắc phục. 2.2.2 Bộ máy giáo dục không liên kết chặt chẽ với đơn vị cần nhân lực. Một nền giáo dục hiệu quả sẽ là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế. Nền giáo dục như vậy được thể hiện bằng sơ đồ sau: Bất kì mô hình giáo dục nào có sự kết hợp chặt chẽ với đơn vị cần nhân lực hoặc vừa kết hợp hoạt động giáo dục với việc sử dụng nhân lực ngay trong khoảng thời gian đào tạo đều có những thành quả vượt trội. Tại đây, người học có thể vừa học vừa làm. Đơn vị giáo dục chỉ yêu cầu ở người học những tiêu chí đủ để họ có thể hiểu và áp dụng vào công việc trong điều kiện thực tiễn. Sau khi ra trường, học viên có thể trực tiếp làm việc cho đơn vị đào tạo hoặc các đơn vị cần nhân lực khác trong xã hội. Như vậy, nguồn lực về con người không bị lãng phí trong thời gian đào tạo. Và trên hết, đơn vị giáo dục khi đồng nhất với đơn vị sử dụng nhân lực sẽ biết chính xác phải giảng dạy gì để đào tạo ra những con người có khả năng làm việc hiệu quả. Bởi chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế và danh tiếng của đơn vị đào tạo nên không cho phép sự dư thừa hay thiếu hụt kiến thức trong chương trình đào tạo. Hiệu quả giáo dục vì thế cũng được nâng cao. Đại học Harvard là một trong những mô hình giáo dục như thế. Harvard là một trường đại học tư thục, được xây dựng tại thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ và là một thành viên của Ivy League. Thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1936. Harvard còn là tập đoàn đầu tiên ở Bắc Mỹ. Đây là trường đại học thường xuyên có mặt ở hoặc ở gần vị trí đứng đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Harvard là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai (sau Quỹ Bill & Melinda Gates) với khoảng 28,8 tỉ USD/năm (số liệu vào năm 2008). Ở Việt Nam, một trong những trường đại học hiếm hoi đi theo hướng phát triển này là đại học FPT. Trường Đại học FPT, do Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn, trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam. Trường được thành lập vào tháng 9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ bước đặt nền móng đầu tiên, đại học FPT đã đặt cho mình sứ mệnh xây dựng mô hình trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước. Sinh viên được đào tạo theo yêu cầu khắt khe để đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Thành công của mô hình giáo dục theo hướng phối hợp chặt chẽ với đơn vị tuyển dụng nhân lực được thể hiện ngay trong thực tiễn. Thống kê với 3 khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp của Đại học FPT thì 100% các sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học lên cao. Nhiều sinh viên đã có mức thu nhập khởi điểm trên 10 triệu đồng/tháng, đặc biệt có trường hợp thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng. Đây cũng là ngôi trường trong ba năm trở lại đây liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng quan trọng của ngành CNTT như Giải thưởng ICT Award, giải thưởng Sao Khuê dành cho dịch vụ đào tạo CNTT chính quy và phi chính quy xuất sắc nhất. Nhiều sinh viên của trường cũng đã đạt được các giải thưởng cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế như giải Siêu cúp - giải thưởng danh giá nhất trong cuộc thi Olympic Tin học sinh viên toàn quốc, giải Nhì Imagine Cup của Microsoft, chiếm giữ 3 quả cầu vàng CNTT Việt Nam, hay giành vị trí dẫn đầu các trường đại học Việt Nam trong kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM-ICPC khu vực Châu Á năm 2011. Bên cạnh đó, một số trường kết hợp việc học lý thuyết và thực hành ngay trong điều kiện thực tế cũng mang lại những thành tựu nhất định. Ví như trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học y khoa hàng đầu và lâu đời nhất của Việt Nam còn hoạt động. Trường đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày thành lập trường vào ngày 14 tháng 11 năm 2007, là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia. Từ kì 2 năm thứ 3 sinh viên được tiếp xúc với bệnh nhân, xem và giúp đỡ các bác sĩ cứu chữa bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, Viện Huyết Học,… Vừa học xong lý thuyết trên giảng đường, sinh viên có thể kiểm chứng ngay trong thực tế. Do vậy, sinh viên khi ra trường đáp ứng được những yêu cầu cần thiết đối với một bác sĩ về mặt chuyên môn. Đa số những trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề còn lại ở Việt Nam chưa có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị cần nhân lực trong lĩnh vực đào tạo. Đây là một nguyên chủ quan xuất phát từ nội tại của hệ thống giáo dục dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam như hiện nay (hình minh họa): Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%. Hiện tại, cả nước chỉ có 20/98 trường Đại học khi sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành đào tạo. Điều đó cho thấy, sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề là rất phổ biến và đáng được quan tâm. Đó là chưa kể đến, nhiều sinh viên nhận ra rằng ngành nghề theo học không phù hợp suy nghĩ mà họ đã chọn ban đầu, dẫn đến hàng loạt sinh viên chọn con đường trái ngành để phát triển tương lai. Làm trái ngành cũng đồng nghĩa với việc học lại hoặc học thêm, gây ra lãng phí không hề nhỏ cho xã hội. Việt Nam được xếp vào những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) số người thất nghiệp ở Việt Nam chiếm gần 1 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong 9 tháng năm 2012 là khoảng 2,17% trong khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên thế giới là khoảng 6%. Tỷ lệ lao động trẻ từ 15 – 24 tuổi thất nghiệp chiếm 46,8% tổng số người thất nghiệp. Tuy có việc làm nhưng phần lớn công việc có lương rất rẻ mạt. Nhiều người bỏ đất, bỏ ruộng đổ xô về thành phố hoặc tìm đường để ra nước ngoài lao động. Không ít trường hợp lừa đảo gắn mác xuất khẩu lao động làm thiệt hại không chỉ về tiền của mà còn là tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người lao động nói riêng và người Việt Nam nói chung. Lỗi này xuất phát từ cơ cấu cục bộ của nền giáo dục. Nền giáo dục hiện nay không có mối quan hệ rằng buộc nào với các đơn vị cần nhân lực. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp thường dạy những gì mình có và những gì do bộ giáo dục yêu cầu chứ không quan tâm tới nhu cầu thực tiễn của xã hội. Cơ quan đầu não trong hệ thống giáo dục là Bộ giáo dục và đào tạo cũng mơ hồ trong việc xác định mục đích và mục tiêu giáo dục. Chưa có cơ chế kêu gọi các doanh nghiệp, công ty,…(gọi chung là đơn vị cần nhân lực) đứng ra trực tiếp đào tạo nhân lực cho xã hội để chia sẻ một phần gánh nặng cho nền giáo dục yếu kém. Sinh viên, học viên ra trường bỡ ngỡ nhận ra rằng, những kiến thức được học trong nhà trường khác xa so với thực tế. Thậm chí ngay trong thời gian học họ cũng đã quên phần lớn những kiến thức được truyền dạy một cách thụ động, không liên kết hệ thống với nhau. Cùng một đống gạch nếu biết sắp xếp hợp lý sẽ xây dựng được một căn nhà đẹp. Ngược lại, nếu nhồi nhét không hệ thống thì nó chỉ là một đống hỗn độn vô giá trị. Nếu không có tính hệ thống và liên quan đến thực tiễn thì những kiến thức được giảng dạy theo phương pháp nhồi nhét sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ bởi bộ não. Đa số các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang truyền dạy kiến thức theo cách kém hiệu quả đó. Ngoài ra, nhiều kiến thức, chương trình học đã xa rời thực tế, không còn tính ứng dụng như trước nhưng vẫn được giảng dạy. Hậu quả cuối cùng là tạo ra những gánh nặng cho người học, xã hội và nền kinh tế. Như vậy, “bộ máy giáo dục không liên kết chặt chẽ với các đơn vị cần nhân lực” đã được chứng minh ở mức độ khái quát là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến nền giáo dục Việt Nam yếu kém. Chương III. Một số giải pháp định hướng cho nền giáo dục Việt Nam * Những ngộ nhận hiện nay về nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam: Do chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến sự yếu kém trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay nên nhiều giải pháp cải cách nền giáo dục đã tập trung vào giải quyết hệ quả chứ không giải quyết từ nguyên nhân gốc dễ. Ví dụ: gần đây nhất là đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa với khoản chi từ ngân sách là 70 nghìn tỷ đồng đã được nhiều chuyên gia nhận định “khó đạt hiệu quả” do yếu tố con người không đảm bảo và mục tiêu giáo dục hiện còn chưa thống nhất. Vô số các biện pháp cải cách khác cũng chung một kết cục. Chi phí cho giáo dục từ năm 2010 đến nay đều là 20% tổng chi ngân sách, năm 2012 ước tính khoảng 137.556 tỷ đồng. Tuy nhiên nền giáo dục Việt Nam không đạt được nhiều chuyển biến. Nhân lực được đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tình trạng làm trái ngành, làm việc lương thấp trở nên phổ biến. Nhiều biện pháp cải cách theo hướng áp đặt mô hình giáo dục ở nước ngoài vào môi trường giáo dục của Việt Nam mà không xem xét điều kiện cụ thể làm cho nền giáo dục đã yếu ớt nay lại phải khoác thêm những bộ quần áo tuy hoa mỹ nhưng nặng nề. Đó dĩ nhiên không phải giải pháp tốt. Mọi chiều hướng đi vào giải quyết hậu quả của nguyên nhân yếu kém trong giáo dục đều như cắt phần thân của cây cỏ mà không triệt được gốc rễ. Thực hiện xong, có chút hiệu quả, rồi cuối cùng đâu lại vào đó. Không những lãng phí về thời gian, mà còn lãng phí cho ngân sách. Để thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì cần khắc phục cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan gây ra sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Tương ứng với những nguyên nhân đã được phân tích ở trên là 3 giải pháp định hướng nhằm thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI: 1. Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ hợp lý, phá bỏ sự không minh bạch đang tồn tại trong xã hội hiện nay để tạo điều kiện phát triển cho nhân tài. 2. Xác định cụ thể phương hướng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp. 3. Tạo sợi dây liên kết chặt chẽ giữa bộ máy giáo dục với xã hội và các đơn vị cần nhân lực. Thực hiện được điều thứ nhất sẽ giải quyết vấn đề về con người; thực hiện được điều thứ 2 sẽ giải quyết vấn đề về mục đích, mục tiêu giáo dục; thực hiện được điều thứ 3 sẽ giải quyết vấn đề về cơ cấu tổ chức của bộ máy giáo dục đồng thời tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, là nguồn bổ sung nhân tài cho xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Sự thành công của giải pháp này sẽ là điều kiện thuận lợi để áp dụng các giải pháp còn lại. Trong đó, nên ưu tiên thứ tự thực hiện từ 1 đến 3. Có thể thực hiện điểm rồi tiến hành nhân rộng. 3.1 Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ hợp lý, phá bỏ sự không minh bạch đang tồn tại trong xã hội hiện nay để tạo điều kiện phát triển cho nhân tài. Tính khả thi: Hiện nay nền kinh tế đang gặp những khó khăn lớn. Xảy ra tham nhũng ở nhiều lĩnh vực. Đời sống nhân dân trực tiếp chịu ảnh hưởng. Những chủ trương đi theo hướng giải pháp này sẽ có sự đồng thuận lớn từ phía nhân dân. Nội dung: - Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ: chúng ta phải phát huy được mặt ưu điểm của phương pháp này cũng như khắc phục những khuyết điểm nằm trong bản chất của nó. Tập trung dân chủ cho phép đưa ra những quyết định toàn diện nhất về một vấn đề nhưng nó lại đánh đồng những ý kiến có chuyên môn và những nhận định theo cảm tính. Điều đáng nói, những người có chuyên môn thường không chiếm số đông. Để khắc phục nhược điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ cần áp dụng lựa chọn ý kiến theo nhiều thang bậc. Một vấn đề cần đưa ra quyết định thì trước hết phải thu thập tất cả các ý kiến của các nhân trong tập thể với khoảng thời gian nhất định. Như vậy đã có tập trung và đã có dân chủ. Quyền đưa ra ý kiến là của tất cả mọi người trong tập thể. Kế đến, những người đưa ra ý kiến cần trình bày rõ về quan điểm của mình. Tới đây, cần sự nhận định và đánh giá chuyên môn chứ không thể đánh đồng với tập thể. Một hội đồng có uy tín sẽ được lập ra để đánh giá những quan điểm, cách giải quyết trên các căn cứ xác định, rõ ràng, không cảm tính. Trên tất cả các tiêu chí đã được đánh giá sẽ tổng hợp lại để tìm ra cách giải quyết vấn để có tính khả thi nhất. Sau cùng là thông qua cách giải quyết vấn đề đó bởi tập thể. Nếu có ý kiến trái chiều thì tiến hành cuộc tranh luận trước hội đồng chuyên môn giữa người đưa ra ý kiến và người phản đối ý kiến. Có như vậy mới tránh được tình trạng cào bằng trong tập thể. Giảm số lượng và tăng chất lượng các buổi họp đang được tổ chức dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay. Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ một cách khoa học và hợp lý sẽ tạo điều kiện để người tài có cơ hội đem khả năng của mình cống hiến cho tập thể, không còn quan niệm “xấu đều hơn tốt lỏi”. Cá nhân luôn có động lực phấn đấu và vươn lên để khẳng định mình (một nhu cầu cơ bản trong 5 thang bậc nhu cầu của Maslow). - Phá bỏ sự không minh bạch đang tồn tại trong xã hội hiện nay: xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại 3 sự không minh bạch lớn: không minh bạch trong nền tài chính công, không minh bạch trong quản lý và không minh bạch trong tuyển dụng nhân lực. Nhiều chuyên gia về kinh tế trên thế giới cho rằng đây chính là nguyên nhân sinh ra nạn tham nhũng ở Việt Nam cũng như hàng loạt các hệ quả về kinh tế, xã hội khác. Để phá bỏ sự không minh bạch trong phạm vi cả nước thì cần tiến hành từ trên xuống dưới. Từ cấp lãnh đạo tới nhân viên. Những người đứng đầu phải là những người gương mẫu trong việc công khai tài chính. Việc thực hiện công khai tài chính đối với những cá nhân này cần được thực hiện bởi một tổ chức độc lập, có quyền hạn để làm điều đó. Những nhà lãnh đạo đứng đầu nếu tự giác công khai tài chính thì nền tài chính công sẽ nhanh chóng được làm minh bạch hóa trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó còn triệt tiêu điều kiện nảy sinh tiêu cực trong tuyển dụng nhân sự và hoạt động quản lý nhà nước. Nhân tài vì thế cũng có cơ hội để phát triển. Chính họ lại là nguồn lực quan trọng để cải cách và minh bạch hóa các lĩnh vực quan trọng khác, trong đó có quản lý giáo dục. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng một nền giáo dục phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Nếu không có nhân tố con người tốt thì dù có kế hoạch, đề án tốt cũng không thể thực hiện có hiệu quả. Sử dụng những con người không có năng lực để thực hiện một đề án tốt còn có thể mang lại tác dụng ngược - đó là lãng phí. Ưu, nhược điểm: - Nhược điểm của giải pháp này nằm ở quy mô của nó. Không thể tiến hành đồng loạt mà cần có thời gian và phải tiến hành từ trên xuống dưới. Giải pháp này khi thực hiện còn tác động vào nhiều nhóm lợi ích có quyền lực lớn nên sẽ gặp phải nhiều sự phản kháng hoặc ngăn cản. - Ưu điểm: tạo ra môi trường công bằng, dân chủ. Đảm bảo tính khách quan khi đưa ra quyết định cho một vấn đề quan trọng. Hạn chế ảnh hưởng từ sự chủ quan mang tính nhận định của số đông. Cắt đứt từ gốc nguyên nhân kết bè, kéo cánh trong tổ chức. Mở rộng con đường phát triển cho nhân tài. Là điều kiện tốt để thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Hội Nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. 3.2 Xác định cụ thể phương hướng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể chỉ nghiêng về công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ. Nó phải là nền kinh tế phát triển bền vững có sự kết hợp hài hòa giữa các ngành nghề trên. Vì vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phát triển theo hướng sau: - Tập trung vào hai thế mạnh chính của nước ta là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì nền công nghiệp trong tương lai dễ rơi vào khủng hoảng. Việt Nam có điều kiện để phát triển nông nghiệp là một thế mạnh lớn mà không phải nước nào cũng có được. Việc sử dụng đất nông nghiệp để làm đất xây dựng khu công nghiệp, làm sân golf,… một cách bừa bãi phải được dừng lại. Mồ mả nên được tập trung lại để xây dựng các cánh đồng lớn từ đó áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến nhằm năng cao năng xuất và giảm sức lao động cho người dân. Ngày nay nên khuyến khích hỏa táng, điện táng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở trong di chúc của Người. Việc tập trung sản xuất với diện tích lớn sẽ dễ dàng trong công tác quản lý. Từ đó có thể bình ổn giá cả nông sản, tránh tình trạng được mùa mất giá hoặc ngược lại. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp phải phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để nâng cao giá trị nông sản và để sản xuất ra các mặt hàng dân dụng đáp ứng cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Đó là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, giày da, may mặc,… - Phát triển nền công nghiệp nặng trong các lĩnh vực: chế tạo tư liệu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước; chế biến hoặc tinh chế khoáng sản để nâng cao giá trị khi xuất khẩu hoặc là nguyên liệu để phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Tránh trường hợp xuất khẩu thô để nhập khẩu thành phẩm với giá cao hơn nhiều lần trong khi điều kiện Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể sản xuất được. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng cần được hạn chế để đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế bền vững sau này. Đặc biệt không nên đầu tư quá nhiều vào công nghiệp công nghệ cao với nguồn chi lớn vì yếu tố con người hiện tại chưa thể đáp ứng. Không những kém hiệu quả, thậm chí còn gây lãng phí lớn cho ngân sách. Thua lỗ trong lĩnh vực đóng tàu của tập đoàn Vinashin là một ví dụ thực tế. - Về dịch vụ: Tiềm lực phát triển du lịch ở Việt Nam không nhỏ. Cần tạo nhiều điểm du lịch hơn nữa để thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài. Phát triển du lịch phải chú trọng giữ gìn và bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái. Tình trạng phá rừng bừa bãi cũng phải được ngăn chặn. Rừng sẽ mang lại nhiều nguồn lợi có thể tái sinh. Rất phù hợp đối với nền kinh tế bền vững phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo hướng phát triển của nền kinh tế như đã nêu ở trên thì nền giáo dục Việt Nam cần tập trung đào tạo những hệ thống kiến thức sau: - Khoa học kĩ thuật liên quan đến máy móc phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến khoáng sản. Công nghệ sinh học, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ lý – hóa – sinh. - Công nghệ thông tin để quản lý nền sản xuất có hiệu quả. Ngoại ngữ để tiếp thu và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài. - Quản lý, kế toán ngân hàng và du lịch. 3.3. Tạo sợi dây liên kết giữa bộ máy giáo dục với xã hội và đơn vị cần nhân lực. Tính khả thi: Hiện nay, đòi hỏi đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với nền giáo dục đang cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện giải pháp này. Nội dung: - Cập nhật thường xuyên các ý kiến từ bên có nhu cầu đào tạo (gồm học sinh, sinh viên, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các tổ chức xã hội,…) để tổng hợp rồi trên cơ sở đó trưng cầu ý kiến của các chuyên gia nhằm xây dựng lên chương trình đào tạo với những nội dung thật sự cần thiết, phù hợp với điều kiện thể chất và tâm sinh lý của người học. Được sắp xếp theo hệ thống khoa học để dễ dàng tổng hợp và ghi nhớ. Những kiến thức được gọi là cần thiết phải thỏa mãn yêu cầu: được áp dụng trong cuộc sống hằng hằng và công việc mà người học được đào tạo ra để làm. Hiện nay, chương trình giảng dạy của nền giáo dục Việt Nam ở hầu hết các cấp học đa số chung tình trạng thừa kiến thức, kiến thức sắp xếp lộn xộn hoặc đã không còn ứng dụng trong thực tiễn. Những kiến thức đã lỗi thời cần được thay thế, những kiến thức thừa cần cắt bỏ còn những kiến thức không thật sự cần thiết có thể coi như một chủ đề cho người học tự nghiên cứu rồi viết bài thu hoạch. Thời gian dư ra có thể dành cho hoạt động đào tạo các kỹ năng sống, hoạt động vui chơi giải trí cùng gia đình, bạn bè, lớp học hay bổ sung các kiến thức cần thiết vào chương trình học. Nội dung giảng dạy được đơn giản hóa sẽ rút ngắn thời gian và giảm chi phí đào tạo. Đối với trường hợp này, chúng ta có thể học tập theo nước Mỹ ở sự đơn giản mà hiệu quả trong giáo dục. Đây là giải pháp tốt để tăng chất lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng cho nền giáo dục yếu kém như hiện nay. - Kêu gọi các tổ chức xã hội, các đơn vị cần nhân lực (cả đơn vị Nhà nước và đơn vị ngoài) trực tiếp đứng ra đào tạo con người. Trước hết là đào tạo ra những con người có những chuẩn mực xã hội chung (bậc phổ thông), sau là đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho nền sản xuất. Nguồn nhân lực được đào tạo ra có thể đáp ứng cho nhu cầu của chính đơn vị đó hoặc cho những đơn vị sản xuất khác trong xã hội. Tạo ra một xã hội học tập theo Điều 12 của Luật giáo dục 2005: “Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Trong môi trường học tập như vậy, sinh viên và học viên có thể vừa học, vừa nghiên cứu thực tiễn. Nguồn lực về con người không bị bỏ phí trong thời gian học (3 đến 5 năm). Để làm được điều đó cần có chính sách thông thoáng và ưu đãi cho những đơn vị đứng ra nhận trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình đào tạo của những trường mới thành lập phải được sự thông qua của bộ giáo dục với những đánh giá khoa học, cụ thể và công khai. Ưu, nhược điểm: - Nhược điểm: Học phí của các mô hình đạo tạo tư nhân sẽ cao hơn các trường công lập. - Ưu điểm: Giải quyết được nguyên nhân trực tiếp làm cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay yếu kém về nhiều mặt. Tạo nên một môi trường học tập thân thiện với người học. Người học sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, được truyền niềm đam mê từ các thầy cô giáo có kinh nghiệm làm việc thực tế. Sau khi ra trường có thể làm việc được ngay mà không bỡ ngỡ. Học phí cao là một nhược điểm lớn của các trường tư nhưng lại đem lại cho người học trách nhiệm cũng như tính chủ động trong học tập. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách tạo ra nguồn vốn vay ưu đãi cho sinh viên nghèo. Doanh nghiệp đứng ra đào tạo có thể không thu tiền học của sinh viên nếu sau khi ra trường sinh viên chấp nhận làm việc cho doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Sinh viên cũng có thể kiếm tiền bằng công việc nghiên cứu của mình ngay trong khoảng thời gian học tập ở trường,… * Một số lưu ý: - Thực hiện thành công 3 giải pháp trên thì sau 5 đến 10 năm hiệu quả mang lại sẽ được thấy rõ. Không chỉ về mặt giáo dục mà còn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... - Thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam không thể tiến hành một cách nóng vội nếu chưa giải quyết vấn đề về con người. Không có nhân tố con người tốt thì dù có kế hoạch hay đề án tốt cũng không thể thực hiện có hiệu quả. Sử dụng những con người không có đủ năng lực để thực hiện một đề án tốt còn có thể gây ra tác dụng ngược là lãng phí cho ngân sách. KẾT LUẬN Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam không phức tạp nhưng khó có thể thẳng thắn để nhìn nhận. Nó xuất phát từ thực trạng áp dụng không khoa học nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhiều lĩnh vực của nhà nước và xã hội đã có tiền lệ từ lâu nay. Tạo điều kiện để các nhóm lợi ích giành lấy quyền tự quyết trong tập thể, dẫn đến sự nảy sinh nhiều mặt tiêu cực trong xã hội, bóp nghẹt cánh cổng thu hút nhân tài của đất nước, làm nhiều lĩnh vực nói chung và giáo dục nói riêng rơi vào tình trạng chậm tiến. Do yếu tố con người như vậy nên nền kinh tế hiện nay cũng chưa có định hướng cụ thể. Nền giáo dục đi sau nền kinh tế để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới đang lao đao theo những tiêu chí phát triển kinh tế không rõ ràng. Bên cạnh nguyên nhân khách quan từ phía bên ngoài thì sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn có nguyên nhân chủ quan nằm trong cơ cấu cục bộ của bộ máy giáo dục. Mối liên kết giữa bộ máy giáo dục với xã hội và đơn vị cần nhân lực gần như không có. Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục không thể hiện nguyện vọng của số đông trong xã hội. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hơn bao giờ hết, nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cần thay đổi căn bản và toàn diện theo tinh thần của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI họp từ ngày 01/10/2012 đến ngày 15/10/2012. Phải thay đổi bắt đầu từ yếu tố con người bằng cách sử dụng nguyên tắc tập trung dân chủ khoa học, hợp lý để tạo môi trường phát triển cho nhân tài, xóa bỏ sự không minh bạch trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Kế đến là tiến hành xác định rõ ràng mục tiêu, kế hoạch phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay để nền giáo dục có căn cứ xây dựng chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Sau cùng cần tạo mối liên kết chặt chẽ giữa bộ máy giáo dục với xã hội và các đơn vị cần nhân lực. Không thể để tình trạng tổ chức được yêu cầu là bộ máy giáo dục lại tách biệt với tổ chức đặt ra yêu cầu là xã hội và các đơn vị cần nhân lực như hiện nay. Làm được những điều đó, tôi tin rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ nhanh chóng thay đổi trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm kể từ khi thực hiện. Người học sẽ cảm thấy học là hứng thú chứ không còn là trách nhiệm hay gánh nặng. Con người sau khi qua bậc học phổ thông sẽ có những kỹ năng sống cơ bản trong xã hội, có ý thức chấp hành pháp luật cao. Nguồn nhân lực được đào tạo sẽ có chất lượng tốt và là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế hệ trẻ sẽ dám ước mơ, dám thực hiện, hiểu được đất nước đang cần gì, nhân dân đang cần gì và bản thân cần phải làm gì? Thanh niên khi đó sẽ thực sự trở thành chủ nhân của một đất nước giàu mạnh có nền kinh tế phát triển bề vững, con người có tinh thần tự tôn cao, ý thức dân tộc mạnh mẽ. Đưa đất nước ta tiến gần hơn tới mô hình chủ nghĩa xã hội. Tuy đã cố gắng hết sức trong quá trình nghiên cứu chuyên đề “Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay” nhưng cá nhân tôi không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Kính mong thầy, cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) và được bổ sung, sửa đổi một số điều vào ngày 25/11/2009. 2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Vũ Cao Đàm – NXB Thế giới. * Các trích dẫn, số liệu khác trong chuyên đề đều đã được ghi nguồn cụ thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnguyen_nhan_yeu_kem_cua_nen_giao_duc_viet_nam_3322.docx
Luận văn liên quan