Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam

Mục Lục Phần mở đầu 5 1.Lý do chọn đề tài 5 2.Tình hình nghiên cứu 6 3.Nhiệm vụ mục đích của đề tài nghiên cứu 6 4.Đóng góp của đề tài 7 5.Phương pháp nghiên cứu 7 6.Phạm vi của đề tài 7 7.Kết cấu của báo cáo khoa học 7 Chương I: Cơ Sở Lý Luận 8 I- Một số khái niệm liên quan 8 1.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là gì? 8 2.Hình phạt tử hình là gì? 8 3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình 9 II- Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 9 Chương II: Nguyên Tắc Nhân Đạo Trong Luật Hình Sự Và Vấn Đề Áp Dụng Án Tử Hình Ở Việt Nam 10 I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và hình phạt tử hình trong luật hình sự 10 1.Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo 10 2.Đặc điểm của hình phạt tử hình 11 3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự 12 II- Vài nét về hướng phát triển và thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 13 1.Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình 14 2.Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 15 3.Nguyên nhân và yêu cầu thiết thực cho vấn đề hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 16 III- Phương pháp thay đổi việc áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự 19 1. Vấn đề giải pháp trong thực tiễn khi hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình 19 2.Những đề xuất sửa đổi văn bản luật và việc áp dụng hình phạt tử hình trong những năm tới 21 2.1Trong thời gian trước mắt 21 2.2 Sau một thời gian hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình chúng ta sẽ tiến tới việc loại xóa bỏ toàn bộ hình phạt tử hình trong giai đoạn từ năm 2010-2015 21 Kết luận 24 Danh mục tài liệu tham khảo 25 Phần Mở Đầu 1.Lý do chọn đề tài. Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống. Và tất nhiên một nhà nước dân chủ tiến bộ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước đó sự nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì còn người hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì thế pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc_nghiêm minh mà chí tình đạt lý. Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện trong nguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quan đến vấn đề mang tính nhạy cảm này. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp dụng án tử hình. Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Việt Nam đang được cả thế giới dõi theo và quan tâm, việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sự năm 1999 cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là bước tiến mới,để thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với chúng ta. Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nhân quyền thế giới(10/12/1948-10/12/2008) với mong muốn có một món quà chào đón ngày trọng đại này, tôi hi vọng báo cáo khoa học này sẽ có một ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới.Đề tài mang tên: “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. ” 2.Tình hình nghiên cứu. Trên bình diện khoa học đây là nhóm đề tài được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới. Có thể kể tới đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia năm 2000-58-189 “ Luận cứ và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam”( cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);hay đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003 “ Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành án phạt tử hình- thực trạng và giải pháp”(cơ quan chủ trì của Bộ Tư pháp). Cũng có thể kể tới luận văn Thạc sĩ ,Trần Thu Huyền “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự Việt Nam” Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006.hoặc luận văn Thạc sĩ luật học, Trần Quang Huy “ vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.” Hà nội ,năm 2007 cùng nhiều bài báo và tạp chí khác viết về vấn đề này. Các đề tài nghiên cứu trên thường tập trung vào việc phân tích nguyên nhân,điều kiện thực trạng và đưa ra đề xuất trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung. Điều đặc biệt là hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng muốn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, muốn giữ vững công lý phải duy trì hình phạt tử hình.Việc tồn tại hình phạt tử hình là cần thiết nhằm trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng cá nhân tôi có cách nghĩ khác, cái nhìn khác. Riêng tôi ở một cách tiếp cận khác trong báo cáo này sẽ có cái nhìn nhận tổng quan về áp dụng hình phạt tử hình thông qua việc đối chiếu đan xen so sánh nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. Từ đó tác giả sẽ đưa ra cách nhìn nhận khoa học về việc có nên tồn tại án tử hình trong xu thế hiện đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3.Nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả có nhiệm vụ nêu bật được quan điểm của Đảng nhà nước ta về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự cũng như vấn đề áp dụng án tử hình,mối quan hệ giữa chúng.Đặc điểm của án tử hình cũng như xu thế áp dụng án tử hình trên thế giới từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan nhất cho vấn đề có hay không tồn tại án tử hình ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ đó đề tài nhằm mục đích hướng mọi ngưới tới một cái nhìn nhân văn hơn về việc cụ thể nguyên tắc nhận đạo trong luật hình sự bằng việc hạn chế tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM Môn :Luật Hình Sự ( phần Chung ) Người hướng dẫn : Th.s Chu Thị Trang Vân Người thực hiện : Giang Văn Quyết K51 b Khoa luật Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ của cô giáo,Chu Thị Trang Vân, giảng viên bộ môn luật Hình sự.Những tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn rõ ràng cụ thể. Người thực hiện đề tài G.V.Q Giang văn Quyết Mục Lục Phần mở đầu 5 1.Lý do chọn đề tài 5 2.Tình hình nghiên cứu 6 3.Nhiệm vụ mục đích của đề tài nghiên cứu 6 4.Đóng góp của đề tài 7 5.Phương pháp nghiên cứu 7 6.Phạm vi của đề tài 7 7.Kết cấu của báo cáo khoa học 7 Chương I: Cơ Sở Lý Luận 8 I- Một số khái niệm liên quan 8 1.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là gì? 8 2.Hình phạt tử hình là gì? 8 3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình 9 II- Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 9 Chương II: Nguyên Tắc Nhân Đạo Trong Luật Hình Sự Và Vấn Đề Áp Dụng Án Tử Hình Ở Việt Nam 10 I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và hình phạt tử hình trong luật hình sự 10 1.Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo 10 2.Đặc điểm của hình phạt tử hình 11 3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự 12 II- Vài nét về hướng phát triển và thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 13 1.Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình 14 2.Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 15 3.Nguyên nhân và yêu cầu thiết thực cho vấn đề hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 16 III- Phương pháp thay đổi việc áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự 19 1. Vấn đề giải pháp trong thực tiễn khi hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình 19 2.Những đề xuất sửa đổi văn bản luật và việc áp dụng hình phạt tử hình trong những năm tới 21 2.1Trong thời gian trước mắt 21 2.2 Sau một thời gian hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình chúng ta sẽ tiến tới việc loại xóa bỏ toàn bộ hình phạt tử hình trong giai đoạn từ năm 2010-2015 21 Kết luận 24 Danh mục tài liệu tham khảo 25 Phần Mở Đầu 1.Lý do chọn đề tài. Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống. Và tất nhiên một nhà nước dân chủ tiến bộ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước đó sự nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì còn người hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì thế pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc_nghiêm minh mà chí tình đạt lý. Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện trong nguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quan đến vấn đề mang tính nhạy cảm này. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp dụng án tử hình. Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Việt Nam đang được cả thế giới dõi theo và quan tâm, việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sự năm 1999 cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là bước tiến mới,để thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với chúng ta. Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nhân quyền thế giới(10/12/1948-10/12/2008) với mong muốn có một món quà chào đón ngày trọng đại này, tôi hi vọng báo cáo khoa học này sẽ có một ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới.Đề tài mang tên: “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. ” 2.Tình hình nghiên cứu. Trên bình diện khoa học đây là nhóm đề tài được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới. Có thể kể tới đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia năm 2000-58-189 “ Luận cứ và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam”( cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);hay đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003 “ Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành án phạt tử hình- thực trạng và giải pháp”(cơ quan chủ trì của Bộ Tư pháp). Cũng có thể kể tới luận văn Thạc sĩ ,Trần Thu Huyền “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự Việt Nam” Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006.hoặc luận văn Thạc sĩ luật học, Trần Quang Huy “ vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.” Hà nội ,năm 2007…cùng nhiều bài báo và tạp chí khác viết về vấn đề này. Các đề tài nghiên cứu trên thường tập trung vào việc phân tích nguyên nhân,điều kiện thực trạng và đưa ra đề xuất trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung. Điều đặc biệt là hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng muốn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, muốn giữ vững công lý phải duy trì hình phạt tử hình.Việc tồn tại hình phạt tử hình là cần thiết nhằm trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng cá nhân tôi có cách nghĩ khác, cái nhìn khác. Riêng tôi ở một cách tiếp cận khác trong báo cáo này sẽ có cái nhìn nhận tổng quan về áp dụng hình phạt tử hình thông qua việc đối chiếu đan xen so sánh nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. Từ đó tác giả sẽ đưa ra cách nhìn nhận khoa học về việc có nên tồn tại án tử hình trong xu thế hiện đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3.Nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả có nhiệm vụ nêu bật được quan điểm của Đảng nhà nước ta về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự cũng như vấn đề áp dụng án tử hình,mối quan hệ giữa chúng.Đặc điểm của án tử hình cũng như xu thế áp dụng án tử hình trên thế giới từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan nhất cho vấn đề có hay không tồn tại án tử hình ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ đó đề tài nhằm mục đích hướng mọi ngưới tới một cái nhìn nhân văn hơn về việc cụ thể nguyên tắc nhận đạo trong luật hình sự bằng việc hạn chế tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. 4.Đóng góp của đề tài. Báo cáo khoa học này sẽ góp phần cùng nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết về án tử hình về quyền con người có thêm những lý luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.Nó sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho các nhà làm luật và không mong gì hơn trong thời gian tới những đề xuất của tác giả sẽ trở thành hiện thực trong cuộc sống, góp phần hoàn thiện luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. 5.Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này sử dụng và khai thác triệt để phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ CHí Minh.Đề tài có sự đan xen của cách phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhất là phương pháp phân tích, so sánh và bình luận nhằm giải quyết các vấn đề mà báo cáo đã đặt ra. 6.Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề án tử hình ở Việt Nam,trên cơ sở so sánh với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.Do tính chất của vấn đề rất rộng và phức tạp nên đề tài sẽ không đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành hình phạt tử hình cũng như các giai đoanh phát triển của nó.Mà chỉ đi sâu về mặt lý nhằm đưa ra kiến giải cho vấn đề có nên tồn tại hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam khi mà ta đang tiến lên xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện đại. 7.Kết cấu của báo cáo khoa học. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm có hai chương chính: Chương I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Chương II: NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ I-Một số khái niệm có liên quan. I- Khái niệmNguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc nhân đạo là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.Trong luật hình sự nguyên tắc này thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng pháp luật vì con người : “ con người là trung tâm của mọi đường lối chính sách và pháp luật.Nó không chỉ là phương tiện bảo đảm tính mạng, sức khỏe của con người mà còn tạo ra mọi điều kiện để mỗi người tự mình xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.Khi quy định trách nhiệm pháp lý, pháp luật không có mục đích gây đau đớn về mặt thể xác hoặc hạ thấp nhân phẩm danh dự của cá nhân mà mong muốn giáo dục con người trở về vơi cuộc sống lương thiện,phương pháp tác động cảu pháp luật lên đời sống xã hội là lấy giáo dục thuyết phục là chủ yếu.”- lý luận chung về nhà nước và pháp luật-NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội-2001. Nguyên tắc nhân đạo thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Nhà nước Việt Nam.Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này là sự thể chế hóa điều 71 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ tính mạng sức khỏe danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu như không có quyết định của tòa án nhân dân,quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.Việc bắt và giam giữ phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Như vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 2.Hình phạt tử hình là gì? Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả pháp lý của nó là tước đoạt quyền được sống của con người và loại trừ họ ra khỏi cộng đồng xã hội vĩnh viễn. Theo điều 35 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 thì tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng với người phạm tội nghiêm trọng.Đây là loại tôi đã gây ra những hậu quả to lớn cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, và gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình ? Ở nước ta hiện nay vẫn còn 28 cấu thành tội phạm có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.Theo các nhà làm luật việc Bộ Luật Hình sự vẫn tồn tại hình phạt tử hình nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước. Như vậy, hình phạt tử hình được áp dụng khi người phạm tội không thể cải tạo sửa chữa và phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng mà mọi hình phạt,ngoại trừ hình phạt tử hình đều không đủ khả năng bảo đảm công lý,lập lại công bằng cho xã hội.Công lý đòi hỏi mọi chủ thể phải chịu tách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.Trong lĩnh vực hình sự thì yêu cầu này được biểu hiện thông qua nguyên tắc hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. “Loại bỏ hình phạt tử hình trong giai đoạn này thì trong nhiều trường hợp, công lý khó đảm bảo,công bằng xã hội khó được khôi phục.”-ý kiến của PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng. Nhưng đó là lý do của cách đây nửa thập niên, còn hiện nay trong giai đoạn Việt Nam từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, khi mà chúng ta hòa nhập vào sân chơi chung của nhân loại, lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội đang được vận hành, kéo theo đó là xu hướng phát triển tuyệt đối quyền con người thì sự xậm phạm tình mạng người khác dù bằng hình thức nào phải chăng đều không còn hợp lý? Cho nên việc cắt giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam cần được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, để làm sao chúng ta có một Nhà nước thật dân chủ, một nền pháp luật thật sự nhân đạo II. Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự với vấn đề áp dụng hình phạt tử hình. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thấm nhuần tư tưởng vì con người, đặt lợi ích của con người lên hàng đầu.Việc tồn tại hình phạt tử hình trong khung hình phạt của luật hình sự nhìn chung không tại ra mâu thuẫn.Bởi lẽ,sự hiện diện của án tử hình là do những nguyên nhân khách quan,do điều kiện kinh tế xã hội quy định, hơn nữa pháp luật hình sự cũng quy định nhiều hạn chế cho việc áp dụng hình phạt tử hình: Điều 35: “ …Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển sang tù chung thân Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.” Xét ở một khía cạnh khác do ảnh hưởng của nguyên tắc nhân đạo,cùng với sự phát triển của xã hội loài người mà việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.Như vậy,nguyên tắc nhân đạo có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu giảm hóa án tử hình trong luật hình sự. Tuy nhiên,Việc luật hình sự Việt Nam vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình cho nhiều cấu thành tội phạm, kể cả tội phạm kinh tế, đã khiến cho nguyên tắc nhân đạo không còn trọn vẹn.Thiết nghĩ để thiết thực tiến lên chủ nghĩa xã hội với tinh thần nhất quán vì con người và đảm bảo nguyên tắc nhân đạo pháp luật hình sự Việt Nam cần tiến tới loại trừ án tử hình. Chương II : NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và hình phạt tử hình trong luật hình sự. II- Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt nam là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu được quy định phổ biến trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.Về cơ bản nó có những đặc điểm sau. a) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Tư tưởng nhân đạo thể hiện ngay trong mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm danh dự của cá nhân b) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự biểu hiện cụ thể ở việc nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm danh dự đối với những người chấp hành án hình sự. Theo đó các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý hình sự khác được áp dụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con người.Nếu trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự mà thiếu dù một trong năm đặc điểm của tội phạm- thiếu một trong năm điều kiện của trách nhiệm hình sự thì tương ứng như vậy, hành vi ấy không phải là tội phạm- người thực hiện hành vi ấy không phải là chủ thể của tội phạm và do đó trách nhiệm hình sự bị loại trừ. c)Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Người có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế, người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con nhỏ, người già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được giảm, miễn một phần trách nhiệm hình sự.Nhà nước cũng luôn có chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội ra tự thú hay có sự hối cải, chính sách ân xá ,đại xá, đặc xá cho người đang chấp hành hình phạt. 2- Đặc điểm của hình phạt tử hình. a)Tử hình là loại hình phạt đặc biệt, hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của quốc gia. Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm khắc nhất của pháp luật đối với người phạm tội. Người bị áp dụng hình phạt tử hình cũng đồng nghĩa với việc sẽ không còn có cơ hội tồn tại để sống, họ đã bị tước đi thứ quyền thiêng nhất – quyền được sống. Xét một cách chính xác hay đơn giản thì cũng không có một hình phạt nào nghiêm khắc hơn hình phạt tử hình, sự tàn khốc và triệt tiêu khả năng tồn tại của con người khiến cho hình phạt tử hình trở thành khung hình phạt ít được áp dụng.Và cũng vì tính chất này mà nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam khi quy định trong luật hình sự luôn có xu hướng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình( Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử…luật hình sự năm 1999 đã loại bỏ 13 cấu thành tội phạm trên tổng số 40 cấu thành tội phạm có quy định về hình phạt tử hình mà trước luật hình sự năm 1985 đã quy định.) b) Tử hình là hình phạt tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm nhưng cũng đồng nghĩa với việc không thể khắc phuc hậu quả của người phạm tội. Tử hình tước đi quyền sống của người phạm tội tước đi mọi giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội của người phạm tội.Người phạm tội khi bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ vĩnh viễn không còn tồn tại trong xã hội loài người.Vì thế sẽ không bao giờ có cơ hội cho họ tiếp tục tái phạm, ăn năn hối lỗi hoặc có thế sống mà khắc phục hậu quả nặng nề do hành vi phạm tội của mình gây ra. Sâu xa hơn khi một người bị kết án tử hình, nhất là người vốn có địa vi quan trọng trong xã hội sẽ gây ra những xáo trộn trong quan hệ với cộng đồng,quan hệ với vợ hoặc chồng, với con cái,ảnh hưởng đến tính nhân đạo của nhà nước và tính nhân văn mềm dẻo của pháp luật. c) Hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi và không hàm chứa nội dung cải tạo giáo dục người phạm tội. Khi áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội cơ quan có thẩm quyền đều lí luận rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ là họ là những đối tượng không thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải chết.Khi quyền sống của họ đã bị tước đi, họ không bao giờ còn tồn tại trên đời để có thể cải tạo giáo dục. Xuất phát từ điểm này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính chất không thể thay đổi. Bởi nếu như những tội phạm khác, giả sử người phạm tội đang thụ lý trong tù mà chứng minh được rằng họ bị oan thì họ sẽ được thả tự do và có quyền yêu cầu cơ quan liên quan bồi thường thiệt hại oan sai.Nhưng ở người bị kết án tử hình đã được áp dụng thì dù sau đó có chứng minh được người đó chết hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào cho họ có thể sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có.Vì thế, không thể thay đổi là một đặc tính rất cơ bản của hình phạt tử hình. 3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là nhằm đảm bảo cho con người những lợi ích tối thiểu,đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về danh dự nhân phẩm và tính mạng.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con nguời của nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam,quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu. Trong khi đó theo điều 27 của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mục đích của hình phạt là: “ hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa,ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.” Mục đích tối thượng và quan trọng nhất của hình phạt tử hình trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay là nhằm đạt đến sự công bằng trong xã hội dân chủ và ngăn ngừa hành vi tương tự có thể xảy ra.Hình phạt tử hình là sự trừng trị kẻ phạm tội nhằm mục đích răn đe trước hết là người phạm tội và sau đó là các tội phạm khác. Như vậy về mặt bản chất việc tồn tại hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam hiện nay không tạo ra mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo nhưng nói gì thì nói nó cũng phần nào làm giảm đi tính tích cực và toàn diện trong chính sách nhận đạo của đảng và nhà nước ta.Nhất là trong thời gian gần đây khi khẩu hiệu lý thuyết phải luôn đi đôi với hành động được đề cao thi việc từng bước giảm dần án tử hình sẽ là việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa. (1)-(2)-(3) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến xu thế thu hẹp việc áp dụng hình phạt tử hình. Hai phạm trù khái niệm này bề ngoài có vẻ đối trọng nhau nhưng thực chất lại không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau mà trái lại nguyên tắc nhận đạo luôn làm tiền đề, định hướng chi phối đến việc áp dụng hình phạt tử hình, khiến cho việc áp dụng nó trở nên bị hạn chế.Trong thời đại mới cần tiếp tục vận dụng những lý luận trong nguyên tắc nhân đạo nhằm bảo vệ cho các quyền con người trong đó có quyền sống mà có thể bị việc áp dụng hình phạt tử hình cướp đi.Tuy nhiên về một khía cạnh nào đó việc áp dụng hình phạt tử hình hiện nay ở Việt Nam phần nào đã làm giảm đi giá trị của nguyên tắc nhân đạo, hạn chế tính toàn diện của một nguyên tắc tối thượng trong pháp luật. II- Vài nét về hướng phát triển và thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay. 1.Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời gắn với sự ra đời của giai cấp, Nhà nước và pháp luật.Hình phạt tử hình luôn là công cụ hữu hiệu để giai cấp thống trị duy trì chế độ chính trị và nhà nước của mình. Do truyền thống văn hóa khác nhau,sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà việc áp dụng hình phạt tử hình có sự khác nhau giữa các quốc gia,có những quốc gia không áp dụng ( và xin thưa con số này lên tới quá nửa các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới.) Mặc dù hình phạt tử hình vẫn còn được áp dụng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, nhiều quốc gia được coi là lớn mạnh có nền văn minh phát triển cũng còn tồn tại hình phạt tử hình như Mỹ và Nhật bản…Tuy nhiên điều đó không nói lên được rằng các quốc gia phát triển muốn lớn mạnh và trở thành cường quốc kinh tế thì đều phải áp dụng hình phạt tử hình.Xu hướng quốc tế cho thấy bản đồ hình phạt tử hình đang thu hẹp lại. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ bãi bỏ án tử hình đối với tất cả các tội phạm;10 quốc gia bãi bỏ hình phạt này đối với mọi tội danh trừ những tội danh đăc biệt như tội khủng bố, tội ác chống lại loài người; 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong vòng 10 năm qua và có khoảng 70 quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình. Mặc dù đó là những con số thống kê chưa chính xác và đầy đủ nhưng nhìn chung hiện nay phần lớn các quốc gia đang có xu hướng giảm dần tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình.Tại các quốc gia liên minh châu Âu và châu Mỹ-la-tinh hình phạt tử hình hầu hết không còn được áp dụng với mọi loại tội phạm, cộng hòa pháp gần như là nước cuối cùng thuộc liên minh châu Âu bãi bỏ hoàn toàn việc áp dụng hình phạt này.Ngay cả Nhật Bản trước xu hướng của thời đại cũng chỉ còn 13 tội phải chịu hình phạt tử hình mà trong đó chủ yếu là các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tính mạng con người.Tại Mỹ hiện có hơn 30 bang trên tổng số 50 bang vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình nhưng trên thực tế chỉ có 25 bang còn áp dụng hình phạt tử hình, bởi một số bang trong luật hình sự vẫn quy định hình phạt mà không hề áp dụng. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, gần đây nhất quốc gia Philippines đã bãi bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình…một số nước khác cũng áp dụng rất ít là Sinhgapo và Malaysia. Xu hướng thay hình phạt tử hình bằng những hình phạt khác nhẹ hơn và xu hướng tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình của thế giới đang diễn ra với phạm vi rộng và tốc độ nhanh. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, nước láng riềng Việt Nam, còn hùm sư tử của châu Á, một cường quốc đông dân nhất thế giới có tiềm lực kinh tế cực mạnh- Trung Quốc-vẫn đang tồn tại 66 tội có khung hình phạt tử hình.Trung quốc cũng là một nước xã hội chủ nghĩa nên Việt Nam có nhiều kinh nghiệm họ tập.Nhưng đó là một suy nghĩ nhầm lẫn và máy móc.Chúng ta không thể dập khuôn những chính sách pháp luật của Trung Quốc vào trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta.Hơn nữa,hiện nay Trung Quốc đang nhận được rất nhiều chỉ trích từ phía dư luận quốc tê về quyền con người cũng như phản đối từ các thế lực tự do dân chủ tiến khác. 2.Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay trong Bộ luật hình sự 1999 của nước ta các tội có thể áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình đã giảm đi nhiều so với bộ luật hình sự năm 1985:Tại chương XI, quy định về tội xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ còn bảy tội trong số mười ba tội, đó là các tội phản bội tổ quốc( khoản 1 Điều 78 Bộ luật hình sự(BLHS)), tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 79 BLHS ), tội gián điệp (khoản 1 Điều 80 BLHS), Tội bạo loạn( khoản 1 Điều 82 BLHS), tội hoạt động phỉ ( Khoản 1 Điều 83 BLHS), tội khủng bố (khoản 1 Điều 84 BLHS ), tội phá hoại cơ sở vật chất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam ( khoản 1 Điều 85 BLHS);Tại chương XVI quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có ba trong số hai mươi chín tội có thể nhận mức án tử hình, đó là các tội,buôn lậu (Điều 153 BLHS), tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm,thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh( Điều 157 BLHS), tội làm, tàng chữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180 BLHS); Tại chương XVIII quy định về các tội phạm về ma túy có ba trong số mười tội: tội sản xuất trái phép chất ma túy( khoản 4 Điều 193 BLHS), tội tàng chữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4 Điều 194 BLHS),tội tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 197 BLHS);Tại chương XIX quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng có tới năm mươi lăm tội nhưng chỉ có hai tội có mức án tử hình,đó là tội chiếm đoạt tàu bay tàu thủy(Điều 221 BLHS) và tộiphá hủy công trình,phuơng tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 BLHS).Tại chương XXI quy định về các tội phạm về chức vụ có ba tội trong mười bốn tội: tội tham ô tài sản( khoản 4 Điều 278 BLHS), tội nhận hối lộ( khoản 4 Điều 279 BLHS ), tội đưa hối lộ ( khoản 4 Điều 289 BLHS);ba trong số hai mươi sáu tội thuộc chương XXIII quy định về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân gồm có: tội chống mệnh lệnh (Điều 316 BLHS), tội đầu hàng địch (khoản 3 Điều 322 BLHS ), tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện lỹ thuật quân sự( khoản 4 Điều 334 BLHS) và cuối cùng là ba trong số bốn tội thuộc chương XXIV quy định về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh:tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược ( Điều 341 BLHS), tội chống loài người ( Điều 342 BLHS ) và các tội phạm chiến tranh ( Điều 343 BLHS). Đó là những quy định về các tội có thể áp dụng hình phạt tử hình.Vậy trên thực tế hiện thực thi hành án tử hình như thế nào? Trong những năm qua cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đất nước từng ngày đi lên rõ rệt.Thì tình hình phạm tội cũng diễn ra khá phức tạp,số vụ án nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.Tương ứng với nó là số người bị kết án, trong đó không ít là án tử hình, gây đau lòng thương tâm cho gia đình nạn nhân( kể cả người phạm tội) cũng như dư luận xã hội. Theo thống kê của Bộ công an năm 2005 thì số người bị thi hành án tử hình ở Việt Nam là: Năm 1999 - 111 người Năm 2002 - 102 người Năm 2000 - 77 người Năm 2003 -170 người Năm 2001 - 152 người Năm 2004 -136 người Năm 2005 -131 người Nhìn vào số liệu thống kê có thể thấy rằng số người bị áp dụng án tử hình không hề giảm.Hay nói cách khác với tỷ lệ áp dụng khá cao như vậy việc thực hiện tội phạm trên thực tế không hề giảm? Và phải chăng áp việc áp dụng hình phạt tử hình đã không đem lại hiệu quả như mong muốn, không răn đe và ngăn cản được việc thực hiện các tội đặc biệt nghiêm trọng? Trái lại nó còn làm ảnh hưởng đến tính nhân đạo trong pháp luật, xâm hại vào nguyên tắc tôn trọng quyền con người cũng như tư tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. 3.Nguyên nhân và yêu cầu thiết thực cho vấn đề hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam. V.I. Lênin đã từng nói: “ tác dụng của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt phải nặng hay nhẹ mà là ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng phải chịu hình phạt.” Rõ ràng vấn đề công bằng đã thể hiện rất rõ trong luận điểm này của Lênin.Việc ngăn ngừa các hành vi tội phạm tương tự có thể xảy ra bằng cách áp dụng án tử hình đối với người phạm tội chưa hẳn đã đem lại hiểu quả mong muốn.Bởi kẻ đáng được răn đe để không tái phạm nữa thì đã được hành quyết, và dĩ nhiên không ai biết được cái cảm giác trừng trị bằng hình phạt tử hình nó ghê gớm thế nào trừ người đã gánh chịu nó.Hậu quả tội phạm vẫn cứ tiếp diễn.Thế nhưng một kẻ tù chung thân đang lãnh án trong trại giam,đang hối cải từng ngay vì những hành vi tội lỗi của mình, đôi khi lại là minh chứng sống cho những ai có ý định vi phạm pháp luật.Cái giá phải trả cho sự phạm tội là bị tước đi quyền tự do, phải chôn mình trong bốn bức tường nhà giam có thể còn nặng hơn cả cái chết.Vậy tại sao phải giết một con người khi chính chúng ta tạo ra pháp luật để chúng ta sinh tồn trong xã hội tốt đẹp hơn. Cần phải nhắc lại mục đích của hình phạt không phải là sự hành hạ và tra tấn con người. mục đích của hình phạt là ngăn cản con người thực hiện hành vi phạm tội, kiềm chế những người khác trong xã hội khỏi việc thực hiện hành vi phạm tội.Tức là mang tính phòng ngừa giáo dục là chủ yếu. Từ những nguyên nhân đó, từ những phân tích trên đây, đã đến lúc cần thay đổi cách nhìn về việc áp dụng hình phạt tử hình.Khi một khuôn mẫu đã trở nên bất hợp lý và kém hiệu quả thì phải thay đổi cho hợp với thời đại.Việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình đang phù hợp với xu thế chung của nhân loại,phù họp với truyền thống đạo lý của ông cha.Và hơn bao giờ hết nó là hành động tôn trọng nguyên tắc nhân đạo mà chúng ta đặt ra. a) Áp dụng hình phạt tử hình không thể sửa chữa oan sai. Dẫu biết để tiến hành một hình phạt tử hình đối với một người phạm tội phải trải qua một quy trình rất chặt chẽ và phức tạp. Tuy nhiên không ai dám cam đoan rằng những phán quyết của tòa án là luôn luôn đúng.Mà như đã nói ở phần đặc điểm hình phạt tử hình có tính chất là không thay đổi nên người chịu hình phạt tử nếu đã bị đem đi thi hành án thì không bao giờ có cơ hội sửa sai nếu như phải chịu án oan.Một người đã chết đi thì dù sau đó tòa án có minh oan cho ngừời đó và sửa bản án thành vô tội thì anh ta cũng không có cách nào sống lại.Và như vậy thì nảy ra một vấn đề là người không đáng chết lại phải chết, pháp luật lại trở nên phản tác dụng lại cướp mất quyền sống của người dân vô tội.Lúc đó dù Nhà nước có dùng biện pháp gì để bù đắp cho thân nhân gia đình người bị oan thì lòng dân chúng vào cán cân công lý cũng vì đó mà giảm đi phần nào. Trong khi đó nếu chỉ dừng lạị ở hình phạt tù chung thân, Nhà nước sẽ dễ dàng sửa chữa sai lầm, dễ dàng để cho người dân chấp thuận hơn khi biết được khiếm khuyết từ phía người cầm quyền( họ có thể được bồi thường thiệt hại cho thời gian họ phải ở trong tù…và điều quan trọng nhất là họ còn sống để chứng minh sự công bằng của pháp luật.Pháp luật sẽ chẳng bao giờ công bằng nếu như nó vừa giết chết một người sau đó lại nói người đó là vô tội mà không thể nào khôi phục được y nguyên trạng thái ban đầu.Tôi rất tâm đắc một câu nói của một ai đó: hãy biết nhận lỗi trước những sai lầm và sửa chữa những sai lầm ấy.Nhưng đừng bao giờ mắc những sai lầm không thể nào sửa chữa được b)Áp dụng hình phạt tử hình có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước, không đảm bảo mục đích phòng ngừa. Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ việc xét xử, áp dụng và thi hành hình phạt tử hình đối với người phạm tội. Hầu hết là các tội đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hành vi tham ô, hối lộ, buôn bán ma túy, buôn lậu, giết người có thể kể tới các vụ án đình đám nhue Tamexco với Phạm Hùng Phước, Trần Quang Vinh, Vụ án của Vũ Xuân Trường, vụ án Năm Cam và đồng bọn, hay gần đây nhất là vụ công ty Tiếp thị Bộ nông nghiệp của Lã Thị Kim Oanh. Hậu quả là những tử tù này đã phải thi hành án, pháp luật đã tước đi sinh mạng của họ( riêng Lã Thị Kim Oanh chuyển xuống tù chung thân). Những người xem ra là đáng chết đã chết rồi nhưng hậu quả mà người bị án tử hình để lại là hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước không cánh mà bay.Chúng ta không có cách nào để thu hồi tài sản mặc dù có biện pháp niêm phong tài sản thi hành án.Việc khắc phục hậu quả trở nên không thể bởi lẽ người duy nhất có thể khắc phục tốt nhất hậu quả trên, là người đầu mối của vụ án, người biết rõ tài sản của họ đang ở đâu và bằng cách nào có thể thu hồi về được tài sản thì đã thi hành án tử hình và chết.Cái chết của họ nhẹ nhàng và chẳng những nó không ngăn ngừa được hậu quả pháp lý trên thực tế mà họ gây ra mà lại đẩy bài toán lãng phí ccủa nhà nước vào lối bế tắc.Giả sử các bị cáo trên không bị tử hình,họ sẽ bị tù chung thân suốt đời thì bản thân họ sẽ càng thấm thía hơn bao giờ hết hành vi phạm pháp luật của mình.Nước mắt chảy xuôi, người Việt Nam vẫn có câu đánh người chạy đi không ai đánh người chạy lại, đã là con người không ai không có điểm yếu cả, những người chịu án tử hình sẽ có lúc họ phải nghĩ về gia đình họ, về con cái họ lúc đó khi bị cáo còn sống dù trong tù họ vẫn có thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính và dân sự mà họ đáng phải thi hành. Hơn nữa, sự hiện diện của những người này, sự tồn tại của họ ở trong tù cũng chứng minh cho sự nghiêm minh của pháp luật, điều này có tính giáo dục rất lớn vì như vậy không những chúng ta thỏa mãn mục đích phòng ngừa mà không ai phải chết cả. Sâu xa hơn khi cứu một con người thoát khỏi cái chết là chúng ta đang tôn vinh chúng bản thân chúng ta, một nhà nước mang màu sắc xã hội chủ nghĩa luôn đề cao giá trị nhân đạo không lẽ nào lại tước đi quyền sống tự nhiên vốn có của người dân trong đất nước ấy.Và tôi tin chẳng một quốc gia nào muốn đối đầu với những làn sóng tự do dân chủ, tổ chức nhân quyền đang phát triển rộng khắp trên thế giới. c)Áp dụng hình phạt tử hình tạo dư luận xã hội, làm giảm tính toàn diện trong nguyên tắc nhân đạo.Đặc biệt gây khó khăn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế đã gây ra những ý kiến tái ngược nhau những tranh cãi trong dư luận.Nhiều vụ án sau khi người phạm tội bị đem đi hành án tử hình đã có nhiều người dân phản đối.Tâm lý của người thân người phạm tội cũng vì đó mà ảnh hưởng.Nhất là những đứa trẻ có cha, hoặc mẹ bị kết án tử hình thử hỏi sau này sẽ hội nhập cuộc sống như thế nào? Chúng sẽ mặc cảm với bạn bè, với xã hội rồi lại dẫn đến xa ngã hư hỏng, tiếp tục bước chân vào vòng phạm tội, như cha mẹ chúng đã từng làm, thậm chí mức độ cong ghê gớm hơn. Nhiều người cũng lo phiên cho những ai phải làm nhiệm vụ “kết liệu một con người” mặc dù hiện nay có rất nhiều biện pháp nghiệp vụ để giúp những người thi hành bớt cảm giác day dứt, tội lỗi khi phai giết một ai đó theo pháp luật nhưng cũng khó tránh khỏi những hội chứng tâm lý, nhất là khi họ về già. Cũng có thể thấy việc áp dụng án tử hình trên thực tế đã làm giảm đi phần nào tính toàn diện và tích cực của nguyên tắc nhân đạo.Nếu đã là nhân đạo thì tại sao lại phải giết người? Đâu phải là cứ ngăn ngừa tội phạm, cứ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật thì phải áp dụng hình phạt tử hình.Không một bài toàn nào chỉ có một cách giải? chúng ta đang cố tình hay vô tình mà không nhận ra rằng quá nửa các nước trên thế giới đã xóa bỏ hình phạt tử hình mà họ vẫn duy trì được trật tự xã hội mà còn duy trì rất tốt ở nhiều nơi. Lúc này và ngay bây giờ khi trình độ dân trí của loài người đã phát triển đến ngưỡng cửa văn minh thì mọi lời ngụy biện cho việc làm tước đi tính mạng của đồng loại đều không thẻ coi là nhân đạo.Bởi lẽ nếu phân tích theo lối ngôn ngữ hán việt thì nhân là con người, đạo là đạo lý, là nhân cách, là lối sống, lối cư xử.Và phải chăng trong xã hội này việc giết người( dù vì bất cứ mục đích lý do nào) vẫn còn được coi là một đạo lý tích cực. III- Phương pháp thay đổi việc áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự. 1. Vấn đề giải pháp trong thực tiễn khi hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình. a)Tăng cường quản lý một cách chặt chẽ, điều hành kinh tế một cách minh bạch .Ngăn chặn hành vi phạm tội từ lúc còn trứng nước. Hiện nay các tội buôn bán hàng giả, ngân phiếu giả, công trái giả, tiền giả, tội sản xuất, tàng trữ vận chuyển trái phép chất ma túy, thuốc chữa bệnh, lương thực thực phẩm…quy định tại các điều 153,điều 157, điều 180,điều 193,điều 194,điều 195 thuộc Bộ luật hình sự năm 1999 là những hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm.Hành vi này ngoài việc làm phát sinh những thiệt hại về việc phá vỡ trật tự quản lý kinh tế nó còn gây nguy hại trực tiếp tới tính mạng sức khỏe con người. Tuy nhiên xét về bản chất hành vi này cũng là hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế vì vậy chúng ta có thể kiểm soát được chúng nếu tăng cường quản lý kinh tế một cách có hiệu quả và minh bạch.Thiết nghĩ những hành vi phạm tội không thể phát sinh nếu chúng ta có một cơ chế quản lý chặt chẽ, và có những biện pháp nghiệm vụ để phát hiện sớm hành vi vi phạm thì hậu quả cũng đâu đến nỗi có những vụ án kinh tế long trời lở đất đến vậy.Phải chăng chúng ta vẫn chưa sát sao với công tác quản lý, phải chăng còn lơ là, hời hợt trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phức tạp này ? Hơn nữa, ngoài hình phạt tử hình trên người phạm tội còn phải gánh chịu phạt tiền vì thế việc tăng cường phạt tiền, chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân sẽ hợp lý hơn và hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất kinh tế này. b)Tăng cường công tác thanh tra, giám sát quản lý cán bộ, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người đang thực hiện công quyền. Những người phạm phải các tội tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ là những tội phạm có liên quan mật thiết đến những người có vị trí trong bộ máy Nhà nước, những người vì động cơ vụ lợi nhất định của mình có thể làm hoặc không làm việc gì đó, gây nguy hại cho việc thực hiện những chính sách kinh tế xã hội và chính trị của quốc gia.Phải nhận thấy rằng hành vi hối lộ không thể tồn tại một mình, nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu như không có hành vi song hành sau đó là hành vi nhận hối lộ.Phải có những người tha hóa về đạo đức trình độ vì mục đích cá nhân vụ lợi mà đã không làm đúng trách nhiệm nghĩa vụ của mình.Cho nên việc tăng cường thật mạnh, tiến hành quản lý thanh tra, giám sát công việc một cách hợp lý chặt chẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được hành vi phạm tội này.Và cũng không kém phần quan trọng là công tác giáo dục pháp luật, đạo đức cách mạng, và lối sống chính nghĩa cho đối tượng này.Và nếu như được tiến hành một cách thực chất thì có thể tin tưởng chắc chắn về khả năng giảm đi rất nhiều những vi phạm thuộc loại tội phạm này. c) Thay đổi cách nghĩ và quan niệm về việc áp dụng hình phạt tử hình trong thời đại mới. Rất nhiều người vẫn cho rằng việc áp dụng hình phạt tử hình sẽ răn đe được những người khác và ngăn cản hành vi phạm tội nhưng điều đó chỉ đúng với trước đây khi mà tử hình còn là công cụ đắc lực để giai cấp thống trị bình ổn Nhà nước, duy trì trật tự xã hội. Hiện nay khi mà con người đang hướng tới một xã hội tốt đẹp, các quyền của con người được đề cao hơn bao giờ hết, phát luật ra đời nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ lợi ích của con người cho nên việc duy trì án tử hình là không cần thiết, nó sẽ là giào cản và trở ngại cho con người tiến tới những mục đích cao cả hơn vì con người. Mỗi cá nhân với vai trò là một con người đều có quyền tồn tại và tồn tại một cách có giá trị ở chính nơi mà họ sinh ra cho nên không ai có quyền tước đi tính mạng của họ. Tư tưởng duy trì án tử hình cũng bởi vì nhiều người cho rằng hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất, có thể hiện sự nghiêm minh nhất của pháp luật nhưng theo tôi đôi khi nó lại nhẹ hơn hình phạt tù chung thân.Rất nhiều tội phạm biết mình sẽ chết, họ ý thức được điều đó trước khi ho phạm tội nhưng họ vẫn làm.Còn có những kẻ phạm tội chấp nhận chết, mà theo họ là sự “hi sinh” vì mục đích khác để vi phạm pháp luật.Cái chết của họ cũng nhẹ nhàng lắm. Vậy là pháp luật trở nên vô tác dụng hay có đi chăng nữa cũng chỉ là sự hả hê của những con người muốn người khác phải chết. Thế nhưng nếu như cho họ ngồi tù suốt đời, khóa chặt họ trong bốn bức tường, để họ tự suy nghĩ lại những hành động tội lỗi của mình, rằn vặt và cắn dứt. Hãy để tòa án lương tâm trừng trị họ, bởi đó mới là hình phạt đắt giá nhất đối với họ mà đôi khi nó còn ghê gớm hơn cả cái chết. Cứ thử hỏi có ai muốn phạm tội một lần rồi cả quãng đời còn lại phải sống trong lao tù, trong cái im ắng và cô đơn của hình phạt chung thân với bốn góc tường nhỏ? Không có ai phải chết nhưng mục đích phòng ngừa và trừng trị kẻ phạm tội vẫn đạt được chẳng phải là chúng ta đã làm một việc rất nhân đạo mà hữu ích cho xã hội sao? 2.Những đề xuất sửa đổi văn bản luật và việc áp dụng hình phạt tử hình trong những năm tới. 2.1Trong thời gian trước mắt: a) Không quy định hình phạt tử hình đối với các tội ít hoặc không xảy ra trong thực tế hoặc nếu có xảy ra cũng không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt tử hình. Các tội phạm như chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng hay tội trộm cắp tài sản trên thực tế ít bị cáo nào bị xử án tử hình, đây cũng không phải là vấn đề nổi cộn trong xã hội.Do đó vấn đề đặt ra là đối với những loại tội mà bộ luật có quy định hình phạt tử hình nhưng trên thực tế không hoặc ít xảy ra hoặc hành vi phạm tội không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt tử hình thì có cần thiết phải quy định hình phạt tử hình. b)Không áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế. Xét từ góc độ nhân đạo thì mạng sống của con người có giá trị cao nhất. Tiền bạc, của cải, những lợi ích khác nhằm mục đích phục vụ con người thì không thể quý hơn con người.Chính vì vậy việc tước bỏ mạng sống của con người khi đó chỉ là hành vi xâm phạm đến lợi ích vật chất là rất khó chấp nhận được. Và những thiệt hại về kinh tế chẳng những không bù đắp được bằng cách làm đó mà còn tổn hại đến nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước. 2.2 Sau một thời gian hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình chúng ta sẽ tiến tới việc loại xóa bỏ toàn bộ hình phạt tử hình trong giai đoạn từ năm 2010-2015. Việc sửa đổi luật sẽ có thể áp dụng theo phương án sau: Điều 28 Các hình phạt.(Bộ luật hình sự năm 1999) Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 1.Hình phạt chính gồm: a)Cảnh cáo; b)Phạt tiền; c)Cải tạo không giam giữ; d)Trục Xuất; đ)Tù có thời hạn; e)Tù chung thân; g)Tử hình. ………. Nay sẽ sửa đổi thành: Điều 28 Các hình phạt 1.Hình phạt chính gồm: a)Cảnh cáo; b)Phạt tiền; c)Cải tạo không giam giữ; d)Trục Xuất; đ)Tù có thời hạn; e)Tù chung thân. (không có hình phạt tử hình) Như vậy,tất cả các điều khoản quy định tội phạm có thể chịu mức án cao nhất là tử hình sẽ được thay thế bằng hình phạt tù chung thân(tù chung thân là hình phạt cao nhất.) Xóa bỏ điều 35 quy định về hình phạt tử hình. Tuy nhiên để đảm bảo tình nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước và nhân dân cần quy định rõ việc phạt tiền nặng, tịch thu tài sản đối với tội phạm có tính chất kinh tế. Cũng cần nói thêm rằng việc phòng ngừa tội phạm không phải là nhiệm vụ riêng của một cơ quan tổ chức nào cho nên toàn đảng toàn dân phải nỗ lực cố gắng cùng nhau duy trì trật tự công bằng xã hội mà trước hết là nâng cao ý thức người dân bằng cách tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu rộng luật để người dân biết tránh không vi phạm pháp luật. Cũng cần có những chính sách ưu đãi đối những người đang làm nhiệm vụ cho nhà nước, thực hiện quyền nghĩa vụ với nhân dân để họ không tha hóa, xa ngã tiếp tay cho bọn tội phạm. Kết luận Nguyên tắc nhân đạo, đang tồn tại song song với hình phạt tử hình trong luật hình sự, tuy không tạo ra mâu thuẫn đặc biệt nhưng việc áp dụng nó trên thực đã làm giảm đi tính nhân văn vì con người của nhà nước cũng như không còn phù hợp với xu thế thời đại. Việc có nên áp dụng hình phạt tử hình hay không phải căn cứ vào những kết qảu đã đạt được những sự phản ứng,dư luận những khó khăn vướng mắc của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm trên thực tế cuộc sống. Trên cơ sở đánh giá những thực tiễn sẽ giúp chúng ta có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết thấu đáo hai nhiệm vụ: triệt tiêu tội phạm và xóa hình phạt tử hình.Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên có thể thay đổi một cái gì đó vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người(không có hình phạt tử hình không răn đe được xã hội, hình phạt tử hình sẽ tương xứng với những kẻ mắc phải trọng tội ) và không phải ngẫu nhiên mà một Nhà nước có thể thay đổi một tập quán (sử dụng hình phạt tử hình) vốn cso từ rất lâu đời. Có thể thấy rằng trong những năm qua cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội các loại tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng cũng xảy ra rất nhiều và đã có rất nhiều đối tượng phạm tội phải chịu mức hình phạt cao nhất là tử hình.Mặc dù vậy số lượng người phạm tội không hề giảm và đặc biệt là nó đã để lại những hậu quả, thiệt hại mà những tội này gây ra rất khó khôi phục nhất là về mặt kinh tế.Do chủ thể hay đối tượng phạm tội đã bị hành quyết và không thể thực hiện được những nhiệm vụ, những phán quyết của cơ quan Tư pháp. Trong khi đó xu thế quốc tế lại ngày càng kêu gọi nhiều quốc gia xóa bỏ án tử hình,thực hiện nhân đạo trong đối xử với người phạm tội.Việc xóa bỏ hình phạt tử hình đang ngày càng phù hợp với quy luật thời đại, là cách thức để chúng ta khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ những lí lẽ và thực tiễn đó, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu chuyên sâu, những điều chỉnh hợp lý trong việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội.Cũng biết trong thời gian ngắn không thể thay đổi tất cả các khung hình phạt, xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự nhưng thiết nghĩ vì lợi ích chung cảu con người vì tự do dân chủ chúng ta phải từng bước cắt giảm tiến tới xóa bỏ hình phạt này. Trong thời gian tới, theo tôi phải hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình, không áp dụng hình phạt này đối với tội phạm có tính chất kinh tê và hơn thế nữa là vô hiệu hóa hình phạt tử hình bằng cách ngăn chặn các hành vi phạm tội từ trứng nước, để cho việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ tồn tại trong luật chứ không bao giờ diễn ra trong thực tế. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 1.PGS.TS Võ Khánh Vinh; PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng- Pháp luật thi hành án hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn-NXB Tư Pháp. 2006 2.TS Uông Chu Lưu,Viện nghiên cứu khoa học pháp lý– Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, tập I phần chung, NXB chính trị Quốc Gia. 3.Nguyễn Cửu Việt- giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật- NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2001. 4.Th.s Trần Quang Huy, luận văn Vấn đề áp dụng hình phạt tử hìnhtrong các tội có tính chất kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nôi, 2007. 5.Th.s Trần Thu Huyền, luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006. 6.Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999(2005)Nxb chính trị Quốc Gia, HN. 7.Đảng Cộng sản Việt Nam( 2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà nội. 8.Đảng cộng sản Việt Nam( 2005),Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, HN. 9.Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội Danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, HN. 10.Trương Quang Vinh, Dư luận một số nước việc áp dụng hình phạt tử hình, tạp chí luật học. 11.Trần Hữu Nam, luận văn Thạc sĩ luật học Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Đại học quốc gia HN, 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan