Nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam

Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn CN Tàu Thủy VN – Vinashin. • Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế T/Tr • Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHÓM 5 LỚP NH ĐÊM 1- K22 Danh sách thành viên • Đặng Thị Ngọc Diễm • Nguyễn Hoàng Nam • Ngô Thị Hồng Nga • Lê Hoài Khánh Vi Nội dung chính I. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam III. Giải pháp xử lý nợ xấu IV. Ví dụ về cách xử lý nợ xấu I. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 1. Khái niệm nợ xấu: 2. Bản chất nợ xấu: • Nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. • Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí . I. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 3. Phân loại nợ xấu: • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất cao • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi, nguy cơ mất vốn II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 1. Khái quát tình hình nợ xấu: II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 1. Khái quát tình hình nợ xấu: • Nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán; trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn (đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu). • 6 ngành kinh tế chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất, là: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 22,5% tổng nợ xấu toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ là 7,83% và 19,25%; buôn bán, sửa chữa, ô tô, xe máy 18,52%; vận tải, kho bãi chiếm 11% và xây dựng là 9,5%. I. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 1. Khái quát tình hình nợ xấu: I. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 1. Khái quát tình hình nợ xấu: Biểu đồ: Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM 2010-2011 II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 1. Khái quát tình hình nợ xấu: Biểu đồ: Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM 2010-2011 II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 2. Phân loại nợ xấu theo đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay:  Nợ xấu đối với tín dụng bất động sản - Thống kê toàn hệ thống ngân hàng đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 201.000 tỷ đồng giảm 14,25% so với 31/12/2010, chiếm khoảng 8,45% tổng dư nợ của toàn hệ thống. - Nợ xấu bất động sản chiếm 3,8% trong tổng dư nợ bất động sản,trong đó khối ngân hàng cổ phần có tỷ lệ nợ xấu bất động sản cao nhất, chiếm 2,61% trong tổng dư nợ cho vay bất động sản của khối này. II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 2. Phân loại nợ xấu theo đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay:  Nợ xấu đối với tín dụng bất động sản - Đến 31/8/2012 dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 6,6%. II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 2. Phân loại nợ xấu theo đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay:  Nợ xấu đối với những khoản vay đầu tư chứng khoán - Theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước hiện nay dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 6,5% vốn tự có, và tổng dư nợ cho vay ở lĩnh vực này lên đến hơn 10.000 tỷ đồng, nếu tính cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài. II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 2. Phân loại nợ xấu theo đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay:  Nợ xấu đối với những khoản vay đầu tư chứng khoán - Tính đến ngày 31/5/2012, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán khoảng 12.000 tỷ đồng tương đương 6,5% dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh BĐS và con số nợ xấu cho vay đầu tư chứng khoán chiếm 10,3% tổng nợ xấu của hệ thống và nợ xấu khoảng 485 tỷ đồng. I. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 1. Phân loại nợ xấu theo đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay:  Nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước - Trong những đối tượng vay tín dụng ở ngân hàng, thì các doanh nghiệp quốc doanh là một trong những khách hàng lớn của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh hoặc các ngân hàng mà cổ phần nhà nước chiếm đại đa số như Vietinbank, Vietcombank, Agribank, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 2. Phân loại nợ xấu theo đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay:  Nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước - Cụ thể theo thống kê năm 2010, nợ xấu từ phía các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 60% tổng số nợ xấu. Thêm vào đó đến thời điểm tháng 9/2012, theo báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu. II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam • Do bản thân các Tổ chức tín dụng • Do chính Doanh nghiệp đi vay • Do cơ chế chính sách vĩ mô • Do môi trường, điều kiện trong và ngoài nước từng thời kỳ • Do công tác thanh tra, giám sát hạn chế. II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 4. Tác động của việc gia tăng nợ xấu • Đối với các ngân hàng: • Làm tăng chi phí hoạt động do phải trích lập dự phòng • Lợi nhuận suy giảm • Mất uy tín trên thị trường II. Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 4. Tác động của việc gia tăng nợ xấu • Đối với nền kinh tế: • Việc tăng cao của tỷ lệ nợ xấu có tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế. • Nợ xấu cao sẽ dẫn đến rủi ro vỡ thanh khoản cao, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ. Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng, nên bất kỳ một ngân hàng nào gặp phải những rủi ro trên thì đều có khả năng sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống. III. Giải pháp xử lý nợ xấu 1. Giải pháp từ phía các NHTM • Tổ chức khai thác: Khai thác là một quá trình làm việc với khách hàng đi vay cho đến khi khoản cho vay được trả một phần hay toàn bộ mà người thu nợ không dựa vào các công cụ pháp lí để ép buộc con nợ. Vì tổ chức khai thác không phải là một công cụ pháp lí, nó có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản cho vay. Các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người đi vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn III. Giải pháp xử lý nợ xấu 1. Giải pháp từ phía các NHTM: • Tổ chức thanh lý: Thanh lí là một quá trình trong đó Ngân hàng thương mại sẽ ép buộc người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp pháp lí để đạt mục tiêu thu hồi khoản nợ xấu. Nếu Ngân hàng thấy rõ là việc tổ chức khai thác không tiện lợi, việc thanh lí ở một trong vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lí một khoản cho vay đã trở nên đáng nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (thuộc nhóm 4 và 5). Khi phương pháp này được lựa chọn, có nghĩa là Ngân hàng đã quyết định sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố kể trên và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người đi vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn là mạo hiểm đối với Ngân hàng III. Giải pháp xử lý nợ xấu 2. Giải pháp từ phía chính phủ, NHNN: • Thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc NHNN. • Xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các NHTM III. Giải pháp xử lý nợ xấu 3. Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại: • Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. • Thứ hai, cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn hiện nay. • Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. • Thứ tư, tăngtỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng III. Giải pháp xử lý nợ xấu 3. Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại: • Thứ năm, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. • Thứ sáu, khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém.. • Thứ bảy, miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. III. Giải pháp xử lý nợ xấu 3. Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại: • Thứ tám, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp • Thứ chín, nhanh chóng có nhiều giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường bất động sản. • Thứ mười, cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng IV. Ví dụ về xử lý nợ xấu 1. Tình hình nợ xấu tại VCB Nha Trang: • Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,75% - vượt mức khống chế tối đa của VCBTW. • Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành chính như sau : + Ngành thủy sản : 7,8% / tổng nợ xấu + Ngành thi công xây dựng : 58,36% / tổng nợ xấu. + Các ngành khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ, chưa thu xếp được nguồn để trả nợ ngân hàng: 33,8%/ tổng nợ xấu. IV. Ví dụ về xử lý nợ xấu 2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu: • Chính sách thắt chặt đầu tư côngtheo Nghị quyết 11/NQ- CP năm 2011 làm cho các công trình có nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hưởng. • Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như dự án Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Tây Lê Hồng Phong…. bị ngưng lại do thiếu vốn. • Số lượng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang giảm sút về cả số lượng và giá trị. IV. Ví dụ về xử lý nợ xấu 2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu: • Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn CN Tàu Thủy VN – Vinashin. •Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế T/Tr . • Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định. IV. Ví dụ về xử lý nợ xấu 3. Biện pháp xử lý nợ xấu: • Trong năm 2012, Chi Nhánh cũng đã tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ có vấn đề theo QĐ số 106 của TW như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi. IV. Ví dụ về xử lý nợ xấu 3. Biện pháp xử lý nợ xấu: • Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh vực thi công, xây dựng, Chi Nhánh cũng đã rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tư và Ngân hàng để quản lý dòng tiền của công trình về VCB Nha trang thu nợ. • Chi nhánh cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780 của NHNN và hướng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn…cho khách hàng. IV. Ví dụ về xử lý nợ xấu 4. Kết quả đạt được: • Với các biện pháp xử lý kiên quyết, trong năm 2012 Chi nhánh cũng đã thu hồi được 13.823 triệu đồng nợ xấu, trong đó: + Ngành thi công xây dựng là 9.823 triệu đồng. + Ngành thủy sản 3.1 tỷ đồng. + Ngành vận tải biển: 900 triệu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfppt_no_xau_8783.pdf
Luận văn liên quan