Ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục

Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N2, O2, CO2. ngòai ra còn có một số khí hiếm như néon, héli, métan, kripton, . Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 - 4p.100 thể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người). Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng là thành phần của thiên nhiên, thường gặp trong không khí. Nhiễm bẩn không khí là kết quả của sự thải vào không khí những khí, hơi, giọt và phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó một lượng quá lớn các thành phần bình thường chẳng hạn CO2 và các phần tử rắn lơ lững do đốt các lọai nhiên liệu. Ô nhiễm không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi). Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng. Việc phân lọai, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào quan điểm chung cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả họat động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ thứ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không khí do sử dụng than đá làm nguồn năng lượng nhiệt. Nhiễm bẩn không khí từ lò đốt trong nhà chắc là hình thức gây nhiễm bẩn sớm nhất, mặc dù khả năng gây tác động có hại bên trong nhà thường mang tính cá biệt. Việc thay than bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đã làm giảm bớt ô nhiễm do khói than gây ra. Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dầu khí vẫn còn quá nhiều, nhất là do các động cơ đốt trong. Hiện nay, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn không khí. Các động cơ đốt trong xả ra không khí carbon oxyd, chì, nitơ oxyt và nhiều hydrocarbua khí. Nồng độ cục bộ của các chất nầy rất cao, nhất là ở trung tâm thành phố có giao thông sầm uất. Trong điều kiện thông gió tự nhiên không đủ và cường độ bức xạ cao sẽ gây ra phản ứng phức tạp giữa nito oxyd và hydrocarbua tạo nên nito peoxy axinitrat và nhiều chất đặc biệt được gọi chung là “các oxyt quang hóa học”. I. Ô Nhiễm Không khí: 1. Vài nét về ô nhiễm Không khí: 2. Ảnh Hưởng Của Ô Nhiễm Không Khí: 2.1. Tác động của ô nhiễm không khí tới thời tiết, khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển nước bị acid hóa. Các dòng chảy do mưa acid đổ vào ao, hồ sẽ làm độ pH của 2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người 3.3. Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và các công trình xây dựng 3. Các Nguồn gây ô nhiễm: 3.1. Nguồn tự nhiên: 3.2. Nguồn nhân tạo: 4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí 4.1. Biện pháp kỹ thuật 4.2. Biện pháp quy hoạch 4.3. Biện pháp Y tế-Giáo dục II. Ô nhiễm Do Bức xạ: 1. Hiện trạng bức xạ môi trường ở Việt nam 2. Ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ đối với cơ thể. 3. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp 3.1. Cấp cứu 3.2. Biện pháp đề phòng chung về kỹ thuật 3.3. Dụng cụ phòng hộ cá nhân. 3.4. Biện pháp y tế 4. Các yêu cầu vệ sinh và an toàn khi làm việc tiếp xúc với tia phóng xạ. 4.1. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ kín. 4.2. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở 4.3. Bảo vệ sức khỏe cán bộ, công nhân có tiếp xúc với tia phóng xạ trong khi làm việc. 5. Một số tiêu chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ: 5.1 giới hạn về liều bức xạ với nhân viên chuyên nghiệp: 5.2 giới hạn về liều bức xạ với dân thường: 5.3. Giới hạn về liều đối với người chăm sóc và thăm người bệnh

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 26260 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô Nhiễm Không khí: 1. Vài nét về ô nhiễm Không khí: Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N2, O2, CO2. ngòai ra còn có một số khí hiếm như néon, héli, métan, kripton,... Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 - 4p.100 thể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người). Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng là thành phần của thiên nhiên, thường gặp trong không khí. Nhiễm bẩn không khí là kết quả của sự thải vào không khí những khí, hơi, giọt và phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó một lượng quá lớn các thành phần bình thường chẳng hạn CO2 và các phần tử rắn lơ lững do đốt các lọai nhiên liệu. Ô nhiễm không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi). Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng. Việc phân lọai, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào quan điểm chung cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả họat động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ thứ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không khí do sử dụng than đá làm nguồn năng lượng nhiệt. Nhiễm bẩn không khí từ lò đốt trong nhà chắc là hình thức gây nhiễm bẩn sớm nhất, mặc dù khả năng gây tác động có hại bên trong nhà thường mang tính cá biệt. Việc thay than bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đã làm giảm bớt ô nhiễm do khói than gây ra. Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dầu khí vẫn còn quá nhiều, nhất là do các động cơ đốt trong. Hiện nay, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn không khí. Các động cơ đốt trong xả ra không khí carbon oxyd, chì, nitơ oxyt và nhiều hydrocarbua khí. Nồng độ cục bộ của các chất nầy rất cao, nhất là ở trung tâm thành phố có giao thông sầm uất. Trong điều kiện thông gió tự nhiên không đủ và cường độ bức xạ cao sẽ gây ra phản ứng phức tạp giữa nito oxyd và hydrocarbua tạo nên nito peoxy axinitrat và nhiều chất đặc biệt được gọi chung là “các oxyt quang hóa học”.  2. Ảnh Hưởng Của Ô Nhiễm Không Khí: 2.1. Tác động của ô nhiễm không khí tới thời tiết, khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển Cùng với việc môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm đã dẫn đến khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời của khí quyển tăng lên thì "hiệu ứng nhà kính" do khí thải CO2 càng trở nên rõ rệt mà hậu quả chung là khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Đó là vấn đề "ấm lên toàn cầu" được các nhà môi trường học đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Ngoài ra các hạt vật chất như bụi khói tăng lên sẽ làm giảm lượng bức xạ mặt trời đi đến mặt đất. Vì vậy, gây nên "hiệu ứng làm lạnh" khí hậu thế giới, cuối cùng tạo ra một kỷ nguyên băng giá. Hiện nay người ta chưa biết hiệu ứng nào sẽ thắng thế, tuy nhiên sự tác động qua lại của chúng sẽ gây ra sự bất ổn về thời tiết trong qui mô toàn cầu. Nguồn và các loại hình của một số khí nhà kính quan trọng nhất - Carbon dioxit (CO2): được tạo ra do đốt nhiên liệu hoá thạch (dầu, than và khí đốt thiên nhiên), bốc cháy của các khí tự nhiên, thay đổi cách sử dụng đất (phá rừng, đốt và mở đất làm nông nghiệp) và sản xuất xi măng. - Mêtan (CH4): do san lấp các vùng đất ngập nước, đầm lầy, từ gia súc, khai thác mỏ than, cấy lúa nước, rò rỉ các ống dẫn khí đốt thiên nhiên, đốt sinh khối. 1 phân tử mêtan giữ nhiệt gấp 20 - 30 lần 1 phân tử CO2. Trong thời gian tới, đây sẽ trở thành khí nhà kính quan trọng nhất. - Chlorofluorocarbons (CFCs): là những sản phẩm công nghiệp được chế ra từ những năm 1930. Chúng được dùng trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ của ô tô, các dung môi, các chất phun hạt mịn, các chất cách ly. Đây là khí nhà kính mạnh nhất. Khi ở trong khí quyển, 1 phân tử CFC có khả năng giữ nhiệt gấp 20.000 so với 1 phân tử CO2. Ở tầng bình lưu CFCs hủy hoại tầng ozôn. - Điôxit nitơ (NO2): được tạo ra do đốt than và củi và hoạt động của các vi khuẩn đất. Đây là loại khí bền vững, có thể đạt tới tầng bình lưu và cũng hủy hoại tầng ozôn. - Ôzôn (O3): là một dạng không bền vững của oxy. Chúng được tạo ra do quá trình quang hóa trong khí quyển khi oxit nitơ phản ứng với các chất hữu cơ. Ở tầng thấp, ozôn là một khí nhà kính, ở tầng cao của khí quyển, ozôn lại hấp thụ phần lớn các tia tử ngoại của mặt trời. Một vấn đề khác của ô nhiễm khí quyển là "sự mỏng đi của tầng ozon". Trái đất được che chở bởi một tầng ozon (ở độ cao 25 - 30 km) trong tầng bình lưu (độ cao 11-65 km), nó ngăn chặn các tia cực tím từ mặt trời, các tia này có thể gây ra những tác hại xấu cho sinh vật và con người trên mặt đất như đục thuỷ tinh thể, ung thư da. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc (1991), sự giảm sút 1% tầng ozôn trong khí quyển đã làm lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất tăng lên 2%, điều đó làm cho số trường hợp bị ung thư tăng lên 5 đến 7%, cụ thể bao gồm 300.000 trường hợp. Sự làm giảm sút mật độ tầng ozôn còn làm biến đổi tính chất của chuỗi thức ăn và làm giảm năng suất nông nghiệp và năng suất vực nước. Quả vậy, nếu chiếu tia tử ngoại liều cao vào ngô, hay lúa, năng suất thu hoạch lúa, ngô sẽ giảm sút về chất lượng và số lượng. Sự giảm sút tầng ozôn còn gây ra sự thay đổi về khí hậu bởi lẽ sự gia tăng của tia tử ngoại góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính. Những nghiên cứu khẳng định rằng, nhân tố chính làm giảm sút tầng ozôn là chất CFCs và trong chừng mực nào đấy là các chất khí như nitơ oxit và mêtan.Việc sử dụng nhiều các chất CFC (Cloro - Fluro - Cacbon, các chất dùng trong kỹ nghệ lạnh, trong công nghệ rửa mạch in điện tử hay trong các bình xịt nước hoa,..) trong những năm gần đây đã để lại sự tích luỹ chúng trong tầng bình lưu khí quyển. Các chất CFC làm huỷ hoại tầng ozon (O3), làm suy giảm nồng độ, độ dày tầng ozon. Quan sát cho thấy sự suy giảm xảy ra mạnh ở trên hai cực, tạo ra các "lỗ hổng ozon". Mưa acid là tác nhân ô nhiễm thứ cấp, cũng là vấn đề quan trọng trong ô nhiễm không khí. Nước mưa bình thường chỉ mang tính acid nhẹ, không có tác hại gì. Tuy nhiên, các khí thải như SO2, NO2 do con người thải vào khí quyển hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt acid sulfuric (H2SO4), acid nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt acid này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ acid dưới 5,6 được gọi là mưa acid. Mưa acid ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực. Phần lớn các hồ nước ở Bắc Âu bị acid hóa. Riêng ở Canada có tới 4.000 hồ nước bị acid hóa. Các dòng chảy do mưa acid đổ vào ao, hồ sẽ làm độ pH của ao, hồ giảm nhanh chóng, các sinh vật trong ao, hồ, suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa acid ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa acid sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Những tác hại do mưa acid gây ra cho nhiều nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Hàng triệu ha rừng bị ảnh hưởng của mưa acid. Mưa acid còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại, làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng, các tượng đài, các di tích lịch sử và văn hoá như cố cung ở Bắc Kinh, Kim tự tháp ở Ai Cập, lăng Taj Mahal ở Ấn Độ,... những di tích đó được làm bằng đá quí rất cứng và chịu được mưa gió hàng nghìn năm, nhưng mấy năm gần đây người ta thấy xuất hiện những vết đen lồi lõm lấm chấm như mặt tấm gỗ mọt và bị bào mòn với tốc độ nhanh chóng. Tượng đá khổng lồ nhân sư Sphinx (Ai Cập) tồn tại hơn 5.000 năm qua nhưng hiện nay bị "lên sởi" xuất hiện các vết đen lấm tấm do các hạt axit đang gặm nhấm. 2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người Hiện nay tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng cùng với nó là hiện tượng ô nhiễm không khí tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng gia tăng. Các nguồn ô nhiễm không khí không những gây ra ô nhiễm không khí trong khu vực đô thị và khu công nghiệp, mà còn khuyếch tán đi xa, gây ô nhiễm không khí vùng xung quanh. Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khoẻ con người, với hai cơ quan chính của con người là mắt và đường hô hấp. Ảnh hưởng cấp tính có thể gây ra tử vong. Ảnh hưởng mãn tính gây ra bệnh ung thư phổi. + Khí Cacbon oxit (cacbon monoxit - CO) là một loại khí không màu, không mùi, không vị. Con người đề kháng với khí CO rất khó khăn. Nó phát sinh từ sự thiêu đốt các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon, và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ CO cao trong không khí có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxygen trong máu, do CO thay thế O2, liên kết với hemoglobin trong máu. + Khí SO2: Do quá trình tác dụng của quang hoá học hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 dễ dàng bị oxi hoá và biến thành SO3 trong khí quyển. SO3 tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm ướt và biến thành axit sulfuric hay là muối sulfat. SO2 và H2SO4 đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và động vật. Ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật, ở mức nồng độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý đối với bộ máy hô hấp và có thể gây tử vong. + Khí NOx (nitơ oxit) là khí có màu hơi hồng, mùi của nó có thể phát hiện thấy khi nồng độ của nó vào khoảng 0,12 ppm. Khi trời có mưa, nước mưa sẽ rửa không khí bị ô nhiễm khí NO2 và hình thành mưa axit. Nitơ oxit (NO) với nồng độ thường có trong không khí nó không gây ra tác hại với sức khoẻ của con người, chỉ nguy hại khi nó bị oxi hoá thành NO2. Con người tiếp xúc lâu với không khí có nồng độ khí NO2 khoảng 0,06 ppm đã gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi, mắt và nếu nồng độ cao có thể gây ung thư. Vì vậy có thể nói rằng không khí ở các vùng đô thị bị nhiễm bẩn khí NO2 sẽ gây tác hại đối với sức khoẻ của con người. Cho đến nay, toàn thế giới đều đã biết về thảm họa Bhopal (Ấn Độ) - sự cố công nghiệp lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay. Đó là vụ rò rỉ khí MIC (khí methyl - iso- cyanate) ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của tập đoàn Union Cabede (Mỹ) tại Bhopal. Khí MIC là một loại khí độc, nó tác dụng với nước rất nhanh, đi sâu vào đường hô hấp của con người sẽ làm cho phổi bị phù thủng. Theo tin chính thức, có 2500 người bị thiệt mạng và rất nhiều người khác mắc phải các bệnh mãn tính. Trong khi đó, theo báo cáo không chính thức của địa phương cho biết, tổng số thiệt hại cao hơn rất nhiều với khoảng 5.000 đến 15.000 trường hợp tử vong, 2 triệu người bị nhiễm độc, trong đó có nhiều người bị đui mù. Cứ 3 em bé mới sinh, mà mẹ của chúng có thai vào thời gian xảy ra thảm hoạ trên thì chỉ có 1 em sống được. Rất nhiều trẻ em ở Bhopal sinh ra sau vụ rò rỉ hóa chất trên bị tật bẩm sinh về cơ thể. 3.3. Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và các công trình xây dựng Nồng độ SO2 trong không khí chỉ độ 0,03 ppm đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá vàng úa và rụng. Khí SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông. Các cây thuộc họ thông cũng rất nhạy cảm với khí SO2. Nhiều loài hoa và cây ăn quả kể cả cam quýt, đặc biệt nhạy cảm đối với Cl2 trong nhiều trường hợp ngay cả nồng độ tương đối thấp. Khí SO2 cũng gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng chính vì sự biến đổi thành axit sulfuric (mưa axit) có phản ứng mạnh. Chúng làm hư hỏng, làm thay đổi tính năng vật lý, làm thay đổi màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến và vữa xây, cũng như phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài. Sắt thép và các kim loại khác ở trong môi trường khí ẩm, nóng bị ô nhiễm khí SO2 thì bị han gỉ rất nhanh. Các nghiên cứu khoa học cho biết các loại khí NOx có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông và ni lông, giảm rỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat. 3. Các Nguồn gây ô nhiễm: Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. 3.1. Nguồn tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. 3.2. Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. 4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí Để đảm bảo sự trong sạch cho không khí trong thành phố, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:  4.1. Biện pháp kỹ thuật - Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm, cần được thay thế bằng các dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn. - Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được thay thế bằng chạy điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng (muội than) và SO2 Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải ô tô thiết kê hoặc thay thế loại động cơ đốt trong đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các loại xăng cao cấp để thải ít nhất các chất gây ô nhiễm không khí....Ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe tư nhân .Với vận tải bằng đường săt, cần điện khí hóa ngành này đồng thời cần phải chuyển các xưởng sửa chữa ra khỏi thành phố.  4.2. Biện pháp quy hoạch - Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây mới); và phải chuyển nó ra khỏi thành phố. Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bảo hòa hơi nước, và làm thay đổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong ngày, số ngày mưa và số ngày sương mù tăng, và do sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí thành phố. - Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân đân, nhưng cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi qui trình công nghệ với các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ sinh. - Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiên các vấn đề về an toàn giao thông(trong thành phố phải có những bãi đỗ xe công cộng, xây dựng các cầu vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu vượt hoặc đường ngầm cho khách bộ hành qua lại ở các ngã tư.... -Sau cùng là tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố (gồm cả diện tích cây xanhvà diện diện tích mặt nước), lục hóa các vùng bảo vệ, các quảng trường; thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các rừng, công viên, tăng diện tích cây xanh cho mỗi đẩu người lên trên 50 m2. Bên cạnh đó, cần phải qui định những biện pháp nghiêm ngặt kiểm tra trước hết đối với các xí nghiệp công nghiệp mới, đồng thời áp dụng chocả các xí nghiệp cũ. 4.3. Biện pháp Y tế-Giáo dục - Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về vấn đề phòng chống ô nhiễm - Cần tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn đề kỹ thuật mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác hại lên sức khỏe và bệnh tật, lên môi trường sinh thái như thế nào. Đề xuất được các chiến lược trước mắt và lâu dài phòng chống ô nhiễm không khí cho một khu công nghiệp hay cho cả một vùng lãnh thổ. Ô nhiễm Do Bức xạ: Hiện trạng bức xạ môi trường ở Việt nam Các nguồn bức xạ ion hóa bắt đầu được sử dụng ở Việt nam từ năm 1923 trước tiên là để chữa bệnh ung thư ở Viện Radium Đông Dương nay là bệnh viện K. Trong suốt 80 năm qua, ngành y tế vẫn liên tục sử dụng và sử dụng ngày càng nhiều đồng vị phóng xạ để chữa bệnh u bướu và chẩn đoán một số bệnh. Từ năm 1958, các phương pháp hạt nhân bắt đầu được sử dụng không những cho ngành y tế mà trong cả một số lĩnh vực khác, trước hết là phục vụ việc thăm dò khoáng sản ở miền Bắc. Năm 1963 lò phản ứng hạt nhân đầu tiên với công suất 250 kW ở Đà Lạt được khánh thành và đi vào hoạt động. Tại Viện Vật lý ở Nghĩa Đô, Hà Nội đã đưa vào sử dụng máy phát nơtron 14 MeV năm 1974 và máy gia tốc electron Micrỏton MT-17 năm 1982. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ngành hạt nhân nước ta chính thức tập hợp lại với sự ra đời của Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia. Năm 2001, tại Viện K, lần đầu tiên ở nước ta bắt đầu sử dụng chùm lượng tử phát ra từ máy gia tốc electron để chữa bênh u bướu. Kể từ khi các nguồn bức xạ ion hóa bắt đầu được sử dụng ở Việt nam tới nay, số nguồn bức xạ ion hóa được đưa vào ứng dụng đã tăng lên nhiều. Phạm vi ứng dụng cũng được mở rộng hơn nhiều so với trước đây. Ngày nay các nguồn bức xạ không chỉ được dùng để chữa trị ung thư như lúc ban đầu mà còn được sử dụng rộng rãi trong y tế, trong công nghiệp giấy, xi măng, thăm dò tài nguyên khoáng sản… và cả trong công nghiệp thực phẩm như các nhà máy bia, nước giải khát, đồ hộp, xử lý bức xạ nhắm tăng cường chất lượng và bảo quản thực phẩm. Ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ đối với cơ thể. Tia phóng xạ khi chiếu từ bên ngoài vào bề mặt cơ thể thì được gọi là tia tác dụng ngoại chiếu. Chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể (qua đường thở, đường tiêu hóa), tới tận máu, tận xương, tận các tổ chức của cơ thể đồng thời gây tác dụng chiếu xạ thì tác dụng này gọi là tác dụng nội chiếu (bị chiếu xạ từ bên trong). Chiếu xạ từ bên ngoài hay từ bên trong đều có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, nhưng chiếu xạ từ bên trong gây nguy hiểm hơn vì thời gian bị chiếu xạ lâu hơn, diện chiếu xạ rộng hơn, cách đào thải chất phóng xạ ra ngoài cơ thể cũng có những khó khăn nhất định. Về mặt lâm sàng khi chiếu tia phóng xạ hoặc bị nhiễm chất phóng xạ quá liều cơ thể có những biểu hiện sau đây: +Ảnh hưởng sớm – nhiễm phóng xạ cấp tính. Bệnh nhiễm phóng xạ cấp tính có thể xẩy ra rất sớm sau vài giờ hoặc vài ngày, khi cơ thể bị nhiễm xạ toàn thân trong một lúc với liều lượng phóng xạ trên 300Rem. Trong bệnh phóng xạ cấp tính có các triệu chứng sau: - Hiện tượng rối loạn chức phận của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là ở vỏ não: nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, dễ hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, chán ăn, cảm giác mệt mỏi. -Da bị bỏng hoặc bị tấy đỏ ở chỗ tia phóng xạ chiếu qua. -Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, các tế bào máu ở ngoại vi và ở tủy xương bị giảm, đặc biệt là ở dòng bạch cầu và tiểu cầu, hồng cầu cũng giảm nhưng muộn hơn, kết quả là bệnh nhân bị thiếu máu nặng, giảm khả năng chống đỡ các bệnh nhiễm trùng, chảy máu kéo dài. - Gầy, sút cân dần dần, có thể chết trong tình trạng suy nhược toàn bộ cơ thể, hoặc bệnh nhiễm trùng nặng. Trong bệnh phóng xạ, còn có những rối loạn chuyển hóa chất về nhiều mặt. Bệnh phóng xạ cấp tính chỉ gặp trong những vụ nổ vũ khí hạt nhân, những tai nạn bất ngờ ở các lò phản ứng nguyên tử, rất hiếm gặp trong điều kiện sản xuất, nghiên cứu thông thường. +Ảnh hưởng muộn - nhiễm phóng xạ mãn tính. Trong bệnh phóng xạ mãn tính, các triệu chứng bệnh xuất hiện muộn, nhiều khi lâu tới hàng năm, hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu tia phóng xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm một lúc với liều phóng xạ khoảng trên dưới 200Rem hoặc nhiễm những liều lượng nhỏ tia hoặc chất phóng xạ nhưng trong một khoảng thời gian dài. Triệu chứng sớm nhất trong bệnh nhiễm phóng xạ mãn tính là hội chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, tiếp đó là hiện tượng rối loạn chức phận cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hóa chất đường, lipit, protit, muối khoáng, cuối cùng là sự thoái hóa, suy sụp chức phận ở toàn bộ các cơ quan và hệ thống. Bệnh nhân bị nhiễm xạ mãn tính có thể có hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương,... Bệnh phóng xạ có xảy ra hay không, bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: -Tổng liều chiếu xạ và liều chiếu xạ mỗi lần. Tổng liều càng lớn tác hại càng mạnh. Nhiễm 300Rem, bệnh nhẹ có thể chữa được. Nhiễm 600Rem, bệnh nặng chắc chắn chết. Cùng một tổng liều, nếu được chiếu phân tán thành nhiều liều nhỏ thì tác hại sẽ ít hơn là bị chiếu gộp cả một lần. -Diện tích cơ thể bị tia phóng xạ chiếu càng rộng càng nguy hiểm, bị chiếu toàn thân nguy hiểm hơn khi bị chiếu ở một bộ phận. Vùng bị chiếu gây ra những tác hại nặng nề nhất là vùng đầu, vùng bụng. -Các tế bào trẻ như tế bào ung thư, tế bào của tổ chức thai nhi có tính mẫn cảm với tia phóng xạ cao hơn các tế bào già trưởng thành. -Tình trạng cơ thể mệt mỏi, đói, nhiễm độc, nhiễm trùng làm tăng thêm tính nhạy cảm của cơ thể đối với tác dụng của tia phóng xạ. -Bản chất vật lý của tia phóng xạ và đặc tính hóa lý của chất phóng xạ. Tia X và nơtroo gây iôn hóa mạnh hơn tia γ. Chất phóng xạ Na24 tác dụng đến tòan thân nhưng thời gian tác dụng ngắn, chất I131 tập trung ở tuyến giáp, chất Sr40 tích lũy ở xương,... Biết rõ đặc tính và tác hại của các loại tia phóng xạ và chất phóng xạ chúng ta có thể đề ra được những biện pháp phòng chống tốt nhất để ngăn ngừa những ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể. Và sau đây là SƠ ĐỒ MINH HỌA QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN DO ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA  3. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp 3.1. Cấp cứu Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính thì cán bộ y tế, an toàn lao động phải đến ngay nơi xảy ra nhiễm độc, tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc phối hợp với cơ quan tìm ra nguyên nhân, đề ra phương pháp cải thiện điều kiện lao dộng không cho tái phát. Cách cấp cứu khi có nhiễm độc: -Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, thay bỏ quần áo, chú ý giữ yên tĩnh, ủ ấm cho nạn nhân. -Cho ngay nạn nhân thuôc trợ tim, trợ hô hấp hoặc hô hấp nhân tạo. -Mất tri giác thì châm vào ba huyệt: khúc tri, ủy trung, thập tuyền cho chảy máu hoặc bấm ngón tay vào các huyệt đó. -Rửa tay bằng nước xà phòng nơi bị thấm chất độc có tính ăn mòn như kiểm, axit và rửa ngay bằng nước sạch. 3.2. Biện pháp đề phòng chung về kỹ thuật -Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất hoặc dùng chất ít độc hơn. Cấm dùng chì trong sản xuất sơn màu, thay chì trắng bằng kém hoặc titan, dùng xăng, cồn thay cho benzen. Không dùng bnaphtilamin trong sản xuất thuốc nhuộm (chất gây ung thư). -Cơ khí hóa tự động hóa trong quá trình sản xuất hóa chất. Các nhà máy hóa chất hiện đại được tự động hóa sản xuất, điều khiển từ xa và để ngỏ ở ngoài trời, sẽ tránh được nhiễm độc và không gây ứ đọng chất độc. -Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra chất lượng xem có rò, rỉ, nứt, hở không và sửa chữa kịp thời. -Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất. Bố trí riêng các bộ phận tỏa ra hơi độc. Nếu nhà có nhiều tầng, hơi độc có tỷ trọng nhỏ hơn không khí thì nên bố trí bộ phận có hơi độc ở tầng cao và đặt ở cuối chiều gió. Tường, trần, sàn xây bằng vật liệu không hút ẩm, không ăn mòn và dễ lau chùi. -Nếu không thẻ khép kín được quá trình công nghệ thì phải tổ chức thông gió hút hơi khí độc tại chỗ. Ngoài ra phải thiết kế hệ thống thông gió, bơm không khí sạch vào nơi sản xuất để hạ thấp nồng độ chất độc còn lại xuống mức cho phép. -Xây dựng và kiện toàn chế độ công tác an toàn lao động. Kiện toàn công tác bảo hộ lao động, huấn luyện cho công nhân về vệ sinh an toàn trong kỹ nghệ hóa chất: biết đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể, biết các triệu chứng nhiễm độc đầu tiên, biết cách tự cấp cứu và tương cứu khi bị nhiễm độc cấp tính. Huấn luyện kỹ thuật an toàn trong thao tác, sử dụng các thiết bị, biết bảo quản sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân. Có kế hoạch kiểm tra an toàn máy móc, kịp thời pháp hiện hư hỏng và tu sửa ngay. Thường xuyên theo dõi các công trình thiết bị thông gió, chống hơi, khí, bụi độc để kịp thời sửa chữa khi bị hư hỏng. Làm việc trong gầm tàu, két xăng kín, giếng bỏ lâu không dùng phải kiểm tra hơi khí độc trước khi làm. Khi làm phải có hai người, một người làm và một người theo dõi đề phòng sự cố. 3.3. Dụng cụ phòng hộ cá nhân. Dùng mặt nạ phòng độc tùy theo chất độc mà dùng các loại mặt nạ có chất khử độc tương ứng. 3.4. Biện pháp y tế Công nhân tíếp xúc với chất độc phải được khám tuyển. Người mắc bệnh không được làm việc tiếp xúc với chất độc. Khám định kỳ (3-6-12 tháng) để kiểm tra sức khỏe, phát hiện người bị nhiễm độc nghề nghiệp và điều trị kịp thời, tiến hành giám định khả năng lao động và bố trí nơi công tác mới thích hợp cho họ. Đối với công nhân thường xuyên tiếp xúc với chất độc cần được hưởng chế độ bồi dưỡng hiện vật, ăn nhiều đạm, thịt, cá, trứng và rau quả xanh có nhiều sinh tố, nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với chất độc. 4. Các yêu cầu vệ sinh và an toàn khi làm việc tiếp xúc với tia phóng xạ. Nguồn phóng xạ được chia thành nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ hở. 4.1. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ kín. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ kín là tiếp xúc với tia phóng xạ không phải trực tiếp đụng chạm tới chất phóng xạ trong quá trình làm việc. Thí dụ: dùng tia rơnghen để chuẩn đoán và điều trị bệnh. Dùng tia γ của Co60 kiểm tra những vết rạn nứt ở kim loại hoặc đường ống,... Để hạn chế đến mức tối thiểu tác dụng của tia phóng xạ đối với cơ thể, cần thực hiện những biện pháp sau đây: a)Bóng phát tia rơnghen phải được bọc bớt bằng vỏ chì, các chất phóng xạ lúc bình thường để trong hộp chì kín. Bảng dưới đây là bề dày cần thiết của lớp chì bảo vệ. Để bọc bóng rơnghen  Để đựng chất phóng xạ   Điện thế của máy (Kv)  Bề dày lớp vỏ chì (mm)  Lượng chất phóng xạ (mgRa)  Bề dày lớp vỏ chì   75  1  50  5.5   100  1.5  200  8   125  2  500  10   175  3  1000  11.5   200  4  5000  15   300  9     400  15  10000  17   Khi dùng chỉ cần hé độ mở cần thiết, không nên mở quá rộng vì tia phóng xạ phát ra xung quanh sẽ nhiều. b)Do cường độ chiếu xạ ở nơi làm việc tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ cơ thể đến nguồn, nên trong thao tác cơ thể càng xa nguồn càng ít nguy hiểm. Khoảng cách xa gấp đôi, cường độ chiếu sáng giảm bốn lần, xa gấp ba, cường độ chiếu sáng giảm chín lần. Thời gian bị chiếu xạ càng ngắn càng tốt. Mối quan hệ giữa cường độ của nguồn, thời gian chiếu và khoảng cách từ nguồn đến cơ thể đảm bảo không bị nguy hại đối với cơ thể tính theo công thức sau: M.t/R2 <= 60 (1) (trang 135, tao không có cái phần đánh công thức tóan học ở đây) Trong đó: M: cường độ nguồn phóng xạ, mg Rad (1mg Radi tương ứng 8.4 R) t: thời gian bị chiếu xạ (h) R: khoảng cách từ cơ thể tới nguồn phóng xạ (m) Nếu hoạt tính nguồn phóng xạ tính theo đơn vị milicuri (mci) thì: Q.t.Kr/8.4R2 <= 60 (2) Trong đó: Q: hoạt tính nguồn phóng xạ (mci) R: khoảng cách từ cơ thể tới nguồn phóng xạ (m) T: thời gian bị chiếu xạ (h) Kr: hằng số ion hóa của chất phóng xạ. Thay thế những trị số đã biết vào công thức trên có thể tìm được cường độ nguồn tối đa cho phép, khoảng cách so với nguồn hoặc thời gian tiếp xúc chỉ nên là bao nhiêu. Các công thức trên cũng vận dụng chung cho cả trường hợp tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở. Thí dụ: có nguồn phóng xạ 60 mgradi, khoảng thời gian tiếp xúc mỗi ngày 1h dùng công thức (1) có thể tính được khoảng cách an toàn là R>= 1m, hoặc dùng nguồn phóng xạ I131 ở cách nguồn 1m, thời gian làm việc mỗi ngày 2h, như vậy cường độ nguồn sử dụng cho phép tối đa tính theo công thức (2) sẽ là Q <= 21.9 mic, biết Kr của I131 là 2.3. c)Buồng rơnghen hoặc buồn sử dụng các tia phóng xạ phải có kích thước đủ rộng trong phòng không được để nhiều đồ đạc để hạ chế phát sinh các thia phóng xạ thứ nhất. Các buồng này cần bố trí riêng biệt có tường bêtông dày, xa nơi tụ tập động hoặc có nhiều người qua lại. Nếu là phong X quang chuẩn đoán bệnh, thì bệnh nhân khi đợi khám phải ngồi đợi ở ngoài, ngăn cách với buồng chiếu bởi lớp tường bê tông dày, không nên ngồi sát cửa vì cửa kính và gỗ không đủ sức cản sự xuyên thấu của tia. d)Trong lúc làm việc, nhân viên công tác phải đeo tạp dề cao su,mang găng tay và đi ủng cao su, đeo kính. Các động tác phải chính xác, nhanh nhẹn để giảm tới mức tối thiểu thời gian tiếp xúc với tia phóng xạ, không được làm việc khác trong buồng phóng xạ. 4.2. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở Khi tíếp xúc với các quặng phóng xạ, dung dịch lỏng, khí, pin phóng xạ, nhân viên công tác, ngoài vấn đề chịu tác dụng của tia phóng xạ ngoại chiếu, còn có thể bị tác dụng nội chiếu của tia phóng xạ. Tác dụng nội chiếu xảy ra khi chát phóng xạ dưới dạng hơi, khí, lỏng, rắn hay dạng bụi bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc đường da. Các biện pháp ngăn ngừa chất phóng xạ vào cơ thể tương tự như các biên pháp phòng chống độc, chống bụi trong công nghiệp. Thông thường tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở là nhân viên các phòng thí nghiệm phóng xạ và công nhân khai thác, vận chuyển, chế biến quặng phóng xạ. a)Yêu cầu vệ sinh an toàn với các buồng thí nghiệm phóng xạ -Các phóng thí nghiệm phóng xạ phải bố trí riêng biệt, có chu vi bảo vệ từ 50-300m tùy theo độc tính và khối lượng chất phóng xạ sử dụng. Diện tích làm việc tối thiểu cho mỗi nhân viên công tác là 4.7m2. Các phòng thí nghiệm dùng chất phóng xạ có hoạt dính thấp có thể xây dựng trong một nhà chung với các phòng làm việc khác nhưng phải ngăn cách riêng, xa các bộ phận khác và phải có cửa ra vào riêng. Dưới đây là ba loại phòng thí nghiệm phóng xạ với ba chu vi bảo vệ khác nhau (Xem bảng dưới đây) Chất phóng xạ  Phòng loại C  Phòng loại B  Phòng loại A    Lượng chất phóng xạ dùng   Loại chất phóng xạ cực độc Loại chất phóng xạ độc tính cao Loại chất phóng xạ độc tính trung bình Loại chất phóng xạ độc tính thấp  < 50μci < 500μci < 5mci < 50mci  < 50μci-5mci <500μci-50mci < 5mci-500mci < 50mci-5ci  > 5mci > 50mci > 500mci > 5ci                                 Chất phóng xạ cực độc: Sr90, Y90, Po210, At211, Ra226, Ac227, Pu239, Am241 Chất phóng xạ độc tính cao: Ca45, F59, Sr89, Y91, Ru106, I131, Ba110,... Chất phóng xạ độc tính trung bình: Na24, P32, S35, K42, Se46, Sc47,... Chất phóng xạ độc tính thấp: H3, C14, F18, Gr51, Ga71, TL201, N17,... Số hợp chất phóng xạ cho sử dụng còn được điều chỉnh lại tùy theo tính chất thao tác. Hệ số điều chỉnh như sau thao tác hóa học thông thường là 1. Thao tác ẩm đơn giản – 10, thao tác ẩm phức tạp có nguy hiểm – 0.1, thao tác khô đơn giản – 0.1, thao tác có phát sinh bụi 0.01. -Kiến trúc, trang bị của phòng thí nghiệm phóng xạ cần hết sức giảm bớt tính hấp thụ phóng xạ, dễ cọ rửa và tẩy xạ. Mặt sàn của phòng phải bóng, không có khe, kẽ và chịu được axit. Nên lót sàn nhà bằng nhựa tổng hợp, vải sơn hoặc cao su cứng thì chỗ tiếp nối các tấm lót ẩm phải khít, kín, chỗ giáp tường phải lót cao lên phía mặt tường phải thêm ít nhất 20cm. Tường từ độ cao 2m trở xuống và mặt sàn phải sơn bóng nhẵn, chỗ tiếp nối tường và trần nên làm thành góc tròn. Khi dùng chất phóng xạ có thể bay hơi hay bụi thì toàn bộ trần và tường phải quét sơn. Cửa sổ không nên có nhiều khe kẽ, góc cạnh có thể bắt bụi, hoặc giữ bụi. Các mặt bàn thí nghiệm, các tủ công tác cần làm bằng chất nhẵn bóng, chịu axit và dễ lau chùi, như thủy tinh, gạch chịu axit, gạch men,... Trong phòng không được đặt các đồ dùng không cần thiết cho công tác xét nghiệm như các tủ gỗ, ghế đệm, rèm, mành,... Cần phân rõ bộ phận sạch và bộ phận bị nhiễm xạ. Dụng cụ đã bị nhiễm chất phóng xạ rồi phải để riêng, tránh nhầm lẫn, phải thường xuyên thông gió trong phòng thí nghiệm, dùng thông gió cơ khí chạy toàn phòng hoặc thông gió cục bộ riêng trong quầy kính. Bội số trao đổi không khí phải trên năm lần mỗi giờ nếu lượng chất phóng xạ từ 1-10mci, hoặc trên 10 lần mỗi giờ nếu lượng chát phóng xạ > 10mci. Lỗ hút không khí ra phải đặt ở cuối chiều gió chính và phải cao hơn nóc công trình lân cận 3-4m, ở xa chỗ lấy không khí vào phòng ít nhất 20m. Máy quạt gió đặt ở cuối đường ống thải khí (thông gió kiểu hút ra) và nên dùng loại quạt ly tâm. -Khu vực phòng thí nghiệm phóng xạ cần có những phương tiện và cơ sở phục vụ sau đây: +Một phòng chứa các chất đồng vị phóng xạ thường dùng, thường đặt ngầm dưới đất, có đủ thiết bị ngăn cản được tia gamma và thông gió tốt. +Các vòi rửa nước nóng, nước lạnh, các thùng rác đạp mở bằng chân đặt ở trong và ngoài phòng thí nghiệm phóng xạ. +Một phòng nuôi nhốt các động vật nhiễm phóng xạ, trong phòng này cũng phải được lát gạch men và quét sơn tường, trần, chuồng nuôi. Phân, nước tiểu, xác động vật bị nhiễm chất phóng xạ phải chôn sâu ở một nơi riêng xa các nguồn nước, phải có sẵn nước để cọ rửa hàng ngày phòng và chuồng nuôi động vật. +Khi dùng nguồn phóng xạ hở có liều lượng trên 10mci cần phải có nơi tắm rửa cho nhân viên công tác sau ngày làm việc. Khi dùng nguồn phóng xạ hở có liều lượng 100mci phải có thêm phòng tẩy xạ người và quần áo, trong phòng có máy đo liều lượng nhiễm xạ để kiểm tra. +Khi dùng chất phóng xạ phát tia γ, phòng thí nghiệm phải có thiết bị phòng tia γ như gạch, chì, các tấm che bằng thủy tinh chì các kìm dài và các dụng cụ thao tác ở cự ly xa. -Nhân viên công tác tiếp xúc với chất phóng xạ ở phòng thí nghiệm phải được trang bị những phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết như sau: +Quần áo công tác may bằng loại vải nhỏ sợi, bóng, sáng, không bắt bụi, mũ che kín đầu tóc làm bằng vải mềm. +Găng tay cao su hoặc bằng chất dẻo, mặt trong và mặt ngoài găng phải có màu sắc khác để phân biệt. +Tạp dề, bao tay làm bằng chất dẻo để che chở cho các bộ phận dễ bị nhiễm xạ nhất. +Tất và giầy khi làm việc. +Khẩu trang phòng bụi phóng xạ, hiệu suất lọc bụi của khẩu trang ít nhất phải là 97%. +Các tấm che mặt hoặc làm bằng kính thủy tinh hữu cơ dùng để ngăn một phần tia beta và chống các dung dịch phóng xạ bắn vào mắt. -Trước khi vào làm việc trong phòng thí nghiệm phóng xạ, cần mặc đủ quần áo làm việc và các trang bị phòng hộ khác, nhẩm tính lại dộng tác thao tác cho thành thục, tiết kiệm thời gian. Trong khi làm việc không được dùng mồm để hút các dung dịch phóng xạ, không được hút thuốc lá, ăn quà bánh, không được để thực phẩm và dụng cụ cá nhân trong phòng làm việc, phải biết tận dụng các thiết bị và dụng cụ phòng hộ. Sau khi làm việc xong không được tùy tiện mang các dụng cụ từ trong phòng ra ngoài. Phải thay tòan bộ quần áo làm việc, tắm rửa sạch sẽ và kiểm tra liều lượng nhiễm xạ trước khi ra về. Thời gian chiếu xạ tối đa cho phép và mức độ nhiệm xạ cho phép xem bảng dưới đây: Bảng chiếu xạ thời gian tối đa cho phép Loại phóng xạ  Thời gian t (h)  Ghi chú   Tia gamma Tia beta Nơtrôn Nhanh < 20eV Nhanh > 20eV Chậm  t=14/p t=300/N t=200/N t=300/N t=9000/N  P: suất liều, đơn vị mR/s N: suất liều, đơn vị hat/cm2.s   Ghi chú: khi đã biết t, có thể tính được suất liều N cho phép Bảng mức độ nhiễm xạ cho phép, số hạt/150cm2.phút Bộ phận nhiễm xạ  Phóng xạ α  Phóng xạ β    Trước tẩy xạ  Sau tẩy xạ  Trước tẩy xạ  Sau tẩy xạ   Bàn tay, quần áo trong Quần áo công tác sợi vải Quần áo công tác sợi vải chất dẻo Mặt ngoài găng tay Mặt ngoài giày Bục đứng, bàn, thiết bị  75 500 500 500 500 500  Phon 100 200 100 200 200  500 2500 2500 2500 2500 2500  Phon 5000 10000 5000 5000 5000   Ghi chú: Phon hay nền là mức phóng xạ bình thường trong thiên nhiên -Hàng ngày hàng tuần phải có kế hoạch tẩy xạ cho người, quần áo, dụng cụ thiết bị, bàn làm việc, tường, sàn trần của phòng thí nghiệm. Kết quả tẩy xạ phải được kiểm tra bằng máy đếm. b)Yêu cầu vệ sinh an tòan khi khai thác, chế biến vận chuyển quặng phóng xạ. Khi khai thác quặng phóng xạ, ngoài những tác hại nghề nghiệp chung của nghề khai thác mỏ quặng, công nhân còn phải chịu tác dụng của khí radon phóng xạ và bụi phóng xạ tư nhiên. Radon (Rn) là sản phẩm phân hủy biến của Radi, dễ tan trong nước, chu kỳ bán phân hủy của nó khoảng gần 4 ngày, Radon phân hủy thành RaA, RaB cuối cùng là Pb206. trong quá trình này, Radon và các sản phẩm thủy phân tiếp theo nó có phóng xạ ra tia α, β, γ. Trong mỏ, vỉa quặng hở là nguồn gốc chính của Rn. Khi không khí lùa qua, Rn hòa lẫn vào không khí, càng xuống dưới sâu nồng độ Rn trong không khí càng tăng. Các kẽ nứt trên bề mặt quặng là nơi phát ra nhiều Rn nhất. Rn còn hòa lẫn với các mạch nước ngầm ở mỏ. Radon vào cơ thể thông qua đường hô hấp nhưng chỉ sau 5h là thải khỏi phổi gần hết, đáng chú ý là RaA, RaB những sản phẩm phân hủy của Rn, chúng không ở trạng thái khí mà ở trạng thái rắn. Chúng có thể tích tụ lại trong phổi dưới dạng bụi và tác dụng lâu dài lên cơ thể. Đề phòng nhiễm chất phóng xạ Rn và các sản phẩm phân hủy của nó, biện pháp chính là tăng cường thông gió thoáng khí ở trong mỏ, số lần không khí trao đổi ít nhất là 5 lần mỗi giờ. Đường dẫn không khí sạch vào nơi làm việc càng ngắn càng tốt. Phải đảm bảo thông gió liên tục vì chỉ cần ngừng thông gió chốc lát, nồng độ các sản phẩm phân hủy của Rn trong không khí đã tăng rất nhanh. Nơi lấy không khí vào phải ở cách xa nơi thải khí ít nhất 100 . Lúc đưa không khí vào cần tận dụng những đường hầm có diện tích nhỏ. Các mỏ nhỏ có thể dùng thông gió tự nhiên. Các đường lò hỏng hoặc nơi đã ngưng khai thác cần bịt kín lại bằng nguyên liệu không thấm không khí. Các ông dẫn nước thải của mỏ cần bao che kín để hạn chế Rn từ trong nước bay ra. Nồng độ Rn cho phép trong không khí là 10-10curi/lit. Bụi trong mỏ phóng xạ có chứa SiO2 tự do vừa có chứa các hạt bụi phóng xạ khác nhau. Bởi vậy biện pháp phòng chống nhiễm bụi ở đây phải thật nghiêm ngặt và triệt để, tổ chức thông gió tốt, mặc quần áo công tác, đeo khẩu trang trong khi làm việc, không ăn cơm, hút thuốc dưới mỏ, nước uống phải đưa từ ngòai vào và phải được bịt kín. Sau khi làm việc xong, công nhân phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ rồi mới được về. Quần áo công tác phải được giặt hàng ngày. Công nhân trong các mỏ phóng xạ hàng ngày chịu tác dụng liều chiếu xạ ngoại chiếu rất nhỏ và ít có tác dụng, vấn đề chính là tích cực ngăn ngừa chiếu xạ nội chiếu. Khi luyện quặng phóng xạ, các quá trình công nghệ rất phức tạp. Có thể tóm tắt thành mấy bước: chọn quặng, nghiền quặng, xử lý hóa học, thu nhận, tinh chế, thành phẩm. Trong dây chuyền sản xuất này, vấn đề vệ sinh lao động chủ yếu vẫn là phòng tránh bụi phóng xạ và sự ô nhiễm chất phóng xạ của cơ thể, quần áo. Biện pháp phòng bụi ở đây tương tự như ở các nhà máy thông thường. Để đề phòng ô nhiễm chất phóng xạ cho người và quần áo, ngoài biện pháp thông gió, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh cá nhân. Cần lưu ý là theo trình tự công nghệ độ thuần thiết của chất phóng xạ ngày càng tăng, do đó càng về cuối dây chuyền công nghệ càng cần phải có sự kiểm tra nhiễm xạ chặt chẽ. Các bãi quặng và nước thải của nhà máy luyện quặng phóng xạ phải được xử lý đúng mức trước khi thải ra bên ngòai, phòng sự cố ô nhiễm chất phóng xạ đối với khu dân cư xung quanh. 4.3. Bảo vệ sức khỏe cán bộ, công nhân có tiếp xúc với tia phóng xạ trong khi làm việc. a) Người vào làm việc có tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc chất phóng xạ phải có sức khỏe tốt và không được mắc các chứng bệnh sau đây: Thiếu máu (Hb< 60% , số lượng hồng cầu < 3.500.000 ). Giảm bạch cầu (số bạch cầu < 5000). Trạng thái cơ thể suy nhược. Bệnh nội tiết. Bệnh thực thể ở hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh ngoài ra. Rối loạn kinh nguyệt. Các bệnh làm suy yếu tình trạng sức khỏe chung của cơ thể như lao, đái đường Bệnh thực thể ở cơ quan tiêu hóa: loét dạ dày, tá tràng, trĩ, viêm gan, xơ gan, ... Tùy theo tính chất công tác, hàng năm phải tổ chức kiểm tra sức khỏe toàn diện cho công nhân 1 – 2 lần với sự tham gia của các bác sỹ chuyên khoa nội, huyết học, thần kinh, da liễu. Nếu phát hiện có triệu chứng bị tác dụng của tia phóng xạ, cần cho công nhân tạm chuyển công tác khác, đồng thới tăng cường bồi dưỡng sức khỏe và điều trị củng cố. Trường hợp có những biến đổi bệnh lý chắc chắn và kéo dài ở hệ thống thần kinh, cơ quan tạo máu thì không được tiếp tục làm việc ở nơi có tia phóng xạ và chất phóng xạ. b) Thường xuyên kiểm tra mức độ nhiễm xạ ở nơi làm việc và liều nhiễm xạ cá nhân cho công nhân. Mức nhiễm xạ tổng hợp tối đa cho phép khi làm việc có tiếp xúc với tia phóng xạ qui định như sau : D < 5(n – 18) Rem (2-29) Ở đây: D là mức nhiếm xạ tổng hợp trong cả đời làm việc. N là tuổi công nhân, nhân viên công tác. 18 là tuổi bắt đầu cho phép làm việc tiếp xúc với tia phóng xạ. Theo công thức (2-29). Khi 30 tuổi mức nhiễm xạ nghề nghiệp không được quá 60 Rem. Bảng 2-25 là giới hạn liều nhiễm xạ ngoại chiếu và nội chiếu ở những đối tượng khác nhau. Nhóm 1: nội chiếu toàn cơ thể, cơ quan tạo máu, sụn. Nhóm 2: nội chiếu, tổ chức mỡ, gan, thận, tụy tạng, tuyến tiền liệt, ống tiêu hóa, phổi. Nhóm 3: nội chiếu da, tuyến giáp trạng, xương. Nồng độ chất phóng xạ cho phép trong không khí đối với các phóng xạ thuộc nhóm độc tính rất cao < 1.10-3 ci/l Độc tính cao: 1.10-3 – 1.10-11 ci/l Độc tính trung bình: 1.10-11 – 1.10-9 ci/l Độc tính thấp: < 1.10-9 ci/l c) Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn công nhân và nhân viên công tác kỹ thuật thao tác chính xác, an toàn, sử dụng triệt để các phương tiện phòng hộ cá nhân đã được trang bị, có ý thức phòng nhiễm phóng xạ và các chất phóng xạ trong khi làm việc, tránh cả 2 khuynh hướng không đúng là: hoặc coi thường, thao tác bừa ẩu hoặc rụt rè ngại qua đáng. d) Công nhân, nhân viên làm việc tiếp xúc với tia phóng xạ và các chất phóng xạ cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, được bồi dưỡng và cung cấp thuốc men thích đáng để nâng cao tình trạng sức khỏe chung của cơ thể Loại chiếu xạ  Ngoại chiếu toàn thân  Nội chiếu trong bộ phận cơ thể     Nhóm 1  Nhóm 2  Nhóm 3    1 tuần  1 năm  1 tuần  1 năm  1 tuần  1 năm  1 tuần  1 năm    mRem  mRem  mRem  mRem  mRem  mRem  mRem  mRem   A: chiếu xạ nghề  100  5  100  5  100  15  600  30   nghiệp           B: chiếu xạ cá  10  0.5  10  0.5  30  1.5  60  3   nhân ở các phòng làm           việc khác nằm trong           khu vực bảo vệ vệ sinh           C: chiếu xạ cho dân thường  1  0.05  1  0.05  10  0.5  20  1                                                               5. Một số tiêu chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ: Trong bảo vệ an toàn bức xạ, xã hội được chia thành hai nhóm người như sau: - Nhóm 1: gòm những người chuyên làm việc tiếp xúc với các nguồn bức xạ hạt nhân (nhân viên chuyên nghiệp). - Nhóm 2: bao gồm tất cả những ai không thuộc nhóm nhân viên chuyên nghiệp. Đặc biệt đối với người dưới 16 tuổi không được phép làm việc có tiếp xúc với nguồn bức xạ( gọi chung là nhóm dân thường). Tiêu chuẩn hàng đầu về an toàn bức xạ đó là các giới hạn về liều bức xạ. 5.1 giới hạn về liều bức xạ với nhân viên chuyên nghiệp: Giới hạn về liều đối với nhân viên chuyên nghiệp: Liều hiệu dụng hàng năm tính trung bình trong năm năm liên tiếp là 20mS Liều hiệu dụng trong một năm riêng lẻ bất kỳ là 50mSv. Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt là 150mSV trong 1 năm. Liều tương đương đối với tứ chi hoặc da là 500 mSv trong một năm. Giới hạn về liều đối với người đang học( tuổi từ 16 đến 18): Liều hiệu dụng là 6 mSv trong một năm Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt là 50mSV trong 1 năm. Liều tương đương đối với tứ chi hoặc da là 150 mSv trong một năm. Người dưới 18 tuổi thì không được phép làm việc trong vùng kiểm soát. Nếu người này đang trong quá trình huấn luyện để sau này làm việc trong vùng kiểm soát, thì người đó phải được giám sát chặt chẽ liên tục khi có mặt trong vùng kiểm soát. 5.2 giới hạn về liều bức xạ với dân thường: Giới hạn về liều đối với dân thường: Liều hiệu dụng trong một năm là 1mSv. Trong trường hợp đặc biệt, liều hiệu dụng trong một năm riêng lẻ bất kỳ có thể đạt tới 5 mSv với điều kiện là liều tính trung bình cho 5 năm liên tiếp không vượt quá 1 mSv trong một năm. Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt là 15mSV trong 1 năm. Liều tương đương đối với da là 50 mSv trong một năm. Trong hoàn cảnh đặc biệt những thay đổi tạm thời về giới hạn liều như sau: khoảng thời gian lấy giá trị trung bình của liều bức xạ có thể kéo dài tới mười năm liên tiếp và được quy định bởi cơ quan quản lý và liều hiệu dụng đối với mọi nhân viên không được vượt quá 20 mSv tính trung bình trong toàn khoảng thời gian này, đồng thời liều hiệu dụng khong được vượt quá 50 mSv trong một năm riêng lẻ bất kỳ. Thay đổi tạm thời này về giới hạn liều được quy định bởi cơ quan quản lý, nhưng giới hạn liều không vượt quá 50 mSv trong một năm riêng lẻ bất kỳ, thay đổi tạm thời về khoảng thời gian Riêng đối với phụ nữ có thai sự phát hiện mang thai không được coi là lý do để đuổi việc người mang thai. Tuy nhiên, bên sử dụng người được phát hiện mang thai cần tạo điều kiện làm việc thích hợp về mặt chiếu xạ để đảm bảo rằng phôi thai và bào thai được bảo vệ an toàn như yêu cầu đối voiứ dân chúng thông thường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔ nhiễm không khí và biện pháp khắc phục.doc
Luận văn liên quan