Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 2 1.1. Đặt vấn đề 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu 6 1.5. Nội dung nghiên cứu 7 CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP 8 2.1. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 8 2.2. Tác động của khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa 9 2.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan 11 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA 13 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 13 3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 17 3.3. Hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa 25 3.4. Đánh giá của nông dân, cán bộ quản lý khi áp dụng khoa học kỹ thuật 27 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA THEO CÁC MÔ HÌNH 30 4.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005 – 2006 30 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình 34 4.3. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất 41 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa 43 4.5. Một số nhận định của nông dân về hiệu quả sản xuất 46 4.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 47 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Một số biện pháp liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật 50 Tài liệu tham khảo 53 Phụ lục 55 DANH SÁCH BIỂU BẢNG Bảng Trang 1-1 Mô tả địa bàn nghiên cứu và thông tin nông hộ 5 3-1 Tình hình sản xuất lúa của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 1995 – 2004 16 3-2 Đặc điểm về nguồn lực sản xuất của nông hộ 18 3-3 Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa 21 3-4 Nguồn cung cấp thông tin KHKT cho nông dân 24 4-1 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 31 4-2 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 theo các mô hình 34 4-3 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất theo mô hình tính trên 1.000m2 41 4-4 Kết quả kiểm định thu nhập bình quân trên 1 công đất theo mô hình 43 4-5 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 44 DANH SÁCH BIỂU HÌNH Hình Trang 3-1 Cơ cấu kinh tế của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 2004 14 3-2 Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ 19 3-3 Nguồn tín dụng đối với nông hộ 20 3-4 Lí do áp dụng KHKT của nông hộ 22 3-5 Mức độ hài long khi tham gia tập huấn 28 3-6 Đánh giá khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất 28 4-1 So sánh năng suất lúa theo mô hình và địa bàn 32 4-2 Phân phối giá và năng suất theo mô hình 33 CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FAO Tổ chức lương thực thế giới IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KHKT Khoa học kỹ thuật PTNT Phát triển nông thôn TMCP Thương mại cổ phần

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự hỗ trợ từ các tổ chức, ban ngành, doanh nghiệp trong khâu hướng dẫn kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm do đó chất lượng và giá lúa đối với những nông hộ có áp dụng kỹ thuật thường có xu hướng cao hơn (xuất xứ lúa giống, qui trình sản xuất được hướng dẫn, quản lý tốt) Theo đánh giá của các cán bộ quản lý, ưu điểm của mô hình áp dụng giống lúa mới làm tăng năng suất, giảm tỷ lệ hạt lép, dễ tiêu thụ do giống mới được xác nhận, chất lượng đồng đều. . Từ kết quả phân tích trên chúng ta có thể tính toán và nhận thấy rằng lợi nhuận của nông hộ áp dụng kỹ thuật mới tăng lên khá cao đạt trung bình từ 800.000 đến 1.000.000 đồng/công, tương ứng với mức tăng 17,94% ở địa bàn Cần Thơ và 5,58% ở địa bàn Sóc Trăng so với những nông hộ chưa áp dụng kỹ thuật mới. Bảng 4-1 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 ĐVT: đồng/1.000m2 Khoản mục TP. Cần Thơ a Chênh lệch Sóc Trăng b Chênh lệch Truyền thống Cải tiến Số tiền % Truyền thống Cải tiến Số tiền % - Giống 81.523 58.691 -22.832 -28,01 62.921 56.428 -6.493 -10,32 - Phân bón 276.065 221.819 -54.246 -19,65 202.552 274.093 71.542 35,32 - Thuốc trừ sâu 67.786 53.275 -14.511 -21,41 87.824 133.694 45.869 52,23 - Thuốc cỏ 18.659 11.892 -6.767 -36,27 21.435 16.366 -5.070 -23,65 - Chuẩn bị đất 30.381 44.565 14.184 46,69 39.177 43.905 4.728 12,07 - Sạ, cấy 6.089 20.666 14.577 239,38 12.048 11.691 -357 -2,96 - Chăm sóc, phun thuốc 19.649 67.087 47.438 241,43 11.920 20.695 8.775 73,61 - Nhiên liệu 15.323 19.878 4.555 29,73 7.642 28.937 21.295 278,66 - Vận chuyển sản xuất 168.689 183.550 14.860 8,81 107.124 88.953 -18.171 -16,96 - Lãi vay 14.364 29.696 15.333 106,75 5.967 24.812 18.845 315,80 - Phí thuỷ lợi 13.022 13.812 790 6,07 9.857 8.666 -1.192 -12,09 - Khác 5.635 19.324 13.689 242,93 2.659 28.114 25.454 957,16 Tổng chi phí 717.185 744.256 27.070 3,77 571.128 736.354 165.226 28,93 Lao động gia đình c 56 50 -6 -10,37 63 54 -9 -14,40 Năng suất 655 725 69 10,58 768,75 836 67 8,75 Giá bán d 2.387 2.406 19 0,78 1733 1.842 109 6,29 Tổng thu 1.564.726 1.743.828 179.101 11,45 1.332.244 1.539.912 207.668 15,59 Lợi nhuận 847.541 999.572 152.031 17,94 761.116 803.558 42.442 5,58 Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, 06/2006 a khảo sát 161 hộ, trong đó: 119 hộ có áp dụng kỹ thuật mới và 42 hộ chưa áp dụng kỹ thuật mới b khảo sát 100 hộ, trong đó: 90 hộ có áp dụng kỹ thuật mới và 10 hộ chưa áp dụng kỹ thuật mới c đơn vị tính: ngày công d đơn vị tính: đồng/kg Phân tích năng suất Hình 4-1 cho thấy có sự khác biệt về năng suất giữa hai địa bàn nghiên cứu, cụ thể năng suất lúa bình quân của nông hộ ở Sóc Trăng cao hơn so với các nông hộ ở Cần Thơ khoảng 112kg/công kể cả trường hợp nông hộ sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống và có áp dụng khoa học kỹ thuật. Hay nói cách khác, năng suất lúa có xu hướng tăng thêm 10% nếu như áp dụng các mô hình sản xuất cải tiến; kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Flordeliza H. Bordey tại Philippines. Khi tiến hành kiểm định giả thuyết về mối tương quan năng suất bình quân giữa mô hình truyền thống và mô hình có áp dụng khoa học kỹ thuật. Kiểm định Mann – Whitney được sử dụng để kiểm tra tính tương đồng của hai nhóm quan sát. Kết quả được thể hiện như sau: - Mann - Whitney U 0,000 - Wilcoxon 1378 - Z -11,23 - Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000 Từ kết quả kiểm định cho thấy rằng có sự khác biệt về năng suất bình quân giữa hai mô hình: truyền thống và áp dụng khoa học kỹ thuật với mức ý nghĩa thống kê 0,05; cụ thể là trung bình thứ hạng (Mean rank) của nhóm có áp dụng là 157 khá cao hơn nhóm mô hình truyền thống chỉ có 26,50, có nghĩa là năng suất của mô hình áp dụng kỹ thuật cao mô hình truyền thống. Phân tích giá bán Hình 3-4 ở chương 3 chỉ ra rằng một trong những yếu tố tác động đến nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật sản xuất cải tiến đó là giá lúa trên thị trường và kết quả thể hiện trong bảng 4-1 cho thấy giá bán lúa của nông hộ có áp dụng kỹ thuật cải tiến cao hơn so với nông hộ chưa áp dụng. Hơn nữa, trong trường hợp nông dân sản xuất cùng một giống lúa theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành hoặc theo đơn đặt hàng của các công ty lương thực tại địa phương thì giá bán tương đối ổn định ở mức 2.300đồng/kg; ngược lại, nông dân thường gặp tình trạng bị thương lái ép giá khi họ sản xuất riêng lẻ, sản lượng ít. Khi xem xét giá bán lúa của nông dân theo các mô hình, Hình 4-2 chỉ ra rằng khi nông dân áp dụng kỹ thuật vào sản xuất thì giá lúa của họ có thể xu hướng cao hơn. Giải thích sự khác biệt này, các cán bộ phụ trách nông nghiệp và nông dân tại địa bàn nghiên cứu cho rằng khi nông dân áp dụng kỹ thuật như mô hình sạ hàng, 3 giảm – 3 tăng, hoặc lúa -thủy sản thì chủ yếu họ sử dụng các loại giống xác nhận được cung cấp bởi các trạm khuyến nông với chất lượng đồng đều; hơn nữa, các mô hình trên hướng đến giảm thiểu sử dụng các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, hóa chất. Vì vậy, giá lúa của những mô hình sản xuất trên được các công ty chế biến xuất khẩu cũng như thương lái mua với giá cao hơn. Trong khi đó, giá lúa của nông dân sử dụng giống mới lại thấp hơn các mô hình khác bởi vì một số nông dân thích chọn các loại giống mới có năng suất cao (được gọi là áp dụng kỹ thuật theo chiều rộng), nhưng chất lượng thấp và chủ yếu bán lúa cho các thương lái xay xát bán tại chợ địa phương. Ngoài ra, kết quả phân tích ở bảng 4-1 cho thấy giá bán lúa giữa hai địa phương có sự chênh lệch tương đối khá cao từ 500 – 600 đồng/kg. Sự khác biệt về giá bán lúa phụ thuộc vào một số yếu tố như thời điểm thu hoạch, giống lúa canh tác, khoảng cách giữa ruộng lúa và nhà máy xay xát… đặc biệt là hình thức bán lúa: bán tại ruộng ngay sau khi thu hoạch hoặc bán sau khi phơi. Qua khảo sát cho thấy, phần lớn nông dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc Sóc Trăng chủ yếu bán lúa tại ruộng sau khi thu hoạch (88,79% trong số 261 nông hộ được hỏi) so với địa bàn của Cần Thơ thì nông dân bán lúa theo hình thức này chưa đến 1% (xem phụ lục 5). Bởi vì, qua kết quả khảo sát đã phát hiện ra rằng do điều kiện lưu thông hàng hóa không thuận lợi và nông dân cần lượng tiền mặt để chi tiêu trong gia đình là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy họ phải bán ngay khi thu hoạch. 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình Kết quả khảo sát tại hai địa bàn cho thấy các mô hình sản xuất lúa có áp dụng khoa học kỹ thuật được trình bày ở Bảng 3-2; trong đó, sử dụng giống mới được phần lớn nông dân áp dụng phổ biến cũng như các mô hình khác như ba giảm – ba tăng hoặc IPM. Hơn nữa, việc lựa chọn mô hình sản xuất của nông dân phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện đất đai, nguồn nước, nguồn lực của nông hộ… Vì vậy, phần này sẽ trình bày kết quả phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình tại địa bàn nghiên cứu nhằm mục đích tính toán và so sánh các chỉ số tài chính, hiệu quả đầu tư của các mô hình. Bảng 4-2 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 theo các mô hình ĐVT: đồng/1.000m2 Mô hình Truyền thống Giống mới IPM Sạ hang 3 giảm - 3 tăng Lúa - thủy sản Lúa - Màu Giống 68.619 57.178 57.635 54.549 57.184 49.226 55.034 Phân bón 230.112 254.766 245.853 217.548 236.075 199.764 199.746 Thuốc trừ sâu 64.676 97.975 85.652 51.513 73.821 74.753 52.123 Thuốc diệt cỏ 17.215 10.619 9.571 11.554 9.817 9.940 14.140 Chuẩn bị đất 28.947 45.440 45.174 46.437 46.310 40.571 45.461 Sạ, cấy lúa giống 6.702 15.055 16.202 22.220 18.362 23.408 10.993 Chăm sóc, bón phân 15.843 29.826 29.891 41.240 34.706 29.873 25.185 Nhiên liệu tưới tiêu 12.000 23.961 24.900 20.555 20.416 17.726 17.140 Vận chuyển vật tư 137.038 136.631 138.385 182.570 148.083 153.313 173.780 Lãi vay 10.992 25.049 24.443 32.774 24.054 21.546 33.101 Thuế, phí 10.919 10.683 11.132 13.543 11.743 11.990 14.027 Khác 4.381 115.125 108.795 20.202 89.271 18.543 18.900 Tổng chi phí 607.443 822.309 797.632 714.704 769.844 650.654 659.628 Năng suất 698 776 775 726 762 750 782 Giá lúa 2.228 2.133 2.222 2.423 2.286 2.327 2.411 Thu nhập 1.469.591 1.655.952 1.722.063 1.760.229 1.742.463 1.745.216 1.886.407 Lợi nhuận a 862.148 833.643 924.431 1.045.524 972.618 1.094.562 1.226.779 Hỗ trợ giống b 36.796 27.173 26.282 34.283 24.707 39.064 Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ, 2006 a Lợi nhuận chưa tính lao động gia đình b Khi nông dân áp dụng mô hình sản xuất cải tiến thường nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan khuyến nông, bao gồm vật tư nông nghiệp, hoặc giá lúa giống. Theo cán bộ khuyến nông, nông dân chỉ thanh toán 60% giá giống khi áp dụng mô hình sản xuất theo khuyến cáo của trạm khuyến nông. Mô hình truyền thống Số liệu ở Bảng 4-2 cho thấy, chi phí sản xuất của những nông hộ sản xuất lúa chưa áp dụng kỹ thuật thì thấp hơn so với các mô hình khác; đồng thời thu nhập và lợi nhuận cũng tương đối thấp. Điều này được giải thích bởi vì năng suất và giá bán lúa của mô hình sản xuất truyền thống đạt thấp hơn so vói các mô hình có áp dụng kỹ thuật cải tiến. Cụ thể, chi phí sản xuất của mô hình chưa áp dụng là 607.443 đồng/công so với mức trung bình của các mô hình áp dụng là 735.795 đồng/công, có nghĩa là khi chưa áp dụng kỹ thuật thì nông dân có thể tiết kiệm được 17,44% chi phí sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng mất cơ hội nhận được giá lúa và năng suất cao hơn khi áp dụng khoa học kỹ thuật tương ứng là 3,2% và 9,15%. Tóm lại, thu nhập và lợi nhuận của mô hình truyền thống thấp hơn với mức tương ứng là 16,12% và 15,16% so với các mô hình có áp dụng khoa học kỹ thuật. Hơn nũa, qua khảo sát cho thấy nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính, canh tác theo tập quán và sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật theo cảm tính hoặc quan sát. Mô hình cải thiện giống lúa chất lượng và năng suất cao Giống mới được sử dụng phổ biến Theo thông tin từ các cán bộ khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu khảo sát cho biết, giống mới là các giống lúa thuộc nhóm xác nhận, có giá trị xuất khẩu như Jasmine, OM2514, OMCS2000, OM1490,… nhất là giống Jasmine được nhiều hộ sử dụng cho vụ Đông Xuân, còn giống OM1490 chủ yếu sử dụng cho vụ Thu Đông do đặc tính kháng bệnh cao, phù hợp với điều kiện của vùng. Theo cán bộ khuyến nông, các giống này đã được đưa sản xuất cách đây khoảng 6 năm; hiện nay, người dân mua lúa giống từ Viện, hoặc Trạm khuyến nông được giảm 40% chi phí và sẽ được bao tiêu sản phẩm, nhưng tỷ lệ này rất ít, chỉ có 19,9% nông hộ mua từ Viện, Trạm khuyến nông, trong đó có 5,6% được bao tiêu bởi vì giá thu mua của Trạm, Viện thường thấp hơn so với giá thị trường nên phần lớn nông dân không muốn đuợc bao tiêu Ngô Thị Ngọc Giàu, (2006). “Thực trạng áp dụng và tác động của KHKT đến hiệu quả sản xuất lúa tại Phường Thới Long, Ô Môn, TP.Cần Thơ” Thư viện Khoa Kinh tế - QTKD: Đề tài tốt nghiệp đại học, tr. 44 . Nhìn chung, khi phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình giống mới cho thấy tổng chi phí sản xuất mà nông dân phải đầu tư là 822.309 đồng/công cao hơn so với các mô hình kỹ thuật cải tiến khác. Bởi vì, khi sử dụng giống mới đòi hỏi lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn như đã đề cập ở mục 4.1 và nghiên cứu của Flordeliza H. Bordey tại Philippines. Đồng thời, năng suất của các giống mới khá cao bình quân khoảng 776kg/công so với các giống truyền thống chỉ đạt 698kg/công dẫn đến thu nhập cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, tốc độ của chi phí sản xuất là 1,35 lần nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất là 1,11 lần do đó lợi nhuận của mô hình giống mới thấp nhất. Như vậy, tại sao nông dân chấp nhận áp dụng các giống mới khá phổ biến trong khi lợi nhuận lại thấp chỉ đạt 833.643 đồng/công (xem Bảng 4-2). Trong thực tế, nông dân không áp dụng giống mới một cách thuần túy mà phần lớn họ lồng ghép sử dụng các giống mới với các mô hình khác như ba giảm – ba tăng, sạ hàng, IPM… Bởi vì, khi áp dụng lồng ghép giúp cho nông dân quản lý dịch bệnh và phân phối nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn dẫn đến họ sẽ có cơ hội giảm thiểu sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất nên chi phí sản xuất có xu hướng giảm theo. Ngoài ra, ưu điểm của mô hình giống mới là nâng cao năng suất lúa (tăng 11,17%) so với giống truyền thống, giảm tỷ lệ lem lép hạt và dễ tiêu thụ do đáp ứng nhu cầu giống mới đạt tiêu chuẩn. Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp - IPM Theo nhóm chuyên gia của Tổ chức lương nông quốc tế (gọi tắt là FAO) cho rằng quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại cây trồng bao gồm: áp dụng nhiều biện pháp một cách tổng hợp nhằm tạo điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại và duy trì mật độ của chúng ở dưới mức có thể gây hại đến cây trồng, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học nhiều, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sinh thái. Mô hình IPM được thực nghiệm trên đồng ruộng Chương trình IPM hiện nay ở các địa phương do Viện nghiên cứu DANIDA – ĐAN MẠCH tài trợ, với hàng trăm lớp tập huấn IPM được mở dạy thường xuyên cho các nông dân trước vụ sản xuất. Mô hình IPM được áp dụng rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng các năm gần đây do dịch ốc bươu vàng, thời tiết thất thường ảnh hưởng nên mô hình này không được áp dụng triệt để theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, khi áp dụng mô hình IPM thì tổng chi phí sản xuất mà nông dân bỏ ra là 797.632 đồng/công (giảm hơn 3%); trong đó, chủ yếu giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, lợi nhuận của mô hình IPM đạt 924.431 đồng/công, chủ yếu do ảnh hưởng bởi sự tăng giá (trên 4%) so với mô hình giống mới. Tóm lại, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp có ưu điểm sau: chi phí phân bón giảm khoảng 4%, thuốc trừ sâu giảm 12,6% và thuốc diệt cỏ giảm 9,9%. Do đó, lợi nhuận tăng khoảng 10,89% so với mô hình giống mới và 7,22% so với mô hình truyền thống và góp phần bảo vệ sức khoẻ cho nông dân và môi trường. Mô hình sạ hàng Kỹ thuật sạ lúa giống theo hàng được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương mà nông hộ có diện tích sản xuất tương đối lớn và đòi hỏi độ bằng phẵng của mặt ruộng. Một trong những ưu điểm của mô hình này là giúp nông dân tiết kiệm lượng giống gieo trồng, bình quân dao động từ 80 – 120 kg/ha so với phương pháp sạ lan truyền thống. Theo kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, khi áp dụng kỹ thuật sạ hàng nông dân có thể tiết kiệm được 20,6% chi phí giống tương ứng 140.710 đồng/ha. Ngoài ra, khi giảm giống lúa cũng góp phần giảm lượng vật tư nông nghiệp, cụ thể chi phí phân bón giảm 120.500đồng/ha (5,5%), chi phí thuốc trừ sâu giảm 130.000đồng/ha (20,4%) và chi phí thuốc trừ cỏ giảm 57.000 đồng/ha (33%). Tuy nhiên, chi phí chuẩn bị đất và chăm sóc đối với mô hình này cao hơn so với mô hình truyền thống với giá trị tương ứng là 174.490 và 253.970 đồng/ha do trước khi sạ thì đòi hỏi mặt ruộng phải bằng phẵng nên nông dân phải thuê mướn lao động hoặc máy kéo để làm. Từ bảng 4-2 cho thấy hiệu quả sản xuất của mô hình sạ hàng cao hơn mô hình truyền thống, cụ thể lợi nhuận tăng hơn 21,26% tương ứng 1.833.770 đồng/ha, trong đó thu nhập góp phần tăng khoảng 19,77%, tương ứng 2.906.380 đồng/ha. Mặc dù, lượng giống sử dụng giảm từ 80-120kg/ha nhưng năng suất của mô hình sạ hàng vẫn đạt ở mức 726kg/công tăng 280 kg/ha so với phương pháp sản xuất truyền thống. Hộp 4-1. Kết quả kỹ thuật sạ hàng của tại An Giang Công cụ gieo hàng, ngày càng được nông dân áp dụng Bắt đầu từ vụ Đông Xuân năm 1996, nông dân tại các địa phương đã tham gia lớp tập huấn chương trình IPM do Trạm Bảo vệ thực vật Tân Châu tổ chức. Thời gian 7 ngày, vừa lý thuyết và thực hành. Vụ Hè Thu năm 1996, một số nông dân áp dụng thử nghiệm trên diện tích 0,5 ha theo kỹ thuật sạ hàng với mật độ 150 kg/ha. Trong khi đó, nếu sử dụng cách sạ lan như trước thì họ phải cần đến lượng giống 400 kg/ha. Các nông dân cho biết “mật độ sạ thưa thì nó cho chồi tối đa, không xuất hiện sâu cuốn lá cắn phá trước 40 ngày tuổi và không ảnh hưởng đến năng suất” Kết quả ruộng thử nghiệm đạt 6,4 tấn/ha, năng suất cao hơn 800 kg/ha so với ruộng sạ theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, hạn chế đổ ngã, giảm lượng giống 250kg/ha, giảm phân đạm 50 kg/ha, giảm thuốc bảo vệ thực vật từ 2 - 3 lần phun xịt. Nguồn: Nguyễn Văn Sánh-KTV trồng trọt, Tân Châu, An Giang, 2006, “Những việc làm có lợi cho gia đình và có ích cho xã hội”. Có thể xem tại www.sonongnghiepanngiang.gov.vn Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình này cũng gặp một số khó khăn như: lúa gieo hàng có thể mọc không đều do vệ sinh đồng ruộng không tốt, phải đầu tư máy sạ hàng, ảnh hưởng của dịch ốc bươu vàng; cho nên nông dân đôi khi phải sạ lại và tốn thêm chi phí. Mô hình ba giảm ba tăng Mô hình ba giảm ba tăng gồm các bước thực hiện như sau: Một là, áp dụng phương pháp sạ hàng, sạ thưa, lượng giống được khuyến cáo từ 70-120kg. Giống lúa phải có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hợp với thị hiếu người tiêu dùng,… Hai là, giảm lượng phân bón (chủ yếu phân đạm) bằng cách áp dụng phương pháp so màu lá lúa, bón phân cấn đối giúp cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao, hạn chế sâu bệnh. Ba là, giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách quản lý dịch hại tổng hợp theo chương trình IPM và thu hoạch đúng độ chín, áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, và phương pháp này giúp bảo vệ các loài thiên địch và giảm ô nhiễm môi trường. Từ phương pháp 3 giảm trên đưa đến kết quả 3 tăng là: Tăng năng suất, tăng chất lượng dẫn đến giá bán cao và tăng lợi nhuận. Theo số liệu điều tra cho thấy mô hình 3 giảm 3 tăng ở các địa phương đã áp dụng chưa có triệt để theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Cụ thể là lượng giống sử dụng còn khá cao cho nên chi phí giống chỉ giảm 114.350 đồng/ha (tương ứng 17,3%) so với kỹ thuật sản xuất truyền thống. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất của mô hình ba giảm – ba tăng vẫn cao hơn mô hình sản xuất truyền thống cụ thể là tăng 18,56% về thu nhập do giá lúa tăng thêm 60 đồng/kg và năng suất đạt 7,62 tấn/ha so với 6,98 tấn/ha của mô hình truyền thống và lợi nhuận tăng thêm 12,81% tương ứng 1.104.708 đồng/ha. Rõ ràng rằng, mô hình này đã góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất lúa từ khâu sản xuất đến thu hoạch và sau thu hoạch, và giảm số lần bơm nước cho ruộng lúa. Nếu nông dân áp dụng thêm công nghệ sau thu hoạch thì tỷ lệ thất thoát chỉ là 0,5% so với 7,7% của trong trường hợp không áp dụng công nghệ sau thu hoạch, tương đương với số tiền là 868.550đồng/ha. Theo Ths. Nguyễn Hữu Huân – Phó Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật, (2006). “Biện pháp tổng hợp “Ba giảm - ba tăng” trong thâm canh lúa cao sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - một tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận – cũng là một giải pháp công nghệ theo xu hướng chung của thế giới, và đã được chuyển giao đến hàng triệu nông dân ở ĐBSCL từ 2003 đến nay”. Mô hình lúa kết hợp thuỷ sản Mô hình này chủ yếu do nông dân học hỏi ở những địa phương khác trong những buổi tham quan, nông hộ thả cá vào ruộng bắt đầu từ tháng 5 và đến tháng 10 âm lịch thì thu hoạch, chi phí chủ yếu là cá giống chứ không tốn công chăm sóc, người dân chỉ quan tâm và tránh tình trạng thất thoát, mô hình này góp phần tạo thêm thu nhập cho nông hộ. Kết quả khảo sát mô hình này cho thấy vụ Đông Xuân 2005-2006 năng suất lúa bị giảm, chỉ đạt 7,5 tấn/ha thấp hơn so với các mô hình cải tiến khác như IPM, giống mới,… do trong giai đoạn lúa trổ chín thì xuất hiện mưa bất thường ảnh hưởng làm lúa ngã. Nhìn chung, mô hình này phù hợp với nông hộ hạn chế nguồn vốn do chi phí phân bón giảm đáng kể, chỉ cần khoảng 2 triệu đồng/ha so với 2,3 –2,5 triệu của các mô hình khác; hơn nữa, thời gian chăm sóc, bón phân cũng ít hơn. Do đó, chi phí sản xuất chỉ có 6.506.546 đồng/ha chủ yếu chi cho hoạt động vận chuyển vật tư nông nghiệp, mua giống. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của mô hình này khá cao theo kết quả tính toán cho thấy thu nhập đạt 17.452.160 và lợi nhuận bình quân khoảng 10.945.620 đồng/ha. Mô hình lúa kết hợp màu Khảo sát tại địa bàn quận Ô Môn (Cần Thơ) cho thấy vụ màu (chủ yếu là mè, dưa các loại) thường được người dân canh tác ở vụ Xuân Hè, do thích hợp với thời tiết nắng, bình quân 1ha đất chi phí sản xuất mè khoảng 6.000.000 đồng, thu hoạch 1200 kg/ha, giá bán dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Lợi nhuận thu được theo báo cáo của cán bộ khuyến nông là 6.300.000 đồng/ha. Cao gấp hai lần so với trồng lúa, với lại sau khi trồng màu thì đất sẽ được cải tạo, tránh thoái hoá bộ rễ lúa nếu như canh tác lúa thường xuyên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vụ lúa Thu Đông và Đông Xuân góp phần làm giảm chi phí phân bón, bình quân nông dân chỉ đầu tư khoảng 1.997.458 đồng/ha. Ngoài ra, năng suất của mô hình này khá cao đạt 7,8 tấn/ha cho nên thu nhập đạt được 18.864.070 đồng/ha và lợi nhuận thu được là 12.267.790 đồng/ha cao nhất so với tất cả các mô hình tại địa bàn nghiên cứu. Mô hình lúa – màu làm tăng độ màu mỡ cho đất Mô hình lúa – màu góp phần tăng độ màu mỡ cho đất Theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tăng dần diện tích trồng màu trong những năm tới là bước đi đúng, nhưng các nông hộ và cán bộ địa phương cần theo dõi tình hình giá cả, thời tiết để khuyến cáo người dân và cập nhật thông tin thị trường để tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Bên cạnh, cần lựa chọn và nắm vững kỹ thuật trồng màu trên đất ruộng, phải có vốn để trang bị những cơ sở cần thiết nhằm đối phó với những thay đổi của môi trường. Tóm lại, các mô hình sản xuất cải tiến kỹ thuật đều đạt hiệu quả hơn mô hình sản xuất truyền thống, xuất phát từ sự khác biệt của một số yếu tố như lượng giống, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học, khả năng tiếp thu kiến thức và áp dụng vào sản xuất của nông dân. Ví dụ: 40 ngày đầu là không xịt thuốc, nhưng khi người dân thấy bệnh xuất hiện thì họ sử dụng ngay thuốc hóa học. Do đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm và kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất là cách lựa chọn hiệu quả nhất trong quá trình canh tác lúa. 4.3. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất Trong phần này sẽ trình bày các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của từng mô hình sản xuất lúa khác nhau nhằm mục đích so sánh và tính toán hiệu quả đầu tư của như khả năng sinh lời của các mô hình. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4-3 trang bên. Bảng 4-3 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất theo mô hình tính trên 1.000m2 Tiêu chí ĐVT Truyền thống Giống mới IPM Sạ hàng 3 giảm - 3 tăng Lúa - thủy sản Lúa - Màu Tổng chi phí đồng 607.443 822.309 797.632 714.704 769.844 650.654 659.628 Thu nhập đồng 1.469.591 1.655.952 1.722.063 1.760.229 1.742.463 1.745.216 1.886.407 Lợi nhuận đồng 862.148 833.643 924.431 1.045.524 972.618 1.094.562 1.226.779 TN/CP a lần 2,42 2,01 2,16 2,46 2,26 2,68 2,86 LN/TN b % 58,67 50,34 53,68 59,40 55,82 62,72 65,03 TN/ngày công c đồng 28.115 30.268 28.666 32.931 30.540 32.501 48.937 LN/ngày công d đồng 16.494 15.237 15.389 19.560 17.047 20.384 31.825 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu phân tích a Tiêu chí phản ánh hiệu quả đầu tư, có nghĩa là khi nông hộ đầu tư một đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. b Tiêu chí phản ánh tỷ suất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra. c Tiêu chí phản ánh giá trị sản xuất mà mỗi thành viên trong nông hộ tham gia sản xuất lúa tạo ra. d Tiêu chí phản ánh số tiền mà nông dân kiếm được khi tham gia sản xuất lúa. Bảng 4-3 cho thấy hiệu quả đầu tư vốn vào các mô hình sản xuất không có sự khác biệt lớn, chủ yếu dao động từ 2,1 – 2,8 lần; có nghĩa là giá trị sản xuất mà nông dân tạo ra lớn hơn gấp hai lần chi phí đầu tư vào sản xuất. Trong đó mô hình sạ hàng, lúa- thủy sản và lúa – màu có hiệu quả đầu tư khá cao so với các mô hình khác do sử dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tương đối ít hơn (xem bảng 4-2). Điều này dẫn đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư của các mô này cao hơn, bình quân từ 60 đến 65% trong tổng giá trị sản xuất tạo ra (tương đương từ 10 – 12 triệu đồng/ha/vụ). Khi xem xét chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận trên ngày công lao động cho chúng ta thấy rằng thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng khá thấp so với các hoạt động phi nông nghiệp khác. Hơn nữa, thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ có 643.000 đồng/tháng; trong khi đó, thu nhập từ lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ gần 900.000 đồng/tháng (Niên giám thống kê, 2003). Kết quả khảo sát từ 261 nông hộ cho thấy mỗi ngày họ chỉ tạo ra được giá trị sản xuất từ diện tích đất canh tác khoảng 35.000 đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất họ chỉ tích lũy được gần 20.000đồng/ngày. Tuy nhiên, đối với những nông hộ có áp dụng kỹ thuật cải tiến thì họ còn được hỗ trợ một phần chi phí giống tương đương 313.840 đồng/ha. Vì vậy, nếu như nông hộ không được hỗ trợ thì chi phí sản xuất của họ sẽ tăng thêm khoảng 4,28% và tương ứng lợi nhuận sẽ giảm đúng bằng phần hỗ trợ cho chi phí giống. a. Mô hình truyền thống Mức độ đầu tư của người dân ở mô hình này cho thấy: Nếu nông hộ đầu tư một đồng chi phí thì họ sẽ thu được tương ứng 2,42 đồng, trong đó lợi nhuận chiếm đến 58,67%. Tỷ suất lợi nhuận khá cao so với các mô hình cải tiến, nhưng khi so sánh giá trị tuyệt đối thì lại nhỏ hơn. Cụ thể là, thu nhập trên mỗi thành viên trong vụ sản xuất là 28.115đồng/ngày, sau khi trừ các khoản chi phí bằng tiền thì lợi nhuận bình quân của thành viên trong hộ khoảng 16.500đồng/ngày. Nếu so sánh với giá lao động tại địa phương (22.000 – 25000đồng/ngày), thì mức thu nhập từ việc sản xuất lúa theo mô hình truyền thống vẫn đem lại thu nhập cao hơn so với trường hợp nông dân đi làm thuê trong hoạt động sản xuất lúa cho nông hộ khác. b. Các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật Đối với mô hình giống mới cho thấy hiệu quả sản xuất thấp hơn các mô hình khác, kể cả mô hình truyền thống; như đã phân tích ở trên chi phí đầu tư cho mô hình giống mới khá cao (trên 820.000 đồng/công) chủ yếu chi phí của các loại vật tư nông nghiệp. Từ bảng 4-3 cho thấy bình quân mỗi một đồng đầu tư, nông dân thu được gấp hai lần, trong đó lợi nhuận chiếm trên 50%. Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý rằng khi nông dân thực hiện mô hình này được sự hỗ trợ giống từ ngành nông nghiệp tương ứng giá trị khoảng 37.000 đồng/công, cho nên sự hỗ trợ này cũng phần nào góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất cho nông hộ. Bình quân mỗi ngày nông dân kiếm được 30.000đồng và họ chỉ tích lũy được một nửa số tiền trên. Bên cạnh đó, các mô hình như IPM, sạ hàng và ba giảm – ba tăng đạt hiệu quả sản xuất tương đối đồng đều. Cụ thể, chi phí sản xuất dao động từ 715 – 800 ngàn đồng/công thấp hơn so với mô hình giống mới, bởi vì ưu điểm các mô hình này là giảm thiểu một số nguồn lực đầu vào như giống (sạ hàng, ba giảm – ba tăng), phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ba giảm – ba tăng, IPM). Cho nên, giá trị sản xuất mà nông dân thu được gấp 2,3 lần so với chi phí đầu tư, trong đó tỷ suất lợi nhuận chiếm bình quân 56,30% tổng thu nhập. Vì vậy, mặc dù thu nhập ngày công lao động của nông dân chỉ đạt 30.700 đồng, số tiền tích lũy của họ đạt đến trên 17.000 đồng cao hơn so với mô hình truyền thống và giống mới. Ngoài ra, hai mô hình kết hợp lúa - thuỷ sản, lúa - màu có đặc điểm khác biệt so với các mô hình trên do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên chủ yếu nguồn nước và địa hình trũng. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất của hai mô hình này rất cao do chi phí sản xuất tương đối thấp (bình quân 655 ngàn đồng/công); điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: thứ nhất, tận dụng phụ phẩm từ cây màu của vụ trước hoặc nuôi cá trong ruộng dẫn đến nông dân sử dụng ít phân bón cho cây lúa; thứ hai, nông dân tiết kiệm chi phí tưới tiêu (mô hình lúa - thủy sản) do mô hình này thích hợp đối địa hình trũng. Hơn nữa, năng suất của hai mô hình này đạt từ 750 – 780kg/công và mức độ hỗ trợ giống rất cao bình quân khoảng 32.000 đồng/công, riêng đối với lúa - màu nông hộ nhận được sự hỗ trợ giống tương ứng số tiền là 39.000 đồng/công. Bởi vì đây là mô hình sản xuất hiện nay được nông dân cũng như cán bộ ngành nông nghiệp quan tâm và đánh giá cao về hiệu quả sản xuất (xem bảng 4-3). 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa Đặc điểm sản xuất của các mô hình khác nhau dẫn đến mức độ sử dụng các nguồn lực cũng khác nhau như giống, phân bón, lao động… Vì vậy, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sẽ được chia ra thành hai bộ phận: các mô hình cải tiến và mô hình truyền thống. Số liệu ở bảng 4-1 đã cho thấy hiệu quả sản xuất của mô hình cải tiến cao hơn mô hình truyền thống; hơn nữa, qua kiểm định so sánh cặp (paired-Samples T Test) giữa hai mô hình, kết quả cho thấy như sau: Bảng 4-4 Kết quả kiểm định lợi nhuận bình quân trên 1 công đất theo mô hình Thu nhập theo mô hình Chênh lệch Giá trị kiểm định t Hệ số tương quan Mức ý nghĩa Trung bình Độ lệch Sai số Khoảng tin cậy ở mức 95% cận dưới cận trên - Cải tiến - Truyền thống 347.560 239.162 19.593 308.842 386.278 17.739 .657 .000 Kết quả so sánh cặp lợi nhuận bình quân trên một công đất canh tác giữa mô hình cải tiến và truyền thống cho thấy có sự khác biệt về lợi nhuận bình quân trên diện tích đất canh tác giữa hai mô hình trên với ý nghĩa thống kê 0,05. Nhìn chung, chênh lệch về lợi nhuận bình quân giữa hai mô hình dao động từ 308.842 đến 386.278 đồng/công với độ tin cậy 95%. Kết quả này sẽ góp phần làm tăng tính thuyết phục đối với nông dân tại vùng nghiên cứu về vai trò của khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa giúp họ mạnh dạn áp dụng và mở rộng các mô hình canh tác mặc dù chi phí đầu tư có tăng thêm. Tuy nhiên, để phân tích rõ hơn về hiệu quả sản xuất của các mô hình, phần này trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nhằm mục đích giúp cho nông dân có cơ sở để mạnh dạn đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, hướng đến tăng hiệu quả sản xuất, thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa của nộng hộ. Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ được xác định chủ yếu dựa vào các yếu tố như: thuỷ lợi, cày xới đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh nghiệm của nông dân (Khuda. B, Ishtiaq. H và Asif. M, 2005; Chengappa. P.G, Aldas. J và Srinivasa Gowda.M.V, 2003). Bảng 4-5 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các yếu tố Cải tiến Truyền thống Hệ số t Hệ số t Constant 4,355 7,710 15,048 56,677 lnTrình độ VH 0,325*** 4,159 0,004 0,041 lnKinh nghiệm 0,051 0,656 0,002 0,028 lnLao động 0,175*** 2,950 0,072 1,060 lnCP giống 0,414*** 4,890 2,090E-07*** 2,893 lnCP phân bón 0,272** 2,252 1,149E-07*** 3,561 lnCP thuốc BVTV -0,152* -1,935 5,754E-08 0,933 lnCP thuỷ lợi 0,077* 1,810 1,450E-07 0,717 lnCP chuẩn bị đất 0,224*** 3,659 1,193E-08 0,085 Biến phụ thuộc Lợi nhuận (đồng) R2 0,792 0,502 F 57.710 22.976 Sig. 0,000 0,000 ***, **, * tương ứng các mức ý nghĩa 1%,5% và 10% Kết quả ước lượng được thể hiện ở bảng 4-5 cho thấy có cơ sở để kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với thu nhập với hệ số xác định (R2) là 0,792 (mô hình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật) và 0,502 (mô hình truyền thống), có nghĩa là sự biến động thu nhập của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong các mô hình ở mức độ tương ứng 79,2% và 50,2% với độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, số lượng các yếu tố yếu tố được xem xét trong mô hình cải tiến có tương quan chặt chẽ đối với thu nhập nhiều hơn so với mô hình truyền thống; ngoài ra, kinh nghiệm sản xuất là yếu tố không phản ánh có tương quan với thu nhập với mức ý nghĩa về mặt thống kê 0,05. Các hệ số ước lượng của các yếu tố ở bảng 4-5 chỉ ra rằng trình độ học vấn, lực lượng lao động, chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thức vật, chuẩn bị đất, thủy lợi có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ khi áp dụng các mô hình canh tác cải tiến. Nếu như nông dân có trình độ học vấn khá thì họ có cơ hội tăng thu nhập bởi vì họ dễ dàng tiếp thu kiến thức, kỹ thuật mới được chuyển giao từ cán bộ khuyến nông trong quá trình áp dụng kỹ thuật; trong khi đó, đối với những nông hộ thực hiện mô hình canh tác truyền thống thì yếu tố học vấn không phản ánh sự ảnh hưởng đến thu nhập. Đối với mô hình canh tác cải tiến, thu nhập của nông hộ sẽ có xu hướng tăng tương ứng với mức đầu tư nhiều hơn cho các yếu tố đầu vào như lao động, giống, phân bón, thủy lợi và chuẩn bị đất trước khi gieo sạ. Bởi vì, phần lớn nông dân sử dụng các giống mới đạt năng suất, chất lượng với giá lúa giống cao hơn nên yếu tố giống ảnh hưởng tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ. Hơn nữa, bất kể có áp dụng kỹ thuật cải tiến hay không nếu như nông dân chuẩn bị đất kỹ như thuê máy cày xới, phơi đất…nhằm tiêu diệt các mầm bệnh dẫn đến chi phí tăng thêm nhưng ngược lại năng suất tăng và giảm chi phí thuốc trừ cỏ; cho nên chi phí chuẩn bị đất sẽ góp phần ảnh hưởng đến tăng hiệu quả sản xuất cụ thể là thu nhập của nông hộ. Tuy nhiên, đối với mô hình truyền thống, nếu như nông dân sử dụng thuốc trừ sâu càng nhiều sẽ góp phần hạn chế các dịch bệnh nên dẫn đến năng suất ổn định và tăng thu nhập; trong khi đó, đối với các mô hình cải tiến, yếu tố thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập bởi vì mục tiêu của các mô hình cải tiến chủ yếu hướng đến việc giảm tối đa sử dụng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, hóa chất nhằm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Nhìn chung, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nghiên cứu khá phù hợp với nghiên cứu của Khuda. B, Ishtiaq. H và Asif. M, 2005; và Chengappa. P.G, Aldas. J và Srinivasa Gowda.M.V, 2003. 4.5. Một số nhận định của nông dân về hiệu quả sản xuất a. Mô hình truyền thống Mô hình được canh tác từ lâu đời, góp phần tăng khả năng tự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tạo thu nhập cho nông hộ; tuy nhiên, mô hình này sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất nên phần nào ảnh hưởng đến sức khoẻ của nông dân, tài nguyên nước bị ô nhiễm và đất bị bạc màu dẫn đến năng suất lúa giảm dần theo số năm canh tác. Do đó, người dân cần phải chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để khắc phục những điểm yếu của phương pháp canh tác truyền thống. b. Mô hình cải thiện giống lúa, IPM, ba giảm - ba tăng Các mô hình này góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, tạo ra thị trường lúa gạo an toàn chất lượng, góp phần gia tăng giá trị gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng đã góp phần nâng cao kiến thức, thông tin cho nông dân, thúc đẩy họ suy nghĩ tòm tòi để đi đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất thích hợp áp dụng trên đồng ruộng, đồng thời tạo điều kiện cho người nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu trước đây, nâng cao kiến thức về quản lý đồng ruộng biết cách hạch toán trong sản xuất, Giảm lượng giống, giảm việc phun thuốc hoá học hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho chính nông dân và cộng đồng vùng nông thôn, bảo vệ được các loài thiên địch, tái tạo lại cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần đạt tiêu chuẩn lúa xuất khẩu hàng năm của cả nước, đồng thời góp phần vào việc thực hiện hai chương trình mục tiêu của Chính phủ là "Xoá đói giảm nghèo" và "Làm sạch môi trường"; trong đó, chương trình IPM rất phù hợp với quan điểm thâm canh tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. c. Mô hình sạ hàng, lúa - thuỷ sản, lúa - màu Sau khi nghiên cứu, phân tích thì đây là những mô hình mang lại hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên, do một số điều kiện mà các mô hình này chưa được ứng dụng rộng rãi, như thiếu máy sạ hàng, giá hoa màu và thuỷ sản không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, nhưng không ai phủ nhận là khi áp dụng thu nhập tăng hơn các mô hình khác, sức khoẻ cũng tốt hơn vì mô hình sạ hàng giảm lượng phân thuốc rất nhiều; góp phần chuyển đổi trong quá trình canh tác sang mô hình 2 lúa 1màu hoặc 2 lúa 1 thuỷ sản, cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường và đời sống của nông dân được cải thiện do thu nhập tăng. Tóm lại, nông dân có thể lựa chọn kết hợp các mô hình cùng một lúc để giảm chi phí đầu tư và tăng năng suất, chất lượng lúa góp phần tăng lợi nhuận. Ví dụ, kết hợp mô hình lúa-màu và mô hình sạ hàng bằng cách ứng dụng canh tác lúa theo phương pháp của mô hình sạ hàng và làm lúa hai vụ. Thực tế, theo điều tra cho thấy nông dân có áp dụng kết hợp các mô hình nhưng do thiếu phương tiện sản xuất nên họ không thể đạt hiệu quả tối đa. 4.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất a. Thuận lợi - Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình sản xuất mới, hệ thống sông ngòi chằng chịt cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất. Nguồn vật tư đầu vào phục vụ nông nghiệp rất phong phú, dễ mua như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại các đại lý bán, giống có thể mua ở Viện lúa, trạm khuyến nông hoặc từ nông dân sản xuất giỏi. - Hệ thống thông tin nông nghiệp được phổ biến ngày càng rộng khắp. - Nông dân có kinh nghiệm trong canh tác lúa, phần lớn năng động tích cực trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và các Viện nghiên cứu nước ngoài. Theo dự báo giá lúa sẽ tăng trong những năm tới. b. Khó khăn - Sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của ốc bươu vàng và sâu bệnh, đặc biệt trong những năm gần đây sự phát triển nhanh và mạnh của dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và xoắn lá đã gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng lúa của vùng. - Hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn chưa hoàn chỉnh gây khó khăn cho nông dân trong sản xuất như vận chuyển vật tư nông nghiệp, trao đổi hàng hóa, tưới tiêu, do đó có đến 24,5% ý kiến của nông dân đề nghị cần hoàn thiện hệ thống thủy lợi và 21% ý kiến liên quan đến nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn liên ấp. Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thường đòi hỏi chi phí đầu tư nhiều hơn do đó những nông hộ thiếu vốn sẽ khó thực hiện được. Nông dân áp dụng đôi khi chưa triệt để theo hướng dẫn kỹ thuật. Thiếu vốn trong quá trình sản xuất do khả năng cấp vốn của ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Thiếu kinh phí trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình đối với các cơ quan khuyến nông. Thiếu lực lượng lao động khi vào vụ dẫn đến chi phí thuê mướn ngày càng tăng do tình trạng lực động lao động di cư đến các thành phố công nghiệp hoặc tham gia xuất khẩu lao động. Giá cả nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng, (trong đó phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu chiếm trên 40% chi phí sản xuất) trong khi giá lúa đầu ra tăng không đáng kể. CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 5.1. Kết luận Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương trước, thực trạng sản xuất và xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thuộc Cần Thơ và Sóc Trăng thể hiện một số điểm nổi bật sau: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất lúa tại ĐBSCL nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng được xem là yếu tố quan trọng nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, bình quân từ 11 – 16%. Các mô hình được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu bao gồm: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm – ba tăng, lúa- thủy sản và lúa – màu; trong đó, khi nông dân áp dụng kỹ thuật cải tiến đều sử dụng lồng ghép các giống lúa mới đạt năng suất và chất lượng cao. Hơn nữa, sự chuyển giao và áp dụng kỹ thuật còn góp phần làm thay đổi tập quán canh tác đối với nông dân; đồng thời giúp họ có tầm nhìn rộng hơn về mối liên kết: sản xuất, chất lượng và thị trường. Mạng lưới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học của nông dân. Họ có thể tiếp nhận thông tin qua các kênh khác nhau, chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông và chuyên gia từ các viện nghiên cứu, trường đại học. Trong quá trình áp dụng kỹ thuật mới, nông dân thường nhận được sự hỗ trợ chủ yếu là trợ giá lúa giống, dụng cụ canh tác, hoặc bao tiêu sản phẩm từ các cơ quan ngành nông nghiệp, các tổ chức quốc tế, hoặc doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo xuất khẩu. Sự hỗ trợ trên đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất trên 300.000 đồng/ha. Tuy nhiên, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất vẫn là vấn đề quan tâm đối với nông hộ do lượng vay thấp hơn so với nhu cầu sản xuất. Phần lớn nông dân tiếp cận tín dụng từ hệ thống Ngân hàng nông nghiệp & PTNT tại địa phương. Hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật cho thấy cao hơn so với mô hình truyền thống dẫn đến thu nhập của các thành viên tham gia sản xuất lúa đạt trên 30.000 đồng/người/ngày. Hơn nữa, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cho thấy trình độ học vấn, lực lượng lao động, giống, phân bón, chuẩn bị đất, thủy lợi là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập của nông hộ áp dụng kỹ thuật. Bên cạnh đó, lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn góp phần tạo nên thị trường lúa gạo an toàn, chất lượng, gia tăng sản lượng và giá trị gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số mô hình cải tiến không những giúp nông dân tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của chính họ cũng như bảo vệ môi trường sinh thái và hệ động thực vật do giảm tối đa việc sử dụng các loại hóa chất. 5.2. Một số biện pháp liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đã mang lại cho nông dân những lợi ích thiết thực trên. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một số nông hộ chưa áp dụng (gần 20% trong 261 nông hộ được khảo sát) và cũng như phản ánh của những nông hộ đã áp dụng về vài điểm còn tồn tại trong quá trình áp dụng cần được quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân. Thứ nhất, việc thay đổi cơ cấu giống lúa chưa triệt để và đồng bộ tại cùng một địa phương. Cụ thể là, 35,7% trong số 261 nông dân được hỏi cho biết rằng họ vẫn sử dụng giống lúa từ vụ trước để làm lúa giống cho vụ sau. Trong khi đó, cán bộ khuyến nông khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống xác nhận có phẩm chất tốt, không nên sử dụng lại các giống lúa cũ do bị thoái hóa, khả năng kháng bệnh giảm, chỉ có 15,4% nông dân mua lúa giống từ các trại giống, trạm khuyến nông. Vì vậy, nông dân cần mua lúa giống từ các trại giống hoặc trạm khuyến nông mặc dù giá lúa giống cao hơn nhưng năng suất và chất lượng tăng rõ rệt. Thứ hai, vốn phục vụ sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết khả năng áp dụng kỹ thuật mới của nông hộ. Bởi vì, kết quả phân tích cho thấy chi phí sản xuất của các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật bao giờ cũng cao hơn. Điều này xuất phát từ việc đầu tư cho khâu chuẩn bị đất trước khi gieo sạ, giống mới có giá cao hơn, và mua một số dụng cụ phục vụ cho quá trình canh tác. Do đó, nhu cầu vay vốn sản xuất là không thể tránh khỏi; phần lớn nông dân vay từ Ngân hàng nông nghiệp & PTNT (chiếm 82,7%), tuy nhiên khả năng tiếp cận nguồn vốn của hệ thống tín dụng chính thức thì đòi hỏi nông dân phải thế chấp các giấy tờ có giá trị để đảm bảo khoản vay và việc thế chấp chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ trở thành rào cản đối với những hộ chưa có giấy chứng nhận đất đai. Tuy nhiên, nếu nông hộ có tham gia các tổ chức xã hội thì họ có cơ hội được vay vốn theo hình thức tín chấp với sự bảo lãnh của người đại diện tổ chức. Vì vậy, việc thành lập các tổ nhóm hợp tác trong sản xuất hiện nay là rất cần thiết nhằm tăng cường năng lực cho nông dân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng như các hoạt động đối với thị trường đầu vào và đầu ra. Thứ ba, Do sự khác biệt về khả năng nguồn lực của các nông hộ nên mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật tại các địa phương trong vùng nghiên cứu không đồng bộ, có nghĩa là mức độ chấp nhận áp dụng kỹ thuật có sự khác biệt giữa các nông hộ. Điều này dẫn đến hiệu quả áp dụng kỹ thuật còn thấp, cụ thể là một số nông dân vẫn còn sử dụng giống lúa của các vụ trước để làm giống, hoặc thiếu dụng cụ, phương tiện canh tác nên họ chưa áp dụng kỹ thuật. Hơn nữa, đối với nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật đôi khi cũng áp dụng chưa triệt để theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông do họ ngại phát sinh thêm chi phí, hoặc kéo dài chu kỳ sản xuất ví dụ như khâu chuẩn bị đất. Cho nên, cán bộ khuyến nông cần thông tin về hiệu quả của những mô hình cải tiến nhằm tăng tính thuyết phục đối với nông dân giúp họ tự tin và mạnh dạn đầu tư. Thứ tư, việc áp dụng kỹ thuật cải tiến gắn liền với khả năng tiếp thu của nông dân trong quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cụ thể là trình độ học vấn của nông dân trực tiếp áp dụng kỹ thuật mới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc phổ biến và áp dụng kỹ thuật mới, đòi hỏi đối tượng tham gia những khóa tập huấn phải có trình độ nhất định. Bởi vì, sau khi tập huấn thì những nông dân này không những áp dụng vào sản xuất cho chính mình mà họ còn là lực lượng trung gian có thể truyền đạt, phổ biến thông tin, kiến thức cho các nông dân khác tại địa phương. Thứ năm, khi áp dụng mô hình canh tác mới thì nông dân thường nhận được hỗ trợ từ ngành nông nghiệp và mức độ hỗ trợ khác nhau giữa các địa phương, mô hình sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây đó là nếu không có sự hỗ trợ thì nông dân có sẵn sàng áp dụng hay không. Bởi vì, theo kết quả khảo sát cho thấy gần 30% những nông hộ được hỏi cho biết họ áp dụng bởi sự khuyến khích, có hỗ trợ và làm theo phong trào của địa phương. Điều này góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và hiệu quả sản xuất của nông dân trong tương lai do họ phụ thuộc vào sự hỗ trợ, sản xuất không hướng theo thị trường dẫn đến tình trạng thường xuyên xảy ra đối với nông sản đó là trúng mùa rớt giá. Thứ sáu, có đến 150 trong số 209 nông dân đang áp dụng kỹ thuật đánh giá chưa cao về tính khả thi của một vài mô hình khi triển khai vào thực tế. Bởi vì, đặc điểm sản xuất của nông hộ mang tính riêng lẻ, khả năng nguồn lực khác nhau và đôi khi cần sự hợp tác từ nhiều nông hộ (như hệ thống thủy lợi, phương tiện canh tác: máy xới, máy sạ hàng…) cho nên sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật nhưng nông dân chưa thể áp dụng được. Chính từ sự sản xuất riêng lẻ dẫn đến chất lượng lúa không đồng đều do hình thức, tập quán canh tác khác nhau, mạnh ai nấy bán, và thực tế cho thấy họ không thể tạo được lợi thế để bán giá cao trong quá trình đàm phán với người mua lúa. Do đó, biện pháp họ cần tổ chức lại hệ thống sản xuất như đã đề cập ở biện pháp thứ nhất nhằm mục đích áp dụng kỹ thuật mang tính đồng bộ, triệt để và tạo khối lượng lúa hàng hóa đồng đều về chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh trong tiêu thụ. Thứ bảy, nông dân cần quan tâm đến khâu chuẩn bị đất kỹ trước khi xuống giống; như đã phân tích nếu nông dân chuẩn bị đất kỹ thì giảm tối đa dịch bệnh trong chu kỳ sản xuất, đạt năng suất cao do đó thu nhập cũng tăng lên tỷ lệ thuận với chi phí chuẩn bị đất (xem bảng 4-5). Thứ tám, nông dân có cơ hội bán lúa với giá cao hơn nếu như họ xử lý, bảo quản tốt sau thu hoạch so với trường hợp bán lúa tại ruộng thì giá tương đối thấp mà nông dân tại Sóc Trăng là một ví dụ cụ thể. Để góp phần giải quyết tình trạng này đòi hỏi phải tiến hành đầu tư nâng cấp giao thông nông thôn đây là điều kiện cơ bản giúp hàng hóa của nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường hơn; bởi vì điều kiện lưu thông, vận chuyển khó khăn dẫn đến chi phí lưu thông sẽ tăng cho nên thương lái thường trả giá thấp nhằm bù đắp chi phí vận chuyển. MỤC LỤC Nội dung Trang Tóm tắt 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 2 Đặt vấn đề 2 Mục tiêu nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 6 Nội dung nghiên cứu 7 CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP 8 2.1. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 8 2.2. Tác động của khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa 9 2.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan 11 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA 13 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 13 3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 17 3.3. Hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa 25 3.4. Đánh giá của nông dân, cán bộ quản lý khi áp dụng khoa học kỹ thuật 27 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA THEO CÁC MÔ HÌNH 30 4.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005 – 2006 30 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình 34 4.3. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất 41 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa 43 4.5. Một số nhận định của nông dân về hiệu quả sản xuất 46 4.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 47 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Một số biện pháp liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật 50 Tài liệu tham khảo 53 Phụ lục 55 DANH SÁCH BIỂU BẢNG Bảng Trang 1-1 Mô tả địa bàn nghiên cứu và thông tin nông hộ 5 3-1 Tình hình sản xuất lúa của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 1995 – 2004 16 3-2 Đặc điểm về nguồn lực sản xuất của nông hộ 18 3-3 Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa 21 3-4 Nguồn cung cấp thông tin KHKT cho nông dân 24 4-1 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 31 4-2 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 theo các mô hình 34 4-3 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất theo mô hình tính trên 1.000m2 41 4-4 Kết quả kiểm định thu nhập bình quân trên 1 công đất theo mô hình 43 4-5 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 44 DANH SÁCH BIỂU HÌNH Hình Trang 3-1 Cơ cấu kinh tế của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 2004 14 3-2 Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ 19 3-3 Nguồn tín dụng đối với nông hộ 20 3-4 Lí do áp dụng KHKT của nông hộ 22 3-5 Mức độ hài long khi tham gia tập huấn 28 3-6 Đánh giá khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất 28 4-1 So sánh năng suất lúa theo mô hình và địa bàn 32 4-2 Phân phối giá và năng suất theo mô hình 33 CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FAO Tổ chức lương thực thế giới IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KHKT Khoa học kỹ thuật PTNT Phát triển nông thôn TMCP Thương mại cổ phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn- Cần Thơ và Sóc Trăng.doc
Luận văn liên quan