Phong cách lãnh đạo

Như vậy, có thể nói, phong cách lãnh đạo là một hiện tượng hoàn toàn cụ thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Đó là nét độc đáo, riêng biệt trong cách thức tiến hành công việc lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo còn ảnh hưởng tới uy tín của chính người lãnh đạo. Bởi vì phong cách lãnh đạo chính là sự bộc lộ phẩm chất, năng lực được kết tinh trong hành vi hoạt động của nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Phong cách lãnh đạo do tổng thể những phẩm chất của người lãnh đạo quyết định phần lớn. Việc phat triển những phẩm chất và năng lực lãnh đạo sẽ là tiền đề quyết định hoàn thiện phong cách lãnh đạo. Rõ ràng phong cách lãnh đạo không tự phát hình thành, nó là quá trình luôn luôn phát triển dưới tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan. Có quan niệm sai lầm cho rằng phong cách do bẩm sinh, con người không cần rèn luyện mà cũng trỏ thành người lãnh đạo giỏi. Phong cách được hình thành và phát triển do giáo dục, hoạt động cá nhân và rèn luyện. Mỗi nhà lãnh đạo phải tự bồi dưỡng khả năng áp dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống những phương pháp và thủ thuật lãnh đạo được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Như các yếu tố tâm lý xã hội khác, phong cách lãnh đạo của người quản lý là sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sự vận hành của xã hội, trong đó có cơ chế quản lý. Ở nước ta trước đây, trong xã hội phong kiến, phong cách lãnh đạo gia trưởng, quyết đoán và mệnh lệnh là chủ yếu vì chế độ phong kiến là chế độ tập quyền. Trong cơ chế tập trung bao cấp thì phong cách tập thể lại chiếm ưu thế và cơ chế này coi trọng chủ nghĩa tập thể. Cơ chế quản lý mới hiện nay đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tính quyết đoán, năng động và tinh thần dám chịu trách nhiệm cá nhân cao. Vì vậy, phong cách lãnh đạo theo kiểu mệnh lệnh, quyết đoán đã và đang thay thế phong cách quản lý tập thể. Sự chuyển biến này là một nhu cầu tất yếu phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi người lãnh đạo phải có phong cách quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có ý kiến cho rằng 94,4% nhà lãnh đạo phải có phẩm chất này. Phong cách quyết đoán không trùng hợp về nội dung với phong cách độc đoán và gia trưởng. Càn phải nói, từ sự quyết đoán, tự tin đến sự độc đoán gia trưởng chỉ có một khoảng cách rất gần. Nếu người lãnh đạo không tỉnh táo, sáng suốt thì dễ trở thành người độc đoán chuyên quyền.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 95675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong cách lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn mang tính toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ người – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết. Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra sẵn mà phớt lờ đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Và cũng không còn những nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý. Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình...) xung quanh họ. Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức . Chính vì lẽ đó “phong cách lãnh đạo” là đề tài mà em chọn. Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiêu luận còn nhiều thiếu sót. Mong cô góp ý bổ sung. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Trong bối cảnh hiện nay, những nhà lãnh đạo cần có những phong cách cho riêng mình. Vậy nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra quy luật chung, tìm ra những yểu tố tác động và xây dựng phong cách lãnh đạo mới. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp so sánh. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp Phương pháp phân tích Nhiệm vụ Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra những phong cách lãnh đạo chuẩn mực phù hợp với tốc độ phát triển của đất nước, đồng thời đúc rút bài học bài học cho thế hệ trẻ hiện nay nói chung và chính em nói riêng. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Khái niệm phong cách lãnh đạo Hoạt động quản lý là hoạt động quan trọng của hoạt động xã hội. Mỗi cán bộ quản lý trong quá trình tác động đến đối tượng của mình đều có cách thức hay biện pháp, lề lối ứng xử, xử lý một tình huống nhất điịnh nào đó. Sự định hướng về mục tiêu, lề lối ứng xử, cách thức ra quyết định được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên ổn định sẽ tạo nên một kiểu hoạt động hay phong cách lãnh đạo, quản lý. Phong cách lãnh đạo là do hai cụm từ phong cách và lãnh đạo tạo nên, để hiểu hơn, ta tìm hiểu về các khái niệm cụ thể. Phong cách là gì? Trong tiếng anh, phong cách là style và còn có nghĩa là loại, hạng, kiểu, văn phong, lối nói, phẩm chất tốt, mốt thời trang… Vào công ty, mọi người làm việc một cách rất trật tự, năng động, chấp hành tốt quy định từ cấp trên, nhân viên ứng xử hoà thuận với nhau. Đó được gọi là phong cách làm việc hay còn gọi là phong cách công sở. Phong cách làm việc của mổi nơi hoàn toàn khác nhau, sự khác biệt đó phân theo vị trí địa lý, phong tục, tập quán, ngành nghề và ngay cả việc cấp trên đề ra nhằm mục đích tạo ra sự khác biệt trong phong cách đối với các đối thủ của mình. Chỉnh chu trang phục vài phút trước gương trước khi ra khỏi nhà, tới sở làm, hội họp, gặp bạn bè sẽ tạo cho bạn một sự tự tin vô cùng lớn. Đó cũng chính là phong cách ăn mặc hay còn gọi là phong cách thời trang. Trong tiếng Việt khái niệm phong cách được hiểu theo một số nghĩa sau: Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động và ứng xử tạo nên cái riêng của mỗi người, một loại người nào đó. Những đực điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sỹ hay trong các sấng tác nói chung của cùng một thể loại. Dạng nông ngữ trong những hoàn cảnh xã hội điển hình nào đó khác với những dạng về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Nói tóm lại, phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức để thực hiện một hoạt động nào đó của một cá nhân hay một nhóm người có cùng tính chất hoạt động. Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đều theo một phong cách nhất định. Mỗi một tình huống khác nhau, con người thường đi theo một hướng ứng xử nhất định mà bản thân người đó đã định hướng rõ ràng để thực hiện những mục tiêu và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra phong cách riêng. Lãnh đạo là gì? Khái niệm lãnh đạo là thuật ngữ dùng khi đối tượng quản lý là con người. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý là con người thì quá trình này có thể gọi là quá trình quản lý xã hội hay còn gọi là lãnh đạo. Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viên thực hiện chúng trong những điều kiện, môi trường nhất định. Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm các yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích, các nguồn lực (ngoài con người) và môi trường (hoàn cảnh) Người lãnh đạo (hoặc tập thể lãnh đạo) là chủ thể quản lý, giữ vị trí vạch ra đường lối, mục đích của hệ thống, khống chế và chi phối hệ thống. Người bị lãnh đạo là cá nhân, tập thể có nhiệm vụ phục tùng và thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc tổ chức mà người lãnh đạo đề ra. Mục đích của hệ thống là những mục tiêu dài hạn mang tính định hướng lâu dài mà hệ thống phải phấn đấu đạt tới trong tương lai xa. Lãnh đạo là một quá trình nó diễn biến tùy thuộc vào mối quan hệ và cách xử lý các yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích, môi trường, các nguồn lực. Đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực và ảnh hưởng của mình để tạo ra bộ máy và tiến hành các hoạt động quản lý. Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền một cách tự nguyện. Vậy, hoạt động lãnh đạo là một hoạt động quan trọng trong xã hội. Mỗi người lãnh đạo đều có một cách thức làm việc riêng tạo nên một phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương pháp, cách thức làm việc của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia hoạt động chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung. Phương pháp, cách thức làm việc đó làm cho mọi người đoàn kết, khuyến khích họ nâng cao bồi dưỡng chuyên môn. Chính vì phong cách lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng như vậy, do đó có nhiều công trình nghiên cứu về nó để tìm ra đặc trưng, biểu hiện, cũng như lựa chọn một phong cách lãnh đạo thích hợp cho mình. Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo: Theo một số tác giả người Nga, phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằm giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo. Có thể nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháp lãnh đạo thường xuyên được áp dụng. Theo A.I.Panov nêu: phong cách là hệ thống những biện pháp mà người ta thường dùng trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các nhân cần có của những người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người lãnh đạo. Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo. Tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền lực, tri thức và trách nhiệm được giao. Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp, còn hay gọi là kiểu lãnh đạo hay lối làm việc của người lãnh đạo. Có quan niệm rằng phong cách lãnh đạo được giải thích như là một hệ thống các mục đích, các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong công tác quản lý. Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, phong cách lãnh đạo đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học và thường khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau: - Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo; nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người. - Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý  mà còn thể hiện, tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo. - Phong cách  lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo - Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. - Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được  biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính x môi trường. Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và  phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét  phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy chúng ta có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được  hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại  biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của  người lãnh đạo và yếu tố môi  trường xã hội trong hệ thống quản lý. Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo Nói đến phong cách là nói đến hệ thống các dấu hiệu hoạt động đặc trưng của một con người cụ thể, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân của chính người đó. Phong cách lãnh đạo gồm các dấu hiệu cơ bản sau: Hệ thống phương pháp thủ thuật phản ánh hành động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân. Hệ thống những phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác biệt giữa các cá nhân. Hệ thống phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với môi trường xã hội. Điều này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp thủ thuật, ứng xử của người lãnh đạo. Phân loại phong cách lãnh đạo Trên thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Mục đích của việc phân loại là tìm ra những phương thức, những phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới để viết ra những quy luật phát triển về khoa học quản lý, đồng thời nêu ra những tấm gương tiêu biểu cho nhân loại. Cách phân loại thông thường do K. Lewin đề xướng. Ông phân phong cách lãnh đạo ra ba loại: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách cách tự do. Phong cách độc đoán, gia trưởng Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền. Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính xác, người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới quyền. Ưu điểm của phong cách này là cho phép giải quyết công việc nhanh chóng trên cơ sở kinh nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo, không có sự tham gia của tập thể. Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc, quyết định nên phong cách này không tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích thích được mọi người trong tổ chức làm việc. Nguyên nhân dẫn đến các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể xuất phát từ sự tự tin, tự chủ nhưng cũng có thể do tính cứng nhắc, may móc trong cá tính người lãnh đạo. Thường thì khi tập thể mới hình thành, chưa có sự thống nhất trong tập thể về quan điểm chung, có hiện tượng bè phái trong tập thể…thì nhà lãnh đạo cần phải sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, gia trưởng. Nhưng khi tập thể đã trưởng thành, các nguyên tắc, qui tắc trong tập thể đã được công nhận thì phong cách lãnh đạo độc đoán, biểu hiện ở chỗ các quyết định do người lãnh đạo đưa ra không thể thực hiện được. Bên cạnh đó không hiểm người lãnh đạo buộc phải chọn phong cách độc doán do trình độ, năng lực quản lý thấp. Trình độ phát triển các mối quan hệ trong tập thể đóng vai trò quan trọng khi lựa chọn phong cách lãnh đạo. Nếu trong tập thể thiếu chuyên môn và mục tiêu rõ ràng thì các mối quan hệ qua lại trong quản lý tất yểu phải là độc đoán. Phong cách lãnh đạo dân chủ Người lãnh đạo thu hút đông đảo lao động tham gia vào việc thảo luận và lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể. Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể. Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình góp ý của mọi người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình. Ưu điểm của phong cách này là khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm của những người dưới quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái, được tham gia vào việc ra quyết định và có tính sáng tạo cao, cho bầu không khí của tổ chức tốt,có môi trường tích cực nên hiệu quả công việc cao. Hạn chế: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian. Trong rất nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài. Ví dụ rất cụ thể như trong các cuộc họp của các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay, có rất nhiều cuộc họp kéo dài vừa tốn thời gian và kinh phí, hay như các dự án về việc giảm ùn tắc giao thông Hà Nội, quyết định đi rồi quyết định lại mà vẫn chưa đạt hiệu quả. Phong cách lãnh đạo tự do Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, ttheo cách thức à họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của tập thể đều đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cá nhân. Ưu điểm của phong cách này là phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu không khí tổ chức thoải mái.. Nhưng hạn chế là dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả công việc thường thấp. Như vậy, mỗi loại phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn đề đặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn phong cách lãnh đạo cho phù hợp. Ngoài cách phân loại truyền thống như đã nêu, trên thế giới cũng đưa ra những luận điểm khác nhau trong cách phân loại như: Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo – quản lý trong 3 thập kỷ (1930 – 1960). Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp cận mới. Theo Liker có bốn kiểu phong cách cách lãnh đạo quản lý. Thứ nhất: phong cách quản lý “quyết đoán - áp chế”. Các nhà quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ra bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất. Thứ hai: phong cách lãnh đạo quyết đoán – nhân từ: Các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và một ít bằng một ít đe doạ và trừng phạt cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng phía dưới và giao quyền ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách. Thứ ba: phong cách quản lý tham vấn: Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các luồng thông tin từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chính sách chiến lược, các nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tham vấn thường xuyên tham khảo các ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới. Thứ tư: phong cách quản lý “tham gia – theo nhóm”. Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Các nhà quản lý loại này thường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để khuyến khích cấp dưới khi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra. Họ thường xuyên khuyến khích cấp dưới trong việc đề ra những quyết định trong những tình huống khó khăn khi không có mặt của họ và coi cấp dưới như một nhóm với mình. Trong 4 kiểu phong cách nói trên qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà quản lý có áp dụng phong cách quản lý theo kiểu “tham gia – theo nhóm” vào các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là một người lãnh đạo. Một tác giả khác F.E.Fiedler (Nhà tâm lý học Mỹ) có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo. Theo F.E.Fiedler khi việc trở thành các nhà lãnh đạo không chỉ vì các thuộc tính nhân cách của họ mà còn là vì các yếu tố tình huống khác và sự tác động tương hỗ giữa những người lãnh đạo và tình huống. Theo ông có hai phong cách lãnh đạo chính: Thứ nhất: hướng vào nhiệm vụ, người lãnh đạo sẽ thoả mãn khi nhìn thấy nhiệm vụ được thực hiện. Thứ hai: hướng vào việc đạt được những mối quan hệ tốt giữa các cá nhân nhằm thu được một địa vị cá nhân nổi bật. Ngoài ra, trên thế giới còn có phong cách lãnh đao 3 – Ds bao gồm: lãnh đạo trực tiếp; lãnh đạo dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận và lãnh đạo ủy thác. Ba phong cách này theo tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữ cái D (Directing; Discussing; Delegating) nên gọi là phong cách lãnh đạo 3- Ds. Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả. Các luận điểm thường gặp khác về phân loại phong cách lãnh đạo: Hệ thống lưới quản trị: Nghiên cứu của Blake và Mouton về sự cân đối nhiệm vụ của từng người. Sáu phong cách lãnh đạo cảm xúc: từ "Ngài Trí thông minh của Cảm xúc" Daniel Goleman và các bạn. Theo giáo trình tâm lý học quản lý (Học viện Hành chính) còn có cách phân loại phong cách theo Dominique Chalvin: dựa vào hai chỉ tiêu là cam kết và hợp tác, có thể chia thành 5 cặp phong cách lãnh đạo có hiệu quả - không hiệu quả: Phong cách của người tổ chức(G)- phong cách người quan liêu (G’) Phong cách người tham gia (P)- phong cách người có đầu óc gia trưởng và mỵ dân(P’) Phong cách người mạnh dạn(T)- phong cách người chuyên chế sính kỹ thuật(T’) Phong cách người cực đại chủ nghĩa(M)- phong cách người không tưởng, sính hiện đại(M’) Phong cách người thực tế(R)- phong cách người cơ hội(R’) Tóm lại, mỗi loại phong cách đều có mặt tốt, mặt hạn chế. Điều quan trọng là đứng trước một điều kiện, một tình huống chọn một phong cách nào cho phù hợp và hiệu quả. Do đó, không thể khẳng định được phong cách nào là tốt nhất, điều đó phụ thuộc vào một tình huống cụ thể, sẽ không hiệu quả nếu người lãnh đạo chỉ sử dụng một phong cách cụ thể, như vậy sẽ không phát huy được tính sáng tạo và trí tuệ của người quản lý và các thành viên. Việc kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa các phong cách là điều cần thiết. Trong công tác lãnh đạo, hàng ngày người lãnh đạo thường làm việc trực tiếp với từng cá nhân riêng lẻ, chẳng hạn như ra lệnh, hay lắng nghe ý kiến phàn nàn. Do đó lựa chọn cách ứng xử thích hợp với từng người sẽ quyêt định rất lớn tới thành công của người lãnh đạo. Phong cách mà người lãnh đạo lựa chọn phụ thuộc nhiều vào cá tính của cấp dưới. Ví như đối với người hay có thái độ chống đối, hay gây gổ, ngang tàng, không tự chủ, thiếu ý chí và nghị lực nên có phong cách lãnh đạo độc đoán….Tuy nhiên, ngày nay các phong cách dân chủ và tự do theo quan điểm của Lewin được sử dụng phổ biến hơn, nguyên nhân là do lực lượng lao động ngày nay khác trước, họ có học vấn hơn, tính tự quản cao hơn…là nguyên nhân mà lãnh đạo nên sử dụng phong cách dân chủ. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng phải dựa vào các yếu tố như năng lực, giới tính, thâm niên công tác, thời kì phát triển của tập thể,tính khí nhân viên, tuổi tác, các tình huống khác nhau…để quản lý một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như nhà lãnh đạo khó có thể ra lệnh cho người bằng tuổi vì họ sẽ bất đông, gây xung đột,… CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MỚI Các yểu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo cũng như mọi hiện tượng xã hội khác,nó được xem xét như là một quá trình luôn luôn phát triển dưới tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hình thành, sử dụng, thể hiện phong cách lãnh đạo nhất định đó là cá tính, định hướng giá tri, động cơ lãnh đạo, các kinh nghiệm của người lãnh đạo. Thứ hai là tùy thuộc vào cá tính cuả mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân làm người lãnh đạo định hướng riêng co mình phong cách.Ví dụ như người tự tin, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với tập thể,họ sẽ chọn phong cách độc đoán, ra mệnh lệnh. Còn người nào sẵn sang lắng nghe ý kiến của quần chúng, tôn trọng và muốn phát huy tính sáng tạo của quần chúng thì họ sễ thiên về hướng dân chủ. Thứ ba là phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi các nhân. Sự lựa chọn một phong cách lãnh đạo là phản ánh các các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng của cá nhân mà người lãnh đạo gắn bó. Thứ tư là phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Năng lực là những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho họ hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Năng lực ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, vạch ra mục tiêu, phương pháp lãnh đạo và ảnh hưởng đến phong cách và uy tín người lãnh đạo. Thứ năm là môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của họ. Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của mình. Thứ sáu là về mối quan hệ, đối tượng của hoạt động quản lý, tình huống trong quá trình hoạt động…là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người lãnh đạo và đi theo một chiều hướng nhất định. Ngoài những yếu tố nêu trên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là từ những yếu tố trên nhà lãnh đạo phải làm gì để quản lý tốt tập thể của mình, đây là định hướng khá quan trọng để xây dựng nhà lãnh đạo giỏi. Nội dung xây dựng phong cách lãnh đạo mới Vấn đề về cách thức làm việc của lãnh đạo tại Việt Nam, năm 1948, chủ tịch Hồ Chí Minh có cho xuất bản cuốn “sửa đổi lối làm việc” với mục đích khắc phục những yếu kém của cán bộ thời đó. Và đến nay, nó như là cuốn cẩm nang, là kim chỉ nam cho hành động với toàn Đảng, toàn dân. Qua hơn 20 năm đổi mới và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Đảng luôn luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp công nhân và dân tộc, kiên định, vững vàng trước mọi thách thức, sáng suốt lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc tiến lên; qua đó, Đảng ngày càng tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm, nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng còn có nhiều yếu kém, khuyết điểm, chưa theo kịp với đòi hỏi của tình hình mới, nổi lên là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Nhận rõ tình hình đó, Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng Đảng với vai trò là nhiệm vụ then chốt càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Và tại Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VI, Đảng chỉ rõ “Phong cách làm việc nặng hình thức, giấy tờ, hội họp quá nhiều, mà quyết định thì chậm, thiếu cơ sở khoa học, nhiều khi không ứt khoát, việc tổ chức thực hiện lại yếu”. Từ đó, phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc, và đó là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Loại bỏ phong cách lãnh đạo quan liêu Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan liêu là một loại bệnh khá phổ biến trong hệ thống chính trị. Quan liêu là những người, những cơ quan lãnh đạo từ trên xuống dưới, xa rời thực tế, việc gì cũng không sâu, chỉ đại khái. Đối với công việc thì trọng hình thức, chỉ biết khai hội, xem báo cáo trên giấy, không kiểm tra đến nơi đến chốn. Nó còn biểu hiện ở thái độ : xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không yêu thương nhân dân, thích dùng mệnh lệnh hơn là nghe dân nói, cậy quyền mà quát mắng, giải quyết công việc thường lâu, hay gây khó cho nhân dân để nhận hối lộ,nhỏ nhặt với cấp dưới.… Ở nước ta nguồn gốc sâu xa của tệ quan liêu không những là ở nền sản xuất nhỏ mà còn do chịu ảnh hưởng của những tàn dư tập tục phong kiến và tư sản. Song nguyên nhân trực tiếp phát sinh chủ nghĩa quan liêu là do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, do thiếu tinh thần trách nhiệm, do trình độ tổ chức và quản lý còn non yếu gây ra. Một số cán bộ, đảng viên khi có chức, có quyền thì coi thường quần chúng, cho mình là người “đứng trên”, người  “ban ơn” cho quần chúng, chứ không phải là người phục vụ, người đầy tớ trung thành của quần chúng. Họ không quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích của quần chúng, vi phạm quyền làm chủ của quần chúng; hoặc vì thiếu trách nhiệm, ngại khó khăn gian khổ, thích ngồi bàn giấy hơn là đi sâu sát cơ sở, sát thực tiễn sản xuất và đời sống của quần chúng, lại có tư tưởng cá nhân, thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm, báo cáo không đúng sự thật, lừa dối cấp trên; cũng có người do trình độ năng lực tổ chức, quản lý kém so với yêu cầu công tác mà sa vào tệ quan liêu. Do trình độ nhận thức sai, không nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc, chế độ không am hiểu quản lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; không biết cách tổ chức thực hiện, hoặc do thái độ, tác phong công tác đại khái, hời hợt, không chịu đi sâu nghiên cứu tình hình cụ thể, không đi vào công tác tổ chức cụ thể, thiếu kiểm tra sâu sát nên đề ra chủ trương, biện pháp công tác một cách chủ quan, tuỳ tiện không thích hợp, thậm chí sai lầm gây tác hại cho lợi ích của cách mạng và lợi ích của quần chúng. Mặt khác, còn do phô trương hình thức, tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều nấc, chức năng nhiệm vụ, chế độ trách nhiệm không rõ ràng. Hậu quả của quan liêu gây ra tình trạng trì trệ trong công cuộc phát triển đất nước, người lãnh đạo không thể sáng tạo linh hoạt, theo cơ chế gia trưởng mà xuất phát từ gia đình rồi đến xã hội. Từ những vấn nạn nêu trên, chúng ta cần phải cương quyết xóa bỏ tệ quan liêu để trong cách quản lý là phong cách phục vụ dân chứ không phải quản lý dân. Và năm 2007, Thủ tướng đã ký việc ban hành quy chế văn hóa nơi công sở để làm chuẩn hóa cách ứng xử của những người cán bộ, công chức. b. Xây dựng cho mỗi người phong cách làm việc mới - Làm việc luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ , làm việc tập thể nhưng vẫn phải quyết đoán , dám chịu trách nhiệm (Người l·nh ®¹o cÇn biÕt l¾ng nghe vµ t«n träng ý kiÕn cña cÊp dưới, chó ý t×m hiÓu nh÷ng nh©n tè míi, nh÷ng kinh nghiÖm s¸ng t¹o cña c¸c thµnh viªn trong tËp thÓ. Trưíc nh÷ng vÊn ®Ò cã nhiÒu ý kiÕn kh¸c nhau, cÇn ph¶i th¶o luËn d©n chñ, c«ng khai, th¼ng th¾n ®Ó t×m ra ch©n lý, ®Ó ®i ®Õn kÕt luËn râ rµng, døt kho¸t vµ khoa häc. Tr¸nh t×m c¸ch lÈn tr¸nh sù bÊt ®ång ý kiÕn b»ng c¸ch ®ưa ra nh÷ng kÕt luËn chung chung, lùa chiÒu mäi người ®Ó råi ®i ®Õn mét quyÕt ®Þnh chøa nh÷ng yÕu tè dung hoµ tho¶ hiÖp, nöa vêi, kh«ng cã t¸c dông thùc tÕ, thËm chÝ cã thÓ g©y ra nh÷ng hËu qu¶ xÊu. Người lãnh đạo cÇn t¹o cho m×nh thãi quen biÕt l¾ng nghe c¶ nh÷ng ý kiÕn tr¸i ngưîc víi ý kiÕn cña m×nh, biÕt tiÕp thu ý kiÕn ®óng ®¾n cña ngêi kh¸c vµ thõa nhËn nh÷ng ®iÓm non kÐm cña m×nh. Kh«ng v× sù sÜ diÖn, tù ¸i c¸ nh©n, sî mÊt uy tÝn mµ cè b¶o thñ biÖn b¹ch cho nh÷ng ý kiÕn cha ®óng cña m×nh. Chưa nªn véi kÕt luËn hoÆc coi ý kiÕn cña m×nh ®· lµ ch©n lý tríc nh÷ng vÊn ®Ò míi n¶y sinh (kÓ c¶ vÊn ®Ò tÝch cùc hoÆc tiªu cùc). CÇn cã nh÷ng ®iÒu tra nghiªn cøu vµ th¶o luËn tËp thÓ ®Ó tr¸nh t×nh tr¹ng ®ưa ra nh÷ng kÕt luËn ®éc ®o¸n, thiÕu c¨n cø khoa häc. X©y dùng phong c¸ch l·nh ®¹o d©n chñ cßn cã ý nghÜa lµ ph¸t huy tÝnh tËp thÓ trong l·nh ®¹o ph¶i ®i ®«i víi viÖc ®Ò cao tr¸ch nhiÖm c¸ nh©n. §éc ®o¸n lµ sai, song c¸ nh©n kh«ng d¸m chÞu tr¸ch nhiÖm, kh«ng d¸m quyÕt ®o¸n còng lµ sai. Më réng d©n chñ kh«ng ph¶i lµ sa vµo d©n chñ h×nh thøc hoÆc d©n chñ v« nguyªn t¾c. D©n chñ ®óng ®¾n ph¶i ®Æt díi sù chØ ®¹o tËp trung vµ ®i liÒn víi tËp trung. Sù n¨ng ®éng, s¸ng t¹o ph¶i dùa trªn c¬ së cña ®êng lèi chÝnh s¸ch cña §¶ng. Mäi biÓu hiÖn cña chñ nghÜa d©n chñ tù do, v« kØ luËt, côc bé ®Þa ph¬ng, ph©n t¸n, t¶n m¹n, nãi Èu, lµm bõa hoµn toµn xa l¹ víi d©n chñ. X©y dùng phong c¸ch l·nh ®¹o d©n chñ lµ xu thÕ tÊt yÕu trong thêi ®¹i ngµy nay, nã g¾n víi nh÷ng gi¸ trÞ nh©n v¨n cña x· héi hiÖn ®¹i. Tuy nhiªn ®Ó cho phong c¸ch d©n chñ thùc sù mang l¹i hiÖu qu¶ trong c«ng t¸c qu¶n lý, nhµ qu¶n lý gi¸o dôc cÇn chó ý thªm mét sè khÝa c¹nh kh¸c như nh÷ng ®iÒu kiÖn kh«ng thÓ thiÕu ®ưîc nh»m n©ng cao n¨ng lùc vµ uy tÝn cña m×nh: - Kh«ng ngõng n©ng cao tr×nh ®é lý luËn chÝnh trÞ, tr×nh ®é chuyªn m«n vµ tr×nh ®é qu¶n lý nh¨m ®æi míi tư duy, ®æi míi c¸ch thøc l·nh ®¹o. - Thèng nhÊt gi÷a lý luËn vµ thùc tiÔn, lêi nãi ®i ®«i víi viÖc lµm, suy nghÜ kÜ trưíc khi nãi, cã kÕ hoach chi tiÕt trườc khi lµm. - T¨ng cường c«ng t¸c phª b×nh vµ tù phª b×nh, chèng chñ nghÜa c¸ nh©n vµ tÖ sïng b¸i c¸ nh©n. - §èi xö b×nh ®¼ng vµ cëi më víi mäi người, tr¸nh "yªu nªn tèt, ghÐt nªn xÊu". - Gi÷ g×n vµ n©ng cao nh÷ng phÈm chÊt "cÇn, kiÖm, liªm, chÝnh, chÝ c«ng v« tư" như lêi d¹y cña Hå Chñ tÞch. - MÒm dÎo s¸ng t¹o linh ho¹t trong giao tiÕp vµ trong c«ng t¸c qu¶n lý l·nh ®¹o. Khi xem xÐt, suy nghÜ ph¶i cã "lý" nhưng khi hµnh ®éng, øng xö ph¶i cã "t×nh". §Êt nước ta ®ang tiÕn hµnh c«ng cuéc ®æi míi c¶ vÒ phương diÖn kinh tÕ x· héi vµ phư¬ng diÖn hµnh chÝnh quèc gia. §Ó gãp phÇn thùc hiÖn nhiÖm vô träng ®¹i ®ã, mçi c¸n bé l·nh ®¹o dï ë cÊp nµo ®Òu cÇn chó träng ®æi míi phong c¸ch l·nh ®¹o, dùa trªn nh÷ng yªu cÇu vµ nguyªn t¾c cña §¶ng vµ nh÷ng quy ®Þnh hiÖn hµnh cña hÖ thèng qu¶n lý x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam. ) Tiểu kết Như vậy, có thể nói, phong cách lãnh đạo là một hiện tượng hoàn toàn cụ thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Đó là nét độc đáo, riêng biệt trong cách thức tiến hành công việc lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo còn ảnh hưởng tới uy tín của chính người lãnh đạo. Bởi vì phong cách lãnh đạo chính là sự bộc lộ phẩm chất, năng lực được kết tinh trong hành vi hoạt động của nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Phong cách lãnh đạo do tổng thể những phẩm chất của người lãnh đạo quyết định phần lớn. Việc phat triển những phẩm chất và năng lực lãnh đạo sẽ là tiền đề quyết định hoàn thiện phong cách lãnh đạo. Rõ ràng phong cách lãnh đạo không tự phát hình thành, nó là quá trình luôn luôn phát triển dưới tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan. Có quan niệm sai lầm cho rằng phong cách do bẩm sinh, con người không cần rèn luyện mà cũng trỏ thành người lãnh đạo giỏi. Phong cách được hình thành và phát triển do giáo dục, hoạt động cá nhân và rèn luyện. Mỗi nhà lãnh đạo phải tự bồi dưỡng khả năng áp dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống những phương pháp và thủ thuật lãnh đạo được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Như các yếu tố tâm lý xã hội khác, phong cách lãnh đạo của người quản lý là sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sự vận hành của xã hội, trong đó có cơ chế quản lý. Ở nước ta trước đây, trong xã hội phong kiến, phong cách lãnh đạo gia trưởng, quyết đoán và mệnh lệnh là chủ yếu vì chế độ phong kiến là chế độ tập quyền. Trong cơ chế tập trung bao cấp thì phong cách tập thể lại chiếm ưu thế và cơ chế này coi trọng chủ nghĩa tập thể. Cơ chế quản lý mới hiện nay đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tính quyết đoán, năng động và tinh thần dám chịu trách nhiệm cá nhân cao. Vì vậy, phong cách lãnh đạo theo kiểu mệnh lệnh, quyết đoán đã và đang thay thế phong cách quản lý tập thể. Sự chuyển biến này là một nhu cầu tất yếu phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi người lãnh đạo phải có phong cách quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có ý kiến cho rằng 94,4% nhà lãnh đạo phải có phẩm chất này. Phong cách quyết đoán không trùng hợp về nội dung với phong cách độc đoán và gia trưởng. Càn phải nói, từ sự quyết đoán, tự tin đến sự độc đoán gia trưởng chỉ có một khoảng cách rất gần. Nếu người lãnh đạo không tỉnh táo, sáng suốt thì dễ trở thành người độc đoán chuyên quyền. KẾT LUẬN Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển, cùng với tốc độ phát triển của khoa học- kĩ thuật và nền kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của các nhà lãnh đạo cần phải đổi mới liên tục, bởi phong cách phụ thuộc một phần vào thời kì lịch sử và văn hóa dân tộc…Do vậy, mỗi một môi trường khác nhau sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh, việc đổi mới phương thức lãnh đạo để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của tập thể, nâng cao lợi nhuận, tăng GDP của đất nước. Trong cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng phong cách lãnh đạo mới để theo đúng tính chất phục vụ nhân dân chứ không phải quản lý dân, đúng với tính chất “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Phải đổi mới cách thức làm việc của nhà lãnh đạo để đưa tập thể của chính họ lên, đồng thời đưa Việt Nam xứng danh cường quốc năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập bài giảng Tâm lý học quản lý – Học viện Hành chính Giáo trình Tâm lý học quản lý – Đại học quốc gia Hà Nội www.kynang.edu.vn/.../100-ky-nang-lanh-dao-cac-phong-cach-lanh-dao.html - www.human-pro.com/.../ba-phong-cach-lanh-dao-lon.html - www.saga.vn/.../512.saga MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1. Đối tượng 2 2. Các phương pháp nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ 2 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 3 1. Khái niệm phong cách lãnh đạo 3 2. Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo 6 3. Phân loại phong cách lãnh đạo 7 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MỚI 13 1. Các yểu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 13 2. Nội dung xây dựng phong cách lãnh đạo mới 14 3. Tiểu kết 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhong cách lãnh đạo.doc