Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết sống mòn của Nam Cao

Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 1. Thời gian nghệ thuật 1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật 1.2.1 Thời gian được trần thuật 1.2.2.Thời gian trần thuật 2. Không gian nghệ thuật 2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 2.2. Các loại không gian nghệ thuật 2.2.1.Không gian bối cảnh 2.2.2.Không gian sự kiện 2.2.3.Không gian tâm lý Chương II: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO 2.1. Thời gian được trần thuật 2.1.1. Thời gian hiện thực hàng ngày 2.1.2. Thời gian hồi tưởng 2.1.3. Thời gian tương lai 2.1.4. Thời giann tâm trạng 2.2. Thời gian trần thuật Chương III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO 3.1. Không gian bối cảnh 3.2. Không gian sự kiện 3.3. Không gian tâm lý PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8339 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết sống mòn của Nam Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho người khác và tất nhiên cũng phải chia sẻ bầu không khí bình yên mà họ đang sống, họ phải giữ gìn trước người lạ và không được làm ồn. Người vợ ý tứ của ông Học đã nhận ra được điều đó. Với ông Học vốn lỗ mãng, thất học và bọn trẻ thì không. “Một cái đầu đanh đã trồi lên, làm vướng víu cái hạnh phúc giản dị của họ” [3; tr.150] - nếp sinh hoạt hàng ngày của họ không còn vui vẻ, tự nhiên như trước. Một cơn sầu nho nhỏ đang len lỏi trong lòng họ cũng đã len lỏi sang tâm hồn Thứ, gợi cho Thứ nhiều ưu tư, suy nghĩ. Thứ không hề có thái độ cười cợt và khinh bỉ mà trái lại, Thứ hoàn toàn cảm thông, chia sẻ đối với họ nên Thứ “cảm thấy một chút gì nằng nặng ở trong lòng. Y ái ngại cho đôi vợ chồng kia.”[3; tr.149]. Trong Sống mòn, các sự kiện được nhà văn đưa vào trong tác phẩm còn có một dụng ý nghệ thuật phù hợp với chuyển biến tâm lí, tính cách nhân vật; có nhiều sự kiện khác nhau được xâu chuỗi và ít nhiều có liên quan, bổ sung theo mối quan hệ nhân quả, hô ứng. Chẳng hạn, sự kiện Thứ nhận được thư của Đích nhờ xem Cảnh có thường lui tới với Oanh đã làm cho Thứ có ý dò xét Oanh cùng với một lần Thứ thấy Mô cắt móng tay cho Oanh, một lần Mô hát bài “cờ người” cho Oanh nghe hay sự kiện người chồng cũ vợ anh phu xe đến tìm vợ đã làm cho Thứ băn khoăn nghĩ đến Liên. Đặc biệt là cái sự kiện chồng người mới đến thuê căn nhà lá trông có vẻ sang trọng nhưng đối lập hẳn với sự nghèo khổ của ba mẹ con, nhất là thái độ của ông đối với vợ: “Ông coi vợ chẳng khác gì con hầu, đầy tớ. Hôm nào về đến cổng mà thấy cổng đóng rồi, ông bóp chuông xe để gọi vợ ra. Bà vợ dạ rồi mải mốt chạy ra. Bà mở cổng xong đỡ lấy cái xe cho chồng. Ông chồng ung dung hai tay không, đi trước vào nhà. Bà vợ tựa cái xe đạp vào tường, cài cổng rồi mới nâng niu dắt cái xe đạp vào sau. Bà vác cái xe đạp lên, cất cẩn thận vào nhà. Bà mượn cái chậu thau nhà ông Học, lấy nước cho chồng rửa mặt mũi, tay, chân. Sáng sớm hôm sau, bà lại vác cái xe đạp ra sân, lấy giẻ, chậu thau nước, để trước cửa, đợi chồng. Ông chồng rửa mặt, mặc quần áo xong, chỉ việc cất lấy cái xe đạp ở tay vợ, ra đi. Có hôm cổng không kịp mở, bà còn phải dắt cái xe đạp ra tận cổng để mở cổng cho chồng nữa” [3; tr.219]. Nó cho thấy được sự nhẫn nhục, chịu đựng và thua thiệt của người phụ nữ trong gia đình, sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa chồng và vợ. Và xét rộng ra trong xã hội mà Thứ đang sống ấy, người đàn bà tốt hơn đàn ông, nhẫn nại hơn, nhiều đức hi sinh hơn. Sự kiện đó giúp Thứ nhận ra sự khổ sở, sự chịu đựng của người phụ nữ, Thứ lại nghĩ đến Liên. Tất cả những sự kiện trên đã thôi thúc Thứ cồn cào nhớ đến Liên, tình yêu vợ trong Thứ lại trỗi dậy mạnh mẽ. Con tim của Thứ Trang 66 mách bảo phải viết thư cho vợ bằng những lời lẽ rất yêu đương, trái hẳn với cái giọng lạnh lùng mọi khi vẫn dùng vì sợ thư có thể lọt vào tay bà hay tay bố mẹ. Hay sự kiện Thứ trở nên tức giận “Trong người y máu giận sôi lên sùng sục. Y từ biệt Oanh, đi thẳng về nhà. Trong lúc đi đường những lời lẽ rắn rỏi của một bức thư, gần như cứ tự nhiên tuôn ra khỏi óc y. Chúng vang lên, mạnh mẽ hùng hồn. Chúng có hình như những viên đạn, những mũi tên, mà một sức mạnh ngấm ngầm ở bên trong, đang chực đẩy vọt ra. Mặt y gân guốc. Mắt y nảy lửa. Tay y nắm chặt, thỉnh thoảng lại khẽ vung một cái, nhịp theo ý nghĩ. Về đến nhà, y lấy giấy bút viết ngay. Y viết rất nhanh, ngoáy lia lịa, nét bút đưa mạnh và cứng cáp. Y viết một mạch hết bức thư. Viết xong, y bỏ phong bì, gửi đi ngay, sợ nửa giờ sau, nghĩ lại, lại nể nang và không dám gửi Đích nữa”[3; tr.228]. Thái độ giận dữ và hành động quyết liệt của Thứ là có nguyên do từ Oanh. Bởi Oanh bao nhiêu lần bảo sẽ trao lại cái trường cho Thứ và San là bấy nhiêu lần khơi lên hi vọng rồi thất vọng ở Thứ, Thứ biết Oanh không thực sự muốn trao lại cái trường mà chỉ muốn động viên, khích lệ mình tận tâm dạy tốt đã làm cho Thứ không còn chịu đựng được. Nhưng đó chỉ là sự tức giận nhất thời cho thấy tâm trạng của Thứ nhiều mâu thuẫn trái hẳn với tính thâm trầm, suy tư của Thứ. Viết một cách gấp gáp, vội vàng viết và cũng vội vàng gửi, Thứ đã sợ ngay tính mềm yếu của lòng mình. Đó là hành động phản kháng, đòi công bằng nhưng viết xong lá thư và gửi đi rồi, Thứ lại hối hận, lại dằn vặt suy nghĩ. Điều đó cho thấy Thứ vẫn là một con người tình cảm, yếu đuối, một con người nghĩ nhiều đến người khác hơn là nghĩ đến mình. Hay sự kiện Thứ nhận được ba bức thư của Đích lại gợi lên trong Thứ bao nhiêu tâm trạng trái hẳn với các sự kiện trước đó. Thứ chẳng rõ một giọt nước mắt nào, Thứ sợ Đích trở về, Thứ mong Đích chết, tâm hồn Thứ đã chai sạn, đã khô cằn. Do hoàn cảnh nghèo đói đã khiến Thứ từ một người không quen tính toán, Thứ đã trở nên toan tính và tàn nhẫn. Nhưng những giọt nước mắt lăn dài trên má cho thấy tâm hồn Thứ chưa hoàn toàn chết hẳn. Thứ lại sỉ vả, tự chửi mình: “Lòng y đã cằn cỗi đến mức ấy rồi ư? Y đã ích kỉ, đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến thế ư? Trên mắt y một chút nước mắt bỗng ứa ra. Trơ trơ trước cái chết của người thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình..” [3; tr.243]. Những giọt nước mắt kia chính là sự ăn năn, là nỗi đau khổ trong lòng mà Thứ đã nhìn rõ bản chất con người mình. Còn khóc là còn lương thiện, Thứ vẫn chưa đánh mất bản tính của mình. Sự nghèo đói đã làm thui chột nhân cách, đã khiến con người trở nên ích kỉ, nhỏ nhen. Thứ cũng đang ngấp nghé đứng bên bờ vực đó nhưng anh đã kịp quay đầu nhìn lại. Nguyên nhân khiến Thứ quả quyết rằng vợ đánh bạc và đánh vợ xuất phát từ cuộc trò chuyện giữa Thứ và mẹ mình - một người hay lo lắng về gia đình đứa con trai, muốn con mình dè sẻn với con dâu nên đã nói ra việc vợ Thứ đánh bạc mà bà Trang 67 cũng không biết được chính xác. Sự kiện đó đã dẫn đến sự kiện Thứ đánh vợ vì nghĩ rằng vợ đánh bạc “ Liên về chợ. Y mua được một mẻ cá rô và hai chục bánh đa, định để nấu canh. Y hí hởn, nghĩ rằng chắc chồng sẽ vừa lòng. Muốn khoe chồng - và có lẽ đó cũng là một cách để làm duyên, - y tươi cười gọi chồng ra, nâng đội cho y. Thứ nhảy xổ ra. Y hất tay cái, cái thúng đổ ụp về phía sau Liên. Liên mới kịp ngạc nhiên. Một cái tát đã giáng mạnh vào một má y, khiến y lặng người đi một cái. Y gượng lại, nghẹn ngào nhìn chồng một thoáng, rồi vùng chạy sang nhà mẹ đẻ. Thứ chạy vào buồng. Y đóng chặt cửa trước, cửa sau. Bà mẹ hoảng hốt chạy về, đập cửa thình thình: - Con ơi! Mẹ van con! Mẹ lạy con! Thứ tưởng như mình sắp tự tử ngay. Y nức nở. Liên lại xồng xộc chạy về. Thứ nghe thấy y vừa thở vừa xa xả nói bên ngoài cửa: - Người hay thật! Tôi có tội gì thì cũng phải nói cho tôi biết chứ!...Rồi muốn đánh thì đánh, muốn chửi thì chửi, muốn đâm, muốn chém, muốn băm vằm ra tôi cũng chịu. Tại sao tôi vừa mới ló mặt về, chẳng biết đầu đuôi xuôi ngược ra sao, đã lôi tôi ra mà đánh? Tôi phải có tội gì cứ nói cho tôi biết!...” [3; tr.256]. Sự kiện đó cho thấy tâm trạng đau khổ của cả ba người. Đó là mẹ Thứ với nỗi hoảng hốt, đau khổ trước cảnh xào xáo của gia đình con trai, là nỗi ân hận vì những lời nói không nên của mình trước đó, là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của Liên, người vợ đảm đang hết lòng yêu thương chồng, muốn thể hiện sự quan tâm lo lắng đến người chồng lâu ngày đi xa trở về - Liên đã gọi chồng ra bưng đội. Và đó còn là nỗi sững sờ, thất vọng trước hành động vũ phu của chồng, là sự bất bình tức tưởi khi bị chồng đánh. Sự kiện trên còn thể hiện rất rõ tâm trạng của Thứ: ghét vợ đánh bạc, muốn trừng trị vợ rồi đau khổ. Bởi Thứ có vui gì hơn khi đánh người vợ mà mình yêu quí. Đóng sầm cửa lại - Thứ đối diện với nỗi đau khổ cuả chính mình. Nhưng đánh vợ là hành động vũ phu, gia trưởng bạo quyền hoàn toàn mâu thuẫn với quan niệm và tình cảm của Thứ đối với vợ. Bởi Thứ là người rất yêu quí và tôn trọng vợ. Thứ đã từng bảo thẳng với Liên: “Tôi không có quyền được đánh mình, nếu tôi tát mình một cái, ấy là tôi coi mình không còn phải là người ngang hàng tôi nữa; mình đã là người tôi khinh, tôi ghét, nghĩa là chúng mình sẽ bỏ nhau tức khắc”[3; tr.220] cũng như Thứ đã từng bất bình trước thái độ hạ mình của người đàn bà có hai đứa con gái ở ngôi nhà lá đối với ông chồng - Thứ từng có ý nghĩ trừng trị tên chồng hèn mạt ấy. Thế mà Thứ lại đánh vợ. Sự kiện đó làm nổi bật tính hay ghen, ghét bạc bài và cái nếp gia trưởng “phu xướng phụ tùy” vẫn còn ẩn chứa trong con người của Thứ. Thứ không hút thuốc, ít uống rượu, không trụy lạc và rất ghét đỏ đen, Thứ không muốn người thân mình sa vào những cuộc đen đỏ. Trót đánh vợ nhưng Thứ vốn không phải là một con người vũ phu, xem thường vợ. Những ngày tháng dạy học là những Trang 68 ngày tháng Thứ vô cùng nhớ vợ và con thơ. Chính vì vậy mà Thứ đã nghỉ hè trước San và Oanh, Thứ muốn trút tất cả những bận tâm ưu phiền để những ngày nghỉ được thảnh thơi, vui vẻ bên vợ con. Nhưng sự kiện trên đã mang đi cái không khí đầm ấm, cái hạnh phúc chồng yêu vợ, vợ cảm phục chồng trước kia mà Thứ mong đợi khi trở về, đã làm cho tình cảm vợ chồng của Liên và Thứ có một vết nứt mà không bao giờ họ có thể hàn gắn - một vết sầu nho nhỏ ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn mà họ không thể nào bôi xóa. Khi Thứ trở lên trường thì gặp San đi xe kéo trở về ở. Được San cho biết chiến tranh đang lan rộng đến Hà Nội, Hải Phòng, Thứ phân vân giữa đi hay trở về. Bởi trở về thì ngượng với Liên, đi thì không có việc gì làm chỉ uổng công. Thứ đã so hơn tính thiệt. Điều đó cho thấy tâm trạng mâu thuẫn, sự đắn đo đang diễn ra trong lòng Thứ “Thứ lưỡng lự thêm một lúc nữa. Rồi y đành đi một mình” [3; tr.270]. Bởi ra đi dù chưa chắc có việc làm nhưng Thứ vẫn còn chút hi vọng còn hơn là quay trở về. Trong Sống mòn, hầu hết các sự kiện đều tạo ra tình huống nhằm bộc lộ tính cách, tâm trạng của nhân vật. Và đứng trước một tình huống, tính cách, tâm trạng các nhân vật thường khác nhau. Xoay quanh tác phẩm là tâm trạng, tính cách của Thứ. Thế nhưng có những sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn xã hội thì ai nấy cũng đều có chung một tâm trạng. Sự kiện chiến tranh lan đến cái xóm ngoại ô nghèo khổ nơi Thứ dạy học đã làm cho tất cả mọi người nơi đây lo sợ qua một chuỗi sự kiện: Sự kiện học trò tụ tập trước cửa trường, chỉ khoảng mười lăm đứa đang bàn tán sôi nổi về chiến tranh “Chúng tranh nhau mà nói, đứa nọ cướp lời của đứa kia, cãi lại; đứa kia xua tay bịt mũi, xun xoa, làm như sắp đánh nhau rồi lại hi hí, ha ha cười với nhau. Những đứa bé đứng ở ngoài, hết mũi nhìn, cười nhút nhát hơn. Tất cả thỉnh thoảng lại một, hai đứa nhìn trộm lên hiên gác, là chỗ thỉnh thoảng Oanh hoặc Thứ lại ra, vờ nhìn trời, nhìn đất, những đâu đâu, nhưng chính là để nhìn chúng…”[3; tr.274].Với tâm hồn ngây thơ có phần hiếu thắng, bọn học trò thích thú trước một cái tin hoàn toàn mới mẻ, giật gân. Đó là hai tiếng “chiến tranh” mà chúng mới nghe thấy và sắp chứng kiến. Nhưng sự kiện đó lại cho thấy nỗi lo của Thứ, Oanh. Họ thường ra đếm lại số học trò bởi cuộc sống của họ phụ thuộc vào chúng; họ hi vọng số học trò đến sẽ đông hơn nhưng họ lại thất vọng. Nỗi thất vọng của Thứ, Oanh và cả Đích càng tăng, sự thích thú của bọn trẻ cũng chợt tan biến. Thay vào đấy là tâm trạng nơm nớp lo sợ bởi tiếng còi báo động: “Tiếng còi gầm lên, rùng rợn, đau đớn, não nùng như tiếng kêu thất vọng của một con quái vật, báo một cái thảm họa gì sắp tới. Thứ hơi tái mặt đi. Học trò lục sục xô bàn ghế, tìm sách vở, như một đàn gà khi người ta sắp mở cửa chuồng” [3; tr.277]. Trang 69 Mỗi lần tiếng còi cất lên là mỗi lần họ phải tìm cách tự bảo vệ tính mệnh của chính mình. Họ phải sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ, luôn luôn cảnh giác. Chiến tranh không chỉ làm cho con người phập phồng lo sợ mà còn làm cho cuộc sống con người nơi đây vốn đói khổ lại càng thêm khổ. “Thứ đi chán lại về, mệt mỏi thêm, cái vẻ phờ phạc, thẩn thờ vẫn không rời khỏi mặt. Đích vẫn rên, Oanh vẫn thở ngắn, thở dài, nước mắt rưng rưng, Thứ lại càng sốt ruột…”[3; tr.281]. Cuộc sống của người dân bị tác động, bị xáo trộn mạnh. Ngay cái vẻ yên tĩnh của nhà Hải Nam giàu có kia vốn cách biệt với cuộc sống nghèo khổ bên ngoài cũng bị xao động “ Ở dưới, những nhà hàng xóm ra cửa đứng, nhìn người, xe lũ lượt từ Hà Nội tuôn lên, đi qua đấy. Bà đỡ đi từ cửa nhà nọ đến cửa nhà kia. - Đã vui chưa ?...Đã vui chưa?...Các ông! Các bà! Bà cười bằng những tiếng cười đặc sệt, và bà lắc đầu, chán ngán. Lũ con gái nhà Hải Nam, hình như được thả lỏng hơn, cũng ra cổng đứng, nhìn những người chạy ra ngoài thành phố, đùa bỡn, cấu chí, xô đẩy nhau, cười hi hí. Cụ Hải Nam ở trong nhà, chẳng biết gắt gỏng gì, quát om sòm. Tiếng cụ nghe sang sảng. Ra hiên gác đứng, Thứ thấy những anh xe, chị vú nhà cụ nháo nhác chạy đi, chạy lại, mặt nhăn nhó và khổ sở. Có tiếng đập bàn, đập ghế hay quăng đồ đạc rầm rầm. Lũ con gái đứng ngoài cổng sợ hãi, lè lưỡi nhìn nhau, rồi lùi lũi vào trong nhà. Họ không dám đi cùng một lượt. Mỗi người đi một lúc. Khi qua cửa, người nào cũng cúi mặt, rón rén chân”[3; tr.278]. Và chiến tranh ấy đã xua đuổi Thứ, buộc Thứ phải thất nghiệp, rời bỏ cái xóm ngoại ô. Con tàu hỏa mang Thứ trả về quê phải chăng là một con tàu định mệnh, không chỉ báo hiệu rằng Thứ đã thất nghiệp mà còn mang một ý nghĩa biểu trưng “Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần”[3; tr.288]. Bao nhiêu ước vọng, hoài bão khi bước vào đời, Thứ đã từng mơ ước được đi sang Pháp bằng con tàu Mac-xây để thực hiện cái mộng viễn du thì giờ đây Thứ lại đang đi trên một con tàu di chuyển trên đường gay, không gian di động ấy đưa Thứ trở về nơi Thứ được sinh ra. Như một con chim rã rời đôi cánh, không còn được bay cao, không còn có thể tự kiếm ăn, Thứ đã hoàn toàn bế tắc, bất lực. 3.3. Không gian tâm lý: Nhà nghiên cứu Trần Đăng Xuyền đã từng nhận định “Trong sáng tác của ông [Nam Cao], những sự kiện, những cử chỉ, hành động của nhân vật bị đẩy xuống hàng thứ yếu, chỉ là cái cớ để nhà văn phân tích diễn biến tâm lý và quá trình tư tưởng của nhân vật”[21; tr.473]. Vì vậy, ngoài không gian bối cảnh và sự kiện thì không gian tâm lý là một loại không gian nghệ thuật đặc trưng, không thể thiếu trong tác phẩm Sống mòn. Bởi không gian tâm lý trong Sống mòn luôn gắn bó chặt chẽ, hòa quyện với không gian bối cảnh và không gian sự kiện. Không gian bối Trang 70 cảnh và sự kiện chỉ làm nền để khơi gợi cái không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng của nhân vật. Chẳng hạn, sự kiện Thứ đến nhà Hải Nam vừa là không gian bối cảnh, không gian sự kiện đồng thời cũng là không gian tâm lý. “Cái cổng lù lù, trông hiu quạnh và vắng lặng như một cái cổng thành cổ vào một giờ khuya khoắt lắm (…)Y trông thấy cái bấm chuông rồi, nhưng chưa vội bấm chuông. Y ghé mắt vào khe cổng, nhòm vào và bỗng giật mình: có ai đứng sừng sững nhìn ra cổng. Nhưng không phải, đó chỉ là một pho tượng lớn, một pho tượng đàn bà khỏa thân. Thứ hơi nóng mặt lên. Y quay ra nhìn ngược, nhìn xuôi như sợ có một người nào đi tới, bắt gặp y. Rồi y lại nhòm ra. Y nín thở, như làm một việc gì vụng trộm. Người mĩ nữ uốn éo cái thân hình lõa lồ dưới ánh đèn xanh dịu giữa những chậu cây; đôn sứ ngang hàng với hòn núi giả. Thứ lấy làm lạ rằng tận đến bây giờ y mới biết có vật ấy ở đây mà ngay giữa cổng vào! Thì ra chưa bao giờ y dám nhìn lâu, nhìn thẳng vào ngõ nhà Hải Nam. Y chỉ liếc qua (…) Thứ nhìn rất tò mò, hồi hộp. Mới đầu lòng y bị xôn xao lên. Nhưng những cảm giác xôn xao chìm xuống dần dần. Sau cùng, Thứ buồn buồn thì đúng hơn. Ánh đèn xanh tỏa xuống, hiu hắt lạnh lùng. Những cây cảnh, trong giấc ngủ, rầu rầu. Cả đến hòn núi giả cũng rầu rầu. Đằng sau tất cả những cái ấy, cái lối đi vắng ngắt chạy dài mãi vào trong. Đằng trước dãy cửa to, cửa nhỏ đóng cả rồi, như một cái nhà thương. Vắng lặng, một con tắc kè kêu. Thứ tưởng như một tiếng chuông réo, sẽ ầm ĩ lắm giữa sự quá im này”[3; tr.89]. Trong căn nhà của cụ Hải Nam có bao nhiêu điều hấp dẫn đang chờ đợi Thứ. Đó là những món ăn ngon, những căn phòng rộng rãi, những chuyến dã ngoại và những cô gái đẹp rất cần để giãi tỏa hiện cảnh nghèo đói, cô đơn của Thứ nhưng quang cảnh nhà Hải Nam khi Thứ đến nói chuyện thuê nhà có vẻ lạnh lùng, hờ hững “Ánh đèn xanh tỏa xuống, hiu hắt lạnh lùng. Những cây cảnh, trong giấc ngủ, rầu rầu. Cả đến hòn núi giả cũng rầu rầu. Đằng sau tất cả những cái ấy, cái lối đi vắng ngắt chạy dài mãi vào trong…”. Sự giàu sang và lố bịch với bức tượng mĩ nữ khỏa thân của nhà Hải Nam có vẻ như không phù hợp và cách biệt với cuộc sống của một ông giáo khổ trường tư nhưng có biết bao nhiêu cảm xúc dâng lên trong lòng Thứ. Như một người đang khát cháy cổ họng tìm thấy được nước uống, Thứ cảm giác như một người xấu sợ bị bắt quả tang rồi tò mò, hồi hộp đến xôn xao nhưng khi nhận ra nơi đây không thích hợp cho hoàn cảnh nghèo khổ của mình nên anh đã buồn buồn mà quay trở về. Rõ ràng, đứng trước những cám dỗ kia Thứ đã cưỡng lại được. Thứ vẫn chưa sa ngã, vẫn không chạy theo những ham muốn của bản thân mà vẫn giữ được quan niệm đúng đắn của mình. Nó cho thấy Thứ là một con người giàu lòng tự trọng “cái giai cấp của y, cái giai cấp cần lao, chỉ hơn người ở cái chỗ được tự hào Trang 71 rằng mình hoàn toàn sống bằng sức làm việc của mình và được quyền khinh tất cả những cái gì không phải là mồ hôi, nước mắt.”[3; tr.87]. Sự kiện mẹ con Hà đến gặp Mô trong một đêm khuya với giọng nói run run của bà Hà cũng biểu hiện rất rõ không gian tâm lý “Cái thứ tiếng già nua ấy, trong đêm khuya vắng lặng, có một vẻ gì buồn lắm. Thứ đã lặng người đi như thấy cả một nỗi cô đơn đang rót vào lòng. Tiếng guốc của bà già vang lên và nhỏ đi dần. Thứ hình dung ra bóng một người con gái bước chân nặng trĩu, vừa đi vừa lau nước mắt, lủi thủi theo sau” [3; tr.42]. Giọng nói của mẹ Hà và bóng dáng lủi thủi của Hà phải chăng là biểu hiện của nỗi buồn tủi trong họ. Hà tìm đến Mô là tìm đến hạnh phúc. Nhưng trong hạnh phúc ấy không tránh được nỗi buồn. Thật trớ trêu thay khi cọc phải tìm trâu, mẹ con Hà đã chủ động, bỏ qua dư luận nhưng trong họ vẫn chất chứa ít nhiều mặc cảm. Trong đêm khuya khoắt yên tĩnh ấy, hai bóng dáng một già một trẻ lủi thủi trên đường. Bước chân của họ vang lên với những tiếng guốc đều đều kia không thể nào xua tan đi sự yên ắng của màn đêm lạnh giá. Nó cũng khơi dậy nỗi cô đơn đang nặng trĩu trong lòng Thứ. Và nếu như tiếng guốc kia đã từng ám ảnh, làm xao động tâm hồn của chàng trai trẻ đang bị giam hãm, ngột ngạt trong tù ngục “Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về”(Tâm tư trong tù - Tố Hữu) thì ở đây tiếng guốc cũng đang ám ảnh nỗi lòng của Thứ. “Thứ đã lặng người đi như thấy cả một nỗi cô đơn đang rót vào lòng” bởi Thứ cũng đang rất cô đơn, Thứ đón nhận những âm thanh đều đều và nhỏ dần ấy bằng nỗi cảm thông, bằng sự chua xót. Nỗi cô đơn đang ngự trị trong lòng Thứ cũng vì thế mà trỗi dậy, Thứ lại càng thấm thía hơn. Dường như nỗi cô đơn trống trải không chỉ vụt đến rồi đi mà luôn thường trực trong lòng Thứ. Những giây phút thư giãn, Thứ thường xuyên tưởng nhớ đến vợ con “Y ngước mắt nhìn một ngôi sao, ngậm ngùi tưởng tượng ra vợ y đang ôm con, ngồi ở ngưỡng cửa, lặng lẽ và buồn rầu như đá Vọng phu” [3; tr.42]. Đối với Thứ, vợ con là tất cả. Thứ yêu vợ thương con, Thứ cảm thông với nỗi khổ của vợ. Vì vậy, Thứ có linh cảm dường như trong những giây phút mình đang cô đơn, nghĩ đến vợ con thì ở một phương trời xa ấy, vợ Thứ cũng đang rất cô đơn mà dõi mắt hướng về Hà Nội, trên bầu trời đêm tưởng nhớ đến chồng. Không chỉ thường xuyên sống trong cô đơn, trống vắng mà cảnh đói nghèo luôn đeo đuổi, ám ảnh Thứ cũng như bao người thân của Thứ “Y cố bắt các em ăn. Nhưng cũng chẳng đứa nào chịu ngồi ăn. Chúng chối đây đẩy và chạy cả. Nhưng y biết chúng vừa chạy mà vừa nuốt nước bọt. Có lúc nào chúng nghĩ đến được ăn một bữa thật no? Y cực quá. Y ngồi thần mặt, buông đũa, quên cả đương ăn. Y chợt nhận ra bà y, mẹ y, vợ y và các em y thật là khổ không kém gì mình phải khổ. Quả thật lúc ấy, y muốn được nhịn đi cho bà, hay mẹ, hay vợ, hay các em, hay là ngay cả Trang 72 con ở nữa, ăn thay. Nhưng mà y không thể nhường cho ai. Y cũng không thể ngồi ăn. Không hiểu sao, y thấy thèn thẹn, không muốn cho ai đoán được rằng y thương bà, thương bố mẹ, thương vợ, thương các em quá, đến nỗi không ăn được. Y đành một mình lủi thủi ngồi ăn. Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc”[3; tr.72](vừa là không gian sự kiện vừa là không gian tâm lí). Chính cái hình ảnh đói khát của các em, sự thường xuyên phải nhịn ăn của người thân kia luôn ám ảnh Thứ. Thứ đang ăn nhưng sự ăn ấy là một bất đắc dĩ. Cùng với tấm lòng thương yêu người thân là một mặc cảm, tủi hờn ghê ghớm đang diễn ra trong Thứ. Bởi trách nhiệm là một người con trai trưởng, đã từng học tốn bạc nghìn nhưng Thứ chẳng làm gì để giúp ích cho bà, cha mẹ và các em, là một người chồng, Thứ cũng không lo nổi được cuộc sống ấm no cho vợ. Hay cảm thấy xấu hổ vì hoàn cảnh nghèo khổ của mình, đang nói chuyện với Mô, Thứ tưởng tượng ra cảnh chê bai của những người trong xóm: “Y tưởng tượng ra nét mặt của bà Ngọt, bà thợ giặt, những bà láng giềng khác, bàn tán nho nhỏ với nhau về những ông giáo với cô giáo bên trường. Cái môi nứt nẻ, bết quết của bà Ngọt bĩu ra. Bà thợ giặt cười một cái cười nặng nề, làm những cục thịt ở mặt nổi hết cả lên. Bà béo thì làm bộ không tin để những bà kia tức mình, phải nói quả quyết hơn, đem những chứng cớ rõ rệt ra. Rồi một bà chẩu môi, rên lên, hạ một câu bình phẩm thế mà bấy lâu không ai biết, cũng mang tiếng ông giáo với bà giáo, quần áo là, sơ mi trắng, thắt ca-vat, giầy tân thời, thứ năm chủ nhật diện ngất, tưởng màu mỡ lắm, thế mà kì thực bụng chứa đầy rau muống luộc!...Tiếng cười vỡ lỡ ra, ằng ặc, hi hi, hố hố…”[3; tr.65]. Đó là nỗi khổ tâm đang diễn ra trong lòng Thứ. Sống nghèo đói đã là một nỗi khổ tâm, che giấu sự nghèo đói của mình lại càng khổ tâm hơn. Chính sự nghèo đói đã làm cho Thứ luôn mặc cảm về bản thân. Với một tâm hồn đa cảm luôn chan chứa, khao khát yêu thương và được yêu thương, Thứ từng để ý và ao ước được gần một cô gái trẻ đẹp là Tư, được Tư yêu nhưng Thứ lại buồn rầu, lại không cho phép mình được yêu khi nghĩ tới hoàn cảnh của mình “Y đã già đi, đã xấu đi nhiều. Y đã có vợ, có con. Y là một ông giáo khổ trường tư. Y mặc những quần áo rẻ tiền, xộc xệch và đã bạc màu. Y không đẹp trai, không trẻ, không diện sang, không danh giá, không giàu. Đến sức khỏe cũng không” [3; tr.44]. Vì mặc cảm bản thân, Thứ cảm thấy giữa mình và Tư, một người con gái trẻ đẹp có một bức tường vô hình ngăn cách. Điều đó đã làm cho Thứ đau khổ mà tự phán xét bản thân. Hoàn cảnh của Thứ cũng giống như San, cũng đã có vợ con. Thế nhưng không như San tán tỉnh Dung, con gái bà béo, Thứ chỉ mới quan tâm đến Tư trong ý nghĩ và cũng không cho phép mình được nghĩ đến Tư. Tự kiềm nén cảm xúc, không cho mình được thỏa mãn trong yêu đương, đó là một nỗi khổ Trang 73 âm thầm, dai dẳng đang diễn ra trong lòng Thứ nhưng mặt khác nó lại cho thấy Thứ là một người có trách nhiệm, có quan niệm sống lành mạnh, trong sáng và thủy chung. Sống lâu trong xa cách, cô đơn, những giây phút hai vợ chồng Thứ được gần nhau thật ngắn ngủi. Vì vậy, cảnh chia tay giữa họ bao giờ cũng buồn bã “Sau bữa cơm trưa ăn sớm hơn mọi ngày, Thứ khép bớt cửa, đi nằm để ngủ trưa. Liên tuy không ngủ trưa bao giờ, cũng đến ngồi cạnh giường. Y nhổ cho chồng những sợi tóc sâu, hay là mượn cớ thế, để được ngồi nói chuyện với chồng…Ở nên ngoài nắng nhạt dần dần. Nắng úa vàng. Sức nắng giảm rất mau…Mấy cái tàu chuối hơi cúp xuống, gió chỉ khẽ lung lay và ngây ra trong một dáng điệu ngẩn ngơ.” [3; tr.166]. Cảnh vật ở đây như mang một vẻ buồn, ưu tư. Ánh nắng bên ngoài như nhạt nhẽo hơn, mấy tàu lá chuối lung lay một cách lặng lẽ, vô hồn, căn nhà cũng trở nên âm u, lặng lẽ, cũng giống như nỗi lòng của hai vợ chồng Thứ lúc sắp chia tay. Phải chăng chính tâm lí không muốn rời xa vợ con của Thứ và không nỡ để chồng ra đi của Liên đã tạo cho họ một cảm giác quyến luyến, ngậm ngùi, buồn bã. Nỗi buồn ấy còn thấm vào cảnh vật nên cảnh vật cũng mang tâm trạng con người mà trở nên u sầu, mang “một dáng điệu ngẩn ngơ”. Và trong những giờ khắc chia tay đầy quyến luyến, bịn rịn như thế, tình cảm đã lên tiếng níu giữ bước chân của Thứ. Với cuộc sống yên ấm của gia đình, Thứ muốn bỏ liều tất cả để được sống gần vợ con. Nhưng trong những giây phút đầy tâm trạng tiếc nuối, nghĩ suy đó, lí trí của Thứ đã vượt qua được tình cảm, sự đói nghèo buộc Thứ phải lo toan, phải có trách nhiệm. “Y bình tĩnh một chút để suy nghĩ tất cả những cái gì có thể xảy ra. Gạo…thuốc của con…bà chết…và chính y ngồi nhìn, mắt đỏ ngầu, chẳng biết làm thế nào ra tiền, ra gạo, ra thuốc, thay cho Liên đang nằm rên rẩm…À! Không được! Y không thể nghĩ liều. Cơm, áo, vợ con, gia đình…bó buộc y. Y cứ phải gò cúi mãi! Gò cúi mãi! Làm! Chỉ có làm! Chịu khổ! Mà chẳng bao giờ được hưởng, mà chẳng bao giờ cất đầu lên nổi! À! À! Sao tất cả những cái gì ở trên đời này không chết tất cả đi! Sao trái đất của loài người không vỡ toan ra! Cuộc sống…cuộc sống thật đã là một cái gì trói buộc và nặng nề quá sức!” [3; tr.167]. Chua chát, chán nản và phẫn uất, Thứ muốn nguyền rủa cả nhân loại, muốn kêu gào, thét thật to nhưng Thứ không thể bỏ liều, không thể chỉ nghĩ đến mình, Thứ không thể nào thoát khỏi lối “Sống mòn” đã định sẵn dù sự chán nản đã lên đến tột độ, đã trở thành bi kịch, bế tắc trong lòng. Nhưng bế tắc ấy không chỉ của một mình Thứ, của một người từng có ước mơ hoài bão như cánh chim được bay cao, được thể hiện tài năng của mình mà đó còn là bế tắc của cả một lớp người trí thức như Hộ (Đời thừa), Hiền (Truyện người hàng xóm) hay Raxkonikop (Tội ác và trừng phạt - Đôxtoiepki), July Xoren (Đỏ và đen - Xtăngdan)… Họ đều lâm vào Trang 74 bi kịch “vỡ mộng”, đều chán nản, tuyệt vọng mà tìm đến cái chết (Hiền, July Xoren…) hay kéo dài cuộc sống mòn mỏi, không chút sinh thú (Hộ, Thứ .v.v ). Sống lâu trong xa cách vợ con, dường như sự cô đơn, trống vắng luôn vây lấy tâm hồn Thứ. Cùng với Thứ và San, trong căn nhà ông Học cũng có một người đang rất cô đơn. Đó là u em, người giúp việc nhà ông Học “Nhà ngoài ngủ cả rồi. Còn một mình u em, lặng lẽ như một con ma, ngồi vá bên một ngọn đèn con (…) - Cái bóng rất to của thị, sừng sững ở trên tường, như một kẻ ranh mãnh, đứng nín hơi, nhìn thị” [3; tr.178]. Trong đêm khuya thanh vắng, những con người mang tâm trạng cô đơn chỉ còn lại một mình mình, phải khổ sở khi đối diện với chính mình. Thứ và San, hai mảnh hồn cô đơn gần nhau cũng phần nào vơi bớt nỗi cô đơn. Còn u em, bên u em là cái bóng lặng lẽ, âm thầm của chính mình, bao nhiêu nỗi lòng, tâm sự không thể sẻ chia cùng ai mà cũng không có ai để chia sẻ trong những đêm dài thao thức. Cũng là người phụ nữ nhưng Liên còn có đứa con bên cạnh, là nguồn vui, niềm an ủi trong những lúc cô đơn ngồi bên bậu cửa mà tưởng nhớ đến chồng - Liên yêu chồng và được chồng yêu thì trái lại, u em không có ai để gửi gắm, để sẻ chia nỗi cô đơn đang trĩu nặng trong tâm hồn - người chồng u em đã theo vợ bé, đã không còn đáng để tưởng nhớ, đứa con thì đang ở tận dưới quê. Vá áo bên ngọn đèn con trong những đêm dài thao thức là giải pháp để u em làm vơi bớt nỗi cô đơn nhưng cái ngọn đèn hiu hắt và cái bóng vô hồn, sừng sững trên tường đã tố cáo nỗi cô đơn đang trĩu nặng trong tâm hồn của người đang vá áo. Những lúc San đi học, chỉ còn lại một mình, Thứ cũng không tránh được cảm giác cô đơn, trống trải. Và cũng vì cô đơn nên bao hình bóng phụ nữ lướt qua trí nhớ của Thứ. “Y nghĩ đến Liên. Y nghĩ đến Tư. Y nghĩ đến con gái nhà Hải Nam. Y nghĩ đến đôi mắt đẹp và hiền của người thiếu phụ ngồi khâu, đã vô tình ngước lên và bắt gặp đôi mắt buồn của y ngắm trộm người. Y nghĩ đến tất cả những người đàn bà mà y đã gặp ở nơi này hoặc nơi kia, mà hình ảnh đã nhiều lần vẩn lên trong trí óc y, những buổi tối ẩm sẩm hay là gió thổi nhiều”[3; tr.179]. Trong những giây phút ưu tư, con người thường hay nghĩ ngợi lan man, không chủ đích nhưng những hình ảnh bất chợt hiện ra cứ ngỡ như vô tình ấy cho thấy con người đang khao khát, đang ước muốn một điều gì đó. Với Thứ, bao hình bóng phụ nữ hiện ra cho thấy lòng Thứ đang trống trải, quạnh hiu, đang rất muốn yêu và được yêu. Hình bóng của vợ hiện lên trước tiên trong ý nghĩ của Thứ mà không người phụ nữ nào có thể thay thế được vị trí đầu tiên ấy bởi Thứ rất yêu vợ, nhưng Thứ không thể đến với Liên vì hai người đang ở hai nơi; trong Thứ, hình bóng của Tư lại hiện lên - một dáng người quen thuộc thường đứng đợi ở cổng trường, rồi con gái nhà Hải Nam, những bóng dáng phụ nữ cứ hiện ra, hiện ra và xóa nhòa dần, Thứ nghĩ chỉ để nghĩ chứ không thể nào đến với họ, bởi tất cả đối với Thứ đều trở nên xa cách. Nỗi cô đơn, Trang 75 trống trải trong lòng Thứ vì thế không được vơi giảm mà trái lại, nó càng tăng thêm gấp bội. Hay không gian con đường mà Thứ vùng dậy, lang thang trong đêm tối “ Cây rậm um tùm. Nước đen ngòm. Bóng tối u uất, âm thầm. Một cái cành khô gẫy, kêu răng rắc, sượt qua đám lá, thành một tiếng soạt ngắn. Một con tắc kè kêu”[3; tr.180] không chỉ là không gian bối cảnh mà còn là không gian tâm lí. Cảnh vật đêm khuya thật yên tĩnh, những âm thanh đơn lẻ của cành khô, củi mục, của tiếng tắc kè làm sao xua tan được cái không gian thanh vắng. Trái lại nó càng làm cho sự thanh vắng đến gợn người và càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống trải đang ngự trị trong lòng người dạo bước. Khi nghe tin Liên bị bệnh, Thứ nghĩ đến Liên với những điều không may sẽ xảy ra. “Thứ tưởng tượng ra lúc hấp hối của Liên, bàn tay giá lạnh của Liên trong bàn tay nắm chặt của y, đôi mắt Liên đầm đìa nước mắt, nhìn y như oán trách và đôi mắt đau đớn của mẹ Liên. Và những câu hờ não ruột của bà, vừa thương cho con, vừa chì chiết rể. Và y, thất vọng và khổ sở trước sự chẳng còn sữa chữa làm sao được nữa!”[3; tr.223]. Dù chỉ là tưởng tượng nhưng không gian ấy chính là sự sợ hãi, là nỗi lo âu của Thứ đối với Liên khi nghe tin Liên bị bệnh, nó cho thấy tình yêu của Thứ, nỗi khổ tâm của Thứ khi phải xa vợ, không chăm sóc chu đáo khi vợ ốm đau, bệnh tật; “chẳng còn làm sao sữa chữa được nữa!” phải chăng đó còn là nỗi ân hận, là sự đau đớn, dằn vặt, tự trách cứ mình và nỗi tuyệt vọng đang ngự trị trong lòng Thứ - Nếu như Liên có mệnh hệ nào thì có lẽ Thứ sẽ không sống được. Thế nhưng hai vợ chồng Thứ rất yêu nhau và sống hòa thuận với nhau đôi lúc cũng trở nên giận dỗi “Đêm hôm ấy, Liên và Thứ nằm riêng. Liên nằm võng với con. Thứ nằm giường. Tuy vậy, cả hai cùng ở trong một căn buồng. Không ai nghĩ đến chuyện đi nằm ở một chỗ riêng biệt hẳn. Cả hai cũng buồn bực ra ngoài. Liên không chịu ru con, Thứ nằm sóng sượt, không giẫy giọn, như người đã chết. Không ai ngủ, tuy cả hai cùng lặng tiếng”. [3; tr.259]. Cũng là một không gian yên ắng, buồn tẻ trong đêm khuya thanh vắng nhưng nó lại hoàn toàn khác với cái không gian mà Thứ vùng dậy ra đi trong đêm khuya. Nó cũng khác với những đêm khuya buồn tẻ mà Thứ ngủ với San. Ở đây Thứ được kề cận với Liên, Liên cũng đang ở bên Thứ nhưng hai vợ chồng lại không vui. Bởi mỗi người đang theo đuổi một ý nghĩ riêng, hai người đang buồn bực, đang giận dỗi, đang trách cứ nhau. Bằng nghệ thuật khắc họa nội tâm, theo dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, Nam Cao đã phơi bày tất cả, đã làm rõ “con người bên trong” của Thứ. Chẳng hạn, khi Mô trò chuyện với Thứ về chuyện cưới vợ của mình đã làm cho Thứ phải suy nghĩ, quan niệm của Thứ trở nên thay đổi “Làm thế nào mà tưởng tượng được rằng những con người mà ta đã quen coi như dưới hẳn chúng ta, gần hàng súc vật mà Trang 76 cũng biết yêu, cũng thấy cần phải yêu đương, nhất là lại cũng có thể yêu một cách cao và đẹp. Ấy thế mà cao và đẹp biết bao là cái tình của vợ chồng Mô đến với nhau. Chúng hi sinh, tuy chưa bao giờ nói đến hai chữ hi sinh. Kẻ thì biết hi sinh cái hạnh phúc được lấy người yêu, chỉ vì nghĩ đến yêu, kẻ thì biết khinh hẳn sự sống của mình để mà yêu có lẽ cũng lờ mờ nhận thấy rằng tình yêu còn đáng quý gấp mười sự sống. Còn một cái tình yêu nào mạnh và đẹp hơn thế nữa” [3; tr.39]. Chính trong những hoàn cảnh lao khổ, Thứ mới có điều kiện gần gũi và hiểu rõ hơn bao người đang sống bên cạnh. Thứ căm ghét cường quyền bạo ngược. Thứ yêu thương, đồng cảm với những người lao động nghèo khổ. Tất cả đều xuất phát từ một tấm lòng nhân hậu, thương người và bao dung của Thứ. Là một con người cũng như bao nhiêu con người, bên cạnh tấm lòng nhân hậu, yêu thương, Thứ cũng không tránh khỏi những ích kỷ, nhỏ nhen và định kiến. Cảm thông với tình cảm của Mô, Hà nhưng Thứ lại có ý khinh Lân “Lân quay vào, toét môi cười. Thứ nhận ra rằng nó cười không đẹp: những chiếc răng to quá, ánh lên môi, làm thâm cả đôi môi dày quá. Trông thật là khả ố. Từ hôm ấy, y cứ dần dần tìm ra những vẻ thô của người Lân, những vết tích không thể xóa của đời con sen, đứa ở. Bàn tay Lân chắc phải nhơ nhớp lắm. Y tờm tởm. Y không còn nhìn Lân bằng những con mắt ham muốn như trước nữa”[3; tr.140]. Rõ ràng, dù đã thay đổi trong quan niệm về cách nhìn đời, nhìn người nhưng Thứ nhìn Lân với con mắt còn nhiều định kiến, với quan niệm hẹp hòi của người thuộc tầng lớp trên. Bản thân Thứ cũng đã thừa nhận sai lầm trong quan niệm của mình “Chúng ta vẫn không tự phụ không định kiến nhưng thật ra vẫn còn nhiều định kiến. Chúng ta còn để ý nhiều đến những cái tên…”[3; tr.143]. Hay khi Oanh bảo vợ San ngoại tình, trong lòng Thứ như chứa đầy mâu thuẫn: “Y như bị một luồng điện giật. Y mừng? Y khoái trá? Y đau đớn? Y tức tối? Y khinh bỉ? Tất cả bao nhiêu thứ ấy! Cảm giác của y lúc ấy thật là rối rắm, thật là pha trộn, thật là mau biến đổi” [3; tr.183]. Vì San đã từng thêu dệt, đã từng nói xấu Liên để cho Thứ phải đau khổ. Thứ ghét San, Thứ muốn báo thù. Và đặt mình ở địa vị San, Thứ lại đau đớn, xót xa bởi hoàn cảnh giữa San và Thứ đều giống nhau. Nếu vợ San ngoại tình thì vợ Thứ cũng có thể nên Thứ hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra. Thật ra, Thứ không phải lo cho San mà Thứ đang nghĩ cho mình. Thế nhưng những tâm trạng cô đơn, buồn vui, giận dỗi và những toan tính trong cuộc sống hàng ngày lại nhường chỗ cho những nỗi lo lớn hơn, bao cảm giác sợ hãi, lo âu như bao trùm lên cái xóm ngoại ô nhỏ bé “Không khí nặng nề. Dông tố sắp bùng ra. Trán tối sầm, mắt lo âu, mọi người lo lắng đợi”[3; tr.232] hay “Tiếng còi gầm lên, rùng rợn, đau đớn, não nùng như tiếng kêu thất vọng của một con quái vật, báo một cái thảm họa gì sắp tới. Thứ hơi tái mặt đi. Học trò lục sục xô bàn ghế, Trang 77 tìm sách vở, như một đàn gà khi người ta mở cửa chuồng” [3; tr.277] (vừa là không gian sự kiện vừa là không gian tâm lí). Chiến tranh, cái không khí chết chóc sắp vây lấy mọi người, tất cả đều sợ hãi, lo âu. Đối với những người đang sống nơi đây cũng như bất cứ nơi nào khác, ai cũng muốn được sống trong bình yên. Vì vậy, chiến tranh là nỗi lo ghê ghớm nhất, tiếng còi báo động đã làm xáo trộn cuộc sống nghèo khổ như ao tù tăm tối của họ, tước đi bao ước mơ và hi vọng, nó không cho con người được an tâm nghỉ ngơi, làm việc, tính toán, nó đẩy con người rơi vào tâm trạng hoàn toàn bế tắc, bất lực với những sợ hãi, lo âu. Hay cái không gian cuối tác phẩm “Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám bứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn”[3; tr.289] là sự đối lập giữa hai không gian - không gian bối cảnh và không gian tâm lí (hay không gian hiện thực và không gian mơ ước). Nam Cao đã cố gắng đi vào lí giải nguyên nhân cuộc sống nghèo khổ, tăm tối của con người Việt Nam “Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới”- Con người chỉ dám mơ ước nhưng không dám hành động, con người đã trở nên nhút nhát, sợ hãi, đã ương hèn không dám vùng lên để tranh đấu, để đòi lại công bằng cho mình. Bởi cái thời “uy vũ bất năng khuất” như bao nghĩa sĩ Cần Giuộc dám xả thân vì nước đã qua. Con người đã chấp nhận và bằng lòng với thực tại - sống lâu trong cái khổ, con người đã quen với cái khổ, đã không còn biết khổ. Cũng như Thứ đã không cưỡng lại được sự thật đã an bài “Y không bao giờ cưỡng lại, không bao giờ nhảy xuống sông, xuống bể, không bao giờ chĩa súng lục vào mặt người bẻ lái và ra lệnh cho hắn hãm máy, quay mũi lại. Y chỉ để mặc con tàu mang đi..”[3; tr.289] Tóm lại, không gian tâm lí trong Sống mòn gắn liền với những ưu tư, suy nghĩ trong lòng nhân vật. Nó là biểu hiện của thế giới nội tâm với những nỗi cô đơn, trống trải, những đau khổ vì sống trong đói nghèo, những ích kỉ nhỏ nhen và những sợ hãi lo âu vì chiến tranh. Với Sống mòn, Nam Cao đã không “tô hồng”, không giấu giếm, ông đã vạch trần tất cả những khía cạnh tâm hồn của con người. Đó là một sự thật trần trụi nhưng không thô ráp, bình thường nhưng không tầm thường, chua chát mà thấm thía, sâu xa. Qua đó, Nam Cao còn cho người đọc thấy rõ ông rất tôn trọng và đề cao con người, mỗi con người theo ông không chỉ là một thực thể sinh học mà là một tiểu vũ trụ, Nam Cao đã giải thích “Sống tức là cảm giác và suy tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ, có cảm giác có tư tưởng mới sinh ra hành động”[3; tr.156] . Một quan niệm hết sức tiến bộ và mang đậm giá trị nhân văn, Nam Cao đã nhìn thấy trong mỗi con người là một thế giới tâm hồn rộng lớn, phong phú nhưng đã bị chế độ xã hội với hai tầng áp bức Trang 78 làm cho hạn hẹp, trở nên tầm thường. Sống trong chế độ xã hội đương thời, con người bị tước đi niềm vui sống, bị hao mòn, khô cằn cả thể xác và tinh thần. Trang 79 KẾT LUẬN Với Sống mòn, Nam Cao đã tái hiện lại một cách chân thật và sinh động nhất cuộc sống nghèo khổ của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng. Cùng với Hộ (Đời Thừa), Điền (Trăng sáng), nhân vật Thứ trong Sống mòn đã góp phần tạo nên bức tranh toàn bích những đau khổ, bế tắc, dằn vặt, trăn trở của một lớp người trí thức. Dù có tài năng, tâm huyết và khát vọng đổi thay nhưng người trí thức nghèo tiểu tư sản trước Cách mạng không thể thay đổi cuộc sống, vận mệnh của xã hội và của cả chính mình. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống cuộc “đời thừa”. Có thể nói, cùng với các yếu tố nghệ thuật khác như kết cấu, lời văn, cốt truyện, thời gian và không gian nghệ thuật đã làm nên tính đặc sắc cho tác phẩm Sống mòn, góp phần đưa Nam Cao không những tỏa sáng trên bầu trời văn học hiện thực phê phán Việt Nam mà còn là một ngôi sao sáng nhất trong những ngôi sao sáng. Trước hết, Sống mòn là một tiểu thuyết được phát triển theo kiểu kết cấu tâm lý. Nhân vật được xây dựng nên không phải bằng hành động, sự kiện mà chính bằng tâm lý. Tâm trạng nhân vật lại biến đổi không ngừng theo từng hoàn cảnh khác nhau nên thời gian nghệ thuật trong tác phẩm không theo một trật tự nhất định mà biến hóa linh hoạt. Thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai như đan xen hòa quyện vào nhau nhưng quá khứ, tương lai chỉ bổ sung, làm rõ thời gian hiện tại chứ không xóa nhòa được hiện tại cuộc sống đang mòn mỏi, bế tắc, đang luẩn quẩn với những nỗi lo làm sao để được sống. Quá khứ và tương lai còn cho thấy con người sống ở thời điểm hiện tại đang trăn trở, ưu tư, lo lắng khi nhớ về quá khứ hay nghĩ đến tương lai. Nhịp điệu thời gian chậm chạp nặng nề tương ứng với dòng thời gian tâm trạng cho thấy Nam Cao có một lối đi khác với các nhà văn cùng thời. Nam Cao không chỉ hướng ngòi bút của mình đón nhận những tác động bên ngoài mà còn hướng vào thế giới nội tâm bên trong nhân vật. Và cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong Sống mòn góp phần làm nổi bật cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của con người trước Cách mạng. Một xóm ngoại ô nhỏ bé và cái làng Vũ Đại xác xơ, Nam Cao đã mở ra một không gian rộng lớn của mọi miền đất nước Việt Nam trước Cách mạng. Sống trong xã hội thực dân phong kiến đâu đâu cũng vẫn là những con người nghèo khổ, những con người luôn bị áo cơm ghì sát đất. Thôn quê là nơi ra đi của bao con người nghèo khổ nhưng chốn thành thị, cuộc sống của họ vẫn không khá hơn. Họ phải chui rúc trong Trang 80 những căn phòng ẩm thấp, rẻ tiền của những cái xóm ngoại ô lụp xụp, bẩn thỉu để kéo dài sự sống mà nếm trải nỗi cô đơn, trống vắng, những nỗi lo âu, buồn vui tầm thường của cuộc sống. Không gian nghệ thuật trong Sống mòn chủ yếu là không gian gắn với tâm trạng, bộc lộ tâm trạng con người. Trong Sống mòn, có thể nói với nghệ thuật thời gian và không gian của mình, Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nhà văn nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp, cao thượng và cả những thói ích kỉ, xấu xa, thấp hèn trong cùng một con người. Trước thử thách nghiệt ngã của hiện thực đời sống, nhân vật của Nam Cao như con thuyền chòng chành trước bao sóng gió, có lúc ngã nghiêng chao đảo trước những cám dỗ, trụy lạc, những ích kỉ nhỏ nhen nhưng bằng nghị lực phi thường con người vẫn vươn lên, luôn giữ cho tâm hồn của mình được trong sạch dù cho họ bị giúi xuống tận cùng của đau khổ. “Nam Cao đã phân tích và mổ xẻ tất cả. Không né tránh như Thạch Lam, không cực đoan phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn tỉnh táo, đúng mực” [5; tr.484]. Trong thực tại, không gian và thời gian thống nhất lại làm nên thế giới. Vũ trụ và con người tồn tại trong hai kích thước của không gian và thời gian, trong mối tương quan qua lại giữa chúng. Chỉ trong không gian và thời gian sự vật mới có tính xác định. Ngay cả bản thân con người cũng gồm cả không gian và thời gian. Bởi sự tồn tại của con người là “một khối không gian” chiếm chỗ trong không gian, và có phút giây nào trôi qua không phải là phút giây của đời người, giây phút của thời gian. Trong nghệ thuật cũng không loại trừ mối tương quan giữa không gian và thời gian ngoài thực tế. Sống mòn cho thấy cuộc sống con người mòn mỏi, lay lắt trong thời gian lại gợi ra hình ảnh bao con người ốm yếu, xanh xao, gầy gò, khô cằn, hao mòn cả thể xác và tinh thần. Họ đang sống khắc khoải trong một bầu không khí ảm đạm, cũng đang mất dần sự sống. Điều đó cho thấy thời gian và không gian nghệ thuật trong Sống mòn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đọc Sống mòn, nếu xét về thời gian nghệ thuật mà bỏ qua, không đề cập đến không gian nghệ thuật là một thiếu xót. Và cũng tương tự như thế, nếu xét về không gian nghệ thuật mà bỏ qua thời gian nghệ thuật. Hầu hết những chi tiết, sự kiện tiêu biểu của thời gian nghệ thuật lại ít nhiều có liên quan đến không gian nghệ thuật. Để giúp cho người đọc dễ theo dõi và tiện cho việc đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, người viết đã cố gắng tách biệt giữa thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm Sống mòn. Nhưng sự tách biệt này chỉ mang tính tương đối. Trang 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoa Bằng - Giáo trình Lí luận văn học - Trường ĐHCT - 2005. 2. Nam Cao - Chí phèo (tập truyện ngắn) - NXB Văn học - 2001. 3. Nguyễn Cừ, Lan Hương, Anh Vũ (tổ chức và chọn tuyển) - Nam Cao Sống mòn tác phẩm và dư luận- NXB Văn học, 2001. 4. Nguyễn Đình Chú, Trần Hữu Tá (chủ biên) - Văn học 11, tập I - NXB Giáo dục - 2000. 5. Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức - Văn học Việt Nam (1900-1945) - NXB Giáo Dục - 1999. 6. Nguyễn Hải Hà - Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi - NXB Giáo dục - 1992. 7. Nguyễn Hải Hà, Lương Duy Trung (chủ biên) - Văn học 12, tập II - NXB Giáo dục - 2001. 8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo dục - 2004. 9. Lê Thị Tuyết Hạnh - Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (Qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995) - NXB Đại học sư phạm - 2003. 10. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương - Lí luận văn học, vấn đề và suy ngẫm - NXB Giáo dục - 1998. 11. Nguyễn Thái Hòa - Những vấn đề thi pháp của truyện - NXB Giáo dục - 2000. 12. Nguyễn Công Hoan - Bước đường cùng - NXB Hội nhà văn - 1997. 13. Nguyên Hồng - Bỉ Vỏ - NXB Văn học Hà Nội - 1995. 14. Khái Hưng - Hồn bướm mơ tiên - NXB Văn nghệ - 1999. 15. Nguyễn Thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Sách dùng cho sinh viên Ngữ văn và giáo viên Ngữ văn phổ thông) - NXB Giáo dục. 16. Phong Lê - Nam Cao, Người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2003. 17. Nhất Linh - Đoạn tuyệt - NXB VĂN NGHỆ Thành phố Hồ Chí Minh - 1994. 18. Phương Lựu (chủ biên) - Lí luận văn học - NXB Giáo dục - 1997. 19. Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - Văn học 12, tập I - NXB Giáo dục - 2001. 20. Hữu Mai - Cao điểm cuối cùng - NXB Văn học - 1984. 21. Hồ Ngọc Mân - Giảng văn Văn học nước ngoài , tập I - Cần Thơ - 2005. 22. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) - Truyện ngắn Thạch Lam, tác phẩm và dư luận - NXB Văn học - 2002. Trang 82 23. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập I - NXB Văn học - 1996. 24. Trần Đình Sử - Một số vấn đề thi pháp học hiện đại , Tài liệu BDTX chu kì 1992 cho giáo viên Văn cấp 2 phổ thông - NXB Hà Nội - 1993. 25. Trần Đình Sử - Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam - NXB Giáo dục - 1999. 26. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu - NXB Giáo dục - 1995. 27. Lê Ngọc Trà - Lí luận và văn học - NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh - 1990. 28. Nhật Tiến - Thềm hoang - NXB Văn học - 2000. 29. Bùi Văn Tiếng - Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng - NXB Văn hóa - 1997. 30. Ngô Tất Tố - Tắt đèn - NXB Văn học Hà Nội - 1997. 31. Bích Thu (tuyển chọn và giới thiệu) - Nam Cao về tác gia và tác phẩm - NXB Văn học - 2007. 32. Lê Thu Yến (chủ biên) - Văn học Việt Nam văn học trung đại những công trình nghiên cứu - NXB Giáo Dục. Trang 83 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ... .................................................................................................................. . 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. .. 1 2. Lịch sử vấn đề ... ............................................................................................... .. 2 3. Mục đích yêu cầu ... ............................................................................................. . 4 4. Phạm vi của vấn đề ... .......................................................................................... . 5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... .5 Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 1. Thời gian nghệ thuật ... ................................................................................ ... 6 1.1. Khái niệm ... .................................................................................................. . 6 1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật ........................................... ... 7 1.2.1. Thời gian được trần thuật ... ........................................................................... .. 7 1.2.2. Thời gian trần thuật ... ................................................................................. ... 11 2. Không gian nghệ thuật ................................................................................ . 18 2.1. Khái niệm ... .............................................................................................. .. 18 2.2. Các loại không gian nghệ thuật ... ............................................................... . 19 2.2.1. Không gian bối cảnh ... ................................................................................ .. 19 2.2.2. Không gian sự kiện ... ................................................................................... . 22 2.2.3. Không gian tâm lý ... .................................................................................... .. 26 Chương II: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN 2.1. Thời gian được trần thuật ... ...................................................................... ... 29 2.1.1. Thời gian hiện thực hàng ngày... .................................................................. .. 29 2.1.2. Thời gian hồi tưởng .................................................................................... ... 33 2.1.3. Thời gian tương lai ... .................................................................................... . 38 2.1.4. Thời gian tâm trạng ... ................................................................................. ... 41 2.2. Thời gian trần thuật ... ............................................................................... ... 45 Chương III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN 3.1. Không gian bối cảnh ... ............................................................................... . 53 3.2. Không gian sự kiện ................................................................................... ... 59 3.3. Không gian tâm lý ... ................................................................................... . 70 KẾT LUẬN ... ......................................................................................................... .. 80 Tài liệu tham khảo Trang 84 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Trang 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53548 kilobooks.com.doc
  • pdf53548 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan