Thực tập tại bệnh viện 108 - Điện tử y sinh

Thực tập thiết bị điện tử y sinh tại bệnh viện 108. Báo cáo thực tập gồm 23 trang Nội dung thực tập: sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế 1 Các nhóm máy chẩn đoán chức năng - Máy siêu âm - Máy điện tim 2 Các nhóm máy chẩn đoán hình ảnh 3. Các nhóm máy vật lý trị liệu và phục hồi chức năng 4. Nhóm máy xét nghiệm sinh hóa 5. Nhóm máy xạ trị và y học hạt nhân

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5861 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tại bệnh viện 108 - Điện tử y sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một nội dung không thể thiếu đối với bất cứ một loại hình đào tạo nào. Đặc biệt đối với loại hình đào tạo kỹ sư 5 năm thì thực tập tốt nghiệp là một nội dung rất quan trọng giúp cho các học viên, có thể nhanh chóng tiếp cận được các đối tượng thuộc chuyên nghành của mình Đây cũng là khoảng thời gian để học viên, vận dụng các kiến thức đã tích luỹ được trong gần 5 năm học của mình vào các vấn đề cụ thể. Với đặc điểm nước ta hiện nay là số lượng các trang thiết bị y tế rất đa dạng, nhiều chủng loại nhưng hầu như đều được nhập từ nước ngoài vào với giá thành rất đắt, số các trang thiết bị hỏng hóc không sử dụng được rất nhiều nhiÒu lo¹i thiÕt bÞ kh«ng cã tµi liÖu h­íng dÉn söa ch÷a khi háng hãc x¶y ra. Do đó chuyên ngành đào tạo kỹ sư điện tử y sinh, là hết sức cần thiết, mặc dù còn nó rất mới mẻ ở nước ta. Thực tập tốt nghiệp đối với chuyên ngành này chính là khoảng thời gian để các học viên có điều kiện tiếp cận thực tế với các trang thiết bị y tế. - Thùc tËp tèt nghiÖp còng lµ c¬ héi rÊt tèt ®Ó c¸c häc viªn n¾m b¾t, tiÕp cËn, t×m hiÓu vÒ c«ng t¸c tæ chøc vµ thñ tôc mét quy tr×nh b¶o d­ìng, söa ch÷a thiÕt bÞ y tÕ phôc vô cho c«ng t¸c sau nµy. - Do đó mục đích đặt ra với các học viên khi tham gia thực tập là phải tận dụng triệt để thời gian, tích cực chủ động nghiên cứu khai thác, sửa chữa các trang thiết bị sẵn có, kể cả với các trang thiết bị chưa được học tập. Phần A: Giới Thiệu Bệnh Viện Thực Tập I. Giới thiệu chung: Bệnh viện 108 ( Tên viết tắt của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)- Thành lập ngày 01/4/1951, là Bệnh viện Đa khoa, Chuyên khoa sâu, Tuyến cuối của ngành Quân y với chức năng nhiệm vụ: -Khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, bảo hiểm quân và nhân dân thuộc diện thu một phần viện phí. -Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng. -Cơ sở đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt- Tạo hình, Gây mê- Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hoá, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh. -Thành viên Y tế Chuyên sâu của cả nước. -Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và làm nhiệm vụ Quốc tế. II. Tổ chức bệnh viện 108 Ngày 01 tháng 04 năm 1951, tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Yên Trạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay ra đời. Phân đội tiền thân hình thành từ năm 1950, phục vụ chiến dịch Biên giới trên đất bạn Trung Quốc (Thuỷ Khẩu) cho những kinh nghiệm đầu tiên về xây dựng Bệnh viện, xây dựng nề nếp chế độ chuyên môn. Bệnh viện ban đầu chỉ với 500 giường bệnh, bước đầu hình thành một Bệnh viện hoàn chỉnh, bắt đầu thực hiện chức năng "để Cục quân y thông qua chỉ đạo kỹ thuật toàn quân" với tên gọi đầu tiên Bệnh viện Trung ương Yên Trạch (4-1951), sau đó là Phân viện 8 (7-1951). Đã tổ chức các Đội điều trị, Đội phẫu thuật tham gia điều trị thương binh, bệnh binh tại các chiến trường trong các chiến dịch tại Miền Bắc. Sau hơn nửa thể kỉ xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã tập trung xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng nề nếp chế độ chuyên môn và phát triển kỹ thuật nhằm làm tốt chức năng là một Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu tuyến cuối toàn quân, bổ túc bồi dưỡng cho cán bộ chuyên môn, nghiên cứu khoa học để giải quyết yêu cầu trước mắt và phục vụ lâu dài, để Cục Quân y thông qua chỉ đạo tổ chức và kỹ thuật điều trị cho toàn quân. Hiện nay, Bệnh viện triển khai gần 1000 giường bệnh, có cơ cấu tổ chức biên chế đồng bộ gồm : các Khoa nội, Khoa ngoại và Chuyên khoa, các Khoa cận lâm sàng, Viện, Trung tâm và một số bộ phận trực thuộc, nhiều Bộ môn đào tạo Tiến sỹ Y học 1. Cơ cấu tổ chức: bệnh viện 108 bao gồm 4 khối chính: Khối đơn vị hành chính, Khối nội, khối ngoại, khối cận lâm sàng. Cụ thể như sau: Khối đơn vị hành chính: -Ban giám đốc -Phòng Chính trị -Phòng Kế hoạch - Tổng hợp -Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường -Ban sau Đại học -Ban Quân lực -Phòng Chỉ đạo tuyến -Phòng Điều dưỡng -Phòng Tham mưu - Hành chính -Phòng Tài chính -Phòng Hậu cần - Kỹ Thuật -Ban Quản lý nhà Lễ tang Khối nội: -Khoa nội Cán Bộ (A1) -Khoa tim mạch (A2) -Bộ môn - Khoa Nội Tiêu hóa (A3) -Bộ môn - Khoa Truyền nhiễm (A4) -Khoa Lao và Bệnh phổi (A5) -Khoa huyết học Lâm sàng (A6) -Khoa nội Thần kinh (A7) -Khoa Da liễu - Dị ứng (A8) -Khoa Nhi (A9) -Khoa Y học Cổ truyền (A10) -Khoa cán bộ Cao cấp (A11) -Bộ môn - Khoa Hồi sức- Cấp cứu (A12) -Khoa lọc máu nhân tạo (A14) -Khoa Nội thận (A15) -Khoa Quốc tế (A16) -Khoa Y học Hạt nhân (A20) -Trung tâm Đột qụy não (A21) -Khoa nội Tổng hợp (A22) Khối ngoại: -Khoa ngoại Tiết niệu (B2) -Khoa Ngoại Bụng (B3)- -Khoa Ngoại lồng ngực (B4) -Khoa Phẫu thuật - Gây mê Hồi sức (B5) -Khoa ngoại Thần Kinh (B6) -Khoa mắt (B7) -Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình (B8) -Khoa Tai Mũi Họng (B9) -Khoa Răng miệng (B10) -Khoa Phụ sản (B11) -Khoa Ngoại Tổng hợp (B15) Khối cận lâm sàng: -Khoa khám bệnh Đa khoa - Chuyên khoa (C1-1) -Khoa Khám bệnh - QL sức khỏe cán bộ CC (C1-2) -Khoa cấp cứu ban đầu (C1-3) -Khoa Huyết học (C2) -Khoa Sinh hóa (C3) -Khoa Vi sinh vật (C4) -Khoa Giải phẫu bệnh lý (C5) -Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (C6) -Khoa chẩn đoán chức năng (C7) -Khoa chẩn đoán Hình ảnh (C8) -Khoa Dược (C9) -Khoa Trang bị (C10) -Khoa Dinh Dưỡng (C11) -Khoa Chống Nhiễm khuẩn (C12) -Khoa Miễn Dịch (C14) -Khoa Y học Thực nghiệm (C15) -Khoa Truyền máu (C16) -Labo Sinh học phân tử (C17) 2. Tổ chức quản lý Khoa trang bị Khoa Trang bị (C10) thành lập tháng 2 năm 1972. Ngày đầu thành lập có tên là “Ban quản lý và sửa chữa máy”. Tiền thân của Khoa nguyên là tổ sửa chữa máy được thành lập tháng 6 năm 1967 thuộc khoa Dược. Khoa trang bị đang từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và hiện tại đang hoạt động theo biên chế tổ chức như sau: - Ban Chủ nhiệm khoa : Chủ nhiệm khoa Kỹ sư Đỗ Việt Hùng, Phó chủ nhiệm khoa Tiến sĩ Nguyễn Thế Long. - Ban Hành chính - Kho - Ban Kỹ thuật - Trạm sửa chữa - Bảo dưỡng kỹ thuật: gồm 4 tổ + Tổ cơ điện - Lạnh + Tổ điện tử + Tổ Quang học – Labo xét nghiệm + Tổ X- quang Khoa trang bị thực hiện các chức năng chính sau đây: Quản lý công tác kỹ thuật: Đánh giá chất lượng kỹ thuật cho các loại trang thiết bị y tế mới đầu tư cũng như sau khi sửa chữa: xây dựng các quy trình vận hành và bảo dưỡng kỹ thuật cho các loại trang thiết bị y tế. - Quản lý và tổ chức công tác huấn luyện, đào tạo và sáng kiến cải tiến kỹ thuật có nền nếp và đạt hiệu quả. - Quản lý và tổ chức công tác Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng của Bệnh viện - Nghiên cứu và tham mưu cho Chỉ huy Bệnh viện về đầu tư các trang thiết bị y tế theo phân cấp vừa và nhỏ. Ngoài việc đảm bảo sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật các trang thiết bị theo nhu cầu của các khoa trong Bệnh viện, còn hỗ trợ về kỹ thuật cho các đơn vị bạn và làm dịch vụ theo cơ chế thị trường có quản lý Bệnh viện. - Tổ chức công tác huấn luyện, đào tạo và hướng dẫn học sinh các trường công nhân kỹ thuật, học viên Học viện KTQS thực tập tại bệnh viện. Phần B: Nội Dung Thực Tập 1. Kiến thức về sử dụng, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị y tế: Các loại thiết bị đã được tìm hiểu tại bệnh viện 108 1.1. Nhóm máy chẩn đoán chức năng gồm có các thiết bị sau - Máy siêu âm: ALOKA-SSD 2000, SSD 2002- của hãng Philip - Máy điện tim: ECG 8110, ECG 9100 của hãng NIHON KOHDEN - Điện não: Neurofax 14 kênh, điện não vi tính 32 kênh Đây là các thiết bị thuộc nhóm máy chẩn đoán các chức năng của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể người bệnh mà không xâm phạm đến cơ thể bệnh nhân. Thông tin về bệnh nhân nhận được dưới một số dạng như sau: - Đồ thị: Là các dạng sóng (điện não, điện tim..), các đường cong… - Hình ảnh: Siêu âm đen trắng, siêu âm màu. Một số loại máy đã được tìm hiểu: 1.1.1. Máy siêu âm: Là nhóm máy dùng để thăm dò, quan sát, đánh giá thực trạng các cơ quan và tổ chức trong cơ thể người bệnh mà không cần đến sự can thiệp vào cơ thể. Tại các bệnh viện máy siêu âm được dùng rất nhiều, chủ yếu là các loại máy được sản xuất bởi hãng ALOKA bao gồm: SSD-2000, SSD-2200 và SSD-3500.Đây là các loại máy siêu âm màu sử dụng hiệu ứng Doppler tương đối hiện đại, có thể chạy ở nhiều chế độ. Máy gồm có màn hình quan sát 14 inch có độ phân giải cao, thân máy được đóng kín, phía trước có bàn điều khiển, máy có nhiều loại đầu dò dùng cho thăm khám các phần tổ chức khác nhau. Máy hoạt động nhờ phần mềm chuyên dụng được cài đặt sẵn. Có thêm các chương trình thăm khám chuyên môn như: Siêu âm ổ bụng, siêu âm tim thai, siêu âm thận…Ngoài ra máy còn được dùng trong thăm dò các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ (mao mạch). Máy sử dụng được cả hai loại đầu dò điện tử và cơ khí, nhưng chủ yếu vẫn là các đầu dò điện tử với nhiều loại khác nhau tuỳ từng mục đích sử dụng. Một số hỏng hóc thường xẩy ra: - Hỏng phần nguồn: Đây là sự cố thường xẩy ra đối với các loại thiết bị nói chung, cách khắc phục là cần kiểm tra các điện áp ra, các dạng xung cung cấp bởi bảng mạch nguồn tại các điểm test. Dụng cụ kiểm tra có thể là các đồng hồ đo, Osilloscope,… - Nhiễu tín hiệu: Sự cố này thường xẩy ra khi quan sát các ảnh, nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp xúc giữa điện cực và da bệnh nhân không tốt, hoặc do dây tiếp đất cho máy bị đứt hoặc chấp chờn. Có thể khắc phục bằng cách khi đặt điện cực phải dùng các chất gen còn tốt, kiểm tra dây nối đất thường xuyền… - Lỗi phần mềm: Đây cũng là sự cố thường xẩy ra đối với các máy nhưng thường không nghiêm trọng, có thể khắc phục tạm thời bằng cách khởi động lại, trường hợp cần thiết phải cài đặt phần mềm do hãng cung cấp. - Hỏng đầu dò: Hỏng hóc này thường xảy ra do các dây nối bên trong bị xoắn nhiều gây đứt, đầu dò bị rơi làm hỏng các mảng tinh thể thạch anh tạo dao động siêu âm. Hiện tại các máy ở viện 108 đều hoạt động tốt và được kiểm tra bảo dưỡng theo định kì một năm một lần. Công việc bảo dưỡng chủ yếu là lau chùi và làm sạch, thực hiện trên từng bộ phận. 1.1.2. Máy điện tim Đây là các loại máy thu nhận và hiển thị các tín hiệu phát ra từ các hoạt động điện gắn liền với chức năng của tim. So với tín hiệu điện não thì tín hiệu điện tim lớn hơn rất nhiều (cỡ mV) cho nên hệ số khuếch đại của máy điện tim nhỏ hơn máy điện não (cỡ hàng nghìn lần). Một số máy có thêm phần phân tích kết quả tự động. a. Máy điện tim 6851 - Là loại máy đời cũ, chỉ có 1 kênh, không có phần tự động phân tích kết quả. Kết quả điện tâm đồ được ghi lên băng giấy chuyên dụng nhờ máy in nhiệt. b. Máy điện tim ECG 8110. - Đây là máy ghi điện tim linh hoạt 1, 2 hoặc 3 kênh của hãng Nihon Kohden (Nhật Bản). Máy có thể sử dụng cho 12 chương trình phân tích riêng biệt. Là một loại máy thế hệ mới có ứng dụng kỹ thuật số và vi xử lý, điều này giúp cho việc xử lý, phân tích các tín hiệu điện tim một cách hiệu quả và chính xác. Các dữ liệu có thể được ghi lại và lưu trữ trong bộ nhớ theo thời gian thực và được gọi ra khi cần thiết. Hệ thống núm điều chỉnh sử dụng dễ dàng, tiện lợi có kèm theo chế độ báo hiệu kiểm tra của các đèn, các cảnh báo khi gặp sự cố về hệ thống, nguồn cung cấp… - ECG 8110 còn cung cấp khả năng ghi điện tim ở hai chế độ bằng tay và tự động trong một thiết bị gọn nhẹ. Khối nguồn ắc quy kèm theo cho phép sử dụng máy trong các trường hợp khẩn cấp và trong trường hợp không có nguồn AC bên ngoài. - Sửa chữa và bảo dưỡng được thực hiện chủ yếu bằng cách kiểm tra, vệ sinh các điện cực, các dây nối, các đầu cắm, đặc biệt thường xuyên kiểm tra dây nối đất cho thiết bị. Đối với máy có máy in bị hỏng thì cần sửa chữa hoặc thay thế bằng máy in khác. c. Máy điện tim ECG9100 - Đây là máy điện tim thế hệ mới, ghi 12 đạo trình điện tim với mỗi lần 6 chuyển đạo. Tín hiệu điện tim được in trên băng giấy chuyên dụng và có thêm phần phân tích kết quả tự động. Hiện tại máy đang hoạt động tốt. - Sửa chữa, bảo dưỡng: Lau chùi và bảo dưỡng theo định kỳ, chú ý phần điện cực và các dây nối, đặc biệt là dây tiếp đất cho máy… 1.1.3. Máy điện não gồm có: Newtrofax 14, điện não vi tính từ 8 đến 32 kênh… Đây là các loại máy dùng để thu nhận và hiển thị các dạng sóng phát sinh từ sự hoạt động điện của não. Đặc điểm của các loại tín hiệu này là rất nhỏ (cỡ V) nên máy được thiết kế với hệ số khuếch đại rất lớn (đến hàng triệu lần) và hệ thống lọc nhiễu rất tốt. a. Máy điện não Newtrox 14 - Máy có 16 kênh, không có màn hình quan sát mà các sóng điện não được in ra giấy. Đây là một loại máy đời cũ, đã được sử dụng từ rất lâu, hiện nay vẫn đang sử dụng tuy nhiên độ nhạy và độ chính xác không được cao lắm, rất dễ bị ảnh hưởng của nhiễu. - Các hỏng hóc thông thường: Đứt các dây nối điện cực, đứt dây nối đất, điện cực tiếp xúc không tốt gây nhiễu. - Sửa chữa và bảo dưỡng máy: Vệ sinh tốt các điện cực, các đầu nối. b. Máy điện não vi tính - Máy do hãng Nihon Kohden của Nhật chế tạo, là loại máy có từ 8 đến 32 kênh. Đây là loại máy đời mới, các tín hiệu điện thu nhận từ các điện cực được đưa vào xử lý hoàn toàn bởi máy vi tính và kết quả được hiển thị trên màn hình hoặc có thể in ra. Do được xử lý dưới dạng tín hiệu số nên máy có độ chính xác rất cao, khả năng chống nhiễu tốt hơn nhờ dùng các bộ lọc số chất lượng cao. Máy được điều khiển bởi phần mềm chuyên dụng của hãng và được cài đặt trên máy vi tính. Các dữ liệu về bệnh nhân có thể lưu trữ trên máy tính hoặc ghi ra đĩa mềm hoặc CD. - Máy hiện tại vẫn đang sử dụng tốt, tuy nhiên nhiều khi hay bị treo do phần mềm điều khiển bị lỗi. Để khắc phục cần phải cài đặt lại phần mềm điều khiển. - Sửa chữa bảo dưỡng: Máy được bảo dưỡng theo định kỳ, chủ yếu là vệ sinh các điện cực, dây lối và cần phải cài đặt lại phần mềm điều khiển… 1.2. Nhóm máy chẩn đoán hình ảnh - Máy X quang thường MP500 và X quang tăng sáng truyền hình - Máy chụp cắt lớp: Máy CT SCT 7000TH của SHIMATZU, máy cộng hưởng từ hạt nhân MRI-MRP 20EX. Đây là các loại máy cho phép quan sát được các tổ chức bên trong cơ thể người bệnh mà không có sự can thiệp nào cả. Hình ảnh quan sát thấy, được in trên phim hoặc được hiện trực tiếp lên màn hình vô tuyến. Các ảnh này có thể là các ảnh một chiều (các máy chiếu X-quang), ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều (Các máy chụp cắt lớp). 1.2.1. Các máy X-quang. Là các máy sử dụng đặc tính xuyên qua vật chất của tia X (tia Ronghen) để tái tạo lại hình ảnh các cơ quan và tổ chức bên trong cơ thể. Hình ảnh chủ yếu được in trực tiếp lên phim hoặc có thể đưa ra màn hình quan sát. a. Máy X-quang thường MP500 - Đây là loại máy thế hệ cũ, đến nay không còn được sử dụng nhiều do hiệu suất thấp và đặc biệt là độ an toàn không cao. - Hiện tại ở viện 108 có một máy bị hỏng thùng cao thế, mất đầu nối cáp và không có bóng X-quang nên không được sử dụng. Phương án khắc phục sửa chữa là thay thế đầu nối cáp cao thế và bóng X-quang. b. Máy X-quang cao tần HF500. - Đây là loại máy đang được sử dụng phổ biến hiện nay, máy có hiệu suất tương đối cao. Máy cho phép hoạt động ở hai chế độ vừa chiếu và chụp, các chế độ và các thông số được thiết lập trên bàn điều khiển, máy có màn hình quan sát và camera theo dõi người bệnh trong quá trình chiều và chụp. - Hiện tại máy vẫn đang hoạt động tốt c. Máy X-quang tăng sáng truyền hình Shimadzu - Đây là loại máy tương đối hiện đại, với đầy đủ các chức năng, được điều khiển tự động nhờ bàn điều khiển, máy hoạt động ở cả hai chế độ chiếu và chụp.Hình ảnh được đưa ra màn hình vô tuyến để quan sát. - Hiện tai máy vẫn đang hoạt động tốt * Một số hỏng hóc thường xẩy ra và các yêu cầu khi thao tác đối với các máy X-quang: - Khi các máy sử dụng trong thời gian dài thì có thể làm già hoá các bóng X-quang dẫn đến chất lượng của các ảnh chụp thấp, vì mỗi bóng thường quy định thời gian phát khoảng vài nghìn giờ, khi đó để khắc phục phải thay thế bóng mới. - Bộ phận lên phim của máy thường bị hóc, điều này do các núm cao su hút phim bị hở. - Máy rửa phim thường bị hỏng phần sấy phim, hay mòn các khớp quay do sự ăn mòn của các hoá chất tráng phim. Yêu cầu khi rửa phim xong phải vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra nồng độ các hoá chất ở các khoang tráng phim. - Một hỏng hóc thường xẩy ra đối với các máy X-quang nữa là sự cố về phần nguồn. Để khắc phục cần phải kiểm tra điện áp ra ở các đầu cáp, thùng cao thế, các bộ chỉnh lưu cao thế… - Ngoài ra cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh, tra dầu mỡ để bôi trơn các cơ cấu truyền động của máy. - Chú ý khi lắp đặt, thao tác làm việc với các máy X-quang cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu an toàn về bức xạ và điện trong y tế. 1.2.2. Các máy chụp cắt lớp Đây là các loại máy cho phép tái tạo lại các cấu trúc bên trong của đối tượng theo từng lớp cắt tại các vị trí cụ thể mà không phá vỡ tính nguyên vẹn của chúng. Các ảnh quan sát thấy thường là các ảnh hai chiều và được in trực tiếp trên phim hoặc hiển thị ra màn hình, khi chụp với nhiều lát cắt liên tục có thể cho phép tái tạo lại hình ảnh ba chiều của cấu trúc đôi tượng. a. Máy chúp cắt lớp vi tính SCT7000TH * Đây là một máy chụp cắt lớp hiện đại, với các phần tử chức năng cơ bản gồm: - Hệ thống dàn quay(Grantry) chứa các phần tử: Bóng X-quang, khối cao thế, hệ thống thu nhận… - Hệ thống giường bệnh nhân - Bàn điều khiển: Màn hình hiển thị, Touch Panel, Camera, bàn phóm.. - Hệ thống khung card CPU: Chứa các bảng mạch xử lý, tạo ảnh… - Hệ thống nguồn, cung cấp các loại điện áp khác nhau cho máy hoạt động. * Tình trạng của máy hiện đang hoạt động tốt * Một số hỏng hóc có thể xảy ra đối với máy là: - Các hỏng hóc trong quá trình thiết lập hệ thống (Khởi động, hiệu chuẩn), các thông báo lỗi khi bắt đầu khởi động, nguyên nhân thường do sự cố về nguồn cung cấp. - Hỏng hóc liên quan đến quét ảnh và ảnh CR: Ảnh quét có nhiều vết, phát ra tiếng kêu không bình thường trong quá trình quét… - Hỏng hóc xảy ra trong quá trình quét: Thường do hỏng bóng X-quang, hỏng cầu chì do quá tải… b. Máy chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân MRP-20EX * Đây là máy chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân của hãng Hitachi (Nhật Bản), máy hoạt động với cường độ từ trường 1 Testla. Máy cho phép chụp với độ chính xác rất cao (đặc biệt là đối với các tổ chức mềm ) theo nhiều hướng và không hề có hại cho cơ thể. Máy cho phép khám xét được nhiều cơ quan tổ chức trên cơ thể như: Sọ não, mạch máu não, cột sống, thắt lưng, bệnh lý ổ bụng... * Máy gồm một số khối chính như: - Khối tạo từ trường: là một hệ thống nam châm điện với cường độ rất lớn được tạo từ các cuộn dây siêu dẫn. - Các cuộn dây phát xung vô tuyến, cuộn gradient, cuộn thu nhận - Giường bệnh nhân - Hệ thống máy tính xử lý và tạo ảnh. - Bàn điều khiển * Hiện tại máy đang hoạt động tốt * Một số sự cố có thể xảy ra, các quy tắc an toàn khi làm việc với thiết bị, phương pháp sửa chữa và bảo dưỡng. - Khi chụp các ảnh thường bị nhiễu và xuất hiện các ảnh giả. Đây là vấn đề rất hay xảy ra đối với thiết bị chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân, điều này có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra, chẳng hạn như: Chất lượng của các cuộn thu kém, do sự làm việc không ổn định của các cuộn Gradient, do sự không đồng nhất của sóng vô tuyến, do sự dịch chuyển của bệnh nhân vv… - Cường độ từ trường không đảm bảo: Có thể do lượng Heli và Nitơ không đủ làm lạnh cho các cuộn dây siêu dẫn. - Khi vận hành máy cần phải tuân thủ hết sức chặt chẽ các quy tắc an toàn. Bởi vì máy hoạt động với cường độ từ trường rất lớn và tần số vô tuyến rất cao. Do đó các nhân viên vận hành máy phải được đào tạo huấn luyện cẩn thận, tuyệt đối không thực hiện chụp trên các bệnh nhân có các thiết bị cấy ghép, hay mang các vật liệu kim loại trên người. - Hàng ngày trước khi chụp các nhân viên kỹ thuật cần tiến hành kiểm tra máy. - Máy được bảo dưỡng theo định kỳ, hàng năm phải bổ sung thêm lượng Nitơ và Heli đủ làm lạnh cho các cuộn dây siêu dẫn phần nam châm. 1.3. Nhóm máy vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: - Các máy điều trị sóng ngắn, cực ngắn và vi sóng - Các máy điện xung, điện châm - Các máy điều trị dùng ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại và laser - Các máy siêu âm điều trị Đây là các loại máy sử dụng các yếu tố vật lý, sinh lý tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể người bệnh nhằm nâng cao sức khoẻ, phục hồi chức năng của các cơ quan tổ chức bị tổn thương trong cơ thể, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật. a. Máy trị liệu sóng ngắn. Đây là máy phát sóng ngắn cao tần có tác dụng kích thích các vùng tổ chức bị tổn thương để tăng khả năng phục hổi chức năng. Khi thao tác cần lưu ý trước khi bật nguồn phải đưa vị trí công suất phát về 0, sau một khoảng thời gian ngắn mới tăng công suất phát lên. Điều này đảm bảo cho Katốt của bóng được nung nóng trước khi có trường sẽ không làm hại đến đèn điện tử. b. Máy điện xung, điện châm. Các máy loại này tạo ra các xung điện một chiều đưa đến các điện cực để kích thích các tận cùng thần kinh, các bó cơ làm giàm đau, và có thể dùng để tăng tính thấm của thuốc qua màng siêu lọc (phương pháp điện di). - Máy cho phép đặt thời gian kích thích, lựa chọn cường độ và tần số xung thông qua các núm trên mặt máy. c. Các máy kéo dãn, đèn chiếu hồng ngoại, tử ngoại… d. Máy siêu âm Đây là các máy siêu âm ứng dụng trong trị liệu, sử dụng sóng siêu âm có tần sô cao để phá huỷ các tổ chức tạo ra các lỗ hổng, và thường còn được dùng để diệt khuẩn và tán sỏi. * Một số hỏng hóc thường xẩy ra đối với các loại máy này: - Công suất phát không đảm bảo, có thể do sự già hoá của các phần tử bán dẫn - Các dây nối điện cực bị đứt hoặc dây tiếp đất của máy tiếp xúc không tốt. - Hỏng đèn phát cao tần do sử dụng quá tải. * Bảo dưỡng: Các phần của thiết bị cần được lau chùi vệ sinh thường xuyên, đặc biệt chú ý đến các điện cực và dây nối đất của thiết bị. 1.4. Nhóm máy xét nghiệm sinh hoá - Máy phân tích tự động HITACHI 902 - Máy phân tích tự động HUMAN A5 - Quang kế ngọn lửa CORNING - Máy AVL-OMNI - Máy LISA - Máy sinh hoá tự động dùng que thử REFLOTRON - Máy điện di màng BIOSYSTEM BTS-235 - Máy đo quang PHOTOMETER 4010 - Máy xét nghiệm nước tiểu CLINITEK - Máy thử miễn dịch IMX - OMNI 988-3 - SPECKOR 11 - Máy li tâm - Máy ủ nhiệt độ Hitachi - Máy đếm tế bào máu tự động: SWELAB của Thuỵ điển, Celdyn 1700 Abott, Celdyn 3200 của Đức. Đây là các máy có chức năng phân tích tự động và bán tự động các mẫu thử dựa trên các phản ứng sinh hoá. Kết quả được in ra giấy hoặc được hiển thị trên màn hình. a. Máy tự động phân tích Hitachi-902 - Đây là máy tự động phân tích kết quả dựa trên phương pháp đo quang. Máy có hai đĩa, một đựng mẫu phẩm, một đựng hoá chất. Máy có khả năng phân tích 35 mẫu thử một lúc, các chế độ phân tích được thiết lập trên bàn điều khiển và màn hình cảm biến tinh thể lỏng. Máy hoạt động nhờ phần mềm chuyên dụng và có cảnh báo lỗi khi gặp sự cố hoặc sai sót. - Tình trạng máy đang hoạt động tốt. b. Máy phân tích xét nghiệm AVL OMNI-6 Đây là máy phân tích bán tự động, hoạt động dựa trên phương pháp đo quang. Hiện tại ở viện máy bị hỏng các điện cực nên không được sử dụng, có thể khắc phục bằng cách thay thế các điện cực. c. Máy phân tích xét nghiệm LISA Hiện tại ở viện máy bị hỏng phần điều khiển kim nên không sử dụng, có thể khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay thế. d. Máy phân tích tự động Human-A5 Máy có khả năng tự động phân tích được 40 mẫu thử một lúc, kết quả được in trên giấy hoặc hiển thị trên màn hình. e. Máy AVL988/3. Hiện tại ở viện máy bị hỏng các điện cực f. Máy SPECKOR11 Đây là máy phân tích khá đơn giản, hoạt động dựa trên phương pháp đo quang, kết quả được chỉ thị trên đồng hồ. 1.5. Nhóm máy xạ trị và y học hạt nhân: - SPECT - Nội soi xạ trị - Xạ trị áp sát Co60 a. Máy chụp cắt lớp bức xạ đơn photon (SPECT): Đây là máy đã được đưa vào sử dụng từ lâu, hiện tại một màn hình không có, một màn hình hỏng phải thay thế màn hình không đúng chủng loại, chất lượng hình ảnh kém, các đầu dò đã cũ nên chất lượng thấp, máy hoạt động không ổn định lắm. Có thể khác phục bằng cách: Sửa chữa đầu dò, thay thế PMT mới. b. Máy nội soi xạ trị: Đây là máy cũ sản xuất tại Liên Xô, máy hoạt động với độ an toàn thấp, đường dẫn xạ hay bị tắc gây nguy hiểm cho bác sỹ trong quá trình điều trị. c. Máy xạ trị áp sát Co60: Máy này đang được triển khai, đây là máy cũ đa qua sử dụng tại Hàn Quốc. Nguồn xạ Co60 còn khoảng 50 % có thể sử dụng được 10 năm nữa. 1.6. Nhóm máy trị liệu điện tử thuộc khoa hồi sức cấp cứu và phòng mổ - MONITOR (Giám sát bệnh nhân) - Máy thở: ARF-900EI, Newport/HT500, MR 370E của siemens - Máy thận nhân tạo: Surdial, NCU 10 - Máy phá rung tim - Máy tiêm tự động Turemo - Máy X-quang di động - Dao mổ điện BOVIE, Sabre 2400 - Máy gây mê kèm thở Aestiva/5-Datex-Ohmeda của hãng PHILIP - Máy hút - Máy phẫu thuật nội soi OLYMPUS - Máy vi phẫu Zeizz(Đức) - Bàn mổ… a. Máy thở MR370E Đây là máy được sử dụng để trợ giúp cho các bệnh nhân bị hôn mê mà không có khả năng tự thở được. Máy có thể hoạt động ở nhiều chế độ, tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân Hiện tại máy đang hoạt động tốt. b. Máy chạy thận nhân tạo Surdial- Nipro c. Các máy hút dịch Đây là các máy có cấu tạo đơn giản, nhưng khi sử dụng cần thường xuyên lau chùi bảo dưỡng vì các chất thải rất rễ bị rò và làm hỏng các mạch điều khiển. d. Máy gây mê. e. Dao mổ điện Trong quá trình thực tập tại bệnh viện, bản thân tôi cùng một số đồng chí đã xác định được nguyên nhân hỏng hóc, sửa chữa được một số thiết bị sau: * Máy trị liệu sóng ngắn Ubche 60 của khoa Lý liệu: - Máy bị hỏng đầu phát tần số, cụ thể là các cáp nối với bảng mạch điều khiển - Khắc phục bằng cách thay thế * Máy X quang thường - Là loại máy rất cũ, đã qua sử dụng lâu năm.Máy bị hỏng khối tạo nguồn, mạch điều khiển các rơle về mặt thời gian - Khắc phục bằng cách chế một bảng mạch thời gian bằng họ vi điều khiển 89C51 * Máy rửa phim thuộc khoa chẩn đoán hình ảnh * Máy hút dịch của khoa hồi sức cấp cứu - Nguyên nhân hỏng là do các chất dịch bị dò làm bó và gây cháy động cơ, khắc phục bằng cách thay thế động cơ của một máy khác tương tự * Bơm tiêm tự động - Nguồn Pin của thiết bị đã qua lâu ngày sử dụng nên không đảm bảo điện áp khi có tải - Khắc phục bằng cách mua một bộ nguồn mới thay thế * Máy điện tim 8110 - Máy không hiển thị được tín hiệu điện tim do nhiễu quá lớn - Khắc phục bằng cách kiểm tra, bảo dưỡng lại các dây nối đầu điện cực, dây nối đất và phát hiện thấy dây nối đất tiếp xúc không tốt - Ngoài ra còn tham gia lắp đặt, nắm bắt quy trình thứ tự lắp đặt, hiệu chỉnh và vận hành các thiết bị mới nhập về ở viện 108, nghiên cứu tháo lắp một số máy có tại kho của khoa trang bị như: Máy phá rung tim, máy theo dõi bệnh nhân, máy siêu âm, máy in…, 2. Khi nghiên cứu hoạt động và quy trình vận hành máy xét nghiệm sinh hóa OLYMPUS AU 400, bản thân đã thu được thứ tự các bước như sau: CHUẨN BỊ MÁY TRƯỚC KHI CHẠY 1. Kiểm tra bộ phận hút hóa chất và bệnh phẩm Mở cửa phía trước bên phải,kiểm tra: Xi lanh hút hóa chất. Xi lanh hút bệnh phẩm Xilianh điện giải Dùng giấy thấm lau qua vùng có thể rò rỉ. Nếu hiện tượng rò rỉ sắp xảy ra ta có thể vặn chất các ốc cố định. 2. Kiểm tra bơm detergent Mở cửa phía trước bên trái, kiểm tra bơm detergent. Dùng giấy thấm lau qua các ống dây bơm, nhìn bằng mắt xem các ống dây có bị gãy, đứt hay không? Nếu hiện tượng rò rỉ xảy ra đề nghị thay ngay các dây này. 3. Kiểm tra bình detergent Mức dịch bên trong bingf detergent phải cac hơn mức thấp trong bình chứa. Trong trường hợp mức dịch trong bình ít, thì đổ thêm dịch vào bình lau chùi, kiểm tra đầu hút hóa chất, bệnh phẩm, đầu khuấy và đầu rửa. Nhìn kiểm tra xem đầu hút bệnh phẩm, hóa chất và que khuấy xem có bị cong hay không. Lau chùi đầu hút bệnh phẩm, hóa chất, đầu rửa bằng bông cồn theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới. Tháo bộ phận rửa và lau chùi bằng bông cồn theo chiều từ trên xuống dưới. 4. Lau khô khay đựng hóa chất, khay STAT. 5. Kiểm tra lọ nước muối sing lý ở vị trí lọ pha loãng. 6. Kiểm tra mức dịch ở 2 ống nghiệm tròn khay cấp cứu (STAT ): vị trí clean là nước cất, vị trí W1 là dịch Javen 10%. VẬN HÀNH MÁY 1. Bật máy: Ấn phím màu xanh( ON Switch): Máy sẽ tự khởi động xong máy sẽ hiện ra màn hình chính. Chọn index của ngày làm việc mới: Kích Routine→Start Condition →Data Index→ Chọn Current Time→ Exit →Exit. 2. Kiểm tra tình trạng các bộ phận của máy: Kích vào biểu tượng System Status để kiểm tra tình trạng các bộ phận của máy: Kiểm tra hóa chất: Chọn Reagent status→Test Display. Kiểm tra lượng hóa chất còn lại trong khay có đủ làm xét nghiệm không? Nếu thiếu thì bổ xung. Kiểm tra lại bằng cách nhấn vào mục Check start. Máy sẽ hiển thị 5 cách kiểm tra hóa chất tùy theo yêu cầu mà đánh dấu và 1 trong 5 cách đó. Sau khi máy kiểm tra hóa chất xong, nếu trạng thái của khay hóa chất là Checked thì ta thoát ra khỏi màn hình (Exit). Nếu trạng thái của khay hóa chất là Unchecked thì ta thực hiện kiểm tra lại. Chú ý: Tất cả các lọ hóa chất phải được mở nắp trước khi tiến hành bất kì một thao tác nào trên máy . Kiểm tra khay cấp cứu STAT: Chọn System Status→ STAT Table Status →Check Start →Yes.( Nhặt các cấp bệnh phẩm ra nếu còn). Kiểm tra bộ phận điện giải. Chọn System Status →ISE Status →ISE Unit Start →chạy chuẩn điện giải . Nếu kết quả chạy chuẩn nằm trong giới hạn →chạy QC→ làm xét nghiệm điện giải. Nếu kết quả chuẩn nằm ngoài giới hạn thì tìm nguyên nhân và tiến hành chạy chuẩn lại 3.Thực Hiện chuận Hóa Chất ( Calibration) và kiểm tra chất lượng ( QC ). 3.1.Thực hiện Calibation: Chạy chuẩn là quy trình bắt buộc phải tiến hành trong các trường hợp: Bắt đầu sử dụng hộp hóa chất mới Khi kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu Khi có nghi ngờ Cách Tiến Hành: Nạp yêu cầu vào máy: Kích Routine→ Test Requistion →Calibration→ Start Entry →Chon các xét nghiệm cần chạy chuẩn →Entry →Exit. Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Dung dịch chuẩn lấy ở tủ lạnh ra phải để ở nhiệt độ phòng 30 phút trước khi tiến hành xét nghiệm Đặt các dung dịch chuẩn vào vị trí tương ứng ( Đã được cài đặt trước ) Trên các rack chuẩn: Chuẩn trắng: Nước cất ở vị trí số 1 của rack màu xanh tím. Chuẩn thuốc thử : Dung dịch chuẩn( Calibrator ) ở vị trí đã được cài đặt sẵn cho từng loại xét nghiệm trên rack màu vàng Cho chạy máy Kích vào biểu tượng ► hoặc bấm F9 để chạy chuẩn 3.2. Thực hiện kiểm tra chất lượng ( Quality control – QC ). Kiểm tra chất lượng là yêu cầu bắt buộc trong các trường hợp sau: Đầu ngày làm việc Khi thay hộp hóa chất mới,sau khi thực hiện chạy chuẩn Khi nghi ngờ Cách tiến hành: Nạp yêu cầu vào máy: Chọn Routine→ Test Requistion→ QC →Start Entry→ chọn các xét nghiệm cần chạy QC → entry→ Exit. Chuẩn bị huyết thanh QC : Huyết thanh QC lấy ở tủ lạnh ra phải để ở nhiệt độ phòng 30 phút trước khi tiến hàng xét nghiệm. Đặt cốc huyết thanh QC vàn đúng vị trí đã được cài đặt sẵn trên rack màu xanh lá cây. Để kiểm tra vị trí QC là loại rack, ấn vào phím QC hoặc F5 Cho chạy máy Kích vào biểu tượng ► hoặc bấm F9 để chạy QC Kiểm tra kết quả QC: Vào mục Routine → Monitor→ Daily COntrol→ chọn các xét nghiệm → Daily Dât→ các giá trị QC nằm trong khoảng ± 2 SD được coi là đạt yêu cầu. Nếu đạt yêu cầu , tiến hành làm các xtes nghiệm bình thường. Nếu không đạt yêu cầu, làm lại Calibration, sau đó kiểm tra lại QC. Khi giá trị QC đạt yêu cầu thì mưois làm xét nghiệm. 4. Tiến hành làm xét nghiệm: 4.1. Xét nghiệm thường quy Bệnh phẩm là huyết thanh, huyết tương( tùy theo yêu cầu của các xét nghiệm cụ thể mà sử sụng các chất chống đông thích hợp) , các loại dịch, nước tiểu. Nạp yêu cầu xét nghiệm Chọn Routine→Test Requisition→ Normal→ chọn loại bệnh phẩm( serum, urine, others) → Start Entry Nhập tên, phân loại đối tượng. Chọn các xét nghiệm được yêu cầu→ Entry Nhập bệnh nhân kế tiếp Để thoát nhấn Exit Đặt bệnh phẩm Nếu bệnh phẩm là máu thí sử dụng rack màu trắng, bệnh phẳm là nước tiểu thì sử dụng rack màu đỏ. Các bệnh nhân được đặt liên tiếp nhau theo thứ tự lần lượt bắt đầu từ vị trí số 01 của rack đến vị trí số 10. Các rack đặt kế tiếp nhau từ số 01 trở đi. Nếu trong khi nạp yêu cầu bị trống 1 hoặc nhiều bệnh phẩm thì khi đặt bệnh phẩm trên rack cũng phải để trống vị trí tương ứng. nhưng không được để trống vị trí đầu và cuối rack. Trong trường hợp chưa đủ bệnh phẩm trên 1 rack, các vị trí cuối rack còn trống. Có thể cho chạy trước bệnh phẩm ở đầu rack. Nhưng khi cho chạy các bệnh phẩm tiếp theo thì phải cho chạy ở moden khác, có nghĩa là rack tiếp theo này phải được để cách hnagf. Cho chạy máy Kích vào biểu tượng ► hoặc bấm F9 để chạy chuẩn 4.2. Xét nghiệm cấp cứu: Nạp yêu cầu xét nghiệm chọn Routine→ STAT Condition để kiểm tra xem đang chạy đến xét nghiệm cấp cứu số bao nhiêu. Chọn Routine→Test Requisition→ Normal→ ấn P→ nhập STT của bệnh nhân theo số vừa xem ( ví dụ: nhìn thấy trên màn hình là P003 thì tiếp tục nhập tại số này) → Start Entry Chọn các xét nghiệm cần chạy cho bênh nhân→ Entry Nhập bệnh nhân kế tiếp (nếu có) Đặt bệnh phẩm Cho bệnh nhân vào khay STAT: Vị trí số 1 đén vị trí số 16 : Để đặt bệnh phẩm huyết thanh , huyết tương, và các dịch. Vị trí số 17 đến vị trí số 20: để đặt bệnh phẩm là nước tiểu. Vị trí số 21,22: để chuẩn NH3 Chú ý : Nhập bao nhiêu bệnh nhân vào thì đặt bấy nhiêu bệnh phẩm vào khay STAT ( ấn nút STAT ROTATION/DIAG để quay khay bệnh phẩm nếu cần) Cho chạy máy: Ấn nút STAT 2 lần để máy thực hiện quét và chạy bệnh phẩm cấp cứu. Sau khi chạy xong muốn chạy đợt mới phải bỏ tatas cả các ống bệnh phẩm ra khỏi khay. 5. Chuyển dữ liệu cuối ngày sang máy tính lưu trữ Vào Maintenance→ Data operation→ Offline output→ chọn tất cả các loại xét nghiệm đã làm trong ngày (Routine, Stat, QC) → Data send→ Save→ yes. 6. Tắt máy Nếu máy đang ở trạng thái Standby hoặc Stop phải đưa màn hình làm việc về màn hình ban đầu, sau đó ấn phím END trên bàn phím rồi ấn ENTER. BẢO TRÌ MÁY 1. Bảo trì cuối ngày: Sau mỗi ngày làm việc, cần thực hiện đầy đủ các thao tác bảo trì cơ bản sau: Chạy chương trình rửa W1: Chuẩn bị ống W1 (Javen 10%) đặt vào vị trí W1 trong khay STAT. Vào SÝTEM STATUS→ W1→ Yes. Máy sẽ chạy rửa trong thời gian 9 phút. Thực hiện lau các đầu kim hút bệnh phẩm và các thanh khuấy. Sử dụng gạc thấm cồn, thực hiện lau nhẹ từ trên xuống dưới từ 2 đến 3 lần. Lau bề mặt ngoài của máy: Lau bằng khăn mềm, ẩm Không sử dụng cồn để lau bề mặt ngoài của máy. 2. Bảo trì cuối tuần: Lau chùi Wash Pot. Chọn MAINTENANCE→ ANALYZER MAINTENANCE → CLEAN WASHING POT. Ấn phím STAT trên khay cấp cứu. Lau chùi sạch khoang WÁH POT bằng gạc thấm cồn và tăm bông. Ấn phím STAT một lần nữa Rửa W2 + PHOTOCAL: Sử dụng dung dịch W2 luân phiên theo tuần với 2 dung dịch javen 10% và dung dịch acid HCL 1M ( không sử dụng chung lọ cho 2 loại dung dịch trên ). Đặt lọ dung dịch W2 ( lọ 60 ml) vào vị trí sau lọ nước muối sinh lý pha loãng và đặt một ống dung dich W2 vào vị trí W2 trong khay STAT. Vào SYSTEM STATUS→ W2 WITH PHOTOCAL→ YES. Máy sẽ thực hiện rửa W2 sau đó tự động chạy chương trình PHOTOCAL . chu trình này thực hiện trong thời gian 36 phút. Sau khi máy chạy xong, vào biểu tượng CUVETTE→ CHECK→ SAVE. Rửa bộ phận điện giải ISE Chọn ISE STATUS → Prime. Hút 1 ml dung dịch Cleaning solution nhệ nhàng thả vào D-pot. Chọn Replace Electrode→ ISE prime. Đợi sau 5 giây lại bấm ISE Prime 1 lần nữa. Lập lại thao tác này 2 lần. Chọn Total Prime→ISE prime. Đợi cho hoàn tất ( Đèn ISE Prime sáng) → ISE Prime. 3. Bảo trì cuối tháng: Thực hiện rửa can đựng nước cất 10lit trong máy và các filter (02 filter). Để máy về chế độ Standby, Mở cửa trước của máy, tháo ống nối vào can 10 lit. Rút giắc cắm 240 khỏi máy, nhẹ nhàng kéo can 10 lit ra ngoài. Rửa sạch bên trong can và các ống dây nằm trong can. Tháo filter cấp nước đầu vào( nằm trong cút ống dây). Rửa filter cấp nước cho hệ thống( nằm ngoài can 10 lit) Thông rửa đường ống cấp nước cho 02 WASH POT. Vào Maintenance → ANL maitenance→ WASH Pot Cleaning→bấm phím STAT trên khay cấp cứu. Hút 10ml dung dich javen đậm đặc cắm vào đầu WASH POT Nhẹ nhàng bơm hết 10 ml dung dịch vào, làm 2 lần như vậy (20 ml) Sau 10 phút → chạy chương trình rửa W1 hoặc W2. 4.Bảo trì 3 tháng: Kiểm tra và thay thế ống dây bơm P tube cho bộ phận Detergent 5. Bảo trì 6 tháng và 1 năm: Thực hiện bởi kĩ sư công ty và thực hiện thay thế vật tư tiêu hao như bóng đèn, các Syring hút mẫu, thuốc thủ và hệ thống Syring rửa máy nếu cần thiết. 3. Tự đánh giá kết quả sau đợt thực tập: Các kiến thức đã học được ở trường là rất đa dạng, một lúc không thể nắm bắt ngay được, trong thời gian thực tập những kiến thức đó được củng cố lại và đã có những kiến thức được củng cố một cách vững chắc nhờ việc được thực tập nhiều và hiệu quả. Kỹ năng, thao tác tháo lắp và sửa chữa cũng được nâng lên rất nhiều. Bản thân cảm thấy rất tự tin và học hỏi được nhiều kinh nghiệm về bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa các loại thiết bị y tế khác nhau. Thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian để mỗi người tự liên hệ và tìm kiếm tài liệu, nội dung phục vụ cho việc làm đồ án sau này. Một kết quả không kém phần quan trọng đấy chính là thực tế công tác quản lý và các công việc hằng ngày gắn với chức trách người kỹ sư tại các bệnh viện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tại bệnh viện 108 - Điện tử y sinh.doc
Luận văn liên quan