Tiểu luận Môn học: Hậu cần chiến thuật

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: HẬU CẦN CHIẾN THUẬT ----****---- Hậu cần quân đội là một thành phần lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của QĐNDVN, bao gồm toàn bộ cơ quan, đơn vị hậu cần cùng với các hoạt động các loại công việc phải dùng vật lực, nhân lực, tài lực phương tiện và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành các biện pháp tổ chức, quản lý, chỉ huy, bảo đảm nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải cho quân đội xây dựng, huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu. Đồng thời chi viện bảo đảm một số mặt về hậu cần cho các LLVT khác. Công tác Hậu cần quân đội là một mặt của công tác quân sự bao gồm tổng thể những hoạt động để tổ chức thực hiện việc bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải . cho quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn học: Hậu cần chiến thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: HẬU CẦN CHIẾN THUẬT ----****---- Hậu cần quân đội là một thành phần lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của QĐNDVN, bao gồm toàn bộ cơ quan, đơn vị hậu cần cùng với các hoạt động các loại công việc phải dùng vật lực, nhân lực, tài lực phương tiện và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành các biện pháp tổ chức, quản lý, chỉ huy, bảo đảm nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải cho quân đội xây dựng, huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu. Đồng thời chi viện bảo đảm một số mặt về hậu cần cho các LLVT khác. Công tác Hậu cần quân đội là một mặt của công tác quân sự bao gồm tổng thể những hoạt động để tổ chức thực hiện việc bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải ... cho quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Công tác Hậu cần quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự chỉ huy của thủ trưởng các cấp. Ngành Hậu cần quân đội thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc, giúp người chỉ huy tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quân. Tuy nhiên Công tác Hậu cần quân đội không chỉ là các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chiến sỹ trong quân đội trong đó có cán bộ chiến sỹ ngành kĩ thuật. Mặc dù lực lượng hậu cần không trực tiếp tiêu diệt chủ yếu lực lượng địch, tuy nhiên công tác hậu cần lại có vai trò vô cùng quan trọng góp phần to lớn vào sự hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Công tác Hậu cần quân đội mang đầy đủ các tính chất của một công tác quân sự bên cạnh đó lại có những tính chất rất riêng đó là: tính chất cách mạng, tính quân sự, tính kinh tế, tính khoa học. Về đặc điểm: Công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là công tác hậu cần toàn dân, dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả nước đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác hậu cần vừa bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời bình, chuẩn bị bảo đảm cho cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh kiểu mới của địch. Công tác hậu cần được tiến hành trong điều kiện đất nước đang trong quá trình đổi mới toàn diện đã tạo ra những bước phát triển mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế bởi nền kinh tế và nền công nghiệp quốc phòng của đất nước chưa phát triển đồng bộ và còn nhiều yếu kém. Công tác hậu cần tiến hành trong điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu thuỷ văn có nhiều khó khăn phức tạp, có những thuận lợi có thể tận dụng được nhưng cũng có nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến các hoạt động tổ chức BĐ hậu cần. Nội dung cơ bản của công tác Hậu cần quân đội có 4 nội dung cơ bản đó là: Tổ chức BĐ hậu cần; Sản xuất, tạo nguồn BĐ hậu cần; Quản lý hậu cần; Xây dựng ngành Hậu cần quân đội. Trong phạm vi của tiểu luận này tôi chỉ xin phép được trình bày những nội dung cơ bản của “Phương thức bảo đảm hậu cần” nằm ở vấn đề thứ nhất (tổ chức BĐ hậu cần) và thuộc nội dung công tác BĐ hậu cần. Nói về “Phương thức BĐ hậu cần” đó là tổng thể các phương pháp và hình thức tổ chức BĐ hậu cần nhằm giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa các tổ chức, các lực lượng hậu cần, giữa các nguồn cung cấp để tiến hành BĐ đầy đủ, kịp thời mọi mặt về hậu cần cho quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Trong ngành hậu cần hiện nay có các phương thức BĐ cơ bản như sau: Thứ nhất là phương thức BĐHC tại chỗ: đây là phương thức BĐ dựa vào địa bàn tại chỗ, khai thác tận dụng mọi khả năng tiềm lực của các nguồn BĐ có trên địa bàn trong đó bao gồm cả lực lượng và các loại vật chất cần thiết đã được chuyển từ nơi khác đến tích luỹ, dự trữ từ trước nhằm nâng cao khả năng BĐ tại địa bàn. Phương thức BĐ này tiết kiệm được công vận chuyển, kịp thời nhưng có khó khăn là khó đáp ứng mọi nhu cầu về cho các đối tượng BĐ. Ưu điểm quan trọng nhất của phương thức này là ở tính kịp thời của nó, giúp giải quyết được những tình huống nóng xảy ra trong tác chiến ví dụ như trong tình huống tấn công cơ động nhanh trong khi lực lượng bảo đảm không theo kịp hoặc trong các tình huống bị địch bao vây chia cắt sẽ tạo được niềm tin cho bộ đội giúp cho hoạt động tác chiến đạt được hiệu quả cao. Trong phương thức này tồn tại một khuyết điểm tất yếu đó là khó đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng BĐ, nhu cầu ở đây không chỉ đơn thuần về số lượng mà quan trọng hơn đó là không đúng loại vật chất hậu cần được yêu cầu. Chính vì thế yêu cầu đặt ra là trong thời bình, trong chiến lược xây dựng khu vực phòng thủ địa phương cần phải đặc biệt lưu ý đến việc tổ chức sản xuất cũng như dự trữ các loại vật chất hậu cần với số lượng và chủng loại phù hợp với nhu cầu mà các hoạt động tác chiến sau này của bộ đội trên địa bàn địa phương có thể có nhu cầu. Thứ hai là phương thức BĐHC cơ động từ nơi khác đến đây là phương thức BĐ dựa vào lực lượng và nguồn vật chất hậu cần đã xây dựng, tích luỹ, dự trữ ở các cấp và các địa bàn khác để cơ động theo đội hình hành quân hoặc được vận chuyển tới địa bàn tác chiến để BĐ cho đối tượng khi có nhu cầu. Phương thức này có thể đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng bảo đảm. Tuy nhiên do các loại vật chất hậu cần được vận chuyển từ xa nên khó đáp ứng kịp thời nhất là trong điều kiện chiến đấu ác liệt. Ưu điểm của phương thức này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận môn học- Hậu cần chiến thuật.doc