Tiểu luận Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học

Tiểu luận: Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học PHẦN MỞ ĐẦU Loài người với hàng nghìn năm phát triển của mình đã là nhân chứng, tác nhân cho sự đổi thay hàng ngày hàng giờ của chính thế giới mình tồn tại. Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã và đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển.Triết học với vai trò một hình thái ý thức xã hội là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy cũng không nằm ngoài cuộc đấu tranh gay gắt ấy. Nếu sự phát triển của thế giới được thể hiện bằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, hình thái xã hội; bằng sự phủ định lẫn nhau của các chế độ xã hội thì lịch sử phát triển của triết học lại được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của triết học. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng. Thường thường chủ nghĩa duy vật thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiến tiến, tiến bộ của xã hội , còn chủ nghĩa duy tâm (tuy không phải bao giờ cũng vậy) là thế giới quan của những lực lượng suy tàn, phản động và bảo thủ trong xã hội. Chủ nghĩa duy vật khẳng định tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức, con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ngược lại chủ nghĩa duy tâm khẳng định tính thứ nhất có trước của ý thức, phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thế giới. Dù sao bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều phải xuất phát từ các vấn đề cơ bản của triết học, từ đó xây dựng toàn bộ hệ thống trên cơ sở giải quyết các vấn đề đó. Cũng như sự phong phú của thế giới cuộc đấu tranh trong triết học diễn ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, cuộc đấu tranh này vừa là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng, thế giới quan đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của một bộ môn khoa học. Trên con đường đến với chân lý ấy những nhà triết học, những trường phái triết học không những đấu tranh với nhau mà gay gắt hơn còn phải đấu tranh với chính mình. Trong tiểu luận này chúng ta làm rõ vấn đề lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh của hai khuynh hướng triết học Duy vật và Duy tâm. Đồng thời rút ra ý nghĩa phương pháp luận bản thân Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận gồm 3 phần: Phần I: Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học. Phần II: Cuộc đấu tranh tư tưởng trong bản thân các trường phái triết học, các nhà triết học. Phần III: Ý nghĩa phương pháp luận.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Loài người với hàng nghìn năm phát triển của mình đã là nhân chứng, tác nhân cho sự đổi thay hàng ngày hàng giờ của chính thế giới mình tồn tại. Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã và đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển.Triết học với vai trò một hình thái ý thức xã hội là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy cũng không nằm ngoài cuộc đấu tranh gay gắt ấy. Nếu sự phát triển của thế giới được thể hiện bằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, hình thái xã hội; bằng sự phủ định lẫn nhau của các chế độ xã hội thì lịch sử phát triển của triết học lại được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của triết học. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng. Thường thường chủ nghĩa duy vật thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiến tiến, tiến bộ của xã hội , còn chủ nghĩa duy tâm (tuy không phải bao giờ cũng vậy) là thế giới quan của những lực lượng suy tàn, phản động và bảo thủ trong xã hội. Chủ nghĩa duy vật khẳng định tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức, con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ngược lại chủ nghĩa duy tâm khẳng định tính thứ nhất có trước của ý thức, phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thế giới. Dù sao bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều phải xuất phát từ các vấn đề cơ bản của triết học, từ đó xây dựng toàn bộ hệ thống trên cơ sở giải quyết các vấn đề đó. Cũng như sự phong phú của thế giới cuộc đấu tranh trong triết học diễn ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, cuộc đấu tranh này vừa là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng, thế giới quan đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của một bộ môn khoa học. Trên con đường đến với chân lý ấy những nhà triết học, những trường phái triết học không những đấu tranh với nhau mà gay gắt hơn còn phải đấu tranh với chính mình. Trong tiểu luận này chúng ta làm rõ vấn đề lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh của hai khuynh hướng triết học Duy vật và Duy tâm. Đồng thời rút ra ý nghĩa phương pháp luận bản thân Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận gồm 3 phần: Lịch sử triết học (20 trang) Phần I: Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học. Phần II: Cuộc đấu tranh tư tưởng trong bản thân các trường phái triết học, các nhà triết học. Phần III: Ý nghĩa phương pháp luận. NỘI DUNG CHÍNH I. Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học. Ngay từ những bước đi đầu tiên của mình, triết học đã chứng minh sự phát triển của nó bằng những cuộc đấu tranh giữa những luồng tư tưởng khác nhau về các vấn đề của thế giới . Dọc theo chiều dài của lịch sử triết học dù phương Đông hay phương Tây ta đều nhận thấy sự đối lập nhau trong cách nhìn nhận, xem xét, đánh giá thế giới trong mỗi hệ tư tưởng hay trong mỗi nhà triết học mà qua đây ta cũng thấy được sự đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp thế lực mà họ đang đại diện. Xem xét triết học phương Đông ngay từ những ngày đầu của lịch sử phát triển loài người với hai đại diện lớn nhất của nó : Ấn Độ và Trung Hoa ta dễ dàng làm rõ được vấn đề này. Trước tiên đề cập đến lịch sử phát triển của Ấn độ cổ đại với nền văn minh sông Ấn ra đời từ những năm đầu của thiên niên kỷ thứ III đầu thiên niên kỷ thứ II trước C.N. và sau nó là thời kỳ VEDA với sự hình thành của xã hội chiếm hữu nô lệ và các đẳng cấp ra đời bước đầu quy định cơ cấu xã hội, những tính chất khắt khe nghiệt ngã của nó đã mang tới sự đấu tranh quyết liệt giữa các tầng lớp trong xã hội, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học và văn hoá Ấn độ trong thời kỳ này cũng là cơ sở cho cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng giữa chủ nghĩa duy vật vô thần chủ nghĩa hoài nghi chống lại uy thế của các tín điều tôn giáo, thế giới quan thần thánh đại diện cho tầng lớp, đẳng cấp bóc lột trong xã hội . Thánh kinh Véda, đạo Rig-Véda với đặc điểm là những hình thức tôn giáo cổ coi trọng sự tồn tại của các bậc thần linh , sự hiện hữu của thượng đế trong cả 3 cõi nhân gian. Đi vào giải thích các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội bằng biểu tượng của các vị thần rồi dẫn đến việc giải thích căn nguyên của thế giới, bản chất của vũ trụ bằng một đấng sáng tạo. Kinh Upalisad với mục đích chính nhằm biện hộ cho các học thuyết của kinh Véda một lần nữa làm rõ hơn bản nguyên của thế giới qua cái có trước, thực thể duy nhất, tồn tại vĩnh viễn '' Tinh thần vũ trụ tối cao". Trong giai đoạn phát triển đương thời của xã hội Ấn Độ thế giới quan của kinh Véda và kinh Upanisad được suy tôn là hệ tư tưởng chính thống ngự trị trong đời sống tinh thần xã hội. Các trường phái triết học ủng hộ quan điểm, thừa nhận uy thế tối cao của nó cũng tồn tại và phát triển với vị trí "trường phái triết học chính thống" - Samkhya, Nyaya, Vaisesika, Yoga, Mimansa, Védanta cũng đều đưa ra những quan điểm luận thuyết của mình về thế giới với sự có mặt của các bậc siêu nhiên như Purusa trong Samkhya hậu kỳ hay thần Isvara người chỉ đạo sự phối hợp của các mối liên hệ, tác động tạo nên thế giới trong giáo lý của Nyaya hoặc quan điểm thượng đế tạo ra thế giới bằng thứ chất liệu vĩnh cửu ở phái Vaisesika hậu kỳ, Bràhman trong triết học Vedànta. Tất cả đều đưa ra những quan điểm nhằm bênh vực cho giáo lý duy tâm hoang đường của đạo Bàlamôn tư tưởng đại diện cho tầng lớp , đẳng cấp trên gồm các tăng lữ, lễ sư hay vương công vua chúa. Phủ nhận khả năng nhận thức của con người trước tự nhiên và thế giới khách quan cũng không nằm ngoài mục đích đó. Đối lập với những trường phái trên là một bộ phận các tư tưởng mang tính "tà giáo" không chính thống mà đại diện là các trường phái triết học mang tính duy vật cao như Lokayata, phật giáo hay đạo Jaina. Bằng những quan điểm của mình về thế giới như mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều được tạo nên bởi bốn yếu tố : Đất, nước, lửa, không khí; ý thức là thuộc tính cố hữu của vật chất (Lokayata) cũng như mọi vật biến đổi không ngừng không do vị thần nào sáng tạo ra (Phật giáo). Hoặc quan điểm không thừa nhận thượng đế, coi vật chất tạo bởi các nguyên tử vô cùng nhỏ bé, cách hấp dẫn, kết hợp với nhau theo nhiều dạng khác nhau tạo nên sự đa dạng của vật chất ( Jaina). Tất cả đều nhằm phủ nhận những quyền năng giả tạo của kinh Véda và Upanisad "Các kinh Véda và Upanisad chỉ là tác phẩm của bọn điên khùng, bọn hề, bọn xỏ lá và lũ quỷ ác" qua đó cũng nói lên tiếng nói phản kháng của những tầng lớp thấp hơn đối với sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế lấy tôn giáo làm chiếc gậy điều khiển xã hội. Tương tự như vậy, Trung Hoa cổ đại với sự phát triển khá sớm dù còn sơ đẳng của tri thức khoa học cả về tự nhiên và xã hội cũng như sự hình thành và mất đi của các triều đại phong kiến Ân, Chu dẫn đến sự hình thành của các cát cứ phong kiến trong thời Xuân Thu, đã là mảnh đất cho những hệ tư tưởng khác nhau cùng sinh sôi và phát triển. Những triết gia thời kỳ " Bách gia chư tử" này của Trung hoa cổ đại đều đứng trên lập trường của giai cấp, tầng lớp mình để bênh vực cho nó cũng như phê phán, lật đổ những quan niệm, ý tưởng, trật tự xã hội đối lập khác bằng việc tranh luận, phê phán đả kích lẫn nhau. Nhưng nổi lên trên tất cả ta vẫn thấy ở đây sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nếu thế giới quan duy tâm, tôn giáo dưới triều đại Ân - Thương, Tây chu được chính trị hoá, nâng lên thành hình thái ý thức xã hội biện hộ cho vai trò thống trị của nhà nước chuyên chính thị tộc. Những tư tưởng " nhận dân"," hưởng dân", "trị dân " được giải thích là " Vâng mệnh trời" " thuận theo ý trời", nếu trái với "mệnh trời " là có tội đã được các giai cấp quý tộc thời này lợi dụng triệt để đề đề cao quyền uy của mình cũng như nhấn chìm mọi sự phản kháng của nhân dân. Tuy nhiên, với trình độ nhận thức và đời sống xã hội còn thấp kém thời kỳ này ta vẫn thấy nổi lên những tiếng nói phản kháng, với sự xuất hiện của những tư tưởng triết học duy vật mang tính chất phác cho rằng con người có thể tự quyết định vận mệnh cuả mình, " chỉ cần con người ra sức sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm tiền của thì có thể đề phòng được mọi thiên tai, bất trắc và bệnh tật"- Tang Văn Trọng hay " Đạo trời thì xa, đạo người thì gần.." - Tử Sản hoặc những cố gắng trong việc giải thích các hiện tượng của tự nhiên trong " Kinh Dịch" đã phần nào thể hiện được cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học, hai hệ tư tưởng từ thủa sơ khai này. Khi xã hội Trung hoa chuyển sang giai đoạn phát triển mới với việc tồn tại của các cát cứ phong kiến - Thời Xuân thu, sự biến động lớn lao của xã hội đã mang đến sự phát triển của các trao lưu triết học khác nhau và cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong hệ thống triết học Trung Hoa lại bước sang một giai đoạn mới với những đặc điểm mới. Những quan điểm duy tâm của các nhà triết học xuất thân từ những lớp quý tộc, quân tử vẫn nhằm một mục đích duy nhất là củng cố địa vị của giai cấp quý tộc và bảo vệ nhà nước của nó. Khổng Tử, Mạnh Tử và sau này là Trang Tử với tầng lớp xuất thân là quý tộc hay dòng dõi hoàng tộc triết học của họ vẫn thể hiện một nội dung chính " Mệnh trời". " Sống chết có mệnh, giầu sang do trời " - Khổng tử, hay các quan niệm chẳng có gì mà không do mệnh trời , cái tâm do trời phú, chính quyền do trời ban ra, vũ trụ vạn vật đều tồn tại trong ý thức của trời - Mạnh tử, đạo trời là tự nhiên vốn có, cái 'không ' là nguồn gốc của thế giới - Trang tử. Thêm vào đó là sự phủ định khả năng của con người trong nhận thức cũng như cải biến thiên nhiên, " Đối với dân việc gì cần làm thì cứ sai khiến người ta làm không nên giảng giải vì có giảng giải dân cũng không thể hiểu"- Khổng tử. Hay những quan điểm của Trang tử : Con người không làm gì được trước mọi biến hoá của sự vật khách quan , chỉ có thể phục tùng tuyệt đối tính chất biến hoá của thế giới vạn vật, cách phân chia hạng người của Mạnh tử : Người lao tâm và Người lao lực. Tất cả đều nhằm múc đích biện hộ cho trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến, coi sự đối lập giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột là trật tự hợp lý, vĩnh viễn. Nói như vậy không có nghĩa trong những luận thuyết của các ông chỉ mang nặng tính duy tâm tôn giáo mà trong bản thân nó ta cũng vẫn thấy những quan điểm tiến bộ thể hiện dù manh nha những quan điểm duy vật và đâu đó sự xuất hiện của phép biện chứng sơ khai, những nội dung này sẽ được làm rõ ở phần sau. Bên cạnh những quan niệm nghiêng về chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, vẫn nổi lên trong thời kỳ này một số những quan điểm mang đậm tính duy vật mà tác giả của nó xuất thân từ những tầng lớp " Tiểu nhân". Mặc tử với trường phái Mặc gia, đạo gia của Lão Tử...họ đã phần nào nói lên tiếng nói của những người sản xuất nhỏ(Mặc gia) cũng như phản ánh tư tưởng của người nông dân công xã dưới thời Xuân thu - Chiến Quốc ( Đạo gia). Nội dung chính trong quan điểm của họ là chống lại thuyết " Thiên mệnh" của Nho gia - mọi phúc hoạ may rủi thành bại trong cuộc sống đều do chính hành vi con người gây ra tất cả đều do sức ta chưa đủ, lực ta chưa mạnh tuyệt nhiên không phải do mệnh trời như Nho gia quan niệm - Mặc gia. Vai trò của con người trong nhận thức thế giới cũng được các nhà triết học này khẳng định, học thuyết "Tam biểu" của Mặc tử coi trọng kinh nghiệm trong nhận thức, những chủ chương chống lại thuyết bất khả tri và học thuyết nguỵ biện của Trang tử của phái Hậu Mặc, sự khẳng định khả năng của con người có thể nhận thức được thế giới qua "Đạo và Đức", tìm ra được sự đồng nhất giữa ý thức chủ quan và tự nhiên khách quan trong quá trình nhận thức chân lý của Lão Tử rồi tiến tới phủ định xã hội có giai cấp , phủ định quan hệ trên dưới sang hèn chỉ trích bọn quan lại là kẻ trộm cướp. Tất cả là những tiếng nói bênh vực cho quyền lợi của nhân dân lao động và cũng đã thấy được ở họ sức mạnh cải tạo xã hội. Nếu do đặc điểm về mặt văn hoá cũng như đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á dẫn đến triết học phương Đông còn chưa phân định thật rõ giữa triết học và tôn giáo cho nên những trường phái triết học còn chưa mang tính triệt để sâu sắc thì ở phương Tây những phân định này đã rõ ràng hơn, tính logic trong suy luận cũng phát triển ở mức cao hơn do đó cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm triết học duy vật và duy tâm cũng được thể hiện quyết liệt hơn. Triết học Hy lạp cổ đại đã chứng minh rất rõ nhận đinh trên. Để đi sâu tìm hiểu cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học thời kỳ này ta không thể bỏ qua những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Hy Lạp cổ đại . Có thể nói vào giai đoạn thế kỷ VI trước C.N. Sự phát triển nhẩy vọt về trí tuệ của nhân loại vẫn đang là một câu hỏi cho các nhà sử học hiện nay, với sự phát triển ở mức cao của nền sản xuất chiếm hữu nô lệ cộng với sự tăng cường của các quan hệ thương mại đã biến Hy lạp thành một cường quốc. Sự phát triển của nền sản xuất đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của các quan hệ và tổ chức xã hội. Nếu triết học Hy lạp cổ đại phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp chính trong xã hội lúc bấy giờ : Chủ nô và Nô lệ, thì nội dung cơ bản của sự phát triển triết học ở Hy lạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai tầng lớp : Chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc. Ta có thể thấy cuộc đấu tranh này ngay từ những thời điểm khai sinh của triết học Hy lạp cổ đại. Những vấn đề về bản thể luận đã được các nhà triết học thời này đề cập đến với những quan niệm khác nhau. Nếu Talet cho rằng Nước là yếu tố đầu tiên sinh ra vật chất và là bản nguyên của mọi vật trong thế giới, Anaximandrơ gọi bản cái chất ban đầu ấy bằng cái tên đầy vẻ thần bí : Aperon trong khi Anaximen lai cho rằng thế giới sinh ra từ không khí, Heraclít cho rằng Lửa sinh ra tất cả thì Pitago và trường phái của ông lại đưa ra quan niệm thế giới, vật chất được sinh ra từ những con số và ra sức bảo vệ sức mạnh của tôn giáo và thần học. Nhận thức của con người được Heraclít cho rằng bắt đầu từ cảm giác và bản chất của tinh thần ở chính thế giới vật chất thì những người thuộc liên minh Pitago tuyệt đối hoá những con số coi rằng chúng là nền tảng của ý thức, linh hồn của con người được cấu thành từ các con số và các giai đoạn sau của trường phái này những khái niệm về "thần thánh", "con cưng của thượng đế" lại được đưa ra để giải thích bản chất thế giới. Nhưng cuộc đấu tranh gay gắt giữa phe chủ nô quý tộc chuyên chế và phe chủ nô dân chủ chỉ được thể hiện rõ qua cuộc đấu tranh trực diện giữa hai trường phái triết học đại diện cho 2 phe mà nhân vật tiêu biểu là Đemôcrít và Platôn. Trong khi Đemôcrít khẳng định thế giới vạn vật được tạo lên bởi các nguyên tử, sự kết hợp khác nhau của các nguyên tử tạo nên sự khác nhau của sự vật. Đồng thời ông phủ định sự tồn tại của các lực lượng siêu nhiên trong vũ trụ cũng như khẳng định con người có thể nhận biết được bất kỳ điều gì trên thế giới nếu họ muốn biết thì ngược lại Platôn , học trò của Xôcrat - người đã bị kết án tử hình vì chống chế độ dân chủ chủ nô, và bản thân từng bị bắt đem ra chợ nô lệ bán lại cho rằng ý niệm là cái có trước là cái nguyên mẫu và là bản chất của sự vật, mọi vật chỉ là hiện thân của ý niệm, thể xác chỉ là chỗ trú ngụ của linh hồn con người, từ đó ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, coi rằng chân lý chỉ được nhận thức bằng sự hồi tưởng của linh hồn bất tử. Và ông đã bác bỏ những quan niệm vô thần của Đemôcrít coi nó là nguyên nhân làm cho ".. bọn thanh niên sa vào những tư tưởng vô đạo cho rằng không có những vị thần mà luật pháp bắt họ phải thừa nhận". Sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh giành chân lý này còn được thể hiện qua Arixtốt bằng những quan điểm của mình đã phê phán mạnh mẽ học thuyết duy tâm của Platôn - người thầy của mình - về việc coi các ý niệm như một dạng tồn tại độc lập và tách rời thế giới ý niệm với thế giới hiện thực. Ông cũng thẳng thắn cho rằng ý niệm của Platon không thể là công cụ nhận thức thế giới. Tất cả đều minh chứng cho một điều " chân lý là cái cao nhất mà con người cần vươn tới. Châu Âu bước vào "đêm trường trung cổ" với sự thống trị của tôn giáo, nguyên lý tôn giáo trở thành nguyên lý về chính trị, kinh thánh có vai trò như luật lệ. Sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ phong kiến thời kỳ đầu kéo lùi sự phát triển của lục địa này. Tuy nhiên chính nỗi đau này đã ấp ủ một nền văn minh mới. Triết học thời kỳ này có thể coi là tiếng nói của tôn giáo, là công cụ cho giáo hội, song trong lòng thứ triết học tôn giáo ấy vẫn chứa đựng sự đối lập mâu thuẫn thai nghén cho một sự phát triển trong tương lai. Trong giai đoạn đầu của sự thai nghén này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không thể hiện rõ ràng mà chỉ thấy trong một và quan điểm riêng lẻ của một vài nhà triết học có xu hướng duy vật mơ hồ. Cuộc đấu tranh này chỉ được thể hiện rõ hơn dưới một hình thức khác vào thời trung cổ giữa "chủ nghĩa duy thực " và " chủ nghĩa duy danh "cuộc tranh cãi giữa hai trường phái này được khoác lên một cái vỏ thần học là sự đấu tranh giữa cái chung ( duy thực)- một thực thể tinh thần nào đó có trước với triết học củat Platôn là nguồn gốc và bên kia coi cái đơn nhất , cá biệt là có thực ( duy danh ). Nếu đi sâu vào xem xét ta sẽ nhận thấy đằng sau cái vỏ thần học ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm coi tư tưởng có trước ( phái duy thực) và chủ nghĩa duy vật chưa dám lộ mình vì điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, coi cảm giác có trước tư tưởng ( Duy danh). Những đại diện của các trường phái này cũng ra sức bảo vệ quan điểm ý kiến của mình và không ít người đã hy sinh để bảo vệ cái mình cho là chân lý. Bên cạnh Giăngxcốt Ơrigiennơ lớn tiếng chứng minh sự tồn tại của thượng đế và vai trò tối cao của nó khẳng định cái chung huyền diệu có trước, là cơ sở cho những cai cơ bản riêng lẻ, là bản nguyên của sự vật. Ta lại thấy một nhà duy danh người Pháp Pie Abơla gián tiếp phủ nhận vai trò của chúa trời bằng nguyên lý " Hiểu để mà tin " . Thái độ phê phán những đại biểu của nhà thờ và chỉ ra tính không chuẩn xác của các học thuyết thần học của ông đã khiến cho nhà thờ xếp ông vào hàng ngũ những kẻ " chống chúa trời " và những tác phẩm của ông được coi là những "cuốn sách có chất độc". Quan niệm giới tự nhiên do trời sinh ra, đẳng cấp do trời sắp đặt chính quyền do ý trời, con người không nhận thức được tồn tại của thế giới khách quan, hay đề cao lòng tin vào ý chí, thượng đế tồn tại bất tận còn được thấy trong triết học của Tômát Đacanh hay một phần của Đun Scốt. Tuy nhiên, ta lại vẫn thấy những tiếng nói phê phán gay gắt và cay độc tính chất vô dụng của phương pháp kinh viện và tư tưởng chống giáo hoàng , khẳng định sự vật riêng lẻ coi những cái chung là vô ảo chỉ tìm thấy trong từ ngữ trong quan điểm của Rôgiê Bêcơn hay Guyôm ốccam. Châu Âu bước vào thời kỳ phục hưng với sự nẩy sinh của chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến . Nền sản xuất được tiếp thu những phát minh, cải tiến đã đem lại năng xuất lao động cao hơn. Giai cấp tư sản mới hình thành ngoài việc cần khoa học kỹ thuật để phát triển đồng thời cũng tìm kiếm vũ khí tư tưởng chống lại hệ tư tưởng duy tâm tôn giáo. Điều kiện lịch sử đã mang lại cho triết học một khuôn mặt mới tuy nhiên cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học vẫn mang một hình thức đặc thù : đấu tranh bênh vực khoa học phi tôn giáo, chống các học thuyết tôn giáo, đối lập giữa trí thức thực nghiệm với chủ nghĩa kinh viện và đấu tranh cho giải phóng con người. Ta thấy trong thời kỳ này những tiếng nói phủ nhận chúa trời thống trị vũ trụ, đồng nhất thượng đế với giới tự nhiên coi vật chất được sinh ra từ các phần tử nhỏ nhất (Thuyết Đơn tử) cũng như đề cao nhận thức của con người trong quan điểm của Brunô - Nhà triết học người Ý đại diện cho đỉnh cao sự phát triển tư tưởng duy vật thời kỳ này- người đã bị giáo hội xử tử. Trong triết học của Galilê ta cũng nhận thấy các quan điểm tương tự. Tất cả đều nhằm khẳng định sức mạnh của khoa học và phủ nhận tôn giáo và thần thánh. Bên cạnh đó ở thời kỳ này không thể không nhắc đến những nhà Cộng sản không tưởng với những quan điểm nhân đạo của mình, ước muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp không bóc lột không giai cấp của Tômát Morơ hay Tômađô Cămpanenla. Bước vào thế kỷ XVII với việc hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên nhiều nước Châu Âu và đi kèm với nó là sự phát triển vượt bậc của khoa học tự nhiên. Giai cấp tư sản thấy rằng đã đến lúc phải giành lấy chính quyền về tay mình, phá bỏ thành trì của giai cấp phong kiến. Tất cả đã khiến cho mâu thuẫn giai cấp và đi kèm với nó là sự đối lập hệ tư tưởng ngày càng trở lên sâu sắc và gay gắt. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này cho dù còn thiếu triệt để nhưng cũng đã nói lên được quan điểm của mình về thế giới về nhận thức của con người. Những quan niệm thế giới vật chất không do thần sáng tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức của con người (Tô mát Hốp xơ), nhận thức bắt đầu từ kinh nghiệm, kinh nghiệm bắt đầu từ cảm giác ( Lốc cơ) hay vũ trụ, con người chỉ có một thực thể đó là vật chất, trí tuệ và đạo đức không do thượng đế tạo lên (Đêmôđiđơrô), đã trực tiếp chống lại những quan niệm duy tâm coi thượng đế là có thực, nhờ có thượng đế mọi vật mới tồn tại và phát triển ( Đêcáctơ), phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới, coi lòng tin vào chúa là tuyệt đối nhằm " phục hồi trên toàn thế giới cái tình thần đức hạnh đã bị xuyên tạc" ( Béccli). Triết học cổ điển Đức trong thời kỳ này cũng thể hiện khá rõ cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chính trong triết học. Nếu Hêghen với " ý niệm tuyệt đối " được coi là bản nguyên của mọi vật, tự do được thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý chúa, hay Cantơ cho rằng thế giới là sản vật của ý thức, tri thức con người chỉ giới hạn trong hiện tượng thì Phơbách là người đã từng theo phái Hêghen trẻ lại thẳng thắn phê phán triết học của Hêghen " là triết học coi thường người sống " hay phủ nhận bất khả tri luận của Cantơ để khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới cũng như cải biến được nó. Cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học đã làm lên sự phát triển của triết học qua từng thời kỳ lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên nếu chỉ đề cập đến cuộc đấu tranh giữa những luồng tư tưởng, những trường phái trong triết học e rằng chưa đủ. Để thấy rõ hơn sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ta còn phải đi sâu vào xem xét cuộc đấu tranh tư tưởng không kém phần quyết liệt ngay cính trong bản thân các nhà triết học hay các trường phái triết học. II. Cuộc đấu tranh tư tưởng trong bản thân các trường phái triết học, các nhà triết học. Bắt đầu từ triết học Ấn độ cổ đại ngay trong những quan điểm mang nặng tính duy tâm của Kinh Véda, đạo Rig-Véda ta cũng thấy manh nha những tư tưởng duy vật dù còn rất mơ hồ khi coi thế giới vạn vật được sinh ra từ những vật chất rất cụ thể " ..lửa tạo nên trời đất, tro than bay tới đâu không gian mở ra tới đó, than bụi rớt xuống vạn vật sinh ra" còn trong sử thi Ramaana nàng Sita sinh ra từ đất và khi chết lại trở về với đất. Bên cạnh việc thừa nhận cái gọi là linh hồn bất tử lại tồn tại những quan điểm phê phán chính nó "những bữa cỗ thịnh soạn chẳng đến tay người chết " sử thi Mahabhamata. Những quan điểm phủ nhận sự sáng tạo ra thế giới của các vị thần lại đi kèm với luận thuyết về nhân sinh, con đường giải thoát hoặc tư tưởng yếm thế về cuộc sống ( Phật giáo). Sự mâu thuẫn này được thể hiện rõ nhất trong tư tưởng các trường phái như Samkhya hay Nayaya. Một mặt tôn thờ một đấng quyền năng tối cao nào đó hay thừa nhận uy quyền của kinh Véda mặt khác lại đi tìm một lời giải thích về bản nguyên thế giới mang tính duy vật, coi thế giới được tạo lên từ các yếu tố vật chất hay khẳng định sự nhận thức thế giới của con người. Tương tự với Mimansa ta thấy sự thừa nhận tính vĩnh viễn của vật chất coi nó được tạo nên từ nguyên tử, phủ nhận sự tồn tại của thần linh nhưng đồng thời là quan niệm về Karma điều khiển sự vận động của các nguyên tử hay sự thừa nhận một tinh thần thế giới vô ngã, coi trí óc con người là khí cụ nhỏ nhoi không lý giải được thế giới. Sự mâu thuận đôi khí đối lập trong tư tưởng này có thể được giải thích bằng điều kiện lịch sử cũng như sự kém phát triển của tri thực khoa học. Các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại cũng thể hiện rất rõ những mặt đối lập chúng nói lên sự giằng co trong bản thân tư tưởng, thế giới quan của chính những người sinh ra nó. Trong triết học của Khổng Tử ông vừa thể hiện cái nhìn phiến diện về nhân dân nhưng mặt khác lại đưa ra tư tưởng lấy dân làm gốc, vừa cho rằng trời có ý chí chi phối vận mệnh của con người nhưng vẫn tỏ ra hoài nghi với sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên này " Trăm vật vẫn sinh trưởng trời có ý nghĩa gì đâu". Còn ở Mạnh Tử " chẳng có gì xẩy ra không do mệnh trời" nhưng những tư tưởng "Nhân chính" " Bảo dân" của ông lại thể hiện niềm tin của ông vào con người. Những sự đối lập, mâu thuẫn đó ta còn gặp trong tất cả những luận thuyết khác nữa của các nhà triết học Trung Hoa cổ đại như Lão Tử, Mặc Tử, Trang Tử....Phải chăng điều kiện lịch sử của thời kỳ " Vương đạo suy vi" " Bá đạo hoành hành" đất nước chia năm xẻ bẩy đã làm cho những nhà tư tưởng vốn rất hiểu " Khôn chết, dại chết, biết sống" đã phải uốn quan điểm của mình theo những thế lực thống trị xã hội. Không chỉ với triết học phương Đông mà ngay trong hệ tư tưởng phương Tây sự đấu tranh giữa cái duy vật vô thần với cái duy tâm hưu thần vẫn luôn tồn tại trong tư tưởng mỗi nhà triết học. Nếu Talét được coi như một nhà duy vật khi coi bản nguyên của thế giới là Nước thì việc ông cho rằng các vị thần linh là lực lượng làm cho sự vật biến đổi được lại làm cho triết học của ông mang mầu sắc duy tâm. Xênôphan cũng đưa ra những quan điểm đối nghịch nhau trong triết học của mình. Nếu một mặt coi chân lý không phải là kết quả của lòng tin vào thượng đế mà là sản phẩm từ nhận thức của con người thì mặt khác lại coi thượng đế có sức mạnh vô biên có tính bất diệt. Bản thân Aristốt người đứng ra phản bác những luận điểm mang nặng mầu sắc duy tâm của Platôn nhưng lại đồng thời thừa nhận Thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động. Triết học Tây Âu thời Trung cổ cũng thể hiện khá rõ cuộc đấu tranh này. Ôguýxtanh khẳng định thế giới do thượng đế sinh ra và nhận thức bởi thượng đế nhưng rồi lại tự phủ nhận khi coi một số yếu tố không được đánh giá bởi thượng đế, ý chí con người là tự do. Ngay cả những nhà triết học đại diện cho phái duy thực hay duy danh thời kỳ của chủ nghĩa Kinh viện cũng thể hiện sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong những luận thuyết của mình . Tômát Đacanh cho rằng giới tự nhiên do trời sinh ra mọi sự đều quyết định bằng sự thông minh của trời nhưng laị đứng trên quan điểm có phần duy vật khi chia sự tồn tại của cái chung thành ba mặt để đánh giá . Ngược lại Đơn Scốt vừa coi sự vật đơn nhất và cá biệt mới là thực tại cao nhất nhưng cũng đưa ra những quan điểm cơ bản là duy tâm coi thượng đế tồn tại bất tận. Rôgiê Bêcơn người từng bị nhà thờ cầm tù vì những tư tưởng chống giáo hoàng lại tuyên bố sự phụ thuộc của triết học vào lòng tin tôn giáo rồi lại đi tìm hiểu về mẫu mực đầu tiên của Thượng đế. Thời kỳ Phục hưng đánh dấu sự xuất hiện của nhiều nhà tư tưởng lớn nhưng những mâu thuẫn đối lập trong triết học của học thì vẫn tồn tại như những thời kỳ trước nó. Franxi Bêcơn coi con người là sản phẩm của tạo hoá, linh hồn là khả năng kỳ diệu do chúa trời ban cho nhưng đối lập với nó ông lại thể hiện những quan niệm duy vật khi cho rằng: "Linh hồn biết cảm giác" tồn tại trong óc người vận động theo dây thần kinh và mạch máu. Ông cũng chứng tỏ mình là một nhà duy vật mang xu hương biện chứng trong việc giải thích mối quan hệ giữa trực quan cảm tính và tư duy lý tính. Tuy nhiên, ta cũng phải thấy rằng dưới sự thống trị của tôn giáo đặc biệt là Thiên Chúa Giáo thời kỳ này nhiều quan điểm triết học đã phải khoác lên mình những chiếc áo thần học nhưng dưới những hình thức hư ảo thần bí ấy, các nhà triết học vẫn đang đấu tranh nhằm đề cao giá trị và sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới. Xpinôda, Đecactơ hay Rútxô cũng thể hiện sự đối lập trong quan điểm của mình. Trong tư tưởng của họ vừa thấy yếu tố hữu thần duy tâm coi thượng đế là có thực nhờ có thượng đế mọi vật mới tồn tại và phát triển (Đêcáctơ) hay thừa nhận Thần thánh và linh hồn là bất tử ( Rútxô) nhưng mặt khác họ lại thể hiện những yếu tố mang đậm tính duy vật khi cho rằng không sự vật nào không có nguyên nhân và nó là nguyên nhân của chính nó - Xpinôda, hay lịch sử loài người không do thượng đế sinh ra mà là kết quả sự hoạt động của bản thân con người - Rútxô. Triết học cổ điển Đức với những đại diện ưu tú nhất của mình như Cantơ, Hêghen, Phơbách trên con đường chứng minh chân lý qua học thuyết của mình cũng chứa đầy những mâu thuẫn, đối lập. Nếu Cantơ được biết đến với quan điểm duy tâm duy lý khi cho rằng thế giới là sản vật của ý thức và thế giới " Vật tự nó " là không thể nhận thức được thì ông cũng thể hiện một thế giới quan duy vật khi khẳng định sự tồn tại của sự vật khách quan bên ngoài ý thức. Phơbách công kích thần học, phê phán triết học tôn giáo của Hêghen nhưng cũng khoác lên triết học của mình một bộ cánh mang tính thần bí của "tôn giáo tình yêu" . Như vậy sự đối lập, mâu thuẫn đấu tranh về tư tưởng tồn tại trong hầu hết những học thuyết của nhà triết học cũng như các trường phái triết học ngay từ thủa ban sơ của nó. Có lẽ chính cuộc đấu tranh này đã làm cho triết học phong phú hơn, có cái nhìn toàn diện hơn và phát triển cao hơn. Sự đấu tranh giữa tư tưởng duy vật và duy tâm trong mỗi nhà triết học có thể coi là sự đấu tranh giữa cái biết và cái chưa biết trong mỗi con người và chính điều này đã là động lực chính thúc đẩy con người tiến nhanh hơn trong con đường tìm đến chân lý. III. Ý nghĩa phương pháp luận. Lịch sử triết học với vai trò của bộ môn khoa học ghi lại quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của triết học nói chung và của các hệ thống khuynh hướng triết học nói riêng trong sự phụ thuộc phát triển của xã hội, với nội dung cơ bản là phản ánh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong toàn bộ quá trình phát triển của triết học. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không chỉ đối lập về bản nguyên luận hay cách nhìn nhận về khả năng nhận thức của con người mà còn hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc của phương pháp. Nếu chủ nghĩa duy tâm coi phương pháp là những nguyên tắc do lý trí con người tự sắp đặt ra để tiện cho nhận thức và hành động và coi phương pháp là một phạm trù thuần tuý chủ quan, thì trái lại chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định phương pháp không hình thành một cách chủ quan , nó không phải là những nguyên tắc có sẵn, bất biến mà phụ thuộc vào đối tượng và mục đích đặt ra. Như vậy trong quá trình dạy học hơn ai hết người giáo viên phải hiểu rõ những quan điểm này để áp dụng nó vào trong quá trình dạy học để đưa ra những phương pháp thích hợp để đạt được mục tiêu chính yếu là giúp người học tiếp thu nhanh nhất , đầy đủ, chính xác nhất những kiến thức khoa học hay hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong quá trình học tập. Vận dụng những quan điểm triết học đúng đắn sẽ giúp ta tìm ra một cách nhanh chóng những phương pháp phù họp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. Những nguyên lý cơ bản của triết học cũng phải được xem xét và vận dụng một cách triệt để. Qua quá trình nghiên cứu lịch sử triết học tôi nhận thấy. Muốn hình thành một phương pháp dạy học thích hợp trước tiên phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về đối tượng người học tìm ra những điểm khác nhau về tâm, sinh lý, trình độ văn hoá, phong tục, tập quán hay các vấn đề khác nữa. Là một giảng viên trong một trường kỹ thuật đa ngành, đa cấp học (Trường CĐCN Hà Nội) tôi nhận thấy rằng việc xác định đúng đối tượng của quá trình dạy học là hết sức quan trọng. Không thể áp dụng phương pháp dạy học dành cho sinh viên Cao đẳng với trình độ nhận thức cao hơn vào hướng dẫn thực hành nghề cho học sinh học nghề mới tốt nghiệp lớp 9. Cũng như vậy, việc cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng ở nghề Điện phải được tiến hành khác với công việc tương tự gianh cho học sinh nghề Hàn hoặc Nguội. Bên cạnh đó, mục đích của quá trình dạy học cũng cần được xác định rõ để đưa ra những phương pháp cụ thể. Với mục tiêu hình thành kỹ năng thực hành những phương pháp mang tính trực quan cao sẽ mang lại hiệu quả cao hơn sách vở hoặc các phương pháp mang tính kinh viện. Thêm nữa, những quan điểm duy vật về nhận thức, quá trình nhận thức phải được áp dụng triệt để trong xây dựng chương trình cũng như quyết định các phương pháp trong quá trình dạy học. Những nội dung, kiến thức dễ nhận biết, những kỹ năng đơn giản, mang tính cơ bản phải được cung cấp, hình thành trước những vấn đề những công việc phức tạp hơn. VD các khái niệm về mạch điện , cấu tạo, tác dụng của các chi tiết, phải được hình thành trước khi học sinh xem xét đến nguyên lý làm việc của cả một mạch điện hay một cỗ máy. Khả năng nhận thức, tính chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên cần được đề cao. Các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm là những phương pháp đang có xu hương được áp dụng rộng rãi trong nhà trường hiện nay. Sự chủ động trong quá trình nhận thức, ham muốn khám phá, làm chủ khoa học, tấn công vào những điều chưa biết cần được người dậy hướng dẫn cho sinh viên vươn tới. Trong điều kiện phát triển hiện nay của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng những thành tựu của nó trong quá trình dạy học cũng cần được quan tâm. Tin học hoá quá trình dạy học không những mang lại hiệu quả dạy học cao mà còn tạo ra hứng thú cho người học. Những vấn đề phức tạp trong thực tế kỹ thuật có thể được giải quyết nhờ sự trợ giúp của máy tính. Những phần mềm mô phỏng sẽ làm cho giờ học sinh động hơn, tính trực quan cao hơn. Ngoài việc lựa chọn một phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất quá trình dạy học chỉ có thể thành công khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực giảng dạy khoa học ứng dụng đôi khi phép siêu hình cũng cần được áp dụng như một phương pháp tích cực khi thừa nhận một vấn đề hoặc áp dụng một cách máy móc phần kiến thức nào đó nhằm tránh cho người học sa vào những vấn đề không liên quan. Tuy nhiên trong việc tìm ra những phương pháp dạy học thực sự thích hợp cần kiên quyết chống lại những quan điểm duy tâm trong giáo dục nói chung và trong phương pháp dạy học nói riêng. Việc coi người học là đối tượng thụ động trong quá trình học tập , phương pháp kinh viện trong truyền đạt kiến thức, thói chủ quan duy ý chí hoặc bệnh sính thành tích cần được xoá bỏ. Bên cạnh đó những quan điểm "duy vật " nhằm biến nhà trường thành nơi " bán chữ, mua bằng", xã hội hoá giáo dục bằng cách tuyển sinh ồ ạt, toàn dân đóng học phí phải bị lên án gay gắt và loại trừ vì nó một trong những là nguyên nhân cho sự xuống cấp của giáo dục hiện nay. Tóm lại, lịch sử triết học với vai trò của mình đã thể hiện được cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giữa những tư tưởng tiến bộ và phản tiến bộ. Trong xã hội hiện đại cuộc đấu tranh này vẫn hàng ngày diễn ra dưới mọi hình thức khác nhau và tính phức tạp ngày càng cao. Kiên trì còn đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, áp dụng đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mỗi người chúng ta chẵc chắn sẽ tìm ra cho mình một con đường đúng đắn hướng tới tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khoa Triết học - Hỏi đáp về Triết học Mác - Lênin. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khoa Triết- Giáo trình lịch sử Triết học. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận- Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học.doc
Luận văn liên quan