[Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu biện pháp canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sản xuất cây gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình

Biện pháp canh tác thích hợp cho giống gừng QT1 trong bao tại Bắc Kạn và Hòa Bình là sử dụng vỏ bao xi măng hoặc bao dứa chiều rộng 35 - 40 cm, chiều cao 40 - 50 cm, giá thể gồm 70% đất màu + 30 % phân chuồng (tính theo thể tích), bón lót 2,5 g N + 1,3 g P2O5 + 2,5 g K2O/bao, bón thúc 20g N + 20g K2O/bao chia làm 4 lần sau trồng 30, 60, 90, 120 ngày, mỗi bao trồng 3 hom, mỗi hom 2 mầm, hom được xử lý trước khi trồng bằng hỗn hợp 10g Topsin M70WP + 5ml VST + 10 lít nước trong 20 phút trước khi ủ thúc mầm, tưới nước 17 lần tính từ ngày trồng đến ngày thứ 250 sau trồng, mỗi lần 1.200ml/bao, khoảng cách giữa các lần tưới là 15 ngày.

doc27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu biện pháp canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sản xuất cây gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ ĐÍNH NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC TỔNG HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY GỪNG TẠI BẮC KẠN VÀ HÒA BÌNH Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trịnh Khắc Quang 2. TS. Lê Khả Tường Phản biện 1: TS. Vũ Đình Chính Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Quang Đức Phản biện 3: TS. Nguyễn Như Hải Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện Họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 12 tháng 11 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại thư Viện: 1. Thư Viện Quốc gia Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Gừng Zingiber officinale (Willd.) Roscoe là cây gia vị, cây dược liệu truyền thống ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Thành phần sinh hoá của gừng rất đa dạng với trên 400 hoạt chất khác nhau, có giá trị dược lý khác nhau trên cơ thể người và động vật. Tại các nước phương Tây, gừng được sử dụng làm nguyên liệu cho việc sản xuất bánh nướng, bánh quy, bánh ngọt, bánh tráng miệng, súp và dưa chua. Bia gừng và rượu gừng cũng được sử dụng rộng rãi làm đồ uống hay thực phẩm chức năng tại nhiều nước châu Âu. Ngoài ra từ gừng còn có thể chế biến thành bột gừng, trà gừng, gừng muối, kem gừng, mứt gừng, gừng tẩm đường, dấm gừng, hương gừng, nước sốt gừng, dầu gừng và nước ép gừng. Đặc biệt gừng còn được sử dụng như một loại dược liệu truyền thống hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa, thần kinh, tim mạch và xương khớp. Bắc Kạn và Hòa Bình là 2 tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang phát triển cây gừng trong những năm gần đây, đồng thời được xem là những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển gừng. Trong đó điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi là những tiềm năng lớn nhất. Với quy mô trên 380.000 ha đất đỏ vàng, cây gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình đã và đang có nhiều lợi thế để phát triển và mang lại nguồn lợi quan trọng cho người dân trồng gừng. Tuy nhiên quy mô sản xuất gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình hiện nay vẫn còn hạn chế với diện tích trên 1.500 ha, năng suất gừng trung bình được ghi nhận trong kết quả điều tra tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình là 11,55 tấn/ha trong khi của Thái Lan là 16,85 tấn/ha, các nước khác là 12,62 tấn/ha/năm. Đề tài “Nghiên cứu biện pháp canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sản xuất cây gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình” là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất gừng tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được những yếu tố hạn chế chính trong sản xuất gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình. Xác định được giống gừng triển vọng, đạt năng suất > 20 tấn/ha, chất lượng tốt, góp phần đa dạng nguồn gen cây gừng. Xây dựng được biện pháp canh tác tổng hợp, bao gồm canh tác trên đồng ruộng và canh tác trong bao cho giống gừng triển vọng, góp phần xây dựng quy trình canh tác gừng. Xây dựng mô hình canh tác tổng hợp cho giống gừng triển vọng, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế tăng > 15% so với biện pháp canh tác hiện hành tại Bắc Kạn và Hòa Bình. 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả điều tra thực trạng canh tác gừng đã xác định được những yếu tố tiềm năng và hạn chế, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển gừng ở Bắc Kạn, Hòa Bình. Các dữ liệu khảo sát tập đoàn 121 mẫu giống là cơ sở khoa học đánh giá tổng quan tình hình sinh trưởng, phát triển, chống chịu và tiềm năng năng suất cây gừng. Quy trình canh tác giống gừng triển vọng là cơ sở lý luận đổi mới phương thức và hiệu quả canh tác bền vững trên vùng đất dốc Bắc Kạn và Hòa Bình. Giống gừng mới và kỹ thuật canh tác mới cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là bằng chứng thuyết phục làm thay đổi nhận thức của người dân từ việc du canh sang hình thức canh tác ổn định lâu dài, góp phần duy trì độ màu mỡ của đất, chống xói mòn, bảo vệ tốt môi trường sinh thái nông nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiện trạng sản xuất gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình, nghiên cứu tập đoàn, khảo nghiệm bộ giống, tuyển chọn giống triển vọng, nghiên cứu biện pháp canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sản xuất: 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra và xác định yếu tố hạn chế chính trong sản xuất gừng, nghiên cứu tập đoàn, khảo nghiệm bộ giống và xác định giống gừng triển vọng, nghiên cứu biện pháp canh tác tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định được 4 yếu tố hạn chế trong sản xuất gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình là thị trường tiêu thụ, giống, kỹ thuật canh tác và vốn đầu tư cho sản xuất. - Xác định được 10 giống triển vọng mang ký hiệu: QT1, BK3, BK20, HB, PT6, PT8, PT20, VP2, VP5 và HY4. Trong đó tiềm năng lớn nhất thuộc về QT1 với năng suất thực thu cao nhất tại Bắc Kạn và Hòa Bình, tương ứng với 33,9 và 31,3 tấn/ha. - Xây dựng được biện pháp canh tác tổng hợp trên đồng ruộng tại Bắc Kạn và Hòa Bình với việc áp dụng giống QT1 trong thời vụ 29/2 - 15/3, khoảng cách 50 x 15 x 1, mật độ 10 vạn khóm/ha, bón 2,0 tấn phân hữu cơ vi sinh sông Gianh + 200 kg N + 120 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha, che phủ mặt luống bằng rơm rạ hay xác hữu cơ, nâng cao chất lượng hom giống trong hỗn hợp 10g Topsin M70WP + 5ml VST + 10 lít nước. - Xây dựng được biện pháp canh tác tổng hợp trong bao tại Bắc Kạn và Hòa Bình với việc áp dụng giống QT1 trong giá thể 70% đất màu + 30 % phân chuồng, bón lót 2,5 g N + 1,3 g P2O5 + 2,5 g K2O/bao, bón thúc 20g N + 20g K2O, mỗi bao trồng 3 hom x 2 mầm. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo và phần phụ lục, 53 bảng kết quả nghiên cứu, 9 hình ảnh, 145 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Nội dung luận án gồm các phần: Mở đầu 5 trang, Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài 39 trang, Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 15 trang, Chương 3: Kết quả và thảo luận 91 trang, Kết luân, đề nghị 2 trang, Tài liệu tham khảo 9 trang và phần phụ lục 42 trang. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật cây gừng Lịch sử phát hiện cây gừng và giá trị sử dụng đầu tiên của nó cho tới nay vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời đáp. Tuy nhiên các nhà khoa học đã thừa nhận rằng gừng có nguồn gốc nhiệt đới thuộc vùng Ấn Độ-Malaixia từ thời cổ đại. Nhiều giả thuyết cho rằng gừng được khai thác và sử dụng lần đầu tiên khi nó được trồng trong chậu, vại trên các con tàu du lịch và thương mại trong vùng Ấn Độ và Biển Đông vào đầu thế kỷ thứ 5. Hầu hết các nhà khoa học ngày nay cũng coi đây là một thời mốc lịch sử đánh dấu cho sự lan tỏa và phát triển của nó về các vùng nhiệt đới khác của châu Á. Đến đầu thế kỷ 16 gừng được chuyển đến châu Phi, vùng Caribê và sau đó là khắp các vùng nhiệt đới ẩm của thế giới. Cây gừng Zingiber officinale (Willd.) Roscoe thuộc ngành ngọc lan (Magnoliophyta), lớp hành (Liliopsida), phân lớp thài lài (Commelinidae), bộ gừng (Zingiberales), họ gừng (Zingiberaceae), chi Zingiber. Chi gừng Zingiber Bochmer có khoảng 100 loài, trong đó loài Zingiber officinale Rosc được trồng phổ biến và có giá trị lớn nhất. Gừng là cây gia vị và là cây dược liệu cổ truyền được trồng ở khắp các vùng miền của nước ta, từ vùng núi cao đến đồng bằng và hải đảo. 1.2. Giá trị sử dụng của cây gừng Gia vị, theo định nghĩa của các nhà khoa học là những loại thực phẩm, rau thơm thường có tinh dầu hoặc các hợp chất hóa học có thể tạo ra những kích thích nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác. Do đó khi phối hợp gia vị và thực phẩm theo một quy trình nhất định, chúng ta sẽ nhận được một món ẩm thực tuyệt hảo, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn của chúng ta. Gừng đã được rất nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới mệnh danh là “vua” của các loài gia vị.. Trong các tài liệu Manasollasa đầu thế kỷ thứ 11, gừng đã được đề cập như một hương liệu phục vụ đồ uống đặc biệt vừa thơm ngon lại có nhiều tác dụng trong việc phòng, chữa bệnh đường hô hấp, thần kinh, tim mạch và tiêu hóa. Gừng là cây dược liệu truyền thống phổ biến của nhiều dân tộc trên thế giới. Theo y học cổ truyền phương Đông, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Gừng có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy và giải độc. 1.3. Tài nguyên cây gừng là cơ sở sinh học để nghiên cứu và phát triển sản xuất Ấn Độ được xem là quốc gia đi đầu trong việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen gừng của thế giới với tổng số 1.550 nguồn gen, tập trung chủ yếu tại Viện nghiên cứu cây gia vị, cây dược liệu, Trường đại học Orissa, đại học Parmar, đại học Rajendra, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên thực vật quốc gia và một số trạm nghiên cứu địa phương. Các nước khác như Mỹ, Trung quốc, Đài Loan, Ethiopia và Australia là những quốc gia đã và đang bảo tồn tổng cộng khoảng 3000 nguồn gen gừng, các nước còn lại khoảng 2000 nguồn gen. Do đó tổng nguồn gen gừng đang lưu giữ trên toàn thế giới ước tính khoảng gần 7000 nguồn gen. Công tác thu thập, nhập nội nguồn gen cây gừng là một nhiệm quan trọng của các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam. Theo đó hiện nay ở nước ta đang lưu giữ khoảng 700 nguồn gen gừng. Tài nguyên cây gừng là cơ sở sinh học cho công tác nghiên cứu, khai thác, sử dụng và phát triển sản xuất gừng ở nước ta. 1.4. Kỹ thuật canh tác gừng là cơ sở nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất gừng Sự lựa chọn các giải pháp về giống, thời vụ, mật độ, phân bón, phương thức gieo trồng, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, luân xen canh nhằm tận dụng tối đa điều kiện khí hậu, đất đai, lao động, vật tư để đạt được năng suất, sản lượng và hiệu quả cao nhất chính là mục tiêu của nghiên cứu biện pháp canh tác tổng hợp cây gừng. Trên cơ sở đó hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang tăng cường các hoạt động nghiên cứu xác bộ giống cải tiến, thời vụ trồng gừng, mật độ và khoảng cách, phân bón và chủng loại, kỹ thuật che phủ mặt luống, kỹ thuật xử lý hom giống trước khi trồng, áp dụng công nghệ nuôi cấy mô trong nhân giống sạch bệnh, kỹ thuật trồng gừng trong bao theo hướng thâm canh. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu sinh học: Gồm 121 mẫu giống sử dụng trong nghiên cứu vật liệu khởi đầu, 10 giống triển vọng trong đánh giá tuyển chọn giống phục vụ sản xuất, 1 giống cải tiến được tuyển chọn và sử dụng trong nghiên cứu biện pháp canh tác và xây dựng mô hình sản xuất 2.1.2.Vật liệu khác: Gồm đạm, lân, kali, phân hữu cơ sông Gianh, thuốc BVTV sử dụng trong nghiên cứu vật liệu khởi đầu, khảo nghiệm cơ bản bộ giống, xác định thời vụ, mật độ, phân bón, che phủ mặt luống, che bóng râm. Hóa chất phân tích sinh hóa bộ giống triển vọng, nilonđen, xác thực vật trong che phủ mặt luống, mái che ánh sáng trong nghiên cứu chịu bóng râm, thuốc xử lý Topsin và chế phẩm vườn sinh thái trong nghiên cứu nâng cao chất lượng hom giống, đất màu, phân chuồng, N, P, K, vỏ bao ximăng nước tưới trong nghiên cứu kỹ thuật trồng gừng trong bao 2.2. Nội dung nghiên cứu: Điều tra tình hình sản xuất gừng, nghiên cứu vật liệu khởi đầu và tuyển chọn bộ giống gừng triển vọng, khảo nghiệm cơ bản và đánh giá chất lượng bộ giống triển vọng, nghiên cứu thời vụ, mật độ, liều lượng phân bón, kỹ thuật che phủ mặt luống, khả năng chịu bóng râm, nâng cao chất lượng hom giống, nghiên cứu thành phần giá thể, mật độ, tưới nước, xây dựng mô hình canh tác trên đồng ruộng và trong bao, đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất biện pháp canh tác tổng hợp sản xuất cây gừng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất: Dựa trên phiếu điều tra của PRC với nội dung định sẵn để phỏng vấn 900 hộ nông dân thuộc 2 tỉnh, Bắc Kạn và Hòa Bình. Kết quả được xử lý thống kê trên phầm mềm EXCEL. 2.3.2. Bố trí thí nghiệm: + Thí nghiệm tập đoàn: Được bố trí tại Hòa Bình theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại theo hướng dẫn của IBPGR, đối chứng là giống gừng Hòa Bình – HB được nhắc lại sau 10 giống, diện tích ô = 5 m2. + Thí nghiệm đồng ruộng khác: gồm thí nghiệm khảo nghiệm bộ giống triển vọng, thí nghiệm thời vụ, thí nghiệm mật độ, thí nghiệm phân bón, thí nghiệm che phủ mặt luống được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần lặp lại, diện tích ô 10m2 + Thí nghiệm khảo nghiệm bộ giống triển vọng: gồm 10 giống, đối chứng là giống gừng Trâu Tân Sơn - BK20 và gừng Hòa Bình – HB; + Thí nghiệm thời vụ trên đồng ruộng: gồm 6 công thức, công thức IV làm đối chứng (15 tháng 3); + Thí nghiệm mật độ trên đồng ruộng gồm: 5 công thức, công thức I làm đối chứng (7 khóm/m2), + Thí nghiệm phân bón trên đồng ruộng gồm 7 công thức, công thức II làm đối chứng (2 tấn phân hữu cơ sông Gianh + 50 kgN + 60 kgP2O5 + 50kgK2O); + Thí nghiệm che phủ mặt luống trên đồng ruộng gồm 3 công thức, công thức I làm đối chứng (không che phủ); + Thí nghiệm nghiên cứu khả năng chịu bóng râm trên đồng ruộng gồm 3 công thức, công thức I làm đối chứng (ánh sáng tự nhiên); + Thí nghiệm nghiên cứu thành phần giá thể trong bao gồm 5 công thức, trong đó công thức I làm đối chứng (100% đất màu + 1,5 gN + 0,9 g P2O5 + 1,5g K2O/bao) được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên gồm 3 lần lặp + Thí nghiệm nghiên cứu mật độ trong bao gồm 9 công thức, công thức II làm đối chứng (2 mầm/bao), bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên gồm 3 lần lặp. + Thí nghiệm nghiên cứu chế độ nước tưới trong bao gồm 7 công thức, công thức I làm đối chứng (tưới 1 lần trước khi trồng), được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên gồm 3 lần lặp, mỗi lần 12 bao. Khối lượng nước tưới mỗi lần 1200 ml/lần/công thức, tương ứng với độ ẩm đất 75%. 2.3.3. Đánh giá sinh trưởng, phát triển, chống chịu: Đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chịu hạn, chịu nóng, bệnh thối củ trên đồng ruộng theo phương pháp của Trung tâm tài nguyên thực vật (PRC) trên cây họ gừng. Xác định diệc tích lá (DTL) theo phương pháp của Shouichi Yoshida năm 1964. Đánh giá khả năng chống chịu rầy xanh và rệp sáp trên đồng ruộng theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-382010/BNNPTNT. 2.3.4. Đánh giá khả năng ổn định năng suất: Theo phương pháp của R.K. Singh năm 1990. 2.3.5. Đánh giá chất lượng: Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldahl, định lượng đường khử bằng phương pháp so màu sử dụng DNS, định tính và định lượng đường disaccharide, monosacharide bằng HPLC, hàm lượng tinh dầu bay hơi theo TCVN 7039: 2002, xác định Vitamin C bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao TCVN 8977: 2011, xác định hàm lượng Zn bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử TCVN 5487: 1991. 2.3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế: Xác định tổng giá trị thu nhập theo công thức GR = YP, trong đó GR là tổng giá trị thu nhập, Y là năng suất, P là giá bán. Xác định tổng chi phí lưu động theo công thức: TVC = MC+ LC + EC + CI, trong đó TVC là tổng chi phí lưu động, MC là chi phí vật tư, LC là chi phí lao động, EC là chi phí năng lượng, CI là lãi suất vốn đầu tư. Xác định lợi nhuận theo công thức: P = GR – TVC 2.3.7. Xử lý số liệu: Các tham số thống kê sinh học được tính toán trên phần mềm Excel, số liệu được xử lý bằng công cụ Balanced Anova của phần mềm thống kê sinh học CropStat 7.2 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất gừng tại Bắc Kan và Hòa Bình Kết quả điều tra hiện trạng cho thấy tổng diện tích 2 tỉnh đạt trên 1500 ha, năng suất trung bình tại Bắc Kạn 10,2 tấn/ha, tại Hòa Bình 12,9 tấn/ha, tổng sản lượng xấp xỉ 20.000 tấn/năm. Nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa tại các địa phương này rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây gừng.Quy mô, đặc điểm lý hóa tính của đất đỏ vàng trên đá phiến sét tại Bắc Kạn, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất tại Hòa Bình là điều kiện khá thuận lợi đồng thời là tiềm năng lớn cho việc phát triển cây gừng. Gừng ở Bắc Kạn được trồng tập trung tại các huyện Chợ Mới, Narỳ, Bạch Thông với việc sử dụng 2 giống phổ biến là gừng Đá củ bé và giống gừng Trâu củ lớn, trong đó giống gừng trâu là chủ yếu. Tại Hòa Bình gừng được trồng tập trung tại các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn với việc sử dụng giống gừng Trâu Hòa Bình là chủ yếu. Thời gian trồng gừng chủ yếu tại 2 tỉnh được tiến hành từ 1-15/3 hàng năm theo 2 phương tức là trồng thuần trên nương, đồi và trồng xen dưới tán rừng. Phương thức trồng gừng trong bao hiện đang được các địa phương quan tâm thử nghiệm. Do nhận thức hạn chế về tác dụng của phân bón nên đa số các hộ dân không áp dụng phân bón cho cây gừng. Rầy xanh, rệp sáp, bệnh tối củ là đối tượng sâu hại chính tuy nhiên không gây nguy hiểm trên cây gừng tại các địa phương này. Đầu vào của sản xuất gồm 5 khoản chính là: làm đất, giống, công lao động, vật tư phân bón và thuốc BVTV. Trong đó khoản chi lớn thuộc về giống và công lao động. Các yếu tố hạn chế chính trong sản xuất gừng tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình tập trung ở thị trường, giống, kỹ thuật canh tác và vốn đầu tư. 3.2. Kết quả tuyển chọn bộ giống triển vọng Bảng 3.13. Kết quả xác định bộ giống triển vọng từ Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình, 2009 Ký hiệu giống Số thu thập Nguồn gốc TGST (ngày) Cao cây (cm) Chống chịu bệnh TC (cấp) KL củ /khóm (g) NSLT (tấn/ ha) QT1 183 Quảng Tây, TQ 308 80 1 356 35,6 BK3 124 Lương Bằng, BK 310 78 1 347 34,7 BK20 142 Tân Sơn, BK 315 73 1 305 30,5 HB 182 N. Trạch, HB 298 72 1 302 30,2 PT6 189 Hùng Lô, PT 305 68 1 327 32,7 PT8 191 Chu Hóa, PT 308 70 1 335 33,5 PT20 203 Đông Khê, PT 310 65 1 340 34,0 VP2 209 Xuân Hòa, VP 300 70 1 329 32,9 VP5 212 Cao Minh, VP 320 80 1 339 33,9 HY4 226 Ngô Quyền, HY 325 76 1 346 34,6 Kết quả khảo sát, đánh giá tập đoàn là kết quả của sự phân chia nguồn vật liệu thành những nhóm giống khác nhau về hình thái, sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất. Sự phân chia ấy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp, định hướng cho công tác nghiên cứu, khai thác, sử dụng và phát triển. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá đã tuyển chọn ra 10 giống có TGST từ 300 - 325 ngày, cao cây từ 65 - 80 ngày, chống chịu bệnh thối củ cấp 1, khối lượng củ/khóm đạt trên 300g/khóm, năng suất lý thuyết (NSLT) đạt > 30 tấn/ha (Bảng 3.13). 3.3. Kết quả khảo nghiệm cơ bản bộ giống gừng triển vọng Bảng 3.19.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bộ giống gừng triển vọng tại Chợ Mới, Bắc Kạn và Lương Sơn, Hòa Bình, 2010 Ký hiệu Giống Chợ Mới, Bắc Kan Lương Sơn, Hòa Bình Khối lượng 1 củ (g) Số củ/ khóm Tổng KL củ/khóm (g) NSTT (tấn/ha) Khối lượng 1 củ (g) Số củ/khóm Tổng KL củ/khóm (g) NSTT (tấn/ha) QT1 251,1 1,50 376,6 33,9 312,0 1,64 347,7 31,3 BK3 217,3 1,60 347,7 31,3 209,1 1,65 338,8 30,5 BK20 193,2 1, 65 318,8 27,8 182,4 1, 62 295,5 26,6 HB 183,6 1,70 312,2 28,1 171,9 1,68 288,8 26,0 PT6 184,1 1,75 322,2 29,0 189,9 1,72 326,7 29,4 PT8 186,7 1,72 321,1 28,9 184,1 1,75 322,2 29,0 PT20 205,7 1,62 333,3 30,0 200.8 1,66 333,3 30,0 VP2 175,8 1,77 311,1 28,0 173,4 1,80 312,2 28,1 VP5 184,3 1,79 330,0 29,7 180,7 1,82 328,9 29,6 HY4 193,9 1,77 343,3 30,9 196,4 1,81 355,5 30,2 CV% 6,6 7,0 LSD 0,05 3,36 3,47 Kết quả khảo nghiệm cho thấy tiềm năng phát triển thân lá lớn nhất thuộc về giống QT1, tiếp theo là BK3, BK20. Kết quả nghiên cứu về rầy xanh, rệp sáp và bệnh thối củ cho thấy các đối tượng này không gây nguy hiểm cho các giống triển vọng do phạm vị gây hại ở mức nhẹ đến trung bình. QT1, BK3 và BK20 là điển hình về khả năng chống chịu đối với nhóm gây hại này. Các yếu tố cấu thành năng suất là những chỉ tiêu cơ bản trong việc đánh giá tính triển vọng của một giống gừng. Trên cơ sở khoa học này, đề tài nghiên cứu, đánh giá các yếu tố: khối lượng 1 củ, số củ/khóm, tổng khối lượng củ/khóm và năng suất thực thu (NSTT). Kết quả nghiên cứu cụ thể tại Bắc Kạn cho thấy khối lượng 1 củ giữa các giống biến động trong phạm vi 175,8-251,1g/củ, số củ/khóm biến động từ 1,50-1,79, tổng khối lượng củ/khóm giữa các giống biến động trong phạm vi 311,1-376,6 g/khóm, năng suất thực thu giữa các giống biến động từ 27,8 - 33,9 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất tại Hòa Bình cũng cho kết quả tương tự như Bắc Kạn. Trên cơ sở so sánh dữ liệu và tính toán thống kê, đề tài đã tuyển chọn giống gừng QT1 đồng thời có NSTT cao tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình, tương ứng với 33,9 và 31,3 tấn/ha. Trên cơ sở đó, QT1 đã được chọn là vật liệu sinh học để nghiên cứu các biện pháp canh tác tiếp theo của đề tài (Bảng 3.19) 3.4. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa sinh trong bộ giống gừng Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện được trên 400 hoạt chất khác nhau từ cây gừng với những tác dụng dược lý khác nhau trên cơ thể người và động vật. Trong đó tinh dầu, protein, Zn, Vitamin C và carbohydrate được xem là những thành phần sinh hoá quan trọng. Trên cơ sở đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, phân tích các thành phần này trong 100 gừng khô của bộ giống triển vọng. QT1 thuộc nhóm giống có hàm lượng cao về protein, tinh dầu, carbohydtrate, vitaminC và Zn, tương ứng với 6,50g, 5,05g, 47,62g, 9,5mg và 1,25mg/100g chất khô (Bảng 3.20) Bảng 3.20. Kết quả phân tích thành phần hóa sinh trong 100 g gừng khô tại Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2013 TT Ký hiệu giống  Độ ẩm (g) Protein  (g) Tinh dầu (g)  Carbohydrate (g)  Vitamin C (mg)  Zn (mg)  1 QT1  15,18  6,50  5,05 47,62  9,50  1,25 2 BK3  15,39  6,02  4,25 50,05  10,20  1,06 3 BK20  14,56  5,23  4,55 46,80  8,60  0,96 4 HB  14,50  5,62  4,60 48,90  8,56  0,79 5 PT6  16,05  5,36  4,02 45,00  9,21  1,12 6 PT8  15,07  5,70  4,66 42,78  9,20  1,25 7 PT20  14,65  6,35  5,24 49,00  8,25  1,29 8 VP2  15,21  6,56  5,33 46,80  7,20  1,22 9 VP5  15,35  7.32  5,00 52,05  6,54  0,89 10 HY4  16,33  6,29  4,80 49,01  7,21  0,72 3.5. Nghiên cứu xác định thời vụ thích hợp cho giống QT1 Thời vụ trồng khác nhau đồng nghĩa với sự tác động khác nhau của các yếu tố môi trường lên sự phát triển của các yếu tố năng suất. Để tìm hiểu sự tác động này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố năng suất bao gồm: khối lượng 1 củ, số củ/khóm, tổng khối lượng củ/khóm và NSTT. Kết quả nghiên cứu tại Bắc Kạn cho thấy khối lượng 1 củ giữa các thời vụ biến động trong phạm vi 224,4 -240,7, số củ/khóm từ 1,53 -1,70, tổng khối lượng củ/khóm trong phạm vi 347,8-406,7 g, và NSTT trong phạm vi 31,3 - 36,6 tấn/ha. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất tại Hòa Bình cũng nhận được kết quả tương tự như Bắc Kạn. Căn cứ dữ liệu thu được, đề tài đã xác định thời vụ III và IV là tối ưu cho giống gừng triển vọng QT1 tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình tương ứng với NSTT 36,4 và 36,6 tấn/ha tại BK và 36,3 và 36,0 tấn/ha tại HB (Hình 3.2) Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất trung bình của QT1 tại Bắc Kạn và Hòa Bình, 2011 3.6. Xác định mật độ thích hợp cho giống QT1 Mối quan hệ giữa năng suất cá thể và năng suất quần thể trên cây gừng là một quan hệ phức hợp, phản ánh nhiều quá trình sinh học phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực chuyên môn như sinh lý thực vật, canh tác, bảo vệ thực vật, nông hóa học, sinh thái học. Do đó những nghiên cứu ứng dụng nhằm tìm hiểu sự tương tác tốt nhất giữa các mật độ khác nhau lên sự hình thành năng suất cá thể (tổng khối lượng củ/khóm) và năng suất thực thu được xem là nội dung trọng tâm của mối quan hệ mật độ với năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng khác nhau tỷ lệ nghịch với TGST, khối lượng 1 củ, tổng khối lượng củ/khóm. Mật độ trồng tăng lên NSTT có xu hướng tăng lên và đạt giá trị cực đại ở mật độ IV, sau đó giảm đi ở mật độ V. Dữ liệu này cũng đồng nghĩa với việc xác định mật độ tối ưu cho giống gừng QT1 là ở mật độ IV. Ở mật độ tối ưu, giống gừng QT1 đạt NSTT cao nhất đồng thời ở cả 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình, tương ứng với 32,5 và 34,7 tấn/ha (Bảng 3.27) Bảng 3.27. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất giống QT1 tại Chợ Mới, Bắc Kạn và Lương Sơn, Hòa Bình, 2011 Mật độ Chợ Mới, Bắc Kạn Lương Sơn, Hòa Bình Khối lượng 1củ Số củ/khóm Tổng KL củ/khóm (g) NS thực thu (tấn/ha) Khối lượng 1củ Số củ/khóm Tổng KL củ/khóm (g) NS thực thu (tấn/ha) I(ĐC) 265,8 1,54 413,5 26,0 275,0 1,53 420,7 26,5 II 260,5 1,50 390,7 28,1 268,5 1,48 397,9 28,6 III 255,4 1,45 370,3 29,0 260,9 1,49 390,0 31,0 IV 250,0 1,40 350,0 32,5 256,0 1,51 386,0 34,7 V 245,0 1,31 320,9 29,1 240,4 1,45 348,6 34,5 Cv% 1,5 3,5 5,6 5,8 2,9 4,4 5,1 6,6 LSD 0,05 7,34 0,95 39,26 3,17 14,35 0,12 37,48 3,74 3.7. Xác định phân bón thích hợp cho giống QT1 Năng suất và các thành tố của nó là kết quả của quá trình tổng hợp và chuyển hóa từ vật chất vô cơ thành vật chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên khả năng và quy mô của sự chuyển hóa ấy lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố kiểu gen, đất đai, mùa vụ và vùng sinh thái. Vì vậy để tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón và xác định liều lượng phân bón thích hợp cho giống gừng QT1, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 7 nền phân bón khác nhau với liều lượng tăng dần từ công thức I - VII đến các yếu tố cấu thành năng suất, TGST và năng suất của giống gừng triển vọng QT1 tại 2 địa phương Bắc Kạn và Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong một giới hạn nhất định của liều lượng phân bón, khi liều lượng phân bón tăng lên đã kéo theo sự gia tăng về tổng khối lượng củ/khóm và NSTT, theo đó năng suất đã đạt đỉnh cao ở nền phân bón IV và V sau đó giảm đi ở các nền phân bón VI và VII. Trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu này, đề tài đã xác định công thức phân bón V là tối ưu cho giống gừng QT1 tại Bắc Kạn và công thức IV là tối ưu tại Hòa Bình, tương ứng năng suất thực thu 36,6 và 41,6 tấn/ha (Hình 3.3) Hình 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất trung bình QT1 tại Bắc Kạn và Hòa Bình, 2011 3.8. Xác định vật liệu che phủ mặt luống thích hợp cho QT1 Sử dụng các vật liệu che phủ được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng và chống chịu, trong đó sinh trưởng cao cây, số lá/cây, số cây/khóm, chống chịu nóng và hạn được xem là đáng chú ý nhất. Để tìm hiểu khả năng sinh trưởng và chống chịu ảnh hưởng thế nào đến năng suất trong điều kiện có che phủ mặt luống, đề tài đã tiến hành đánh giá năng suất và các yếu tố của nó với sự khác nhau của 3 chế độ che phủ. Kết quả cho thấy chế độ che phủ khác nhau đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến các yêu tố năng suất và năng suất. Tổng khối lượng củ/khóm, NSLT và TSTT đạt giá trị thấp nhất trong điều kiện không che phủ, tương ứng với 330 g/khóm; 33,0 và 29,5 tấn/ha. Trong điều kiện có che phủ tổng khối lượng củ/khóm, năng suất tiềm năng và năng suất thực thu đã tăng lên đáng kể, tương ứng với 432,0 g/khóm; 43,20 và 39,50 tấn/ha trong điều kiện che phủ bằng rơm hay xác hữu cơ và 420 g/khóm; 42,00 và 39,05 tấn/ha trong điều kiện che phủ nilon đen (Đồ thị 3.4). Hình 3.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất trung bình của QT1 tại Hòa Bình, 2011 3.9. Xác định giá thể thích hợp cho giống QT1 trồng trong bao Thành phần giá thể khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trên mặt đất như chiều cao cây, số lá/cây, số cây/bao, đồng thời cũng ảnh hưởng đến bộ phận dưới mặt đất. Để tìm hiểu sự khác nhau của nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng thế nào đến các yếu tố năng suất, đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 2 yếu tố là tổng khối lượng củ/bao và NSTN trong sự khác nhau của 5 loại giá thể. Kết quả cho thấy: Trong một giới hạn nhất định với sự tăng dần của liều lượng phân bón, sự giảm dần của thành phần đất, tổng khối lượng củ/bao và NSTN đã tăng lên đáng kể và đều đạt giá trị lớn nhất ở công thức III, tương ứng với 2735,7 g/bao và 328,3 tấn/ha tại Bắc Kạn, 2784,0g/bao và 334,1 tấn/ha tại Hòa Bình. Kết quả này cũng được xem là một bước tiến mới, mở ra hướng tận dụng không gian và góp phần tạo công ăn việc làm cho nông dân vùng trồng gừng ở Bức Kạn và Hòa Bình (Bảng 3.43) Bảng 3.43. Ảnh hưởng của thành phần giá thể trong bao đến năng suất QT1 tại Chợ Mới, Bắc Kạn và Lương sơn, Hòa Bình, 2012 Công thức Chợ Mới, Bắc Kạn Lương Sơn, Hòa Bình Tổng khối lượng củ/Bao (g) Năng suất (tấn/ha) Tổng khối lượng củ/Bao (g) Năng suất (tấn/ha) I 1712,7 205,5 1754,0 210,5 II 2046,3 245,6 2069,3 248,3 III 2735,7 328,3 2784,0 334,1 IV 2666,7 320,0 2697,7 323,7 V 2610,7 313,3 2654,0 318,5 CV% 7,1 7,5 LSD 0,05 5,8 8,2 3.10. Xác định mật độ thích hợp cho giống QT1 trong bao Gừng trồng trong bao với sự khác nhau về mật độ được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của chiều cao cây, số lá/thân, số cây/bao, dài củ và đường kính củ. Ngoài ra mật độ khác nhau trong bao cũng làm thay đổi khả năng chống chịu đối với một số đối tượng gây hại như rầy xanh và rệp sáp. Kết quả này cũng cho thấy sự tăng lên của mật độ có xu hướng gây ra những bất lợi khác nhau cho sự sinh trưởng, phát triển, chống chịu của các quần thể. Trong đó sự khác nhau của mật độ chính là nguyên nhân tạo ra những giá trị khác nhau của những đặc điểm nông sinh học này . Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khác nhau trong bao đến năng suất chính là nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định nhất trong việc xác định mật độ thích hợp để đạt năng suất cao nhất. Hình 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng trong bao đến năng suất giống gừng QT1 tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình, 2012. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 9 nền mật độ thuộc 3 nhóm công thức khác nhau đã cho thấy sự tăng lên của mật độ trong mỗi nhóm công thức có xu hướng tỷ lệ thuận với tổng khối lượng củ/bao trong phạm vi từ 478,0 - 2621,0g/bao tại Bắc Kạn, 486,4 - 2586,1g/bao tại Hòa Bình. Tổng khối lượng củ/bao tăng lên giữa các công thức trong cùng một nhóm và sự tăng lên của nó giữa các nhóm công thức tỷ lệ thuận với năng suất giữa các công thức trong cùng một nhóm và giữa các nhóm công thức với nhau. Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc xác định công thức VI là mật độ tối ưu cho giống QT1 tại Bắc Kạn và Hòa Bình, tương ứng với 314,5 và 310,3 tấn/ha (Hình 3.6) 3.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế giống gừng QT1 trên đồng ruộng Bảng 3.52. Kết quả xây dựng mô hình canh tác trên đồng ruộng giống QT1tại Chợ Mới, Bắc Kạn và Lương Sơn, Hòa Bình, 2012 Chỉ tiêu Chợ mới, Bắc Kan Lương Sơn, Hòa Bình BK20 (ĐC) QT1 HB (ĐC) QT1 Quy mô (ha) 1,0 1,0 1,0 1,0 Kỹ thuật canh tác Xử lý hom giống Topsin+ VST Topsin+ VST Thời vụ trồng 29/2/2012 29/2/2012 01/3/2012 01/3/2012 Mật độ trồng 16 10 14 10 N:P2O5:K2O: HCVS (kg/ha) 0:0:0:0 200:120: 200:2000 0:0:0:0 200:120: 200:2000 Chi phí đầu vào (Tr.đ) 49,00 74,371 47,00 74,371 Giống 30,00 35,00 28,00 35,00 N:P2O5:K2O: HCVS 0 19,371 0 19,371 Làm đất, lên luống 5,00 5,00 5,00 5,00 Bón phân, trồng 3,00 3,00 3,00 3,00 Chăm sóc, thu hoạch 9,00 10,00 9,00 10,00 Chi khác 2,00 2,00 2,00 2,00 Hiệu quả kinh tế Năng suất (tấn/ha) 26,90 34,50 25,00 33,80 Giá bán (Tr.đ/tấn) 12,00 12,00 13,00 13,50 Thu nhập (tr.đ/ha) 322,80 414,00 325,00 456,30 Lợi nhuận (tr.đ/ha) 273,80 339,63 278,00 381,93 LN tăng so ĐC (%) 100 124,04 100 137,38 Mô hình canh tác giống gừng QT1 trên đồng ruộng với quy mô 1,0 ha/mô hình tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình trong năm 2012 đã được xây dựng trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài. Kết quả xây dựng cho thấy QT1 sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt tương tự các kết quả nghiên cứu đã đề cập trong đề tài. Năng suất QT1 tại Bắc Kạn đạt 34,5 tấn/ha, tăng 128% so với mô hình đối chứng BK20. Tại Hòa Bình QT1 đạt năng suất 33,8 tấn/ha, tăng 135% so với mô hình đối chứng HB. Tổng thu nhập của mô hình QT1 đạt 414,0 - 456,3 triệu đồng/ha, tăng 128,2 - 140,4% so với tổng thu nhập của các mô hình đối chứng. Lợi nhuận thu được từ mô hình QT1 đạt 339,63 - 381,91 triệu đồng/ha, tăng 124 - 137% so với các mô hình đối chứng.Lợi nhuận tăng lên của mô hình QT1 so với các mô hình đối chứng từ 124,04 - 137,38% (Bảng 3.50): KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 1. Bắc Kạn và Hòa Bình là 2 tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng về khí hậu và đất canh tác để phát triển cây gừng. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm giữa các tỉnh biến động trong phạm vi 23,76 - 23,9 o C, số giờ nắng 1214,7-1597,6 và lượng mưa 1369,0-1672,4 mm/năm; đất đỏ vàng trên đá phiến sét tại Bắc Kạn, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất tại Hòa Bình với tổng diện tích trên 380.000 ha là điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất gừng. Tuy nhiên phương thức canh tác truyền thống, thiếu quy trình canh tác thích hợp, áp dụng giống gừng địa phương năng suất thấp và đặc biệt diện tích, năng suất, sản lượng gừng hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng khí hậu và đất canh tác của vùng. 2. Tập đoàn121 mẫu giống gừng có nguồn gốc Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan được thu thập từ Trung tâm giống cây trồng, công nghệ nông nghiệp thuộc Hội giống cây trồng Việt Nam và Trung tâm tài nguyên thực vật đã được khảo sát, đánh giá và phân chia thành những nhóm giống khác nhau về hình thái, TGST, cao cây, bệnh thối củ, số củ/khóm, khối lượng củ/khóm và năng suất. Trong đó nhóm giống có năng suất củ > 30 tấn/ha đã được tuyển chọn gồm 10 giống triển vọng mang ký hiệu: QT1, BK3, BK20, HB, PT6, PT8, PT20, VP2, VP5 và HY4. 3. Khảo nghiệm chính quy 10 giống triển vọng đã được thực hiện tại xã Tân Sơn, Chợ Mới, Bắc Kạn trong vùng đất đỏ vàng trên đá phiến sét và xã Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình trong vùng đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất. Các giống QT1 và BK3 (124) được đánh giá ở vị trí cao nhất về sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất. Trong đó QT1 có năng suất thực thu cao nhất tại Bắc Kạn và Hòa Bình, tương ứng với 33,9 và 31,3 tấn/ha, tăng > 15% so với giống đối chứng gừng Trâu Tân Sơn - BK20 và gừng Hòa Bình - HB. Hàm lượng tinh dầu, protein, vitamin C và Zn của QT1 khá cao tương ứng với 50,05g; 6,5g; 9,5mg và 1,25mg trong 100 g gừng khô. 4. Biện pháp canh tác thích hợp trên đồng ruộng tại Bắc Kạn và Hòa Bình áp dụng cho giống gừng triển vọng QT1 được trồng trong khung thời vụ 29/2 - 15/3, khoảng cách trồng 50x15x1 (hàng cách 50 cm x các khóm cùng hàng cách 15 cm x mỗi khóm trồng 1 hom giống), mật độ 10 vạn khóm/ha, bón 2,0 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 300 kg N + 150 kg P2O5 + 300 kg K2O/ha cho vùng Bắc Kạn, bón 2,0 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 200 kg N + 120 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha cho vùng Hòa Bình, che phủ mặt luống bằng rơm rạ hay xác hữu cơ, nâng cao chất lượng hom giống trong hỗn hợp 10g Topsin M70WP + 5ml VST + 10 lít nước 20 phút trước khi ủ thúc mầm. 5. Biện pháp canh tác thích hợp cho giống gừng QT1 trong bao tại Bắc Kạn và Hòa Bình là sử dụng vỏ bao xi măng hoặc bao dứa chiều rộng 35 - 40 cm, chiều cao 40 - 50 cm, giá thể gồm 70% đất màu + 30 % phân chuồng (tính theo thể tích), bón lót 2,5 g N + 1,3 g P2O5 + 2,5 g K2O/bao, bón thúc 20g N + 20g K2O/bao chia làm 4 lần sau trồng 30, 60, 90, 120 ngày, mỗi bao trồng 3 hom, mỗi hom 2 mầm, hom được xử lý trước khi trồng bằng hỗn hợp 10g Topsin M70WP + 5ml VST + 10 lít nước trong 20 phút trước khi ủ thúc mầm, tưới nước 17 lần tính từ ngày trồng đến ngày thứ 250 sau trồng, mỗi lần 1.200ml/bao, khoảng cách giữa các lần tưới là 15 ngày. 6. Mô hình canh tác giống gừng QT1 trên đồng ruộng tại Bắc Kạn đạt năng suất 34,5 tấn/ha, tăng 28% so với mô hình đối chứng gừng Trâu Tân Sơn – BK20, trong khi tại Hòa Bình năng suất QT1 đạt 33,8 tấn/ha, tăng 35% so với mô hình đối chứng gừng Hòa Bình - HB. Lợi nhuận thu được từ mô hình QT1 đạt 339,63 - 381,91 triệu đồng/ha, tăng 24 - 37% so với mô hình đối chứng. 7. Mô hình canh tác giống gừng trong bao QT1 tại Bắc Kạn đạt 2,5 kg/bao, tăng 38,8% so với đối chứng BK20, tại Hòa Bình đạt 2,6 kg/bao, tăng 36,8% so với đối chứng HB. Tổng thu của mô hình canh tác giống gừng QT1 trong bao tại Bắc Kạn và Hòa Bình đạt 40.000 - 44.000đ/bao, tăng so với đối chứng 36,8 - 38,8%, lợi nhuận của QT1 đạt 27.500 - 31.700đ/bao, tăng so với đối chứng 42 - 46%. Đề Nghị Áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh giống gừng QT1 trên đồng ruộng và trong bao tại Bắc Kạn, Hòa Bình và các địa phương khác có điều kiện tương tự để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất gừng. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Thị Đính, Trịnh Khắc Quang, Lê Khả Tường (2014). Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp canh tác cây gừng tại Bắc Kạn và Hòa Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 14/2014; trang 69 -73. 2. Trần Thị Đính, Lê Khả Tường (2014). Kết quả nghiên cứu giống gừng mới QT1 ở phía Bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Số 3/49/2014; trang 86-91. 3. Trần Thị Đính, Lê Khả Tường (2014). Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng gừng trong bao. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 10/2014; trang 28 - 34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_bien_phap_canh_tac_tong_hop_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_cay_gung_tai_bac_kan_va_hoa_binh_5.doc
Luận văn liên quan