[Tóm tắt] Luận án Xu hướng phát triển thông tin Chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay

Từ khi loại hình báo mạng điện tử ra đời, đặc biệt trong những năm gần đây, khi MXH phát triển bùng nổ, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, thường xuyên; báo chí đã có những sự biến động, đổi thay không ngừng nghỉ. Thời đại toàn cầu hóa truyền thông, việc tiếp cận các nguồn thông tin khổng lồrất dễ dàng, đặc biệt với những người biết ngoại ngữ. Vì vậy, các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới, trong nước luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân mọi quốc gia, chứ không chỉ bản thân nước, khu vực xảy ra sự kiện đó. Sức lan tỏa, tác động của sự kiện, vấn đề là vô cùng mạnh mẽ. Trước những tác động như vậy, mỗi loại hình báo chí cũng đều có những sự phát triển mạnh mẽ, biến đổi nhanh chóng. Trong cuộc cạnh tranh thông tin gay gắt hiện nay, không chỉ giữa các CQBC, các loại hình báo chí mà còn với cả MXH, báo chí công dân; mỗi loại hình báo chí đều có những sự chuyển hướng hoạt động, đổi thay để theo kịp thời đại, phục vụ ngày càng tốt nhất yêu cầu của bạn đọc. Và BCTT Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy chung của thời đại. Trong bối cảnh của tình hình mới, việc chuyển hướng hoạt động, thay đổi các hình thức truyền thông tới công chúng là bắt buộc, để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng, giữ chân họ và thu hút, phát triển những đối tượng công chúng mới. Chính vì vậy, mỗi loại hình báo chí, CQBC đều luôn cố gắng đầu tư, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo. trong hoạt động để vừa thực hiện tốt chức năng, tôn chỉ, mục đích của CQBC, vừa có thể trụ vững trong vòng xoáy cạnh tranh thông tin không chỉ giữa các cơ quan, loại hình báo chí mà còn với cả truyền thông xã hội, báo chí công dân.

docx199 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Xu hướng phát triển thông tin Chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt bài chuyên đề, việc trình bày có thể xem như những bài báo độc lập vì mỗi số chỉ đăng một kỳ, trình bày theo hình thức bài báo hiện đại với các thành tố: tít dẫn, tít chính, lời dẫn, tít xen, chính văn, nhiều ”cửa sổ” thông tin, hình ảnh. Tuy nhiên, loạt bài chuyên đề có điều khác biệt bởi đókhông phải là bài báo độc lập, mà có sự liên kết, gắn bó giữa các bài trong loạt bài (ít nhất là 3 kỳ). Vì vậy, cần thiết phải ghi chuyên đề, có tít chung cho cả chuyên đề và tít riêng cho từng bài của từng kỳ để bạn đọc dễ nhận biết, theo dõi. Ví dụ: Chuyên đề: Phòng chống thực phẩm ”bẩn”, kỳ 1: Thực trạng đáng báo động; kỳ 2: Đột nhập hang ổ những ”ông trùm” phù phép thực phẩm bẩn; kỳ 3: Rau an toàn... không an toàn; kỳ 4: Cơ quan chức năng loay hoay chống đỡ... Bên cạnh đó, cũng nên lót nền cho chuyên mục, tít chuyên đề, bố trí loạt bài ở vị trí cố định của những trang cố định trên mỗi số báo/tạp chí để bạn đọc dễ theo dõi, nhận biết... + Với số chuyên đề, việc trình bày tuy dễ nhận biết nhất, vì khá khoa học, hợp lý, rõ ràng; nhưng vẫn cần thiết có những cải tiến nhất định. Đối với những chủ đề, tùy vào độ hấp dẫn, bổ ích, phạm vi phản ánh, tác động... của nó mà có thể tăng, giảm số lượng các bài thuộc các phần khác nhau, không nhất thiết phải theo cơ cấu cứng là số bài ở từng phần là bằng nhau. Vì là số chuyên đề, dung lượng thông tin lớn, nên không cần thiết bài nào cũng tương đương về số lượng chữ, dễ khiến cảm giác đều đều trong trình bày, lặp lại quen thuộc. Cần thiết có những bài ngắn – dài khác nhau, để việc trình bày có sự nhấn nhá, phá cách hợp lý... Điều đáng chú ý là tuy đã sử dụng thường xuyên 2 thể loại báo chí là phản ánh và bình luận, nhưng cần thiết bổ sung thêm các thể loại báo chí khác, đặc biệt là phóng sự, ghi chép, bình luận ngắn... để tăng cường các thể loại báo chí, thay đổi dung lượng các bài viết, cung cấp thêm những phương cách truyền tải thông tin, phong cách báo chí, văn phong khác nhau nhằm giúp bạn đọc dễ tiếp nhận thông tin hơn, đồng thời việc trình bày các trang báo, số báo cũng được linh hoạt, biến tấu dễ gây ấn tượng, thu hút bạn đọc. 5.3.2. Tổ chức thông tin theo hướng đa dạng, nhiều “cửa sổ” Thực tế báo chí thế giới và trong nước khẳng định rằng, việc tổ chức thông tin theo hướng đa dạng, nhiều “cửa sổ” được áp dụng khá thành công và ngày càng trở nên phổ biến. Với cấu trúc cơ bản trong một bài báo là: tít chính – lời dẫn – tít phụ - chính văn – hộp dữ liệu (biểu, bảng) – hình ảnh (ảnh, thông tin đồ họa, minh họa, biếm họa), bạn đọc vừa có thể thông qua nhiều “cửa” để tiếp nhận thông tin, vừa giúp việc trình bày được thông thoáng, như ngôi nhà có nhiều cửa, không còn cảm giác chật chội, tối bức, mà thoáng đãng, hợp lý. Với một bài báo, việc chú trọng “thuyết nhiều cửa” cũng cho những hiệu quả tương tự trong việc tiếp nhận thông tin từ phía bạn đọc. Đối với cả ấn phẩm, việc áp dụng “thuyết nhiều cửa” càng quan trọng. Những bài báo nhiều “cửa sổ”, đa phương tiện... giúp cho việc trình bày được thông thoáng, là “chiếu nghỉ” cho trang báo, là “không gian thở” cho bạn đọc... Thực tế, không bạn đọc nào thích theo dõi một bài viết dài chỉ toàn chữ, vì thế việc tổ chức thông tin theo hướng đa dạng, nhiều “cửa sổ” không chỉ giúp việc trình bày thoáng đãng, bắt mắt, hấp dẫn hơn mà còn giúp bạn đọc lựa chọn thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thực tế BIVN chưa thật sự chú trọng việc trình bày này, có những bài báo mà theo nghiên cứu, chúng tôi vẫn ghi chú với 2 từ “4 không”, đó là: Không lời dẫn; không tít phụ; không hộp dữ liệu; không hình ảnh, biểu bảng. Ngay cả những tờ báo nổi tiếng, khá chuyên nghiệp, việc áp dụng “thuyết nhiều cửa” cũng chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là thiếu phần hộp dữ liệu, biểu, bảng, thông tin đồ họa... Vì thế, các bài báo, trang báo vẫn còn khá nhiều chữ, dày đặc, tạo cảm giác nặng nề. “Đối với cách đọc mới, những hình ảnh đồ họa làm thay cho những diễn giải bằng con chữ. Hiện nay các báo còn có những tờ dành riêng cho đồ họa, sử dụng sơ đồ, màu sắc, biểu đồ, mô tả thông tin tương đối ngắn gọn Những hộp dữ liệu thông tin bổ trợ, với cách đọc của bạn đọc hiện đại là đọc nhanh những thông tin, những hình ảnh, con số, trích dẫn ngắn lại được đọc trước”[phỏng vấn sâu, trường hợp 2.3, nam, Phó Tổng Thư ký tòa soạn, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh]. 5.3.3. Linh hoạt trong trình bày Khi cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ra đời, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các loại hình báo chí mới, báo in đã chú trọng rất nhiều trong việc trình bày. Đã có những sự đổi thay đột phá về hình thức, với sự chú trọng “thuyết nhiều cửa” như trên đã phân tích. Có những tờ báo hàng ngày có thiết kế trang cơ bản (master layout), họa sĩ thậm chí không được sửa đổi nhiều. Tuy nhiên, không phải trang báo, số báo nào cũng giống nhau nên vai trò của họa sĩ vẫn rất quan trọng, từ việc sắp xếp tin, bài; bố trí ảnh, hộp dữ liệu, biểu, bảng... đến cỡ chữ của tiêu đề (tít chính), nhằm phục vụ bạn đọc tốt nhất. Việc linh hoạt trong trình bày không chỉ tạo cảm giác mới mẻ, mà còn giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin, từ nhanh đến chậm đồng thời góp phần nâng cao yếu tố thẩm mỹ, để bạn đọc được xem những tác phẩm báo chí thực thụ, chứ không đơn thuần là đọc lấy thông tin. Điểm đáng chú ý khác, cũng là thế mạnh của báo in, đó là vấn đề tác động, lưu trữ bằng trí não. Cụ thể, việc đọc và ghi nhớ thông tin của báo in qua các ký tự, con chữ, hình ảnh giúp việc lưu trữ thông tin của các tác phẩm, sản phẩm báo in trên vỏ não con người rất tốt. Đây là điều mà các loại hình báo chí khác khó có thể đạt được như báo in... Vì vậy, rất cần sự sáng tạo, linh hoạt trong trình bày, phù hợp với chủ đề, vẫn giữ được phong cách trong khi đem đến cho bạn đọc những bất ngờ thú vị. “Những người làm TTCĐ cần có sự táo bạo, đột phá về thiết kế và nội dung ấn phẩm, cần thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới mẻ nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình. Tờ Time là một ví dụ, mỗi số của tạp chí này đều rất đặc biệt, độc giả luôn nhận ra đó là Time với thiết kế ảnh tràn trang bìa. Từ bức ảnh đó, độc giả biết Time đang nói về cái gì...” [tọa đàm, trường hợp 3.1, Phó Trưởng ban, Ban Thư ký tòa soạn, Báo Gia đình và Xã hội]. Có thể nói rằng, sự sáng tạo, linh hoạt, “phá cách” trong trình bày là điều ngày càng được chú trọng hơn. Nó không chỉ tạo ra những sự mới mẻ, bất ngờ thú vị cho bạn đọc, mà còn góp phần nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc. 5.3.4. Tăng cường sử dụng ảnh báo chí, thông tin đồ họa Thực tế, vai trò của ảnh và thông tin đồ họa (infographic) trong báo in nói chung đã được nêu lên rất nhiều trong các giáo trình, tài liệu báo chí. Việc sử dụng ảnh báo chí và thông tin đồ họa được thế giới áp dụng từ lâu, đạt hiệu quả tích cực. Ngày nay, khi công chúng có quá nhiều lựa chọn các kênh thông tin, việc hình ảnh hóa, trực quan hóa các nội dung phức tạp bằng ảnh, đồ họa thông tin là một trong những cách tốt để thu hút công chúng. Đôi khi, có những ảnh báo chí chứa đựng nhiều thông tin hơn cả hàng nghìn từ ngữ, tạo sự ấn tượng đặc biệt đối với bạn đọc; nếu không, nó cũng mang đến nhiều thông tin độc lập, nhấn mạnh, nâng đỡ nội dung bài viết. Trong khi đó, thông tin đồ họa là cách tóm lược vấn đề một cách cô đọng, sinh động, dễ tiếp nhận, làm tăng hiệu quả của việc tiếp cận thông tin của công chúng. “Chữ viết là ký hiệu cực kỳ quan trọng trong báo in, đó là công cụ tư duy, nhưng trong rất nhiều nội dung lý lẽ khi bình luận, chữ viết gây cảm giác nặng nề trong tiếp cận thông tin nếu bài dài và quá nặng lý lẽ. Trong khi đó, nhiều khái niệm trừu tượng; nhiều yêu cầu diễn đạt các trạng thái, xu thế, diễn biến, sự phát triển; nhiều yêu cầu so sánh, đối lập; nhiều số liệu phức tạp có thể được đơn giản hóa bằng hình thức trực quan như đồ họa thông tin” [phỏng vấn sâu, trường hợp 1.3, nam, giảng viên, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Thực tế, việc sử dụng ảnh và thông tin đồ họa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với TTCĐ. Ở Việt Nam đã có một số báo coi trọng thông tin đồ họa, song nhận thức về nó còn không ít hạn chế. Có thể thấy, thông tin đồ họa có nhiều ưu điểm như ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa, giúp công chúng tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ. Thông tin đồ họa giúp tác phẩm báo chí ngắn gọn hơn, tránh gây nhàm chán. Khi bạn đọc lướt qua trang báo sẽ ít bị bỏ sót thông tin hơn. Thông tin đồ họa còn tạo cảm giác ấn tượng mạnh, gây hứng thú, thu hút người đọc. Có thể khẳng định rằng, thông tin đồ họa sẽ là loại hình phát triển mạnh trong tương lai. Muốn thể hiện tốt việc này, điều đặc biệt quan trọng là cần những biên tập viên, họa sĩ có trình độ cao, phối hợp ăn ý, hiệu quả, nêu bật được những thông tin cô đọng một cách ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ. 5.4. Giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển thông tin chuyên đề báo in Việt Nam hiện nay 5.4.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý báo chí Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam và Trao giải Báo chí quốc gia lần thứ IX tối 21-6-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của báo chí trong suốt 90 năm qua, kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Thanh niên, số ra đầu tiên vào ngày 21-6-1925, đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Suốt 90 năm qua, Báo chí Cách mạng luôn đồng hành cùng dân tộc, lớn lên cùng cách mạng, phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân. Người làm báo thực sự là chiến sĩ, với cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén, góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta”. Chủ tịch Nước yêu cầu: “Báo chí cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, góp phần củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực phấn đấu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các gương người tốt, việc tốt; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phê phán, đấu tranh với cái xấu, cái ác, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực trong mọi lĩnh vực; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại để nhân dân thế giới, bạn bè quốc tế hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những thành tựu công cuộc đổi mới, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Báo chí cần phản ánh trung thực tình hình đất nước, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, là tiếng nói của nhân dân, cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; cổ vũ nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng; tích cực đóng góp vào các Văn kiện Đại hội Đảng, góp phần phát hiện, ngăn chặn những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, bè cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; nói không đi đôi với làm; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính Đồng thời, báo chí cũng phải tích cực đấu tranh phản bác những thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch”. Có thể nói rằng, nhiệm vụ báo chí được giao là hết sức nặng nề, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, trước những áp lực từ nhiều phía, sự dễ dãi, cẩu thả trong làng báo đã xuất hiện khá phổ biến, gây ra những hậu quả khôn lường từ những chiêu trò giật gân, câu view... của không ít CQBC. Điều này, xét một cách sâu xa, lại có phần tác động không nhỏ của kinh tế báo chí. Đó là việc cho phép ra đời nhiều CQBC chồng chéo về nội dung, để các CBQC tự hạch toán kinh tế, nên sức ép từ kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh MXH đang chiếm ưu thế vượt trội, thậm chí khuynh đảo môi trường báo chí. Đó là vấn đề cần giải quyết, nhưng tự thân các CQBC, thậm chí cả nền báo chí không thể cáng đáng được. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang “đề nghị các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần nghiên cứu, tham mưu cho Đảng và Nhà nước để có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển, phát huy vai trò và có những đóng góp tích cực hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chỉ đạo và quản lý báo chí hoạt động đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có chất lượng ngày càng cao; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí của đất nước. Lãnh đạo các CQBC cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí cả về nội dung tư tưởng, tính thuyết phục, hấp dẫn; quan tâm chăm lo đời sống của cán bộ, công nhân viên, xây dựng CQBC là những tập thể đoàn kết, gắn bó. Đội ngũ những người làm báo cần không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng vượt qua mọi khó khăn, mọi sự cám dỗ, có đủ dũng khí, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, bám sát thực tiễn, để có nhiều tác phẩm báo chí có giá trị, hay, thuyết phục, cuốn hút công chúng, xứng đáng là những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng như Bác Hồ đã căn dặn”. Việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý báo chí, đặc biệt khi Luật báo chí (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào năm 2016; Quy hoạch báo chí đến năm 2025 đi vào thực tiễn sẽ góp phần tích cực trong việc “làm sạch” môi trường báo chí, tránh được những thông tin vô bổ, độc hại, lệch lạc, thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, gây thiệt hại đến đời sống xã hội, nền kinh tế, cũng như nhận thức của người dân. 5.4.2. Coi thông tin chuyên đề là hạng mục của giải báo chí quốc gia Trên thế giới, ở nhiều quốc gia, các giải thưởng báo chí được trao hằng năm cho các nhà báo, CQBC, với nhiều hình thức khác nhau. Nổi bật nhất có thể kể đến Pulitzer - giải báo chí uy tín nhất của Mỹ hằng năm, cũng là giải thưởng danh giá trong làng báo thế giới, với 21 hạng mục giải thưởng, phân chia thể loại rất tách bạch, sát hợp. Tại giải thưởng báo chí nổi tiếng thế giới này, các hạng mục được phân chia khá rõ ràng, khoa học, đó là: Đưa tin quốc tế, tin nóng, phóng sự ảnh, phóng sự điều tra, phóng sự trong nước, phục vụ cộng đồng, phê bình. Riêng bài viết chuyên đề là một hạng mục được đứng riêng, độc lập, ngang bằng với các thể loại báo chí truyền thống, như tin, phóng sự... Ở giải Pulitzer năm 2015, loạt bài về nạn hạn hán ở các bang của Mỹ đoạt giải thưởng này. Với giải báo chí quốc gia của Việt Nam, nếu tiến hành điều này, sẽ có sự phân chia rõ ràng hơn về các thể loại/hạng mục báo chí tham gia dự giải. Như vậy, sẽ bảo đảm sự công bằng hơn, bởi thực tế không ít giải thưởng báo chí Việt Nam hiện nay, sự phân chia về thể loại còn chưa có sự phân định rõ ràng, không hẳn đề cao yếu tố thể loại và tiêu chí để phân định thể loại cũng không có mặt bằng chung. Ví dụ như Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn cho báo in; việc gộp 3 thể loại này vào một hình thức giải không có ưu thế cho thể loại tin, đặc biệt trong môi trường báo chí mà thể loại tin chiếm ưu thế, nhưng rất khó có sự khác biệt để chiếm giải cao. Hay việc so sánh giữa thể loại bài phản ánh với thể loại phỏng vấn cũng là khập khiễng, bởi mỗi thể loại có những yêu cầu đặc trưng riêng. Hay như ở Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép cho báo in cũng có những sự vênh nhau nhất định, mà thực tế, phóng sự điều tra chỉ là một nhánh của thể loại phóng sự; trong khi ký báo chí cũng có những đặc trưng riêng về thể loại mà khó có thể đem ra đối chiếu, so sánh với phóng sự hay ghi chép. Đáng chú ý, ở cả 2 loại hình giải thưởng này, các loạt bài chuyên đề thường chiếm lĩnh những vị trí cao nhất. Trong khi đó, ngay cả xếp ở loại giải nào, sự thống nhất về thể loại của loạt bài chuyên đề cũng không thật chuẩn mực, ví như trong Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép cho báo in cũng có những bài phỏng vấn, điều tra, bình luận, phản ánh. Hay như ở Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn cho báo in, cũng có những bài mang dáng dấp của thể loại điều tra, phóng sự... Ở những loại hình báo chí khác, sự phân chia các thể loại vào từng giải cũng chưa thật thỏa đáng, khó tạo điều kiện để các thể loại tách bạch, đứng riêng một cách độc lập. Ví dụ ở Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp là sự gộp quá nhiều thể loại, và việc gom như vậy mặc nhiên coi “chuyên đề phát thanh tổng hợp” là một thể loại báo chí, chứ không phải chương trình phát thanh. Trong khi đó, ở Giải Tin, phóng sự, ký sự truyền hình, các thành viên ban giám khảo cũng rất khó có thể tìm ra tin truyền hình nổi bật để trao giải, nếu đem so sánh với phóng sự, ký sự truyền hình, mặc dù sự so sánh đó cũng là khập khiễng. Hay như ở Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận cho báo điện tử; các thể loại báo chí được xếp vào một loại giải mà thật khó để tìm ra những mặt bằng cơ sở chung một cách tương đối để phân định sự hơn – thua về chất lượng, nhất là khi nó không chỉ bất bình đẳng ở thể loại, mà còn có sự lệch pha giữa hệ thống nhóm thể loại, đó là nhóm thể loại thông tấn và chính luận... Có thể thấy rằng việc có một hạng mục giải thưởng cho báo chí chuyên đề là điều cần xem xét, tổ chức thực hiện ở giải báo chí quốc gia Việt Nam. 5.4.3. Cần xây dựng môn học tổ chức thông tin chuyên đề Thực tế, có không ít ý kiến cho rằng, việc tổ chức TTCĐ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn là đơn thuần về nghiệp vụ, vì thế rất khó để đưa vào giảng dạy cho sinh viên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh cũng như việc giảng dạy trực tiếp môn “Các chuyên đề báo chí” ở các lớp sinh viên năm thứ tư của Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 4 năm qua, nghiên cứu sinh nhận thấy, điều này là khả thi. Thứ nhất, dù là kỹ năng, là tổng hợp các thể loại báo chí trong một chuyên đề, nhưng các nhà báo tương lai sau khi đã được học và nhận biết được các thể loại báo chí, được biết về công tác biên tập, thư ký tòa soạn, quy trình sản xuất tác phẩm báo chí; cũng cần được trang bị thêm những kỹ năng làm báo, đặc biệt là các kỹ năng đang, sẽ được chú trọng trong tương lai gần. Đặc biệt là việc tổ chức TTCĐ đòi hỏi kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau, không thể ai cũng có thể tự tổ chức được nếu không được học lý thuyết, không có kinh nghiệm thực hành Theo tôi, trong các cơ sở đào tạo đại học về báo chí nên xây dựng một môn học về tổ chức nội dung cho trang TTCĐ. Bởi vì, trong bối cảnh hiện nay, với sự tác động của mạng Internet đã khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông truyền thống, nhất là báo in bị ảnh hưởng to lớn. Cuộc tranh giành độc giả ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, do vậy, việc tổ chức lại, xây dựng các tuyến bài sâu, đi theo dòng sự kiện là một hướng đúng đắn, có thể giúp báo in tồn tại được trong môi trường cạnh tranh hiện nay. [Phỏng vấn sâu, trường hợp 1.2, nam, Phó Giám đốc thường trực, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam]. Thậm chí, việc giảng dạy môn tổ chức thông tin chuyên đề không chỉ cần thực hiện tại các cơ sở đào tạo báo chí, mà còn cần thiết cho các nhà báo đang trực tiếp hành nghề, các CQBC. Cũng có ý kiến cho rằng: “Kỹ năng tổ chức TTCĐ được xem là nhóm kỹ năng “bếp núc tòa soạn”, nhóm kỹ năng tổng hợp, thiên về tổ chức thông tin hơn là tác nghiệp. Có thể xây dựng thành lý thuyết để bồi dưỡng cho nhà báo hoặc đưa vào trong nhà trường” [phỏng vấn sâu, trường hợp 1.3, nam, giảng viên, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]. Thứ hai, qua giảng dạy, khảo sát 6 lớp báo chí năm thứ tư (các khóa 31 và 32, Học viện Báo chí và Tuyên truyền), và lớp báo chí K34 (văn bằng 2), đa số các sinh viên đều thiếu kiến thức lý luận về TTCĐ, không biết tiếp cận môn học nên lúng túng, thụ động trong học tập. Mặc dù với đặc thù là thiên về các kỹ năng trong tác nghiệp, trong việc tổ chức thực hiện các chuyên đề; nhưng khi có nền tảng lý luận soi chiếu, sinh viên sẽ dễ dàng nhận biết được những yêu cầu chính của việc tổ chức TTCĐ, qua đó có thể tích lũy để không quá bỡ ngỡ khi được giao làm chuyên đề, đặc biệt là nếu vững vàng có thể chủ động tự thực hiện chuyên đề khoa học, đạt hiệu quả tuyên truyền tốt. Ảnh 4.1: Sinh viên năm thứ tư Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thảo luận về thông tin chuyên đề. Thứ ba, thực tế việc giảng dạy môn “Các chuyên đề báo chí” ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện vẫn chỉ là mời các nhà báo có kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó vào nói chuyện về kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình hoạt động thuộc lĩnh vực nào đó. Ví dụ, mời phóng viên theo dõi kinh tế nói chuyện về làm báo kinh tế, kinh nghiệm của phóng viên bằng những ví dụ cụ thể, những bài học và lời khuyên; mời phóng viên chuyên về điều tra nói chuyện về lĩnh vực mà họ được phân công theo dõi, chuyên trách... Đó là các buổi nói chuyện chuyên về một vấn đề, lĩnh vực cụ thể nào đó, chủ yếu là sự nhận diện phóng viên theo dõi ngành, những bài học kinh nghiệm trong quá trình làm báo của các nhà báo, không có sự khái quát, khó áp dụng chung được cho sinh viên sau khi ra trường. “Hiện tại việc giảng dạy về tổ chức các chuyên đề báo chí, dù đã được giảng dạy nhiều năm trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng nếu so sánh với những nội dung khác thì vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn, với chất lượng cao hơn” [phỏng vấn sâu, trường hợp 1.1, nữ, Phó Trưởng khoa, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền]. Giải pháp đưa ra là xây dựng, cơ cấu lại khung chương trình đào tạo môn “Các chuyên đề báo chí”, với việc đưa phần lý thuyết về tổ chức TTCĐ vào giảng dạy, thời lượng khoảng 75% khung chương trình, còn lại là thực hành và mời các nhà báo đến nói chuyện chuyên đề về các lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, văn hóa, xã hội, điều tra... 5.4.4. Tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực cho việc tổ chức thông tin chuyên đề Từ kết quả khảo sát cũng như thực tế công tác, những nghiên cứu có liên quan, có thể thấy rằng việc tổ chức TTCĐ còn chưa được chú trọng đầu tư cả về nhân lực cũng như vật lực. Và đây là điều cần khắc phục, để có thể cho ra đời những sản phẩm báo chí bảo đảm chất lượng, là “món đặc sản”, thậm chí gắn liền với thương hiệu của CQBC. - Thứ nhất, việc tổ chức TTCĐ đòi hỏi sự tham gia của nhiều người, trong nhiều bộ phận của một CQBC; nếu nguồn nhân lực không bảo đảm, chắc chắn sẽ có người phải gánh vác thêm công việc của người khác, nên có thể không bảo đảm về chất lượng, hiệu quả đồng thời làm chậm tiến độ, sản phẩm ra đời khi nhu cầu của công chúng đã “giảm nhiệt”. Việc bố trí đủ, đúng nguồn nhân lực chất lượng là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm TTCĐ, nên cần phải được coi trọng và đầu tư hơn nữa, bởi “cứ giao cho người giỏi làm thì sẽ tốt. Người kém làm thì kết quả kém...” [phỏng vấn sâu, trường hợp 2.2, nam, Tổng Biên tập, Báo Đại đoàn kết]. Vì vậy, việc tuyển chọn được những phóng viên viết chuyên đề giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, trung thực là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó là có được đội ngũ biên tập viên, họa sĩ trình độ năng lực tốt, thạo việc - Thứ hai, TTCĐ là sản phẩm tập thể, huy động nhiều người tham gia, ở các khâu, những bộ phận khác nhau. Để có được một chuyên đề, từ sự phát hiện ý tưởng, chủ đề, bàn thảo, lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện nội dung, hình thức, đòi hỏi số lượng lớn người tham gia. Vì vậy, nếu không đầu tư đủ cho một dây chuyền sản xuất khép kín, không có sự chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng giữa các “mắt xích”, các khâu trong quá trình sản xuất thì rất khó có được một sản phẩm đạt chất lượng, thực sự là “món đặc sản” cho công chúng. - Thứ ba, vì TTCĐ là sản phẩm tập thể, nên không chỉ việc bố trí những người làm trực tiếp dựa trên năng lực, sở trường, thế mạnh của từng cá nhân, mà cần thiết phải có đội ngũ những người lãnh đạo trực tiếp, sâu sát mọi quá trình để sản phẩm hình thành. Người lãnh đạo giỏi, sâu sát không chỉ định hướng, chỉ đạo mà còn hỗ trợ, quyết đoán trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đầu tư nhân lực, vật lực cho quá trình tiến hành thực hiện TTCĐ, đặc biệt là đối với các vấn đề “gai góc” đòi hỏi sự nhạy bén, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. “Cần đề cao vai trò của người phụ trách trang, hay phụ trách số, họ phải là “nhạc trưởng” có ý tưởng hay, và biết phối hợp với các bộ phận chức năng tổ chức tốt trong quá trình sản xuất nội dung. Mặt khác, “nhạc trưởng” cần phải có cái nhìn tổng thể, dài hơi, song lại rất cụ thể và sâu sát đến cả việc đặt tin, bài, chọn ảnh, làm đồ họa thông tin...” [phỏng vấn sâu, trường hợp 1.2, nam, Phó Giám đốc thường trực, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam]. Có thể khẳng định rằng, con người và kinh phí luôn là hai vấn đề cốt lõi, quyết định của mọi công việc có thể dẫn đến thành công hay thất bại. Vì vậy, lựa chọn được những nhân sự có chất lượng, phù hợp với công việc cùng sự đầu tư thích đáng về vật chất sẽ quyết định tới việc tổ chức TTCĐ thành công hay không, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nội dung, uy tín cũng như vị thế của CQBC trong xã hội. Tiểu kết chương 5 Từ những kết quả nghiên cứu ở các chương trước, trong chương 5, nghiên cứu sinh chỉ rõ XHPT TTCĐ trên báo in sẽ được nhiều CQBC tổ chức thực hiện trong thời gian tới cùng những xu hướng cụ thể về tổ chức nội dung và hình thức của TTCĐ..., nghiên cứu sinh rút ra một số vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, trên cơ sở những vấn đề đặt ra, kết hợp phân tích thực tiễn ở chương 4, nghiên cứu sinh chỉ rõ xu hướng phát triển TTCĐ là tất yếu trong tương lai, trở thành một trong những “đặc sản” của báo in, ngay cả đối với các tờ báo xuất bản hàng ngày, mỗi khi có sự kiện, vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thứ hai, nghiên cứu sinh dự báo một số xu hướng tổ chức nội dung TTCĐ, đó là: (1). Xây dựng kế hoạch tuyên truyền khoa học, sát hợp; (2). Lựa chọn chủ đề thời sự, phù hợp, đa dạng; (3). Thu hút cộng tác viên chuyên ngành; (4). Tăng cường thông tin phản biện, điều tra; (5). Hạn chế tổ chức chuyên đề dễ dãi, mang tính thương mại Thứ ba, dự báo một số xu hướng tổ chức hình thức TTCĐ, đó là: (1). Tổ chức thông tin theo hướng hiện đại, mô thức thông tin hợp lý; (2). Tổ chức thông tin theo hướng đa dạng, nhiều “cửa sổ”; (3). Linh hoạt trong trình bày; (4). Tăng cường sử dụng ảnh báo chí, thông tin đồ họa. Thứ tư, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị để phát triển TTCĐ trên BIVN, đó là: (1). Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý báo chí; (2). Coi thông tin chuyên đề là hạng mục của giải báo chí quốc gia; (3). Cần giảng dạy môn tổ chức thông tin chuyên đề và (4). Tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực cho việc tổ chức TTCĐ. Có thể khẳng định rằng, việc nhận định XHPT TTCĐ báo in là tất yếu trong tương lai, chỉ rõ các xu hướng phát triển TTCĐ cụ thể cả về nội dung và hình thức; đồng thời đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cụ thể trên cơ cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra có thể là cơ sở để các CQBC áp dụng vào thực tiễn của mình, tăng cường chất lượng TTCĐ, tăng thêm “món đặc sản” cho công chúng. Việc phát triển TTCĐ nếu được quan tâm hơn nữa, tổ chức thực hiện một cách khoa học, sát hợp... trong thời gian tới sẽ thu được hiệu quả, tích cực, góp phần tăng uy tín, vị thế của các tòa soạn có ấn phẩm thuộc diện khảo sát nói riêng, các CQBC ở nước ta nói chung, cũng như các cơ sở đào tạo báo chí trong giảng dạy việc tổ chức TTCĐ báo chí. Đây cũng là một trong những lựa chọn quan trọng để BIVN tìm thị trường ngách nhằm phát triển, cùng tồn tại với các loại hình báo chí khác, đặc biệt khi báo in ngày càng gặp bất lợi trong việc chuyển tải thông tin thời sự, cập nhật. KẾT LUẬN Từ khi loại hình báo mạng điện tử ra đời, đặc biệt trong những năm gần đây, khi MXH phát triển bùng nổ, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, thường xuyên; báo chí đã có những sự biến động, đổi thay không ngừng nghỉ. Thời đại toàn cầu hóa truyền thông, việc tiếp cận các nguồn thông tin khổng lồrất dễ dàng, đặc biệt với những người biết ngoại ngữ. Vì vậy, các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới, trong nước luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân mọi quốc gia, chứ không chỉ bản thân nước, khu vực xảy ra sự kiện đó. Sức lan tỏa, tác động của sự kiện, vấn đề là vô cùng mạnh mẽ. Trước những tác động như vậy, mỗi loại hình báo chí cũng đều có những sự phát triển mạnh mẽ, biến đổi nhanh chóng. Trong cuộc cạnh tranh thông tin gay gắt hiện nay, không chỉ giữa các CQBC, các loại hình báo chí mà còn với cả MXH, báo chí công dân; mỗi loại hình báo chí đều có những sự chuyển hướng hoạt động, đổi thay để theo kịp thời đại, phục vụ ngày càng tốt nhất yêu cầu của bạn đọc. Và BCTT Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy chung của thời đại. Trong bối cảnh của tình hình mới, việc chuyển hướng hoạt động, thay đổi các hình thức truyền thông tới công chúng là bắt buộc, để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng, giữ chân họ và thu hút, phát triển những đối tượng công chúng mới. Chính vì vậy, mỗi loại hình báo chí, CQBC đều luôn cố gắng đầu tư, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo... trong hoạt động để vừa thực hiện tốt chức năng, tôn chỉ, mục đích của CQBC, vừa có thể trụ vững trong vòng xoáy cạnh tranh thông tin không chỉ giữa các cơ quan, loại hình báo chí mà còn với cả truyền thông xã hội, báo chí công dân. Với những bất lợi vì tính định kỳ trong xuất bản, báo in không thể chạy đua với các loại hình báo chí khác trong việc “đưa tin”, nên buộc phải khai thác, phát huy những thế mạnh riêng có của mình đó là thông tin chính luận, chuyên sâu, lý giải, phân tích, khách quan, trung thực, tin cậy. Và việc tổ chức TTCĐ là một trong những hướng đi quan trọng, với các loại hình phổ biến là: Trang chuyên đề, loạt bài, nhóm bài chuyên đề và số chuyên đề. Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh đã đầu tư nhiều công sức, thời gian để có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, xây dựng được khung lý thuyết về TTCĐ một cách phù hợp, bảo đảm làm nền tảng để khảo sát, đánh giá thực trạng TTCĐ trên BIVN. Với những luận cứ, luận điểm đã nêu trong các chương, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về TTCĐ trên báo chí nói chung, đặc biệt là trên báo in. Thông qua khảo sát 4 ấn phẩm tổ chức thường xuyên hình thức TTCĐ trong 3 năm là chuyên san Hồ sơ sự kiện (số chuyên đề), Tạp chí Xây dựng Đảng (nhóm bài chuyên đề), Báo Lao động cuối tuần và Báo An ninh thế giới giữa tháng-cuối tháng (trang chuyên đề), nghiên cứu sinh khái quát được những đóng góp của TTCĐ vào công tác thông tin tuyên truyền, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Luận án chỉ ra những hạn chế của TTCĐ báo in nói chung và các ấn phẩm thuộc diện khảo sát nói riêng; cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TTCĐ cùng những khó khăn, thách thức mà các CQBC đã, đang và sẽ phải đối mặt. Có thể khái lược rằng, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ và mới hơn về nhận thức, cách tiếp cận, đánh giá về vai trò của TTCĐ trên báo in nước ta trong điều kiện và yêu cầu mới; góp phần làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực tiễn của báo in trong bối cảnh cạnh tranh và khó khăn của báo in hiện nay, với các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đáng tin cậy. Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý thuyết về TTCĐ trên báo in, khảo sát, đánh giá TTCĐ trên BIVN, luận án là sự tổng hợp lần đầu tiên trong nghiên cứu về tính chất, hiệu quả của phương thức TTCĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về TTCĐ trên BIVN thông qua việc khảo sát các ấn phẩm tiêu biểu cho loại hình TTCĐ theo quy mô tổ chức thông tin, là: trang chuyên đề, nhóm bài chuyên đề và số chuyên đề, cùng việc nghiên cứu lý thuyết khẳng định rõ thế mạnh, hạn chế, XHPT của TTCĐ trên báo in. Trên cơ sở phân tích các cấp độ của TTCĐ, với việc phân tích chuyên sâu, đáp ứng hiểu biết sâu sắc về vấn đề, sự kiện nào đó; luận án khẳng định đây là lợi thế của báo in trong việc phát huy thế mạnh của mình trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác, và truyền thông xã hội trong tương lai Cụ thể, thông qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu sinh xây dựng được khung lý thuyết về TTCĐ, nêu những vấn đề liên quan trực tiếp đến tổ chức TTCĐ, cũng như xu hướng phát triển TTCĐ trên BIVN. Nghiên cứu sinh đã: (1). Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến XHPT TTCĐ trên báo in; nêu bật được một số vai trò của TTCĐ trên báo in, với những thế mạnh của sự phân tích, lý giải, bình luận chuyên sâu, nêu bật bản chất vấn đề; (2). Chỉ ra những đặc điểm của TTCĐ về nội dung và hình thức một cách cụ thể, rõ ràng, sát hợp; (3). Xây dựng tiêu chí để phân loại TTCĐ dựa trên các cơ sở khoa học khác nhau, phù hợp với các loại hình báo chí, hình thức tổ chức nội dung TTCĐ cụ thể; (4). Đề ra những yêu cầu cụ thể đối với việc tổ chức TTCĐ báo in về nội dung thông tin và hình thức trình bày, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, khảo sát; (5). Chỉ ra thực trạng, phân tích, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc tổ chức TTCĐ trên báo in Việt Nam thông qua các ấn phẩm thuộc phạm vi khảo sát, phù hợp với khung lý thuyết đã xây dựng; (6). Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị khoa học nhằm góp phần giúp những người tổ chức thực hiện TTCĐ ở các CQBC có những điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của việc tổ chức TTCĐ; (7). Nhận diện, đưa ra dự báo xu hướng phát triển của TTCĐ trên BIVN trong thời gian tới, cả về nội dung và hình thức; (8). Đề xuất, khuyến nghị đưa vào giảng dạy việc tổ chức TTCĐ tại các cơ sở đào tạo báo chí, coi trọng môn này ngang bằng với các thể loại báo chí khác, như: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự... cũng như việc nên dành cho TTCĐ một hạng mục xứng đáng trong giải báo chí quốc gia hằng năm Với sự tâm huyết và trách nhiệm cao, tác giả luận án đã lao động thực sự nghiêm túc, cầu thị để hoàn thành công trình nghiên cứu đúng tiến độ. Luận án hoàn thành giúp nghiên cứu sinh có được những vấn đề lý luận cơ bản về TTCĐ, đặc biệt là TTCĐ trên báo in, nhận biết xu hướng phát triển TTCĐ trên BIVN cũng như những xu hướng cụ thể về nội dung và hình thức của TTCĐ. Luận án là cơ sở để nghiên cứu sinh có thể tập trung vào các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến TTCĐ trên báo in, đặc biệt là về việc nâng cao chất lượng TTCĐ nói chung, từng loại hình TTCĐ theo quy mô tổ chức thông tin, theo các cách phân chia khác nhau; cũng như có thể tập trung vào các nghiên cứu liên quan đến báo chí chuyên biệt, đặc biệt là đối với báo in. Tuy nhiên, do trình độ của tác giả còn hạn chế, thời gian đầu tư không được tập trung tối đa, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều; luận án chắc chắn không tránh khỏi còn có những thiếu sót, sơ suất cần khắc phục. Là người có 20 năm thực tiễn làm báo, trải qua ba CQBC khác nhau, đều có tổ chức hình thức TTCĐ, là người trực tiếp thực hiện các chuyên đề, hiện nay chịu trách nhiệm tổ chức nội dung, hình thức ấn phẩm Hồ sơ sự kiện; tác giả xác định việc phát triển hơn nữa chất lượng TTCĐ là không dễ dàng, nhưng chắc chắn sẽ được quan tâm hơn nữa trong tương lai, bởi báo in buộc phải tạo ra những “đặc sản”, thế mạnh riêng có để níu giữ bạn đọc truyền thống, thu hút những bạn đọc tiềm năng. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu sinh chỉnh sửa, hoàn thiện luận án; đồng thời rút ra được những kinh nghiệm quý báu, bổ ích cho bản thân trên con đường nghiên cứu khoa học, cũng như trong công việc làm báo, tham gia giảng dạy sau này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6-2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Hoàng Anh (2003); Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí; Nxb Lao Động, Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương (2007); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về công tác tư tưởng, lý luận về báo chí trước yêu cầu mới. Lê Thanh Bình (2006); Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ Chính trị (2004); Thông báo 162-TB/TW, Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay. Bộ Chính trị (2015); Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”. Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Dững (đồng tác giả) (2005); Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính phủ (2005); Đề án “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”. Hoàng Đình Cúc (2007); Những vấn đề báo chí hiện đại; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Dọc đường tác nghiệp (2006); Nxb Thông tấn, Hà Nội. Đức Dũng (2005); Phóng sự báo chí hiện đại; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006); Tác phẩm báo chí; Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (2010); Báo chí truyền thông hiện đại – Từ hàn lâm đến đời thường; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Nguyễn Văn Dững (2011); Báo chí và dư luận xã hội; Nxb. Lao động, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) – Đỗ Thị Thu Hằng (2012); Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản;Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (2013); Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động; Hà Nội. Hà Đăng (chủ biên) (2002); Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997); Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Minh Đức (2000); Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Trường Giang (2011); Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản; Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Nguyễn Thị Trường Giang (2014); 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lê Hải (2013); Xây dựng tập đoàn truyền thông – giải pháp chiến lược trong phát triển nền báo chí Việt Nam; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Vũ Quang Hào (2001, 2004); Ngôn ngữ báo chí; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Vũ Quang Hào (2012); Ngôn ngữ báo chí; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Đỗ Thị Thu Hằng (2010); PR - công cụ phát triển báo chí; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Đỗ Thị Thu Hằng (2013); Giáo trình Tâm lý học báo chí; Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đỗ Thị Thu Hằng (2013); Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Đinh Thị Thúy Hằng (2008); Báo chí thế giới – xu hướng phát triển; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Trần Dzĩ Hạ (2014); Thuật làm báo; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Đức Hiển (2015); Nhà báo điều tra; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Hòa (2015); Biên tập báo chí; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Nguyễn Quang Hòa (2015); Phóng sự báo chí – Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Nguyễn Ánh Hồng (2015); Viết và biên tập cho báo online; Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Văn Hường (2007); Tổ chức và hoạt động của toà soạn; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đinh Văn Hường – Bùi Chí Trung (2015); Một số vấn đề về kinh tế báo in; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Công Khanh (2013); Những gì chưa dạy ở trường báo chí, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Phan Văn Kiền (2012); Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi bật; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Nguyễn Thế Kỷ (2013); Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Hồ Quang Lợi (2015); Thế sự và mắt nhìn, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thành Lợi (2014); Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Đỗ Chí Nghĩa (2011); Lý lẽ từ cuộc sống; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Đỗ Chí Nghĩa (2014); Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Lê Thị Nhã (2010); Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ năng cơ bản; Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Huỳnh Dũng Nhân (2007); Phóng sự - từ giảng đường đến trang viết; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Huỳnh Dũng Nhân (2012); Để viết phóng sự thành công; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (2014); Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Quang Nhiếp (2002); Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Oanh (2014); Chính luận truyền hình – lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Trần Thế Phiệt (1995); Tác phẩm báo chí, Tập III; Nxb Giáo dục; Hà Nội. Hà Huy Phượng (2006); Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in; Nxb Lý luận chính trị; Hà Nội. Trần Hữu Quang (2006); Xã hội học báo chí; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Quang (2000); Các thể loại chính luận báo chí; NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999); Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thành Lợi (2014); Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Dương Xuân Sơn (2014); Các loại hình báo chí truyền thông; Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004); Cơ sở lý luận báo chí truyền thông; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đỗ Đình Tấn (2014); Một nền báo chí phẳng; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạ Ngọc Tấn (2001); Truyền thông đại chúng; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tạ Ngọc Tấn (2005); Cơ sở lý luận báo chí; Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) (2011); Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương; Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Hữu Thọ (2002); Công việc của người viết báo; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hữu Thọ (2005); Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới: Một số vấn đề công tác tư tưởng - văn hoá; Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Vũ Tiến (2000); Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ngọc Trân (2014); Khám phá nghề biên tập; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngọc Trân (2015);“Thuật viết lách từ A đến Z”; Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thị Trâm (chủ biên) (2008); Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí; Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. Viện Ngôn ngữ học (2010); Từ điển tiếng Việt; Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2007); Đại từ điển Tiếng Việt; Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Mats Wikman và Phạm Thị Thúy Hằng (2010); Những trang báo đẹp – cẩm nang dành cho các nhà thiết kế; Tài liệu của dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam” giữa Việt Nam và Thụy Điển. Tiếng nước ngoài (đã dịch sang tiếng Việt) Sally Adams, Wynford Hicks;Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo(2007), Nxb Thông tấn, Hà Nội. Pierre Albert (2003); Lịch sử báo chí; Nxb Thế giới, Hà Nội. Frank Bass (2007); Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng thông tấn AP; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Kipp Bodnar, Jeffrey L. Cohen (2013); Cẩm nang truyền thông xã hội B2B; Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Philippe Breton, Serge Proulx (1996); Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới; Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. A.A. Chertưchơnưi (2005); Các thể loại báo chí; Nxb Thông tấn, Hà Nội. A.A. Chertưchơnưi (2005); Báo chí điều tra; Nxb Thông tấn, Hà Nội. G.V, Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.Ia. Iurốpxki (2005); Báo chí truyền hình (tập 1,2); Nxb Thông tấn, Hà Nội. Peter Eng - Jeff Hodson (2007); Tường thuật và viết tin - sổ tay những điều cơ bản; Nxb Thông tấn, Hà Nội. William Essex (2009); Để báo giới trích dẫn lời bạn; Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. Carmilla Floyd (2009); Tổ chức tòa soạn đa phương tiện; sách do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam xuất bản. Thomas L. Friedman (2007); Thế giới phẳng, tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Philippe Gaillard (2003); Nghề làm báo; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Howard Gardner (2012); Năm tư duy cho tương lai; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Grabennhicop (2003); Báo chí trong kinh tế thị trường; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Jacques Locquin, Truyền thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cáo (2003), Nxb Thông tấn, Hà Nội. The Missouri Group (Đại học Missouri) (2014); Nhà báo hiện đại; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Jane T. Harrigan và Karen Brown Dunlap (2011); Con mắt biên tập; Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Jack Hart (2007); Huấn luyện viên của người viết báo; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Sally Adams. Wynford Hicks (2007); Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo; Nxb Thông tấn, Hà Nội. G.V. Lazutina (2003); Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Maria Lukina (2005); Công nghệ phỏng vấn; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Claudia Mast (2003); Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Claudia Mast (2003); Truyền thông đại chúng, công tác biên tập; Nxb Thông tấn, Hà Nội. X.A.Mikhailốp (2004); Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Tom Plate (2010); Lời tự thú của một nhà báo Mỹ; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. E.P. Prôkhôrôp (2005); Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1,2); Nxb Thông tấn, Hà Nội. Line Ross (2004); Nghệ thuật thông tin; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2013); Bốn học thuyết truyền thông; Nxb Tri thức, Hà Nội. Mitchell Stephens (2015); Hơn cả tin tức – tương lai của báo chí; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Leonard Ray Teel (2004); Bước vào nghề báo; Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. V.V. Vôrôsilốp (2004); Nghiệp vụ báo chí: Lý luận và thực tiễn; Nxb Thông tấn, Hà Nội. V.V.Xmirnốp (2005); Các thể loại báo chí phát thanh; Nxb Thông tấn, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh Tom Altstiel, Jean Grow; Advertising Creative strategy, copy and design (2013); SAGE Publications, Inc, London. Shirley Biagi (2004); Media impact: An Introduction to Mass Media; Wadsworth Publishing Company, USA. Brian S. Brooks, George Kennedy, Daryl R. Moen, Don Ranly (2007); News Reporting and Writing; Missouri Group, Columbia, USA. Donald L. Ferguson (2005); Journalism Today; Glencoe/Mcgraw-Hill; 7 Tch edition (June 2005). Bob Franklin, Martin Hamer, Mark Hanna, Marie Kinsey, John E. Richardson (2005); Key Concepts in Journalism Studies; SAGE Publications. Chris Frost (2007), Journalism Ethics and Regulation, Pearson Education Limited. Bruce Garrison (2004), Professional Feature Writing, Lawrence Erlbaum Associates. Tony Harcup (2008), Journalism – Principles and Practice, SAGE Publications. Brendan Hennessy (2006), Writing Feature Articles, Focal Press. Ellen Lupton (2011); Graphic Design Thinking: Beyond Brainstorming; Princeton Architectural Press, New York. Maxwell McCombs, Donald Shaw (2009); The Handbook of Journalism Studies; Routledge. Sendhil Mullainathan, Andrei Shleifer (2004), Market for News, Havard University. Christopher H. Sterling (2009);Encyclopedia of American Journalism; Routledge. Joseph Turow (2009); Media Today; Routledge. Richard Weiner (1990), Dictionary of Media and Communications, Webster’s New World. Website https://vi.wikipedia.org/wiki https://businessjournalism.org DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Tri Thức (2012), Thông tin chuyên đề - hướng đi mới của báo in, Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông, số tháng 6-2012, tr.51-54 2. Nhóm tác giả (2012), Nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm của Tạp chí Cộng sản trong điều kiện mới, Đề tài khoa học cấp Ban Đảng. 3. Nguyễn Tri Thức (2013), Tăng cường đào tạo theo hình thức “Cầm tay chỉ việc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, tháng 4-2013, tr.165-170. 4. Nhóm tác giả (2013), Đạo đức nghề nghiệp trong thể loại điều tra: Một số vấn đề đáng bàn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.265-271. 5. Nguyễn Tri Thức (2015), Thông tin chuyên đề - “đặc sản” của báo Tết, Tạp chí Người làm báo, số 80-81 (371-372) – tháng 1&2.2015, tr. 64-66. 6. Tri Thức (2015), Thông tin chuyên đề - “xưa” và nay, Hồ sơ sự kiện (Tạp chí Cộng sản), số 304 (10-6-2015), tr. 6-7. 7. Tri Thức (2015), Những hạn chế và mặt trái, Hồ sơ sự kiện (Tạp chí Cộng sản), số 304 (10-6-2015), tr.10-11. 8. Nguyễn Tri Thức (2015), Thế mạnh, và cũng là hạn chế, Hồ sơ sự kiện (Tạp chí Cộng sản), số 304 (10-6-2015), tr.19-20. 9. Nguyễn Tri Thức (2015), Thông tin chuyên đề trên chuyên san Hồ sơ sự kiện: Thực trạng và một số giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, ngày 17-7-2015, tr.197-204. 10. Nguyễn Tri Thức (2015), Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 11-8-2015. 11. Nhóm tác giả (2015), Tác phẩm báo chí điều tra – tuyển chọn và phân tích, Nxb Lao Động. 12. Nhóm tác giả (2015), Phát huy vai trò của báo chí Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, Đề tài khoa học cấp Ban Đảng. 13. Nguyễn Tri Thức (2015) Thông tin chuyên đề - thế mạnh, hạn chế và mặt trái, Tạp chí Người làm báo, số 91 (382) – tháng 12-2015, tr.62-63. 14. Nguyễn Tri Thức (2016), Loạt bài chuyên đề - sức nặng của “những cú đấm”, Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông, số tháng 5-2016, tr.43-46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxxu_huong_phat_trien_thong_tin_chuyen_de_tren_bao_in_viet_nam_hien_nay_4388.docx