Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong kỹ thuật nhuộm

BÁO CÁO CÔNG NGHỆ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT A. ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG CÔNG NGHỆ NHUỘM: I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ NHUỘM - HOÀN TẤT: 1. CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ: Toàn bộ các quá trình xử lý để vải mộc trở thành vải thành phẩm được gọi là dây chuyền công nghệ hoàn tất vải. Thuật ngữ công nghệ hoàn tất vải bao gồm các quá trình kỹ thuật sau: - Kỹ thuật chuẩn bị. - Kỹ thuật nhuộm hoặc in. - Kỹ thuật hoàn tất vải. Bên cạnh đó người ta còn chia quá trình xử lý từ vải mộc đến vải thành phẩm thành các công đoạn thể hiện tác dụng và chức năng của các thiết bị sử dụng trong công đoạn đó. Theo cách chia này ta có các dây chuyền công nghệ tương ứng với các công đoạn sau: - Kiểm tra và phân loại vải mộc. - Làm sạch: giặt và giũ hồ; tẩy trắng hóa học; tẩy trắng quang học. - Hoàn tất ướt (hoàn tất hóa học): cán vải, tạo nỉ, carbon hóa (cho vải len), giảm trọng hoặc tăng trọng vải, kìm co (phòng co), làm bóng (cho vải cellulose) - Nhuộm hoặc in vải, sấy khô. - Hoàn tất khô (hoàn tất cơ học): định hình nhiệt, làm mềm vải, cào lông, xén lông, ép vải, cán láng. - Một số công đoạn hoàn tất đặc biệt: xử lý chống nhăn, chống thấm nước, chống mốc, chống cháy, chống vi khuẩn, chống tĩnh điện 2. KỸ THUẬT CHUẨN BỊ: Kỹ thuật chuẩn bị vải hay còn gọi là quá trình xử lý hóa học vải nhằm loại bỏ các tạp chất, chất hồ trên vải mộc trước khi tiến hành nhuộm hoặc in. Sau công đoạn xử lý hóa học, vải sẽ có tính ngấm tốt, trắng, mịn, mềm mại và hấp thụ thuốc nhuộm tốt, nhuộm đều màu, không hao hụt thuốc. Quá trình xử lý hóa học vải bao gồm các bước cơ bản sau: kiểm tra phân loại vải, đốt đầu xơ, giũ hồ, giặt, tẩy, tăng trắng quang học, làm bóng, ổn định nhiệt 2.1 Kiểm tra và phân loại vải mộc: - Vải mộc từ phân xưởng dệt chuyển qua cần được sắp xếp theo từng loại và thứ tự lô sản phẩm nhập. - Không nên để vải mộc tồn đọng trong kho lâu (hàng tuần lễ) nhất là đối với vải dệt trên máy dệt nước vì vải sẽ bị vàng; trong trường hợp phải để vải lâu, cần phải qua công đoạn sấy vải cho khô. - Phân chia vải đúng loại: (loại nguyên liệu, khổ vải, mật độ sợi dọc – ngang ), số lượng trước khi xử lý hóa học để quy trình và số lượng cho từng loại vải gia công ở các mẻ gần giống nhau. - Kiểm tra lại những chỗ dệt lỗi để sửa chữa hoặc loại bỏ. - Kiểm tra và loại bỏ những đầu dây và các vật kim loại khác còn sót lại trên vải để không làm hư hại các trục ép, trục dẫn trên những thiết bị sẽ sử dụng. - Tẩy những vết bẩn. - Đánh dấu đầu tấm vào các lô vải. 2.2 Đốt dầu xơ  Mục đích: - Nhằm loại bỏ những lông tơ con, những đầu xơ nằm nhô lên mặt vải - Làm cho mặt vải nhẵn – đẹp và thuận lợi trong quá trình nhuộm hoặc in sau này.  Công dụng: Dùng trong dây chuyền xử lý vải bông, vải viscose xơ ngắn, vải pha.  Nguyên tắc: Vải được di chuyền nhanh qua ngọn lửa của máy đốt lông với vận tốc cao (150 300m/phút). Quá trình này thường thực hiện trước khi nhuộm, tuy nhiên trong một số trường hợp vải pha người ta có thể thực hiện quá trình đốt lông sau khi nhuộm.  Hiệu quả: Sau quá trình đốt lông vải sẽ sạch, nhẵn – đẹp hơn; vải khó bắt bụi; vải nhuộm – in sẽ được bền màu hơn, tiết kiệm hóa chất ở các công đoạn sau.

doc42 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 16947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong kỹ thuật nhuộm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT A. ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG CÔNG NGHỆ NHUỘM: I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ NHUỘM - HOÀN TẤT: 1. CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ: Toàn bộ các quá trình xử lý để vải mộc trở thành vải thành phẩm được gọi là dây chuyền công nghệ hoàn tất vải. Thuật ngữ công nghệ hoàn tất vải bao gồm các quá trình kỹ thuật sau: Kỹ thuật chuẩn bị. Kỹ thuật nhuộm hoặc in. Kỹ thuật hoàn tất vải. Bên cạnh đó người ta còn chia quá trình xử lý từ vải mộc đến vải thành phẩm thành các công đoạn thể hiện tác dụng và chức năng của các thiết bị sử dụng trong công đoạn đó. Theo cách chia này ta có các dây chuyền công nghệ tương ứng với các công đoạn sau: Kiểm tra và phân loại vải mộc. Làm sạch: giặt và giũ hồ; tẩy trắng hóa học; tẩy trắng quang học. Hoàn tất ướt (hoàn tất hóa học): cán vải, tạo nỉ, carbon hóa (cho vải len), giảm trọng hoặc tăng trọng vải, kìm co (phòng co), làm bóng (cho vải cellulose) Nhuộm hoặc in vải, sấy khô. Hoàn tất khô (hoàn tất cơ học): định hình nhiệt, làm mềm vải, cào lông, xén lông, ép vải, cán láng. Một số công đoạn hoàn tất đặc biệt: xử lý chống nhăn, chống thấm nước, chống mốc, chống cháy, chống vi khuẩn, chống tĩnh điện… 2. KỸ THUẬT CHUẨN BỊ: Kỹ thuật chuẩn bị vải hay còn gọi là quá trình xử lý hóa học vải nhằm loại bỏ các tạp chất, chất hồ trên vải mộc trước khi tiến hành nhuộm hoặc in. Sau công đoạn xử lý hóa học, vải sẽ có tính ngấm tốt, trắng, mịn, mềm mại và hấp thụ thuốc nhuộm tốt, nhuộm đều màu, không hao hụt thuốc. Quá trình xử lý hóa học vải bao gồm các bước cơ bản sau: kiểm tra phân loại vải, đốt đầu xơ, giũ hồ, giặt, tẩy, tăng trắng quang học, làm bóng, ổn định nhiệt… Kiểm tra và phân loại vải mộc: Vải mộc từ phân xưởng dệt chuyển qua cần được sắp xếp theo từng loại và thứ tự lô sản phẩm nhập. Không nên để vải mộc tồn đọng trong kho lâu (hàng tuần lễ) nhất là đối với vải dệt trên máy dệt nước vì vải sẽ bị vàng; trong trường hợp phải để vải lâu, cần phải qua công đoạn sấy vải cho khô. Phân chia vải đúng loại: (loại nguyên liệu, khổ vải, mật độ sợi dọc – ngang…), số lượng trước khi xử lý hóa học để quy trình và số lượng cho từng loại vải gia công ở các mẻ gần giống nhau. Kiểm tra lại những chỗ dệt lỗi để sửa chữa hoặc loại bỏ. Kiểm tra và loại bỏ những đầu dây và các vật kim loại khác còn sót lại trên vải để không làm hư hại các trục ép, trục dẫn trên những thiết bị sẽ sử dụng. Tẩy những vết bẩn. Đánh dấu đầu tấm vào các lô vải. Đốt dầu xơ Mục đích: - Nhằm loại bỏ những lông tơ con, những đầu xơ nằm nhô lên mặt vải - Làm cho mặt vải nhẵn – đẹp và thuận lợi trong quá trình nhuộm hoặc in sau này. Công dụng: Dùng trong dây chuyền xử lý vải bông, vải viscose xơ ngắn, vải pha. Nguyên tắc: Vải được di chuyền nhanh qua ngọn lửa của máy đốt lông với vận tốc cao (150 300m/phút). Quá trình này thường thực hiện trước khi nhuộm, tuy nhiên trong một số trường hợp vải pha người ta có thể thực hiện quá trình đốt lông sau khi nhuộm. Hiệu quả: Sau quá trình đốt lông vải sẽ sạch, nhẵn – đẹp hơn; vải khó bắt bụi; vải nhuộm – in sẽ được bền màu hơn, tiết kiệm hóa chất ở các công đoạn sau. Giũ hồ: Mục đích: Hầu hết các mặt hàng vải dệt thoi trước khi dệt sợi dọc thường phải qua công đoạn hồ sợi (để nâng cao hiệu suất của quá trình dệt). Màng hồ này bao quanh sợi làm cho vải bị cứng, khó thấm nước và các loại dung dịch khác. Vì vậy trong quá trình chuẩn bị vải trước khi nhuộm hoặc in… ta cần phải qua công đoạn giũ hồ. Vải càng được giũ hồ kỹ thì càng tăng tính hiệu quả cho các công đoạn sau (như: giặt, tấy…) Công dụng: Công đoạn này có thể sử dụng cho tất cả các mặt hàng vải. Nguyên tắc: dùng hóa chất hoặc nước nóng phá hủy màng hồ bao quanh sợi thành dạng phân tử thấp rồi giặt sạch nó ra khỏi vải. Giặt vải hay nấu vải: Mục đích: Là quá trình quan trọng quyết định chất lượng chuẩn bị vải trước khi in – nhuộm. Quá trình này nhằm loại bỏ triệt để các tạp chất, chất hồ có thể còn lại sau khi giũ hồ… Công dụng: Đây là công đoạn không thể thiếu được trong dây chuyền chuẩn bị cho vải bông. Nguyên tắc: Trước tiên, vải được ngấm ép bằng các dung dịch tương ứng hoặc dung dịch giặt được đưa vào trong máy đúng mức quy định, trong khoảng thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ pH đúng quy định cho từng loại vải. Lúc này vải cần được di chuyển từ từ qua dung dịch hoặc dung dịch được bơm tuần hoàn liên tục qua các lớp vải, vải được giặt lại bằng nước nóng, nước lạnh. Hiệu quả: Sau quá trình giặt vải có độ sạch, độ trắng hơn, có độ thấm nước và mao dẫn cao, dễ hấp thu thuốc nhuộm do xơ bị nở to hơn, háo nước hơn. Tẩy vải: Mục đích: Làm cho vải trắng hơn, loại bỏ tạp chất hoặc loại bỏ các chất màu mà vải hấp thu trong dung dịch nấu. Nếu vải dự định nhuộm màu đậm không cần qua công đoạn tẩy trắng. Công dụng: Được sử dụng cho tất cả các loại vải. Nguyên tắc: - Quá trình tấy trắng là dùng các biện pháp hóa học và quang học để vừa phá hủy màu thiên nhiên vốn có của vải làm tăng độ trắng của vải, hoặc làm cho vải giảm được ánh vàng, tăng độ trắng biếc. - Trong quá trình tẩy trắng vải cũng được đi qua hay dịch chuyển cùng dung dịch tẩy trắng trong một thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ pH… đúng quy định. Để hạn chế sự thất thoát các chất trong dung dịch người ta thường thêm vào trong dung dịch các chất ổn định và để dễ tách chất bẩn ra khỏi vải khi giặt lại sau này người ta có thể thêm vào trong dung dịch tẩy các chất hoạt động bề mặt không mang ion. Hiệu quả: Vải đạt độ trắng cao (83 84%), mịn mặt hơn, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình in – nhuộm sau này. Làm bóng vải: Mục đích: quá trình nhằm nâng cao chất lượng vải bóng. Sau quá trình làm bóng vải sẽ có độ bóng hơn. Công dụng: Chỉ sử dụng cho vải bông. Nguyên tắc: Quá trình làm bóng là cho vải ở trạng thái kéo căng tác dụng với dung dịch kiềm đậm đặc (190 300 g/l) ở nhiệt độ 16  200C trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau đó giặt sạch phần kiềm vải đã hấp thụ. Cần chú ý luôn cho vải ở trạng thái kéo căng, vừa để chống co vừa để cho vải có độ bóng mà tính chất này không bị mất đi trong các quá trình gia công sau. Hiệu quả: Có thể tiết kiệm từ 10  15% thuốc nhuộm (màu nhạt) đến 25 30% (màu đậm) so với vải chưa được làm bóng. Màu vải sẽ tươi hơn, ánh hơn, độ bền màu cao hơn so với vải chưa làm bóng nhuộm cùng màu. Xử lý thả lỏng: Mục đích: Đưa vải về trạng thái nghỉ, làm cho vải phục hồi về trạng thái ban đầu sau các quá trình kéo căng không đều ở các công đoạn trước mà không làm thay đổi các đặc tính khác. Công dụng: Dùng cho vải tổng hợp dệt sợi xe cao (>1200 vòng/mét). Nguyên tắc: Sử dụng máy giặt vòng và một số hóa chất như NaOH, chất tẩy dầu… nhằm mục đích làm cho xơ trương nở mạnh. Vải trước khi đưa vào máy sẽ được kết biên cẩn thận để tránh hiện tượng rối vải. Khi máy quay vải sẽ bị va đập vào các cạnh của thùng quay, làm nới lỏng liên kết giữa sợi ngang và sợi dọc, các xơ – sợi sẽ chuyển động tự do. Dung dịch trong thùng sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết, dưới tác dụng nhiệt sợi sẽ bị co lại làm cho kết cấu vải trở nên mềm hơn, mịn mặt hơn so với vải mộc. Hiệu quả: Vải sẽ mềm mại hơn, dễ hút nước, độ co của các loại sợi trên vải trong các công đoạn nhuộm – hoàn tất sẽ đồng bộ và bình ổn hơn. Giảm trọng: Mục đích: làm giảm khối lượng vải, khối lượng sợi, làm cho vải mềm mại hơn mà không ảnh hưởng gì đến các tính chất khác. Công dụng: thường sử dụng cho mặt hàng vải PES dùng sợi xe cao hay xe chập. Nguyên tắc: quá trình gia công vải trong dung dịch kiềm có nồng độ cao, làm cho xơ bị thủy phân một phần, do đó khối lượng xơ – sợi trên vải giảm, vải sẽ nên mềm mại hơn. Hiệu quả: sau quá trình giảm trọng vải sẽ trở nên mềm mại hơn. Sấy vải và ổn định nhiệt: Mục đích: Quá trình này nhằm làm khô vải, tạo kích thước vải ổn định, ngăn ngừa sự tạo nếp nhăn, sọc, nhàu và tăng khả năng nhuộm, vải trở nên mịn đẹp hơn. Công dụng: Sấy vải được thực hiện sau quá trình xử lý hóa học vải cellulose (hoặc cho vải tổng hợp khi cần thiêt). Ổn định nhiệt cũng được thực hiện sau quá trình xử lý hóa học cho vải tổng hợp. Nguyên tắc: Cả hai đều có một nguyên tắc chung là dùng nhiệt để làm khô vải. Để tăng hiệu quả cho quá trình, trước khi vào sấy hay ổn định nhiệt người ta thường cho vải qua máy vắt ly tâm để làm mất đi trước một lượng nước đáng kể trên vải. Hiệu quả: Không bị ố vàng nhanh, độ co của các thành phần sợi trong vải được đồng đều, thuận lợi cho các công đoạn gia công tiếp theo. KỸ THUẬT NHUỘM: 3.1 Định nghĩa: - Nhuộm là quá trình gia công nhằm tạo màu cho xơ, sợi hay vải sao cho màu đó đều, sâu và bền. Người ta dùng thuốc nhuộm để tạo màu trong công nghệ nhuộm. - Trong quá trình nhuộm vật liệu dệt hoặc là dung dịch nhuộm phải chuyển động mạnh để tạo điều kiện cho việc phân bố đều thuốc nhuộm trên mặt xơ, sợi và vải. 3.2 Cơ chế nhuộm: Quá trình nhuộm là quá trình chuyển thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm vào xơ, sợi và cố định màu trên nó. Chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: thuốc nhuộm được hấp thụ bởi bề mặt xơ. Quá trình hấp thụ thực tế xảy ra rất nhanh khi nhuộm, ta phải tạo điều kiện như thế nào để cho không những chỉ có mặt ngoài mà cả mặt bên trong xơ cũng hấp thụ được thuốc nhuộm. Giai đoạn 2: Khuyếch tán dung dịch vào xơ. Giai đoạn này xảy ra trong một thời gian dài. Muốn tăng tốc độ khuyếch tán thì cần phải làm nở xơ. Do đó người ta dùng các chất dẫn đường. Chất dẫn đường (chất trợ) thường là các chất hữu cơ không màu, có kích thước phân tử nhỏ hơn nhiều so với kích thước của thuốc nhuộm, những chất này dễ dàng ngấm vào xơ hoặc kéo theo nước ngấm vào xơ làm cho xơ bị nở và kết quả là tốc độ khuyếch tán của thuốc nhuộm vào xơ tăng lên. Giai đoạn 3: Giai đoạn cố định màu của thuốc nhuộm trên xơ. Trong giai đoạn này giữa thuốc nhuộm và xơ phát sinh ra các lực tác dụng tương hỗ. Nhờ đó mà thuốc nhuộm được giữ chặt trên xơ. 3.3 Sử dụng chất trợ trong quá trình nhuộm: - Trong thực tế quá trình nhuộm không chỉ đơn thuần là sự pha trộn của thuốc nhuộm và nước, để hiệu ứng màu thể hiện trên vải đòi hỏi trong quá trình nhuộm phải có thêm các chất khác mà ta gọi là các chất trợ. Các chất này có tác dụng đưa môi trường của dung dịch giặt - tẩy- nhuộm- in…có độ pH, độ oxy hóa đúng theo yêu cầu sử dụng. - Nhiều loại chất trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên, tuy nhiên các loại chất trợ có nguồn gốc từ hóa học được sử dụng nhiều nhất. 3.3.1 Phân loại chất trợ: Ta có thể phân chia các loại chất trợ theo công dụng trực tiếp của nó lên sản phẩm nhuộm hoàn tất. Theo cách này ta có các loại chất trợ như sau: Chất hoạt động bề mặt. Chất khử và oxy hóa. Chất tăng trắng. Chất cầm màu. Chất hồ. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu về chất trợ là các chất hoạt động bề mặt. Thường thì không có một chất hoạt động bề mặt nào có đầy đủ các tính chất như: thấm ướt, tẩy rửa, nhũ hóa, làm đều, phân tán, ổn định…tùy theo tính chất thuốc nhuộm và điều kiện công nghệ mà người ta chọn chất hoạt động bề mặt nào cho hợp lý và có kết quả nhất. Quy trình nhuộm khá đa dạng tùy theo bản chất của xơ, sợi và các loại thuốc nhuộm nhưng tất cả các quy trình đều sử dụng các chất hoạt động bề mặt và chúng được gọi là các chất trợ nhuộm được sử dụng với nhiều mục đích. 3.3.2. Phân loại chất hoạt động bề mặt:    Dựa vào tính chất phân li của chất hoạt động trong nước mà người ta chia chúng thành ba loại chính sau: a. Chất hoạt động bề mặt cation    Nhóm chức này khi hòa tan trong nước sẽ phân li tạo ra các gốc hoạt động mang tích điện dương. Cấu tạo tiêu biểu của các chất hoạt động cation là các amin mạch thẳng, các dẫn xuất amit, các bazơ mạch vòng, dị vòng và dẫn xuất của chúng.    Chức năng chủ yếu của các chất hoạt động bề mặt cation là phân tán, làm đều màu, hồ chống nhàu, chống tĩnh điện, chống nổi hạt xoắn, tăng độ co giãn, hồ mềm và cầm màu thuốc nhuộm.   b. Chất hoạt động lưỡng tính    Là chất hoạt động bề mặt mà trong phân tử của chúng có chứa đồng thời cả nhóm axit và nhóm bazơ: nhóm axit hoặc là cacboxylic hoặc sunfonat, còn nhóm bazơ thường là nhóm amin. Những chất này trong môi trường axit chúng phân li như chất hoạt động bề mặt cation, còn trong môi trường kiềm chúng thể hiện chức năng của loại anion. Chúng có ái lực với protein và cellulose đồng thời có ưu thế khi phối trộn với các chế phẩm có đặc tính anion.    c. Chất hoạt động bề mặt không ion (nonion surfactant)    - Đây là những chất hòa tan trong nước nhưng không bị phân ly thành ion   -  Đa số chúng là dẫn xuất của polietylenglycol có công thức tổng quát. R-O-(CH2-CH2-O)n-CH2-CH2-OH hoặc R-O-(CH2-CH2-O)n-OH R-COO-(CH2-CH2-O)n-CH2-CH2-OH    Trong đó gốc R gốc ankyl là phần kỵ nước, còn gốc polietylenglycol là phần ưa nước tạo nên khả năng hòa tan của chất hoạt động bề mặt. Dung dịch chất hoạt động bề mặt này thường tạo môi trường trung tính pH=7, bền với nước cứng, acid, kiềm và kim loại. Đây là loại chất hoạt động bề mặt có chức năng đa dạng nhất nên được sử dụng rất rộng rãi trong các quá trình nấu, tẩy, giặt, nhuộm-in hoa và hoàn tất cho nhiều loại vải sợi khác nhau.    d. Chất hoạt động bề mặt anion (anionic sunfactan)    Những chất thuộc nhóm này khi hòa tan trong nước sẽ phân ly thành các gốc anion dạng R-SO3 hoặc RCOO.    Hiện nay trên thế giới đã sản xuất các chất hoạt động  bề mặt anion với các tên thương mại khác nhau. Những chất này thường sử dụng rộng rãi để làm chất ngấm, chất tẩy giặt, chất ổn định cho tẩy, chất phân tán và một số có thể làm hồ mềm, chống nhàu, chống tĩnh điện. 3.3.3. Các chất hoạt động bề mặt thường dùng: Chất làm ngấm: giúp cho vải thấm ướt nhanh và hoàn toàn. Dung dịch nhuộm có sức căng bề mặt lớn, không thấm ướt vải sợi nên thuốc nhuộm không thấm vào được. Khi cho chất hoạt động bề mặt vào sẽ làm giảm sức căng bề mặt cho phép các phân tử thuốc nhuộm di chuyển vào bên trong xơ sợi.Chất hoạt động bề mặt không làm ảnh hưởng đến tốc độ liên kết của phân tử thuốc nhuộm với vải sợi. Khi tăng nồng độ chất ngấm thì tính thấm, ngấm của dung dịch tăng lên, tuy nhiên đến một giới hạn nào đó sự từng nồng độ chất ngấm sẽ không làm tăng thêm khả năng thấm nữa. Chất ngấm đa số là chất hoạt động bề mặt anion như: xà phòng, dầu đỏ và những hợp chất kiểu ankylsulfonat. Chất đều màu: giúp cho chất nhuộm hấp thụ đều lên xơ. Chất đều màu đa số là các amine mạch thẳng, các base mạch vòng cao phân tử và các dẫn xuất của chúng. Chất phân tán: giúp cho dung dịch thuốc nhuộm ổn định ở trạng thái phân tán cao. Đối với thuốc nhuộm dạng huyền phù (thuốc nhuộm phân tán), khi có chất hoạt động bề mặt sẽ tạo điều kiện cho thuốc nhuộm phân tán đồng đều và giúp cho thuốc ngấm vào xơ sợi đều màu hơn. Chất phân tán đa số là các hợp chất kiểu ankylsunfonate(chất hoạt động bề mặt anion), có dạng tổng quát R-SO3Na. Chất tải: giúp cho dung dịch thuốc nhuộm dế dàng thẩm thấu vào các mao quản của xơ. Đa số những chất này là dẫn xuất của phenol. Các chất này có khả năng làm tăng tốc độ nhuộm là do chúng có khả năng thấm vào xơ dễ dàng hơn thuốc nhuộm. Khi đã vào xơ chúng đẩy các mạch phân tử của xơ ra xa nhau hơn, làm đứt một số mối liên kết phân tử làm cho xơ trở nên xốp hơn, thuốc nhuộm dễ đi vào xơ. Chất tạo nhũ: thực tế cũng là chất hoạt động bề mặt, dùng để tạo nhũ tương giữa hai chất lỏng không tan vào nhau ứng dụng chủ yếu cho in hoa, ổn định mực in dạng paste. Chất chống bọt: thường dùng ở dạng silicon làm thay đổi sức căng bề mặt, giảm sự tạo bọt, dùng trong nhuộm. Làm chất tẩy rửa trong các giai đoạn sau quá trình nấu vải: do sợi dọc của vải kha dễ đứt, người ta phải hồ sợi dọc để tăng khả năng chịu đựng ma sát của sợi trước khi dệt, do vậy trước khi nhuộm phải giặt để loại hồ chưa được rũ sạch và sáp đi. Sử dụng như chất làm mềm trong quá trình xử lý hoàn tất vải: Các loại vải cotton và vải nhân tạo dễ bị cứng sau khi giặt, chất hoạt động bề mặt đóng vai trò như chất bôi trơn, có khả năng lan rộng và ngấm rất cao do chúng có thể hình thành một lớp màng mỏng bảo phủ bên ngoài sợi và một phần ngấm vào trong sợi, chúng làm giảm ma sát giữa các phần sợi với nhau làm cho sợi mềm mại hơn. Các chất làm mềm vải chỉ được dùng với lượng nhỏ (<2%) vì nếu dư sẽ làm cho vải nhớt. Các chất hoạt động bề mặt thường sử dụng ở đây là dầu béo sulfat hóa, alcol béo sulfat hóa, các chất hoạt động bề mặt cation… 3.3.4. Một số nguyên tắc lựa chọn: Nhuộm xơ protein bằng thuốc nhuộm acid: có thể dùng chất hoạt động bề mặt anion hoặc không mang ion, thuốc nhuộm anion như albegal A, B, thuốc nhuộm không mang ion như Peregol O… Nhuộm xơ cellulose bằng thuốc nhuộm trực tiếp: khi dùng chất ngấm tốt nhất là không mang ion như peregol O hay OP… Nhuộm xơ cellulose bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên: thường dùng chất hoạt động bề mặt: Không mang ion peregol hoặc albatex. Anion như albatex PON: nhiều thuốc nhuộm hoàn nguyên chỉ ưa một vài chất trợ, thay chất khác thì ảnh hưởng xấu đến màu. Do vậy cần tuân thủ sự hướng dẫn trong catalogue. Nhuộm xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán (ở nhiệt độ sôi ): Chất phân tán: Không ion kiểu diphasol M (Ciba); ion kiểu ugasol DAM. Chất tải: (ví dụ như invalon: IA, HT, OP, PR…) chất tải lý tưởng rẻ, không độc, không mùi, dể phân tán, dễ giặt, không dị ứng da, không giảm độ tươi và bền màu. KỸ THUẬT HOÀN TẤT: Mục đích: Sau những công đoạn xử lý giặt, tẩy, nhuộm…vải bị nhiều tác dụng cơ học, hóa học, làm cho vải giãn dài và co ngang, mặt vải có nhiều nếp nhăn, kích thước vải không ổn định. Ngoài ra, trên vải cần chứa một số tính chất cần thiết theo yêu cầu sử dụng như: chống cháy, chống thấm…Vì vậy tất cả các mặt hàng vải trước khi đem sử dụng cấn phải qua công đoạn xử lý hoàn tất. Quy trình xử lý hoàn tất là kết hợp giữa các biện pháp cơ và hóa học. Quá trình xử lý cơ học nhằm làm thay đổi tính chất cơ lý của sản phẩm, còn quá trình xử lý hóa học là dùng tác nhân hóa học làm biến đổi bản chất của vật liệu. Tùy theo yêu cầu sử dụng của từng loại sản phẩm mà ta có các phương pháp xử lý hoàn tất khác nhau và các công đoạn trong các quy trình xử lý hoàn tất cho mỗi loại sản phẩm cũng có thể được thực hiện khác nhau về thứ tự công đoạn, công nghệ xử lý cho từng công đoạn. Ở đây ta chỉ tìm hiểu sâu về xử lý hoàn tất hóa học. Xử lý hoàn tất hóa học (xử lý ướt): được sử dụng rộng rãi và đa dạng với nhiều loại hóa chất khác nhau. Tùy theo yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà ta sử dụng các chất khác nhau và công nghệ xử lý cũng khác nhau. Các phương pháp xử lý hóa học: Phương pháp ngâm tẩm: được thực hiện ở lần giặt cuối cùng. Ta đưa dung dịch vào máy, xử lý ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Sau đó dung dịch được loại bỏ, vải được vắt sấy khô…Phương pháp này đơn giản, nhưng không tận dụng được hết dung dịch, vải chỉ ngấm một phần dung dịch xử lý, do đó gây lãng phí và có hại cho môi trường nên chỉ sử dụng cho những công nghệ đơn giản (như hồ mềm). Phương pháp ngấm ép: sử dụng phổ biến và thường sử dụng bộ phận ngấm ép đặt ở đầu máy căng sấy. Lượng dung dịch xử lý được đưa lên vải theo yêu cầu phụ thuộc vào nồng độ dung dịch, lực ép, nhiệt độ, tốc độ máy, kết cấu bộ phận ngấm ép…Phương pháp này cho dung dịch xử lý được phân bố đều trên mặt vải, phần dư được cán ép trở lại, có thể xử lý cả hai mặt vải. Phương pháp sử dụng công nghệ bọt: sử dụng các chất xử lý là các chất HDBM ở dạng bọt, là những chất ngấm do đó dễ thấm sâu vào trong vải, cho hiệu quả xử lý cao. Với phương pháp này khi xử lý lượng ẩm tối đa chỉ là 120% (thấp hơn hai phương pháp trên), do đó sẽ làm giảm năng lượng sấy khô vải. Phương pháp này cần dùng những máy xử lý hoàn tất riêng, các máy này dung công nghệ như một máy in lưới quay, chất xử lý sẽ được đưa vào trục lưới và sẽ được đưa lên vải bằng hệ thống dao gạt. 4.2.2 Các công nghệ xử lý hóa học cơ bản: a. Hồ mềm: Mục đích: Làm giảm độ cứng, tăng độ mềm mại, mịn tay. Giảm nhàu, tăng khả năng phục hồi biến dạng. Tăng độ bền cơ lý của vải khi sử dụng: chống mài mòn, chống vi khuẩn, giảm độ ma sát khi cắt may… Nguyên tắc: Chất bôi trơn phủ lên mặt ngoài xơ – sợi làm giảm ma sát để chúng chuyển động dễ dàng với nhau khi chịu biến dạng. Công nghệ hồ Silicon: là một hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát CH3-Si-CH3. Trong đó epoxy silicon (R-R’- CH-O-CH2) và amino silicon (R-R-NH2) được sử dụng để hồ mềm. Trong quá trình xử lý ở 1500C, nhóm epoxy sẽ tách ra và gắn silicon vào xơ – sợi, hướng phần ưa nước vào trong vải, phần hydrocacbon hướng ra ngoài, làm cho vải trơn, mượt và kỵ nước hơn. Hồ silicon cho hiệu quả cao do khó tan trong nước. b. Hồ tăng độ cứng, độ đầy đặn( hồ tinh bột): Mục đích: nhằm tăng độ cứng, độ đầy đặn cho một số vải mỏng hay vải dệt kim. Hồ tinh bột: là dùng để hồ vải trắng và vải màu theo kiểu hồ bị rữa. Chủ yếu được pha chế từ các loại tinh bột gạo, khoai, ngô, sắn…tùy theo từng loại mặt hàng. Hồ tinh bột được dùng chủ yếu để hồ vải bông, vải viscose staple. Để tăng độ trắng của vải nhất là khi cần tăng ánh tím hoặc ánh xanh, ngoài ra có thể đưa vào máng hồ một lượng rất nhỏ acid hay thuốc nhuộm phân tán. Tinh bột được nấu đến dạng hồ đồng nhất cùng một số phụ gia khác như: Chất làm mềm: làm cho màng hồ mềm mại, thường dùng là xà phòng stearic, dầu bông. Chất chống mốc: thường dùng là salicylic acid, phenol. Chất hút ẩm: thường dùng là glycerin. Ưu điểm: rẻ tiền, sau khi hồ và cán ép, màng hồ nằm trên vải trong suốt làm cho vải trở nên bóng hơn. Khuyết điểm: không có tác dụng chống nhàu, chống co, chỉ có tác dụng làm cho vải đầy đặn, láng mịn trong một thời gian. Hồ polymer: Mục đích: khắc phục nhược điểm của vải bông, vải viscose staple (vải bị co, bị nhàu, mặt vải không phẳng đẹp, dễ bắt bụi), vải dệt từ xơ cellulose, vải pha (dễ bị vón hạt), vải tổng hợp (bị co, sợi dễ bị xô lệch, chưa có độ cứng cần thiết). Trước khi hồ, vải cần được làm bong, giặt sạch kiềm, tinh bột, hồ in (nếu là vải hoa) vì kiềm còn lại trên vải sẽ làm giảm tác dụng của xúc tác acid. Một số tính chất mới của vải sau khi hồ: Nếu là vải dệt từ xơ, bông thì sẽ ít trương nở, ổn định kích thước, ít bị nhàu ở cả hai trạng thái khô lẫn ướt, giữ được nếp ủi, bền với ánh sáng và vi sinh vật hơn. Với những loại vải dệt từ xơ nhân tạo sẽ tăng độ bền đứt ở trạng thái ướt và tăng độ bền với ma sát. Với vải pha từ xơ cellulose và xơ tổng hợp hay vải tổng hợp thì sẽ ổn định kích thước, ít xô lệch sợi, có khả năng chống vón hạt và vải đầy đặn hơn, cứng hơn. Các chất hồ thường được sản xuất dưới dạng nhũ tương như poliacrylat, polietylen,… Hồ chống nhàu: Mục đích: tạo liên kết ngang giữa các mạch phân tử, chuyển vật liệu về cấu trúc có mắt lưới có tác dụng chống bị biến dạng (chống nhàu) khi chịu tác động. * Các chất hồ chống nhàu: thường được sử dụng là UF (urea formaldehyde resin), MF (methamyl formaldehyde), và một số chất khác. Xử lý chống thấm nước: Dùng một số hợp chất hóa học có tính ghét nước cho các loại vải dùng cho hàng nội thất, che hàng hóa khi vận chuyển, che mưa cho kho, làm lều bạt cho các nhu cầu xây dựng, quốc phòng. Một số chất được sử dụng là: chất nhựa dẫn xuất hay đồng trùng hợp của cao su tổng hợp như PVC, PU,… Hồ chống mục: Mục đích: ngăn cản việc tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Để tạo khả năng chống mục lâu dài cho vải người ta biến tính những nhóm ưa nước của cellulose thành những nhóm kỵ nước, hoặc tải vào vải một loại nhựa hóa học không tan trong nước giữ lại lâu trên vải và độc với vi sinh. Xử lý chống cháy: Mục đích: Nhiều loại vải rất dễ bắt lửa và cháy. Để tránh nhiều nơi dùng nhiều vải trang trí như rạp hát, kho tàng, phòng triển lãm, các mặt hàng vải công nghiệp, vải quốc phòng,… người ta có thể hồ vải bằng một số hóa chất có khả năng chống cháy. Hồ chống mùi: Mục đích: Người ta sử dụng chất stiren ở vỏ tôm để hồ vải, nhằm chống lại sự phát triển gây men trong vải khi thấm mồ hôi, bảo vệ cho vải giữ được mùi thơm. Được sử dụng trong sản xuất các loại vải mặc trong thể thao, lao động. Có độ bền sau nhiều lần giặt. Xử lý chống tĩnh điện: Mục đích: Chống tĩnh điện sử dụng trong quá trình công nghệ và vải thành phẩm dễ dàng hơn. II. MỘT SỐ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT DÙNG TRONG CÔNG NGHỆ NHUỘM: ALBATEX FFC: dạng lỏng anionic. - Chất giúp ngấm với khả năng chống tạo bọt và đẩy kông khí ra khỏi vải, sợi. Ổn định trong các môi trường kiềm và acid (pH từ 1 14), ổn định khi dùng trong môi trường có chất điện ly cao. - Thích hợp cho tất cả các loại sợi (thiên nhiên và nhân tạo), trên tất cả các thiết bị, đặc biệt là Jet. - Liều lượng: 0.1 0.5 g/l albatex FFC. ALBATEX OR: dạng lỏng non-ionic - Chất giúp đều màu dùng cho thuốc nhuộm hoàn nguyên, cho cellulose và hỗn hợp. - Có thể dùng chung với các thuốc giúp phân tán có anionic. - Liều lượng: 0.5 3.0 g/l albatex OR. ALBEGAL A: dạng lỏng amphoteric - Chất giúp đều màu và giúp di động cho quy trình nhuộm len cừu đặc biệt là thuốc nhuộm hợp phức kim loại 1:2; cũng thích hợp cho thuốc nhuộm acid và thuốc nhuộm chrom. Có ái lực nhẹ với thuốc nhuộm. - Thuốc giúp phân tán và giúp đều màu cho quy trình nhuộm hỗn hợp len với polyester. Chống kết tủa khi thuốc nhuộm anionic dùng chung với thuốc nhuộm cationic. - Liều lượng: 0.2 2.0 g/l albegal A. ALBAGAL FFA: dạng lỏng anionic nhẹ - Chất giúp ngấm và đẩy không khí ra với khả năng chống tạo bọt ưu việt. Đẩy mạnh sự thẩm thấu mau chóng của dung dịch xử lý vào trong vải, sợi, phá hủy mau lẹ không khí trong cơ chế sợi và ưu việt hóa sự nhuộm đều màu cũng như sự luân lưu của dung dịch nhuộm. - Liều lượng: 0.5 1.0 g/l albegal FFA. CIBAFLUID C: dạng nhũ tương, trong anionic/non-inoic - Chất bôi trơn, chống nhàu hoặc gẫy mặt vải trong quy trình xử lý ướt của tất cả các loại sơ sợi. Có thể được dùng chung với các chất trợ hoặc thuốc nhuộm cationic hoặc anionic. - Liều lượng: 1 2 g/l cibafluid C cho vào bể nhuộm trước vải. CIBATEX RN: dạng lỏng, nâu, đậm anionic - Chất cầm màu, tăng độ bền màu ướt của vải polyamid nhuộm hoặc in. Giữ trắng vải polyamid trong xử lý giặt. Giữ trắng trong quy trình nhuộm hỗn hợp polyamid/cellulose và len cừu/cellulose. - Liều lượng: cầm màu và giặt vải polyamid in: 1 3% hoặc 1 3g/l cibatex RN - Nhuộm hỗn hợp polyamid/celluose: 0.5 2% cibatex RN. - Nhuộm hỗn hợp len cừu/cellulose: 0.5 2% cibatex RN. - Nhuộm hỗn hợp len cừu/polyamid: 0.5 4% cibatex RN. ERIOPON CRN: dạng lỏng, trắng sữa non-ionic - Chất tẩy giặt vải cotton sau khi nhuộm với thuốc nhuộm hoạt tính với đặc tính ít gây bọt. - Liều lượng: 1 3g/l eriopon CRN tùy thuộc độ cứng của nước. ERIOPON OLS: dạng lỏng, nâu nhạt non-ionic - Chất tẩy giặt cho vải nhuộm hoặc in với thuốc nhuộm phân tán. Thuốc gây nhũ tương cho hỗn hợp dầu trong nước. - Liều lượng: Tẩy giặt: 1 2 g/l eriopon OLS. Gây nhũ tương: 4 6 g/l eriopon OLS. FUMEXOL SD: dạng nhũ tương, trắng sữa non-ionic - Chất chống bọt có cơ bản silicon được dùng trong tất cả các quy trình xử lý ướt mà bọt có thể gây phiền nhiễu. Khả năng chống bọt ưu việt, chịu được nhiệt độ cao đến 1300C, thích hợp cho máy tuần hoàn cao tốc (Jet). - Liều lượng: 0.01 0.2 g/l fumexol SD. IRGASOL NA-S: dạng lỏng trong non-anionic - Chất giúp phân tán, giúp đều màu và tẩy rửa. Thuốc thúc gắn màu trong quy trình nhuộm thermosol và in vải polyester. Thuốc chống kết tủa trong quy trình nhuộm vải, sợi hỗn hợp. - Liều lượng: tùy thuộc theo phương pháp và điều kiện áp dụng. LYOFIX CHN: dạng lỏng, không màu - Nhựa resin triazine ổn định kích thước. Đảm bảo đặc tính của vải sau khi xử lý hoàn tất đối với giặt. Hồ cứng sợi nhân tạo. - Liều lượng: tùy quy trình xử lý và chủng loại sợi 60  300 g/l lyofix CHN. LYOFIX MLF NEW: dạng lỏng, trong non-ionic - Nhựa resin ít tạo formaldehyde dùng trong xử lý hoàn tất ổn định kích thước vải cellulose và sợi nhân tạo. - Liều lượng: tùy loại vải và kết quả từ 30 200 g/l lyofix MLF new. LYOPRINT AIR: dạng lỏng, vàng nhạt non-ionic - Chất trợ đuổi không khí và giúp thẩm thấu dùng trong quy trình in trực tiếp in đổi chỗ (transfer) trên polyester, cellulose và hỗn hợp. - Liều lượng: tùy thuộc công nghệ in từ 6  14g lyoprint AIR trên 1kg hồ in. LYOPRINT RG gran: dạng hạt hoặc bột, vàng nhạt anionic - Chất chống phản ứng khử, bảo vệ thuốc nhuộm hoạt tính trong khi nhuộm và in. - Liều lượng: tùy chỗ sử dụng từ 0.5 3 g/l lyoprint RG gran cho nhuộm từ 5  10g/kg lyoprint RG gran cho in. Tannex GEO (Bayer AG)( : nonionic. - Là sản phẩm đặc biệt đi từ khoáng chất, có màu xám, hòa tan tốt trong nước, ít bọt, có tác dụng ổn định H2O2, bền với nước cứng, kiềm và axit. Được sử dụng trong công đoạn nấu, tẩy trắng tất cả các loại vải sợi. - Chế phẩm này thân thiện với môi trường vì không chứa hợp chất chứa APEO, dễ giặt sạch. 16. Fumexol SD( (Ciba): nonionic. Là loại nhũ tương màu trắng, dễ cháy, hòa tan trong nước ấm cho dung dịch pH=12 và môi trường axit pH<2. Là chất chống tạo bọt, được sử dụng trong tiền xử lí , tẩy trắng và nhuộm, có hiệu lực đến nhiệt độ 1300C và phù hợp cho máy jet. Tỷ lệ dùng là 0,01 - 0,2 g/l, cần hòa với nước 5-10 lần nước ấm và cho vào trước khi cho các hóa chất hoặc thuốc nhuộm. 17. Precosolve N90 (( cộng hòa dân chủ Đức cũ): nonionic    - Là chất lỏng nhớt màu vàng hoặc vàng nâu, có mùi đặc trưng. Chế phẩm này thường hàm lượng cao hơn 90%, ít bay hơi và ổn định trong các môi trường axit, kiềm, các kim loại kiềm thổ. Nó có tác dụng giặt, tẩy sạch các vết dầu mỡ, làm sạch vết màu.    - Phạm vi sử dụng rộng  trong công đoạn nấu, tẩy, giặt và hoàn tất sản phẩm dệt;  kết quả đạt tốt với hầu hết các loại vật liệu tự nhiên.    - Sử dụng để giặt: 0,5-3,0g/l.    - Nấu tẩy sợi thảm, bột giặt: 0,5-3g/1.    - Tẩy vải sợi lanh: 0,5-2g/l.    - Tẩy sạch vết màu: dùng không pha loãng hoặc pha tỉ lệ 1:3.    - Có thể sử dụng làm chất chống trào dung dịch ở nhiệt độ cao vì ít bọt và ít bị bay hơi.    Ngoài các chất kể trên, còn có một số chất có chức năng khác nữa như: Persoftal MA1 (Bayer), Cranine NC Liquid (sandoz) sử dụng để hồ mềm, Respumit NF (Bayer) là chất chống tạo bọt, Acrafix (Bayer) là chất tạo liên kết ngang không formandehyt trong pigment, Mezyme HO (matex) dùng loại tàn dư H2O2 sau tẩy trắng, cũng đều thuộc họ chất hoạt động không ion. Hầu hết chúng là các chất lỏng sánh màu vàng nhạt hòa tan tốt trong nước ổn định trong quá trình bảo quản và trong dung dịch có axit hoặc kiềm. Xà phòng(: anionic. - Là muối natri của một số axit béo có công thức tổng quát CnH2n+1COONa. Xà phòng là chất hoạt động bề mặt đã được sản xuất từ lâu và sử dụng rộng rãi nhất. Nó có ưu điểm là rẻ tiền, có tác dụng tẩy mạnh nên được sử dụng chủ yếu cho giặt. Tuy nhiên xà phòng có nhược điểm lớn nhất là khi gặp nước cứng chúng sẽ bị kết tủa làm giảm hiệu suất sử dụng một cách đáng kể. 2C17H35COONa + CaCO3 = Ca(C17H35COO)2 + Na2CO3 19. Dầu đỏ (dầu alizarin): đặc trưng của nhóm( ankylsunfat - anionic    - Sản phẩm kĩ thuật của dầu đỏ là chất kỏng sánh, màu vàng nhạt, hòa tan tốt trong nước lạnh tạo môi trường kiềm yếu. tác dụng chủ yếu của dầu đỏ là làm chất ngấm, thường được sử dụng trong quá trình nấu tẩy và nhuộm để làm tăng khả năng ngấm các hóa chất thuốc nhuộm. Hiện nay có nhiều chất hoạt động bề mặt tuy có tên gọi khác nhau nhưng chúng có công thúc tương tự dầu đỏ.   20.  Invadine (LU, LUExtra, MC, MC new/MR)( - anionic    - Các chất hoạt động Invadune kể trên đều thuộc họ anion do hãng Ciba sản xuất. Chúng có tính năng chung nhất là khả năng ngấm tốt. Ngoài ra mỗi chất với kí hiệu khác nhau còn có những đặc thù riêng khi sử dụng cần xem xét kĩ tài liệu hướng dẫn.  21.  Floranit 4028 (Cognis)(: anionic   -  Là hợp chất thuộc họ sunfat rượu béo có tác dụng ngấm dùng trong quá trình nấu và kiềm bóng.   22. Tanapal WHL( (Bayer AG): anionic. - Là chất lỏng màu vàng nâu, được sử dụng để làm điều màu và chống dây màu cho nhuộm vải sợi poliester, vải sợi tổng hợp pha với cellulose ở nhiệt độ cao, có khả năng phân giải bằng tác động vi sinh tốt, ổn định trong nước cứng và các dung dịch chất điện ly.   23.  Cottoclarin( (Cognis): anionic    - Là chất ngấm trong quá trình giũ hồ, nấu và tẩy cho các loại vải sợi bông và vải sợi pha tổng hợp, thích hợp cho quá trình nấu tẩy gián đoạn hoặc nấu tẩy liên tục và bán liên tục.    - Đặc tính:    Dạng nhão không màu hòa tan tốt trong nước ấm(50oC).    Có khả năng ngấm và nhũ hóa ở mọi nhiệt độ.    Phù hợp vớ mọi quá trình tẩy trắng có thể sử dụng làm chất ngấm cho các loại thuốc nhuộm trừ thuốc nhuộm cattion.    Ổn định trong bảo quản ít nhất một năm .    24. Irgasol CO(Ciba)(: anionic. - Tác nhân phân tán bảo vệ keo cho quá trình tẩy, nhuộm vải sợi bông, vải Pe/Co. - Là chất lỏng hơi sánh, màu nâu sẫm hòa tan tốt trong nước lạnh và nước ấm, dung dịch nồng độ 5% có ph=7, ổn dịnh trong nước cứng, dung dịch axit chất điện li với nồng dộ thông dụng. khối lượng riêng ở nhiệt độ 20oC là 1.5g/cm3. ổn định trong bảo quản hơn một năm nếu đựng trong thùng kín ở 20oC. Có thể sử dụng cùng các chất anion hoặc không mang ion, không được sử dụng cùng với chất tăng trắng quang học. - Có tác dụng phân tán và hòa tan từ từ các muối canxi, chất pectin, sáp và các tạp chất khác có trong dung dịch nhuộm của thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm hoạt tính hoặc thuốc nhuộm trực tiếp, ngăn ngừa sự kết tủa của các muối cứng có trong nước, tăng tính chất uốn cho sợi, không làm giảm các chỉ tiêu về độ bền màu,  tăng khả năng ngấm thuốc nhuộm lên vải sợi. - Sử dụng cho phương phapó tận trích với tỉ lệ 1-3g/l, phương pháp liên tục 5-6g/l.    25. Vetanol SP(Tân( Châu Co.Ltd): anionic    - Là chất lỏng sánh không màu, hòa tan trong nước lạnh. nó ổn định trong dung dịch kiềm, axit và các muối ở nồng độ thông thường.    - Công dụng: là chất giặt thẩm thấu vừa loại bỏ mạch các chất bẩn  vừa làm tăng hiệu quả thấm cho các công đoạn sau. Sử dụng giặt cho các loại vải tự nhiên, tổng hợp và vải pha nhiệt độ thấp, đặc biệt có khả năng ngăn cản tái nhiễm bẩn.    - Lượng sử dụng trong khoảng 0.5-1g/l tùy theo vật liệu và yêu cầu về chất lượng cũng như điều kiện xử lí. 26. FUMEXOL WD: dạng lỏng, trong non-ionic. - Chất chống bọt không chứa silicon được dùng trong các bể xử lý có pH từ kiềm đến acid. Tăng cường khả năng làm ướt lại của vải được xử lý. - Liều lượng: 0,1  0,5g/l fumexol WD. 27. IRGASOL CO NEW: dạng lỏng, nâu đậm anionic. - Chất giúp phân tán, chống kết tinh của calcium, magnesium với thuốc nhuộm hoạt tính trong quy trình nhuộm cotton và hỗn hợp. Không gây ảnh hưởng xấu đến độ bền màu và không gây nhiều bọt trong bể xử lý. Dùng để giặt hoạt tính đem lại ánh màu tươi sáng cho vải nhuộm. - Liều lượng: 13g/l irasol CO new (tận trích); 2  6 g/l irasol (liên tục). 28. RAPIDASE L40: dạng lỏng vàng nâu, non – ionic. - Men dùng để tẩy hồ tinh bột và hỗn hợp. Hiệu năng cao trong mọi phạm vi nhiệt độ và pH rộng rãi. Thích hợp với mọi thiết bị và quy trình tẩy hồ. - Liều lượng: 0,310 g/l rapidase L40. 29. INVADINE LU extra: dạng sệt màu vàng, anionic yếu. - Chất tẩy giặt, giúp ngấm và đẩy không khí ra cho tất cả chủng loại sợi, đặc biệt là cenlulose. Dùng trong các bể xử lý trước như tẩy hồ, giặt sơ bộ, tẩy trắng cũng như trong bể nhuộm và bể xử lý hoàn tất. Khả năng giúp ngấm ưu việt ngay cả trong bể nước lạnh. Vải xử lý có khả năng ngấm lại cao sau khi được sấy khô. Không tạo bọt. - Liều lượng: 0,2  2 g/l invadine LU extra hoặc 38 g/l. 30. ULTRAVOL GP 250: dạng lỏng, vàng nhạt, trong anionic. - Chất trợ đa dụng tẩy giặt, phân tán với khả năng giúp ngấm cao ngay cả sau khi đã sấy khô. Ổn định trong môi trường men giũ hồ tinh bột, tẩy trắng oxy hóa và khử. - Liều lượng: tùy chổ dùng từ 0,5  4 g/l. 30. CIBAFLUID U: dạng nhũ tương, trắng sữa non-ionic. - Chất bôi trơn, chống nhàu hoặc gẫy mặt vải trong các quy trình xử lý ướt dưới các điều kiện khó khăn (dung tỷ ngắn…). Ổn định trong tất cả các môi trường pH và nhiệt độ, vì thế thích hợp cho tất cả các loại sợi hoặc thuốc nhuộm. Không tạo bọt, vì thế thích hợp cho các máy tuần hoàn cao tốc (Jet). - Liều lượng: 1  2 %. 31. INVADINE MR: dạng lỏng vàng trong anionic. - Chất giúp ngấm với hiệu năng ưu việt trong bể xử lý làm bóng vải cotton và hỗn hợp với polyester. Có khả năng giữ ion sắt lớn. Không gây bọt, vì thế thích hợp khi xút của bể xử lý được dùng lại. - Liều lượng: 47 g/l. 32. INVADINE NF: dạng lỏng trong từ anionic yếu đến non-ionic. - Chất giúp ngấm không gây bọt, thích hợp cho cotton trong quy trình tẩy hồ bằng men, nấu kiềm và tẩy trắng. Không chứa silicon hoặc chất chống bọt. Ổn định trong môi trường kiềm đậm đặc (hơn 300 g/l NaOH hạt 100%) và ổn định trong môi trường nước cứng. - Liều lượng: tùy thuộc chổ ứng dụng từ 0,5  2 g/l. 33. TINOCLARITE GS: Dạng lỏng trong anionic. - Chất trợ điều khiển quy trình tẩy trắng bằng peroxye trong phương pháp tận trích. - Liều lượng: 0,5 1,0g/l tinoclarite GS. 34. TINOLARITE ON: dạng lỏng, vô sắc anionic. - Chất trợ hỗn hợp giúp ngấm và điều khiển quy trình tẩy trắng bằng peroxye trong phương pháp tận trích. - Liều lượng: 2  5 g/l. 35. INVATEX PC: dạng lỏng, vàng nhạt anionic. - Chất trợ dùng sau khi tẩy trắng sợi, vải cotton bằng peroxy để trung hòa lượng kiềm còn lại và phá hủy tàn dư peroxy trên vải. Rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm nước cũng như đảm bảo an toàn cho quy trình nhuộm với thuốc nhuộm hoạt tính. - Liều lượng: 2  5 g/l. 36. INVATEX CR: dạng lỏng, trong anionic. - Chất trợ cho tiền xử lý dùng để làm bở các chất bẩn bám trong sợi, vải cotton. Ổn định ưu việt trong các môi trường pH cao vì thế thích hợp cho quy trình nấu kiềm sơ bộ của cotton. - Liều lượng: 2  8 ml/l invatex CR tùy thuộc dung tỷ trong quy trình xử lý bán liên tục hoặc 5  12ml invatex CR/ kg vải cho ngấm ép. 37. INVATEX SA: dạng lỏng, vàng nhạt anionic. - Chất trợ tạo phức cho sắt và kiềm thổ trong môi trường kiềm cao và bể tẩy trắng bằng peroxy . Có khả năng phân tán cao đối với các chất bẩn bám trên sợi, vải cotton. - Liều lượng: 1  3 ml/l invatex SA tùy dung tỷ sau khi xử lý bán liên tục; 2  4 ml/ kg vải ngấm ép. 38. ALBATEX PON: dạng lỏng anionic. - Chất giúp đều màu, giúp ngấm cho thuốc nhuộm trực tiếp và hoàn nguyên. Có khả năng giúp phân tán và tăng cường sự ổn định của bể thuốc nhuộm phân tán. - Liều lượng: 0,5 g/l cho thuốc nhuộm trực tiếp và phân tán; 0,5  1,5 g/l cho thuốc nhuộm hoàn nguyên. 39. IRASOL DAM: dạng hạt, màu kem anionic. - Chất giúp phân tán làm đều màu dùng trong quy trình nhuộm cellulose, polyester và hỗn hợp. Thuốc giúp đều màu cho quy trình nhuộm polyacrylic và len cừu. - Liều lượng: 0,5  3 g/l cho cellulose, polyester và hỗn hợp; 1  2 g/l cho hỗn hợp polyarcylic cừu và polyacrylic/ cellulose. 40. IRAPADOL MP: dạng lỏng, vàng nâu anionic. - Chất trợ chống sự di chuyển của thuốc nhuộm phân tán, hoàn nguyên, hoạt tính khi vải được ủ ướt sau khi nhuộm liên tục hoặc khi sấy khô trong quy trình pad-dry thermosol/ thermofix. - Liều lượng: 5  15 g/l. 41. TINOFIX ECO extra: dạng lỏng, nâu anionic. - Chất cầm màu hoạt tính và trực tiếp không chứa formaldehyde. Không ảnh hưởng xấu trên ánh màu và độ bền ánh sáng. Không ảnh hưởng xấu trên độ mềm của vải xử lý. - Liều lượng: tùy nồng độ màu từ 0,5  4 % (hoạt tính) và 1  6 % (trực tiếp). 42. SOLFIX E: dạng lỏng, trong, vàng nâu cationic. - Chất trợ làm tăng độ bền giặt của thuốc nhuộm Solophenyl trong hệ thống solfix. Có thể giúp Solophenyl đạt tới độ bền màu cấp 4 khi giặt ở 600C. Dùng trong quy trình tận trích. - Liều lượng: đối với thuốc nhuộm solophenyl nhóm 1 = 3 lần nồng độ thuốc nhuộm + 0,5%. 43. SAPAMINEE 7450: Dạng nhũ tương cationic. - Hồ mềm cho tất cả các chủng loại cotton, viscose, sợi nhân tạo và hỗn hợp. Rất thích hợp cho vải đã được làm trắng bằng thuốc quang sắc. Thích hợp cho quy trình tận trích nhưng cũng có thể dùng trong ngấm ép. - Liều lượng:tùy chủng loại sợi từ 14%. 44.SAPAMINEE KL: Dạng nhủ tương, trắng sữa cationic. - Hồ mềm cho sợi, vải cellulose và hỗn hợp với sợi nhân tạo. Thích hợp cho sợi và vải dệt dùng trong quy trình tận trích hoặc ngấm ép. Không làm giảm khả năng thấm ướt của vải,vì thế thích hợp cho khăn bông.thích hợp cho vải đã được làm trăng quang sắc. - Liều lượng: tùy chủng loại sợi từ 15% sapaminee KL (tận trích) và từ 1040g/l sapaminee KL (liên tục) 45. SAPAMINEE OC: Dạng lỏng vàng nhạt cationic. - Hồ mềm cho tất cả các chủng loại thiên nhiên và nhân tạo, đặc biệt là polycrylic, với hiệu năng ưu việt. Không dùng cho các loại vải, sợi đã được làm trắng bằng thuốc tráng quang sắc. - Liều lượng: tùy chủng loại sợi từ 0,53% trong tận trích và 220g/l trong ngấm ép. 46. SAPAMINEE UP: dạng nhũ tương, trắng sữa cationic. - Hồ mềm cho tất cả các chủng loại sợi, đăc biệt thích hợp cho vải sẽ được cào lông. Dùng trong quy trình ngấm ép hay tận trích. - Liều lượng: 1060g/l trong ngấm ép hay 13% trong tận trích. 47.ULTRATEX ECJ:dạng nhũ tương màu kem cationic. - Chất trợ silicon elastomer tự tạo màng dùng trong xử lý hoàn tất ổn định kích thước, tăng khả năng đàn hồi và khâu may của vải dệt kim từ sợi coton, viscose, polyamid, polyacrylic và len cừu, polyester/ cellulose. Thích hợp đặc biệt cho phương pháp tận trích nhưng cũng có thể dùng phương pháp ngấm ép. - Liều lượng: vì chủng loại sợi 14% (tận trích) hoặc 1530% (ngấm ép). 48. ULTRATEX EMJ:dạng vi nhủ tương có trong màu opal cationic. - Chất trợ silicon vi nhủ tương dùng trong xử lý hoàn tất, ổn định kích thước, tăng khả năng đàn hồi, chống nhàu và tăng khả năng may cảu vải dệt kim. Thích hợp cho các loại sơ sợi và mặt hàng kể cả sợi len đan. Dùng trong quy trình tận trích. - Liều lượng: 14% ở pH 55,5. 49. ULTRATEX ESU:dạng nhủ tương cationic. - Chất trợ nhủ tương silicon tự tạo màng dùng trong xử lý hoàn tất, ổn định kích thước, tăng khả năng đàn hồi và khâu may của vải dệt kim, dệt thoi từ tất cả csac chủng loại sợi. Thích hợp đặc biệt cho phương pháp tận trích nhưng cũng có thể áp dụng phương pháp ngấm ép. - Liều lượng: 15% (tận trích) hoặc từ 1060g/l (ngấm ép) tùy chủng loại sợi. 50. KNITEX GM conc: dạng lỏng, trong nonionic. - Nhựa resin hoạt tính dùng trong xử lý hoàn tất “giặt và mặc” ổn định kích thước cho vải celulose và hỗn hợp của nó với sợi nhân tạo. - Liều lượng: 3580g/l. 51. OLEOPHOBOL CM: dạng nhủ tương màu cationic. - Hóa chất fluor chống thấm nước, chống bắt bẩn, dính dầu nhớt trên vải coton và hỗn hợp của nó với sợi nhân tạo. Mềm tay. Có hiệu năng thường trực ngay cả sau khi giặt (600C) . Không có ảnh hưởng xấu trên độ bền màu và ánh màu. - Liều lượng: tùy loại vải từ 4080g/l. 52. ZEROSTAT AT: dạng lỏng trong anionic. - Chất trợ chống sự nạp tĩnh điện của tất cả các sợi nhân tạo và hỗn hợp với sợi thiên nhiên. Không thường trực vì có thể dùng trong nhà máy sợi giải quyết các khó khăn gây ra bởi tĩnh điện và sau đó không gây khó khăn cho khâu nhận. Có thể dùng trong mọi quy trình, kể cả trong xử lý hoàn tất (hồ mềm, chống thấm nước…) - Liều lượng: tùy trường hợp từ 15g/l. 53. VIBATEX HKN: dạng dẻo, trắng non-ionic. - Chất trợ polymer cao phân tử làm cứng vải dệt kim (cổ áo), dệt thoi. Chịu được giặt giũ sau đó. - Liều lương 5200g/l tùy thuộc độ cứng muốn có. 54. FLOVAN CGN: dạng lỏng trong non-ionic. - Chất giúp chậm bắt lửa dùng cho vải, sợi coton, celulose tái sinh, acrylic, polyester, len cừu và các hỗn hợp. Rất ổn định với nhiệ độ không có hoặc có ảnh hưởng rất ít trên ánh màu cũng như độ bền màu, được dùng trong quy trình xử lý ngấm ép. - Liều lượng: celulose (150 300g/l); acrylic (450550g/l); polyester (150250g/l); len cừu (300350g/l). III. Một số sản phẩm mới đã được nghiên cứu chế tạo và đưa vào sản xuất thử nghiệm trong ngành dệt đạt kết quả tốt. 1. Chất ngấm Wetta-NTD-93. - Vải mộc chứa đến 6% tạp chất thiên nhiên (sáp pectin...), trong quá trình dệt vải còn mang theo hồ và các tạp chất cơ học, vì thế nếu không qua giai đoạn nấu tẩy sẽ rất khó ngấm nước và các dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm. Một số loại vải để mặc trắng tuy không cần nhuộm và in hoa nhưng vẫn cần phải nấu tẩy cho mềm, có độ thấm nước và thấm mồ hôi tốt. - Vì vậy trong công nghiệp dệt nhuộm người ta thường phải dùng chất trợ có khả năng ngấm cao để nấu tẩy nhằm xử lý hóa học vải trước khi nhuộm và in. Chất ngấm (thấm ướt) Wetta- NTD-93 được sản xuất từ một số dầu béo thực vật đặc trưng, biến tính tổng hợp để thành dẫn xuất có hoạt chất chính là natri sulfo este axitrixinoleic. - Hoạt chất trên được phối chế thêm một số phụ gia để tăng cường chất lượng và có hoạt tính chọn lọc. Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được công nghệ sản xuất và phụ gia thích hợp, tạo ra được chế phẩm vừa có khả năng thấm ướt cao, ngấm nhanh đồng thời còn có tính năng tẩy rửa, nhũ hóa cần thiết để đáp ứng yêu cầu công nghệ tiền xử lý vải bông, vải tổng hợp pha bông và các mặt hàng dệt kim khác. ( Những đặc điểm kỹ thuật chính của sản phẩm - Là chất lỏng, sánh có màu vàng sẫm, mùi nhẹ - Thành phần hóa học gồm hỗn hợp các chất hoạt động bề mặt anion, có khả năng giảm sức căng bề mặt và tính năng ngấm nhanh. - Hàm lượng HĐBM trong sản phẩm: 65 + 1%; tỷ trọng ở 20oC: gần 1,1; pH = 7 - Dễ hoà tan trong nước, không bị kết tủa trong nước cứng - Tính năng trội: ngấm, nhũ hóa và tẩy rửa. - Có khả năng thấm ướt cao, mức tạo bọt trung bình - Ổn định trong môi trường axit, kiềm yếu và trung tính, không giảm hoạt độ khi có mặt chất điện ly. Chất ngấm Wetta-NTD-93 làm sạch có hiệu quả cao khi nấu với vải bông, vải pha, vải dệt kim trong các thiết bị áp suất thường và áp suất cao, độ mao dẫn của vải bông đều đạt trên 130mm trong 30 phút. Nó cũng được sử dụng để pha chế dung dịch nhuộm bằng thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc nhuộm azô không tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Chất ngấm Wetta-NTD-93 đã được thử nghiệm và ứng dụng đại trà cho hàng vạn mét vải trên dây chuyền công nghệ sản xuất của xí nghiệp nhuộm và in hoa (Công ty dệt 8-3) đạt kết quả tốt. Chất lượng sản phẩm tương đương các sản phẩm cùng loại (nhập từ nước ngoài như Tinoventin JU và Invadin LU (Ciba-Geigy), Slovapon N (Tiệp) Prawozell Wopp - 100/N (Đức) OP-10 (Liên Xô cũ), Coloratamin SP (Sandoz), dầu đỏ Thổ Nhĩ Kỳ... 2. Chất phân tán Dispa - PTD-93. Chất trợ phân tán là những chất HĐBM có khả năng làm giảm sức căng bề mặt vật liệu sợi và có tính chất phân tán cao, được sử dụng trong công nghệ nhuộm làm cho thuốc nhuộm trở thành một khối dung dịch linh động, đồng đều, dễ dàng thấm sâu vào vải. Những mặt hàng được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm azô khi giặt bằng xà phòng phải được bổ sung vào dung dịch giặt một lượng chất phân tán để làm tăng thêm độ bền cọ sát. Khi gia công vật liệu l00% xơ sợi tổng hợp người ta cũng cần bổ sung chất phân tán vào để làm giảm độ tĩnh điện. Khi sản xuất các loại hồ in hoa, chất phân tán được đưa vào để hồ in được đồng đều và làm hệ thống ổn định, chống vón cục, chống tắc lưới in và có khả năng thâm nhập dễ dàng vào vải. Dựa trên nguyên liệu sẵn có VHHCN đã nghiên cứu sản xuất thành công chất trợ phân tán Dispa PTD- 93. Hoạt chất chính của chất phân tán có công thức hóa học tổng quát là C21H14O6S2Na2. Chất trợ phân tán là sản phẩm ngưng tụ của beta - naphtalen - sulfoaxit với formandehyt, sau đó trung hòa bằng NaOH, được phối bổ sung thêm một số phụ gia, tiêu chuẩn hóa thành chất trợ loại thương phẩm, có đầy đủ hoạt chất và tính năng sử dụng như các chế phẩm thương mại của các hãng khác nhau trên thế giới, ví dụ: Kortanol NNO (Sec), Irgasol P (Ciba -Geigy ), Univadin DPL (Nhật Bản ), Dispergato NP, Xotamol BC, Votamol BC (Liên Xô cũ). Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ quy mô 50 tấn/năm do ta tự nghiên cứu thiết kế chế tạo và xây dựng. ( Đặc tính kỹ thuật sản phẩm chất phân tán như sau: - Là chất lỏng màu nâu sẫm, hoà tan tốt trong nước, bền với dung dịch kiềm yếu và axit yếu trong khoảng pH = 4 - 13, bền trong nước cứng. - Hàm lượng hoạt chất chính (tính theo chất khô); 30 - 35%. Hàm lượng chất không tan trong nước: 0,016%. Độ ổn định của dung dịch thuốc nhuộm có chứa chất phân tán ở nồng độ 2g/l vẫn tốt sau 36 giờ. - Độ pH của dung dịch chứa 1% sản phẩm: 6,5 - 7,5 - Sản phẩm có tính phân tán rất tốt, ngăn cản hiện tượng kết tủa và lắng đọng của thuốc nhuộm trong quá trình nâng nhiệt, hòa tan trở lại bất kỳ thuốc nhuộm nào đã bị kết tụ và lắng đọng trong điều kiện nhuộm ở nhiệt độ cao, vì vậy đặc biệt thích hợp và thuận lợi khi chuẩn bị dung dịch nhuộm sợi ở dạng bôbin; đảm bảo nhuộm đồng màu và hiện màu đối với các màu tươi sáng, tăng độ tươi sáng và độ bền màu cọ sát ngay cả đối với các màu đậm, không làm giảm độ bền ánh sáng. - Chất phân tán được sử dụng cho công nghệ nhuộm vải tổng hợp, vải pha bông, ngoài ra nó còn được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác, đặc biệt khi thay đổi một số phụ gia sẽ tạo thành một chất tạo nhũ dùng để gia công thuốc trừ sâu trong ngành nông dược. Chất phân tán Dispa PDT-93 đã được thử nghiệm đại trà trên dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp nhuộm in hoa thuộc Công ty Dệt 8-3 Hà Nội, đã được dùng để in nhuộm hàng vạn mét vải đạt chất lượng tốt, hoàn toàn có khả năng thay thế các loại chất trợ phân tán cùng loại vẫn phải nhập từ nước ngoài. Hai sản phẩm mới: chất ngấm Wetta NTD- 9 3 và chất phân tán Dispa PDT-93 đã được sản xuất với khối lượng lớn trên dây chuyền công nghệ quy mô từ 50 - 100 tấn/năm do ta tự thiết kế và chế tạo. VHHCN đã ký hợp đồng cung cấp cho Công ty Dệt 8 - 3 áp dụng đại trà trên dây chuyền sản xuất tại Công ty từ năm l999 đến nay và sản phẩm hoàn toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH_u Th_nh.doc
  • docbáo cáo các CH_BM.doc
  • pptCHDBM.ppt