Văn hóa Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Maket

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Đến với văn học Mỹ La tinh, điều khiến người đọc chúng ta không khỏi ngạc nhiên đó chính là một nền văn học phong phú với nhiều thể loại và gắn liền với mỗi một thể loại là một tên tuổi lớn, những con người đầy tài năng, góp phần không nhỏ cho nền văn học chung của nhân loại. Từ khi ra đời đến nay, văn học Mỹ La Tinh cũng như nhiều nền văn học của các nước trên thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm, biến cố và rồi chính những trở ngại đó đã trở thành một tiền đề để tạo dựng nên một nền văn học có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay. Gabriel Garcia Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ Latinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảo châu Mỹ Latinh từ sau đại chiến thế giới II. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình nhà văn đều xoay quanh trục chủ đề chính: Cái cô đơn, cái cô đơn được hiểu là mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người. Đó là tình trạng, lạc hậu, cổ hủ, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội. Ở tác phẩm của Gabriel Garcia Márquez còn có một tầng nghĩ ẩn sâu mà mới đọc qua một lần không thể thấy được, đó là tiếng gọi đoàn kết yêu thương giữa con người, đó là đòi hỏi một loại người mới đối lập với loại người mới chưa thành người. Với chủ đề này nhà văn đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội mới. Nói cách khác nhà văn đã thể hiện mặc cảm khải huyền trước thực tại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên con người xã hội của châu Mỹ Latinh một cách độc đáo. Một trong những thành công giúp nhà văn thể hiện chủ đề này phải nói đến nghệ thuật kể truyện đặc sắc, tinh tế của tác giả đã đưa đến cho ông những thành công rực rỡ, dù ở thể loại nào đi chăng nữa truyện ngắn hay tiểu thuyết thì Gabriel Garcia Márquez đều có cách kể rất độc đáo thu hút được người đọc. Chính sự hấp dẫn của các tiểu thuyết của Mackex, tôi quyết định chọn đề tài “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn”. Qua việc nghiên cứu này tôi muốn tìm hiểu hơn về tác giả và tác phẩm trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa mà tác phẩm này để lại cho chúng ta. 2. Lịch sử vấn đề. Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn học trên thế giới. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến. Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139]. Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V. Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện, với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môt dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139]. Pablo Neruda - một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện đại” [10, tr.139]. Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một số dịch giả. Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng phải kể đến: Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả đã đưa ra những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung từ các bài viết của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latinh, trong đó cũng giới thiệu một cách khái quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để cho người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất. Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật và giá trị của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu đề tài : “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez ”. 3. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu về tác giả Gabriel Garcia Márquez về con người cũng như những sáng tác của ông. Đặc biệt là để tìm hiểu về giá trị văn hóa của Mỹ La Tinh được tác giả phản ánh qua từng câu chuyện trong tác phẩm này, để từ đó hiểu thêm về nền văn hóa của vùng đất còn nhiều bí ẩn này. Đây chính là mục đích mà tôi chọn đề tài này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của Mỹ La Tinh thông qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez nên tôi chỉ tập trung đi vào nghiên cứu giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Từ đó khái quát một vài nét văn hóa của Mỹ La Tinh nhằm hiểu hơn về châu lục này. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tôi căn cứ trên những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời dựa vào văn bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề đang trình bày. - Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê lại những tình tiết sự kiện quan trọng trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện khái quát. - Phương pháp phân tích: Sau khi đã thống kê những chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm chúng tôi tiến hành đi sâu phân tích chúng để chứng minh, giải thích cho những đề mục chính và nội dung của toàn bộ đề tài. Ngoài ra để hoàn chỉnh bài viết của mình hơn chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp khác để bài viết của mình trọn vẹn và đầy đủ hơn. 6.Cấu trúc đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết bài thì bài tiểu luận của chúng tôi tập trung vào làm nổi bật một số vấn đề của các chương chính sau: Chương 1: Các vấn đề chung. Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Maket, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian này, Ông gặp và yêu Mercedes Barcha Pardo khi cô 13 tuổi, ông tuyên bố cô là người thú vị nhất mà mình từng gặp và đã cầu hôn cô một cách nồng nàn. Nhưng mãi đến mười bốn năm sau họ mới làm lễ cưới. Năm 1959, khi cách mạng Cuba thành công – một sự kiện làm chấn động Mỹ Latinh và toàn bộ Châu Âu đã tác động không nhỏ đến G.Marquez. Ông nhiệt liệt chào mừng sự kiện đó và nhận làm phóng viên cho hãng thông tấn thường trú Cuba và Mỹ. Từ năm 1961 đến 1967, ông sống ở Mêhicô và tiếp tục sáng tác. Năm 1967 tiểu thuyết Trăm năm cô đơn ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả và được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Năm 1969 Q.Marquaz nhận giải thưởng Rômugô Gazêrô của Vênêzuêla. Năm 1971, trường Đại học Côlômbia (Mĩ) tặng ông bằng tiến sĩ danh dự văn học và giải Nôxtat dành cho người nước ngoài. Năm 1981, G.Marquez bị chính phủ Côlômbia trục xuất vì bị nghi là có liên hệ với phong trào du kích ở miền núi nước này và phải sống lưu vong ở Mêhicô. Cũng trong năm này ông được chính phủ Pháp tặng huân chương bắc đẩu bội tinh. Năm 1982, ông nhận giải thưởng Nôbel về văn học, ghi nhận sự đóng góp của ông không chỉ với văn học Mỹ Latinh mà còn với cả nền văn học nhân loại. Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, G.Marquez đã hoàn thành cuốn hồi ký đầu tiên Vivir para contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước khi tới châu Âu lần thứ nhất. Tháng 10 năm 2004, G.Marquez xuất bản cuốn Memoria de mis putas tristes (Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi). 2.2. G.Marquez – quá trình lao động miệt mài không mệt mỏi Trong suốt 60 năm sáng tác và cống hiến chi niềm đam mê của mình, Q.Marquez đã sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ và là một nhà văn, nhà báo xuất sắc của nền văn học Mĩ Latinh. Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường đại học, ông bắt đầu viết truyện ngắn đầu tay. Tuy chưa tạo được dư âm lớn, nhưng nó vẫn có sức lộ cuốn và tạo được sự chú ý của dư luận. Những truyện ngắn thời kì này được tập hợp và xuất bản trong tập Đôi mắt chó xanh (1955). Ở thể loại tiểu thuyết, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm đỉnh cao như: Lá rụng (1955), Giờ xấu (1962), Trăm năm cô đơn (1967), Mùa thu của ngài tộc trưởng (1976), Tình yêu thời thổ tả (1985), Vị tướng trong mê cung (1989), Tình yêu và những quái vật khác, Kí sự về một cái chết đã được báo trước. Ở thể loại truyện ngắn, ông cho xuất bản nhiều truyện ngắn tiêu biểu như: Bão lá (1954), Ngài đại tá chờ thư (1961), Đám tang bà mẹ vĩ đại (1962), Chuyện buồn không thể tin được của Ê-rênh-đi-na ngây thơ và người đàn bà bất lương (1979), Mười hai truyện phiêu dạt, Cụ già với đôi cánh khổng lổ, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (2004)… Ở thể loại kí sự, phóng sự với những tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí chìm tàu (1970), Chilê – cuộc đảo chính và bàn tay bọn Mĩ, Tin tức về một vụ bắt cóc (1996), Sống để kể lại (2002),…Hiện nay dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn tiếp tục viết những câu chuyện dữ dội với sức hấp dẫn lớn và chinh phục được trái tim độc giả khắp mọi nơi. Với G.Marquaz “những điều dối trá trong văn chương là nguy hiểm hơn so với những điều dối trá trong cuộc đời”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã cống hiến cho nền văn học Mỹ Latinh nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kí sự. Sáng tác của ông tập trung ở hai cách viết: Viết theo bút pháp hiện thực nghiêm ngặt, bằng ngôn ngữ khúc chiết, mộc mạc trong sáng gần gũi với đời thường và bút pháp hiện thực huyền ảo. Mà chủ yếu ở bút pháp hiện thực huyền ảo. Trong sáng tác của Marquez, ta bắt gặp những câu chuyện ông đưa vào những hiện tượng thuộc đời sống ý thức ở trình độ trực quan và cả những hiện tượng thần giao cách cảm mà theo ông đó là những điều có thực ở Mỹ Latinh. Ông luôn vận dụng vào trong tác phẩm của mình kiểu kiến trúc nhiều tầng, phương thức kỹ thuật tự sự nhiều người kể chuyện trên cơ sở thời gian đa chiều, sử dụng phép loại hình hóa nhân vật và nghệ thuật dân gian. Đó chính là những đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. G.Marquez đã khẳng định mình bằng việc cách tân trong sáng tác viết tiểu thuyết và được độc giả hoan nghênh rất nhiều. Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh. 3.1. Khái quát đặc điểm văn hóa Mỹ la tinh. 3.1.1.Nhìn lại chính mình Người Châu Mỹ La tinh tôn sùng dĩ vãng một cách không ngưng nghỉ đến độ họ có thể làm cho các chủ trương đổi mới gần như bất khả thi. Thay vì theo đuổi một văn hóa cải thiện xã hội, họ luôn luôn cổ vũ một thứ văn hóa gìn giữ nguyên trạng (the status quo). Một sự đổi mới liên tục và kiên trì — loại đổi mới phù hợp với ổn định dân chủ — sẽ không làm thỏa mãn được con người ở đây; vùng này chấp nhận những gì đã có sẵn, mặc dù thỉnh thoảng cũng mơ tưởng những cuộc cách mạng sôi nổi, những cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại cảnh dân giàu nước mạnh chỉ sau một cuộc nổi dậy mà thôi. Một thái độ hoài cổ như vậy có thể là dễ thông cảm hơn đối với Canada hay Norway, những nước đã đạt được những trình độ phát triển con người đáng thèm muốn. Nhưng Guatemala hay Nicaragua đã đạt được thành tích nào đáng trân quí như thế trong dĩ vãng? Trong những trường hợp như thế này, chắc chắn khuynh hướng bảo thủ không chỉ phát xuất từ một ý muốn duy trì nguyên trạng nhưng, thậm chí đúng hơn, từ một ước muốn bảo vệ những đặc quyền cố hữu và từ một nỗi sợ hãi mông lung về những điều chưa biết. Người dân Châu Mỹ La-tinh thậm chí còn bám víu lấy cả sự đau thương, thà sống với một hiện tại chắc nịch hơn là theo đuổi một tương lai bấp bênh. Điều này có phần chỉ là tự nhiên, hoàn toàn là bản tính con người. Nhưng đối với chúng tôi, sự sợ hãi có thể làm tê liệt thần trí; nó tạo ra không những bồn chồn lo lắng mà còn làm tê liệt. Tồi tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của vùng này ít khi có đủ kiên trì hay khôn khéo để cẩn thận hướng dẫn người dân của mình đi qua những tiến trình cải tổ. Trong một chế độ dân chủ, nhà lãnh đạo phải là giáo viên chủ nhiệm (the head teacher), một người sốt sắng trả lời những hoài nghi, thắc mắc và giải thích sự cần thiết và lợi ích của một đường lối mới. Nhưng cứ lẽ thường tại Châu Mỹ La-tinh, các nhà lãnh đạo chỉ việc tự biện minh bằng một câu đơn giản “bởi vì tôi nói vậy”. Điều này phù hợp sít sao với tham vọng bảo vệ những đặc quyền cố hữu — một hiện tượng rõ nét không những trong giới giàu sang và quyền lực mà còn đều khắp xã hội. Các công đoàn nhà giáo tự ý định đoạt giáo viên phải dạy bao nhiêu giờ một tuần và phải dạy những gì. Một sự kiện tương tự cũng diễn ra với các chủ công ty và các nhà thầu trong khu vực tư, một khu vực qua hằng chục năm nay vẫn chỉ cung cấp các dịch vụ kém phẩm chất vì họ không sợ bị cạnh tranh, nhờ vào việc “ngồi chỗ mát ăn bát vàng” và các thương vụ phi pháp. Và công nhân viên nhà nước cũng ù lì không kém: các cơ quan hành chánh dân sự trả lương cho công chức để họ chỉ biết tới ngồi bàn giấy và nói không với dân. Thái độ này có nhiều hậu quả xấu, nhất là đối với doanh nghiệp. Tại Châu Mỹ La-tinh, số nhân viên kiểm soát doanh nghiệp thường đông đảo hơn số doanh nhân khá xa. Toàn khu vực thường tỏ ra hoài nghi đối với các sáng kiến và thiếu những cơ chế hữu hiệu để hỗ trợ các dự án canh tân. Người nào muốn mở một doanh nghiệp cũng phải lội qua nhiều ghềnh thác của bộ máy quan liêu và phải đáp ứng nhiều điều kiện độc đoán vô lý. Doanh nhân gần như không nhận được sự ca ngợi hoặc khích lệ văn hóa, ít khi được luật pháp che chở, và hiếm khi được giới khoa bảng yểm trợ. Trong khi đó, các đại học trong khu vực không đào tạo được các loại chuyên gia mà công cuộc phát triển đòi hỏi. Tính trung bình, Châu Mỹ La-tinh đào tạo sáu chuyên viên khoa học xã hội cho mỗi hai kỹ sư và mỗi một chuyên viên trong các ngành khoa học chính xác. Một chuyến viếng thăm một khu đại học tại Châu Mỹ La Tinh sẽ cho ta cái cảm giác đang trở về quá khứ, trở về một thời đại trong đó Bức tường Bá Linh chưa sụp đổ và Liên bang Nga cũng như Trung Quốc chưa theo chủ nghĩa tư bản. Thay vì trang bị cho sinh viên những công cụ thực tiển – như các kỹ năng công nghệ và sinh ngữ — để giúp họ thành công trong một thế giới toàn cầu hóa, nhiều đại học chỉ chuyên dạy các tác giả không còn ai muốn đọc và lặp lại các học thuyết không còn ai muốn tin. Muốn thực hiện công cuộc phát triển, tình trạng này phải thay đổi. Các nước Châu Mỹ La-tinh phải bắt đầu tưởng thưởng những con người có óc cải tiến và sáng tạo. Các đại học phải cải tổ các chương trình học của sinh viên và chịu đầu tư vào khoa học và công nghệ, phải giảm bớt các điều lệ cồng kềnh, thu hút đầu tư và khuyến khích việc chuyển giao tri thức. Nói cách khác, các đại học phải hiểu rằng chủ nghĩa thực tiển (pragmatism) là ý thức hệ phổ biến hiện đại — rằng, như Đặng Tiểu Bình có lần đã nói, vấn đề mèo đen hay mèo trắng là không quan trọng, miễn là chúng bắt được chuột. 3.1.2.Xây dựng niềm tin. Trở ngại thứ hai là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Không một dự án phát triển nào có thể thành công ở một nơi đầy dẫy ngờ vực, một nơi mà thành công của người khác được nhìn bằng con mắt nghi ngại, còn óc sáng tạo và động lực làm việc thì bị xã hội cảnh giác đề phòng. Người Châu Mỹ La-tinh được xếp vào các dân tộc đa nghi nhất thế giới. Cơ quan Thăm dò Các giá trị Thế giới (the World Values Survey) đặt ra câu hỏi: “Bạn có tin hầu hết mọi người không?” Vào năm 2000, có đến 55-65% số người được thăm dò tại 4 nước Bắc Âu – Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển – nói có; chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu Mỹ La-tinh nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi. Người Châu Mỹ La-tinh hoài nghi lòng thành thật của hết thảy mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, từ chính khách đến bạn bè. Chúng ta tin rằng mỗi một người đều nuôi một ý đồ thầm kín và rằng ta không nên quá dấn thân vào các nỗ lực tập thể. Chúng ta bị giam hãm trong tình trạng “tiến, thoái lưỡng nan” của một tù nhân vĩ đại, trong đó mỗi người tìm cách đóng góp ít chừng nào hay chừng ấy cho lợi ích chung. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa, sự tin tưởng lẫn nhau là điều không thể thiếu. Những quốc gia sẵn sàng tin tưởng nhất là những quốc gia sẵn sàng phát triển nhất, bởi vì công dân nước đó có thể hành động dễ dàng, dựa vào một dự kiến hợp lý về cách người khác sẽ ứng xử thế nào. Bất an pháp lý là một vấn đề đặc biệt của vùng này. Sự việc diễn ra ở một tần số báo động là, người dân Châu Mỹ La-tinh không làm sao biết được hậu quả pháp lý của các việc mình làm là gì, hoặc nhà nước sẽ phản ứng ra sao đối với các dự án của họ. Trong một số quốc gia thuộc vùng này, các cơ sở kinh doanh có thể bị sung công mà không cần giải thích, giấy phép kinh doanh bị hủy bỏ dưới sức ép chính trị, nhiều bản án được đưa ra bất chấp cả pháp luật, và tình trạng pháp lý thay đổi xoành xoạch thường cản trở việc thành tựu các mục tiêu dài hạn. Như cựu Tổng thống Ecuador, Ông Osvaldo Hurtado, ghi nhận trong cuốn Lợi ích của Mỹ (The American Interest) xuất bản gần đây: Người dân Châu Mỹ La-tinh không tin tưởng các cơ chế và tác nhân pháp lý…dù đó là toà án chính phủ hay luật sư tư nhân. Thật vậy, thói quen coi thường pháp luật có gốc rễ sâu xa qua nhiều thế kỷ đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên lục địa này hơn cả vô số luật lệ đã ban hành qua hằng trăm năm nay để điều hành các quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị. Trong 175 năm qua, các quốc hội Châu Mỹ La-tinh có lẽ đã làm ra nhiều luật hơn các quốc hội của vùng nào trên hành tinh này, nhưng chưa  bao giờ có quá nhiều luật lệ bị quá nhiều người coi thường quá lâu dài như thế. Người ta nói rằng an ninh pháp lý (legal security) là phương tiện bảo vệ niềm tin. Để cho việc phát triển kinh tế thành công, người dân Châu Mỹ La-tinh phải tin được nhà nước của mình hành động hợp lý và có thể đoán trước được. Họ phải dự kiến được các hậu quả pháp lý sẽ dành cho các hành vi của mình. Và họ phải tin tưởng được rằng những người khác cũng sẽ hành động phù hợp với qui luật của cuộc chơi. 3.1.3. Quyết tâm theo đuổi dân chủ. Trở ngại thứ ba chặn đứng công cuộc phát triển là sự yếu kém trong quyết tâm theo đuổi dân chủ tại Châu Mỹ La-tinh. Hẳn rằng, ....ở một mức độ nào đó toàn vùng có thể được coi là hoàn toàn đi theo thể chế dân chủ. Sau nhiều thế kỷ trải qua nội chiến, đảo chính, và các chế độ độc tài, thể chế dân chủ tại đây đã thực sự có những bước tiến ngoạn mục trong mấy thập kỷ qua. Nhưng sự thật là, chiến thắng của dân chủ vẫn chưa mỹ mãn. Bất chấp những bản hiếp pháp được soạn thảo công phu, những tuyên bố long trọng, và những hiệp ước cao thượng, Châu Mỹ La-tinh vẫn dễ dàng ngã theo chế độ độc tài. .....Một khi đã đắc cử, các nhà độc tài này bèn giải thích sự ủy thác của nhân dân như là một thứ toàn quyền hành động (carte blanche) để làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả đàn áp đối lập, kềm kẹp giới truyền thông, và cố tình bóp méo chế độ chính trị để duy trì quyền lực bằng mọi giá. Trong khi đó, quá nhiều công dân trong nước bằng lòng để cho các nhà lãnh đạo này tiếp tục cai trị, vì có lẽ nhận thấy chủ nghĩa cứu thế (messianism) và chính sách mị dân của các nhà độc tài như là một lối thoát để đất nước ra khỏi cái mê cung của tình trạng chậm tiến (labyrinth of underdevelopment) đang chi phối toàn vùng. Nếu các chế độ dân chủ Châu Mỹ La-tinh không thực hiện được những mục tiêu chính trị và kinh tế đã hứa hẹn, nếu những hi vọng của người dân vẫn chỉ là một ước mơ bị trì hoãn, thì chế độ độc tài sẽ ngóc đầu trở lại. Phương thức để ngăn ngừa điều đó là phải chứng tỏ cho dân chúng thấy rằng chế độ dân chủ mang lại hiệu quả tốt đẹp, rằng chế độ này thực sự có thể kiến tạo những xã hội công bình và thịnh vượng hơn. Vươn ra khỏi tình trạng xơ cứng chính trị, biết đáp ứng những đòi hỏi của người dân, và tạo nguồn lực ngân sách bằng cách đánh thuế người giàu là tất cả những biện pháp thiết yếu cần phải thi hành trên bước đường tiến tới một văn hóa đích thực tự do và tiến bộ. 3.1.4. Một văn hóa hòa bình. Gia tăng lợi tức công (public income) là cần thiết, nhưng chưa đủ. Ngân quĩ quốc gia cần phải được chi tiêu một cách khôn ngoan, để hỗ trợ cho việc phát triển con người. Các nước Châu Mỹ La-tinh đã chi tiêu quá nhiều tiền trong quá khứ, đùn lên những núi nợ khổng lồ, nhưng họ thường phung phí nguồn lực vào những ưu tiên không chính đáng. Họ đã tiêu pha hào phóng cho quân đội những nố tiền mà lẽ ra họ phải chi tiêu rộng rãi cho tương lai của con cháu họ. Ngoài Colombia ra, không một nước nào tại Châu Mỹ La-tinh hiện đối đầu một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra hay sắp xảy ra. Nhưng mỗi năm, toàn khu vực chi tiêu đến 60 tỉ đôla về vũ khí và cho quân lính — gấp đôi ngân sách quốc phòng chỉ 5 năm trước đây. Vì sao? Ai sẽ tấn công ai? Kẻ thù của nhân dân trong vùng này là nghèo đói, dốt nát, bất bình đẳng, bệnh tật, tội ác, và nạn xuống cấp môi trường. Chúng là những kẻ nội thù, và chúng ta chỉ có thể đánh bại chúng bằng một chính sách công khôn khéo (smart public policy), chứ không bằng một cuộc chạy đua vũ trang mới. Rosta Rica là nước đầu tiên trong lịch sử đã bãi bỏ quân đội và tuyên bố hòa bình với thế giới. Con em nước này không hề biết đến quân dịch là gì. Chúng chưa bao giờ thấy một chiếc phi cơ trực thăng có vũ trang hay dấu vết của một chiếc xe tăng. Và kể từ khi bãi bỏ quân lực cách đây 62 năm, Costa Rica chưa bao giờ kinh qua một cuộc đảo chính. Tôi thiển nghĩ toàn bộ Châu Mỹ La-tinh có thể theo bước chân của Costa Rica, nhưng tôi biết rằng thế giới không tưởng này (this utopia) sẽ không thể trở thành hiện thực trong đời tôi. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng một sự giảm dần ngân sách quốc phòng có trách nhiệm không những là khả thi mà còn khẩn thiết. Chúng ta phải làm điều này vì biết ơn những nạn nhân của các chế độ độc tài, những nạn nhân đã viết lên những trang sử bi thảm nhất của Châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ 20 bằng chính máu của mình. Chúng ta phải làm điều này vì mang ơn những kẻ còn sống sót sau những đợt đàn áp và tra tấn. Chúng ta làm điều này vì những kẻ đã cảm thấy nỗi lo sợ cùng cực trổi lên trong lòng mình khi phải đối diện với một người lính. Từ bỏ loại văn hóa võ biền này cũng là thiết yếu bởi vì việc gia tăng sự hiện quân đội trong thị xã và thành phố của chúng ta sẽ khuyến khích một thái độ hiếu chiến không có lợi cho phát triển kinh tế. Nó ngụ ý rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp nhất bằng cách chống lại một kẻ thù, chứ không phải bằng đường lối xây dựng tình đoàn kết với bạn bè và láng giềng. Nó dạy rằng sự chinh phục sẽ được thực hiện bằng vũ khí, hò hét, và đe nẹt, chứ không bằng ngôn từ, bằng sự tôn trọng, và bao dung. Chủ nghĩa quân phiệt trong văn hóa của vùng này là một lực thoái hóa và hũy hoại, cần được thay thế bằng một văn hóa hoà bình. Người Châu Mỹ La-tinh phải nhìn vào trong gương và đối diện với thực tế là nhiều vấn đề của chúng ta không nằm trên những vì sao bổn mạng mà nằm ngay giữa chúng ta. Chúng ta phải dứt khoát chấm dứt nỗi sợ hãi về đổi mới. Chúng ta phải trân trọng óc kinh doanh. Chúng ta phải tập tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta phải tăng cường quyết tâm theo đuổi dân chủ và pháp trị. Và chúng ta phải từ bỏ những đường lối quân phiệt, những đường lối vẫn còn tiếp tục xát muối vào những vết thương quá khứ. Chỉ có như vậy Châu Mỹ La-tinh mới nhiên hậu đạt được mức phát triển mà chúng ta cố tìm kiếm từ lâu. 3.2. Trăm năm cô đơn và những giá trị văn hóa cao cả. 3.2.1. Hình tượng Macondo trong “Trăm năm cô đơn” - từ góc nhìn văn hóa Mỹ latinh. Được lấy cảm hứng từ một lần đi tàu hỏa cùng mẹ quay về Aracataca để bán ngôi nhà cũ của ông ngoại, địa danh Macondo xuất hiện bất ngờ trước mắt tác giả khi nhìn thấy tên của một đồn điền chuối. Trong quá trình tìm hiểu sau đó, Marquez biết được rằng Macondo có thể bắt nguồn từ tên gọi Makondos của một bộ tộc du mục ở Tanganyika, hoặc cũng có thể là tên của một loài cây vùng nhiệt đới khá giống với cây gạo. Tuy nhiên, sở dĩ vùng đất Macondo đã ám ảnh xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Marquez, không phải bởi sự ngẫu nhiên khi tìm thấy một địa danh, mà bởi tên gọi này đã phù hợp với dự phóng sáng tạo của người cầm bút. Bởi đó là một tên gọi: “khiến tôi chú ý ngay từ những chuyến đi đầu tiên với ông ngoại, nhưng chỉ khi trở thành người lớn, tôi mới phát hiện rằng mình thích nó bởi nó đọc lên nghe rất nên thơ” [8,35]. Như vậy, vùng đất Macondo trong những sáng tác của Marquez không mang cảm hứng từ một loài cây nhiệt đới, một tộc người du mục, hoặc một đồn điền chuối có thật ở Aracataca, mà là địa danh nên thơ của một giấc mơ. Lựa chọn hình tượng có tính chất phiếm chỉ đó, Marquez đã có dụng ý để cho Macondo: “luôn luôn tồn tại một không gian huyền thoại” [1,326]. Tính chất huyền thoại của Macondo không chỉ tạo ra không gian nghệ thuật, giọng điệu trữ tình nên thơ trong tác phẩm, mà quan trọng hơn, đó là dụng ý xây dựng một hình tượng “mẫu gốc” cho mọi địa danh, mọi xứ sở ở Mỹ Latinh. Macondo chính vì thế là một địa danh thuộc về huyền thoại, một ngôi làng đã biến mất cùng sự tuyệt diệt của những dòng họ trăm năm cô đơn bởi tội lỗi loạn luân bị nguyền rủa. Chính vì tầm ý nghĩa quan trọng trên, hình tượng Macondo đã xuất hiện ít nhất trong năm tác phẩm của Marquez, mà đó đa phần lại là những tác phẩm quan trọng nhất sự nghiệp sáng tác của ông. Trong Trăm năm cô đơn, hình tượng Macondo không đơn thuần chỉ là không gian diễn ra câu chuyện, mà hình tượng này còn được đặt trong chiều kích sử tính của thời gian huyền ảo, tạo nên một dòng chảy thời gian biên niên, được đánh mốc bởi bảy thế hệ cô đơn của dòng họ Buendía. Bảy thế hệ dòng họ Buendía lại biểu trưng cho sự phát triển và tuyệt diệt của loài người, nên Macondo là một thế giới thu nhỏ, đặt trong tiến trình lịch sử trải qua bốn chặng chính là khai lập - phát triển - thịnh vượng và suy tàn, nói cách khác là từ “lịch sử hồng hoang của con người cho đến thời hậu hiện đại” [2,221]. Macondo chính vì thế là hình tượng mang tính chất cảnh tỉnh nhân loại, cùng nền văn minh cô đơn “không có dịp may lần thứ hai để trở lại làm người trên mặt đất này” [Mọi trích dẫn trong tác phẩm từ đây về sau chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng, Nxb Văn học, in năm 2003 tại Hà Nội], [trang 483]. Quá trình khai lập ra Macondo của những cư dân đầu tiên, mà vợ chồng José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán chính là những người dẫn đầu, luôn thấm đẫm truyền thống văn hóa Mỹ Latinh. Đầu tiên là câu chuyện ly hương để tìm ra Macondo đã được tác giả xây dựng đầy tính chất huyền thoại. Lý do trực tiếp dẫn đến sự ly hương của hai vợ chồng nhà Buendía là bởi cái chết của Prudencio Aguilar trong một cuộc chọi gà. Chỉ một câu nói lỡm khi gà mình thua cuộc: “Tao mừng cho mày… để xem xem cuối cùng con gà ấy có làm ơn cho vợ mày không nào” [trang 45], Prudencio Aguilar đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình, khi José Arcadio Buendía thách đấu và đã ném cây lao bách chiến bách thắng của dòng họ mình xuyên qua cổ của nạn nhân. Nhưng sau đó, ám ảnh hối lỗi cùng sự xuất hiện đầy bi thảm của hồn ma P.Aguilar trong ngôi nhà của dòng họ Buendía, hai vợ chồng trẻ đã quyết định ra đi tìm một vùng đất mới, nhằm làm thanh thản vong hồn người đã chết, và cũng để làm nguôi ngoai chính sự dằn vặt trong lòng mình. Như vậy, cuộc hành trình khám phá ra thế giới mới là một hành trình nhằm trốn chạy khỏi ám ảnh tội lỗi vì đã giết đồng loại. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa cho hành trình đó lại là ám thị về tội loạn luân. Hai vợ chồng José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán đều lấy nhau với địa vị là những người bà con gần gũi về huyết thống, trong một dòng họ có truyền thống loạn luân. Chính vì vậy, sự cảnh báo của tổ tiên về hậu quả sẽ đẻ ra những đứa con kì đà, những đứa con có cái đuôi lợn luôn ám ảnh hai vợ chồng trẻ, khiến Úrsula luôn đeo chiếc quần trinh tiết mỗi khi gần gũi chồng. Chính cái quần này làm người ta nghi ngờ bản năng đàn ông của José A.Buendía, và cơn giận giữ đó đã bùng phát không thể nào cưỡng nổi khi P.Aguilar vô tình nói lỡm. Ngay trong đêm mà cả làng khóc thương cho cái chết bi thảm của P.Aguilar, José A.Buendía đã quyết tâm xé tan chiếc quần trinh tiết, và cả hai vợ chồng ái ân trong hoan lạc cho đến sáng. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của cuộc ly hương đến Macondo, có nguồn gốc từ tội lỗi liên quan đến sự thưởng thức “trái cấm” bị nguyền rủa. Trong đó, “Adam” José A.Buendía và “Eva” Úrsula Iguarán đã bất chấp lời răn dạy của “Thượng đế” tổ tông, sự cấm kỵ của dòng họ, cái chết của đồng loại, nhằm kiếm tìm ý nghĩa và thụ hưởng hạnh phúc của tình yêu (và tình dục) một cách quyết liệt nhất, không khoan nhượng và vượt qua mọi rào cản của những thiết chế. Câu chuyện về tội lỗi của José A.Buendía và Úrsula Iguarán như vậy là một câu chuyện được lấy cảm hứng từ Kinh thánh, nhưng được viết theo tinh thần hậu hiện đại, nơi chính con người trừng phạt con người, chứ không phải là thượng đế. Và ngay khi đến với nhau trong hoan lạc, José Arcadio Buendía hoàn toàn ý thức được hành vi cũng như hậu quả của việc mình làm, chứ không đơn thuần hành động ngây thơ dưới sự xui khiến của con rắn độc như Adam và Eva. Con người hậu hiện đại đã chấp nhận sống với hậu quả, trong một “thời đại mà sự ngây thơ đã bị đánh mất” (U.Eco): “Nếu mình đẻ ra kì đà thì chúng mình sẽ nuôi kì đà” . Chủ thể làng Macondo trong giai đoạn khai lập là lão trượng José Arcadio Buendía, người điều hành và cũng là người khai phá ra vùng đất này. Lão trượng José Arcadio Buendía đã điều hành Macondo trong sự công bằng của một thị tộc công xã nguyên thủy, và chính đạo đức lẫn sức mạnh thể chất đã đem lại vị trí thống ngự cho ông, hệt như một tù trưởng thông thái và anh minh. Macondo do đó được tạo dựng nên với tư cách là một “tân thế giới” thu nhỏ, một vùng đất không có người chết và không ai quá ba mươi tuổi, được đối xử công bằng và tự do đậm chất văn hóa châu Mỹ. Cách xây dựng hình tượng như trên không khỏi làm chúng ta nhớ đến quá trình Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ - một châu lục mở ra thế giới mới với biết bao kì vọng về một xứ sở giàu có, tự do và tươi trẻ. Sự đam mê khoa học của lão trượng José Arcadio Buendía cùng cư dân ở Macondo phản ánh khát khao hiểu biết, nhưng cũng đồng thời vạch ra sự lạc hậu của họ so với phần còn lại của thế giới. Thông qua những người Digan, các “phát minh vĩ đại” như đá nam châm, hàm răng giả, máy chụp ảnh, nước đá, kính viễn vọng… đã được người dân Macondo hào hứng đón nhận trong sợ hãi và kính phục. Những cảm xúc hệt như người da đỏ lần đầu tiên tiếp cận với nền văn minh châu Âu, mà tiêu biểu là sự nhầm lẫn những kẻ thực dân Tây Ban Nha là thần Viracocha trở về. Tuy nhiên, quá trình tìm ra Macondo là một sự ngẫu nhiên không mong muốn. José Arcadio Buendía trên hành trình đi tìm một vùng đất hứa có vị trí thuận lợi, nhằm thông thương với toàn thế giới, nhưng đoàn người đã bị chặn lại bởi bốn bề là đầm lầy, rừng và biển. Trước ý định muốn đi tiếp để tìm ra vùng đất hứa, Úrsula Iguarán với sự quyết liệt không khoan nhượng của mình đã giữ mọi người ở lại Macondo: “Nếu cần thiết tôi phải chết để các người ở lại đây, tôi sẽ chết” [trang 37]. Như vậy, quá trình này không khỏi làm chúng ta liên hệ đến sự ngẫu nhiên tìm ra châu Mỹ của Cristoforo Colombo, khi chuyến đi của ông là nhằm tìm một con đường mới đến Ấn Độ: “Các hoàng tử - những tín đồ Đạo Cơ Đốc, tôn thờ và mong muốn mở rộng niềm tin Công giáo linh thiêng, là những người chống lại giáo lý Mahomet cũng như mọi hình thức sùng bái thần tượng và dị giáo - đã cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền đất của Ấn Độ” (trích nhật ký C.Columbus về chuyến đi năm 1492) [6,16]. Qua đó, khát vọng đích thực đằng sau quá trình ngụ cư ở Macondo, cũng như quá trình xâm chiến châu Mỹ của người phương Tây, xét trên phương diện xã hội học, đó là tham vọng mở rộng thị trường, tìm kiếm tài nguyên và phát triển kinh tế thông thương ra tầm thế giới. Trên nền của sự soi chiếu các chi tiết nghệ thuật với những sự kiện, điển tích có thật trong lịch sử hoặc trong Kinh thánh, Macondo đã được tác giả xây dựng phát triển không ngừng trên cả phương diện chính trị và kinh tế. Trên phương diện chính trị, văn hóa, Macondo đã bắt đầu xây dựng những thiết chế nhà nước đầu tiên (tuy còn lỏng lẻo), với sự xuất hiện của quan thanh tra Moscote. Các nhà thờ với cha xứ cũng đến cùng lúc với sự xuất hiện của chính quyền, bởi quá trình khai lập và xây dựng hệ thống chính trị ở châu Mỹ bao giờ cũng gắn song hành giữa hai quyền lực: quyền lực thần quyền của đạo Cơ đốc (nhằm chống lại các tín ngưỡng bản địa và các thầy phù thủy của người da đỏ), và quyền lực bạo lực thực dân của các đế quốc mà chủ yếu là Tây Ban Nha (nhằm chống lại các thủ lĩnh bộ lạc da đỏ). Lật lại lịch sử, trong trận chiến Cajamarca - bước ngoặt đánh dấu chiến thắng quyết định của thực dân Tây Ban Nha với đế quốc Inca, vai trò của thần quyền Cơ đốc và vương quyền thực dân cũng đã gắn bó với nhau hết sức mật thiết. Năm 1532, tại thành phố cao nguyên Cajamarca (thuộc Peru ngày nay), dưới sự lãnh đạo của Francisco Pizarro, 168 lính Tây Ban Nha của vua Charles Đệ nhất với sự vũ trang gươm thép, súng, giáp trụ và ngựa (những thứ người da đỏ chưa có) đã đánh tan 80.000 chiến binh Inca và bắt sống vua Atahualpa của người da đỏ. Trong trận chiến này, người ra lệnh tấn công không phải là F.Pizarro, mà là đức cha Vicente de Valverde. Khi vua Atahualpa quẳng quyển Kinh thánh xuống đất, đức cha Valverde đã nhân danh Chúa nhằm ra lệnh cho quân đội: “Đến đây! Những người Công giáo, hãy đến đây! Hãy tấn công bọn kẻ thù chó má này, kẻ đã dám cự tuyệt những gì là của Chúa… Hãy tiến lên trừng trị nó đi, ta sẽ tha tội cho các con” . Sự kiện xuất hiện căn bệnh mất trí nhớ trong ngôi làng Macondo thời kì này, cũng không khỏi làm cho chúng ta liên tưởng đến lịch sử khai phá châu Mỹ của người châu Âu. Các đế quốc thực dân đã chinh phục những dân tộc da đỏ không chỉ bằng sự mua chuộc, gươm, súng, mà đặc biệt là bằng vi trùng, biểu hiện thông qua những căn bệnh dịch mà người da đỏ chưa bao giờ nếm trải. Người châu Âu nhờ có kháng thể từ trước nên sẽ có sức đề kháng mạnh hơn, còn người da đỏ hầu như bị tuyệt diệt trong những trận dịch lây lan một cách nhanh chóng. “Khắp nơi ở châu Mỹ, các bệnh dịch do người châu Âu mang tới… giết chết 95% dân số người châu Mỹ bản địa tiền Columbus” [3,85]. Căn bệnh dịch mất trí nhớ trong làng Macondo thời kì này cũng được đem đến bởi một nhân vật “ngoại lai”, đó là sự xuất hiện của Rebecca, cô con gái nuôi kì lại với nỗi đam mê ăn đất. Từ mất ngủ cho đến mất trí nhớ, bệnh dịch đã phát tán khắp Macondo và suýt tàn phá ngôi làng nhỏ này khi mọi người dần mất hết lý trí, qua đó, đánh mất bản sắc văn hóa bản địa. Nền văn hóa Mỹ Latinh vẫn thường được mệnh danh là nền “văn hóa lai”, với sự xen lẫn, xung đột và kết hợp giữa văn hóa người da đen có nguồn gốc nô lệ, người da đỏ bản địa, người da trắng có nguồn gốc thực dân, người da vàng di cư và hệ thống người lai tạp giữa các chủng người đến trước. Yếu tố “ngoại lai” và “hỗn tạp” luôn là xu hướng thống ngự bản sắc văn hóa Mỹ Latinh. Người cứu thoát Macondo cũng là một nhân vật đến từ bên ngoài, đó là sự tái xuất hiện của người Digan thông thái Melquíades. Như vậy, khả năng dùng dịch bệnh như một loại vũ khí, cũng như khả năng dùng khoa học để chữa lành những căn bệnh dịch chính là thứ vũ khí sinh học tối tân nhất của người châu Âu trong quá trình xâm lược và thống ngự châu Mỹ. Hình tượng một con tàu mục nát nằm bên bờ biển, khi José Arcadio Buendía cố tìm ra con đường thông thương Macondo với thế giới, cũng làm ta liên tưởng đến những đoạn viết của nhà thám hiểm Stephens, người đã tìm ra nền văn minh Maya cổ trên đất Nam Mỹ: “Một thành phố đổ nát. Nó nằm trước chúng ta như một con thuyền mục nát nằm giữa đại dương, cột buồm đã gãy, tên thuyền đã mờ, tất cả thủy thủ đoàn đã bỏ mạng, chẳng còn một ai cho chúng ta biết nó từ đâu tới, chủ nhân của nó là ai… và vì sao nó bị tàn phá” . Sự xuất hiện những đoàn người Digan cũng chính là biểu trưng cho chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Người Digan đến nhằm mua bán và trao đổi những vật phẩm hằng ngày, và đa phần là những trò lừa bịp với những sản vật ngang giá của địa phương. Cái chết đầu tiên trên Macondo lại là cái chết của Melquíades, đấng tiên tri và cứu thế của Macondo. Báo hiệu cho một điềm gở diễn ra trong tương lai không bao giờ có thể né tránh, một khi Macondo phát triển theo hướng tư bản hóa. Những cuộc gian lận bầu cử, đàn áp dân chúng bắt đầu diễn ra, kèm theo sự xuất hiện của những công ty nhập khẩu và các sản phẩm đa quốc gia: “giường tủ sản xuất tại Viên, gương kính sản xuất ở xứ Bohemia, bát đĩa do công ty Tây Ấn sản xuất, khăn phủ bàn Hà Lan…” [trang 88]. Tiêu biểu cho những điều kiện phát triển của tư bản quốc tế lúc này là sự xuất hiện của nhân vật Pietro Crespi - chuyên gia người Italia trong việc lắp ráp, chỉnh sửa và dạy đàn Piano. Đây là giai đoạn thanh bình nhất của Macondo, cho dù sự phát triển về mặt kinh tế là chỉ mới khơi mào. Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn này, đó là việc Úrsula tình cờ tìm ra con đường thông thương Macondo với thế giới, khi đang lần theo dấu chân của đứa con trai José Arcadio. Từ đây, Macondo không còn là một ốc đảo khép kín, mà với việc xuất hiện của máy móc và bưu kiện, ngôi làng nhỏ đã bắt đầu kết nối vào hệ thống kinh tế thế giới. Chủ thể của giai đoạn này đó là Aureliano Buendía, từ một thanh niên u sầu, chăm chỉ làm những con cá vàng trong xưởng kim hoàn, cho đến một chàng trai tuyệt vọng vì mất vợ, và cuối cùng là vị đại tá tổng tư lệnh quân khởi nghĩa - người đã phát động 32 cuộc nội chiến để rồi thất bại hoàn toàn với hiệp ước Neerlandia, chấm dứt cuộc chiến tranh Một ngàn ngày. Từ bước ngoặt này, Macondo chính thức bước sang thời kì mới đầy thăng trầm và đẫm máu. Điểm kết thúc và hủy diệt của dòng họ Buendía cũng cùng thời điểm với sự biến mất của Macondo. Sau một cơn mưa kéo dài bốn năm, mười một tháng và hai ngày, và tiếp đó là suốt mười năm hạn hán không có lấy một giọt nước, Macondo đã bị nhấn chìm và xóa sạch trong một cơn cuồng phong bão táp của số phận. Lật lại lịch sử và văn hóa châu Mỹ, đây là một quá trình hủy diệt có tính chất định mệnh, liên quan đến sự phát triển và diệt vong của những nền văn minh bản địa. Khi một xã hội phát triển lên đến thời hoàng kim, với sự tăng vọt về mật độ dân số, thì môi trường đã bị tàn phá đến mức không thể chịu đựng nổi. Do quá trình chặt cây và tàn phá rừng, dẫn đến mất nguồn nước ngầm, từ đó hạn hán, thiếu nước xảy ra triền miên và những cư dân bắt đầu ăn thịt lẫn nhau cũng như gây ra những cuộc chiến đẫm máu. Sự biến mất của nền văn minh Maya rõ ràng là một minh chứng đi trước của Macondo. Trong gần mười năm, từ 810 cho đến 820, sau đó là gần sáu năm trong thập niên 910, đế quốc Maya đã hứng chịu những cơn hạn hán đến kiệt quệ. Theo Richardson Gill, đây cũng là những điểm mốc đánh dấu sự sụp đổ dần nền văn minh rực rỡ của người da đỏ Maya. Một số nền văn minh cổ xưa khác ở châu Mỹ như đế chế Akkadian (2170 tr.CN) tại Trung Mỹ, nền văn minh Moche IV (600 s.CN) tại bờ biển Peru, nền văn minh Tiwanaku tại vùng núi Andes (1100 s.CN), nền văn minh của người Anasazi tại Bắc Mỹ (700 s.CN)… đều bị sụp đổ trong những kì hạn hán kinh niên. Theo Jared Diamond, có năm nguyên nhân cơ bản khiến những nền văn minh cổ đại biến mất, bao gồm: bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hạn hán, nạn quan liêu độc tài. Trong đó, chiến tranh và sự xâm lược của thế giới bên ngoài không đóng vai trò quyết định đến sự suy tàn của những nền văn minh cổ, mà chính sự tàn phá môi trường, dẫn đến hậu quả xảy ra thiên tai dữ dội mới chính là nguyên nhân cơ bản nhất. J.Diamond viết: “Nhưng trên tất cả là yếu tố thay đổi khí hậu. Đợt hạn hán xảy ra tại thời điểm Maya cổ điển bị sụp đổ không phải là đợt hạn hán đầu tiên mà người Maya phải hứng chịu, nhưng nó là đợt hạn hán khắc nghiệt nhất” [4,195]. Có thể nhận định rằng, nếu “nỗi cô đơn” là chủ đề lớn nhất mà G.G.Marquez dành cả cuộc đời để theo đuổi, thì hình tượng trung tâm nhất, có tính xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn người Colombia lại không phải là một nhân vật cụ thể, mà chính là hình tượng về vùng đất Macondo. Qua sự lựa chọn này, G.G.Marquez đã có dụng ý xây dựng một hình tượng đủ sức đảm trách những vai trò lớn lao. Macondo qua đó trở thành không gian và khả tính của một nền văn hóa trong cả hai chiều kích: chiều rộng của không gian vùng Caribbe và chiều dài sử tính của văn hóa Mỹ Latinh. Như vậy, hình tượng Macondo được xây dựng dựa trên sự giao cắt của huyền thoại với hiện thực, là hình tượng được tái hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau, mà chủ yếu được phác họa trong Trăm năm cô đơn (Cien anos de soledad - 1967), tiểu thuyết lớn nhất trong sự nghiệp của G.G.Marquez và cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại. 3.2.2. Trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa cố kết cộng đồng để chống lại thiện tai và khó khăn của cuộc sống. 3.2.3. Tư tưởng mỹ học về tình yêu của trăm năm cô đơn. Các nhân vật trong trăm năm cô đơn mà cụ thể là dòng họ Buendya càng ngày càng tách ra khỏi cộng đồng xã hội, sống trái tính trái nết. Thói sống đó khiến họ càng cô đơn và tách xa cộng đồng, nhỏ là gia đình, rộng hơn là làng xã và cả đất nước Colombia (kể cả cộng đồng Mĩ Latin). Người đầu tiên bỏ quê nhà đi lập làng mới, tách mình khỏi lịch sử và truyền thống văn hoá. Khi lập được làng mới, ông Hose lại khao khát nghiên cứu máy mò phát minh sáng chế và liên miên thất bại. Ông hoá điên dại đến nỗi gia đình phải xích ông vào gốc cây trong vườn nhà. Còn Hose Segundo sau khi chứng kiến vụ thảm sát rùng rợn những người công nhân đồn điền chuối ở sân ga đã quá hoảng sợ không dám đi tố cáo cho dân chúng biết mà chạy trốn về căn phòng của cụ già Menkyadez, tự giam mình trong đó, không tiếp xúc với ai ngoại trừ người em sinh đôi và thằng cháu họ. Đặc biệt nhân vật Aureliano Buendya tách ra khỏi cộng đồng sống dị thường trở nên độc đoán chuyên quyền chẳng còn giống cái thời thơ trẻ đáng yêu. Khi có quyền hành, Buendya trở thành tên độc tài bạo chúa  khát máu nhất là từ sau khi bị kết án tử hình chạy thoát. Với chức tổng tư lệnh quân đội, anh chỉ huy “trò chơi chiến tranh”. Anh chiến đấu không có mục đích lí tưởng cao cả nào hết. Anh chỉ chiến đấu cho bản thân mình, cho niềm kiêu hãnh cá nhân với phương châm xử thế “người bạn tốt nhất là người bạn vừa chết”. Anh không có bạn nữa, ngày càng cô đơn. Mọi người dần xa lánh, không cộng tác không bảo vệ anh. Anh ta lập chiến công cuối cùng bằng cách kí hiệp định đầu hàng chính phủ, được thưởng huân chương. Những người cách mạng, những người chiến sĩ tự do không tuân lệnh đầu hàng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu khiến anh cảm thấy nhục nhã và từ chối nhận huân chương, trở về đoàn tụ gia đình, sống trong tình thương của bà mẹ – bà lão Ucsula Igoaran. Và giống như hồi nhỏ, anh nuôi cá vàng để khuây khoả. Cách sống này vẫn chỉ là ích kỉ cá nhân chẳng vì ai cả. Đó chính là cuộc đời bi kịch của đại tá Aureliano. Chỉ có một người hiểu rõ tư chất ích kỉ của anh là mẹ anh – bà Ucsula. Đầu óc vẫn minh mẫn của bà già trên trăm tuổi còn nhớ cái tiếng khóc của Aureliano khi còn trong bụng mẹ. Tiếng khóc ấy là sự bất lực trước tình yêu, đó là sự cô đơn. Cụ già điểm lại lũ con cháu và và nhận ra bọn chúng đều trái tính trái nết ích kỉ – cái thói đáng sợ như hình ảnh cái đuôi lợn ám ảnh cụ suốt đời. Cái đuôi lợn báo hiệu con người đã mất hết tính người trở thành con thú. Bà nhận ra con cháu bà có đủ mọi phẩm chất tốt duy chỉ thiếu một thứ: tình yêu – trái tim yêu thương. Chỉ có cô bé Rebecca người không hề bú dòng sữa của cụ thì lại có trái tim yêu thương mãnh liệt vô tư. Tình yêu là cái cần thiết nhất cho dòng họ này. Chỉ có tình yêu thực sự và lòng chân thành mới làm cho cá nhân hoà hợp với cộng đồng  và thoát khỏi cảnh cô đơn. Đó là lớp ý nghĩa triết học – mĩ học bộc lộ ra khi các nhân vật sắp đi vào cõi khác. Chỉ khi đứng trước mũi súng của bọn hành hình, Accadio Hose mới biết yêu thật sự nàng Rebecca Remediot. Chỉ đến khi hấp hối, Amaranta cô gái già (ế chồng vì khó tính) mới thật sự cởi mở lòng mình, sống cho người khác bằng hành động: hứa chuyển bức thư và lời nhắn của người sống cho vong hồn người thân cõi âm phủ. Tư tưởng mĩ học về tình yêu còn được thể hiện ở nhân vật nửa huyền thoại Remediot “người đẹp”. Nhiều chàng trai say mê nàng và chết oan vì nàng.  Kẻ thì rơi từ mái nhà tắm xuống chết tươi. Kẻ chết gục ngoài song cửa. Kẻ bị ngựa đá dập ngực chết. Có kẻ si mê quá hoá rồ dại… Phải chăng như lời dân chúng đồn đại nàng là cạm bẫy của tử thần. Nàng toả ra hơi độc khiến ai gần nàng đều phải tiêu vong ? Thật ra không hẳn như vậy. Những người đàn ông không biết cách mở cửa vào tâm hồn nàng. Họ chỉ biết tỏ tình theo những kiểu vụng về ngây ngô hoặc thô bạo điểu cáng. Qua những cách tỏ tình ấy, họ tỏ ra chỉ coi sắc đẹp của nàng là thứ cần hưởng thụ. Còn Remediot nàng tỏ ra là người biết yêu: “có lẽ chỉ cần một thứ tình cảm nguyên thuỷ và giản dị như tình yêu là đủ chinh phục nàng và tránh mọi nguy hiểm”. Nhưng nàng thất vọng,  đành bỏ đi khỏi thế giới này. Tư tưởng mĩ học về tình yêu còn được thể hiện ở hai nhân vật Aureliano Babilonia và Amaranta Ucsula. Hai người đã nhận ra những thất bại của dòng họ mình, và họ yêu nhau cuồng say với nguyện vọng sinh ra một Aureliano có thể chiến thắng ba mươi hai cuộc chiến, họ mong muốn tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình tốt hơn giỏi hơn. Tiếc thay cái tình yêu loạn luân diễn ra trong cảnh cô đơn cùng cực ấy chỉ đẩy nhanh thêm dòng họ Buendya đến giờ diệt vong kéo theo sự huỷ diệt của cả cộng đồng Macondo. Như vậy, thông điệp thứ nhất của  “Trăm năm cô đơn” là kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Hãy vượt qua định kiến, thành kiến cá nhân và những hố sâu ngăn cách trong cộng đồng để cá nhân hoà hợp với gia đình. cộng đồng và xã hội. Vì lẽ đó, nhà văn GG. Marquez đã tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là “cuốn sách về cái cô đơn”. Qua đó, ông kêu gọi mọi người đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của vùng Mĩ Latin, đoàn kết để sáng tạo ra một “thiên huyền thoại khác, định đoạt số phận ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai được tái sinh trên mặt đất này”. 3.2.4. Trăm năm cô đơn - Bản án lên án tội loạn luân. Trên cơ sở những sự kiện có thật xẩy ra tại Côlombia và ở các miền đất Mỹ La tinh. Từ những hủ tục lạc hậu, mê tín, chạy trốn xã hội; những khả năng tiên đoán, ngoại cảm của con người; những cuộc nội chiến tang thương, chết chóc kéo dài giữa phái Bảo hoàng và phái Tự do… đến những đợt thảm sát man rợ, kinh tởm, bắn chết hơn ba nghìn người của các công ty tư bản… Gabriel Garcia Marquez đã viết nên một “cáo trạng” thông qua đó thể hiện lời tiên tri, cảnh tỉnh về các hủ tục lạc hậu, tội ác chiến tranh, chạy trốn, và sự tồn vong của xã hội. Sâu xa hơn nữa ở một phương diện khác, “Trăm năm cô đơn” của Marquez còn gửi tới chúng ta một thông điệp lên án sự suy đồi đạo đức con người xoay quanh vấn đề loạn luân.  Một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân. Dòng họ Buênđya trải qua bao thăng trầm và tồn tại được 7 thế hệ. Người đứng đầu là Hôsê Buyênđya chết trong trạng thái điên loạn, bị trói vào gốc cây dẻ. Người sau cùng là Aurêlianô bị lũ kiến cắn rỉa từ khi mới lọt lòng. Cái tội loạn luân này khởi sự từ việc tên cướp biển Pharanxit Đrăc tấn công Riôacha. Lúc này cụ tổ của Usula Igoaran phải chuyển đến một làng hẻo lánh. Tại đây đã có các cụ tổ của Hôsê Buênđya. Qua ba thế kỷ, cháu chắt của hai dòng họ này đã lấy lẫn nhau dẫn tới thảm họa đẻ ra người đàn ông có đuôi lợn. Trước thực tế đó, hai bên ngăn cản mối tình của Ucsula và Hôsê Buênđya. Nhưng tình yêu khiến họ vẫn quyết tâm lấy nhau. “Dù đẻ ra kỳ đà anh cũng cóc cần”, Hôsê Buênđya nói vậy với lòng quyết tâm. Tuy nhiên, Ucsula vẫn bị ám ảnh bởi cái đuôi lợn. Cô mặc cái quần trinh tiết vào mỗi buổi tối. Sự việc kéo dài khiến mọi người luôn nghĩ Hôsê Buênđya là kẻ bất lực. Trong một lần chọi gà, Prudenxio Anghia đã thua và lỡm Hôsê Buênđya - “Tao mừng cho mày và để xem cái con gà này có làm phúc cho vợ mày không”. Vì câu nói đó mà Aghia phải trả giá bằng cả tính mạng, song kẻ thắng cũng không được thanh thản, đành phải bỏ làng ra đi. Đây được xem như cuộc chạy chốn định mệnh. Dù đi đến đâu chăng nữa họ cũng vẫn mắc tội loạn luân nếu không có sự hòa đồng gắn bó với xã hội bên ngoài.  Hôsê Buênđya tìm đến một vùng đất không được hứa hẹn trước và lập nên làng  Macônđô. Đây chính là nơi “lưu đày” 7 thế hệ trong dòng họ Buênđya. Từ đây những Hôsê Accacđiô, những Aurêlianô, những Rêmêđiôt và những Amaranta ra đời. Tất cả sống cuộc đời với số phận bi đát: “Lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, dòng họ cô độc ấy ắt sẽ tìm đến nhau để thỏa mãn khát khao dục vọng, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân” bởi các cuộc tình của những người cùng huyết thống. Dù đã hết lời can ngăn, cảnh báo nhưng vẫn có những đứa chắt, chút không biết nghe lời. Cuộc tình giữa người cô Amaranta Ucsula và cháu Aurêlianô Babilônia với hy vọng sẽ cải thiện nòi giống nhưng ngược lại người con của họ cũng có cái đuôi con vật và bị bỏ rơi trong tổ kiến. Trong thế giới cô đơn và hoài nhớ ấy họ đã phạm tội loạn luân dù có cố gắng chạy khỏi tội loạn luân. Chính ngôi làng Macônđô đã hứng chịu hậu quả của hơn ba mươi cuộc chiến tranh. Gánh chịu thảm họa từ những công ty tư bản, và đón nhận những đợt mưa nắng kéo dài liên tục nhiều năm trời. Sự phá hoại môi trường sống tất yếu sẽ bị diệt vong và điều đó diễn ra cùng dòng họ đã sinh ra ngôi làng. Bên trong niềm đam mê sáng chế, khát vọng với cuộc chiến tranh là những tay chơi đú đởn, phè phỡn bởi những con người có các mối quan hệ xác thịt cùng huyết thống hoặc những con người của cùng dòng họ. Tiêu biểu có các cặp quan hệ như:  Hai anh em Hôsê Accacđiô và Aurêlianô cùng ăn nằm với Pila Tecnera. Sau này, con trai của Hôsê Accacđiô với Pila Tecnera cũng khao khát thỏa mãn tình dục với chính mẹ của mình. Còn con trai của Aurêlianô với Pila Tecnera lại đòi lấy cô ruột của mình. Những lằng nhằng, rắc rối trong các mối quan hệ huyết thống bắt đầu từ đấy. Mỗi con người mang dòng Buênđya trong thế giới Macônđô luôn đòi hỏi được thỏa mãn. Khi có được tình cảm họ rất mực mãnh liệt và khát khao ân ái dù đó là những người cùng huyết thống. Chẳng hạn, Aurêlianô Hôsê. Ngay từ nhỏ, cậu luôn rời bỏ chiếc võng của mình để làm một kẻ mộng du, trườn mình, và thức dậy trên cơ thể của người cô ruột. Hiểu được nhau, hai cô cháu đồng lõa trong những cái vuốt ve nhẹ nhẹ, nắn bóp, hôn hít… “Bọn họ không chỉ ngủ chung một giường, cùng khỏa thân, cùng thèm khát nhau mà còn lẵng nhẵng theo nhau khắp các xó xỉnh trong nhà, cùng ở trong buồng đóng kín cửa vào bất kỳ giờ nào. Lúc nào cũng hào hứng không biết chán”. Tình yêu trong giới loạn luân khiến cậu bất chấp. Dù biết rằng đây là cô mình nhưng cậu ta vẫn thèm khát, dù có lời cảnh báo về cái đuôi lợn nhưng cậu vẫn dứt khoát theo ông mình - “Dù có đẻ ra những con tê tê đi nữa cũng cam lòng”. Đó là câu chuyện của thế hệ thứ hai với thế hệ thứ ba. Đến thế hệ thứ năm với thế hệ thứ sau lại có một cuộc ân ái loạn luân mãnh liệt hơn. Aurelianô đã “hiếp” cô mình nhưng chính cô lại là kẻ đồng lõa. Những kiểu ăn mặc khêu gợi, hương thơm tinh khiết với bộ áo trắng lộ ra tấm thân nõn nà với những đường cong rõ nét. Cô bước qua buồng của Aurelianô khiến cậu không thể kìm lòng ham muốn. Một lần, hai lần rồi trở nên liên tục, mãnh liệt hơn trong những lần ân ái loạn luân. “Đó là những cơn đam mê buông thả, điên loạn”. “Điều làm em đau khổ, là chúng mình đã mất quá nhiều thời gian - cô cười nói”. Thác loạn, mê mẩn cho đến lúc bọn họ đánh mất cảm giác về thực tại, ý niệm về thời gian, nhịp điệu của những thói quen hàng ngày. “Bọn họ lại đóng kín cửa ra vào và cửa sổ để khỏi mất thời gian cởi quần áo… và cùng nhau lăn lộn trên sàn”. Những hành động lôi kéo, đồng lõa đã quá phổ biến trong dòng họ Buênđya. Kết cục bi đát nhất cũng sẽ đến nếu không có sự cải thiện trong quan hệ huyết thống đồng tộc. Từ thế hệ thứ nhất, dân làng Macônđô sống rất yên ổn, hiền lành, không phạm tội giết người, không cần quan cai trị (phần đời) và cha cố (phần hồn). Những điều tốt đẹp ấy nhanh chóng bị thay thế bằng một kết cục bi đát dành cho dòng họ Buênđya. Bảy thế hệ tồn tại trong một trăm năm, đồng thời là trăm năm leo lắt cô đơn của các thành viên trong họ. Cuối quãng đời họ tự giam mình trong phòng Menkyađêt mê mẩn với những tấm da thuộc. “Mỗi thành viên là một cái vòng tròn xoay quay cái vòng tròn lớn”. Họ làm những công việc thuở nhỏ họ thường làm. Bản án nặng nhất cho cái tội loạn luân đó làm một sự diệt vong: Cứ chạy chốn, sống mãi trong nỗi cô đơn để rồi khao khát tình dục. Cuộc sống bó hẹp khiến những con người tội lỗi tìm đến những người thân của mình mà thỏa mãn, cuồng nhiệt, điều đó hiển nhiên sẽ là tai họa cho chính bản thân họ. Cho đến bây giờ, loạn luân đang là một tội cần lên án. Tuy là một tác phẩm văn học được viết cách đây khá lâu nhưng những gì Gabriel Garcia Marquez dự báo vẫn còn đó. Kết cục của dòng họ Buênđya là một bài học cần phải biết để tránh xa sự diệt vong vì tội loạn luân để những người chưa bị kết tội trăm năm có cơ hội được sống. Kết luận G.Marquez là một trong những bậc thầy của nền tiểu thuyết hiện đại. Cuộc đời ông là cả một ngày dài trên con đường lao động không ngừng nghỉ. Ông đã cống hiến cho đời hết mình và để lại cho đời những sản phẩm tinh thần thật vô giá. Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một kiệt tác của ông, là một tác phẩm có nhiều bình diện, phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của họ. Trong tiểu thuyết này có nhiều những chi tiết, yếu tố kì diệu huyền bí. Huyền hoại về một cái đuôi lợn, những khả năng dự báo tiên tri thần thánh, hình ảnh của ma quỷ hiện về. Trong Trăm năm cô đơn, ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh cuộc đời của những con người khác lạ, kì quái, khác người. Cũng đôi lúc ta bắt gặp những hình ảnh của những hình ảnh thiên nhiên thật nhưng chứa đựng nhiều đều khác thường, kì diệu... Cái cô đơn là cái bao trùm hết tác phẩm. Trong tác phẩm ta có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của con người với những cuộc đời khác nhau nhưng bị trói buộc vào một nỗi cô đơn của dòng họ Buêđya, cái cô đơn ấy đã gặm nhấm tâm hồn của con người, và nếu con người không có lí trí thì khó mà thoát khỏi nỗi cô đơn ấy. Con người phải cần mở rộng lòng mình để có thể đoán nhận những âm thanh của cuộc đời. Với việc sử dụng những yếu tố kì ảo, tác giả đã làm cho câu chuyện cuốn hút, và càng khắc họa tạo nên một hiện thực huyền ảo, kì diệu. Cái hiện thực được phản ánh qua cái huyền ảo, kì ảo trở nên kì vĩ, dị thường và quái dị hơn. Sự hòa hợp giữa thực và ảo đã tạo ra một không gian nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm. Một không gian Macônđô huyền ảo với những số phận của con người trong một không gian quanh mình bao bọc bởi nỗi cô đơn – ám ảnh truyền kiếp bởi sự loạn luân với hình ảnh cái đuôi lợn. Qua việc sử dụng các yếu tố kì ảo, và thông qua cách khai thác chủ đề, xây dựng nhân vật tác giả đã gửi đến người đọc những giá trị văn hóa của vùng đất Mỹ la tinh. Qua bản chất hiện thực được phản ánh mà tập trung nó trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn G. Marquez muốn kêu gọi hãy sống đúng với bản chất con người – con người trong tổng hòa mối quan hệ xã hội của mình, hãy vượt lên mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân, tự hòa mình vào với gia đình, xã hội, với cộng đồng. Vì lẽ đó, G. Marquez từng tuyên bố: cuốn sách để cả đời sáng tác là cuốn sách nói về cái cô đơn. Tài liệu tham khảo 1. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận, tác giả và tác phẩm, (tập 1), Nxb Giáo dục. 2. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận, tác giả và tác phẩm, (tập 1), Nxb Giáo dục. 3. Trần Thanh Địch (1988), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb tác phẩm mới hội nhà văn Việt Nam. 4. Nguyễn Trung Đức, Gabriel Garacia Marquez, tuyển tập truyện ngắn (giải thưởng nobel văn học năm 1982). 5. Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học. 6. Đỗ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb ĐHQG Hà Nội. 7. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb văn học, Hà Nội. 8. Vương Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb hội nhà văn. 9. Lại Văn Toàn (chủ biên), (1999), Văn học Mĩ – Latinh, thông tin KHXH, chuyên đề, Hà Nội. 10. CâcMc-Ph.Ăngghen-V.I.Lênin (1997), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật. 11. Các trang Web điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn hóa mỹ la tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của maket.doc