Văn hóa truyền thống của người Ê-Đê, xã Eabar huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên

Về tập quán sản xuất, nghề làm nương rẫy (đặc biệt là cao su và cà phê, sắn, ngô) và chăn nuôi đại gia súc vẫn là hoạt động kinh tế chủ đạo mang lại nguồn thu chính cho đồng bào Ê-đê. Song song với đó là việc duy trì các nghề thủ công truyền thống như thêu dệt thổ cẩm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của người Ê-đê còn mang nặng tính tự cấp tự túc và phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, kỹ thuật canh tác và sản xuất chậm cải tiến, còn rất lạc hậu làm cho năng suất sản lượng nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, quy mô và hình thức gia đình đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng dần mô hình gia đình mẫu hệ nhỏ.

doc77 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5214 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa truyền thống của người Ê-Đê, xã Eabar huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phía người đã khuất chỉ định. Nếu người được lựa chọn đồng ý thì phải báo tin cho người đã khuất biết rằng vợ hoặc chồng đã có người chăm lo. Thông thường tục chuê-nuê của người Ê-đê xã Eabar thường được thể hiện như sau: Nếu người vợ chết đi người chồng có thể lấy em gái hoặc chị gái của dòng họ đằng gái làm vợ, nếu không đồng ý thì phải dâng lễ vật vì đã không làm theo luật tục. Tùy theo người chết là nam hay nữ mà phần của cải được chia cho phù hợp và chôn ở nhà mồ. Nhà mồ của người Ê-đê xã Eabar thường cách ngôi nhà cuối cùng trong buôn là khoảng trên 50m kể từ nóc nhà cuối cùng. Những vật dụng hằng ngày được bẻ gãy để chia cho người chết vì người Ê-đê tin rằng những đồ dùng ở dưới âm phủ sẽ dùng ngược với những thứ trên trần gian. Trước khi tiến hành lễ bỏ mả, những người thân hoặc thanh niên trong buôn đẽo tượng nhà mồ theo cách truyền thống của dân tộc. Thông thường những nghệ nhân nghề mộc trong buôn sẽ đẽo 4 cây cột dựng 4 góc nhà mồ, điêu khắc cột klao Cột klao là những cây cột nhà mồ được các nghệ nhân đẽo thành những hình thù chân dung tượng trưng của các vi thần, đôi khi còn được dựng cách điệu cao lên, dùng trong lễ dâm trâu trong lễ bỏ mả. dựng trước nhà mồ. Ngôi nhà mồ thông thường chia làm 3 phần chính, ở giữa là phần mộ để đặt quan tài người chết, 2 đầu nhà mồ được dựng sàn để cho người thân ngồi than khóc, mái nhà thường được lợp bằng mái tranh. Nghi thức chính của buổi lễ bỏ mả là lễ đâm trâu Người Ê-đê quen gọi là lễ đâm trâu, nhưng thực tế rất hiếm, chủ yếu họ thay trâu bằng bò, hoặc nếu có thì họ phải mua trâu ở đia phương khác vì người Ê-đê xã Eabar ít, có thể nói là không có hộ gia đình nào nuôi trâu. ở đây chúng tôi thống nhất gọi lễ đâm trâu để phù hợp với văn hóa truyền thống. , hoặc heo và nhảy múa, đánh cồng ching và múa hát trong nhà mồ. Nhà giàu thì thịt nhiều bò heo và rượu cần, nhà nghèo thì cũng phải làm sao cho đủ thịt và rượu cho mọi người trong buôn đến chia buồn. Lễ vật như rượu ché, đồ tễ lễ luôn được đặt quay về phía đông. Khi thịt các con vật tế lễ được nấu chín, gia chủ dùng lá chuối trải trên mặt đất chia ra từng mâm để những người dân trong buôn làng cùng ăn lần cuối với người chết. Những người trong buôn sẽ ngồi ở hai đầu nhà mồ để khóc lóc, kể về những chuyện đã qua trong cuộc sống, xong họ cúi đầu lặng lẽ đi về không quay đầu hay ngoái đầu lại vì họ sợ hồn ma sẽ tiếc nuối và đi theo họ về buôn. Một người đi sau cùng sẽ đập vỡ và đốt tất cả các vật dụng mà gia chủ đã chia cho người đã khuất. Từ đây nhà mồ sẽ bị bỏ hoang mặc cho cây cối, mục nát. Trường hợp nếu người chết do tự sát hay do tai nạn thì không được xây nhà mồ, không tiến hành các nghi lễ như người chết bình thường mà quấn chiếu hoặc mua hòm và chôn trong ngày, và phần mộ của họ thường được đặt ở phía dưới của nghĩa địa không được đặt gần phần mộ của những người chết bình thường vì người Ê-đê cho rằng nếu họ không làm như vậy sẽ khiến người thân trong gia đình chết theo. 3.3.3. Nghi lễ cầu cúng theo vòng cây trồng 3.3.3.1. Lễ cúng lúa mọc (Mdie) Khi đã gieo lúa xuống rẫy (thường là ở ruộng), người Ê-đê tiến hành lễ cúng cho lúa mọc đều mau lớn, không bị sâu phá hoại. Người chủ của đám rẫy là người tiến hành buổi lễ, lễ vật gồm có 1 ché rượu và 1 con gà đặt lên một ngôi nhà sàn dài nhỏ được dựng lên gần đám rẫy và bắt đầu nghi thức cúng. Xong xuôi gia chủ cùng anh em họ hàng uống và ăn hết rồi mới trở về nhà hứa hẹn một mùa màng bội thu. 3.3.3.2. Lễ cúng lúa trổ bông Là cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở xã Eabar. Định cư trong môi trường đất pha cát nghèo chất dinh dưỡng, nên ruộng lúa nước hầu hết thường rất rất xa nhà. Đó là nơi gần những con suối, triền núi, nơi có lượng phù sa bồi đắp nhiều. Khi cây lúa đã xanh tươi tốt và chuẩn bị trổ bông, người chủ đám ruộng đem một ché rượu và 1 con gà đến đám ruộng mình canh tác và cúng, ý mong cho lúa trổ đều, không có hạt lép, chim muông không đến phá hoại để nhà có đủ lương thực cho gia đình. 3.3.3.3. Lễ cúng mừng lúa mới (T’h mđiê rou) Lễ cúng mừng lúa mới là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong những nghi lễ cúng theo vòng đời cây trồng, sau khi thu hoạch lúa và đem về kho. Thông thường lễ mừng lúa mới chia làm 2 phần cơ bản: Phần lễ “lễ cúng thần” và phần hội “ăn cơm mới”. Quy mô, thời gian của lễ hội tùy thuộc vào điều kiện, năng suất thu hoạch sau mùa vụ của từng gia đình, bà con trong buôn. Nét độc đáo là lễ ăn cơm mới được tổ chức theo từng hộ gia đình. Theo đó, gia đình nào được mùa, điều kiện khá giả thì lễ mừng lúa mới được tổ chức lớn, kéo dài thâu đêm suốt sáng. Khi gia đình nào cúng mừng lúa mới thì mời bà con trong buôn đến dự lễ, ăn uống, chung vui. Lễ cúng cơm mới ở buôn có đông người thì kéo dài cả tháng như tết của Việt, buôn có ít hộ hơn thì kéo dài 2-3 tuần. Theo già làng A Nhới (buôn Trinh, xã Eabar) trước kia mỗi năm người đồng bào Ê-đê tổ chức lễ ăn cơm mới 2 lần, lần đầu vào khoảng tháng 8-tháng 9 sau khi thu hoạch giống lúa râu ngắn ngày; lần thứ 2 vào khoảng tháng 11, tháng 12 sau khi thu hoạch giống lúa râu dài ngày. Khi đến gần ngày cúng mừng lúa mới, không khí chuẩn bị rộn ràng đầu buôn đến cuối buôn. Quãng thời gian này, tại các buôn làng người đồng bào Ê-đê tiếng chày giã gạo dập dìu từ khi ông mặt trời mọc cho đến khi khuất sau núi. Từ công việc chuẩn bị rượu cần, mổ heo, giết gà cho đến gánh nước, vào rừng chặt củi, mời khách. Người phụ nữ thường được “ưu ái” hơn, chỉ tập trung cho việc sửa soạn váy áo hoa rực rỡ chuẩn bị cho lễ hội. Đám trẻ trong buôn thì háo hức chờ đợi, vui chơi. Lễ vật khi cúng mừng lúa mới thông thường gồm: thịt heo, rượu cần, cơm mới, bầu nước lã, bếp đựng than, các nông cụ (1 cây cuốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu)… Sau khi lễ vật được bày biện xong, gia chủ sẽ mời thầy cúng giàu kinh nghiệm, được mọi người kính nể tiến hành làm lễ cúng cho Yang (thần). Trong bộ lễ phục chỉnh tề, thầy cúng đại diện cho chủ gia đình đọc lời khấn bày tỏ sự cảm ơn đối với các thần đã cho một mùa vụ no đủ, sung túc, cầu Yang cho mùa vụ năm tới thóc lúa, ngô bắp lại chất đầy kho, đầy nhà, cuộc sống tươm tất, ấm no hơn. Ngay khi kết thúc lời khấn, thầy cúng đi lấy rượu ở bếp lửa, dàn ching, kho lúa để chúc phúc. Khi phần nghi lễ khép lại cũng là lúc bắt đầu cuộc vui rộn ràng, thâu đêm suốt sáng. Nữ gia chủ được mời hút cần rượu đầu tiên, sau đó đến những người nữ lớn tuổi nhất, tiếp theo là các bậc cao niên, người bà con lớn tuổi trong dòng họ trước, người trong buôn làng sau. Mọi người trong buôn sẽ tề tựu ăn uống no say, thoải mái cho đến khi ai không muốn vui chơi nữa mới nghỉ. Khi lễ hội đi vào thời khắc đêm khuya, một số người sẽ đánh ching biểu diễn cho mọi người nghe. Tiếng hát cũng được vang lên. Khi đêm xuống, một nghệ nhân hoặc già làng trong buôn kể khan bên bếp lửa bập bùng. Cuộc vui cứ thế kéo dài cho đến sáng hôm sau. “Lễ cúng cơm mới sẽ tổ chức theo từng nhà. Bà con trong buôn ăn hết nhà này rồi đến nhà kia! Uống nhà này rồi đến nhà kia! Chúc mừng hết nhà này rồi đến nhà kia! có lúc trong buôn một ngày 3-4 nhà cùng ăn cơm mới vì những gia đình này có cùng giống lúa. Nếu gia chủ khá giả thì ăn cơm mới to lắm! Kéo dài thâu đêm suốt sáng, đãi mọi người cho đến khi say nghiêng ngả thì thôi” Theo già làng A Nhới Buôn Trinh xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. . 3.3.3.4. Lễ cúng cầu mưa (H’uh gian) Lễ cầu mưa mang một ý nghĩa tâm linh, cầu mong cho thần linh, ông Trời, bà Trời và các thần lớn nhỏ mang mưa về, để cho buôn làng được mùa nương rẫy, lúa, bắp đầy chòi, cây cỏ xanh tươi, đàn trâu, đàn bò sinh sôi; cầu mưa cho khí hậu trong lành, con người nhiều sức khỏe, mong cho cuộc sống luôn được ấm no, hạnh phúc. Để làm lễ cầu mưa, dân làng chuẩn bị đồ lễ gồm 1 con trâu, nhưng thường là bò, 7 ché rượu cần. Sau đó các thầy cúng khấn thần linh để trồng cây gạo, cột trâu để giết làm đồ tế. Lễ cúng bắt đầu với đồ tế gồm 7 ché rượu, thịt, lòng bò đựng trong 7 chén, 7 tô rượu, 7 tô cơm đặt lên sàn. Các thầy cúng bắt đầu khấn mời ông Trời, bà Trời, các thần sông thần sấm, sét… cùng về hưởng và đem hạt mưa về giúp cái nương, cái rẫy luôn xanh tươi, được mùa, mang lại cuộc sống ấm no cho bà con. Ching, trống, cồng ching vang lên cùng với lời khấn lúc trầm lúc bổng của các thầy cúng như thúc giục, mời gọi thần linh về. 3.3.3.5. Lễ cúng bến nước (Tun pin e) Để thực hiện nghi thức đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng, người Ê-đê xã Eabar chọn ra những người đàn ông tài giỏi của buôn làng dựng cây nêu tránh súc vật chạy qua, cây nêu sẽ được chọn dựng ở vị trí cao ráo trước nhà sàn dài. Một số người khác sẽ phải đi lên đầu nguồn nước để kiểm tra, đảm bảo nguồn nước trong lành sẽ chảy về làng. Trước khi tiến hành nghi lễ, từ sáng sớm, già làng sẽ đánh những hồi ching dài báo cho buôn làng biết là sắp tổ chức lễ cúng bến nước. Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, treo đồ vật trang trí. Theo giải thích của bà H’Lum (83 tuổi, buôn Chung, xã Eabar) thì lễ cúng có 3 phần. Phần thứ nhất là cúng tại bến nước để cầu cho thần nước mang lại sức khỏe cho buôn làng, tiếp đó là cúng tại hàng rào trước khi mang nước vào nhà và cuối cùng là cúng tại nhà của chủ bến nước. Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, người ta sẽ lấy nước vào các vật đựng nước, thường là các quả bầu khô, bỏ vào gùi và gùi về nhà lấy phước. Trong khi đó, một đoàn người sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho nhà chủ... Kết thúc nghi lễ, cả buôn làng tập trung về nhà dài để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm vang cồng ching rộn rã. Những tiếng cồng, tiếng ching, những điệu nhảy tưng bừng đưa mọi người xích gần nhau hơn, trong tiếng hát ca dưới mái nhà chung của dân tộc. Lễ cúng bến nước là nghi lễ chung của toàn buôn, sau lễ cúng chính, mỗi gia đình đều tổ chức cúng tại nhà. CHƯƠNG 3 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê- đê ở Eabar 3.1.1. Biến đổi về văn hóa vật chất Trước kia, ở xã Eabar môi trường tự nhiên rất phong phú và đa dạng, người Ê-đê có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, tạo ra các vật dụng hằng ngày. Nguồn thực phẩm chủ yếu từ săn bắt và chăn nuôi. Do đó, bữa ăn của họ khá đơn giản và đạm bạc. Mỗi khi có tiệc tùng hay lễ hội, bữa ăn có thêm các món ăn phong phú hơn, họ vừa ăn vừa uống rượu cần. Từ trẻ em đến cụ già, từ nam tới nữ đều biết uống rượu cần và coi đó là thú vui, thuốc lá là đồ hút cho cả nam lẫn nữ. Nhưng nay tiến bộ hơn, các bài thuốc hái từ cây, lá rừng ít người sử dụng, người ta đi khám bệnh xin thuốc, mua thuốc tại các trạm xá bệnh viện. Người ta ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, thức ăn mua từ chợ phong phú đạm bạc hơn, nhiều người có nhu cầu ăn ngon, uống nhiều thức uống ngon bổ, sử dụng nguồn nước sạch,v.v… Qua khảo sát 50 hộ người Ê-đê xã Eabar, chúng tôi nhận thấy 37 hộ đã ăn bằng chén. Rõ ràng, đã có nhiều thay đổi trong cách ăn uống của bà con nếu như lúc trước là đa phần họ ăn bốc thì bây giờ với sự giao lưu và tiếp xúc với văn hóa người Việt, các cư dân ở đây chuyển sang ăn bằng chén đũa như người Việt (xem phụ lục hình ảnh, hình 24). Thông thường một số hộ gia đình vẫn ăn bốc nhưng khi có khách là người Việt thì khi mời ăn hay uống họ đều kèm theo chén đũa, muỗng…Điều đó cho thấy có sự ảnh hưởng rất lớn trong giao lưu và tiếp biến văn hóa. Ngay trong buổi lễ cúng thần linh. Ở đây, chúng tôi may mắn được chứng kiến buổi lễ cúng rượu 5 của anh Y Dung, họ cũng chỉ ăn bốc trong quá trình làm lễ. Khi bài cũng đã xong, đãi khách họ lại ăn bằng chén, đũa như người Việt, thêm vào đó họ còn dùng thêm bia, nước ngọt sau khi đã làm lễ xong. Trang phục truyền thống chủ yếu chỉ còn ở người cao tuổi trong buôn. Thanh niên không mặc áo quần truyền thống, họ ưa chuộng quần jean, áo thun theo phong cách người Việt, bị “Việt hóa” họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong các buổi lễ mà thôi. Trang phục phổ biến nhất của người Ê-đê xưa kia là nam đóng khố nữ mặc váy. Trong những ngày lễ hội hoặc đi chơi, phụ nữ thường mặc váy mảnh theo kiểu quấn quanh thân, có hoa văn ở cạp và gấu. Áo có thêu hoa văn ở vai, dọc theo nách, cổ tay và gấu áo. Trong khi đó áo của nam giới mặc dài quá mông, cánh tay áo rộng, cũng thêu hoa văn như áo phụ nữ. Trang sức của người Ê-đê khá phong phú. Đến tuổi trưởng thành, họ đều cưa những chiếc răng cửa. Trẻ em một hai tuổi đã phải xâu lỗ tai. Con trai, con gái đều đeo hoa tai và vòng đồng ở cổ tay. Con gái thường đeo hoa tai được tiện bằng ngà voi khá to, ngược lại con trai đeo những chiếc khuyên tròn bằng đồng ở cổ. Ngày nay, nhu cầu mặc đẹp thường theo kiểu lịch sự, hiện đại như người Việt, các trang sức cũng đã thay đổi nhiều, bằng vàng hoặc bằng đá quý… Ngày nay khi đặt chân đến các buôn trên địa bàn xã Eabar rất khó tìm được ngôi nhà sàn dài truyền thống bằng mái tranh, phên nứa mà thay vào đó là những nhà xây theo kiến trúc của người Việt, đa phần các ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ thiên nhiên, các bậc thang được bê tông hóa, không còn biểu trưng cho chế độ mẫu hệ là cầu thang được trang hoàng bằng những bầu vú cách điệu, là những bậc được đẽo kỳ công đậm chất văn hóa. Nhà rông truyền thống đã không còn hiện hữu trong tâm trí bà con nữa mà thay vào đó là sự can thiệp của nhà nước là hàng loạt các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng. Ở xã Eabar có nhiều rừng, lớn nhất là “Hòn đen” có nhiều loại gỗ quý và họ đã có thói quen tận dụng nó để phục cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Từ cái củi, cán niết, xà gạc, cán cuốc, cái chày… đến cái nhà dài, nhà mồ họ đều tận dụng vốn có sẵn trong thiên nhiên. Nghệ thuật tạo hình của người Ê-đê xã Eabar khá độc đáo, thể hiện ở điêu khắc, chạm trổ, trang trí hoa văn trên vật dụng hằng ngày, nhà cửa, tượng nhà mồ phong phú, đa dạng có nhiều ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống. Nhưng nay, những yếu tố truyền thống độc đáo ấy không còn nữa mà văn hóa chạm trổ, điêu khắc, trang trí đều ảnh hưởng sâu sắc nét văn hóa hiện đại. Khi xã hội tiến bộ hơn người ta không còn nhu cầu làm nhà sàn dài mà là nhà xây cho sáng sủa, lịch sự, ngăn nắp hơn, các trang thiết bị dụng cụ sử dụng trong gia đình được mua về hợp với thời đại. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, người Ê-đê xã Eabar vốn là gốc nông nghiệp nương rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nên cách sống của họ luôn luôn hòa hợp với thiên nhiên, có ý thức tôn trọng thiên nhiên, không dám ganh đua với thiên nhiên. Nhưng nay đã khác. Trong ý thức của họ, thiên nhiên không còn thiêng liêng, không còn thần linh ngự trị, các sản vật từ thiên nhiên không còn đủ để cung cấp cho con người nên họ cũng sẵn sàng tham gia chặt phá rừng để làm lợi cho cá nhân. Trước kia người Ê-đê xã Eabar sản xuất lương thực thực phẩm để nuôi sống gia đình và cộng đồng phải dựa vào rừng là chủ yếu với phương thức sản xuất thô sơ, lạc hậu. Từ sau năm 1990 đến nay, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền đã mở ra nhiều cơ hội với sự ra đời công ty, nhà máy, các nông trường (ở đây chỉ công ty cà phê Eabar và công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Phúc Nguyên). Cùng với đó là việc vận động định canh định cư trên quy mô lớn đã đem lại luồng gió mới làm thay đổi đời sống kinh tế của đồng bào Ê-đê xã Eabar. Ngày nay đất rừng thuộc về sự quản lý của nhà nước, diện tích đất sản xuất bị thu hẹp mà dân số ngày càng phát triển và chính sách định canh định cư áp dụng đồng loạt,v.v… làm cho đất sản xuất, đất thổ cư tăng giá trị. Để thích ứng với môi trường mới, văn hóa đại gia đình mẫu hệ của người Ê-đê đã tự tách hộ ở riêng thành từng tiểu hộ gia đình và từng tiểu hộ đã có thêm ý thức về quyền độc lập sở hữu tài sản của gia đình. Trong văn hóa sản xuất, hầu hết các chủ gia đình đều thay đổi ý thức, không còn lệ thuộc hoàn toàn vào rừng, không sản xuất theo chế độ “luân khoảnh” mà thâm canh tăng năng xuất bằng cách tin tưởng áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thần rừng, thần đất, thần sông, thần suối… và các hồn linh ngự trị trong các phương tiện sản xuất và đời sống tinh thần cũng không còn có sức mạnh vạn năng chi phối hoạt động sản xuất của con người như trước kia nữa. Việc cúng cúng thần linh, cầu mong giúp cây cối luôn luôn tươi tốt, lúa được mùa,v.v… không còn diễn ra thường xuyên mà thay vào đó là ý thức làm chủ quá trình sản xuất, học tập kinh nghiệm sản xuất, đầu tư vào sản xuất để không ngừng tăng năng suất, phát triển đời sống vật chất và tinh thần. Ngày nay việc sản xuất, chăn nuôi có nhiều tiến bộ, người ta không chỉ có mục đích tự cung tự cấp nữa mà cao hơn là mọi sản phẩm do họ làm ra đều có giá trị hàng hóa. Đó là nhân tố mới trong nhận thức về văn hóa sản xuất của người Ê-đê. Một số biểu hiện thay đổi khác, phổ biến hiện nay như người ta có nhu cầu cao về sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất từ xen canh và đa canh chuyển dần theo hướng đơn canh; từ quảng canh sang đầu tư thâm canh; từ làm đất phát dọn, chọc lỗ tra hạt và làm cỏ chuyển dần sang cày xới, phay đất để trồng lúa nước hoặc đào lỗ lớn để trồng cây lâu năm, đào bồn quanh gốc cà phê, cao su để bón phân tránh bị rửa trôi vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Họ có ý thức đầy đủ về sự thay đổi công cụ sản xuất: mọi khâu sản xuất trong trồng trọt đã có sự thay đổi: tưới tiêu, làm đất, vận chuyển, thu hoạch; từ các công cụ thô sơ (gậy chọc lỗ, xà gạc, rựa, gùi…) sang công cụ cải tiến hiện đại hơn: cày, bừa, máy cày, máy phay đất… Các loại sản phẩm lương thực sản xuất ra vừa tiêu dùng vừa để bán, đó là các loại sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, mía, bắp, rau và các cây ăn quả. Bên cạnh đó, còn có những thay đổi về cách thức tiếp nhận kỹ thuật. Những kỹ thuật bản địa trước đây chủ yếu được truyền miệng, học qua kinh nghiệm thực hành và tích lũy lâu đời, được lưu truyền trong cộng đồng người Ê-đê. Ngày nay, các kỹ thuật mới được tiếp nhận qua quan sát cách làm của người ở nơi khác chuyển đến, qua sách báo, đài truyền thanh, truyền hình, từ các cán bộ khuyến nông qua các lớp tập huấn, các hội thảo đầu về phương tiện canh tác-sản xuất. Theo khảo sát của chúng tôi trên 50 hộ gia đình thì ở xã Eabar hầu hết các hộ gia đình nào, ngoài những nương rẫy canh tác ở ngoài đồng, thì trong khuôn viên nhà ở của người Ê-đê luôn để dành một khoảng trống để trồng rau, củ quả và một số cây thuốc của đồng bào phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp. Ở các triền suối, hay chỗ gầm mặt nước. Họ đã đào, khoan, múc các ao hồ để phục vụ tưới tiêu và nuôi thủy sản đem lại nguồn thức ăn trong gia đình. Trong chăn nuôi, người Ê-đê ở xã Eabar đã xây dựng chuồng trại, thay thế cho tập quán chăn thả rông trước đây. Một số hộ gia đình cũng dựa vào chăn nuôi mục đích làm hàng hóa, nhưng nhìn chung thì chăn nuôi vẫn phát triển chậm, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, còn mang tính nhỏ lẻ và phát triển chậm. Điều kiện môi trường sống thay đổi tất kéo theo một số yếu tố văn hóa ứng xử với môi trường xã hội cũng thay đổi theo. Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường cũng tạo ra nét văn hóa mới trong đời sống, trong ứng xử khác với văn hoá ứng xử mang tính cộng đồng trước đây. Sự thay đổi về quyền sở hữu đất đai, kinh tế tư nhân phát triển, đặc biệt lối sống định canh định cư và xen cư giữa các thành phần dân tộc là những điều kiện dẫn đến việc ngừng phát triển nhà sàn dài, một nét kiến trúc độc đáo trong văn hóa vật thể dân tộc. 3.1.2. Biến đổi về văn hóa tinh thần Việc không phát triển nhà sàn dài kéo theo việc không phát triển các không gian văn hóa cộng đồng truyền thống, hạn chế môi trường dung dưỡng các giá trị văn hóa tinh thần khác như âm nhạc cồng ching và những đêm “kể khan” (trường ca). Trước đây, có những bản trường ca phải kể cả chục đêm. Ngày nay, ở các buôn được nghiên cứu không còn bất kỳ người nào có thể kể được trọn một đêm khan. Những ràng buộc cũ về tập tục dần dần thay đổi, không bị lệ thuộc vào các quy định văn hoá cũ, như ché, ching, nồi đồng, v.v… Bây giờ không còn là vật quy định mức độ giàu nghèo nữa mà bằng chính các vật dụng mới trong nhà như bàn, ghế, giường, tủ, ti vi, xe máy.. Bảng 2. Kết quả khảo sát tài sản các hộ gia đình trên địa bàn xã Eabar (nguồn: tác giả) Stt Số tài sản Thôn, buôn Xe máy Máy cày, công nông Tivi, đầu đĩa Bàn ghế, tủ hiện đại Nhà kiểu truyền thống Nhà theo lối hiện đại 1 Buôn Trinh 38 7 17 9 43 7 2 Buôn Thứ 36 10 10 11 44 6 3 Buôn Quen 39 9 12 8 40 10 4 Buôn Chung 41 19 20 10 38 12 Nhiều hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin không còn thích hợp nữa đều bị loại bỏ, tiếp thu nét đẹp trong văn hóa ma chay, cưới xin theo tập tục mới ngày nay, v.v…Còn các sinh hoạt văn hóa mang tính truyền thống được tổ chức lại trong các đội văn nghệ của xã. Chỉ khi nào chuẩn bị cho các cuộc hội diễn, các cuộc thi ở các cấp khác nhau, người ta mới luyện tập. Các hình thức hoạt động ở đây không hoàn toàn hướng đến cộng đồng. Âm nhạc cồng ching được Nhà nước đánh giá cao, khuyến khích, nhưng đánh cồng chiêng trong những dịp lễ hội. Đặc biêt, nguồn suối, bến nước cũng góp phần tạo nên một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Ê-đê, nhưng ngày nay đang bị ảnh hưởng nặng nề và có nguy cơ biến mất hoàn toàn. Theo GS. TS. Trần Văn Bính thì “Do cuộc sống xen kẽ từ lâu đời giữa người Kinh với cộng đồng các tộc người nên trên đất nước ta đã sớm diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa tộc người với người Kinh, và giữa các tộc người với nhau” [31; 33] Như thế, một trong những nguyên nhân đã đến sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê-đê tại xã Eabar huyện Sông Hinh-tỉnh Phú Yên là sự đồng hóa văn hóa người Việt, làm đứt đoạn bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này không có gì lạ bởi “đồng hóa tự nhiên là một quá trình tiếp xúc, giao lưu ảnh hưởng văn hóa tự nhiên trong các tộc người, thường là các dân tộc có dân số lớn, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa cao hơn, thậm chí các tộc người nhỏ ấy có thể bị đồng hóa một phần hay hoàn toàn vào các tộc người lớn hơn” [28; 57] 3.1.3. Biến đổi về văn hóa xã hội Được chính quyền đoàn thể quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm, người Ê-đê xã Eabar thực sự đã khoác lên vai một diện mạo mới. Về giáo dục cơ bản đã xóa được nạn mù chữ, 98% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, có nhiều học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường Trung cấp - Cao đẳng-Đại học trên toàn quốc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Về y tế, đồng bào trong buôn khi có bệnh đã tự giác tìm đến các trạm xá, cách chữa bệnh bằng thầy cúng được giảm bớt. Do sự can thiệp của nhà nước quyền hành của các già làng ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn nhiệm vụ trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác do hình thành các thôn trưởng. Tuy vẫn là xã hội theo chế độ mẫu hệ, nhưng ngày nay ở xã Eabar mối tương quan nam và nữ đều bình đẳng hơn trước. Con trai đi lấy vợ vẫn được bố mẹ cho đất để làm rẫy, cho tiền bạc làm nhà. Các hộ gia đình khi tách ra trở thành gia đình hạt nhân. Ở đó, các thành viên trong gia đình có điều kiện, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau tạo nên sự gắn bó gia đình. Người Ê-đê trước đây rất ít giao lưu tiếp xúc với bên ngoài, nên những hiểu biết, các mối quan hệ chỉ dừng lại trong phạm vi một buôn, trường hợp nếu hai người lấy nhau ở hai buôn khác nhau thì mối quan hệ cũng chỉ khép lại trong hai dòng họ đó, chứ không mở rộng ra toàn buôn. Nhưng ngày nay các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội được mở rộng, tạo cơ hội cho thanh niên, trai gái ở các buôn trên địa bàn tìm hiểu, yêu đương lẫn nhau và đi đến hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu. Nghĩa là con gái vẫn đến bắt chồng, nhưng trước đó hai người đã trải qua giai đoạn tìm hiểu và yêu thương nhau. Xã hội truyền thống của người Ê-đê xã Eabar trước kia rất mang tính cộng đồng, có thể thấy điều đó thể hiện rõ trong quan niệm “trâu sống thì của riêng mình, trâu chết là của cả làng” hay nếu thành viên nào đi săn bắn bắt được thú rừng thì lúc trở về, con thú ấy sẽ được làm thịt và chia đều cho cả làng, nhưng ngày nay với nền kinh tế thị trường, đồng bào ít đi săn bắn hơn nhà nào cũng tự túc lương thực cho nhà đó. 3.1.4. Ưu-nhược điểm của vấn đề biến đổi văn hóa truyền thống Văn hóa bắt nguồn từ cuộc sống, được kết tinh qua nhiều thế hệ tạo thành những giá trị bền vững, ổn định. Vì thế, nó sẽ tác động qua lại trong quá trình trưởng thành và tồn tại của mọi dân tộc. Tuy nhiên những biến đổi về văn hóa truyền thống cũng có tính hai mặt của nó. Trước tiên, những biến đổi về văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa đã giúp người Ê-đê xã Eabar xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các phương thức sản xuất và canh tác tiến bộ năng suất hơn bằng cách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không những nâng cao được chất lượng sản phầm mà còn góp phần nâng cao cuộc sống của chính bà con. Các công trình kiến trúc được cách điệu hóa để phù hợp với điều kiện tự nhiên và bền vững theo thời gian, điển hình như nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các thôn buôn đều được xây dựng một cách kiên cố. Các công trình được cách điệu theo nhà sàn dài của người Ê-đê (xem phụ lục hình ảnh, hình 4), cách làm này mang tính bền lâu nhưng vẫn mang trong mình bản sắc văn hóa. Những thay đổi đó đã làm thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống người Ê-đê xã Eabar lên đáng kể. Mặt khác, song hành với những thay đổi tiến bộ thì cũng tồn tại những mặt trái, đó là sự mai một văn hóa. Hàng loạt các lễ hội và tập tục tốt đẹp bị loại bỏ, nhiều nhạc cụ dân tộc bị thất thoát cùng với những sinh hoạt văn hóa cộng đồng giảm đi, trang phục dân tộc không còn đáng kể. Rõ ràng, văn hóa truyền thống cũng mang lại nhiều vấn đề nan giải trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những thay đổi trên đang từng ngày làm phai màu văn hóa người Ê-đê. 3.2. Tác nhân biến đổi văn hóa truyền thống Sự phát triển, biến đổi là quy luật của bất kỳ một sự kiện, hiện tượng nào. Văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, quá trình này trong thuật ngữ chuyên ngành gọi là “tiếp biến văn hóa”. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, có những nền văn hóa đã thanh lọc để giữ lại được bản sắc văn hóa, đồng thời tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa khác để làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc mình, tạo nên tính đa dạng văn hóa. Nhưng cũng chính trong quá trình thanh lọc ấy, những yếu tố lạc hậu, phong tục tập quán lỗi thời không dễ gì bị loại bỏ, đồng thời là sự du nhập của các yếu tố “phản văn hóa” đã cản trở làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày một số tác nhân biến đổi văn hóa truyền thống cộng đồng người Ê-đê xã Eabar. 3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng hướng mục tiêu phát triển kinh tế ở vùng miền núi, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn. Từ những năm 1990 đến nay, chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển hạ tầng cơ sở được đồng loạt tiến hành trên hầu hết các địa bàn miền núi ở xã Eabar. Các chương trình như 134 CP,135CP…đã làm cơ sở hạ tầng thay đổi rất nhiều ở nông thôn miền núi nói chung trong đó có xã Eabar. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới đã hình thành các đường giao thông, nước sạch..tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu, buôn bán giữa người dân trên cùng địa bàn cũng như với những người ở các địa phương khác. Ngoài chính sách phát triển kinh - tế xã hội nói chung, việc nâng cao trình độ dân trí cũng góp phần thay đổi nhận thức của người dân để có thể tiếp nhận nhanh chóng các tri thức khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất cũng như việc tiếp nhận các nhân tố văn hóa mới. Các phương tiện truyền thông đại chúng như loa, đài, ti vi, báo... cũng tạo nên động lực lớn cho người dân ở đây học hỏi lẫn nhau, giao lưu giữa các thành viên trong và ngoài cộng đồng. Việc người Ê-đê được dùng điện cũng đã tác động quan trọng về sự thay đổi đối với nhận thức, khả năng tiếp nhận cách thức lao động mới, sử dụng công cụ sản xuất phù hợp hơn và sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hiện đại hơn. Thêm vào đó, Nhà nước tích cực triển khai các chương trình khuyến nông với việc hỗ trợ giống, kỹ thuật, có cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật tận địa phương cũng dễ dàng làm thay đổi những tập quán sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu, năng suất thấp. 3.2.2. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là một trong những động lực chính của sự phát triển, bởi việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đời sống đã làm thay đổi dần tập quán canh tác cũng như các loại công cụ lao động mới. Con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, làm thay đổi tập quán sinh hoạt thường nhật, thay đổi cách làm nhà ở, đặc biệt là thay đổi về tập quán tín ngưỡng, lễ hội. Quan trọng hơn, chính người đồng bào cũng tự nhận thấy các tiến bộ này đã làm cho đời sống của họ ngày càng ổn định, nên đã tự giác tiếp nhận và nhân rộng ở cộng đồng. Sự thay đổi này theo hướng ngày càng hiện đại hóa, lược bỏ bớt những hủ tục lạc hậu, lễ nghi rườm rà, rút ngắn thời gian. 3.2.3. Sự tăng cường giao lưu hội nhập giữa các nền văn hóa Xã Eabar là địa bàn tụ cư của dân tộc Ê-đê M’dhur, một dân tộc với nhiều nét độc đáo khác biệt. Tại đây người các dân tộc đã gặp gỡ, trao đổi giao lưu không chỉ hàng hóa mà còn về văn hóa với các dân tộc khác như người Việt, Dao, Tày, Nùng…Chính điều này là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên những thay đổi trong tập quán sản xuất, tiêu dùng, tín ngưỡng và lễ hội… Người Ê-đê ngày càng lược bỏ dần những yếu tố mang tính bảo thủ, cổ hủ, lạc hậu trong văn hóa và bổ sung các yếu tố mới làm hiện đại, phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc mình. Sự biến đổi và phát triển là quy luật chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Bản thân văn hóa là một hình thái ý thức xã hội cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Người Ê-đê xã Eabar đã tự loại bỏ đi những yếu tố có tính bảo thủ, lạc hậu, tiếp thu những nét văn hóa hiện đại để làm phong phú thêm bản sắc của dân tộc mình, điều này có thể thấy trong việc thay đổi tập quán sinh hoạt (trong đó có cách làm nhà ở), tập quán tín ngưỡng và lễ hội, ma chay, cưới xin. Ngày nay, người Ê-đê có thêm nhiều tiện nghi hiện đại phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, các thủ tục cưới xin, ma chay cũng được đơn giản hóa, loại bỏ bớt các thủ tục rườm rà. 3.3. Vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống người Ê-đê ở Eabar Trên cơ sở khảo sát thực trạng văn hóa dân tộc Ê-đê tại 4 buôn ở xã Eabar và tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến sự biến đổi văn hóa dân tộc Ê-đê, để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ê-đê, đồng thời loại bỏ các hủ tục lạc hậu, có thể tập trung vào ba nhóm giải pháp sau: 3.3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách và cơ chế bảo đảm sự bình đẳng và có sự ưu tiên nhất định đối với người Ê-đê về phân bổ các nguồn lực phát triển, về tiếp cận các nguồn vốn và cơ hội đầu tư phát triển kinh tế-xã hội ở vùng có người Ê-đê sinh sống. Nâng cao nhận thức của tất cả các cấp, các ngành, nhất là các chủ doanh nghiệp về việc tuyển dụng, sử dụng lao động người dân tộc thiểu số, nhất là người Ê-đê và coi đó là nguồn nhân lực tại chỗ rất quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. UBND cần có chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về địa phương, về dân tộc bản địa (trong đó có Ê-đê) cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, các chủ doanh nghiệp ở tất cả các cấp và các lĩnh vực hoạt động để ý thức được và nhận diện được bản sắc văn hóa của từng dân tộc, để không có sự phân biệt về tiếng nói, màu da... Cần có chương trình trong một khoảng thời gian nhất định giải quyết dứt điểm tình trạng nghèo đói ở vùng các dân tộc người Êđê, đồng thời, hạn chế tối đa sự phân hóa giàu nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số (trong đó có dân tộc Ê-đê) vừa hiểu sâu lịch sử và văn hóa Việt Nam, vừa hiểu sâu về lịch sử văn hóa dân tộc mình (thông qua các hoạt động giáo dục, văn hóa, thông tin, văn hoc nghệ thuật…) cụ thể là “tổ chức tốt việc dạy song ngữ ở các trường dân tộc thiểu số (tiếng Việt và tiếng dân tộc bản địa). Cần thống nhất nhận thức rằng: ngôn ngữ của các dân tộc đã tạo một thế giới đa màu sắc, một bức tranh toàn cảnh rất đa dạng, phong phú. Kinh nghiệm chỉ ra rằng chỉ có tiếng mẹ đẻ mới đảm nhận vai trò xã hội hóa một cá nhân để anh ta trở thành thành viên của cộng đồng dân tộc từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến lúc từ giã cuộc đời”.[28; 251] Cán bộ văn hóa xã cần xây dựng và thực hiện các dự án về làng nghề thủ công truyền thống và làng nghề mới cùng với mạng lưới chợ để tạo việc làm và trao đổi buôn bán cho người Ê-đê. Nghề thủ công (dệt thổ cẩm, đan lát,…) là nghề truyền thống của người Ê-đê, những sản phẩm của nghề này lại phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội hiện đại. Vì vậy, xây dựng những làng nghề và cả chợ không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, mà còn tạo lập thói quen tiếp cận kinh tế thị trường cho người Ê-đê trong hội nhập. Ở bất kỳ xã hội nào, dân tộc nào thì vấn đề giáo dục và phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm và chỉ đạo đến từng người dân. Bởi lẽ, trình độ giáo dục có ảnh hưởng quyết định tới việc tiếp thu tri thức, ứng dụng vào đời sống và sản xuất. Nghiên cứu cho thấy, trình độ dân trí của đồng bào Ê-đê ở đây rất thấp, những người không biết chữ hoặc tái mù chữ sau khi được phổ cập chiếm một tỷ lệ rất cao, đặc biệt là phụ nữ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của đồng bào, từ đó cản trở việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống cũng như sự thay đổi nhận thức nhằm xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Việc đưa tiếng Ê-đê vào giảng dạy song song với tiếng phổ thông trong nhà trường là một giải pháp hữu hiệu được đông đảo đồng bào tiếp thu hưởng ứng. Cần có các biện pháp hiệu quả hơn nhằm nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với phụ nữ Ê-đê. Cụ thể là tích cực vận động phổ cập giáo dục, các lớp xóa mù chữ. Cần có các chính sách hỗ trợ về nhiều mặt và tuyên truyền vận động cha mẹ cho con em mình được đến trường. Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách đưa người Ê-đê đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo giáo viên dân tộc Ê-đê và trở về công tác tại địa bàn. Cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đồng bào, cụ thể ở đây là người Ê-đê. Cần phổ biến đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và chính sách văn hóa. Đồng thời, loại trừ những hủ tục lạc hậu trong phong tục tập quán của người Ê-đê. Đặc biệt là đẩy mạnh phổ biến luật hôn nhân-gia đình, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn. Phát triển kinh tế là một trong những điều kiện kiên quyết để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Vì kinh tế có vững thì mới có điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, và có thể tổ chức được các lễ hội thường xuyên hơn để thu hút đồng bào quan tâm tham gia. Khi kinh tế ổn định và phát triển người Ê-đê sẽ quan tâm hơn đến vấn đề phát triển và bào tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Cùng với suy nghĩ của chúng tôi, chị H’Hoan, một cán bộ văn hóa xã Eabar cho biết “hằng năm chị đã lập rất nhiều đề án, cũng như những đề án, đề xuất từ trên huyện xuống về việc phát triển và chăm lo đời sống văn hóa cũng như việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của người Ê-đê. Nhưng khi kêu gọi trai gái, thanh niên trong buôn đi tập văn nghệ thì đa phần đều nói: “Ôi! Ngày mai mình phải đi làm rẫy rồi, nhà mình hết thóc rồi, phải đi chăm sóc cây lúa mới có cái ăn, mình không đi được đâu, bụng mình muốn đi lắm, nhưng mình phải đi làm kiếm cái ăn đã…………”. và trong suốt thời gian vận động tuyên truyền bà con như vậy, chị luôn phải đối mặt với những câu trả lời tương tự”. Rõ ràng, yếu tố kinh tế tác động rất mạnh đến yếu tố văn hóa. Đồng thời chị cũng tâm sự “nếu như những người biểu diễn văn nghệ, thường xuyên tham gia các buổi văn nghệ và tiếp tục truyền bá những giá trị văn hóa, người này truyền cho người kia, và quan trọng họ được trả tiền phụ cấp hằng tháng thì điều tất yếu họ sẽ tích cực tham gia, như vậy không những bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn truyền bá đến khắp mọi miền cả nước”. Một yếu tố khá quan trọng nữa đó là đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nằm ở phía tây Phú Yên nên địa hình tương đối giống Đăk Lăk, chủ yếu là đồi núi đất đỏ, người Ê-đê xã Eabar còn khó khăn về đường giao thông. Việc nâng cấp hệ thống đường liên xã, liên thôn sẽ giúp thúc đẩy quan hệ thông thương, giao lưu buôn bán giữa đồng bào Ê-đê và các dân tộc khác. Cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phổ biến khoa học kỹ thuật, khuyến công khuyến nông thông qua nhiều phương tiện khác nhau (phổ biến trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông; tăng cường sở vật chất, trang thiết bị hoạt động văn hóa thông tin, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin tuyên truyền, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số. 3.3.3. Giải pháp về tín ngưỡng - tôn giáo Trong lịch sử phát triển, người Ê-đê xã Eabar chỉ có một loại tín ngưỡng duy nhất là tín ngưỡng đa thần. Trải qua nhiều thế hệ, tín ngưỡng đa thần đã bám rễ sâu rộng và bao trùm toàn bộ đời sống của người Ê-đê. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, ngoài tín ngưỡng đa thần, một bộ phận người Ê-đê còn có thêm tín ngưỡng tôn giáo -Thiên chúa giáo và Tin lành được người Pháp và người Mỹ du nhập từ nước ngoài vào. Nhưng người Ê-đê xã Eabar không theo một loại tôn giáo nào. Điều đó một mặt thể hiện ước mơ và niềm tin vào xã hội tương lai tốt đẹp, mặt khác, làm phát triển tính thụ động của người Ê-đê trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, cần phải có điều kiện, thời gian và những giải pháp thích hợp. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống mới, nông thôn mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng lối sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan, những lễ thức chứa đựng những yếu tố phản văn hóa. Duy trì, cải tiến và phát triển những lễ thức tiêu biểu mang tính nhân văn như lễ mừng nhà mới, mừng lúa mới, mừng sức khỏe,v.v… Một vấn đề không thể thiếu đó là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dân tộc, văn hóa, tôn giáo cho lực lượng cán bộ công chức ở vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo, nhất là cán bộ chuyên trách về công tác tôn giáo. Tăng cường quản lý nhà nước bằng luật pháp, đồng thời vận động quần chúng giáo dân gắn đạo với đời, tích cực góp phần vào sự nghiệp đổi mới bằng những hoạt động cụ thể thiết thực trong sản xuất, xây dựng đời sống mới để làm giàu cho mình và cho đất nước. 3.3.3.Giải pháp đặc thù về văn hóa Chính quyền điạ phương cần có chương trình và phương thức thực hành văn hóa dân tộc, làm cho mỗi người Ê-đê tự ý thức được vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người mình. Các lễ hội, hội diễn, liên hoan, các cuộc thi, phong trào văn hóa-văn nghệ,… thuộc văn hóa Ê-đê hãy để người Ê-đê thực hiện, tự thể hiện giá trị và sắc thái văn hóa của mình. Chỉ có như vậy, văn hóa người Ê-đê mới được bảo tồn, lưu truyền trong đời sống hiện thực của nó. Ở đây, cần tránh xu hướng “chạy theo thành tích” bao biện làm thay, “sân khấu hóa” các lễ hội. Qua đó, hình thành các tổ chức quần chúng để bảo tồn văn hóa truyền thống và phát huy các giá trị văn hóa “ngoại sinh” : “Hội bảo tồn và phát huy di sản văn hóa”, “Câu lạc bộ sáng tác và biểu diễn”, “Quỹ giải thưởng văn hóa Ê-đê” v.v… Nòng cốt của những hội này là những nghệ nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, già làng, trưởng các buôn là người Ê-đê. Hội viên của các tổ chức này gồm tất cả các cá nhân và các tổ chức đơn vị, cơ quan, kể cả các doanh nghiệp yêu thích và tâm huyết với văn hóa Ê-đê. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy cần có những mô hình và kinh nghiệm đã có về xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, gia đình văn hóa, làng văn hóa, cần thiết kế mô hình mẫu về “Gia đình văn hóa Ê-đê”, “Buôn văn hóa Ê-đê” để thực hiện “Gia đình văn hóa Ê-đê”, “Làng văn hóa Ê-đê”. Chính môi trường văn hóa lành mạnh có tác động tích cực không chỉ đến hoạt động kinh tế-xã hội, mà còn thúc đẩy việc hình thành và phát triển nhân cách của người Ê-đê, nhất là đối với lớp trẻ người Ê-đê. Hàng năm cần tổ chức các hội nghị, tọa đàm, hội thảo, liên hoan về văn hóa, văn nghệ giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh và với các dân tộc ngoài tỉnh. Đó là điều kiện và cơ hội để các dân tộc giao lưu văn hóa, văn nghệ. Trong đó, mỗi dân tộc khẳng định bản sắc văn hóa của mình, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Đây là một trong những phương thức tốt nhất để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát huy giá trị văn hóa “ngoại sinh” của các dân tộc nói chung và dân tộc Êđê xã Eabar nói riêng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứu VII của Đảng ta thông qua, đã xác định các đặc trưng của mô hình xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đảng ta xác định nhiệm vụ trung tâm của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”… “xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh”…”xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa” [33; 40] Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh của đồng bào dân tộc Ê-đê xã Eabar trong giai đoạn hiện nay là vấn đề thực tiễn-cấp bách và cần có những giải pháp thích hợp. KẾT LUẬN Ở xã Eabar, người Ê-đê M’dhur có 1.866 người là cư dân thuộc hệ ngữ Mã Lai Đa Đảo sinh sống trên 4 buôn chính là buôn Trinh, Buôn Thứ, Buôn Chung, Buôn Quen. Về tên gọi Ê-đê M’dhur hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho đó là tên của một nhóm địa phương, có người cho rằng đó là cách gọi bỏ âm của người Ê-đê mà Ma Dhur trở thành M’dhur. Tuy tồn tại nhiều nhóm địa phương nhưng người Ê-đê ở đây quen gọi tên mình là Ê-đê hay Anak-Đê, là cư dân có nguồn gốc bản địa được các bia ký Chăm ghi chép từ rất sớm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, sự tăng cường giao lưu kinh tế xã hội giữa các vùng miền, các dân tộc, người Ê-đê qua các thế hệ đã dần dần trải qua sự tiếp biến văn hóa và đã có một số nét đổi khác so với văn hóa truyền thống. Nhưng với đặc thù về mặt địa lý và địa bàn cư trú biệt lập với các vùng và các dân tộc khác, người Ê-đê ở xã Eabar vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng riêng có của mình thể hiện rõ nhất trong các hoạt động sản xuất và đời sống đều gắn chặt với tín ngưỡng và lễ thức theo chu kỳ vòng đời con người và chu kỳ vòng cây trồng. Về tập quán sản xuất, nghề làm nương rẫy (đặc biệt là cao su và cà phê, sắn, ngô) và chăn nuôi đại gia súc vẫn là hoạt động kinh tế chủ đạo mang lại nguồn thu chính cho đồng bào Ê-đê. Song song với đó là việc duy trì các nghề thủ công truyền thống như thêu dệt thổ cẩm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của người Ê-đê còn mang nặng tính tự cấp tự túc và phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, kỹ thuật canh tác và sản xuất chậm cải tiến, còn rất lạc hậu làm cho năng suất sản lượng nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, quy mô và hình thức gia đình đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng dần mô hình gia đình mẫu hệ nhỏ. Bên cạnh việc duy trì những đặc trưng văn hóa truyền thống, người Ê-đê xã Eabar đã có những biến đổi nhất định, sự biến đổi này theo chiều hướng đơn giản hóa, lược bỏ bớt các hủ tục lạc hậu, các thủ rườm rà, hao tốn thời gian và tiền bạc. Sự biến đổi diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một mặt, văn hóa Ê-đê tiếp thu những nét độc đáo của các nền văn hóa khác, đặc biệt là dân tộc Tày, Dao và Việt, bổ sung và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống. Mặt khác, loại bỏ những phong tục, tập quán, lỗi thời, lạc hậu. Điển hình như việc rút ngắn thời gian và chi phí cho tổ chức tang lễ, giảm nhẹ các lễ vật thách cưới,… Biểu hiện của sự thay đổi tập quán sản xuất là sự ứng dụng các loại giống mới vào sản xuất như cây mận, ngô và từng bước áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến mang lại năng suất cao cho đồng bào. Tuy nhiên, sự biến đổi của văn hóa Ê-đê cũng đã có tạo nên biểu hiện của sự mất dần bản sắc truyền thống. Có thế nói, văn hóa là phạm trù lịch sử, là một hình thái ý thức xã hội có môi trường phát sinh, có điều kiện phát triển và biến đổi, được quyết định bởi đặc thù của nền kinh tế. Văn hóa truyền thống dân tộc Ê-đê được hình thành, phát triển trong cơ chế tự túc, tự cấp và sản xuất bằng kỹ thuật thủ công. Dưới sự tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cách thức sản xuất của người Ê-đê từng bước được cải tiến theo chiều hướng tăng cường giao lưu hội nhập giữa các nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa người Việt. Sự biến đổi các giá trị văn hóa của dân tộc Ê-đê chịu tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính phải kể đến là sự tác động của các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Điều này đã giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, gián tiếp từng bước làm thay đổi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO *Sách và tạp chí: Anne De Hautecloque Howe, Người Ê-đê - Một xã hội mẫu quyền, thư viện trực tuyến online, 2009. Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi, Đại cương về các dân tộc Ê Đê, M’nông ở Đăk Lăk, Nxb. Khoa học xã hội,1982. Bế Viết Đẳng, “Một số đặc điểm xã hội của các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên”, Tạp chí Dân tộc học số 1, 1984. Báo cáo tình hình thưc hiện nhiệm vụ phát triển KT, XH, ANQP năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ 2013 (Ủy Ban Nhân Dân Xã Eabar) Chu Xuân Diên, Mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001. Chu Thái Sơn, “Bàn về lịch sử tộc người và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa cư dân Tây Nguyên”, Tạp chí Dân tộc học số 2, 1979. Địa chí Phú Yên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Đào Khải, “Lễ ăn mừng nhà mới của người Ê-đê Phú Yên”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa dân gian số 6/84, 2002 Lê Thế Vịnh, Nguyễn Thị Hòa, Y-Điêng, Người Ê Đê M’dhur ở Phú Yên, Nxb. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Phú Yên, 2006. Lê Trung Vũ, Lễ hội dân gian Ê-đê, Nxb. Văn hóa dân tộc, 1995. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1997. Nguyễn Thị Hòa, Nhà và sinh hoạt trong nhà của người Ê-đê ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ 1996. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Luật tục Ê-đê, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Nguyễn Quốc Lộc, Vũ Thị Việt, Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Yên. Sở văn hóa thông tin Phú Yên, 1990. Nguyễn Thị Kim Hoa, Phong tục vòng đời của người Ê-đê M’dhur ở Phú Yên, Nxb. Văn hóa dân tộc, 1980. Ngô Văn Lệ, Văn hóa tộc người truyền thống và biến đổi, Nxb. Đại học Quốc gia HCM, 2010. Nguyễn Trắc Dĩ, Đồng bào các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, Bộ phát triển sắc tộc, Sài Gòn, 1972. Ngô Văn Doanh, Lễ hội bỏ mả ở Bắc Tây Nguyên, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1995. Nguyễn Tuấn Tài. Văn hóa vật chất (ăn-mặc-ở), Giáo trình lưu hành nội bộ, khoa Ngữ văn -Văn hóa học, Đại học Đà Lạt, 2012. Nguyễn Thành Chinh, “Luật tục Ê-đê, M’nông với việc xây dựng đời sống văn hóa buôn làng”, Tạp chí Văn học dân gian, số 1, 2000. Nguyễn Văn Cự, Lưu Hùng, Nhà mồ Tây Nguyên, Nxb. Văn hóa xã hội, 2003. Nông Hoàng Cư,“Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Ê-đê”, Tạp chí Dân tộc học số 3, 1980. Ngô Văn Lệ, Văn hóa tộc người, truyền thống và biến đổi. Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 2010. Nguyễn Trường Giang, “Những thay đổi trong tập quán sử dụng nước của người Ê-đê”, Tạp chí Dân tộc học số 3, 2001. Phạm Văn Hóa, Văn hóa vùng, vùng văn hóa, Giáo trình lưu hành nội bộ, khoa Ngữ Văn -Văn hóa học, Đại học Đà Lạt, 2011. Phan Xuân Biên, “Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên”, Tạp chí Dân tộc học số 3, 1985. Phan Hữu Dật, “Dấu vết bào tộc của người Ê-đê”, Tạp chí Dân tộc học số 5, 2002. Trần Văn Bính, Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb. Chính trị, Hà Nội, 2006. Trần Ngọc Bình, Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, 2008. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999. Trần Văn Bính, Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2004. Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tôc người Ê-đê, M’nông. Nxb.Văn hóa dân tôc, Hà Nội, 2009. Trần Văn Bính, Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Văn kiện hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương khóa VIII. Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. Vũ Ngọc Khánh, Sơ lược truyền thống văn hóa các dân tôc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1998. Vũ Ngọc Khánh, Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, 2006. Vũ Quốc Khánh, Người Ê-đê ở Việt Nam, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội,2010. *Website: ười_Ê-đê PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Đây là bộ tư liệu ảnh được chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã tại xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Thực hiện: Tác giả-Trần Xuân Hạnh Hình 1. Nhà dài truyền thống Ê-đê (nguồn google/hình ảnh/nhà sàn dài Ê-đê) Hình 2. Nhà sàn dài người Ê-đê trong những năm 2000 Hình 3. Nhà sàn dài trong những năm gần đây. Hình 4. Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng buôn Quen. Hình 5. Nhà mồ Hình 6. Toàn cảnh nhà mồ buôn Thứ, xã Eabar. Một số hình ảnh về không gian trong nhà và một số đồ dùng truyền thống Hình 7. Phụ nữ Ê-đê và Cối – chày giã muối ớt…(trong không gian bếp). Hình 8. Ghế Kpan cách điệu. Hình 9. Ché rượu cần. Hình 10. Chiếc gùi Hình 11 . Chuồng gà Hình 12. Bầu eo, dụng cụ chứa nước trong sinh hoạt và đi làm. Một số hình ảnh về trang phục Hình 13. Chị H’Hoan với trang phục truyền thống. Hình 14. Khố mặc khi đi lễ (Ông Ma Nót, bà H’Lum) Hình 15. Ông Ma Nót chiếc Khố mặc thường ngày. Hình 16. Trang phục nữ thường ngày và khăn cuộn đầu, khăn địu con. Hình 17. Ông Ma Nót với tẩu thuốc lá của mình. Hình 18. Ông Ma Nót với bộ sưu tập cồng ching của mình. Hình 19. Người Ê-đê canh tác nương rẫy. Hình 20. Trò chơi dân gian của trẻ em. Hình 21. Lễ vật cúng rượu 5 (cúng rượu 5 anh Y Dung) Hình 22. Thầy cúng đeo còng đồng cho anh Y Dung (lễ cúng rượu 5) Hình 23 . Thầy cúng cầm cần cho người thân trong gia đình uống trong lễ cúng rượu 5. Hình 24. Ăn uống của người Ê-đê hiện nay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctranxuanhanh_luanvan_full_1231.doc
Luận văn liên quan