Vạn lí trường thành

Giới thiệu Vạn Lý Trường Thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ Đông sang Tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non (có nơi cao hơn 1.000 mét) và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Quốc. Trường thành bắt đầu từ Gia Dụ quan của phía Tây, thuộc tỉnh Cam Túc, chạy sang phía Đông tới Sơn Hải quan thuộc Hà Bắc. Vạn lý trường thành là kết tinh trí tuệ và sức mạnh của nhân dân lao động Trung Quốc thời cổ xưa, là công trình phòng ngự quân sự hiếm thấy trong lịch sử xây dựng và là một trong những di sản văn hoá lớn nhất của nhân loại. 2. Lịch sử xây dựng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 100 sự kiện Trung Quốc,(2008), Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin. 2. Lịch sử văn hóa Trung Quốc(T2),(1999), Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin. 3. Bùi Đẹp, Di sản văn hóa thế giới(T2), Nhà xuất bản trẻ. 4. Kỳ quan thiên nhiên thế giới, Nhà xuất bản mỹ thuật. Các wedsite 5. www.vi.wikipedia.org 6. www.vnexpress.net 7. www.doantn.hnue.edu.vn

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11305 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vạn lí trường thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu Vạn Lý Trường Thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ Đông sang Tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non (có nơi cao hơn 1.000 mét) và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Quốc. Trường thành bắt đầu từ Gia Dụ quan của phía Tây, thuộc tỉnh Cam Túc, chạy sang phía Đông tới Sơn Hải quan thuộc Hà Bắc. Vạn lý trường thành là kết tinh trí tuệ và sức mạnh của nhân dân lao động Trung Quốc thời cổ xưa, là công trình phòng ngự quân sự hiếm thấy trong lịch sử xây dựng và là một trong những di sản văn hoá lớn nhất của nhân loại. Lịch sử xây dựng Nhiều người cho rằng Vạn lý trường thành được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng đế. Thực ra từ thời Chiến Quốc ( 420-221 TCN) công trình vĩ đại này được bắt đầu. Thời cổ đại, khi đánh trận thường dựa vào kỵ binh, bộ binh và xe chiến do ngựa kéo.Vì vậy trường thành và cửa ải có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước chư hầu đã chọn những nơi hiểm yếu nhất để xây luỹ và đặt đài đốt lửa để thông báo việc quân. Sau đó trường thành được xây ở nơi biên ải, nối liền các thành luỹ với nhau, hình thành một hệ thống hoàn chỉnh chống lại kẻ địch từ bên ngoài đến quấy nhiễu. Vào khoảng thế kỷ VII trước CN, nước Sở đã bắt đầu xây thành để chống Hàn, Nguỵ và đặt tên là “Phương thành”. Sau đó các nước khác lần lượt làm theo. Nước Tề muốn đề phòng hai nước Sở, Việt đã cho đắp tường thành ở vùng núi Thái Kỳ. Nước Nguỵ muốn đề phòng nước Tần mà đắp trường thành ở ven sông Lạc Thuỷ. Những thành đó được gọi là “Chiến quốc trường thành”. Ngoài ra, các nước chư hầu như Yên, Triệu, Nguỵ muốn chống lại các dân du mục ở phía Bắc (Như Hung Nô, Đông Hồ) đi về phía Nam quấy nhiễu mà đắp trường thành ở phía Bắc. Sau đó 6 nước lần lượt bị tiêu diệt, các trường thành đã mất đi tác dụng quan trọng là phòng ngừa rợ Hung Nô từ phía Bắc xuống quấy nhiễu. Trường thành sớm nhất của nước Tần được xây đắp vào năm thứ 7 đời Tần Giản Công (408TCN), đặt tên là “Khiếm Lạc” nằm ven sông Lạc Hà để phòng chống nước Nguỵ. Năm thứ nhất Huệ Văn Vương nước Tần (324 TCN) lại đắp trường thành ở Trung du Lạc Hà, đặt tên là “Trúc thượng quận tái” đề phòng chống nước Triệu. Đến thời Chiêu Tương Vương, nước Tần lại đắp trường thành ở Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quận để phòng chống Hung Nô quấy nhiễu. Đoạn trường thành này từ Đông Bắc, bắt đầu từ Lâm Diêu đến địa phận An Tái, tỉnh Thiểm Tây bây giờ thì chia làm hai nhánh thứ nhất ở gần Phù Thi là li sở thượng quân nước Tần, nhánh thứ hai kéo dài đến bờ sông Hoàng Hà gồm 12 thành nối tiếp nhau ở Huyện Thái khắc Thát thuộc Nội Mông. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Nguyên cả nước đang sôi nổi tiến hành các cuộc cải cách, thì tập đoàn Quý tộc Hung Nô ở phía Bắc vẫn thèm muốn các tài nguyên giàu có ở Trung Nguyên, luôn luôn đem quân xâm nhập quấy rối. Quý tộc Hung Nô nhân lúc nước Yên, nước Triệu ở phía Bắc suy yếu từng bước lấn chiếm Trung Nguyên, cướp vùng đất đai rộng lớn ở Hà Thao ở bên sông Hoàng Hà, gây nên nhiều nỗi đau khổ cho nhân dân, đồng thời cũng uy hiếp nghiêm trọng đến kinh đô Hàm Dương của nước Tần. Thời bấy giờ dân chúng thường truyền nhau câu nói: “Làm mất nước Tần là rợ Hồ vậy”. Vào năm 215 TCN, Tần Thuỷ Hoàng sai đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân phản kích Hung Nô, thu lại phần đất phái Nam Hà Thao. Sau đó lại chiếm cả vùng Âm Sơn rộng lớn ở phía Bắc Hà Thao lập quận Cửu Nguyên mới. Quý tộc Hung Nô tuy bị đẩy lùi nhưng vẫn còn thực lực, vẫn có nguy cơ uy hiếp nước Tần. Để đề phòng người Hung nô bất chợt tấn công. Tần Thuỷ Hoàng quyết định xây đắp một trường thành mới. Vua Tần huy động rất nhiều dân công, đồng thời lệnh đại tướng Mông Điềm bắt lính tráng cùng xây đắp trường thành. Trường thành này được dựa trên cơ sở trường thành cũ, phòng chống Hung Nô ở phía Bắc của nhiều trường thành mới nối liền nhau đứng uy nghi ở phía Bắc nước Tần, Triệu, Yên mà tu bổ, bồi đắp thêm, đồng thời lại xây nhiều tường thành mới nối liền nhau đứng uy nghi ở phía Bắc nước Tần . Trường thành này phía tây bắt đầu từ Lâm Diêu, kéo về phía Đông , men theo khu vực sông Hoàng Hà rộng lớn, dựa theo triền núi Âm Sơn hiểm trở, đi qua vùng thảo nguyên nội Mông quanh co khúc khuỷu, dài chừng hơn 5000km, thời gian kéo dài mất 9 năm xây dựng bức bình phong chặn địch từ ngoài vào. Sau triếu Tần, các triều Hán, Nam Bắc triều, Tùy, Đường, Kim, Nguyên, Minh đều có sửa chửa và gia cố them. Sau 2000 năm qua, tất cả có hơn 20 Vương Triều và nước chư hầu xây đắp trường thành, Nhiều trường thành của nhiều Triều Đại, kể về chiều dài, chất lượng quy mô có thể sánh ngang hoặc vượt hơn trường thành nhà Tần. Các Vua Triều Minh rất coi trọng xây đắp trường thành vì các bộ tộc Mông Cổ phía Bắc vẫn thường đem binh xâm phạm Trung Nguyên. Triều Minh có 3 lần xây đắp trường thành ở quy mô lớn. Khoảng năm 1500, trường thành đời Minh xây xong toàn bộ. Phía Tây bắt đầu từ Gia Cốc quan ở tỉnh Cam Túc, đi qua các tỉnh Ninh Hạ. Thiểm Tây, Nội Mông ở Đông Bắc tỉnh Hà Bắc .Trường thành đi theo triền núi quanh co lượn khúc dài hơn 6300km, hình thành bức tường thành hùng vĩ, uy nghi ở phía Bắc Trung Quốc, được người nước ngoài và người trong nước đặt tên là “Vạn lý Trường thành” biểu hiện trí tuệ rộng lớn của nhân dân Trung Hoa, đồng thời cũng là chứng tích lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Nguyên nhân ra đời Giai đoạn các vương triều phong kiến Trung Quốc là giai đoạn thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh tranh dành lãnh thổ giữa các quốc gia, sự xâm chiếm của các thế lục từ phương Bắc thường luôn rình rập. Vì vậy các vị hoàng đế Trung Quốc luôn quan tâm xây dựng tường thành cùng với những hệ thống phòng thủ từ xa để bảo vệ cho lãnh thổ quốc gia. Bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống tường thành con thể hiện sức mạnh bên trong của đất nước và sự hung mạnh của Vua. Đó cũng là nguyên nhân Vạn lý trường thành được xây dựng. Miêu tả công trình Vạn lý trường thành là kết tinh trí tuệ của nhân dân lao động Trung Quốc thời xưa. Dưới mưa tuyết và cái lạnh làm nước đóng băng ở miền Bắc, dưới khí hậu khắc nghiệt của miền Tây, qua những tháng ngày lao động cực khổ trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ, hàng vạn dân phu đã bị vùi xác nơi chân trường thành. Người Trung Quốc xưa đã có thơ: “ Doanh chính chùm bốn biển Bắc xây Vạn lý thành Nửa số dân thành đất Xương trắng nằm ngỗn ngang” Khi xây dựng trường thành, nhiều đoạn lấy triền núi là nền móng theo hình khe, thế núi nhấp nhô cao thấp khác nhau. Có đoạn xây trên núi cao cách mặt biển 1300m, độ cao của thành từ 5 đến 10 m. Ở chổ vách núi cao, trường thành thấp, ở chổ vách núi thấp trường thành cao. Mặt ngoài của trường thành dùng gạch, đá xây nền, mặt trong dùng đất vàng nện chặt. Trên nóc tường phần ngoaì còn xây một bức tường nhỏ có nhiều lỗ để nhìn ra ngoài. Cứ cách 130m lại xây một lo cốt dùng làm vọng lâu quan sát. Ở những nơi hiểm yếu còn đặt đài đốt lửa, khi phát hiện có dịch thì phát tín hiệu báo động, ban ngày đốt rơm, củi tẩm phân cáo, cầy, chó sói nên khói nồng đậm bốc thẳng lên cao. Ban đêm thì đốt củi khô tẩm lưu huỳnh để ánh lửa sáng rực, kịp thời báo hiệu việc quân khẩn cấp.Tuyến trường thành đi theo địa hình hiểm trở nên khi thi công vô cùng khó khăn, nưng nhân dân lao động đã khắc phục khó khăn gian khổ, khéo léo lợi dụng địa hình tự nhiên.Vùng núi thì lợi dụng sườn núi làm nền móng vừa khống chế được chổ hiểm yếu mà lại dể thi công. Ở bờ sông, và hang núi thì lợi dụng bờ dốc và vách đã vốn có, từ ngoài nhìn lên thì thấy vô cùng hiểm trở. Việc vận chuyển đất, gạch lên núi vô cùng khó khăn, vì vậy mỗi lần tu sửa, xây đắp phải huy động rất nhiều người. Năm 555 Vương triều Bắc Tề xây đắp đoạn đường thành từ Cư Dung Quan để Đại Đồng dài 450 km, phải huy động 180m vạn dân khu. Ở Bát Đạt Lĩnh phát hiện có tấm bia đất Thời Minh ghi lại tình hình xây đắp trường thành 1582 như sau: “Mấy nghìn binh lính và dân phu chỉ đắp được một đoạn dài hơn 70 trượng”. Ở trong những khe núi trùng điệp và trên những thảo nguyên hoang vu mênh mông hàng trăm hàng vạn người lao động hứng gió, đội mưa, chịu đựng gian khổ ngày đêm lao động, đã tạo nên một công trình hùng vĩ vang danh toàn cầu. Người ta dự đoán, nếu đếm số gạch dùng xây 1 bức tường cao 2,5m rộng 1m thì có thể xây kín 1 vòng quả địa cầu. Nếu dùng để lát đường rộng 5m, dày 0,3m thì có thể rải quanh quả địa cầu 3- 4 vòng. Nếu cộng các lần xây trường thành qua các thời đại thì tổng chiều dài phải tới 1 triệu km. Trường thành bị mưa tuyết xói mòn nên bị lở, nứt. Hiện nay ở Tân Cương, Cam Túc, Ninh Hạ, Thiểm Tây, Sơn Tây, Nội Mông, Bắc Kinh Hà Bắc, Thiên Tân, Hà Nam... đều có dấu tích trường thành. Trường thành còn lại đến ngày nay về đại thể là quy mô, hình thể của trường thành đời Minh. Tác dụng công trình Việc xây dựng “Vạn lý trường thành” tuy đem lại cho quần chúng lao động biết bao khổ cực, đau thương thảm khóc, đã lấy đi biết bao sinh mạng con người, nhưng nó đã có tác dụng nhất định ngăn cản quân du mục đến quấy rối, đảm bảo cho sản xuất ở Trung Nguyên phát triển, có lợi cho củng cố và phát triển nhà nước đa dân tộc mà Hán tộc làm chủ thể. Và nó đã trở thành một trường thành cổ xưa nhất, dài nhất và hùng vĩ nhất, một công trình kiến trúc vĩ đại của nền văn minh Trung Quốc nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Theo phi công vũ trụ Mĩ - người đã lên mặt trăng nói: “Đứng trên mặt trăng, dùng mắt thường có thể nhìn thấy hai công trình lớn của quả đất, một trong hai công trình đó là “Vạn Lý Trường Thành”. Dân tộc Trung Hoa càng kêu hãnh đã làm nên kỳ tích trong lịch sử kiến trúc của nhân loại. Cho đến nay, vai trò cũng như chức năng phục vụ quân sự của Trường Thành không còn tồn tại nữa, song nét đẹp trong kiến trúc độc đáo của Trường Thành thường khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi. Vẻ đẹp của Trường Thành hùng vĩ, cứng rắn, hoành tráng, phóng khoáng. Nhìn từ xa, Trường Thành cao lớn dài dằng dặc suốt vạn dặm, đường nét rõ ràng của Trường Thành men theo triền núi, uốn khúc theo thế núi trông như con trăn khổng lồ đang quẫy mình, hoặc như con rồng có khí thế bàng bạc; nhìn gần, cửa ải hùng vĩ của Trường Thành, thân tường uốn mình như chảy xuống, thành đài, góc lầu, phong hỏa đài đều dựng đứng treo leo, phối hợp với địa thế cao thấp khác nhau, những điểm và tuyến đó nối lại với nhau, Trường Thành tựa như một bức tranh thần kỳ, đầy sức hấp dẫn nghệ thuật vĩ đại. Vạn Lý Trường Thành mang ý nghĩa lịch sử và giá trị về du lịch rất lớn. Người Trung Quốc thường nói: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”, do vậy mà các du khách trong và ngoài nước thường lấy việc leo lên đỉnh Trường Thành làm niềm kiêu hãnh, ngay cả các quan chức cấp cao của các nước khi sang thăm Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Các đoạn Trường Thành Bát Đạt Lĩnh, Tư Mã Đài, Mộ Điền Dụ nổi tiếng trên địa bàn Bắc Kinh được bảo tồn tương đối tốt, Sơn Hải Quan ở phía cực đông Trường Thành, được coi là “Đệ nhất quan Trung Quốc” và Gia Dụ Quan ở tỉnh Cam Túc phía tây tận cùng của Trường Thành đều là thắng cảnh du lịch hết sức nổi tiếng, khách du lịch nườm nượp không ngớt. Vì vậy mà hang năm công trình này đem laị một khoảng thu nhập không nhỏ đóng góp vào ngân sách của Trung Quốc. Ý kiến đánh giá Vạn Lý Trường Thành đã tập trung trí tụê cũng như mồ hôi và nước mắt của muôn vàn nhân dân lao động cổ đại Trung Quốc, nó đã sừng sững suốt ngàn năm, oai phong lẫm liệt, có sức thu hút mạnh mẽ, đã trở thành biểu tượng cho sự truyền tiếp dòng máu cũng như tinh thần dân tộc Trung Hoa. Ngày nay, Vạn lý trường thành như một con rồng lớn uốn lượn trên lãnh thổ Trung Quốc. Chính vì những giá trị văn hóa lịch sử to lớn mà công trình nay mang lại. Năm 1987, Vạn Lý Trường Thành được Unessco đưa vào “Danh mục di sản thế giới”../. Một số hình ảnh minh họa về Vạn lý trường thành Ảnh 1: Vạn lý trường thành thời Tần (nguồn: www.vi.wikipedia.org) Ảnh 2: Vạn lý trường thành thời Hán (nguồn: www.vi.wikipedia.org) Ảnh 3: Vạn lý trường thành thời Minh (nguồn: www.vi.wikipedia.org) Ảnh 4: Vạn lý trường thành vào mùa đông đoạn gần Bắc Kinh (nguồn: www.vi.wikipedia.org) Ảnh 5: Vạn lý trường thành vào mùa hè (Nguồn: www. vnexpress.net) Ảnh 6: Vạn lý trường thành lúc hoàng hôn. (Nguồn: www. vnexpress.net) Ảnh 7: Vạn lý trường thành chụp từ phi thuyền không gian năm1994 (nguồn: www.vi.wikipedia.org) TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 sự kiện Trung Quốc,(2008), Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin. Lịch sử văn hóa Trung Quốc(T2),(1999), Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin. Bùi Đẹp, Di sản văn hóa thế giới(T2), Nhà xuất bản trẻ. Kỳ quan thiên nhiên thế giới, Nhà xuất bản mỹ thuật. Các wedsite 5. www.vi.wikipedia.org www.vnexpress.net www.doantn.hnue.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVạn lí trường thành.doc
Luận văn liên quan