ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất và đánh giá chất lượng muối Long Điền – tỉnh Bạc Liêu
MỤC LỤC
Luận văn dài 53 trang
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 2
1.1 Tổng quan về quy hoạch và phát triển của ngành sản xuất muối từ nước
biển . 2
1.1.1 Tổng quan sự phát triển nghề muối trên thế giới 2
1.1.2 Tổng quan sự phát triển nghề muối tại Việt Nam . 4
1.2 Những khái quát về sự phát triển nghề muối Bạc Liêu . 8
1.2.1 Hiện trạng và quy hoạch sản xuất nghề muối Bạc Liêu 8
1.2.2 Tóm tắt quy trình sản xuất muối NaCl đang áp dụng tại Bạc Liêu . 9
1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường . 10
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần nước biển và chất lượng muối 11
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đền thành phần nước biển 11
1.4.2 Đánh giá các nguyên nhân tác động xấu đến chất lượng muối . 12
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
2.1 Phương tiện . 16
2.1.1 Địa điểm và thời gian 16
2.2.2 Phương tiện . 17
2.2 Phương pháp . 17
2.2.1 Thu thập số liệu . 17
2.2.2 Các phương pháp phân tích mẫu đất và mẫu muối . 17
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 18
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 19
3.1 Các yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, thủy văn . 19
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 19
3.1.2 Thổ nhưỡng . 20
3.1.3 Chế độ nhiệt, chế độ nắng và chế độ ẩm 20
3.1.4 Chế độ mưa và chế độ gió 22
3.1.5 Chế độ thủy triều, nguồn nước và chế độ mặn 23
3.1.6 Một số chỉ tiêu hóa học của đất ảnh hưởng đến chất lượng muối . 24
3.2 Đánh giá chất lượng muối Long Điền . 27
3.2.1 Hàm lượng chất không tan trong muối . 28
3.2.2 Độ ẩm muối . 30
3.2.3 Hàm lượng % NaCl trong muối Long Điền 30
3.2.4 Hàm lượng phần trăm các tạp chất khác 31
3.3 Đánh giá chất lượng muối Long Điền dựa trên cơ sở kết quả phân tích 35
3.3.1 So sánh và nhận xét về chất lượng muối Long Điền với muối vùng khác 35
3.3.2 So sánh chất lượng muối Long Điền với muối thô của Việt Nam 36
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 39
4.1 Kết luận 39
4.2 Kiến nghị . 39
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4147 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất và đánh giá chất lượng muối Long Điền – tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi Tôm phát triển, do muối khó tiêu
thụ trên thị trường vì giá thấp, thị trường muối công nghiệp chưa phát triển, thị trường
muối cung cấp cho Campuchia bị gián đoạn. Hàng loạt diện tích đất sản xuất muối tại
Bạc Liêu được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, kéo theo sự phá hủy thảm rừng
phòng hộ ngập mặn ven biển và các ruộng muối cũng chuyển sang nuôi tôm với quy
mô lớn. Đây là thời kỳ thâm trầm lớn nhất, để lại dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử
phát triển ngành muối tỉnh Bạc Liêu và cũng từ đó ngành muối Bạc Liêu tiến dần vào
suy thoái.
F Năm 1989 – 1990: Ủy Ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy Ban nhân dân thị xã Bạc
Liêu quản lý ngành muối và chỉ hình thành một đơn vị quản lý là Công ty muối Bạc
Liêu với hầu hết diện tích muối đã chuyển sang chuyên canh nuôi Tôm, từ đó diện
tích và sản lượng muối không ngừng suy giãm và dẫn tới sự tan rã ngành Công nghiệp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
9
muối Bạc Liêu. Từ đó đến nay nghề muối Bạc Liêu chỉ còn sản xuất tự phát của tư
nhân phục vụ nhu cầu thiết yếu về muối trong tỉnh và các khu vực lân cận.
F Từ năm 1997 đến nay diện tích làm muối đang tăng lên do giá bán muối đã tăng và
đã có một số vùng muối đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
(đồng muối Gành Hào – Giá Rai). Diện tích làm muối tại tỉnh Bạc Liêu cũng tăng khá
nhiều trong vụ muối 2009. Hiện diện tích sản xuất muối của tỉnh đã vọt lên 2.295ha.
Tỉnh quy hoạch vùng chuyên canh muối tập trung ở hai huyện Hòa Bình và Đông Hải
với diện tích 2.000ha, dự kiến mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 100.000 tấn
muối. Do vừa qua giá muối tăng nên nông dân chuyển đất nuôi trồng thủy sản kém
hiệu quả sang làm muối.
1.2.2 Tóm tắt quy trình sản xuất muối NaCl đang áp dụng tại Bạc Liêu
Hình 2: Quy trình sản xuất muối tại Bạc Liêu
v Quy trình lấy nước biển
Nước biển ven bờ được lấy khi triều cường. Cửa lấy nước ngay sát bờ biển theo địa
hình kênh rạch tự nhiên dẫn vào đồng muối.
v Quy trình dẫn nước
Kênh dẫn nước được đào bằng cơ giới, kênh tự nhiên (không xây bê tông hoặc kè đá)
nước biển dâng tự nhiên dẫn vào kênh khi triều cường và dẫn vào khu vực đồng muối.
Trên kênh có cửa đóng mở để giữ nước khi triều xuống.
v Phơi chế nước chạt (3)
(3) Nước chạt là dung dịch có được do cô đặc nước biển, trong đó NaCl chiếm trên 50% các chất hòa tan, và ở
nhiệt độ 15oC nồng độ của nó phải từ 50o Baume trở lên.
Nước biển để sản xuất Kênh lấy nước biển Khu bay hơi nước chạt
Sa kề
Nhì kề
Sản phẩm muối NaCl Khu kết tinh muối Xếp chuối
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
10
Nước biển được bơm từ các mương chính lên các mương dẫn thẳng vào khu phơi
nước chạt. Tại khu phơi nước chạt, Diêm dân thường chia làm ba ô phơi gọi là: Sa kề,
Nhì kề và Xếp chuối. Tương ứng với các ô bay hơi Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp.
Nồng độ nước biển tăng dần do bay hơi nước bởi nhiệt năng mặt trời và gió thổi.
v Quy trình kết tinh
Nước biển có nồng độ từ 1.5-2.8o Baume được tăng lên 14-15o Baume và cuối cùng
lên tới 24-25o Baume (nếm độ mặn theo dân gian). Khi nước biển đạt 24-25o Baume
(nước chạt) thì Diêm dân bơm dẫn nước vào ô kết tinh NaCl. Thời gian kết tinh
thường 10-15 ngày là kết thúc, tháo bỏ nước ót (3) ra mương hoặc tái sử dụng.
Tại một số ruộng muối, Diêm dân dùng nước ót pha với nước chạt nồng độ thấp để rút
ngắn thời gian phơi nước tăng nhanh quá trình cô đặc để có nước chạt cho giai đoạn
kết tinh muối. Kỹ thuật này có lợi cho thời gian kết tinh do tăng độ Baume nhưng hàm
lượng tạp chất trong nước ót (và các muối khác) sẽ cộng kết, ảnh hưởng xấu đến chất
lượng NaCl tạo thành.
Sau 15 ngày, khi muối kết tinh Diêm dân tháo nước ót cho chảy vào mương dẫn nước
biển và cào muối thành đống trên ruộng muối. Sau đó bốc đỡ thủ công lên bờ ruộng
và che đậy lại, kết thúc quá trình sản xuất.
1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
Qua các đợt khảo sát trên các ruộng muối và quy trình sản xuất muối theo phương
pháp phơi nước tại Bạc Liêu. Kết quả cho thấy hiện nay, trên tất cả các ruộng muối ở
Bạc Liêu chỉ sản xuất và thu hồi một loại sản phẩm duy nhất là muối NaCl, không thu
hồi các sản phẩm hóa chất khác trong nước ót. Do đó hiệu quả kinh tế xã hội và đa
dạng của sản phẩm bị hạn chế (trong khi đó các sản phẩm hóa chất có giá trị cao hơn
nhiều so với muối). Ngoài ra chưa có chương trình kết hợp hiệu quả giữa sản xuất
muối và nuôi trồng thủy sản trong hai mùa: mưa – nắng. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế
của ngành muối suy giảm, dễ gặp rủi ro cho người sản xuất. Cũng như đánh giá hiệu
quả thu nhập từ muối trên phạm vi toàn quốc. Điển hình ở Bạc Liêu, nếu chỉ sản xuất
đơn lẻ muối NaCl thì Diêm dân không đảm bảo được 70% mức sống.
Giá trị kinh tế thu được từ sản xuất muối không lớn như một số nghề khác nhưng sản
lượng muối có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất. Do nhiều nguyên nhân (lợi
nhuận thu được từ sản xuất muối thấp, không có nguồn đầu tư cho đồng muối, thời tiết
không thuận lợi, Nhà nước chưa điều tiết được thị trường, nông dân tự phát chuyển
dịch đất làm muối sang nuôi tôm,…) nên sản lượng muối toàn vùng không đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Về mặt môi trường, nếu không quy hoạch cụ thể và khoa học thì việc chuyển đổi giữa
làm muối và nuôi trồng thủy hải sản hoặc phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
11
thủy sản của nông dân, không những sẽ tác động tiêu cực đến môi trường vùng ngập
mặn ven biển, mặn hóa nước mặt trong nội địa mà còn tác động tiêu cực đến chất
lượng muối sản xuất cũng như tác động xấu đến chất lượng môi trường nước vùng
nuôi trồng thủy sản (Sở KHCN&MT Bạc Liêu, 2001).
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần nước biển và chất lượng muối
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đền thành phần nước biển
Theo Vũ Bội Tuyền (1979) thành phần nước biển ở một vùng biển nào đó trên thế giới
cũng luôn biến động bởi nhiều nhân tố chi phối. Cần nắm vững những nguyên nhân
này, đánh giá đúng mức tác dụng của chúng tới việc làm thay đổi thành phần nước
biển để có biện pháp chọn nơi, chọn lúc lấy nước biển có chất lượng cao cung cấp
nguyên liệu cho việc tách chế các muối khoáng của các cơ sở tổng hợp sử dụng nước
biển.
Theo Bùi Song Châu (2005) tỷ lệ và thành phần các muối trong nước biển là cố định
(phụ chương) nhưng nồng độ sẽ có sự cao thấp tùy nơi, tùy lúc.
Các yếu tố khách quan làm biến đổi nồng độ là:
– Điều kiện địa lý (chủ yếu là sự khác biệt vĩ độ): căn cứ vào điều tra độ muối
nước biển trong vùng biển từ 20 đến 40 vĩ độ Bắc thì nước biển ở vùng thuộc 25 vĩ độ
Bắc có độ muối cao nhất vì ở vùng này có lượng bay hơi cao hơn các vùng kia.
– Các điều kiện khí tượng, hoàn cảnh địa lý: xa, gần bờ; hải lưu và bão lụt…
Sự cao thấp của nồng độ nước biển có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng khí hậu
thiên nhiên để sản xuất muối. Các yếu tố ảnh hưởng có tính chất thường xuyên là:
– Tác dụng làm nhạt: mưa, nước ngọt do sông đổ ra, hiện tượng lũ lụt… Khi có
mưa thì nồng độ, độ muối của nước biển - nhất là nước biển trên mặt bị giảm khá rõ
rệt.
– Tự bốc hơi nước: chủ yếu do độ ẩm không khí và tốc độ gió, nhiệt độ không
khí quyết định - ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bốc hơi chế tạo muối.
– Thủy triều: triều dâng sẽ làm nước biển có nồng độ cao ở ngoài khơi di chuyển
vào vịnh và ven bờ, thủy triều dâng sẽ dồn nước biển có nồng độ cao ở ngoài khơi vào
bờ và làm tăng nồng độ nước biển gần bờ.
Do quả đất tự xoay, các chuyển động của các vật thể ở phía bắc bán cầu đều có xu
hướng lệch về phía phải theo hướng chuyển động. Vì vậy, khi thủy triều ở ngoài khơi
dâng vào cửa sông, eo, vịnh,… sẽ đi lệch sang phía phải (của hướng thủy triều dâng
tới) và phía đó độ muối và độ cao (mực thủy triều) của nước biển đều cao hơn phía
bên kia. Cũng bởi vậy, nước sông chảy ra biển cũng lệch về phía phải theo hướng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
12
chảy của nó, làm cho nước biển phía đó giảm độ muối. Kết quả là ở các cửa sông, nếu
đứng ở trong bờ nhìn ra biển, thì mực nước và độ muối của nước biển ở phía tay trái
ta sẽ cao hơn.
Điều này rất có ý nghĩa khi chọn địa điểm xây dựng đồng muối, đặt cống hay trạm lấy
nước biển cho sản xuất các muối khoáng từ nước biển.
Khi thủy triều rút, nếu trời nắng, hanh thì nước biển chứa trong bãi cát bờ biển bay hơi
để lại một số muối bên trong cát. Vì vậy khi thủy triều dâng tiếp, nước biển sẽ hòa tan
số muối đó và do đó làm tăng độ muối.
Nồng độ nước biển ở hai phía của dòng thủy triều sẽ có nồng độ khác nhau. Nồng độ
đầu và cuối của thủy triều cũng khác nhau.
– Hải lưu: sự đối lưu của nước biển giữa các khu vực khác nhau sẽ làm cho nồng
độ nước biển thay đổi.
Do các tác động nói trên mà nước biển ở các vùng vịnh có sự biến thiên tương đối lớn
từ 5‰ – 33‰. Thời vụ và độ sâu của tầng nước biển cũng có ảnh hưởng đến sự thay
đổi nồng độ trên.
1.4.2 Đánh giá các nguyên nhân tác động xấu đến chất lượng muối sản xuất trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu
v Tác động do chất lượng nước biển ven bờ của tỉnh Bạc Liêu dùng sản xuất
muối:
Vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu là hạ nguồn sông Cửu Long, có hệ thống kênh rạch
phong phú. Nước trong nội địa theo các kênh rạch đổ ra bờ biển làm giảm độ mặn
nước biển ven bờ, chuyển tải tạp chất ô nhiễm từ nội địa ra biển. Các nguồn gây ô
nhiễm nước mặt và nước biển là:
Chất thải do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải đường thủy: dầu mỡ, rác
công nghiệp, chất rắn lơ lững, kim loại nặng, các chất hữu cơ…
Chất thải của các khu dân cư tập trung dọc theo kênh rạch, ven biển.
Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, artemia.
Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp.
Ô nhiễm do hoạt động thủy lợi đắp đê, xây dựng hệ thống kênh rạch ven biển: bùn
đất, phèn…
Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối
tại tỉnh Bạc Liêu (2001) đã chỉ ra một số tính chất vật lý và hóa học của nước biển tác
động đến quá trình sản xuất muối như sau:
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
13
Bảng 4: Tính chất vật lý của nước biển tác động tới quá trình sản xuất muối
(Nguồn: Sở KHCN & MT Bạc Liêu, 2001)
Bảng 5: Tính chất hóa học của nước biển tác động tới quá trình sản xuất muối
Chỉ tiêu Giá trị trung bình Nhận xét
Na+ 9,8-10,5 g/l Nằm trong giới hạn bình thường
của nước biển
Cl- 16 –19 g/l Bình thường
Ca2+ 0,3 – 0,4 g/l Bình thường
Fe3+ 0,01 mg/l Bình thường
Các kim loại khác Vi lượng – vết Bình thường
Dầu mỡ 0,3 – 4,8 Tác động xấu, cần khống chế
BOD (nhu cầu oxy sinh học) <20 Tác động xấu
COD (nhu cầu oxy hóa học) <150 Tác động xấu
Thuốc bảo vệ thực vật <0,5 Tác động xấu
Oxy hoà tan (DO) 5,7 – 6,0 Bình thường
Sinh học: Rong tảo X Tác động xấu, cần khống chế
Chất hữu cơ <0,5 Tác động xấu
Coliform <1000 Tác động xấu
(Nguồn: Sở KHCN & MT Bạc Liêu, 2001)
Chỉ tiêu cơ bản Giá trị trung bình Nhận xét
Nhiệt độ nước biển 25oC – 35oC Tác động tốt cho sản xuất
Độ bốc hơi trung bình mùa khô > 1.000 mm Tác động tốt cho sản xuất
pH dao động 7 – 8 Tác động tốt cho sản xuất
Độ Baume 2,5 – 3,1o Baume Tác động tốt cho sản xuất
Tổng lượng nhiệt hàng năm 9.500 –10.000oC/năm Tác động tốt cho sản xuất
Tổng chất rắn lơ lững (TSS) 420 – 460 mg/l Tác động xấu cho sản xuất
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
14
Tóm lại, các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước biển làm giảm chất lượng, sản lượng muối
NaCl được chỉ thị theo thứ tự sau:
F Chất rắn lơ lững, bùn đất phù sa.
F Các tạp chất gốc hữu cơ.
F Các thành phần muối của Mg2+ và Ca2+.
F Suy giảm độ mặn của nước biển ven bờ do pha loãng từ nguồn nước nội địa đổ ra
biển.
v Tác động do chất lượng nền sân đất của đồng muối
Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu:
Xem xét trên khía cạnh sử dụng phát triển công nghiệp sản xuất muối. Thoái hóa và ô
nhiễm đất tại Bạc Liêu chủ yếu do các quá trình phèn hóa, mặn hóa, ô nhiễm hữu cơ
do nuôi trồng thủy hải sản, artemia, chất hữu cơ tự nhiên và không loại trừ thuốc bảo
vệ thực vật. Không những vậy, việc thi công các kênh thủy lợi và các vuông nuôi tôm
còn làm cản trở nghiêm trọng quá trình tràn triều và ngập triều cho các khu vực sản
xuất muối và rừng ngập mặn nằm sâu bên trong. Quá trình ngập mặn có ảnh hưởng
chung tới sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lại có tác động tốt cho vùng muối và vùng
quy hoạch sản xuất muối kết hợp nuôi trồng thủy hải sản. Các nguồn ô nhiễm chủ yếu:
F Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản là nguyên nhân gây mặn hóa khu
vực, phá hủy cấu trúc đất và làm cho các tầng dinh dưỡng bị đẩy khỏi keo đất, bị rửa
trôi tạo ô nhiễm hữu cơ, làm tăng hàm lượng chất không tan, chất lơ lững và Coliform
trong nước biển khu sản xuất muối.
F Ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp: thói quen sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh và
phân hóa học trong nông nghiệp với lượng khá cao làm mất ổn định hệ sinh thái nông
nghiệp, gây ô nhiễm tích tụ bởi các kim loại và á kim trong phân vô cơ làm biến đổi
cấu trúc đất.
Hiện tượng xói mòn đất dọc bờ biển: địa hình Bạc Liêu có độ dốc < 0.02% do đó rất
thuận lợi cho sản xuất muối. Nơi không có rừng ngập mặn ven biển hiện tượng xói
mòn đất do sóng biển tác động làm bờ biển lở từng đoạn gây mất ổn định vùng đất và
tác động làm giảm chất lượng nước biển ven bờ hay tăng độ ô nhiễm (TSS, chất hữu
cơ trong nước biển).
v Các tính chất hóa lý của đất mặn Bạc Liêu
Đất mặn vùng muối Bạc Liêu có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét khá cao (50 -
60%). Thành phần khoáng sét của đất ngập mặn ven biển Bạc Liêu gồm có:
Hydromica, Vecmiculit, Montmorilonit, Kaolinit... Như vậy, thành phần khoáng sét
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
15
của đất ngập mặn khá giống với thành phần khoáng sét của đất phù sa sông Cửu Long
ở trong đất liền.
Đất đồng muối chủ yếu là đất bãi bồi và đất pha cát. Trong đất đều chứa rất ít disulfua
sắt (FeS2), biểu hiện ở mức độ chênh lệch giữa pH (H2O) khi đất ướt, và pH (H2O) khi
đất khô; cũng như mức độ chênh lệch về hàm lượng SO4
2- khi đất ướt và đất khô
không đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng đất mặt sân muối không có phèn tiềm tàng (Sở
KHCN&MT Bạc Liêu, 2001).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
16
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Thực hiện phân tích tính chất hóa lý đất, muối tại bộ môn Khoa Học Đất – Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Cần Thơ.
Địa điểm lấy mẫu được thực hiện trên hai xã Long Điền Tây và Long Điền Đông
thuộc huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu. Vị trí lấy mẫu đất và mẫu muối được diễn tả
theo Hình 3.
(a)
(b)
Hình 3: Sơ đồ lấy mẫu (a) đất (b) muối
Ranh giới
Long Điền Đông
Ranh giới Long Điền Tây
Long Điền Đông
Long Điền Tây
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
17
Thời gian: bắt đầu từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
2.2.2 Phương tiện
Bản đồ hành chính huyện Đông Hải
Khoan lấy mẫu đất.
Trang thiết bị: Máy hấp thu nguyên tử, máy đo pH, EC, máy sấy mẫu, bình tam giác,
ống nghiệm,...
Các phần mềm: Microsoft Excel, Microsoft Word.
2.2 Phương pháp
2.2.1 Thu thập số liệu
Mẫu đất được lấy theo phương pháp lấy mẫu đại diện. Mẫu được khoan đến độ
sâu 2m và lấy mẫu theo tầng phát sinh. Đất được lấy ở các độ sâu 0 - 20cm, 20 -
50cm, 50 - 75cm, 75 - 100cm, 100 - 150cm, 150 - 200cm. Tỷ lệ mũi khoan lấy mẫu
phân tích khoảng 6 ha/mũi khoan.
Mẫu muối được lấy theo phương pháp lấy mẫu đại diện theo vùng sản xuất, với
tỷ lệ trung bình 30 ha/mẫu. Khối lượng mẫu được lấy 1 kg/mẫu.
2.2.2 Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học của mẫu đất và mẫu muối của
vùng sản xuất muối Đông Hải
Phương pháp phân tích pHF: trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2,5 (đất/nước), đo bằng
pH kế.
Phương pháp phân tích EC (mS/cm): trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2,5 (đất/nước),
đo bằng EC kế.
Phân tích pHOX và TPA (Total Potential Acidity) theo phương pháp SPOCAS
(The Suspension Peroxide Oxidation Combined Acidity&Sulfur).
F Đối với pHOX: đo pH sau khi cho đất khô tác dụng với H2O2 30%.
F TPA (mol H+/tấn): đất được xử lý với H2O2 30%, chuẩn độ với NaOH đến pH 6,5.
Phương pháp phân tích độ ẩm muối: cân 10g muối cho vào hộp nhôm. Đem sấy
ở 105oC trong 24 giờ. Sau đó đem cân lại thì ta xác định được ẩm độ.
Phương pháp phân tích hàm lượng chất không tan của muối: Giấy lọc sau khi
sấy ở 105oC trong 24 giờ. Cân 10g muối đem hòa tan trong 50 ml nước cất. Mẫu lọc
qua giấy lọc, rồi đem sấy giấy lọc ở 105oC trong 3 giờ. Sau đó đem cân thì ta xác định
được hàm lượng chất không tan trong muối.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
18
Phương pháp xác định các nguyên tố hòa tan K, Na, Ca, Mg trong muối: cân 10g
muối đã được sấy ở 80oC trong 3 giờ đem hòa loãng ở tỷ lệ thích hợp và xác định các
nguyên tố K, Na, Ca, Mg trên máy hấp thu nguyên tử.
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Đối với mẫu muối: phương pháp biểu thị thành phần muối ăn theo TCVN 3973-84
- Cho Ca2+ kết hợp với SO4
2- biểu thị thành CaSO4.
- Lấy tổng lượng SO4
2- trừ đi lượng SO4
2- kết hợp với Ca2+, phần còn lại kết hợp
với Mg2+ thành MgSO4.
- Lấy tổng lượng Mg2+ trừ đi Mg2+ kết hợp với SO4
2-, phần còn lại kết hợp với
Cl- thành MgCl2.
Bảng 6 : Các biểu thị thành phần muối ăn.
Anion / Cation Ca2+ Mg2+ K+ Na+
SO4
2- CaSO4 MgSO4 – –
Cl- – MgCl2 KCl NaCl
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
19
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, thủy văn ảnh hưởng đến sản xuất
muối tại Bạc Liêu
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực phía Đông bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 9o0’32’’ đến
9o38’9’’ độ vĩ Bắc và từ 105 o14’15’’ đến 105 o51’54’’ độ kinh Đông.
Hình 4: Vị trí tỉnh Bạc Liêu
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 248.268,6 ha, bằng 0,8% diện tích cả nước và bằng 6%
diện tích Đồng bằng sông Cửu Long. Đường bờ biển trong địa bàn tỉnh là 56km khá
thuận lợi cho phát triển ngành muối.
Địa hình bờ biển Bạc Liêu tương đối bằng phẳng và thấp. Độ cao trung bình so với
mặt biển từ 0,8 m đến 1,0 m. Hướng nghiêng chính của địa hình từ Đông Bắc xuống
Tây Nam, độ nghiêng trung bình từ 1 – 1,5 cm/km. Ngoài hướng nghiêng chính trên,
hệ thống đê quốc phòng hay những giồng cát không liên tục, tạo hướng nghiêng từ
biển vào nội địa, những dãy đất cao tự nhiên kết hợp với bờ đê tạo nên vùng trũng ven
Bản đồ bán đảo Cà Mau
Tỉnh Bạc Liêu
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
20
biển. Với chế độ thủy triều của Bạc Liêu, địa hình trên toàn tuyến bờ biển rất thuận lợi
cho việc lấy nước biển vào các kênh mương, trảng chứa nước làm muối.
3.1.2 Thổ nhưỡng
Theo báo cáo “Đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối
Bạc Liêu” thì tính chất hóa lý và cơ lý tự nhiên của đất vùng bờ biển Bạc Liêu không
thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng muối. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế
cho thấy, tại vùng Giá Rai (hiện nay một phần thuộc huyện Đông Hải) tính chất đất
thuận lợi hơn các khu vực khác.
3.1.3 Chế độ nhiệt, chế độ nắng và chế độ ẩm
] Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,5oC, tổng lượng nhiệt hàng năm
9.425oC, trung bình đạt 160 Kcalo/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
đều cao hơn 20oC.
Tháng 12 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (25,2oC) và tháng 5 là
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (29,9oC) và nhiệt độ giảm dần cho tới tháng 12.
Biến thiên nhiệt giữa các tháng trong năm dao động trung bình từ 0,6 – 4,7oC.
Nhiệt độ không khí tại Bạc Liêu có xu hướng gia tăng: Nhiệt độ trung bình trong năm
1998 là 27,3oC cao hơn 3,6oC so với năm 1994.
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu)
Hình 5: Nhiệt độ trung bình trong các năm tại tỉnh Bạc Liêu
20
22
24
26
28
30
32
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Nhiệt độ TB (oC) .
1994 1995 1996 1997 1998
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
21
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Giờ nắng .
1996 1997 1998
] Số giờ nắng trung bình trong 3 năm (1996 – 1998) dao động từ 2.504,2 – 2.515,2
giờ. Trong mùa khô, trung bình có số giờ nắng vượt trên 200 giờ/tháng, trong mùa
mưa số giờ nắng dao động giữa các tháng có khoảng 115 – 245 giờ. Lượng bức xạ
mặt trời tương đối ổn định, bức xạ cao nhất vào tháng 4 đo được trung bình 140 Kcal,
tổng nhiệt lượng hàng năm đạt 9.500oC. Số giờ nắng trong ba năm 1996 – 1998 đưa ra
trong Hình 6:
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu)
Hình 6: Số giờ nắng trong các tháng qua một số năm tại Bạc Liêu
Kết quả cho thấy, chế độ nắng và lượng nhiệt mặt trời trong năm rất thuận lợi cho sản
xuất muối tại vùng bờ biển tỉnh Bạc Liêu.
] Chế độ ẩm tại Bạc Liêu liên quan mật thiết với chế độ mưa và gió trong năm, có sự
khác biệt theo mùa rõ rệt. Độ ẩm tương đối không khí khá cao, tháng 2 là tháng có độ
ẩm không khí thấp nhất trong năm (61%). Do nhiệt độ không khí có xu hướng tăng
theo thời gian nên độ ẩm không khí có xu hướng giảm, trong năm 1998 là 82,58%,
thấp hơn 2,2% so với năm 1997 và thấp hơn 2,4% so với năm 1994.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
22
60
70
80
90
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Độ ẩm (%) .
1994 1995 1996 1997 1998
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu)
Hình 7: Độ ẩm không khí tương đối trong các năm tại Bạc Liêu
Độ ẩm không khí khá lớn gây khó khăn cho việc bảo quản sản phẩm, làm NaCl dễ hút
ẩm và tăng độ ẩm trong muối.
3.1.4 Chế độ mưa và chế độ gió
] Tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa của xích đạo, một năm có
hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đấu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 11. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, từ tháng 1 đến
tháng 4 hầu như không có mưa. Các tháng 6, 9, 10 có lượng mưa cao nhất và chiếm
53,45% lượng mưa trong năm.
Trong thời gian gần đây, chế độ mưa ven biển diễn biến bất thường gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất muối của Bạc Liêu. Đặc biệt, trận mưa trong hai ngày 10 và 11-
2- 2009 đã làm 2.295ha muối Bạc Liêu thiệt hại nặng nề (
2009)
Trong những năm vừa qua lượng mưa trung bình tại Bạc Liêu là 2.000 mm.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
23
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Lượng mưa TB (mm) .
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu, 2001)
Hình 8: Lượng mưa trung bình qua các năm Bạc Liêu (1994 - 1998)
] Sản xuất muối tập trung vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời gian này gió
mang tính chất gió mùa Đông Bắc. Lấy tháng 1 làm chuẩn, dọc theo duyên hải từ
Ninh Thuận đến Cà Mau, gió lại mang thành phần hướng Đông. Trong lục địa từ
Đông Nam Bộ về phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long, gió khống chế theo hướng Bắc
- Đông Bắc. Nhìn chung tốc độ gió trung bình trong đất liền 3 – 4 m/s khá thuận lợi
cho quá trình bốc thoát hơi nước từ các trảng chứa, sân bay hơi và quá trình kết tinh
muối. Tuy nhiên khi hạ tầng đường xá và đường nội bộ chưa được kiên cố hóa, gió
lớn sẽ cuốn bụi bay gây bẩn bề mặt nước phơi cô đặc trong quá trình kết tinh muối.
3.1.5 Chế độ thủy triều, nguồn nước và chế độ mặn
] Ven biển phía Đông của Bạc liêu chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển
Đông, với biên độ trung bình 1,9m (cao nhất 3,5m). Đây là điều kiện thuận lợi cho
nhu cầu lấy nước vào tuyến kênh chính khi triều lên. Điều kiện này đã tiết kiệm khá
lớn năng lượng bơm nước biển vào đồng muối.
] Do ít chịu ảnh hưởng của nước thượng nguồn sông Cửu Long so với các tỉnh khác,
nên độ mặn của nước biển ven bờ ít biến động trong năm. Độ mặn dao động từ 1,7 -
3,0 %o thích hợp cho sản xuất muối, rất thích hợp cho nhiều loại rừng ngập mặn sinh
trưởng và nhiều loại hải sản ven biển, đặc biệt là các loài Tôm nước lợ sinh sống.
] Khả năng cung cấp nước cho vùng muối khá thuận lợi do hệ thống kênh rạch đã và
đang được xây dựng cho việc phát triển nông nghiệp. Sau khi hoàn tất tuyến đê quốc
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
24
phòng, việc cấp nước cho các vùng muối sẽ được thuận lợi hơn và nếu đầu tư nâng
cấp các tuyến đê thứ cấp (bê tông hóa, hệ thống các trạm bơm) thì khối lượng và chất
lượng nước biển ven bờ sẽ tác động rất tốt đến sản xuất muối.
3.1.6 Một số chỉ tiêu hóa học của đất ảnh hưởng đến chất lượng muối
& pH của đất
5
6
7
8
pH 9
0-20 20-50 50-75 75-100 100-150 150-200
Độ sâu (cm)
Hình 9: pH trung bình ở các độ sâu của hai xã Long Điền Đông và Long Điền Tây (tổng
số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 2/2009)
Qua Hình 9 ta thấy pH đất ở các độ sâu của hai xã có mức độ biến động không lớn.
pH dao động trong khoảng từ 7,0 – 7,7. pH có xu hướng tăng theo chiều sâu phẫu diện
đất, pH thấp nhất là ở tầng mặt (0-20cm) và cao nhất ở tầng 150-200 cm. Nhìn chung
thì giá trị pH đất của hai xã không có sự khác biệt về mặt thống kê.
& EC của đất
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
25
0
6
12
18
24
EC
0-20 20-50 50-75 75-100 100-150 150-200
Độ sâu (cm)
Hình 10: EC (mS/cm) trung bình qua các tầng ở hai xã Long Điền Đông và Long Điền
Tây (tổng số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 2/2009)
Từ Hình 10 độ dẫn điện (EC) trong đất qua các tầng cho thấy mức độ dẫn điện của hai
xã Long Điền Đông và Long Điền Tây không có sự biến động lớn. EC dao động trong
khoảng 11,1 – 13,0 mS/cm. Nhìn chung thì độ dẫn điện giữa hai xã không có sự khác
biệt.
0
50
100
150
200
6 7 8 9 10 11 12 13 14
Độ sâu (cm) .
pHF EC
Hình 11: Giá trị pHF và EC (mS/cm)
trung bình qua các độ sâu ở
Long Điền
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
26
Sự biến động pHF và EC trong đất thể hiện qua Hình 11 không lớn giữa ở độ sâu khác
nhau. pH giữa các độ sâu dao động trong khoảng 7,1 – 7,7. Càng xuống sâu pH và EC
có chiều hướng tăng do nồng độ muối gia tăng theo chiều sâu của phẫu diện đất (Trần
Văn Chính, 2006). Tuy nhiên EC của đất ở độ sâu >150 cm có xu hướng giảm do ở độ
sâu này thành phần cấp hạt của đất có sự thay đổi, thành phần cát hầu như chiếm đa số
trong phẫu diện.
& pHOX của đất
Long Điền Tây Long Điền Đông
6.6
7.3
6.3
7.2
5
6
7
8
pHF
pHox
Hình 12: So sánh pHF và pHOX của đất ở độ sâu 75 – 100cm giữa hai xã Long Điền Đông
và Long Điền Tây (tổng số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Qua hình 12 ta thấy pHOX ở hai xã ít biến động và không có khác biệt. Theo báo cáo
của Sở KHCN&MT Bạc Liêu (2001) cho rằng đa số đất ở Long Điền đều chứa rất ít
FeS2, biểu hiện ở mức độ chênh lệch giữa pHF và pHOX không đáng kể điều đó chứng
tỏ rằng phần lớn diện tích đất ở hai xã không có phèn tiềm tàng.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
27
0 100 200 300 400 500
54
57
64
2
4
6
7
15
27
TPA (mol H+/t) .
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
& TPA của đất
CV=63,86%
Hình 13: TPA của đất ở độ sâu 75 - 100cm của hai xã Long Điền Đông và Long Điền
Tây (tổng số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Theo Hình 13 ta thấy đất của hai xã có sự xuất hiện của phèn tiềm tàng trong tổng số
mẫu là 68 mẫu thì có 9 mẫu xuất hiện phèn tiềm tàng. TPA trung bình của hai xã là
202,7 mol H+/tấ__________n và biến động trong khoảng 45,5 – 392,5 mol H+/tấn với độ biến
động khá cao CV=63,86%. Đất ở Long Điền có phèn tiềm tàng nhưng với lượng rất
nhỏ so với giá trị phèn tiềm tàng của tầng chứa vật liệu sulfidic ở một số biểu loại đất
Phèn trung bình và nhẹ ở Hậu Giang (580,59 – 849,58 mol H+/tấn) (Lê Văn Phát,
2008). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước của Sở
KHCN&MT tỉnh Bạc Liêu cho rằng đất ở Long Điền đều chứa rất ít FeS2.
3.2 Đánh giá chất lượng muối Long Điền so với tiêu chuẩn của Bộ Công Nghệ
Thực Phẩm và tiêu chuẩn muối thô Việt Nam
Cơ sở để đánh giá chất lượng muối sản xuất tại Long Điền dựa theo thành phần và tỷ
lệ trung bình các chất trong muối thô Việt Nam và TCVN 3973-84 và TCVN 3974-84
về chất lượng muối sử dụng làm thực phẩm (phụ chương).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
28
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
Chất không tan (%)
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối thô VN Muối Long Điền
0,52% 0,58%
3.2.1 Hàm lượng chất không tan trong muối
CV= 29,5%
Hình 14: Hàm lượng trung bình các chất không tan trong muối ở hai xã Long Điền
Đông và Long Điền Tây so với tỷ lệ các chất không tan trong muối thô Việt
Nam (tổng số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Hàm lượng các chất không tan trong muối ở Long Điền (0,58%) cao hơn so với hàm
lượng các chất không tan trong mẫu muối thô Việt Nam (0,52%). Tỷ lệ phần trăm các
chất không tan trong muối biến động cao ở các mẫu (CV= 29,5%) và có sự dao động
lớn từ 0,24 – 0,87%. So sánh với TCVN thì muối Long Điền được xếp vào Hạng 2
(Thượng hạng: < 0,25, Hạng 1: < 0,4, Hạng 2: < 0,80%).
Như vậy, hàm lượng tạp chất không tan trong muối Long Điền cao hơn trong muối
thô Việt Nam, không đáp ứng được yêu cầu thị trường thực phẩm vì đây là muối chưa
qua sơ chế. Tạp chất lớn làm màu trắng của NaCl bị chuyển sang màu xám của đất cát
và chất hữu cơ. Báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bạc liêu (2001)
đã chỉ ra rằng: hàm lượng tạp chất trong muối Bạc Liêu cao là do các nguyên nhân
sau: chất lượng nước chạt xấu, mặt nền sân kết tinh không đạt các chỉ tiêu cơ lý và hóa
lý dẫn đến lầy lội khi thu hoạch, độ dày của lớp muối kết tinh mỏng từ 2 - 3 cm,
phương pháp thu hoạch muối chủ yếu bằng thủ công và theo kinh nghiệm dân gian,
chưa có biện pháp bảo quản muối sau thu hoạch,…
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
29
Hình 15: Dụng cụ lăn nén nền sân đất (con Lăn)
Ngoài những nguyên nhân trên thì kỹ thuật thi công mặt bằng ruộng muối cũng làm
cho hàm lượng tạp chất trong muối cao. Diêm dân đầm nén và dùng con lăn bằng xi
măng loại nhỏ khoảng 25 kg (Hình 15) và loại lớn khoảng 40 kg để lăn nén nền sân.
Thực tế thì chưa đạt yêu cầu về độ nén. Mặt khác, do bùn đất lắng động sau mỗi lần
cào muối nên mặt sân bị bẩn và giảm độ nén của nền sân (Sở KHCN&MT, 2001)
Tuy nhiên, hàm lượng tạp chất không tan trong muối ở mẫu được thí nghiệm mô hình
sản xuất muối trải bạt (0,2%) thấp hơn so với sản xuất trên nền đất (0,58%) và được
xếp vào loại Thượng hạng ( < 0,25%) theo TCVN.
(a) (b)
Hình 16: Muối sau khi được thu hoạch (a) ở nền sân đất và (b) ở ruộng trải bạt
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
30
0 2 4 6 8 10
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
% độ ẩm
9,61%
Muối thô VN
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối Long Điền
5,72%
3.2.2 Độ ẩm muối
CV=26,88%
Hình 17: Ẩm độ trung bình của muối ở hai xã Long Điền Đông và Long Điền Tây so với
muối thô Việt Nam (tổng số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Theo Hình 17 ẩm độ trung bình của hai xã dao động trong khoảng 3,65 – 8,7%, có sự
biến động cao (CV = 26,88%). So với thành phần phần trăm các chất trong muối thô
Việt Nam và TCVN về chất lượng muối của Bộ Công Nghệ Thực Phẩm và thì ẩm độ
muối Long Điền đạt tiêu chuẩn và được xếp vào loại thượng hạng (TCVN: Thượng
hạng nhỏ hơn 9,5%, Hạng 1 nhỏ hơn 10%, Hạng 2 nhỏ hơn 10,50%).
3.2.3 Hàm lượng NaCl trong muối Long Điền
Muối NaCl càng tinh khiết (hàm lượng NaCl càng cao, các thành phần hóa học khác
thấp) thì càng tốt trong sản xuất công nghiệp. Đối với công nghiệp hàm lượng NaCl
phải đạt từ 97 – 99% và rất ít tạp chất. Tuy nhiên đối với mục đích dùng cho thực
phẩm thì các nguyên tố vi lượng trong nước biển lại đóng vai trò quan trọng trong cơ
thể sống. Vì vậy giới hạn phần trăm các chất trong muối sẽ được khống chế bởi các
mục đích sử dụng khác nhau, các tiêu chuẩn khác nhau và ở các quốc gia khác nhau.
5,83%
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
31
80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
% NaCl
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
86,8% 91,1%
Muối thô VN Muối Long Điền
CV= 4,66
Hình 18: Tỷ lệ phần trăm NaCl trong muối Long Điền so với muối thô ở Việt Nam (tổng
số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
So sánh với tiêu chuẩn muối thô của Việt Nam là 86,8% thì hàm lượng NaCl trong
muối Long Điền (91,12%) cao hơn so với muối thô nhưng lại thấp hơn tiêu chuẩn của
Bộ Công Nghệ Thực Phẩm (93,0 – 97,0%). Riêng đối với mẫu được sản xuất theo
phương pháp trải bạt có %NaCl trong muối (92,78%) xấp xỉ TCVN 3973 – 84. Độ
biến động NaCl của mẫu thấp (CV=4,66%).
Hàm lượng NaCl trong muối Long Điền cao hơn tiêu chuẩn yêu cầu (đối với muối
thô). Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của thị trường và làm nguyên liệu cho công
nghiệp. Tuy nhiên, %NaCl của muối Long Điền vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dùng
trong công nghiệp. Tỷ lệ phần trăm (%) NaCl càng cao có nghĩa là các chỉ tiêu tạp
chất, độ ẩm,… càng thấp hay nói cách khác là muối càng tinh khiết.
3.2.4 Hàm lượng phần trăm các tạp chất khác (CaSO4 , MgSO4 , MgCl2, KCl) trong
muối Long Điền
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
32
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
% CaSO4
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối Long Điền Muối thô VN
0,1% 0,56%
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
% MgCl2
0,83% 1,18%
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối Long Điền Muối thô VN
CV= 43,19%
Hình 19: Phần trăm CaSO4 trong muối Long Điền so với tiêu chuẩn muối thô Việt Nam
(tổng số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Theo Hình 19 hàm lượng CaSO4 của muối Long Điền biến động trong khoảng 0,03 –
0,17% có sự biến động cao giữa các mẫu. So với muối thô Việt Nam (0,56%) thì tỷ lệ
CaSO4 trong muối Long Điền ở phương pháp sản xuất truyền thống (0,10%) và
phương pháp trải bạt (0,21) thấp hơn.
CV= 36,23%
Hình 20: Phần trăm MgCl2 trong muối Long Điền so với muối thô Việt Nam (tổng số
mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
33
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
% KCl
0,62%
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối thô VN Muối Long Điền
0,2%
0.4 0.8 1.2 1.6 2.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
% MgSO4
Muối thô VN Muối Long Điền
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
0,47% 1,25%
Theo Hình 20 ta thấy %MgCl2 của muối Long Điền (0,83%) thấp hơn so với muối thô
Việt Nam (1,18%). Vũ Bội Tuyền (1979) cho rằng do điểm ẩm của MgCl2 thấp ở
nhiệt độ thường nên muối lẫn nhiều tạp chất MgCl2 sẽ có vị đắng khó chịu và dễ hút
ẩm. Đây là tiêu chí quan trọng góp phần quyết định chất lượng muối Long Điền.
CV=
3,2%
Hình 21: Phần trăm MgSO4 trong muối Long Điền so với muối thô Việt Nam (tổng số
mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
CV= 23,1%
Hình 22: Phần trăm KCl trong muối Long Điền so với muối thô Việt Nam (tổng số mẫu
n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
34
Qua Hình 21 và 22 ta thấy phần trăm các tạp chất khác như MgSO4, KCl ở hai phương
pháp sản xuất trên nền đất và trải bạt phần lớn vượt tiêu chuẩn cho phép. Do cấu tạo
địa chất, tính chất nước biển ven bờ vùng biển Đông Hải có hàm lượng Ca, Mg thấp
hơn khu vực miền Trung (theo báo cáo tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao
chất lượng muối Bạc Liêu, 2001). Tuy nhiên theo kết quả phân tích các thành phần
này xấp xỉ hoặc cao hơn muối thô Việt Nam. Điều này cho thấy việc Diêm dân quay
vòng nước ót bổ sung vào nước chạt với mục đích là tăng nồng độ Baume khi kết tinh
là không hợp lý, làm ô nhiễm nguồn nước chạt và trực tiếp làm giảm chất lượng muối.
So sánh chất lượng muối sản xuất trên nền sân đất so với phương pháp trải bạt
(a) (b)
Hình 23: Phương pháp sản xuất muối (a) trên nền sân đất và (b) trên nền trải bạt
Theo báo cáo của Sở khoa học Công nghệ Bạc Liêu (2001) sản xuất muối trải bạt sẽ
có nhiều lợi thế về các mặt sau:
Tăng sản lượng muối từ 1,7 đến 2,5 lần so với nền sân đất. Năng suất có thể đạt > 100
tấn/ha do ưu điểm về các mặt như: tấm lót cao su hấp thu lượng nhiệt của mặt trời lớn
(>80%) bức xạ nhiệt, mỗi lần cào muối sẽ cào hết lượng muối kết tinh, không thất
thoát nước chạt do thấm lậu, chu kỳ sản xuất trong vụ muối có thể tăng gấp nhiều lần.
Chất lượng muối kết tinh sẽ có hàm lượng NaCl > 95%. Tạp chất trong muối sẽ giảm
rất nhiều do không tiếp xúc với lớp đất sân phơi. Công đoạn thu hoạch sẽ rất thuận lợi
và nhanh hơn trên nền đất, thuận lợi cho quá trình rửa muối khi cào thu hoạch.
Từ kết quả phân tích ta thấy rằng chất lượng muối kết tinh bằng phương pháp trải bạt
có %NaCl (92,78%) cao hơn trên nền đất (91,12%), hàm lượng độ ẩm và các tạp chất
khác (tạp chất không tan, Ca2+, Mg2+, SO4
2-) trong muối trải bạt đều thấp hơn muối
trên nền đất.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
35
Hình 24: Sự khác nhau theo cảm quan giữa muối được sản xuất trên nền đất và nền trải
bạt
Kết quả phân tích tại Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký thành phố Hồ Chí Minh
năm 2006 do Chi cục Phát Triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho
rằng, chất lượng muối trải bạt ở Cần Giờ (thành phố HCM) và huyện Núi Thành
(Quảng Nam) với muối không trải bạt có sự khác biệt về chất lượng được diễn tả theo
bảng dưới đây:
Bảng 7: So sánh chất lượng muối sản xuất theo phương pháp truyền thống và muối trải bạt
Chỉ tiêu Đơn vị (%) Muối không trải bạt Muối trải bạt
Độ ẩm Khối lượng 15,54 5,090
NaCl Khối lượng 63,04 90,27
SO4
2- Khối lượng 3,15 1,230
Mg2+ Khối lượng 4,17 0,780
Ca2+ Khối lượng 0,33 0,580
Tạp chất không tan Khối lượng 1,15 0,023
(Nguồn: Bản tin Nông nghiệp & Nông thôn, Sở Nông nghiệp & Phát Triển Nông thôn Bạc Liêu, số 13-2008)
Qua Bảng 7 ta thấy hàm lượng NaCl trong muối trải bạt (90,27%) cao hơn hẳn muối
không trải bạt (63,04%), hàm lượng các tạp chất khác (tạp chất không tan, Ca2+, Mg2+,
SO4
2-) ở mẫu muối trải bạt đều thấp hơn mẫu không trải bạt.
3.3 Đánh giá chất lượng muối Long Điền dựa trên cơ sở kết quả phân tích và các
tài liệu có liên quan
3.3.1 So sánh và nhận xét về chất lượng muối Long Điền với muối của vùng khác
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
36
Bảng 8: Giá trị trung bình của kết quả phân tích muối Bạc Liêu và các vùng khác
Chất lượng muối
Tạp chất
không tan
(%gốc
khô)
Độ ẩm
(%)
NaCl
(%gốc
khô)
Ca2+
(%gốc
khô)
Mg2+
(%gốc
khô)
SO4
2-
(%gốc
khô)
TCVN 3973-84 0,25 – 0,8 9,5 – 10,5 93 – 97 0,3 – 0,55 0,4 – 1,0 1,4 – 3,35
Muối Cà Ná (4) - 4,2 – 7,0 91 – 94 0,14 – 0,3 0,03 – 0,4 0,3 – 1,02
Muối Long Điền (5) 0,58 5,83 91,12 0,03 0,46 1,07 (7)
Muối trải bạt (6) 0,2 4,15 92,78 0,06 0,43 -
(4) & (7) Nguồn: Sở khoa học Công Nghệ & Môi Trường tỉnh Bạc Liêu.
(5) & (6) Kết quả phân tích tháng 4/2009
Muối thô sản xuất tại Cà Ná (Ninh Thuận) là một trong những sản phẩm tốt nhất của
các đồng muối Việt Nam. Tuy nhiên chất lượng vẫn chưa đạt %NaCl, các chỉ tiêu
khác có thể chấp nhận theo TCVN. Chất lượng muối Long Điền không cao bằng muối
Ninh Thuận (%Mg2+, % SO4
2-) và vẫn chưa đạt theo TCVN 3937 – 84 (%NaCl) vì đây
là muối thô thu trực tiếp từ ruộng sản xuất nên chưa qua quá trình sơ chế để loại bỏ
tạp chất. Khi hàm lượng tạp chất càng nhỏ thì hàm lượng %NaCl càng cao. Hàm
lượng chất không tan trong muối Long Điền đạt Hạng 2 theo TCVN. Phần trăm tạp
chất không tan trong muối Long Điền cao là do các nguyên nhân như: chất lượng
nước biển ven bờ, chất lượng nước chạt, lớp muối kết tinh mỏng, phương pháp thu
hoạch muối thủ công không đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật,... Riêng muối trải
bạt %NaCl xấp xỉ tiêu chuẩn Việt Nam, thành phần các tạp chất khác nằm trong tiêu
chuẩn cho phép. Điều đó cho thấy chất lượng muối trải bạt cao hơn muối được sản
xuất bằng phương pháp truyền thống.
3.3.2 So sánh chất lượng muối Long Điền với muối thô của Việt Nam
Bảng 9: Các thành phần của muối Long Điền so với muối thô Việt Nam
Thành phần
NaCl
(%)
CaSO4
(%)
MgSO4
(%)
MgCl2
(%)
KCl
(%)
Chất
không
tan (%)
Độ ẩm
(%)
Tổng cộng
(%)
Muối thô Việt
Nam
86,8 0,56 0,47 1,18 0,2 0,52 9,61 100
Muối thô Long
Điền (8)
91,1 0,1 1,25 0,83 0,62 0,58 5,83 100
Muối trải bạt (9) 92,78 0,21 1,15 0,77 0,62 0,2 4,15 100
(8) & (9) Kết quả phân tích tháng 4/2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
37
Qua bảng 9 cho thấy %NaCl trong muối trải bạt cao hơn trong muối thô Việt Nam, giá
trị trung bình của các chỉ tiêu tạp chất CaSO4, MgCl2, chất không tan trong nước và độ
ẩm thấp hơn muối thô Việt Nam.
0,56
0,47
1,18
0,52
9,61
0,2
86,8
-100 -80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80 100
NaCl
CaSO4
MgSO4
MgCl2
KCl
Chất không tan
Độ ẩm
Các chỉ tiêu về chất lượng muố
Phần trăm (%)
Muối Long Điền Muối thô Việt Nam
0,83
0,1
1,25
0,62
0,58
5,83
Hình 25: So sánh chất lượng muối Long Điền so với muối thô Việt Nam
Hình 25 cho thấy %NaCl và các tạp chất MgSO4, KCl, tạp chất không tan trong muối
thô Long Điền cao hơn trong muối thô Việt Nam, giá trị trung bình của các chỉ tiêu
CaSO4, MgCl2, và độ ẩm thấp hơn muối thô Việt Nam.
Qua kết quả khảo sát thực địa và phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất, chất lượng
muối có thể đánh giá thực tế một số nguyên nhân tác động làm giảm chất lượng và
năng suất muối NaCl sản xuất tại địa bàn huyện Đông Hải như sau:
F Chất lượng nước cấp cho sản xuất: chất lượng nước biển ven bờ của tỉnh Bạc
Liêu nói chung rất xấu, nhất là hàm lượng chất rắn lơ lững quá cao. Ngoài ra một số
chỉ tiêu khác như tạp chất hữu cơ, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật,... vượt tiêu chuẩn
cho phép TCVN 5943 – 1995 (giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ) (phụ chương).
F Chất lượng nền đất: độ nén chặt của nền đất thấp, hàm lượng cát trong đất nhỏ
ảnh hưởng xấu đến chất lượng nền sân phơi, sân kết tinh và trực tiếp ảnh hưởng chất
lượng muối thu hoạch do bùn đất do đó làm gia tăng hàm lượng tạp chất trong muối.
F Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất. Mưa sớm hoặc giông bão tác động đến thời gian lưu nước, phơi nước,
và ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và năng suất của đồng muối.
100 80 60 40 20
91,1
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
38
F Quy trình kỹ thuật thủ công không đáp ứng được điều kiện thực tế để sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng đạt TCVN 3973-84.
F Cơ sở hạ tầng đồng muối chưa đáp ứng yêu cầu chung về kỹ thuật, đồng muối
chia cắt manh mún rất khó khăn cho cơ giới hóa hoặc cơ giới hóa từng phần.
Trên cơ sở khảo sát thực tế sản xuất tại các ruộng muối Long Điền và kết quả phân
tích các chỉ tiêu trong muối đồng thời so sánh với yêu cầu chất lượng muối mà thị
trường yêu cầu có thể kết luận: với điều kiện sản xuất như hiện nay, sản phẩm muối
của Long Điền có thể đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn muối thô nhưng chưa đạt
chất lượng theo tiêu chuẩn sử dụng muối làm thực phẩm (TCVN 3973 – 84) vì đây là
muối thô chưa qua quá trình sơ chế. Khi muối được sơ chế thì các thành phần tạp chất
trong muối giãm đồng thời làm tăng hàm lượng NaCl. Để nâng cao chất lượng sản
phẩm cần thiết đề xuất một số giải pháp, trong đó ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng đồng muối, áp dụng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sân phơi, chuẩn hóa một
số kỹ thuật trong quy trình sản xuất và ứng dụng một số vật liệu mới (tấm lót cao su -
vải) dùng lót nền hồ chứa nước chạt và sân kết tinh muối.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất Khóa 31
Cao Cẩm Hằng – MSSV: 3053121
39
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
Điều kiện tự nhiên vùng ven biển Bạc Liêu nói chung hay vùng Long Điền nói riêng
khá thuận lợi cho sản xuất muối thực phẩm: mùa vụ sản xuất muối Long Điền tập
trung vào mùa khô (tháng 12 dến tháng 3) khi đó chế độ nắng, chế độ gió, độ ẩm
không khí và lượng mưa đều đáp ứng tốt cho sản xuất muối bốc hơi từ nước biển. Địa
hình thấp thuận lợi cho việc lấy nước biển khi triều lên. Nhìn chung đất vùng muối ít
chứa phèn tiềm tàng, đất ngập mặn có pH (5,7 – 8,5) và EC (3,9 – 27,8 mS/cm) khá
cao. pH và EC ít biến động ở các độ sâu khác nhau.
Tỷ lệ %NaCl là tiêu chí quan trọng nhất đối với thị trường muối thực phẩm cũng như
muối công nghiệp. Muối sản xuất tại Long Điền có hàm lượng NaCl trung bình
91,12% đối với muối sản xuất trên nền đất và 92,78% đối với muối trải bạt. So sánh
với tiêu chuẩn muối thô (86,8%) thì tỷ lệ % NaCl của muối Long Điền hoàn toàn cao
hơn. Hàm lượng chất không tan trong muối được sản xuất trên nền đất và các tạp chất
khác như MgSO4, KCl cao hơn muối thô Việt Nam, nhưng hàm lượng CaSO4, MgCl2
nằm trong mức cho phép của muối thô Việt Nam. Đặc biệt hàm lượng MgCl2 trong
muối Long Điền thấp góp phần vào việc quyết định chất lượng muối Long Điền.
4.2 Đề nghị
Phân tích thành phần sa cấu, độ thấm rút của các tầng đất để đánh giá sự thuận lợi cho
sản xuất muối trên nền sân phơi, sân kết tinh của muối Long Điền.
Quy trình sản xuất muối thủ công không đáp ứng được điều kiện thực tế để sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng cao đạt TCVN. Do đó để góp phần nâng cao chất lượng muối
được sản xuất ở Bạc Liêu nói chung và ở Long Điền nói riêng vấn đề đầu tiên được
quan tâm là việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, đề xuất quy trình sản xuất
phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh áp dụng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao vào sản xuất nhằm tận
dụng tối ưu diện tích sản xuất, góp phần tạo đuợc việc làm và tăng thêm thu nhập
thường xuyên cho Diêm dân trong năm. Các mô hình sản xuất được chú trọng như:
nhân rộng mô hình sản xuất muối trải bạt, các mô hình sản xuất trên đồng muối trong
hai mùa mưa nắng (mô hình sản xuất muối kết hợp với nuôi trồng thủy hải sản trong
mùa mưa và mô hình sản suất muối kết hợp với khai thác hóa chất thô từ nước ót).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), “Báo cáo quy hoạch ngành sản xuất lưu thông muối
đến năm 2000-2010”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), “Dự án quy hoạch ngành muối 2000-2010”.
Bùi Song Châu (2005), Kỹ thuật sản xuất muối khoáng, bộ môn công nghệ các hợp chất vô cơ trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 173 trang.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu, 2001.
Lê Văn Phát (2008), Khả năng gây chua, phóng thích độc chất của một số biểu loại đất phèn ở tỉnh
Hậu Giang và phương pháp xác định lượng vôi trung hoà trong phòng thí nghiệm, Luận văn thạc
sĩ chuyên ngành khoa học môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr. 38-40.
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Vĩnh Phúc (2005), Giáo trình Seminar 1, tủ sách Đại học Cần Thơ, 64 trang.
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2005), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, tủ sách
Đại học Cần Thơ, 70 trang.
Phạm Đình Đôn (2004),
Sở Khoa Học Công Nghệ và môi trường Bạc Liêu (2001), Báo cáo “Đánh giá tình hình sản xuất và
tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối tại tỉnh Bạc Liêu”, 118 trang, Bạc Liêu.
Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Bạc Liêu, “Quy trình sản xuất muối sạch - năng suất cao
theo phương pháp trải bạt trên sân kết tinh”, Bản tin Nông nghiệp & Nông thôn Bạc Liêu, Số 13-
2008.
TCVN 3973 – 84 --- 3973 – 84, www.visalco.com.vn
TCVN 5943-1995, Chất lượng nước, Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ,
com/chemsafety/tcvn/tcvn_data/5943_1995.htm.
TienPhong.com.vn. (2008), Lần đầu tiên phải nhập muối ăn,
Trần Văn Chính (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 295-302.
Vân Trường và Duy Khang (2009), Mưa trái mùa – Diêm dân khóc ròng, www.tuoitre.com.vn.
VietNamNet (2008), Ngành muối lao đao khi Việt Nam hội nhập, www.chebien.gov.vn.
Vũ Bội Tuyền (1979), Kỹ thuật sản xuất muối khoáng từ nước biển, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
Thuật, tr. 5-146.
Production-industry, www.saltinstitute.org.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất và đánh giá chất lượng muối Long Điền – tỉnh Bạc Liêu.doc