Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03

Về bệnh hại: trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy xuất hiện bệnh đốm lá và bệnh thối gốc. Bệnh đốm lá xuất hiện ở hầu hết các NT ở giai đọan cây 60-90 ngày lúc này điều kiện ẩm độ không khí cao cộng với số nhánh trên cây tương đối lớn, kéo theo số lá trên cây nhiều đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá phát triển, NT1 nhiễm ở mức độ trung bình các NT còn lại đều nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ, tiến hành phun phòng trừ bằng Anvil 5EC 10-15ml/bình 8l.

doc39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần chính là cellulose và lignin thì nó còn chứa một lượng đáng kể các oxit kim loại. Thành phần của các oxit chỉ chiếm khoảng 9,92%, trong khi đó một lượng lớn chất hữu cơ chiếm đến 90,08%. Trong thành phần các oxit kim loại thì SiO2 chiếm 99,17% về khối lượng. Nhờ vào các thành phần trên mà tro trấu có nhiều ưu điểm nhất định: có thể dùng làm phân bón rất tốt, dùng làm giá thể cho cây trồng, khi phối trộn giá thể tro trấu vào đất sẽ tạo được độ thông thoáng trong đất, làm cho đất tơi xốp, giúp thoát nước tốt, thoáng khí chính vì thế làm tăng khả năng tiếp xúc giữa diện tích đất, giá thể và rễ cây, giúp rễ cây ăn sâu và lan nhanh trên tầng đất mặt một cách dễ dàng (Ngô Bảo Khuyên, 2011). 1.3.3.2 Mụn dừa Theo Nguyễn Ngọc Cao Thư, (2010) mụn dừa có nhiều ưu điểm: Tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, không có kim loại nặng, có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ sinh hóa và là nguyên liệu thể không thiếu trong việc trồng hoa đồng tiền. Tuy nhiên nó cũng không ít những khuyết điểm cần khắc phục: là dễ mọc rêu, dễ mục nên phải phun thuốc ngừa sâu bệnh hay thuốc trừ nấm thường xuyên. Một trong những thuộc tính của mụn dừa là tính năng giữ ẩm, không giống với than bùn khi điều kiện khô hạn thì khó khôi phục lại ẩm độ. Mụn dừa có tính ưa nước ngay cả khi không khí khô hạn, đặc điểm này ảnh hưởng đến việc sử dụng nước và phân bón một cách có hiệu quả. Đồng thời tính ưa nước của mụn dừa cũng ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm chất của cây (Nguyễn Thanh Tùng, 2011). Việc bổ sung mụn dừa vào môi trường còn góp phần giúp cho sự phát triển của cây con. Ta có thể sử dụng mụn dừa phối trộn chung với đất thịt và tro trấu, nhưng phải qua xử lí bằng cách ngâm nước và xả cho hết độ mặn và giảm nồng độ của các độc tố, sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ sau này (Đỗ Lãng, 2004). 1.3.4 Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 – 25OC, tuy nhiên một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30 – 40OC nếu nhiệt độ 35 OC cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượng hoa xấu (Ngô Hoài Nam, 2011). 1.3.5. Ẩm độ Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, ẩm độ không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trưởng và phát triển. Trồng đồng tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh các loại bệnh đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và sâu bệnh phát triển (Đặng Lâm Trúc, 2009). 1.3.6 Ánh sáng Đồng tiền là cây phản ứng mạnh với cường độ ánh sáng (Điền Viên 1994). Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, chính nhờ phản ứng quang hợp, cây hoa tạo ra hợp chất Carbohydrat (C6H12O6) cho quá trình sinh trưởng. Quang hợp phụ thuộc vào thành phần quang phổ của ánh sáng, cường độ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng. Song khi cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm, nắm bắt được đặc điểm trên, trong trồng trọt người ta có thể trồng đồng tiền vào mùa nằng nóng bằng cách che lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cho đồng tiền sinh trưởng, phát triển tốt phục vụ mục đích thương mại (Mai Thu Hương 2006). 1.3.7. Đất Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi xốp, màu mỡ, nhiều mùn, thoáng khí, độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, hết sức tránh trồng đồng tiền ở những nơi đất trũng (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). 1.3.8. Nước tưới Quá trình sinh trưởng của thực vật đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu nước. Giảm hàm lượng nước cung cấp, tất yếu sẽ làm giảm lượng nước trong cây và điều đó lại gây ức chế quá trình sinh trưởng. Sự phân bào và đặc biệt pha sinh trưởng kéo dài bị ngừng trệ. Các quá trình sinh lí khác nhau cần có độ no nước cũng khác nhau. Quá trình sinh trưởng đòi hỏi có độ no nước lớn nhất. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong trường hợp nếu độ no nước không thấp hơn 95%. Để duy trì độ no nước ở các điểm sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất của cây phải được các lớp lá có lớp cutin dày bảo vệ. Điểm sinh trưởng của rễ không có sự bảo vệ tương tự vì vậy đòi hỏi độ ẩm đất cao để sinh trưởng (Mai Thu Hương, 2006). Theo Đặng Văn Đông và ctv (2000) và Phạm Thị Lịnh (2011): Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt đất vì vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây hoặc tưới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu không có các điều kiện đó thì tưới nhẹ vào giữa hai hàng cây tránh làm đất bắn lên lá. Đồng tiền không ưa ẩm quá, chúng dễ bị ngập úng vì vậy 2-3 ngày tưới một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết . 1.3.9 Phân bón Theo Phạm Thị Mai Chinh (2005) và Nguyễn Thị Vân (2008): Các loại phân hữu cơ: phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh, phân vô cơ: đạm (N), lân (P), kali (K) và phân vi lượng: Cu, Fe, Zn, B, Co…có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của hoa đồng tiền. - Phân vô cơ: N: Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây: Thiếu N cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ, cây có thể ngừng sinh trưởng, dễ bị đen và khô chết. Thừa N cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng mềm, yếu, dễ bị ngã, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. P: Tất cả các bộ phận của cây hoa đồng tiền đều cần lân: Thiếu lân lá già, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém. Hoa đồng tiền cần lân nhiều vào thời kỳ hình thành nụ và hoa. Do lân phân giải chậm nên chủ yếu dùng để bón lót ¾ còn ¼ dùng bón thúc cùng N, K. Tuỳ theo từng loại đất mà sử dụng các loại phân khác nhau, đất trung tính nhiều mùn dùng super lân, đất chua sử dụng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit. K: Có rất nhiều trong cây đồng tiền non, trước lúc ra hoa. Đồng tiền cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Nếu thiếu kali đầu chóp lá già vàng và chết khô, sau đó cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, lúc đầu xuất hiện các đốm bị "luộc", cuống hoa mềm ra không đứng lên được, màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn. Kali cũng giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua). Ca: Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô nhưng lá già vẫn duy trì được trạng thái bình thường; thiếu canxi cuống hoa mềm không đứng lên được. Canxi giúp cho cây tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế được tác dụng độc của các axit hữu cơ. Ngoài ra canxi còn có tác dụng giảm chua. - Phân hữu cơ: Chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây hoa đồng tiền cần, nó tạo sự cân đối về dinh dưỡng cho cây, đồng thời cải tạo đất (tăng độ mùn và độ tơi xốp). Phân hữu cơ thường được bón lót (phân phải được ủ hoai mục). - Các nguyên tố vi lượng: Rất cần cho đồng tiền. Triệu chứng thiếu vi lượng: + Thiếu Mg: Lá giòn, cong queo, có khi chuyển sang màu đỏ; lá ra ít, cuống lá dài, nhỏ, gân lá non cứng và gồ ghề lên. Sự hình thành hoa bị ức chế, hoa nhỏ. + Thiếu Fe: Phiến lá vàng nhạt, gân lá trắng, cây ngừng sinh trưởng. + Thiếu Cu: Lá non cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh ngọn, sau đó cả cây bị chết. 1.3.9.1 Phân qua rễ Các loại phân bón qua rễ đều gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa đồng tiền. * Phân NPK 16-16-8 Đóng vai trò qua trọng trong việc điều hòa dinh dưỡng cây trồng, giúp cây phát triển tốt, tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất ( * Phân NPK 20-20-15 Giảm thất thoát phân bón, giảm lượng bón, tăng hiệu quả kinh tế, cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh, tăng đề kháng sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản và độ phì đất, giảm ô nhiễm nguồn đất và nước, bảo vệ môi trường sinh thái (www.phanbonmyviet.com.vn). 1.3.9.2 Phân bón lá Cũng như bón qua rễ, phân bón lá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. * Phân NPK 30-10-10 Giúp tăng sức sống của cây, giúp cây đâm chồi, đẻ nhiều nhánh, nhánh khỏe, ra lá tốt, bộ lá cây xanh và quang hợp mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cây, chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch (Cty CP Nông dược Đại Nông, 2010). * Phân NPK 20-20-20 Giúp cây phát triển mạnh trong suốt quá trình sinh trưởng, gia tăng sức đề kháng, chống chịu với sâu bệnh, giúp hoa trổ đều, chống lại sự rụng hoa, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng (Ngô Bảo Khuyên, 2011). 1.3.10 Sâu bệnh hại và cách phòng trừ Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây hại quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng cũng như sự phát triển của cây hoa đồng tiền. Sâu hại hoa đồng tiền chủ yếu bao gồm bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, nhện đỏ, bọ trĩ, song đối tượng nghiêm trọng nhất là nhện chân tơ (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). * Sâu hại Ø Nhện chân tơ Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2005) và Phạm Thanh Phong (2008): Bệnh thường xuất hiện ở lá nõn, mặt dưới lá non và nụ non, chúng chích hút dịch nhựa của lá và nụ. Lá bị hại cong ngược lên, có nhiều nốt phồng, có bóng dầu, lá dòn cứng. Nụ bị hại cánh hoa nhạt màu, phần lớn không nở được, nếu có nở được thì cánh hoa cũng bị xám, co ngắn lại và có rất nhiều đốm trắng nhỏ màu tối. Điều kiện thích hợp cho sự sinh sản của nhện chân tơ là nhiệt độ 25-30oC và ẩm độ không khí thấp (tháng 4-5 và tháng 9-10). Phòng trừ bằng cách sử dụng các loại thuốc để phòng trừ như: Polytrin P440EC (15-20ml/bình 8lít), Pegasus 500 EC (5-10ml/bình 8lít), Kelthane 18,5EC (10-15ml/bình 8 lít). Ø Bọ trĩ (Stenchactothrips bifomis Bagnall) Sâu non và trưởng thành chích hút hoa. Cánh hoa bị hại có chấm trắng, cong lại. Con trưởng thành có chiều dài 1mm, con cái màu nâu, con đực màu trắng vàng, có viền, cánh trước và cánh sau xếp thành hàng, con non không có cánh. Bọ trĩ phát triển quanh năm, vòng đời 33-65 ngày, có nhiều lứa khác nhau, thích điều kiện khô hạn và nhiệt độ trên 23oC, có thể phun phòng trừ bằng thuốc Bassa 50EC (15-20ml/bình 8 lít), Suprathion 40EC (15-20ml/bình 8 lít) (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). * Bệnh hại Nguồn bệnh là mối nguy hại lớn nhất với tất cả các loại cây trồng trong đó có cây hoa đồng tiền, nguồn bệnh chủ yếu do nấm gây ra các bệnh như: mốc tro, bệnh khuẩn hạch, bệnh thối gốc, trong đó thối gốc là loại bệnh chủ yếu. Ø Bệnh thối gốc (Fusarium sp) Thời kỳ đầu triệu chứng biểu hiện là lá cong cuộn lại, héo vàng, sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra khi nhổ cây rễ trong đất long ra. Nguồn lây bệnh là một loại nấm hình lưỡi liềm, cây sau khi nhiễm bệnh thường khoảng sau 10-15 ngày thì chết. Nhiệt độ thấp và thời kỳ cây con bị bệnh nhẹ, khi cây ra nụ bệnh thường phát sinh rất mạnh. Bệnh này khi đã phát sinh thành dịch thì rất khó chữa nên chủ yếu phòng là chính, cách phòng bệnh như sau: - Tiêu độc đất bằng Formol công nghiệp 37% làm loãng 30 lần, phun vào đất rồi dùng nilon phủ đất 10-15 ngày, sau đó xới đất cho thuốc bốc hơi lên hết rồi trồng cây. - Vệ sinh thường xuyên. - Trong quá trình sinh trưởng của cây định kỳ rắc bột lưu huỳnh vào đất. Sử dụng một số loại thuốc hóa học trừ bệnh: Benlate C (15-20g/bình 8lít), Validamycin 50SC (10-20ml/bình 8lít phun 2 bình/ sào bắc bộ) (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). Ø Bệnh đốm lá (Cercospora sp) Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên, hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gãy gục dẫn đến héo. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC 10-15 ml/bình 8 lít; Topsin M70 NP 8-10 g/bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 25-30g/bình 8 lít (Phạm Thanh Phong, 2006). Hình 1.2 Bệnh đốm lá trên hoa đồng tiền (Gerbera jamesonill) màu cam ĐT.03 Ø Bệnh phấn trắng (Didium geberathium) Vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, mặt dưới lá mô vết bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm hoa lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500SC 5-8 ml/bình 8 lít; Score 250ND 10-15 ml/bình 8 lít (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian thực hiện Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 17/2/2012 – 30/6/2012 2.1.2 Địa điểm thực hiện Thí nghiệm được thực hiện tại Nhà lưới Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Số 09, CMT8. Phường An Hòa. Quận Ninh Kiều. TP Cần Thơ. 2.1.3 Phương tiện thí nghiệm Giống: Cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT.03 được mua từ Bộ môn Hoa và Cây cảnh, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam. Giá thể: Mụn dừa, tro trấu, đất thịt tỉ lệ: 1:1:1. Phân vô cơ: - Bón qua rễ: + NPK 16-16-8: Gồm: N: 16%, P2O5: 16%, K2O: 8%, S: 13%, SiO2, CaO, MgO, Cu, Zn, Fe: 0,7%. + NPK 20-20-15: Gồm: N: 20%, P2O5: 20%, K2O: 15%, CaO: 0,03%, MgO: 0,02%, và các nguyên tố vi lượng khác: Cu, Zn, Fe, Mn, Bo, Mo, Co… - Phun qua lá: + NPK 30-10-10: Gồm: N: 30%, P2O5: 10%. K2O: 10%, Ca: 0,05%, Mg: 0,1%, S: 0,2%, B: 0,02%, Fe: 0,1%, Zn: 0,05%, Cu: 0,05%. + NPK 20-20-20: Gồm: N: 20%, P2O5: 20%, K2O: 20%, Fe: 0,1%, Cu: 0,05%; Mn: 0,05%, Zn: 0,05%, Mo: 0,0005%. Thuốc bảo vệ thực vật: - Topsin M75WP (8-10g/bình 10 lít), COC 85WP (8-10g/bình 10 lít)… dùng xử lí nấm trên giá thể trước khi trồng cây. - Thuốc diệt nhện khi cần thiết: Sulfamite 15EC (8-10g/bình 8 lít), Shertin 1,8EC (4-6ml/bình 8-10 lít). Chậu nhựa: Có kích thước: 18 x 22 cm. Cân Roberval 200g: dùng cân thuốc, hóa chất. Bình phun 1,75l: phun nước, phun phân. Thước thẳng (cm): dùng đo đường kính lá: chiều dài cuống lá, phiến lá, dài phát hoa, đường kính hoa…). Sổ tay, viết lông dầu, viết pic, máy tính: Dùng để ghi nhận kết quả. 2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 3 cây. I1 III2 IV3 II1 II2 III3 I2 IV1 I3 IV2 II3 III1 Hình 2.1 Sơ đồ thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên Trong đó: I, II, III, IV: Số NT 1, 2, 3: Số lần lặp lại/NT Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên Các nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức 1 (NT1): bón 0,5g NPK 16-16-8/chậu. Nghiệm thức 2 (NT2): bón 1g NPK 16-16-8/chậu. Nghiệm thức 3 (NT3): bón 0,5g NPK 20-20-15/chậu. Nghiệm thức 4 (NT4): bón 1g NPK 20-20-15/chậu. 2.2.2 Thực hiện thí nghiệm 2.2.2.1 Giống Cây con hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT.03 đã ra mô và mua về từ Bộ môn Hoa và Cây cảnh, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, sau đó cho vào chậu để cây ổn định một tuần lễ. 2.2.2.2 Giá thể Giá thể trồng cây bao gồm: Mụn dừa, tro trấu và đất thịt tỉ lệ 1:1:1. Đối với mụn dừa và tro trấu cần phải được xử lí bằng cách ngâm và xả nước liên tục trong 15 ngày để giảm bớt độ mặn, chát và nồng độ của các độc tố. Sau đó trộn các thành phần giá thể này lại với nhau. Ngoài ra, để tiêu diệt nấm tấn công gây hại, dùng Topsin M75WP 1g/lít H2O để xử lí giá thể. 2.2.2.3 Tiến hành trồng hoa Sau khi giá thể đã được xử lí hoàn tất, cho chúng vào chậu nhựa có kích thước 18x22cm, cho cây vào giữa chậu, phủ đầy giá thể quanh gốc. Khoảng cách trồng 35 x 30 cm, tương ứng mật độ 60.000 cây/ha (Nguyễn Thị Vân, 2008). Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm, hay bị thối thân. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây bị ngả tiến hành dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây sau đó để cây ổn định 2 ngày mới tưới nước. 2.2.2.4 Chăm sóc * Tưới nước Tưới phun nhẹ nhàng tránh làm ngã cây, rách lá, không để đất và vi sinh vật hại bắn lên gây hại cho cây. Hoa đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2-3 ngày tưới 1 lần tùy theo điều kiện thời tiết. Nếu điều kiện khí hậu khô hạn, nắng gắt, kèm theo nhiệt độ cao cần tưới nước cho cây 2 lần/ngày: sáng 7-8 giờ và chiều 14-15 giờ. * Bón phân Hoa đồng tiền rất mẫn cảm với phân bón, bón phân càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ: 1:2:2. Nếu bón nhiều đạm, cành hoa mềm yếu, khi cắt cắm vào lọ hoa dễ bị gục xuống. Định kỳ 30 ngày bón 1 lần, ngoài việc bón phân qua rễ NPK (16-16-8) và NPK (20-20-15), phun thêm phân bón lá. Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích cho cây phát triển tốt: NPK (30-10-10) và NPK (20-20-20). Bảng 2.1 Liều lượng phân bón cho cây hoa đồng tiền Nghiệm thức Phân bón Liều lượng Lần bón phân NT1 NPK 16-16-8 0,5g/chậu 30 ngày/lần NT2 NPK 16-16-8 1g/chậu 30 ngày/lần NT3 NPK 20-20-15 0,5g/chậu 30 ngày/lần NT4 NPK 20-20-15 1g/chậu 30 ngày/lần Phun qua lá loại 1 NPK 30-10-10 1g/lít H2O 5 ngày/lần Phun qua lá loại 2 NPK 20-20-20 1g/lít H2O 5 ngày/lần * Tỉa lá, tỉa nụ Để đảm bảo cho nụ phát dục bình thường và ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp chất dinh dưỡng. Để cây sinh trưởng tốt thường xuyên ngắt bỏ lá già úa, lá sâu, bệnh. Tỉa lá để cây đủ thông thoáng, đủ ánh sáng, giảm sâu bệnh. Hoa quá nhiều cây không đủ dinh dưỡng nuôi hoa nên hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa bị dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Do vậy khi thấy số nụ nhiều quá nên tỉa bớt. * Phòng trừ sâu bệnh Trên cây hoa đồng tiền thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: sâu đất cắn phá lúc cây còn nhỏ; sâu xanh cắn phá thân, lá, hoa, rầy, rệp, nhện…bám chích hút lá, hoa, bệnh sương mai, bệnh đốm lá, bệnh chết rũ…để phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ dại xung quanh, thu gom lá già, lá bị sâu bệnh, bón phân đầy đủ, cân đối N, P, K. Vào mùa mưa tăng cường bón kali. Định kì 10 ngày/lần phun thuốc ngừa bệnh cho cây. * Thu hoạch Sau khi trồng 50-60 ngày là có thể thu hoạch ( Thời gian thu hái hoa có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoa, thời điểm thu hái tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu hái nhẹ nhàng.Với hoa đồng tiền 1 tuần thu hoạch 1 lần, ngày trước khi thu hoạch tưới đẫm nước cho cây. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi * Tỷ lệ sống (%): Đếm số cây còn sống trên tổng số cây quan sát sau đó rồi qui ra tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ sống được tính theo công thức: Số cây còn sống Tỷ lệ sống (%) = ∑ Cây quan sát * Số lá (lá): Đếm tất cả các lá trên cây. Lá được tính phải nhìn thấy rõ, đầy đủ các bộ phận của lá, dài 1cm trở lên. * Chiều dài cuống lá (cm): Dùng thước thẳng đo 3 lá cố định trên cây, đo từ vị trí gốc lá mọc ra đến đầu cuống lá và sau đó đọc trị số. Hình 2.3 Chiều dài cuống lá hoa đồng tiền sau 30 ngày theo dõi * Chiều dài phiến lá (cm): Dùng thước đo từ vị trí gốc đầu cuống lá đến chót lá và đọc trị số. * Chiều rộng lá (cm): Đặt thước lên bề mặt lá đo từ trái sang phải chổ thiết diện lá lớn nhất. * Tỷ lệ phần trăm ra hoa (%): Đếm số cây ra hoa trên tổng số cây quan sát sau đó qui ra tỷ lệ phần trăm. * Thời điểm ra hoa (ngày): Ghi nhận sau bao nhiêu ngày xử lí phân nghiệm thức nào nở hoa sớm nhất * Ngày hoa tàn (ngày): Ghi nhận sau bao nhiêu ngày xử lí phân nghiệm thức nào hoa tàn muộn nhất * Chiều dài cuống hoa (cm): Đo từ vị trí gốc mà phát hoa mọc ra đến đầu cuống hoa và sau đó đọc trị số. Hình 2.4 Chiều dài cuống hoa đồng tiền sau 21 ngày nở hoa * Đường kính hoa (cm): Dùng thước thẳng đặt thước lên hoa từ trái sang phải. Đo đường kính của từng hoa trên mỗi chậu rồi đọc trị số. 2.2.3.2 Thời gian lấy chỉ tiêu Định kỳ 15 ngày/lần theo dõi ghi nhận lại các chỉ tiêu. 2.2.3.3 Xử lí số liệu Số liệu được thu thập và xử lí bằng chương trình MSTAT-C. Phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1% và 5%. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT TP Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 26-27 oC, lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220-420 mm.. Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26-28 oC. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 2, 3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 233,2-262,5 giờ. Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản hoa màu. Thời tiết khí hậu là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây hoa đồng tiền nói riêng. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm thời tiết, khí hậu của TP Cần Thơ được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết, khí hậu năm 2011-2012 tại Thành phố Cần Thơ Tháng Nhiệt độ tTB (oC) Nhiệt độ cao nhất Tmax (oC) Nhiệt độ Thấp nhất Tmin (oC) Ẩm độ U (%) Lượng mưa X (mm) Tổng số giờ nắng (h) 2 3 4 5 6 27,0 28,1 28,6 28,0 27,9 33,4 34,3 35,6 34,6 33,7 21,5 21,3 22,0 22,7 22,7 77 77 79 84 83 8,6 141,6 111,5 71,6 136,5 233,2 262,5 253,4 224,6 221,3 Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ, 2012 Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa đồng tiền. Nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao mà còn góp phần làm cho màu sắc hoa đẹp, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa từ 15-25oC. Qua bảng 3.1 ta thấy các tháng trồng hoa từ tháng 2 đến tháng 6, nhiệt độ nằm trong khoảng 21,3-35,6 oC nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối thích, chúng tôi tiến hành di dời những NT đặt dưới tán cây trong nhà lưới để giảm nhiệt, cũng như bổ xung lượng nước tưới thường xuyên đảm bảo cho cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. Ẩm độ: là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiên. Ẩm độ của các tháng khảo sát dao động từ 77-84%, ẩm độ không khí quá cao làm phát sinh nhiều bệnh đặc biệt là bệnh thối gốc, bệnh đốm lá phát sinh, phát triển mạnh ở thời điểm này. Lượng mưa, giữa các tháng không đều, cụ thể tháng 2 lượng mưa ít không đủ đáp ứng nhu cầu của cây vì vậy để cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt tiến hành tưới nước cho cây 2 lần/ngày nên cây vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường, nhưng đến tháng 3, 4, 5, 6 lượng mưa cao làm phát sinh phát triển nhiều sâu bệnh hại. Ánh sáng rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên cây đồng tiền không ưa ánh sáng trực xạ nên về mùa hè tháng 3, tháng 4 khi cường độ ánh sáng cao chúng tôi tiến hành di dời vào nhà lưới Bộ môn để giảm bớt cường độ chiếu sáng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Trong giai đoạn khảo sát liều lượng NPK 16-16-8 và NPK 20-20-15 trên đối tượng đồng tiền (Gerbera jamesonill) màu cam ĐT.03 từ 15-90 ngày sau khi theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau: Tỷ lệ sống của hoa đồng tiền đạt 100% ở NT2 (NPK 16-16-8 với 1g/chậu) và NT4 (NPK 20-20-15 1g/chậu). Khi sử dụng công thức phân NPK 16-16-8 với 1g/chậu (NT2) thì tốc độ ra lá đạt cao nhất: 19,90 lá, trung bình chiều dài phiến lá cao nhất chiếm 11,23 cm. Ở NT3 (0,5g NPK 20-20-15/chậu) cho chiều dài cuống lá đạt tốc độ tối đa: 19,97 cm và chiều rộng lá chiếm 8,290 cm tạo nên khác biệt so với NT1, NT2 và NT4. Trong suốt giai đoạn theo dõi NT4 (NPK 20-20-15 1g/chậu) đã tỏ ra ưu thế hơn về: Chiều dài cuống hoa đạt tốc độ phát triển tối đa chiếm 55,47 cm, tốc độ phát triển đường kính hoa cao nhất: 8,167 cm. Cũng ở NT4 cho hoa nở sớm nhất ở vào thời điểm ngày thứ 54 sau khi xử lí, và giữ hoa lâu tàn hơn 45 ngày sau khi hoa nở. Đây cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các nhà chọn tạo giống hướng đến. 3.2 KẾT QUẢ CỦA CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.2.1 Tỷ lệ sống (%) Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ sống (%) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Từ những kết quả ghi nhận được trong suốt giai đoạn khảo sát quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền (Gerbera jamesonill) màu cam ĐT.03. Giai đoạn từ 15-90 ngày sau khi xử lí phân qua rễ, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức (NT) đã tạo nên sự khác biệt rõ nét. Ta thấy, giữa các NT có tỷ lệ sống rất cao biến thiên từ 91,7-100% (Hình 3.1). Ở NT2 (1g NPK 16-16-8/chậu) và NT4 (1g NPK 20-20-15/chậu) tỏ ra ưu thế hơn, có tỷ lệ sống đạt cao nhất chiếm 100%. NT1 và NT3 chiếm 91,7% tuy tỷ lệ thấp hơn so với NT2 và NT4 nhưng trị số chênh lệch giữa các NT là không đáng kể. Điều đó có nghĩa là, tỷ lệ sống giữa NT2 và NT4: 100%, NT1 và NT3: 91,7% hầu như gần tương đương nhau. Do ở giai đoạn đầu ở NT1 và NT3 cây mới mang về, chưa ổn định, khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên kém hơn so với NT2 và NT4. Thêm vào đó, trong thời gian thí nghiệm (tháng 3, 4) liên tiếp xuất hiện nhiều cơn mưa lớn làm rách lá, cây đổ ngã và chết hàng loạt. Ngược lại, hàm lượng dinh dưỡng K và các nguyên tố vi lượng (Mo, Mg, Cu…) tồn tại trong NPK 16-16-8 (NT2) và NPK 20-20-15 (NT4) và một phần trong phân qua lá: 20-20-20 và 30-30-10, chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất, hình thành vách tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, tăng tỷ lệ sống của cây. Hay nói khác hơn, theo Mai Thu Hương (2006): Các nguyên tố vi lượng giữ vai trò quan trọng trong đời sống thực vật như: tham gia vào các quá trình oxi hóa khử, quang hợp…tham gia vào các trung tâm hoạt tính các enzyme và vitamin, tăng tính chống chịu của cây với điều kiện bất lợi của môi trường. 3.2.2 Số lá (lá) Qua thời gian 90 ngày khảo sát sau khi cho đồng tiền vào chậu chăm sóc và xử lí với 4 liều lượng phân của 2 loại khác nhau. Nhìn chung giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 1%. Chỉ tiêu về số lá có các giá trị trung bình biến động từ 8,847-19,90 lá (Bảng 3.2). Ở thời điểm 15 ngày sau khi xử lí phân, giữa các nghiệm thức đã tạo nên khác biệt 5% về ý nghĩa thống kê. NT 2 (NPK 16-16-8 1g/chậu) cho số lá cao nhất đạt 14,03 lá khác biệt so với NT3 đạt 10,77 lá và NT4 chiếm 8,847 lá, nhưng lại không khác biệt so với NT1 chiếm 11,70 lá, thấp nhất là NT4. Bảng 3.2 Số lá hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi xử lí phân (16-16-8) và (20-20-15) (ngày) 15 30 45 60 75 90 1 11,70ab 13,40b 14,57ab 15,63ab 16,63ab 17,97ab 2 14,03a 15,73a 16,80a 17,40a 18,60a 19,90a 3 10,77b 11,57bc 12,63b 13,23c 14,03c 15,63b 4 8,847b 11,47c 12,23b 13,50bc 14,60bc 15,90b Ý nghĩa * ** ** ** ** * CV(%) 14,32 7,54 8,91 8,11 7,45 7,55 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. * : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% ** : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% Hình 3.2: Biểu đồ tốc độ phát triển về số lá (lá) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Từ những kết quả ở hình 3.2, vào thời điểm từ 30-75 ngày theo dõi, tốc độ ra lá giữa các nghiệm thức tăng dần, NT2 cho số lá cao nhất qua từng giai đoạn khảo sát, trung bình đạt 15,73-18,60 lá, điều này chứng tỏ với liều lượng 1g NPK 16-16-8 hoàn toàn thích hợp và đã phát huy hiệu quả cao nhất đối với tốc độ ra lá ở NT2 đã cho kết quả khác biệt với NT3 và NT4, nhưng vẫn không có sự khác biệt so với NT1 qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tại thời điểm 90 ngày ở NT4 cho số lá thấp nhất chỉ đạt 15,90 lá, NT2 tốc độ ra lá tăng nhanh và ổn định qua từng giai đoạn chiếm 19,90 lá vẫn tạo nên sự khác biệt với NT3 và NT4, nhưng lại không khác biệt lớn so với NT1, với liều lượng 0,5g NPK 16-16-8 chưa đủ để phát huy hết tác dụng kích thích tốc độ ra lá ở NT1 nên số lá chỉ đạt ở mức 17,97 lá. Sở dĩ NT2 cho số lá nhiều nhất vì các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố siêu vi lượng trong 16-16-8 có lợi cho cây, khi đi vào cây chúng tham gia vào các quá trình phản ứng sinh lí, sinh hóa trong cây, làm tăng sự tổng hợp đạm, quang hợp tăng, cây ra nhiều lá. Tóm lại, ở NT2 giai đoạn từ 15-90 ngày sau xử lí, tốc độ ra lá tương đối ổn định do ta bón NPK 16-16-8. Điều này chứng tỏ NPK 16-16-8 đã giúp cho lá ra nhiều hơn, làm giảm sự rụng lá, làm tăng sức đề kháng giúp cho lá chống lại những bất lợi của địch hại và môi trường. 3.2.3 Chiều dài cuống lá (cm) Bảng 3.3 Chiều dài cuống lá (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi xử lí phân (16-16-8) và (20-20-15) (ngày) 15 30 45 60 75 90 1 12,17b 12,77b 13,00b 13,70b 14,47b 15,63b 2 8,830c 10,50c 10,87c 11,13c 11,40c 11,60c 3 15,40a 16,03a 17,27a 17,87a 18,07a 19,97a 4 10,63bc 11,07c 11,30c 11,63c 12,07c 12,20c Ý nghĩa ** ** ** ** ** ** CV(%) 12,92 6,56 5,34 5,42 6,09 6,56 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê ** : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, trong trong giai đoạn xử lí phân qua rễ từ 15-90 ngày giữa các nghiệm thức đã tạo nên khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD. Xét về chiều dài cuống lá của hoa đồng tiền ở NT3 (khi phun 0,5 g NPK 20-20-15/chậu) đã tỏ ra ưu thế vượt trội hơn, trung bình chiều dài cuống tăng từ 15,40-19,97cm suy ra tăng 4,57cm. Từ kết quả trên đã tạo nên khác biệt giữa NT3 với các NT còn lại: NT1 (từ 12,17-15,63cm, tăng 3,46cm), NT2 (từ 8,830-11,60cm, trung bình tăng 2,77cm) và NT4 (từ 10,63-12,20cm, tăng trung bình 1,57cm) ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Hình 3.3: Biểu đồ tốc độ phát triển về chiều dài cuống lá (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Từ những ghi nhận trên cho thấy tốc độ phát triển của cuống lá hoa đồng tiền ở cả 3 NT: NT1, NT2 và NT4 tương đối chậm so với NT3. Do cỏ và rau bợ mọc quanh chậu chúng cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với cây làm cho chiều dài cuống lá tăng chậm. Hay nói khác hơn, khi bón NPK 20-20-15 (0,5g/chậu) đã giúp cho chiều dài cuống lá ở NT3 tăng vượt trội. Trong NPK 20-20-15 chứa P, K cao phối hợp với phân bón lá 20-20-20 nên tăng khả năng hút nước của rễ, kích thích tiến trình vận chuyển dinh dưỡng, làm gia tăng độ dày của lớp cutin, tăng đường kính cuống lá, cũng như gia tăng chiều dài cuống (Ngô Bảo Khuyên, 2011). Nhìn chung qua phép thử LSD cùng điều kiện chăm sóc như nhau, từ những kết quả thực tế ghi nhận được ta thấy NT3 khi sử dụng phân qua rễ 20-20-15 đã giúp cho chiều dài cuống lá tăng trưởng nhanh. 3.2.4 Chiều dài phiến lá (cm) Từ kết quả ở bảng 3.4 vào thời điểm 15 ngày sau khi xử lí phân đã không tạo nên khác biệt về ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ rằng tốc độ phát triển của chiều dài phiến lá giữa các NT không khác biệt lớn, tốc độ phát triển chiều dài phiến đều nhau, nhưng phải kể đến NT2 có trung bình chiều dài phiến lá cao nhất chiếm 10,00cm và thấp nhất là NT1: 6,333cm. Ở giai đoạn từ 30-60 ngày quan sát và theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền, nhìn chung giữa các nghiệm thức đã tạo sự khác biệt lớn về ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài phiến lá ở NT2 chiếm ưu thế hơn đạt 10,27-10,80cm có sự khác biệt rõ nét so với NT1 (7,553-7,920cm), NT3 (8,053-8,433cm) và NT4 (7,900-8,217cm). Bảng 3.4 Chiều dài phiến lá (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi xử lí phân (16-16-8) và (20-20-15) (ngày) 15 30 45 60 75 90 1 6,333 7,553b 7,747b 7,920b 8,077b 8,677 2 10,00 10,27a 10,47a 10,80a 11,07a 11,23 3 7,237 8,053b 8,257b 8,433b 8,610b 8,690 4 7,400 7,900b 8,110b 8,277b 8,443b 9,363 Ý nghĩa Ns * * * ** Ns CV(%) 18,91 10,63 10,21 9,73 9,54 16,27 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. * : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% ** : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% ns: Không khác biệt qua phân tích thống kê. Vào thời điểm 75 ngày sau khi xử lí, chiều dài phiến lá ở NT2 vẫn giữ vị trí cao nhất chiếm 11,07cm, thấp nhất vẫn là NT1 chỉ đạt 8,077cm. Từ những kết quả trên đã tạo nên khác biệt qua phép thử LSD giữa NT2 với NT1, NT3 và NT4 ở mức ý nghĩa 1% (Hình 3.4). Bước vào giai đoạn 90 ngày, giữa các nghiệm thức đã không tạo nên khác biệt về ý nghĩa thống kê. Cao nhất là NT2 chiếm 11,23cm và thấp nhất là NT1: 8,677cm. Điều đó đã nói lên rằng khi sử dụng 1g NPK 16-16-8/chậu đã mang lại hiệu quả tốt nhất ở NT2. Khi Mo, Mg, Fe…được vận chuyển đến lá, nó tồn tại trong thành phần enzyme tham gia vào các quá trình khử đạm và cố định nitơ phân tử, tham gia vào sự tổng hợp diệp lục tố, tăng cường quang hợp, tăng chiều dài phiến lá (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Hình 3.4: Biểu đồ tốc độ phát triển về chiều dài phiến lá (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Xét ở giai đoạn 15-60 ngày giữa các nhiệm thức có sự gia tăng kích thước về chiều dài phiến lá mạnh hơn ở các giai đoạn sau (giai đoạn 75 và 90 ngày). Theo Hà Tiểu Đệ và ctv (2000): Ở giai đoạn cây còn non khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất vì vậy mà dễ dàng gia tăng kích thước của tế bào hơn, ở giai đoạn sau thì cây đã trưởng thành và đến giai đoạn già cõi nên việc gia tăng kích thước tế bào của cây chậm lại. Nhìn chung qua phân tích thống kê cùng những kết quả thực tế cho thấy NT2 khi sử dụng sản phẩm NPK 16-16-8 (1g/chậu) đã giúp cho chiều dài phiến lá tăng trưởng mạnh hơn. 3.2.5 Chiều rộng lá (cm) Qua 90 ngày khảo sát giữa các nghiệm thức đã tạo nên khác biệt ở mức ý nghĩa 5% và 1% qua phương pháp phân tích thống kê. Chiều rộng lá biến thiên trung bình từ 4,617-8,290cm (Bảng 3.5). Bảng 3.5 Chiều rộng lá (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi xử lí phân (16-16-8) và (20-20-15) (ngày) 15 30 45 60 75 90 1 4,617b 5,087b 5,243c 5,407c 5,530c 5,553c 2 5,813ab 6,040ab 6,173b 6,333bc 6,457bc 6,487bc 3 6,823a 7,013a 7,733a 7,917a 8,047a 8,290a 4 6,897a 7,067a 7,167a 7,273ab 7,460ab 7,527ab Ý nghĩa * ** ** ** ** ** CV(%) 11,75 8,92 7,27 7,55 7,83 9,13 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. * : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% ** : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% Hình 3.5: Biểu đồ tốc độ phát triển về chiều rộng lá (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Ở giai đoạn 15 ngày sau khi xử lí phân cả 4 NT đều khác biệt 5% về ý nghĩa thống kê. NT4 có chiều rộng lá lớn nhất: 6,897cm, thấp nhất là NT1: 4,617cm. Giai đoạn 15-30 ngày theo dõi các NT2, NT3 và NT4 đã tạo nên sự khác biệt về ý nghĩa thống kê với NT1 qua phép thử LSD, khác biệt 5% ở giai đoạn 15 ngày và 1% vào thời điểm 30 ngày (Hình 3.5). Thời gian theo dõi từ ngày thứ 45-90, sau khi bón phân qua rễ giữa các nghiệm thức tạo nên khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy đã có sự khác biệt về tốc độ phát triển của chiều rộng lá giữa các NT3 và NT4 so với NT1 và NT2. Cao nhất là NT3: 8,290cm không khác biệt ý nghĩa so với NT4: 7,527cm, và thấp nhất là NT1: 5,553cm không khác biệt với NT2: 6,847cm qua phép thử LSD, điều này có nghĩa là tốc độ phát triển của chiều rộng lá giữa các nghiệm thức là như nhau. Do nhiệt độ trong thời gian này thấp, làm giảm sự thoát hơi nước qua lá, dinh dưỡng từ rễ vận chuyển lên lá chậm, nên cây ra lá rất ít, đồng thời đường kính lá ở NT1 và NT2 phát triển chậm hơn. 3.2.6 Thời điểm hoa nở, hoa tàn (ngày), tỷ lệ phần trăm ra hoa (%) Bảng 3.6 Thời điểm hoa nở, hoa tàn (ngày), tỷ lệ phần trăm ra hoa (%) sau khi xử lí với 4 liều lượng phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày hoa nở (ngày) Ngày hoa tàn (ngày) Tỷ lệ phần trăm ra hoa (%) 1 71 37 50 2 63 33 70 3 67 32 40 4 54 45 100 Từ bảng 3.6 ta thấy, thời gian hoa nở, hoa tàn giữa các NT có sự chênh lệch khá lớn. Ngày ra hoa biến thiên từ 54-71 ngày, ngày hoa tàn dao động từ 32-45 ngày. NT4 phun NPK 20-20-15 1g/chậu đã giúp cho đồng tiền ra hoa sớm hơn ở ngày thứ 54 và hoa tàn muộn hơn sau 45 ngày, ra hoa chậm nhất là NT1 (0,5g NPK 16-16-8/chậu) kéo dài đến 71 ngày (sau khi cho đồng tiền vào chậu chăm sóc), nhưng hoa lại lâu tàn hơn so với NT2 (33 ngày), NT3 (32 ngày) kéo dài đến 37 ngày. Điều này cũng nói lên rằng ở NT2 và NT3 đối với việc kích thích đồng tiền ra hoa hay thời gian hoa tàn đều có tác dụng tương đương nhau. Thời gian từ khi trồng đến nở hoa 50% cũng có sự khác nhau giữa các NT thí nghiệm. Trong đó NT4 có tỷ lệ ra hoa cao nhất chiếm 100%, tiếp đó đến NT2 chiếm 70%, các NT còn lại đều có tỷ lệ % nở hoa thấp hơn so với NT4: NT1: 50%, thấp nhất là NT3: 40% (Hình 3.6). Hình 3.6: Biểu đồ thời điểm ra hoa (ngày) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Các thành phần dinh dưỡng (NT4): K xúc tiến quá trình ra hoa, còn Bo, Mo, Cu…ức chế quá trình sinh trưởng của cây, làm cho cây phát dục nhanh, kích thích sự ra hoa sớm, giúp cây chống chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh. Qua so sánh giữa các NT với nhau ta thấy NT4 hoa phát triển luôn luôn sớm hơn các NT còn lại, đây là yếu tố quan trọng mà các nhà chọn giống đặc biệt quan tâm vì rút ngắn được thời gian sinh trưởng, sớm cho thu nhập là mục tiêu hàng đầu mà các nhà chọn giống hướng đến. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây giúp ta có thể chủ động bố trí trồng rải vụ, có sự chênh lệch lớn về thời gian sinh trưởng, có thể chủ động điều khiển được thời gian ra hoa vào đúng những dịp lễ tết quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa. 3.2.7 Chiều dài cuống hoa (cm) Bảng 3.7 Chiều dài cuống hoa (cm) đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi đồng tiền ra hoa (ngày) 7 14 21 28 35 42 1 7,433 16,37b 23,10b 32,20b 39,73b 47,90b 2 8,133 19,57ab 28,63a 40,83ab 47,83ab 51,20b 3 7,800 17,60b 24,03b 36,50b 44,43b 49,63b 4 9,100 22,57a 30,67a 43,10a 51,43a 55,47a Ý nghĩa ns * ** ** ** ** CV(%) 8,90 11,08 6,35 7,10 6,15 2,94 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê. ns : Không khác biệt qua phân tích thống kê * : Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% **: Khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% Trong giai đoạn khảo sát từ 7-42 ngày sau khi đồng tiền ra hoa. Qua phép thử LSD giữa các NT đã tạo nên sự khác biệt ở mức 5% và 1% về ý nghĩa thống kê. Trung bình chiều dài cuống hoa sau khi xử lí dao động từ 7,433-55,47 cm (Bảng 3.7). Hình 3.7: Biểu đồ chiều dài cuống (ngày) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát. Từ ngày thứ 21-42 sau khi cây ra hoa và bắt đầu nở 50%, giữa 4 NT rất có ý nghĩa qua phép thử LSD ở mức 1%. Trung bình chiều dài cuống hoa tỏ ra ưu thế hơn vẫn là NT4 dao động từ 30,67-55,47 cm, tốc độ tăng nhanh và ổn định qua từng giai đoạn, thấp nhất là NT1 (từ 23,10-47,90 cm), khác biệt rất có ý nghĩa so với các NT còn lại. NT1, NT2 và NT3 tốc độ tăng trưởng liên tục qua từng thời kì nhưng vẫn chậm hơn so với NT4. NT1, NT2 và NT3 tốc độ phát triển của chiều dài cuống hoa là như nhau (giai đoạn 42 ngày sau khi hoa nở). Tuy liều lượng phân giữa các NT chênh lệch nhau không lớn (0,5-1g) nhưng trong cùng điều kiện chăm sóc quản lí như nhau giữa các NT1, NT2 và NT3 tốc độ phát triển chiều dài cuống hoa không khác biệt. NPK 20-20-15 1g/chậu (NT4) là liều lượng lí tưởng về tốc độ tăng trưởng chiều dài cuống hoa đồng tiền. 3.2.8 Đường kính hoa (cm) Từ những kết quả ghi nhận được ở bảng 3.8, trong giai đoạn theo dõi từ 7-42 ngày, nhìn chung giữa các NT không tạo nên khác biệt về ý nghĩa thống kê. Điều đó cũng có nghĩa là giữa 4 công thức phân thí nghiệm không phát huy hiệu quả về tốc độ phát triển đường kính hoa trên đố tượng đồng tiền (Gerbera jamesonill) màu cam ĐT.03. Hay nói khác đi, tốc độ phát triển đường kính hoa giữa các NT hầu như là tương đương nhau. Bảng 3.8 Đường kính (cm) hoa đồng tiền sau khi xử lí với 4 công thức phân qua rễ qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Ngày sau khi đồng tiền ra hoa (ngày) 7 14 21 28 35 42 1 1,533 2,533 3,700 5,367 6,400 7,100 2 1,367 2,567 3,633 5,433 6,067 7,000 3 1,533 2,367 3,633 4,967 7,300 7,867 4 1,500 2,367 4,167 5,900 7,433 8,167 Ý nghĩa ns Ns Ns ns Ns Ns CV(%) 16,17 8,94 16,56 12,72 11,50 9.,45 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê. ns : Khác biệt qua phân tích thống kê. NT1 đạt 7,100 cm, NT2 đường kính hoa đạt 7,000 cm, NT3: 7,867 cm và NT4 là 8,617, chỉ số đường kính hoa giữa các NT tiến về gần bằng nhau. Theo Mai Thu Hương (2006): Bo có vai trò trong sinh sản, làm tăng sinh trưởng của ống phấn, gia tăng số lượng hoa…Còn Đặng Văn Đông và ctv (2003) và Ngô Bảo Khuyên (2011): Bo có vai trò quan trọng trong hấp thu nước giúp phân chia tế bào thành lập pectin của vách tế bào, thúc đẩy quá trình sinh sản, giúp cho việc hình thành phát hoa, kích thích ra hoa và làm gia tăng đường kính hoa (Bo hiện diện trong NPK 16-16-8 và NPK 20-20-15). 3.3 GHI NHẬN SÂU BỆNH Sâu bệnh hại là yếu tố hạn chế lớn nhất đến năng suất, chất lượng các loại cây trồng nói chung và cây hoa đồng tiền nói riêng, hoa bị sâu bệnh hại thường hạn chế năng suất, kéo theo tổn thất về kinh tế thậm trí đe dọa đến cả chu kỳ sống của cây. Cùng với chỉ tiêu về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh là hai tiêu trí quan trọng trong công tác nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng mà các nhà chọn giống đặc biệt quan tâm. Cũng giống như các loại cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây hoa đồng tiền chịu sự phát sinh, phát triển và phá hại của các loại sâu bệnh như: nhện chân tơ, bọ trĩ, bệnh thối gốc, đặc bi ệt bệnh đốm lá làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của cây. Cụ thể kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên hoa đồng tiền thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.9 Diễn biến sâu bệnh hại trên hoa đồng tiền trong giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Sâu hại Bệnh hại Nhện tơ Bọ trĩ Đốm lá Thối gốc 1 2 3 4 ** * ** * * * * * +++ + + + + - + - Ghi chú: Ø Bệnh hại : - Không gây hại + Mức độ nhẹ : < 10% cây bị bệnh ++ Mức độ trung bình : 11 - 25% cây bị bệnh +++ Mức độ nặng : 26 - 25% cây bị bệnh ++++ Mức độ rất nặng : >50% cây bị bệnh Ø Sâu hại: - Không gây hại * Mức độ lẻ tẻ : có từ 1 đến vài con/m2 ** Mức độ phổ biến : 11 - 25% cây bị hại *** Mức độ nhiều : 26 - 25% cây bị hại **** Mức độ rất nhiều : >50% cây bị hại (Nguyễn Thị Vân, 2008). Qua bảng số liệu ta thấy: Tất cả các NT đều xuất hiện nhện tơ, bọ trĩ nhiều nhất vào giai đoạn cây bước vào thời kỳ ra nụ, nở hoa (cây 60-90 ngày tuổi) bọ trĩ bám trên lá, nhện chui vào nụ làm tổ trong nụ hút dịch làm cho hoa không có khả năng nở hoặc hoa nở được thì bị biến dạng, tuy nhiên mức độ xuất hiện phổ biến ở NT1 và NT3 làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và cho năng suất hoa, sau khi sử dụng Shertin 1,8EC 4-6ml/bình 8-10l thì nhện chân tơ có diễn biến khả quan hơn. Bọ trĩ xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây đẻ nhánh tuy nhiên mức độ xuất hiện ít không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây, phun phòng trừ bằng Bassa 50EC 15-20ml/bình 8l (Đặng Văn Đông và ctv, 2003). Về bệnh hại: trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy xuất hiện bệnh đốm lá và bệnh thối gốc. Bệnh đốm lá xuất hiện ở hầu hết các NT ở giai đọan cây 60-90 ngày lúc này điều kiện ẩm độ không khí cao cộng với số nhánh trên cây tương đối lớn, kéo theo số lá trên cây nhiều đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá phát triển, NT1 nhiễm ở mức độ trung bình các NT còn lại đều nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ, tiến hành phun phòng trừ bằng Anvil 5EC 10-15ml/bình 8l. Bệnh thối gốc: xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, trong quá trình thí nghiệm ở tháng 4 điều kiện nhiệt độ (28,6oC) và ẩm độ (79%) khá cao thêm vào đó mưa nhiều 111,5mm (Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn TPCT,2012)đã làm phát sinh, phát triển bệnh, các NT1 và NT3 nhiễm bệnh ở mức độ trung bình. Riêng NT2 và NT4 có khả năng kháng bệnh thối gốc cao nhất hầu như không nhiễm, phòng trừ bằng Validamycin 50SC 10-20ml/bình 8l. Như vậy qua theo dõi sâu bệnh hại ta thấy NT2 và NT4 có khả năng kháng sâu bệnh cao nhất đặc biệt với bệnh thối gốc là một trong những loại bệnh rất nguy hiểm đối với cây hoa đồng tiền, giữa các NT có khả năng kháng bệnh khá với bọ trĩ, còn riêng nhện chân tơ thì khả năng kháng bệnh lại kém. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Qua kết quả thí nghiệm: “Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Đồng tiền (Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03” được thực hiện tại: Nhà lưới Khoa Kinh tế Nông nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ (17/2/2012-30/6/2012). Kết quả bước đầu có những kết luận như sau: Tỷ lệ sống của hoa đồng tiền đạt 100% ở NT2 (NPK 16-16-8 với 1g/chậu) và NT4 (NPK 20-20-15 1g/chậu). Khi sử dụng công thức phân NPK 16-16-8 với 1g/chậu (NT2) thì tốc độ ra lá đạt cao nhất: 19,90 lá, trung bình chiều dài phiến lá cao nhất chiếm 11,23 cm. Ở NT3 (0,5g NPK 20-20-15/chậu) cho chiều dài cuống lá đạt tốc độ tối đa: 19,97 cm và chiều rộng lá chiếm 8,290 cm tạo nên khác biệt so với NT1, NT2 và NT4. Trong suốt giai đoạn theo dõi, NT4 (NPK 20-20-15 1g/chậu) đã tỏ ra ưu thế hơn về: Chiều dài cuống hoa đạt tốc độ phát triển tối đa chiếm 55,47 cm, tốc độ phát triển đường kính hoa cao nhất: 8,167 cm. Cũng ở NT4 cho hoa nở sớm nhất ở vào thời điểm ngày thứ 54 sau khi xử lí, và giữ hoa lâu tàn hơn 45 ngày sau khi hoa nở. Đây cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các nhà chọn tạo giống hướng đến. 4.2 ĐỀ NGHỊ Để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ta nên sử dụng NPK 16-16-8 (1g/chậu) Sử dụng NPK 20-20-15 với liều lượng 1g/chậu vào sản xuất đại trà trên địa bàn TP Cần Thơ, nhờ ưu điểm vượt trội: cho năng suất cao, phẩm chất tốt và khả năng kháng sâu bệnh cao. Tiếp tục làm thí nghiệm với nhiều giống hoa đồng tiền mới làm tăng độ đa dạng và làm phong phú cho tập đoàn hoa đồng tiền trên địa bàn TP Cần Thơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Văn Biên và ctv, 2003, Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng, quyển 1, NXB Nông nghiệp. Phạm Thị Mai Chinh, 2005, Luận án Thạc sĩ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily tại Lạng Sơn, Khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cty CP Nông dược Đại Nông, 2010, Sổ tay hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hà Tiểu Đệ và ctv, 2000, Gerbera flower, NXB Khoa học Kỹ thuật, Giang Tô, Trung Quốc. Đặng Văn Đông và ctv, 2000, Hiện trạng và các giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu về rau quả 1998-2000, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đặng Văn Đông và ctv, 2003 Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao từ cây hoa đồng tiền, NXB Lao động xã hội. Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005, Giáo trình Sinh lí thực vật, Tủ sách Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Hồng, 2009, Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mai Thu Hương, 2006, Sinh lí thực vật, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Ngô Bảo Khuyên, 2011, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởng của phân bón lá Up5, komix, supercrow, khumic, đến sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của Lan Vũ nữ (Oncidium longicornu) năm 2010. Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Đỗ Lãng, 2004, Giá thể trồng lan chế biến từ vỏ dừa, Tạp chí Hoa cảnh số 9, năm 2004. Nguyễn Xuân Linh, 1998, Hoa và Kỹ thuật trồng hoa, NXB Nông Nghiệp. Phạm Thị Lịnh, 2011, Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, Trung tâm KNKN, Sở NN & PTNN Đà Nẵng Nguyễn Thị Kim Lý, 2005, Bài giảng Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội Ngô Hoài Nam, 2011, Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, Sở NN & PTNN Lâm Đồng. Hoàng Văn Nam, 2011, Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội. Phạm Thanh Phong, 2006, Giáo trình Bệnh cây trồng, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Phạm Thanh Phong, 2008, Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn TPCT,2012. Nguyễn Ngọc Cao Thư, 2010, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và năng suất của xà lách (Lactuca sativavar Capitala) thủy canh trong môi trường Knop, Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Nguyễn Thanh Tùng, 2011, Báo cáo tốt nghiệp Ảnh hưởng của giá thể và nồng độ Naphthlen acetic acid lên sự ra rễ và sinh trưởng của cành giâm hoa cúc (Chrysanthemun sp), Khoa KTNN, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Đặng Lâm Trúc, 2009, Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu khả năng đáp ứng phát sinh hình thái của lát mỏng tế bào phát hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) trong điều kiện Invitro, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Vân, 2008, Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Điền Viên, 1994, Thị trường hoa nước ngoài, Tạp chí Người làm vườn. www.dalat.gov.vn www.phanbonmyviet.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc_hoa_dong_tien_4395.doc