Bài giảng Sinh thái học

Tuy biển là một hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất, các loài sinh vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú và là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người, nhưng tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt do đó chúng ta phải biết cách khai thác, sử dụng và bảo vệ chúng một cách hợp lí.

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh thái học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA SINH HỌC - LỚP CĐSSH08A SINH THÁI HỌC SEMINAR KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN DỰ BUỔI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 6 Thành viên nhóm: 1. Nguyễn Chí Tâm. 2. Trần Văn Lách. 3. Thái Hoàng Nam. 4. Trần Thị Bích Liên. 5. Trần Thị Thu Ngân. 6. Nguyễn Thị Hồng Phương. 7. Trần Thị Nguyên. SINH THÁI BIỂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG III. KẾT LUẬN KHÁI NIỆM THÀNH PHẦN DÒNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ Môi trường Sinh vật Diện tích rất lớn Cảnh quan đẹp Thức ăn Biển Biện pháp bảo vệ Tìm hiểu Lạm dụng quá mức Ảnh hưởng nghiêm trọng ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ hợp Quần xã sinh vật biển Môi trường biển Sinh vật biển Chu trình vật chất 1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI BIỂN Tương tác Môi trường 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ SINH THÁI BIỂN a) Môi trường -Áp suất nước tăng dần theo độ sâu. -Cường độ chiếu sáng giảm dần theo độ sâu. -Nhiệt độ phân tầng theo chiều sâu: tầng mặt có nhiệt độ thay đổi theo ngày và theo mùa. Tầng trung gian có nhiệt độ giảm từ 1-3oC. Tầng sâu có nhiệt độ ổn định -Hàm lượng muối hòa tan, khí oxi và khí cacbonic thay đổi. Đây là những nhân tố sinh thái rất quan trọng đối với sinh vật biển. 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ SINH THÁI BIỂN b) Sinh vật Sinh vật phù du Động vật bơi Động vật đáy Động vật phù du Thực vật phù du Thực vật phù du (Phytoplankton) Bao gồm các nhóm tảo sống gần mặt nước nơi có đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, trước hết là tảo silic (Bacillariophyta với 3000 loài), tảo giáp (Pyrophyta với 1500 loài) là những thành phần quan trọng nhất tạo nên năng suất sơ cấp cho biển và đại dương . Động vật phù du (Zooplankton) Bao gồm các động vật nguyên sinh, giáp xác và rất nhiều các động vật nhỏ khác mà chúng sử dụng các sinh vật phù du khác làm thức ăn. Động vật phù du cũng bao gồm trứng và ấu trùng của một số loài động vật lớn như cá, giáp xác, giun đốt...Thành phần động vật phù du chủ yếu là đại diện của Động vật giáp xác (Crustacea) (1200 loài) trước hết là giáp xác chân chèo (Copepoda với 750 loài), tôm lân (Euphausidae- 80), Mysidae, giáp xác bơi nghiêng (Amphipoda-300 loài). Thân mềm với những đại diện chủ yếu là Chân cánh ( Pteropoda ) với 180 loài, ấu trùng các loài giáp xác, thân mềm, da gai, cá… Động vật bơi (nekton) Chủ yếu là cá với khoảng 8000 loài sống ở vùng nước ấm thềm lục địa và khoảng 1130 loài sống ở các vùng biển lạnh, chiếm gần 60 % tổng các loài cá thế giới, cùng với các loại chân đầu (Cephalopoda), rùa biển, rắn biển (Reptilia) và các loài thú biển thuộc 3 bộ chân màng (Pennipedia), bò biển (Sirenial) và cá voi (Cetacea). Động vật đáy (Zoopenthos) Tập trung ở thềm lục địa và khá đa dạng về thành phần loài, bao gồm thân lỗ (Porifera), giun đốt (Polychaeta), da gai (Echinodermata), thân mềm (Gastropoda,bivalvia)…Trong đó san hô (Cnidaria: anthrozoa) đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên hê sinh thái giàu có nhất trong đại dương. Một số hình ảnh của sinh vật phù du: Con sao biển (trái) và một con châm kiếm đang mang trứng (phải) Kì quan vi mô: Ấu trùng Zoea của cua (trên) và ấu trùng chân ngỗng Biển (dưới) Các ấu trùng của con sao biển Luidia: Ngọn nến. Một nhóm thực vật nổi hình cầu: Các vật trang trí lung linh. HÌNH THỦY SINH VẬT BIỂN 3. DÒNG VẬT CHẤT VÀ DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI BIỂN a)Dòng vật chất trong hệ sinh thái biển * Lưới thức ăn: * Chu trình vật chất dưới biển + Chu trình nước + Chu trình Photpho b) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái biển Vi khuẩn, VSV Cá to Động vật thủy sinh to toto Năng lượng Mặt trời Thực vật thủy sinh Ở biển và đại dương sự sống phân bố theo chiều thẳng đứng sâu hơn, dĩ nhiên tầng quang hợp (tầng tạo sinh) chỉ nằm ở lớp nước được chiếu sáng, tập trung ở độ sâu nhỏ hơn 100m, thường ở 50-60m, tùy thuộc vào độ trong của khối nước. Nước gần bờ có độ trong thấp, nhưng giàu mối dinh dưỡng do dòng nước lục địa mang ra, còn nước ở khơi có độ trong cao, nhưng nghèo muối. Vì thế, năng suất sơ cấp trong vùng nước nông vùng thềm lục địa trở nên giàu hơn. Năng suất sơ cấp của các vực nước thuộc vĩ độ trung bình cao hơn nhiều so với vùng nước thuộc vĩ độ thấp, vì ở các vĩ độ thấp, khối nước quanh năm bị phân tầng, ngăn cản sự luân chuyển muối dinh dưỡng từ đáy lên bề mặt, trừ những khu vực nước trồi (Upwelling). Ngược lại ở vĩ độ ôn đới, khối nước trong năm có thể được xáo trộn từ 1-2 lần, tạo điều kiện phân bố lại nguồn muối dinh dưỡng trong toàn khối nước. 4. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN a) Thực trạng các hệ sinh thái ven biển Các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái nghiêm trọng. Đa dạng sinh học bị đe dọa. Diện tích rất lớn rừng ngập mặn bị triệt phá để nuôi tôm, các bãi san hô bị khai thác, hủy diệt, đưa nước ta vào danh sách những vùng có độ đe dọa cao nhất thế giới. Nhiều nhóm động vật quý hiếm, thảm thực vật biển bị thu hẹp dần. Đa dạng loài và nguồn gen đặc hữu bị tổn thất suy thoái, có nơi đến mức nghiêm trọng. b) Các biện pháp bảo vệ môi trường biển 1. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh học biển và bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ - Các quốc gia cần xác định mức độ khai thác hải sản phù hợp, tránh khai thác quá mức độ cho phép làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Lựa chọn hình thức khai thác phù hợp với từng vùng, từng quốc gia. Trên thế giới hiện có các hình thức khai thác quy mô nhỏ và quy mô lớn. - Thiết lập các vùng bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, đó là những vùng sinh sống tập trung hoặc nơi sinh sản của các loài sinh vật biển, nhằm bảo vệ các loài này - Bảo vệ các nguồn gen quý của biển, đó là các loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao là đối tượng đang bị khai thác triệt để các loài có nguy cơ bị tuyệt diệt - Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ là bảo vệ nơi sống, nơi sinh sản và cung cấp thức ăn cho sinh vật biển. Các hệ sinh thái đó là những dãy rừng ngập mặn ven các bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. 2. Chống bồi lắp biển do khai thác tài nguyên khoáng sản Hoạt động khai thác khoáng sản ở ven biển thường gây ra các quá trình xâm thực của đất liền ra biển. Trong quá trình khai thác không nên đổ đất đá ra bờ biển. 3. Chống ô nhiễm môi trường biển - Hạn chế mức thấp nhất các hoạt động gây ô nhiễm do xây dựng các khu công nghiệp đô thị, bến cảng ven biển. Không đổ bừa bãi các chất thải công nghiệp, kể cả chất thải rắn và lỏng từ các nhà máy, khu công nghiệp ra biển - Hạn chế ô nhiễm gây ra do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học dùng trong nông nghiêp. Những chất đó khi không được phân giải hết, một phần chuyển theo nước vào các sông và đổ ra biển gây tác hại đến sinh vật biển. - Không nên phá các rừng ngập mặn và quai đê lấy đất trồng cây nông nghiệp khi không đủ các điều kiện cần thiết như không có vành đai rừng ngập mặn bên ngoài đủ khả năng chống gió bão. 4. Xây dựng hệ thống chính sách pháp luật và giáo dục để bảo vệ hệ sinh thái biển Xây dựng các chính sách phù hợp để đánh bắt hải sản có kế hoạch, đánh bắt kết hợp với bảo vệ. giáo dục và phổ biến kiến thức về sử dụng hợp lí tài nguyên biển, thông qua các hoạt động tổ chức tuyên truyền, vận động III. KẾT LUẬN Tuy biển là một hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất, các loài sinh vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú và là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người, nhưng tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt do đó chúng ta phải biết cách khai thác, sử dụng và bảo vệ chúng một cách hợp lí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_thai_bien_358.pdf
Luận văn liên quan