Đề bài :
A làm quen với B trên mạng. sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi, A có ý định hiếp dâm B nên gọi điện cho N,V,Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả 4 tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần.
Câu hỏi:
1, Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. ( 1 điểm)
2, Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án (1 điểm)
3, Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? giải thích rõ tại sao? ( 1 điểm).
4, A,V,N,Q có phải là những người đồng phạm không? Hãy xác định vai trò của từng người trong vụ án trên ( 2 điểm).
5, Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao. (2 điểm)
Bài làm:
1, Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS , hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm?
Tại khoản 3 Điều 8 BLHS có quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ Luật Hình Sự Việt Nam đề số 5 phân tích tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài :
A làm quen với B trên mạng. sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi, A có ý định hiếp dâm B nên gọi điện cho N,V,Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả 4 tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần.
Câu hỏi:
1, Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. ( 1 điểm)
2, Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án (1 điểm)
3, Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? giải thích rõ tại sao? ( 1 điểm).
4, A,V,N,Q có phải là những người đồng phạm không? Hãy xác định vai trò của từng người trong vụ án trên ( 2 điểm).
5, Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao. (2 điểm)
Bài làm:
1, Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS , hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm?
Tại khoản 3 Điều 8 BLHS có quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Theo nội dung của khoản 3 thì tội phạm được phân thành 4 loại là: tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Để xác định các loại tội phạm thì ta căn cứ vào dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội là tính nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí là tính phải chịu hình phạt.
Tội hiếp dâm được quy định tại điều 111 BLHS “người nào dùng vũ lực , đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý kiến của họ,….”. Về mặt chính trị xã hội thì đây là hành vi gây nguy hiểm cao cho xã hội. Về hậu quả pháp lý thì tội hiếp dâm phải chịu những hình phạt như sau:
- phạm tội thuộc khoản 1 thì bị tù từ hai năm tới bảy năm.
- phạm tội thuộc khoản 2 thì bị phạt tù từ bảy năm tới mười lăm năm.
- phạm tội thuộc khoản 3 thì bị tù từ mười hai năm tới hai mươi năm học tù chung thân.
- phạm tội thuộc khoản 4 thì bị tù từ năm năm tới mười năm.
- ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm tới năm năm.
Như vậy căn cứ vào khoản 3 điều 8 thì tội hiếp dâm có thể được phân loại: nếu phạm tội ở khoản 1 điều 111 thì thuộc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù ), phạm tội ở khoản 2 điều 111 thì thuộc tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù) và tội đặc biệt nghiêm trọng ứng với khoản 3 điều 111 BLHS (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình ).
2, Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án?
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam,những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong điều 8 của BLHS “ tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội … xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn ven lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng ,an ninh,trật tự , an toàn xã hội, quyền , lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” . Hành vi bị coi là tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam, là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định trước đó. Nhưng như vậy không có nghĩa hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội này trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định- những trường hợp đã được cụ thể hóa qua những quy phạm pháp luật hình sự ở các phần tội phạm của BLHS.
Với tội phạm hiếp dâm ở đề bài, khách thể mà tội phạm này xâm hại là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ. Đây là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, minh chứng cho điều đó là luật hình sự đã quy định các hình phạt mà người phạm tội phải chịu khi thực hiện tội phạm hiếp dâm tại điều 111 BLHS.
Đối tướng tác động của tội phạm là: “Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” – Giáo trình Luật Hình sự.
Đối tượng tác động của tội phạm được chia thành:
- Con người: Với tư cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm.
- Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khác thể của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm.
- Hoạt động bình thường của chủ thể có thể là đối tượng tác động của tội phạm.
Như vậy đối tượng tác động của tội phạm hiếp dâm xâm hại ở đây chính là con người cụ thể hay chính xác hơn là danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của con người thể hiện dưới những thiệt hại về thể xác và tinh thần.
3, Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Giải thích tại sao?
Cấu thành tội phạm ( CTTP ) là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội cụ thể được quy định trong luật hình sự. Mỗi CTTP là sự mô tả khái quát một loại tội phạm cụ thể. Có thể nói CTTP là khái niệm pháp lý của tội phạm. Trong một CTTP thì có ba dấu hiệu bắt buộc phải có đó là : dấu hiệu hành vi, dấu hiệu lỗi, dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và độ tuổi. Dựa theo các đặc điểm cấu trúc CTTP được chia làm hai loại : CTTP hình thức và CTTP vật chất. CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là khó xác định thì CTTP thường được xây dựng là CTTP hình thức.
- Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có cả hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì CTTP thường được xây dựng là CTTP vật chất.
Tội hiếp dâm được quy định tại điều 111 BLHS có cấu thành tội phạm hình thức. Điều 111 quy định “ người nào dùng vũ lực , đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ…”, điều này đã đưa ra đầy đủ các hành vi mà một người khi thực hiện hành vi đó nhằm giao cấu trái ý muốn với người khác thì đều bị coi là phạm tội hiếp dâm đó là:” dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân…”. Ở đây, hậu quả cũng như mối quan hệ nhân quả không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành này. Nó chỉ có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và từ đó có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
4, A,N,V,Q có phải là những người đồng phạm không? Xác định vai trò của từng người trong vụ án trên?
Điều 20 BLHS quy định : “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
- Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi hai dấu hiệu: Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm; Những người này phải cùng thực hiện tội phạm.
- Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý.
Cụ thể như sau:
- Về mặt khách quan: Cả A, N, V, Q đều trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân B. Tuy nhiên, trong hình huống lại không đề cập đến vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi của A, N, V, Q.
Điều 12 BLHS có quy định “ về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Pháp luật hình sự nước ta mặc nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung là có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm không đòi hỏi phải đánh giá từng trường hợp có năng lực trách nhiệm hình sự hay không màchỉ xác định độ tuổi và cá biệt nếu có sự nghi ngờ mới phải kiểm tra xem có đúng là trường hợp trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như đã xác định, tội phạm của A, N, V, Q thực hiện thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó, chỉ khi cả 4 tên này đều trên 14 tuổi thì họ mới được coi là có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm.
- Về mặt chủ quan: Cả A, N, V, Q đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho B; thấy trước hậu quả chung của hành vi hiếp dâm là sẽ xâm hại đến nhân phẩm, danh dự của B; và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Điều này thỏa mãn các dấu hiệu được nêu trong khoản 1 Điều 9 BLHS, do đó, lỗi của A, N, V, Q trong trường hợp này đều là lỗi cố ý trực tiếp.
Căn cứ vào những điều trên A, N, V, Q cùng thực hiện tội phạm: số người tham gia là 4 đủ điều kiện có từ 2 người trở nên, cả 4 tên đã cùng nhau thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của B hay nói cách khác là cùng nhau thực hiện tội phạm hiếp dâm. Điều kiện để A, N, V, Q đều được coi là đồng phạm trong vụ án này là cả 4 tên đều phải trên 14 tuổi. Nếu có ai trong số 4 tên này chưa đủ 14 tuổi, tức chưa có năng lực trách nhiệm hình sự, thì kẻ đó không được coi là đồng phạm.
Theo khoản 2 điều 20 quy định: “ Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Như vậy:
- A vừa là người xúi giục, vừa là người thực hành tội phạm. Đặc điểm của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý thức của người khác, khiến người này phạm tội. Ở đây, khi được B nhận lời mời đi chơi, A là người đầu tiên và duy nhất có ý định hiếp dâm B. Khi đó, N, V, Q thậm chí còn không hề biết đến B. Sau khi nghe A rủ rê, lôi kéo, cả N, V, Q đã cùng đồng ý tham gia tội phạm. Có thể coi A chính là “tác giả tinh thần” của tội phạm này. Đồng thời, A cũng trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm B.
- N, V, Q là người thực hành tội phạm. Theo tình tiết vụ án, N, V, Q đã tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS. Như vậy, N, V, Q chính là những người trực tiếp thực hiện tội phạm.
5, Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao.
Theo em, ý kiến nêu trên là chưa chính xác vì Q không phải là người giúp sức mà được coi là người thực hiện tội phạm. Trong trường hợp phạm tội cố ý có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP, không đòi hỏi mỗi người phải tự thực hiện trọn vẹn hành vi được môtả trong CTTP, mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó. Nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP Cụ thể, trong vụ đồng phạm hiếp dâm này, hành vi của từng người đồng phạm không thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP tội hiếp dâm nhưnghành vi tổng hợp của những người này thỏa mãn hết các dấu hiệu đó:
- Q giữ tay chân B, tức B đã thực hiện hành vi “ dùng vũ lực” được mô tả trong CTTP tội hiếp dâm.
- A, N, Q giao cấu với B, tức 3 tên này đã thực hiện hành vi “giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ” được mô tả trong CTTP tội hiếp dâm.
Như vậy, cả 4 tên đồng phạm này đều được coi là người thực hành – đều là người trực tiếp thực hiện tội hiếp dâm. A còn là người xúi giục thực hiện tội phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ luật hình sự Việt Nam năm1999( sửa đổi bổ sung năm 2009).
2, Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công An Nhân Dân – 2011.
3, Bình luận khoa học hình sự tập 1. Đinh Văn Quế. NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. 2004-2006
4, Trang tìm kiếm thông tin google.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ Luật Hình Sự Việt Nam đề số 5 phân tích tình huống.doc