Bài thuyết trình môn đầu tư tài chính Phân tích ngành dược

Về bản chất, ngành Dược là một ngành theo dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Nội lực tiếp tục đang trên đà mở rộng thị phần, nâng cao hơn về chất lượng và sản lượng thuốc đầu ra. Tỷ số nợ/ Tổng tài sản thuộc loại trung bình so với các ngành khác (khoảng 43% năm 2010). Tỷ suất sinh lợi ước tính nằm top nhóm ngành có tỷ suất sinh lợi cao.  P/E của cổ phiếu Dược khoảng 7, tuy không nằng trong top những nhóm ngành có P/E cao nhưng nhóm ngành chứng khoán, săm lốp, du lịch khách sạn nhưng nó đủ để vững vàng giữ mức phòng thủ của mình  Như vậy, ngành dược là một ngành đáng để các nhà đầu tư xem xét.

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình môn đầu tư tài chính Phân tích ngành dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công sức và kinh phí. Trung bình đối với một nghiên cứu thuốc mới, thời gian nghiên cứu lâm sàng kéo dài từ 5 - 10 năm và trải qua 4 giai đoạn (phase)  Các quy trình chủ yếu trong quá trình thực hiện nghiên cứu TNLS thuốc tại Việt Nam - Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng - Xây dựng hồ sơ nghiên cứu - Nộp hồ sơ nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng - Thẩm định, phê duyệt các nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng c. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Nhu cầu dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu do đó khó có thể có sản phẩm thay thế cho mặt hàng này. d. Năng lực trả giá của khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.Khách hàng được phân làm 2 nhóm:  Khách hàng nhỏ lẻ: là người tiêu dùng. Người tiêu dùng tiêu thụ thuốc qua 2 kênh chính là từ sự kê toa của bác sĩ ở các phòng khám, trung tâm y tế và bệnh viện, hoặc mua lẻ ở các nhà thuốc bên ngoài. Sự tiêu dùng các loại thuốc hoàn toàn phụ thuộc vào sự kê toa của các bác sĩ, các dược sĩ, một phần do lĩnh vực đặc thù nên người tiêu dùng không am hiểu về thuốc cho nên chấp nhận mua các loại thuốc và mức giá đã ấn định sẵn. Đồng thời, thuốc là hàng hoá thiết yếu, là nhu cầu cấp thiết đối với người bệnh mà không có sản phẩm nào thay thế được, do đó người mua không thể nào trả giá cho tính mạng của mình.  Người tiêu dùng tổ chức: là các Bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, nhà thuốc tư nhân. Những nơi này giống như các đại lý, với số lượng thuốc mua vào lớn để phân phối lại cho các nhà tiêu dùng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, còn do một phần lớn hậu đãi của những công ty 35 dược nên nguồn đầu ra của các DN sản xuất thuốc thường nhắm vào những kênh phân phối này. Do những yếu tố trên mà khả năng mặc cả của những nhà tiêu dùng có tổ chức này lớn hơn hẳn, và cũng là vị khách hàng mà các công ty dược hết sức ưu đãi. e. Nhà cung cấp Trước WTO, sức mạnh nhà cung cấp còn cao do hầu hết các loại nguyên vật liệu để bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do nước ta mới chú trọng đầu tư vào mảng bào chế thuốc và chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường, chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dược. Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cung cấp giảm. Năm 2008: Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam, với tỷ trọng tương ứng là 25% và 21%, do ta sử dụng nhiều các loại dược liệu giá rẻ, vốn là mặt hàng chủ lực của hai quốc gia này. Tổng kim ngạch nhập khẩu NPL và thuốc thành phẩm 11 tháng năm 2010 đều tăng trong năm 2010, đạt 1.414 tỷ USD, chiếm 2.1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Thuốc thành phẩm (50% số thuốc tiêu thụ): Nhập khẩu thuốc thành phẩm tăng 23% nhưng vẫn thấp so với mức tăng năm 2009. Thuốc ngoại thành phẩm được nhập chủ yếu từ các nước có nền công nghiệp dược phát triển như Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc… Pháp chiếm vị trí hàng đầu với chủ yếu là các thuốc biệt dược như thuốc tâm thần, tim mạch, giảm đau, thuốc chữa lao phổi. Thuốc generics nhập chủ yếu từ Ấn Độ với 2 loại chính là kháng sinh và tiêu hóa. 36 10 nước xuất khẩu dược phẩm lớn nhất vào VN 6 tháng đầu năm 2011 (Đvt: USD) ( Nguồn: Bộ Công thương) Nguyên phụ liệu (90%): Có thể thấy tốc độ nhập khẩu NPL tăng nhiều hơn so với tốc độ của thuốc nhập khẩu, chứng minh khả năng sản xuất nội địa ngày càng cải thiện và dần có khả năng thay thế thuốc nhập ngoại. Do ngành dược phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, nên dễ gặp phải những áp lực từ phía nhà cung cấp, như tăng giá nhập khẩu, hay nạn làm thuốc giả, kém chất lượng. Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện đều tăng từ 2001 đến nay. Không chỉ có thuốc tân dược bị làm giả mà cả thuốc đông dược cũng bị làm giả. Năm 2001 tỷ lệ thuốc giả là 0,03%; năm 119.778.621 109.203.399 73.698.583 55.077.903 35.097.896 29.736.163 28.153.815 24.876.151 21.349.330 19.375.900 Pháp Ấn Độ Hàn Quốc Đức Hoa Kỳ Italia Thụy Sĩ Anh Thái Lan Bỉ 37 2006 là 0,13%, năm 2007 là 0,17%. Tỷ lệ lô thuốc mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng thường xuyên dao động ở mức 3 - 3,3%1. Do lợi nhuận từ thuốc giả, thuốc kém phẩm chất cao và người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen mua thuốc theo đơn của bác sỹ nên nạn thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn hoành hành. Thuốc giả không chỉ xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa mà còn tập trung ở những thành phố lớn đông dân cư và có sức tiêu thụ lớn. Nhóm thuốc kháng sinh và thuốc Đông dược đang bị làm giả nhiều nhất. 5. Phân tích SWOT Thị trường dược phẩm Việt Nam đạt giá trị khoảng 27.361 tỉ đồng ( 1.54 tỉ USD ) trong năm 2009 . Dự đoán đến năm 2014 , BMI dự kiến dược phẩm tiêu thụ sẽ đạt khoảng 56.931 tỉ đồng ( 3.04 tỉ USD ) , tương đương với một tốc độ CAGR là 15.8%theo đồng tiền địa phương(Việt Nam đồng) và 14.6% theo USD . Dự báo dài hạn cho thị trường đạy 107.395 tỉ đồng ( 6.61 tỉ USD ) trong năm 2019 tương đương tốc độ CAGR là 14.7% bằng tiền địa phương từ năm 2009 đến 2019. Lạm phát sẽ là nhân tố chính trong tốc độ tăng trưởng danh nghĩa cao của thị trường . BMI dự đoán lạm phát chung tăng đột biến ở mức 11.5% vào năm 2011 trước khi giảm xuống 5% mỗi năm trong nửa sau giai đoạn dự báo 10 năm . Chi phí sản xuất cao hơn và sự thiếu các chính sách nghiêm ngặt của chính phủ về kiểm soát giá dược phẩm làm cho khả năng giá bản lẻ dược phẩm sẽ tăng trong giai đoạn dự báo . Việc tăng giá dược phẩm được nhắc đến nhiều. Trong tháng 11 năm 2010 có ít nhất 39 dược phẩm đã tăng lên . Sự gia tăng giá là do chi phí cao hơn do các thành phần vật liệu nhập khẩu sau sự thay đổi tỉ giá USD/VND . Chính phủ lại kiểm soát giá thuốc yếu . Trong chỉ số BMI của Q111 về đánh giá môi trường kinh doanh dược phẩm , Việt Nam được đặt thứ 13 trong 17 thị trường khu vực . Phân tích SWOT ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam : + Strengths - Tiềm năng tăng trưởng đáng kể , dân số khoảng 88 triệu người trong năm 2009 và sẽ đạt khoảng 100 triệu người vào năm 2019. - Cam kết của chính phủ để phát triển ngành y tế . - Các khu vực nội địa có quy mô lớn được chính phủ khuyến khích . 38 - Phân khúc thị trường thuốc truyền thống mạnh mẽ với khả năng cải thiện các thị trường thuốc không kê toa trong dài hạn miễn là đủ vốn đầu tư để tìm ra được công nghệ khai thác. + Weaknesses - Một trong những thị trường dược kém phát triển ở châu Á với chi tiêu bình quân đầu người về thuốc thấp . - Thuốc giả chiếm một số lượng đáng kể của thị trường tiêu thụ . - Chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa thuốc kê toa và hầu hết các loại thuốc có sẵn mà không cần toa của bác sĩ. - Chính sách giá thuốc phức tạp có sự chênh lệch đối với các nhà sản xuất thuốc địa phương . - Thị trường nhập khẩu phụ thuộc , đặc biệt là trong điều khoản của sản phẩm công nghệ cao và các hoạt chất dược phẩm(APIs) rất dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động tiền tệ quốc tế . - Các dịch vụ chăm sóc chính yếu chưa phát triển và tình trạng thiếu dược sĩ được đào tạo bài bản đã cản trở việc tiếp cận với các loại thuốc và sự thâm nhập của thị trường sản phẩm đã có nhiều cải thiện . - Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn chứ không phải là khu vực đô thị nên đã khuyến khích các loại thuốc y học cổ truyền gây khó khăn cho việc thâm nhập của các loại thuốc hiện đại . + Opportunities - Sự chủ động hài hòa của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn phương Tây như ICH - Hội nghị quốc tế về những đồng thuận kỹ thuật để đăng ký dược phẩm cho con người (International Conference on Harmonization of Technical Requirement for Registration of Pharmaceutical for Human Use) và nguyên tắc chỉ đạo của WTO . - Những thông báo về độc quyền 5 năm cho những hồ sơ dữ liệu lâm sàng, khuyến khích nghiên cứu dựa trên các công ty đa quốc gia . - Nếu có thể tìm thấy được nguồn đầu tư giúp cho cải tiến công nghệ, đó sẽ là tiềm năng rất tốt trong thị trường y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). 39 - Tất cả thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ cải thiện môi trường kinh doanh và có khả năng, trong thời hạn dài hơn, khắc phục các vấn đề giao dịch dược phẩm. - Công ty trong nước bị buộc phải thực hiện theo quy định quốc tế nên phải đẩy mạnh xuất khẩu. + Threats - Sự kháng cự của chính phủ đối với việc điều chỉnh pháp luật để bằng sáng chế hoàn toànđầy đủ với các tiêu chuẩn quốc tế ngăn chặn việc mở rộng lĩnh vực đa quốc gia. - Cần phải giải quyết các vấn đề cung cấp cơ sở hạ tầng và năng lượng, cũng như giáo dục đại học, trước khi của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở cấp độ cao hơn có thể được mong đợi. - Chính phủ đang ngày càng can thiệp vào ngành công nghiệp, bảo vệ các công ty bản địa thông qua việc sử dụng các rào cản thương mại pháp lý, mà sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. - Lạm phát giá ngành dược đe dọa đến việc đưa thuốc cho người nghèo và do đó hạn chế tăng trưởng khối lượng thị trường. - Việc hợp pháp hóa nhập khẩu song song ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của cấp bằng sáng chế thuốc. 40 1. ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ NGÀNH 2. Ước tính giá trị ngành Phương pháp PE Nguồn dữ liệu: cophieu68.com PE EPS ROE Vốn thị trường (tỉ) % VTT AMV 16,3 404 4% 14 0,26% DBT 4,0 4263 17% 50 0,94% DCL 2,5 5795 17% 154 2,91% DHG 9,0 15638 34% 1643 31,00% DHT 6,7 3799 14% 106 2,00% DMC 5,1 5119 17% 443 8,36% DNM 6,3 2135 12% 31 0,58% DVD 0,4 9817 25% 49 0,92% IMP 7,5 6239 12% 723 13,64% LDP 1,6 11822 46% 32 0,60% MKP 6,0 8290 18% 396 7,47% OPC 3,6 6961 18% 198 3,74% PMC 3,2 5335 34% 109 2,06% PPP 31,2 199 4% 22 0,42% SPM 5,1 8412 19% 665 12,55% TRA 7,5 5564 19% 496 9,36% VMD 5,6 3680 18% 169 3,19% cophieu68.com Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền theo tỉ lệ phần trăm vốn thị trường, ta có kết quả sau: PE = 6.88 EPS = 9270.54 P ngành = PE x EPS = 6.88 x 9270.54 = 63739.68 3. ƯỚC TÍNH TỈ SUẤT SINH LỢI NGÀNH 41 Thông thường, mô hình CAPM thường được sử dụng để tính tỉ suất sinh lợi r. Ở Mỹ, lãi suất thị trường được tính bình quân từ danh mục S&P 500 và lợi suất phi rủi ro được tính từ bình quân lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm. Từ đó có thế tính được phần bù rủi ro thị trường MRP. Tuy nhiên tại Việt Nam, thị trường chưa ổn định và chưa đủ trưởng thành để đánh giá mức lợi suất cũng như chưa có danh mục đại diện cho thị trường. Cho nên phần bù rủi ro thị trường sẽ thường được tham khảo từ phần bù rủi ro của thị trường Mỹ. Với vị thế là nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam sẽ đương đầu với nhiều rủi ro, chủ yếu là rủi ro quốc gia Rn và rủi ro tỉ giá Rx. Do đó, phần bù rủi ro của thị trường Việt Nam sẽ được ước tính như sau a) Phần bù rủi ro của Mỹ Theo như tài liệu khảo sát của IESE Bussiness School 5/2011 về phần bù rủi ro (MRP) đòi hỏi của thị trường Mỹ, ta có: Khác với các tài liệu trước, thay vì khảo sát phần bù rủi ro mong đợi, thì tài liệu này đã tập trung vào phần bù rủi ro đòi hỏi bởi các giáo sư, các nhà phân tích và các công ty. Lấy trung bình MRPUSA = 5.5% với độ lệch chuẩn 1.7 b) Rủi ro quốc gia Việt Nam đang được Moody’s xếp hạng tín nhiệm B1. Dựa vào số liệu mới cập nhật tháng 7/2011 về rủi ro quốc gia của Aswath Damodaran, rủi ro quốc gia của Việt Nam là 6%. % Professors Analysts Companies Total Avg 5.5 5.0 5.6 5.5 St. Dev. 1.6 1.1 2.0 1.7 MRP2011 by IESE Bussiness School MRPVN = MRPUSA + Rn + Rx 42 Coutry Region Local currency Rating Adj Default Spread Country Risk Premiums Angola Africa Ba3 325 4.88% Bahamas Caribbean A3 115 1.73% China Asia Aa3 70 1.05% Greece Western Europe Caa1 700 10.50% Korea Asia A1 85 1.28% Russia Estern Europe & Russia Baa1 150 2.25% Thailan Asia Baa1 150 2.25% UK Western Europe Aaa 0 0% USA North America Aaa 0 0% Vietnam Asia B1 400 6.00% c) Rủi ro tỉ giá Theo bản tin ngày 16/6/2011, hãng tin Bloomberg đã trích lời dự báo của các chuyên gia rằng Việt Nam đồng sẽ mất giá thêm 1.4% xuống mức 20,900 đồng/USD vào cuối năm nay và 21,900 đồng/USD vào cuối năm 2012. Và tính từ năm 2009 đến nay, tiền đồng đã bị phá giá bốn lần và hồi tháng hai năm nay đã giảm 8.5% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Ước tính tương đối thì đồng Việt Nam sẽ mất giá khoảng 1% mỗi năm trong giai đoạn tình hình thế giới và trong nước có nhiều bất ổn. Như vậy, cho một giai đoạn đầu tư trung và dài hạn từ 5-7 năm, rủi ro tỉ giá Rx ước tính sẽ dao động từ 5-7% dựa vào khả năng giảm giá của đồng Việt Nam. Lấy trung bình Rx = 5%. Như vậy phần bù rủi ro MRP của Việt Nam sẽ là: MRPVN = MRPUSA + Rn + Rx = 5.5% + 6% + 5% = 16.5% 43 Sử dụng mô hình CAPM để tính tỉ suất sinh lợi ngành Dược, với rf = 12.5% là lãi suất trúng thầu (ngày 21/7/2011) trái phiếu chính phủ loại 5 năm do Kho Bạc Nhà nước phát hành. rD = rf + β*MRPVN = 12.5% + 0.6 x 16.5% = 22.4% 4. SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH PE EPS Pước tính Beta r ngành Dược 7.18 8837,43 63478,04 0.6 22.40% Xây dựng 7.1 2620 18602,0 0.8 25.70% Tài chính ngân hàng 7.6 2013 15298,8 0.6 22.40% Du lịch khách sạn 36.4 2768 100755,2 0.8 25.70% Chứng khoán 13.5 298 4023,0 1.4 35.60% Bất động sản 6.6 4042 26677,2 1.1 30.65% Bia rượu nước giải khát 21.6 3483 75232,8 0.3 17.45% Hàng tiêu dùng 6.9 3556 24536,4 1 29.00% cophieu68.com Ngành Dược Tài chính Công nghiệp Hiệu quả quản lý ROA 9.92% 3.80% 6.18% ROE 20.67% 11.12% 15.00% ROIC 24.46% 7.81% 14.18% 44 Khả năng sinh lợi KNTT nhanh 1.19 4.83 1.48 KNTT hiện hành 1.99 5.7 1.98 Nợ DH/ Vốn CSH 0.2 0.57 0.48 Tổng nợ/ Vốn CSH 2.49 1.54 2.42 Sức mạnh tài chính Tỉ lệ lại gộp 27.76% 22.53% 17.44% Tỉ lệ EBIT 12.57% 15.72% 12.45% Tỉ lệ lãi ròng 8.87% 6.98% 7.11% Stockbiz.vn So sánh với ngành Tài chính và Công nghiệp, ngành Dược có hiệu quả quản lý cao hơn 2 ngành còn lại, đặc biệt trong chỉ số ROE và ROIC. Về khả năng sinh lợi, tuy tỉ lệ Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu của ngành Dược (0.2) thấp hơn cả 2 ngành còn lại nhưng tỉ lệ Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu của ngành lại khá cao (2.49), cho thấy ngành Dược có đòn bẩy tài chính cao và nợ vay đã được sử dụng hiệu quả. Điều này thể hiện rõ trong chỉ số sức mạnh tài chính, với tỉ lệ lãi gộp trên 27% và tỉ lệ lãi ròng trên 8%. Nhìn chung, trong giai đoạn sau khủng hoảng, ngành Dược vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, và khả năng sinh lời tuy có sụt giảm nhưng vẫn cao hơn so với toàn thị trường. 45 0,00 20000,00 40000,00 60000,00 80000,00 100000,00 120000,00 P ước tính P ước tính 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% r ngành r ngành 46 Để dự báo triển vọng ngành dược trong tương lai, nhóm đã sử dụng những cơ sở thông tin đáng tin cậy từ dự báo của công ty Business Mornitor International (BMI)-Một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp các thông tin, dịch vụ tài chính như các báo cáo phân tích về quốc gia, ngành kinh tế, dự báo của các công ty chứng khoán Việt Nam, và một số dự báo của các tổ chức tổng cục thống kê, cục quản lý dược … về triển vọng ngành. Bên cạnh đó, nhóm còn dựa vào những xu hướng chính của ngành và ý kiến đánh giá của nhóm để đưa ra nhận định. Triển vọng dự báo của nhóm ước tính sử dụng trong trung hạn cho ba năm sắp đến. Dự báo nhu cầu tiêu dùng Chính sách của Chính Phủ Sự phát triển nội lực công ty sản xuất trong nước Dự báo sự tăng trưởng ngành Dược Dự báo mức độ cạnh tranh Tác động lên mức giá dược phẩm Khó khăn trong mở rộng thị phần Tỷ giá Lạm phát Giá xăng dầu Nển kinh tế toà ncầu Chính sách kiểm soát giá của chính phủ Gia tăng cạnh tranh các DN nước ngoài Lãi suất 47 I. NHỮNG DỰ BÁO THUẬN LỢI TRONG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DƯỢC PHẨM 1/ Tiềm năng tăng trưởng về nhu cầu Nhu cầu gia tăng chi tiêu thuốc của người dân chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Trong đó có một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu tương lai này: các yếu tố về dân số, thu nhập bình quân, tình hình bệnh tật. - Dân số:Tình hình dân số có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu chi tiêu thuốc cho nên dự báo về sự gia tăng dân số là điều cần thiết. Trong vòng từ 1999-2009 trung bình mỗi năm lại tăng thêm gần 1 triệu người, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về đông dân số. Ngày 14-6-2011, tại Hà nội, Tổng cục Thống kê kết hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội nghị công bố các ấn phẩm tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2011. Theo dự báo dân số 2009 - 2049, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049. Như vậy, mặc dù Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ “Dân số vàng”, nhưng tình trạng gia tăng dân số vẫn sẽ tiếp tục mặc dù có suy giảm hơn so với trước. Dân số đông kéo theo các nhu cầu chi tiêu về sức khoẻ gia tăng, đặc biệt là thuốc. - Thu nhập bình quân và nhận thức về sức khoẻ: Trong khi Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế, thì đồng thời thu nhập bình quân trên đầu người cũng sẽ gia tăng. IMF đã dự báo rằng GDP của VN sẽ tăng 5.8%, 7.0%, 7.4%, 7.4% từ năm 2010 đến 2013. Và nước ta cũng đang tiếp tục phấn đấu để thu nhập bình quân trên đầu người từ khoảng 1300 USD năm 2011 và đạt được 2000 USD vào năm 2015. Thu nhập gia tăng đời sống người dân được cải thiện hơn; do đó ngày càng chú trọng quan tâm đến sức khỏe. Kèm theo đó, ý thức về sức khoẻ của người dân cũng dần được nâng cao. Nhu cầu khám chữa bệnh sẽ tăng, cùng với mong muốn được sử dụng những loại thuốc đặc trị tốt hơn. Theo Bộ Y tế ,tiền thuốc sử dụng trên đầu người hàng năm ở nước ta cũng tăng mạnh, nếu như năm 2005 chỉ là 7,5 USD/người/năm thì tới năm 2009 đã lên tới 19,77 USD và dự kiến năm 2010 là 18,8 USD, đến năm 2014 là 38,8 USD. - Tình hình bệnh tật: Theo một số chuyên gia y tế nhận định, tình trạng bệnh tật ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng. Và Cũng theo BMI dự báo, Vấn đề hô hấp, hen suyễn và tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), ngày càng tăng ở Việt Nam, một phần do sự 48 phổ biến cao của việc hút thuốc (VIệt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ nam hút thuốc nhiều nhất thế giới) và một phần do chất lượng không khí kém. Tương tự như vậy, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và cao huyết áp sẽ cung cấp phạm vi cho các hãng dược để mở rộng các loại thuốc. Theo thống kê năm 2010, thực trạng ung thư ở Việt Nam hiện nay ngày càng u ám hơn và số tử vong do ung thư không dừng ở mức 10 vạn người mỗi năm, tỷ lệ ung thư gan và ung thư vú là một trong những nước chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. Đồng thời, tỷ lệ gia tăng đái tháo đường phát triển nhanh nhất thế giới, bệnh cao huyết áp có xu hướng gia tăng rất nhanh nhưng chưa được quan tâm đúng mức trong cộng đồng.Bên cạnh đó, tình hình hoành thành của dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và chưa được chưa dập tắt hẳn: bệnh cúm, chân tay miệng, bệnh sars… Theo nhận định, tình trạng bệnh tật ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển,do đó nhu cầu sử dụng vắc xin phòng người và các loại thuốc đặc trị trong tương lai là vô cùng cần thiết.  Tóm lại, các yếu tố trên đồng loạt gia tăng trong tương lai tạo một xu hướng gia tăng trong nhu cầu về chi tiêu về sức khoẻ, đồng thời cũng gia tăng chi tiêu về dược phẩm trong tương lai mà khả năng thay thế các bằng các sản phẩm khác là hầu như không có. Và chúng ta hãy xem dự báo gia tăng Tổng chi tiêu cho sức khoẻ gia tăng như thế nào ở Việt Nam trong những năm sắp tới: 2006 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f Health expenditure (US$bn) 3.994 5.056 6.548 7.280 7.878 8.971 10.318 12.088 14.052 Health expenditure (US$bn), % y-o-y 26.4 26.6 29.5 11.2 8.2 13.9 15 17.2 16.2 Health expenditure (VNDbn) 63,851 .67 81,277 .57 107,60 2.66 129,491 .07 151,250 .08 177,178 .65 203,783 .40 232.703 .34 263,472 .12 Health expenditure (VNDbn), %y-o-y 27.5 27.3 32.4 20.3 16.8 17.1 15 14.2 13.2 Government health expenditure (VNDbn) 20,646 31,962 41,416 49,519 57,382 66,587 75,752 85,434 95,392 Private health expenditure (VNDbn) 43,206 49,316 66,187 79,972 93,868 110,592 128,031 147,270 168,080 49 Nguồn: Dự báo của BMI_”Viet Nam, Pharmaceutials and heathcare report” 2.Chính phủ và bộ y tế đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất dược phẩm nội địa Chính Phủ cùng với sự phối hợp của Bộ y tế đã có những bước tiến quan trọng và tầm nhìn chiến lược cho ngành dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới. Bộ Y Tế đã tổ chức hội nghị " Định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến năm 2020" (tháng 7 năm 2010) cùng đề án "Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020" chắc chắn sẽ khuyến khích hơn nữa sự sản xuất trong nước, tăng hơn về số lượng cũng như chất lượng thuốc đầu ra. Đồng thời Chính Phủ cũng rất chú trọng đến đầu vào của ngành, thông qua “Hội nghị phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia” được Bộ Y Tế tổ chức ngày 30/5/2010, tin chắc trong tương lai sẽ có những doanh nghiệp nội địa phát triển và khai thác nhiều vùng dược liệu trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể hơn, Chính Phủ đã đã vạch ra kế hoạch đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm trong 10 năm tới để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, cùng với kế hoạch đầu tư 241 triệu USD trong tám dự án trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc địa phương. Điều này sẽ bao gồm việc xây dựng bốn nhà máy dược phẩm trong bốn năm tới. Các nhà chức trách nhằm mục đích để có 80% nhu cầu trong nước đáp ứng bởi sản xuất địa phương vào năm 2015, tăng từ khoảng 50% hiện nay.  Tóm lại: Với sự khuyến khích của Chính Phủ đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, chuẩn bị đủ nội lực để có thể nâng cao thị trường tiêu thụ và nhất là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi thuế xuất nhập khẩu thuốc giảm 2011-2012. 3. Nội lực các doanh nghiệp sản xuất trong nước - Để gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và mở rộng thị phần hơn nữa so với hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang có những dự án mở rộng nhà máy, cải tiến kỹ thuật và đầu tư vào nghiên cứu. Cụ thể một vài Doanh nghiệp có các dự án đầu tư lớn bao gồm cả Đông Dược và Tây Dược: Private sector healthy expenditure. % of total 67.67 60.68 61.51 61.76 62.06 62.42 62.83 63.29 63.79 50 Nguồn : Báo cáo Phân tích ngành dược_”Tổng quan ngành dược 2010 và Triển vọng ngành dược 2011” của công ty chứng khoán SME Những dự án này hứa hẹn một tiềm năng mạnh mẽ cho sự phát triển trong thị trường dược phẩm nước ta. - Xuất khẩu cũng kỳ vọng sẽ có một sự tăng trưởng nhanh, cùng với sự gia tăng trong tiêu chuẩn sản xuất quốc tế.Từ một lượng thấp khoảng 40 triệu đô trong năm 2009, xuất khẩu dự báo sẽ đạt 126 triệu đô trong năm 2014 tương đương với một CAGR khoảng 26 (theo BMI). OPC Trong năm 2010, Công ty đã đầu tư và đã vào hoạt động nhà máy sản xuất cồn OPC tinh luyện, dự kiến năng suất của nhà máy Cồn trong năm 2011 sẽ vượt công suất 5 triệu lít/năm, tăng 1 triệu so với năm nay. Cuối năm 2011, nhà máy Dược phẩm OPC đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ được hoàn thành. Với công suất trung bình gấp đôi nhà máy hiện hữu, tuy chưa thể mang lại hiệu quả năng suất năm 2011 và 2012 do đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, nhưng trong dài hạn sẽ tăng năng suất DN lên đáng kể. Dược Hà Tây Trong Quý I/2010, DHT đã đầu tỷ hơn 10 tỷ đồng để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc Đông dược Imexpharm Năm 2010, Nhà máy Cephalosporine Bình Dương sản xuất thuốc kháng sinh dạng lỏng đã đi vào chạy thử. Khi nhà máy được đã vào hoạt động chính thức, ước tính sẽ mang lại khoảng 200 tỷ đồng doanh thu. Hiện IMP đang đầu tỷ xây dựng dây chuyền thuốc tiêm Peni tại KCN VN – Singapore, Hải Phòng.. Dược Hậu Giang Nhà máy mới Non Beta-Lactam dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2/ 2011 với công suất 4 tỷ đơn vị sản phẩm, gồm 2 khu: Khu 1 có công suất 2,5 tỷ đơn vị sản phẩm - theo tiêu chuẩn GMP WHO, khu 2 có công suất 1,5 tỷ đơn vị sản phẩm - theo tiêu chuẩn GMP EU. Dự kiến sẽ góp khoảng 1 tỷ dơn vị sản phẩm vào sản l„ợng của DHG nếu đạt hết công suất. Dược Cửu Long Nhà máy sản xuất viên nang Capsule II và Nhà máy sản xuất kháng sinh thế hệ mới bắt đầu đi vào hoạt động năm 2010. Nhà máy Capsule II chuyên sản xuất vỏ nang rỗng capsule, công suất 2,25 tỷ viên/năm và Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin với giá trị sản l„ợng 500 tỷ đồng/năm. Hai nhà máy với năng suất hoạt động năm đầu ch„a cao do đang ở trong giai đoạn chạy thử, vẫn sẽ góp phần cải thiện doanh thu DCL 2006 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f 51 Nguồn: Dự báo của BMI_”Viet Nam, Pharmaceutials and heathcare report” - Riêng về phân khúc Đông Dược, các doanh nghiệp nội địa đã chủ động trong nguồn nguyên liệu tự trồng để hạn chế bớt nguồn nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Trước tình hình, ngày càng có nhiều đông dược nhập khẩu từ Trung Quốc không có nhãn mác, các loại thuốc giả… đã tạo ra viễn cảnh tăng trưởng hơn đông dược Việt Nam, khi mà các nhà máy sản xuất nước ta phải đạt tiêu chuẩn GMP, thì chất lượng thuốc trong nước ngày càng cao hơn nữa và có được niềm tin từ công chúng nhiều hơn. - Năm 2011, nhiều đầu thuốc bán chạy của các tập đoàn sản xuất thuốc hàng đầu trên thế giới sẽ hết hạn bằng sáng chế. Ông Joel Owerbach, giám đốc dược của Excellus Blue Cross Blue Shield cho biết "theo ước tính của tôi, ít nhất 15% dân số đang dùng các loại thuốc mà bằng sáng chế của chúng sẽ hết hạn trong năm 2011 hoặc 2012". Đây cũng là điều kiện cho các DN nước ta gia tăng thêm đầu thuốc khi thuốc generic vẫn là thế mạnh của nền sản xuất trong nước. 4. Mức độ cạnh tranh trong ngành dược tiếp tục cao Vào cuối năm 2010, các doanh nghiệp sản xuất thuốc Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn GMP, các doanh nghiệp sản xuất thiếu tiêu chuẩn sẽ ngừng hoạt động hoặc sẽ diễn ra những cuộc mua bán sáp nhập kể cả Đông Dược và Tây Dược, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng khẳng định được vị thế và chất lượng của mình. Do đó, thị trường chỉ còn sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp có tiêu chuần chất lượng cao. Cụ thể, các doanh nghiệp vốn đã có quy trình sản xuất thuốc rất tốt, đồng thời chiếm thị phần cao trên Pharmaceutical exports (US$mn) 19.8 25.1 31.6 39.8 50.1 63.2 79.5 100.1 125.9 Pharmaceutical exports (US$mn), %chg y-o-y 11.3 26.7 25.5 26.1 26 26 25.9 25.8 25.8 Pharmaceutical exports (VNDmn) 317.327 404,303 518,563 707,756 962,832 1,247,6 04 1,570,8 13 1,926,7 39 2,360,5 61 Pharmaceutical exports (VNDmn), %chg y-o-y 12.3 27.4 28.3 36.5 36.0 29.6 25.9 22.7 22.5 52 thị trường thì vẫn chiếm ưu thế. Trong đó, bộ 3 Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm nhiều năm đều nằm trong danh sách 5 doanh nghiệp hàng đầu về doanh thu sản xuất cả nước. Bên cạnh đó, do miễn giảm thuế nhập khẩu thuốc từ 2-2.5% từ năm 2011-2012 theo cam kết với WTO, các đầu thuốc nhập khẩu từ nước ngoài sẽ tăng. Nó cũng là động lực để các doanh nghiệp sản xuất thuốc nội địa không ngừng nâng cao và mở rộng chất lượng hơn nữa để cạnh tranh với khu vực sản xuất nước ngoài. II. DỰ BÁO NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC MÀ NGÀNH DƯỢC PHẨM SẼ GẶP PHẢI Nhóm nhân tố tác động lên giá cả dược phẩm 1. Sự biến động tỷ giá ngoại tệ và lãi suất khó dự đoán được Trong những năm sắp tới, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động với giai đoạn hậu khủng hoảng.Vì vậy, các rủi ro về tỷ giá và lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên các ngành kinh tế đặc biệt các ngành có liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoài trong đó có ngành dược.Tỷ giá và lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Do các hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ( NPL) và thuốc thường được ký bằng đô la, Việt Nam đồng mất giá, và nguồn ngoại tệ khan hiếm khiến nhiều công ty gặp khó khăn khi nhập khẩu NPL, thuốc và đầu tư sản xuất. Trong năm 2011, tỷ giá USD/VND tiếp tục được điều chỉnh tăng 9.3%, lãi suất cho vay đồng thời cũng tăng ở mức cao, phổ biến từ 16%-20%, ảnh hưởng mạnh hơn tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dược so với năm 2010, nhất là các doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao. 2. Giá xăng dầu thế giới liên tục leo thang Giá dầu mỏ liên tục leo thang trong thời gian qua và dường như vẫn chưa có dấu hiệu giảm lại đã kéo theo xu hướng lạm phát cao .Giá cả của các mặt hàng tăng liên tục điều chỉnh theo lạm phát .Dược phẩm cũng là một loại hàng hóa trên thị trường nên không phải là ngoại lệ.Tuy nhiên với chính sách kiểm soát giá của chính phủ , giá dược phẩm sẽ tăng hợp lí với chỉ số CPI. Giá dầu mỏ theo dự báo có thể vượt ngưỡng 100USD/thùng trong vòng 2 năm tới. 53 Nguồn: Phòng Thị trường Petrolimex 3. Những rủi ro xuất phát từ chính sách kiểm soát giá của chính phủ Mặc dù chính phủ có những ưu tiên phát triển ngành dược tuy nhiên ,thuốc là mặt hàng nhạy cảm do có khả năng tác động khá lớn đến đời sống xã hội, do đó Chính phủ đã đưa dược phẩm vào danh sách kiểm soát giá.Theo quy định của Cục Quản lý Dược, các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý Dược dựa trên chi phí sản xuất cho từng năm, nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu đầu vào thì các công ty có thể trình Sở Y Tế địa phương để xin điều chỉnh giá thuốc, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện nếu được sự chấp thuận của Sở Y tế. Tuy nhiên, thuốc ngoại nhập lại không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của chính sách kiểm soát này.Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay và hậu khủng hoảng sắp tới, đặc biệt là những ảnh hưởng của thiên tai thường xuyên xảy ra, với một nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu đến 90% thì những rủi ro về giá nguyên liệu là rất lớn.Chi phí tăng buộc các doanh nghiệp tăng giá thuốc.Việc đăng kí tăng giá thông thường nhận được sự phản ứng khá chậm chạp từ các cơ quan chức năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của nhiều công ty trong nước.  Nhóm nhân tố tác động đến việc mở rộng thị phần, tăng trưởng trong doanh thu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng 1. Triển vọng kinh tế thế giới 54 Giai đoạn khủng hoảng kinh tế dường như vẫn chưa chấm dứt với khủng hoảng nợ công đang lan rộng.Nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Âu- vốn là đầu ra quan trọng của nhiều mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam có dấu hiệu đi xuống khiến cho xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn.Kết quả là ảnh hưởng đến thu nhập cũng như việc làm ở Việt Nam.Và do đó, mức chi tiêu cho các mặt hàng giảm đi trong đó sản phẩm ngành dược. 2. Gia tăng cạnh tranh với đối thủ nước ngoài Theo cam kết WTO, thuế nhập khẩu thuốc ở Việt Nam sẽ giảm xuống còn 2-2.5%, một điều kiện béo bỡ cho việc gia tăng các đầu thuốc nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Và do đó, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh khá khốc liệt. Điều này gây nhiều khó khăn hơn cho bước tiến của thi trường thuốc nội địa khi nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh, quá trình đầu tư nghiên cứu thử nghiệm thuốc còn nhiều hạn chế, với nền tảng sản xuất là thuốc generic thì doanh thu và thị phần thuốc đặc trị vẫn chưa tăng cao được. Đây đúng là thách thức khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thuốc nước ta. 3. Lãi suất tăng cao để kiềm chế lạm phát - Mấy năm gần đây lạm phát Việt Nam luôn ở 2 con số. Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế, cho nên lạm phát lả điều không thể tránh khỏi. Theo IMF dự báo lạm phát ở Việt Nam năm 2011 đạt mức 13.75%. Lạm phát cao là nguyên nhân khiến Ngân hàng trung ương gia tăng lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tạo khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc nội địa trong việc huy động vốn mở rộng nhà máy, cải tiến trang thiết bị, phát triển thị phần. III. TỔNG KẾT: DỰ BÁO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH Tổng hợp từ các yếu tố trên: Xu hướng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tăng cao; kèm theo đó các Doanh nghiệp trong nước đang mở rộng thêm các cơ sở, trang thiết bị sản xuất mới cùng với những điều kiện hỗ trợ của Chính Phủ, mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng và cũng như sản lượng đầu ra; với những dự báo trên tin chắc rằng sẽ gia tăng sản lượng và chất lượng dược phẩm trong tương lai ở thị trường nội địa. Như vậy, Xu thế tiêu dùng cùng với sản lượng gia tăng, thị trường dược phẩm nội địa sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Nhóm đã tìm thấy số liệu dự báo cho sự tăng trưởng này.Theo dự báo của BMI, giai đoạn trung hạn đến năm 2014, thị trường tiêu thụ dược phẩm ở Việt Nam sẽ đạt 56, 55 931 tỷ VND ( 3.04 tỷ USD), tương đương với một tốc độ tăng trưởng bình quân(CAGR) là 15,8% (VND) và 14,6% (USD). Dự báo dài hạn cho thị trường đạt khoảng 107, 395 tỷ VND ( 6.61 tỷ USD) trong năm 2019, tương đương với một tốc độ CAGR là 14,7% bằng tiền Việt Nam từ năm 2009 đến 2019.Tuy nhiên, do những biến động xấu trong nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.Nền kinh tế thiếu đầu ra chủ yếu ,lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế trong các dòng vốn,…thì ngành dược sẽ bị tác động mạnh và khi đó những con số dự đoán trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể. Nhưng những khó khăn gặp mà ngành dược gặp phải cũng nằm trong các khó khăn chung của nền kinh tế, nhóm tin rằng nỗ lực các DN sản xuất trong nước và sự hổ trợ của Chính Phủ, nhu cầu chi tiêu gia tăng thì Ngành dược vẫn sẽ giữ được tốc độ tăng trưởng của mình. Theo dự báo của BMI về Doanh số ngành dược phẩm đến 2014 Year 2006 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f Prescripton drug sales (US$bn) 0.68 0.80 1.01 1.12 1.23 1.39 1.6 1.89 2.23 Patented drug sales (US$bn) 0.23 0.27 0.34 0.37 0.4 0.44 0.49 0.57 0.65 Year 2006 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f Pharmaceutical sales (US$ bn) 0.956 1.114 1.400 1.538 1.683 1.900 2.186 2.581 3.036 Pharmaceutical sales (US$bn), % chg y-o-y 13.8 16.5 25.7 9.9 9.4 12.9 15 18.1 17.7 Pharmaceutical sales (VNDbn) 15283.9 17908.4 23005.9 27360.9 32310.1 37529.3 43166.8 49676.7 56930.5 Pharmaceutical sales (VNDbn), % chg y-o-y 14.8 17.2 28.5 18.9 18.1 16.2 15 15.1 14.6 56 Generic drug sales (US$bn) 0.45 0.53 0.68 0.75 0.83 0.95 1.11 1.32 1.57 OTC drug sales (US$bn) 0.27 0.31 0.39 0.42 0.46 0.51 0.59 0.69 0.81 IV. CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO CHỨNG KHOÁN NGÀNH DƯỢC HAY KHÔNG? 1. Ngành Dược trên sàn chứng khoán  Thị trường vốn hoá của ngành dược còn khiêm tốn khoảng 1.4% năm 2009. Số lượng công ty niêm yết còn khá ít so với một số ngành khác như nhóm ngành thực phẩm, dầu khí, tài chính.  Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) qua các năm đạt mức cao và cũng gấp đôi trung bình thị trường. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Có thể nói, yếu tố nợ là một phần tác động. 57  Tỷ suất sinh lợi của ngành dược ở mức cao( khoảng 25% ) tương ứng với các ngành then chốt khác như ngân hàng, xây dựng, bất động sản,…  P/E ngành dược nhìn chung được thị trường đánh giá ở mức tương đối, không quá cáo như du lịch khách sạn , bia rượu ,…ở mức 7,18.  Năm 2011, đã khoảng 17 có công ty niên yết trên thị trường chứng khoán. Đa phần là các DN sản xuất Tây dược, phân khúc đông Dược chỉ mới có 2 công ty niêm yết. Sau đây là danh sách các công ty đã niên yết ở Việt Nam: Mã Tên công ty Sản phẩm chính Địa bàn hoạt động Hệ thống phân phối 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% r ngành r ngành 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Dược Xây Dựng Tài chính ngân hàng Du lịch khách sạn Chứng khoán Bất động sản Bia rượu, nước giải khát Hàng tiêu dùng 7,18 7,1 7,6 36,4 13,5 6,6 21,6 6,9 P/E giữa các ngành 58 OPC OPC Sản phẩm chủ lực gồm Kim Tiền Thảo OPC, Linh Chi OPC, Mimosa,... Ngoài ra, OPC cũng độc quyền sản xuất NPL Ethanol cho DN Dược khác. Mạnh ở khu vực TP HCM và miền Đông (68%), và miền Tây (16%). Nhà thuốc, bệnh viện Y học cổ truyền và trung tâm y tế, qua đấu thầu và bán trực tiếp. TRA Traphaco Đông dược là mặt hàng chủ lực, chiếm 38% tổng doanh thu và 60-70% lợi nhuận hàng năm. SP chủ đạo: Boganic – 20% DT Khu vực miền Bắc có thị phần lớn nhất (70% doanh thu), tiếp theo là khu vực miền Trung Điểm mạnh của Trafaco là độ phủ sóng tới tận tuyến xã và tỉnh. Công ty hiện có 2 chi nhánh tại TPHCM và Đà Nẵng và 34 đại lý độc quyền. Các DN Đông dược DHG Dược Hậu Giang Mặt hàng có thị phần lớn nhất là kháng sinh, vitamin, giảm đau hạ sốt, tai mũi họng. Sản phẩm có mặt 64 tỉnh thành của cả nước. Lớn và hiệu quả với 7 công ty phân phối riêng, 43 đại lý, và 53 quầy thuốc tại các bệnh viện. Sản phẩm của DHG có mặt tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc. IMP Imexpharm Kháng sinh, vitamin, thực phẩm chức năng. Khu vực ĐB sông Cửu Long và TP HCM là 2 địa bàn lớn nhất của công ty, chiếm 48% và 19% tỷ trọng doanh thu hàng IMP. Các nhà phân phối độc quyền cho IMP gồm: Cty TNHH Dược phẩm Gia Đại, DP Long Giang, DP Quốc tế, DP Vĩnh Khang… DHT Dược Hà Tây Kháng sinh có β-lactam và kháng sinh Cephalosporin Có mặt trên 30 tỉnh thành của cả nước. Riêng tại địa bàn Hà Tây, công ty có mạng lưới cửa hàng đến tất cả các xã, phường Phân phối sản phẩm qua các công ty dược khác: Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ, chi nhánh Dược TW2, TW3, công ty Dược phẩm Nam Hà, Hải Phòng. PMC Pharmedic Dòng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm Địa bàn tiêu thụ chủ lực là TP Hồ Chí Minh và miền Tây. Cung cấp sản phẩm cho các công ty kinh doanh dược phẩm (chiếm 63% doanh thu thuần). Các DN sản xuất Tây dược DMC Domesco Nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về thuốc tim mạch và nội tiết. Trong đó, hoạt động sản xuất thuốc là chủ đạo chiếm tới 52% doanh thu. Kinh doanh chiếm 48% doanh thu. Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%. Sản phẩm của Domesco được tiêu thụ trên khắp cả nước và xuất khẩu sang Japan, HongKong, Lao, Campuchia, Philippine MKP Mekophar DN duy nhất trong nước sản xuất NPL kháng sinh bán tổng hợp (Ampicilin trihydrat và Amoxicilin trihydrat) đáp ứng cho các công ty dược khác. Khu vực TP HCM, Hà Nội và khu vực miền Bắc là 2 khu vực trọng điểm với 50% và 21% tổng DT thuần Sử dụng hệ thống phân phối của các công ty Dược phẩm TW, địa phương và BV trên toàn quốc SMP S.P.M Sản phẩm Vitamin Myvita chiếm 21.9% thị phần nội địa. Vitamin là nhóm sản phẩm mạnh của công ty. TPHCM, Hà Nội, các tỉnh Công ty TNHH D„ợc Phẩm Đô Thành độc quyền chịu trách nhiệm phân phối tới các hiệu thuốc và BV tại TP HCM và Hà Nội. 59 2. Cổ phiếu ngành dược được mệnh danh là cổ phiếu “phòng thủ” a. Các đặc trưng của cổ phiếu phòng thủ: ( Defensive stock )  Đây là loại cổ phiếu cung cấp cho nhà đầu tư cổ tức liên tục và thu nhập ổn định cho dù tình hình chung trên thị trường chứng khoán như thế nào đi chăng nữa.  Cổ phiếu phòng thủ cũng được xem là một cổ phiếu không có tính chu kỳ  Cổ phiếu phòng thủ vẫn tồn tại ổn định trong suốt các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Trong suốt thời kỳ suy thoái, chúng có khuynh hướng thể hiện một tỷ suất sinh lợi tốt DCL Dược Cửu Long Sản xuất sản phẩm viên nang (NPL) cho các DN Dược trong nước và xuất khẩu, cung ứng 40% nhu cầu viêm nang NPL cho thị trường nội địa. Các thành phố lớn, đông dân: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Phân phối trực tiếp sản phẩm Capsule và NPL sản xuất tân dược cho các xí nghiệp trong nước. Phân phối cho các BV chủ yếu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long Các công ty sản xuất thuốc đặc thù DBT Bến Tre Kinh doanh thuốc nhập khẩu từ nước ngoài và thuốc trong n„ớc Kinh doanh thuốc nhập khẩu từ n„ớc ngoài và thuốc trong nước Công ty có mạng l„ới phân phối riêng với 4 chi nhánh lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, và TPHCM. Riêng tại Bến Tre, Cty có 22 hiệu thuốc tại tất cả 7 huyện và thị xã. DVD Viễn Đông Chuyên mua bản quyền dược phẩm sau đó thuê các DN trong nước và nước ngoài sản xuất (thương hiệu Lily of France). Nổi bật: Kháng sinh Vidorigyl và Vidorovacyn, Bổ gan Vidocenol. Rộng khắp, đặc biệt là khu vực Hà Nội, Hải Phòng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh 3 trung tâm phân phối chính tại HN, TPHCM, Đà Nẵng, 21 chi nhánh tại các tỉnh lớn, 14 đại lý cấp 1 tại các tỉnh còn lại. Sản phẩm có mặt tại 18.000 nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám… LDP Dược Lâm Đồng Kinh doanh hơn 1000 chủng loại thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước. 77% hàng kinh doanh là của các DN khác. Tỉnh Lâm Đồng (các nhà thuốc, cơ quan, bệnh viện và trung tâm y tế huyện thị trong tỉnh Công ty hiện có 3 chi nhánh tại Hà Nội, TP HCM, và Bảo Lộc, thực hiện phân phối cho các đại lý, siêu thị, hiệu thuốc, và bệnh viện trên toàn quốc VMD Vimedimex Chuyên xuất nhập khẩu, ủy thác và phân phối Dược phẩm, NPL, thiết bị y tế và hóa chất xét nghiệm (90% doanh thu). Chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam Bộ: TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh, ..., phía Bắc có Hà Nội. Có hệ thống phân phối nhà thuốc riêng. Ngoài ra, công ty đấu thầu mua sắm TBYT, tân dược của cac BV. BV 115, Chợ Rẫy, BV Đại học Y TPHCM… Các công ty kinh doanh, nhập khẩu và phần phối thuốc 60 hơn thị trường, Và ngược lại, trong giai đoạn tăng trưởng thì chúng lại thể hiện thấp hơn thị trường.  Hệ số beta của các cổ phiếu phòng thủ luôn nhỏ hơn 1 b. Điều này có đúng với thị trường chứng khoán Việt Nam không? Chúng ta hãy xem xét vài bằng chứng.  Ngành dược thuộc nhóm hàng thiết yếu, cho nên tốc độ tăng trưởng khá ổn đinh, mặc dù thời kỳ suy thoái năm 2008, nhưng ngành dược vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu hai con số khoảng trên 20%. Do doanh thu khá ổn định nên tỷ lệ chia cổ tức không biến động cao so với các ngành khác. Và Theo những nghiên cứu đã cho thấy ngành dược là ngành không nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh.  Tỷ lệ chia cổ tức của một số công ty ngành dược: Công ty Ngày Hình thức chia cổ tức AMW 4/3/2011 Bán ưu đãi tỉ lệ 1:1 giá 10k /1CP DBT 1/8/2011 Cổ tức bằng tiền 10% DCL 25/5/2011 Cổ tức bằng tiền 10% DDN 30/5/2011 Cổ tức bằng tiền 20% DHG 25/8/2011 Cổ tức bằng tiền 30% DHT 8/8/2011 Bán ưu đãi tỉ lệ 100:32 giá 12k /1CP DMC 20/6/2011 Cổ tức bằng tiền 12% DPP 11/5/2011 Cổ tức bằng tiền 10% DVD 8/9/2010 Bán ưu đãi tỉ lệ 100:55 giá 20k /1CP IMP 5/5/2011 Cổ tức bằng tiền 22% LDP 13/6/2011 Cổ tức bằng cổ phiếu , tỷ lệ 2:1,Cổ tức bằng tiền 15% 61  Hệ số beta của ngành trung bình là 0.6, các công ty niêm yết đa phần đều có beta <1, Riêng chỉ có công ty Việt Mỹ (AMV) lớn hơn 1 lý do một phần do Công ty vừa sản xuất dược phẩm, và còn phụ thuộc vào mảng sản xuất thiết bị y tế. Qua bảng số liệu, ta thấy rằng Imexpharm là công ty ít chịu rủi ro nhất. Beta của ngành tháng 8 năm 2011, nguồn: Cophieu68.com Tỷ suất sinh lợi ngành trong thời kỳ khủng hoảng 2008. Nền kinh tế khủng hoảng, nhiều ngành nghề rơi vào tình hình khó khăn, lợi nhuận sụt giảm. Trong khi đó, kết quả kinh doanh công bố của các doanh nghiệp thuộc ngành Dược vẫn được đánh giá là khá khả quan so với tình hình chung trên cả hai sàn HoSE và HaSTC. 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 AMV DBT DCL DDN DHG DHT DMC DPP DVD IMP LDP 1,13 0,38 0,52 0,26 0,48 0,94 0,85 0,8 0,77 0 0,08 62 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của các công ty ngành Dược năm 2008 ở mức cao. Không những không có thành viên nào có kết quả kinh doanh lỗ mà nhóm doanh nghiệp này còn có những con số tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mức biến động giá cổ phiếu của ngành Dược trong khủng hoảng năm 2008-2009 cho tới hiện nay:  Giai đoạn khủng hoảng 2008-2009: Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, cổ phiếu ngành dược theo đà thị trường cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng chung và mức giảm điểm của nhóm cổ phiếu này thấp hơn mức chung của toàn thị trường. VNINDEX từ 1099.31 (12/10.2007) điểm giảm xuống còn 242.530 điểm(24/2/ 2009), một khoảng 856.78 điểm. Trong khi đó ngành dược giảm từ 225 xuống còn 60, một khoảng giảm 165 điểm, ít hơn nhiều so với trung bình thị trường.  Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế từ đầu 2010 đến nay, qua biểu đồ, ta giá cổ phiếu Dược vẫn chỉ biến động lình xình từ khoảng 60 – 115 điểm. Khi VNINDEX tăng cao nhất trên khoảng 609.340 điểm vào ngày 26/10/2009 thì mức dao động giá cổ phiếu của ngành dược chỉ gần khoảng 115 điểm. Điểu này cho ta thấy mức độ ổn định trong cổ phiếu Dược rất cao. 63 Sự biến động giá cổ phiếu ngành dược (đường màu nâu) và VNINDEX (đường màu xanh) từ 2006- tháng 8 2011  Tóm lại, qua các yếu tố phân tích trên ta rút ra những khuyến nghị đầu tư như sau: +Ngành dược không phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, do thanh khoản không ổn định, thấp hơn trung bình nhiều ngành chủ chốt khác và quan trọng hơn là thiếu thông tin đột biến. Trong những giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh, giá cổ phiếu ngành dược suy giảm ít hơn nên cũng không có nhiều cơ hội bật mạnh. + Ngành dược phù hợp hơn đối với nhà đầu tư ( NĐT) giá trị, nắm giữ trung và dài hạn, do dòng tiền tương đối ổn định và cổ tức cao. Trong nhóm ngành dược, NĐT nên tập trung vào các công ty thiên về sản xuất (hơn là phân phối), với các dòng sản phẩm có chất lượng R&D (nghiên cứu và phát triển) cao, thiên về thuốc đặc trị có khả năng thay thế thuộc ngoại nhập và có hệ thống phân phối mạnh cả về bán buôn và bán lẻ 2006 Feb Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2008 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2009 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2010 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2011 Mar Apr May Jun Jul Aug 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 x100 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125 130 135 140 145 150 155 160 165 170 175 180 185 190 195 200 205 210 215 220 225 230 235 240VS-Pharma (77.1300, 77.2000, 76.1500, 77.1300, -0.11000) 2006 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Nov Dec 2007 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Nov Dec 2008 Mar Apr May Jul Aug Sep Nov Dec 2009 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2010 Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Nov Dec 2011 Mar Apr May Jun Jul Aug 1000 2000 3000 4000 5000 6 7 8000 9000 10000 11 12 13000 14000 x10000 200 2 0 30 35 400 450 500 55 60 650 700 750 80 85 900 950 1000 1050 1100 1150 1200 1250VNINDEX (380.970, 384.440, 379.840, 384.440, -1.51999) 64 3. Sự hấp dẫn cổ phiếu ngành dược trong giai đoạn hiện nay? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải tổng hợp lại những yếu tố trên.  Về bản chất, ngành Dược là một ngành theo dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Nội lực tiếp tục đang trên đà mở rộng thị phần, nâng cao hơn về chất lượng và sản lượng thuốc đầu ra. Tỷ số nợ/ Tổng tài sản thuộc loại trung bình so với các ngành khác (khoảng 43% năm 2010). Tỷ suất sinh lợi ước tính nằm top nhóm ngành có tỷ suất sinh lợi cao.  P/E của cổ phiếu Dược khoảng 7, tuy không nằng trong top những nhóm ngành có P/E cao nhưng nhóm ngành chứng khoán, săm lốp, du lịch khách sạn… nhưng nó đủ để vững vàng giữ mức phòng thủ của mình  Như vậy, ngành dược là một ngành đáng để các nhà đầu tư xem xét.  Về điều kiện đầu tư hiện nay: Tổng quan về nền kinh tế nước ta hiện nay đang đối mặt rất nhiều khó khăn về biến động tỷ giá, lạm phát, lãi suất và bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ và Châu Âu làm cho kênh đầu tư chứng khoán giảm xuống, người dân tìm nguồn đầu tư an toàn hơn ở vàng. Trên thị trường chứng khoán liên tục gần đây giảm nhưng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, nhưng do biến động nền kinh tế còn khó có thể được dự đoán trước nên tìm một loại cổ phiếu là nơi trú ẩn an toán để đầu tư hiện nay là điều cần thiết. Với đặc tính “ phòng thủ” của mình là một loại cổ phiếu lý tưởng có thể nằm trong danh mục của những nhà đầu tư ít rủi ro. Nếu đầu tư thì đầu tư vào những mã cổ phiếu nào. Trong phần này nhóm chỉ nhận định dựa trên những con số thị trường và những thông tin cập nhật được. Phần phân tích kỹ hơn để lựa chọn công ty sẽ dành cho những nhóm khác. Trong nhóm ngành dược thì các mã cổ phiếu DHG ( Công ty dược Hậu Giang), IMP (Imexpharm), SMP (công ty S.M.P), DMC (Domexco), TRA(Công ty cổ phần Traphaco) có tỷ lệ vốn hoá cao nhất. Đồng thời đây cũng là những công ty có thị phần sản xuất thuốc trong nước dẫn đầu, được người dân tin tưởng về chất lượng PE EPS ROE Vốn thị trường (tỉ) % VTT DHG 9.0 15638 34% 1643 29.39% DMC 5.1 5119 17% 443 7.92% IMP 7.5 6239 12% 723 12.93% SPM 5.1 8412 19% 665 11.90% TRA 7.5 5564 19% 496 8.87% 65 Về chỉ số tài chính, ta thấy rằng P/E của IMP và DHG được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn hẳn. Nhưng tỷ suất sinh lời của DHG, SMP thì tốt hơn. Do đó đầu tư vào mã cổ phiếu nào tuỳ thuộc vào khẩu vị các nhà đầu tư. Theo những thông tin ghi nhận được, thì công ty Dược Hậu Giang đang là công ty top đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc trong nước. Cho nên đây cũng là một công ty đang để các nhà đầu tư xem xét cho mình. 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_com_nganhduoc_6625.pdf
Luận văn liên quan