MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYẾN KHẢO SÁT
Việt Nam được thế giới biết đến như một biểu tượng của sự đoàn kết, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giành độc lập, tự do. Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, với những cảnh quan kỳ thú, một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch vô cùng lớn. chính vì thế cần phải khai thác tốt hơn các tiềm năng thế mạnh về du lịch của đất nước, nâng cao ý thức du lịch phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc và văn minh quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó thì việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang là vấn đề cấp bách.
Được sự quan tâm của nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch - Đại Học Đông Đô tạo điều kiện cho sinh viên khoá 12 – Văn hoá Du Lịch đi thực tế nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp cận, phát huy được tính sáng tạo trong công việc sau này. Chuyến đi này sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn thực tế hơn về công việc của hướng dẫn viên, hiểu thêm tài nguyên du lịch của các tỉnh thành từ Hà Nội đến Quảng Nam.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch – Đại Học Đông Đô cùng toàn thể các thầy cô trong khoa và các hướng dân viên của công ty Nam Việt đã tạo điều kiên và giúp đỡ chúng em có được chuyến đi thực tế an toàn – bổ ích – vui vẻ và thành công.
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA THỰC TẬP LỮ HÀNH
Nền kinh tế thế giới hiện nay đã có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế, đó là tăng cường ngành phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó thì hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để đáp ứng mục tiêu đó trong quá trình đào tạo nhân lực cho lĩnh vực du lịch ở các trường đã kết hợp giữa giảng dạy với thực tế thông qua các đợt thực tập lữ hành nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về một số tuyến điểm nổi tiếng của đất nước. Với mục đích “ Hướng về cội nguồn tiếp bước cha anh” được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, Khoa Du Lich tổ chức cho sinh viên lớp VH3 đi thực tập lữ hành tại các điểm du lịch đi qua nhiều tỉnh thành của Miền Trung. Và quan trọng là được đi thực tập tại các điêm du lịch được xếp hạng là di sản của thế giới. Chương trình du lịch được thực hiện kết hợp với công ty du lịch Nam Việt giúp sinh viên du lịch lại gần với thực tế, gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc và chiều dài địa lý của đất nước.
Giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế, điều đó có ý nghĩa giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào môi trường du lịch một cách linh hoạt và sáng tạo. Hình thành ý tưởng tạo lập những tour du lịch phong phú hấp dẫn. Ngoài ra còn giúp sinh viên đánh giá được tiềm năng du lịch trong toàn tuyến và các điểm du lịch.
Qua chuyên thực tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên chúng em, qua đó rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, bước đầu làm quen được với công việc của mình trong tương lai.
Đồng thời qua đó cũng giúp sinh viên hiểu thêm được sự khác nhau về phong tục tập quán cũng như các vấn đề phát sinh trong tour du lịch dài ngày. Và một điều ý nghĩa nữa cũng không kém phần quan trọng đó là khơi dậy được tính tập thể và mang mọi người đến gần nhau hơn.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của tuyến khảo sát này là: Tuyến du lịch Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh nói trên, bên cạnh đó còn có các tỉnh dọc tuyến khảo sát như: Hà Tĩnh với Dồng Lộc, Quảng Trị với Nghĩa Trang Trường Sơn, Thành Cổ, Địa đạo Vịnh Mốc, Đến với các tỉnh Miền Trung trên tuyến khảo sát này chủ yếu là các điểm, khu di tích gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc: Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị , các di sản thế giới được UNESCO công nhận: Huế, Hội An, Quảng Nam, Phong Nha - Kẻ Bàng, các bãi biển đẹp: Lăng Cô, Thuận An
ĐÓNG GÓP CỦA BÁO CÁO
Báo cáo khảo sát tour tuyến đóng góp thêm vào chương trình học những cái nhìn mới mẻ sau mỗi chuyến đi, bên cạnh đó giúp cho sinh viên cách làm một đề tài, như một lần tập dượt trước khi làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt hơn, báo cáo khảo sát cũng coi như một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, những bài xuất sắc sẽ được lưu giữ tại Thư viện nhà trường cho các thế hệ sinh viên sau nghiên cứu.
BỐ CỤC CỤC BÁO CÁO
Báo cáo khảo sát gồm 3 chương:
Chương I Chương trình và giá Tour
Chương II Tiềm năng và thực trạng
Chương III Định hướng và giải pháp.
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát tuyến điểm du lịch ở nước ta: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
Hai đỉnh Dụ và Huyền chưa được tương ứng với vị vua nào thì triều Nguyễn đã chấm dứt. Mặc dù còn 6 vị vua khác là Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại nhưng không được tương ứng với các đỉnh.
Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với ThÕ MiÕu, phía tây nam Hoàng Thành tại thành phố Huế. Trên mỗi đỉnh có ghép 17 tấm đồng chạm khắc các phong cảnh như sông núi..., sản vật như lúa ngô... của đất nước. Tổng cộng có 153 tấm chạm khắc. Các còn đỉnh khác nhau về hình dáng quai, hình dáng chân. Đỉnh lớn nhất là Cao Đỉnh, cao 2, 5m nặng 2601kg; nhỏ nhất là Huyền Đỉnh, cao 2, 21m nặng 1935kg. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền.
LĂNG TỰ ĐỨC
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Toàn cảnh lăng
Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đ ường ở phía trá i, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.
Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đ ường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.
Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài Khiêm Cung Ký do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia Thánh đức thần công trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định (còn gọi là ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.
Xây dựng
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánhnh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn hơn: 117 m 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ,thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.
Kiến trúc
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:
Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc ấn Độ
Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;
Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
CUNG THIÊN ĐINH
Bửu tán, tượng nhà vua ở trên và mộ phần ở dưới trong cung Thiên Định
Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:
Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng;
Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định;
Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới;
Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.
Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa Cửu long ẩn vân lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Lăng Minh Mạng
Vị trí: Lăng Minh Mạng thuộc địa phận núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy qua Tp. Huế. Lăng cách Tp. Huế 12km.Đặc điểm: Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ. Lăng Minh Mạng toát lên vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng rất hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.Tháng 4/1840, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9/1840.ến tháng 1/1841 công trình đang xúc tiến thì Minh Mạng lâm bệnh mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế cũ. Tháng 8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành. ến năm 1843 thì việc xây lăng mới hoàn tất.Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ ại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua.Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần ạo là trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra:
Đại Hồng Môn là cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Bi Đình, sau ại Hồng Môn là sân rộng, có 2 hàng tượng quan viên, voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia " Thánh ức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu ức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.
Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung ạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam ài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.
Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Lăng Minh Mạng với Bi Đình, Hiểu Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19...Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.
LĂNG CÔ
Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn nước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.
Địa danh " Lăng Cô" có người cho rằng là do người Pháp đọc trại tên " An Cư", vốn là làng chài ở phía nam đầm. Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc trại lại là Lăng Cô.
Lăng Cô có vị trí địa lý nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính là 70 km. Lăng Cô có thể thu hút khách tham quan, nghiên cứu tại các trung tâm trên và giải tỏa áp lực những thời điểm đông khách.
Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc-Nam cách thành phố Đà Nẵng 30 km và thành phố Huế 70 km, có thể hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch đa dạng cho 2 trung tâm du lịch quốc gia trên và tăng ngày nghỉ của khách dừng chân tại Lăng Cô, như các du khách thường nói: “Lên non gặp Người Hùng Bạch Mã, xuống biển gặp Người Đẹp Lăng Cô”
Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.
Lăng Cô là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú: bờ biển, bãi cát mịn, đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân, gần rừng nguyên sinh Bạch Mã và các di tích lịch sử.v.v. sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất thỏa mãn các loại hình du lịch.
BÃI BIỂN THUẬN AN
Vị trí: Bãi biển Thuận An thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Đặc điểm: Thuận An là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày tham quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế.Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Bãi biển cách Tp. Huế 15km và du khách có thể đi đến đó bằng ô tô.Chuyến đi bằng ô tô vừa nhanh và thú vị với một bên là cảnh dòng sông còn bên kia là quang cảnh nhà cửa, am miếu, đền chùa và những cánh đồng lúa.Thuận An là nơi thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhất.Ngoài ra du khách có thể đến tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Âm Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.
9- ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ và là một trong 6 đô thị loại của Việt Nam.
Diện tích
Toàn thành phố có diện tích 1.255, 53 km (trong đó phần đất liền là 950, 53 k ²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Danh lam thắng cảnh
Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
* Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
* Đèo Hải Vân (được mệnh danh là " Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết.Đ ường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm.
Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Bãi biển Nam Ô
Bãi biển Xuân Thiều
Bãi biển Thanh Bình
Bãi biển Mỹ Khê
Bãi biển Bắc Mỹ An
Bãi biển Non Nước
Di tích lịch sử
Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.
Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001.
Đình Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.
Ngoài ra Đà Nẵng còn có lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức vào tháng giêng Âm lịch, đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn.
TIỀM NĂNG DU LỊCH
Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thõa Thiªn-HuÕ.
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. ng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.
Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng có thể hưởng thụ những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch của thành phố. Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4 - 5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa... hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước...
Tính đến năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 45 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Trong đó có 33 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp.
Một số Khu du lịch trên địa bàn thành phố:
Sơn Trà Resort & Spa (5 sao)
Khu Du lịch Fumara Resort (5 sao)
Khu Du lịch Sandy Beach (4 sao)
Khu Du lịch Bà Nà Trung tâm
Khu Du lịch Tiên Sa
Khu Du lịch Lệ Nim
Khu Du lịch Suối Lương
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG
LỊCH SỬ
Tòa nhà nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ (Ecole Franaise d'Extrême Orient) cho khởi xây năm 1915-6 do hai kiến trúc sư Delaval và Auclair thực hiện. Vào thập niên 1930 tòa nhà được khuếch trương để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu.
Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19.
Đặc điểm
Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng được chính thức khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915. Năm 1936, công việc xây dựng hoàn thành. Năm 2002, bảo tàng được cải tạo và mở rộng thêm. Hiện nay, bảo tàng có tổng diện tích là 6.673 m, trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m.
Bảo tàng có kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan cả bảy ngày trong tuần. Bảo tàng này là nơi không thể thiếu trong danh mục những địa chỉ tham quan của các du khách khi về với Đà Nẵng. Tọa lạc tại số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, nằm ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
Gần đây có một dự án cầu gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này.
Hiện vật trưng bày
Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 và được phân theo các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.
NGŨ HÀNH SƠN
Quang cảnh Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của năm ngọn núi thuộc Đà Nẵng.
Đây là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn.
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn. Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn (Âm Hỏa sơn va Dương Hỏa sơn), Thổ Sơn.
Đặc điểm
Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn,Hỏa sơn (được chia làm 2 loại: Âm Hỏa sơn và Dương Hỏa sơn) va Thổ sơn.
Kim sơn (Metall - metal) là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò“,đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín
Mộc sơn (Holz - wood) phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người
Thuỷ sơn (Wasser - water) phiá đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là Tam Thai bởi vì nó giống như Sao Tam Thai tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đ ại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thuỷ sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch
Hỏa sơn (Feuer - fire) ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vâ n, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên. Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.
Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ " Dương Hoả Sơn" và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy: "Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi".
Thổ sơn (Erde - earth) là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.
CẦU SÔNG HÀN
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.
Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Khánh thành năm 2000, cây cầu là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng vì chính nhân dân thành phố đã đóng góp phần lớn tiền xây dựng cầu. Cây cầu đã trở thành một trong những điểm thu thu hút khách du lịch.
Hàng ngày, vào khoảng 12 giờ 30 sáng, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục, và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, vào khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ. Tuy nhiên hiện nay do nguyên nhân kinh phí, người ta không quay cầu hàng ngày, mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Cảng vụ Đà Nẵng.
LỄ HỘI BẮN PHÁO HOA ĐÀ NẴNG
Trên sông, từng đoàn thuyền hoa lấp lánh diễu hành, dòng sông hoa đăng lung linh giăng đầy mặt nước. Cùng lúc, ánh sáng pháo hoa rực rỡ muôn hồng, nghìn tía kết hợp đồng điệu với âm nhạc, tỏa sáng trên bầu trời... Người xem sẽ được chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của bản hòa tấu âm thanh, sắc mầu ngoạn mục một lần nữa được tái hiện huyền ảo bên bờ sông Hàn thơ mộng trong cuộc thi pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2009.
Những màn pháo hoa rực rỡ
QUẢNG NAM
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam". Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất " Địa Linh Nhân Kiệt", Ngũ Phụng Tề Phi nơi đã sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước. Quảng Nam còn nổi tiếng là địa phương đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
DÂN SỐ
Dân số: gần 1, 5 triệu người (2004)
Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đ ăng, Giẻ Triêng, Cor
Lịch sử
Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1301 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc.
Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghi Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị.
Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.
Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).
Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn.
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.
Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Gionevo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, iện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, ại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Hiên (nay là huyện Nam Giang), Giằng (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và và Nam Trà My, Núi Thànhvà 2 thị xã Tam Kỳ(nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An).
TIỀM NĂNG DU LỊCH
Quảng Nam từng nổi tiếng là vùng đất đầy nắng đầy gió, quanh năm thời tiết khắc nghiệt. Quảng Nam cũng từng được biết đến là vùng đất học, đất khoa bảng, nơi sinh ra nhiều người học rộng tài cao. Nhưng giờ đây, Quảng Nam được nhắc đến nhiều nhất là vùng đất đầy tiềm năng du lịch.
Theo những thống kê mới nhất, doanh thu du lịch Quảng Nam 8 tháng đầu năm nay tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Vùng đất với 2 Di sản Văn hóa thế giới là Mỹ Sơn, Hội An này đang ngày càng hấp dẫn du khách và các nhà đầu tư nước ngoài.
Phố cổ Hội An làđiểm thu hút khách du lịch đông nhất tại Quảng Nam hiện nay. Không khí vừa sầm uất vừa trầm mặc nơi đây vốn đã rất quyến rũ du khách. Để giữ gìn nguyên vẹn những giá trị của khu phố này, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư không ít tiền của và công sức.
Để níu chân du khách, các sản phẩm du lịch ở đây luôn được đa dạng hoá. Riêng trong khu vực phố cổ, trong 1 ngày, có ít nhất 30 tour khám phá để du khách lựa chọn. Dịch vụ du lịch ở đây cũng được cải thiện rất nhiều. Bởi người dân hơn lúc nào hết đã ý thức được du lịch chính là miếng cơm manh áo của mình
Quảng Nam không chỉ có Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Nằm trong chiến lược phát triển du lịch, trong năm vừa qua, tỉnh đã mở thêm nhiều tour mới. Du khách đến Quảng Nam được khám phá thêm những nét hấp dẫn của vùng biển đảo Cù lao chàm và cả miền Tây Quảng Nam, với những sắc thái văn hóa thấm đẫm hơi thở của núi rừng, thiên nhiên bao la, hùng vĩ.
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trµ KiÖu kho¶ng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đ ây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đ ông Nam á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu á đã biến mất
Lịch sử
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.
Kiến trúc
Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8 , Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách ấn Độ. Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. ời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm.
Đền đá
Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.
HỘI AN
Chùa cầu biểu tượng của Hội An
Hội An là một thành phố nhỏ nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam.
Thành phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ ào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đ ông Nam á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn ông. Hội An từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An…
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm) và 5 điểm cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, ồng Nà, Thanh Chiắm, Bàu à), với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. ặc biệt sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ Thù, Vương Mãng), những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp ông Sơn, óc Eo, hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện trong các hố khai quật đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ đầu Công nguyên, đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung ông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời ại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.
Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với con đường tơ lụa, con đường gốm sứ trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.
Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, cảng thị thuyền buồm Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho cảng thị cơ khí trẻớ à Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung - cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.
Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 - 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước. Nhiều địa phương và một số người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng
Thành phố có những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hoài. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999.
Ban ngay đèn lồng rực rỡ khắp nơi
Thành phố nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác văn hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc. Giờ đây, du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
III.1- KẾT LUẬN
Sau chuyến đi chúng em đã học tập và lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích và những kinh nghiệm quý báu. “ Du lịch là sự trải nghiệm” dưới góc độ của du khách để rút ra kinh nghiệm cho công việc sau này.
Những kiến thức thực tế về nghiệp vụ hướng dẫn giúp sinh viên làm quen với công viêc trong tương lai và tự tin hơn khi bắt tay vào thực hiện những hoạt động du lich cụ thể khi ra trường.
Biết được giá trị của tài nguyên du lịch tại các địa điểm mà đoàn đã được tham quan, nắm được lộ trình tới các điểm du lịch đó. Vì vậy có thể khắc phục được những hạn chế, khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu khi được giao nhiệm vụ dẫn khách du lịch tại những điểm này.
Bổ sung kiến thức thực tập về phong tục tập quán của người dân địa phương nơi các điểm du lịch để có thể hướng dẫn phổ biến cho du khách nhằm tránh những rắc rối không đáng có giữa khách và dân địa phương.
Nắm được thực trạng khả năng đáp ứng cũng như chất lượng phục vụ của các khách sạn ở các tỉnh và các thành phố mà đoàn đã nghỉ trong suốt hành trình. Và khi ra công tác nếu được dẫn các đoàn khách tới các điểm trong tour Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế- Đà Nẵng - Quảng Nam, thì có thể dễ dàng liên hệ với các khách sạn khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu của các đoàn khách.
Học hỏi được kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức thực hiện các tour di lịch dài ngày. Đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiêm do những phát sinh trong chuyến đi sảy ra.
III.2- ĐỊNH HƯỚNG
Miền Trung có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng và phong phú, là khu vực có nhiều di sản thế giới như: phố cổ hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng…, và nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác như bãi biển Lăng Cô, Thuận an, kinh thành Huế, non nước- Ngũ Hành Sơn… Các di tích lịch sử cách mạng tập trung mới mật độ cao, đây là lợi thế của vùng. Hiện nay du lịch miền trung đang rất phát triển, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên ngành du lịch của miền Trung vẫn thực sự phát triển, khơi dậy được hết tiềm năng. Và còn nhiêu vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục để du lịch phát triển. Nhà nước hiện nay đang có những định hướng mạnh mẽ đầu tư vào du lịch. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quảng bá du lịch ra khắp đất nước và trên thế giới. Bảo tồn di sản văn hoá của thế giới và phát triển du lịch, kinh doanh du lịch tại di sản văn hoá thế giới cố đô huế, có sự chỉ đạo thích đáng của các cơ quan quản lý nhà nước để có sự hợp tác thích hợp giưa các doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, mua sắm…Tạo nên giá tour du lịch hợp lý, phù hợp với khách du lich trong và ngoài nước.
III.3- GIẢI PHÁP
Miền Trung với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng và phong phú, khu vực có nhiều di sản thế giới nhiều nhất nước. Các di tích lịch sử cách mạng tập trung mới mật độ cao. đây là lợi thế của vùng. Tuy nhiên Miền Trung nói chung và tuyến du lịch Hà Nội – Nghệ An – Quảng Bình – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. Để đưa du lịch của khu vực, tuyến điểm phát triển mạng hơn trong tương lai thiết nghĩ cần phải có các nhóm giải pháp cụ thể:
- Thực hiện Quyết định của Thử tướng chính phủ về định hướng phát triển du lịch Miền Trung – Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 1010 định hướng 2020.
- Có sự liên kết chặt chẽ giữa Du lịch các tỉnh với nhau và du lịch với các nghành kinh tế khác nhau: giao thông, văn hóa – thể thao, dịch vụ…
- Nâng cao nhận thức của ngươì dân về bảo vệ các di tích, giữ gìn môi trường trong sạch, thân thiện với du khách.
- Cho người dân thấy những lợi ích mà du lịch đem lại, có sự hợp tác giữa người dân và chính quyền, du khách.
- Tăng cường công tác quảng bá về du lịch ra trong và ngoài nước, thu hút du khách và vốn đầu tư từ nước ngoài về du lịch.
- Thường xuyên tổ chức các năm du lịch quốc gia tại khu vực này.
III.4- NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC TOUR
Chuyến đi thực tế của các thành viên lớp VH3 – Khoa Du Lịch do công ty Nam Việt tổ chức đã thành công tốt đẹp. Trong quá trình thực hiện và tổ chức chuyến đi cho sinh viên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Là những người trong tương lai sẽ công tác trong ngành du lịch nên sinh viên rất hiểu và thông cảm được những khó khăn của công ty trong việc thực hiện chương trình dài ngày như vậy. Cán bộ của công ty nhiệt tình, có rất nhiều cố gắng để đảm bảo an toàn cho sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể thu thập được những kiến thức ngoài sách vở. Đặc biệt đoàn đã trở về đúng thời gian quy định mà không gặp trục trặc nào.
Để thu được kết qua như vậy đó là cả một sự cố gắng của cán bộ khoa du lịch, hướng dẫn viên của công ty Nam Việt cũng như tất cả các sinh viên trong đoàn đóng góp tích cực vào sự thành công của chuyến đi.
III.5- KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Là sinh viên du lịch thì việc đi thực tế là không thể thiếu và trở thành một chương trình đào tạo bắt buộc. Và sau đây em cũng xin mạnh dạn nêu lên một số ý kiến như sau:
Thứ nhất: Nên bố trí thời gian tại các điểm tham quan dài hơn để sinh viên có thể chiêm ngưỡng được hết các nơi trong địa điểm tham quan và sinh viên có thể tìm hiểu đôi chút về kiến thức thực tế tại điểm tham quan đó.
Thứ hai: Cần bố trí các điểm tham quan cho phù hợp để có thể tránh tình trạng một ngày phải đi quá nhiều địa điểm. Gây nên sự căng thẳng và mệt mỏi cho sinh viên
Thứ ba: Hướng dẫn viên cần phải điều chỉnh lịch trình sao cho sát với thực tế hơn và có tin tức cập nhật về các điểm tham quan tránh bỏ qua các điểm tham quan có trong lịch trình. Và cấu trúc các đoàn tour cần phải đi qua các chợ trọng điểm. Khi đến tham quan tại các hang động thì phải tổ chức mỗi lớp thành một tốp và có hướng dẫn viên đi theo, mỗi lớp cần phải có lá cờ riêng và thời gian cách nhau phải phù hợp để dễ dàng tìm hiểu địa điểm du lịch.
Thứ tư: Trong chuyến đi hướng dẫn viên cần giới thiệu kĩ hơn về các địa danh, điểm du lịch mà đoàn đi qua để sinh viên co thể thu thập được tài liệu giúp ích cho công tác sau này.
Thứ năm: Là những sinh viên du lịch chúng em mong muốn được phòng Đào Tạo, Ban Giám Hiệu cùng toàn thể các thầy cô trong khoa du lịch tạo điều kiên, giúp đỡ, tổ chức để chúng em có thể được đi thực tế nhiều hơn.
Và cuối cùng em xin chân thành cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo nhà trường, khoa du lịch và công ty Nam Việt đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ chúng em có một chuyến đi bổ ích, thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tạp chí du lịch
Cẩm nang hướng dẫn du lich – Nguyễn Bích San
Thông tin của các hướng dẫn viên
Non nước Việt Nam – NXB văn hoá thông tin
Du lịch Hạ Long – Phạm Hoàng Hải – 12/2003
Nhập môn khoa học du lịch – Trần Đức Thanh – NXB ĐHQG Hà Nội 2001
Tạp chí chân trời UNESCO số ra tháng 12/2004, 1/2005
Tạp chí du lịch Việt Nam số ra tháng 9/2002, 8/2004, 10/2004
WEBSITE: http:// www.vietnamtourism.com
Một số tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch ở nước ta Thực trạng và giải pháp.doc